You are on page 1of 7

BÀI 4

LUẬT HIẾN PHÁP

1. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp.
1.1. Khái niệm
Luật Hiến pháp là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có đối tượng điều
chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng và có một hệ thống các chế định và quy phạm pháp luật xác
định.
Luật Hiến pháp là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất của
nhà nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội, các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước với công dân.
1.2. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất, gắn liền
với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị
pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Những quan hệ xã hội cơ bản thuộc
đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp bao gồm:
- Những quan hệ xã hội cơ bản thể hiện chủ quyền của nhân dân và là nền tảng chế độ chính trị của
một nhà nước;
- Các quan hệ xã hội cơ bản trong lĩnh vực kinh tế như: chế độ sở hữu, thành phần kinh tế, chiến lược
và mục tiêu kinh tế;
- Các quan hệ xã hội cơ bản trong lĩnh vực văn hóa – xã hội – giáo dục – môi trường, ANQP…
- Các quan hệ nền tảng giữa nhà nước và công dân (quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân);
- Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước;
- Các quan hệ xã hôi cơ bản thuộc về nghi thức quốc gia.
2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013
Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,
kỳ họp thứ 6, thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014,
với bố cục 11 chương, 120 điều.
2.1. Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm của luật Hiến pháp (bao gồm các nguyên tắc,
quy phạm hiến định và các nguyên tắc, quy phạm pháp luật thể hiện trong các nguồn khác của luật
Hiến pháp) để xác lập và điều chỉnh các vấn đề về chính thể và chủ quyền quốc gia, về bản chất của
nhà nước, về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân, về tổ chức và hoạt động
của hệ thống chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân,
vì Nhân dân với mục đích xây dựng một xã hội mới dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh. Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ở Chương I của Hiến
pháp năm 2013:
Thứ nhất, Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc và sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước và xã hội là nguyên tắc hiến định. Đây là đặc điểm thể hiện
tính giai cấp của Nhà nước và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính giai cấp với tính dân tộc và tính
Nhân dân.
Thứ hai, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do
Nhân dân và vì Nhân dân.
Thứ ba, dân chủ là thuộc tính của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ tư, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc
Việt Nam, nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi
hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
Thứ năm, mục đích của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là xây dựng một nước Việt
Nam hoà bình, thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện,
PLĐC – phần 2 NH 2019-2020
nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Nhà nước thực hiện chính sách
hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt chế
độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
nhau, không can thiệp vào các công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
2.2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Quyền con người là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do
tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi pháp luật hiện
hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do tạo hoá ban cho con người
như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kỳ
chính phủ nào cũng phải bảo vệ nó.
Các quyền con người trong pháp luật quốc tế về nhân quyền nói trên đã được ghi nhận trong Hiến
pháp và luật hiện hành của Việt Nam thông qua việc nội luật hoá các công ước và nghị định thư.
Trước khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, ở Việt Nam, quyền con người gắn chặt với quyền
công dân và thể hiện trong các quyền công dân. Tuy nhiên, bản Hiến pháp mới đã có sự tách biệt giữa
quyền con người và quyền công dân thể hiện rõ rệt nhất ở việc thay đổi tên chương từ “Quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.
Có thể phân chia các quyền của công dân thành các quyền như sau:
- Các quyền về chính trị: quyền tham gia quản lý xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của
cả nước và địa phương (điều 28); quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý (điều 29); quyền bầu
cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (điều 27); quyền khiếu nại, tố cáo (điều 30).
- Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội: quyền lao động (điều 35), quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật không cấm (điều 33); quyền bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ (điều 38),
quyền được học tập (điều 39); …
- Các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (điều 25); quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo (điều 24); quyền bất
khả xâm phạm về thân thể (điều 20); …
Cùng với các quyền mà công dân được hưởng thì Hiến pháp năm 2013 cũng quy định các nghĩa vụ
mà công dân phải thực hiện như nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (điều 44), nghĩa vụ tuân theo Hiến
pháp và pháp luật (điều 46); nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (điều 47).
2.3. Chế độ kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
Hiến pháp đã xác định rõ “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”
(điều 51). Đồng thời, nhà nước khẳng định đất đai, tài nguyên là các tài sản công thuộc sở hữu toàn
dân (Điều 53).
Đối với chính sách xã hội, Nhà nước quan tâm đến các vấn đề tạo việc làm cho người lao động;
bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của Nhân dân đặc biệt là bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách ưu đãi đối
với người có công với nước.
Hiến pháp quy định Nhà nước chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Giáo dục và khoa học công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là hai vấn đề mà Hiến pháp khẳng định Nhà nước
phải ưu tiên đầu tư trong quá trình phát triển đất nước
Hiến pháp năm 2013 cũng xác định chính sách về môi trường. Theo đó, Nhà nước phải sử dụng,
quản lý hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học;
chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.4. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.4.1. Khái niệm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN VN
Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương xuống địa
phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ cấu đồng bộ để thực
hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta là những tư tưởng chỉ đạo làm nền tảng
cho tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước và toàn bộ bộ máy nhà nước, bao gồm:
- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước

2
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được thể hiện thông qua việc Đảng đề ra đường lối, chủ
trương, chính sách; đào tạo và giới thiệu những đảng viên ưu tú vào cơ quan nhà nước; giám sát hoạt
động của cơ quan nhà nước thông qua các đảng viên và tổ chức Đảng trong các cơ quan đó; thông qua
công tác tuyên truyền, vận động quần chúng trong bộ máy nhà nước; thông qua vai trò tiên phong
gương mẫu của mỗi đảng viên, tổ chức Đảng trong các cơ quan nhà nước.
- Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
Bắt nguồn từ bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân
dân và vì Nhân dân, nguyên tắc này được thể hiện việc nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông
qua hệ thống cơ quan dân cử: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Để sử dụng quyền lực nhà
nước một cách có hiệu quả, các cơ quan dân cử thành lập ra các cơ quan nhà nước khác và trao cho
những quyền lực nhà nước nhất định, đồng thời giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước đó.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
Một là bộ máy nhà nước phải do nhân dân xây dựng nên, thông qua bầu cử để lựa chọn những đại
biểu xứng đáng, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm trước nhân dân,
phục vụ lợi ích của nhân dân.
Hai là những quyết định của cấp trên, của trung ương buộc cấp dưới, địa phương phải thực hiện.
Ba là những vấn đề quan trọng của cơ quan nhà nước phải được đưa ra thảo luận tập thể và quyết
định theo đa số.
Bốn là những vấn đề quan trọng trước khi Quốc hội thảo luận và thông qua phải được đưa ra trưng
cầu ý kiến của nhân dân.
Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hòa với nhau. Nếu chỉ thiên về
tập trung sẽ dẫn đến quan liêu, độc đoán; ngược lại, nếu thiên về dân chủ sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn,
làm cho bộ máy nhà nước kém hiệu quả.
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc này đòi hỏi:
Một là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Hai là Nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật một cách kịp thời để điều chỉnh các quan
hệ xã hội đang và sẽ xảy ra nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định phù hợp với ý chí của Nhà
nước.
Ba là tất cả các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước, các tổ chức kinh tế-xã hội, các
đơn vị lực lượng vũ trang và mọi công dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật một cách nghiêm túc.
Bốn là phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.
2.4.2. Tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.4.2.1. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước
a. Quốc hội (Căn cứ Chương V Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 – Luật
được Quốc hội nước CHXHCN VN khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016)
- Vị trí: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của nước của nước CHXHCN VN. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các
vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều 69 – HP
2013)
+ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân: Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín; Quốc hội bao gồm các đại biểu đại
diện cho các tầng lớp Nhân dân và các vùng lãnh thổ; Quốc hội phục vụ lợi ích cho Nhân dân và
dân tộc, thể hiện ý chí và nguyện vọng của Nhân dân trong cả nước, thay mặt Nhân dân quyết định
các vấn đề quan trọng của đất nước.
+ Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập
hiến và lập pháp; Quốc hội quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xă
hội, quốc phòng , an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; Quốc hội được quyền giám sát tối
cao đối vơí toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

3
PLĐC – phần 2 NH 2019-2020
+ Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. Quốc hội
giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước
và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Làm và sửa đổi Hiến pháp, luật; quyết định chương trình xây dựng luật và pháp lệnh;
+ Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước;
+ Quyết định: kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc
gia, dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; quy
định, sửa đổi và bãi bỏ các thứ thuế; chính sách dân tộc, tôn giáo của Nhà nước;
+ Quyền về xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước: quy định về tổ chức và hoạt động
của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính
quyền địa phương; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước,
Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ
về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và
các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách các thành
viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do
Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
+ Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ; thành lập mới, nhập, chia, điều
chỉnh địa giới tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương; thành lập, giải thể đơn vị hành chính-kinh tế
đặc biệt;
+ Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, Luật và Nghị
quyết của Quốc hội;
+ Quyết định đại xá;
+ Quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, ngành ngoại giao…, quy định huân
chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
+ Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình, quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc
biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
+ Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại, phê chuẩn, bãi bỏ điều ước quốc tế;
+ Quyết định việc trưng cầu ý dân.
- Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc:
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội: là cơ quan thường trực của Quốc hội, bao gồm: Chủ tịch Quốc hội,
các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên. Thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể
là thành viên của Chính phủ và làm việc theo chế độ chuyên trách, chế độ hội nghị và quyết định
theo đa số. Ủy ban thường vụ Quốc hội họp mỗi tháng ít nhất 1 lần
+ Chủ tịch Quốc hội: là người chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành Quy chế đại
biểu Quốc hội, ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội; lãnh đạo các công tác của Ủy ban
thường vụ Quốc hội…
+ Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội: là những cơ quan của Quốc hội, làm việc theo
chế độ tập thể và quyết định theo đa số, có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả hoạt
động của Quốc hội. Các ủy ban của QH bao gồm: Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư pháp; Ủy ban kinh
tế; Ủy ban tài chính, ngân sách; Ủy ban quốc phòng và an ninh; Ủy ban văn hoá, giáo dục, thanh
niên, thiếu niên và nhi đồng; Ủy ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban khoa học, công nghệ và môi
trường; Ủy ban đối ngoại.
- Đại biểu Quốc hội: là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, là người thay mặt
nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội; phải có nhiệm vụ tham gia các phiên họp của
Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
- Kỳ họp Quốc hội: Quốc hội họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ; trong trường hợp Chủ tịch nước, Thủ
tướng Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu hoặc theo quyết định của mình,
Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập phiên họp bất thường. Quốc hội họp công khai, trong trường hợp
cần thiết có thể họp kín.

