You are on page 1of 37

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

BÀI TẬP LỚN


TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH, ĐỊNH GIÁ


CTCP TÀU CAO TỐC SUPERDONG – KIÊN GIANG

NHÓM 9 – L03 IM3005

STT Họ & Tên MSSV Hoàn thành


1 Nguyễn Trường Sơn 1914968 100%
2 Hồ Thị Phương Thảo Nhi 1914501 100%
3 Nguyễn Thị Thơm 1915366 100%
4 Nguyễn Thị Tuyết Mỹ 1914208 100%
5 Phạm Văn Lộc 1914031 100%
6 Võ Nhật Tân 1915080 100%

Tp.HCM, 03/2021

i
LỜI MỞ ĐẦU

Quản trị tài chính doanh nghiệp, một trong những lĩnh vực đòi hỏi nguồn nhân lực phải
hiểu biết và có đủ kiến thức nền tảng để có thể học tập, nghiên cứu, làm việc trong lĩnh vực
này. Người học phải được trang bị về cả nội dung kiến thức liên quan đến kế toán tài chính và
kế toán quản trị. Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng giúp cho doanh nghiệp có khả
năng đánh giá, nhận định tình hình hoạt động của công ty và từ đó đưa ra những dự án hoạch
địch, các quyết định đầu tư, đưa ra và triển khai thực hiện các kế hoạch, chính sách tập trung
vào những mục tiêu mà công ty, tổ chức đã đề ra. Trong quá trình hoàn thành môn học “Tài
chính doanh nghiệp” của chương trình đào tạo cử nhân khoa Quản lý Công nghiệp, nhóm
chúng tôi được yêu cầu vận dụng kiến thức môn học để đánh giá và phân tích một số nội dung
kiến thức như: đánh giá hoạt động, phân tích các chỉ số tài chính, định giá cổ phiếu,.. Bài phân
tích được thực hiện hướng đến các đối tượng có kiến thức về tài chính, quản trị nên không được
diễn giải cụ thể từng nội dung kiến thức. Người đọc có thể tham khảo một số nội dung kiến
thức được nhóm liệt kê tại phần phụ lục A của bài phân tích. Bài phân tích được hoàn thiện bởi
các thành viên chưa có trải nghiệm thực tế, hãy gửi cho nhóm biết nếu có bất cứ đóng góp liên
quan đến bài phân tích này. Nhóm xin trân trọng cảm ơn vì bạn đã đọc hết những lời này.

❖ Cơ sở hình thành đề tài:


CTCP TÀU CAO TỐC SUPPERDONG - KIÊN GIANG là một trong những công ty làm
việc trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hành khách biển, dịch vụ gắn liền với các nhu cầu, sở thích
của những người thích du lịch, đi khắp nơi cùng gia đình, bạn bè, tìm không gian giải tỏa những
căng thẳng trong cuộc sống. trong tâm thế là những người trẻ thích đi xung quanh và khám phá
những điều mới lạ, nhóm đã để ý và ấn tượng với công ty thông qua các chuyến du lịch đến các
đảo. Vì vậy , nhóm quyết định thực hiện đánh giá và phân tích để hiểu rõ hơn về công ty và tình
hình hoạt động của ngành biển trong những năm vừa qua. Ngoài ra nhóm được biết công ty là
một trong 45 doanh nghiệp niêm yết có hoạt động ỈR tốt nhất năm 2020 do Vietstock bình chọn.
Đó là những nguyên nhân chính dẫn nhóm đến với đề tài.
❖ Mục tiêu đề tài:
- Các báo cáo tài chính là cơ sở chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng thể nhất về tình hình vốn, tài sản, tình hình hoạt động tạo ra
lợi nhuận hay không tạo ra lợi nhuận, tình hình nợ,... Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài

i
chính thể hiện chưa thể khẳng định rõ thực trạng hoạt động, rủi ro, triển vọng và xu hướng phát
triển của doanh nghiệp. Phân tích tài chính sẽ làm rõ cả những vấn đề này dựa vào các phương
pháp và các chỉ số tài chính của doanh nghiệp.
- Các mục tiêu cụ thể:
+ Tóm tắt các hoạt động của công ty, tóm tắt về thị trường công ty đang hoạt động.
+ Phân tích và đánh giá hoạt động của công ty trong quá khứ và tiềm năng tăng trưởng của
công ty trong tương lai (tối thiểu 3 năm).
+ Phân tích các báo cáo tài chính và bình luận đánh giá tình hình tài chính
+ Phân tích xu hướng (cho 3 năm gần nhất).
+ Phân tích so sánh với ngành (cho một năm gần nhất).
+ Ước tính chi phí sử dụng vốn trung bình WACC.
+ Định giá công ty, định giá cổ phiếu.

ii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................. i
MỤC LỤC..................................................................................................................................... iii
DANH SÁCH SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU .................................................................................... iv
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG CTCP TÀU CAO TỐC SUPERDONG - KIÊN GIANG . 1
I. Tổng quan về CTCP Tàu cao tốc Supperdong – Kiên giang .............................................. 1
II. Tổng quan về thị trường hoạt động....................................................................................... 1
PHẦN II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG TY ........................................... 2
A. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CTCP TÀU CAO TỐC SUPERDONG - KIÊN GIANG ..... 2
I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TRONG QUÁ KHỨ (2017 VỀ TRƯỚC ...... 2
II. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH (PHÂN TÍCH XU HƯỚNG) ................................................................................. 2
1. Phân tích các khoản mục tài sản. .................................................................................................... 2
2. Phân tích nguồn vốn ......................................................................................................................... 4
3. Phân tích Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận. ..................................................................................... 5
4. Phân tích Biến động dòng tiền. ....................................................................................................... 6
5. Xem xét tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. ......................................................................... 7
III. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ........................................................................ 7
1. Phân tích cơ cấu nợ ngắn hạn. ........................................................................................................ 7
2. Phân tích khả năng thanh toán. ....................................................................................................... 8
3. Phân tích hiệu quả hoạt động. ......................................................................................................... 8
4. Phân tích khả năng sinh lợi. .......................................................................................................... 10
5. Phân tích khả năng sinh lợi. .......................................................................................................... 14
IV. ƯỚC TÍNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TRUNG BÌNH (WACC) ................................... 15
V. ĐỊNH GIÁ CÔNG TY, ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ................................................................ 16
1. Phương pháp định giá cổ phiếu. ................................................................................................... 16
2. Định giá công ty.............................................................................................................................. 17
VI. SO SÁNH VỚI NGÀNH VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ................................................. 18
1. So sánh với ngành vận tải, kho bãi............................................................................................... 18
2. So sánh với đối thủ cạnh tranh...................................................................................................... 19
B. TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG TRONG TƯƠNG LAI .................................................. 20
1. Đánh giá khả năng tăng trưởng..................................................................................................... 20
2. Những hướng phát triển trong tương lai..................................................................................... 21
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 22
PHỤ LỤC A: LÝ THUYẾT ....................................................................................................... 23
PHỤ LỤC B: BẢNG CÔNG THỨC ......................................................................................... 25
PHỤ LỤC C: BÁO CÁO TÀI CHÍNH CTCP TÀU CAO TỐC SUPERDONG - KIÊN
GIANG ......................................................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 31

iii
DANH SÁCH SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU

Danh sách sơ đồ:


Sơ đồ 1. Phân tích Dupont năm 2020 .........................................................................................12
Danh sách bảng:
Bảng 1.1. Thông tin các tuyến đường ............................................................................................1
Bảng 2.1. Phân tích xu hướng các khoản mục tài sản từ 2018-2020 của SKG ..............................2
Bảng 2.2. Bảng giá trị hao mòn TSCĐ...........................................................................................3
Bảng 2.3. Tỷ suất đầu tư và tỷ suất tài trợ TSCĐ ..........................................................................4
Bảng 2.4. Phân tích xu hướng các khoản mục nguồn vốn từ 2018-2020 của SKG. ......................4
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động 2018-2020 hợp nhất theo tỷ lệ phần trăm doanh thu. ......................5
Bảng 2.6. Phân tích biến động dòng tiền ........................................................................................6
Bảng 2.7. Phân tích giá trị vốn lưu động ròng ...............................................................................7
Bảng 2.8. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) ....................................................................................14
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng nội tại ............................................................................................20
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng bền vững .......................................................................................21
Bảng 4.1. Tham khảo chỉ số lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam ...........................................16
Bảng 4.2. Tham khảo chỉ số Phần bù rủi ro tăng thêm của thị trường .........................................16
Bảng 5.1. So sánh giữa các năm ....................................................................................................16
Bảng 5.2. Chỉ số cổ phiếu ..............................................................................................................17
Bảng 5.3. Định giá giá trị thực của cổ phiếu .................................................................................17
Bảng 5.4. Tình hình tăng trưởng doanh thu ...................................................................................18
Bảng 6.1. Bảng so sánh với đối thủ cạnh tranh cùng ngành ..........................................................19
Danh sách biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ so sánh tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế SKG từ 2018-2020. ...........6
Biểu đồ 2.2. Mối quan hệ cân đối giữa nợ phải thu với nợ phải trả .............................................7
Biểu đồ 2.3. Các tỷ số nhóm tỷ số thanh khoản ...........................................................................8
Biểu đồ 2.4. Vòng quay hàng tồn kho ..........................................................................................9
Biểu đồ 2.5. Vòng quay khoản phải thu .......................................................................................9
Biểu đồ 2.6. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (PM) ..................................................................10
Biểu đồ 2.7. Tỷ số ROA .............................................................................................................11
Biểu đồ 2.8. Tỷ số ROE..............................................................................................................11
Biểu đồ 2.9. Mối quan hệ giữa TAT, PM và ROA ....................................................................12
Biểu đồ 2.10. Tổng tài sản trên vốn cổ đông ................................................................................12
Biểu đồ 2.11. Tỷ số nợ .................................................................................................................13
Biểu đồ 2.12. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu.................................................................................14

