You are on page 1of 6

Chương 2.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


PHÁT HUY NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, ĐẢM BẢO QUYỀN

LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền
làm chủ của nhân dân ở Việt Nam thời gian qua

2.2.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân

2.2.1.1. Những mặt đạt được

a. Trên lĩnh vực kinh tế

Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế đã được bắt đầu từ Hiến Pháp 1946 và có tầm
quan trọng rất lớn góp phần tạo nên cơ sở cho sự đảm bảo dân chủ trên nhiều
lĩnh vực trong cuộc sống. Xây dựng, duy trì và phát huy một môi trường kinh tế
thuận lợi cho sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong công tác sản xuất, kinh
doanh của người dân, đồng thời thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu và
quyền tự do sản xuất, kinh doanh của mọi người dân. Chú trọng đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, các hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập quốc tế. .
Biểu hiện rõ rệt rằng kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực về
nhiều mặt như lạm phát kiểm soát ở mức thấp, nền kinh tế vĩ mô ở mức ổn
định, nợ công giảm dần, vượt qua và khắc phục tốt thiệt hại mà đại dịch Covid -
19 gây ra.

b. Trên lĩnh vực chính trị

Quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định rõ trong đường lối của Đảng
và Hiến Pháp của nhà nước. Thể hiện rõ nét là hình thức nhân dân làm chủ
được thực hiện bằng cả hệ thống chính trị và thông qua hoạt động của hệ thống
chính trị bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ
đại diện. Quyền dân chủ trong chính trị được thực hiện là đảm bảo quyền thực
hiện bầu cử cho những đại biểu xứng đáng vào Đảng và các cơ quan Nhà Nước,
đồng thời được bãi nhiệm đại biểu khi đại biểu không còn tín nhiệm với nhân
dân. Tổ chức và động viên nhân dân cùng tham gia xây dựng, quản lý và giám
sát hệ thống chính trị; nhân dân cùng đóng góp sáng kiến để phát triển cương
lĩnh, đường lối Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhu cầu đa dạng
của nhân dân được đáp ứng dễ dàng hơn bởi hàng loạt tổ chức xã hội, xã hội –
nghề nghiệp được ra đời. Nổ lực đẩy mạnh và đạt được kết quả tốt các phong
trào thi đua, tiêu biểu là phong trào chống các thành phần tiêu cực như tham
nhũng, lãng phí góp phần xây dựng Đảng, xây dựng một chính quyền vựng
mạnh, trong sạch, nâng cao hiệu quả.

c. Trên lĩnh vực văn hoá

Đi đúng với theo đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện đúng theo Hiến
Pháp và các Nghị quyết luôn đảm bảo, đánh giá đúng, đề cao, tôn trọng và phát
huy quyền tự do dân chủ của nhân dân trong việc gìn giữ, sáng tạo và phát triển
nền văn hóa Việt Nam, đồng thời nhân dân luôn được hưởng thụ các giá trị văn
hóa. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sáng tạo, quảng bá và đón nhận
các sản phẩm văn hóa của từng cá nhân, tập thể, tổ chức xã hội. Phát triển tốt
công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, đảm bảo quyền sở hữu
trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa

d. Trên lĩnh vực xã hội

Nhân dân được đảm bảo trong các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận,
tự do thông tin, tự do tín ngưỡng, tự do sáng tạo và xây dựng Đảng, chính
quyền. Nhân dân được quyền tham gia đóng góp ý kiến và giám sát chặt chẽ
các dự án liên quan đến an sinh xã hội hay các vấn đề liên quan tới xây dựng
đời sống văn hóa dân cư. Nhấn mạnh rõ nguyên tắc mọi công dân đều được
bình đẳng trước pháp luật đã được luật hóa, công bằng và bình đẳng đã có nhiều
bước tiến rõ rệt và đi vào cuộc sống.

