You are on page 1of 24

Bài tập cá nhân

Câu 1. Phân tích định nghĩa nhà nước?


a. Định nghĩa:
Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người tách ra từ xã hội, để
chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lí xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng
như phục vụ lợi ích của lực lượng cầm quyền.
 Nhà nước không đồng nhất với xã hội, nó chỉ là một bộ phận của xã hội.
 Nhà nước không hoàn toàn đồng nhất với quốc gia, nó chỉ là một trong ba yếu tố hợp thành quốc
gia.
b. Đặc trưng:
*Nhà nước có quyền lực đặc biệt (quyền lực nhà nước)
 Nhà nước là một trong các tổ chức của xã hội nhưng có quyền quản lí xã hội. Để quản lí xã hội
nhà nước phải có quyền lực. Quyền lực của nhà nước là khả năng và sức mạnh của nhà nước nhờ
đó các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải phục tùng ý chí của nhà nước.
Quyền lực nhà nước phụ thuộc vào sức mạnh bạo lực, sức mạnh vật chất, khả năng vận động
quần chúng của nó,...
 Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong xã
hội. Trong mối quan hệ này, nhà nước là chủ thể của quyền lực, các cá nhân, tổ chức trong xã hội
là đối tượng của quyền lực ấy, họ phải phục tùng ý chí của nhà nước.
 Quyền lực nhà nước cũng tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các thành viên cũng như
các cơ quan của nó, trong đó thành viên phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phải phục tùng cấp trên.
 Quyền lực nhà nước bao trùm lên đời sống xã hội, chi phối mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, tác
động đến mọi khu vực lãnh thổ, lĩnh vực của đời sống (KT, VH, GD, CTr,...)
 Để thực hiện quyền lực nhà nước, có một lớp người tách ra khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp, tổ
chức thành các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan chuyên đảm nhiệm những công việc nhất định,
hợp thành bộ máy nhà nước từ trung ương xuống địa phương, trong đó có các cơ quan bạo lực,
cưỡng chế như quân đội, cảnh sát, tòa án,..
Quyền lực và bộ máy chuyên thực thi quyền lực nhà nước trong xã hội chỉ có một mình nhà nước có nên
quyền lực đó là đặc biệt. Nhờ có quyền lực và bộ máy chuyên thực thi quyền lực đó mà nhà nước có thể
điều hành và quản lý xã hội, thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, phục vụ và bảo vệ lợi ích chung của toàn
xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.
*Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ
 Các tổ chức trong xã hội rất đa dạng, phức tạp, được hình thành, tổ chức và duy trì dựa trên
những điều kiện xã hội khác nhau như quan hệ huyết thống, giới tính, độ tuổi, quan điểm chính
trị,... 
Trong khi đó, nhà nước lấy việc quản lý dân cư theo lãnh thổ làm điểm xuất phát.
Người dân không phân biệt huyết thống, dân tộc, giới tính, tôn giáo,... cứ sống trên một địa vực
nhất định thì chịu sự quản lý của một nhà nước nhất định. Do vậy, Họ thực hiện quyền và nghĩa
vụ trước nhà nước theo nơi mà họ cư trú.
 Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình cũng theo địa
bàn cư trú của họ hay theo các đơn vị hành chính - lãnh thổ. Nhà nước phân chia lãnh thổ thành
các đơn vị hành chính - lãnh thổ và quản lý toàn bộ dân cư của mình theo đơn vị đó. Vì thế, nhà
nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất trong quốc gia.
*Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia
 Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ với quốc gia, là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể
tách rời khỏi quốc gia. Chủ quyền quốc gia thể hiện quyền quyết định tối cao và độc lập, tự quyết
mọi vấn đề đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong nước
cũng như các nhà nước khác, các tổ chức quốc tế.
 Nhà nước có quyền lực bao trùm phạm vi lãnh thổ quốc gia, đứng trên mọi cá nhân, tổ chức trong
xã hội, vì vậy nhà nước là tổ chức duy nhất có đủ tư cách và khả năng đại diện chính thức và hợp
pháp của quốc gia, thay mặt quốc gia dân tộc thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
 Trong các xã hội không có dân chủ, chủ quyền quốc gia thuộc về nhà nước.
