You are on page 1of 7

VAI TRÒ CỦA FDI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2023

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Bình Dương nổi tiếng là “thủ phủ công nghiệp” của Việt Nam, đóng góp vai trò
quan trọng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Năm 2023, FDI tiếp tục đóng
vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, thể hiện qua
những khía cạnh nhóm sẽ đề cập dưới đây.
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Khái niệm FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty
nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh. Cá nhân hay
công ty nước ngoài sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
2. Thực trạng FDI tại tỉnh Bình Dương trong năm 2023
- Tổng vốn đầu tư FDI: Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình
Dương, tính đến hết năm 2023, tỉnh đã thu hút được 40,2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI). Mức tăng so với năm 2022 đạt 10,2%.
- Số lượng dự án FDI: Năm 2023, Bình Dương đã thu hút được 4.211 dự án
FDI từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có 127 dự án mới, 37 dự án điều chỉnh
tăng vốn và 138 dự án góp vốn mua cổ phần.
- Nguồn vốn FDI: Đài Loan tiếp tục dẫn đầu về nguồn vốn FDI tại Bình Dương
với tổng vốn đăng ký đạt 6,21 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là
Nhật Bản với 325 dự án và 5,76 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 15,6%. Singapore đứng
thứ 5 về số lượng dự án với 294 dự án và tổng số vốn đầu tư 5,4 tỷ USD.
- Lĩnh vực thu hút FDI: Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là lĩnh vực thu
hút FDI mạnh nhất tại Bình Dương, chiếm 74% tổng vốn đầu tư đăng ký. Một số lĩnh
vực khác có tốc độ tăng trưởng cao như:
 Công nghệ cao: Tăng 44% so với năm 2022.
 Chế biến thực phẩm: Tăng 35%.
 Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và công nghiệp: Tăng 28%.
 Một số dự án đầu tư FDI tại tỉnh Bình Dương:
Dự án: Nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại Khu công nghiệp VSIP II, nhà
đầu tư là Tập đoàn Vingroup với tổng vốn đầu tư lên đến 10 tỷ USD. Với mục tiêu:
Sản xuất và bán ô tô điện VinFast cho thị trường nội địa và xuất khẩu; góp phần phát
triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam; tạo ra 15.000 việc làm cho người lao động. Dự
án được khởi công vào Tháng 9 năm 2022 và dự kiến hoàn thành: Giai đoạn 1 vào
năm 2024, giai đoạn 2 vào năm 2025. Đây được đánh giá là dự án FDI lớn nhất trong
lịch sử tỉnh Bình Dương. Dự án góp phần khẳng định vị thế của Bình Dương là trung

1
tâm công nghiệp ô tô lớn của Việt Nam. Góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh
phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, còn một số dự án đầu tư FDI lớn khác tại Bình Dương trong năm
2023 như:
 Dự án nhà máy sản xuất chip AMD tại Khu công nghiệp SIKo: Vốn đầu
tư 1,2 tỷ USD.
 Dự án Khu đô thị thông minh New City Bình Dương: Vốn đầu tư 1,6 tỷ
USD.
 Dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên 2: Vốn đầu tư 1,1 tỷ USD.
=> Đánh giá: Bình Dương tiếp tục là địa phương hấp dẫn đầu tư FDI đứng thứ
2 cả nước, sau TP. Hồ Chí Minh. Môi trường đầu tư được cải thiện liên tục, thu hút
nhiều nhà đầu tư lớn từ các quốc gia trên thế giới. Các dự án FDI góp phần thúc đẩy
kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Dự kiến
Bình Dương sẽ tiếp tục thu hút 4 – 5 tỷ USD vốn FDI trong năm 2024. Tập trung thu
hút các dự án FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ chất
lượng cao.
3. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế của tỉnh Bình Dương
3.1. Thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy kinh tế
Lũy kế đến năm 2023, Bình Dương thu hút 42 tỷ USD vốn FDI từ 65 quốc gia
và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 cả nước về thu hút FDI.