iv
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG CTCP TÀU CAO TỐC
SUPERDONG - KIÊN GIANG
I. Tổng quan về CTCP Tàu cao tốc Supperdong – Kiên giang
- Tên công ty: Công ty cổ phần Tàu cao tốc Superdong-Kiên Giang (SKG)
- Mã chứng khoán: SKG, Ngày thành lập: 14/11/2007
- Ngành nghề: Vận tải biển
- Trụ sở chính: Số 10, đường 30/4, khu phố 2, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang.
- Công ty được thành lập với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 9.6 tỷ đồng. Hoạt động chính là vận
tải hành khách và hàng hóa ven biển và bằng đường thủy nội địa.
- Ngày 22/01/2010 Công ty chuyển đổi hình thức thành Công ty cổ phần.
- Ngày 08/07/2014, công ty niêm yết lần đầu trên thị trường giao dịch HOSE.
Bảng 1.1. Thông tin các tuyến đường khai thác
Tàu cao tốc Superdong VI, VII, VIII, IX
Hà Tiên – Phú Quốc:
và Phà Superdong PI, PII
Rạch Giá – Phú Quốc: Tàu cao tốc Superdong III, IV, V, X và XII
Rạch Giá – Nam Du: Tàu cao tốc Superdong I, II, XI
Sóc Trăng – Côn Đảo: Tàu cao tốc Superdong Côn Đảo I, II
Phan Thiết – Phú Quý: Tàu Superdong Phú Quý I, II
II. Tổng quan về thị trường hoạt động
Hiện nay kinh tế ngày càng phát triển, của cải vật chất ngày càng gia tăng làm cho nhu cầu
vận chuyển cũng tăng theo. Thời gian gần đây, liên tục xuất hiện các hãng hàng không mới có
thời gian bay nhanh, giá vé ngày càng hợp lý đã tác động đến sự lựa chọn của hành khách, từ đó
xuất hiện những rủi ro của “sản phẩm” thay thế. Dù vậy, lĩnh vực vận tải thủy theo tuyến cố định
bằng các phương tiện cao tốc tại địa phương lại có những lợi thế riêng mà hàng không khó có thể
thay thế được như địa bàn hoạt động với khách hàng mục tiêu chủ yếu đến từ khu vực đồng bằng
sông Cửu Long với dân số đông, độ tuổi trung bình trẻ vốn luôn quan tâm đến chi phí, thời gian
di chuyển, sự tiện lợi trong việc di chuyển. Môi trường kinh doanh ngày một hoàn thiện, minh
bạch hơn cũng như sự tăng trưởng đột biến của du lịch biển đảo đã mang đến nhiều tên tuổi mới
gia nhập ngành, tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Là một doanh nghiệp trưởng thành,
lớn mạnh lên trong cạnh tranh. Công ty luôn chủ động nắm bắt xu hướng của thị trường để đưa
ra các chiến lược, giải pháp tiên phong để từ đó, đón đầu nhu cầu thị trường, khẳng định vị thế
của doanh nghiệp dẫn đầu thị trường.

1
PHẦN II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG TY

A. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CTCP TÀU CAO TỐC SUPERDONG - KIÊN GIANG
I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TRONG QUÁ KHỨ (2017 VỀ TRƯỚC)
Trong những năm từ 2017 trở về trước hoạt động kinh doanh của công ty phát triển mạnh mẽ,
năm 2014 doanh thu đạt gần 224 tỷ đồng và sau ba năm 2017 doanh thu tăng trưởng đến hơn
401,5 tỷ đồng. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh chóng, lợi nhuận sau thuế của công ty
cũng tăng trưởng theo, năm 2017 do ảnh hưởng từ thời tiết diễn ra bất thường làm tổng lợi nhuận
sau thuế của công ty giảm sút so với năm trước. Do nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng nên
trong những năm này công ty liên tục đầu tư tài sản, vật dụng để mở rộng quy mô, dẫn đến
nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng trưởng với mức tương ứng, công ty không có số dư nợ dài hạn.
Các chỉ số ROS, ROA, ROE đều trong tình trạng tăng trưởng ổn định, ngoài trừ năm 2016 và
2020 do ảnh hưởng từ tác động từ bên ngoài như các cuộc thiên tai và dịch bệnh Covid-19.

II. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH (PHÂN TÍCH XU HƯỚNG)
Chọn năm 2018 là gốc để xem xét hoạt động của các năm tiếp theo. Bảng phân tích xu hướng
xem xét, phân tích biến động của các khoản mục phân tích trong ba năm 2018-2020 của SKG
được lập thành các bảng trong từng phần bên dưới (tham khảo công thức tính và các báo cáo tài
chính của SKG trong phần phụ lục B và C):

1. Phân tích các khoản mục tài sản.


Bảng 2.1. Phân tích xu hướng các khoản mục tài sản từ 2018-2020 của SKG.
CTCP TÀU CAO TỐC SUPERDONG 2018 2019 2020
KIÊN GIANG (%,triệu (%,triệu (%,triệu
đồng) đồng) đồng)
TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 94 100
Tiền và các khoản tương đương 100 62 132
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 100 98 102
Các khoản phải thu ngắn hạn 100 80 83
Hàng tồn kho 100 107 122
Tài sản ngắn hạn khác 100 293 271
TÀI SẢN DÀI HẠN 100 112 100
Các khoản phải thu dài hạn 100 78 52
Tài sản cố định 100 116 106
Tài sản dở dang dài hạn 100 2 25

2
Đầu tư tài chính dài hạn (Đv:triệu đồng) 0 35.000 14.000
Tài sản dài hạn khác 100 205 161
TỔNG TÀI SẢN 100 105 100
Đánh giá năng lực của tài sản doanh nghiệp qua các khoản mục sau:
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: giá trị đầu tư thay đổi không ổn định qua từng năm,
mức biến động trong khoảng 2% so với năm gốc. Cụ thể nguyên nhân khoản mục giảm trong
năm 2019 do khoản đầu tư tài chính là tiền gửi có kỳ hạn của Công ty được điều chuyển từ chỉ
tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn sang chỉ tiêu đầu tư tài chính dài hạn số tiền khoảng 35 tỷ đồng.
- Các khoản phải thu: các khoản phải thu ngăn hạn và dài hạn đều có trạng thái lạc quan, đặc
biệt tới năm 2020 gần 50% khoản phải thu dài hạn đã được thu hồi đều qua từng năm. Tuy nhiên
khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng trong năm 2020, nguyên nhân chính do tác động từ
dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến thu nhập và tình hình hoạt động của khách hàng và các bên
liên quan.
- Các khoản mục hàng tồn kho: do là loại hình doanh nghiệp dịch vụ nên hàng tồn kho của
công ty chỉ bao gồm các khoản mục chính sau: Phụ tùng, dầu DO và công cụ, dụng cụ (trong đó
phụ tùng chiếm tỷ trọng tương đối cao khoảng 80%). Lượng hàng tồn kho tăng mạnh từ 2019-
2020 nguyên nhân do giảm lượng vận tải do ảnh hưởng từ dịch bệnh và các chính sách giãn cách
phòng dịch bệnh Covid-19.
- Tài sản lưu động khác: bao gồm các khoản mục chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT
được khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước. Từ 2018-2020 tăng khoảng 7-8 tỷ
đồng, hơn 170% so với 2018. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đột biến này là do các chính sách
hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh Covid-19 của nhà nước.
- Tài sản cố định: Đề phục vụ cho chiến lược tập trung vào kinh doanh, công ty đã liên tục
đầu tư thêm tàu và phà mới làm tăng khoản mục tài sản cố định từ khảng 499 tỷ đồng lên đến
khoảng 579 tỷ đồng năm 2019 và giảm còn 528 tỷ đồng do thanh lý một số tài sản năm 2020.
Bảng 2.2. Bảng giá trị hao mòn TSCĐ
Chênh lệch Chênh lệch
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
2019/2018 2020/2019
1. Giá trị hao mòn TSCĐ (triệu) 174.842 225.766 277.792 50.924 52.026
2. Nguyên giá TSCĐ (triệu) 673.900 804.984 806.408 131.084 1.424
3. Hệ số hao mòn TSCĐ (1)/(2) 0.26 0.28 0.345 0.02 0.065
- Hệ số hao mòn TSCĐ, giá trị hao mòn TSCĐ, nguyên giá TSCĐ tăng dần qua từng năm cho
thấy chiến lược đầu tư TSCĐ mở rộng kinh doanh của công ty như đã nêu trên.

3
Bảng 2.3. Tỷ suất đầu tư và tỷ suất tài trợ TSCĐ

Chênh lệch Chênh lệch


Chỉ tiêu 2018 2019 2020
2019/2018 2020/2019
Hệ số đầu tư (giá trị TSCĐ
0,57 0,62 0,60 0.5 0.2
/Tổng tài sản)
Hệ số tự tài trợ tài sản cố định
1,73 1,57 1,65 -1.6 0.8
(Vốn chủ sở hữu/giá trị TSCĐ)
Như vậy sự thay đổi tài sản cố định tăng qua năm 2019 để tập trung phát triển kinh doanh và
giảm qua năm 2020 do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Cùng với đó là sự thay đổi tương tự
trong lượng tự tài trợ từ vốn chủ sở hữu của công ty thay vì các khoản nợ dài, ngắn hạn như đã
phân tích trước đó.

