You are on page 1of 6

Lời chào: Chúng ta đều biết rằng, đất nước của chúng ta, VN đã và đang không

ngừng nổ lực để trở thành một quốc gia phát triển, 1 quốc gia sánh vai với các
cường quốc năm châu và không ai khác, chính những sinh viên chúng ta chính là
nhân tố sáng có thể góp 1 phần sức lực và nỗ lực đó của Việt Nam. Dĩ nhiên muốn
làm được điều đó, cta cần phải hiểu rõ về sự phát triển kinh tế của Vn để từ đó xác
định những thế mạnh, yếu điểm cơ hội phát triển và đưa ra được những chiến lược
phát triển dài hạn. Đó chính là lý do nhóm mình có mặt ngày hôm nay với chủ đề
“Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay”.
Bài sẽ bao gồm 6 vấn đề:
1. GDP và tốc độ tăng trưởng GDP, GNP theo khu vực, ngành, vùng.
2. Sử dụng lao động và thu nhập bình quân đầu người.
3. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
4. Vốn đầu tư trong và ngoài nước.
5. Tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất- kinh doanh.
6. Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước.
Bây giờ, sẽ đi vào vấn đề 1, ở đây mình cũng sẽ nhắc lại, GDP là Tổng sản phẩm
quốc nội và GNP là Tổng sản phẩm quốc gia.
Tình hình thực tiễn: Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống
kê, quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 là 430 tỷ USD (10.221,8 nghìn tỷ
đồng)S ước tính tăng 5,05% so với năm trước.
Tính theo các quý năm 2023, riêng quý IV/2023 của Việt Nam ước tính tăng 6,72%
so với cùng kỳ năm 2012-2013 và 2020-2022. Với xu hướng phát triển vô cùng
tích cực, quý sau luôn cao hơn quý trước: Quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25% và
quý III tăng 5,47%.
Và trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,13% đóng góp 7,51%
vào tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
7,35% đóng góp 42,58% và khu vực dịch vụ tăng 7,29% đóng góp 49,91%.
Công nghiệp: Giá trị tăng thêm của ngành chỉ 3,02% - đây là mức tăng thấp nhất so
với các năm ở giai đoạn từ 2011 đến 2023, đóng góp 1,0 điểm phần trăm. Trong
đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%, đóng góp 0,93 điểm phần
trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và
phân phối điện tăng 3,79%, đóng góp 0,14 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước,
hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,18%, đóng góp 0,03 điểm
phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 3,17%, làm giảm 0,10 điểm phần trăm.
GNP của Việt Nam có sự gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Dựa vào
thống kể của Ngân hàng thế giới (World Bank), GNP của Việt Nam năm 2022 là
394,13 tỷ USD, tăng 12,54% so với năm 2021
Từ năm 2018 đến 2022, GNP có xu hướng tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước:
năm 2019 tăng 9,88%; năm 2020 tăng 4,48%; năm 2021 tăng 4,91%.
Hạn chế: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam không đạt mục tiêu mà Quốc hội đề ra từ
đầu năm vì ngoại cầu suy yếu do lạm phát trên toàn cầu tăng nhanh đồng thời cầu
trong nước tăng chậm trong hai lĩnh vực tiêu dùng và đầu tư. Điều này ảnh hưởng
rất lớn tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Mặc dù sản xuất công nghiệp có chuyển biến tích cực nhưng hoạt không có sự bứt
phá mạnh mẽ mà tăng trưởng chậm trong cả năm 2023. Bên cạnh một số ngành có
tăng trưởng tích cực thì một số ngành vẫn còn gặp nhiều khó khăn do cầu giảm
cũng như khó khăn trong tìm kiếm thị trường đầu ra sản phẩm như: Sản xuất mô
tô, xe máy; sản xuất bia, rượu; sản xuất trang phục. Chi phí đầu vào, chi phí vốn,
chi phí tuân thủ còn cao, năng lực sản xuất công nghiệp còn chậm ảnh hưởng tới
các ngành công nghiệp, nhất là các ngành có tính then chốt như công nghiệp chế
biến, chế tạo.
Giai đoạn năm 2018 – 2019, GNP trung bình tăng 7,975% ở mức tăng trưởng khá
nhưng năm 2020 và năm 2021 chỉ tăng 3,72% và 1,65% do tác động của đại dịch
Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội trên
toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng nên trong giai đoạn năm 2020-2021, tốc
độ tăng trưởng GNP thấp hơn so với năm 2018-2019 và năm 2022.
Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao nên không thể tránh khỏi ảnh hưởng của
những biến động từ bên ngoài. Từ nguy cơ mất an ninh năng lượng, lương thực do
xung đột vũ trang và vấn đề địa chính trị trên thế giới
Giải pháp: Đặt ra mục tiêu tăng GDP ở mức khả thi trong năm tiếp theo để tạo ra
động lực cho cả nước nỗ lực vượt qua những rào cản và đạt được thành tựu mong
muốn.
Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại các lĩnh vực theo hướng đa dạng hóa,
tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế trước những biến
động khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.
Theo dõi diễn biến kinh tế, tài chính từ đó dự báo các thách thức tác động tới thị
trường Việt Nam đồng thời đưa ra chính sách để giải quyết những vấn đề cấp bách
ấy.
Tiếp tục giữ vai trò “bệ đỡ” của ngành nông nghiệp của nền kinh tế, tận dụng lợi
thế về vị trí địa lý, khí hậu nước ta.
Đưa ra chính sách khuyến khích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh công tác tuyên truyền
người dân hưởng ứng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Vấn đề 2:
Việt Nam là một nước đông dân, mặc dù nước ta hiện đang trong thời kỳ cơ cấu
dân số vàng và cũng đồng thời trong quá trình già hóa dân số, nhưng lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên năm 2023 đạt tới 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn người
so với năm trước, đây là một tỷ lệ mà nhiều quốc gia đang mong ước. Và cũng là
một lợi thế to lớn để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Hình 4 cho thấy lực lượng lao động của nước ta giai đoạn 2019-2023 tăng từ 51,7
triệu người lên 52,4 triệu người (tăng 0,4 triệu người).
Thành tựu: Quý III năm 2023, ghi nhận sự phục hồi nhẹ về lao động trong khu vực
công nghiệp và xây dựng sau khi bị sụt giảm trong quý II năm 2023 do ảnh hưởng
sụt giảm đơn hàng trong các ngành công nghiệp dệt, may, gia dày; chế biến gỗ và
điện tử. Số lao động trong khu vực này đạt 17,1 triệu người, tăng 10,0 nghìn người
so với quý trước; lao động trong khu vực dịch vụ đạt 20,4 triệu người và có xu
hướng tăng mạnh nhất trong 3 khu vực (tăng 95,8 nghìn người); khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản với số lao động là 13,8 triệu người, giảm 18,4 nghìn người.

