You are on page 1of 4

1.

Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Malaysia:
Số liệu mới nhất do Cục Phát triển đầu tư Malaysia (MIDA) công bố cho thấy trong
giai đoạn từ tháng 1-9/2021, Malaysia đã phê duyệt 3.037 dự án với tổng giá trị đầu tư
là 177,8 tỷ RM (42,3 tỷ USD), tăng 51,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là
khoảng thời gian dịch bệnh gia tăng mạnh ở Malaysia, đỉnh điểm vào ngày 26/8 phát
hiện 24.599 ca nhiễm COVID-19 mới.
Theo MIDA, nếu chia theo lĩnh vực, ngành chế tạo thu hút đầu tư nhiều nhất với 522
dự án, được rót tổng cộng 103,9 tỷ RM, chiếm 58,4%, tăng hơn 60% so với cùng kỳ
năm ngoái (64,8 tỷ RM). Trong ngành chế tạo, công nghiệp điện tử thu hút nhiều đầu
tư nhất với 64,3 tỷ RM, cao hơn nhiều so với công nghiệp sản xuất sản phẩm hợp kim
đứng thứ hai với 14 tỷ RM. Tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ với 2.473 dự án, nhưng chỉ thu
hút được 57,8 tỷ RM, chiếm 32,5%. Trong đó, 81,1% vốn đầu tư trong lĩnh vực dịch
vụ, hay 46,9 tỷ RM, đến từ các nhà đầu tư trong nước và bất động sản vẫn là ngành
được đầu tư nhiều nhất với 20,1 tỷ RM. Đứng cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt và tiêu
dùng, đạt 16,1 tỷ RM, tuy chỉ chiếm 9,1%, nhưng nếu so với cùng kỳ năm ngoái lại
tăng tới 8,3 lần. Vốn rót vào lĩnh vực này chủ yếu đến từ các nhà đầu tư trong nước
với 12,6 tỷ RM, chiếm 78,3%.
Nếu chia theo phạm vi trong và ngoài nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng giá trị đầu tư Malaysia đạt được trong giai đoạn trên với 106,1
tỷ RM, chiếm gần 60%. Singapore, Trung Quốc, Australia, Nhật Bản và Hà Lan là
năm nguồn FDI lớn nhất của Malaysia, đóng góp 85,3% hay 90,6 tỷ RM. FDI vào
Malaysia chủ yếu rót vào lĩnh vực sản xuất. Đầu tư trong nước đạt 71,7 tỷ RM, tương
đương 40,3%, chủ yếu rót vào ngành dịch vụ, trồng trọt và tiêu dùng.
Các địa phương thu hút đầu tư nhiều nhất trong giai đoạn từ tháng 1-9 năm 2021 là
Kedah, Sarawak, Kuala Lumpur, Selangor và Pahang với tổng giá trị thu hút đầu tư đạt
134,8 tỷ RM, chiếm 75,8%.
Năm 2021, Malaysia đã ghi nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 48,1
tỷ RM (10,81 tỷ USD). Hưởng lợi lớn nhất là lĩnh vực sản xuất với 29,5 tỷ RM chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn FDI ròng (61,4%) trong đó tập trung vào các ngành
điện tử, thiết bị giao thông hoặc các phân ngành sản xuất khác, tiếp theo là lĩnh vực
dịch vụ với 12 tỷ RM và khai thác mỏ 5,8 tỷ RM. Đây là năm ghi nhận dòng vốn FDI
chảy vào cao nhất của Malaysia. Trước đó trong giai đoạn 2010–2019, nước này ghi
nhận lưu lượng trung bình chỉ khoảng 35,9 tỷ RM.
Về các khoản đầu tư đã được phê duyệt, Malaysia đã thu hút tổng cộng 42,8 tỷ RM
trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và các lĩnh vực chính, liên quan đến 910 dự án, dựa
trên số liệu mới nhất của Cơ quan Đầu tư và Phát triển Malaysia (MIDA) tính đến quý
I/2022.
Tính đến ngày 7/6, có 268 dự án đầu tư được đề xuất với mức 14,4 tỷ RM trong các
lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Lĩnh vực sản xuất và dịch vụ rõ ràng chiếm ưu thế trong
thu hút FDI. Các lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của
Malaysia. Trong lĩnh vực sản xuất, hưởng lợi lớn nhất là thiết bị điện, vận tải và các
ngành sản xuất khác với dòng vốn đầu tư 18,4 tỷ RM. Trong lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực
tài chính và bảo hiểm được nhận số vốn đầu tư là 5,8 tỷ RM. Sự quan tâm của các nhà
đầu tư nước ngoài đối với khu vực Đông Nam Á đã tăng lên đáng kể sau đại dịch. Các
nền kinh tế khu vực ghi nhận tổng dòng vốn chảy vào là 175,3 tỷ USD (781 tỷ RM),
trong đó dẫn đầu là Indonesia, Việt Nam và Malaysia.