2. Phân tích nguồn vốn


Bảng 2.4. Phân tích xu hướng các khoản mục nguồn vốn từ 2018-2020 của SKG.
CTCP TÀU CAO TỐC SUPERDONG
KIÊN GIANG 2018 2019 2020
NỢ PHẢI TRẢ 100 91 70
Phải trả người bán ngắn hạn 100 112 62
Người mua trả tiền trước ngắn hạn 100 91 60
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 100 39 67
Phải trả người lao động 100 101 71
Phải trả ngắn hạn khác 100 75 189
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 100 - -
Nợ dài hạn - - -
VỐN CHỦ SỞ HỮU 100 106 101
Vốn góp của chủ sở hữu 100 110 110
Thặng dư vốn cổ phần 100 100 100
Quỹ đầu tư phát triển 100 73 73
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 100 64 64
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 100 98 83
TỔNG NGUỒN VỐN 100 105 100

Từ năm 2018-2019, tổng nguồn vốn của công ty tăng 5% rồi trở lại mức 100% so với năm
2018.Mặc dù các khoản nợ phải trả liên tục giảm một khoảng đáng kể (hơn 30%) nhưng lượng
vốn chủ sở hữu năm 2019 vẫn tăng khoảng 47 tỷ đồng để tài trợ cho đầu tư TSCĐ như đã nêu ở
các mục trước. Và đến năm 2020 do ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch bênh Covid-19 các khoản
mục như quỹ đầu tư phát triển, người mua trả tiền trước,..đều giảm mạnh. Đặc biệt khoản mục
quỹ khen thưởng, phúc lợi bị cắt giảm hoàn toàn. Mặc dù tình hình không mấy lạc quan tuy

4
nhiên công ty vẫn không gia tăng một khoản mục nợ dài hạn nào và luôn giữ số nợ dài hạn “có”
tại mức 0 đồng và thay vào đó là sự tự tài trợ từ nguồn vốn cổ đông.

3. Phân tích Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận.


Bảng 2.5. Kết quả hoạt động 2018-2020 hợp nhất theo tỷ lệ phần trăm doanh thu.
CTCP TÀU CAO TỐC SUPERDONG
KIÊN GIANG 2018 2019 2020
Tổng doanh thu 100 100 100
Doanh thu thuần BH và DV 96,19 95,93 96,15
Giá vốn hàng bán 56,49 63,72 75,18
Lợi nhuận gộp 39,69 32,20 20,96
Doanh thu hoạt động tài chính 3,59 2,46 3,44
Chi phí tài chính 0,04 0,02 0,01
Lợi nhuận gộp 3,55 2,44 3,43
Lãi gộp 43,24 34,64 24,39
CP bán hàng 9,75 8,99 12,12
CP quản lý doanh nghiệp 3,61 3,31 4,74
Tổng 13,35 12,30 16,86
Lợi nhuận thuần HĐKD 29,89 22,34 7,53
Thu nhập khác 0,22 1,62 0,42
Chi phí khác 0,02 1,34 0,08
Lợi nhuận khác 0,21 0,28 0,33
Tổng lợi nhuận trước thuế 30,10 22,62 7,86
Thuế 1,8 1,17 0,69
Lợi nhuận sau thuế 28,3 21,45 7,17
Theo số liệu từ bảng trên, nhận thấy mặc dù tỷ trọng doanh thu đến từ hoạt động kinh
doanh của công ty có ít biến động, tuy nhiên giá trị thực của khoản mục tổng doanh thu năm
2020 giảm 154.803 tỷ so với năm 2019 và giảm 143.460 tỷ so với năm 2018. Ngoài ra tỷ trọng
giá vốn hàng bán tăng mạnh qua từng năm. Năm 2019 tăng hơn 7% so với 2018 và năm 2020
tăng gần 12% so với năm 2019. Từ dó dẫn đến sự sụt giảm nặng nề của lãi gộp và thấp nhất
xuống tới mức 24.4% doanh thu tại năm 2020. Không chỉ thế chi phí cho việc bán hàng và quản
lý của công ty cũng tăng theo và mặc dù có sự hỗ trợ giảm thuyế từ nhà nước tuy nhiên lợi nhuận
sau thuế của công ty vẫn chạm mức 7.17% vào năm 2020.

5
Từ biểu đồ 2.1 nhận thấy trong năm 500,000 Lợi nhuận sau thuế

2020 Tổng doanh thu cùng lợi nhuận 400,000


sau thuế của công ty giảm mạnh do ảnh 300,000
hưởng của dịch bệnh Covid-19 và các 200,000
chính sách giãn cách xã hội của nhà 100,000
nước. Những tác0 động của dịch bệnh 0
2018 2019 2020
làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động Biểu đồ 2.1 Biểu đồ so sánh tổng doanh thu và lợi
của các ngành liên quan như: du lịch, nhuận sau thuế SKG từ 2018-2020.

nhà hàng, khách sạn,..từ đó tạo ra những ngoại tác đến vận tải hành khách-hoạt động kinh doanh
chính yếu của SKG. Năm 2020, dự báo lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm trên
80%, khách du lịch nội địa giảm 45%, ước tính tổng thiệt hại lên tới 23 tỷ USD (theo
baochinhphu.vn). Ngoài ra, trong năm 2020, mặc dù doanh thu và giá vốn hàng bán giảm tuy
nhiên các chi phí bán hàng, quản lý vẫn tăng so với những năm hoạt động bình thường khác. Đây
là điểm doanh nghiệp cần quan tâm lưu ý.

4. Phân tích Biến động dòng tiền.


Bảng 2.6. Phân tích biến động dòng tiền
Tỷ trọng dòng tiền so với tổng dòng tiền từ các hoạt động
Lưu chuyển tiền từ
2018 2019 2020
Hoạt động SXKD 1.9 2.2 0.81
Hoạt động đầu tư -1.04 -1.31 0.02
Họat động tài chính 0.14 0.11 0.17
Tỷ trọng dòng tiền đến từ hoạt động kinh doanh đều vượt mức 100% và tỷ trọng dòng tiền
hoạt động đầu tư đều mang “giá trị âm” khi doanh nghiệp chưa gánh chịu những ảnh hưởng tiêu
cực từ dịch bệnh Covid-19 ở năm 2018 và 2019. Nguyên nhân là do trong hai năm này doanh
nghiệp dùng tiền đầu tư, mua mới các tài sản cố định để tập trung cho mục tiêu phát triển kinh
doanh của doanh nghiệp. Và cho đến năm 2020, việc giảm thiểu rủi ro và sự gánh chịu ảnh
hưởng từ dịch bệnh, tất cả các dòng tiền đầu tư, cho vay đều thụt giảm lại từ đó dẫn đến giá trị
dương trong tỷ trọng của hoạt động đầu tư tại năm 2020. Điều cần đặc biệt lưu ý là giá trị dòng
tiền từ lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2020 chỉ còn khoảng gần 25 tỷ đồng trong khi
những năm trước đó điều vượt con số 100 tỷ đồng, giảm hơn 76% so với một năm trước đó
(2019) và giá trị dòng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng giảm gần
một phần hai so với năm trước đó. Từ những tỷ số và nhận xét trên chưa thể đánh giá doanh

6
nghiệp hoạt động chưa hiệu quả hay có vấn đề mà cần xem xét đến nhiều phương diện khác được
đánh giá và nhận xét trong bài.

5. Xem xét tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Bảng 2.7. Phân tích giá trị vốn lưu động ròng
NWC (đv: triệu đồng) 2018 2019 2020
Giá trị tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn: 291,525 273,556 297,394

Từ giá trị NWC, nhận thấy tài sản ngắn hạn của công ty đang lớn hơn so với các khoản
nợ ngắn hạn của công ty trong cả ba năm.Từ đó cho thấy công ty đang sử dụng hợp lý nguồn vốn
tự tài trợ. Tuy nhiên giá trị tài sản ngắn hạn lại quá lớn so với nợ ngắn hạn, gấp khoảng 16 lần
trong năm 2018, 2019 và hơn 22 lần trong năm 2020. Mặc dù vậy, vẫn chưa thể kết luận khả
năng sử dụng nguần tài trợ, đầu tư của doanh nghiệp là không hiệu quả mà cần xem xét đến phần
chi phí sử dụng vốn và đòn bẩy tài chính hay cán cân nợ được phân tích trong mục III phía dưới.
Xem xét nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu và tài sản cố định: Trong những năm qua doanh nghiệp
hoạt động mà không có khoản vay dài hạn hay nói cách khác các khoản tài trợ cho tài sản cố
định, đầu tư phần lớn xuất phát từ nguần vốn chủ sở hữu, cụ thể hệ số tự tài trợ tài sản cố định
của công ty như đều lớn hơn 1.5 trong cả ba năm (Bảng 2.3).

III. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH


1. Phân tích cơ cấu nợ ngắn hạn.
Cơ cấu công nợ ngắn hạn thể hiện quan hệ cán cân thanh toán và tình trạng chiếm dụng hay bị
chiếm dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhận xét: Nhìn chung thì Nợ phải trả


120,000
111,715
ngắn hạn giảm dần từ năm 2018 đến năm 100,000 89,057
92,369
2020. Trong khi đó Nợ phải thu ngắn hạn 80,000
60,000 Nợ phải thu ngắn hạn
có sự biến động, giảm mạnh từ năm 2018
40,000
19,720 17,894
đến 2019, nguyên nhân chủ yếu là do các 20,000 13,745
0
khoản trả trước cho người bán giảm mạnh
2018 2019 2020
và đến năm 2020 thì tăng nhẹ. Trong 3
Biểu đồ 2.2 Mối quan hệ cân đối giữa nợ phải
năm thì Nợ phải thu ngắn hạn luôn lớn thu với nợ phải trả
hơn Nợ phải trả ngắn hạn và có sự chênh lệch rất là lớn. Như vậy với cơ cấu nợ ngắn hạn của
công ty bị chiếm dụng nhiều hơn đi chiếm dụng và mang tính thụ động cao

7
2. Phân tích khả năng thanh toán.
Tỷ lệ thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản
tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán nhanh càng
cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, tỷ lệ thanh toán càng thấp
thì khả năng thanh nhanh của doanh nghiệp toán khó mà tin tưởng được
Tỷ lệ thanh toán hiện thời cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng
thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán hiện thời càng cao thì khả năng thanh
toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại tỷ lệ thanh toán càng thấp thì khả năng
thanh toán của doanh nghiệp khó mà tin tưởng được.