2.2.1.2. Nguyên nhân đạt được


a. Trên lĩnh vực kinh tế

Với đường lối xây dựng và phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, hình thức tổ chức
kinh doanh, hình thức phân phối; luôn luôn bình đẳng và hoạt động theo pháp
luật. Đi theo chủ trương đó, Nhà nước ta đã ban hành Hiến Pháp và nhiều đạo
luật kinh tế để tạo nên hành lang pháp lý thuận lợi cho sự vận hành của nền
kinh tế. Luôn đặt sự tôn trọng, tin tưởng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân đồng thời đề cao rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân dân trong lĩnh vực
kinh tế góp phần làm tăng tinh thần phấn đấu, nỗ lực và sáng tạo của toàn dân

b. Trên lĩnh vực chính trị

Không ngừng đổi mới trong vấn đề tổ chức và hoạt động của hệ thống chính
trị theo hướng tinh gọn và hiệu quả từ đó dân chủ trong chính trị đã có nhiều
bước tiến rõ rệt. Chú trọng hơn trong việc bảo vệ, đảm bảo quyền và lợi ích của
nhân dân đồng thời xử lý các hành vi vi phạm quyền dân chủ. Giữ vững chủ
trương để dân chủ trở thành mục tiêu, bản chất

c. Trên lĩnh vực văn hoá

Nhận thức rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa văn
hóa, từ đó gắn chặt và xây dựng một môi trường phát triển kinh tế đồng thời
kinh tế lại làm phát triển văn hóa. Đồng thời văn hóa trong chính trị cũng được
xác định và đang tiếp tục phát triển. Các bộ, ngành đã cùng kết hợp, tham mưu
với Quốc Hội và Chính phủ để ban hành nhiều đạo luật, thông tư, nghị định, các
quyết định liên quan đến lĩnh vực văn hóa đã tạo nên hành lang pháp lý thuận
lợi. Cùng với nhiều chính sách đầu tư văn hóa được ban hành và thực hiện tạo
điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ và phát huy văn hóa dân tộc và đồng thời tiếp
nhận có chọn lọc văn hóa thế giới.

d. Trên lĩnh vực xã hội

Công cuộc xây dựng tốt một hành lang pháp lý để phát huy dân chủ trong
lĩnh vực xã hội, Nhà nước đã ban hành nhiều luật như: Luật Báo chí, Luật Xuất
bản, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội, Pháp lệnh Ưu đãi người có
công. Đảng và Nhà nước coi trọng công tác thực hiện công bằng và tiến bộ xã
hội trong từng cách thức và chính sách. Đã và đang tiếp tục xây dựng và đào tạo
các giai cấp như công dân, nông dân và đội ngũ trí thức để ngày càng lớn mạnh,
đoàn kết, tương trợ nhau vượt qua khó khăn về đói nghèo, thiên tai, đóng góp
vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Vũ Văn Hiền. (06/08/2021). Dân chủ và thực hành dân chủ
trong điều kiện một đảng cầm quyền ở Việt Nam. Truy cập từ
https://dukcq.hatinh.gov.vn/xay-dung-dang/dan-chu-va-thuc-hanh-
dan-chu-trong-dieu-kien-mot-dang-cam-quyen-o-viet-nam-619.html
2. GS.TS Lê Hữu Nghĩa. (11/10/2018). Thực hành và phát huy dân chủ
qua 30 năm đổi mới. Truy cập từ
http://truongchinhtri.danang.gov.vn/?Page=duandetail&idNews=892
3. TS. Nguyễn Huy Phòng. (22/05/2021). Thực hành dân chủ và tăng
cường pháp chế trong lĩnh vực văn hóa ở nước ta hiện nay. Truy cập
từ
https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8h
hp4dK31Gf/content/thuc-hanh-dan-chu-va-tang-cuong-phap-che-
trong-linh-vuc-van-hoa-o-nuoc-ta-hien-nay
4. PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc. (23/08/2011). Thực hiện dân chủ xã
hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới.Truy cập từ
http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi-in/thuc-hien-dan-chu-xa-hoi-
chu-nghia-trong-cong-cuoc-doi-moi/3484.html
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like