You are on page 1of 145

TÀI LIỆU MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Bài 1:
KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM, BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC

I. Khái niệm và đặc trưng của nhà nước


1. Các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước
Mỗi con người là một thực thể tự nhiên, độc lập, có ý chí và lợi ích khác nhau, nhưng
con người không thể tồn tại ngòai xã hội, không thể tách mình ra khỏi cộng đồng mà
phải liên kết với nhau, xác lập quan hệ với nhau nhằm đạt được những mục đích về vật
chất, tinh thần. Lịch sử xã hội loài người đã từng biết đến những hình thái liên kết ấy.
Nó có thể dựa trên các yếu tố tự nhiên như quan hệ huyết thống, gia đình; có thể dựa
trên những nhu cầu về lợi ích vật chất như các phường hội của những người làm nghề
buôn bán; có thể dựa trên những quan điểm chính trị như các đảng phái; hoặc các đặc
trưng về nghề nghiệp như Hội Nhà văn, Hội Nhà báo... Nhưng một tổ chức có khả năng
liên kết các cá nhân ở mức độ rộng lớn hơn về phạm vi, đa dạng hơn về lợi ích và có
sức mạnh chi phối den các tổ chức khác nhau để cộng dồng cùng tồn tại và phát triển, tổ
chức đó là nhà nước
Trong một quốc gia, cùng với sự tồn tại của Nhà nước còn có các tổ chức chính trị (các
đảng phái) hoặc các tổ chức chính trị - xã hội (ví dụ ở Việt Nam: Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...).
Nhưng trong đó, nhà nước đóng vai trò quan trọng. Nhà nước có khả năng tác động
mạnh mẽ đối với toàn xã hội về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn học, nghệ thuật, tồn
giáo... đến các quyền tự do cá nhân của con người như quyền được sống, quyền
được kết hôn... Sự tác động ấy của Nhà nước trước hết nhằm ổn định xã hội, xác lập trật
tự cần thiết đe xã hội phát triển, hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. So với các
tổ chức khác trong một quốc gia, nhà nước có những dẫu hiệu đặc trưng sau đây:
1.1. Sự tồn tại của Nhà nước về không gian được xác định bởi yếu tố lãnh thổ
Lãnh thổ là một trong ba yếu tố tạo thành một quốc gia (lãnh thổ, dân cư và tổ chức
chính quyền). Lãnh thổ của quốc gia gổm đất đai nằm trong biên giới, hải phận và
không phận theo quy định của luật pháp quốc tế. Dân cư sinh sống trên lãnh thổ đó có
quyền lựa chọn để tổ chức ra nhà nước của mình (tổ chức chính quyền). Theo đó, nhà
nước đại diện cho nhân dân thực hiện chủ quyền trên toàn lãnh thổ và bảo vệ lãnh thổ
trước sự xâm lược của các quốc gia khác.
Trong một quốc gia chỉ có một nhà nước, mặc dù có thổ có nhiều đảng phái khác nhau
bởi quan điểm chính trị, nhiều tổ chức chính trị - xã hội với những dấu hiệu khác nhau,
như: về giới tính (Hội Liên hiệp Phụ nữ), về nghề nghiệp (Hội Nhà văn, Hội Nông
dân)... Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính, đồng thời tổ chức
chính quyền địa phương tương ứng với các đơn vị hành chính và quản lí hoạt động của
dân cư sinh sống trcn đơn vị hành chính đó. Mối liên hệ giữa một cá nhân với nhà nước
được quy định bởi luật quốc tịch, không phụ thuộc vào chính kiến, nghề nghiệp, giới
tính của họ và nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ công dân của mình.

1
Tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ ảnh hưởng trực tiếp dến sự giàu có của Nhà nước.
Chỉ nhà nước mới có quyền khai thác và phân phối lợi ích đó đến toàn thể dân chúng
mà nhà nước là người đại diện. Các đảng phái hoặc các tổ chức khác được hình thành
bởi những “nhóm dân cư” với những lợi ích khác nhau nên tính đại diện bị thu hẹp và bị
kiểm soát bởi nhà nước.
1.2. Nhà nước có quyền lực chính trị đặc biệt
Biểu hiện quyền lực chính trị của Nhà nước là: Nhà nước thiết lập hệ thống các cơ quan
nhà nước như Nghị viện (Quốc hội), Chính phủ, Toà án, quân đội, cảnh sát, nhà tù. Các
cơ quan này được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Để vận hành “bộ
máy” này, nhà nước tuyển chọn các cá nhân trong số những cư dân trên lãnh thổ của
mình theo những tiêu chí nhất định. Trong nhà nước phong kiến, đó là những “quan
lại”, ngày nay là “công chức, viên chức nhà nước”. Đây là bộ máy tách biệt khỏi hoạt
động sản xuất, chuyên làm nhiệm vụ quản lí, điều hành xã hội trong khuôn khổ pháp
luật (ví dụ: cấp giấy phép kinh doanh; kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá;
cấp giấy phép lái xe...); cung cấp các dịch vụ công (ví dụ: giáo dục đào tạo, y tế, bảo
hiểm xã hội (BHXH)...) hoặc thực hiện những hoạt động có tính cưỡng chế, trấn áp để
đảm bảo trật tự xã hội như: xử phạt vi phạm an toàn giao thông, xét xử người phạm tội.
Tầng lớp cán bộ, viên chức là những người không trực tiếp làm ra sản phẩm phục vụ xã
hội, nhưng đời sống của họ được nhà nước đảm bảo bằng việc trả lương từ ngân sách
nhà nước.
Quyền lực chính trị của Nhà nước cũng có thể hiểu là khả năng sử dụng vũ lực một cách
độc quyền, đây cũng là điểm khác biệt căn bản so với các loại quyền lực khác trong xã
hội. Ví dụ, không một lực lượng nào có thể sử dụng bộ máy cưỡng chế như cảnh sát,
nhà tù, quân đội để giữ trật tự xã hội trừ nhà nước.
1.3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia là một thuộc tính chính trị pháp lí và thuộc về nhân dân sinh sống
trên lãnh thổ của quốc gia đó. Nhân dân uỷ quyền cho nhà nước thực hiện quyền lực của
mình theo Hiến pháp và pháp luật. Do đó, trong một quốc gia chỉ nhà nước mới có khả
năng và đủ tư cách đại diện cho nhân dàn thực hiện chủ quyền quốc gia. Cụ thể là:
Trong quan hệ đối nội, chủ quyền quốc gia được khẳng định bằng việc nhà nước có
quyền tối cao trong hoạch định chính sách, tổ chức thực thi chính sách trên mọi mặt của
đời sống xã hội. Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách là các cư dân
và các tổ chức chính trị, tồ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế tồn tại trên lãnh thổ
của Nhà nước ây. Sự hình thành và thay đểi của các tổ chức này phụ thuộc vào chính
sách của Nhà nước.
Ví dụ: Năm 1987, Nhà nước CHXHCN Việt Nam quyết định việc bỏ cơ chế quản lí
kinh tế tập trung bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước;
công nhận quyến tự do kinh doanh của cồng dân, theo đó các loại hình doanh nghiệp
như: DNTN, công ty trách nhiệm hữu hạn... ra đời, tham gia vào đời sống kinh tế trong
nước và xuất khẩu, từ đó hình thành hiệp hội của các doanh nghiộp như: Hội Doanh
nghiệp vừa và nhỏ...
Trong quan hệ đối ngoại, chủ quyền quốc gia có ý nghĩa là: Nhà nước có quyền độc lập
tự quyết trong quan hệ đối ngoại mà các quốc gia khác, các tổ chức khác không thổ can

2
thiệp. Nhà nước thay mặt nhân dân có quyền hoạch định những mục tiêu riêng và lựa
chọn những phương pháp phù hợp để thực hiện những mục tiêu đó; các quốc gia đều
bình đẳng, có quyền hạn và nghĩa vụ ngang nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế dù đó là
nước lớn hay nước nhỏ.
Ví dụ: Nhà nữớc xác lập, duy trì hoặc chấm dứt quan hẹ ngoại giao với quốc gia khác;
Tham gia vào các tổ chức quốc tế; Kí kết và thực thi các đicu ước quốc tế.
Các đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội tồn tại trong một quốc gia không thể tự mình
quyết định những vấn đc liên quan đốn vận mệnh của quốc gia đó, củng không có sự
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với nhà nước vì nhà nước đại diện cho ý chí của nhân
dân, quyền lực của nhân dân. Các đảng phái, các tổ chức chính trị - xã hội bị chi phối
bởi quyền lực nhà nước.
Ví dụ: Bằng quyền lực của mình, thông qua Toà án, nhà nước có thể đưa ra xem xét
việc quyết định giải tán hoặc cấm một đảng phái hoạt động khi tổ chức đó vi phạm pháp
luật, phương hại đến chủ quyền an ninh quốc gia.
1.4. Nhà nước đặt ra và thu thuế một cách bắt buộc
Thuế là những khoản thu do nhà nước đặt ra. Sở dĩ cần phải có khoản thu này vì nhà
nước là một tổ chức không trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội nhưng phải thực
hiện rất nhiều những hoạt động khác nhau để quản lí, điều hành xã hội.
Ví dụ: Trả lương cho công chức, viên chức nhà nước, các khoản chi cho quốc phòng, an
ninh, BHXH, y tế, giáo dục đào tạo, giao thông...
Vì vậy, việc thu thuế là tạo ra nguồn tài chính cho nhà nước. Tuy nhiên, thuế không chỉ
dùng vào mục đích “nuôi” bộ máy nhà nước mà nó còn là một kcnh đầu tư cho xã hội
để phát triển. Thuế là một công cụ tài chính của Nhà nước có thể làm thay đểi cơ cáu
kinh tế, chuyến dịch cơ cấu kinh tế, tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng hay kìm hãm
nển kinh tế của một quốc gia. Thuế còn là một nguồn tài chính rất quan trọng để nhà
nước thực hiện chức năng xã hội của nó thông qua việc tạo ra các quỹ phúc lợi, quỹ tiêu
dùng để phân phối lại cho các thành viên trong xã hội, thực hiện mục tiêu an sinh xã
hội.
Các đảng phái, các tổ chức chính trị - xã hội không có quyền thu thuế. Để tồn tại và duy
trì được hoạt động của mình, các tổ chức đó củng cấn có nguồn tài chính, nhưng nó
được hình thành từ sự đóng góp mang tính tự nguyện của các thành viên, hội viên.
Ví dụ: Đoàn phí, Công đoàn phí...
Việc đóng thuế là nghĩa vụ của công dân và mang tính bắt buộc, nếu công dân không
thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, tuỳ theo mức độ vi phạm, họ có thể bị xử lí
hành chính hoặc bị kết án. Nhưng nếu các thành viên, hội viên không thực hiện nghĩa vụ
tài chính với tổ chức của mình thì họ có thể bị khai trừ ra khỏi tổ chức đó mà không bị
cưỡng chế nhà nước như đểi với hành vi trốn thuế.
1.5. Nhà nước ban hành pháp luật và xác lập trật tự pháp luật đối với toàn xã hội
Trước khi có nhà nước, những hoạt động chung của con người trong các tổ chức thị tộc
được dẫn dắt bởi niềm tin, sự tồn kính và tinh thần tự nguyện dựa trên các quy phạm
đạo đức, tín ngưỡng, tập quán (còn gọi chung là quy phạm xã hội), trật tự xã hội nhờ đó
dược duy trì.

3
Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, các đảng phái, các tổ chức chính trị - xã hội thực
hiện mục tiêu, tồn chỉ của mình thông qua việc ban hành các điều lệ, nội quy, quy chế
như: Điều lệ Công đoàn, Điều lệ Đảng... để điều hành và phối hợp hoạt động của các
thành viên, hội viên tham gia vào tổ chức đó, nhưng nội dung của chúng không thể trái
với những quy định của pháp luật do nhà nước ban hành. Về bản chất, các thành viên,
hội viên thực hiện điều lệ của các tổ chức này hoàn toàn mang tính tự nguyện, họ có thể
từ bỏ tổ chức của mình khi thấy không còn phù hợp.
Đối với nhà nước, ngoài việc sử dụng có chọn lọc các quy phạm đạo dức, tập quán tồn
tại trong xã hội, nhà nước đặt ra hệ thống quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự để
quản lí, điều hành xã hội. Phạm vi tác động của pháp luật rộng hơn so với tập quán của
một cộng đồng dân cư hoặc điều lộ của tổ chức chính trị - xã hội, vì pháp luật dược ban
hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà trước hết là bởi Nghị viện (Quốc hội)
là cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân. Mọi cá nhân, mọi tổ chức và chính nhà nước
phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực
hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục hoặc các biện pháp cưỡng chế nhà nước khi
cần thiết với công cụ bạo lực để bảo vệ trật tự pháp luật.
2. Khái niệm nhà nước
Từ những dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước, có thể định nghĩa về nhà nước như sau:
Nhà nước là một tổ chức có quyền lực chính trị đặc biệt, có quyền quyết định cao nhất
trong phạm vi lãnh thổ, thực hiện sự quản lí xã hội bằng pháp luật và bộ máy được duy
trì bằng nguồn thuế đóng góp từ xã hội.

Bài 2
CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC, KIỂU NHÀ NƯỚC
I. Khái niệm chức năng của nhà nước
Chức năng của nhà nước là những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước
nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.
Một nhiệm vụ cơ bản chiến lược thường được thực hiện bởi nhiều chức năng. Ví dụ:
Nhiệm vụ chung xây dựng CNXH, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội. Một chức
năng có thể là phương tiện thực hiện nhiều nhiệm vụ cụ thể, cấp bách. Ví dụ: chức năng
kinh tế thực hiện nhiều nhiệm vụ như: đảm bảo tự túc lương thực trong nước và xuất
khẩu, chống lạm phát, ổn định đời sống nhân dân…
Xét ở phạm vi bao quát hơn, chức năng nhà nước được quy định một cách khách quan
bởi cơ sở kinh tế- xã hội (kết cấu giai cấp).
Ví dụ: Chức năng cơ bản của kiểu nhà nước bóc lột (bảo vệ, duy trì chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất, trấn áp phản kháng của giai cấp bị trị, tiến hành xâm lược hòng nô dịch
các dân tộc khác…) bị quy định bởi quyền tư hữu tư liệu sản xuất và chế độ bóc lột
nhân dân lao động.
Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa khác chức năng nhà nước bóc lột. Điều đó
thể hiện ở nội dung và phương thức thực hiện. Cơ sở kinh tế của nhà nước xã hội chủ
nghĩa là chế độ công hữu với tư liệu sản xuất và nhà nước là tổ chức chính trị thể hiện ý
chí, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân lao động, là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

4
Các chức năng cơ bản của nhà nước luôn được bổ sung bằng những nội dung mới phù
hợp với nhiệm vụ và tình hình của mỗi giai đoạn phát triển xã hội.
1. Chức năng nhà nước và chức năng cơ quan nhà nước:
Chức năng nhà nước là phương diện chủ yếu của cả bộ máy nhà nước mà mỗi cơ quan
nhà nước đều phải tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau.
Ví dụ: Chức năng bảo vệ pháp luật và tăng cường pháp chế thuộc về các cơ quan: Quốc
Hội, Tòa án, Viện kiểm sát…
Chức năng của một cơ quan nhà nước là những phương diện hoạt động của cơ quan đó
nhằm góp phần thực hiện chức năng chung của nhà nước.
Ví dụ: Tòa án thực hiện chức năng xét xử vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp.
Chức năng của Viện kiểm sát là công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
II. Hình thức nhà nước
1. Khái niệm hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước được hiểu là những cách thức tổ chức và phương pháp để thực hiện
quyền lực nhà nước. Khái niệm hình thức nhà nước có hai vấn đề cơ bản:
Thứ nhất, hình thức, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó được chia thành
hai nội dung: cách thức tổ chức quyền lực tối cao ở trung ương (được gọi là hình thức
chính thể) và tổ chức quyền lực theo đơn vị hành chính - lãnh thổ (còn gọi là hình thức
cấu trúc).
Thứ hai, phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước (được gọi là chế độ chính trị).
Cũng là cơ quan đại diện cho cử tri, Nghị viện Anh có thể thành lập, bất tín nhiệm và
giải tán Chính phủ; trong khi Quốc hội Mĩ không thành lập, khóng thể giải tán Chính
phủ và cách chức Tổng thống Mĩ. Sự khác nhau này thể hiện cách thức tổ chức, thiết lập
mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở trung ương hay nói cách
khác là sự khác nhau về hình thức chính thể.
Cũng trong một quốc gia, một số bang ở Mĩ cho phép mang vũ khí, trong khi một số
bang khác thì không; hoặc một số bang không cho phép phá thai, một số cho phép có
điều kiện, một số chỉ cần người phụ nữ yêu cầu. Về bộ máy quản lí, mỗi một bang có hệ
thống Toà án, cơ quan đại diện, Thống đốc riêng và có lãnh thổ có Hiến pháp và những
quy định pháp luật khác nhau. Ngược lại, ở Việt Nam, các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương không thể có những quy định khác nhau về cùng một vấn dề, không có hệ
thống cơ quan nhà nước riêng, độc lập với bộ máy nhà nước. Đây chính là hai mô hình
khác nhau về tổ chức quyền lực nhà nước theo cấu trúc lãnh thổ.
Ở một số nhà nước, việc quyết định những vấn để nhất đinh được thực hiện bằng cách
hỏi ý kiến nhân dân và hình thức cao hơn, để nhân dân bỏ phiếu trực tiếp quyết định và
nhà nước phải thực hiện các quyết định đó.
Ví dụ: Ở một số nước trong Liên minh châu Âu, việc quyết định tham gia đồng tiền
chung châu Âu thông qua Hiến pháp chung của châu Âu là do cử tri bỏ phiếu quyết
định. Ở Việt Nam, quy chế dân chủ cơ sở và khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” là những biểu hiện của cách thức thực hiện quyền lực mang tính dân chủ.
Có một số nhà nước, việc quyết định những vấn để quan trọng do một nhóm hoặc một
cá nhân toàn quyền quyết định, loại trừ sự tham gia của nhân dân vào các công việc này.
Nói cách khác, dây là sự cai trị chuyên chế độc tài (ví dụ: những nhà nước phát xít).

5
Toàn quyền quyết định và loại trừ sự tham gia của nhân dân hay tồn trọng và tổ chức
cho nhân dân tham gia vào công việc nhà nước là hai cách thức, phương thức thực hiện
quyền lực nhà nước khác nhau, đểi lập nhau.
1.2. Hình thức chính thể
1.2.1. Khái niệm chính thể
Tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước ở trung ương hay còn gọi là hình thức chính
thể có ba nội dung cơ bản: (i) Cách thức, trình tự tổ chức quyền lực nhà nước trung
ương; (ii) Mổi quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương; (iii) Sự tham
gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương.
Nói một cách đơn giản, nó trả lời ba câu hỏi: (i) Quyền lực nhà nước trung ương được
hình thành như thế nào? (ii) Các cơ quan có quyền lực đó quan hệ với nhau ra sao? (iii)
Nhân dân tham có thể tham gia và tham gia như thố nào vào việc hình thành các cơ
quan này?
Thứ nhất: Cách thức, trình tự tổ chức quyền lực nhà nước trung ương Thông thường,
quyền lực nhà nước ở trung ương được tổ chức thành ba loại: quyền lập pháp, quyền
hành pháp và quyền tư pháp dựa trên cách thức phân loại chức năng nhà nước ở
Chương I của giáo trình này. Quyền lập pháp (xây dựng luật) thường được thực hiện bởi
cơ quan đại diện cho toàn thể cử tri. Cơ quan đó được gọi là Quốc hội hay Nghị viện.
Quyền thi hành pháp luật do cơ quan đại diện ban hành thường được gọi là quyền hành
pháp và cơ quan thực hiện quyền này có tên gọi phổ biến là Chính phủ. Quyền bảo vộ
pháp luật thường được gọi là quyền tư pháp và cơ quan thực hiện quyền này thường là
Toà án.
Về cách thức thành lập, có những cách cơ bản như sau:
Bầu và bẩu cử là việc nhiều người hoặc toàn dân lựa chọn và trao quyền cho một hoặc
một số người giữ những chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước.
Ví dụ: Nhân dân bầu các dại biểu Quốc hội ở Việt Nam, báu Tổng thống ở Mĩ.
Bổ nhiệm là việc chọn một hoặc một số người giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.
Ví dụ: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các
thành viên khác của chính phủ; Nữ hoàng Anh bổ nhiệm Thủ tướng.
Thế tập là việc được thừa hưởng tước vị, chức vụ do có cùng dòng tộc với nhà vua.
Ví dụ: Elizabeth II kế vị vua George VI vào năm 1952, Bhumibol Adulyadej của Thái
Lan kế vị ngai vàng sau khi anh của ông - vua Ananda Mahidol - mát năm 1946.
Về trình tự thiết lập các cơ quan quyền lực nhà nước:
Trình tự thiết lập cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương là nói đến các bước, các
giai đoạn của quá trình thiết lập các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương. Có hai
loại trình tự phổ biến trong thực tiễn:
Loại thứ nhất, viộc thiết lập các cơ quan quyền lực theo thứ tự trước sau và thành công
trong việc thiết lập cơ quan trước mới có thể thiết lập được cơ quan sau.
Ví dụ: Ở Việt Nam, Quốc hội được bầu ra trước. Sau đó, Quốc hội quyết định thành lập
ra chính phủ. Cơ cấu, số lượng thành viên của Chính phủ do Quốc hội quy định.
Loại thứ hai, việc thiết lập các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương độc lập với
nhau, viộc thiết lập cơ quan này không ảnh hưởng tới việc thiết lập cơ quan khác.
Ví dụ: Ở Mĩ, việc bầu Tổng thống không phụ thuộc vào việc bầu Quốc hội và ngược lại.

6
Thứ hai: Mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương Theo nội dung
và vị trí của các chủ thể, quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương có
thể chia thành hai loại cơ bản.
Loại thứ nhất, quan hệ giữa các chủ thể ngang bằng về vị trí và do vậy nội dung quan hệ
giữa chúng mang tính chất kiềm chế, đối trọng, giám sát lẫn nhau.
Ví dụ: Quan hệ giữa Tổng thống Mĩ và Quốc hội Mĩ là quan hệ giữa hai chủ thể cùng
do dân bầu ra, địa vị ngang nhau. Nội dung quan hệ giữa hai chủ thể này là kiềm chế,
đối trọng và kiểm soát lẫn nhau, không phụ thuộc vào nhau.
Loại thứ hai, quan hệ giữa các chủ thể không ngang nhau về vị trí và do vậy nội dung
quan hệ giữa chúng mang tính chất thứ bậc, trên dưới, nhấn mạnh sự thống nhất về
quyền lực.
Ví dụ: Quốc hội Việt Nam là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền thành lập
và bất tín nhiệm chính phủ, Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Đây là
mối quan hệ trên dưới, chấp hành, theo đó Chính phủ phải phụ thuộc vào Quốc hội.
Thứ ba: Sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương
Sự tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan nhà nước bằng bầu cử và cách
thức xác định kết quả củng rất khác nhau.
Ví dụ: Ở Liên bang Nga, nhân dân trực tiếp bẩu Quốc hội, bầu Tổng thống Liên bang;
còn ở CHLB Đức, nhân dân chỉ bầu Quốc hội nhưng không bầu Tổng thống.
Ở Mĩ, cử tri có thể bầu nhiểu lần hơn so với ở CHLB Đức hoặc Vương quốc Anh. Chế
độ bầu cử theo đa sổ có nghĩa là ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất là thắng cử trong
khi chế độ bấu cử theo tỉ lệ đại diện xác định tháng cử phụ thuộc vào tỉ lệ số phiếu mà
họ có được.
Như vậy, cách thức, số lượng tham gia của nhân dân vào việc tổ chức bộ máy nhà nước
thông qua bầu cử là một nội dung của khái niệm chính thể.
Hình thành nên các cơ quan nhà nước như thế nào, những cơ quan này vận hành ra sao
và cách thức thực hiện quyền lực trong mối quan hộ với nhân dân (hình thức chính thể)
là những nội dung đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
 Phân loại chính thể
Cách phân loại hình thức chính thể phổ biến hiện nay dựa trên nguồn gốc quyền lực nhà
nước và sự tham gia của nhân dân vào quyền lực nhà nước.
Theo cách này, chính thể chia thành hình thức chính thể quân chủ và chính thể cộng
hoà. Quân chủ là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước dược tập
trung toàn bộ (hay một phẩn) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa
kế. Cộng hoà là hình thức theo đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ quan
được bầu ra trong một thời gian nhất định.
Ví dụ: Việt Nam là chính thể cộng hoà xã hội chủ nghĩa, Thái Lan là chính thể quân
chủ.
Chính thể quân chủ được chia thành hai loại là quân chủ tuyệt đối (nhà vua nắm quyền
lực vô hạn) và quân chủ hạn chế (nắm một phán quyền lực). Quân chủ hạn chế có thể
chia làm hai loại: quân chủ đại nghị (nhà vua bị hạn chế bởi Nghị viện) và quân chủ lập
hiến (nhà vua bị hạn chế bởi Hiến pháp).

7
Ví dụ: Nhà nước trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam là quân chủ tuyệt đối,
Vương quốc Anh là quân chủ đại nghị, Nhật Bản là quân chủ lập hiến.
Cách phân loại hình thức chính thể cộng hoà hiện đại dựa trên vị trí, vai trò và mối quan
hộ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương chia thành ba loại cơ bản: cộng
hoà tổng thống; cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng hệ.
Cộng hoà tổng thống có những đặc tính:
(i) Người đứng đầu hành pháp là nguyên thủ quốc gia và được bầu phổ thông; (ii)
Nhiệm kì của lập pháp và người đứng đáu hành pháp là xác định và không phụ thuộc
vào sự tín nhiệm của nhau; (iii) Tổng thống thiết lập, điều hành Chính phủ; (iv) Thành
viên của Chính phủ khỏng dồng thời là thành viên của lập pháp.
Ví dụ: Hợp chúng quốc Hoa Kì (Mĩ) là chế độ cộng hoà tổng thống. Theo đó, Tổng
thống được bầu phổ thông với nhiẹm kì 04 năm. Tổng thống Mĩ không chịu trách nhiệm
trước Quốc hội và không bị Quốc hội giải tán. Tổng thống Mĩ thành lập Chính phủ và
các bộ trưởng không là thành viên của Quốc hội Mĩ.
Cộng hoà đại nghị có các đặc tính:
(i) Người đứng đầu hành pháp, bao gồm cả Thủ tướng và Nội các, hình thành từ Nghị
viện và là thành viên của Nghị viện; (ii) Hành pháp có thổ bị giải tán bởi đa số trong
Nghị viện, thông qua thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm; (iii) Vị trí nguyên thủ quốc gia và
người đứng đẩu hành pháp là tách biệt; (iv) Lãnh đạo hành pháp mang tính tập thể trong
đó Thủ tướng là người đứng đầu.
Ví dụ: CHLB Đức, Cộng hoà italia là chính thể cộng hoà đại nghị. Chính phủ hình
thành từ Nghị viện, chịu trách nhiệm trước Nghị viện và có thể bị Nghị viện giải tán,
nguyên thủ quốc gia là Tổng thống tách biệt với Thủ tướng - người đứng đầu cơ quan
hành pháp.
Cộng hoà lưỡng hệ có các đặc tính: (i) Tổng thống được bầu phổ thông; (ii) Tổng thống
có quyền hiến định rất lớn, là người đứng đầu hành pháp và nguyên thủ quốc gia; (iii)
Thủ tướng và các bộ trưởng nắm quyền hành pháp và chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
Thực chát, chế độ này kết hợp những đặc tính của hai chế độ trên. Những nước theo
hình thức cộng hoà lưỡng hệ tiêu biểu: CHLB Nga, Cộng hoà Pháp.
Ví dụ: Tổng thống CHLB Nga do dân bầu, có quyền rất lớn và là nguyên thủ quốc gia,
đứng đầu hành pháp. Thủ tướng Dmitry Mcdvedev nắm quyền hành pháp chịu trách
nhiệm trước Quốc hội.
1.3 Hình thức cấu trúc
Khái niệm hình thức cấu trúc
Vì sự khác biột về địa lí, thành phần cư dân, văn hoá, trình dộ phát triển kinh tế... hoặc
lịch sử hình thành quốc gia, hầu hết các nhà nước được cấu thành từ những phần lãnh
thổ với những bộ máy quản lí tại những bộ phận lãnh thổ đó.
Ví dụ: Lịch sử hình thành Hợp chúng quốc Hoa Kì tạo nên các tiểu bang trong nhà nước
liên bang, nhưng với Việt Nam, việc chia toàn bộ quốc gia thành các tỉnh, thành phố và
các cấp nhỏ hơn xuất phát từ yếu tố địa lí, văn hoá, cư dân, trình dộ phát triển kinh tế
với mục đích quản lí xã hội nhằm phát triển đểng đều và bình đẳng giữa những khu vực,
bộ phận khác nhau.

8
Như vậy, hình thức cấu trúc là việc nhà nước được cấu thành từ những đơn vị hành
chính lãnh thổ như tiểu bang, tỉnh, thành phố... hay chia thành các cấp với trật tự thứ bậc
như thế nào và các bộ phận lãnh thổ đó quan hệ với nhau ra sao.
Ví dụ: Có nên chia thành các tiểu bang có chủ quyền độc lập hay chia thành các đơn vị
hành chính như tỉnh, thành phố không có chủ quyền? Có thể nói, hình thức cấu trúc
được hiểu là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối
quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương.
 Phân loại hình thức cấu trúc
Nhà nước liên bang
Những nhà nước liên bang điển hình như Hợp chúng quốc Hoa Kì được chia thành 50
tiểu bang với những hộ thống pháp luật, bộ máy nhà nước độc lập với nhau và độc lập
với bộ máy nhà nước trung ương. CHLB Đức gổm 16 tiểu bang với những cơ quan nhà
nước dộc lập với chính quyền trung ương. Như vậy, nhà nước liên bang dược cấu trúc
từ các nhà nước thành vicn (tiổu bang) với sự dộc lập nhất định thể hiện bằng việc có hệ
thống pháp luật riêng, bộ máy quản lí riêng.
Các nhà nước tiểu bang có mức độ độc lập với nhà nước liên bang, có chủ quyền.
 Nhà nước đơn nhất
Nhà nước dơn nhất là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước theo đó chủ quyền tập
trung vào chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, vùng có thể có thẩm quyền
ở những mức độ nhất định nhưng thẩm quyền này do chính quyền trung ương cho phép
và vể lí thuyết, chính quyền trung ương có thể giải tán chính quyền vùng và địa phương.
Ví dụ: Các tỉnh, thành phố ở Việt Nam không thể có Hiến pháp riêng, không thể có bộ
máy quản lí độc lập mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào bộ máy nhà nước trung ương. Quốc
hội có thể tách, nhập các đơn vị hành chính, hình thành, giải tán các đơn vị hành chính
mới.
Tóm lại, hình thức nhà nước cấu trúc theo lãnh thổ có hai mô hình cơ bản là nhà nước
theo chế độ liến bang và nhà nước đơn nhất. Mỗi một mô hình tổ chức và vận hành
quyền lực theo lãnh thổ có những đặc điểm khác nhau nhưng phải tuân thủ những
nguyên lí chung là bảo đảm mối quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và quyền tự chủ của
chính quyền cấp dưới; bảo đảm sự thống nhất và sự khác biệt; bảo đảm yêu cầu hiộu
quả trong quản lí.
1.4 Chế độ chính trị
Khái niệm chế độ chính trị
Cơ quan nhà nước thực hiộn quyền lực nhà nước như thế nào, có vì nhân dân hay
không, quyền lực này có thuộc về nhân dân hay không, có do nhân dân hay không là
một trong những nội dung của khái niệm chế độ chính trị.
Chế độ chính trị có thể được hiểu là những cách thức, phương pháp thực hiện quyền lực
nhà nước. Nếu như hình thức chính thể và hình thức cấu trúc cho ta biết quyền lực nhà
nước được tổ chức theo hình thức nào thì khái niệm chế độ chính trị cho ta biết quyền
lực đó được thực hiện như thế nào, theo cách nào.
Phân loại chế độ chính trị
Chế độ chính trị được chia thành chế độ dân chủ và phi dân chủ.

9
Phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước dân chủ được hiểu là cách thức thực hiện
quyền lực theo đó có tổ chức cho sự tham gia của nhản dân vào việc tổ chức và thực
hiện quyền lực nhà nước.
Ví dụ: Trong lĩnh vực lập pháp, quyền lực lập pháp thuộc về Quốc hội, Quốc hội được
thực hiện quyền lập pháp theo nhiều cách khác nhau. Nếu Quốc hội cho nhân dân tham
gia đóng góp ý kiến, đánh giá trong suốt quá trình xây dựng pháp luật, cách thức thực
hiện quyền lực lập pháp của Quốc hội thì việc thực hiện quyền lực nhà nước này được
coi là có dân chủ hay chế độ chính trị dân chủ.
Phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước phi dân chủ là phương pháp ngăn cản, loại
trừ sự tham gia của nhân dân vào bộ máy nhà nước và đời sống chính trị. Quyền lực nhà
nước được thực hiện một cách chuyên chế và độc đoán.
Ví dụ: Trong quá trình thực hiện pháp luật, cơ quan hành pháp không lẳng nghe ý kiến
của nhân dân, không cho nhân dân tham gia góp ý, không tạo điếu kiện cho nhân dân
giám sát và thực hiện quyền lực này một cách tuỳ tiện, theo ý chí của người có quyền
thì được coi là thực hiện quyền lực không dân chủ.
2. Bộ máy nhà nước
2.1 Khái niệm bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương
được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ để
thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương.
Ví dụ: Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam ở trung ương gồm có Quốc hội, Chính
phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viộn Kiểm sát nhân dân tối cao; ở dịa phương có Hội
đểng nhân dân (HĐND) và ƯBND các cấp.
Bộ máy nhà nước được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định nhằm bảo đảm cho sự
vận hành của bộ máy nhà nước thống nhất, đểng bộ và có hiệu quả. Có thể nói, các
nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước chính là cơ sở kiến trúc nên toàn bộ máy nhà
nước, tạo ra sự khác biệt giữa bộ máy nhà nước này với bộ máy nhà nước khác.
Ví dụ: Bộ máy nhà nước tư sản tổ chức theo nguyên tắc phân quyền.
Theo đó, Nghị viện nắm quyền lập pháp, Chính phủ nắm quyền hành pháp và Toà án có
quyền tư pháp. Các cơ quan này vừa thực hiện quyền năng của mình vừa kiểm soát các
nhánh quyến lực khác. Trong khi đó, bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa tổ chức theo
nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nước tập trung vào cơ quan đại diện cao nhất.
Ví dụ: Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền tổ chức
ra các cơ quan nhà nước khác ở trung ương và có quyền giám sát tối cao.
Mỗi cơ quan nhà nước đểu có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng nhưng khi các
cơ quan nhà nước thực hiộn chức năng riêng của mình là nhằm góp phần thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Ví dụ: Cơ quan điều tra thực hiện chức năng điều tra, cơ quan Viện Kiềm sát thực hiện
chức năng công tổ, Toà án thực hiện chức năng xét xử.
Điều này có nghĩa ba cơ quan này đang góp phần thực hiện chức náng của Nhà nước là
chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Như vậy,

10
vai trò của bộ máy nhà nước là nhằm để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước.
Ví dụ: Để nhà nước thực hiện được chức năng trấn áp thì phải tổ chức ra các cơ quan
như: quân đội, nhà tù, cảnh sát; để nhà nước quản lí giáo dục, y tế thì phải tổ chức các
cơ quan như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo...
2.2 Cơ quan nhà nước - bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước
Mặc dù các cơ quan nhà nước khác nhau có vị trí, tính chất, chức năng và thẩm quyền
khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các cơ quan nhà nước đều có các đặc điểm chung giống
nhau và nhờ đó có thể phân biệt cơ quan nhà nước với các tổ chức kinh tế, tổ chức chính
trị và các tổ chức khác trong xã hội. Cơ quan nhà nước có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, cơ quan nhà nước là tổ chức không trực tiếp sản xuẩt ra của cải vật chất. Có
thể nói rằng, các cơ quan nhà nước là những tổ chức chuyên làm nhiệm vụ quản lí xã
hội và không trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế như các doanh nghiệp và các
tổ chức khác trong xã hội. Mặc dù giống với các tổ chức khác là cơ quan nhà nước cũng
thực hiện sự quản lí đối với con người nhưng cơ quan nhà nước không trực tiếp sản xuát
ra của cải phục vụ cho con người như lúa gạo, quần áo... Tuy nhiên, thông qua các hoạt
dộng của mình, các cơ quan nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức khác tham
gia vào quá trình sản xuất.
Ví dụ: Bộ Công Thương có vai trò quan trọng trong việc quản lí đối với ngành công
nghiệp và thương mại của nước ta nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
thực hiện các hoạt dộng sản xuất, kinh doanh của mình.
Thứ hai, cơ quan nhà nước có quyền nhân danh nhà nước để thực hiện quyền lực nhà
nước. Các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương đều đại diện cho nhà
nước thực hiộn quyền lực nhà nước. Tính quyền lực nhà nước của cơ quan nhà nước thể
hiện ở chỗ, các quyết định của cơ quan nhà nước được ban hành trên cơ sở ý chí đơn
phương của mình và có tính chất bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan.
Ví dụ: Bản án hình sự của Toà án có tính bắt buộc đối với người bị kết án, hay quyết
định xử phạt hành chính của cơ quan hành chính nhà nước có tính bắt buộc dối với chủ
thể vi phạm hành chính.
Các quyết định của cơ quan nhà nước được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng
chế nhà nước. Dĩ nhicn, không phải thực hiộn mọi quyết định của cơ quan nhà nước đều
cán đến cưỡng chế nhà nước mà trước hết các quyết định này được thực hiện trên cơ sở
tự nguyện của đối tượng. Mặc dù các quyết định này thể hiện ý chí đơn phương của các
cơ quan nhà nước nhưng không có nghĩa là xuất phát từ ý chí chủ quan, tuỳ tiện của các
cơ quan nhà nước mà phải dựa trên cơ sở pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Thứ ba, cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động của mình trong phạm vi thẩm quyền của
mình trên cơ sở pháp luật quy định. Mặc dù tất cả các cơ quan nhà nước đêu có quyền
lực nhà nước nhưng mỏi cơ quan có được quyền lực nhà nước trong một giới hạn nhát
định và giới hạn đó được gọi là thẩm quyền. Mỗi cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền
riêng của mình, các cơ quan nhà nước khác nhau sẽ có thẩm quyền khác nhau.
Ví dụ: Thẩm quyền của cơ quan cảnh sát giao thông khác với cơ quan thuế và cơ quan
quản lí thị trường. Cảnh sát giao thông không có quyền xử phạt đối với những người có
hành vi sai phạm như trốn thuế hoặc bán hàng kém chất lượng. Thẩm quyền của cơ

11
quan nhà nước được xác định thông qua các quy định trong các văn bản pháp luật.
Trong các yếu tố của thẩm quyền cơ quan nhà nước thì quan trọng nhất là quyền ban
hành quyết định pháp luật. Các cơ quan nhà nước chỉ hoạt dộng trong phạm vi thẩm
quyền của mình, trong phạm vi đó, các cơ quan nhà nước hoạt động một cách độc lập,
chủ động và sáng tạo. Việc thực hiện thẩm quyền đối với các cơ quan nhà nước vừa là
quyền, nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ, không phụ thuộc vào ý muốn, sự xct đoán
riêng của bản thân các cơ quan hay bất kì người lãnh đạo nào1.
Tóm lại, có thể hiểu ràng, cơ quan nhà nước là một tổ chức mang quyền lực nhà nước,
được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định
để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong phạm vi luật định.
2.3 Các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước của các quốc gia trên thế giới
ngày nay
Nguyên thủ quốc gia
Ở hầu hết các quốc gia, hiến pháp quy định nguyên thủ quốc gia là người đứng đấu nhà
nước, có quyền thay mặt nhà nước về mặt đối nội và đối ngoại. Về nguyên tắc, nguyên
thủ quốc gia là đại diện tượng trưng cho sự bẽn vững và tập trung của Nhà nước.
Nguyên thủ quốc gia ở các quốc gia khác nhau có thể có tên gọi khác nhau như Tổng
thống, Chủ tịch nước, Quốc vương... Thông thường, nguyên thủ quốc gia là một cá nhân
đứng đẩu nhà nước. Tuy nhicn, ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây có thời kì nguyền
thủ quốc gia là một tập thể.
Ví dụ: Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao là nguyên thủ theo quy định của Hiến pháp Liên
bang Xô viết năm 1977, hoặc thiết chế Hội đồng Nhà nước củng là nguyên thủ theo quy
định Hiến pháp năm 1980 của Việt Nam. Mức độ thực quyền của nguyên thủ quốc gia
phụ thuộc vào mô hình chính thể của Nhà nước.
Nhìn chung, thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia được thể hiện trong lĩnh vực lập pháp,
hành pháp, tư pháp và đối ngoại. Về hành pháp, nguyên thủ quốc gia thể hiện có quyền
bổ nhiệm các quan chức cấp cao của hành pháp. Nguyên thủ là người đứng đầu nhà
nước nên cũng được giao quyền thong lĩnh lực lượng vũ trang. Về đối ngoại, nguyên
thủ quốc gia có quyền thay mặt cho nhà nước, có quyền bổ nhiệm các đại sứ, các đại
diện ngoại giao; triệu hổi các đại sứ; tiếp nhận uỷ nhiệm thư các đại diện ngoại giao
nước ngoài; quyết định phong hàm cấp ngoại giao. Về lập pháp, thông thường nguyên
thủ quốc gia có quyền công bố các dạo luật và phủ quyết lập pháp. Nguyên thủ quốc gia
thực hiộn quyền này là nhằm kiểm soát quyền lập pháp của Nghị viện. Về tư pháp,
nguyên thủ quốc gia có quyền bổ nhiệm các thẩm phán Toà án cấp cao, tổng công tố,
người đứng đầu ngành tư pháp. Nguyên thủ quốc gia cũng có quyền ân xá và đặc xá.
Nghị viện
Ở các nhà nước tư sản ngày nay, quyền lập pháp được trao cho Nghị viện nên Nghị viện
còn được gọi là cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, ngoài chức năng lập pháp, Nghị viện còn
thực hiện các chức năng quan trọng khác như giám sát Chính phủ, chức năng tài chính
(quyết định các vấn đế về ngân sách nhà nước), chức năng đại diện (đại diện cho nhân
dân cả nước, có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của toàn dân, kể cả những nhóm người thuộc
vể thiểu số...). Do đó, có thể nói, Nghị viện chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong quá
trình thực hiện quyền lực nhà nước, vì thiếu nó hai nhánh quyền lực kia không thể hoạt

12
động được. Có thể khái quát thẩm quyền của Nghị viện trong những lĩnh vực cơ bản
như sau: Về lập pháp, Nghị viện là cơ quan có quyền thảo luận và thông qua các dự
luật. Quyền này được xem là quyền quan trọng nhất của quy trình lập pháp; về tài chính,
Nghị viện có quyền phê chuẩn sử dụng ngân sách, phân bổ ngân sách, quyết toán ngân
sách. Các quyền này được xem là những quyền khá quan trọng của Nghị viện trong việc
kiểm soát chi tiêu của Chính phủ và thông qua đó, Nghị viện có thể kiềm chế, giám sát
bộ máy hành pháp; vể quốc phòng an ninh và đối ngoại, Nghị viện có quyền quyết định
chiến tranh hay hoà bình, có quyền ban hành luật hay phê chuẩn ban bố tình trạng khẩn
cấp hay thiết quân luật; Về đối ngoại, Nghị viện có quyền phê chuẩn các hiệp ước giữa
Chính phù với Chính phủ của các nước khác hay tổ chức quốc tế; Về hành pháp, các
nước có chính thể đại nghị thì Nghị viện có quyền hạn rộng lớn như thành lập chính
phủ, giám sát Chính phủ, có quyền bất tín nhiệm đối với Chính phủ. Ngược lại, các
nước có chính thể cộng hoà tổng thống và cộng hoà hổn hợp, quyền can thiệp của Nghị
viện đối với hành pháp có phần hạn chế và chủ yếu có quyền kiểm soát chính phủ ; Về
tư pháp, một số quốc gia quy định Nghị viện có quyến luận tội các quan chức cấp cao
của hành pháp, kể cả nguyên thủ quốc gia. Thủ tục này còn gọi là thủ tục đàn hạch và
được quy định hết sức chặt chẽ nhằm tránh việc sử dụng tuỳ tiện gây mất ổn định chính
trị của quốc gia.
Chính phủ
Ở các quốc gia ngày nay, thông thường Chính phủ được gọi là cơ quan hành pháp. Vì
vậy, theo nghĩa đơn giản nhất, Chính phủ là cơ quan thi hành pháp luật. Vì thế, chức
năng chủ yếu của Chính phủ là quản lí xã hội trên cơ sở luật của Nghị viện. Tuy nhiên,
khi thực hiện hoạt động quản lí của mình, Chính phủ có thổ ban hành các văn bản pháp
luật gọi là hoạt động lập quy. Bên cạnh đó, thông thường Chính phủ cũng được trao
quyền thi hành các phán quyết của Toà án. Trên thực tế, dù ở bất kì chính thể nào thì
Chính phủ vẫn là thiết chế có vị trí trung tâm trong bộ máy nhà nước, có quyền hạn rất
lớn và có thể lấn át các thiết chế quyền lực khác như Nghị viện, Toà án. Vì vậy, mục
tiêu tham gia bầu cử của các đảng chính trị ở các nước tư sản chủ yếu là nhằm nắm
quyền kiểm soát chính phủ.
Nhìn chung, thẩm quyền của Chính phủ thể hiện trong các lĩnh vực sau: Vể hoạch định
chính sách, Chính phủ có thẩm quyền khởi xướng và hoạch định các chính sách đối
ngoại và đối nội của Nhà nước. Thực chất, thẩm quyền này nhằm giúp Chính phủ hạn
chế quyền lực của lập pháp; về quản lí nhà nước, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền
quản lí cao nhất của Nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Đây chính là thẩm quyền quan trọng và thường xuyên của
Chính phủ; về quốc phòng, an ninh, Chính phủ vừa là cơ quan có quyền soạn thảo các
chính sách liên quan đến quốc phòng, an ninh và đối ngoại, vừa là cơ quan có quyền chỉ
đạo thực hiện các chính sách này; về ngoại giao, Chính phủ có quyền đệ trình hoặc tự
mình đàm phán kí kết các hiệp ước quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ cũng có quyền đệ trình
nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm các đại sứ, đại diện ngoại giao tại nước ngoài; Vê lập
pháp và lập quy, Chính phủ có quyền trình các dự án luật tới Nghị viện, có quyền đề
nghị nguyên thủ phủ quyết các dự luật của Nghị viện và có quyền ban hành văn bản
pháp quy để cụ thể hoá các quy định của luật hoặc để bổ khuyết cho sự thiếu hụt của

13
luật được áp dụng vào cuộc sống; Về tư pháp, Chính phủ có quyền độ trình nguyên thủ
quốc gia hay Nghị viện bổ nhiệm thẩm phán. Phần lớn chính phủ của các nhà nước tư
sản nằm giữ quyền thi hành án.
Toà án
Ngày nay, hiến pháp của các nước đều quy định Toà án có chức năng xét xử (nắm giữ
quyền tư pháp) nhằm đảm bảo quyền tự do, công bằng của công dân. So với các thiết
chế quyền lực khác, Toà án thực hiện chức năng xét xử dựa trên cơ sở quy định của
pháp luật và dược xem là cơ quan có vai trò bảo vệ công lí cho xã hội. Do đó, yêu cầu
quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của cơ quan này là phải đảm bảo sự độc lập.
Vì vậy, hầu hết các nước đểu ghi nhận nguyên tắc toà án xét xử độc lập tuân theo pháp
luật trong hiến pháp của mình. Để bảo đảm cho thẩm phán độc lập khi thực hiện nhiệm
vụ của mình, pháp luật các nước tư sản thường đưa ra các quy định mang tính nguyên
tắc như: Thẩm phán không thể là người thuộc các tổ chức chính trị (các đảng phái chính
trị), tổ chức kinh tế hay thuộc bất kì cơ quan nhà nước nào khác; Thẩm phán thường có
nhiệm kì lâu dài hoặc suốt đời; Thẩm phán được bổ nhiệm chứ không bầu cử; Thẩm
phán được hưởng thu nhập cao. Theo xu hướng chung, vai trò của Toà án ngày càng
được tăng cường nhằm mục tiêu xây dựng pháp quyền mà cụ thể hơn là bảo đảm các
quyền con người.

Bài 3
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
1.1 Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp
Cơ sở hiến định của ngnỵên tắc: Điều 2 Hiến pháp năm 2013, “Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Nội dung của nguyên tắc: Bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân, “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhản với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Khoản 2, Điều
2 Hiến pháp năm 2013). Do đó, quyền lực nhà nước phải tập trung thống nhất thì mới
đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Để thực hiện quyền lực nhà nước một cách hiệu quả, quyền lực nhà nước phải được
phân công cho các cơ quan nhà nước thực hiện, không thể có một cá nhân hay cơ quan
nhà nước nào thâu tóm trong tay toàn bộ quyền lực nhà nước. Các cơ quan nhà nước
phải phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động để dảm bảo tính thống nhất của bộ
máy nhà nước cũng như thực hiện có hiệu quả các chức năng chung của bộ máy nhà
nước. Phải có cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước để tránh tình trạng lạm quyền và sai
quyền.
1.2 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo

14
Cơ sở hiến định của nguyên tắc: Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản
Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đểng thời là đội tiên phong của nhân
dân lao động và của dân tộc Việt Nam, ỉãy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nên tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Nội dung của nguỵên tắc: Đảng vạch ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách
lớn làm cơ sở cho chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quản lí nhà nước
củng như về tổ chức bộ máy nhà nước và chính sách cán bộ...Đảng đào tạo, bồi dưỡng,
giới thiệu những cán bộ có phẩm chất và năng lực để đảm nhận những cương vị chủ
chốt trong bộ máy nhà nước. Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kicm tra, giám
sát. Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương pháp dân chủ, giáo dục, thuyết phục và
bằng vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên là các cán bộ, công chức và các tổ
chức Đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước.
1.3 Nguyên tắc nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật,
quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật
Cơ sở hiến định của nguyên tắc Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 2, Điều 8 Hiến
pháp năm 2013. Điều 2 Hiến pháp dề cao vai trò của Nhà nước pháp quyền mà trong đó,
vai trò của pháp luật phải được thượng tồn. Điều 8 Hiến pháp một lần nữa giải thích rõ
thêm: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội
bằng Hiến pháp và pháp luật”.
Nội dung của nguyên tắc: Tát cả các cơ quan nhà nước phải được Hiến pháp và pháp
luật xác định rỏ ràng về cách thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Các cơ quan nhà nước, cán
bộ nhà nước khi thực thi công quyền phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp
luật, không được lạm quyền, lợi dụng quyền hạn và càng không thổ lộng quyền. Mọi vi
phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước đều phải bị xử lí nghicm
minh bất ke họ là ai, giữ cương vị gì trong bộ máy nhà nước.
1.4 Nguyên tắc tập trung dân chủ
Cơ sở hiến định của nguyên tắc Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được
tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và
pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Nội dung của nguyên tắc Các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở nước ta (Quốc hội,
HĐND các cấp) đều do nhân dân trực tiếp bầu ra; các cơ quan nhà nước khác đcu được
thành lập trcn cơ sở của các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân.
Quyết định của các cơ quan nhà nước ở trung ương có tính bắt buộc thực hiện đối với
các cơ quan nhà nước ở địa phương; quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên có tính
bắt buộc thực hiện đối với cơ quan nhà nước cấp dưới. Cơ quan nhà nước làm việc theo
chế độ tập thể thì thiểu số phải phục tùng đa số; cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ
thủ trưởng thì nhân viên phải phục tùng thủ trưởng... Tuy nhiên, việc tập trung trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không mang tính quan liêu mà phải mang tính
dân chủ, đòi hỏi các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp trên trước
khi ra quyết định phải điều tra, khảo sát thực tế, phải tiếp thu các ý kiến, kiến nghị hợp
lí của địa phương, của cấp dưới và ý kiến, kiến nghị của nhân dân; cơ quan nhà nước
làm việc theo chế độ tập thể trước khi biểu quyết phải thảo luận dân chủ...