 Trong điều kiện xã hội dân chủ, quyền lực tối cao trong xã hội thuộc về nhân dân, nhân dân ủy
quyền cho nhà nước thay mặt nhân dân tổ chức thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia (điều này
được quy định trong hiến pháp):
 Trong hoạt động đối nội, quy định của nhà nước có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc
thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan; nhà nước có thể cho phép các tổ
chức xã hội khác được thành lập và hoạt động hoặc nhà nước công nhận sự tồn tại và
hoạt động hợp pháp của các tổ chức xã hội khác.
 Trong hoạt động đối ngoại, nhà nước có toàn quyền xác định và thực hiện các đường lối,
chính sách đối ngoại của mình; các tổ chức khác chỉ được tham gia vào những quan hệ
đối ngoại mà nhà nước cho phép.
VD: Hiến pháp Việt Nam 2013
*Nhà nước ban hành pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội
 Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo
thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của mình nhằm tổ chức và quản lý xã hội theo mục đích, định
hướng nhất định.
 Nhà nước là tổ chức đại diện cho xã hội, thay mặt xã hội ban hành pháp luật, cung ứng cho xã hội
một loại quy tắc xử sự mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật.
 Với tư cách là người có sứ mệnh tổ chức và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, nhà nước phải
sử dụng pháp luật, dựa vào pháp luật, là phương tiện đặc biệt quan trọng để tổ chức và quản lý xã
hội (điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng nhất định đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của đời sống XH).
Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm
chỉnh.
*Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế, phát hành tiền
 Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định của
pháp luật.
 Nguyên nhân: 
 Nhà nước là một bộ máy bao gồm một lớp người được tách ra khỏi lao động sản xuất trực
tiếp để chuyên thực hiện chức năng quản lý xã hội. Do vậy, nó phải được nuôi dưỡng từ
nguồn của cải do dân đóng góp. Thiếu thuế bộ máy nhà nước không thể hoạt động được.
 Thuế còn là nguồn của cải quan trọng phục vụ cho việc phát triển các mặt của đời sống.
 Chỉ nhà nước mới có quyền  quy định và thực hiện việc thu thuế vì nhà nước là tổ chức duy nhất
có tư cách đại diện chính thức cho toàn xã hội.
 Nhà nước có quyền phát hành tiền (nhưng có quy định, giới hạn nhất định nếu không sẽ dẫn đến
tình trạng lạm phát) làm phương tiện trao đổi trong sản xuất, phân phối, tiêu dùng của cải trong
đời sống.
Câu 2. Phân tích các đặc trưng của nhà nước?
-> câu 1
Câu 3. Phân biệt nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội?
Câu 4. Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”?
Câu 5. Phân tích khái niệm chức năng của nhà nước. Phân loại chức năng của nhà nước. Trình bày
hình thức và phương pháp thực hiện chức năng nhà nước?
a. Phân tích khái niệm chức năng nhà nước
 “Chức” là thứ bậc trong một trật tự nhất định, tương ứng với mỗi thứ bậc có một phần việc thuộc
về một đối tượng nào đó; “năng” là khả năng làm được, sức làm được. Như vậy, chức năng là chỉ
những phần việc chỉ thuộc về một đối tượng nhất định và đối tượng này có khả năng thực tế để
làm được phần việc đó.
 Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước , phù hợp với mục đích,
bản chất, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế xã hội của đất nước
trong những giai đoạn phát triển của nó.
 Cơ bản: Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, nó ra đời để tổ chức và quản
lý các mặt của đời sống xã hội. Đó là công việc của nhà nước, gắn liền với nhà nước mà
không một thực thể nào trong xã hội có thể làm thay nhà nước. Nhà nước với những ưu
thế của mình có đủ điều kiện, khả năng thực tế để làm được những công việc đó.
 Những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ
đặt ra trước nhà nước.
 Chức năng của nhà nước phát sinh từ bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò và điều kiện
tồn tại của nhà nước trong mỗi giai đoạn phát triển của nó.

VD:
b. Phân loại
 Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước:
 Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các
cá nhân, tổ chức trong nước (chức năng KT, XH, trấn áp, bảo vệ trật tự của pháp luật, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân)
 Chức năng đối ngoại là những hoạt động chủ yếu của nhà nước trong mối quan hệ với
các quốc gia, dân tộc khác (chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, thiết lập quan hệ
ngoại giao, hợp tác quốc tế)
 Căn cứ vào hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội:
 Chức năng kinh tế: là chức năng của mọi nhà nước. Nhà nước thực hiện chức năng này
nhằm củng cố và bảo vệ cơ sở tồn tại của nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế.
