You are on page 1of 11

3.1.

1 Những thành tựu nổi bật và nguyên nhân


Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang làm thay đổi hoạt động của
nền kinh tế xã hội hiện nay, tiềm ẩn những cơ hội và thách thức tới mọi nền kinh
tế. Vì thế nhiều nước trên thế giới đã bắt tay xây dựng và triển khai nhiều chính
sách để chủ động nắm bắt được những lợi ích từ công nghệ để phát triển đất nước
và tăng năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia. Có thể kể đến những lợi ích cơ bản
của cuộc cách mạng này như là: cắt giảm chi phí, cải thiện, nâng cao năng suất, dễ
dàng tạo dựng lên mạng lưới hoạt động, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới… đi
cùng với những lợi ích trên thì cuộc cách mạng lần thứ 4 cũng gây ra không ít
những rủi ro ảnh hưởng lớn tới lợi ích và phát triển của nền kinh tế của mọi quốc
gia. Đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, một lĩnh vực được
cho công nghệ mang tính cốt lõi và hạt nhân chính là trí tuệ nhân tạo (AI), nó ảnh
hưởng sâu sắc và toàn diện trong cuộc cách mạng này và không ngừng len lỏi vào
từng ngõ ngách của từng ngành nghề trong nền kinh tế.
a. Về chính sách của nhà nước đối với công nghệ AI
Nhận thức được những sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 và tầm quan trọng của công nghệ mũi nhọn – AI, Đảng và Nhà nước ta đã
chủ động trọng công tác định hướng và xây dựng các chương trình và chính sách
để nắm bắt được cơ hội từ đó hòa mình vào cuộc Cách mạng, trong đó nhấn mạnh
tới chiến lược nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Cụ thể là căn cứ
vào nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 52-NQ/TW (27/09/2019) được ban
hành bởi Bộ Chính trị về các chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, cuối năm 2020, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định
số 2289/QĐ-TTg về việc ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư. Nội dung chiến lược nhận định rõ quan điểm và mục tiêu từ đó định
hướng các chiến lược trọng tâm có thể kể đến đó là xây dựng và hoàn thiện nên
một thể chế có lợi cho các ngành có mô hình kinh doanh mới, đồng thời thực hiện
các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh nhằm đảm bảo sự thông thoáng và
khuyến khích đổi mới, sáng tạo, công tác phát triển hạ tầng kết nối và nguồn nhân
lực luôn được chú trọng thực hiện. Đầu năm 2021, Thủ tướng Chính Phủ đã tiếp
tục ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg Chiến lược quốc gia về nghiên cứ, phát
triển và ứng dụng AI đến năm 2030. Xác định rõ mục tiêu qua từng mốc thời gian
đó là 2025 và 2030, cụ thể là đưa lĩnh vực AI trở thành một trong những lĩnh vực
công nghệ quan trọng nhất của đất nước, đưa Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước
dẫn đầu tại ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới trong công tác nghiên
cứu, phát triển và ứng dụng lĩnh vực AI một cách hiệu quả và rộng rãi nhất, góp
phần đẩy mạnh công tác phổ cập kỹ năng cơ bản của việc ứng dụng AI cho đội ngũ
lao động trực tiếp, phục vụ đổi mới sáng tạo, tăng năng suất sản xuất, tối thiểu chi
phí, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống người dân; đồng thời ứng dụng công nghệ
AI nhằm thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế trong thời đại chuyển đổi số. Thực
hiện theo những điều nêu rõ trong hai bản Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,
liên tiếp là có Bộ Tư Pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính… ban hành
Quyết định về kế hoạch triển khai thực hiện các chiến lược trên. Việc ban hành các
chiến cụ thể thông qua xác định rõ mục tiêu và quan điểm chỉ đạo của Chính phủ,
từ đó các chương trình, đề án trọng điểm, kế hoạch thực hiện được phân công tổ
chức cho mỗi đơn vị, lĩnh vực trong từng Bộ, ngành, địa phương. Từ đó có thể thấy
Việt Nam đã và đang khẳng định sự quyết tâm, cố gắng dành nhiều sự chú trọng và
nỗ lực hết mình trong công tác gây dựng nên một “sân chơi” để khuyến khích,
động viên thông qua các chiến lược, chính sách cụ thể, đạt được những tiến bộ
đáng kể trong việc thiết lập hệ thống pháp lý về Khoa học và Công nghệ, đặc biệt
là AI, tạo nên một môi trường chủ động trong việc nghiên cứu và đổi mới. Qua đó
tạo nên nhiều cơ hội và tiềm năng để công nghệ AI phát triển mạnh mẽ, trở thành
công nghệ mũi nhọn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước vào thời kỳ
Cách mạng công nghiệp 4.0.
b. Về sự sẵn sàng của các công ty công nghệ
Cùng với tham vọng trở thành trung tâm về AI của ASEAN vào năm 2030 và một
vài định hướng chiến lược phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo “Thúc đẩy xây
dựng các trung tâm ươm tạo và thu hút đầu tư cho phát triển doanh nghiệp TTNT:
Triển khai các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển các doanh nghiệp và
thương hiệu về TTNT ở Việt Nam” 1, điều đó đã định hướng và thúc đẩy các doanh
nghiệp nghiên cứu, ứng dụng AI và khởi nghiệp AI. Từ đó làn sóng xu thế về công
nghệ AI được các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt. Trên thực tế, các doanh
nghiệp tại Việt Nam đã nhìn nhận trước được cơ hội của lĩnh vực này nên bắt tay
vào đổi mới sáng tạo, tăng tốc đầu tư và thực hiện được những bước đi trước đó
trong nghiên cứu và ứng dụng AI với nhiều mô hình kinh doanh.