15
1.5 Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc
Cơ sở hiến định của nguyên tắc Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên
đất nước Việt Nam. Các dàn tộc bình đẳng, đoàn kết, tồn trọng và giúp nhau cùng phát
triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dán tộc”.
Nội dung của nguyên tắc: Trong các cơ quan dân cử như Quốc hội và HĐND các cấp,
các thành phần dân tộc thiểu số phải có tỉ lệ đại biểu thích đáng. Trong tổ chức bộ máy
nhà nước, các tổ chức thích hợp được thành lập để đảm bảo lợi ích dân tộc và tham gia
quyết định các chính sách dân tộc như Hội đểng Dân tộc thuộc Quốc hội, Ủy ban Dần
tộc thuộc Chính phủ, các Ban dân tộc thuộc HĐND cấp tỉnh... Nhà nước thực hiện chính
sách bồi dưỡng, đào tạo nguổn cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số. Trong hoạt
động của mình, nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tẽ - xã hội, đặc biệt đối
với những địa bàn có đông đểng bào dân tộc thiểu số sinh sống...
2. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1 Quốc hội
Vị trí, tính chất pháp lí của Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhát của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiộn quyến lập hiến, quyền lập
pháp, quyết định các vấn đê quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt
động của Nhà nước. (Điều 69 Hiến pháp năm 2013).
Quốc hội có hai tính chất pháp lí sau:
Tính đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện: Quốc hội do tập thể cử tri toàn quốc
trực tiếp bầu ra; Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước; Quốc hội,
thông qua các đại biểu Quốc hội, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của
cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri; biến ý chí,
nguyện vọng chính dáng của cử tri thành những quyết sách của Quốc hội.
Tính quyền lực nhà nước cao nhất được thể hiện thông qua chức năng và thẩm quyền
của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
Chức năng của Quốc hội
Quốc hội có ba chức năng sau:
Chức năng lập hiến, lập pháp: Quốc hội là cơ quan có quyền thông qua, sửa đểi, bổ sung
Hiến pháp; thông qua, sửa dổi, bổ sung các đạo luật khác.
Chức năng quyết định các vấn để quan trọng của đất nước: Quốc hội quyết định những
chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an
ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước; quyết định chính
sách tài chính tiền tộ quốc gia, quyết toán ngân sách nhà nước ở trung ương, quy định
vấn đề thuế khoá; quyết định việc trưng cầu ý dân; quyết định đại xá; quyết định hàm,
cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân; hàm cấp ngoại giao; quy định các loại huân
chương, huy chương và các danh hiệu cao quý của Nhà nước.
Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền giám sát tối
cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật và
nghị quyết của Quốc hội.

16
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội
Ủy ban thường vụ (UBTV) Quốc hội: ƯBTV Quốc hội là cơ quan thường trực của
Quốc hội, do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. Thành phần của UBTV
Quốc hội bao gồm:
Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch UBTV Quốc hội.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội đểng thời là các Phú chủ tịch UBTV Quốc hội.
Các uỷ viên UBTV Quốc hội.
Thành viên của UBTV Quốc hội phải hoạt động chuyên trách và không thể đồng thời là
thành viên của chính phủ.
Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội:
Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội là các cơ quan chuyên môn của Quốc hội,
được thành lập để giúp Quốc hội hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể.
Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các uỷ viên do Quốc hội bầu ra
trong số các đại biểu Quốc hội.
Các uỷ ban của Quốc hội bao gồm hai loại:
Ủy ban lâm thời: là những uỷ ban được lập ra khi xét thấy cần thiết để nghiên cứu, thẩm
tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, uỷ
ban này sẽ tự động giải thể.
Ủy ban thường trực: là những uỷ ban được Quốc hội thành lập theo quy định của Luật
Tổ chức Quốc hội, là bộ phận cấu thành của cơ cấu tổ chức của Quốc hội trong suốt
nhiệm kì.
Thành phần của mỗi uỷ ban gổm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các uỷ viên do
Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội.
Kì họp Quốc hội
Kì họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc
hội họp mỗi năm hai kì, được gọi là những kì họp thường lệ. Ngoài ra, Quốc hội có thể
họp bất thường. Tại kì họp, Quốc hội có quyền ban hành các loại văn bản là Hiến pháp,
luật và nghị quyết.
2.2 Chủ tịch nước
Điều 86 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đẩu Nhà nước,
thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Chủ tịch
nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội theo sự giới thiệu của UBTV
Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Chủ tịch nước chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Về đối nội, Chủ tịch nước là người có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập các chức
vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước cũng như đóng vai trò điều phối hoạt động giữa các
cơ quan nhà nước thển chốt. Bên cạnh đó, chủ tịch nước còn là người thống lĩnh các lực
lượng vũ trang và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, căn cứ vào
nghị quyết của Quốc hội hoặc của UBTV Quốc hội công bố quyết định tuyên bổ tình
trạng chiến tranh. Ngoài ra, Chủ tịch nước còn căn cứ vào nghị quyết của UBTV Quốc
hội ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong
trường hợp ƯBTV Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước có quyền ban bố tình
trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.

17
Về đối ngoại, Chủ tịch nước là đại diện cao nhất và chính thức của nước CHXHCN
Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, chính thức hoá các quyết định về đối ngoại của
Nhà nước và là biểu tượng cho chủ quyền quốc gia.
Để thực hiện nhiệm vụ, quyến hạn của mình, chủ tịch nước được quyền ban hành hai
loại văn bản là lệnh và quyết định.
2.3 Chính phủ
Vị trí, tính chất pháp lí của Chính phủ
Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ
quan chấp hành của Quốc hội”. Chính phủ có hai tính chất sau đây:
Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp: Chính phủ đứng
đầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương; Chính phủ
lãnh đạo hoạt động quản lí nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cơ quan chấp hành của Quốc hội: Chính phủ do Quốc hội thành lập. Nhiệm kì của
Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội; Chính phủ phải báo cáo công tác và chịu trách
nhiệm trước Quốc hội; Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp, luật,
nghị quyết do Quốc hội ban hành.
Chức năng của Chính phủ
Hoạt động quản lí nhà nước là hoạt động chủ yếu và là chức năng của Chính phủ. Chức
năng quản lí nhà nước của Chính phủ có hai đặc điểm: Chính phủ quản lí tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội; hoạt động quản lí của Chính phủ có hiệu lực trên phạm vi cả
nước. Chức năng nói trên được cụ thể hoá bằng Điều 96 của Hiến pháp hiện hành (quy
định Chính phủ có 8 loại nhiệm vụ, quyền hạn). Chính phủ có quyền ban hành hai loại
văn bản là nghị định và nghị quyết.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ
Thành viên Chính phủ bao gổm:
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ
tịch nước. Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội. Thủ tướng có quyền ban hành quyết
định và chỉ thị.
Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng để nghị Quốc hội phê chuẩn vể việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước ra
quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Các Phó Thủ tướng không nhất thiết phải
là đại biểu Quốc hội.
Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn
về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc
hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ được quyền ban hành ba loại vãn bản là quyết định, chỉ thị và
thông tư.
Bộ và cơ quan ngang bộ: là cơ quan chuyên môn của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lí nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.
2.4 Toà án nhân dân các cấp
Vị trí pháp lí của Toà án nhân dân

18
Toà án nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước, là
trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp ở nước ta. Toà án nhân dân có vị trí tương
đối độc lập trong bộ máy nhà nước, nhất là trong hoạt động xct xử, Toà án độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật.
Chức năng của Toà án nhân dân:
Trong bộ máy nhà nước, Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử. Toà
án nhân dân xct xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh
tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Chức năng
xét xử của Toà án nhân dân được cụ thể hoá thành nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án
nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Toà án nhân dân.
Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam (Điều
104 Hiến pháp năm 2013). Toà án nhân dân gổm Toà án nhân dân tối cao và các Toà án
khác do luật định (Điều 102 Hiến pháp năm 2013).
Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân:
Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC)
– TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án các cấp đã có hiệu lực
bị kháng nghị theo quy định của pháp luật.
– Trong cơ cấu tổ chức của TANDTC, Hội đồng thẩm phán TANDTC (HĐTP) là cơ
quan được trao quyền xét xử, ban hành các nghị quyết hướng dẫn Tòa án các cấp áp
dụng thống nhất pháp luật.
– Cơ chế thông qua của HĐTP: xuất phát từ nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định
theo đa số của Tòa án nhân dân, phiên họp của HĐTP phải có ít nhất 2/3 tổng số thành
viên tham gia; quyết định của HĐTP phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết
tán thành.
– Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của HDDTP là quyết định cao nhất, không bị
kháng nghị.
Tòa án nhân dân cấp cao (TANDCC)
– So với hệ thống Tòa án theo quy định của Luật tổ chức tòa án nhân dân năm
2002, TANDCC là một cấp Tòa án mới được đưa vào hệ thống tổ chức Tòa án Việt
Nam.
Tòa án nhân dân cấp cao là một cấp Tòa mới được bổ sung tại Luật tổ chức Tòa án nhân
dân 2014 có hiệu lực vào ngày 1/6/2015. Hiện nay, cả nước có 3 Tòa án nhân dân cấp
cao được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, Có thể nhận thấy
TANDCC thực hiện cả chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm như TANDTC.
– TANDCC có chức năng xét xử phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu
lực pháp luật vị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; giám đốc thẩm,
tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

19
Trong cơ cấu của TANDCC, Ủy ban thẩm phán TANDCC là cơ quan được trao quyền
tổ chức xét xử, thảo luận và góp ý kiến về báo cáo của Chánh án TANDCC.
Phiên họp của Ủy ban thẩm phán phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự, quyết
định của Ủy ban thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (TAND tỉnh)
– TAND tỉnh thực hiện chức năng xét xử sơ thẩm những vụ việc thuộc thẩm quyền theo
quy định của luật tố tụng; phúc thẩm bản án, quyết định của TAND huyện chưa có hiệu
lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; kiểm tra bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND huyện khi phát hiện có vi phạm pháp
luật hoặc có tình tiết mới, kiến nghị với Chán án TANDCC, Chánh án TANDTC để
xem xét kháng nghị.
– TAND tỉnh là Tòa án cấp địa phương nên được pháp luật trao cho thẩm quyền lớn
trong việc xét xử, giải quyết các vụ việc.
– Trong TAND tỉnh có các tòa chuyên trách: tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa
kinh tế, tòa lao động, tòa gia đình và người chưa thành niên được thành lập để trực tiếp
giải quyết các vụ việc.
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (TAND huyện)
– Khi xét xử, giải quyết các vụ việc, TAND huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm
các vụ việc thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của luật tố tụng.
– Ở cấp huyện, các Tòa chuyên trách chỉ được thành lập theo yêu cầu của Chánh án
TANDTC, theo yêu cầu và thực tế xét xử ở mỗi TAND huyện.
Tòa án quân sự (TAQS)
Các cấp TAQS gồm có:
– TAQS trung ương;
– TAQS quân khu và tương đương;
– TAQS khu vực
Khi xác định thẩm quyền theo vụ việc, TAQS chỉ tham gia giải quyết các vụ việc hình
sự theo sự phân định thẩm quyền của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Theo đó:
– TAQS khu vực có chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự;
– TAQS quân khu và tương đương có chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy
định của BLTTHS; xét xử phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của
TAQS khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;
– TAQS trung ương có chức năng phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ
thẩm của TAQS quân khu và tương đương chưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị.
Như vậy, TAQS chỉ dừng lại ở mức độ xét xử phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án,
quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo kháng nghị. Giám đốc thẩm và tái
thẩm vẫn thuộc chức năng của TANDCC và TANDTC.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc,
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tồn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý
thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Căn cứ pháp lý: Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
2.5 Viện Kiểm sát nhân dân các cấp

20
Vị trí pháp lí của Viện Kiểm sát nhân dân
Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp, có vị trí tương đối độc lập trong bộ máy
nhà nước.
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân
Viện Kiểm sát nhân dân có hai chức năng:
Chức năng thực hành quyến công tố: nhân danh quyền lực nhà nước để truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với những người thực hiện hành vi phạm tội trong các giai đoạn điều
tra, truy tố và xét xử. Viộn Kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng thực
hành quyền công tố.
Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp
luật trong hoạt động tư pháp (kiểm sát hoạt động điều tra; kiểm sát hoạt động xét xử của
Toà án nhản dân; kiểm sát hoạt động thi hành án; kiểm sát hoạt động tạm giữ, tạm giam
người).
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân được cụ thc hoá thành nhiệm vụ, quyền hạn của
Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Viện Kiểm sát
nhân dân.
Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân
Viện Kiểm sát nhân dân gổm Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện Kiểm sát
khác do luật định (Điều 107 Hiến pháp năm 2013).
Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân:
Hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ
chức theo ngành dọc và được đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau
đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
- Viện kiểm sát quân sự các cấp
2.1 Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp,
góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
+ Ủy ban kiểm sát;
+ Văn phòng;
+ Cơ quan điều tra;
+ Các cục, vụ, viện và tương đương;
+ Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập
khác;
+ Viện kiểm sát quân sự trung ương.

21
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan
điều tra, Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.
2.2 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
(hiện có 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí
Minh)
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao.
- Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
+ Ủy ban kiểm sát;
+ Văn phòng;
+ Các viện và tương đương.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công
chức khác và người lao động khác.
2.3 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
trong phạm vi địa phương mình
- Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:
+ Ủy ban kiểm sát;
+ Văn phòng;
+ Các phòng và tương đương.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên,
Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
2.4 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp trong phạm vi địa phương mình.
- Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có văn phòng và các
phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận công tác và bộ
máy giúp việc.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát
viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
2.5 Viện kiểm sát quân sự
- Các Viện kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức trong
Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
trong quân đội.
- Viện kiểm sát quân sự ngoài có nhiệm vụ theo nhiệm vụ chung ngành kiểm sát tại
khoản 2 Điều 2 của Luật này thì còn có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng, kỷ luật
và sức mạnh chiến đấu của quân đội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân,
công chức, viên chức và người lao động khác trong quân đội; bảo đảm mọi hành vi
phạm tội và vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh.
- Viện kiểm sát quân sự các cấp bao gồm:
+ Viện kiểm sát quân sự trung ương.

22
+ Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.
+ Viện kiểm sát quân sự khu vực.
2.5.1 Viện kiểm sát quân sự trung ương
- Viện kiểm sát quân sự trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có:
+ Ủy ban kiểm sát;
+ Văn phòng;
+ Cơ quan điều tra;
+ Các phòng và tương đương.
- Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát
viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên,
quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.
2.5.2 Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
- Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương gồm có:
+ Ủy ban kiểm sát;
+ Các ban và bộ máy giúp việc.
- Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng,
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động
khác.
2.5.3 Viện kiểm sát quân sự khu vực
- Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát quân sự khu vực gồm có các bộ phận công tác và
bộ máy giúp việc.
- Viện kiểm sát quân sự khu vực có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên,
Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.
Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao:
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viộn trưởng,
Kiểm sát viên và Điều tra viên; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan
cấu thành: Uỷ ban Kiểm sát, các cục, vụ, viện, văn phòng, trường đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ kiểm sát và Viện Kiểm sát Quân sự trung ương.
Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh:
Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và
Kiểm sát viên. Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ưỷ
ban Kiểm sát, các phòng và văn phòng.
Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện:
Viện Kiểm sát nhân dân cáp huyện có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện trưởng
và Kiểm sát viên. Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện có các bộ phận công tác và bộ
máy giúp viộc do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách.
Các Viện Kiểm sát Quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm:
Viện Kiểm sát Quân sự trung ương, các Viện Kiểm sát Quân sự quân khu và tương
dương, các Viện Kiểm sát Quân sự khu vực.
2.6 Hội đồng nhân dân các cấp
Vị trí, tính chất pháp lí của Hội đồng nhân dân:

23
Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hội đống nhân dân là cơ quan quyền lực nhà
nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân,
do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ
quan nhà nước cấp trên”. HĐND có hai tính chất sau:
Tính đại diện cho nhân dân địa phương thể hiện ở chỗ: HĐND là cơ quan duy nhất ở địa
phương do cử tri ở địa phương trực tiếp bầu ra; HĐND là đại diện tiêu biổu nhất cho
tiếng nói và trí tuộ tập thể của nhân dân địa phương.
Tính quyền lực nhà nước ở địa phương thể hiện ở chỏ: HĐND là cơ quan được nhân
dân trực tiếp giao quyền để thay mặt nhàn dân thực hiện quyền lực nhà nước ở địa
phương; HĐND quyết định các ván để quan trọng của địa phương; HĐND thể chế hoá ý
chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương thành những chủ trương, biện pháp có tính
bắt buộc thi hành ở địa phương.
Chức năng của Hội đồng nhân dân
HĐND có hai chức năng cơ bản sau đây:
Chức năng quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định trên tẩt cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền.
Chức năng giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan nhà nước ở địa
phương.
Các chức năng cơ bản của HĐND được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ, quyền hạn
của HĐND và được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và ƯBND.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
HĐND được thành lập ở ba cấp: HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện và HĐND cấp xã.
Số lượng đại biểu HĐND: Hội đồng Nhân cấp tỉnh có từ 50 đến 85 đại biểu (thành phố
Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số dân trên 3 triệu người được
bấu không quá 95 đại biểu). HĐND cấp huyện có từ 30 đốn 40 đại biểu. HĐND cấp xã
có từ 25 dến 35 đại biểu.
Các cơ quan của Hội đồng nhân dân
Thường trực HĐND bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và ủy viên thường trực
(riêng Thường trực HĐND cẫp xã chỉ bao gổm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND) do
HĐND cùng cáp bầu ra trong số các đại biểu HĐND. Thường trực HĐND là cơ quan
đảm bảo việc tổ chức các hoạt động của HĐND.
HĐND cấp tỉnh và cấp huyện còn thành lập các ban (cơ quan chuyên môn của HĐND),
cụ thể như sau: HĐND cấp tỉnh thành lập ba ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách
và Ban văn hoá - xã hội. Những địa phương có nhiều dân tộc ít người sinh sống có thể
thành lập thêm Ban dân tộc; HĐND cấp huyện thành lập hai ban: Ban pháp chế và Ban
kinh tế - xã hội.
Kì họp Hội đồng nhân dân
Kì họp là hình thức hoạt động quan trọng nhất của HĐND. HĐND họp mỗi năm hai kì,
được gọi là những kì họp thường lệ. Ngoài ra, HĐND có thể họp bất thường. Tại kì họp,
HĐND có quyền ban hành nghị quyết.
2.7 Ủy ban nhân dân các cấp
Vị trí, tính chất pháp lí của Ủy ban nhân dân

24
Điều 114 Hiến pháp năm 2013 quy định: “ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa
phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đểng nhân
dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân
dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”. ƯBND có hai tính chất sau:
Cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp: UBND do HĐND cùng cấp bầu ra; UBND
chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyết của HĐND cùng cấp; UBND phải báo cáo
công tác và chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp.
Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: UBND là cơ quan hành chính nằm trong
hệ thống thống nhất các cơ quan hành chính từ trung ương đến cơ sở mà dứng đầu là
Chính phủ; quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất, được coi
là chức năng của UBND; UBND trực tiếp tổ chức chỉ dạo các cơ quan, ban ngành thuộc
quyền thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước đối với tất cả các ngành, các
lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh - quốc phòng... ở địa phương; UBND có
quyến ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc thực hiện đối với
các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có liên quan ở địa phương; trực tiếp hoặc thông
qua các cơ quan ban ngành thuộc quyền ban hành các văn bản cá biệt nhằm giải quyết
các quyền, nghĩa vụ hoặc xử lí các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lí nhà nước ở
địa phương; UBND phải chấp hành các mệnh lệnh, báo cáo công tác và chịu trách
nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên, trước hết là các cơ quan hành chính nhà nước
cấp trcn.
Chức năng của Ủy ban nhân dân
Hoạt động quản lí nhà nước của ƯBND là hoạt động chủ yếu và là chức năng của
ƯBND. Chức năng quản lí nhà nước của ƯBND có hai đặc điểm: UBND quản lí tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội; Hoạt động quản lí của UBND bị giới hạn bởi đơn vị
hành chính - lãnh thổ thuộc quyền. Chức năng của UBND được cụ thể hoá thành những
nhiệm vụ, quyền hạn của UBND và được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và
ƯBND. ƯBND được quyền ban hành hai loại văn bản là quyết định và chỉ thị.
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân
Số lượng thành viên UBND:
UBND cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (riêng UBND TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh có không quá 13 thành viên). UBND cấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên. UBND
cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên.
Thành viên UBND:
Chủ tịch ƯBND do HĐND cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Chủ tịch UBND có
quyền ban hành quyết định và chỉ thị.
Các Phó Chủ tịch UBND do Chủ tịch UBND đề nghị HĐND cùng cấp báu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm.
Các Uỷ viên UBND do Chủ tịch UBND để nghị HĐND cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm.
Kết quả bầu UBND phải được chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn (đối với cấp
tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn).
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND gồm:
Các sở và tương dương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

25
Ví dụ: Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh...
Các phòng và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
Ví dụ: Phòng Tư pháp, Thanh tra huyện...

Bài 4
Khái niệm, thuộc tính, hình thức pháp luật, quan hệ pháp luật

1. Khái niệm pháp luật


Về phương diện khoa học pháp lí, không có một khái niệm pháp luật thống nhất. Tuỳ
thuộc vào các trường phái pháp luật khác nhau mà có những định nghĩa khác nhau vể
pháp luật. Theo quan điểm phổ biến của khoa học pháp lí Việt Nam, pháp luật là hệ
thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) để điếu chính
các quan hệ xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và được nhà nước bảo đảm
thực hiện.
Từ định nghĩa trên có thể thẫy pháp luật có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung. Các quy phạm chung này
đưa ra cách thức xử sự cho các chủ thể trong những trường hợp, hoàn cảnh nhất định
được nhà nước ghi nhận.
Thứ hai, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội. Xét về mặt nguồn
gốc, pháp luật được hình thành trong quá trình đấu tranh giai cấp và do giai cấp thống
trị ban hành hoặc thừa nhận. Do đó, pháp luật trước tiên phải thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị.
Thứ ba, pháp luật là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi con
người. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chính là hành vi của các chủ thể, thông qua
các quy tắc pháp luật để hướng dẫn cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội biết cách ứng
xử, trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định sẽ được làm gì, không được làm gì hoặc
phải làm gì. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là pháp luật không có các quy định liên
quan đến sự vật, mặc dù vậy các quy định liên quan đốn sự vật suy cho cùng nhằm phục
vụ cho việc xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
2. Thuộc tính cơ bản của pháp luật
2.1 Tính quy phạm phổ biến
Pháp luật là các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, đó là các
khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi của con người. Bcn cạnh pháp luật, còn có rất nhiều
các quy phạm xã hội khác điếu chính hành vi con người. Ví dụ như các quy phạm tồn
giáo, quy phạm chính trị, quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán... Tuy nhiên, pháp luật
khác với các quy phạm xã hội khác ở chỗ, pháp luật mang tính phổ biến. Có nghĩa là,
các quy phạm pháp luật có hiệu lực đối với tất cả các cá nhân, tổ chức trong phạm vi cả
nước trong khi các quy phạm tồn giáo, quy phạm tập quán chỉ tác động lên một đối
tượng chủ thể nhất định hay một địa phương nhất định.
Ví dụ: Quy định khi điều khiển xe gắn máy hoặc các loại xe có kết cấu tương tự phải
đội mủ bảo hiểm.

26
Với quy định này, tất cả mọi người trên lãnh thổ Việt Nam khi điều khiển xc gắn máy
hoặc các loại xe có kết cấu tương tự đều phải tuân thủ. Trong khi đó, các quy phạm của
tồn giáo nào thì chỉ mang tính bắt buộc đối với tín để của tồn giáo đó.
2.2 Tính xác đinh chặt chẽ về mặt hình thức
Mặc dù cùng tồn tại trong hệ thống các quy phạm xã hội nhưng các quy phạm pháp luật
có hình thức tốn tại rõ ràng hơn các quy phạm xã hội khác. Nói cách khác, pháp luật
mang tính xác định chặt chẽ về hình thức. Nhờ đó, pháp luật có thể diều chính các quan
hệ xã hội hiệu quả hơn các quy phạm xã hội khác. Hình thức chặt chẽ của pháp luật
được thể hiện như sau:
Thứ nhất, nội dung của pháp luật được thể hiện bàng những hình thức xác định. Pháp
luật không phải là hiện tượng trừu tượng mà con người không thể hoặc khó có thể nhận
thức được; trái lại, pháp luật luôn thể hiện bằng những hình thức nhất định. Thông qua
đó, con người có thể nhận thức được nội dung các quy định của pháp luật. Thông
thường, nội dung các quy phạm pháp luật thổ hiộn thông qua các hình thức như các văn
bản quy phạm pháp luật, các bản án của Toà án (án lệ) và các tập quán đã được nhà
nước thừa nhận. Thứ hai, để bảo đảm tính chặt chẽ vẽ hình thức thì nội dung của các
quy tắc pháp luật cần phải được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lí. Nội dung các quy
phạm pháp luật phải cụ thể, chính xác, rõ ràng, một nghĩa và có khả năng áp dụng trực
tiếp. Một quy phạm pháp luật không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ mập mờ, khó hiểu hoặc
đá nghĩa. Nếu vậy thì không thể áp dụng pháp luật một cách thống nhất và sự thống nhất
của pháp chế cũng bị đe doạ. Mặt khác, điều này sẽ tạo ra những kẽ hở pháp luật và rất
có thể có những người lợi dụng những kẽ hở này mà thực hiện những hành vi sai trái.
2.3 Tính được bảo đảm bằng nhà nước
Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Mặc
dù pháp luật và các quy phạm xã hội khác cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội nhưng
duy nhất chỉ có pháp luật mới được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều hình thức
và biộn pháp khác nhau. Đó là các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
đế các chủ thể trong xã hội có ỷ thức pháp luật và tự giác thực hiện pháp luật. Nhà nước
củng bảo đảm hiệu lực của các quy phạm pháp luật bằng các biện pháp cưỡng chế khi
cần thiết.
Có thể nói, giá trị bắt buộc của pháp luật cao hơn các quy phạm xã hội khác là nằm ở
chỗ, pháp luật được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Để bảo đảm cho
pháp luật được thực thi, nhà nước có cả một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế
như quân đội, cảnh sát, trại giam. Trong khi đó, các quy phạm xã hội khác không được
bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước mà bằng các phương tiện
khác. Ví dụ như các quy phạm đạo đức được bảo đảm bằng ý thức tự giác của chủ thể
hay dựa vào dư luận của xã hội. Người vi phạm quy tắc đạo đức sẽ bị lên án bởi dư luận
xã hội. Chính sự lên án của dư luận xã hội, sự chê trách, phê phán của gia đình, bạn bò
và sự day dứt trong lương tâm là hình phạt đối với những người có hành vi vô đạo đức.
3. Hình thức pháp luật
Khái niệm: Hình thức pháp luật là phương thức tồn tại của pháp luật. Có ba hình thức
pháp luật cơ bản trên thế giới là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp
luật.

27
3.1 Luật tập quán
Luật tập quán là những quy tắc bắt buộc cho tất cả các thành viên trong cộng dồng nhất
định. Chúng là những khuôn mẫu bắt buộc chỉ rõ những gì mà các thành viên được hoặc
không được làm.
Ví dụ: Luật tập quán của người Thái cấm phụ nữ vào gian hóng (gian thờ cúng tổ tiên),
tục không được ngồi bậu cửa của người H’mông... Nếu hụ thực hiện điều đó là họ đã vi
phạm vào luật tập quán.
Luật tập quán mang tính cưỡng chế. Luật tập quán là thói quen hình thành từ đời sống
hay từ truyền thống văn hoá xã hội trong một thời gian dài. Thói quen này được thiết lập
bởi cộng đểng và trở thành khuôn mẫu của hành vi mà trong đó, quyền và nghĩa vụ của
các thành viên trong cộng đểng được chấp nhận và tuân thủ một cách tự giác. Nói cách
khác, “luật tập quán” theo khái niệm này chỉ xuất hiện khi mà hành vi thông thường trở
thành một hành vi mang tính cưỡng chế được chấp nhận và tuân thủ bởi các chủ thể của
cộng đồng.
Trong việc so sánh giữa luật tập quán với tập quán, có thể thấy rằng tập quán là thói
quen và không mang tính cưỡng chế vì tập quán thuần tuý chỉ là những quy phạm xã
hội, không mang tính pháp lí và do đó, không mang tính cưỡng chế. Điều này có nghĩa
là “nếu tập quán không được tuân thủ thì cũng không làm phát sinh hậu quả pháp lí”.
Nói cách khác, tập quán không phải là luật tập quán.
Ví dụ: Câu chuyện của Hal và Ruth minh hoạ cho khái niệm tập quán. Theo câu chuyện
thì hai vợ chổng Hal và Ruth đã kết hôn 66 năm cho đến khi Hal qua đời. Trong suốt 66
năm chung sống, hằng ngày Hal chuẩn bị thức ăn sáng cho Ruth. Như vậy, thói quen
(hay tập quán giữa “cộng đểng” ông Hai và bà Ruth) đã được thiết lập trong một thời
gian dài (66 năm). Câu hỏi đặt ra là thói quen (hay tập quán) này có mang tính bắt
buộc (hay cưỡng chế) không? Nếu có, thì nếu một ngày nào đó mà ông Hal không
chuẩn bị bữa sáng cho bà Ruth thì bà Ruth có thể kiện ông Hal không? Rõ ràng câu trả
lời là không thể. Ở đây chỉ là sự hình thành nên một thói quen giữa ông Hal và bà Ruth,
hoàn toàn không có sự ràng buộc mang tính pháp lí. Đây đơn thuần chỉ là “tập quán”
(cùa “cộng đồng” ông Hal và bà Ruth).
Luật tập quán thường được sử dụng như một nguồn hỏ trợ cho pháp luật nhà nước, góp
phần điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một địa phương. Tuy nhiên, luật tập quán lại
mang đặc trưng của từng địa phương Cụ thể nôn khó áp dụng chung cho các dịa phương
khác. Ngoài ra, nhiều luật tập quán không còn phù hợp với sự thay đểi của xã hội hiện
tại nên việc áp dụng luật tập quán cần phải cân nhắc cẩn thận.
Với Việt Nam, khái niệm “tập quán” và “luật tập quán” khác nhau. Tập quán chỉ về thói
quen, là những hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời sống cộng đểng trong một thời
gian dài. Tập quán mong muốn mọi người tuân theo chứ không bắt buộc (mọi người
tuân thủ tập quán thường do dư luận xã hội hay áp lực cộng đểng). Luật tập quán, ngược
lại, là những quy tắc bắt buộc cho tất cả các thành viên trong cộng đểng nhát định,
chúng là những khuôn mẫu bắt buộc chỉ rõ những gì mà các thành vicn được hoặc
không được làm.
Theo khái niệm được đa phần các nhà nghiên cứu thừa nhận và cũng là khái niệm được
sử dụng giảng dạy trong các trường đại học ở Việt Nam thì “tập quán pháp là hình thức

28
nhà nước thừa nhận một số tập quán lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của
giai cấp thống trị, nâng chúng lên thành những quy tắc xử sự chung và dược nhà nước
đảm bảo thực hiện.
Tuy nhiên, theo khái niệm này, điều kiện quan trọng để tập quán trở thành tập quán
pháp là chúng phải được nhà nước nâng lên thành những quy tắc xử sự chung và được
đảm bảo thực hiện trên thực tế, thì có thể thấy Việt Nam chưa có khái niệm chính thức
về tập quán pháp. Các khái niệm thường được sử dụng để chỉ về luật tập quán hoặc có
liên quan đến luật tập quán bao gồm khái niệm về tập quán, luật tục, hương ước và tập
quán pháp.
Tập quán Luật tục Hương ước Tập quán pháp
Tập quán được hiểu là thói quen, là cách hành xử chung của cộng đóng.
Không mang tính bát buộc phải tuân thủ (thường chủ thể bị cưỡng chế tuân thủ do dư
luận cộng đồng).
Luật tục cũng được hiểu là thói quen nhưng lại mang giá trị chuẩn mực, quy phạm.
Luật tục có phạm vi hẹp hơn tập quán, chỉ có một số tập quán trở thành luật tục.
Tính cưỡng chế cao vi là luật của cộng đóng.
Hương ước là luật tục chung của cả làng, bản nhưng chỉ đưa ra những quy định mang
tính nguyên tác (hương ước chỉ bao góm những luật tục quan ừọng nhất). Tập quán
pháp chính là pháp luật trong đó chứa đựng quy tấc xử sự mang tính bát buộc chung và
được nhà nước đảm bảo thực hiện.
3.2 Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp là việc làm luật của Toà án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên
tắc mới trong quá trình xét xử và vụ việc đã được giải quyết sẽ làm cơ sở để ra phán
quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này.
Ví dụ: Vụ án Elizabeth Manley. Elizabeth Manley đâ trình báo với cảnh sát rằng có một
người đàn ông đã đánh cô và lấy toàn bộ tiền bạc. Tuy nhiên, khi cảnh sát tiến hành điều
tra đã phát hiện vụ việc trên là không có thật. Toà án đã kết tội Elizabeth Manley với tội
danh làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Tội danh này không có quy định trong luật.
Do đó, toà đã đưa ra hai lí do và sau đó hình thành nên hến lệ. Thứ nhất, đật người vô
tội trước nguy cơ bị bắt giữ; thứ hai, là tốn thời gian và công sức của cảnh sát cho quá
trình điều tra một vụ việc không có thật.
Vụ án Elizabeth Manley đã hình thành nên tiền lệ trong phán quyết của Toà án: Bát kì
người nào đặt người vô tội vào tình trạng bị truy tố và làm cảnh sát phải điều tra một vụ
án không có thật thì bị buộc vào tội danh gây rối, ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Sau
đó là vụ án của bà May Jones1. Bà Jones đang đi mua sắm ở cửa hàng thì phát hiện
mình bị mất chiếc ví. Bà ta nhớ lại trước đây ít phút, có một người đàn ông đả đi lướt
qua và chạm vào người bà. Bà ta lập tức báo cảnh sát và miêu tả nhân dạng người dàn
ông ấy. Ngày sau đó, cửa hàng gọi điện thoại đến và báo rằng bà Jones đã để quên ví
tiền tại cửa hàng. Trong vụ này, bà Jones củng bị kết tội như cô Manley vì đã làm cảnh
sát điếu tra một vụ việc không có thật và đặt người vô tội trước rủi ro bị truy tố.
Về nguyên tắc, tiền lệ pháp chỉ xuất phát từ phán quyết của thẩm phán Toà án cấp trên.
Khi đưa ra quyết định cho một vụ việc, thẩm phán phải tuân theo các quyết định dã
dược đưa ra bởi Toà án cấp trên cho vụ việc tương tự. Tuy nhiên, để dưa ra phán quyết

29
cho một vụ án, thẩm phán phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản đó là xem xét tình tiết cụ
thể đang xảy ra và luật sẽ áp dụng như thế nào đối với các tình tiết đó.
Như vậy, xét về mặt khái niệm, tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết
định của cơ quan xét xử đã có hiệu lực pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể và lấy
đó làm căn cứ pháp lí đe áp dụng các vụ việc xảy ra tương tự sau này.
Nguyên tắc tiền lệ cũng ràng buộc với chính toà đã tạo ra tiền lệ đó. Cụ thể hơn, các
nước theo hộ thống luật Anh, Mĩ đã dưa ra một số nguyên tắc trong việc xây dựng án lệ
gồm những quy định sau:
Mỗi Toà án bị buộc phải tuân thủ theo các quyết định của Toà án cấp cao hơn trong
cùng hệ thống hoặc của chính Toà án đã ra tiền lệ. Những quyết định của Toà án thuộc
hệ thống khác chỉ có giá trị tham khảo. Chỉ có những phẩn quyết định dựa trên chứng
cứ pháp lí (ratio decidendi) của vụ án thì mới có giá trị bắt buộc để ra quyết định cho vụ
án sau này. Những nhận định hoặc quyết định của Toà án trước đó đối với một vụ án
không dựa trên cơ sở pháp lí mà chỉ dựa trcn cơ sở bình luận của thẩm phán (obiter
dictum) sẽ không có giá trị bắt buộc Toà án cấp dưới phải tuân thủ. Yếu tố thời gian
không làm mất đi tính hiệu lực của tiền lệ.
Việt Nam cũng đang áp dụng hình thức án lệ trong hoạt động tư pháp. Theo Điều 1,
Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về Quy trình lựa chọn, công bố và
áp dụng áh lệ (có hiệu lực thi hành từ 16/12/2015 thì “Án lệ là những lập luận, phán
quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án về một vụ việc cụ
thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà
án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.
Quyết định là hình thức văn bản để công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Tuy nhiên, án lệ trong trường hợp này không thể xem là một hình thức pháp luật (mang
tính bắt buộc chung) bởi lẽ án lệ chỉ có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật
trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lí như nhau thì phải được
giải quyết như nhau. Nếu người áp dụng pháp luật thấy vụ việc không phù hợp với án lệ
thì không nhát thiết phải áp dụng và phân tích, lập luận, nêu rõ lí do không áp dụng
trong bản án, quyết định của mình. Điếu này củng phù hợp Điều 2, Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Điều 4 của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015 về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam (có hiệu lực từ
01/7/2016). Theo đó, nếu hình thức án lệ được ban hành thông qua nghị quyết của Hội
đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì mới mang tính bắt buộc chung.
3.3 Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành
theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo
đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hộ xã hội và được áp dụng nhiều lần trong
thực tế đời sống.
Ví dụ: Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005.
Vãn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật chủ yếu ở nước ta. Việt Nam xuất
phát từ chế độ chính trị đặc thù do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nôn văn bản quy
phạm pháp luật là phương tiện quan trọng để thể chế hoá đường lối, chính sách của
đảng cầm quyền. Vì vậy, tất cả hộ thống văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan

30
nhà nước phải xuất phát từ đường lối, chính sách của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo của
Đảng, đồng thời là chuẩn mực cho tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước trong khi
thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình. Cần phải thấy rõ là đường lối, chính sách của
Đảng là linh hổn của pháp luật, là tư tưởng chỉ đạo trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện pháp luật, cũng như tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào cuộc sống1. Bằng pháp
luật, chủ trương đường lối của Đảng trở thành những quy phạm pháp luật cụ thể. Nhà
nước, với vai trò là người quản lí xã hội sử dụng pháp luật như một công cụ chủ yếu để
điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp cầm quyến. Muốn thực hiện điều
đó thì tất cả tinh thần và ý chí ấy cần phải dược thể hiện rõ ràng và cụ thể trong các hình
thức của pháp luật. Trên tinh thán này, văn bản quy phạm pháp luật là sự lựa chọn hợp lí
nhất.

Bài 5
Quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật
1. Quy phạm pháp luật
1.1 Khái niệm và đặc điểm quy phạm pháp luật
 Khái niệm
Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện thể hiện ý chí và lợi ích của giai cáp thống trị
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản theo định hướng của Nhà nước.
Ví dụ: Điều 170, BLDS năm 2015 quy định về quyến yêu cầu bồi thường thiệt hại:
“Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cẩu người có hành
vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bối thường thiệt hại”.
Điều luật trên là một quy phạm pháp luật, nó chứa đựng quy tắc cho hành vi xử sự của
con người trong điều kiện hoàn cảnh, nhất định.
 Đặc điểm của quy phạm pháp luật
Là một loại quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật vừa mang dẩy đủ các đặc điểm chung
vốn có của quy phạm xã hội như đều là những chuẩn mực chung, là kết quả hoạt động
có ý thức của con người, do kinh tế - xã hội quy định, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn
và đánh giá hành vi của con người... vừa có các đặc điểm riêng có của mình để phân
biệt với các loại quy tắc xử sự khác như đạo đức, tập quán, tín điều tồn giáo, các quy
định có tính chất điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng. Đó là
sự khác biệt về nguồn gổc hình thành, hình thức thể hiện, phạm vi tác động và phương
tiện bảo đảm thực hiện.
Thứ nhất, quy phạm pháp luật bao giờ cũng do nhà nước đặt ra hoặc được nhà nước
thừa nhận. Thông thường, những quy phạm xã hội khác có thể xác định được chủ thể
đặt ra quy phạm đó như quy tắc hoạt động của Đảng Cộng sản, điều lệ của Đoàn Thanh
niên... hoặc không thổ xác định được như quan niệm về đạo đức của con người, phong
tục, tập quán của một vùng, địa phương... thì đối với quy phạm pháp luật, chủ thể đặt ra
chỉ là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định và thể hiện ý chí của Nhà
nước (chính là ý chí của giai cấp thống trị bởi giai cấp thống trị nhờ nắm trong tay
quyền lực nhà nước đã đưa ý chí của mình thành pháp luật (tổng thế các quy phạm pháp
luật). Vì thế, quy phạm pháp luật trở thành công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị,

31
còn các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội không thể đặt ra quy phạm pháp luật. Bôn
cạnh đó, nhà nước có thể thừa nhận một số các quy phạm xã hội khác nếu chúng là
những quy tắc xử sự tiến bộ, phù hợp với lợi ích xã hội để nâng chúng lên thành các quy
phạm pháp luật.
Ví dụ: Một đôi nam nữ muốn được nhà nước công nhận cuộc hôn nhân của họ là hợp
pháp thì phải thoả mãn những điếu kiện vể đãng kí kết hôn đã dược quy định tại Điều 5,
8, 9 Luật Hôn nhằn và Gia đình (HN&GĐ) năm 2014. Nếu thiếu một trong những điều
kiện đã được quy định, cuộc hôn nhân cùa họ sẽ không được nhà nước bảo vệ. Việc đưa
ra những điều kiện này, trong nhiều trường hợp, có thể nó chỉ xuất phát từ ý chí của Nhà
nước chứ không phải là từ ý muốn của những người trong cuộc. Chẳng hạn, có người
muốn lấy vợ từ năm 17, 18 tuổi nhưng pháp luật quy định phải từ 20 tuổi trở lên mới
được kết hôn.
Thứ hai, quy phạm pháp luật được thể hiện bằng hình thức xác định. Những loại quy
phạm xã hội khác như đạo đức, tập quán, tồn giáo... thường được thể hiện thông qua
những hình thức hết sức đa dạng, phong phú như ca dao, dân ca, các tác phẩm nghệ
thuật, các lời răn dạy trong các giáo lí... hình thành một cách tự phát trong đời sổng
hoặc do các tổ chức xã hội quy định hay do các quan niệm vể dạo đức tạo ra nên có thể
thể hiện dưới dạng thành văn hoặc chỉ là những quy tắc xử sự được lưu truyền từ người
này sang người khác, từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương
khác. Trong khi đó, quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra bao giờ củng được trình bày
trong những hình thức xác định. Chính điều này đã giúp cho các quy phạm pháp luật trở
len dễ hiểu và dễ áp dụng thống nhất trong dời sống xã hội.
Ví dụ: BLDS năm 2015; Luật HN&GĐ năm 2014; Luật Xừ lí vi phạm hành chính năm
2012... chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của con người trong từng
lĩnh vực cụ thể.
Thứ ha, quy phạm pháp luật là quy tắc hành vi mang tính hắt buộc chung và được áp
dụng nhiều lần trong đời sống. Nếu như những loại quy phạm xã hội khác chỉ có giá trị
bắt buộc đối với các thành viên của tổ chức đó như Điều lệ Đảng Cộng sản bắt buộc đối
với đảng viên, Điều lệ Đoàn Thanh nicn bắt buộc đối với đoàn vicn thanh niên... hoặc
khi con người có niềm tin vào những quy tắc và tự nguyện lựa chọn đế xử sự theo như
quan niộm về tốt - xấu, thiện - ác, cao quý - thấp hèn... hoặc nicm tin một đấng tối cao
nào đó... thì quy phạm pháp luật được dặt ra và bắt buộc thực hiện đối với tất cả mọi cá
nhân, tổ chức nào nêu ở trong điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà quy phạm pháp luật
đã dự liộu trước, không có ngoại lệ. Nếu thực hiện điều dược làm vượt quá giới hạn cho
phép hoặc làm điều mà pháp luật cám hoặc không làm hoặc làm không đẩy đủ điều mà
pháp luật bắt buộc phải làm thì họ đcu phải chịu sự tác động của Nhà nước như nhau.
Ví dụ: Điều 12, khoản 1 và Điếu 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: "Công dân
nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự”; “Công dân đủ 18 tuổi được gọi
nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngủ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo
trình độ cao đẳng, dại học dã được tạm hoãn gọi nhập ngủ thì độ tuổi gọi nhập ngủ đến
hết 27 tuổi”. Quy định này có nghĩa là ai là công dân Việt Nam, giới tính nam thì phải
tham gia nghĩa vụ quân sự.

32
Quy phạm pháp luật được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong thực tế đời sống dối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định từ
thời điểm phát sinh hiệu lực cho đến khi bị nhà nước hủy bỏ, thay thế. Khi quy phạm
pháp luật còn hiệu lực thì không hạn chế số lẩn áp dụng, nó dược áp dụng cho tất cả các
trường hợp khi xuất hiện những diều kiện, hoàn cảnh đã được giả định trước. Các quy
phạm khác (tập quán, tín diều tồn giáo...) cũng có thể được sử dụng nhiều lần trong
cuộc sống nhưng nó không được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước, không bị mất giá trị
áp dụng bởi nhà nước thông qua việc sửa dổi, huỳ bỏ.
Ví dụ: BLDS năm 2005 được thay thế bằng BLDS năm 2015; Luật Sửa đểi, bổ sung
một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014.
Thứ tư, quy phạm pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện. Quy phạm pháp luật do
nhà nước đặt ra nên nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trên
thực tế bằng rát nhiều biện pháp, cách thức khác nhau như đảm bảo sự phù hợp vể nội
dung của quy phạm đối với đời sống xã hội; bằng cách giáo dục, tuyên truyền; bằng
những biện pháp tổ chức hành chính, kinh tế... và kể cả biện pháp cưỡng chế nhà nước
như phạt tiến, phạt tù có thời hạn, tù chung thân, thậm chí cả tử hình trong những
trường hợp cần thiết. Nhà nước đã xây dựng nên một bộ máy đặc biệt như quân đội,
cảnh sát, trại giam... chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế để đảm bảo cho các quy phạm
pháp luật được thực hiện.
Trong khi đó, các loại quy phạm xã hội khác khi thực hiện thường không có sự tham gia
trực tiếp của Nhà nước: quy phạm phong tục, tập quán dược thực hiện nhờ thói quen và
sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng; quy phạm đạo đức, tồn giáo thường không nêu ra
các biện pháp trừng phạt cẩn phải áp dụng mà chỉ nêu ra những lời khuyên, điều răn của
xã hội đểi với chủ thể như nên, không nên hay cần phải, không được... bởi vậy chúng
được thực hiện nhờ vào tính tự giác, lòng tin của con người, sự vi phạm nó sẽ bị lương
tâm cắn rứt, dư luận xã hội lên án.
Ví dụ: Một người có thể bị duổi khỏi dòng họ, không được nhận là máu mủ thân thuộc
nữa khi vi phạm nghiêm trọng đạo đức hoặc tập quán, còn quy phạm của các tổ chức xâ
hội thực hiện trên thực tế dựa vào tồ chức, vào lực lượng và chính uy tín của tổ chức đó,
chẳng hạn như kỉ luật đảng viên, đoàn viên khi họ vi phạm nghiêm trọng điều lệ.
Như vậy, trong quá trình giao tiếp, con người có thổ chịu sự tác động của nhiều quy tắc
khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả của mỗi loại quy tắc xử sự này là không giống nhau,
chúng có thể hỗ trợ, thống nhất với nhau nhưng cũng có thể trái ngược nhau trong quá
trình điếu chính hành vi của con người. Và trong số đó, quy phạm pháp luật của Nhà
nước được đánh giá là mang lại hiệu quả hơn cả.
1.2 Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Về phương diện kĩ thuật, quy phạm pháp luật dược hợp thành từ ba bộ phận: giả định,
quy định và chế tài. Những bộ phận này có liên quan mật thiết với nhau và xét về ý
nghĩa cũng như nội dung, ba bộ phận đó có nhiệm vụ trả lời cho ba câu hỏi tương ứng
sau đây:
1. Trong những hoàn cảnh, tình huống nào thì áp dụng quy phạm pháp luật đó?
2. Gặp hoàn cảnh, tình huống đó, cách thức xử sự mà nhà nước yêu cầu chủ thể thực
hiện trong quy phạm pháp luật đó là gì?

33
3. Hậu quả bát lợi đểi với những người không thực hiện đúng yêu cầu của quy phạm
pháp luật?
 Giả định
Khái niệm: Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những
hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong đời sống thực tế mà cá nhân hay tổ chức sẽ gặp
và phải làm theo hướng dẫn của quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 148 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào biết mình bị nhiễm
HIV mà cố ý lâỵ truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình
trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01
năm đến 03 năm”. Phần in nghiêng chính là bộ phận giả định của quy phạm pháp luật.
Như vậy, bộ phận giả định trong quy phạm pháp luật này xác định: người nào biết là
mình bị nhiễm HIV mà lại cố ý làm lây truyền cho người khác sẽ phải chịu sự tác động
của điều luật này.
Vai trò: Giả định xác định phạm vi tác động của pháp luật tới các quan hệ xã hội. Phạm
vi tác động được xác định dựa trên một trong hai yếu tố là điều kiện, hoàn cảnh, tình
huống... và chủ thể hoặc trong nhiều trường hợp phải xác định dựa trên cả hai yếu tố
này.
Yêu cầu: Nội dung những hoàn cảnh, điếu kiện, tình huống... nêu trong phần giả định
phải đầy đủ rõ ràng, chính xác, sát với thực tế.
Cách xác định: Để xác định bộ phận giả định trong quy phạm, những nội dung nào trả
lời cho câu hỏi “chủ thể nào, trong hoàn cảnh, điều kiện nào?” đó là bộ phận giả định.
Phân loại: Căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được chia thành hai loại.
Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện; hoặc nêu lên nhiều hoàn
cảnh, điều kiện nhưng giữa chúng không có mối liên hộ ràng buộc lẫn nhau.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 98 BLHS 1999 quy định về tội vồ ý làm chết người: “Người nào
vô ý làm chết người thì bị phạt tủ từ 06 thảng đến 05 năm”. Giả định phức tạp: nói lên
nhiều hoàn cảnh, điều kiện và giữa chúng có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 132 BLHS năm 2015 quy định về tội không cứu giúp người đang
ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng: “Người nào thấy người khác đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu
quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”. Bộ phận giả định của quy phạm là: “.Người nào thấy
người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà
không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết”. Bộ phận này gồm 3 điều kiện hoàn
cảnh: 1) Thấy người khác nguy hiểm đến tính mạng; 2) Có điều kiện mà không cứu
giúp; 3) Hậu quả là người không được cứu giúp chết.
 Quy định
Khái niệm: Quy định là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật, trong đó nâu lên
cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ
phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện. Bộ phận quy định của quy phạm
pháp luật chứa đựng mệnh lệnh của Nhà nước. Thông qua phần quy định, chủ thể trong
hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định biết được mình được làm gì, không
được làm gì; phải làm theo cách thức như thế nào? Như vậy, bộ phận quy định thường

34
chỉ ra các quyền mà các chủ thể được hưởng hoặc những nghĩa vụ pháp lí mà họ phải
thực hiện.
Ví dụ: Điều 173, BLDS năm 2015 quy định vể nghĩa vụ tồn trọng, bảo đảm trật tự, an
toàn xã hội: "Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải
tồn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật
tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác”. Bộ phận quy định của quy phạm là: “phải tồn trọng,
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, an toàn
xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác”.
Vai trò: Quy định của quy phạm pháp luật chứa đựng mệnh lệnh của Nhà nước, là sự
mô hình hoá ý chí của Nhà nước, cụ thể hoá cách thức xử sự của các chủ thể khi tham
gia vào quan hộ pháp luật.
Yêu cầu: Mức độ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ của bộ phận quy định là một trong những
điều kiện bảo đảm nguyên tắc pháp chế.
Cách xác định: Bộ phận quy định trong quy phạm là những từ trả lời cho câu hỏi “chủ
thể sẽ xử sự như thế nào?”.
Phân loại: Căn cứ vào mệnh lệnh được neu trong trong bộ phận quy định, có hai loại
quy định.
Quy định dứt khoát: chỉ neu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà
không có sự lựa chọn.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 12 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Khi việc kết hôn trái pháp
luật bị huỷ thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng”.
Quy định không dứt khoát: nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự và các tổ chức hoặc cá
nhản có thể lựa chọn cách xử sự.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 119 BLDS năm 2015 quy định vể hình thức giao dịch dân sự:
“Giao dịch dân sự dược thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo
quy định cùa pháp luật vể giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.
 Chế tài
Khái niệm: Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên các biện pháp tác
động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện
đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 228, BLHS năm 2015 quy định vế tội vi phạm các quy định về sử
dụng đất đai: “Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái
với các quy định của pháp luật về quản lí và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Bộ phận chế tài là: "... bị
phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đểng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
Vai trò: Chế tài là một trong những biộn pháp quan trọng nhằm đảm bảo cho các quy
định của pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế đời sống.

