You are on page 1of 2

BÀI 2

CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ


NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Khái niệm chế độ chính trị
Thuật ngữ “Chính trị” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “politika” có nghĩa là công việc nhà
nước, công việc xã hội. “Chế độ chính trị” là thuật ngữ chính trị - pháp lý phức tạp. Theo Từ điển
Bách khoa Việt Nam “chế độ chính trị” được hiểu là nội dung phương thức tổ chức và hoạt động
của hệ thống chính trị quốc gia mà trung tâm là nhà nước; chế độ chính trị được cấu thành bởi sự
kết hợp các yếu tố: chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng văn hóa, pháp luật. Chế độ chính trị được
hiểu rõ nét nhất trong mô hình tổ chức nhà nước; trong hiến pháp của mỗi nhà nước quy định về
nguồn gốc và tính chất của quyền lực, sự phân bổ và tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước và
mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực, về những quan hệ của nhà nước với công dân, các đảng
phái chính trị, các tổ chức xã hội, giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội, giữa các dân tộc trong nước
và thế giới.
2. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1 Khái niệm hệ thống chính trị
2.2 Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị
2.3 Vị trí, vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính
trị
2.4 Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức thành viên trong hệ thống
chính trị
Điều 9 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh
chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và
các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định
cư ở nước ngoài”.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây
dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được
thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành
viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất
hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động. Điều 10 Hiến
pháp năm 2013 quy định: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản
lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức,
đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên
truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp
luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy mỗi tổ chức và đoàn thể có vị trí và nhiệm vụ riêng, song các tổ chức và các đoàn thể
có các chức năng chủ yếu sau đây:
- Tập hợp và giáo dục hội viên, đoàn viên hiểu rõ đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật
của Nhà nước để họ vận dụng vào thực tiễn hoạt động, làm tròn nghĩa vụ công dân.
- Chăm lo lợi ích chính đáng cho các hội viên, thành viên thuộc tổ chức, đoàn thể mình; đại
diện và bảo vệ lợi ích khi cần thiết trong phạm vi do pháp luật quy định.
- Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với
nhân dân.
- Tham gia vào viêc thành lập các cơ quan nhà nước.
- Tham gia vào việc xây dựng pháp luật.
- Tham gia quản lý nhà nuớc; kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Tham gia tuyên truyền Hiến pháp và pháp luật, giáo dục hội viên và công dân có ý thức
chấp hành pháp luật, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ pháp luật và các quyền tự
do, dân chủ của công dân.

You might also like