Năm 2023, cả nước có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động,
giảm 14,6 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
năm 2023 là 2,28%, giảm 0,06 điểm phần trăm so với năm trước.

Hạn chế: Trong quý II năm 2023, cả nước có hơn 1,4 triệu thanh niên 15-24 tuổi
không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo (chiếm 11,3% tổng số thanh
niên), giảm 96,6 nghìn người so với quý trước và giảm 40,4 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập,
đào tạo ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, 12,6% so với 9,2% và ở
nữ thanh niên cao hơn so với nam thanh niên, 12,8% so với 9,8%. So với cùng kỳ
năm trước, tỷ lệ này giảm cả ở khu vực thành thị, nông thôn và nữ (tương ứng
giảm 0,1; 0,7 và 0,9 điểm.

Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam thường dao động ở mức
4%. Tỷ lệ này tăng rất nhanh từ thời điểm quý I năm 2020 và đạt mức cao kỷ lục là
10,4% vào quý III năm 2021. Khi các hoạt động kinh tế – xã hội được khôi phục,
tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng giảm nhanh từ 10,4% xuống còn 3,9%
vào quý IV năm 2022. Tỷ lệ này có dấu hiệu tăng trở lại vào quý I năm 2023
(4,5%) và giữ mức 4,3% vào quý II năm 2023 (tương ứng với khoảng 2,2 triệu
người).

Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng trong quý II năm 2023 ở cả khu vực
thành thị và nông thôn đều đạt 4,3%. So với quý trước, tỷ lệ này tăng 0,1 điểm
phần trăm ở khu vực thành thị và giảm 0,4 điểm phần trăm ở khu vực nông thôn.
Phần lớn lao động không tận dụng hết tiềm năng thuộc nhóm tuổi từ 15-34 (chiếm
51,7%), tỷ lệ cao hơn đáng kể so với tỷ trọng của nhóm tuổi này trong tổng số lực
lượng lao động (33,3%). Điều này cho thấy rằng tại Việt Nam vẫn còn một phần
không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao
động trẻ.
Giai pháp: Chính phủ cần tạo điều kiện phát triển đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề
nhằm tạo việc làm cho người lao động; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án, công trình có quy mô lớn, mở
rộng cơ hội có việc làm.
Nâng cao chất lượng cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo trong tất cả các cấp, đổi
mới nội dung phương pháp đào tạo; gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với
hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; tăng cường thu hút nhân
tài trong và ngoài nước, phục vụ cho phát triển khoa học công nghệ.
Thu nhập bình quân đầu người: Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người của
người dânViệt Nam đạt 2.000.000 đồng/người/tháng thì đến năm 2022 thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam đạt 4.673.000 đồng/người/tháng và tiếp tục
tăng đều qua các năm. Nhìn chung, trong giai đoạn này Việt Nam đã đạt và duy trì
được mức tăng trưởng kinh tế ổn định mặc dù cả thế giới đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn và thách thức trước tình hình dịch bệnh Covid-19. Chính vì vậy,
thu nhập bình quân của người dân Việt Nam luôn tăng trưởng và ổn định qua các
năm.
Quý II/2023, thu nhập bình quân của lao động tại Đồng bằng sông Hồng là 8,1
triệu đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn 2 lần tốc độ tăng
thu nhập bình quân của lao động quý II/2022 so với cùng kỳ năm 2021 (tăng
11,4%). Quý II/2023 chứng kiến lao động làm việc tại một số địa phương có tốc độ
tăng thu nhập bình quân khá như Thái Bình, Ninh Bình, so với cùng kỳ năm 2022,
tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao động tại hai tỉnh này lần lượt là 10,5% và
6,2%. Trong khi đó, một số địa phương như Bắc Ninh, Hải Dương tập trung nhiều
khu công nghiệp lại chứng kiến sự sụt giảm thu nhập bình quân của lao động, mức
thu nhập bình quân của lao động tại hai tỉnh này lần lượt là 8,1 triệu
đồng/người/tháng, 7,2 triệu đồng/người/tháng, giảm lần lượt tương ứng là 3,3% và
3,0% so với cùng kỳ năm 2022.
Thu nhập bình quân của người lao động theo khu vực kinh tế so với cùng kỳ năm
trước, thu nhập bình quân của lao động quý này tại ba khu vực kinh tế đều tăng
lên, trong đó, thu nhập bình quân của lao động tại khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản ghi nhận tốc độ tăng được cao nhất. Trong khi đó, tốc độ tăng thu nhập
bình quân của lao động tại hai khu vực công nghiệp, xây dựng dịch vụ chậm lại,
thấp hơn đáng kể so với tốc độ tăng thu nhập của cùng kỳ năm 2022. Quý II/2023,
thu nhập bình quân của lao động tại khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 4,1
triệu đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 3,6%).
Lao động làm việc tại khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình quân là 8,2 triệu
đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn 1,7 lần tốc độ tăng của cùng
kỳ năm 2022 (tăng 8,7%). Thu nhập bình quân của lao động làm việc tại khu vực
công nghiệp và xây dựng là 7,8 triệu đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước,
thấp gần 3 lần tốc độ tăng thu nhập của lao động cùng kỳ năm 2022.
Hạn chế: Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn: Sự chênh lệch đáng kể
trong thu nhập bình quân đầu người giữa các khu vực thành thị và nông thôn là
một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam. Lao
động ở khu vực thành thị thường có thu nhập cao hơn, trình độ giáo dục và kỹ năng
làm việc tốt hơn, trong khi lao động ở khu vực nông thôn thường phải đối mặt với
các công việc nông nghiệp và thu nhập thấp.
Chênh lệch thu nhập giữa các vùng miền: Sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng
miền, đặc biệt là giữa các vùng phát triển và các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa,
tạo ra sự bất bình đẳng và mất cân đối trong phát triển kinh tế và xã hội. Các vùng
miền núi và vùng sâu vùng xa thường có thu nhập thấp hơn do điều kiện tự nhiên
khó khăn và ít có cơ hội phát triển kinh tế.
Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân số: Sự chênh lệch đáng kể trong thu nhập
giữa các nhóm dân số, đặc biệt là giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu
nhập thấp nhất, gây ra sự bất bình đẳng và thách thức trong việc đảm bảo công
bằng xã hội và phát triển bền vững. Điều này đặc biệt đáng lưu ý trong bối cảnh tỷ
lệ nghèo đang giảm chậm lại và một số nhóm dân tộc thiểu số vẫn đang phải đối
mặt với nguy cơ mất an sinh.
GP: Chính phủ thực hiện các chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động của
người dân, góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người, nâng cao năng lực
cạnh tranh và góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững.
Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức của người dân trong việc nâng cao trình độ dân
trí, kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ năng về nguồn nhân lực, góp
phần nâng cao thu nhập và mức sống.

You might also like