35
Yêu cầu: Biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi
phạm để đảm bảo tính hiệu quả của các biện pháp (không quá nặng hoặc quá
nhẹ...)đồng thời củng phải phù hợp với các quy định khác trong hộ thống pháp luật.
Cách xác định: Trả lời câu hỏi “chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng
quy định của quy phạm pháp luật?” hoặc “chủ thể được hưởng quyền lợi gì nếu thực
hiện tốt các quy định của pháp luật?”
Phân loại: Các biện pháp tác động mà nhà nước nêu trong bộ phận chế tài rất đa dạng.
Căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức độ nặng nhẹ của các hậu quả bất
lợi cần áp dụng, chế tài dược chia thành hai loại:
Chế tài cố định: là chế tài quy định chính xác, Cụ thể biện pháp tác động cần phải áp
dụng đối với chủ thể.
Ví dụ: Điểm a, khoản 1, Điều 5 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành
chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính vê mọi vi
phạm hành chính".
Chế tài không cô' định: nêu lên nhiều biện pháp cưỡng chế, hoặc một biện pháp nhưng
nhicu mức đc chủ thể có thổ lựa chọn.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 136 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào cố ý gày thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến
60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt
giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đểng đến 20.000.000 đống hoặc phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.
Căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm và thẩm quyền áp dụng biện pháp trừng phạt,
chế tài được chia thành bốn loại:
Chế tài hình sự: là các loại hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung do Toà án nhân dân
hoặc Toà án Quân sự các cấp áp dụng đối với người phạm tội là cá nhân.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 126 BLHS năm 2015 quy định về tội giết người do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cẩn thiết khi bắt giũ' người phạm tội:
“Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc
trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
Chế tài hành chính: là các biện pháp xử lí do các cơ quan quản lí nhà nước áp dụng
đối với các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật hành chính.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 31 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ 01/8/2016 quy định:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đểng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây: a) Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em
không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác; b)
Không mặc đểng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định
”.
Chế tài dân sự: là các biện pháp xử lí do Toà án nhân dân hoặc trọng tài kinh tế áp dụng
đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật dân sự.

36
Ví dụ: Phải bồi thường thiệt hại khi không thực hiện đúng hợp đồng hoặc làm tổn hại
đến sức khoẻ, tính mạng của người khác.
Chế tài kỉ luật: là biện pháp xử lí do thủ trưởng cơ quan nhà nước hoặc thủ trưởng cơ
quan cấp trên nơi có cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên vi phạm kỉ luật lao động học
tập, công tác.
Ví dụ: Điều 126 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012 quy định: Hình thức xử lí kỉ luật sa
thải được người sử dụng lao động (NSDLĐ) áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gày thương tích, sử dụng
ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm
trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng vê tài sản, lợi ích của người sử
dụng lao động;
2) Người lao động bị xử lí kỉ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời
gian chưa xoá kỉ luật hoặc bị xử lí kỉ luật cách chức mà tái phạm. Tái phạm là trường
hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lí kỉ luật mà chưa được xoá kỉ luật
theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3) Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn
trong 01 năm mà không cố lí do chính đáng. Các trường hợp được coi là củ lí do chính
đáng bao gốm: thiên tai, hoả hoạn, bản thán, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội
quy lao động”.
2. Văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
2.1 Khái niệm và đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật
 Khái niệm
Văn bản quy phạm pháp luật là một hình thức văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
hoặc phổi hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định, trong đó
có các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm
điều chỉnh các quan hộ xã hội cơ bản và được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
Ví dụ: BLHS, BLDS, BLLĐ, nghị định của Chính phủ... là văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật xuất hiện từ khi nhà nước chiếm hữu nô lệ ra dời nhưng nó
chỉ trở thành phổ biến trong pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Đây là hình
thức pháp luật tiến bộ nhát trong lịch sử, được nhiều quốc gia sử dụng.
Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật
Phân biệt với các loại văn bản nhà nước khác, văn bản quy phạm pháp luật có những
đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật là một hình thức văn bản do cơ quan nhà nước
ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức nhất định. Đặc điểm này
xác định không phải tất cả các cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật mà chỉ có các cơ quan được quy định trong Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật mới có thẩm quyền.
Ví dụ: Quốc hội có thẩm quyền ban hành Hiến pháp, luật, nghị quyết; Chính phủ có
quyền ban hành nghị định...

37
Văn bản quy phạm pháp luật không phải được ban hành một cách tuỳ tiện mà đòi hỏi
phải tuân theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục đả được pháp luật quy định. Thông
thường, thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được xác định ở ba phương
diện là thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung và thẩm quyền về phạm vi tác
động. Việc quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản và các loại hình
thức văn bản quy phạm pháp luật của từng cơ quan là để dảm bảo cho việc ban hành
văn bản đúng thẩm quyền, đảm bảo trật tự hiệu lực của hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật.
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy
định. Thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật chính là trình tự các giai đoạn, các
bước hay là những công việc mà các cơ quan nhà nước, cá nhân soạn thảo, ban hành
văn bản quy phạm pháp luật phải tiến hành một cách tuần tự để đảm bảo chất lượng văn
bản, đáp ứng yêu cẩu điều chỉnh các quan hệ xã hội, tính chặt chẽ, thống nhất của các
văn bản quy phạm pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành
văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.
Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung, được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội. Quy phạm pháp luật là khuôn
mẫu cho hành vi xử sự của con người, quy định rỏ các cá nhân, tổ chức có liên quan:
được làm gì; không được làm gì hoặc phải làm như thế nào và giới hạn hành vi ở mức
độ nào trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định. Điều này để phân biệt với những vãn
bản mặc dù có ý nghĩa pháp lí nhưng không chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung thì cũng không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Thông báo, tuyên bố hay lời kêu gọi, lời hiệu triệu của Nhà nước... mặc dù có ý
nghĩa pháp lí nhưng không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực lâu dài, được áp dụng nhiều lần trong dời sống,
việc thực hiộn văn bản không làm chấm dứt hiệu lực của chúng. Trong mọi trường hợp,
khi có sự kiện pháp lí xảy ra, văn bản quy phạm pháp luật lại được áp dụng như các
nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính, các văn bản quy định về kí kết hợp
đồng...
Thứ tư, văn bản quy phạm pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện. Nhà nước đảm
bảo cho các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội bằng
nhiều cách thức khác nhau như đảm bảo sự phù hợp về mặt nội dung của quy phạm,
bằng các biện pháp cụ thể như tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tạo diều kiện về cơ chế
thực hiện và nguồn lực tài chính, áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc các chủ thể có
liên quan phải thực hiện, áp dụng chế tài xử lí nếu có hành vi vi phạm.
Trên đây là bốn đặc đicm cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật nhằm để phân biệt
văn bản này với các hình thức văn bản nhà nước khác cũng do cơ quan có thẩm quyền
ban hành nhưng chỉ để giải quyết các vụ việc cụ thể đối với các đối tượng cụ thể gọi là
văn bản áp dụng pháp luật như bản án hình sự, dân sự..., quyết định khen thưởng, quyết
định nâng bậc lương, quyết định kỉ luật công chức, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm
cán bộ, công chức, quyết định xử phạt vi phạm hành chính...
2.2 Phân loại văn bản quy phạm pháp luật

38
Theo quy định tại Luật Ban hành vãn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay bao gổm rất nhiều hình thức khác nhau
và do nhiều chủ thể có thẩm quyềnkhác nhau ban hành. Vì vậy, có nhiều căn cứ khác
nhau để phân loại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và mỗi cách phân loại đều có
những ý nghĩa nhất định, giúp cho việc tiếp cận hộ thống văn bản quy phạm pháp luật từ
những góc độ khác nhau được thuận tiện. Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến nhất trong
khoa học pháp lí hiện nay là căn cứ vào hiệu lực pháp lí, văn bản quy phạm pháp luật
dược chia thành văn bản luật và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.
 Văn bản luật
Luật là văn bản do Quốc hội, cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước ban hành theo
hình thức, trình tự và thủ tục luật định. Xét về giá trị pháp lí, văn bản luật bao giờ cũng
giữ vai trò cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản dưới luật
khi ban hành không được trái và phải trên cơ sở quy định của văn bản luật. Văn bản luật
dược thể hiện dưới các hình thức sau:
Hiến pháp (bao gồm Hiến pháp và các văn bản về bổ sang hay sửa đểi Hiến pháp) quy
định những vấn để cơ bản của Nhà nước như: hình thức và bản chất của Nhà nước; chế
độ kinh tế - xã hội; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nguycn
tắc hoạt động cũng như thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nước... Trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật, Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, giữ vai trò
là cơ sở, nền tảng hình thành hệ thống pháp luật. Theo đó, mọi văn bản luật khác và văn
bản dưới luật đếu phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp. Từ khi thành lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945 cho tới nay, Việt Nam đã có năm bản Hiến
pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm
1992 (đã được sửa đểi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Lí do cơ bản dẫn
đến sự thay thế của các bản Hiến pháp là do sự thay đểi của tình hình kinh tế - xã hội
đất nước trong từng thời điểm cụ thể nên Hiến pháp phải thay đểi để phản ánh kịp thời
thực tiễn và nhu cầu xã hội.
Luật (bộ luật, dạo luật) do Quốc hội ban hành nhằm Cụ thể hoá các quy định của Hiến
pháp, để quy định về:
a) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân,
Viện Kiểm sát nhân dân, Hội đểng bầu cử quốc gia, Kicm toán nhà nước, chính quyền
dịa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
b) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do
luật định, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;
c) chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa
đểi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
d) chính sách cơ bản vể văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;
đ) Quốc phòng, an ninh quốc gia;
e) Chính sách dân tộc, chính sách tồn giáo của Nhà nước;
g) Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà
nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
h) chính sách cơ bản về đối ngoại;
i) Trưng cẩu ý dân;

39
k) Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;
Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Ở nước ta, số lượng các đạo luật được ban
hành thường lớn hơn rất nhiều so với các bộ luật. Xét về phạm vi điếu chính thì bộ luật
bao giờ cũng rộng hơn và mang tính ổn định cao hơn so với các đạo luật. Các bộ luật,
đạo luật của Quốc hội có giá trị hiệu lực pháp lí thấp hơn Hiến pháp. Vì vậy, khi xây
dựng và ban hành các văn bản dưới luật cũng phải trên cơ sở và phù hợp với các quy
định của Hiến pháp.
Nghị quyết do Quốc hội ban hành. Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:
a) Tỉ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương;
b) Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc
hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;
c) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phán luật, nghị quyết của
Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách vê' phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền
con người, quyền công dân;
d) Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng,
an ninh quốc gia;
đ) Đại xá;
e) Ván đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Tuy nhiên, chỉ những nghị quyết với
nội dung nêu trên mà chứa đựng các quy tắc xử sự chung mới được coi là văn bản quy
phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật dưới luật (văn bản dưới luật)
Văn bản quy phạm pháp luật dưới luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được luật quy định và có hiệu lực
pháp lí thấp hơn văn bản luật. Văn bản dưới luật được ban hành trên cơ sở, trong phạm
vi và để thi hành Hiến pháp, luật. Giá trị hiệu lực pháp lí của từng văn bản dưới luật
không giống nhau mà tuỳ thuộc vào thẩm quyền chủ thể ban hành ra chúng. Theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành, văn bản dưới luật bao gồm những loại văn bản
sau đây:
Pháp lệnh của UBTV Quốc hội dược quy định tại khoản 2, Điều 74 Hiến pháp năm
2013 và được cụ thể hoá tại khoản 1, Điều 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015. Pháp lệnh quy định về những vấn để được Quốc hội giao, một số pháp
lệnh sau một thời gian thực hiện có thể được xem xét nâng lên thành luật. Pháp lệnh là
văn bản có giá trị pháp lí cao nhất trong số các văn bản dưới luật nhưng vẫn thấp hơn so
với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Vì vậy, khi xây dựng và ban hành các
pháp lệnh phải trên cơ sở phù hợp với văn bản luật; đồng thời các văn bản dưới luật
khác khi ban hành cũng phải phù hợp với các quy định của pháp lệnh.
Nghị quyết của UBTV Quốc hội ban hành để quy định:
a) Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
b) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phán pháp lộnh, nghị
quyết của UBTV Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;
c) Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của UBTV Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì
UBTV Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kì họp gần nhất;

40
d) Tổng động viền hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả
nước hoặc ở từng địa phương;
đ) Hướng dẫn hoạt động của HĐND;
e) Vấn để khác thuộc thẩm quyền của UBTV Quốc hội. Tuy nhiên, chỉ một số Nghị
quyết của UBTV Quốc hội với những nội dung nêu trên có chứa đựng quy tắc xử sự
chung mới thuộc loại văn bản quy phạm pháp luật.
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để tổng
động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị
quyết của UBTV Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở
từng địa phương trong trường hợp UBTV Quốc hội không thể họp dược; các vấn dề
khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
Tuy nhiên, không phải mọi văn bản do Chủ tịch nước ban hành là văn bản quy phạm
pháp luật.
Nghị định của Chính phủ ban hành để quy định các vấn để sau đây:
1) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của UBTV Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; 2) Các biện pháp
cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của UBTV Quốc hội, lộnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực
hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế,
dân tộc, tồn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại,
chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn
đề khác thuộc thẩm quyền quản lí, diều hành của Chính phủ; những ván đê' licn quan
đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn,
tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan
khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
3) Vấn dề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, UBTV Quốc hội nhưng chưa đủ
điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước,
quản lí kinh tế, quản lí xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đểng ỷ
của UBTV Quốc hội. Tuy nhiên, một số trường hợp cụ thể Nghị định do chính phủ ban
hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật (ví dụ: Nghị định của Chính phủ phê
chuẩn đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu...).
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà
nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ,
chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyềncủa Thủ tướng Chính
phủ; Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra
hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa
phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
Thông tư của Bộ trưởng thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để quy định:
Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quòc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của ƯBTV Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của

41
Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Biện pháp thực hiện chức năng quản
lí nhà nước của mình.
Nghị quyết của Hội đống Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành để hướng dẫn
viộc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp
luật, giám đốc viộc xét xử.
Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành để thực hiện việc quản lí các
Toà án nhân dân và Toà án quản sự vể tổ chức và những vấn để khác dược Luật tổ chức
Toà án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
Thông tư của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành để quy định những
vấn đế được Luật Tổ chức Viện Kicm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành để quy định chuẩn mực kiểm toán
nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.
Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch, bao gổm: Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà
án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch
giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định về viộc phối hợp giữa các cơ
quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tổ tụng;
Nghị quyết liên tịch giữa UBTV Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để quy định chi tiết những vấn đc được luật
giao. Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phối hợp với nhau hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với cơ
quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội ban hành để hướng dẫn thi hành
những ván đề có liên quan đốn quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức đó.
Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương. Theo quy định của Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, ở địa phương có hai cơ quan nhà nước có
thẩm quyềnban hành văn bản quy phạm pháp luật là HĐND, UBND. Theo quy định,
HĐND có quyền ban hành nghị quyết và ƯBND có quyền ban hành quyết định. Cụ thể:
HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết đe quy định:
1) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan
nhà nước cấp trên;
2) Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan nhà nước cáp trên;
3) Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa
phương; 4) Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triổn kinh tế - xã
hội của địa phương.
UBND cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:
1) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan
nhà nước cấp trên;
2) Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị
quyết của HĐND cùng cáp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an
ninh ở địa phương;
3) Biện pháp thực hiện chức năng quản lí nhà nước ở địa phương. HĐND cấp huyện,
cẩp xã ban hành nghị quyết, UBND cẩp huyện, cáp xã ban hành quyết định để quy định

42
những vấn đề được luật giao. Ngoài ra theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật
Tổ chức chính quyền đại phương năm 2015, chúng ta còn có đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt do Quốc hội thành lập cũng có HĐND và UBND và HĐND ở đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt ban hành nghị quyết, UBND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt ban hành quyết định.
2.3 Mối liên hệ giữa các văn bản quy phạm pháp luật
Các văn bản quy phạm pháp luật trong hộ thống pháp luật rất phong phú, đa dạng, được
ban hành vào nhiều thời điểm khác nhau nhưng giữa chúng đều có mối liên hệ mật thiết
với nhau, thể hiện chủ yếu ở hai phương diện sau đây:
Mối liên hệ về hiệu lực pháp lí
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật luôn tồn tại trong trật tự thứ bậc về hiộu lực
pháp lí từ cao xuống thấp, trong đó hiệu lực pháp lí cao nhất là Hiến pháp, dưới Hiến
pháp là các bộ luật, đạo luật, rồi tiếp dến là các văn bản có giá trị pháp lí thấp hơn. Mọi
văn bản pháp luật trái với nội dung Hiến pháp đểu bị coi là vi hiến và phải bị loại bỏ ra
khỏi cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Mối liên hệ về nội dung
Các văn bản trong hệ thống pháp luật phải thống nhất với nhau về nội dung, nghĩa là có
sự phù hợp giữa các ngành luật, chế định luật và quy phạm pháp luật trong hệ thống cấu
trúc bên trong của pháp luật, đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ vê' đối tượng điều chỉnh,
không mâu thuẫn, không chổng chéo về nội dung quy định, các quan hộ xã hội thuộc
các lĩnh vực khác nhau đểu có các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng điếu chính.
Ví dụ: Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới không được trái với
vãn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; vãn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền địa phương không được trái với văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền trung ương...
Ngoài ra, các ván bản quy phạm pháp luật, dù đều là nguồn của một ngành luật, hay với
tư cách là nguồn của các ngành luật khác nhau cũng cần thống nhát với nhau.
2.4 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là phạm vi thời gian, không gian và
đối tượng mà văn bản tác động tới.
Hiệu lực theo thời gian
Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật xác định thời điểm bắt đầu để
áp dụng văn bản vào đời sống cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó.
Ví dụ: Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 về việc xử lí vi phạm hành chính năm
2002 (sửa đểi, bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số
04/2008/UBTVQH12) được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/10/2002 và sẽ chấm dứt việc áp
dụng từ ngày 01/7/2013 (đây là thời điểm Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012 phát sinh
hiệu lực), trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính do
Toà án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014.
Hiệu lực theo thời gian được tính từ thời điổm phát sinh đến thời điểm chấm dứt hiệu
lực của một văn bản quy phạm pháp luật hoặc những hoàn cảnh, tình huống cụ thể mà
chỉ khi tồn tại những hoàn cảnh, tình huống cụ thể đó thì quy phạm pháp luật mới có
hiệu lực. Xem xét hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật phải xem xét

43
bốn vấn để về thời điểm phát sinh hiệu lực; thời điểm chấm dứt hiệu lực, vấn đề tạm
ngưng hiệu lực cũng như về hiệu lực trở vể trước (hiệu lực hồi tố) của văn bản quy
phạm pháp luật. Thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp
luật được định theo hai cách: có điều khoản ghi rõ thời điểm phát sinh hoặc chấm dứt
hiệu lực trong văn bản hoặc không ghi rõ. Trường hợp không có điều khoản quy định
thì xác định theo quy định tại Luật Ban hành ván bản quy phạm pháp luật, cụ thể thời
điểm phát sinh hiệu lực được xác định như sau: Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc
một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm
hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc kí ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật
của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày kí ban hành đối
với văn bản quy phạm pháp luật của HĐND; UBND cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày
kể từ ngày kí ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp
huyện và cấp xã. Còn văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
trong các trường hợp sau đây:
1) Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2) Được sửa đểi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính
cơ quan nhà nước dã ban hành văn bản đó;
3) Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4) Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định
chi tiết thi hành, văn bản đó củng dồng thời hết hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật có thể bị ngưng hiệu lực khi nó bị đình chỉ thi hành cho
đến khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Văn bản bị ngưng hiệu lực
sau thời gian bị đình chỉ thi hành có thể sẽ tiếp tục có hiệu lực hoặc sẽ hết hiệu lực khi
nó bị huỷ bỏ. Về nguyên tắc, văn bản quy phạm pháp luật không có giá trị áp dụng dối
với những vụ việc đã xảy ra trước thời điểm văn bản phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, xuất
phát từ tính nhân đạo của Nhà nước cũng như đảm bảo nguyên tắc có lợi cho người bị
áp dụng pháp luật, nhà nước cho phép trong một số trường hợp thật sự cẩn thiết có thể
áp dụng hiộu lực trở về trước của văn bản. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, không được áp dụng hiệu lực trở vế trước của văn bản trong hai
trường hợp sau:
Quy định trách nhiệm pháp lí mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi
đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lí; Quy định trách nhiệm pháp lí nặng
hơn hoặc hình phạt nặng hơn.
Việc xác định hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan
trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật, bởi vì tính từ thời điềm
văn bản đó có hiệu lực thì tất cả mọi chủ thể bắt buộc phải tuân theo nó hoặc không còn
tuân theo nó nữa.
Hiệu lực theo không gian
Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật là phạm vi lãnh thổ mà văn
bản tác động tới. Phạm vi lãnh thổ ở đây có thể là toàn bộ lãnh thổ quốc gia, một địa
phương hoặc một vùng nhất định.
Ví dụ: Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính và các biện pháp xử lí hành chính được áp dụng trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt

44
Nam bao gồm: vùng biển, vùng trời, vùng đất liền, thềm lục địa cùng các quần đảo, bán
đảo... kể cả địa phận lãnh sự, đại sứ của nước CHXHCN Việt Nam đặt tại nước ngoài.
Hiệu lực theo không gian của vân bản quy phạm pháp luật phụ thuộc vào hai yếu tổ cơ
bản là thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó cũng như tính
chất, mục đích và nội dung được thể hiện cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật.
Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo hai cách
cơ bản là ghi rõ trong văn bản và không ghi rỏ trong văn bản. Đối với những văn bản
quy phạm pháp luật có điều khoản xác định rõ hiệu lực theo không gian thì chúng sẽ
phát huy hiệu lực trong phạm vi đã được quy định. Trường hợp nếu không ghi rõ trong
văn bản quy phạm pháp luật thì dựa vào thẩm quyền và nội dung của các quy phạm
pháp luật trong văn bản để xác định hiệu lực.

QUAN HỆ PHÁP LUẬT


1. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật
1.1 Khái niệm quan hệ pháp luật
Nhiều sách báo pháp lí đểu xác định: quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được
các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Điều đó cũng có thế hiểu rằng, quan hệ pháp luật
trước hết là những quan hộ xã hội, phản ánh mối liên hệ giữa con người với con người
trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các quan hệ xã hội rất đa dạng như:
quan hộ bạn bè, đểng nghiệp; quan hệ hàng xóm láng giềng; quan hệ vay mượn, thuc
mướn tài sản, thuc nhân công lao động... Các quan hệ đó ở mức độ nhất định đcu liên
quan đến lợi ích của các bcn tham gia và trật tự của cộng đểng, vì vậy nó cẩn phải được
các bcn xử sự theo những quy tắc, chuẩn mực nhất định. Những quy tắc, chuẩn mực đó
có thể là những quy phạm đạo đức, tập quán, giáo lí của các tồn giáo hoặc pháp luật của
Nhà nước.
Có những quan hộ xã hội mà các bên tham gia chỉ cần xử sự với nhau theo quy phạm
đạo dức hoặc quy phạm tập quán thì lợi ích của các bên đã được tồn trọng và đảm bảo,
do đó được các bên và cộng dồng cháp nhận. Tuy nhiên, có những quan hệ xã hội nếu
chỉ điều chỉnh bằng đạo đức, tập quán, tín ngưỡng tồn giáo... thì không đảm bảo lợi ích
của các bên tham gia, hoặc lợi ích chung của cộng đểng, vì vậy nhà nước cần phải đặt ra
pháp luật để điều chỉnh những quan hộ như vậy.
Ví dụ: Tình huống thứ nhất vể quan hệ xã hội: Nhà ông A và nhà ông B ở cạnh nhau,
họ vốn là những người hàng xóm thân thiện với nhau. Phía trước hai nhà có khoảng sân
trống, họ phân công nhau quct dọn và cùng sử dụng. Khi con trai của ông A làm lễ kết
hôn, ông A sang nói chuyện với ông B để dựng rạp trong khoảng sân tổ chức lễ cưới,
ông B đồng ý và cùng giúp ông A.
Tình huống thứ hai về quan hệ pháp luật: Cũng với tình huống trên, sau một thời gian
khi con cái trưởng thành, chỗ ở trở nên chật chội hơn, ông A đã cơi nới thêm và dần dần
lấn chiếm khoảng sân trống trước hai nhà. Ông B nhiều lần đề nghị ông A không được
sử dụng khoảng sân trống làm nơi ở nhưng ông A vẫn tiếp tục lấn chiếm vì cho rằng
mình là người chủ cũ, là người đã bán nhà cho ông B nên phần sân trống đó là của ông
A và ông có quyền sử dụng theo ý mình. Hai bên trở nên mâu thuẫn, ông B khởi kiện ra

45
Toà án và Toà án đã buộc ông A phải tháo dỡ phần lấn chiếm do trong giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đát ở của ông A không bao gồm khoảng sân này.
Như vậy, trong tình huống thứ nhát, quan hệ giữa ông A và ông B là quan hệ xã hội
thông thường, các bên xử sự với nhau theo quy phạm đạo đức “tối lửa tắt đèn có nhau”.
Trong tình huống thứ hai, quan hộ giữa họ là quan hệ pháp luật vì liên quan đến vấn đề
tài sản (khoảng sân chung) được Luật Dân sự điều chỉnh. Theo đó, ông A và ông B phải
xử sự theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu các bên không tự giác thực hiộn theo quy
định của pháp luật thì nhà nước sẽ can thiộp theo quy định của pháp luật.
1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật được coi là một dạng của quan hệ xã hội nên nó mang những đặc
điểm của quan hệ xã hội, là quan hệ giữa người với người được hình thành và tồn tại
phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Tuy nhiên, không thể đồng
nhất giữa quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội vì quan hệ pháp luật có những đặc điểm
sau:
 Quan hệ pháp luật là quan hệ có tính ý chí
Tính ý chí trong quan hệ pháp luật là ý chí của Nhà nước dược thể hiện trong các quy
phạm pháp luật. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh
phải xử sự theo cách thức được nhà nước đặt ra. Có thể là ý chí đơn phương của Nhà
nước trong quan hệ pháp luật hình sự, hoặc ý chí của các bên khi tham gia quan hộ pháp
luật trong khuôn khổ ý chí của Nhà nước thể hiện trong quy phạm pháp luật (quan hệ
hợp đểng, quan hệ hôn nhân).
Ví dụ: Trong tình huống thứ hai, việc ông A lấn chiếm khoảng sân trống là theo ý chí
của ông A vì ông quan niệm rằng ông chỉ bán nhà cho ông B, còn khoảng sản trống là
của ông và ông có quyền sử dụng nó tuỳ theo mục đích của mình. Như vậy là ông dã
hiểu sai. Vì trong tình huống này, việc ông cơi nới chỏ ở trên khoảng sân phải phù hợp
với pháp luật mà cụ thể là ông chỉ được xây dựng trên diện tích đất đã được cấp giấy
phcp sử dụng (không bao gốm diện tích khoảng sân trống). Việc ông cơi nới trên
khoảng sân trống đã vi pháp pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc bảo vệ lợi
ích chung của cộng đểng, trong đó có lợi ích của nhà ông B.
Ví dụ: Trong quan hệ hôn nhân, hai bên nam nữ tự do lựa chọn, tim hiểu người bạn đởi
theo ý chí, theo mong muốn của mình. Nhưng khi họ muốn trở thành vợ chồng thì phải
được sự đểng ý của bên kia và phù hợp với những quy định của pháp luật (thể hiện ý chí
của Nhà nước) như: về giới tính, về quan hệ huyết thống, vế độ tuổi, và thực hiện thủ
tục đăng kí kết hôn theo luật định. Trong loại quan hệ này, nhà nước không trực tiếp
tham gia, không phải là một bên tham gia quan hệ pháp luật, mà chỉ đặt ra những điếu
kiện, khi chủ thể đáp ứng những diều kiện đó thì họ chủ động tham gia và thể hiện ý chí
của mình.
 Quan hệ pháp luật có cơ cấu chủ thể nhất định
Thông thường, các quan hệ xã hội không có cơ cấu chủ thể cụ thể. chẳng hạn, không có
điều kiộn nào ràng buộc về độ tuổi, về giới tính, về tài sản... để kết bạn. Các chủ thể
hoàn toàn tự do trong việc xác lập các quan hộ xã hội theo ý chí của họ. Nhưng trong
quan hộ pháp luật, dưới sự tác động của quy phạm pháp luật, mỗi loại quan hệ pháp luật
có cơ cấu chủ thể nhất định.

46
Ví dụ: Trong quan hệ xã hội, việc kết bạn có thể giữa nam với nam, nữ với nữ hoặc
nam với nữ. Trong quan hộ pháp luật hôn nhân, việc kết hôn chỉ được thực hiện giữa
một bên là nam với một bên là nữ. Luật HN&GĐ ở Việt Nam hiện nay chưa cho phép
kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Mỗi loại chủ thể trong quan hệ pháp luật khác nhau lại cần phải đáp ứng những điều
kiện mà pháp luật quy định cho loại quan hệ pháp luật đó.
Ví dụ: Chủ thể trong quan hộ pháp luật hôn nhân là cá nhân nhưng đối với nam giới
phải từ 20 tuổi, đối với nữ giới phải từ 18 tuổi; trong quan hệ pháp luật hình sự, cá nhân
dủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi phạm tội do lỗi cố ý và
thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; trong quan hệ pháp luật lao động,
cá nhân đủ 15 tuồi mới được kí kết hợp đồng lao động (HĐLĐ). Việc xác định cơ cấu
chủ thể trong quan hệ pháp luật không chỉ nhằm tạo ra trật tự cần thiết để vận hành quan
hệ xã hội mà còn đảm bảo lợi ích của các bên khi tham gia vào các quan hộ pháp luật
đó.
Quan hệ pháp luật có nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể Trong quan hệ
xã hội, giữa các chủ thể tham gia cũng hình thành quyền và nghĩa vụ, mặc dù không cụ
thể, không rõ ràng. Các chủ thể trong quan hộ xã hội thực hiện các quyền và nghĩa vụ
đó như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức, điều kiện và môi trường sóng của
họ.
Ví dụ: Trong tình huống thứ nhất, quan hệ giữa ông A và ông B là quan hệ xã hội, ông
B giúp đỡ ông A xuất phát từ tình cảm và mức độ thân thiện giữa hai cá nhân hoặc hai
gia dinh nên không có sự xác định cụ thể vể quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Khác với
quan hệ xã hội, khi tham gia vào quan hệ pháp luật, chủ thể phải đáp ứng những điều
kiộn theo quy định của pháp luật nên các quyền và nghĩa vụ đều mang tính pháp lí dù
các quyền, nghĩa vụ được các bôn thoả thuận nhưng phải phù hợp với pháp luật. Các
quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ pháp luật được xác định cụ thể, rỏ ràng
trên cơ sở pháp luật sẽ tránh được sự tuỳ tiện lạm dụng quyền hoặc bỏ mặc nghĩa vụ
nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia quan hệ pháp luật và tăng cường khả
năng giám sát của Nhà nước đòi với xã hội. Nhà nước có thể sử dụng các biộn pháp
cưỡng chế buộc các chủ thể phải thực hiẹn nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Trong tình huống thứ hai, ông A có nghĩa vụ pháp lí là tồn trọng tài sản chung
(khoảng sân trống) không thuộc quyền sử dụng riêng của mình và có quyền yêu cáu ông
B và những người khác cũng thực hiện nghĩa vụ ấy. Khi ông A vi phạm nghĩa vụ, ông B
có quyền yêu cầu ông A chấm dứt hành vi vi phạm, và có quyền kiện ông A ra trước
Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
 Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện
Đối với các quan hệ xã hội, sự hình thành, vận động của chúng chịu sự giám sát bởi dư
luận xã hội dựa trên những quan niệm đạo đức, phong tục, tập quán.
Chúng ta không phủ nhận “bia miệng” củng có những giá trị nhất định trong việc kiểm
soát hành vi của con người nhưng chứa đựng trong nó là sự thiếu khách quan, công
bằng, thậm chí rất nghiệt ngã.
Ví dụ: Trong tình huống thứ nhất, nếu nhà ông A muốn dựng rạp trên khoảng sân
chung để tổ chức lễ cưới nhưng ông B nhất định không dồng ý thì mọi người sẽ đánh

47
giá ông B là người sống ích ki với hàng xóm, láng giềng, vì thế họ có thể ít giao tiếp với
nhà ông B, nhưng không thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc ông B phải
đểng ý.
Đối với quan hệ pháp luật, do được hình thành, vận động theo quy định của pháp luật
thể hiện ý chí của Nhà nước, nên các quan hệ pháp luật ngoài việc chịu sự kiểm soát của
dư luận xã hội còn chịu sự kiểm soát của Nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực
hiện.
Ví dụ: Trong tình huống thứ hai, hành vi lấn chiếm khoảng sân chung cùa ông A đã bị
Toà án buộc phải tháo dỡ phần lấn chiếm. Sự can thiệp của Toà án ưong tình huống này
nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của ông B và của cộng đểng.
Tuy nhiên, do tính chất của các quan hệ pháp luật khác nhau, nên sự bảo đảm của Nhà
nước củng có những hình thức, biện pháp khác nhau. Có thể là sự bảo đảm vê' pháp lí,
vật chất, tổ chức, kĩ thuật... các biện pháp tuyên truyển, giáo dục hoặc cưỡng chế khi
cần thiết.
2. Phân loại quan hệ pháp luật
Như trên đã nói, quan hộ pháp luật là những quan hộ xã hội được quy phạm pháp luật
điều chỉnh. Do tính chất của các quan hộ xã hội khác nhau nên nhu cầu về mức độ tác
động của pháp luật lên các quan hệ xã hội không giống nhau. Quan hệ pháp luật được
phân loại như sau:
 Căn cứ vào tiêu chí phân chia các ngành luật, quan hệ pháp luật được phân thành:
quan hệ pháp luật hình sự; quan hệ pháp luật dân sự; quan hệ pháp luật hành chính...
Căn cứ vào nội dung, quan hệ pháp luật được phân thành: quan hệ pháp luật nội dung,
quan hộ pháp luật hình thức.
Quan hệ pháp luật nội dung chứa dựng những nội dung cần điều chỉnh bằng pháp luật.
Ví dụ: Việc chia thừa kế (quan hệ thừa kế)...
Quan hệ pháp luật hình thức là những quan hộ phát sinh trong quá trình các chủ thể
thực hiện những trình tự thủ tục để giải quyết các nội dung pháp lí.
Ví dụ: Trình tự thủ tục để khởi kiện, giải quyết một vụ kiện dân sự (quan hộ pháp luật
tố tụng dân sự); Trình tự thủ tục để giải quyết vụ án hình sự, áp dụng hình phạt đểi với
bị cáo (quan hệ pháp luật tố tụng hình sự).
3. Chủ thể quan hệ pháp luật
3.1 Khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật
Chủ thể quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện mà
pháp luật quy dinh cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hộ pháp luật
đó.
Khi tham gia quan hệ xã hội, các cá nhân không bị giới hạn bởi điều kiện về độ tuổi, về
tài sản, trình độ chuyên môn. Nhưng khi tham gia quan hệ pháp luật, các cá nhân hoặc
tổ chức phải đáp ứng được những điều kiện mà nhà nước quy định trong pháp luật.
Những điều kiện đó trước hết là khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ
chức theo quy định của pháp luật (năng lực pháp luật); và khả năng tự mình thực hiện
trcn thực tế theo quy định của pháp luật những quyền và nghĩa vụ pháp lí (năng lực
hành vi pháp lí).

48
Vậy, để một cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật, trước hết cá nhân,
tổ chức phải đáp ứng những điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp lí,
được gọi chung là năng lực chủ thể.
Năng lực pháp luật của chủ thể: Là khả nảng cùa chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ
pháp lí theo quy định của pháp luật. Năng lực pháp luật của chủ thể có những đặc điểm
sau:
Đặc điểm thứ nhất: Đối với cá nhân, năng lực pháp luật xuát hiện ke từ khi người đó
được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Mặc dù gắn với con người tự nhiên nhưng
năng lực pháp luật không phải là một thuộc tính tự nhiên của con người mà là một thuộc
tính chính trị pháp lí. Bởi vì, chủ thể không thể tự quy định cho mình các quyền và
nghĩa vụ pháp lí theo ý chí chủ quan và khả năng tự nhiên của bản thân, mà phụ thuộc
vào nhà nước. Tuỳ vào điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội trong mỗi quốc gia, trong
mỏi giai đoạn vận động và phát triển của quốc gia đó mà các quyền chủ thể và nghĩa vụ
pháp lí được nhà nước quy định có sự thay đểi, sự khác biệt. Công dân của mỗi nước
khác nhau thì năng lực pháp luật cũng khác nhau.
Đặc điểm thứ hai: Năng lực pháp luật của chủ thể bao gổm các quyền pháp lí và nghĩa
vụ pháp lí được nhà nước quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản
pháp luật là cơ sở pháp lí để cá nhân, tổ chức xác định mình có những quyến, nghĩa vụ
pháp lí gì và thực hiện nó trên thực tế khi có năng lực hành vi.
Ví dụ: Điều 33 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật không cấm".
Năng lực hành vi pháp lí của chủ thể: Là khả năng của chủ thể được nhà nước xác
nhận trong quy phạm pháp luật cụ thể. Với khả năng đó, chủ thể bằng chính hành vi của
mình thực hiẹn các quyền và nghĩa vụ pháp lí và độc lập chịu trách nhiệm pháp lí khi
tham gia vào quan hệ pháp luật cụ thể.
Như vậy, năng lực hành vi pháp lí là khả năng thực tế của chủ thể để thực hiện năng lực
pháp luật. Đối với cá nhân, năng lực hành vi pháp lí thường được xem xct dưới ba
phương diện: độ tuổi, khả năng nhận thức, tình trạng sức khoẻ, thể lực. Ngoài ra, còn có
một số yếu tố khác như: trình độ chuyên môn, tài sản... Đối với cá nhân, năng lực hành
vi pháp lí gắn với sự phát triển tự nhiên của con người và xuất hiện muộn hơn năng lực
pháp luật. Nhà nước xác nhận năng lực hành vi pháp lí của cá nhân qua việc quy định về
độ tuổi, về khả năng nhận thức, về tình trạng sức khoẻ. Những yếu tố này hoàn toàn
phản ánh sự phát triển tự nhiên của con người. Khi đến một độ tuổi nhất định, cá nhân
con người mới đạt đến sự phát triển nhất định về thể lực và trí lực, lúc đó họ nhận thức
đầy đủ hơn về lợi ích của mình và của xã hội, làm chủ được hành vi của mình và có khả
năng tự chịu trách nhiệm vể những hành vi đó.
Ví dụ: Để cá nhân thực hiện quyền lao động được quy định trong Hiến pháp và BLLĐ
(năng lực pháp luật), thì cá nhân phải đủ 15 tuổi, có khả năng nhận thức, đủ sức khoẻ
(năng lực hành vi) theo quy định của BLLĐ.
Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp lí là hai yếu tố tạo thành năng lực chủ thể
quan hộ pháp luật, vì vậy giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện như sau:

49
 Thứ nhất, năng lực pháp luật là điều kiện cẩn, năng lực hành vi là điều
kiện đủ để cá nhân, tổ chức có thể chủ động tham gia vào các quan hệ pháp luật và trở
thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Thứ hai, một chủ thể pháp luật đơn thuần chỉ có
năng lực pháp luật thì không thể tự mình tham gia một cách chủ động vào các quan hệ
pháp luật trên thực tế và không thổ trở thành chủ thể của quan hộ pháp luật theo nghĩa
đầy đủ của khái niệm này. Trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật, chủ
thể có thể tham gia một cách thụ động vào quan hệ pháp luật thông qua hành vi của
người thứ ba.
Ví dụ: A 18 tuổi, bị bệnh tảm thần, khi cha mẹ của A qua đời, theo quy định của pháp
luật thừa kế, A là người dược hưởng thừa kế của cha mẹ nhưng A không thể tự mình
thực hiện quyến thừa kế. Vì vậy, người giám hộ của A sẽ thực hiện những thủ tục pháp
lí để khai nhận di sản thừa kế cho A.
3.2 Các loại chủ thể quan hệ pháp luật
Chủ thể quan hệ pháp luật bao gồm các cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể theo quy
định của pháp luật.
 Cá nhân
Cá nhân là thuật ngữ để nói đến con người tự nhiên. Người ta có thể dùng cách nói khác
để diễn đạt loại chủ thể này như: thể nhân, tự nhiên nhân. Chủ thể là cá nhân được phân
loại căn cứ vào mối quan hộ pháp lí của họ với một quốc gia nhất định, bao gổm: công
dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp
luật khi có năng lực chủ thể.
 Pháp nhân
Theo Điều 74 BLDS năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các
điều kiện sau đây:
Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Diều 83 của Bộ luật này.
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của
mình.
Nhân danh mình tham gia quan hộ pháp luật một cách độc lập.
 Nhà nước
So với các chủ thể khác (cá nhân, tổ chức, pháp nhân), nhà nước là một loại chủ thể đặc
biệt. Nhiều sách báo pháp lí gọi nhà nước là pháp nhân công quyền. Tính đặc biệt của
Nhà nước có thể thấy qua một số nội dung sau:
Nhà nước là một thiết chế nắm quyền lực công, tác động toàn diện đến đời sống xã hội
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội.
Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quy định năng lực chủ thể của các chủ thể khác
và kiểm soát sự tham gia của các chủ thể trong đời sống pháp luật.
Nhà nước chỉ tham gia vào những quan hệ pháp luật cơ bản, quan trọng như: quan hệ
pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật hành chính, quan hẹ công pháp quốc tế...
4. Sự kiện pháp lí
4.1 Khái niệm sự kiện pháp lí
Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đểi hoặc chấm dứt dưới tác động của ba yếu tố: quy
phạm pháp luật; năng lực chủ thể; sự kiện pháp lí. Trong đó, quy phạm pháp luật là yếu

50
tố tiền dề, vì không có quy phạm pháp luật tác động thì quan hệ xã hội không trở thành
quan hệ pháp luật, nhưng khả năng hiện thực hoá quan hệ pháp luật trong đời sống phap
lí lại thuộc vê yêu tó náng lực chủ thể. Bởi vì, năng lực chủ thể là diều kiện để cá nhân,
tổ chức có thể thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lí. Nhưng ngay cả khi có đủ hai
yếu tổ này thì quan hệ pháp luật mới chỉ ở dạng mô hình.
Ví dụ: Quy phạm pháp luật về kết hôn vẫn tồn tại trong Luật HN&GĐ, nhưng nếu cá
nhân đủ điều kiện kết hôn lại không muốn kết hôn thì không hình thành quan hệ pháp
luật hôn nhân.
Trong trường hợp này, quan hệ pháp luật hôn nhân chỉ hình thành khi cá nhân làm thủ
tục đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy đăng kí kết
hôn. Việc công dân thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn, việc cấp giấy đăng kí kết hôn là
những sự kiện diễn ra trong thực tế theo quy định của pháp luật, đã làm phát sinh quan
hệ hôn nhân giữa các chủ thể cụ thể. Đây được gọi là sự kiện pháp lí.
Như vậy, sự kiện pháp lí đóng vai trò cẩu nối giữa quan hệ pháp luật mô hình và quan
hệ pháp luật cụ thể hình thành trong dời sổng pháp luật. Sự kiện pháp lí là những điều
kiện, hoàn cảnh, tình huống được dự kiến trong quy phạm pháp luật gắn với việc phát
sinh, thay đểi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể khi chúng diễn ra trong thực tế
đời sống.
Có nhiều sự kiện thực tế xảy ra trong đời sống xã hội làm ảnh hưởng đến các quan hệ xã
hội. Những sự kiện thực tế đó có thể là những hiện tượng tự nhiên như: bão tố, lũ lụt,
động đất... hoặc những sự kiện mang tính xã hội như: kết hôn, kí kết hợp đểng, cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở... Nhưng không phải sự kiện nào diễn ra trong thực tế
củng đều được coi là sự kiện pháp lí. Tính pháp lí của các sự kiện thực tế là phải được
nhà nước quy định trong pháp luật và khi xảy ra những sự kiộn ấy sẽ làm phát sinh, thay
đểi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể.
Xét từ góc độ chính trị pháp lí, sự kiện pháp lí không phải là bất biến vì nó được pháp
luật quy định. Khi pháp luật thay đểi thì tính chẩt pháp lí của sự kiện đó bị thay đểi hoặc
mất đi. Trong trường hợp pháp luật không quy định vể sự kiện đó nữa, tính pháp lí của
sự kiện không còn thì sự kiện đó chỉ còn là sự kiện thực tế bình thường. Một sự kiện
pháp lí có thổ làm phát sinh, thay đểi hoặc chấm dứt một hoặc nhiều quan hệ pháp luật.
Ví dụ: Ông A chết (sự kiện pháp lí) để lại thừa kế cho vợ và các con, phát sinh quan hệ
thừa kế, chấm dứt quan hệ hôn nhân...
4.2 Phân loại sự kiện pháp lí
Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lí đối với quan hộ pháp luật, có thể chia
sự kiện pháp lí thành ba loại:
Sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật.
Ví dụ: Hai bên kí hợp đểng thuê nhà, làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa bên cho thuê
và bên thuê.
Sự kiện pháp lí làm thay đểi quan hệ pháp luật.
Ví dụ: Thay đểi từ HĐLĐ sang kí hợp đồng làm việc.
Sự kiện pháp lí làm chấm dứt quan hệ pháp luật.
Ví dụ: Toà án xử cho vợ chồng li hôn làm chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân.
Căn cứ vào dấu hiệu ý chí, phân loại thành sự biến pháp lí và hành vi pháp lí:

51
Sự biến pháp lí: Là những hiện tượng tự nhiên xảy ra ngoài ý chí chủ quan của con
người, được nhà làm luật dự kiến trong quy phạm pháp luật gắn liền với việc hình
thành, thay đểi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
Ví dụ: Thiên tai, dịch bệnh, cái chết tự nhiên của con người, sự luân chuyển của thời
gian... dược coi là sự biến pháp lí trong những tình huống cụ thể.
Khi nghiên cứu từng ngành luật cụ thể và quan hệ pháp luật của ngành luật đó, người ta
còn chia sự biến pháp lí thành: sự biến pháp lí tuyệt đối; sự biến pháp lí tương đểi.
Hành vi pháp lí: Là hành vi của con người khi tham gia vào các quan hệ xã hội và
được điều chỉnh bởi pháp luật. Khi chủ thể thực hiện những hành vi này trong những
tình huống, hoàn cảnh cụ thể thì quan hệ pháp luật sẽ phát sinh, thay đểi hoặc chấm dứt.
Căn cứ vào biểu hiện khách quan, hành vi pháp lí được phân chia thành: hành vi hành
động và hành vi không hành dộng.
Hành vi hành động là cách xử sự chủ động của chủ thể qua đó làm phát sinh, thay đểi
hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể.
Ví dụ: Việc kí HĐLĐ làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động.
Hành vi không hành động là cách xử sự thụ động của chủ thể. Loại hành vi này phản
ánh nhận thức củng như những lợi ích chủ quan của chủ thể, bicu hiện ra bên ngoài thế
giới khách quan bằng những hành vi không hành dộng, được pháp luật gắn với sự hình
thành, thay đểi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
Ví dụ: Hành vi không cứu giúp người bị nạn; hành vi không kháng cáo...
Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật, có thể chia hành vi pháp lí thành hai loại:
hành vi pháp lí hợp pháp; hành vi pháp lí bất hợp pháp. Theo đó, chủ thể thực hiện hành
vi bất hợp pháp và cấu thành vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Bài 6
Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý
1. Thực hiện pháp luật
1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định
của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ
thể pháp luật.
Ví dụ: Công dân học phổ thông. Đây là hành vi thực hiện pháp luật vì đây là một hoạt
động biến những quy định của Luật Giáo dục trở thành những hành vi hợp pháp ở trên
thực tế.
1.2 Đặc điểm của thực hiện pháp luật
 Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật
Ví dụ: Hành vi không xả rác bừa bãi nơi công cộng. Đây là hành vi thực hiện pháp luật
phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường.
Hành vi được đề cập là hành vi hợp pháp, nghĩa là những hành vi mang tính pháp lí phù
hợp với các quy định của pháp luật, cũng có thể hiểu là hành vi làm đúng theo những gì
mà pháp luật quy định. Như vậy, một chủ thể thực hiện pháp luật phải bằng hành vi hợp
pháp, có thể là hành vi hành động hoặc không hành động nhưng phải làm đúng, làm đủ,
không trái với những quy định của pháp luật. Sở dĩ thực hiện pháp luật là hành vi hợp

52
pháp của các chủ thể vì đây là hành vi được khuyến khích tiến hành, có tác dụng tốt
trong xã hội, thúc đẩy các hoạt động tích cực, hướng con người đến một xã hội văn
minh, lành mạnh.
 Thực hiện pháp luật là hoạt động đưa các quy phạm pháp luật được thực hiện trên
thực tế
Các quy định của pháp luật trên giấy tờ sẽ được hiện thực hoá trong đời sống thông qua
hành vi hợp pháp của các chủ thể. Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực vì nó có
thể kiểm nghiệm được tính đúng đắn, khách quan và phù hợp của các quy phạm pháp
luật.
Ví dụ: Các cơ sở kinh doanh thực hiện việc đăng kí kinh doanh là hành vi thực hiện
pháp luật đưa các quy phạm pháp luật về kinh doanh được quy định trong Luật Thương
mại (LTM), Luật Đầu tư... được thực hiện trên thực tế.
 Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức
khác nhau
Thực hiện pháp luật có thể do chủ thể là cá nhân hay tổ chức, pháp nhân... tiến hành. Có
thổ bằng hành động hoặc không hành động. Bởi lẽ, quy phạm pháp luật có nhiều loại
khác nhau và ứng với mỗi loại quy phạm pháp luật đó thì chủ thể thực hiện pháp luật sẽ
xác định dược xử sự cụ thể của mình, sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật.
1.3 Các hình thức thực hiện pháp luật
 Tuân theo (tuân thủ) pháp luật
Ví dụ: Tất cả phương tiện cơ giới đang lưu thông trên đường phải dừng lại trước tín
hiệu đèn giao thông màu đỏ.
Hình thức thực hiện pháp luật này có nội dung là chủ thể kiềm chế mình không thực
hiện diều pháp luật cấm. Hành vi tuân theo pháp luật được thực hiện dưới dạng không
hành động.
Như vậy, loại quy phạm tương ứng cho hình thức thực hiện pháp luật này là loại quy
phạm pháp luật cấm đoán. Quy phạm pháp luật cám đoán là loại quy phạm mà trong
phần quy định của quy phạm pháp luật cấm chủ thể không được thực hiện một số hành
vi nhất định.
 Thi hành pháp luật
Ví dụ: Công dân nam đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật sẽ thực hiện nghĩa vụ quân
sự, hành vi này chỉ có thể được biểu hiện dưới dạng hành dộng. Tương tự, hành vi nộp
thuế vào ngân sách nhà nước của đối tượng chịu thuế là hành động bắt buộc.
Với hình thức thực hiện pháp luật này, chủ thể bằng hành vi tích cực của mình thực hiện
điều pháp luật ycu cầu. Hành vi thi hành pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động.
Loại quy phạm tương ứng cho hình thức thực hiện pháp luật này là loại quy phạm bắt
buộc. Quy phạm pháp luật bắt buộc là loại quy phạm mà phần quy định buộc chủ thể có
nghĩa vụ phải thực hiện một số hành vi nhất định.
 Sử dụng pháp luật
Ví dụ: Mọi người đều có thổ thực hiện việc đi du lịch, nghỉ dưỡng hoặc không tuỳ theo
nhu cầu cá nhân (hành vi này phù hợp với các quy định của Luật Du lịch).