1
Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26 tháng 1 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
Bảng 1: Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phân theo ngành kinh tế chia theo
Ngành và Năm
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Năm 2020 2021

Ngành kinh tế
Nghiên cứu khoa học và phát triển 539 603

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác 7010 7764

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 57560 59783
Bảng 2: Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời
điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế chia theo Ngành kinh tế và Năm
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Dựa theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê về số doanh nghiệp đăng ký
thành lập mới phân theo ngành kinh tế chia theo Ngành và Năm (Bảng 1), cụ thể là
các doanh nghiệp đăng ký thành lập thuộc ngành chuyên môn, khoa học và công
nghệ từ 2020-2022. Vào năm 2020, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập đạt
được con số cụ thể là 11.527, qua đó có thể thấy được với các quyết định, định
hướng của Chính phủ về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo làn sóng
cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thành lập và hoạt động trong lĩnh
vực này. Năm 2021 là thời điểm đại dịch Covid – 19 bùng nổ, gây ảnh hưởng tiêu
cực tới nhiều lĩnh vực của đất nước, dẫn tới hoạt số doanh nghiệp về lĩnh vực công
nghệ được thành lập cũng bị giảm mạnh so với năm 2020. Sau khi bình thường hóa
diễn biến của đại dịch Covid – 19 thì số lượng doanh nghiệp thành lập trong lĩnh
vực này trong năm 2022 được tăng lên đáng kể vượt qua số lượng doanh nghiệp
của năm 2020. Mới đây vào ngày 23/2/2023, theo tạp chí Forbes (Mỹ) đã đăng tải
bài viết cho rằng “Vị thế về AI tại Việt Nam đang thăng hoa”. Cùng với điều đó,
dựa vào Bảng 2 theo Tổng cục Thống kê thì có thể thấy được qua mỗi năm đều có
mức tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp hoạt động có kết quả sản xuất kinh
doanh phân theo ngành kinh tế hay cụ thể là các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học &
Công nghệ. Có thế thấy sự sẵn sàng và chủ động của các doanh nghiệp trong việc
năm bắt xu thế của AI qua việc nghiên cứu, phát triển và đã ứng dụng trong các
ngành kinh tế, xã hội, phục vụ chính quyền, nhân dân và doanh nghiệp. Trong
khuôn khổ của Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2023 – AIVN 2023 (22/9/2023)
với chủ đề “Doanh nghiệp Việt trong cơn sốt AI” đã trở thành một sự kiện công
nghệ có sức hút mạnh mã các cơ quan quản lý, tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp
về KH&CN… Các chuyên gia đã thảo luận và chia sẻ các thông tin về công nghệ
AI – công nghệ mũi nhọn, công nghệ chủ cốt của Cách mạng Công nghiệp lần thứ
tư, AI hiện đang có mặt và ảnh hưởng mạnh mẽ tới quốc phòng, tài chính, sản xuất,
giáo dục… Có thể thấy AI đã len lỏi vào tất cả lĩnh vực của cuộc sống chứ không
riêng gì lĩnh vực công nghệ, một trong những bước phát triển nổi bật nhất hiện nay
là trợ lý ảo ChatGPT có thể thực hiện nhiều tác vụ, chứng tỏ nhiều năm sau thì AI
sẽ tạo ra sự thay đổi lớn về công nghệ, thông tin và nhân lực. Những doanh nghiệp
đi đầu về lĩnh vực công nghệ số trong cuộc Cách mạng lần thứ tư tại Việt Nam có
thể kể đến như là FPT, VNPT, Viettel, VinGroup đều đã và đang tiếp cận, đầu từ,
nghiên cứu và ứng dụng AI, luôn cố gắng tạo ra những trợ lý AI mang tiêu chí
“Made in Vietnam”.
c. Về thực tế ứng dụng công nghệ AI vào nền kinh tế và xã hội
Việc ứng dụng công nghệ AI làm được nhiều điều trong mọi lĩnh vực của cuộc
sống hiện nay khiến con người ta kinh ngạc, điều đó khẳng định AI chính là đòn
bẩy để phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam đã ghi nhận xu thế phát triển tất yếu và tác động chuyển đổi mạnh mẽ đến từ
AI trong đời sống, kinh tế và xã hội. Từ ứng dụng trong những vấn đề nhỏ và cụ