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát
triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới, khi nguồn
vốn đầu tư trong nước còn hạn chế, Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành kịp thời đã
bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của địa phương. Từ năm 2012 -
2016, vốn FDI chiếm từ 47% đến 50% cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình
Dương, chứng tỏ vốn FDI đã trở thành một trong những nguồn lực to lớn góp phần
quan trọng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bình Dương. Đầu tư
nước ngoài đã thu hút các ngành công nghiệp mới sử dụng công nghệ hiện đại và có
tác dụng lan tỏa, tăng cường năng lực cho nhiều ngành, nghề khác. Một số ngành công
nghiệp đạt giá trị sản xuất công nghiệp cao và có mức tăng mạnh mẽ như sản xuất kim
loại, kim loại đúc sẵn; đồ trang trí nội thất, đồ gỗ; chế biến thực phẩm; hóa chất, dược
phẩm... ngày càng phát triển. Nguồn vốn FDI còn góp phần thúc đẩy chuyển giao công
nghệ tiên tiến, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng, như công nghiệp hỗ trợ, hoá
chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, công nghệ ô-tô, xe máy... Hầu hết các doanh
nghiệp có vốn FDI đều áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu
ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của doanh nghiệp mẹ.

2
Theo Cục thống kê tỉnh Bình Dương, trị giá xuất khẩu hàng hóa năm 1997 đạt
363 triệu USD, đến năm 2021 đạt 32.512 triệu USD, tăng 32.149 triệu USD, gấp 89,56
lần so với năm 1997, bình quân tăng 22,27%/năm. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn
FDI đóng góp 80%, bình quân tăng 26,81%/năm; xuất khẩu tăng ở hầu hết các thị
trường và đã xuất khẩu hàng hóa đến 230 quốc gia, vùng lãnh thổ
3.2. Góp phần vào tăng trưởng kinh tế
Theo kế hoạch của tỉnh Bình Dương, ước đến hết giai đoạn 2020-2025, Bình
Dương có thể thu hút vốn FDI đạt 13,2 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư trong nước thu
hút được gần 81.819 tỷ đồng và gần 1,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Từ đó,
nâng tổng số doanh nghiệp trong nước của Bình Dương lên gần 65.600 với vốn đăng
ký 712.000 tỷ đồng và 4.211 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 40,3 tỷ USD.
Năm 2023, tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu vực có nhiều biến động
phức tạp, thế nhưng thủ phủ công nghiệp Bình Dương đã vượt qua, đưa kinh tế về đích
tăng trưởng (GRDP) 6%, thu nhập bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng/năm. Tổng
thu ngân sách nhà nước của tỉnh ước đạt 73.257 tỷ đồng, đạt và vượt kế hoạch Thủ
tướng Chính phủ giao, tăng 10% so với năm 2022. Trong thời gian tới, Bình Dương
tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao
năng lực cạnh tranh; phấn đấu tăng trưởng kinh tế trong 2 năm 2024 – 2025 đạt từ 9 –
10%/năm.
3.3. Tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân
Các doanh nghiệp FDI của tỉnh Bình Dương đã tạo ra việc làm, thu hút lao
động chất lượng cao đến làm việc tại Bình Dương. Với trình độ quản lý hiện đại, các
doanh nghiệp này góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân
lực. Cuối năm 2016, khu vực có vốn FDI đã có gần 500.000 lao động, chiếm 40% tổng
số lao động trên địa bàn; Năm 2022, các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương tạo ra
960.000 việc làm, chiếm 58% tổng số lao động trong khu vực công nghiệp trong đó
bao gồm 250.000 lao động đến từ các tỉnh thành khác. Trong giai đoạn 2020 – 2022,
bình quân mỗi năm Bình Dương thu hút thêm 30.000 lao động mới. Thu nhập bình
quân đầu người của Bình Dương cao hơn 2 lần so với mức bình quân chung cả nước,
điều này không chỉ trực tiếp phục vụ cho người dân tỉnh mà còn thu hút lao động tỉnh
khác đến làm việc trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã
hội, cải thiện đời sống người dân, đưa mức GDP đầu người tăng lên hằng năm. Thông
qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI, tỉnh Bình
Dương đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình
độ, tay nghề, tác phong công nghiệp hiện đại; tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật,
công nghệ cao; có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm
quản lý tiên tiến.