2. Những thuận lợi và khó khăn trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của
Malaysia
a) Thuận lợi:
Lý do khiến Malaysia trở thành thị trường hấp dẫn FDI đầu tiên là khuôn khổ pháp lý
mạnh mẽ cung cấp sự ổn định và bảo mật cho các nhà đầu tư dài hạn vốn mong muốn
các khoản đầu tư, nghiên cứu và sản phẩm của họ được bảo vệ. Trong khu vực Đông
Nam Á, không phải nền kinh tế nào cũng có thể cung cấp điều đó.
Lý do thứ hai là khả năng tiếp cận tài chính sâu rộng của Malaysia cho phép các doanh
nghiệp dễ dàng có được vốn và các khoản vay hoặc được niêm yết trên thị trường
chứng khoán.
Các phương thức gây quỹ mới như huy động vốn từ cộng đồng và các nền tảng cho
vay ngang hàng đã phát triển đáng kể trong thời kỳ đại dịch cũng là nguyên nhân khiến
các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Malaysia.
Ngoài ra, Chính phủ Malaysia cũng cung cấp nhiều ưu đãi. Theo Ngân sách 2022,
chính phủ đã phân bổ quỹ đặc biệt 2 tỷ RM để thu hút các công ty nước ngoài đầu tư
vào Malaysia và không đánh thuế thu nhập lên đến 15 năm cho các công ty sản xuất và
dịch vụ chuyển hoạt động sang Malaysia.
Trong đại dịch COVID-19, MIDA đã thành lập Đơn vị Điều phối và Tăng tốc Dự án
(PACU) để triển khai nhanh và hiệu quả các dự án đã được phê duyệt. Cơ quan này
cũng cải tiến các biện pháp thúc đẩy và tạo thuận lợi bằng cách ra mắt cổng
InvestMalaysia vào tháng 3/2021, cho phép các nhà đầu tư tiềm năng gửi và quản lý
đơn đăng ký trực tuyến, bao gồm phê duyệt giấy phép sản xuất, ưu đãi và miễn thuế
hải quan.
Điểm hấp dẫn khác là quan hệ đối tác thương mại của Malaysia với các nền kinh tế
chủ chốt. Malaysia là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
(RCEP) và Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF).
Điều này sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thông qua Malaysia để thâm nhập các
nền kinh tế khác.
Theo Báo cáo Kinh doanh 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), Malaysia đứng thứ 12
(81,50 điểm) trong số 190 nền kinh tế toàn cầu về sự hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài.
Đây là sự cải thiện so với 15 - 24 năm trước. Trong khu vực, chỉ có Singapore xếp trên
Malaysia.
Malaysia đã xây dựng được một hệ thống chính trị ổn định và đoàn kết dân tộc cao
mặc dù Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc.
Có kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu rõ ràng. Kiểm soát
chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư ngắn hạn nhằm để các nhà đầu tư ngắn hạn ở Malaysia
ước tính được chính xác chi phí đầu tư tại Malaysia. Đồng thời, điều chỉnh tỷ lệ sở hữu
nhằm khuyến khích và ổn định môi trường đầu tư dài hạn.
Đối với vấn đề sở hữu và đảm bảo vốn FDI, để tăng lòng tin cho các nhà đầu tư nước
ngoài, chính phủ Malaysia cam kết không tịch thu hoặc quốc hữu hóa đối với tài sản
hợp pháp của người nước ngoài và không đòi bên nước ngoài phải điều chỉnh tỷ lệ góp
vốn trong các dự án đã được cấp phép. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các
chủ đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận, vốn và các tài sản khác của mình về nước.
Những cam kết này được ghi rõ trong các hiệp định bảo đảm đầu tư và các hiệp định
tránh đánh thuế hai lần của Malaysia.
Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao và
hướng vào xuất khẩu. Malaysia đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất hàng
điện tử lớn nhất thế giới, thời gian qua do thiếu hụt lao động trong nước nên chính phủ
nước này đã đưa ra một số tiêu chí đối với việc cấp phép đầu tư như vốn đầu tư trên
lao động phải lớn hơn 18.300 USD thì mới được coi là dự án ít sử dụng lao động...,
điều này cho thấy Malaysia đã chủ động trong việc điều chỉnh hoạt động đầu tư phù
hợp với thực tế.