thế như trong lĩnh vực y tế, giáo dục, điều khiển giao thông… chính điều đó sẽ góp
phần tạo nên một thành phẩm lớn. Cụ thể, hệ thống giám sát hành trình được
nghiên cứu và triển khai bở Tổng cục Đường bộ Việt Nam có khả năng theo dõi
lượng lớn xe khách, xe vận tải trên phạm vi toàn quốc, tại TP. Hồ Chí Minh, AI
được dùng để hỗ trợ hệ thống giám sát camera giao thông và điều chỉnh tính hiệu
đèn. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông thì hiện nay AI đang được ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực kinh tế có thể kể đến như là sản xuất, bán lẻ, thương mại điện
tử, công nghệ thực phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng, hậu cần và vận tải, du lịch,
bất động sản, giải trí… Nổi bật nhất có thể nói đến là trong lĩnh vực ngân hàng, với
việc ứng dụng AI vào việc đổi mới mô hình kinh doanh, nâng cao dịch vụ, trải
nghiệm khách hàng hay sử dụng định danh điện tử để xác thực mang tính chính
xác, tiện lợi và bảo mật hơn. Về lĩnh vực y tế trong giai đoạn Covid – 19 bùng nổ
vừa qua thì trợ lý AI đã thực hiện nhiều cuộc gọi, hỗ trợ kiểm soát, sàng lọc và tìm
ra các ca nhiễm. Ngoài ra công tác đẩy mạnh việc ứng dụng AI trong lĩnh vực hành
chính công cũng đóng vai trò quan trọng. Việc này mang lợi ích lớn trong các vấn
đề của xã hội, hỗ trợ cơ quan nhà nước giải quyết công việc hiệu quả và nhân dân
thuận lợi hơn khi làm thủ tục hành chính. Thời gian qua nhiều cơ quan hành chính
ứng hiệu quả AI điển hình như là dịch vụ định danh điện tử, quản lý trật tự xây
dựng, hệ thống camera, hệ thống Chatbox/Voicebox hỗ trợ người dân…
3.1.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
a. Về hạ tầng công nghệ cho sự phát triển AI
Trí tuệ nhân tạo trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại nhiều cơ
hội, tiềm năng nếu có thể chủ động nắm bắt thì sẽ mang lại nhiều lợi ích và thành
tựu cho đất nước. Bên cạnh những thành quả đạt được thì vấn đề giải quyết bài
toán ứng dụng công nghệ AI một cách hiệu quả luôn là điều khó khăn không chỉ ở
Việt Nam mà còn tồn tại ở nhiều nước khác trên thế giới. Trong đó vấn đề liên
quan đến hạ tầng công nghệ tại Việt Nam còn gặp nhiều bất cập gây cản trở cho
việc nghiên, phát triển và nghiên cứu AI. Cụ thể về thực trạng tồn tại như là hạ
tầng về công nghệ thông tin, viễn thông có tốc độ còn quá chậm chưa đáp ứng tốt
được trước những yêu cầu phát triển Internet vạn vật, phương tiện và sản xuất tự
động, thành phố thông minh…; khoảng cách phát triển giữa khu vực trung tâm so
với khu vực nông thôn, đồi núi còn quá cách biệt. Cùng với hạ tầng vật lý vẫn chưa
đáp ứng được các yêu cầu của các phương thức quản lý thông minh, điều khiển từ
xa… Với quy mô quốc gia thì hệ thống hạ tầng, cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho
chuyển đổi số vẫn còn thiếu sót, phân tán dẫn tới không được đạt được chuẩn hóa
đồng bộ; việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia vẫn còn
chậm chạp, khiến việc kết nối, chia sẻ các cơ quan dữ liệu của cả khu vực công và
tư gặp nhiều hạn chế. Nguyên do xuất phát nên những hạn chế đó là do các chính
sách, chiến lược về tài chính, đầu tư, quy hoạch mặt bằng, đối tác công tư vẫn chưa
được đồng bộ, triệt để và dứt khoát. Công nghiệp hỗ trợ và năng lực nghiên cứu,
phát triển và chế tạo công nghệ trong nước vẫn còn kém phát triển, vẫn còn nhận
nhiều đầu tư từ nước ngoài. Việc triển khai thực hiện các dự án vẫn còn bị chậm
tiến độ, thường xuyên điều chỉnh và kéo dài do năng lực quản lý, điều hành, thiếu
nhân lực, vấn đề về vốn hay giải phóng mặt bằng… Việc vẫn còn coi nhẹ, chưa chú
trọng vào công tác phát triển hạ tầng công nghệ làm bệ phóng cho công nghệ AI là
một trong những hạn chế lớn mà Việt Nam cần phải giải quyết nhanh chóng trong
thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
b. Về nguồn nhân lực phát triển công nghệ AI