53
Chủ thể sử dụng pháp luật nghĩa là chủ thể thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật cho
phép. Hành vi sử dụng pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động hoặc khỏng hành
động.
Tương ứng với tính chất tự do ý chí trong hình thức sử dụng pháp luật mà nhà làm luật
xây dựng loại quy phạm pháp luật cho phép. Quy phạm pháp luật cho phép là loại quy
phạm pháp luật có phần quy định cho phép chủ thể khả năng tự xử sự theo cách thức
nhát định.
 Áp dụng pháp luật
Ví dụ: Toà án xét xử và ra bản án áp dụng hình phạt tù chung thân cho một người phạm
tội giết người được quy định trong BLHS.
Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua
các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện
những quy định của pháp luật. Trong trường hợp đặc biệt, theo quy định của pháp luật,
cơ quan tổ chức xã hội cũng có thể thực hiện hoạt động này.
Ví dụ: Nhà nước trao quyền cho tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện việc hỗ
trợ cảnh sát điều khiển giao thông tại những tuyến dường thường xuyên xảy ra ách tắc
hay tai nạn giao thông; nhà nước trao quyền cho công chứng tư thực hiện một số những
hành vi công chứng giấy tờ, bằng chứng nhận... mà trước đây công việc này chỉ thuộc
về văn phòng công chứng của Nhà nước.
Như vậy, có thể thấy, chủ thể áp dụng pháp luật đặc biệt hơn các hình thức thực hiện
pháp luật khác. Chủ thể chỉ có thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức
trách hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền. Khi thực hiộn chức trách của mình,
chủ thể áp dụng pháp luật thực hiện hành vi hành động.
Loại quy phạm pháp luật tương ứng với hình thức thực hiện pháp luật này là tất cả các
loại quy phạm.
1.4 Áp dụng pháp luật
 Khái niệm áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước, thông qua cơ
quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền, tổ
chức cho các chủ thc thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định hoặc tự mình
căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đểi, đình chỉ
hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
 Các trường hợp cần áp dụng pháp luật
Khi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể không thể mặc nhiên phát sinh, thay đểi, chấm
dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.
Ví dụ: Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có quyền tự do kinh doanh
nhưng quyến này chỉ phát sinh khi công dân làm thủ tục đăng kí kinh doanh và được
một cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Khi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể đã phát sinh nhưng có sự tranh chẩp mà các chủ
thể không thể tự giải quyết được và ycu cầu nhà nước can thiệp.
Ví dụ: Khi các chủ thể tranh chấp vể quyền thừa kế, tranh chấp vể tài sản, các tranh
chấp về đất đai... mà những mâu thuẫn này các chủ thể không thề tự giải quyết được thì

54
họ có thể yêu cầu một sự can thiệp từ phía nhà nước. Trong trường hợp này, nhà nước
đóng vai trò như một trọng tài.
Thứ nhất, nhà nước sẽ căn cứ vào những quy định của pháp luật để áp dụng vào từng
trường hợp cụ thể đc có thổ đưa ra những phán quyết hợp pháp và hợp lí.
Thứ hai, nhà nước là chủ thể đặc biệt, mang quyền lực tối cao bởi vậy những phán
quyết của Nhà nước cũng sẽ được đảm bảo thực hiện bởi quycn lực nhà nước.
Thứ ba, nhà nước có các thiết chế chuyên biệt để thực hiện sự “can thiệp” khi có yêu
cầu (cẩn lưu ỷ là những yêu cầu này phải thực sự chính đáng và hợp pháp).
Khi cần có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với các chủ thể có hành
vi vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Cảnh sát giao thông quyết định xử phạt 100.000 đống đối với hành vi của một
người đã vượt đèn đỏ (người này đã vi phạm pháp luật vế an toàn giao thông đường bộ).
Khi nhà nước thấy cần phải tham gia để kiểm tra, giám sát các bên tham gia quan hệ
pháp luật hoặc để xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện thực tế nào đó.
Ví dụ: Chứng sinh ghi nhận sự tồn tại của một con người và đông thời với đó là sự xác
nhận những quyến và nghĩa vụ công dân cùa người đó.
Ví dụ: Nhà nước có thổ tiến hành hoạt động kiềm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các
khu chợ...
 Đặc điểm của áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước.
Ví dụ: Toà án dân sự thực hiện những hoạt động tổ tụng liên quan đến việc xét xử
những vụ án dân sự như những tranh chấp liên quan đến quan hệ tài sản...Cơ quan điều
tra tiến hành những hoạt động điều tra nhằm xác minh những tình tiết liên quan đến vụ
án trước khi quyết định sang một giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng...Căn cứ vào
các quy phạm pháp luật, tình tiết của vụ việc và trong từng trường hợp, diều kiện hoàn
cảnh cụ thể mà cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền đưa ra những quyết
định trong việc áp dụng pháp luật phù hợp với chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của
mình. Mật khác, cũng do xuất phát từ tính quyền lực. Khi chủ thể vi phạm và bị áp dụng
những biện pháp cưỡng chế thì dù không muốn vẫn phải thực hiện (đó là quyền lực nhà
nước thể hiện trong quy phạm pháp luật và được áp dụng trong thực tế).
Hoạt động áp dụng pháp luật chủ yếu dựa vào ý chí đơn phương của Nhà nước mà
không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng. Áp dụng pháp luật có tính chẩt bắt
buộc đểi với chủ thể bị áp dụng và các chủ thể có liên quan.
Ví dụ: Nhà xây dựng trái phép thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định
buộc phải tháo dỡ nếu không chấp hành thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tháo
dỡ.
Áp dụng pháp luật có hình thức, thủ tục chặt chẽ.
Ví dụ: Toà án xét xử phải phù hợp với quy trình tố tụng được quy định trong các bộ luật
tổ tụng.
Hình thức của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật. Ý chí
của chủ thê’ áp dụng pháp luật được thổ hiện trong các văn bản áp dụng pháp luật. Văn
bản áp dụng pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách
ban hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật, áp dụng vào từng trường hợp nhằm

55
xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí cụ thể, hoặc xác định biện pháp trách nhiệm pháp lí
đối với chủ thể.
Ví dụ: Bản án của Toà án, quyết định xử phạt vi phạm giao thông của cảnh sát giao
thông...Sẽ không có thủ tục chung cho mọi trường hợp áp dụng pháp luật. Tuỳ theo tính
chất của từng vụ việc (chủ thể, tính chất phức tạp...) mà thủ tục giải quyết cũng sẽ khác
nhau. Hình thức của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật (áp dụng
1 lần).
Áp dụng pháp luật mang tính cá biệt, cụ thể.
Ví dụ: Bản án cùa Toà án áp dụng hình phạt tù 05 năm đối với trường hợp anh Nguyễn
Văn A phạm tội cướp tài sản được quy định trong BLHS.
Tính cá biệt, cụ thể của áp dụng pháp luật được thể hiện về chủ thể và về quy tắc xử sự.
Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo.
Ví dụ: Hai bị cáo cùng là về tội trộm cắp tài sản nhưng tuỳ theo tình trạng nhân thán (là
người đã thành niên hay chưa thành niên...), tình tiết phạm tội (trộm cắp tài sản có giá
trị lớn hay nhỏ...) mà hội đồng xét xử sẽ cân nhắc để quyết định hình phạt cho phù hợp.
Mặt khác, trong quá trình áp dụng pháp luật mới thấy được sự tồn tại của những "lỗ
hổng” pháp luật, mới thấy được những bất cập trong quá trình thực thi pháp luật. Từ đó
mới đưa ra được những kiến nghị đe hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đểng thời, tính sáng
tạo của hoạt động áp dụng pháp luật còn dược thể hiện rõ nét qua hoạt động áp dụng
pháp luật tương tự.
Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật Quá trình áp dụng pháp luật trải
qua bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1: Phân tích, làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp dụng pháp luật
và các đặc trưng pháp lí của chúng.
Giai đoạn 2: Lựa chọn quy phạm pháp luật cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung, ý
nghĩa của quy phạm pháp luật đó.
Giai đoạn 3: Ban hành văn bản áp dụng pháp luật.
Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật,
1.5 Áp dụng pháp luật tương tự
 Khái niệm áp dụng pháp luật tương tự
Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động áp dụng pháp luật nhằm khắc phục kịp thời các
“lỗ hổng” của pháp luật, áp dụng pháp luật tương tự khi vụ việc được xem xét có liên
quan đến quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội hoặc của cá nhân, đòi hỏi nhà nước phải
xem xét giải quyết nhưng không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh.
 Các cách thức áp dụng pháp luật tương tự
Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật:
Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là việc lựa chọn quy phạm đang có hiệu lực pháp
luật làm căn cứ pháp lí để giải quyết một vụ việc cụ thể nảy sinh chưa được dự kiến
trước, nhưng có dấu hiệu tương tự với một vụ việc khác được quy phạm pháp luật này
trực tiếp điều chỉnh.
Áp dụng tương tự pháp luật:
“Tương tự” trong áp dụng pháp luật tương tự là sự giống nhau về nội dung vụ việc và vì
vậy tìm dược quy phạm pháp luật tương ứng hoặc nguyên tắc pháp lí để xử lí vụ việc.

56
Như vậy, áp dụng tương tự pháp luật là việc sử dụng những nguyên tắc pháp lí và ý thức
pháp luật để giải quyết một vụ việc cụ thể mà chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều
chỉnh, cũng không thể áp dụng tương tự quy phạm pháp luật.
 Điều kiện áp dụng pháp luật tương tự
Điều kiện chung:
Vụ việc được xem xét có liên quan dến quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội hoặc của cá
nhân, dời hỏi nhà nước phải xem xét giải quyết.
Phải chứng minh một cách chắc chắn vụ việc cần xem xét giải quyết không có quy
phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh.
Điều kiện riêng:
Đối với áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: phải xác định được vụ việc mới nảy sinh
có nội dung gần giống với vụ việc đã được quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp.
Đối với áp dụng tương tự pháp luật: khi không thể giải quyết vụ việc mới nảy sinh bằng
hình thức áp dụng tương tự quy phạm pháp luật (do không có quy phạm pháp luật tương
tự). Mặt khác, phải chỉ ra được nguyên tắc pháp luật hay quan điểm pháp lí nào được sử
dụng để giải quyết vụ việc cụ thể đó và lí giải lí do lựa chọn.
2. Vi phạm pháp luật
2.1 Khái niệm vi phạm pháp luật và các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
 Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, do người có năng lực
trách nhiệm pháp lí thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại hoặc để doạ xâm hại
đốn các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ.
Ví dụ: A lén lút chiếm đoạt một xe mô tô (Dream) trị giá 30 triệu đồng của B —> A đã
có dấu hiệu vi phạm pháp luật (trộm cắp tài sản của công dân); Do thù tức với A, B lén
lút bỏ thuốc độc vào thức ăn cùa A, nhưng A không dùng thức ăn đó, A không chết —>
B đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật (phạm tội giết người).
 Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
Dấu hiệu thứ nhất: Hành vi xác định của con người.
Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi xác định của chủ thể (được thể hiện ra thế
giới khách quan dưới dạng hành động và không hành động của con người), mang tính
nguy hiểm cho xã hội (gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội
được nhà nước xác lập và bảo vệ).
Ví dụ: Hành vi giết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
như A dùng súng bắt chết B —» vi phạm pháp luật dược thể hiện ra bên ngoài bằng
hành động (xử sự chủ động cùa con người); hoặc A (mẹ) không cho con bú trong 02
ngày dẫn dến cái chết của con mình là trẻ sơ sinh bị dị tật nặng vi phạm pháp luật dược
thể hiện dưới hình thức không hành động (xử sự thụ động).
Như vậy, chỉ bằng hành vi của mình thì chủ thể mới có thể gây ra thiệt hại hoặc đc doạ
gây thiột hại cho xã hội. Hành vi của A dược để cập trong các tình huống trên mang tính
nguy hiểm cho xã hội. Vì những hành vi đó đã xâm hại hoặc đc doạ xâm hại đến tính
mạng của con người được nhà nước xác lập và bảo vệ.
Dấu hiệu thứ hai: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật.
Những biểu hiện của hành vi trái pháp luật như:

57
Chủ thể làm một việc mà pháp luật cám (A thực hiện hành vi trộm cắp, giết người). +
Chủ thể sử dụng quyến hạn vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phcp (giết người do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng).
Chủ thể không thực hiện nghĩa vụ mà nhà nước bắt buộc (chủ DNTN không thực hiện
nghĩa vụ đóng thuế; bên mua trong hợp đểng mua bán tài sản không thanh toán cho bén
bán tài sản khi đã nhận tài sản).
Dấu hiệu thứ ba: Vi phạm pháp luật phải chứa đựng lỗi của chủ thể.
Lỗi là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội mà mình đã thực hiện và hậu quả nguy hiểm hoặc nguy cơ gây hậu quả nguy
hiểm cho xã hội mà mình gây ra, thể hiện dưới hai hình thức là cốý hoặc vô ý.
Người thực hiện hành vi trái pháp luật chỉ bị xem là có lỗi khi hành vi mà chủ thể đã
thực hiện là kết quả của sự lựa chọn, quyết định của họ, trong khi người đó có dủ điều
kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn một cách xử sự khác phù hợp với pháp luật. A
không có lỗi trong tình huống sau:
A điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông với tốc độ 20 - 25km/h trên đường bộ
trong khu vực đông dân cư (tốc độ tối đa cho phép là 40km/h). B là người điều khiển xe
đạp trước mặt A, đã đột ngột lăng xe ra giữa đường để chuyển hướng. Vì vậy, bánh xe
trước của A xô mạnh vào phía sau xe đạp của B, B bị ngã xuống đường bê tồng nhựa,
gãy tay. Hành vi gày tai nạn giao thông đó thực hiện trong điều kiện A không thể lựa
chọn một cách xử sự khác phù hợp với pháp luật được. A không có lỗi đối với hành vi
trái pháp luật mà mình đã gảy ra.
Dấu hiệu thứ tư: Vi phạm pháp luật phải là hành vi do người có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện.
Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của chủ thể vi phạm pháp luật, vảo thời điểm
thực hiộn hành vi, họ hoàn toàn có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã
hội và hậu quả của hành vi mà mình thực hiện; khả năng điều khiển được hành vi; khả
năng tự chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình.
Để xác định chủ thể của hành vi trái pháp luật có được những khả năng đó hay không,
nhà nước đã căn cứ vào độ tuổi và khả năng lí trí của chủ thể vào thời điểm họ thực hiện
hành vi trái pháp luật để quy định vấn dề trên.
Ví dụ: Trong lĩnh vực hình sự, nhà nước ta quy định, cá nhân có năng lực trách nhiệm
hình sự là người từ đủ 14 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ là người từ đủ 16
tuổi; không mác bệnh tâm thẩn hoặc một loại bệnh khác làm mất khả năng nhận thức,
làm chủ hành vi. Người đủ 14 tuổi là chủ thể của tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm
đặc biệt nghicm trọng. Người đủ 16 tuổi là chủ thể của mọi tội phạm mà họ gây ra.
2.2 Cấu thành vi phạm pháp luật
 Khái niệm cấu thành vi phạm pháp luật
Cấu thành vi phạm pháp luật là tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc thù cho một loại vi
phạm pháp luật cụ thể, được nhà nước quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật,
do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
 Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật có bốn yếu tố cấu thành: mặt khách quan; mặt chủ quan; chủ thể
và khách thể vi phạm pháp luật.

58
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Là những biểu hiện ra bên ngoài của vi
phạm pháp luật. Bao gồm bốn biểu hiện sau:
Hành vi trái pháp luật: là xử sự nguy hại cho xã hội của con người ra thế giới khách
quan ở những mức độ khác nhau, được ý thức của chủ thể kiểm soát và ý chí của người
đó điều khiển; được quy định trong pháp luật.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là thiệt hại gây ra cho các quan hệ xã hội được nhà
nước xác lập và bảo vệ của vi phạm pháp luật (đây là dấu hiộu không bắt buộc phải có
trong mọi vi phạm pháp luật). Thiệt hại cho xã hội thể hiện dưới những hình thức:
Thiệt hại vể thể chất: sức khoẻ, tính mạng của con người.
Thiệt hại về tinh thần: danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của con người.
Thiệt hại về vật chất: tài sản bị tổn thất, hư hại.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả: nguy hiểm cho xã
hội.
Các yếu tố khác: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm,
hoàn cảnh vi phạm pháp luật...
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Là hoạt động tâm lí bên trong của người vi
phạm pháp luật. Bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích vi phạm pháp luật.
Lỗi trong mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật
được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý và vô ý.
Lỗi cố ý trực tiếp: Người vi phạm pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, tháy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy
ra.
Ví dụ: Châu Hùng S vay chị A 600 triệu đểng với mức lãi suất cao, đã nảy ra ý định
giết chị A để quyt nợ. S đã chuẩn bị băng keo và roi chích điện, lên kế hoạch thực hiện
tội phạm. Ngày 14/12/2011, khi vợ con đi vắng, S gọi điện hẹn chị A đến nhà để trả
trước 300 triệu đồng, S thuê B, C, D (là ba đối tượng chơi bời lêu lổng không có công
ăn việc làm ổn định) 3 triệu đồng, đến nhà chờ sẵn, giúp đỡ hắn thực hiện tội ác. S nói
dối với ba tên côn đồ này là chị A có nợ S 600 triệu đểng không chịu trả, nên hắn đề
nghị ba tên này bắt trói chị A để gọi giang hồ đến đòi nợ giúp. Do không biết âm mưu
của S nên ba tên này đã nhận lời giúp S thực hiện kế hoạch.
Sau khi nghe điện thoại của S, chị A cùng em trai là E đến nhà S. Khi chị A và E vừa
vào đến nhà, S ra lệnh cho B, C, D bắt trói chị A và anh E lại, đồng thời dùng băng keo
bịt miệng hai nạn nhân. Sau khi B, C, D vừa ra khỏi nhà, s bắt đầu dùng roi chích điện,
chích vào người hai nạn nhân cho đến chết, S lột toàn bộ tài sản quý giá và số tiền mang
theo trên người của hai chị em và nhét xác hai nạn nhân vào hai thùng xốp đã được
chuần bị sẵn, rồi thuê xe tải nhỏ đến chở hai thùng xốp ra khỏi nhà. S nói dối với người
lái xe tải là có hàng cần giao cho khách ở huyện T, tỉnh BD. Khi xe tải đến cổng nghĩa
trang LT tỉnh BD, S đi xe máy phía trước ra hiệu cho xe dừng, rồi cùng tài xế khiêng hai
thùng xốp đặt tại cổng nghĩa trang. Khi xe tải đi khuất, S lập tức lên xe bỏ đi. Sau đó vụ
việc bị phát hiện, S bị bắt sau 48 giờ gây án.
Ở tình huống trên, lỗi của s đối với hành vi và hậu quả gây ra là cố ý trực tiếp.

59
Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý
thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Ví dụ: A nuôi gà thả vườn với số lượng lớn, thường bị mất trộm vào ban đêm. Để
phòng chống trộm cắp, 23 giờ ngày 22/3/2012, A giăng một sợi dây thép trên nóc
chuồng gà và nối với nguồn điện 220V. Khoảng 02 giờ sáng, B là người cùng làng lén
lút chui vào chuồng, bắt trộm gà. Do vậy, B bị vướng phải dây thép đang nối với nguồn
điện, nên bị giật chết. Lỗi của A đối với cái chết của B là cố ý gián tiếp.
Lỗi vô ý vì quá tự tin: chủ thể vi phạm pháp luật tháy trước hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có
thể ngăn ngừa được nên đã thực hiện hành vi trái pháp luật và gây ra hậu quả nguy hại
cho xã hội.
Ví dụ: Trên đường đi chơi, A hút gần hết điếu thuốc lá và ném vào đống rơm rạ khô
nhà bà B. Vì trời hanh khô, nên rơm bén lửa, cháy đống rơm rạ khô và cháy lan sang
ngôi nhà, mái lợp bằng lá dừa nước của ông C, gây thiệt hại trị giá 100 triệu đồng.
Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm pháp luật đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội
nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc
dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả ấy.
Ví dụ: Kíp mổ do bác sĩ A phụ trách, phẫu thuật gan cho bệnh nhân, do sơ suất đã bỏ
quên miếng băng (gạc) y tế trong cơ thể của bệnh nhân, trước khi đóng vết mổ hở. Vì
vậy, miếng gạc bị bác sĩ bỏ quên luân chuyển và dính tại ruột non, gây nhiễm trùng
nặng, bệnh nhân tử vong sau mổ 01 tháng.
Động cơ vi phạm pháp luật. Là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật.
Ví dụ: A (hung thủ) giết B (người tình) đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm
làm cha.
Động cơ không phải là yếu tố bắt buộc phải xác định trong mặt chủ quan của mọi vi
phạm pháp luật.
Mục đích vi phạm pháp luật: Là kết quả trong ý thức chủ quan mà chủ thể vi phạm
pháp luật đặt ra phải đạt được khi thực hiện vi phạm pháp luật.
Ví dụ: A (hung thủ) dùng súng hoặc mìn tự tạo tước đoạt sinh mạng của cán bộ cốt cán
trong bộ máy nhà nước (nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng Nghị viện...)
nhằm chống lại nhà nước đó.
Chủ thể vi phạm pháp luật: Là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí
đã thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi, tương ứng với mỏi loại vi phạm pháp luật.
Cá nhân là chủ thể vi phạm pháp luật phải là người không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc
các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng diều khiển hành vi và đủ độ
tuổi do pháp luật quy định.
Tổ chức là chủ thể vi phạm pháp luật, bao gồm: các cơ quan nhà nước; đơn vị vũ
trang nhân dân; các tổ chức xã hội; các tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của
pháp luật... và các tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường
hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác. Lỗi của tổ
chức vi phạm pháp luật được xác định thông qua lỗi của các thành viên trong tổ chức

60
đó. Họ là người trực tiếp gây ra vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ
được giao. Tổ chức là chủ thể vi phạm pháp luật, sau khi chấp hành xong quyết định áp
dụng pháp luật phải xác định trách nhiệm pháp lí của cá nhân gây ra vi phạm pháp luật
theo quy định của pháp luật.
Khách thể vi phạm pháp luật: Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã
hội được nhà nước xác lập và bảo vệ bị chủ thể vi phạm pháp luật xâm hại hoặc đe doạ
xâm hại.
Ví dụ: Quan hệ xã hội được coi là khách thể của tội phạm được quy định tại Điều 8
BLHS 1999: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nến văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân; những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa.
Khách thể của vi phạm pháp luật hành chính là các quy tắc quản lí nhà nước hoặc
trật tự quản lí hành chính nhà nước dược pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.
 Các loại vi phạm pháp luật
Căn cứ vào tính chất nguy hại cho xã hội của hành vi; tính chống dối xã hội của chủ thể;
mức độ gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho xã hội và loại chế tài dự kiến áp dụng
đối với chủ thể vi phạm pháp luật, vi phạm pháp luật được phân loại thành; vi phạm
hình sự (tội phạm); vi phạm hành chính; vi phạm dân sự; vi phạm kỉ luật.
Vi phạm hình sự (tội phạm): "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ỷ hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật
tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân; xâm
phạm các lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Ví dụ: A trộm cắp 10.000.000 dồng của B.
Vi phạm hành chính: Là hành vi (hành dộng hoặc không hành động) nguy hiểm cho xã
hội, trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành
chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự nhà nước và xã hội, các quy tắc quản lí,
sở hữu (nhà nước, tổ chức, tư nhân), các quyền, tự do và các lợi ích hợp pháp của công
dân mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải chịu trách
nhiệm hành chính.
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn do A làm chủ, trốn thuế 80.000.000 đồng.
Vi phạm pháp luật dân sự: Là hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi do cá
nhân có năng lực trách nhiệm pháp lí hoặc tổ chức có nghĩa vụ mà không thực hiện,
thực hiện không dúng nghĩa vụ gây ra; hoặc gây thiệt hại vể vật chất hoặc tinh thần cho
các chủ thể khác mà theo quy định của pháp luật, họ phải bồi thường thiệt hại cho người
bị thiệt hại.
Ví dụ: A thuê nhà của B, nhưng 03 tháng liên tiếp A không thanh toán tiền thuê nhà cho
B mà không có lí do.

61
Vi phạm kỉ luật: Là hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật (không thực hiện đúng
kỷ luật lao động, học tập, công tác), có lỗi do cán bộ công chức nhà nước thi hành công
vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng (THTT) gây ra, gây thiệt
hại về tài sản cho cơ quan, đơn vị mình; hoặc xâm hại đến quyền tự do, lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tổ chức khác bởi các quyết định áp dụng trái pháp luật, gây hậu quả nguy
hại, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của chủ thể,
theo quy định của pháp luật họ phải gánh chịu chế tài kỉ luật, gánh chịu trách nhiệm vật
chất thông qua việc bồi thường thiệt hại hoặc hoàn trả khoản bồi thường thiệt hại tài sản
cho cơ quan, đơn vị mình.
Ví dụ: A là viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước đã vi phạm kỉ luật lao động,
không chấp hành nội quy của cơ quan về thời gian làm việc.
3. Trách nhiệm pháp lí
3.1 Khái niệm trách nhiệm pháp lí
Trách nhiệm pháp lí là việc nhà nước bằng ý chí đơn phương của mình, buộc chủ thể vi
phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà
nước được quy định ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật do ngành luật tương ứng
xác định.
Ví dụ: Toà án tỉnh H phạt A 08 năm tù vì A đã phạm tội cố ý gây thương tích, nội dung
vụ án như sau: A (nam, 20 tuổi), B (nữ, 18 tuổi) có quan hệ yêu đương với nhau. Khi B
phát hiện A nghiện ma tuý, B quyết định chia tay với A. A sau nhiều lần hứa hẹn từ bỏ
ma tuý và thuyết phục B hàn gắn quan hệ tình cảm để tiến tới hôn nhân nhưng không
thành, A nảy sinh ý định tạt axit vào B. Vào khoảng 22 giờ ngày 12/10/2011, A mang
một ca dung dịch axit (khoảng 1 lít) đến nhà B để thực hiện ý định của mình, C là em
của B ra mở cửa, do nhầm lẫn nên A đã tạt axit vào người C, gây bỏng nặng cho C.
3.2 Các loại trách nhiệm pháp lí
Căn cứ vào tính chất của các biện pháp xử lí, cơ quan xử lí, đối tượng bị áp dụng, có
bốn loại trách nhiệm pháp lí sau:
Trách nhiệm hình sự: Là hậu quả pháp lí bất lợi của việc thực hiện hành vi phạm tội,
được xác định bằng trình tự dặc biệt theo quy định của pháp luật, do Toà án áp dụng đối
với người phạm tội. Trong đó, nhà nước buộc chủ thể của tội phạm gánh chịu biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất là các loại hình phạt trong BLHS, dược thể hiện ở bản án
có hiệu lực của Toà án.
Trách nhiệm hành chính: Là hậu quả pháp lí bất lợi đối với cá nhân hoặc tổ chức vi
phạm pháp luật hành chính, do các cơ quan quản lí nhà nước áp dụng. Trong đó, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính, buộc chủ thể vi phạm hành chính
phải gánh chịu biện pháp cưỡng chế là các hình thức xử phạt chính và các hình thức xử
phạt bổ sung được quy định ở chế tài hành chính.
Trách nhiệm dân sự: Là hậu quả pháp lí bất lợi đối với cá nhân hoặc tổ chức không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ dân sự, hoặc xâm hại lợi
ích vật chất, lợi ích tinh thần của cá nhân, pháp nhân hoặc của các chủ thể khác. Trong
đó, Toà án buộc chủ thể vi phạm pháp luật gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần phải
bồi thường thiệt hại nhằm thoả mãn quyền lợi chính đáng, khôi phục, khắc phục hậu quả
vật chất, tinh thần cho người bị vi phạm.

62
Trách nhiệm kỉ luật: Là hậu quả pháp lí bất lợi đối với chủ thể vi phạm kỉ luật lao
động, vi phạm các quy tắc và nghĩa vụ trong hoạt động dẫn đến hậu quả xấu ảnh hưởng
đến uy tín của cơ quan, của ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị. Trong
đó, thủ trưởng cơ quan nhà nước, hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan
nhà nước (nơi có người vi phạm kỉ luật) áp dụng các hình thức xử lí kỉ luật tương ứng
với từng loại đối tượng vi phạm, được quy định ở chế tài kỉ luật.

Bài 7
Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự
1. Những nguyên tắc cơ bản
Pháp luật dân sự có một số nguyên tắc cơ bản. Đây là những nguyên tắc nền tảng áp
dụng chung cho các ứng xử, quan hệ giữa các chủ thể và được nêu rõ trong phẩn đầu
của BLDS.
Nguyên tắc cơ bản thứ nhất là nguyên tắc “bình dẳng” (khoản 1, Điều 3 BLDS).
Theo đó, trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lí do khác biệt
về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tồn giáo, trình
độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau. Áp dụng nguyên tắc này
vào tình huống A bán tài sản cho B, A có quyền lựa chọn người mua trước khi thoả
thuận bán cho B nhưng A không thể quyết định bán tài sản cho B mà không bán cho
người khác trên cơ sở tín ngưỡng hay tồn giáo của người muốn mua tài sản của A.
Nguyên tắc cơ bản thứ hai của pháp luật dân sự Việt Nam là nguyên tắc “tự do, tự
nguyện cam kết, thoả thuận” được nêu tại khoản 2, Điều 3 BLDS. Đây là nguyên tắc
ghi nhận sự tự chủ, sự tự định đoạt của các chủ thể trong đời sống dân sự.
Nguyên tắc cơ bản thứ ba trong pháp luật dân sự là nguyên tắc “thiện chí, trung
thực” (khoản 3, Điều 4 BLDS). Theo đó, trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí,
trung thực trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên
nào được lừa dối bên nào. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả quan hệ dân sự và thường
được vận dụng trong quan hệ hợp đồng. Nếu đối chiếu nguyên tắc này với tình huống
nêu trên, A và B phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập cũng như thực hiện hợp
đồng. Và với yêu cầu của thiện chí, trung thực thì khi A có thông tin quan trọng liên
quan đến tài sản mà thông tin đó có thể ảnh hưởng đến quyết định của B thì A phải cho
B biết.
Nguyên tắc cơ bản thứ tư trong pháp luật dân sự là nguyên tắc “tự chịu trách
nhiệm dân sự” (khoản 5, Điều 3 BLDS). Theo đó, các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện
nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực
hiện theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, nghĩa vụ dân sự thường được người có
nghĩa vụ thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, không hiếm trường hợp người có nghĩa vụ không
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và trong trường hợp này người có nghĩa vụ có thể
bị cưỡng chế thực hiện. Ngoài những nguyên tắc trên, pháp luật dân sự còn có những
nguyên tắc cơ bản khác như nguyên tắc “không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia,
dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” (khoản 4, Điều 3
BLDS).

63
Vị thế của nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã được củng cố trong BLDS năm
2015. Cụ thể, Điều 3 BLDS năm 2015 có tiêu đề Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
dân sự và Điều 4 BLDS năm 2015 đã khẳng định “Luật khác có liên quan điều chỉnh
quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tấc cơ bản của
pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” (khoản 2) và “Trường hợp luật
khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này
thì quy định của Bộ luật này được áp dụng” (khoản 3).
2. Chủ thể
Pháp luật dân sự các nước trên thế giới nhìn chung đều ghi nhận sự tồn tại của cá nhân
với tư cách là một chủ thể. Thực ra, cá nhân là chủ thể truyền thống, đương nhiên của
pháp luật dân sự và Việt Nam có một hệ thống các quy định tương đểi hoàn chính về cá
nhân trong BLDS (Điều 16 và tiếp theo). Ở đây, BLDS ghi nhận cá nhân có khả năng có
quyền và nghĩa vụ dân sự từ khi sinh ra đến khi chốt và, trong một sổ trường hợp, cá
nhân có khả năng có quyền, nghĩa vụ dân sự từ khi thành thai.
Ví dụ: Nếu B trong tình huống trên là cá nhân và B chết khi vợ B đang có thai thì khi
sinh ra, người con của B được hưởng di sản do B để lại cho dù ở thời điểm B chết người
con chưa sinh ra.
BLDS cũng có quy định cho biết ở những độ tuổi nào cá nhân được tham gia vào các
giao dịch dân sự và ở trường hợp nào cá nhân không tự tham gia vào các giao dịch dân
sự hay cần có người giám hộ (xem phần giao dịch dân sự). Bên cạnh đó, có trường hợp
một cá nhân không để lại thông tin cho người thân và chính quyền nên để bảo vệ cá
nhân và chủ thể liên quan, pháp luật dân sự còn có quy định về tìm kiếm cá nhân vắng
mặt, tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân chết. Chẳng hạn, sau khi mua tài sản
của A, B đi đánh cá ngoài biển và người thân không thấy B trở về sau một cơn bão thì
sau một năm, người thân của B có thể yêu cầu Toà án tuyên bố B là đã chết và phân
chia tài sản do B để lại.
Bên cạnh cá nhân, pháp nhân cũng là chủ thể của pháp luật dân sự như Trường Đại học
Luật TP. Hổ Chí Minh, Ngân hàng ACB... Đây là những tổ chức có cơ cấu chặt chẽ,
được thành lập theo quy định của pháp luật, có tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản của mình và nhân danh mình tham gia vào các quan hệ dân sự. So với cá nhân,
sự xuất hiện của pháp nhân muộn hơn trong khoa học pháp lí.
Ở Việt Nam, từ thế kỉ XV Bộ luật Hồng Đức đã có quy định liên quan đến cá nhân,
nhưng mãi đến cuối thế kỉ XIX, pháp nhân mới được ghi nhận như một chủ thể trong
đời sống dân sự. Ngày nay, BLDS có một hệ thống các quy định liên quan đến pháp
nhân như quy định về thành lập pháp nhân, về trách nhiệm của pháp nhân củng như
châm dứt pháp nhân (Điều 74 và tiếp theo). Thực tế, pháp nhân là chủ thể hư cấu, không
tồn tại bằng xương, bằng thịt như cá nhân nên có những đặc trưng so với cá nhân. Cụ
thể, nếu cá nhân có thể tự tham gia xác lập hay thực hiện các giao dịch dân sự thì pháp
nhân không tự mình làm việc này mà luôn phải thông qua trung gian của người đại diện
(theo pháp luật hay theo uỷ quyền). Trong tình huống nghiên cứu ở trên, nếu A là pháp
nhân thì A không thể tự xác lập, thực hiện hợp đồng mua bán với B mà phải qua trung
gian của người đại diện của A như giám đốc hay tổng giám đốc trong trường hợp A là
công ty trách nhiệm hữu hạn.

64
Ở Việt Nam, bên cạnh hai chủ thể trên, pháp luật dân sự trước đầy còn ghi nhận sự tồn
tại của hai chủ thể khác là hộ gia đình và tổ hợp tác. Việc ghi nhận sự tồn tại của hai chủ
thể sau này là một đặc trưng của pháp luật dân sự Việt Nam so với các nước có nền
pháp luật dân sự phát triển. Đến BLDS năm 2015, chúng ta đã bỏ tổ hợp tác và hộ gia
đình với tư cách là chủ thể.
3. Tài sản
Không có hệ thống pháp luật dân sự nào không có quy định về tài sản. Pháp luật dân sự
Việt Nam cũng có quy định về chủ đề này (Điều 105 và tiếp theo của BLDS). Cũng như
nhiều nước, pháp luật dân sự Việt Nam không có định nghĩa về tài sản mà chỉ liệt kê
những gì được coi là tài sản tại Điều 105. Theo đó, tài sản bao gồm: vật (như nhà, ô tô,
xe đạp), tiền (như tiền đồng Việt Nam), giấy tờ có giá (như sổ tiết kiệm, công trái) và
các quyền tài sản (như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ). Với hướng này, những
gì không được liệt kê tại Điều 105 sẽ không được coi là tài sản nên các quy định về tài
sản và quyền sở hữu tài sản không được áp dụng.
Ví dụ: Tháng 7/2005, bà Thành cầm cố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà
Thành cho bà Tòng để vay 1.000.000 đồng nhưng bà Tòng chưa đưa tiền và không trả
giấy chứng nhận nên bà Thành khởi kiện yêu cầu trả giấy chứng nhận. Trong Quyết
định số 534/2011/DS-GĐT ngày 22/7/2011, Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao đã xét
rằng "pháp luật cũng không xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại giấy tờ
có giá nên theo quy định tại Điều 163 BLDS thì các loại giấy tờ trên không phải là tài
sản để giao dịch trao đểi. Do đó, Toà án cấp sơ thẩm đã càn cứ vào điểm e, khoản 1,
Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự để đình chỉ giải quyết vụ án là đúng”.
Tài sản trong đời sống dân sự rất đa dạng và được phân thành các loại khác nhau. Tuỳ
từng trường hợp mà tài sản được phân thành những loại khác nhau và trong sự phân loại
này phân loại động sản với bất động sản có vai trò rất quan trọng. Về phân loại động sản
với bất động sản, pháp luật dần sự Việt Nam theo phương pháp loại trừ: tất cả những tài
sản không là bất động sản sẽ là động sản (khoản 2, Điều 107 BLDS). Do đó, việc phân
loại động sản với bất động sản tập trung chủ yếu vào xác định một tài sản là bất động
sản hay không. Về bất động sản, pháp luật dân sự Việt Nam củng không có định nghĩa
mà đưa ra một danh sách những tài sản được coi là bất động sản tại khoản 1, Điều 107
BLDS. Theo đó, “Bất động sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn
liền với đất đai; c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; d) Tài
sản khác theo quy định của pháp luật”. Ở đây, chúng ta xuất phát từ đát đai là không di
dời và sau đó xác định công trình xày dựng gắn liền với đất đai như nhà ở là bất động
sản. Kế tiếp là những tài sản khác gắn liền với đất đai như cây cối cũng là bất động sản.
Ngoài ra, nốu có văn bản khác quy định một tài sản là bất động sản thì tài sản này cũng
là bất động sản như trường hợp quyền sử dụng đất (đã được Luật Kinh doanh bất dộng
sản coi là bất động sản).
4. Giao dịch dân sự
Chủ thể của pháp luật dân sự chủ yếu tham gia vào đời sống dân sự thông qua các giao
dịch dân sự. Do đó, trong phần chung, pháp luật dân sự có quy định về chủ đề này (Điều
116 và tiếp theo của BLDS). Thông thường, giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí của
ít nhất hai chủ thể như hợp dồng mua bán giữa A và B. Giao dịch dân sự cũng có thể chỉ

65
do một chủ thể xác lập và lúc này là hành vi pháp lí đơn phương. Chẳng hạn, sau khi
mua tài sản của A, B từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản đã mua và hành vi từ
bỏ quyền sở hữu này xuất phát từ riêng ý chí của chủ sở hữu làm chấm dứt quyền sở
hữu đối với tài sản của B là một hành vi pháp lí đơn phương.
Giao dịch dân sự là hành vi xuất phát từ ỷ chí của chủ thể nên pháp luật dân sự đặt ra
các diều kiện liên quan đốn ý chí của họ để giao dịch có hiệu lực pháp luật. Cụ thể,
người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện (Điều 117 BLDS) nên nếu một
người tham gia giao dịch không tự nguyện thì giao dịch đó không có giá trị pháp lí.
Ví dụ: Nếu A dùng bạo lực ép B mua tài sản thì thoả thuận giữa A và B không có giá trị
pháp lí vì B không tự nguyện. Người tham gia vào giao dịch còn phải có năng lực hành
vi dân sự nên nếu một người xác lập giao dịch nhưng không có năng lực hành vi dân sự
thì giao dịch đó không có giá trị pháp lí. Chẳng hạn, B là người không có khả năng nhận
thức, không làm chủ được hành vi của mình do mắc bệnh tâm thần thì không thể tự xác
lập giao dịch với A và nếu A vẫn tiến hành giao dịch thì giao dịch do B xác lập với A
không có hiệu lực pháp luật.
Giao dịch dân sự tồn tại trong một xã hội nên phải tuân thủ những điếu kiện nhất định
để không làm ảnh hưởng xấu tới xã hội. Chính vì lẽ đó mà pháp luật dân sự yêu cáu
mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội (Điều 117 BLDS). Ở đây, điều cấm của luật là những quy định của luật
không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định còn đạo đức xã hội là những
chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng dồng
thừa nhận và tồn trọng (Điều 123 BLDS). Neu giao dịch dân sự vi phạm điều cấm hoặc
trái đạo đức xã hội thì không có giá trị pháp lí.
Giao dịch dân sự là hành vi thể hiện ý chí của các chủ thể nên, để người khác nhận biết,
ý chí của các chủ thể cần được thể hiện ra bên ngoài. Cách thức thể hiện ý chí của chủ
thể trong giao dịch dân sự chính là vấn để hình thức của giao dịch. Về nguyên tắc, chủ
thể tham gia vào giao dịch được tự do lựa chọn hình thức cho giao dịch của mình. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, pháp luật dân sự yêu cầu chủ thể phải thể hiện ý chí của
mình theo một hình thức nhất định khi tham gia vào giao dịch (khoản 2, Điều 117
BLDS). Chẳng hạn, nếu A và B đều là cá nhân và tài sản A bán cho B là nhà ở thì, theo
Luật Nhà ở, hợp dỏng mua bán giữa A và B phải có chứng nhận của công chứng hoặc
chứng thực của ƯBND.
Khi giao dịch dân sự không thoả mãn một trong các điều kiện nêu trên như có nhầm lẫn,
lừa dối, đe doạ, vi phạm điều cấm... thì vô hiệu (Điều 122 BLDS) và, trong trường hợp
này, giao dịch dân sự không làm phát sinh, thay đểi, chám dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Ví dụ: Ngày 19/5/2004, bà Thu (chống là ông Đô) và anh Vinh thoả thuận hoán nhượng
nhà đất trị giá 100 lượng vàng. Tuy nhiên, tại thời điểm giao dịch, ƯBND đã ra quyết
định về việc thu hồi đất và giao đất xây dựng khu đô thị mới. Tại Quyết định số
521/2010/DS-GĐT ngày 19/8/2010, Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao đã xét rằng
“việc anh Vinh và người liên quan (họ hàng của anh Vinh) không thông báo cho ông
Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà các bcn thoả thuận hoán đểi đã có quyết định
thu hổi, giải toả, đền bù (căn nhà đã có quyết định tháo dỡ do xây dựng trái phcp từ năm

66
1998 nên không được bồi thường giá trị cán nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì không dủ
điều kiện để mua tái định cư) là có sự gian dối (...). Do vậy, giao dịch “Thoả thuận hoán
nhượng” giữa anh Vinh và bà Thu vô hiệu”.
5. Đại diện
Trong nhiều trường hợp, một chủ thể muốn tham gia vào giao dịch dân sự nhưng không
tự mình tham gia xác lập, thực hiện giao dịch mà thông qua người đại diện. Ở dây, cá
nhân hay pháp nhân (gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (gọi
là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện
(khoản 1, Điều 134 BLDS). Chẳng hạn, khi A là công ty muốn bán tài sản cho B thì A
không thể tự mình xác lập giao dịch với B nên phải qua trung gian là người đại diện.
Trong trường hợp này, chủ thể tham gia vào hợp đồng là A nhưng người kí kết hợp
đồng với B là C. C nhân danh và vì lợi ích của A để kí kết hợp đồng mua bán với B. Khi
việc kí kết này hợp pháp, hợp đồng mua bán ràng buộc A với tư cách là bên bán (A
chính là bên bán).
Về nguyên tắc, cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự thông qua người đại diện. Chẳng hạn, sau khi mua tài sản của A, pháp luật cho phép
B uỷ quyền cho người khác đại diện mình bán hay tặng cho tài sản của B. Tuy nhiên,
đối với một số hoàn cảnh, cá nhân không thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông
qua cơ chế đại diện. Cụ thể, theo khoản 2, Điều 134 BLDS, cá nhân không dược để
người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện
giao dịch đó.
Ví dụ: Sau khi mua tài sản của A, có thể xảy ra trường hợp B uỷ quyền cho vợ của
mình đại diện B lập di chúc đe định đoạt tài sản của B. Việc B để vợ đại diện lập di
chúc định đoạt tài sản của B như vừa nêu không được pháp luật dân sự chấp nhận vì di
chúc phải do chính người có tài sản xác lập. Do đó, nếu vợ của B đại diện B lập di chúc
định đoạt tài sản của B thì di chúc này không có giá trị pháp lí.
Một người có quyền đại diện chủ thể khác theo cơ chế đại diện theo pháp luật hay đại
diện theo uỷ quyến giữa người đại diện và người được đại diện. Đối với đại diện theo
pháp luật, đây có thể là theo quy định của pháp luật như trường hợp cha, mẹ đối với con
chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ (Điều 136 và 137 BLDS).
Đại diện theo pháp luật có thể là đại diện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền,
chẳng hạn, sau khi mua tài sản của A, B nghiện chất kích thích (ma tuý) dẫn đến phá tài
sản của gia đình nên đã bị Toà án tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trong quyết định tuyên bố B là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Toà án chỉ
định C là người đại diện cho B theo quy định tại Điều 24 BLDS. Trong trường hợp này,
C là người đại diện theo pháp luật cho B theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Lưu ý là người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại
diện. Nhằm bảo vệ người được đại diện, pháp luật dân sự quy định người đại diện
không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ
ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác (Điều 141 BLDS).

67
Ví dụ: Sau khi mua tài sản của A, B uỷ quyền cho C định đoạt tài sản của mình. Với
quy định trên, C không thể làm hợp đểng tặng cho cho chính C tài sản của B. Trong
thực tế, C thường không làm hợp đểng tặng cho C tài sản của B mà cho người thân của
mình như cho con của C. Trong trường hợp này, nếu con của C chưa thành niên thì C
không thể làm hợp đồng tặng cho tài sản của B cho con của mình vì C đang là người đại
diện theo pháp luật cho con của C. Ngược lại, tặng cho có giá trị pháp lí nếu con của C
đã thành niên vì lúc này C không còn là đại diện theo pháp luật đối với con của C.
Khi người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự một cách hợp pháp thì giao dịch
dân sự ràng buộc người được đại diện. Ở đây, “giao dịch dân sự do người đại diện xác
lập, thực hiện với người thứ hai phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ đối với người được đại diện” (khoản 1, Điều 139 BLDS). Trong ví dụ trên, nếu
C định đoạt hợp pháp tài sản của B trên cơ sở uỷ quyền của B thì giao dịch mà C xác
lập ràng buộc B. B không còn là chủ sở hữu tài sản nữa.
6. Thời hạn, thời hiệu
Trong đời sống dân sự, nhiều khi một chủ thể phải thể hiện ứng xử của mình trong một
thời hạn nhất định. Khoảng thời gian này có thể do các bên thoả thuận như: trong hợp
dồng mua bán, A và B thoả thuận A sẽ giao tài sản cho B trong khoảng thời gian 10
ngày kể từ ngày B trả tiến cho A. Khoảng thời gian mà một chủ thể phải thể hiện ứng
xử của mình cũng có thể do pháp luật quy định.
Ví dụ: Nếu B cho rằng A dã lừa dối B để bán tài sản cho B thì B được yêu cáu Toà án
tuyên bố hợp đểng mua bán vô hiệu nhưng B phải yêu cầu Toà án trong một khoảng
thời gian nhất định là “02 năm” (Điều 132 BLDS). Để tạo điếu kiện cho các chủ thể và
để tránh tranh chấp xuất phát từ việc tính toán khoảng thời gian một chủ thể phải thể
hiện ứng xử cùa mình, pháp luật dân sự đưa ra các quy định về cách tính thời hạn, thời
điểm bắt đầu cũng như thời điểm chấm dứt thời hạn trong BLDS (Điều 144 và tiếp
theo).
Bên cạnh quy định về thời hạn nêu trên, pháp luật dân sự còn có các quy định vế thời
hiệu (Điều 149 BLDS và tiếp theo). Đây là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc
thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyến dân sự, được miển trừ nghĩa vụ dân sự hoặc
mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự. Như vậy, thời
hiệu vẫn là một khoảng thời gian nhưng khoảng thời gian này không do các bên thoả
thuận mà là “do luật quy định” và khi kết thúc thời hạn sẽ làm phát sinh một sổ hệ quả
pháp lí. BLDS hiện hành ghi nhận một số loại thời hiệu khác nhau.
Thứ nhất, BLDS ghi nhận thời hiệu hưởng quyền dân sự. Đây là thời hạn mà khi kết
thúc thì chủ thể dược hưởng quyền dân sự.
Ví dụ: Tài sản mà B mua của A là chiếc đồng hổ có giá trị 3.000.000 đồng. Sau khi
mua, B đã dánh rơi và C nhặt được, C đã thực hiện việc thông báo theo quy định của
pháp luật nhưng không ai đến nhận nên 01 năm sau C trở thành sở hữu chiếc đểng hồ
(Điều 230 BLDS).
Thứ hai, BLDS ghi nhận thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Đây là thời hạn mà khi kết
thúc thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ. Chẳng hạn, theo
Luật Nhà ở, tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở; tổ
chức, cá nhân cung ứng thiết bị nhà ở có trách nhiệm bảo hành thiết bị do mình cung

68
ứng. Thời gian bảo hành nhà ở được tính từ ngày chủ đầu tư kí biên bản nghiệm thu nhà
ở để đưa vào sử dụng và được quy định như sau: Không ít hơn 60 tháng đối với nhà
chung cư từ 9 tẩng trở lên và các loại nhà ở khác được đẩu tư xây dựng bằng ngân sách
nhà nước. Nếu tài sản A bán cho B là nhà ở thuộc quy định trên thì A có nghĩa vụ bảo
hành trong một thời gian và, khi kết thúc thời hạn bảo hành, A không phải thực hiện
nghĩa vụ bảo hành nữa (A được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu).
Thứ ha, BLDS còn ghi nhận thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân
sự. Đó là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện, được quyền yêu cầu để Toà án giải
quyết vụ án dần sự bảo vộ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết
thúc thì mất quyền khởi kiện, mất quyến yêu cẩu.
Ví dụ: Nếu B cho rằng A lừa dối mình trong hợp đểng mua bán thì B phải yêu cầu Toà
án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong khoảng thời gian là 02 năm và, neu B không yêu
cáu Toà án trong khoảng thời gian trên, B mất quyến yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đểng
vô hiệu.
Trong một số trường hợp, pháp luật dân sự cho phép bắt đầu lại thời hiộu khi thoả mãn
một số điều kiện như trường hợp người có nghĩa vụ thừa nhận nghĩa vụ. Pháp luật dân
sự còn cho phép không tính một khoảng thời gian vào thời hiệu như khoảng thời gian có
cản trở khách quan, sự kiện bất khả kháng. Khi có cản trở khách quan như trường hợp
người khởi kiộn bị giam thì khoảng thời gian có cản trở không được tính vào thời hiệu
nên thời hiệu sẽ kết thúc muộn hơn.
Ví dụ: Năm 1994, ông Nghinh vay tiền ngân hàng và dùng tài sản của mình để thế
chấp. Đến năm 1998, ngân hàng tổ chức bán đấu giá tài sản thế chấp trên. Sau đó, ông
Nghinh khởi kiện cho rằng ngân hàng đã tự ý phát mãi căn nhà của ông mà không thông
báo cho ông biết theo quy định cùa pháp luật và yêu cầu ngân hàng trả cho ông giá trị
nhà đất là 200.000.000 đểng. Trong Quyết định số 451/2011/DS-GĐT ngày 20/6/2011,
Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao xét rằng “thời hiệu khởi kiện để yêu cẩu Toà án giải
quyết vụ án dân sự là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cả nhân, cơ
quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Trong trường hợp
này, ông Nghinh bị bắt ngày 15/02/2001 và bị xử phạt 10 năm tù giam; đến ngày
31/8/2005, ông Nghinh mới được đặc xá ra tù, cho nên khoảng thời gian từ ngày
15/02/2001 đến ngày 31/8/2005 là trở ngại khách quan làm cho ông Nghinh không thực
hiện được quyền khởi kiện của mình; khoảng thời gian ông Nghinh ở tù không tính vào
thời hiệu khởi kiện”.
1. Quyền đối với tài sản
Pháp luật dân sự không chỉ dừng ở việc xác định những gì là tài sản mà còn có quy định
về các quyền đối với tài sản, trong đó có nhiều quy định liên quan đến quyền sở hữu đối
với tài sản, quyền khác đối với tài sản như quyền đối với bất động sản liền kề, quyền bề
mặt và quyền hưởng dụng. Trong phần này, pháp luật dân sự đưa ra các căn cứ xác lập
quyền đối với tài sản. Thực ra, có trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản được xác lập
trên cơ sở ý chí của các chủ thể.
Ví dụ: A thoả thuận bán tài sản cho B là trường hợp B xác lập quyền sở hữu đểi với tài
sản thông qua ý chí của A và B.

