You are on page 1of 17

QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH

CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI


1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI

1.1 Khái niệm Tổ chức xã hội

1.2 Đặc điểm Tổ chức xã hội


1.1 Khái niệm, đặc điểm

Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự


nguyện của công dân, tổ chức Việt nam có
chung mục đích tập hợp, hoạt động theo
pháp luật Việt Nam và theo điều lệ không vì
lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi lích
chính đáng của các thành viên và tham gia
vào quản lý nhà nước và xã hội
Đặc điểm của tổ chức xã hội

Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên
cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, sở thích…..

Các tổ chức xã hội nhân danh chính mình để tham gia hoạt động quản lý nhà nước,
chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động
nhân danh nhà nước

Các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ
do các thành viên trong tổ chức xây dựng

Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên
2. Các loại tổ chức xã hội

2.1. Tổ chức chính trị

Điều 4 Hiến pháp năm 2013:


• 1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của
dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
• 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục
vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân về những quyết định của mình.
• 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
2. Các loại tổ chức xã hội

2.2. Các tổ chức chính trị xã hội

- Hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có cơ cấu tổ chức
chặt chẽ, được chia thành nhiều cấp để hoạt động trong phạm vi cả
nước.
- Có điều lệ hoạt động do đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu các
thành viên thông qua
- Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị
của chính quyền nhân dân
- Một số tổ chức chính trị - xã hội tiêu biểu: Mặt trận tổ quốc Việt
Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên
hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cực chiến binh
a. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của
tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu
biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận
xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động
đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp,
pháp luật và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên
tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các
thành viên.
b. Công đoàn

- Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của
người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao
động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra,
giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về
những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền,
vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp
hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù
hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công
đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam
c. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức xã hội của thanh niên, được hình thành
nhằm thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý
thức pháp luật đối với thanh niên. Các tổ chức của Đoàn thanh niên được hình thành trên
phạm vi cả nước, có mặt hầu như ở tất cả các tổ chức, đơn vị, cơ quan từ trung ương đến
địa phương

d. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

- Là tổ chức xã hội của giới nữ, được thành lập nhằm động viên, thu hút các tầng lớp phụ
nữ tham gia vào các hoạt động xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, đấu
tranh chống phân biệt đối xử, bảo vệ quyền bình đẳng nam – nữ.
đ. Hội nông dân Việt Nam

- Là tổ chức của giai cấp nông dân Việt Nam, được thành lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của giai cấp nông dân Việt Nam

đ. Hội cựu chiến binh Việt Nam

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức đại diện cho ý chí và quyền lợi của cựu chiến binh, là một đoàn
thể chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính
quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt
động theo đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội.
- Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ gìn và
phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và
bảo vệ Nhân dân; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên và Cựu chiến binh,
chăm lo giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu, tình đồng chí, đồng đội.
3. Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp

- Tổ chức xã hội nghề nghiệp là loại hình tổ chức xã hội do Nhà nước sang kiến thành lập,
được hình thành theo quy định của Nhà nước. Muốn trở thành thành viên của tổ chức xã
hội – nghề nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện do Nhà nước quy định. Hoạt
động nghề nghiệp của tổ chức xã hội này đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
- Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tập hợp tự nguyện của những cá nhân, tổ chức
cùng thực hiện hoạt động xã hội nghề nghiệp, các tổ chức này được thành lập
nhằm mục đích hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp và bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
- Hoạt động mang tính tự quản, cơ cấu tổ chức nội bộ của từng tổ chức do tổ chức đó
quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tự
nguyện khi hình thành tổ chức.
- Một số tổ chức xã hội – nghề nghiệp tiêu biểu: Trung tâm trọng tài, đoàn luật sư, hội nhà
báo, hội nhà văn…
4. Các tổ chức tự quản

Các tổ chức này được thành lập theo sáng kiến của nhà nước, hoạt
động theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích thực hiện nhiệm
vụ tự quản trong một phạm vi nhất định đối với các công việc mà Nhà
nước không trực tiếp quản lý.
Các tổ chức tự quản thường được thành lập theo chế độ bầu cử dân
chủ, không có cơ cấu chặt chẽ, không tạo thành hệ thống, giữa các tổ
chức cùng loại không có mối quan hệ về tổ chức.
Hoạt động của các tổ chức tự quản đặt dưới sự quản lý trực tiếp của
các cơ quan nhà nước hữu quan. Các tổ chức tự quản rất đa dạng,
tiến hành hoạt động trong một phạm vi nhất định
5. Các hội được thành lập theo dấu hiệu nghề
nghiệp, sở thích hoặc các dấu hiệu khác