Tổng số (nghìn người)


2020 2021 2022
Công nghiệp chế biến, chế tạo 11.302,25 11.209,10 11.767,87

Hoạt động chuyên môn, khoa học 347,15 311,09 358,49


và công nghệ

Bảng 3: Số lao động có việc làm và cơ cấu lao động có việc làm trong nền kinh tế
phân theo ngành kinh tế chia theo Ngành, Phân tổ và Năm
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Vấn đề hạn chế về nguồn nhân lực trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo về Việt Nam
đang gặp phải là về số lượng và chất lượng. Sự xuất hiện của AI trong Cuộc cách
mạng 4.0 mang lại nhiều tiềm năng và cơ hội cho Việt Nam tuy nhiên cũng mở ra
nhiều thách thức, hạn chế đó là về nguồn nhân lực cho AI hiện nay chỉ mới đáp
ứng được 1/10 nhu cầu thị trường. Hiện nay các nước trên thế giới khi xây dựng
chiến lược quốc gia cho AI thì luôn chú trọng yếu tố nguồn nhân lực, thông qua
việc đào tạo nguồn lực, đặc biệt đội ngũ nhân lực tinh hoa, xuất sắc về AI. Những
tồn tại và bất cập trong nguồn nhân lực về AI của Việt Nam bao gồm số lượng đào
tạo ít, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực, canh tranh với doanh
nghiệp nước ngoài, nhân sự làm trong lĩnh vực này chưa đúng chuyên môn…
Nhân lực trong lĩnh vực có gia tăng nhỏ về số lượng và chất lượng tuy nhiên vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nền KT&XH của đất nước; việc nhận thức
vai trò và tầm quan trọng của AI cũng như trách nhiệm của bản thân đối với sự
phát triển của đất nước vẫn chưa cao; môi trường thể chế và cơ chế chính sách về
phát triển nhân của lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo trong Cuộc các mạng 4.0 vẫn chưa
hoàn chỉnh, chưa có chính sách đột phá để nhân lực trong AI nói riêng hay
KH&CN nói chung trở thành mục tiêu cốt yếu của sự phát triển đất nước.
Theo Bảng 3 được thống kê bởi Tổng cục Thống kê, khi so sánh số lao động và cơ
cấu lao động có việc làm qua các năm của một ngành bất kì với ngành hoạt động
chuyên môn, khoa học và công nghệ thì luôn thấy sự chênh lệch rất lớn. Nguyên
do có thể là lượng cán bộ khoa học đi đầu về lĩnh vực AI lần lượt giảm đi bởi đến
tuổi nghỉ chế độ, đồng thời khả năng thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có
trình độ tại các doanh nghiệp, tổ chức vẫn còn thấp; kinh phí hỗ trợ, chương trình
đào tạo vẫn còn hạn chế dẫn tới gây bất cập cho cơ chế đào tạo cán bộ có trình độ
cao.

