You are on page 1of 1

3.

Hỗ trợ của chính phủ và các quỹ đầu tư


Bên cạnh tự mìn nắm bắt cơ hội từ đại dịch để vượt lên, các startup Việt Nam còn nhận được sự hỗ trợ
của chính phủ thông qua việc không ngừng hoàn thiện chính sách, thay đổi hành lang pháp lý. Thành
phố Hồ Chí Minh có thể được coi là trung tâm khởi nghiệp lớn của cả nước với 1000 cơ sở, tổ chức hỗ
trợ khởi nghiệp và hơn 3800 startup lớn nhỏ. Trong đó phải kể đến 3 startup “kì lân” được định giá hơn 1
tỷ USD là VNG, MoMo, VnPay và khoảng 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD.

24/2/2022, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án hỗ trợ phát
triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố trong giai đoạn 2021-2025 (1). Kế hoạch ưu
tiên hướng đến hỗ trợ mở rông hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực đang là xu hướng của hiện tại và
tương lai chính là công nghệ. Với hệ sinh thái bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tài chính
(Fintech), công nghệ giáo dục (edtech)… thành phố hi vọng có hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ta có thể
phát triển ngang tầm khu vực, trở thành nền tảng vững chắc trong hoạt động chuyển đổi số, đổi mới sáng
tạo.

Theo ông Đào Minh Chánh (2), Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết
thành phố cam kết sẽ hỗ trợ các startup tiếp cận nguồn vốn thông qua các chương trình, gói tín dụng với
lãi suất hợp lí và hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ. Bên cạnh đó,
thành phố còn đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng với các nhà khởi nghiệp đồng thời, nắm bắt
thông tin để kịp thời hỗ trợ tháo gỡ, nhất là thủ tục tín dụng.

Các quỹ đầu tư trong và ngoài nước cũng góp phần không nhỏ trong việc khôi phục từ đại dịch và phát
triển của các startup Việt. Trong đó vốn đầu tư đến từ nước ngoài chiếm đa số, theo thống kê của Cục
phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) (3), Việt Nam thu
hút hơn 1,3 tỷ USD vốn đầu tư khởi nghiệp, tăng gấp 4 lần so với năm 2020. Trong giai đoạn hậu Covid,
2/2022 gần 5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp FDI "rót" vào nước ta, các lĩnh vực mà
nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn vẫn là công nghiệp chế biến, chế tạo và sản xuất nhưng trên phương
diện số lượng dự án mới, khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất với 16% tổng
số dự án.

Ước tính đến nay có hơn 200 quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước đã hỗ trợ các startup ở Việt Nam, hoạt
động trên đa lĩnh vực như công nghệ tài chính, thương mại điện tử, giáo dục, y tế... Tỉ lệ gọi vốn thành
công còn khiêm tốn, cụ thể là trong năm 2021 có 147 dự án được gọi vốn thành công trên tổng số 3800
start up. Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu đáng mừng bởi nó chứng tỏ hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam
đang chứng tỏ được tiềm năng phát triển ở nhiều lĩnh vực trong tương lai không xa.

(1) https://moit.gov.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe/tp-hcm-ho-tro-phat-trien-1.000-du-an-khoi-nghiep-doi-
moi-sang-tao.html
(2) https://ttbc-hcm.gov.vn/tphcm-trien-khai-nhieu-giai-phap-cai-thien-moi-truong-dau-tu-19096.html
(3) https://vnexpress.net/startup-viet-hut-hon-1-3-ty-usd-bat-chap-covid-19-4409568.html

You might also like