3
3.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh
Để trở thành vùng đất đầy tiềm năng, tiếp tục đón các nhà đầu tư, Bình Dương
đang đổi thay không ngừng. Bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết
liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh
doanh, thu hút dòng vốn FDI chảy mạnh vào tỉnh, tiếp tục giữ vị thế một trong các tỉnh
dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI.
Với những giải pháp cụ thể, tỉnh vẫn đang nỗ lực thực hiện nhiều chính sách
của Trung ương và địa phương để đồng hành, hỗ trợ DN. Trong đó, tập trung thực hiện
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng
lực cạnh tranh nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 và tăng sức chống chịu của nền kinh tế. Hội nghị Hội nghị Xúc tiến đầu tư
Bình Dương – Chiến lược thu hút FDI Bình Dương bối cảnh thực thi thuế suất tối
thiểu toàn cầu là hoạt động đầu tiên trên cả nước hướng tới mục tiêu nâng cao hình ảnh
năng lực cạnh tranh của địa phương trong tổng thể chiến lược phát triển Quốc gia và
bối cảnh thuế suất tối thiểu toàn cầu được thực thi từ 1/1/2024, nhằm tăng cường thu
hút nguồn lực để cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi tối đa để thu hút đầu tư cả
trong nước và ngoài nước.
3.5. Thúc đẩy hợp tác quốc tế
Trong năm 2023, FDI tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp
tác quốc tế của tỉnh Bình Dương, mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho cả doanh
nghiệp địa phương và doanh nghiệp nước ngoài.
Cụ thể ngày 12/7/2023, tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm tỉnh Bình Dương đã
diễn ra lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Bình Dương (Việt Nam) và Chính
quyền bang Nebraska (Hoa Kỳ) về việc thiết lập quan hệ hợp tác và kết nghĩa trên cơ
sở nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, với nhiều nội dung ý nghĩa nhằm cùng hợp
tác, phát triển toàn diện.
Theo Bản ghi nhớ, UBND tỉnh Bình Dương và chính quyền bang Nebraska sẽ
cùng nỗ lực xây dựng mối quan hệ bền vững, trên cơ sở kết quả hợp tác cùng chung
tay góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi bên. Trong đó, cả hai sẽ tăng
cường mối quan hệ hữu nghị và mở rộng các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực: quy
hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị, phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật,
y tế và giáo dục.
Sau khi ký bản ghi nhớ này, hai bên sẽ ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động hợp tác
về khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại và hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ công nghệ cao, giáo dục đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực và chuỗi
giá trị cung ứng. Đồng thời, cùng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đoàn doanh

4
nghiệp hai địa phương tìm hiểu, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư
phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên.
Đặc biệt, tại chương trình, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, do Tổng Công
ty Becamex IDC làm chủ đầu tư, cũng đã thực hiện ký kết Bản ghi nhớ hợp tác cùng
Trường Đại học Nebraska – Omaha. Với sự tương đồng trong các lĩnh vực đào tạo như
khoa học công nghệ, sức khỏe, kỹ thuật, kinh tế... bản ký kết không chỉ mở ra cơ hội
hợp tác phát triển cho hai đơn vị, mà còn tạo điều kiện, mang đến cơ hội học tập,
nghiên cứu, phát triển cho sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm, trao đổi sinh
viên, các dự án học thuật…
=> Nhìn chung trong năm 2023, tỉnh Bình Dương vẫn tiếp tục thu hút được
lượng lớn nguồn vốn FDI góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tính theo lũy kế đến
cuối năm 2023, tỉnh Bình Dương đứng thứ 2 cả nước (sau TP. Hồ Chí Minh) về thu
hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vẫn đang là địa phương hấp dẫn
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là kinh tế xanh. Điều này góp phần giúp
cho lĩnh vực kinh tế tại Bình Dương có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo nhiều
thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp địa phương phát triển.
Nhờ đó mà các vấn đề việc làm, an sinh xã hội tại tỉnh thành này cũng được giải quyết
phần nào.
