You are on page 1of 6

3.

2:
3.2.1:
Sau hơn 36 năm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về thu hút vốn FDI, khu vực FDI đã ngày càng phát triển, trở thành khu vực
năng động nhất trong nền kinh tế và đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã
hội đất nước, thể hiện trên một số mặt chính.
Thứ nhất FDI là nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và trở
thành một động lực của tăng trưởng kinh tế. Đóng góp của khu vực FDI cho tăng trưởng
kinh tế ngày càng cao. Cụ thể, đóng góp của khu vực này vào tăng trưởng kinh tế đã tăng
lên từ 2,1% năm 1989 lên 22,3% năm 2020 [3]. Khu vực FDI trở thành động lực quan
trọng và ổn định với tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn các khu vực kinh tế khác.
Ngoài ra, khối FDI cũng đã thể hiện đóng góp tích cực vào ngân sách và cán cân thanh
toán quốc tế. Thống kê cho thấy, đóng góp của khối FDI vào ngân sách nhà nước tăng
nhanh. Giai đoạn 2011-2020, khu vực này chiếm bình quân 28% tổng thu ngân sách nhà
nước [3].
Tuy nhiên, từ năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, nguồn vốn FDI có xu
hướng giảm cả về vốn đăng ký và dự án cấp mới. Năm 2020, tổng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà FDI là
28,53 tỷ USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án FDI là
19,98 tỷ USD, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2019. Điểm nhấn trong năm 2020 là, mặc
dù số dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư là 1.140 lượt, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm
2019, nhưng vốn đầu tư điều chỉnh tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng
10,6% so với cùng kỳ năm 2019 [2].
Kết quả thu hút vốn FDI vào Việt Nam lạc quan hơn từ năm 2021. Theo đó, vốn FDI
đăng ký vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn đầu
tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng
40,5%. Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong năm 2021 ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm
1,2% so với năm 2020. Cả nước có 34.527 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần
408,1 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 251,6 tỷ USD, bằng
61,7% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh và số lượt góp
vốn mua cổ phần năm 2021 đều giảm so với năm 2020, chủ yếu tập trung vào nhóm dự
án quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD và dưới 1 triệu USD) [1]. Như vậy, việc tăng vốn đầu
tư cấp mới, vốn đầu tư điều chỉnh và giảm số lượng dự án cho thấy, quy mô vốn đầu tư
bình quân/dự án đầu tư mới cũng như điều chỉnh đều tăng lên so với cùng kỳ năm 2020.
Đây được coi là những con số “ấn tượng” trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang
sụt giảm mạnh và có nhiều điều chỉnh do tác động từ đại dịch Covid-19.
Tính đến ngày 20/12/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ
phần của nhà FDI đạt hơn 27,72 tỷ USD, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2021; vốn thực
hiện đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021. Có tổng cộng 2.036 dự
án FDI mới, tăng 17,1% so với cùng kỳ 2021 với vốn đăng ký đạt hơn 12,45 tỷ USD,
giảm 18,4% so với cùng kỳ. 1.107 dự án điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 12,4% với tổng vốn
góp tăng thêm đạt 10,12 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ. 3.566 lượt góp vốn mua cổ
phần của nhà FDI, giảm 6,1% so với cùng kỳ, với tổng giá trị vốn góp đạt 5,15 tỷ USD,
giảm 25,2% so với cùng kỳ. Tính lũy kế đến ngày 20/12/2022, cả nước có 36.278 dự án
còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 438,69 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự
án đạt gần 274 tỷ USD, bằng 62,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực [1].
Thứ hai FDI đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hết năm 2022, các nhà FDI đã đầu
tư vào 19/21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với
tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh
doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1%.
Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học
- công nghệ với vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,26 tỷ USD và gần 1,29 tỷ USD. Về số
lượng dự án mới, các ngành bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo và hoạt động
chuyên môn khoa học - công nghệ thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30%;
25,1% và 16,3% tổng số dự án [7].
Có thể thấy, sự tập trung vốn FDI trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và một số
ngành khác, là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại, góp phần xây dựng môi trường kinh tế năng động và gia tăng năng lực sản xuất các
sản phẩm chứa hàm lượng chất xám cao trong nền kinh tế. FDI vào nông nghiệp góp
phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, giúp đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng
nông sản xuất khẩu. Theo đó, FDI cũng đã thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở một số địa phương; góp phần chuyển đổi không gian phát triển, các khu đô
thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Thứ ba FDI còn đóng góp quan trọng cho thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu,
chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và từng bước đưa Việt Nam tham gia vào mạng
sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; thực hiện chuyển giao công nghệ ở một số ngành, lĩnh
vực và có tác động lan tỏa công nghệ nhất định tới khu vực doanh nghiệp trong nước;
thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ...
Tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ
26,3% giai đoạn 1989-1996 lên 70,5% giai đoạn 2016-2020. Trong đó, năm 2020 chiếm
71,7%, đạt 202,85 tỷ USD; xuất siêu đạt 33,845 tỷ USD, bù đắp 13,9 tỷ USD nhập siêu
của doanh nghiệp trong nước tạo ra kỷ lục xuất siêu 19,9 tỷ USD. Năm 2021, kim ngạch
xuất khẩu của khu vực FDI đạt 246,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với năm trước và chiếm
73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, xuất siêu gần 28,5 tỷ USD bù đắp được nhập
siêu 25,5 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước tạo ra xuất siêu 3 tỷ USD [3].
Năm 2022, giá trị thương mại, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) ước
đạt gần 276,5 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ, chiếm 74,4% kim ngạch xuất khẩu. Kim
ngạch nhập khẩu ước đạt gần 234,7 tỷ USD, tăng 7,4% so cùng kỳ và chiếm 65,1% kim
ngạch nhập khẩu cả nước; xuất siêu 41,8 tỷ USD, bù đắp nhập siêu hơn 30,8 tỷ USD của
doanh nghiệp trong nước, tạo ra xuất siêu 11,2 tỷ USD năm 2022 của Việt Nam [2].

Thứ tư FDI góp phần không nhỏ trong việc tạo ra việc làm cho người lao động. Bên cạnh
tạo việc làm trực tiếp, FDI cũng gián tiếp tạo việc làm cho rất nhiều lao động trong các
ngành công nghiệp phụ trợ hay các doanh nghiệp khác nằm trong chuỗi cung ứng hàng
hóa cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, mức lương bình quân của lao động làm việc trong
khu vực doanh có vốn FDI cao hơn khu vực nhà nước. Bên cạnh đó, FDI cũng giúp chất
lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ngày càng được nâng cao cũng nhờ hệ thống đào tạo
nội bộ trong các doanh nghiệp hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo ngoài doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc thu hút và sử dụng FDI thời gian qua đã góp phần tích cực hoàn thiện
thể kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường, phù
hợp với cam kết và thông lệ quốc tế; nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường
quốc tế.
(1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Báo cáo Hội nghị 30 năm thu hút ĐTNN (FDI), Hà
Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016-2022), Báo cáo tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI
các năm, từ năm 2016 đến năm 2022.
3. Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) (2022), Báo cáo thường niên về đầu
tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam năm 2021, công bố ngày 10/5, Hà Nội.
4. Lê Thị Như Hằng, Nguyễn Đức Dương (2023). Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình
thu hút FDI tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 6, tháng 02/2023.
5. Nguyễn Hồng Thu (2022), Những nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong bối cảnh mới, truy cập từ https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-
van-de-su-kien/-/2018/825973/nhung-nhan-to-tac-dong-den-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai
%C2%A0trong-boi-canh-moi.aspx.
6. Simon J. Evenett and Johannes Fritz (2021), Advancing Sustainable Development With
FDI - Why Policy Must Be Reset, The 27th Global Trade Alert Report, Centre for
Economic Policy Research (CEPR).
7. Tổng cục Thống kê (2022), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV/2022 và cả năm
2022.
8. UNCTAD (2021), World Investment Report 2021 - Investing in sustainable recovery,
United Nations Publications, New York, USA.)
3.2.2:
Tuy nhiên, bối cảnh thế giới và khu vực đang có những chuyển biến theo chiều hướng
tích cực, nhưng cũng chứa đựng rủi ro, thách thức. Quy mô dòng FDI toàn cầu có xu
hướng giảm. Hình thức và phương thức đầu tư phi truyền thống có xu hướng gia tăng.
Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có khả năng tác động đến điều
chỉnh dòng đầu tư của Hoa Kỳ, EU từ Trung Quốc vào các nước trong khu vực, trong đó
có Việt Nam. Với sự tự do lưu chuyển vốn, hàng hóa, dịch vụ, lao động có kỹ năng trong
Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Việt Nam đang phải cạnh tranh thu hút FDI với một số
nước, như: Thái Lan, Malaysia và Indonesia ở các ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại,
trong khi năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam so với các nước này còn khoảng
cách khá xa. Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tạo ra công nghệ mới, tiên tiến, ngành
nghề mới, hình thức, phương thức đầu tư kinh doanh mới và mô hình quản trị mới, hiện
đại và thông minh hơn.
