You are on page 1of 2

Đại dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến rất phức tạp và khó lường, tại Việt

Nam. Trong đó, đợt bùng phát dịch lần thứ tư bắt đầu từ ngày 27/4/2021 đã tác động
nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp và người dân khi lan rộng ra hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt
tại các tỉnh, thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình
Dương, Đồng Nai…, nơi tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất và
các doanh nghiệp lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp nhiều cho phát triển kinh
tế và thu ngân sách.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta chỉ đạt 5,64%,
thấp hơn mục tiêu đề ra. Mặc dù đã được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2020
(1,82%), nhưng vẫn chưa hồi phục được tốc độ tăng như cùng kỳ các năm 2018 và
2019 (7,05% và 6,77%). Thu hút vốn đầu tư phát triển của khu vực ngoài nhà nước
và khu vực FDI đạt thấp. Đầu tư của khu vực ngoài nhà nước năm 2020 chỉ tăng
3,1%, 6 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 7,4% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam năm 2020 giảm 25% so với năm 2019, trong 6 tháng đầu năm
2021 giảm 2,6%. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng. Trong Quý II/2021, tỷ lệ
thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động lần lượt là 2,4% và 2,6%, đều tăng so
với Quý I/2021 (2,19% và 2,2%).

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong 7 tháng đầu
năm 2021, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020, là
mức thấp so với mức tăng trung bình 8,1% giai đoạn 2016-2020, giảm 7,2% về số lao
động; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm
thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020,
trong đó số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 23%, số doanh
nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể tăng 28,6%, số doanh nghiệp hoàn
tất thủ tục giải thể tăng 27,4%. Về quy mô của doanh nghiệp, bị ảnh hưởng trên diện
rộng, đáng kể nhất là với các doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ. Hoạt động
sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (hợp tác xã) bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn 90% hợp tác xã giảm doanh thu và lợi nhuận; lao động
bị cắt giảm, nghỉ việc không lương chiếm hơn 50% tổng số lao động. Quỹ tín dụng
nhân dân gặp khó khăn.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, do tác động của các đợt giãn cách xã hội tại một số địa
phương, khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng thấp, chỉ đạt 3,96% so với cùng kỳ năm
2020; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tiếp tục giảm sâu (5,12%), dịch vụ vận tải và
kho bãi giảm 0,39%. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản chịu ảnh hưởng mạnh ở phân
khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, văn phòng cho thuê, bất động sản du
lịch, nghỉ dưỡng; xu hướng dịch chuyển kênh đầu tư sang thị trường bất động sản
khiến thị trường sôi động hơn ở các phân khúc khác nhưng lại dẫn đến tình trạng sốt
đất, đầu cơ đất, nhiễu loạn thông tin quy hoạch đất, nhất là các khu vực vùng ven các
đô thị lớn, gây nguy cơ bong bóng tài sản và rủi ro kinh tế vĩ mô. Hoạt động tiêu thụ
các mặt hàng nông sản, thủy sản tươi/đông lạnh và có tính thời vụ cao bị ảnh hưởng
lớn; có tình trạng giá nông sản giảm tại chỗ, ứ hàng cục bộ nhưng giá bán nông sản
tới người tiêu dùng trong nước không giảm. Một số ngành, lĩnh vực khác chịu ảnh
hưởng lớn thời kỳ đầu bùng phát dịch bệnh bao gồm dệt may và sản xuất da, các sản
phẩm từ da, điện tử tiêu dùng, sản xuất, lắp ráp ô tô...

Trên phương diện kinh tế, quan điểm chung là hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người
dân thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh sẽ phục vụ trực tiếp nhất cho mục tiêu
tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Chính vì vậy, hỗ trợ phải quyết liệt,
mạnh mẽ, liên tục, thông suốt, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, kịp thời, dễ tiếp
cận; quy mô hỗ trợ phải tương xứng với ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh; điều kiện,
tiêu chuẩn các gói hỗ trợ phải khả thi; các quy trình, thủ tục để hưởng hỗ trợ phải
được đơn giản hóa tối đa; đồng thời, có cơ chế giám sát, kiểm tra sát sao việc thực
hiện và chế tài xử lý để tránh lợi dụng, trục lợi chính sách.

You might also like