69
Cũng có trường hợp quyền sở hữu được xác lập đối với một tài sản trên cơ sở quy định
của pháp luật. Chẳng hạn, sau khi mua tài sản của A, B chết mà không để lại di chúc thì
tài sản của B được chuyển cho những người thừa ke của B. Trong trường hợp này,
người thừa kế của B có quyền sở hữu đối với tài sản do B để lại và điều này là theo quy
định của pháp luật về thừa kế. Bên cạnh việc quy định căn cứ xác lập quyền sở hữu đối
với tài sản, pháp luật còn có quy định về căn cứ chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản
như do chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác; chủ sở hữu từ bỏ
quyền sở hữu của mình; tài sản bị tiêu huỷ; tài sản bị xử lí để thực hiện nghĩa vụ của chủ
sở hữu; tài sản bị trưng mua; tài sản bị tịch thu...
Khi một người có quyền sở hữu đối với tài sản thì pháp luật dân sự ghi nhận cho họ
những quyền năng của chủ sở hữu. Theo pháp luật dân sự Việt Nam, chủ sở hữu tài sản
có 3 quyền năng đối với tài sản là: quyền chiếm hữu (quyền nắm giữ, chi phối tài sản);
quyền sử dụng (quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản) và quyền
định đoạt (quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó). Ba
quyền năng trên thuộc chủ sở hữu tài sản và thông thường do chủ sở hữu thực hiện.
Trong một số trường hợp, các quyền năng trên của chủ sở hữu có thể do người khác
thực hiện.
Ví dụ: Sau khi mua tài sản của A, B cho C mượn thì quyền sử dụng tài sản không phải
do chủ sở hữu thực hiện mà do người khác (người mượn là C) thực hiện.
Trong đời sống dân sự, không hiếm trường hợp quyền sở hữu tài sản của một chủ thể
không được vẹn toàn vì bị người khác xâm phạm. Nhằm bảo vệ quyền sở hữu tài sản
của các chủ thể, pháp luật dân sự đưa ra các biện pháp như đòi tài sản nếu tài sản đang
bị người khác chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, đòi bồi thường thiệt hại nếu tài sản
bị người khác làm hư hỏng, huỷ hoại hay yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm. Chẳng
hạn, sau khi mua tài sản của A, B bị C lấy cắp thì pháp luật dân sự cho phép B tự đòi
hay yêu cầu cơ quan nhà nước can thiệp để đòi lại tài sản từ C. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, chủ sở hữu không thể đòi được tài sản của mình do người khác đang chiếm
hữu.
Ví dụ: Chủ sở hữu không thể đòi được tài sản là bất động sản nếu người thứ ba ngay
tình có được tài sản thông qua bán đấu giá hay giao dịch với người mà theo bản án,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó
người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.
Ví dụ: Ổng Ngọc và bà Dung được hưởng di sản do cha mẹ để lại là căn nhà ba gian
trên diộn tích đất 120,8m2. Nám 2000, một bản án phúc thẩm đã giao di sản này cho
ông Ngọc sở hữu tài sản trên nhưng sau đó bản án này bị huỷ. Tuy nhiên, ông Ngọc đã
bán tài sản trên cho bà Liên, vợ chồng bà Thuỷ. Trong trường hợp này, bà Dung không
thể đòi tài sản trên từ bà Liên, vợ chỏng bà Thuỷ (những người này vẫn được sở hữu tài
sản trên cơ sở hợp đồng đã kí với ông Ngọc). Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao đã
theo hướng này khi xét rằng “ông Ngục bán nhà đất trên cơ sở bản án phúc thẩm đã có
hiệu lực pháp luật vì bản án đã giao cho ông được quyền sở hữu nhà đất tranh chấp, nên
theo Điều 138 BLDS năm 2005 thì giao dịch mua bán nhà đất giữa ông Ngọc với bà
Liên, vợ chổng bà Thuỷ là ngay tình, cần được xem xét công nhận” (Quyết định số
03/2011/DS- GĐT ngày 23/02/2011 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao).

70
2. Nghĩa vụ
Trong đời sống dân sự, các chủ thể có sự ràng buộc lẫn nhau. Có những sự ràng buộc
chỉ mang tính chất đạo lí như học trò phải lễ phép với thầy cô. Sự ràng buộc này chỉ
mang tính chất đạo lí nên nếu người học trò không lễ phép với thầy cô như không chào
thầy cô khi gặp thầy cô ngoài nhà trường thì pháp luật không can thiệp, không có chế
tài. Trong đời sống dân sự còn những ràng buộc mang tính pháp lí như khi A gây thiệt
hại cho B thì A phải bồi thường cho B. Lúc này quan hệ giữa A và B là một sự ràng
buộc pháp lí và sự ràng buộc này được gọi là “nghĩa vụ” (được quy định từ Điều 274 và
tiếp theo của BLDS). Trong mối quan hệ nghĩa vụ này, nếu người có nghĩa vụ không
thực hiện (không tuân thủ sự ràng buộc) thì phải gánh chịu một số hệ quả pháp lí nhất
định. Chẳng hạn, nếu A không thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho B thì pháp luật sẽ can
thiệp để buộc A phải bồi thường cho B như kê biên và bán tài sản của A để bồi thường
cho B.
Nghĩa vụ (sự ràng buộc pháp lí giữa các chủ thể) được hình thành từ nhiều căn cứ khác
nhau theo quy định tại Điều 275 BLDS. Trong đời sống, nghĩa vụ thường được hình
thành từ hợp đểng hay từ việc gây thiệt hại phải bồi thường (sẽ được dịp phân tích trong
phần sau). Ngoài ra, nghĩa vụ còn phát sinh từ các căn cứ khác như hành vi pháp lí đơn
phương, thực hiện công việc không có uỷ quyền, chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Chẳng hạn, A bán cho B tài sản với giá trị là
100 triệu đểng nhưng khi thanh toán cho A thì B lại giao nhầm cho A 101 triệu đồng.
Trong trường hợp này, A đã được lợi về tài sản (1 triệu đồng) không có căn cứ pháp luật
nên A có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền 1 triệu dồng cho B. Ở đây, nghĩa vụ dân sự hoàn
trả 1 triệu đóng phát sinh từ việc A đã được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật.
Khi nghĩa vụ dược hình thành một cách hợp pháp thì người có nghĩa vụ phải thực hiện
nghĩa vụ đúng địa điếm, thời điểm, chất lượng, khối lượng... với tinh thần hợp tác cao.
Thông thường, chính người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người có
quyền. Tuy nhiên, pháp luật dân sự cho phép người có nghĩa vụ uỷ quyền cho người thứ
ba thực hiện nghĩa vụ thay cho mình. Trong trường hợp này, người có nghĩa vụ vẫn còn
trách nhiệm nếu như người thứ ba không thực hiện đúng nghĩa vụ.
Ví dụ: A phải giao tài sản cho B và không trực tiếp giao tài sản cho B mà uỷ quyền cho
C để C giao tài sản cho B nên, khi C không giao tài sản cho B thì A vẫn phải chịu trách
nhiệm vể việc giao tài sản.
Trong đời sống dân sự thường xảy ra hoàn cảnh bên có nghĩa vụ không thực hiện hay
thực hiện không đúng nghĩa vụ nên phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Trách nhiệm dân sự này có thể là bên có nghĩa vụ bị buộc tiếp tục thực hiện đúng nghĩa
vụ.
Ví dụ: Khi A phải giao tài sản cho B nhưng lại không giao tài sản cho B thì pháp luật
dần sự có quy định buộc A phải tiếp tục giao tài sản cho B. Trách nhiệm dân sự còn có
thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại (về vật chất hay tinh thẩn) như khi A phải giao
tài sản cho B nhưng đã làm mất tài sản thì A phải bồi thường thiệt hại cho B. Khi nghĩa
vụ bị vi phạm là nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền thì trách nhiệm dân sự còn là trách
nhiệm trả lãi chậm trả.

71
Khi xem xét trách nhiệm dân sự, chúng ta còn phải xem xét tới nguyên nhân dẫn đến
việc vi phạm. Nếu việc vi phạm nghĩa vụ dân sự là do sự kiện bất khả kháng thì người
có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp các bên thoả thuận khác.
Ví dụ: Người vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ bị gió lốc bất ngờ làm chìm tàu,
đồng thời làm hư hỏng hàng hoá thì không phải chịu trách nhiệm đối với số hàng hoá bị
hư hỏng vì việc hàng hoá bị hư hỏng là do sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, người vận
chuyển và chủ hàng hoá có thể thoả thuận khác như người vận chuyển nhận chịu một
nửa thiệt hại cho chủ hàng. Trong trường hợp nghĩa vụ không dược thực hiện là do lỗi
của bên có quyền thì người có nghĩa vụ cũng không phải chịu trách nhiệm dân sự và,
nếu người có quyền có một phần lỗi, thì không được bồi thường đối với phần thiệt hại
tương ứng với phần lỗi của mình trên cơ sở Điều 363 BLDS theo đó “Trường hợp vi
phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ
phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”.
Ví dụ: Khoảng 18 giờ ngày 02/6/2006, ông Hưng cùng bạn chạy xe Wave Alpha vào
quán cơm 950 Hậu Giang; chủ quán nói để xe đó và hứa giữ xe. Sau 05 phút thì phát
hiện xe bị mất và ông Hưng yêu cầu chủ quán là ông Tuyền bồi thường trị giá xe
10.000.000 đểng. Khi xét xử, Toà án đã xét rằng “ông Tuyền củng có trách nhiệm khi
phát hiện và nghi ngờ xe bị người lạ tới lấy xe và hỏi lớn xe của ai nhưng ông Hưng
không ra nhìn nhận, như vậy ông Hưng cũng có một phần lỗi nên Toà án sơ thẩm chấp
nhận một phần yêu cầu nguyên đơn buộc ông Tuyền bồi thường 60% theo yêu cầu
nguyên đơn là có cơ sở”. Từ đó, Toà án đã “buộc ông Tuyền và bà Xuyến (người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan) phải bồi thường cho ông Hưng 6.000.000 đểng ngay khi
án có hiệu lực pháp luật” (Bản án số 1090/2006/DS-PT ngày 30/10/2006 của Toà án
nhân dân TP. Hồ Chí Minh).
3. Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
Việc xác lập và thực hiện nghĩa vụ trước hết là dựa vào sự tự giác của các bên, nhưng
trong thực tế, không phải nghĩa vụ nào củng được thực hiện đầy đủ. Chính vì vậy,
những biện pháp nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ là cần thiết. Phần lớn các biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong BLDS năm 2015 là các biện
pháp mang tính chất tài sản như: thế chấp, cầm cố, đặt cọc, kí cược, kí quỹ. Việc sử
dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể được tiến hành bằng cách bên
có tài sản giao tài sản cho người khác. Đó là trường hợp của “cầm cố”, theo đó bên cầm
cố “giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia. Tương tự như vậy đối với đặt
cọc, theo đó “một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc
vật có giá trị khác”. Cũng tương tự đối với kí cược, theo đó “bên thuê tài sản là động
sản giao cho bên cho thuê một khoản tiên hoặc kim khí quý, đả quý hoặc vật cỏ giả trị
khác”. Kí quỹ cũng có việc giao tài sản nhưng giao cho một ngân hàng. Cách thức sử
dụng tài sản như trên để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có ưu điểm là bảo vệ tốt
bên có quyền. Ở đây, nêu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ, bên có quyền đã có sẵn một tài sản để phục vụ cho nghĩa vụ chưa được thực
hiện.
Bên cạnh đó, pháp luật ghi nhận khả năng sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự mà bên bảo đảm không cần giao tài sản cho người khác. Đó là trường hợp của

72
thế chấp tài sản, theo đó “một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế
chấp”. Đối với bên có quyền, cách thức này có những bất lợi: tài sản vẫn thuộc sở hữu
và nằm trong sự quản lí của bên có nghĩa vụ nên nó có thể bị chuyển giao cho chủ thể
khác hay bị giảm sút giá trị. Chính vì thế mà pháp luật quy định bên thế chấp có nghĩa
vụ “không được bán, trao đểi, tặng cho tài sản thế chấp” và “áp dụng các biện pháp cần
thiết để khấc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do
việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị”. Với
cách thức này, thực tế còn cho tháy có trường hợp bên có nghĩa vụ dùng tài sản đã thế
chấp làm phương tiện phạm tội và thực tiễn đã theo hướng không tịch thu tài sản mà
theo hướng bán tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và nếu tiền bán còn dư thì sung
quỹ nhà nước.
Ví dụ: Bà Phượng là chủ sở hữu 3 tàu cá và thế chấp 3 tàu này để vay tiến 2 ngân hàng.
Tháng 3/2007, bà Phượng và người khác đã sử dụng 3 chiếc tàu đánh cá để thực hiện
hành vi phạm tội và bị bắt. Tại Quyết định số 30/2010/HS-GĐT ngày 01/11/2010, Hội
đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét rằng “Toà án cấp sơ thẩm quyết định “giao
cho ngân hàng và cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng đại diện gia
đình bị cáo Phượng tiến hành thanh lí trước hạn 3 hợp đồng tín dụng (có thế chấp 3 tàu
đánh cá) bán hoágiá lấy tiền thu hối nợ cho ngân hàng (cả vốn và lãi)” là có căn cứ phủ
hợp với quy định của Thông tư trên (Thông tư Hen tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-
VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24/10/1998) và phù hợp với Điều 355, Điều 336 và
Điều 338 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, việc Toà án cấp sơ thẩm quyết định:
“Số tiền còn lại (nếu có) giao cho cơ quan thi hành án tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lí để
đảm bảo thi hành án” là không đúng với quy định tại Điều 41 Bộ luật Hình sự, mà số
tiền này phải được tịch thu sung vào quỹ nhà nước”.
Để tạo điều kiện cho các bên có thể giao kết hợp đểng mà vẫn bảo đảm được quyền lợi
cho người có quyền ngay cả trong những trường hợp người có nghĩa vụ không có tài sản
để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, pháp luật cho phép người thứ ba dứng ra cam kết
với người có quyền về việc thực hiện thay nghĩa vụ của người có nghĩa vụ. Đó là trường
hợp bảo lãnh. Bên cạnh bảo lãnh, pháp luật dân sự còn ghi nhận khả năng dùng “tín
chấp” để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Đây là việc tổ chức chính trị - xã hội tại cơ
sở bằng uy tín của mình bảo dảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại
tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.
Trong phần bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, pháp luật hiện hành còn có quy định về đăng kí
giao dịch bảo dảm. Mục đính của đăng kí giao dịch bảo đảm là công khai giao dịch bảo
đảm với những người không là chủ thể của quan hệ bảo đảm (những người trong quan
hệ bảo đảm dã biết giao dịch bảo đảm nên không cần thủ tục để công khai giao dịch này
dối với họ) đồng thời qua đó xác lập hiệu lực đối kháng bằng việc ghi nhận quyền truy
đòi tài sản và thứ tự ưu tiên thanh toán khi tài sản bảo đảm được xử lí để thực hiện
nghĩa vụ. Trong trường hợp một tài sản dược dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
mà có giao dịch bảo dảm được đăng kí, có giao dịch bảo đảm không được đăng kí thì
giao dịch bảo đảm có đăng kí được ưu tiên thanh toán. Ở đây, nghĩa vụ có giao dịch bảo
dảm đã được đăng kí được ưu tiên thanh toán và sau khi thanh toán xong nghĩa vụ liên

73
quan đến giao dịch bảo đảm được đăng kí, phần còn lại mới được dùng để thanh toán
cho nghĩa vụ trong giao dịch bảo đảm không được đăng kí.
4. Hợp đồng
Trong đời sổng dân sự, hợp đồng đóng vai trò quan trọng và BLDS hiện hành dành
nhiều quy định về chủ đế này tại Điều 385 và tiếp theo. Đây “là sự thoả thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đểi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Để có hợp đồng
thì phải có thoả thuận (thống nhất ý chí) giữa ít nhất hai chủ thể nhưng bản thân sự thoả
thuận giữa các bên chưa đủ dế hình thành hợp đồng.
Ví dụ: Hai sinh viên trao đểi và thống nhất cùng nhau học bài vào chiếu thứ bảy thì đã
có sự thoả thuận nhưng thoả thuận này không hình thành hựp đểng. Để hợp đồng thực
sự tồn tại, thoả thuận giữa các bên phải liên quan đến việc xác lập, thay đểi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự như trường hợp A thoả thuận bán cho B một tài sản.
Trong ví dụ vừa nêu, A và B dã thoả thuận xác lập nghĩa vụ dân sự với nhau như nghĩa
vụ trả tiền, nghĩa vụ giao tài sản nên thoả thuận giữa các bên là một hợp đồng dân sự.
Về trình tự, hợp đồng được hình thành trên cơ sở lời đề nghị giao kết hợp đồng và chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng. So với pháp luật một sổ nước thì pháp luật Việt Nam
có đặc trưng riêng về đề nghị giao kết cũng như chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Cụ thể, đề nghị giao kết hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam dược thể hiện “đối
với bên đã được xác định cụ thể” như gửi qua địa chỉ email, fax, nơi cư trú, trụ sở... hay
tới còng chúng. Về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, nếu pháp luật một số nước chỉ
yêu cầu chấp nhận “nội dung chủ yếu” thì pháp luật Việt Nam yêu cầu bên được để nghị
phải “chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”. Chẳng hạn, A để nghị bán cho B một tài
sản với giá 100 triệu đồng và B trả lời chấp nhận với giá 95 triệu đểng thì B chưa được
coi là đã chấp nhận giao kết hợp đồng nên chưa hình thành hợp đồng.
Để làm phát sinh, thay đểi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự hợp đồng cẩn đáp ứng
các điều kiện có hiệu lực. Vì hợp đồng là một giao dịch dân sự nên hợp dồng phải đáp
ứng các điều kiện có hiệu lực đối với giao dịch dân sự đã trình bày ở trên. Khi hợp đồng
không đáp ứng điều kiện có hiệu lực thì vô hiệu. Những trường hợp giao dịch dân sự vô
hiệu và hộ quả của hợp đồng vô hiệu cũng được áp dụng cho hợp đồng. Ngoài ra, trong
phần hợp đồng, pháp luật dân sự còn quy định những trường hợp vô hiệu khác và một
số hệ quả chưa được quy định trong phần giao dịch dân sự như trường hợp hợp đồng vô
hiệu do đối tượng không thể thực hiện được được quy định tại khoản 1, Điều 408
BLDS.
Khi hợp đồng được giao kết hợp pháp thì các bên phải thực hiện và việc thực hiện hợp
đồng phải tuân theo một số nguyên tắc. Cụ thể, các bên phải “thực hiện đúng hợp đồng,
đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả
thuận khác’ đồng thời phải "thực hiện một cách trung thực, theo tinh thẩn hợp tác và có
lợi nhất cho các hên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau”. Khi thực hiện hợp đồng, các bên
“không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác”. Trong quá trình thực hiện, các bên có thể thoả thuận sửa đểi hợp
đểng và giải quyết hậu quả của việc sửa đểi và trong trường hợp hợp dồng được lập
thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng kí hoặc cho phép thì việc sửa đểi
hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.

74
Thực tế cho thấy, không hiếm trường hợp hợp đồng không được thực hiện đúng và pháp
luật đưa ra các biện pháp để xử lí. Ngoài việc bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách
nhiệm dân sự như đã phân tích trong phần nghĩa vụ dân sự, bên vi phạm còn có thể phải
gánh chịu những hệ quả pháp lí khác theo thoả thuận hay theo luật định. Chẳng hạn, bên
vi phạm có thể bị phạt vi phạm hợp đểng nếu các bên thoả thuận “bên vi phạm nghĩa vụ
phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bên
có quyền còn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng hay huỷ bỏ hợp đểng đề nhận lại
những gì đã giao cho bên kia.
Ngoài cách quy định chung về hợp đểng nêu trên, pháp luật dân sự còn có các quy định
điều chỉnh những hợp đểng cụ thể khác (Điều 430 và tiếp theo) như hợp đồng mua bán
tài sản, hợp đểng trao đểi tài sản, hợp đông tặng cho tài sản, hợp đểng vay tài sản (bốn
hợp đểng này có điểm chung là có giao tài sản chuyển quyền sở hữu); hợp đểng thuê tài
sản, hợp đồng mượn tài sản (trong hai hợp đống này có viộc giao tài sản nhưng không
chuyển quyền sở hữu mà chỉ chuyên quyền sử dụng); hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận
chuyển, hợp dồng gia công, hợp đểng gửi giữ tài sản (đối tượng chính của các hợp đồng
này thường là làm một công việc nhất định)...
5. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thực tế cho thấy, thiệt hại thường xảy ra và vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra.
Pháp luật dân sự đã có một hệ thống các quy định về chủ đẽ này trong BLDS (Điều 584
và tiếp theo) và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Nhìn một cách tổng thể,
thiệt hại có thể phát sinh từ hành vi của con người hoặc từ một tài sản nhất định. Đối với
thiệt hại do hành vi của con người gây ra, về nguyền tắc trách nhiệm bồi thường phát
sinh khi người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, thiệt hại thực sự tồn tại, có mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại và lỗi của người gây thiệt hại.
Đối với thiệt hại do tài sản gây ra, pháp luật dân sự Việt Nam có nguyên tắc chung tại
Điều 584 BLDS năm 2015 và các quy định về một số trường hợp điển hình như thiột
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, do súc vật gây ra, do nhà cửa hay công trình xây
dựng gây ra, do cây cối gây ra.
Đối với thiệt hại do con người gây ra, trách nhiệm bồi thường về nguyên tắc thuộc
người gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, để bảo vệ người bị thiệt hại, pháp luật dân sự còn có
quy định theo hướng người phải chịu trách nhiệm bồi thường là người không gây ra
thiệt hại. Thứ nhất, nếu thiệt hại do con chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi gây ra thì cha
mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và khi tài sản của cha mẹ không đủ mà con có tài
sản thì lấy tài sản của con để bối thường. Ngược lại, nếu thiệt hại do con đủ 15 tuổi
nhưng chưa đủ tuổi thành niên gây ra thì con phải bồi thường và khi tài sản của con
không đủ thì lấy tài sản của cha mẹ để bồi thường. Thứ hai, pháp nhân phải chịu trách
nhiệm bồi thường do người của pháp nhân gây ra. Tương tự như vậy đối với người sử
dụng người làm công hay người dạy nghề trong trường hợp thiệt hại do người làm công
hay người học nghề gây ra. Cũng tương tự như vậy đối với cơ quan THTT trong trường
hợp thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây ra...
Đối với thiệt hại do tài sản gây ra, trách nhiệm bồi thường thông thường thuộc chủ sở
hữu. Tuy nhiên, nếu tài sản đã được giao cho người khác quản lí (sử dụng) thì người

75
dược giao tài sản phải bồi thường như trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra, do nhà cửa hay công trình xây dựng khác gây ra.
Về mặt lí thuyết, chúng ta phân biệt rỏ trường hợp thiệt hại do con người gây ra với
trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra nhưng trong thực tế việc phân định này đôi khi
không được vận dụng triệt để.
Ví dụ: Để bảo vệ người bị thiệt hại trên cơ sở các quy định về bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thực tiễn xét xử đã theo hướng áp dụng các quy định
này cho trường hợp thiệt hại do hành vi của con người gây ra với phương tiện là nguồn
nguy hiểm cao độ như phương tiện giao thông vận tải cơ giới.
Ví dụ: Tiến (không có giấy phép lái xe) thấy xe môtô của bố mẹ để ở sân nhà, chìa khoá
vẫn cắm tại 6 điện của xe, nên Tiến dã lấy xe đi. Trên đường Tiến đi làm vể thì gặp xe
môtô đi cùng chiều và vì Tiến vượt ẩu nên xe môtô do Tiến điều khiển đã lao sang trái
đường và đâm vào bà Hiển làm bà Hiển chết. Ở đây, thiệt hại không phải do tự nguồn
nguy hiểm cao độ (xe môtô) gây ra mà là do hành vi của Tiến và trong Quyết định số
16/2008/HS-GĐT ngày 26/6/2008, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã xét rằng
"Tiến (không có giây phép lái xe) đã có hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật xe
môtô phán khối lớn của bố mẹ bị cáo (là bà Thảo và ông Tích) gây tai nạn làm chết
người. Bà Thảo và ông Tích là chủ phương tiện, nhưng đã có lỗi trong việc không tuân
thủ đẩy đủ các quy định về bảo quản, trêng giữ xe để Tiến chiếm hữu, sử dụng xe môtô
trái pháp luật gây hậu quả làm chết người. Theo hướng dẫn tại mục 2, phần III Nghị
quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đống Thẩm phản Toà án nhân dân
tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp dồng, thì: nếu chủ sở hữu có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy
định về bảo quản, trêng giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao dộ theo quy
định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với ngiíời chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; chủ sở hữu và người chiếm hữu,
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ được thoả thuận về bồi thường thiệt hại do nguốn
nguy hiểm cao độ gầy ra, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc
không nhằm trốn tránh việc bồi thường. Toà án cấp sơ thẩm xác định Tiến, ông Tích và
bà Thảo phải liên đới bối thường thiệt hại cho gia đình của người bị hại là đúng’.
Về thiệt hại được bồi thường, pháp luật của chúng ta không chỉ ghi nhận bồi thường
thiệt hại về vật chất mà còn ghi nhận cả bồi thường tổn thất về tinh thần trong trường
hợp sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, mổ mả hay thi thể bị xâm phạm.
Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Người gây thiệt hại có thể được
giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý hay không có lỗi mà gây thiệt hại quá lớn so với
khả năng kinh tế trước mát và lâu dài của mình. Khi mức bồi thường không còn phù
hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đểi mức bồi thường.
Ví dụ: Sau khi Toà án ấn định mức tiền cấp dưỡng mà người gây thiệt hại phải thanh
toán cho người bị thiệt hại và mức tiền này không còn phù hợp với sự biến động của giá
cả, hoàn cảnh của người bị thiệt hại thì người bị thiệt hại có thể yêu cầu Toà án tăng
khoản tiền cấp dưỡng để phù hợp với thực tế mới.

76
Ngoài ra, BLDS còn quy định khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì
không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra và bên có quyền, lợi ích bị
xâm phạm không được bói thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp
cần thiết, hợp lí đe ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình (Điều 585).
6. Thừa kế di sản
Con người sinh ra và chết. Đó là quy luật tự nhiên. Khi một cá nhân chết và để lại tài
sản thì việc chuyển dịch tài sản này cho chủ thể khác được dặt ra và đây chính là vấn để
thừa kế di sản, một nội dung quan trọng của pháp luật dân sự (ở Việt Nam được quy
định tại Điều 609 và tiếp theo của BLDS). Thực ra, vấn đế thừa kế chỉ được đặt ra đối
với trường hợp cá nhân chết để lại di sản (nên các quy định vể thừa kế không được áp
dụng trong trường hợp pháp nhân, hộ gia đình hay tổ hợp tác chấm dứt) và chỉ những
chủ thể tồn tại ở thời điểm người để lại di sản chết mới có thể được hưởng di sản (nên
người chết trước người để lại di sản sẽ không được hưởng thừa kế).
Việc chuyển dịch tài sản từ người chết sang chủ thể khác có thể do chính người có tài
sản định đoạt thông qua di chúc. Trong trường hợp này, người được hưởng di sản theo
di chúc có thể là bất kì ai mà người để lại di sản muốn. Đó có thể là cá nhân, pháp nhân,
tổ chức... Nhìn chung, việc định đoạt di sản thông qua di chúc được quy định rất chặt
chẽ để bảo vệ người có tài sản, người thân của họ cũng như người liên quan. Cụ thể, di
chúc phải do chính người có tài sản lập (không thể uỷ quyền cho người khác) trong tình
trạng minh mẫn, sáng suốt và phải tuân thủ các quy định về hình thức rất nghiêm ngặt
(có trường hợp phải lập di chúc trước công chứng viên hay người có thẩm quyền chứng
thực và phải có người làm chứng). Khi định đoạt tài sản thông qua di chúc, người có tài
sản còn phải để lại một số tài sản cho người thân của mình là vợ chổng, cha mẹ, con
chưa thành nicn hay con đã thành niên nhưng không có khả năng lao dọng.
Khi người để lại di sản không có di chúc hợp pháp thì di sản của họ được chuyển dịch
sang người khác theo quy định của pháp luật (thừa kế theo pháp luật).
Trong trường hợp này, ai được hưởng di sản và trong trường hợp nào được hưởng di sản
cũng như được hưởng di sản như thế nào (bằng hiện vật hay bằng giá trị) sẽ do pháp
luật quy định. Trong khuôn khổ này, người được hưởng di sản là người có quan hệ mật
thiết với người để lại di sản như có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hay quan hệ
nuôi dưỡng và được pháp luật xếp vào một trong ba hàng thừa kế (hàng thừa kế thứ
nhất, hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba). Những người được xếp vào hàng
thừa kế thứ nhất có quan hệ mật thiết nhất với người đố lại di sản như vợ chồng được
pháp luật ghi nhận, cha mẹ (đỏ và nuôi) và con (đẻ, nuôi) và được ưu tiên hơn những
người thuộc hàng thừa kế còn lại (những người của hàng thừa kế tiếp theo chỉ được
hưởng di sản nếu không có người của hàng thừa kế trước). Con riêng và bố dượng, mẹ
ke nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di
sản của nhau.
Dù là thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật, cần lưu ý một số điổm sau: Thứ
nhất, cần phải xác định di sản của người chốt. Đó là những tài sản của người chết có tại
thời điểm người đó chốt. Do đó, những tài sản mà người chết đã định đoạt trước khi
chết (như tặng cho, chuyển nhượng cho người khác) không là di sản nên sẽ không được
chia cho những người thừa kế. Thứ hai, phải xác định được người để lại di sản còn có

77
nghĩa vụ về tài sản nào với chủ thể khác như tiền vay chưa trả, tiền bồi thường thiệt hại
chưa thanh toán cho người khác... Đồng thời cũng phải xác định được chi phí liên quan
dến thừa kế như chi phí mai táng người để lại di sản, chi phí quản lí di sản. Trước khi
chia di sản thì phải thanh toán các khoản vừa nêu (nếu chia di sản rồi mới thấy các
khoản trên thì những người thừa kế phải thanh toán tương ứng với phần mà mình dã
nhận). Thứ ba, phải xác định dược ai là người được hưởng di sản theo di chúc hay theo
pháp luật (về việc xác định người được hưởng thừa kế theo pháp luật, xem ví dụ dưới
đây). Sau khi biết di sản còn lại để chia và người được hưởng di sản, phải chia đều cho
những người thừa kế nếu di chúc không có cách phân chia khác.
Ví dụ: Trong Quyết định số 289/2009/DS-GĐT ngày 16/7/2009, Toà dân sự Toà án
nhân dân tối cao đã xét rằng "ông Cấu chung sống với bà Điệu từ năm 1947 có con
chung là chị Dung, đồng thời chung sống với bà Tư từ năm 1960 có con chung là chị
Lệ. Do đó, theo hướng dẩn tại mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội
đống thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dãn áp dụng một số quy định của Pháp
lệnh thừa kế thì cả hai người vợ của ông Cấu là bà Điệu, bà Tư đều là hàng thừa kế thứ
nhất của ông Cấu. Hai người con của ông Cấu là chị Dung, chị Lệ cũng là người thừa kế
hàng thứ nhất của ông Cấu. Toà án cấp sơ thẩm, Toà án cấp phúc thẩm xác định bà Tư,
bà Điệu, chị Dung, chị Lệ đều là hàng thừa kế thứ nhất của ông Cấu là có căn cứ. Bà Ê
chung sống với ông Cấu từ năm 1979 và có 4 con chung là chị Nưng, chị Nun, anh
Luân và anh Vinh. Vì vậy, 4 người con chung của ông Cấu và bà Ê là người thừa kế
hàng thứ nhất của ông Cấu. Bà Ê chung sống với ông Cấu từ năm 1979 (sau khi có Luật
HN & GĐ năm 1959).
Vì vậy, quan hệ của ông Cấu với bà Ê không được cống nhận là vợ chồng. Toà án các
cấp xác định bà Ê là vợ của ông Cấu và thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Cấu để
chia thừa kế là không dúng”. Bên cạnh đó, Toà dân sự còn xót rằng "khi chung sống với
ông Cấu, bà Ê có 2 người con riêng là anh Toàn và chị Hai. Vì vậy, cần xác minh nếu 2
người con riêng của bà Ê chưa trưởng thành và ông Cấu có quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng hai người con này thì họ cũng là người thừa kế hàng thứ nhất của ông Cấu”. Cuối
cùng, khi xét xử lại, Toà án cấp sơ thẩm đã xác định anh Toàn và chị Hai củng là người
thừa kế hàng thứ nhất của ông Cấu.
7. Vấn đề khác
Ngoài các chủ đề trên, pháp luật dân sự còn quy định vấn đề hôn nhân và gia đình (một
bộ phận khá quan trọng của pháp luật dân sự). BLDS hiện hành có khá nhiểu quy định
về hôn nhân và gia đình như: Quyền kết hôn; Quyền bình đẳng của vợ chồng; Quyền
được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; Quyền li hôn; Quyền nhận,
không nhận cha, mẹ, con hay Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con
nuôi củng như quy định về tài sản chung của vợ chồng. Bên cạnh các quy định trong
BLDS như đã nêu trên, Quốc hội đã ban hành một đạo luật riêng về hôn nhân và gia
đình (Luật HN&GĐ năm 2014) và các quy định trong Luật này thường xuyên được vận
dụng bên cạnh các quy định của BLDS như quy định về trách nhiệm chung (liên đới)
đối với giao dịch dân sự do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt thiết yếu của gia đình.

78
Ví dụ: Theo Quyết định số 169/2012/DS-GĐT ngày 29/3/2012 của Toà dân sự Toà án
nhân dân tối cao, “về khoản nợ bà Bình 3.000.000 đông, bà Bình khai: cuối năm 2006
bà vay của ngân hàng 10.000.000 đông thông qua Hội Phụ nữ xã và cho chị Thuỷ vay
lại 3.000.000 dồng vào ngày 01/01/2007, hàng tháng chị Thuỷ vẫn trả lãi cho khoản vay
này. Bà Thanh, tổ trưởng tổ vay vốn của Hội Phụ nữ xã cũng xác nhận: hàng tháng khi
bà đến thu tiền lãi của bà Bình thì bà Bình đều gọi chị Thuỷ sang để trả phẩn lãi suất dối
với khoản vay 3.000.000 đống. Mặc dù anh Thành cho rằng anh không biết gì về việc
vay nợ này, nhưng anh thừa nhận trong gia đình chị Thuỷ là người quản lí kinh tế, chị
Thuỷ buôn bán lời lãi như thế nào anh củng không rõ. Chị Thuỷ cho rằng, chị vay các
khoản nợ này là để buôn bán, chi phí ăn học cho các con. Do đó có cơ sở xác định
khoản nợ mà chị Thuỳ vay của bà Bình là khoản nợ chung của vợ chông anh Thành, chị
Thuỷ”.
Trong pháp luật dân sự còn có các quy định về Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao
công nghệ. Quốc hội cũng đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Chuyển giao công
nghệ và trong các luật này có một số quy định đặc thù như quy định tại Điều 205 Luật
Sở hữu trí tuệ về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (chi phí thuê
luật sư được coi là một loại thiệt hại được bồi thường): “Trong trường hợp nguyên đơn
chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất
cho mình thì có quyền yêu câu Toà án quyết định mức bồi thường” và "chủ thể quyềna
sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lí để thuê luật sư”.
1. Các nguyên tắc cơ bản
Các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự mang tính bắt buộc chung đối với các
chủ thể tham gia tố tụng. Việc tuân thủ các nguyên tắc nhằm mục đích tạo điều kiện
thuận lợi cho Toà án nhân dân THTT một cách nhanh chóng, thuận lợi, đồng thời bảo
đảm cho các đương sự có cơ hội thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Luật Tố tụng dân sự có những nguyên tắc đặc trưng sau:
Thứ nhất: Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự (Điều 5
BLTTDS). Theo nguyên tắc này, Toà án chỉ được phép giải quyết vụ việc dân sự trên cơ
sở có đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu của các đương sự và chỉ dược phép giải quyết
trong phạm vi các yêu cầu của đương sự. Quyền quyết định và định đoạt của đương sự
được thực hiện bất kì thời điểm nào của các giai đoạn tố tụng ở sơ thẩm và phúc thẩm.
Các đương sự có quyền bằng hành vi tố tụng của mình làm phát sinh, thay đểi hoặc
chám dứt quá trình tố tụng.
Ví dụ: Họ tự quyết định việc có gửi đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cấu hay không.
Sau khi khởi kiện, yêu cẩu họ có thể thay đểi, bổ sung các yêu cẩu, có thể hoà giải với
nhau, có thể rút đơn để chấm dứt quá trình tố tụng, có thể kháng cáo bản án sơ thẩm để
được xét xử, giải quyết tiếp ở cấp phúc thẩm...
Thứ hai: Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6
BLTTDS): Xuất phát từ nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự nên
pháp luật tố tụng quy định đương sự có quyền chủ động yêu cầu Toà án giải quyết các
vụ việc dân sự thì họ có nghĩa vụ phải chủ động tìm kiếm chứng cứ cung cấp cho Toà

79
án để làm cơ sở giải quyết các yêu cầu đó. Đương sự phải đưa ra chứng cứ để chứng
minh cho tính hợp pháp và tính có căn cứ của các yêu cầu họ cấn Toà án giải quyết hoặc
đưa ra chứng cứ để phản đối yêu cầu của các đương sự khác. Nếu đương sự không cung
cấp chứng cứ thì họ phải chịu hậu quả bất lợi trong quá trình giải quyết vụ án.
Ví dụ: Ông A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc bà B trả cho mình khoản nợ 50.000.000
đồng thì ông A phải có chứng cứ vế việc bà B có vay số tiền đó mà chưa trả. Nếu ông A
không cung cấp được chứng cứ đó thì cho dù trên thực tế bà B có vay tiền và chưa trả
thì Toà án cũng bác bỏ yêu cẩu khởi kiện của ông A và xác định bà B không phải trả
tiến cho ông A.
Toà án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ mang tính hỗ trợ trong những trường hợp quy
định tại khoản 2, Điều 97 BLTTDS chứ không có trách nhiệm chủ động thu thập chứng
cứ để làm căn cứ giải quyết vụ việc dân sự.
Thứ ba: Nguyên tắc hoà giải trong tố tụng dân sự (Điều 10 BLTTDS). Áp dụng nguyên
tắc hoà giải trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự là cũng nhằm bảo đảm quyền
tự định đoạt của đương sự. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng của vụ án dần sự và việc
dân sự nên nguyên tắc hoà giải chủ yếu được áp dụng vào quá trình Toà án giải quyết
vụ án dân sự, đối với việc dân sự hoà giải chỉ bắt buộc áp dụng đối với trường hợp giải
quyết thuận tình li hôn còn những việc dần sự khác không có thủ tục hoà giải, bởi việc
dân sự không có tranh chấp giữa các đương sự. Khi giải quyết vụ án dân sự Toà án có
nghĩa vụ hoà giải giữa các bên tranh chấp trước khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, trừ
trường hợp tranh chấp liên quan đến vấn đề đòi bồi thường thiệt hại cho tài sản của Nhà
nước và những vụ tranh chấp phát sinh từ các giao dịch trái pháp luật, trái đạo đức xã
hội. Việc áp dụng nguyên tắc hoà giải có ý nghĩa rất lớn đối với các bên đương sự và
Toà án. Bởi lẽ, nếu hoà giải thành thì Toà án không phải tiến hành mở phiên toà sơ thẩm
và phiên toà phúc thẩm, việc xét xử không diễn ra sẽ rút ngắn được thời hạn giải quyết
tranh chấp. Bên cạnh đó, do hoà giải thành nên việc thi hành án cũng sẽ thuận lợi hơn
rất nhiều so với trường hợp Toà án xét xử.
Ngoài các nguyên tắc đặc trưng nêu trên, Bộ luật Tố tụng còn quy định các nguyên tắc
cơ bản như: Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự (Điều 3);
Nguyên tắc quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4); Nguyên
tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (Điều
7); Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8); Nguyên
tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 9); Nguyên tắc
Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử các vụ án dân sự (Điều 11); Nguyên tắc Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật (Điều 12); Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan THTT, người
THTT (Điều 13); Nguyên tắc Toà án xét xử tập thể (Điều 14); Nguyên tắc toà án xét xử
kịp thời, công bằng, công khai (Điều 15); Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan
trong tố tụng dân sự (Điều 16); Nguyền tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
(Điều 17); Nguyên tắc giám đốc việc xét xử (Điều 18); Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực
của bản án, quyết định của Toà án (Điều 19); Nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong
tố tụng dân sự (Điều 20); Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tổ tụng dân
sự (Điều 21); Nguyên tắc trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Toà án (Điều

80
22); Nguyên tắc việc tham gia tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 23);
Nguyên tắc bảo dảm tranh tụng trong xét xử (Điều 24); Nguyên tắc bảo đảm quyền
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự (Điều 25).
2. Chủ thể tham gia tố tụng
Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự được chia làm ba nhóm dựa trên đặc
trưng pháp lí của các chủ thể:
2.1 Nhóm các cơ quan tiến hành tố tụng
Nhóm chủ thể này nhân danh quyền lực nhà nước để tiến hành các hoạt động tố tụng.
Khoản 1, Điều 46 BLTTDS 2015 quy định: Cơ quan THTT dân sự gổm có Toà án nhân
dân và Viện Kiểm sát nhân dân.
Toà án nhân dân: Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử của nước
CHXHCN Việt Nam. Trong tố tụng dân sự, Toà án nhân dân xét xử các vụ án dân sự và
giải quyết các việc dân sự trong phạm vi yêu cầu của đương sự nhằm tồn trọng quyền tự
định đoạt của các đương sự. Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua
những người THTT gồm: Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư kí Toà án,
Thẩm tra viên. Hoạt động xét xử của Toà án có hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Bén cạnh
đó còn có các thủ tục đặc biệt nhằm sửa chữa khắc phục các sai lầm, vi phạm pháp luật
cho các bản án, quyết định dã có hiệu lực gồm: Thủ tục giám đốc thẩm; Thủ tục tái
thẩm; Thủ tục dặc biệt xét lại quyết định của Hội dồng Thẩm phán Toà án nhân dần tối
cao.
Viện Kiểm sát nhân dân: Viện Kiểm sát tham gia trong tố tụng dân sự nhằm thực hiện
chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật của Toà án nhân dân trong quá trình giải
quyết các vụ việc dân sự. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát theo quy
định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành được xác định như sau:
Kiểm tra giám sát việc thụ lí, lập hồ sơ vụ việc dân sự của Toà án nhân dân, hoạt động
của những người tiến hành và tham gia tố tụng.
Tham gia phiên toà và phát biểu ý kiến: Tham gia phiên toà sơ thẩm (đối với những vụ
án do Toà án thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công
cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên,
người mát năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và trường hợp vụ việc dân sự được toà án thụ lí
nhưng chưa có điều luật để áp dụng) và phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố
tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, người tham gia
tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lí vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.
Tham gia phiên toà, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và phiên họp giải
quyết việc dân sự.
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định dân sự chưa có hiộu
lực pháp luật theo quy định của pháp luật.
Kiến nghị với Chánh án Toà án nhân dân đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng,
thay đểi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định
áp dụng, thay đểi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cáp tạm thời.
Yêu cầu, kiến nghị đối với Toà án cùng cấp và cấp dưới bảo đảm việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật.