Thành thị Nông thôn


Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo (%)
2020 41,97 17,83
2021 43,23 19,38
Sơ bộ 2022 43,43 19,50
Bảng 4: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phân theo giới tính và phân theo thành thị,
nông thôn chia theo Tỷ lệ Lao động, Năm và Phân tổ
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo bảng 4 có thể nhận thấy không riêng gì nhân lực trong lĩnh vực AI thì vấn đề
phân bổ nhân lực ở địa phương không được đồng đều, phần lớn đều tập trung ở
thành phố lớn, thành thị hay khu vực công nghệ cao; ở khu vực xa trung tâm như
tại các vùng nông thôn hay vùng núi, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến tỷ
lệ cán bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực AI có trình độ trên đại học vẫn còn thấp.

2020 2021
Viễn thông 21.743,31 21.128,51
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 25.036,95 25.587,11
Hoạt động dịch vụ tài chính (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) 25.341,97 25.149,49
Bảo hiểm, tái bảo hiểm và bảo hiểm xã hội (trừ bảo đảm xã hội bắt buộc) 32.442,08 35.154,55
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 11.086,40 12.173,59
Nghiên cứu khoa học và phát triển 8.894,63 11.200,53
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác 9.479,14 9.569,39

Bảng 5: Thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp
đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh phân theo ngành kinh tế chia theo
Ngành kinh tế và Năm (đơn vị: nghìn đồng)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Dựa vào bảng 5 có thể nhận thấy 3 lĩnh vực Hoạt động chuyên môn, khoa học và
công nghệ, Nghiên cứu khoa học và phát triển, Hoạt động chuyên môn, khoa học
và công nghệ khác có mức thu nhập bình quân một tháng khá là chững lại so với
các lĩnh vực khác mặc dù có tăng lên qua từng năm. Vấn đề này cho thấy rằng chế
độ đãi ngộ qua tiền lương vẫn còn hạn chế, còn nhiều bất hợp lý, chưa thực sự dựa
trên kết quả công việc, do đó cán bộ trong lĩnh KH&CN nói chung hay lĩnh vực AI
nói riêng thiếu đi tâm huyết với công việc nghiên cứu. Nhiều người phải làm thêm
nhiều việc trái với lĩnh vực chuyên môn để tăng thêm thu nhập. Đây cũng là
nguyên do dẫn đến các cán bộ dễ dàng chấp thuận các lời mời từ các doanh nghiệp,
tập đoàn nước ngoài. Vì vậy đội ngũ cán bộ chuyên môn cao dần mai một và lực
lượng trẻ kế cận thì lại thiếu hụt trầm trọng.
c. Về đầu tư cho phát triển công nghệ AI
Bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua thì hoạt động về KH&CN
vẫn còn những tồn tại như là còn phân tán, chưa tập trung vào các hướng ưu tiên
phát triển công nghệ AI. Việc hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động hợp tác nghiên cứu
còn nhiều hạn chế thiếu nguồn vốn đối ứng cho hoạt động nghiên cứu chung. Việc
chủ động tranh thủ các nguồn ODA, vốn vay, hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc
tế, các đối tác mạnh, cũng như việc huy động, thu hút các nguồn lực khác cho lĩnh
vực AI hay KH&CN vẫn chưa cao, thiếu sự hợp tác nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ với các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đỗ Văn Cương (05/09/2022). Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ:
Những vấn đề cần quan tâm. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số
9A (2022), trang 20-22.