Với nước ta, mô hình tăng trưởng vẫn còn dựa nhiều vào huy động vốn, lao động, khai
thác tài nguyên, nhưng nhiều khi sử dụng chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến mất cân đối vĩ
mô, suy giảm chất lượng tăng trưởng. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn
thấp so với mức thu nhập bình quân của thế giới, trong khi đó Việt Nam là một trong các
quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh trên thế giới. Các nhân tố đầu vào sản xuất (đất
đai, lao động...) chưa được thị trường hóa và vận hành hiệu quả. Môi trường đầu tư kinh
doanh còn thiếu tính minh bạch, tính dự báo trước. Huy động các nguồn tài chính cho
phát triển ngày càng khó khăn hơn trong bối cảnh nợ công khá cao, chi phí vay vốn ODA
đăng tăng lên. Trong khi đó, năng lực hấp thụ vốn FDI chưa tương xứng với tiềm năng,
dù đã được cải thiện. Một số hạn chế, bất cập trong thu hút và sử dụng vốn FDI trong thời
gian qua chưa được khắc phục hiệu quả, như: liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh
nghiệp trong nước; thu hút đầu tư từ các TNCs vào các ngành công nghiệp cao, quản trị
hiện đại; thu hút vốn FDI trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, nông nghiệp công
nghệ cao, nông nghiệp hiệu quả cao, nông nghiệp thông minh; tình trạng chuyển giá, sử
dụng lao động phổ thông, đình công không theo trình tự pháp luật quy định.
Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao nên dễ bị tác động tiêu cực của các biến
động địa chính trị, như: chiến tranh thương mại, tranh chấp chủ quyền trên biển Đông,
cũng như các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính, suy giảm tăng trưởng toàn cầu.
3.2.3:
*Nguyên nhân thành tựu:
Chính phủ Việt Nam đã áp dụng và điều chỉnh chính sách thu hút FDI để tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các biện pháp như ưu đãi thuế, quy định đất đai,
và hỗ trợ về hạ tầng đã thu hút sự quan tâm và đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Một trong những yếu tố quan trọng thu hút các nhà đầu tư FDI là sự dồi dào của nguồn
lao động và chi phí lao động thấp ở Việt Nam so với một số quốc gia khác trong khu vực.
Với vị trí địa lý đắc địa và mạng lưới cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, Việt Nam trở
thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn mở rộng hoặc chuyển đổi
chuỗi cung ứng của mình.
Các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh và pháp lý như đơn giản hóa thủ tục hành
chính, tăng cường minh bạch và dự báo pháp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại và đổi mới công nghệ đã tạo ra nhu cầu
về nguồn nhân lực chất lượng cao, và Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu này thông qua
việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Tóm lại, những thành tựu của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài phản ánh sự
kết hợp của nhiều yếu tố như chính sách thu hút đầu tư, nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ
tầng phát triển và cải thiện môi trường kinh doanh và pháp lý. Điều này đã tạo ra một môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
*Nguyên nhân khó khăn:
Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng môi trường kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn nhiều
thách thức. Thủ tục hành chính phức tạp, thị trường lao động không ổn định và các rủi ro
liên quan đến quản lý nguồn nhân lực có thể làm tăng chi phí và giảm hiệu quả của các
doanh nghiệp FDI.
Sự biến động của thị trường có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp FDI, bao gồm biến
động tỷ giá, biến động giá nguyên liệu, và thay đổi chính sách thương mại quốc tế.
Mặc dù cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đang được phát triển, nhưng vẫn còn những khu vực có
yếu tố địa lý và hạ tầng còn hạn chế, làm giảm sức hấp dẫn của những khu vực này đối
với các nhà đầu tư nước ngoài.
Sự phức tạp của các quy định pháp lý và thuế có thể làm tăng chi phí và rủi ro cho các
doanh nghiệp FDI. Việc không rõ ràng hoặc thay đổi không đột ngột trong chính sách
cũng có thể tạo ra không chắc chắn cho các nhà đầu tư.
Sự cạnh tranh từ các quốc gia khác trong khu vực, như Trung Quốc, Thái Lan và
Indonesia, cũng đang tăng lên, làm cho Việt Nam phải cần phải cải thiện liên tục để duy
trì sự hấp dẫn của mình đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tóm lại, những khó khăn trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
phản ánh sự phức tạp của môi trường kinh doanh, các yếu tố địa lý và hạ tầng, cũng như
thách thức từ các quy định pháp lý và thuế, cũng như sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc
gia khác trong khu vực. Để giải quyết những vấn đề này, cần có sự cải thiện và điều chỉnh
trong chính sách và môi trường kinh doanh của Việt Nam.

You might also like