81
Viộn Kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ thông qua những người THTT gồm: Viện
trưởng, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên.
2.2 Đương sự
Khái niệm đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm đương sự trong vụ án dân sự và
đương sự trong việc dân sự. Đương sự trong vụ án có nguyên đơn, bị đơn và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đặc trưng pháp lí của nhóm chủ thể đương sự là họ có
quyền tự định đoạt và quyền, lợi ích của họ là đối tượng Toà án xem xét giải quyết
trong vụ việc dân sự.
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và
lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện
hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân
sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
Người có quyến lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi
kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyến lợi,
nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được
Toà án chấp nhận dưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan.
Ví dụ: Ông A và bà B có ba người con là M, N, H. Sau khi ông A và bà B chết không
để lại di chúc, M khởi kiện tranh chấp với N về việc phân chia di sản thừa kế của cha
mẹ. Khi Toà án giải quyết vụ án này, M dược xác định có tư cách nguyên đơn, N là bị
đơn và H là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự bao gồm: Người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Các đương sự trong viộc dân sự không có đối kháng, mâu
thuẫn về lợi ích, không dưa ra yêu cấu làm phát sinh nghĩa vụ của người khác đối với
mình.
Ví dụ: Anh A gửi đơn yêu cầu Toà án tuyên bố chị B là người mất năng lực hành vi dân
sự. Đây là việc dân sự nên không có nguyên đơn, bị đơn, mà anh A được xác định là
người gửi đơn yêu cầu.
2.3 Những người tham gia tố tụng khác
Nhóm chủ thể tham gia tố tụng khác gồm có:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: là người được đương sự nhờ và
được Toà án chấp nhận tham gia tổ tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự. Những người sau đây được Toà án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự: Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư; Trợ
giúp viên pháp lí hoặc người tham gia trợ giúp pháp lí theo quy định của pháp luật về
trợ giúp pháp lí; Đại diện của tổ chức đại diện tập thể người lao động bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công
đoàn; Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết
án nhưng đã được xoá án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lí
hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không phải là cán bộ, công chức
trong các ngành Toà án, Kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công
an. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi

82
ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp
của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ
án.
Người làm chứng: là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án, được Toà
án triệu tập tham gia tố tụng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm
chứng.
Người giám định: là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp
luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định được các bên đương sự thoả thuận lựa chọn
hoặc được Toà án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo yêu cầu của một hoặc các
bên đương sự.
Người phiên dịch: là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và
ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.
Người phiên dịch được các bên đương sự thoả thuận lựa chọn và được Toà án chấp
nhận hoặc được Toà án yêu cầu để phiên dịch.
Người đại diện: người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp
luật và người đại diện theo uỷ quyền.
Những chủ thể này tham gia tố tụng không vì lợi ích của họ mà nhằm hỗ trợ dương sự
và giúp Toà án giải quyết vụ việc dân sự một cách có căn cứ và hợp pháp.
3. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự của Toà án nhân dân
3.1 Các tranh chấp về lĩnh vực dân sự
Cá nhân, cơ quan tổ chức được quyền khởi kiện yêu cáu Toà án giải quyết các tranh
chấp về quyền nhân thân và quyền tài sản phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự theo
quy định tại Điều 26 BLTTDS 2015, bao gồm:
 Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân. Tranh chấp về quyền
sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân
sự. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp các bên
chủ thể trong quan hệ tranh chấp đều có mục đích thu lợi nhuận. Tranh chấp về thừa kế
tài sản. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tranh chấp về bồi thường
thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của
pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cẩu bồi thường thiệt hại được giải quyết
trong vụ án hành chính. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào
nguồn nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước. Tranh chấp đất đai theo quy định
của pháp luật về dất đai, tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định
của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo
chí theo quy định của pháp luật về báo chí. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố
văn bản công chứng vô hiệu. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành
án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá
tài sản, thanh toán phí tổn đăng kí mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật
về thi hành án dân sự. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Khi có tranh chấp về quan hộ dân sự các bên có quyền hoà giải, thương lượng để giải
quyết hoặc có thể gửi đơn khởi kiện đến Toà án yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, riêng

83
trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng dất, các bên khi có tranh chấp bắt buộc phải
gửi đơn đến ƯBND phường, xã, thị trấn nơi có đất tranh chấp yêu cẩu hoà giải. Nếu hoà
giải không đạt kết quả mới được quyền gửi đơn khởi kiện đến Toà án có thẩm quyền.
Trường hợp chưa thông qua thủ tục hoà giải tại UBND thì đơn kiện sẽ bị Toà án trả lại
và không thụ lí giải quyết.
3.2 Các tranh chấp về lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Điều 28 BLTTDS 2015 quy định các tranh chấp về hôn nhân và gia đình được khởi kiện
tại Toà án gồm:
 Li hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản sau khi li hôn, chia tài sản sau khi li
hôn. Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Tranh chấp về
thay đểi người nuôi con sau khi li hôn. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc
xác định con cho cha mẹ. Tranh chấp về cấp dưỡng. Tranh chấp về sinh con bằng kĩ
thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Tranh chấp về nuôi con, chia
tài sản của nam nữ chung sống với nhau như vợ chổng mà không đăng kí kết hôn hoặc
khi huỷ kết hôn trái pháp luật. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình trừ trường
hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Khi có tranh chấp phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình, các bên có thể gửi đơn
khởi kiện đến Toà án yêu cầu giải quyết, khồng bắt buộc thông qua thủ tục hoà giải
trước khi khởi kiện. Tuy nhiên, trường hợp trước khi khởi kiộn ra Toà án, các bên gửi
đơn đến ban tư pháp phường, xã yêu cầu hoà giải thì pháp luật không cấm và tư pháp
phường, xã vẫn có quyền tiến hành hoà giải giữa các bên tranh chấp.
3.3 Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Theo Điều 30 BLTTDS 2015, các tranh chấp kinh doanh, thương mại được khởi kiện tại
Toà án chia thành các nhóm với các đặc điểm như sau:
 Tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức
có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Tranh chấp vẽ sở hữu trí
tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi
nhuận. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch
chuyến nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty. Tranh chấp giữa công ty
với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lí trong công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong
công ty cốphần giữa các thành vicn của công ty với nhau liên quan dến việc thành lập,
hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đểi hình thức tổ chức của
công ty. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3.4 Các tranh chấp về lao động
Tranh chấp lao động (TCLĐ) được khởi kiện tại Toà án chia làm các nhóm sau đây:
TCLĐ cá nhân giữa người lao động với NSDLĐ phải thông qua thủ tục hoà giải của
Hoà giải viên lao động mà hoà giải thành nhưng các bôn không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng, hoà giải không thành hoặc không hoà giải trong thời hạn do pháp luật
quy định... (Tuy nhiên, các TCLĐ cá nhân sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại
cơ sở: Tranh cháp về xử lí kỉ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị
đơn phương chấm dứt HĐLĐ; Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, về trợ cấp khi chấm

84
dứt HĐLĐ; Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với NSDLĐ; Tranh chấp về
BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH, về bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định
của pháp luật về BHYT, về bảo hiểm thất nghiệp (RHTN) theo quy định của pháp luật
về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp
luật về an toàn, vệ sinh lao động; Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao
động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng).
TCLĐ tập thể về quyền giữa tập thể lao động với NSDLĐ theo quy định của pháp luật
về lao động đã được Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải
quyết mà tập thể lao động hoặc NSDLĐ không đồng ý với quyết định của Chủ tịch
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch UBND
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không giải quyết.
Tranh chấp liên quan đến lao động gồm: Tranh chấp về học nghề, tập nghề; Tranh chấp
về cho thuê lại lao động; Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn; Tranh
chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tranh chấp về bối thường thiệt hại do đình
công bất hợp pháp; Các tranh chấp khác về lao động trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
4. Thẩm quyền giải quyết các yêu cầu dân sự của Toà án nhân dân
Toà án nhân dân có quyền giải quyết các việc dân sự phát sinh từ các yêu cầu của các cá
nhân, cơ quan, tổ chức ở những lĩnh vực sau đây:
4.1 Những yêu cầu phát sinh từ quan hệ dân sự
Bao gồm: Yêu cầu tuyên bổ hoặc huỷ bỏ một người mát năng lực hành vi dân sự, bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự, hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Yêu
cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt nơi cư trú và quản lí tài sản của người đó; Yêu
cầu tuyên bố hoặc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; Yêu cầu tuyên bố
một người đã chốt, huỷ bỏ quyết định tuyền bố một người đã chết; Yêu cẩu công nhận
và cho thi hành tại Viột Nam bản án, quyết định vê dân sự, quyết định về tài sản trong
bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận
bản án, quyết định vế dân sự, quyết định về tài sản trong các bản án, quyết định về hành
chính, hình sự của Toà án nước ngoài mà không có ycu cầu thi hành án tại Việt Nam;
Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; Yêu cầu công nhận kết quả hoà giải
ngoài toà án; Yêu cẩu công nhận tài sản có trên lãnh thể Việt Nam là vô chủ, công nhận
quyền sở hữu của người đang quản lí đối với tài sản vô chủ trên lãnh thể Việt Nam; Yêu
cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành
án và các yêu cáu khác theo quy định của Luật Thi hành án dán sự; Các yêu cầu khác về
dân sự trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy
định của pháp luật.
4.2 Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình
Bao gồm: Yêu cầu về huỷ kết hôn trái pháp luật; Yêu cầu công nhận thuận tình li hôn,
thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi li hôn; Yêu cầu công nhận thoả thuận của cha, mẹ
về thay đểi người trực tiếp nuôi con sau khi li hôn hoặc công nhận việc thay đểi người
trực tiếp nuôi con sau khi li hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp
luật về hôn nhân và gia đình; Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa

85
thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi li hôn; Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con
nuôi; Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và
gia đình; Yêu cầu công nhận thoả thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung
trong thời kì hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Toà án; Yêu cầu
tuyên bố vô hiộu thoả thuận vẽ chế độ tài sản của vợ chỏng theo quy định của pháp luật
hôn nhân và gia đình; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không
công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài hoặc cơ
quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về
hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của
nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; Ycu cầu xác định cha, mẹ cho con
hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; Các yêu cầu
khác vế hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyềngiải quyết của cơ quan,
tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
4.3 Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại
Bao gồm: Yêu cầu huỷ bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cốđông, nghị quyết của Hội
đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; Yêu cẩu liên quan đến
việc trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh cháp theo quy định của pháp
luật về trọng tài thương mại; Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp
luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ
tàu bay, tàu biển để đảm bảo giải quyết vụ án; Yêu cẩu công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài hoặc
không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài mà
không có yêu cầu thi hành án tại Việt Nam; Ycu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam phán quyết kinh, doanh thương mại của trọng tài nước ngoài; Các yêu cầu khác về
kinh doanh, thương mại trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ
chức khác theo quy định của pháp luật.
4.4 Những yêu cầu về lao động
Bao gồm: Yêu cầu tuyên bố HĐLĐ, thoả ước lao động tập thể vô hiệu; Yêu cầu xét tính
hợp pháp của cuộc đình công; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án,
quyết định lao động của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định
lao động của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành án tại Việt Nam; Yêu
cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của trọng tài nước
ngoài; Các yêu cầu khác về lao động trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
5. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án nhân dân trong trường
hợp chưa có điều luật để áp dụng
BLTTDS 2015 quy định Toà án không được quyền từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì
lí do chưa có điều luật để áp dụng. Theo đó, nếu chưa có luật áp dụng thì toà án áp dụng
tập quán, tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công
bằng: Toà án áp dụng tập quán đe giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bcn
không có thoả thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điếu 3 BLDS năm 2015. Khi yêu
cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu

86
Toà án xem xét áp dụng. Toà án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán
bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của BLDS. Trường hợp các đương sự viện dẫn các
tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi
phát sinh vụ việc dân sự. Toà án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự
trong trường hợp các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không
có tập quán dược áp dụng. Khi áp dụng tương tự pháp luật, Toà án phải xác định rõ tính
chất pháp lí của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hộ thống pháp luật hiện hành
không có quy phạm pháp luật nào diều chính quan hệ đó và xác định quy phạm pháp
luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. Toà án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng
tập quán, tương tự pháp luật. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những
nguyên tắc được quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015. Án lệ được Toà án nghiên cứu,
áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bổ. Lẽ công bằng
được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với
nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương
sự trong vụ việc dân sự đó.
1. Thủ tục sơ thẩm vụ việc dân sự
1.1 Thủ tục sơ thẩm vụ án
Thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự bắt đầu từ khi Toà án thụ lí đơn khởi kiện của cá nhân, cơ
quan, tổ chức. Nếu người khởi kiện không dược miễn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm
thì Toà án thụ lí khi đương sự xuất trình biên lai đóng tiền tạm ứng án phí sơ thẩm. Nếu
người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm thì Toà án thụ lí khi họ nộp
dơn và nộp đầy đủ các giấy tờ kèm theo đơn khởi kiện.
Sau khi thụ lí, Toà án tiến hành chuẩn bị xét xử sơ thẩm (đối với các tranh chấp dân sự
hay hôn nhân và gia đình, thời hạn quy định là 04 tháng; đối với các tranh chấp kinh
doanh, thương mại và lao động, thời hạn quy định là 02 tháng). Trong thời hạn chuẩn bị
xét xử sơ thẩm, Toà án sẽ tiến hành hoà giải giữa các bên tranh chấp (trừ trường hợp vụ
tranh cháp bị cấm hoà giải theo quy định tại Điều 206, 207 BLTTDS 2015). Nếu hoà
giải thành thì không phải đưa vụ án ra xét xử, nếu hoà giải không thành thì sẽ mở phiên
toà sơ thẩm để xét xử.
Khi mở phiên toà sơ thẩm, các hoạt động tố tụng tại phiên toà sẽ được thực hiện bởi Hội
đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trường hợp vụ án
phức tạp sẽ được thực hiện bởi một hội đồng gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân
dân. Phiên toà được mở công khai (trừ trường hợp xử kín vì liên quan dến bí mật nhà
nước hoặc vụ án xử công khai sẽ có ảnh hưởng không tốt đến thuần phong mĩ tục hoặc
xử kín theo yêu cầu chính đáng của đương sự). Phiên toà sơ thẩm sẽ được tiến hành qua
các thủ tục cụ thể: Bắt đầu phiên toà; Hỏi tại phiên toà; Tranh luận tại phiên toà; Nghị
án; Tuyên án. Kết quả của phiên toà sơ thẩm được tuycn bằng một bản án và đương sự
có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu
cầu Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm.
1.2 Thủ tục sơ thẩm việc dân sự

87
Thủ tục sơ thẩm việc dân sự bắt đầu từ khi Toà án thụ lí đơn yêu cầu của cá nhân, cơ
quan, tổ chức. Nếu người gửi đơn yêu cầu không được miễn nộp tiền tạm ứng lộ phí sơ
thẩm thì Toà án thụ lí khi đương sự xuất trình biên lai đóng tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm.
Nếu người gửi đơn yêu cầu được miễn nộp tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm thì Toà án thụ lí
khi họ nộp dơn và nộp đầy đủ các giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu.
Sau khi thụ lí, Toà án tiến hành thủ tục chuẩn bị xét đơn yêu cầu theo quy định đối với
từng việc dân sự cụ thể. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Toà án không áp dụng
thủ tục hoà giải. Toà án tiến hành mở phiên họp sơ thẩm do một hoặc ba Thẩm phán
thực hiện nhằm giải quyết yêu cầu trong đơn của đương sự. Kết quả phiên họp sơ thẩm
được tuyên bằng quyết định. Các đương sự có quyền kháng cáo và Viện Kiểm sát có
quyền kháng nghị quyết định sơ thẩm việc dân sự để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp
xem xct lại. Tuy nhiên, đối với quyết định thuận tình li hôn và quyết định thay đểi việc
nuôi con sau khi li hôn thì không dược kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực thi hành
ngay sau khi Toà án sơ thẩm ra quyết định.
2. Thủ tục phúc thẩm vụ việc dân sự
2.1 Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự
Thủ tục phúc thẩm vụ án được thực hiện do có kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy
định của pháp luật. Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện
có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án
của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục
phúc thẩm.
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên
án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản
án được giao cho họ hoặc dược niêm yết. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm
đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người
có quyền kháng cáo nhận được quyết định. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua
bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở
phong bì. Nếu kháng cáo quá hạn luật định thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận
được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm
thành lập Hội đồng gổm ba Thẩm phán đe xem xét kháng cáo quá hạn. Hội đồng có
quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải
ghi rõ lí do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Toà án cấp
phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn và Toà án cấp sơ thẩm;
nếu Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Toà án cấp sơ thẩm
phải gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của
Toà án cấp sơ thẩm của Viộn Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện Kiểm sát cáp trên
trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia
phiên toà sơ thẩm thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện Kiểm sát cùng cấp nhận
được bản án. Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm
đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là 7 ngày, của Viện Kiểm sát
cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện Kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
Toà án cấp trên trực tiếp của Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án tiến hành chuẩn bị xét xử
phúc thấm trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án. Khi kết thúc thời hạn này sẽ

88
tổ chức Hội đểng xét xử phúc thẩm gổm ba Thẩm phán, tiến hành mở phiên toà phúc
thẩm để xct xử lại các nội dung Toà án sơ thẩm đã xét xử mà bị kháng cáo, kháng nghị,
nhằm mục đích thực hiện quyền thông qua hai cáp xét xử của đương sự và sửa chữa các
sai lầm vi phạm của Toà án sơ thẩm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương
sự trong vụ án.
Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, sơ thẩm có kháng cáo, kháng
nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Những phần
khác không bị kháng cáo, kháng nghị cấp phúc thẩm không có quyền xét xử lại cho dù
phẩn đó cấp sơ thấm xử không đúng quy định của pháp luật.
Ví dụ: Ông A kí hợp đồng cho ông B thuê nhà, khi hết hạn hợp đồng ông B không trả
nhà cho ông A và còn thiếu ông A số tiến thuê nhà là 30.000.000 đồng, ông A khởi kiện
tại Toà án cấp sơ thẩm yêu cầu Toà án buộc ông B trả nhà và trả 30.000.000 dồng tien
thuê nhà còn thiếu. Toà án cấp sơ thẩm thụ lí vụ án và giải quyết yêu cầu của ông A.
Trong bản án sơ thẩm, Toà án tuyên ông B không có nghĩa vụ trả nhà cho ông A và
buộc ông B trả ông A 20.000.000 đồng tiền thuê nhà. Sau khi nhận dược bản án sơ
thẩm, ông B không kháng cáo, Viện Kiểm sát nhân dân không kháng nghị, chỉ có ông A
kháng cáo yêu cầu Toà án buộc ông B phải trả nhà. Trong trường hợp này, Toà án cấp
phúc thẩm chỉ xét xử lại nội dung ông B có phải trả nhà cho ông A hay không vì đây là
nội dung bị kháng cáo, còn vấn để tiền thuê nhà Toà án cấp phúc thẩm không được xét
xử lại vì không có trong yêu cầu kháng cáo của ông A.
Khi xem xét quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đểng
phúc thẩm có quyền: Giữ nguyên quyết định của Toà án cẩp sơ thẩm; Sửa quyết định
của Toà án cấp sơ thẩm; Huý quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án
cho Toà án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án; Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ
giải quyết vụ án; Đình chỉ xét xử phúc thẩm. Kết quả của phiên toà phúc thẩm được thể
hiện bằng bản án phúc thẩm. Bản án có hiộu lực thi hành ngay.
2.2 Thủ tục phúc thẩm việc dân sự
Thủ tục phúc thầm việc dân sự được thực hiện do có kháng cáo, kháng nghị theo quy
định của pháp luật. Toà án cáp trên trực tiếp tiến hành mở phiên họp phúc thẩm đe xem
xét yêu cầu của người kháng cáo, kháng nghị. Khi phúc thẩm đối với quyết dinh của
Toà án cáp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đông phúc thẩm không phải mở
phiên toà, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cẩn phải nghe ý kiến của
họ trước khi ra quyết định. Kiểm sát viên Viộn Kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp
phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Khi xem xét
quyết định của Toà án cáp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội dồng phúc thẩm có
quyền: Giữ nguyên quyết định của Toà án cẫp sơ thẩm; Sửa quyết định của Toà án cấp
sơ thẩm; Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp
sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
Kết quả phiên họp phúc thẩm thể hiện bằng một quyết định. Quyết định phúc thẩm giải
quyết việc dân sự có hiệu lực thi hành ngay.
3. Thủ tục tố tụng đặc biệt
Thủ tục tố tụng đặc biệt trong pháp luật tố tụng dân sự chỉ áp dụng để xem xét lại các
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhằm sửa chữa sai lầm, vi phạm của Toà án

89
cấp dưới để bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ cho các bản án, quyết định giải
quyết vụ việc dân sự. Trong tố tụng dân sự, có ba thủ tục tố tụng đặc biệt như sau:
3.1 Thủ tục giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là việc Toà án cấp trên xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu
lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong
việc giải quyết vụ án. Các vi phạm đó có thể là không áp dụng đúng các quy định của
pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hoặc không áp dụng dúng pháp luật
điều chỉnh quan hệ tranh chấp giữa các đương sự khi giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ cho
các bôn tranh chấp.
Ví dụ: Ông A khởi kiện với ông B về quyền thừa kế căn nhà tại Quận 1, TP. Hô Chí
Minh. Sau khi thụ lí vụ án, Toà án nhân dân Quận 1 không tiến hành hoà giải giữa các
bên tranh chấp và tiến hành mở phiên toà sơ thẩm xét xử. Trường hợp này, Toà án đã
không tuân thủ quy định của pháp luật là phải hoà giải trước khi mở phiên toà sơ thẩm.
Nếu bản án sơ thẩm của Toà án Quận 1 không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm và có hiệu lực thì có thể bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Ví dụ 2: Anh A là con rể của ông B. Sau khi kết hôn với chị M (con gái ông B) anh A
chung sổng cùng gia đình ông B trong căn nhà thuộc sở hữu của ông B.
Do ông B chết không để lại di chúc nên anh A tranh chấp với các con của ông B về
quyến thừa kế và đã khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết chia thừa kế. Toà án thụ lí và
áp dụng đúng quy định của pháp luật tố tụng. Bản án sơ thẩm tuyên anh A có quyền
thừa kế và chia cho anh A một phẩn thừa kế trong căn nhà do ông B để lại. Nếu bản án
này có hiệu lực pháp luật thì có thể bị kháng nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc
thầm vì Toà án đã áp dụng sai quy định của pháp luật dân sự về lĩnh vực thừa kế. Bởi vì
con rể không nằm trong hàng thừa kế thứ nhất nên không thể chia thừa kế cho anh A.
Giám dốc thẩm chỉ được áp dụng khi có kháng nghị của những cá nhân có thẩm quyền
theo quy định như sau: chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định dã
có hiệu lực pháp luật của Toà án các cáp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội dồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Chánh án Toà án nhân dân cấp cao, Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện trong
phạm vi thẩm quyền theo lãnh thể. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là
03 năm tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trường hợp đương sự đã
có đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm trong năm đầu tiên của thời hạn kháng nghị
và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định đương sự vẫn tiếp tục có đơn để nghị; Hoặc
trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật
xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba,
xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị đố khắc phục sai lầm trong bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó thì thời hạn kháng nghị giám đốc thấm là 05 năm
tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Hội đồng giám đốc thẩm xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị,
đồng thời có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp

90
luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng
nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đốn lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ
ba không phải là đương sự trong vụ án.
Hội đồng giám đểc thẩm có các quyền sau đây: Không chấp nhận kháng nghị và giữ
nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Huỷ bản án, quyết định của toà án
đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án
cấp dưới đã bị huý hoặc bị sửa; Huỷ một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại; Huỷ bản án, quyết
định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án; Sửa một phẩn hoặc toàn
bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
3.2 Thủ tục tái thẩm
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì
có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đểi cơ bản nội dung của bản án,
quyết định mà Toà án, các đương sự không biốt được khi Toà án ra bản án, quyết định
đó.
Thủ tục tái thẩm cũng chỉ được phép áp dụng khi có kháng nghị của các cá nhân có
thầm quyền tương tự như thủ tục giám đốc thẩm. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng
nghị.
Khác với thủ tục giám đểc thẩm là sửa chữa những sai lầm, vi phạm pháp luật do Toà án
gây ra trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, thủ tục tái thẩm sửa chữa sai lầm trong
các bản án, quyết định đã có hiệu lực vì sự xuất hiện của một sự kiện có ý nghĩa là tình
tiết mới. Sự kiộn đó xuất hiện làm cho bản án quyết định của Toà án đang đúng trở
thành sai nên phải sửa lại cho phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền
lợi hợp pháp cho các đương sự có liên quan.
Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: Mới phát hiện được tình tiết quan trọng
của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án; Có cơ
sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng
sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiếm sát viên có ý
làm sai lệch hổ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; Bản án, quyết định hình sự,
hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án
hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Toà án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã
bị huỷ bỏ.
Hội đểng tái thẩm có các quyền sau đây: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Huỷ bản án, quyết định đã có hiộu lực pháp
luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do bộ luật này quy định; Huỷ bản án, quyết dinh
đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.
3.3 Thủ tục xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có
vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay
đểi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao,
đương sự không biết được khi ra quyết định đó, nếu có yêu cẩu của ƯBTV Quốc hội,

91
kiến nghị của ủy ban Tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao thì Hội đểng Thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó. Trường hợp có yêu cầu của
ƯBTV Quốc hội, Chánh án Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đe xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán
Toà án nhân dân tồi cao. Trường hợp có kiến nghị của ủy ban Tư pháp của Quốc hội,
kiến nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Chánh án Toà án nhân
dân tối cao phát hiện vi phạm, tình tiết mới thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao có
trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị,
đề nghị đó.
Trường hợp nhất trí với kiến nghị của Ưỷ ban Tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hoặc để nghị của chánh án Toà án nhân dân
tối cao, thì Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ra quyết định giao chánh án
Toà án nhản dân tối cao tổ chức nghiên cứu hổ sơ vụ án, báo cáo Hội đểng Thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Trường hợp Hội đồng Thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao không nhất trí với kiến nghị, đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản
và nêu rõ lí do cho những chủ thể có yêu cấu.
4. Thủ tục rút gọn
4.1 Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn
Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có dủ điều
kiện theo quy định của BLTTDS 2015, với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết
các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo dảm
đúng pháp luật.
4.2 Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
Toà án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây: Vụ án có
tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; Tài liệu,
chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ cản cứ để giải quyết vụ án và Toà án không phải thu thập
tài liệu, chứng cứ; Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; Không có
đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự
ở nước ngoài và dương sự ở Việt Nam có thoả thuận để nghị Toà án giải quyết theo thủ
tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp
tài sản và có thoả thuận thống nhất về việc xử lí tài sản.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới
sau đây làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Toà
án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường: Phát sinh tình
tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cán phải xác minh, thu thập thêm tài
liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định; Cần phải định giá, thẩm định giá tài
sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá; Cần phải áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời; Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Phát sinh yêu cáu
phản tố hoặc yêu cầu độc lập; Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh
chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực
hiện uỷ thác tư pháp.

92
Trường hợp chuyên vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường thì thời hạn chuẩn
bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo
thủ tục thông thường.

Bài 8
Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự
1. Tội phạm
Điều 8 BLHS năm 2015 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp
nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thể Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền
văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật
này phải bị xử lí hình sự”.
Từ định nghĩa về tội phạm trong Điều 8 BLHS năm 2015, có thể suy ra một số đặc điểm
của tội phạm như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể
cho xã hội. Căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhà làm luật cân nhắc và
quyết định việc bổ sung hoặc xoá bỏ một tội phạm trong BLHS. Đối với những hành vi
chưa nguy hiểm đáng kể cho xã hội, nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác
như hành chính, dân sự, kỉ luật... Khoản 2 Điều 8 BLHS năm 2015 quy định: “Những
hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng
kể thì không phải là tội phạm và được xử lí bằng các biện pháp khác”.
Tội phạm phải được quy định trong BLHS
BLHS là văn bản pháp lí duy nhất quy định về tội phạm, về hình phạt và là căn cứ pháp
lí để truy cứu trách nhiệm hình sự dối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm
tội. Các văn bản khác có thể giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy định về tội phạm và
hình phạt trong BLHS nhưng không thể sửa đểi, bổ sung hoặc xoá bỏ các quy định về
tội phạm và hình phạt trong BLHS. Chỉ chủ thể nào phạm một tội đã được BLHS quy
định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người thực hiện hành vi phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự và có lỗi cố ý
hoặc vô ý
Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bộnh tâm thần
hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng diều khiển hành vi thì
không có năng lực trách nhiệm hình sự, không có lỗi và không phạm tội. Khi thực hiện
hành vi phạm tội, người phạm tội phải có lỗi cố ý hoặc vô ý. Nếu không có lỗi, dù gây
thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội họ củng không bị coi là phạm tội.
Ví dụ 1: Nguyễn Văn Nam, 27 tuổi, do ghen tuông, nghi ngờ vợ mình ngoại tình nên đã
bỏ thuốc độc vào đồ ăn của chị Hạnh (vợ Nam) và gây ra cái chết cho chị Hạnh. Hành
vi giết người của Nam là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sống của người khác.
Nam đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhận thức và điều khiển được hành vi của

93
mình (có năng lực trách nhiệm hình sự), thực hiện hành vi này với lỗi cố ý. Hành vi trên
của Nam đã phạm tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015.
Ngoài ba đặc điểm nêu trên, có quan điểm cho rằng tội phạm có đặc điểm thứ tư là tính
phải chịu hình phạt. Tuy nhiên, một số người không chấp nhận quan điểm này vì trong
BLHS nhà làm luật không quy định phạm tội thì bắt buộc phải chịu hình phạt và trên
thực tế có nhiều người phạm tội nhưng không bị phát hiện nên không phải chịu hình
phạt hoặc được Nhà nước miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt...
2. Cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho một
loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật Hình sự. Bất kì một tội phạm nào cũng
được tạo bởi bốn yếu tố cấu thành tội phạm sau:
Khách thể của tội phạm: là các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm
xâm hại.
Mặt khách quan của tội phạm: là những biều hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên
ngoài thế giới khách quan. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm gồm: hành
vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả, không gian, thời gian, hoàn cảnh phạm tội, công cụ, phương tiện
phạm tội...
Mặt chủ quan của tội phạm: là trạng thái tâm lí của người phạm tội đối với hành vi nguy
hiểm cho xã hội do họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Các dấu hiệu
thuộc mặt chủ quan của tội phạm gổm: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội.
Chủ thể của tội phạm: là người có nảng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm tội; hoặc là pháp nhân thương mại phạm
tội. Theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đểi, bổ sung năm 2017): Người từ
đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm quy định tại một trong
các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248,
249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303, 304.
Ví dụ 2: Phạm Minh Tuấn (21 tuổi) là người làm thuê cho anh Thành, được anh Thành
tin tưởng nên thỉnh thoảng nhờ Tuấn đón con trai tên Đạt (5 tuổi, học mầm non). Khi
phát hiện Tuấn cờ bạc và trộm cắp tài sản của mình, anh Thành đuổi việc Tuấn. Do bị
các con bạc khác đòi nợ và đe doạ, Tuấn quẫn trí đã đến trường mầm non, nói với cô
giáo là gia đình nhờ đón Đạt nên cô giáo cho Tuấn đón Đạt về. Tuấn đã chở Đạt đến
một ngôi nhà hoang, nhốt Đạt ở đó; đồng thời nhắn tin cho anh Thành buộc anh phải
đưa cho Tuấn 500 triệu đồng, nếu không Tuấn sẽ giết Đạt. Hành vi này của Tuấn đã
phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 169 BLHS năm 2015.
Có thể đối chiếu các tình tiết trong vụ án trên với các yếu tố cấu thành tội phạm của tội
bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:
Các yếu tố cấu thành tội phạm
Các dấu hiệu pháp lí của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
(Điều 169 BLHS năm 2015)
Các dấu hiệu thực tế trong vụ án trên Khách thể của tội phạm Quan hệ sở
hữu. Quyền sở hữu tài sản của anh Thành. Quan hệ nhân thân. Quyền tự do thân thể,
tính mạng, sức khoẻ của cháu Đạt. Mặt khách quan cùa tội phạm Hành vi bát cóc con

94
tin. Hành vi Tuấn bát cóc Đạt, nhốt ở ngôi nhà hoang. Hành vi uy hiếp tinh thán người
quàn lí tài sản. Hành vi uy hiếp tinh thần anh Thành, làm anh Thành sợ mà phải giao tài
sản cho Tuấn. Mặt chủ quan của tội phạm Lỗi cố ý trực tiếp. Tuấn cố ý thực tiện hành
vi chiếm đoạt tài sản. Mục đích phạm tội: mong muốn chiếm đoạt được tài
sản. Tuấn mong muốn chiếm đoạt được tài sản của anh Thành. Chủ thể của tội
phạm Người có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuấn có khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi của mình nên có năng lực trách nhiệm hình sự. Đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự. Tuấn đã 21 tuồi nên đủ tuồi chịu trách nhiệm hình sự.
3. Các chế định liên quan đến việc thực hiện tội phạm
Trong Luật Hình sự hiện nay có ba chế định liên quan đến việc thực hiện tội phạm gồm:
các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm
hình sự.
3.1 Các giai đoạn thực hiện tội phạm
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm.
Có ba giai đoạn phạm tội là chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn
thành.
Chuẩn bị phạm tội: là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều
kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường
hợp quy định tại Điều 109; điểm a, khoản 2, Điều 113 hoặc điểm a, khoản 2, Điều 299
của BLHS năm 2015. Người chuẩn bị phạm tội được quy định trong khoản 2, Điều 14
BLHS năm 2015 thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ 3: Do có mâu thuẫn với B trong quan hệ làm ăn, A đã ra nước ngoài mua một
khẩu súng K-54 về để chuẩn bị giết B. Tuy nhiên, A chưa thực hiện hành vi giết B thì bị
bắt giữ. Trong trường hợp này A bị coi là phạm tội giết người (Điều 123 BLHS năm
2015) ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Phạm tội chưa đạt: là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì
những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt (Điếu 15 BLHS năm 2015).
Ví dụ 4: Do có mâu thuẫn với B trong quan hệ làm ăn, A đã dùng sủng K-54 bắn vào
đầu B để giết B. Tuy nhiên, do A run tay nên bắn không trúng B và B đã may mắn thoát
chết. Trong trường hợp này A, bị coi là phạm tội giết người (Điều 123 BLHS năm
2015) ở giai doạn phạm tội chưa đạt.
Tội phạm hoàn thành: là trường hợp hành vi phạm tội đã thoả mãn các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm.
Ví dụ 5: Do có mâu thuẫn với B trong quan hệ làm ăn, A đã dùng súng K-54 bắn vào
đầu B và làm B bị chết. Trong trường hợp này A, bị coi là phạm tội giết người (Điều
123 BLHS năm 2015) ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.
Một vấn đề liên quan đến các giai đoạn thực hiện tội phạm là trường hợp tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội. Theo quy định tại Điều 16 BLHS năm 2015, tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không
có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm
hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của
một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

95
Ví dụ 6: Do có mâu thuẫn với B trong quan hộ làm ăn, A đã ra nước ngoài mua một
khẩu súng K-54 về để giết B. Tuy nhiên, về đến Việt Nam, A thấy ân hận về hành vi
phạm tội của mình và sợ nếu bị phát hiện có thể bị kết án tử hình nên A đã quyết định
không giết B nữa và mang khẩu súng đi vứt xuống sông. Khi A mang súng đi vứt thì bị
bẳt giữ. Trong trường hợp này, A đưực coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội về
tội giết người (Điều 123 BLHS năm 2015) và được miễn trách nhiệm hình sự về tội
phạm này. Tuy nhiên, hành vi mua súng của A lại cấu thành một tội phạm độc lập là tội
mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS năm 2015) nên A phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm này.
3.2 Đồng phạm (Điều 17 BLHS năm 2015)
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Trong
đồng phạm có bốn loại người thực hiện tội phạm gồm: người tổ chức, ngiiời thực hành,
người xúi giục và người giúp sức.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người thực
hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ,
thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo những điều kiện
tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Trong đồng phạm có một hình thức đồng phạm có tính nguy hiểm cao cho xã hội là
phạm tội có tổ chức. Đây là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người phạm tội. Người phạm tội có tổ chức thường bị xử lí nghiêm khắc và chịu mức
hình phạt nặng hơn so với người phạm tội không có tổ chức.
Ví dụ 7: A tổ chức cho B, C, D vào nhà bà X trộm cắp tài sản. Trước khi đi trộm cắp, A
đã tìm hiều sơ để nhà và thói quen sinh hoạt trong gia đình bà X. Đêm 15/11/2016, A
chỉ đạo cho B đi thị sát quanh nhà bà X, có dấu hiệu gì bất thường thì gọi về báo cho A.
Khi B báo nhà bà X đã tắt đòn đi ngủ, A chỉ dạo cho C và D leo lên sân thượng nhà bà
X, bẻ khoá cửa rỗi đột nhập vào trong nhà. C và D đã lấy được một xe máy trị giá 30
triệu đồng và 80 triệu đồng tiến mặt của gia đình bà X. Khi mở rộng điều tra phát hiện
ra chính E là người xúi giục C và D tham gia vào vụ án đồng phạm này.
Trong vụ án này, A, B, C, D và E là đồng phạm với nhau trong tội trộm cắp tài sản
(Điều 173 BLHS năm 2015). Trong đó, A là người tổ chức, B là người giúp sức, C và D
là người thực hành, E là người xúi giục. Giữa A, B, C, D và E còn có sự câu kết chặt
chẽ trong quá trình thực hiện tội phạm ncn được coi là trường hợp phạm tội có tổ chức.
3.3 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
Một trong những đặc điểm của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội (gây thiệt hại
hoăc đc doạ gây thiệt hại đáng kể cho xã hội). Tuy nhiên, trên thực tế, có những hành vi
gây thiệt hại rất lớn cho xã hội nhưng do thực hiện trong hoàn cảnh và diều kiện nhất
định nên được nhà làm luật quy định không phải chịu trách nhiệm hình sự. BLHS năm
2015 quy định các trường hợp này là những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
(Chương IV). Theo quy định của BLHS năm 2015, các tình tiết này gồm: Sự kiện bất
ngờ (Điều 20); Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21); Phòng vệ
chính đáng (Điều 22); Tình thế cấp thiết (Điều 23); Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người
phạm tội (Điều 24); Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ

96
thuật và công nghệ (Điều 25); Thi hành mộnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cáp trên
(Điều 26).
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức,
bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một
cách cẩn thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính
đáng không phải là tội phạm. Tuy nhiên, nếu hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần
thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại
thì bị coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự
(Điều 22 BLHS năm 2015).
Ví dụ 8: A cầm dao chẻ cùi đuổi theo B (là vợ A) để chém B. Chị B vừa chạy vừa kêu
cứu. Anh c là hàng xóm chạy ra, nhặt được một cây gậy, nện vào tay A làm A bị rơi dao
xuống đát ncn không chém được B; đồng thời c đã làm cho A bị gãy tay. Hành vi này
của c được coi là phòng vệ chính đáng, không phải là tội phạm. Tình thế cấp thiết là tình
thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của
tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách
nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt
hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp thiệt hại
gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó bị coi là
phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 23 BLHS năm 2015).
Ví dụ 9: Trong một vụ cháy rừng vào mùa khô, ở địa điểm giao thông trở ngại, không
có phương tiện chữa cháy, lực lượng kiểm lâm đã kết hợp với chính quyền địa phương
chặt bỏ 5 hecta rừng, thu dọn cành lá để đám cháy không thể lan ra 50 hecta rừng còn
lại. Việc chặt 5 hecta rừng này được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết, không
phạm tội.
Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào
khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không
phải là tội phạm. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần
thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến
bộ khoa học, kĩ thuật và cồng nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm,
áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy
hoặc của cấp trcn trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra
mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình
sự. Trong trường hợp này, người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.
4. Trách nhiệm hình sự và hình phạt
Trách nhiệm hình sự: là một dạng của trách nhiệm pháp lí, thể hiện ở việc nhà nước
buộc người phạm tội phải chịu những tác động pháp lí bất lợi trước nhà nước về việc
thực hiện hành vi phạm tội của mình. Trách nhiệm hình sự được quy định trong BLHS,
do Toà án áp dụng theo một trình tự và thủ tục luật định. Các hình thức của trách nhiệm
hình sự gồm hình phạt, biện pháp tư pháp và án tích.

97
Hình phạt: là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong
Bộ luật này, do Toà án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại
phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại
đó (Điều 30 BLHS năm 2015). Khi quy định và áp dụng hình phạt đối với người phạm
tội, pháp nhân thương mại phạm tội, nhà nước không chỉ nhằm trừng trị người, pháp
nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc
của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác
tồn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (Điều 31 BLHS năm
2015).
Trong Luật Hình sự Việt Nam hiện nay, hộ thống hình phạt được chia thành hình phạt
chính và hình phạt bổ sung.
Hình phạt chính: là hình phạt được Toà án áp dụng một cách độc lập đối với một tội
phạm. Đối với một tội phạm cụ thể, Toà án chỉ được áp dụng một hình phạt chính. Hiện
nay, BLHS năm 2015 quy định bảy loại hình phạt chính được áp dụng đểi với cá nhân
phạm tội gổm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù
chung thân, tử hình; ba loại hình phạt chính được áp dụng đối với pháp nhân thương
mại phạm tội gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh
viễn.
Hình phạt bổ sung: là hình phạt không thể áp dụng một cách độc lập đối với một tội
phạm mà phải tuyên kèm theo hình phạt chính. Mỗi tội phạm có thề không áp dụng hình
phạt bổ sung, có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung kèm theo hình phạt
chính. Hiện nay, BLHS quy định bảy loại hình phạt bổ sung áp dụng đối với người
phạm tội gổm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghế hoặc làm công việc nhất định,
cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền và trục
xuất (nếu không được áp dụng là hình phạt chính); ba loại hình phạt bổ sung áp dụng
đối với pháp nhân thương mại phạm tội gổm: cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhát định, cấm huy động vốn, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt
chính.
5. Các biện pháp miễn, giảm trách nhiệm hình sự và hình phạt; xoá án tích
Miễn trách nhiệm hình sự: là việc cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền không buộc
người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã phạm. Người được miễn
trách nhiệm hình sự sẽ không phải chịu hình phạt, biộn pháp tư pháp và án tích về tội
mà hợ đã phạm.
Trong ví dụ 6 nêu trên, A được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vế tội giết
người (Điều 123 BLHS năm 2015) và được miễn trách nhiệm hình sự về tội phạm này
nên A sẽ không phải chịu hình phạt, biện pháp tư pháp và không có án tích về hành vi
chuẩn bị giết người.
Miễn hình phạt: là việc Toà án không buộc người phạm tội, pháp nhân thương mại
phạm tội phải chịu hình phạt về tội mà họ đã phạm. Người phạm tội, pháp nhân thương
mại phạm tội được miễn hình phạt sẽ không phải chịu hình phạt chính và hình phạt bổ
sung.
Án treo: là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có diẽu kiện, được áp dụng đối với
người bị xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các

98
tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì Toà án
cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm. Trong thời gian
thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm
việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia
đình người bị kết án có trách nhiệm phổi hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa
phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. Đối với người được hưởng án treo mà
phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình
phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định của
BLHS.
Ví dụ 10: Trần Văn Lợi phạm tội trộm cắp tài sản, bị Toà án kết án 02 năm tù. Do Lợi
có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên được Toà án cho hưởng án treo với
thời gian thử thách 04 năm và giao Lợi cho chính quyền dịa phương nơi Lợi sinh sống
phối hợp với gia đình Lợi để giám sát, giáo dục Lợi. Nếu trong 04 năm thử thách, Lợi
không phạm tội mới thì Lợi sẽ không phải chấp hành hình phạt 02 năm tù trong bản án
trên. Ngược lại, nếu trong 04 năm thử thách Lợi lại phạm tội mới thì Lợi sẽ phải chịu
hình phạt 02 năm tù của tội trộm cắp tài sản trong bản án treo nêu trên và hình phạt của
tội phạm mới.
Miễn chấp hành hình phạt: là việc các cơ quan có thẩm quyền không buộc người người
bị kết án chấp hành một phán hoặc toàn bộ hình phạt đã tuyên trong bản án. Giảm thời
hạn chấp hành hình phạt là việc Toà án quyết định cho người bị kết án được rút ngắn
thời hạn cháp hành hình phạt đã tuyên trong bản án.
Hoãn chấp hành hình phạt tù: là việc Toà án quyết định chuyển thời điểm bắt chấp hành
hình phạt sang một thời điểm khác muộn hơn.
Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù: là việc Toà án quyết định cho một người đang
chấp hành hình phạt tù được tạm ngừng việc chấp hành hình phạt trong một khoảng thời
gian nhất định.
Người có một trong các căn cứ sau đây có thể được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành
hình phạt tù: Người bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khoẻ hồi phục; Phụ nữ
có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn cho đến khi con đủ 36
tháng tuổi; NLĐ duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ
gặp khó khăn đặc biệt thì được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó phạm các tội
xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng; Người bị kết án ve tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ thì được hoãn
đến 01 năm.
Ví dụ 11: Chị Nguyễn Thị Hạnh phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý và bị Toà án
kết án 05 năm tù. Sau khi bản án có hiệu lực thì chị Hạnh phát hiện có thai. Nếu chị
Hạnh chưa chấp hành hình phạt tù thì Toà án có thể cho chị Hạnh được hoãn chấp hành
hình phạt tù cho đến khi con chị Hạnh đủ 36 tháng tuổi. Nếu chị Hạnh dang chấp hành
hình phạt tù thì Toà án có thể cho chị Hạnh được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
cho đến khi con chị Hạnh đủ 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu xét thấy việc hoãn hoặc tạm
đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thể làm điều kiện cho chị Hạnh tiếp tục phạm tội mới
thì Toà án có thể không áp dụng các biện pháp khoan hồng này đối với chị Hạnh.

99
Xoá án tích: là việc công nhận một người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm
tội sau khi đã chấp hành xong bản án một khoảng thời gian nhẩt định và không phạm tội
mới thì được coi như người chưa từng bị kết án. Thời hạn xoá án tích đối với người
phạm tội tuỳ thuộc vào mức hình phạt chính đã tuyên trong bản án. Thời hạn xoá án tích
đối với pháp nhân thương mại phạm tội là 02 năm kc từ khi chấp hành xong bản án.
Việc xoá án tích tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội tái hoà nhập với xã hội.
Trong ví dụ 10, nếu sau 04 năm thử thách mà Lợi không phạm tội mới thì theo Điều 70
BLHS năm 2015, thời gian xoá án tích đối với hành vi trộm cắp của Lợi là 01 năm kể từ
khi chấp hành xong bản án. Như vậy, kể từ khi bản án trên có hiệu lực pháp luật đến
trước ngày Lợi được xoá án tích, Lợi sẽ phải chịu một số hậu quả xấu như nếu phạm tội
mới trong thời gian này có thể bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm... Sau khi
được xoá án tích, Lợi sẽ được coi như người chưa từng phạm tội, nếu phạm tội mới sẽ
không bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
1. Tội giết người (Điều 123 BLHS năm 2015)
Giết người là hành vi cố ý tước bỏ tính mạng của người khác trái pháp luật.
Tội giết người xâm phạm quyền sống của người khác. Hành vi giết người tác động lên
cơ thể của con người đang sống.
Hành vi phạm tội giết người thường được thực hiện bằng cách tác động trái phép đến cơ
thể người khác gây ra cái chết cho họ như: đâm, chém, bắn, bóp cổ, cho nạn nhân uống
thuốc độc... Bản thân hành vi giết người phải chứa đựng khả năng gây ra cái chết cho
nạn nhân và được thực hiện một cách trái pháp luật. Những trường hợp cố ý tước bỏ
tính mạng của người khác một cách hợp pháp (như thi hành án tử hình, phòng vệ chính
đáng...) thì không phạm tội.
Tội giết người có lỗi cố ý. Khi thực hiện hành vi tác động trái phép đến cơ thể người
khác, người phạm tội mong muốn hậu quả chốt người xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho
hậu quả chết người xảy ra.
Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội giết người có thể bị xử phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, tù chung thân
hoặc tử hình.
Trong ví dụ 1 nêu trên, Nam đã xâm phạm quyền sống của chị Hạnh. Hành vi giết người
của Nam được thực hiện bằng cách cho thuốc độc vào đồ ăn của chị Hạnh, dẫn đến hậu
quả là chị Hạnh bị ngộ độc chết. Nam có lỗi cố ý trực tiếp, mong muốn chị Hạnh chết.
Nam đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Người thực hiện hành vi giết người, nếu có thèm một số dấu hiệu khác, tuỳ từng trường
hợp có thể cấu thành các tội phạm khác nhau trong BLHS như:
Nếu giết người nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân sẽ cấu thành các tội phạm
tương ứng trong chương Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XIII BLHS năm
2015).
Nếu người mẹ, do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách
quan đặc biệt, mà giết con mới dẻ hoặc vứt bỏ dứa trẻ đó dẫn dến hậu quả dứa trẻ chết
thì phạm tội giết con mới đẻ (Điều 124 BLHS năm 2015).

100
Nếu giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó
thì phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS
năm 2015).
Nếu một người do vượt quá giới hạn phòng vộ chính đáng mà giết người thì phạm tội
giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126 BLHS
năm 2015).
Nếu một người trong khi đang thi hành công vụ, với động cơ mong muốn thực hiện tốt
công vụ của mình nên đã có hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho
phcp để giết người thì phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127
BLHS năm 2015).
2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 134
BLHS năm 2015)
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi cố ý tác
động trái phép đến thân thể của người khác gảy thương tích hoặc gảy thiệt hại cho sức
khoẻ của người khác với tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng
thuộc một trong các trường hợp luật định.
Tội ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người xâm phạm sức khoẻ của
người khác. Đối tượng tác động là cơ thể của người khác.
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi tác động trái phép lên cơ thể người khác
gây ra thương tích hoặc tổn hại về sức khoẻ cho họ với tỉ lệ tổn thương cơ thc từ 11%
trở lcn hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như: Dùng hung khí nguy
hiổm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với
nhiều người; Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người
khác không có khả năng tự vệ; Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo,
cô giáo của mình; Có tổ chức; Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị
áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích
thuê; Có tính chát côn dố hoặc tái phạm nguy hiểm; Để cản trở người thi hành công vụ
hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân.
Người phạm tội có lỗi cố ý, khi thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác, hợ mong muốn nạn nhân bị thương hoặc có ý thức để mặc
cho nạn nhân bị thương.
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự.
Người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác có
thể bị phạt cải tạo không giam giữ từ 06 tháng đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đốn
20 năm hoặc tù chung thân.
Ví dụ 12: A và B chạy xe trên đường. A bóp phanh (thắng) gấp để dừng xe nên bị xe
của B va vào đuôi xe của A. A quay lại chửi B. B nghĩ mình không có lỗi nên chửi lại
A. Hai bên xô xát. A đã tháo mũ bảo hiềm đập vào mặt B làm B bị gãy sống mủi, chấn
thương ở mắt trái, tỉ lệ tổn thương cơ thể 35%. Hành vi trên của A đã phạm tội cố ý gây
thương tích cho người khác theo quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015.

101
3. Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS năm 2015)
Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dũng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi
khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhầm
chiếm đoạt tài sản.
Tội cướp tài sản xâm phạm quyền sở hữu và quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ
của con người.
Hành vi khách quan của tội cướp tài sản là hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào
tình trạng không thể chổng cự được. Hành vi này được thực hiện bằng một trong các thủ
đoạn sau:
Dùng vũ lực: là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác nhằm làm cho
người này lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Hành vi dùng vũ lực của người
phạm tội có thể sử dụng hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội như: bắn,
chém, trói, đám, đá, bóp cổ... Hành vi dùng sức mạnh vật chất phải nhằm vào con người
(có thể là chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lí, bảo vệ tài sản hoặc bất kì ai mà
người phạm tội cho rằng họ đang hoặc sẽ cản trở việc chiếm đoạt của mình).
Ví dụ 13: A dùng gậy đập vào đầu B làm cho B bất tỉnh đề láy xc máy của B.
Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ doạ sẽ dùng vũ
lực tức thời, nhằm làm cho người bị đe doạ bị tê liệt ý chí, không dám chống cự. Người
bị đe doạ dùng vũ lực hiều rằng nếu họ có hành vi chống trả lại hoặc không thoả mân
yêu cầu của người phạm tội thì tính mạng, sức khoẻ của họ sẽ ngay lập tức bị xâm hại.
Ví dụ 14: Trên một đoạn đường vắng, A kế dao vào cốB để bắt B phải đưa tiền cho A.
Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: là
hành vi dùng mọi phương pháp, thủ đoạn khác nhau để làm cho nạn nhân không thể
kháng cự lại hành vi chiếm đoạt tài sản như: cho uống thuốc ngủ, thuốc độc, gây mê,
gây tê... Những hành vi này được coi là có cùng tính chất với hành vi dùng vũ lực hoặc
đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc ở chỗ làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân.
Ví dụ 15: Trên một chuyến xe khách đường dài, A thấy B có nhiều tài sản nên làm quen
với B. A mời B uống một chai nước ngọt (có pha sẵn thuốc ngủ). Khi B ngủ mê mệt, A
đã lấy hết tài sản của B.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên và
thể hiện mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản. Việc người phạm tội đã chiếm đoạt được tài
sản hay chưa, tài sản trị giá bao nhiêu không có ý nghĩa trong việc định tội.
Người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp, mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản.
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 14 tuổi trở lên.
Hình phạt đối với người phạm tội cướp tài sán là phạt tù từ 03 năm đễn 20 năm hoặc tù
chung thân.
4. Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS năm 2015)
Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu
đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy
định tại khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015.
Tội trộm cáp tài sản xâm phạm quyền sở hữu, cụ thể là quyền chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt của chủ tài sản đối với tài sản. Tài sản bị trộm cắp phải có giá trị từ 2 triệu
đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

102
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170,
171, 172, 174, 175 và 290 của BLHS năm 2015, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Tài sản là di vật, cốvật.
Hành vi trộm cắp tài sản được thực hiện một cách lén lút, bí mật đối với người quản lí
tài sản. Trong ý thức chủ quan của người phạm tội, họ mong muốn che giấu hành vi
phạm tội của mình, họ sợ người quản lí tài sản phát hiện ra hành vi chiếm đoạt tài sản
của họ.
Ví dụ 16: Lợi dụng lúc gia đình A đang ngủ trưa, chiếc xe máy dựng ngoài sân,
B đâ cạy cổng vào nhà A lấy chiếc xe máy mang đi bán được 5,0 triệu đồng. Hành vi
trên cùa B cấu thành tội trộm cắp tài sản.
Người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp, mong muốn chiếm doạt được tài sản.
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự.
Người phạm tội trộm cắp tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ từ 06 tháng đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.
5. Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS năm 2015)
Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có
trách nhiệm quản lí trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc
một trong các trường hợp sau đây: Đã bị xử lí kỉ luật vẽ hành vi này mà còn vi phạm;
Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục l chương Các tội phạm về chức vụ,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Tội tham ô tài sản xâm phạm hoạt động dúng đắn của cơ quan, tổ chức; ngoài ra, còn
xâm hại đến quyền sở hữu của các cơ quan, tổ chức này. Tài sản bị chiếm đoạt trong tội
phạm này là tài sản có trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoác dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc
một trong các trường hợp luật định.
Hành vi khách quan của tội tham ô tài sản là lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc
quản lí tài sản và chiếm đoạt tài sản mình có trách nhiệm quản lí. Đây là dấu hiệu pháp
lí đặc trưng của tội tham ô tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội phạm này có thể
được thực hiện dưới các hình thức khác nhau như: công khai, bí mật hoặc bằng thủ đoạn
gian dối như sửa đểi số liệu trong sồ sách, tạo chứng từ giả...
Người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp, họ mong muốn chiếm đoạt được tài sản do mình
có trách nhiệm quản lí.
Chủ thể của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn trong quản lí tài sản của
các cơ quan, tổ chức và chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lí.
Người phạm tội tham ô tài sản có thể bị phạt tù từ 02 năm dến 20 năm, tù chung thân
hoặc tử hình.
Ví dụ 17: A là Trưởng khoa Được của Bệnh viện tỉnh H. Lợi dụng chức vụ của mình, A
đã thay đểi các số liệu trong sổ sách, chứng từ để chiếm đoạt số lượng thuốc trị giá 150
triệu đồng. Như vậy, A là người có trách nhiệm trong việc quản lí tài sản của Bộnh viện
và chiếm đoạt tài sản do chính mình quản lí. Hành vi này của A đã xâm phạm đến hoạt

103
động đúng đắn của Bệnh viện tỉnh H. A phạm tội tham ô tài sản được quy định tại Điều
353 BLHS năm 2015.
6. Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS năm 2015)
Tội nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trực tiếp hay qua trung gian
nhận hoặc sẽ nhận hất kì lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho
người hay tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu
của người đưa hối lộ: (ỉ) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng
trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm
hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xoá
án tích mà còn vi phạm; (ii) Lợi ích phi vật chất.
Tội nhận hối lộ xầm phạm hoạt động đúng đắn và uy tín của các cơ quan trong bộ máy
nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.
Hành vi nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung
gian nhận hoặc sẽ nhận bất kì lợi ích nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích
hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Tài sản nhận hối lộ phải có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá
từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này
mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; hoặc người nhận hối lộ nhận lợi ích phi vật chất.
Tội nhận hối lộ có lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội mong muốn nhận được tài sản hoặc
lợi ích phi vật chất từ người đưa hối lộ.
Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn liên quan trực tiếp đến việc giải quyết
một công việc theo yều cầu của người đưa hối lộ.
Tội nhận hối lộ quy định khung hình phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc
tử hình.
Ví dụ 18: A là Thẩm phán huyện T và được giao trách nhiệm xử vụ án hình sự về tội vi
phạm quy định vế tham gia giao thông đường bộ (Điếu 260 BLHS năm 2015) do B là bị
cáo. B đến gặp A và đề nghị đưa 50 triệu đóng cho A với điều kiện A phải xử cho B
được hưởng án treo. A đã nhận của B 50 triệu đồng và xử B 03 nám tù cho hưởng án
treo với thời gian thử thách là 05 năm. Hành vi trên cùa A phạm tội nhận hối lộ.
7. Tội đưa hối lộ (Điều 364 BLHS năm 2015)
Tội đưa hối lộ là hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có
chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kì lợi ích nào sau đày để
người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu
của người đưa hối lộ: (i) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên;
(ii) Lợi ích phi vật chất.
Hành vi phạm tội đưa hối lộ xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do
người đưa hối lộ đã tác động lên người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình.
Người phạm tội đưa hối lộ thực hiện các hành vi sau đây:
 Đã đưa hoặc thoả thuận sẽ đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất có giá trị từ 2 triệu
đồng trở lcn hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm

104
nhiều lần cho người có chức vụ, quyền hạn. Việc đưa của hối lộ có thể trực tiếp hoặc
qua trung gian. Yêu cầu người có chức vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm hoặc không
làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình.
Người phạm tội có lỗi cố ý. Họ mong muốn đưa tiền cho người có chức vụ, quyền hạn
để người này làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của họ.
Chủ thể của tội phạm là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội đưa hối lộ có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm.
Trong ví dụ 18, B đã có hành vi đưa hối lộ cho A số tiền 50 triệu đồng để yêu cầu A xử
cho B được hưởng án treo. Hành vi này của B cấu thành tội đưa hối lộ.
1. Khái niệm luật tố tụng hình sự
Luật Tố tụng hình sự (TTHS) là một ngành luật trong hộ thống pháp luật của nước
CHXHCN Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành
nhằm quy định trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự gồm các giai đoạn: khởi tổ vụ
án, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đểc thẩm và tái thẩm và thi
hành án hình sự.
Luật TTHS có mối liên hộ mật thiết với Luật Hình sự. Đây là mối liên hệ giữa pháp luật
nội dung và pháp luật hình thức. Luật Hình sự quy định thế nào là tội phạm, đặc điểm
cấu thành của một tội phạm cụ thể, quy định mức hình phạt và chế tài hình sự. Trong
khi đó, Luật TTHS quy định cách thức, trình tự giải quyết một vụ án nhằm xử lí nghiêm
minh người phạm tội. chính vì vậy, khi cơ quan THTT, người tiến THTT giải quyết vụ
án, việc chứng minh tội phạm không thể tách rời với các quy định của Luật Hình sự về
các tội phạm củng như chế tài hình sự. Đây là cơ sở để cơ quan THTT, người THTT ra
các quyết định tố tụng về số phận pháp lí của người phạm tội. Theo đó, quá trình giải
quyết vụ án hình sự (VAHS) bao gồm một bên là cơ quan có thẩm quyền THTT, người
có thẩm quyền THTT; bên còn lại là người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng
khác.
Cơ quan có thẩm quyền THTT và người có thẩm quyền THTT bao gồm:
Cơ quan THTT: cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án.
Người THTT: là những người đại diện cho các cơ quan THTT được phân công giải
quyết VAHS, bao gồm:
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên, cán bộ điều tra,
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án,
Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư kí Toà án, Thẩm tra viên, Hội thẩm.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra: Bộ đội Biên phòng, Hải
quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư.
Người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra: Đây là một số người làm
việc trong các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Những
người này được liệt kê tại khoản 2, Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) tương
ứng với từng cơ quan như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát
biển, Kiểm ngư, các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
họ được quy định tại các Điều 39, 40 BLTTHS.