Quyền tự do hội họp được quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013
Họ có rất nhiều tên gọi khác nhau như liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội,
câu lạc bộ…các hội có phạm vi hoạt động trong cả nước, tỉnh, huyện, xã.
Thành lập hội phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hội được tổ chức
và hoạt động theo điều lệ, điều lệ của hội không được trái với pháp luật, được cơ
quan có thẩm quyền phê chuẩn.
Công dân, tổ chức Việt Nam có đủ điều kiện là hội viên theo quy định của Hội, tự
nguyện xin gia nhập hội thì đều có thể thành hội viên của hội. Hội tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí và chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
Các hội được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, ví dụ: hội làm vườn, hội nghệ
sỹ múa Việt Nam, hội những người nuôi ong, chim cảnh…Hội thành lập theo dấu
hiệu sở thích như hội yêu thể thao, hội người mù
3. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI

Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội là tổng thế các quy
định của pháp luật về tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà
nước. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội là phần quan
trọng của quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội.
3.1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối
quan hệ với cơ quan nhà nước

Giữa tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước có mối quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn
nhau trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển. Với vai trò là chủ thể
quản lí hành chính nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hay
bác bỏ đề nghị xin thành lập tổ chức xã hội đồng thời có quyền chấm dứt hoạt
động của các tổ chức xã hội trong những trường hợp cụ thể do pháp luật quy
định, tổ chức xã hội chịu sự quản lí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển (Nghị định của Chính phủ
số 45/2010/ NĐ-CP ngày 21/4/2010 về tổ chức hoạt động và quản lí hội).
Ngược lại, các tổ chức xă hội cũng có những quyền nhất định đôi với các cơ
quan nhà nước, đó là được các cơ quan nhà nước đảm bảo về pháp lí cho sự
tồn tại và phát triển, một số tổ chức được nhận sự giúp đỡ về tài chính tạo
điều kiện thuậr lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ của mình, được đề cử giới
thiệu thành viên của tổ chức tham gia vào các vị trí trong cơ quan nhà nước...
3.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh
vực xây dựng pháp luật
- Tổ chức xã hội không phải là thiết chế nằm trong bộ máy nhà nước nhưng tổ chức
xã hội cũng có những quyền và nghĩa vụ nhất định trong quá trình soạn thảo, ban
hành các văn bản luật và văn bản dưới luật của nhà nước.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung
hoạt động của hội theo quy định của pháp luật.(khoản 9 Điều 23 NĐ số 45/2010)
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Quốc hội về xây dựng luật, pháp lệnh; trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội dự án luật, pháp lệnh. (Điều 21 Luật MT)
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật tham gia góp ý kiến vào dự
thảo Hiến pháp, dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
khác; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn
bản pháp luật trái Hiến pháp và pháp luật.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. (Điều 12 Luật CĐ)
- Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây
dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ chức công
đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
3.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh
vực thực hiện pháp luật
- Tổ chức xã hội có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các
cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và công dân, người
nước ngoài, người không quốc tịch; có quyển thông báo với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về hành vi phạm pháp của họ và yêu cầu các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xử lí.
- Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát này các tổ chức xã hội tham gia vào
hoạt động quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Tổ chức xã hội có thể đưa ra
những ý kiến đóng góp khắc phục những yếu kém của bộ máy nhà nước
nhằm xây dựng và củng cố chính quyền ngày càng vững mạnh, loại trừ tận
gốc những nguyên nhân vi phạm pháp luật; tích cực ngãn ngừa những hành vi
vi phạm pháp luật; nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức nhà
nước; phòng chống tệ nạn tham nhũng trong các cơ quan nhà nước.
- Các tổ chức xã hội có quyền và nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp
luật đối với các thành viên trong tổ chức và đối với nhân dân lao động nói
chung thông qua việc phát động các phong trào quần chúng, những buổi sinh
hoạt tập thể, trao đổi về khoa học kĩ thuật, đường lối chính sách của Đảng.

You might also like