Malaysia cũng đã thực hiện nhiều biện pháp ưu đãi để đẩy mạnh thu hút vốn FDI như
ưu đãi về thuế cho những doanh nghiệp đi tiên phong trong vòng 5 năm, theo đó
những doanh nghiệp này chỉ phải nộp 30% số thu nhập chịu thuế bắt đầu từ ngày đi
vào sản xuất với số lượng sản phẩm đạt ít nhất 30% công suất, ưu đãi cho doanh
nghiệp công nghệ cao, các dự án có tính chất liên kết công nghiệp, các dự án có tầm
quan trọng quốc gia. Đặc biệt, Malaysia khuyến khích đầu tư vào các loại hình khu
công nghiệp, thúc đẩy tư nhân đầu tư vào các khu công nghiệp, có nhiều dự án lớn
nhằm thu hút đầu tư như dự án “Tầm nhìn 2020”
b) Khó khăn:
Chính phủ Malaysia (GOM) có một hệ thống cấp phép nhập khẩu đối với một số mặt
hàng, bao gồm cả vũ khí, vật liệu nổ; xe có động cơ; thiết bị xây dựng hạng nặng; một
số loại thuốc và hóa chất nhất định; nhà máy; gỗ; đất; quặng tin, xỉ hoặc các chất cô
đặc; và các loại thực phẩm thiết yếu. Malaysia cũng có một hệ thống cấp phép xuất
khẩu cho một số mặt hàng cụ thể như hàng dệt may, cao su, gỗ, và dầu cọ.
Thịt gia súc và gia cầm nhập khẩu được quản lý thông qua việc cấp giấy phép và các
biện pháp kiểm dịch. Tất cả thịt bò, thịt cừu, và các sản phẩm gia cầm nhập khẩu khác
phải có nguồn gốc từ các cơ sở đã được phê duyệt là đạt tiêu chuẩn giết mổ của người
Hồi giáo (Halal) bởi nhà chức trách Malaysia. Vì vậy khi các nhà đầu tư vào thị trường
này thì có thể gặp khó khăn trong việc đàm phán và kí kết hợp đồng cũng như đưa sản
phẩm của mình sang thị trường này.
Lợn và các sản phẩm thịt lợn có thể được đưa vào Malaysia chỉ khi Cục Thú y
Malaysia (DVS) cấp giấy phép cho phép nhập khẩu. Mỗi lô hàng thịt lợn và các sản
phẩm thịt lợn phải có giấy phép nhập khẩu hợp lệ do Cơ quan Kiểm dịch và Kiểm dịch
Malaysia Malaysia (MAQIS) cấp.
Malaysia không tham gia Hiệp định Mua sắm chính phủ của WTO, do đó các công ty
nước ngoài không có cơ hội ngang bằng với các công ty nội địa trong vấn đề cạnh
tranh hợp đồng. Thường các công ty nước ngoài phải hợp tác với đối tác địa phương
mới được xem xét hồ sơ dự thầu.
Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu và Malaysia
cũng không ngoại lệ khi khiến tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người tăng trưởng -
6,8% giảm 1012 USD/ người so với con số 11 414 USD/người của năm 2019 (theo số
liệu kinh tế). Hơn nữa trong thời gian COVID-19 bùng phát đã làm đình trệ chuỗi
cung ứng của Malaysia cho các nền kinh tế khác. Tình hình chính trị bất ổn ở Malaysia
hồi đầu năm 2021, cùng một số vụ tham nhũng điển hình là 1MDB, ... có thể trở thành
trở ngại của các nhà đầu tư để đầu tư vào Malaysia.
Hơn nữa, quốc gia này cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, không ngừng thu
hút vốn đầu tư nước ngoài của ba nền kinh tế trong khu vực là Singapore, Indonesia và
Việt Nam - có nền chính trị ổn định, phát triển mạnh mẽ trong khu vực. (Theo số liệu
của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), trong năm
2019, ba quốc gia này đã nhận được hơn 80% trong tổng số kỷ lục 156 tỷ USD vốn
đầu tư nước ngoài (FDI) mà các nhà đầu tư quốc tế đã rót vào khu vực Đông Nam Á.
Đáng chú ý, Malaysia chỉ thu hút được có 5%, tương đương 31,7 tỷ ringgit (7,8 tỷ
USD). Những điều này đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho Malaysia, yêu cầu
sự nỗ lực hơn nữa về chính sách đầu tư, ký kết các hiệp định, bình ổn tình hình quốc
gia để tạo điều kiện cho việc nhận được đầu tư quốc tế.

You might also like