4. Hạn chế của FDI và đề giải pháp phát triển FDI tại tỉnh Bình Dương
4.1. Hạn chế của FDI tại tỉnh Bình Dương
* Về chất lượng FDI:
- Tỷ lệ dự án FDI công nghệ cao còn thấp:
+ Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, năm 2023, tỷ lệ dự
án FDI công nghệ cao chỉ chiếm 15% tổng số dự án FDI, thấp hơn so với mục tiêu
20% đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ So sánh với các tỉnh thành khác trong khu vực như TP. Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều.
- Nhiều dự án FDI sử dụng lao động trình độ thấp:
+ Theo thống kê, hơn 60% lao động trong các khu công nghiệp tại Bình Dương
có trình độ học vấn dưới trung cấp.
+ Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp FDI.
- Ô nhiễm môi trường do một số dự án FDI gây ra:
+ Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, năm 2023,
có 12 dự án FDI vi phạm các quy định về môi trường.
+ Ô nhiễm môi trường do các dự án FDI gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng và cảnh quan thiên nhiên, gây bức xúc cho người dân địa phương.
5
* Hiệu quả sử dụng vốn FDI:
- Một số dự án FDI chậm triển khai, giải ngân vốn thấp:
+ Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, tỷ lệ giải ngân vốn FDI
chỉ đạt 70% kế hoạch.
+ Một số dự án FDI chậm triển khai, giải ngân vốn thấp gây lãng phí nguồn vốn
và ảnh hưởng đến tiến độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tỷ lệ thu hồi vốn FDI cao:
+ Theo thống kê, tỷ lệ thu hồi vốn FDI của các dự án FDI tại Bình Dương bình
quân là 18%/năm.
+ Tỷ lệ thu hồi vốn FDI cao ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và gây khó khăn
cho việc thu hút FDI trong tương lai.
* Môi trường đầu tư:
- Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp:
+ Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bình
Dương là một trong những tỉnh có thủ tục hành chính phức tạp nhất trong khu vực.
+ Điều này gây khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình đăng ký, thành lập
doanh nghiệp và triển khai dự án.
- Hạ tầng giao thông, logistics chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của
các dự án FDI:
+ Hệ thống giao thông tại Bình Dương hiện đang quá tải, ùn tắc giao thông xảy
ra thường xuyên.
+ Hạ tầng logistics chưa phát triển đồng bộ, thiếu các kho bãi, trung tâm
logistics hiện đại.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu:
+ Theo thống kê, số lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học tại Bình
Dương chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của các doanh nghiệp FDI.
+ Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao ảnh hưởng đến năng suất lao động
và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI.
4.2. Giải pháp phát triển FDI tại tỉnh Bình Dương:
- Tập trung thu hút các dự án FDI công nghệ cao:
+ Có chính sách ưu đãi thu hút các dự án FDI công nghệ cao, có giá trị gia tăng
cao, gắn với phát triển khoa học và công nghệ.
+ Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của
các dự án FDI công nghệ cao.
- Khuyến khích các dự án FDI sử dụng lao động trình độ cao:
+ Có chính sách ưu đãi thu hút các dự án FDI sử dụng lao động trình độ cao, có
tính liên kết với ngành công nghiệp hỗ trợ.
6
+ Tăng cường đào tạo nghề cho lao động, nâng cao trình độ kỹ năng và tay
nghề cho người lao động.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cam kết về môi trường
của các dự án FDI:
+ Yêu cầu các dự án FDI thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cam kết về môi trường của
các dự án FDI
=> Như vậy, thu hút FDI là một trong những động lực quan trọng cho phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, FDI cũng
tiềm ẩn nhiều hạn chế cần được giải quyết để phát triển hiệu quả và bền vững.
Để phát triển FDI hiệu quả và bền vững, cần tập trung giải quyết các hạn chế về
môi trường, xã hội và hiệu quả kinh tế. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng môi trường
đầu tư, thu hút nhà đầu tư có trách nhiệm, và phân chia lợi ích hợp lý.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
FDI đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Bình Dương năm 2023. Việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI là yếu tố
then chốt để Bình Dương tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao và bền vững trong tương
lai.

You might also like