Nhận xét: Nhìn chung tỷ số thanh toán nhanh 25


22.64
và tỷ số thanh toán hiện thời qua các năm đều 20 20.6
15.78 16.29
tăng đồng thời. Năm 2019, cả 2 tỷ số đều tăng 15 14.92
14.62
nhẹ nhưng đến năm 2020 thì cả 2 chỉ số tăng 10
gần khoảng 40% . Điều này cho thấy được 5 Tỷ số thanh toán hiện…
công ty đã cố gắng tăng tài sản ngắn hạn và
0
giảm những khoản nợ ngắn hạn. Đồng thời cả 2 2018 2019 2020

chỉ số này cao sẽ giúp doanh nghiệp càng dễ Biểu đồ 2.3. Các tỷ số nhóm tỷ số thanh khoản

huy động vốn và ngày càng các doanh nghiệp được tin tưởng,

3. Phân tích hiệu quả hoạt động.


Tình hình tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện qua khả năng luân chuyển vốn của doanh
nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn chưa thể hiện được toàn diện tình hình, kết quả, hiệu quả của
hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhưng thể hiện được khả
năng chuyển đổi tài sản, vốn thành thu nhập và ngược lại từ thu nhập tạo điều kiện tài chính cho
việc bù đắp chi phí, tạo vốn, tích luỹ vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Có nhiều
chỉ tiêu đo lường và đánh giá khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp nhưng việc phân tích
khả năng luân chuyển vốn thường tập trung vào luân chuyển của những tài sản và vốn sau:
- Vòng quay hàng tồn kho:
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ ngắn hạn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh diễn ra liên tục. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua một trong 2 chỉ tiêu
sau: Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho

8
350,000 14.00
12.52
12.65
300,000 12.00
250,000 10.00
9.06
200,000 8.00
GVHB
150,000 6.00
HTK bình quân
100,000 4.00
Vòng quay HTK
50,000 2.00
0 0.00
2018 2019 2020
Biểu đồ 2.4. Vòng quay hàng tồn kho

Nhận xét: Năm 2019 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh hơn năm trước 0,13 vòng và giảm
ngày luân chuyển mỗi vòng là 1 ngày. Nhưng đến năm 2020 thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
lại thấp nhất trong 3 năm khoảng 9,06 vòng (giảm 3,59 vòng so với năm trước) và tăng ngày
luân chuyển mỗi vòng là 12 ngày. Với sự thay đổi nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho từ
năm 2018 đến 2019 như vậy thể hiện công ty đã tiết kiệm tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho,
giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi về vốn để mở rộng sản
xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi. Nhưng lại có sự giảm nhanh
chóng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho từ năm 2020 đã khiến cho doanh nghiệp sẽ phải mất
nhiều vốn dự trữ hơn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Vòng quay khoản phải thu:
Tốc độ luân chuyển khoản phải thu vừa thể hiện khả năng luân chuyển vốn - khả năng thu hồi
nợ và dòng tiền dùng thanh toán. Số vòng quay khoản phải thu càng lớn và số ngày một vòng
quay càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển khoản phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ
nhanh, hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh
nghiệp có được thuận lợi hơn về nguồn tiền trong thanh toán.
500,000 5.00
4.28 4.50
400,000 4.00
3.35 Doanh thu
300,000 3.00
Khoản phải thu bình quân
200,000 2.00
Vòng quay khoản phải thu
100,000 1.00

0 0.00
2018 2019 2020
Biểu đồ 2.5. Vòng quay khoản phải thu

9
Nhận xét: Năm 2019 thì số vòng quay khoản phải thu lại tăng rất ít khoảng 0,22 vòng và mỗi
vòng giảm 1 ngày so với năm 2018. Điều này đã cho công ty cố gắng trong việc cải thiện khả
năng thu hồi nợ của công ty, góp phần tích cực trong thanh toán nợ của công ty. Nhưng khi đến
năm 2020 do tác động của dịch covid 19 đã khiến cho tốc độ luân chuyển khoản phải thu giảm
xuống gấp đôi so với 2017 và giảm 1,15 vòng so với năm 2019. Bên cạnh đó doanh thu bán cũng
bị giảm mạnh 62.372 triệu.

4. Phân tích khả năng sinh lợi.


- Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, thể hiện vai trò và hiệu quả của
doanh nghiệp. Tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng
lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn.
500,000 35.00%
29.42% 30.00%
400,000
25.00%
300,000 20.00%
22.36% Lợi nhuận ròng
200,000 15.00%
10.00% Doanh thu ròng
100,000 7.46% 5.00% PM
0 0.00%
2018 2019 2020
Biểu đồ 2.6. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (PM)

Nhận xét: Năm 2019 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn
giảm 7,06% so với năm 2018. Đến năm 2020, dưới sự tác động nhiều yếu tố từ bên ngoài (chủ
yếu là do dịch covid-19) đã khiến doanh thu giảm nhanh chóng 147.804 triệu và kéo theo lợi
thuận sau thuế cũng giảm 78.392 triệu so với năm 2019. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm
2020 cũng giảm 14,9% một mức giảm cao nhất trong 3 năm gần đây. Nói chung cả 3 yếu tố đều
giảm mạnh từ 2019 đến năm 2020 cho thấy được hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng sa
xút, khó có thể đứng vững trên thị trường.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Nhận xét:Quan biểu đồ phân tích chỉ số ROA, nhận thấy lợi nhuận ròng của công ty ngày càng
giảm và tổng tài sản qua các năm không thay đổi đáng kể đã kéo theo tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản giảm dần và cho thấy được công ty đang gặp khó khăn trong các hoạt động sản xuất –
kinh doanh. Đặc biệt là năm 2020 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đã giảm mạnh khoảng 8,3%
so với năm 2019.

10
1,000,000 16%
900,000 14.75% 14%
800,000
12%
700,000
10% Lợi nhuận ròng
600,000 10.87%
500,000 8% Tổng tài sản
400,000 6%
300,000 ROA
4%
200,000
100,000 2.57% 2%
0 0%
2018 2019 2020
Biểu đồ 2.7. Tỷ số ROA

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần thường (ROE): Phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay
chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu.

1,000,000 20%
800,000 15.09% 15%
600,000 Lợi nhuận ròng
11.09% 10%
400,000 VCĐ

200,000 5% ROE
2.61%
0 0%
2018 2019 2020
BIểu đồ 2.8. Tỷ số ROE

Nhận xét: Nhìn chung thì ROE khá giống với ROA đều giảm liên tiếp từ năm 2018 đến năm
2020, lợi nhuận ròng giảm và vốn cổ đông cũng không thay đổi đáng kể. Năm 2019 thì ROE
cũng giảm tương đối 4% so năm 2018, chủ yếu vì lơi nhuận ròng giảm cùng với vốn cổ đông
tăng nhẹ. Đến năm 2020 thì con số này đã giảm gấp đôi 8,48% so với năm 2019, nguyên nhân
chủ yếu là do lợi nhuận ròng giảm mạnh và vốn cổ đông cũng giảm nhưng không đáng kể. Qua
đó ta thấy được công ty đã đầu tư không được hiệu quả, gặp nhiều khó khăn dẫn đến lợi nhuận
giảm nhiều qua các năm.

-Phân tích khả năng sinh lợi qua chỉ số DUPONT:


Phân tích Dupont: là kĩ thuật phân tích bằng cách tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lời
của doanh nghiệp. Nó thường được sử dụng để có cái nhìn cụ thể, tìm ra được nguyên nhân của
hiện trạng tài chính để ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của công ty bằng cách
nào.Mục đích chính của việc sử dụng phương pháp này nhằm chỉ ra cách sử dụng vốn chủ sở
hữu sao cho hiệu quả sinh lời là nhiều nhất.

11
Sơ đồ 1. Phân tích DUPONT năm 2020

ROE
2,61%

ROA Tổng tài sản / Vốn


2,57% X 2,38%

Lợi nhuận / Doanh thu (PM) Vòng quay tài sản (TAT)
7,46% X 0,344

Lợi nhuận
22.708
: Doanh thu
304.339
Doanh thu
304.339
: Tổng tài sản
884.956

Tổng doanh thu


316.539 - Tổng chi phí
293.831
Tài sản cố định
573.817
+ Tài sản lưu động
311.139

Tiền mặt
GVHB Khoản phải thu
14.586
237.977 CP hoạt 92.369
động
Chi phí khác 53.370 Tồn kho
268 28.036
Thuế TNDN Đầu tư tài chính
2.182 164.787
CP tài chính TSLĐ khác
34 11.361

12
- Trước tiên, ta phân tích mối quan hệ giữa Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (PM) và Vòng quay tài
sản (TAT) sẽ ảnh hưởng đến ROA:
0.6 35%
29.42% 30%
0.5
Vòng quay tài sản (TAT)
25%
0.4
22.36%
20% Tỷ lệ lợi nhuận trên
0.3
14.75% 15% doanh thu (PM)
0.2 10.87% Suất sinh lợi trên tổng tài
10%
7.46% sản (ROA)
0.1 5%
2.57%
0 0%
2018 2019 2020
Biểu đồ 2.9. Mối quan hệ giữa TAT, PM và ROA

Nhận xét: Nhìn vô hình ta có thể thấy từ năm 2018 đến năm 2020 vòng quay tài sản và tỷ lệ lợi
nhuận trên doanh thu đều có xu hướng giảm đã kéo theo ROA giảm theo. Đồng thời chỉ số ROA
đều dưới mức 20% qua các năm, thậm chí năm 2020 các chỉ số này còn dưới 5% đã cho thấy
hiệu quả hoạt động của công ty ở mức rất là thấp.