4
b. Hội đồng nhân dân các cấp: (Căn cứ Chương IX Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương năm 2015 – Luật được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua
ngày 19 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2016)
- Vị trí: Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân địa phương,
do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp
trên.
- Thẩm quyền: Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc
tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương,
chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn đại biểu của mình.
2.4.2.2. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
a. Chính phủ (Căn cứ Chương VII Hiến pháp 2013; Luật Tổ chức Chính phủ được Quốc hội khóa
XIII, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 19/6/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016)
- Vị trí: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN, thực hiện quyền
hành pháp, là cơ quan chấp hành của chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
- Thẩm quyền: Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế – xă hội,
quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung
ương đến cơ sở, bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội và Chủ tịch nước.
- Cơ cấu tổ chức:
+ Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội
quyết định.
+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ. Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan
ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một
hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ
quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến
ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Ngoài ra, Chính phủ còn có cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan do Chính phủ thành lập.
b. Ủy ban nhân dân (Căn cứ Chương IX Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
năm 2015 – Luật được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng
6 năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2016)
- Vị trí pháp lý: Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp
trên.
- Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ
trương, biện pháp phát triển kinh tế – xă hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách
khác trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ
đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
2.4.2.3. Hệ thống cơ quan xét xử (Căn cứ Chương VIII Hiến pháp 2013; Luật Tổ chức Tòa án nhân
dân 2014 được QH khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2014 và có hiệu lực ngày
01/6/2015)
- TAND là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp

5
PLĐC – phần 2 NH 2019-2020
- Hệ thống cơ quan xét xử bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, các Tòa án
nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự .
- Nguyên tắc xét xử:
+ Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
+Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
+Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước, thuần
phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
-Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử:
+ Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp
luật tố tụng.
+ Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử
phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
+ Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc
có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
* Tòa án nhân dân tối cao
- Vị trí: Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCNVN.
- Cơ cấu tổ chức: Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán và Thư ký Tòa
án.
Chánh án TANDTC: do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ( không dưới 13 người nhưng không quá 17
người): có nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật,
tổng kết kinh nghiệm xét xử.
* Tòa án nhân dân cấp cao
- Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng
nghị theo quy định của luật tố tụng.
- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa
hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành
niên.
* Tòa án nhân dân cấp tỉnh
- Thẩm quyền: Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng; Phúc thẩm những bản án,
quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị.
- Cơ cấu tổ chức, gồm có:
+ Ủy ban Thẩm phán ( gồm: Chánh án, các Phó Chánh án TAND cấp tỉnh, một số Thẩm phán –
tổng số thành viên : không quá 9 người).
Chánh án TAND cấp tỉnh:bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Tòa, Phó Chánh Tòa các Tòa
chuyên trách.
Chánh án, Phó Chánh án các TAND địa phương do Chánh án TANDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức.
+ Các Tòa chuyên trách: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa
gia đình và người chưa thành niên.
* Tòa án nhân dân cấp huyện
- Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự,
Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính.
- Cơ cấu tổ chức, gồm có: Chánh án, một hoặc hai Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký
Tòa án.
* Tòa án Quân sự

6
Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà
bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của luật.
- Tổ chức Tòa án quân sự
1. Tòa án quân sự trung ương.
2. Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
3. Tòa án quân sự khu vực.
2.4.2.4. Hệ thống cơ quan kiểm sát (Căn cứ Chương VIII Hiến pháp 2013; Luật Tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân 2014 được QH khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2014 và có hiệu lực ngày
01/6/2015)
- Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Chức năng:
+ Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực
hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ
án hình sự.
+ Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp
của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện
ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá
trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức: Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm
sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
+ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân
dân cấp tỉnh).
+ Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
+ Viện kiểm sát quân sự các cấp.
2.4.2.5. Chủ tịch nước (Căn cứ Chương VI Hiến pháp 2013)
Chủ tịch nước là người thay mặt Nhà nước CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại;
CTN do QH bầu trong số các đại biểu QH; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH.

You might also like