You are on page 1of 2

Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội

Pháp luật của các nhà nước hiện đại có vai trò to lớn trong việc bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và
tiến bộ xã hội. Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo cho nhân dân tham gia
quản lí nhà nước và xã hội, thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước, quy định trách nhiệm
của nhà nước trước nhân dân...
Pháp luật chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên sự khác biệt về nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, màu da,
giới tính, dân tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, tài sản...
Pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người. Pháp luật bảo đảm, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các giai tầng xã hội, nhất là những người ở vị thế xã hội yếu hơn.
Thông qua pháp luật, người có công thì được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng phạt, công càng lớn, thưởng
càng lớn, tội càng lớn, phạt càng nặng.
Ví dụ: Sáng nay, ngày 23-5-2021, ngày hội bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức bắt đầu. Từ Thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước, ngay thời khắc ngày mới
bắt đầu, hàng triệu cử tri thành phố đã nô nức đi bỏ phiếu, bầu những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội khóa
XV và đại biểu HĐND TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026. Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân theo
quy định của pháp luật trong việc được lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.
Pháp luật đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội
Pháp luật đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển
bền vững của xã hội. Pháp luật tạo ra cơ chế thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy sự phát
triển toàn diện các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội... Pháp luật góp
phần ngăn ngừa những hiện tượng dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội. Pháp luật quy định các biện pháp
bảo vệ và cải thiện môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Nhờ có pháp luật mà sự phát triển kinh tế đã được kết hợp chặt chẽ với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo
đảm công bằng và tiến bộ xã hội.
Ví dụ: Phát triển bền vững đã trở thành quan điểm lãnh đạo của Đảng và được khẳng định trong Nghị quyết
Đại hội Đảng cộng sản toàn lần thứ IX, trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội mười năm 2001-2010 và
trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005. Đó là ‘‘Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững,
tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường’‘ và ‘‘Phát triển kinh
tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi
trường thiên nhiên, giữ gìn đưa dạng sinh học”.
Ví dụ: Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế Thế Giới, nhiều thách thức đặt ra với loài người như: biến
đổi khí hậu, khan hiếm nước, bất bình đẳng và đói nghèo,.. Tất cả chỉ có thể được giải quyết ở cấp độ toàn
cầu và bằng cách thúc đẩy phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Ở Việt Nam, Nhà nước đã
ban hành Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020 nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, hiệu
quả, đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị – xã
hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Vai trò giáo dục của pháp luật


Để điều chỉnh hành vi con người, pháp luật phải tác động lên ý thức của họ. Thông qua đó, pháp luật nâng
cao nhận thức, định hướng tư tưởng và làm thay đổi hành vi của các chủ thể trong xã hội.
Trước hết, pháp luật vừa là cơ sở, vừa là động lực, vừa là mục đích của nhận thức pháp luật. Với tính chất
công khai của mình, một khi pháp luật đã được công bố, bắt buộc các thành viên trong xã hội phải nắm bắt
được chúng. Đồng thời nhờ tham gia vào đời sống mà con người dần dần tích lũy được các tri thức pháp
luật. Mọi người biết được như thế nào là hợp pháp, như thế nào là trái pháp luật...
Thứ hai, pháp luật giữ vai trò định hướng tư tưởng cho các thành viên trong xã hội. Pháp luật là cơ sở hình
thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, pháp luật thúc
đẩy việc hình thành thói quen suy nghĩ và hành động hợp pháp. Pháp luật giáo dục ý thức công dân, làm
hình thành ở mỗi người ý thức về trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng, công dân đối với
đất nước.
Thứ ba, pháp luật định hướng hành vi của con người. Thông qua các quy định trong pháp luật, các chủ thể
biết được quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mình, từ đó có cơ sở để lựa chọn và thực hiện hành vi
một cách phù hợp. Pháp luật tạo cho mỗi chủ thể khả năng sử dụng những quyền đã được pháp luật quy định
để phục vụ lợi ích của mình, nhưng đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng để tôn trọng và bảo đảm
quyền, lợi ích của chủ thể khác. Bằng việc quy định các biện pháp cưỡng chế, pháp luật sức cản trở đối với
những hành vi trái pháp luật. Đồng thời, bằng việc quy định những hình thức khen thưởng, pháp luật khuyến
khích các chủ thể tích cực, chủ động, tự giác thực hiện những hành vi hợp pháp. (Luật sư Bùi Thị Nhung,
2023)
Ví dụ: Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật được đưa vào giảng dạy ở
lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật góp
phần hình thành, phát triển ở HV các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách
nhiệm.; các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát
triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.

Trích nguồn
BIBLIOGRAPHY Luật sư Bùi Thị Nhung. (2023, 02 23). Vai trò của pháp luật là gì? Phân tích vai trò pháp luật với nhà
nước và xã hội? Retrieved from Luật Minh Khuê: https://luatminhkhue.vn/vai-tro-cua-phap-luat-la-gi.aspx

1. Người dân Thủ đô nô nức đi bầu cử (toquoc.vn)


2. https://luatminhkhue.vn/vai-tro-cua-phap-luat-la-gi.aspx
3. https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=157753

You might also like