105
Người tham gia tố tụng bao gồm:
Người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lí trong vụ án: Người bị tố giác, người
bị kiến nghị khởi tố (Điều 57 BLTTHS); Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người
bị bắt (Điều 58 BLTTHS); Người bị tạm giữ (Điều 59 BLTTHS); Bị can (Điều 60
BLTTHS); BỊ cáo (Điều 61 BLTTHS); Bị hại (Điều 62 BLTTHS);
Nguyên đơn dân sự (Điều 63 BLTTHS); Bị đơn dân sự (Điều 64 BLTTHS); Người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 65 BLTTHS).
Người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những chủ thể khác:
Người bào chữa (Điều 72 - 82 BLTTHS); Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điều 83 BLTTHS); Người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 84 BLTTHS).
Người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ: Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị
khởi tố (Điều 56 BLTTHS); Người làm chứng (Điều 66 BLTTHS); Người chứng kiến
(Điều 67 BLTTHS); người giám định (Điều 68 BLTTHS); Người định giá tài sản (Điều
69 BLTTHS); Người phiên dịch, người dịch thuật (Điều 70 BLTTHS).
Ví dụ: A đột nhập vào nhà B trộm cắp tài sản là chiếc xe máy. Khi đang thực hiện hành
vi trộm cắp, A bị người dân phát hiện và đuổi bắt. Người dân giao nộp A cho cơ quan
công an có thẩm quyền. Xét thấy hành vi của A là hành vi trái pháp luật hình sự (vi
phạm Điều 173 BLHS năm 2015), gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền tài sản
của người dân là quyền được nhà nước bảo vệ, cơ quan điều tra thuộc lực lượng Công
an nhân dân ra quyết định khởi tố VAHS, khởi tổ bị can đối với A.
Phân tích tình huống trên, ta thấy có những mối quan hệ pháp luật sau:
A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự.
A bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố VAHS, khởi tố bị can làm phát sinh
mối quan hệ pháp luật TTHS. Trong mối quan hệ này, A là người bị buộc tội về hành vi
trộm cắp tài sản theo BLHS năm 2015. Mối quan hộ giữa A và cơ quan điều tra trong
quá trình điếu tra vụ án là mối quan hệ giữa cơ quan THTT với người tham gia tố tụng.
B là người bị thiệt hại về tài sản do hành vi trộm cắp của A gày ra, do đó, B là bị hại
trong vụ án. Mối quan hệ giữa B và cơ quan diều tra trong quá trình điều tra vụ án là
mối quan hệ pháp luật TTHS giữa cơ quan THTT với người tham gia tổ tụng.
2. Nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự
Theo quy định tại Điều 2 BLTTHS, luật TTHS có những nhiệm vụ sau:
 Bảo đảm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lí công minh, kịp thời mọi hành
vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội. Góp phần bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vộ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân. Giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, BLTTHS quy định những vấn đề sau
(phạm vi điều chỉnh): Trình tự, thủ tục giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự. Nhiệm vụ, quyền hạn và mối
quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền THTT. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của những người có thẩm quyền THTT. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng,
cơ quan, tổ chức và cá nhân.

106
3. Thủ tục giải quyết vụ án hình sự
Việc giải quyết vụ án hình sự trải qua một quá trình và theo một trình tự luật định. Quá
trình đó bao gồm các hoạt động qua các bước khác nhau (như khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm) do các chủ thể khác nhau
thực hiện ở những thời điểm khác nhau. Quá trình này có thể được phân chia thành
những giai đoạn mang tính tuần tự, logic và nối tiếp nhau trong một chuỗi tố tụng thống
nhất. Sự phân chia các giai đoạn tố tụng hình sự chỉ mang tính chất lí luận, bởi mỗi giai
đoạn tố tụng tuy độc lập nhưng vẫn nằm trong mối quan hộ chặt chẽ với nhau. Kết quả
của giai đoạn trước là cơ sở pháp lí cho giai đoạn tố tụng tiếp theo. Ngược lại, hoạt động
của giai đoạn tố tụng sau sẽ phản ánh kết quả của giai đoạn tố tụng trước. Việc kết thúc
một giai đoạn tố tụng phải được thể hiện bằng văn bản tố tụng.
Cơ cấu tổ chức của cơ quan THTT được xây dựng theo các cấp khác nhau, dựa vào ba
dấu hiệu sau:
 Dấu hiệu vổ mặt lãnh thể: căn cứ vào nơi trốn thực hiện hành vi phạm tội, xác
định thẩm quyền cơ quan THTT trên địa bàn lãnh thể nào có quyền tiến hành. Dấu hiệu
về đối tượng (người) phạm tội: căn cứ này nhằm phân định thẩm quyền giải quyết vụ án
nào thuộc các cơ quan THTT trong quân đội tiến hành. Dấu hiệu về mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội: căn cứ này nhằm phân định thẩm quyền tiến hành của cơ quan
THTT các cáp (huyện, tỉnh hay khu vực và quân khu).
3.1 Khởi tố vụ án hình sự
Khái niệm: Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập của quá trình chứng minh vụ
án hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội
phạm để quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Giai đoạn khởi tố bắt
đầu từ việc tiếp nhận thông tin về tội phạm hoặc phát hiẹn dấu hiệu tội phạm và kết thúc
bằng một quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
Nhiệm vụ: Xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm đế khởi tố hoặc không khởi tố
vụ án hình sự.
Chủ thể thực hiện: Vì là giai đoạn dầu tiên của quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhằm
ngăn chặn và xử lí kịp thời tội phạm nên việc khởi tổ vụ án được giao cho nhiều chủ thể
có quyền thực hiện.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra:
 Cơ quan điêu tra quyết định khởi tố vụ án hình sự dổi với tất cả vụ việc có dấu
hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra, Viện Kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lí, giải quyết. Cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một sổ hoạt động điếu tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự
trong trường hợp quy định tại Điều 164 BLTTHS.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện Kiểm sát: Viện Kiểm sát khởi tố vụ án hình
sự trong ba trường hợp sau:
 Viện Kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều
tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Viện Kiểm sát
trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Viện Kiểm sát trực
tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

107
Thẩm quyền khởi tổ vụ án hình sự của Hội đồng xét xử: Hội đồng xét xử ra quyết định
khởi tố hoặc yêu cầu Viện Kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên
toà mà phát hiện có việc bỏ lợt tội phạm.
Ngoài ba cơ quan THTT, pháp luật còn trao thầm quyền khởi tố vụ án hình sự cho các
lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lầm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư
và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến
hành hoạt động điều tra.
Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại: Trong một số trường hợp, đối với một số hành vi
phạm tội ở mức độ ít nghiêm trọng, pháp luật cho phép cơ quan có thẩm quyền THTT
chỉ khởi tố vụ án hình sự khi người bị hại yêu cầu. Đây là chính sách nhân đạo của Nhà
nước đối với người phạm tội. Theo quy định tại Điều 155 BLTTHS, chỉ được khởi tố vụ
án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điếu 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143,
155, 156 và 226 của BLHS khi có yêu cáu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là
người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thc chất hoặc đã chết.
Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ
trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của
họ do bị cp buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều
tra, Viện Kiểm sát, Toà án vẫn tiếp tục THTT đối với vụ án. Bị hại hoặc người đại diện
của bị hại đâ rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu
cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
3.2 Điều tra vụ án hình sự
Khái niệm: Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có
thẩm quyềntiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự
để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc truy tố của
Viện Kiểm sát và xét xử của Toà án.
Nhiệm vụ:
Thu thập chứng cứ để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở
cho việc truy tố; góp phần đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp
luật.
Xác định chính xác tính chất, mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra tạo cơ sở cho Toà án
xét xử và quyết định mức bồi thường thiệt hại được chính xác.
Phát hiện những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm để từ đó đưa ra các biện
pháp phòng ngừa thích hợp.
Chủ thể thực hiện: Khác với hoạt động khởi tố vụ án, công tác điều tra chỉ do cơ quan
điều tra tiến hành. Các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng
Cảnh sát biển, Kiểm ngư và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân
dân được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra đối với những vụ án đơn giản,
chứng cứ rõ ràng, lại lịch người phạm tội rõ ràng. Với chức năng giám sát hoạt động
điều tra, cơ quan Viện Kiểm sát củng được thực hiện một số hoạt động điều tra trong
những trường hợp trực tiếp phát hiện tội phạm hoặc những trường hợp luật định, cụ thể
là: khởi tố vụ án; khởi tố bị can; tiến hành hỏi cung bị can; tiến hành trưng cầu giám
định, thực nghiệm điều tra khi thấy cần thiết.
3.3 Truy tố vụ án hình sự

108
Khái niệm: Truy tổ là giai đoạn của tố tụng hình sự do Viện Kiểm sát có thẩm quyền
tiến hành các hoạt động tổ tụng cần thiết nhằm buộc tội bị can trước Toà án có thẩm
quyền bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.
Chức năng và nhiệm vụ:
Giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án và cơ
quan Toà án. Đảm bảo việc điều tra tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật, khách quan,
toàn diện và đầy đủ.
Thực hành quyền công tố tại phiên toà. Đảm bảo việc ra quyết định truy tố củng như các
quyết định tố tụng khác có căn cứ và hợp pháp, góp phần thực hiện tốt chức năng buộc
tội nhân danh nhà nước một cách thuyết phục.
3.4 Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Khái niệm: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là xét xử ở cấp thứ nhất do Toà án có thẩm
quyền thực hiện trên cơ sở truy tố của Viện Kiểm sát theo quy định của pháp luật tố
tụng hình sự.
Thẩm quyền: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của các Toà án được xác định dựa trên
những dấu hiệu sau:
Dấu hiệu thể hiện tính nghiêm trọng, phức tạp của loại tội phạm (thẩm quyền theo vụ
việc).
Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án Quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án
hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất
nghiêm trọng, trừ những trường hợp quy định tại điểm a, b, c, khoản 1, Điều 268
BLTTHS.
Toà án nhân dân cấp Tỉnh và Toà án Quân sự Quân khu có thẩm quyền xét xử sơ thẩm
hai loại vụ việc sau: 1) Những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm
quyền của Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án Quân sự khu vực. Đó là những vụ án
về các tội đặc biệt nghiêm trọng và những vụ án về các tội được quy định tại điểm a, b,
c, khoản 1, Điều 268 BLTTHS; 2) Những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới
mà mình lấy lên để xét xử.
Dấu hiệu thể hiện địa điểm tội phạm hay hành vi tố tụng (thẩm quyền theo lãnh thể,
Điều 269 BLTTHS). Thẩm quyền xét xử theo lãnh thể là sự phân định thẩm quyền xét
xử giữa các Toà án cùng cấp với nhau căn cứ vào nơi tội phạm thực hiện hoặc nơi kết
thúc điều tra.
Dấu hiệu liên quan đến người phạm tội (thẩm quyền theo đối tượng). Thẩm quyền xét
xử theo dối tượng là sự phán định thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân dân và Toà án
Quân sự căn cứ vào chủ thể tội phạm hay đối tượng bị tội phạm xâm hại (Điều 272
BLTTHS).
Bản án sơ thẩm của Toà án không có hiệu lực thi hành ngay và có thể bị kháng cáo hoặc
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
3.5 Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Khái niệm: Xét xử phúc thẩm là giai đoạn của tố tụng hình sự mà trong đó Toà án cáp
trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm vụ án chưa có hiệu lực
pháp luật mà bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Tính chất của xét xử phúc thẩm (Điều 330 BLTTHS)

109
Thủ tục phúc thẩm không phải là thủ tục đương nhiên, bắt buộc trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự mà chỉ phát sinh khi bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Chủ thể có quyền kháng cáo bao gồm: bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Phạm vi kháng cáo là nội dung bản án
hoặc quyết định sơ thẩm dành cho bị cáo có liên quan đốn quyền lợi hoặc nghĩa vụ của
họ. Trong trường hợp vụ án có người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền lợi cho đương
sự tham gia bảo vệ cho người chưa thành niên (ví dụ luật sư tham gia bào chữa cho bị
cáo là người chưa thành niên, hoặc bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là người chưa
thành niên) thì họ củng có quyền kháng cáo phẩn bản án hoặc quyết định sơ thẩm liên
quan đến quyền lợi của thân chủ hoặc đương sự mà mình bảo vệ.
Chủ thể có quyền kháng nghị bản án và quyết định sơ thẩm là Viện Kiểm sát cùng cấp.
Phạm vi kháng nghị là một phần hoặc toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
Toà án cấp trên trực tiếp của Toà án đã xét xử sơ thẩm sẽ có quyền xét xử phúc thẩm.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay sau khi tuyên án; quyết định phúc thẩm có
hiệu lực kể từ ngày ra quyết định theo quy định (Điều 343 BLTTHS).
3.6 Giám đốc thẩm và tái thẩm
Giám đốc thẩm: là thủ tục xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng
bị kháng nghị vì phát hiện có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xử lí vụ
án.
Tái thẩm: là việc Toà án có thẩm quyền xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực
pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có tình tiết mới làm thay đểi cơ bản nội dung của
bản án hoặc quyết định mà khi ra bản án và quyết định, thẩm phán không thể biết được.
3.7 Thủ tục tố tụng đặc biệt
Thủ tục đối với người dưới 18 tuổi: Người dưới 18 tuổi là người có dặc điểm đặc thù về
nhân thân. Đây là lứa tuồi chưa hoàn thiện về nhân cách và năng lực hành vi như người
trưởng thành. Chính vì vậy, khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật nói chung và
quan hệ pháp luật TTHS nói riêng, nhóm người này cần được đặc biệt quan tâm. Nhà
nước đã có những chính sách pháp luật đặc thù để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp
pháp của họ. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi, cần
lưu ý những nội dung sau:
Phạm vi áp dụng (Điều 413 BLTTHS):
Thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới
18 tuổi được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định
khác của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.
Nguyên tắc THTT (Điều 414 BLTTHS):
 Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lí, lứa tuổi, mức dộ trưởng
thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. Bảo đảm giữ bí
mật cá nhân của người dưới 18 tuổi. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại
diện cùa người dưới 18 tuổi, nhà trường, Đoàn Thanh niên, người có kinh nghiệm, hiều
biết về tâm lí, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh
hoạt. Tồn trọng quyến được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi. Bào đảm

110
quyến bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lí của người dưới 18 tuổi. Bảo đảm các
nguyên tắc xử lí của BLHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Bảo đảm giải quyết
nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.
Người THTT (Điều 415 BLTTHS): Người THTT đối với vụ án có người dưới 18 tuổi
phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên
quan đến người dưới 18 tuổi, có hiều biết cần thiết vẽ tâm lí học, khoa học giáo dục đối
với người dưới 18 tuổi.
Những vấn đề cẩn xác định khi THTT đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi
(Điều 416 BLTTHS):
 Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức vế' hành vi
phạm tội của người dưới 18 tuổi. Điều kiện sinh sống và giáo dục. Có hay không có
người dủ 18 tuổi trở lên xúi giục. Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội.
Thủ tục rút gọn: Là thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự, không áp dựng phổ biến đối
với tất cả các trường hợp phạm tội mà chỉ áp dụng đối với những vụ án hội đủ các diều
kiện mà pháp luật quy định nhằm mục đích rút ngắn về mặt thời gian và giản gọn về thủ
tục. chỉ áp dụng giới hạn trong giai đoạn điều tra, truy tố xét xử sư thẩm và xét xử phúc
thẩm. Trong trường hợp vụ án phải giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
sẽ áp dụng theo thủ tục chung.
Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điếu tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ
các điều kiện:
 Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú. Sự việc
phạm tội đơn giải, chứng cứ rõ ràng. Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng.
Người phạm tội có nơi cư trú, lí lịch rõ ràng.
Thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các Điều kiện:
 Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo,
kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo. Vụ án chưa được
áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo
được hưởng án treo.
Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân: Hiện tại, BLTTHS năm 2015
đã dành hẳn Chương XXIX quy định về thủ tục truy cứu TNHS dối với pháp nhân.
Những quy định này bao gồm các quy định liên quan đốn hoạt động khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án. Ngoài ra, BLTTHS củng đã xây dựng những điều khoản
về các biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân trong quá trình tố tụng, củng như quyền
và nghĩa vụ của người đại diện của pháp nhân tham gia tố tụng. Theo đó, quy trình tố
tụng trong vụ án truy cứu TNHS của pháp nhân có những đặc điểm sau:
 Tuân thủ quy trình tố tụng chung về khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đối với cá
nhấn bị buộc tội thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Không áp dụng
các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đối với cá nhân bị buộc tội như: bắt, tạm
giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, đật tiền đế bảo đảm và bảo lãnh. Ngược lại, có
thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân thông qua người đại diện của
pháp nhân, bao gồm: kê biên tài sản, phong toả tài khoản, tạm đình chỉ hoạt động, nộp

111
tiền đảm bảo thi hành án. Hoạt động chứng minh cần đặc biệt tập trung phân biệt làm rõ
giữa lỗi của pháp nhân và lỗi của cá nhân là thành viên của pháp nhân.

Bài 9
Pháp luật hành chính và tố tụng hành chính
1. Các vấn đế chung của luật hành chính
1.1 Khái niệm Luật Hành chính
Luật Hành chính là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng thể các quy
phạm pháp luật được nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước.
Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chấp hành và điều hành, chủ yếu
do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, nhằm tổ chức thi hành pháp luật và chỉ
đạo, điều hành việc thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực quản lí hành chính nhà nước (còn gọi là quan hệ quản lí hành chính). Các quan hệ
này thường được phân thành ba nhóm: 1) Các quan hệ quản lí phát sinh khi các cơ quan
hành chính nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; chẳng hạn các quan hộ
phát sinh trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ,
ƯBND các cáp, các sở, phòng, ban; 2) Các quan hệ quản lí phát sinh trong quá trình
thực hiện các hoạt động mang tính chất quản lí hành chính của các cơ quan nhà nước
khác như Quốc hội, Chủ tịch nước, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; 3) Các
quan hệ quản lí phát sinh khi các tó chức (chẳng hạn như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn TNCS Hổ Chí Minh...); hoặc cá nhân công dân
được trao quyền hạn, nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước.
Các quan hộ xã hội phát sinh trong quản lí hành chính nhà nước, với sự tham gia của
các bên (cá nhân, tổ chức), nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình
được gọi là các quan hệ quản lí hành chính nhà nước và do Luật Hành chính điều chỉnh.
Ví dụ 1: Quan hệ xã hội phát sinh khi Thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh
H kiểm tra hoạt động của vũ trường Y.
Ví dụ 2: Quan hệ xã hội phát sinh khi ông A điều khiển xe gắn máy, do có hành vi vi
phạm hành chính khi tham gia giao thông ncn bị Đội trưởng Cảnh sát Giao thông Công
an tỉnh Y xử phạt vi phạm hành chính.
Các quan hệ xã hội phát sinh trong các trường hợp nêu trên đều do quy phạm pháp luật
hành chính điều chỉnh.
Nội dung của Luật Hành chính rất rộng, gồm các vấn đề sau đây:
 Nguyền tắc, hình thức, phương pháp quản lí hành chính nhà nước Việt Nam. Tổ
chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Chế độ công vụ và cán bộ, công
chức. Viền chức và chế độ pháp lí hành chính của các tổ chức sự nghiệp công lập.
Quyền và nghĩa vụ pháp lí của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực hành chính nhà nước.
Quyền và nghĩa vụ pháp lí của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính; thẩm quyền, trình tự ban hành quyết định hành chính. Cưỡng
chế hành chính. Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính. Thủ tục hành chính.
Kiểm tra, thanh tra trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Quản lí nhà nước về

112
kinh tế - xã hội. Quản lí nhà nước về y tế, văn hoá, xã hội. Quản lí nhà nước về giáo
dục, khoa học công nghệ. Quản lí nhà nước về an ninh - quốc phòng. Quản lí nhà nước
về hoạt động đối ngoại...
Để thực hiện các hoạt động quản lí hành chính nhà nước thì chủ thể quản lí hành chính
phải ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy quản lí, xây
dựng đội ngủ cán bộ, công chức, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ,
kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, kỉ luật, xử lí vi phạm trong quản lí hành chính nhà
nước... Đó là nội dung của quản lí hành chính trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã
hội.
Trong hệ thống các ngành luật, Luật Hành chính có vai trò rất quan trọng vì:
 Luật Hành chính là công cụ pháp lí được nhà nước sử dụng để tác động dến cá
nhân, tổ chức bằng cách quy định các quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia các quan
hệ hành chính nhà nước. Là cản cứ pháp lí đánh giá tính hợp pháp trong hành vi của cá
nhân, tổ chức khi họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Là cơ sở pháp lí để cơ
quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng
như giải quyết các yêu cầu của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật (như: cấp
các loại giấy phép, làm hộ khẩu, giấy tờ nhà đát, thành lập doanh nghiệp, giải thể doanh
nghiệp, đăng kí khai sinh, đăng kí kết hôn, xuất nhập cảnh, làm các thủ tục xuất nhập
khẩu, tuyển dụng công chức, viên chức, cưỡng chế hành chính và xử phạt vi phạm hành
chính, xử lí kỉ luật cán bộ, công chức...). Trong quan hệ với các ngành luật khác, các
quy phạm pháp luật hành chính là tiền đề, điều kiện làm phát sinh hoặc bảo đảm cho
quan hệ pháp luật thuộc các lĩnh vực pháp luật khác phát sinh, bảo đảm quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể trong các quan hộ pháp luật đó được thực hiện.
Chẳng hạn: Muốn có tư cách và có quyền và nghĩa vụ của vợ - chồng thì phải đăng kí
kết hôn theo thủ tục hành chính; muốn có các dự án đầu tư bất động sản thì phải làm thủ
tục xin phép cơ quan hành chính có thẩm quyền, các chủ thế đẩu tư phải chịu sự kiểm
tra, thanh tra của cơ quan hành chính nhà nước...
1.2 Nguồn của Luật Hành chính
Nguồn của Luật Hành chính là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ quản lí hành chính nhà nước. Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động vô
cùng rộng lớn, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nên nhà nước phải
ban hành rất nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh. Khác
với các ngành luật khác (chẳng hạn Luật Hình sự hay Luật Dân sự), Luật Hành chính có
nguồn rất lớn, gồm rất nhiều đạo luật, pháp lệnh và các ván bản hướng dẫn. Chúng rất
đa dạng vế loại văn bản, về phạm vi điều chỉnh, về cơ quan ban hành, về phạm vi hiệu
lực. Có văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, có văn bản do cơ quan
chính quyền địa phương ban hành.
Cơ sở hiến định của hộ thống quy phạm pháp luật hành chính là các quy định của Hiến
pháp liên quan đến nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước,
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nước, quyền và
nghĩa vụ của cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực hành chính nhà nước.
Trên cơ sở Hiến pháp, Quốc hội ban hành nhiều đạo luật đế điều chỉnh các quan hệ
quản lí hành chính nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể. Những đạo luật là nguồn của

113
Luật Hành chính có thể kể đến như: Luật Tổ chức chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền
địa phương; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Xử lí vi phạm hành chính;
Luật Thanh tra; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Xây dựng; Luật Giáo dục; Luật Cư
trú; Luật Xuất nhập cảnh; Luật Xuất bản; Luật Báo chí; Luật Bình đẳng giới; Luật Công
chứng; Luật Luật sư; Luật Phòng cháy, chữa cháy; Luật Giao thông đường bộ...
Ngoài các đạo luật thì nguồn của Luật Hành chính còn có các pháp lệnh như: Pháp lệnh
tín ngưỡng tồn giáo, Pháp lệnh dân số, Pháp lệnh quảng cáo...
Dưới các đạo luật và pháp lệnh là các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan hành
chính nhà nước.
Nguồn của Luật Hành chính còn có các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước ở địa phương gồm: nghị quyết của HĐND, quyết định của ƯBND.
Ví dụ:
Nghị quyết Số 15/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 của HĐND TP. Hồ Chí Minh về
đầu tư, xây dựng, phát triển các cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em trên địa bàn Thành phố
giai đoạn 2011 - 2015.
Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về điều
chỉnh giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Quyết định số 32/2012/QĐ-ƯBND ngày 30/7/2012 của ƯBND TP. Hồ Chí Minh về
việc thu phí trêng giữ xe trên địa bàn TP. Hỗ Chí Minh.
Quyết định số 01/2011/QĐ-ƯBND ngày 01/7/2011 của ƯBND Quận 1, TP. Hồ Chí
Minh về việc ban hành quy định trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trên địa
bàn Quận 1.
2. Nội dung cơ bản của luật hành chính
2.1 Cơ quan hành chính nhà nước
Khái niệm và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước, được thành
lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước
hoạt động thường xuyên, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật, chỉ đạo, điều hành việc thực
hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, hoạt dộng đối ngoại.
Phần lớn các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lí hành chính nhà nước đều có sự tham
gia của cơ quan hành chính nhà nước (bao gồm cả cán bộ, công chức thuộc các cơ quan
này). Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu, quan trọng nhất của
Luật Hành chính.
Cơ quan hành chính có những đặc điểm: (i) Là loại cơ quan thực hiện chức năng quản lí
hành chính trcn mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; (ii) Giữa các cơ quan hành chính nhà
nước có mối quan hộ chỉ đạo, điều hành rất chặt chẽ; cấp dưới trực thuộc cấp trên, địa
phương trực thuộc trung ương; (iii) Có một hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc (bao
gồm các đơn vị sự nghiệp và đơn vị sản xuất - kinh doanh).
Cơ quan hành chính nhà nước gồm cơ quan ở trung ương (Chính phủ, bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ) và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
(ƯBND các cấp, các cơ quan chuyên món thuộc UBND là sở, phòng, ban và tương
đương).

114
Căn cứ vào tính chát thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước được chia làm hai loại
là cơ quan có thẩm quyền chung quản lí tất cả các ngành và lĩnh vực (Chính phủ và
ƯBND các cấp) và cơ quan có thẩm quyền chuyên môn quản lí theo ngành, lĩnh vực
(bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các sở, phòng, ban và tương đương).
Cơ cấu tổ chức, vị trí pháp lí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức và chế độ hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp và bộ máy giúp việc của chúng được
Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức HĐND và ƯBND, cũng như các văn
bản của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, ƯBND các cấp quy định.
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, các cơ quan hành chính nhà
nước ban hành các quyết định hành chính theo quy định của pháp luật như: Chính phủ
ban hành nghị định, bộ ban hành thông tư, UBND ban hành quyết định, những người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính khác nhau có quyền ban hành các văn bản áp
dụng pháp luật như: quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định điều động cán
bộ, công chức...
Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Viột Nam,
thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách
nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, ƯBTV Quốc hội, Chủ tịch
nước.
Chính phủ gồm Thủ tướng chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và
thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Chính phủ có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 96 Hiến pháp năm
2013.
Ngoài nhiệm vụ chung của Chính phủ, Hiến pháp còn quy định nhiệm vụ, quyền hạn
của Thủ tướng chính phủ với tư cách là người đứng đầu Chính phủ tại Điều 98 Hiến
pháp năm 2013.
Bộ, cơ quan ngang bộ
Cơ cấu tổ chức của chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, là những cơ quan quản lí
ngành hoặc lĩnh vực trên phạm vi cả nước.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viền Chính phủ và là người đứng đầu
bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm
quản lí nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc
thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc
trách nhiệm quản lí (Điếu 99 Hiến pháp năm 2013).
Chính phủ Việt Nam hiện nay có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.
Uỷ ban nhân dân các cấp
ƯBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành
của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND
và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

115
UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện
nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cáp trên giao
(Điếu 114 Hiến pháp năm 2013).
UBND các cấp có Chủ tịch ƯBND, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên. ƯBND các cấp có
các cơ quan chuyên môn tham mưu giúp ƯBND quản lí ngành và lĩnh vực ở địa phương
là các sở, phòng, ban.
2.2 Công vụ; cán bộ, công chức và viên chức
Công vụ
Công vụ là hoạt động của cán bộ, công chức nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
các cơ quan nhà nước, của Đảng Cộng sản Viột Nam và của các tồ chức chính trị - xã
hội1.
Nguyên tắc hoạt động công vụ là:
 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, công dân. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm
tra, giám sát. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả. Bảo
đảm thứ bậc hành chính và sự phối hựp chặt chẽ.
Cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức là những người thực thi các nhiệm vụ của cơ quan Đảng, nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội và quản lí các đơn vị sự nghiộp công lập.
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kì trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là
cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong
biên chế và hưởng lương từ ngần sách nhà nước.
Chức vụ, chức danh của cán bộ làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện do cơ quan có thẩm quyền
của Đảng, các tồ chức chính trị - xã hội quy định cụ thể. Còn chức vụ, chức danh của
cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước được xác định theo quy định của các văn
bản như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân
dân, Luật Tổ chức Viện Kiổm sát nhân dân, Luật Tổ chức HĐND và ƯBND, Luật Kiểm
toán nhà nước...
Công chức là công dân Viột Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân dội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiộp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và
trong bộ máy lãnh dạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công
lập), trong biên che và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ
máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Để trở thành công chức phải thông qua tuyển dụng và được bổ nhiệm vào ngạch công
chức.

116
Người có dủ các điều kiện sau đây được dự tuyển công chức: 1) Có một quốc tịch là
quốc tịch Việt Nam; 2) Đủ 18 tuổi trở lên; 3) Có dơn dự tuyển, lí lịch rõ ràng; 4) Có văn
bằng, chứng chỉ phù hợp; 5) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; 6) Đủ sức khỏe đe
đảm nhận nhiệm vụ. Việc tuyen dụng công chức có thể được thực hiện thông qua thi
tuyển hoặc xét tuycn.
Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân thành bổn loại: Loại A gồm
những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; Loại B
gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoạc tương đương; Loại
c gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; Loại D
gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương dương và ngạch nhân
viên.
Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân thành hai loại: công chức giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lí; công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí.
Công chức vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một
trong các hình thức kỉ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d)
Giáng chức; e) Cách chức; g) Buộc thôi việc. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng
đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí.
Cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trán (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kì trong Thường trực HĐND, UBND, Bí
thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là
công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc
ƯBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ chuyên trách cấp xã có các chức vụ sau đây:
 Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ. Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND. Chủ tịch, Phó Chủ
tịch ƯBND. Chủ tịch ưỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp
dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tồ
chức Hội Nông dân Viột Nam). Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Công chức cấp
xã có các chức danh sau dây: Trưởng Công an. Chỉ huy trưởng Quân sự. Văn phòng -
thống kê. Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc
địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã). Tài chính - kế toán. Tư
pháp - hộ tịch. Văn hoá - xã hội
Việc bầu cử cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền
địa phương, điều lệ của tổ chức có hên quan, các quy định khác của pháp luật và của cơ
quan có thẩm quyền.
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc ƯBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước.
Luật Cán bộ, công chức quy định cán bộ, công chức có các nghĩa vụ chung, bao gồm:
 Trung thành với Đảng; tồn trọng nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; chấp
hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng. Thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ
được giao; có ý thức tổ chức kỉ luật; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công
vụ; chấp hành quyết định hợp pháp của cấp trên.

117
Luật Cán bộ, công chức quy định cán bộ, công chức có các quyền như: được đảm bảo
các điều kiện thi hành công vụ; quyền về tiến lương và các chế độ liên quan đến tiền
lương; quyền về nghỉ ngơi...
Chế độ tiền lương của cán bộ được quy định theo chức danhkìảm nhiệm trong cơ quan
Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (Tổng Bí thư, Ưỷ viên Bộ Chính trị, các Bí
thư Trung ương Đảng, trưởng các ban của Trung ương Đảng..., Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư
Huyện uỷ..., Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện Kiếm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch HĐND và ƯBND các cấp...).
Tiền lương của công chức được quy định theo ngạch bậc chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc
biệt, Luật Cán bộ, công chức quy định về những việc cán bộ, công chức không được
làm: liên quan đến đạo đức công vụ (trốn tránh trách nhiệm, sử dụng tài sản của Nhà
nước, của nhân dân trái pháp luật, phân biệt đối xử dân tộc, giới tính); liên quan đến bí
mật nhà nước; và những việc khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân
sự...
Hằng năm, cán bộ, công chức được đánh giá và phân loại theo bốn loại: Hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế
về nảng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ.
Cán bộ vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp
luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình
thức kỉ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Cách chức; d) Bãi nhiệm.
Công chức vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác của
pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những
hình thức kỉ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Giáng chức;
e) Cách chức; g) Buộc thôi việc.
Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp là tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập để cung cấp các dịch
vụ sự nghiộp như y tế, giáo dục, văn hoá, khoa học, công nghệ, thông tin, xuất bản, phát
thanh truyền hình...
Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị sự nghiệp của cơ quan nhà nước, của cơ quan
Đảng, hoặc của tổ chức chính trị - xã hội. Đơn vị sự nghiệp có số lượng đông đảo nhất
là sự nghiệp giáo dục (các trường học ở các cấp), sự nghiệp y tế (bệnh viện, cơ sở chăm
sóc sức khoẻ) và sự nghiệp khoa học - công nghệ (các viện nghiên cứu).
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn
vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, viên chức và công chức đều được tuyển dụng và làm việc theo chuyên môn,
nghiệp vụ, nhưng công chức làm việc trong cơ quan của bộ máy của Đảng, bộ máy nhà
nước và tổ chức chính trị - xã hội, còn viên chức chỉ làm việc trong đơn vị sự nghiệp
công lập. Nếu công chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức (như cán sự, chuyên
viên, chuyên viên chính, chuycn viền cao cấp...) thì viên chức được bổ nhiệm vào chức
danh nghề nghiệp (như giáo viên, y tá, bác sĩ, phát thanh viên, biên tập viên, nghiên cứu
viên...).

118
Điểm khác thứ hai là công chức làm việc theo biên chế dài hạn, còn viên chức làm việc
theo hợp đồng gọi là hợp đồng làm việc.
Luật Viên chức quy định điều kiện dự tuyển viên chức tương tự như điều kiện dự tuyển
công chức. Tuy nhiên, do viên chức là những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp
công lập (thuộc Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội), trong đó có những
đơn vị đòi hỏi về năng khiếu như văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, nên điều kiện dự
tuyển viên chức có một diểm khác biệt so với công chức: nếu tuổi dự tuyển công chức
phải đủ 18 tuổi trở lên, thì độ tuổi dự tuyển viên chức có thể thấp hơn 18 tuổi. Tuy
nhiên, trong trường hợp này, người dự tuyển phải có sự đồng ý bằng văn bản của người
đại diện theo pháp luật. Việc tuyển dụng viên chức có thể được thực hiện thông qua thi
tuyển hoặc xét tuyển.
Việc tuyển dụng, sử dụng, chế độ lương, khen thưởng, kỉ luật viên chức được Luật Viên
chức năm 2010 quy định.
Viên chức được hưởng lương và các phụ cấp theo chức danh nghề nghiệp và trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ.
Nếu viên chức vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một
trong các hình thức xử lí kỉ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Cách chức; d)
Buộc thôi việc. Viên chức bị xử lí kỉ luật có thể đồng thời bị hạn chế thực hiện hoạt
động nghế nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Cưỡng chế hành chính
3.1 Khái niệm và phân loại cưỡng chế hành chính
Cưỡng chế hành chính là những biện pháp mang tính bắt buộc được pháp luật hành
chính quy định, mà cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền của cơ quan nhà nước áp
dụng để xử lí cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hoặc vì lợi ích của Nhà nước, xã hội
và quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Cưỡng chế hành chính có các đặc điểm:
 Nội dung của cưỡng chế hành chính là hạn chố một số quyền tự do và quyền tài
sản của cá nhân, tổ chức, không gây thiệt hại ve tính mạng.
Ví dụ: Tạm giữ người theo thủ tục hành chính; khám người theo thủ tục hành chính;
cấm tổ chức, nhóm họp, thực hiện một số hành vi trong khi thiên tai,
dịch bệnh, tình trạng khẩn cấp; phạt tiền trong xử phạt hành chính; tạm giữ tang vật;
tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
 Cơ quan áp dụng cưỡng chế hành chính chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước.
Trong khi đó, cưỡng chố hình sự thì do cơ quan THTT (cơ quan điều tra, Viện Kiếm
sát, Toà án) áp dụng theo quy định của BLHS và BLTTHS, còn cưỡng chế dân sự thì do
Toà án, cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại áp dụng...
 Cưỡng chế hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính.
Ví dụ: thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khác hẳn thủ tục xét xử vụ án hình sự.
 Cưỡng chế hành chính không chỉ được áp dụng khi có vi phạm xảy ra mà có thể
áp dụng khi không có vi phạm xảy ra.
Đó là những biện pháp cưỡng chế nhằm mục đích ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp
luật hoặc phòng ngừa rủi ro hoặc thiệt hại cho nhà nước, xã hội, hay cá nhân, tổ chức

119
như đóng cửa biên giới khi dịch bệnh, hoặc kiểm tra hộ khẩu, giấy tờ tuỳ thân, tiêu huỷ
gia cẩm dịch bệnh...
Căn cứ vào mục dích áp dụng, cưỡng chế hành chính được chia thành 5 nhóm sau dây:
Thứ nhất, nhóm các biện pháp phòng ngừa hành chính: những biện pháp này được áp
dụng nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật trong quản lí nhà nước, hoặc để đảm
bảo an toàn xã hội trong những trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh. Các biện pháp
này có thể được áp dụng khi không có vi phạm hành chính xảy ra.
Thứ hai, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lí vi phạm hành chính, bao gồm 9 biện
pháp (Điều 119 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012): 1) Tạm giữ người; 2) Áp
giải người vi phạm; 3) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề; 4) Khám người; 5) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính; 6) Quản lí người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời
gian làm thủ tục trục xuất; 7) Giao cho gia đình, tổ chức quản lí người bị đề nghị áp
dụng biện pháp xử lí hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lí
hành chính; 8) Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo
dường, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; 9) Đưa vào cơ sở cai nghiên bắt buộc trong
trường hợp bỏ trốn.
Thứ ba, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính bao gồm năm hình thức xử phạt
(Điều 21 dến Điều 27 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012): 1) Cảnh cáo; 2) Phạt
tiền; 3) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn; 4) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính; 5) Trục xuất. Trong đó, cảnh cáo và phạt tiền luôn là hình
thức xử phạt chính (một hành vi vi phạm hành chính phát sinh chỉ áp dụng một trong
các hình thức xử phạt này). Còn ba hình thức xử phạt còn lại có thể là hình thức xử phạt
chính hoặc bổ sung (một hành vi vi phạm hành chính có thể áp dụng một hoặc nhiếu
hình thức phạt bổ sung kèm theo một hình thức xử phạt chính). Trong tất cả các hình
thức xử phạt hành chính nêu trên thì phạt tiền là hình thức xử phạt thông dụng, hiệu quả
cao. Theo quy định của Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012, mức phạt tiền là
50.000 đồng đối 000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
đối với tổ chức. Mức phạt tiền cao nhất (1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và
2.000.000.000 đồng với tổ chức) được áp dụng trong lĩnh vực như: quản lí các vùng
biển, đảo, thềm lục địa của Nhà nước CHXHCN Việt Nam; quản lí hạt nhân và chất
phóng xạ; khai thác dầu khí...
Thứ tư, các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính, gồm 10 biện pháp (Điều
28 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012): 1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
2) Buộc tháo dỡ công trình, phán công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây
dựng không đúng với giáy phép; 3) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; 4) Buộc đưa ra khỏi lãnh thể nước CHXHCN Việt
Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; 5) Buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật
phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm
có nội dung độc hại; 6) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; 7) Buộc
loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, vật
phẩm; 8) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hoá không bảo dảm chất lượng; 9) Buộc nộp lại

120
số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền
bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu huỷ
trái quy định của pháp luật; 10) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ
quy định. Các biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng khi pháp luật quy định
với hành vi vi phạm hành chính cụ thể phải áp dụng kcm theo biện pháp này. Về nguyên
tắc, các biện pháp khắc phục hậu quả phải được áp dụng kèm theo các hình thức xử phạt
chính, có thể áp dụng kèm theo một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Trong
trường hợp hết thời hạn xử phạt thì có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Thứ năm, các biện pháp xử lí hành chính (không phải là xử phạt) được quy định tại các
điều từ Điều 89 đến Điều 96 Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012, gồm: 1) Giáo dục tại
xã, phường, thị trán; 2) Đưa vào trường giáo dưỡng (đối với người chưa thành niên); 3)
Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; 4) Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (dối với người
nghiện ma tuý).
Những biện pháp này chỉ áp dụng đối với những người vi phạm pháp luật về an ninh,
trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm1.
3.2 Xử phạt vi phạm hành chính
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính.
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định
của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính có bốn dấu hiệu của vi phạm pháp luật: (i) là hành vi trái pháp luật;
(ii) là hành vi nguy hiểm cho xã hội; (iii) là hành vi có lỗi; (iv) là hành vi theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Những dấu hiệu nêu trên của vi phạm hành chính sẽ được xem xét trong mối quan hệ
thống nhất với các yếu tố cấu thành của nó. Cấu thành của vi phạm hành chính là tổng
hợp những dấu hiệu đặc trưng của các loại vi phạm hành chính cụ thể, nhờ đó mà phân
biệt chúng với các loại vi phạm hành chính khác.
Vi phạm hành chính có bốn yếu tố cáu thành gồm:
 Mặt khách quan của vi phạm hành chính. Mặt chủ quan của vi phạm hành chính.
Chủ thể vi phạm hành chính. Khách thể vi phạm hành chính.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:
 Cảnh cáo. Phạt tiền. Tước quyền sử dụng giấy phcp, chứng chỉ hành nghề có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương
tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính). Trục xuất.
Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Các hình thức xử phạt: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện
được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính); Trục xuất có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc
hình thức xử phạt chính.

121
Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng
một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ
sung. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Nguyên tắc chỉ đạo chung của xử lí vi phạm hành chính là: mọi vi phạm hành chính
phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lí nghiêm minh. Mọi hậu quả do
vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật (điểm
a, khoản 1, Điều 3 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012); việc xử phạt vi phạm
hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền,
bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật (điểm b, khoản 1, Điều 3 Luật Xử lí vi
phạm hành chính năm 2012). Ngoài ra, còn có những nguyên tắc cụ thể, đáng chú ý
như: một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần; nhiều người
cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì mỗi người đều bị xử phạt về vi phạm đó;
một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều
lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm...
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định từ Điều 38 đến Điều 54 Luật
Xử lí vi phạm hành chính năm 2012.
Theo Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
được chia thành hai loại thủ tục: thủ tục không lập bicn bản (thủ tục đơn giản) và thủ tục
có lập biên bản.
4. Thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là cách thức, trình tự thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ
quan hành chính nhà nước hoặc khi giải quyết các yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Thủ tục
hành chính là một trong những nội dung quan trọng mà Luật Hành chính quy định. Đây
là loại thủ tục phổ biến nhất trong các loại thủ tục pháp lí. Thủ tục hành chính phải đơn
giản, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức thực hiện nhanh chóng, thuận tiện các quyền và
nghĩa vụ của mình.
Thủ tục hành chính rất đa dạng, được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực quản lí nhà
nước, như: thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp giáy phcp kinh doanh; thủ tục cấp phép
đầu tư; thủ tục xuất khẩu; thủ tục hải quan; thủ tục kê khai thuế; thủ tục cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất; thủ tục giao đất, thu hồi đất; thủ tục cấp giấy phép xây dựng;
thủ tục đãng kí kết hôn, đăng kí khai sinh; thủ tục xuất, nhập cảnh; thủ tục cấp giấy
chứng minh nhân dân; thủ tục cấp giấy phép lái xe; thủ tục thanh tra; thủ tục xử lí vi
phạm hành chính; thủ tục tuyển sinh; thủ tục thi tuyên công chức, viên chức...
Thủ tục hành chính gồm ba loại: a) Thủ tục nội bộ; b) Thủ tục liên hệ; c) Thủ tục văn
thư.
Thủ tục hành chính thường được pháp luật quy định với các nội dung (hay bộ phận)
chính sau đấy: 1) Tến thủ tục; 2) Cơ quan tiếp nhận; 3) Đối tượng giải quyết; 4) Hổ sơ
cần có; 5) Nơi nộp và trả hồ sơ; 6) Thời hạn giải quyết; 7) Cơ quan thực hiện thủ tục; 8)
Lệ phí.
Ví dụ: Thủ tục đăng kí kết hôn có các nội dung sau:
 Tên thủ tục hành chính: Đăng kí kết hôn (trong nước, không có yếu tố nu'ức
ngoài). Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hổ sơ: ƯBND phường, xã, thị trấn. Đối tượng giải
quyết: gồm: 1) Điều kiện kết hôn và 2) Thẩm quyền giải quyết. Thành phần hồ sơ: 1)

122
Các loại giấy tờ phải nộp và 2) Các loại giấy tờ phải xuất trình. Thời hạn giải quyết: 05
ngày làm việc, kể từ ngày ƯBND cấp xã nhận đủ hổ sơ hợp lệ. Trường hợp cần xác
minh thì thời gian giải quyết là 10 ngày làm việc. Lệ phí: 20.000 đồng. Thông tin lưu ý:
Giáy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng kí kết hón. Biều mẫu: Tờ khai
đăng kí kết hôn.
Để tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi cho người dân cũng như cho cơ quan, tổ
chức thì các thủ tục hành chính phải đơn giản. Cải cách thủ tục hành chính là một trong
những nội dung quan trọng và cấp bách của chương trình cải cách hành chính ở Việt
Nam hiện nay.
1. Các vấn đế chung về luật tố tụng hành chính
1.1 Khái niệm Luật tố tụng hành chính
Luật Tố tụng hành chính (Luật TTHC) là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình giải quyết vụ án hành chính tại Toà án nhân dân nhằm đảm bảo cho việc
giải quyết vụ án hành chính được nhanh chóng, khách quan, đúng pháp luật; bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; bảo đảm pháp chế trong hoạt
động quản lí nhà nước.
Luật TTHC là cơ sở pháp lí để cá nhân, tổ chức yêu cầu cơ quan Toà án phán quyết về
tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.
1.2 Các nguyên tắc của Luật Tố tụng hành chính
Các nguyên tắc của Luật TTHC Việt Nam là những quan điểm tư tưởng có tính chỉ đạo,
mang tính định hướng cần phải tuân thủ trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật
TTHC.
Hệ thống các nguyên tắc của ngành luật TTHC Việt Nam được quy định từ Điều 4 đến
Điều 26 Luật TTHC năm 2015, bao góm những nguyên tắc cụ thể như: Nguyên tắc
pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHC; Nguyên tắc quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp thông qua việc khởi kiện vụ án hành chính; Nguyên tắc quyền quyết
định và tự định doạt của người khởi kiện; Nguyên tắc bình dẳng về quyền và nghĩa vụ
trong quá trình giải quyết vụ án hành chính; Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của dương sự; Nguyên tắc đểi thoại trong TTHC; Nguyên tắc Hội
thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án hành chính; Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo luật pháp; Nguyên tắc Toà án xét xử tập trung;
Nguyên tắc xét xử công khai; Nguyền tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử; Nguyên tắc
tiếng nói và chữ viết dùng trong TTHC...
1.3 Vụ án hành chính
Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu
Toà án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, danh sách
cử tri, quyết định kỉ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định
xử lí vụ việc cạnh tranh và được Toà án thụ lí giải quyết.
Ví dụ: Ngày 23/12/2015, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh L
đến kiểm tra nhà trọ HM và đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính sổ 11/BB-
VPHC đối với bà M là chủ cơ sở nhà trọ. Căn cứ biên bản vi phạm trên, Chánh Thanh

123
tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh L đã ban hành Quyết định số 23/QĐ-XPHC
ngày 10/3/2016 phạt bà M số tiền 5.000.000 đồng về hành vi lợi dụng cơ sở kinh doanh
có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm, ma tuý, cờ bạc hoặc các
hoạt động khác trái pháp luật. Không đồng ý, ngày 04/5/2016, bà M khởi kiện yêu cầu
huỷ Quyết định số 23/QĐ-XPHC.
Vụ án hành chính có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, dối tượng tranh chấp trực tiếp trong vụ án hành chính là tính hợp pháp của
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc, danh sách
cử tri, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh. Quyền tài
sản và quyền nhân thân không phải là đối tượng tranh chấp trực tiếp trong vụ án hành
chính.
Thứ hai, người khởi kiện trong vụ án hành chính là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác
động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc
thôi việc, danh sách cử tri, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ việc
cạnh tranh.
Thứ ba, người bị kiện trong vụ án hành chính là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan,
tổ chức được giao quản lí hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ
quan, tổ chức đó.
1.4 Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án nhân dân
Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án nhân dân được xem xét theo ba khía cạnh:
thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền theo cấp Toà án và thẩm quyền theo lãnh thể.
Thẩm quyền theo loại việc
Theo quy định tại Điều 30 Luật TTHC năm 2015, Toà án có thẩm quyền giải quyết các
khiếu kiện sau đây:
Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các
lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật; Quyết định, hành
vi của Toà án trong việc áp dụng biện pháp xử lí hành chính, xử lí hành vi cản trở hoạt
động tố tụng; Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan,
tổ chức
 Khiếu kiện quyết định kỉ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục
trưởng và tương đương trở xuống. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lí vụ việc cạnh tranh. Khiếu kiện danh sách cử tri báu cử.
Thẩm quyền theo cấp Toà án và theo lãnh thổ
Thẩm quyền xét xử hành chính theo cấp Toà án xác định Toà án cấp nào có thẩm quyền
xét xử sơ thẩm khiếu kiện hành chính. Hiện nay, theo quy định của Luật Tổ chức Toà án
nhân dân, thẩm quyền xét xử sơ thẩm thuộc về Toà án nhấn dân cấp tỉnh và Toà án nhân
dân cấp huyện. Thẩm quyền xét xử hành chính theo lãnh thể xác định Toà án ở huyện
nào, tỉnh nào ồẽ giải quyết đối với các khiếu kiện hành chính cụ thể. Do Toà án ở Việt
Nam tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thể và trùng với cơ quan hành chính cả về
lãnh thể lẫn về cấp nên việc nghiên cứu thẩm quyền theo cấp và thẩm quyềntheo lãnh
thể không tách rời nhau.
Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án nhân dân cấp huyện

124
 Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án nhân dân cấp huyện được quy định cụ
thể tại Điều 31 Luật TTHC năm 2015. Theo đó, Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm
quyền giải quyết các khiếu kiện sau đây: Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyộn trở xuống trên cùng phạm vi địa giới
hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó, trừ
quyết định hành chính, hành vi hành chính của ƯBND cẩp huyện, Chủ tịch UBND cấp
huyện. Khiếu kiện quyết định kỉ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án dối với
công chức thuộc quyền quản lí của cơ quan, tổ chức đó. Khiếu kiện về danh sách cử tri
bầu cử đại biều Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử dại biều HĐND của cơ quan lập danh
sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án.
Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án nhân dân cấp tỉnh
Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 32
Luật TTHC năm 2015. Theo đó, Toà án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xét xử các
khiếu kiện sau đây:
 Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán
nhà nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành
chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi
kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên
lãnh thể Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm
quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính. Khiếu kiện quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định
tại khoản 1, Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm
quyền trong các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở
trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có
nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thể Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết
thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi
hành chính. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà
nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án và của người có thẩm
quyền trong cơ quan nhà nước đó. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành
chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch ƯBND cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới
hành chính với Toà án. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ
quan đại diện của nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm
quyềntrong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới
hành chính với Toà án. Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam,
thì Toà án có thẩm quyền là Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân
TP. Hồ Chí Minh. Khiếu kiện quyết định kỉ luật buộc thôi việc của người đứng đẩu cơ
quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị
kỉ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án. Khiếu kiện quyết định giải
quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú,
nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án.