- Bên cạnh đó, ta phải xem xét tố Tổng tài sản trên vốn cổ đông (EM) khi xem xét đến sự thay đổi
của ROE qua các năm:
940,000
1.40
920,000 1.20
1.02 1.02 1.02
900,000 1.00

880,000 0.80 Tổng tài sản


0.60 VCĐ
860,000
0.40 PM
840,000 0.20
820,000 0.00
2018 2019 2020
Hình 2.10 Tổng tài sản trên vốn cổ đông

Nhận xét: Nhìn chung từ năm 2018 đến năm 2020 thì Tổng tài sản trên vốn cổ đông gần như là
không thay đổi và xấp xĩ bằng 1 nghĩa rằng giá trị vốn chủ sở hữu luôn gần bằng với số nợ phải
trả, do đó khả năng trả nợ luôn được đáp ứng. Ngoài ra, Công ty SKG có khoản nợ vay không
đáng kể, gần như là không có, nghĩa là doanh nghiệp đã không phải vay tiền để mua tài sản, hoặc
đã thanh toán hết các khoản nợ này rồi.

13
-Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS): Việc đánh giá lãi cơ bản trên cổ phiếu phổ thông cũng cho
thấy được khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty:
Bảng 2.8. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS)
Năm 2018 2019 2020
Lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập doanh
130.175 100.100 22.708
nghiệp (Triệu đồng)
Lợi nhuận phân bổ cho cổ phiếu phổ thông
130.175 100.100 22.708
(Triệu đồng)
Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành 57.574..956 63.331.735 63.331.735
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng) 2.261 1.596 359
Nhận xét:Nhìn chung thì cứ mỗi cổ phiếu VNĐ được giao dịch trên thị trường năm 2018 sẽ
mang về một khoản lợi nhuận là 2.261 VNĐ.Năm 2019 Lãi trên cổ phiếu là 1.596 VNĐ đã làm
giảm một khoản lợi nhuận so với năm 2018 là 665 VNĐ. Đặc biệt hơn nữa là đến năm 2020 con
số này tiếp tục giảm xuống còn 359 VNĐ. Dựa đây có thể đánh giá sơ bộ rằng doanh nghiệp
đang hoạt động bất ổn và cần đặc biệt xem xét.
5. Phân tích khả năng sinh lợi.
-Phân tích tỷ số nợ:
1,000,000 2.50%
Nhận xét: Nhìn vào hình ta có thể thấy 900,000
2.23%

được sự chênh lệch giữa tổng tài sản và 800,000


1.92% 2.00%
700,000
tổng nợ rất là cao trong 3 năm nên dẫn 600,000 Tổng tài 1.55% 1.50%
sản
500,000 Tổng nợ
đến tỷ số nợ của công ty rất là thấp và 400,000 1.00%
300,000 Tỷ số nợ
có xu hướng giảm. Điều này đã cho thấy 200,000 0.50%
doanh nghiệp chưa tận dụng kênh huy 100,000
0 0.00%
động vốn bằng nợ, tức chưa khai thác 2018 2019 2020

tốt đòn bẩy tài chính. Hình 2.11 Tỷ số nợ


-Phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Nhận xét: Nhìn chung tỷ số nợ trên vốn cổ đông khá giống với tỷ số nợ, đều rất là thấp và có xu
hướng giảm từ năm 2018 đến năm 2020. Năm 2019, tỷ số D/E chỉ có khoảng 1,96% giảm
khoảng 0,33% so với năm 2018. Năm 2020 thì chỉ số này tiếp tục giảm xuống còn 1,58%. Vì tỷ
số D/E thấp (dưới mức 3%) có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp trong việc trả nợ
nhưng nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và đặc biệt là
khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài
chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

14
1,000,000 2.50%
2.29%
800,000 1.96% 2.00%
VCĐ
600,000 1.58% 1.50%
Tổng nợ
400,000 1.00% Tỷ số nợ/VCĐ

200,000 0.50%

0 0.00%
2018 2019 2020
Hình 2.12 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

IV. ƯỚC TÍNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TRUNG BÌNH (WACC)
Chi phí sử dụng vốn, đối với doanh nghiệp, là phần thu nhập hay cái giá mà doanh nghiệp
phải trả cho chủ thể cung cấp vốn trong một khoảng thời gian nhất định, đối với nhà đầu tư, là tỉ
suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Từ bản chất của chi phí
sử dụng vốn, chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC) được tính theo tỉ trọng của các chi phí sử
dụng vốn thành phần (chi phí vốn vay, chi phí vốn cổ phần ưu đãi, chi phí vốn cổ phần thường).

WACC = Kdt*WD + KP*WP + KS*WS


Trong đó:
Kdt: Chi phí sử dụng vốn vay cho cả ba năm 2018, 2019, 2020 bằng 0 do SKG không có các
khoản vay nợ dài hạn. (Kdt = 0)
KP: Chi phí vốn cổ phiếu ưu đãi cả ba năm 2018, 2019, 2020 bằng 0 do công ty không phát hành
cổ phiếu ưu đãi (KP = 0).
- Vậy chi phí sử dụng vốn của công ty cũng chính là chi phí vốn cho cổ phần thường.
Chi phí vốn cho cổ phần thường đánh giá theo phương pháp CAPM:
WACC = KS = Krf + (Km – Krf)βi

Trong đó: Krf = 3.1%


Km – Krf = 8.21%
βi = 0.57 (theo cafef.vn)
 WACC = 3.1% + 8.21%×0.57 = 7.78%

15
Bảng 4.1 : Tham khảo chỉ số lãi suất trái phiếu Bảng 4.2 : Tham khảo chỉ số Phần bù rủi ro tăng
chính phủ Việt Nam thêm của thị trường

Nhận xét: Ta tính được Chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC) là 7,78%. Điều đó thể hiện
công ty SKG muốn sử dụng 100 đồng vốn kinh doanh trong 1 năm thì phải bỏ ra 7,78 đồng chi
phí. Ngoài ra con số 7,78% còn được sử dụng làm tỉ suất chiết khấu để tính giá trị hiện tại của
các dòng tiền trong đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư của doanh nghiệp.

V. ĐỊNH GIÁ CÔNG TY, ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU


1.Phương pháp định giá cổ phiếu.
- Dựa trên phương pháp đánh giá P/E đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu
(Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
Bảng 5.1: Chỉ số EPS và P/E
Chỉ số 2018 2019 2020
EPS 2,460 1,675 359
P/E 7.11 7.64 34.02
- Có nghĩa là nhà đầu tư bỏ ra 34.02 đồng chi phí để mua được 1 đồng lợi nhuận của công ty. Chỉ
số EPS giảm dần qua các năm, chỉ số P/E cao không phải là vì giá thị trường của cổ phần ở hiện
tại cao mà do thu nhập EPS của công ty đang ở mức thấp. Cổ phiếu đang định giá cao, lợi nhuận
ít nhưng mang tính tạm thời, triển vọng công ty trong tương lai rất tốt. EPS giảm xuống, vị thế
của công ty cao. Cổ phiếu giá cao nên không nhận được quá nhiều lợi nhuận khi bán ra. Chỉ số
P/E cao đôi khi là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả (các chỉ số tài chính sẽ
chỉ ra điều này rõ ràng hơn), khiến EPS thấp và thậm chí bằng 0 nên chỉ số P/E mới cao.Điều đó
cho thấy khả năng sinh lời của công ty thấp hay là hiện giá các cơ hội tăng trưởng PVGO không
cao (những chỉ số tài chính sẽ cho những điều này một cách rõ ràng nhất).
Bảng 5.2. Chỉ số cổ phiếu.
Giá cổ phiếu hiện tại 11.9
Tỷ lệ lạm phát < 4%
Số cổ phiếu niêm yết(triệu) 63,331,735
Vốn hóa thị trường(tỷ dồng) 753.65

16
Bảng 5.3. Định giá giá trị thực của cổ phiếu.
Chỉ số 2018 2019 2020
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 2,460 1,675 359
Giá trị sổ sách của cổ phiếu (đồng) 14,988 14,398 13,756
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) 7.11 7.64 34.02
Chỉ số giá thị trường trên giá (P/B) 1.17 0.89 0.89
Không phải P/B thấp là doanh nghiệp đang được định giá thấp vì mức định giá đó hợp lí với
mức sinh lời của công ty. Thậm chí khi chỉ số P/B nhỏ hơn 1, có hai trường hợp xảy ra: Thị
trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản công ty đang bị thổi phồng quá mức hoặc là thu nhập trên tài
sản của công ty quá thấp, nếu như điều kiện đầu tiên xảy ra các nhà đầu tư nên tránh xa cổ phiếu
này bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về giá trị thật của
nó, còn nếu điều thứ 2 đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới của công ty, điều kiện kinh doanh mới
sẽ đem lại triển vọng kinh doanh cho công ty
2. Định giá công ty
Bảng 5.4 Tình hình tăng trưởng doanh thu
Giá trị 2018 2019 2020
ROA(%) 14.75 10.87 2.57
Tổng tài sản (Triệu đồng) 882,653 929,727 884,956
Tổng nợ (Triệu đồng) 19,720 17,894 13,745
Lợi nhuận sau thuế (Triệu đồng) 130,176 101,100 22,709
Vốn chủ sở hữu (Triệu đồng) 862,933 911,834 871,210
Mức lợi nhuận sau thuế giảm doanh nghiệp đạt130,175,668,868 năm 2018 triệu đồng,
giảm 0,75 lần so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế giảm vào năm 2019 tiếp tục giam vào năm
2020. Trong quý II, Superdong Kiên Giang chỉ đạt doanh thu thuần 61 tỷ đồng, giảm gần 60% so
với cùng kỳ năm trước. Số lượng chuyến của hãng tàu cao tốc này giảm 41% so với quý II/2019.
Nguyên nhân của sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu là công ty phải tạm dừng hoạt động
trong phần lớn thời gian tháng 4 theo yêu cầu của cơ quan chức năng để thực hiện giãn cách xã
hội khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trong tháng 5-6, khi hoạt động vận tải trở lại bình
thường, SKG cho biết số lượng hành khách trên một số tuyến không lấp đầy công suất do lịch
nghỉ dưỡng, nghỉ hè thay đổi vì dịch Covid-19.Biên lợi nhuận gộp của hãng tàu cao tốc này cũng
giảm mạnh từ 41% xuống 16%. Theo đó, tình trạng lãi gộp chỉ còn 10 tỷ đồng, giảm tới 83% so
với cùng kỳ 2019. Vốn chủ sở hữu tăng năm 2019 thì mức vốn chủ sở hữu là tăng 1.05 lần so với
năm 2018 tăng trở lại vào năm 2020 là 871,210 triệu đồng. Tổng số nợ của Superdong cũng giảm
đáng kể, giảm từ 19,719,978,972 năm 2018 xuống 13,745,386,343 năm 2020.