2. Hà Quang Thụy, Nguyễn Thanh Thủy, Phạm Bảo Sơn, Phan Xuân Hiếu,
Trần Trọng Hiếu, Trần Mai Vũ, Trần Quốc Long, Nguyễn Trí Thành, Lý
Hoàng Tùng. (09/09/2020). Môi trường và giải pháp cho chiến lược quốc
gia về trí tuệ nhân tạo của Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, số 8A (2020), trang 15-19.
3. Hồ Đắc Lộc, Huỳnh Châu Duy. (13/05/2020). Phát triển trí tuệ nhân tạo tại
Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, số 1+2A (2020), trang 27-31.
4. Hồng Vinh. (28/12/2022). Đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh
vực hành chính công. Truy cập từ https://vneconomy.vn/day-manh-ung-
dung-tri-tue-nhan-tao-trong-linh-vuc-hanh-chinh-cong.htm
5. La Duy. (03/10/2022). Nhân lực AI tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng 10% nhu
cầu. Truy cập từ https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/cac-van-de/nhan-
luc-ai-tai-viet-nam-moi-chi-dap-ung-10-nhu-cau-707030
6. Mai Hà. (22/09/2023). Phát triển trí tuệ nhân tạo, nhằm mục tiêu đưa Việt
Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo. Truy cập từ
https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/cac-van-de/phat-trien-tri-tue-nhan-
tao-nham-muc-tieu-dua-viet-nam-tro-thanh-trung-tam-doi-moi-sang-tao-
743804
7. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2019 của BCHTWĐ về một số chủ
trương chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư. Truy cập từ https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-
ban-cua-dang/nghi-quyet-so-52-nqtw-ngay-2792019-cua-bo-chinh-tri-ve-
mot-so-chu-truong-chinh-sach-chu-dong-tham-gia-cuoc-cach-mang-cong-
5715
8. Ngọc Bích. (07/10/2019). Trí tuệ nhân tạo là đòn bẩy phát triển kinh tế - xã
hội. Truy cập từ https://cand.com.vn/Cong-nghe/Tri-tue-nhan-tao-la-don-
bay-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-i538704/
9. Nguyễn Quốc Trung. (18/11/2021). Phát huy vai trò nhân lực KH&CN phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, số 11A (2021), trang 4-6.
10. Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về
Ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ
nhân tạo đến năm 2030. Truy cập từ
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/cong-nghe-thong-tin/quyet-dinh-127-qd-
ttg-2021-chien-luoc-nghien-cuu-phat-trien-va-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-
den-2030-463680.aspx
11. Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về
Ban hành chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến
năm 2030. Truy cập từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/cong-nghe-
thong-tin/quyet-dinh-2289-qd-ttg-2020-chien-luoc-quoc-gia-ve-cach-mang-
cong-nghiep-lan-thu-tu-den-2030-461337.aspx
12. Quỳnh Nga. (04/08/2019). Phát triển trí tuệ nhân tạo: Chính sách thúc đẩy
đầu tư đặc biệt. Truy cập từ https://congthuong.vn/phat-trien-tri-tue-nhan-
tao-chinh-sach-thuc-day-dau-tu-dac-biet-123382.html
13. Thanh Anh. (15/08/2023). Từ ChatGPT đến AI: Thực trạng và ứng dụng
trong chiến lược phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo của Việt Nam. Truy
cập từ https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/cong-bo-ket-qua-nghien-
cuu/-/2018/828120/tu-chatgpt-den-ai--thuc-trang-va-ung-dung-trong-chien-
luoc-phat-trien-cong-nghe-tri-tue-nhan-tao-cua-viet-nam.aspx

You might also like