125
Ngoài ra, Toà án cấp tỉnh có thể láy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thầm quyền của
Toà án cấp huyện trong trường hợp cần thiết.
1.5 Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
Cơ quan tiến hành tố tụng hành chính
Cơ quan THTT là cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật có những nhiệm vụ,
quyền hạn nhất định trong quá trình giải quyết vụ án hành chính và kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong TTHC. Cơ quan tiến hành TTHC gồm có Toà án nhân dân và Viện
Kiểm sát nhân dân.
Người tiến hành tố tụng hành chính
Người THTT là người theo quy định của pháp luật có những nhiệm vụ, quyền hạn nhất
định trong việc giải quyết vụ án hành chính và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
TTHC. Những người tiến hành TTHC gồm có: Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân, Thư kí Toà án, Thẩm tra viên, Viện trưởng Viện
Kiểm sát, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên. Nhiệm vụ, quyền hạn của người THTT hành
chính được quy định cụ thể từ Điều 37 đến Điều 44 Luật TTHC năm 2015.
Người tham gia tố tụng hành chính
Người tham gia TTHC là người tham gia vào việc giải quyết vụ án hành chính để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ Toà án trong quá
trình giải quyết vụ án hành chính. Người tham gia TTHC bao gồm đương sự và những
người tham gia tố tụng khác.
Đương sự
Đương sự trong vụ án hành chính bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Người khởi kiện: là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc, quyết định giải
quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biều
Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biều HĐND, danh sách cử tri trưng cầu ý dân
(khoản 8, Điều 3 Luật TTHC năm 2015).
Người bị kiện: là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định
xử lí vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện (khoản 9, Điều 3 Luật TTHC năm
2015).
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liến quan: là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không khởi
kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi,
nghĩa vụ của họ nến họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận
hoặc được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan (khoản 10, Điếu 3 Luật TTHC năm 2015).
Những người tham gia tố tụng khác
Những người tham gia tố tụng khác bao gồm người đại diện của đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người
phiên dịch. Địa vị pháp lí của những chủ thể này được quy định cụ thể từ Điều 60 đến
Điều 64 Luật TTHC năm 2015.
1.6 Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hành chính

126
Chứng minh trong TTHC là hoạt động của các chủ thể tố tụng theo quy định của pháp
luật trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ án hành chính.
Nghĩa vụ chứng minh trong TTHC chủ yếu thuộc về các đương sự. Người đại diện của
đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng có nghĩa vụ
chứng minh. Ngoài ra, trong trường hợp Toà án xác minh, thu thập chứng cứ khi đương
sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu hoặc trong trường hợp xét
thấy cẩn thiết, Toà án có nghĩa vụ chứng minh nhằm làm rỏ cơ sở quyết định của mình.
Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cá nhân, cơ quan,
tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục
luật định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự
là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc
giải quyết đúng dắn vụ án hành chính.
Chứng cứ phải được rút ra từ những nguồn được quy định tại Điều 78 Luật TTHC năm
2015 và phải được xác định theo Điều 98 Luật TTHC năm 2015.
2. Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
2.1 Khởi kiện vụ án hành chính
Khởi kiện vụ án hành chính là hành vi tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu
Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp
pháp của họ bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Khởi kiện vụ án hành chính được thực hiện bằng cách gửi đơn khởi kiện đến Toà án có
thẩm quyền. Nội dung đơn khởi kiện được quy định tại Điều 118 Luật TTHC năm 2015.
Khi khởi kiện vụ án hành chính, cá nhân, cơ quan, tổ chức phải đáp ứng các diều kiện
khởi kiện sau dây:
Thứ nhất, điều kiện về chủ thể: Chủ thể khởi kiện phải có quyền, lợi ích bị xâm phạm từ
quyết định hành chính, hành vi hành chính, danh sách cử tri, quyết định kỉ luật buộc thôi
việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh và phải có
năng lực hành vi TTHC.
Thứ hai, đối tượng khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án quy định tại Điều
30 của Luật TTHC năm 2015.
Thứ ba, điều kiện về thời hiệu khởi kiện: Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải khởi kiện trong
thời hạn được quy định tại Điều 116 Luật TTHC năm 2015. Cụ thể là:
Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc thì thời
hiệu khởi kiện là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính,
hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc. Trong trường hợp đương sự khiếu
nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải
quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh thì thời hiệu khởi
kiện là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử
lí vụ việc cạnh tranh.

127
Danh sách cử tri thì thời hiệu khởi kiện là từ ngày nhận được thông báo kết quả giải
quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu
nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh
sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
Thứ tư, vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Toà án.
Thứ năm, điều kiện về thủ tục khiếu nại hành chính.
Đối với khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biều Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử
đại biều HĐND, khiếu nại là thủ tục bắt buộc. Đối với khiếu kiện quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc, cá nhân, cơ quan, tổ chức
có quyền khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp không đồng ý với quyết định,
hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết
thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật ve' khiếu nại mà khiếu nại
không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết
khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
2.2 Thụ lí vụ án hành chính
Thụ lí vụ án hành chính là việc Toà án chấp nhận việc khởi kiện của người khởi kiện
bằng cách ghi vào sổ thụ lí vụ án hành chính đế giải quyết vụ án.
Sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, nếu Thầm phán được phân công
xem xét đơn khởi kiện xét thấy vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết thì thông
báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 10 kể từ
ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm
ứng án phí. Toà án thụ lí vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng
án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không
phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lí vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho
người khởi kiện biết việc thụ lí.
2.3 Chuẩn bị xét xử
Giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn TTHC từ khi thụ lí vụ án hành chính đến khi Thẩm phán
được phân công giải quyết vụ án ra một trong các quyết định: đưa vụ án ra xét xử, tạm
đình chỉ việc giải quyết vụ án, đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm được tiến hành theo trình tự sau đây:
 Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. Thông báo về việc thụ lí vụ án. Xác minh,
thu thập chứng cứ. Lập và nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra
một trong các quyết định: đưa vụ án ra xét xử, tạm đình chỉ giải quyết vụ án2, đình chỉ
giải quyết vụ án3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét
xử, Toà án phải mở phiên toà; trường hợp có lí do chính đáng, thì thời hạn mở phiên toà
có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày.
2.4 Phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính
Phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính là phiên toà xét xử vụ án hành chính lần đầu.
Phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã
được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên toà

128
trong trường hợp phải hoãn phiên toà. Bên cạnh tuân thủ các nguyên tắc chung của
TTHC, phiến toà sơ thẩm vụ án hành chính phải xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên
tục.
Phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính trải qua các thủ tục: Khai mạc phiên toà, thủ tục
hỏi, thủ tục tranh luận, nghị án và tuyên án được quy định từ Điều 169 đến Điều 195
Luật TTHC năm 2015.
2.5 Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính
Phúc thẩm vụ án hành chính là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại đối với vụ án mà
bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc
kháng nghị.
Trong thời hạn luật định (quy định tại Điều 206, 213 Luật TTHC năm 2015), đương sự
hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo, Viện trưởng Viện
Kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyến kháng nghị bản án,
quyết định tạm dinh chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cáp sơ thẩm để yêu cầu
Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Phiên toà phúc thẩm được tiến hành theo các thủ tục như phiên toà sơ thẩm. Khi xét xử
phúc thẩm vụ án hành chính, Hội đồng xét xử phúc thẩm có các thẩm quyền được quy
định tại Điều 241 Luật TTHC năm 2015.
2.6 Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án
Thủ tục giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng
bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ
án.
Khi bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người có thẩm quyền kháng
nghị quy định tại Điều 260 của Luật này kháng nghị bản án, quyết định của Toà án đã
có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có
đơn của người để nghị theo quy định tại Điều 257 và Điều 258 của Luật này, trừ trường
hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
người thứ ba thì không cần thiết phải có đơn đề nghị.
Khi xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, Hội đồng giám đốc
thẩm có các thẩm quyền quy định tại Điều 272 Luật TTHC năm 2015.
Thủ tục tái thẩm
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì
có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đểi cơ bản nội dung của bản án,
quyết định mà Toà án, đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó.
Khi phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có những căn cứ quy định tại
Điều 281 Luật TTHC năm 2015, trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày biết được căn cứ để
kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; chánh án Toà án nhân dân cấp cao, Viện trưởng
Viện Kicm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp tỉnh và cáp huyện.

129
Khi xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, Hội đồng tái thẩm có
các thẩm quyền quy định tại Điều 285 Luật TTHC năm 2015.
Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết đinh của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dàn tối
cao
Là thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
theo yêu cầu của ƯBTV Quốc hội, kiến nghị của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, kiến
nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị của Chánh án Toà án
nhân dân tối cao khi có căn cứ xác định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát
hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đểi cơ bản nội dung quyết định mà Hội
đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, đương sự không biết được khi ra quyết định
đó.
2.7 Thi hành án hành chính
Thi hành án hành chính là một giai doạn tố tụng độc lập, kết thúc quá trình TTHC, trong
đó các chủ thể có liên quan sẽ tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện các bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Đối tượng thi hành án hành chính bao gồm: Bản án, quyết dinh hoặc phán bản án, quyết
định của Toà án cáp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã
có hiệu lực pháp luật; Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; Quyết định giám
đóc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; Quyết định theo thủ tục đặc biột của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà
án mặc dù có khiếu nại, kiến nghị.
Đối với trường hợp bản án, quyết định của Toà án về khiếu kiện danh sách cử tri và
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, người phải thi hành án phải thi hành
ngay bản án, quyết định kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án. Đối với
các trường hợp khác người phải thi hành án phải thi hành bản án, quyết định của Toà án
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án. Trong thời
hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án
không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyến làm đơn để nghị Toà án
đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đơn yêu cầu, Toà án phải ra quyết định buộc thi hành án hành chính.

Bài 10
Pháp luật lao động và một số lĩnh vực pháp luật khác
1. Những vấn đề được quy định trong pháp luật lao động
Pháp luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của
người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ), tổ chức đại diện tập thể lao
động, tổ chức đại diện NSDLĐ trong quan hệ lao động (QHLĐ) và các quan hệ khác
liên quan trực tiếp đến QHLĐ; quản lí nhà nước về lao động (Điều 1 BLLĐ).
 Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao
động, trả lương giữa NLĐ và NSDLĐ. NLĐ là người từ dủ 15 tuổi trở lên, có khả năng
lao động, làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), được trả lương và chịu sự quản lí,
điều hành của NSDLĐ. NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia
đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ. Tổ chức đại diện tập thể lao

130
động tại cơ sở là BCH Công đoàn cơ sở hoặc BCH Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở
nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở. Tổ chức đại diện NSDLĐ là tổ chức được thành
lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong QHLĐ.
Các quan hệ xã hội khác liên quan trực tiếp đến QHLĐ được pháp luật lao động điều
chỉnh bao gồm: Quan hệ xã hội về việc làm, học nghề, cho thuê lại lao động, bồi thường
thiệt hại, BHXH; Quan hệ xã hội giữa tổ chức đại diện tập thể NLĐ với NSDLĐ; Quan
hệ xã hội trong việc giải quyết TCLĐ và đình công; Quản lí nhà nước về lao động.
2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động Việt Nam
Pháp luật lao động Việt Nam có các nguyên tắc sau: Bảo vệ NLĐ; Bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của NSDLĐ; Kết hợp hài hoà giữa chính sách kinh tế và chính sách xã
hội; Tồn trọng và nghiêm chỉnh tuân thủ những quy phạm pháp luật lao động quốc tế đã
phê chuẩn.
1. Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kĩ năng nghề
1.1 Khái niệm hợp đồng đào tạo
Hợp đồng đào tạo là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa NLĐ với NSDLĐ trong
trường hợp NLĐ được đào tạo, nâng cao trình độ kĩ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước
hoặc nước ngoài từ kinh phí của NSDLĐ.
1.2 Nội dung hợp đồng đào tạo
Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đầy: Nghề đào tạo; Địa điểm
đào tạo, thời hạn đào tạo; Chi phí đào tạo; Thời hạn NLĐ cam kết phải làm việc cho
NSDLĐ sau khi được đào tạo; Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; Trách nhiệm của
NSDLĐ (khoản 2, Điều 62 BLLĐ).
1.3 Hoàn trả chi phí đào tạo
Tình huống: Ông A kí HĐLĐ có thời hạn 36 tháng với doanh nghiệp X. Sau 01 năm
làm việc, ông A được doanh nghiệp X hỗ trợ 50 triệu đồng để đi học nâng cao trình đệ
chuyên ngành quản trị nhân sự. Để nhận được chi phí đó, trước khi đi học, ông A và
doanh nghiệp X đã kí kết hợp đồng đào tạo, trong đó ông A đã cam kết làm việc cho
doanh nghiệp X ít nhất 03 năm kể từ khi hoàn thành khoá học. Sau khi hoàn thành khoá
học và làm việc được 02 năm, ông A đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ với doanh nghiệp
X, mà không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật vế đơn phương chấm dứt
HĐLĐ trước thời hạn. chính vì vậy, Giám đốc doanh nghiệp X yêu cáu ông A phải hoàn
trả số tiền 50 triệu đồng cho doanh nghiệp X. ông A không đồng ý với yêu cầu đó. Điều
43 BLLĐ đã quy định nghĩa vụ của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp
luật, cụ thể: phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ theo quy định tại Điều 62 của Bộ
luật này. Trong tình huống trên, do ông A đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp
luật cho nên ông A phải hoàn trả chi phí đào tạo cho doanh nghiệp X theo quy định.
2. Hợp đồng lao động
2.1 Khái niệm hợp đồng lao động
Theo Điều 15 BLLĐ, HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả
lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ.
2.2 Hình thức hợp đồng lao động

131
HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản (NLĐ giữ 01 bản,
NSDLĐ giữ 01 bản). Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bền có
thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói (Điều 16 BLLĐ).
2.3 Các loại hợp đồng lao động
Tình huống: Ngày 07/8/2016, ông B có kí HĐLĐ với doanh nghiệp Y, trong đó chỉ quy
định thời điểm ông B bắt đầu làm việc là ngày 10/8/2016, mà không quy định thời hạn
có hiệu lực cùa hợp đồng (tức không ghi rõ ngày ông B chấm dứt làm việc tại doanh
nghiệp). Vậy HĐLĐ đó thuộc loại HĐLĐ gì?
Theo quy định tại Điều 22 BLLĐ, HĐLĐ phải được giao kết theo một trong các loại sau
đây:
HĐLĐ không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời
hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
HĐLĐ xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm
chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Như vậy, HĐLĐ giữa ông B và doanh nghiệp Y là HĐLĐ không xác định thời hạn.
2.4 Nội dung hợp đồng lao động
HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau đây: Tên và địa chỉ NSDLĐ hoặc của người
đại diện hợp pháp; Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng
minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác cùa NLĐ; Công việc và địa điểm làm việc;
Thời hạn của HĐLĐ; Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương
và các khoản bổ sung khác; Chế độ nâng bậc, nâng lương; Thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi; Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ;
BHXH và BHYT; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề (khoản 1, Điếu
23 BLLĐ).
2.5 Thử việc
NSDLĐ có quyền yêu cều NLĐ thử việc trước khi giao kết HĐLĐ. Thời gian thử việc
căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, nhưng NSDLĐ chỉ được quyền
yêu cầu NLĐ thử việc 1 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kĩ
thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần
trình độ chuyên môn kĩ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kĩ
thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Tình huống: Bà C được nhận vào làm nhân viên kiểm định chất lượng sản phẩm tại
doanh nghiộp X. Sau 15 ngày làm việc thử, bà C được nhận lương với mức 70% so với
mức lương của công việc đó. Bà C yêu cầu doanh nghiệp phải trả cho bà 100% tiền
lương với lí do bà đã hoàn thành cồng việc được giao. Giám đốc doanh nghiệp không
đáp ứng yêu cầu này.
Theo quy định tại Điều 28 BLLĐ, tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc do hai
bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Như vậy, trong tình huống nêu trên, cả Giám đốc doanh nghiệp X và bà C đều không
đúng, bà C phải được trả lương với mức bằng 85% của công việc đó, chứ không phải

132
70% như doanh nghiệp đã trả và yêu cầu của bà C (hưởng 100% tiền lương của công
việc đó) củng sẽ không được đáp ứng.
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần
báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã
thoả thuận. Kết thúc thời gian thử việc, nếu việc làm thử đạt yêu cầu thì NSDLĐ phải
giao kết HĐLĐ với NLĐ.
2.6 Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Theo Điều 32 BLLĐ, việc thực hiện HĐLĐ được tạm hoãn thực hiện trong các trường
hợp: NLĐ đi làm nghĩa vụ quân sự; NLĐ bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp
luật tố tụng hình sự; NLĐ phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; Lao động nữ
mang thai theo quy định tại Điều 156 của BLLĐ; Các trường hợp khác do hai bên thoả
thuận.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ, NLĐ phải có mặt tại
nơi làm việc và NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thoả
thuận khác.
2.7 Sửa đểi, bổ sung hợp đồng lao động
Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu sửa đểi, bổ sung nội dung văn
bản này thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về những nội dung
cần sửa đểi, bổ sung. Trong trường hợp hai bên thoả thuận được thì việc sửa đểi, bổ
sung HĐLĐ được tiến hành bằng việc kí kết phụ lục HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới.
Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đểi, bổ sung nội dung HĐLĐ
thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết (Điều 35 BLLĐ).
Ví dụ: Ông E bắt đầu làm việc tại Công ty Y từ ngày 01/10/2015 với mức lương
4.800.000 đồng/tháng. Ngày 01/6/2016, ông E để nghị Công ty Y tăng 1.000.000 đồng
tiến lương hàng tháng. Sau khi trao đểi, hai bên thống nhất tiền lương của ông E được
tăng thêm 700.000 đồng. Vì vậy, hai bên đã kí phụ lục hợp đồng để ghi nhận mức lương
mới.
2.8 Chấm dứt hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2012, HĐLĐ bị chấm dứt trong các trường hợp sau:
Do ý chí của cả hai bên:
Đó là các trường hợp:
 Hết hạn HĐLĐ, trừ trường hợp quy định tại khoản 6, Điều 192 BLLĐ 20121. Đã
hoàn thành công việc theo HĐLĐ. Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ.
Về thủ tục chấm dứt hợp đồng:
Khi chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp trên, các bên không cần phải báo trước cho
bén còn lại như trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên, theo Điều 47
BLLĐ, ít nhất 15 ngày trước ngày HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn, NSDLĐ phải thông
báo bằng văn bản cho NLĐ biết thời điểm chấm dứt HĐLĐ.
Ví dụ: Bà G được nhận vào Công ty X làm việc theo HĐLĐ có hiệu lực từ ngày
01/6/2014 và chấm dứt hiệu lực vào ngày 31/5/2016. Như vậy, hết ngày 31/5/2016,
quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ chấm dứt do hết hạn của hợp đồng, nếu các bên không
có thoả thuận khác. Trong trường hợp bà G có nguyện vọng chấm dứt HĐLĐ từ ngày

133
18/10/2015 và được Công ty X đóng ý thì HĐLĐ cũng có thể được chấm dứt hiệu theo
thoả thuận giữa các bên.
Về chế độ trợ cấp cho NLĐ:
 Nếu NLĐ có đủ các điều kiện quy định tại Điều 48 BLLĐ, thì NLĐ sẽ được
NSDLĐ trả trợ cấp thôi việc. Nếu NLĐ có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật
Việc làm, thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Do ý chí của một bên:
Trước khi hết thời hạn hợp đồng, NLĐ hoặc NSDLĐ đều có quyền đơn phương chấm
dứt HĐLĐ nếu có đủ điều kiện mà pháp luật quy định. Cụ thể:
NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ (Điều 37 BLLĐ).
Về căn cứ đểNLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ:
Đối với HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời
hạn trong những trường hợp sau: (i) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm
làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiộn làm việc đã thoả thuận trong HĐLĐ; (ii)
Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thoả thuận trong
HĐLĐ; (iii) BỊ ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; (iv) Bản thân hoặc
gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ; (v) Được bầu làm
nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bồ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy
nhà nước; (vi) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám
bộnh, chữa bệnh có thẩm quyến; (vii) NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên
tục đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn và một phẩn tư thời hạn hợp
đồng đỗi với người làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ
mà không cần phải có những cản cứ như đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ xác định
thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng vừa được nêu trên.
Về thủ tục chấm dứt hợp động:
Đối với HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng, tuỳ thuộc vào lí do dẫn đến việc NLĐ chấm dứt HĐLĐ,
NLĐ phải báo cho NSDLĐ biết trước một khoảng thời gian khác nhau.
Ví dụ: Ông K làm việc tại Công ty X theo HĐLĐ có hiệu lực từ ngày 01/02/2016 và
chấm dứt hiệu lực vào ngày 31/7/2016. Do không được công ty X trả lương đáy đủ nôn
ông K đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn sau khi đã báo trước cho Công ty X
03 ngày làm việc.
Đồi với HĐLĐ không xác định thời hạn, NLĐ phải báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất
45 ngày, trừ trường hợp phụ nữ có thai cán được nghỉ ngơi theo xác nhận của cơ sở
khám bệnh, chửa bệnh có thẩm quyền.
Về chế độ trợ cấp cho NLĐ:
Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng quy định tại Điều 37 BLLĐ, NLĐ sẽ được
NSDLĐ trả trợ cấp thôi việc nếu có đủ diếu kiện được quy định tại Điều 48 BLLĐ hoặc

134
sẽ được BHXH chi trả trợ cấp thất nghiệp nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 49 Luật
Việc làm.
Về quyền lợi và nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:
NLĐ không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương
theo HĐLĐ. Nếu vi phạm về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NSDLĐ một
khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước.
Ngoài ra, NLĐ còn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ theo quy định.
NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn (Điều 38 BLLĐ).
NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn trong các trường hợp sau:
(i) NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ; (ii) NLĐ bị ốm đau, tai
nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời
hạn; đã điều trị 06 tháng liên tục đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn và
quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm việc mùa vụ hoặc công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục; (iii) Do thiên tai, hoả hoạn
hoặc những lí do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà NSDLĐ đã tìm
mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; (iv)
NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 BLLĐ năm 2012.
Ngoài ra, NSDLĐ cũng có thể cho NLĐ nghỉ việc do thay dổi cơ cấu, công nghệ hoặc
vì lí do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã (theo
Điều 44,45 BLLĐ) hoặc NLĐ bị xử lí kỉ luật sa thải theo quy định tại khoản 3, Điều
125 BLLĐ.
Về thủ tục chấm dứt hợp đồng:
Nếu NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải báo cho NLĐ biết trước: ít nhất
45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác
định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp NLĐ bị ốm dau, tai nạn đã
điều trị 12 tháng liên tục (đối với người làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn), đã
diều trị 06 tháng liên tục (đểi với NLĐ làm theo HĐLĐ xác định thời hạn) và quá nửa
thời hạn HĐLĐ (đối với người làm theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc
nhất định có thời hạn dưới 12 tháng) mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Nếu NSDLĐ sa thải NLĐ thì phải tuân thủ nguyền tắc, trình tự, thời hiệu được quy định
tại các điều 123,124, 128 BLLĐ năm 2012.
Nếu NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do thay đểi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lí do kinh tế mà
ảnh hưởng đến việc làm của nhiều NLĐ, thì NSDLĐ có trách nhiệm xây dựng và thực
hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của BLLĐ. Trường hợp có
chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại NLĐ để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp
NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả
trợ cấp mất việc làm cho NLĐ. Cụ thể, trợ cấp mất việc chi trả cho NLĐ đã làm việc
thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và
Điều 45 của BLLĐ, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng
02 tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc là tổng thời gian NLĐ
đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định
của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền

135
lương để tính trợ cấp mất việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kế
trước khi NLĐ mất việc làm.
Ví dụ: Nếu tiền lương bình quân của 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc của bà L được
tính là 4.000.000 đồng/tháng và trong suốt thời gian làm việc, bà L không tham gia
đóng BHTN thì bà L sẽ được nhận trợ cấp mất việc làm với mức: 2,5 X 4.000.000 X 1 =
9.000.000 đồng.
Việc cho thôi việc đối với nhiều NLĐ do thay đểi cơ cấu, công nghộ hoậc vì lí do kinh
tế hoặc do sáp nhập, hợp nhát, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ được tiến hành
sau khi đã trao dổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30
ngày cho cơ quan quản lí nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Về chế độ trợ cấp cho NLĐ:
Trong những trường hợp khác nhau, khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NLĐ
có thể được nhận hoặc không được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm. Cụ
thể, trong trường hợp NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ do bị NSDLĐ áp dụng hình thức kỉ luật
sa thải thì không được trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc làm. Trong các trường hợp
còn lại, khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì NLĐ sẽ được nhận trự cấp thôi
việc hoặc trợ cáp mất việc làm theo quy định tại các Điều 48, 49 của BLLĐ nếu có đủ
điều kiện được quy định tại các điều luật đó. Nếu NLĐ có đủ điều kiện theo Điều 49
Luật Việc làm thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Về nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:
NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kct và phải trả tiền lương,
BHXH, BHYT trong những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng
tiến lương theo HĐLĐ. Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài
khoản tiền bồi thường vừa nêu, NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định. Trường
hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi
thường ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ và trợ cấp thôi việc theo quy định, hai
bên thoả thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương
theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết
trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường ít nhất 02
tháng tiền lương theo HĐLĐ, hai bên thương lượng để sửa đểi, bổ sung HĐLĐ. Trường
hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NLĐ một khoản
tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước.
2.9 Hợp đồng lao động vô hiệu
Các trường hợp HĐLĐ vô hiệu:
HĐLĐ vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Toàn bộ nội dung
của HĐLĐ trái pháp luật; Người kí kết hợp đồng không đúng thẩm quyền; Công việc
mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng là công việc bị pháp luật cấm; Nội dung của hợp
đồng hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn của
NLĐ (khoản 1, Điều 50 BLLĐ).
HĐLĐ vô hiệu từng phần khi nội dung của phẩn đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh
hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Xử lí HĐLĐ:

136
Khi HĐLĐ bị tuycn bố vô hiệu toàn bộ vì lí do HĐLĐ được kí kết sai thẩm quyền (quy
định tại diêm b, khoản 1, Điều 50 BLLĐ), thì cơ quan quản lí nhà nước về lao động
hướng dẫn các bên kí lại, quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ được giải quyết theo quy
định của pháp luật.
Khi HĐLĐ bị tuycn bố vô hiệu từng phần thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên
được giải quyết theo thoả ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật, đồng
thời các bên phải tiến hành sửa đểi, bổ sung phẩn của hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu để
phù hợp với thoả ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.
3. Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và thoả ước lao động tập thể
3.1 Đối thoại tại nơi làm việc
Đối thoại tại nơi làm việc là hoạt dộng nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiều biết
lẫn nhau giữa NSDLĐ và NLĐ để xây dựng QHLĐ hài hoà, ổn định và phát triển tại
nơi làm việc. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đểi trực tiếp
giữa NLĐ và NSDLĐ hoặc giữa đại diện tập thể lao động với NSDLĐ, bảo đảm việc
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Điều 63 BLLĐ).
Nội dung đối thoại bao gổm: Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ; Việc thực
hiện HĐLĐ, thoả ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thoả thuận khác tại
nơi làm việc; Điều kiện làm việc; Yêu cầu của NLĐ, tập thể lao động đểi với NSDLĐ;
Yêu cầu của NSDLĐ với NLĐ, tập thể lao động; Nội dung khác mà hai bòn quan tâm
(Điều 64 BLLĐ).
3.2 Thương lượng tập thể
Quyền yêu cầu thương lượng tập thể:
Mỗi bên đều có quyền yêu cầu thương lượng tập thể, bên nhận được yêu cầu không
được từ chối việc thương lượng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kế từ ngày nhận được
yêu cầu thương lượng, các bên thoả thuận thời gian bắt đẩu phiên họp thương lượng.
Trường hợp một bcn từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong
thời hạn quy định thì bcn kia có quyền tiến hành các thủ tục yêu cầu giải quyết TCLĐ
theo quy định của pháp luật (Điều 68 BLLĐ).
Đại diện thương lượng tập thể:
Theo quy định tại Điều 69 BLLĐ: Bên tập thể lao động trong thương lượng tập thể
phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; Thương lượng tập
thể phạm vi ngành là đại diện BCH Công đoàn ngành; Bên NSDLĐ trong thương lượng
tập thể phạm vi doanh nghiệp là NSDLĐ hoặc người đại diện cho NSDLĐ; thương
lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện của tổ chức đại diện NSDLĐ.
Nội dung thương lượng tập thể:
Nội dung thương lượng tập thể bao gồm: Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng
lương; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thỏm giờ, nghỉ giữa ca; Bảo đảm việc
làm đôi với NLĐ; Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; Thực hiện nội quy lao
động (NQLĐ); Nội dung khác mà hai bên quan tâm (Điều 70 BLLD).
3.3 Thoả ước lao động tập thể
Thoả ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và NSDLĐ về
các diều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

137
Thoả ước lao động tập thể gổm thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp, thoả ước lao
động tập thể ngành và hình thức thoả ước lao động tập thể khác (Điều 73 BLLĐ).
Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp:
Chủ thể kí kết: Theo quy định tại Điều 83 BLLĐ, chủ thể kí kết thoả ước này bao gồm:
Bèn tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở; bcn NSDLĐ là NSDLĐ hoặc
người đại diện của NSDLĐ.
Thời hạn của thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp: Từ 01 năm đến 03 năm (đối với
doanh nghiệp lần đầu tiên kí kết thoả ước lao động tập thể thì có thề kí kết với thời hạn
dưới 01 năm).
Thoả ước lao động tập thể ngành:
Chủ thể kí kết: Theo quy định tại Điều 87 BLLĐ, chủ thể kí kết thoả ước này bao gổm:
Bên tập thể lao động là Chủ tịch Công đoàn ngành; Bên NSDLĐ là đại diện của tổ chức
đại diện NSDLĐ đã tham gia thương lượng tập thể ngành.
Thời hạn của thoả ước: Từ 01 năm đến 03 năm (Điều 89 BLLĐ).
4. Tiền lương, tiền thường
4.1 Tiền lương
Tiền lương là khoản tiên mà NSDLĐ trả cho NLĐ để thực hiện công việc theo thoả
thuận. Tiến lương bao gổm mức lương theo công việc hoặc theo chức danh, phụ cấp
lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của NLĐ không được thấp hơn mức
lương tối thiều do Chính phủ quy định.
Mức lương tối thiểu:
Mức lương tối thiều là mức tháp nhất, trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất, trong
điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiều của NLĐ và gia
đình họ. Mức lương tối thiều được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo
vùng, ngành (khoản 1, Điều 91 BLLĐ).
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:
NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo
công việc đang làm, với các mức lương như sau: Vào ngày thường - ít nhất bằng 150%;
Vào ngày nghỉ hằng tuần - ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lỗ, ngày nghỉ có hưởng
lương - ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối
với NLĐ hưởng lương ngày.
Ví dụ: Tiền lương của ông M tại Công ty X là 30.000 đồng/giờ. Vậy, tiền lương làm
thêm 1 giờ vào ngày thường của ông M là: 30.000 đồng X 150% X 1 giờ = 45.000
đồng/giờ. Nếu ông M làm thêm 1 giờ vào ngày nghỉ hàng tuần thì tiền lương của ông sẽ
là: 30.000 đồng X 200% X 1 giờ = 60.000/giờ đồng và nếu vào ngày lễ = 90.000
đồng/giờ.
NLĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn
giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Nếu NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì còn được trả thcm 20% tiền lương tính theo
đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày (Điều 97 BLLĐ).
Tạm ứng tiền lương:
NLĐ được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận. NSDLĐ phải tạm
ứng tiền lương tương ứng với số ngày NLĐ tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ

138
công dân từ 01 tuán trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và được NLĐ hoàn
lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự (Điều 100 BLLĐ).
Khấu trừ tiền lương:
NSDLĐ chỉ được khấu trừ tiền lương của NLĐ để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng
dụng cụ, thiết bị của NSDLĐ. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá
30% tiền lương hằng tháng của NLĐ sau khi trích nộp các khoản BHXH bắt buộc,
BHYT, BHTN, thuế thu nhập (Điều 101 BLLĐ).
Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương:
Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với
NLĐ được thoả thuận trong HĐLĐ, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy
chế của NSDLĐ (Điều 102 BLLĐ).
4.2 Tiền thưởng
Theo Điều 103 BLLĐ, quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại
nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Mức thưởng: Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành
công việc của NLĐ.
5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
5.1 Thời giờ làm việc
Thời giờ làm việc bình thường:
Không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuẩn. NSDLĐ có quyền quy định
làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần (trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình
thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần).
Ví dụ: Căn cứ vào đặc thù của công nghệ hoặc tính chất của hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình, Công ty Y có thể quy định thời giờ làm việc của NLĐ trong công ty
theo tuần, cụ thể mỗi ngày 09 giờ và mỗi tuần làm việc 45 giờ (từ thứ Hai đến hết thứ
Sáu).
Đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hicm theo
danh mục do Bộ Lao, Thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành thì
thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày.
Giờ làm việc ban đêm:
Được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Làm thêm giờ:
NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Được
sự đồng ý của NLĐ; Bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá số giờ pháp luật
quy định; Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, NSDLĐ phải bố trí
để NLĐ được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
5.2 Thời giờ nghi ngơi
Nghỉ trong giờ làm việc:
Theo quy định tại Điều 104 BLLĐ, NLĐ làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ được nghỉ
giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. Trường hợp làm việc ban đêm, thì
NLĐ được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc (Điều 108 BLLĐ).
Nghỉ chuyển ca:
NLĐ làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

139
Nghỉ hằng tuần:
Mỏi tuán, NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kì
lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì NSDLĐ phải bảo đảm cho NLĐ được nghỉ tính
bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày (Điều 110 BLLĐ).
Nghỉ hằng năm:
NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho một NSDLĐ thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên
lương theo HĐLĐ với số ngày nghỉ như sau: 12 ngày làm việc dối với người làm công
việc trong điều kiộn bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng
nhọc, dộc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống
khắc nghiệt hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; 16 ngày
làm việc đối với người làm công việc dặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc
người làm việc ở những nơi có điều kiộn sinh sống đặc biệt khắc nghiệt (Điều 111
BLLĐ).
6. Kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất
6.1 Kỉ luật lao động
Kỉ luật lao động (KLLĐ) là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và
điều hành sản xuất, kinh doanh trong NQLĐ1.
Các yêu cầu khi xử lí KLLĐ:
 NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ; Phải có sự tham gia của tổ chức đại
diện tập thể lao động tại cơ sở; NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật su’
hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của
cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; Việc xử lí KLLĐ phải được lập thành biên
bản. Nội dung NQLĐ không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của
pháp luật có liên quan. NQLĐ bao gổm những nội dung chủ yếu sau đây: Thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trật tự tại nơi làm việc; An toàn lao động, vệ sinh lao động ở
nơi làm việc; Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ
của người sử dụng lao động; Các hành vi vi phạm KLLĐ của NLĐ và các hình thức xử
lí KLLĐ, trách nhiệm vật chất.
Nguyên tắc xử lí KLLĐ:
 Không được áp dụng nhiều hình thức xử lí KLLĐ đối với một hành vi vi phạm
KLLĐ. Khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm KLLĐ thì chỉ áp dụng hình
thức kỉ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất. Không được xử lí
KLLĐ đối với NLĐ đang trong thời gian sau dây: Nghỉ ốm đau, điếu dưỡng; Nghỉ việc
được sự đồng ý của NSDLĐ; Đang bị tạm giữ, tạm giam; Đang chờ kết quả của cơ quan
có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại
khoản 1, Điều 126 của BLLĐ; Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; NLĐ nuôi con nhỏ
dưới 12 tháng tuổi. Không xử lí KLLĐ đểi với NLĐ vi phạm KLLĐ trong khi mắc bệnh
tâm thán hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điếu khiển
hành vi của mình.
Hình thức xử lí KLLĐ:
Theo Điếu 125 BLLĐ, tuỳ vào mức độ vi phạm, NLĐ có thể bị áp dụng một trong các
hình thức ki luật: 1) Khiến trách; 2) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng;
cách chức; 3) Sa thải.

140
Ví dụ: Bà N vi phạm NQLĐ đã được đăng kí của Cóng ty Y. Bà N chỉ có thể bị công ty
áp dụng một trong các hình thức KLLĐ được quy định tại Điều 125 BLLĐ. Công ty Y
không thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức KLLĐ đối với bà N (ví dụ vừa khiển trách
vừa kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng). Ngoài ra, nếu tại thừi điểm xử lí
KLLĐ, bà N đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì tại thời điểm đó, Công ty Y
không thể áp dụng bất kì hình thức KLLĐ nào đối với bà.
6.2 Trách nhiệm vật chất
NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của
NSDLĐ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp NLĐ gây thiệt hại
không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiều vùng, thì
NLĐ phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hàng tháng vào
lương.
NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ giao
hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoạc
toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi
thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch hoạ, dịch
bộnh, thảm hoạ, sự kiộn xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể
khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì
không phải bồi thường (Điều 130 BLLĐ).
Bên cạnh đó, khi xcm xét, quyết định mức bôi thường thiệt hại, ngoài việc căn cứ vào
lỗi, mức độ thiệt hại thực tế như đã nêu trên, NSDLĐ phải xem xét đến hoàn cảnh thực
tế gia đình, nhân thân và tài sản của NLĐ (Điều 131 BLLĐ).
7. Bảo hiểm xã hội
Theo quy định của Luật BHXH, có ba loại hình BHXH: 1) BHXH bắt buộc; 2) BHXH
tự nguyện và 3) BHTN. Mỗi loại hình có đối tượng tham gia, mức đóng, điều kiện và
chế độ được hưởng khác nhau.
7.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Đối tượng tham gia:
NLĐ: là công dân Việt Nam, làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có
thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
NSDLĐ bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức
quốc tế hoạt động trên lãnh thể Việt Nam; Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá
thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ.
Ví dụ: Ồng O có quốc tịch Việt Nam, được Công ty Y (trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, có
quy mô 25 lao động) kí HĐLĐ có thời hạn 36 tháng từ ngày 01/8/2016. Nếu ông O
chưa dủ điếu kiện hưởng chế độ hưu trí, thì hằng tháng ông O và Công ty Y phải trích
một phần tiền lương theo HĐLĐ của ông O đế đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc
và BHTN theo mức mà nhà nước đã quy định trong Luật BHXH, Luật Việc làm.
Mức đóng:
Hằng tháng, NLĐ đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
NSDLĐ đóng 18% trên quỹ tiền lương đóng BHXH.

141
Các chế độ được hưởng:
Nếu dủ điều kiện theo quy định của Luật BHXH, NLĐ sẽ được thụ hưởng các chế độ
bảo hiểm sau: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.
7.2 Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đối tượng tham gia: công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc những
trường hợp tham gia BHXH bắt buộc.
Mức đóng hằng tháng: bằng 16% mức thu nhập NLĐ lựa chọn đóng BHXH và từ năm
2010 trở đi, cứ 02 năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi mức này đạt 22%.
Các chế độ được hưởng: chế độ hưu trí và chế độ tử tuất,
7.3 Bảo hiểm thất nghiệp
Đối tượng tham gia:
NLĐ phải tham gia BHTN khi làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc như sau:
HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; HĐLĐ hoặc hợp đồng làm
việc xác định thời hạn; HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời
hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
NSDLĐ tham gia BHTN bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn
vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Cơ quan, tổ chức nước
ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thể Việt Nam; Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao
động theo hợp đồng làm việc hoặc HĐLĐ.
Mức đóng:
 NLĐ đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN. NSDLĐ đóng bằng
1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những NLĐ tham gia BHTN.
Các chế độ được hưởng: trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm.
8. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động
TCLĐ là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong QHLĐ.
TCLĐ bao gồm TCLĐ cá nhân (giữa NLĐ với NSDLĐ) và TCLĐ tập thể (giữa tập thể
lao động với NSDLĐ).
8.1 Tranh chấp lao động cá nhân
Thẩm quyền giải quyết: Hoà giải viên lao động; Toà án nhân dân (Điều 200 BLLĐ).
Trình tự giải quyết:
Bước 1: TCLĐ phải được thông qua thủ tục hoà giải của Hoà giải viên lao động trước
khi một trong các bên yêu cầu Toà án giải quyết.
Tình huống: Sau khi làm việc được 02 tháng tại doanh nghiệp X, bà P vi phạm một số
quy định cấm, được thể hiện trong NQLĐ của doanh nghiệp, nên Giám đốc doanh
nghiệp X ra quyết định sa thải bà P. Bà P không đồng ý với quyết định đó vì cho rằng
Giám đốc doanh nghiệp thực hiện hành vi trái pháp luật và nộp đơn khởi kiện tại Toà án
nhân dân Quận 1, TP. Hồ Chí Minh yêu cầu giải quyết. Toà án từ chối thụ lí đơn kiện và
giải thích với bà P rằng trước khi nộp đơn kiện tại Toà án, trước tiên, bà P phải yêu cầu
Hoà giải viên lao động giải quyết, và chỉ trong trường hợp hoà giải không thành hoặc
một trong hai bên không thực hiện các thoả thuận trong biên bản hoà giải thành hoặc hết

142
thời hạn giải quyết theo quy định mà Hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải
thì bà P mới có quyền yêu cầu toà án giải quyết.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 201 BLLĐ, đối với một số TCLĐ cá nhân không bắt
buộc phải qua thủ tục hoà giải. Đó là các trường hợp: a) Về xử lí KLLĐ theo hình thức
sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ; b) Về bồi
thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ; c) Giữa người giúp việc gia đình với
NSDLĐ; d) về BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH, về BHYT theo quy định
của pháp luật về BHYT; c) về bồi thường thiệt hại giữa NLD với doanh nghiệp, đơn vị
sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Như vậy, trong tình huống vừa nêu trên, giải thích của Toà án Quận 1 là không đúng
quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, bà P có quyền trực tiếp nộp đơn yêu cầu
giải quyết TCLĐ cá nhân tại Toà án Quận 1, mà không nhất thiết phải thông qua Hoà
giải viên lao động.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, Hoà giải viên
lao động phải kết thúc việc hoà giải.
Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ
quyền cho người khác tham gia phiẻn họp hoà giải.
Trường hợp hai bân không thoả thuận được, Hoà giải viên lao động đưa ra phương án
hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, Hoà
giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đâ
được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn váng mặt không có lí do chính đáng, thì
Hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Bước 2: Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực
hiện các thoả thuận trong biên bản hoà giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy
định mà Hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có
quyền yêu cầu Toà án giải quyết (Điều 201 BLLĐ).
8.2 Đối với tranh chấp lao động tập thể
Thẩm quyền giải quyết: Theo quy định tại Điều 203 BLLĐ:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ tập thể về quyền bao gồm:
Hoà giải vicn lao động; Chủ tịch ƯBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là Chủ tịch ƯBND cấp huyện); Toà án nhân dân.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềngiải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích bao gồm:
Hoà giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động.
Trình tự giải quyết:
Bước 1: TCLĐ tập thể phải được giải quyết tại cơ sở theo các quy định tại Điều 201,
204 BLLĐ.
Bước 2: Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực
hiện các thoả thuận trong biên bản hoà giải thành thì các bên có quyền yêu cấu Chủ tịch
UBND cáp huyện giải quyết dối với TCLĐ tập thể về quyền hoặc yêu cáu Hội đồng
trọng tài lao động giải quyết đối với TCLĐ tập thể về lợi ích (Điều 204 BLLĐ).
8.3 Đình công

143
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động
nhằm đạt được yôu cầu trong quá trình giải quyết TCLĐ.
Trình tự đình công:
Tình huống: Doanh nghiệp X, hoạt động tại huyện Bình chánh, TP. Hồ Chí Minh, do
khó khăn vế tài chính nên không trả lương đầy đủ cho tất cả NLĐ (trễ hạn 40 ngày). Sau
khi đại diện tổ chức Công đoàn gặp gỡ với Giám đốc doanh nghiệp để yèu cáu trả lương
ngay cho NLĐ nhưng không đạt kết quả, ngay ngày hôm sau, tập thể lao động của
doanh nghiệp X tiến hành đình công.
Theo quy định tại các Điều 212, 213 BLLĐ, để tiến hành dinh công, tập thể lao động
cần thực hiện những bước sau:
Bước 1: Lấy ý kiến tập thể lao động. Đểi với tập thể lao động có tổ chức Công đoàn cơ
sở thì lấy ý kiến của thành viên BCH Công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi
chưa có tổ chức Công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của
người lao động. Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ kí.
Bước 2: Ra quyết định dinh công. Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với
phương án của BCH Công đoàn đưa ra thì BCH Công đoàn ra quyết dinh đình công
bằng vãn bản.
Bước 3: Tiến hành dinh công. Đến thời điểm bắt dáu đình công, nếu NSDLĐ không
chấp nhận giải quyết yêu cấu của tập thể lao động thì BCH Công đoàn tổ chức và lãnh
đạo đình công.
Đối với cuộc đình công không tuân thủ trình tự và thủ tục nêu trên của tập thể lao động
doanh nghiệp X, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh ra quyết định tuyên bố cuộc đình
công vi phạm trình tự, thủ tục và thông báo ngay cho Chủ tịch ƯBND huyện Bình
Chánh. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được thông bảo của Chủ tịch ƯBND TP.
Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh phải chủ trì, phối hợp với cơ quan
quản lí nhà nước về lao động, Công đoàn cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan
trực tiếp gặp gỡ NSDLĐ và BCH Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên để nghề ỷ
kiến và hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở
lại bình thường (theo quy định tại Điều 222 BLLĐ).
Mặc dù đình công là quyến của tập thế lao động, nhưng không phải NLĐ làm việc ở bất
kì doanh nghiệp nào củng được sử dụng quyền đó. Cụ thể, NLĐ làm việc ở đơn vị sử
dụng lao động hoạt dộng thiết yếu cho nển kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe
doạ đến an ninh, quốc phòng, sức khoẻ, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ
quy định không được quyền đình công (Điều 220 BLLĐ).
Những cuộc dinh công sau đây được xem là bất hợp pháp (Điều 215 BLLĐ):
 Không phát sinh từ TCLĐ tập thể về lợi ích. Tổ chức cho những NLĐ không cùng
làm việc cho một NSDLĐ đình công. Khi vụ việc TCLĐ tập thể chưa được hoặc đang
được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của BLLĐ. Tiến hành tại doanh
nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định. Khi đã có quyết
định hoãn hoặc ngừng đình công.
8.4 Đóng cửa tạm thời nơi làm việc
Đây là quyền của NSDLĐ, lần đáu tiên được quy định trong pháp luật lao động Việt
Nam. Để thực hiện quyền này, ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời

144
nơi làm việc, NSDLĐ phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa nơi làm việc tại nơi
làm việc và thồng báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây: BCH Công đoàn tổ chức, lãnh
đạo đình công; Công đoàn cấp tỉnh; Tồ chức đại diện NSDLĐ; Cơ quan quản lí nhà
nước vế' lao động cấp tỉnh; ƯBND cáp huyện nơi đóng trụ sở (Điều 216 BLLĐ). Tuy
nhiên, NSDLĐ không được đóng cửa nơi làm việc trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu
đình công ghi trong quyết định đình công hoặc sau khi tập thể lao động ngừng đình
công (Điều 217 BLLĐ).

145

You might also like