17
➔ Triển vọng kinh doanh đánh giá lạc quan CTCP Tàu cao tốc Superdong- Kiên Giang (SKG)
là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách và hàng hóa ven biển. Rủi ro chính
của SKG đó là biến động giá nhiên liệu đầu vào và cạnh tranh với các đối thủ mới.
VI. SO SÁNH VỚI NGÀNH VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
1. So sánh với ngành vận tải, kho bãi.
Bảng 6.1. Bảng đối chiếu với ngành.
Chỉ số Superdong Ngành
ROA 2.57% 6.11%
ROE 2.61% 13.2%
Tỷ số thanh toán nhanh 20.6 2.41
P/E 33.89 29.5
Tỷ số lãi gộp trên doanh thu 22% 15.61%
Nhận xét:
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA năm 2020 thấp hơn nhiều so với tổng quan ngành vận tải,
kho bãi. Chỉ số này của SKG có xu hướng giảm liên tục từ 2018-2020 (14.75%-2.57%).
Suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROE) thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thị
trường. Đây là một chỉ số quan trongj Điều này cho thấy công ty đang gặp vấn đề trong việc sử
dụng vốn của chủ sở hữu. Trong 3 năm liên tục từ 2018-2020 ROE của SKG liên tục giảm mạnh
(từ 15.09% (2018)- 11.09%(2019) và còn 2,61% vào năm 2020). Nguyên nhân dẫn đến sự giảm
mạnh này là những ảnh hưởng đáng kể từ Coivd-19, ngoài ra từ việc xuất hiện thêm đối thủ cạnh
tranh, ảnh hưởng từ biến động từ xăng dầu.
Tỷ số thanh toán nhanh của SKG gấp 6.2 lần so với tỷ số của ngành. Tỷ số này >2: Phản ánh khả
năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn có thể không cao và
đòn bẩy tài chính thấp, vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lưu động thấp. Doanh nghiệp sẽ
khó có bước tăng trưởng vượt bậc.
Tỷ số giá thị trường cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu P/E trong năm của Supperdong
Kiên Giang cao hơn tỷ lệ của ngành khoảng 1,1 lần. Chỉ số P/E cao hay thấp cũng không có
nhiều ý nghĩa khi chỉ xét một mình nó. Ở trường hợp này chỉ số P/E của Supperdong Kiên Giang
hơn của ngành, Chỉ số P/E của SKG cao đôi khi là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém
hiệu quả khiến EPS thấp nên chỉ số P/E mới cao. Có thể nói cổ phiếu đang được định giá cao
hoặc là lợi nhuận của công ty thấp.
Tỷ số lãi gôp trên doanh thu của công ty Supperdong Kiên Giang cao hơn so với trung bình của
ngành vận tải, kho bãi. Như vậy, có thể hoạt động kinh doanh, tài chính của Supperdong Kiên
Giang đang hoạt động khá so với tình hình dịch bệnh hiện nay. Chi phí tài chính của công ty có
thể thấp hơn so với mức trung bình của ngành vận tải, kho bãi nên lãi gộp cao hơn, khiến tỷ lệ lãi
gộp cũng cao hơn.

18
2.So sánh với đối thủ cạnh tranh
Do trong ngành duy chỉ có SKG đã được niêm yết trên sàn chứng khoán nên việc so sánh với
các đối thủ cạnh tranh chính cùng ngành sẽ dựa trên việc phân tích một số tiêu chí như trong
Bảng 6.1. Một số thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh chính:

CTCP Tàu Cao Tốc Phú Quốc (Phu Quoc Express JSC)
- Ngày hoạt động: 31/10/2016
- Trụ sở chính: 15 Trần Hưng Đạo, khu phố 7, thị trấn Dương Đông,
huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- Mã số thuế: 1702067575

CT TNHH MTV Thạnh Thới


- Thời gian bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực: Quí 1/2011.
- Trụ sở chính: Khu phố 1, phường Tô Châu, thành phố Hà Tiên, tỉnh
Kiên Giang.
- Mã số thuế: 1700725638
Bảng 6.1. Bảng so sánh với đối thủ cạnh tranh cùng ngành
Tuyến Chỉ tiêu SKG Phú Quốc Express Phà Thành Thới
Số chuyến 8 10 4
Rạch Giá
Thời gian/chuyến 2.75 2.17 3

Giá vé/người lớn 330.000 340.000 280.000
Phú Quốc
Công suất/Tàu 275-306 295 270
Số chuyến 4+ 4 2
Rạch Giá
Thời gian/chuyến 2.75 2.17 3

Giá vé/người lớn 210.000 250.000 210.000
Nam Du
Công suất/Tàu 275-306 295 270
Số chuyến 6 10 14
Hà Tiên
Thời gian/chuyến 1.25 1.17 2.75

Giá vé/người lớn 230.000 250.000 185.000
Phú Quốc
Công suất/Tàu 275-306 295 270
Việc phân tích so sánh các đối thủ cạnh tranh của SKG dựa trên việc đánh gia chỉ tiêu đối với
ba tuyến chính góp phần lớn vào thu nhập của SKG, bao gồm: tuyến Rạch Giá – Phú Quốc;
tuyến Rạch Giá – Nam Du; tuyến Hà Tiên – Phú quốc. Cụ thể giá tuyến của SKG được xem là rẻ
hơn nhiều so với giá tuyến Phú Quốc Express, tuy nhiên con số này cũng không phải là quá
chênh lệch hay làm ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của hành khách.Ngoài ra, khi
xem xét tổng thể trên cả ba tuyến thấy được Phú Quốc Express có khá nhiều chuyến khởi hành
giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc đưa ra lựa chọn hợp lý. Nhận định Phu Quoc Express
JSC là đối thủ cạnh tranh chính cùng ngành của SKG vì các phân khúc thị trường mục tiêu mà
PQ nhắm đến có tương quan rất chặt chẽ so với SKG qua các tiêu chí như giá cả, vị trí văn

19
phòng, trụ sở, chuyến hoạt động và tuyến hoạt động chính. Ngoài ra, vì Phà Thành Thới đang chỉ
tập trung vào tuyến hoạt động Hà Tiên – Phú Quốc nên kế hoạch phát triển, mở rộng quy mô của
công ty cũng sẽ là mối lo ngại lớn cho SKG trong tương lai gần.

(Nguần: SKG)

B. TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG TRONG TƯƠNG LAI


1. Đánh giá khả năng tăng trưởng.
- Tốc độ tăng trưởng nội tại: Đánh giá và dự báo mức tăng trưởng tối đa mà công ty có thể được
đáp ứng nhờ nguồn vốn nội tại.
Bảng 3.1Tốc độ tăng trưởng nội tại
Năm ROA b Tốc độ tăng trưởng trưởng nội tại
71.969
2018 0.1475 1 − 130.175= 0.45 0.071
57.575
2019 0.1087 1 − 101.100= 0.43 0.049
63.331
2020 0.0257 1 − 22.709= -1.79 -0.044

Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng nội tại của công ty giảm dần qua các năm 2018 2019 2020. Năm
2018-2019 tuy có dấu hiệu giảm nhưng vẫn tốt hơn vì mức tăng lơi nhuận công ty vẫn dương, có
khả năng tự chi trả bằng các nguồn lực và doanh thu hiện tại mà không phải đi vay từ các tổ chức
tín dụng hay nhà đầu tư. Năm 2019->2020 có tộc độ tăng trưởng giảm mạnh ở mức âm, mức độ
đáp ứng của nguồn vốn nội tại không đủ. Với tình hình như vậy, có lẽ công ty cần thêm nguồn
tài trợ bên ngoài. Qua đó cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng nội tại có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ lợi
nhuận giữ lại tái đầu tư, mức độ tự tài trợ và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của DN.

- Tốc độ tăng trưởng bền vững: Đo mức tăng trưởng tối đa mà có thể được đáp ứng nhờ huy động
tất cả các nguồn vốn có thể, bao gồm vốn nội tại và vốn ngoại vi.

20
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng bền vững
Năm ROE Tỷ lệ lợi nhuận giứ lại Tốc độ tăng trưởng bền vững
2018 0.1509 0.45 0.073
2019 0.1109 0.43 0.05
2020 0.0261 -1.79 -0.045
Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng bền vững giảm mạnh qua các năm 2018, 2019, và giảm mạnh vào
năm 2020. Năm 2020 đã có tốc độ tăng trưởng âm, bởi vì lợi nhuận ròng giảm rất nhiều so với 2
năm trước đó, trong khi tỉ lệ chia trả cổ tức thay đổi không đáng kể.

2. Những hướng phát triển trong tương lai.


Kết quả hoạt động kinh doanh-đầu tư-tài chính của công ty trong các thời đoạn tiếp theo phụ
thuộc rất lớn vào tình trạng kiểm soát dịch bệnh hiện nay của quốc gia, do đó để hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh cần có những chính sách, cải tiến quy trình nhằm tối thiểu hóa
chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, vận hành. Không chỉ thế với hy vọng ngăn chặn
được dịch bệnh trong tương lai, công ty cần có thái độ và sự chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng nhu
cầu một cách nhanh nhất, giữ vững tinh thần “cải tiến liên tục” để thích nghi và phát triển tại môi
trường hiện tại. Qua bài học quý giá từ dịch bệnh, công ty cần đưa ra các phương án dự phòng,
sẵn sàng đối mặt với các tình huống tương tự xảy ra bất cứ lúc nào; ứng dụng các công nghệ
chuyển đổi số để nắm bắt các cơ hội khách hàng bất cứ khi nào họ có nhu cầu; đồng thời cần
phải có các chính sách động viên, trấn an nhân viên cũng như nâng cao nhận thức phòng dịch nơi
làm việc và qua đó cũng làm tăng giá trị nhận diện thương hiệu của Superdong với khách hàng.

21
KẾT LUẬN

Trong những năm qua, Superdong mặc dù đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trong
quá khứ về doanh thu, về quy mô hoạt động nhưng trong những năm hiện tại công ty phải đối
mặt với những nguy cơ và thách thức to lớn đến từ cơn đại dịch như các chỉ số ROA, ROE giảm
mạnh chưa đạt mức 3% và chỉ số PM giảm xuốc chỉ còn khoảng 7,5% thay vì 22% một năm
trước đó, các chỉ số vòng quay cùng giảm xuống, duy chỉ có các chỉ số tỷ lệ thanh khoản lại tăng
lên, mặng dù tăng nhưng chỉ số này lại không phải là tốt vì hoạt động tạo ra lợi nhuận của công
ty vốn đã không hiệu quả mà lượng tiền hay tài sản ngắn hạn lại cao cho thấy công ty vẫn chưa
sử dụng được hiệu quả của nguồn lực; cùng với nhiều tác động khác, vẫn chưa thể đánh giá
doanh nghiệp hoạt động chưa hiểu quả vì nếu so sánh với ngành và đối thủ cạnh tranh công ty
vẫn giữ vị thế nhất định vì những biến đổi này mang tình hệ thống, nó tác động cả lên lĩnh vực
du lịch, nhà hàng, khách sạn như đã phân tích trước đó, cũng gây ra những ngoại tác đến tình
hình hoạt động của công ty. Đến năm 2020, các chỉ số tẳng trưởng của SKG có dấu hiệu quay trờ
lại và đa đạt giá trị âm. Do đó công ty cần phải chú trọng vạch ra những chính sách cụ thể nhằm
nhắm đến những định hướng đã phân tích trước đó vì nếu không thể giúp vực dậy thì cũng giúp
cải thiện tình hình hiện tại cảu công ty. Ngoài ra công ty cần phân tích và sử dụng hiệu quả, tận
dụng lợi ích từ dòn bẩy tài chính và cần xem trong đến giá trị của công ty trong các hoạt động
định giá, cải thiện bộ máy quản lý và đưa ra định hướng rõ ràng trong việc hướng đến mục tiêu
phát triển bền vững, khẳng định vị thế của công ty. Không chỉ thế, công ty cần phân tích và đưa
ra quyết định đa dạng hóa loại hình kinh doanh hoặc mở rộng hoạt động đầu tư-tài chính vì trong
những năm sắp tới công ty sẽ phải đối đầu với tình trạng cạnh gay gắt do đối thủ tập trung mở
rộng quy mô, chiếm thị phần cùng với nhiều tác động khác từ môi trường bên ngoài như bão,
dịch bệnh,..có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó việc Superdong là một trong những công ty hàng
đầu sẽ là một thách thức lớn cho công ty.

22
PHỤ LỤC A: LÝ THUYẾT
Các lý thuyết liên quan đến nội dung được phân tích trong bài:
Phân tích xu hướng: Khi có các số liệu tài chính từ 3 năm trở lên thì có thể sử dụng phân tích
xu hướng để đánh giá triển vọng phát triển của Công ty. Thông thường có threer chọn năm đầu
làm năm gốc và lấy kết quả của các năm sau so sánh với năm gốc. Hoặc có thể chọn năm gốc là
năm hoạt động tiêu biểu của doanh nghiệp.
Tỷ số thanh khoản: là các chỉ số đo lường khả năng của một công ty đáp ứng các nghĩa vụ nợ
ngắn hạn của công ty đó. Các chỉ số này đo lường khả năng của một công ty có thể trả các khoản
nợ ngắn hạn khi đến hạn
- Tỷ số thanh toán nhanh: đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của công ty
bằng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất
- Tỷ số thanh toán hiện thời: đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ hiện tại của công ty
(phải trả trong vòng một năm) bằng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, các khoản phải thu và
hàng tồn kho.
Tỷ số hiệu quả hoạt động: đánh giá mức độ sử dụng tài sản hiệu quả của doanh nghiệp.
- Vòng quay khoản phải thu:chỉ số cho thấy tính kết quả của chính sách tín dụng mà công ty
áp dụng đối với các bạn hàng
- Số ngày thu tiền bình quân: Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ
số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền tài KH
- Vòng quay hàng tồn kho: là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà
doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng
Tỷ số đòn cân nợ: đánh giá việc sử dụng vốn vay
- Tỷ số nợ: cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây
biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp
- Tỷ số nợ/ vốn cổ đông: Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn
chủ sở hữu
Tỷ số khả năng sinh lợi:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi
của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh
thu của công ty.
- Vòng quay tài sản: là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản
của doanh nghiệp
23
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh
lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần thường: là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên
mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần.

Phương pháp so sánh: Các chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được phải đảm bảo thống nhất về
nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường.
- Gốc so sánh: Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian hay thời gian, tuỳ thuộc
vào mục đích phân tích. Về không gian, có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận
này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác,.. Về thời gian, gốc so sánh được lựa
chọn là các kỳ đã qua (tháng trước, năm trước) hay kế hoạch, dự toán.
- Các dạnh so sánh:
+ So sánh số liệu kì này với số liệu kì trước (năm/quí/tháng trước) giúp ta nghiên cứu nhịp độ
biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.
+ So sánh số liệu của thời gian này với số liệu cùng kì của thời gian trước giúp ta nghiên cứu
nhịp độ thực hiện kinh doanh trong từng khoảng thời gian.
+ So sánh số liệu thực hiện với các thông số kinh tế kĩ thuật trung bình hoặc tiên tiến giúp ta
đánh giá được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
+ So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tương đương, điển hình hoặc doanh
nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá được thế mạnh, yếu của doanh nghiệp.
+ So sánh số liệu thực tế với mức hợp đồng đã kí, tổng nhu cầu,.. nhằm giúp ta biết được khả
năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ So sánh các thông số kinh tế kĩ thuật của các phương án kinh tế khác nhau giúp ta lựa chọn
được phương án tối ưu.

Định giá cổ phiếu: đánh giá giá trị hiện tại của tất cả cổ tức trong tương lai dự tính cổ phiếu
mang lại. Cổ phiếu phổ thông manglaij cho cổ đông toàn bộ quyền sở hữu hợp pháp đối với
công ty cổ phần. Cổ đông phổ thông có toàn quyền quản lý công ty, được hưởng các l;ợi ích tài
chính và chịu các rủi ro của chủ sơ hữu.

Chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC): là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán
dựa trên cơ sở tỷ trọng các loại vốn mà mình đã sử dụng. Vốn của doanh nghiệp sẽ bao gồm: cổ
phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu và một số khoản nợ dài hạn khác. Chi phí của từng loại
được tính theo tỉ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại thuần của một doanh nghiệp.
24
PHỤ LỤC B: BẢNG CÔNG THỨC

Tỷ số thanh khoản
Tài sản lưu động−Tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động


Tỷ số thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn

Tỷ số hiệu quả hoạt động


Doanh thu
Vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu bình quân

365
Số ngày thu tiền bình quân =
Vòng quay khoản phải thu

GVHB
Vòng quay hàng tồn kho =
Tồn kho bình quân

365
Số ngày tồn kho =
Vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số đòn cân nợ
Tổng nợ (ngắn hạn+dài hạn)
Tỷ số nợ =
Tổng tài sản

Tổng nợ
Tỷ số nợ/ vốn cổ đông =
Vốn cổ đông

Tổng tài sản


Tỷ số tổng tài sản trên vốn (EM) =
Vốn cổ đông

Tỷ số lợi nhuận
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (PM) =
Doanh thu thuần

Doanh thu
Vòng quay tài sản (TAT) =
Tổng tài sản

Lợi nhuận ròng


Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) =
Tổng tài sản

Lợi nhuận ròng


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần thường (ROE) =
VCĐ

25
Lãi ròng sau thuế (cổ phần thường)
Lợi nhuận của 1 cổ phiếu (EPS) =
Số cổ phần thường đang lưu hành

Phân tích DUPONT


Lãi ròng sau thuế Lãi ròng sau thuế Doanh thu
Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) = = ×
Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản

Tổng tài sản


Tổng tài sản trên vốn cổ đông =
Vốn cổđông

𝐆𝐢á 𝐭𝐡ị 𝐭𝐫ườ𝐧𝐠


Phương pháp định giá cổ phiếuP/E =
𝐄𝐏𝐒

Tốc độ tăng trưởng


ROA ×b
Tốc độ tăng trưởng nội tại =
1−ROA ×b

ROE ×b
Tốc độ tăng trưởng bền vững =
1−ROE ×b

tỉ lệ cổ tức
Trong đó: b = 1 -
lợi nhuận ròng

Chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC):

WACC = Kdt*WD + KP*WP + KS*WS


Trong đó:
- Kdt: Chi phí sử dụng vốn vay.
- WD: Tỷ trọng vốn vay.
- KP: Chi phí vốn cổ phiếu ưu đãi.
- WP: Tỷ trọng vốn cổ phiếu ưu đãi.
- WS: Tỷ trọng vốn cổ phiếu thường.
- KS: Chi phí vốn cổ phiếu thường.
KS= Krf + (Km – Krf).βi
+ Krf là tỉ suất sinh lời phi rủi ro
+ (Km – Krf) là mức bù rủi ro tăng thêm của thị trường
+ βi là hệ số rủi ro của cổ phiếu

26
PHỤ LỤC C: BÁO CÁO TÀI CHÍNH CTCP TÀU CAO TỐC SUPERDONG
- KIÊN GIANG

Bảng cân đối kế toán:

Công ty Cổ phần Tàu Cao tốc Superdong - Kiên Giang


Bảng cân đối kế toán phần tổng tài sản
31/12/20xx
Đơn vị: triệu đồng
TÀI SẢN 2018 2019 2020
TÀI SẢN NGẮN HẠN 311.245 291.450 311.139
Tiền và các khoản tương đương tiền 11.069 6.905 14.586
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 161.300 158.657 164.787
Các khoản phải thu ngắn hạn 111.715 89.057 92.369
Phải thu khách hàng 677 374 345
Trả trước cho người bán 105.860 53.453 63.175
Các khoản phải thu khác 5.179 35.230 28.848
Hàng tồn kho 22.965 24.519 28.036
Tài sản ngắn hạn khác 4.195 12.311 11.361
Chi phí trả trước ngắn hạn 4.195 4.770 4.383
Thuế GTGT được khấu trừ - 1.852 3.471
Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước - 5.689 3.507
TÀI SẢN DÀI HẠN 571.408 638.277 573.817
Các khoản phải thu dài hạn 8.698 6.772 4.483
Tài sản cố định 499.049 579.217 528.615
Tài sản cố định hữu hình 490.338 571.000 520.581
Tài sản cố định vô hình 8.711 8.217 8.035
Tài sản dở dang dài hạn 55.668 878 13.864
Đầu tư tài chính dài hạn - 35.000 14.000
Tài sản dài hạn khác 7.994 16.410 12.855

Tổng cộng tài sản 882.653 929.727 884.956

27
Công ty Cổ phần Tàu Cao tốc Superdong - Kiên Giang
Bảng cân đối kế toán phần nguồn vốn
31/12/20xx
Đơn vị: triệu đồng
NGUỒN VỐN 2018 2019 2020
NỢ PHẢI TRẢ 19.720 17.894 13.745
Nợ ngắn hạn 19.720 17.894 13.745
Phải trả người bán ngắn hạn 4.519 5.078 2.801
Người mua trả tiền trước ngắn hạn 2.586 2.365 1.551
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.784 692 1.204
Phải trả người lao động 8.918 9.045 6.375
Phải trả ngắn hạn khác 958 714 1.815
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 956 - -
Nợ dài hạn - - -
VỐN CHỦ SỞ HỮU 862.933 911.834 871.210
Vốn chủ sở hữu 862.933 911.834 871.210
Vốn góp của chủ sở hữu 575.750 633.317 633.317
Thặng dư vốn cổ phần 11.470 11.470 11.470
Quỹ đầu tư phát triển 9.325 6.825 6.825
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 3.108 2.000 2.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 263.279 258.221 217.598
Nguồn kinh phí và các quỹ khác - - -

Tổng cộng nguồn vốn 882.653 929.727 884.956

28
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Công ty Cổ phần Tàu Cao tốc Superdong - Kiên Giang


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
31/12/20xx
Đơn vị: triệu đồng
2018 2019 2020
Tổng doanh thu 459.999 471.342 316.539
Doanh thu thuần về BH và DV 442.468 452.143 304.339
Giá vốn hàng bán 259.876 300.350 237.977
Lợi nhuận gộp về BH và DV 182.592 151.793 66.362
Doanh thu hoạt động tài chính 16.498 11.580 10.885
Chi phí tài chính 173 90 34
- Trong đó: Chi phí lãi vay - - -
Lợi nhuận gộp về hoạt động tài chính 16.325 11.490 10.851
Lãi gộp 198.917 163.283 77.213
Chi phí hoạt động
Chi phí bán hàng 44.839 42.375 38.355
Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.588 15.601 15.015
Tổng chi phí 61.427 57.976 53.370
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 137.490 105.307 23.843
Thu nhập khác và chi phí khác
Thu nhập khác 1.033 7.619 1.315
Chi phí khác 78 6.303 268
Lợi nhuận khác 955 1.316 1.047
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 138.445 106.623 24.890
Thuế 8.270 5.523 2.182
Lợi nhuận sau thuế TNDN 130.175 101.100 22.708

29
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Công ty Cổ phần Tàu Cao tốc Superdong - Kiên Giang


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
31/12/20xx
(Theo phương pháp gián tiếp)
Đơn vị: triệu đồng
2018 2019 2020
I. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HĐKD
Lợi nhuận trước thuế 138.445 106.623 24.890
Điều chỉnh cho các khoản:
Khấu hao tài sản cố định 42.568 51.016 52.119
(Lãi) lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 0,09 0,05 0,59
(Lãi)/lỗ từ hoạt động đầu tư/thanh lý tài sản cố định (16.397) (11.540) (10.877)
Lợi nhuận từ hđkd trước thay đổi vốn lưu động 164.615 146.099 66.132
(Tăng) giảm các khoản phải thu 4.592 7.960 7.221
(Tăng) giảm hàng tồn kho (3.750) (1.554) (3.518)
Tăng/(giảm) các khoản phải trả 515 (3.760) (4.151)
(Tăng) giảm chi phí trả trước (1.640) (9.084) 3.851
Thuế đã nộp (10.036) (2.431) -
Tiền chi khác - (4.564) -
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 154.296 132.666 69.535
II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HĐ ĐẦU TƯ
Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định (145.513) (56.693) (25.683)
Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác (88.500) (238.157) (187.130)
Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác 137.400 205.800 202.000
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 12.480 9.793 12.288
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (84.133) (79.258) 1.475
III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HĐ TÀI CHÍNH
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (71.966) (57.573) (63.329)
Lưu chuyển tiền thuần từ/(sử dụng vào) hđ tài chính (71.966) (57.573) -
Lưu chuyển tiền thuần trong năm (1.803) (4.164) 7.681
Tiền và tương đương tiền đầu năm 12.872 11.069 6.905
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (0,09) (0,05) (0,04)
Tiền và tương đương tiền cuối năm 11.069 6.905 14.586

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO

SÁCH:

1. ThS. Vũ Quang Kết. Quản trị tài chính. Học viện bưu chính viễn thông.
2. Phạm Ngọc Thúy, Phạm Tuấn Cường, Trần Mỹ Hạnh. (2015). Kế toán đại cương. Nhà xuất
bản Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.
3. Phạm Quang Trung, Lê Thị bích Ngọc. (2020). Quản trị tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

SLIDE BÀI GIẢNG:


1. Slide bài giảng môn học Tài chính doanh nghiệp. Giảng viên Hàng Lê Cẩm Phương.

ONLINE:
1. Báo cáo thường niên SKG năm 2017:
https://static2.vietstock.vn/vietstock/2018/4/16/20180416_20180416%20-%20SKG%20-
%20BCTN%202017.pdf.
2. Báo cáo thường niên SKG năm 2018:
https://static2.vietstock.vn/vietstock/2019/4/16/20190416_20190416%20-%20SKG%20-
%20BCTN%202018.pdf.
3. Báo cáo thường niên SKG năm 2019:
https://static2.vietstock.vn/vietstock/2020/4/21/20200421_20200421%20-%20SKG%20-
%20BCTN%202019.pdf.
4. Báo cáo thường niên SKG năm 2020:
https://www.aseansc.com.vn/uploads/2021/04/14/20210414_20210414%20-%20SKG%20-
%20BCTN%202020.pdf.
5. Giới thiệu - Công ty cổ phần tàu cao tốc SUPERDONG.(2018). Superdong. Truy cập từ:
https://superdong.com.vn/gioi-thieu/tong-quan/.
6. Vietnambiz. (12/06/2020). Chỉ số thanh khoản (Liquidity Ratio) là gì? Ý nghĩa và các loại
chỉ số thanh khoản thường gặp. Truy cập từ: https://vietnambiz.vn/chi-so-thanh-khoan-
liquidity-ratio-la-gi-y-nghia-va-cac-loai-chi-so-thanh-khoan-thuong-gap-20200610165
951841.htm.

31
7. Bách khoa toàn thư mở. (06/10/2015). Tỷ số sức sinh lợi căn bản. Truy cập từ:
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B7_s%E1%BB%91_s%E1%BB%A9c_sinh_l%E
1%BB%A3i_c%C4%83n_b%E1%BA%A3n.
8. Vietnambiz. (28/04/2020). Phương pháp so sánh trong phân tích hoạt động kinh doanh là gì?
Truy cập từ: https://vietnambiz.vn/phuong-phap-so-sanh-trong-phan-tich-hoat-dong-kinh-
doanh-la-gi-20200428101606133.htm.
9. Báo chính phủ. (28/11/2020) Du lịch Việt Nam thiệt hại 23 tỷ USD do Covid-19. Truy cập
từ: http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Du-lich-Viet-Nam-thiet-hai-23-ty-USD-do-COVID19
/415411.vgp.
10. Mã số thuế. (22/04/2021). 1702067575-Công Ty Cổ Phần Tàu Cao Tốc Phú Quốc. Truy cập
từ: https://masothue.com/1702067575-cong-ty-co-phan-tau-cao-toc-phu-quoc.

32

You might also like