 Chức năng xã hội: là toàn bộ các hoạt động của nhà nước trong việc tổ chức và quản lý
các vấn đề xã hội của đời sống như vấn đề MT,GD, YT, LĐ, việc làm, thu nhập của
người dân, phòng chống thiên tai, dịch bệnh,... Đây là các hoạt động góp phần củng cố và
bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định, phát triển an toàn, hài hòa của
toàn xã hội.
 Chức năng trấn áp: trong điều kiện có đấu tranh giai cấp, chức năng trấn áp sự phản
kháng của giai cấp bị trị là rất cần thiết nhằm bảo vệ sự tồn tại vững chắc của nhà nước,
bảo vệ lợi ích về mọi mặt của giai cấp thống trị.
 Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược: đây là chức năng đặc trưng của nhà nước chủ
nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trở về trước. Các
nhà nước đó thực hiện chức năng này nhằm xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ, bóc lột nhân
dân cũng như áp đặt sự nô dịch đối với các dân tộc khác. 
 Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ
chức trong xã hội: đây là chức năng của các nhà nước nói chung. Thực hiện chức năng
này nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp, nhất là các biện pháp pháp lí nhằm phòng,
chống tội  phạm và các vi phạm pháp luật khác, đảm bảo sự ổn định, trật tự xã hội, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.
 Chức năng bảo vệ đất nước: đây là chức năng của mọi nhà nước. Trước đây nhiều nhà
nước thường phát động chiến tranh xâm lược nước khác, ngày nay, nhiều nhà nước vẫn
tìm cách đặt ý chí của mình đối với nước khác. Trong điều kiện đó, các nhà nước phải
thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ đất nước chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược
cũng như các ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài.
 Chức năng quan hệ với các nước khác: Các nhà nước thực hiện chức năng này nhằm thiết
lập các quan hệ  kinh tế, chính trị, văn hóa,... với một quốc gia khác để trước hết phát
triển kinh tế, văn hóa, giáo dục,... trong nước, qua đó có thể cùng nhau giải quyết các vấn
đề có tính chất quốc tế.
 Các cách phân loại khác:
 Dựa vào bản chất nhà nước: 
 Chức năng thể hiện tính giai cấp
 Chức năng thể hiện tính xã hội
 Dựa vào mục đích thực hiện:
 Chức năng cai trị
 Chức năng phục vụ
 Dựa vào hình thức thực hiện:
 Chức năng hành pháp
 Chức năng tư pháp
 Chức năng lập pháp
c. Hình thức và phương pháp thực hiện
 Các hình thức thực hiện chức năng nhà nước cơ bản: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp
luật, bảo vệ pháp luật.
 Phương pháp thực hiện chức năng nhà nước cơ bản: giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế.
 Giáo dục, thuyết phục: nhà nước sử dụng các biện pháp tác động lên ý thức con người,
làm cho họ biết, hiểu, tự giác, chủ động, tích cực thực hiện các yêu cầu, đòi hỏi của nhà
nước.
 Cưỡng chế: nhà nước bắt buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện nghiêm
chỉnh các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước.
Câu 6. Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước?
*Đn:
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức
và thực hiện theo quy định của pháp luật, để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
*Phân tích:
a. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước
 Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định,
được tổ chức và thực hiện theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực
nhà nước.
 Đặc điểm cơ quan nhà nước:
 Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, nghĩa là cơ quan nhà nước nhà
nước là những bộ phận then chốt, chủ yếu của nhà nước. Các bộ phận khác cấu thành nhà
nước chỉ giữ vai trò thứ yếu không được quan niệm là cơ quan nhà nước.
Cơ quan nhà nước có biên chế xác định, mỗi cơ quan nhà nước bao gồm một số lượng
người nhất định, có thể có cơ quan bao gồm một người (VD: nguyên thủ quốc gia ở nhiều
nước), có thể có cơ quan nhà nước bao gồm một nhóm người (quốc hội, chính phủ,...)
 Cơ quan nhà nước là được hình thành theo cách thức hay trình tự khác nhau, có thể là cha
truyền con nối, bổ nhiệm hay bầu cử, bổ nhiệm,...
 Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước do pháp luật quy định. Thông thường, pháp
luật có quy định cụ thể về con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung hình thức,
phương pháp hoạt động,... của mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước.
 Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy
định. VD: chức năng của quốc hội (nghị viện) là lập pháp, quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước,... chức năng của tòa án là xét xử các vụ án.
 Mỗi cơ quan nhà nước được trao cho những quyền năng nhất định để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, được giao. Toàn bộ những chức năng và quyền hạn mà một cơ quan nhà
nước được thực hiện và phải thực hiện tạo nên thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó. Cơ
quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước thực hiện thẩm quyền của
mình, nó có quyền ban hành những quyết định nhất định; yêu cầu các tổ chức, cá nhân có
liên quan phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ
thể khác có thẩm quyền ban hành; giám sát, kiểm tra việc thực hiện những quyết định đó,
khi cần thiết, nó có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước để đảm bảo thực hiện
những quyết định đó.
 Phân loại cơ quan nhà nước:
 Căn cứ vào thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ:
 Cơ quan trung ương: là cơ quan có thẩm quyền hoạt động trên toàn lãnh thổ.
 Cơ quan địa phương: là cơ quan có thẩm quyền hoạt động chỉ trong phạm vi địa
phương.
 Căn cứ vào chức năng:
 Cơ quan lập pháp (xây dựng pháp luật)
 Cơ quan hành pháp (tổ chức thực hiện pháp luật)
 Cơ quan tư pháp (bảo vệ pháp luật)
 Căn cứ vào thời gian hoạt động:
 Cơ quan thường xuyên: là cơ quan được thành lập để thực hiện những công việc
thường xuyên của nhà nước, tồn tại thường xuyên trong bộ máy nhà nước.
 Cơ quan lâm thời: là cơ quan được thành lập để thực hiện những công việc có
tính chất nhất thời của nhà nước, sau khi thực hiện xong công việc đó nó sẽ tự
giải tán (VD: Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, các cơ quan bầu cử ở nước ta,...).
 Căn cứ vào con đường hình thành, tính chất, chức năng:
 Cơ quan quyền lực nhà nước là cơ quan nhân dân bầu ra, đại diện nhân dân để
thực thi quyền lực nhà nước.
 Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan được hình thành từ cơ quan quyền lực nhà
nước, thực hiện chức năng quản lý, điều hành những công việc hàng ngày của đất
nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh,
đối ngoại.
 Cơ quan xét xử có chức năng xét xử các vụ án.
 Cơ quan kiểm sát có chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, thay
mặt nhà nước thực hiện quyền công tố.
 Cơ cấu bộ máy nhà nước thường bao gồm:
 Nguyên thủ quốc gia (vua, tổng thống, chủ tịch nước,...)
 Cơ quan lập pháp (vua, nghị viện, quốc hội,...)
 Cơ quan hành pháp (vua, chính phủ, hội đồng bộ trưởng,...)
 Cơ quan tư pháp (vua, tòa án,...)
 Chính quyền địa phương: tùy theo đặc điểm cụ thể, có thể tổ chức 2, 3 thậm chí 4 cấp
chính quyền địa phương. Ở mỗi cấp chính quyền địa phương có thể có một hoặc nhiều cơ
quan, chẳng hạn cơ quan quyết nghị, cơ quan chấp hành,...
 Quân đội, cảnh sát
b. Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nhất định
 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những nguyên lí, những tư tưởng chỉ
đạo có tính then chốt, xuất phát điểm, làm cơ sở cho toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước. 
 Bộ máy nhà nước thường bao gồm nhiều cơ quan có vị trí, vai trò và phạm vi hoạt động,... khác
nhau, do vậy nó khó có thể phát huy được sức mạnh và hiệu quả hoạt động nếu không được tổ
chức một cách chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ.
Do vậy, để thiết lập trật tự trong bộ máy nhà nước nhằm tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, thống
nhất trong hoạt động giữa các cơ quan nhà nước, tăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước, đòi
hỏi quá trình tổ chức và hoạt động  của bộ máy này phải dựa trên cơ sở của những nguyên tắc
chung nhất định.
 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở các nước khác nhau thường có sự
khác nhau vì chúng được xác định trên cơ sở bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trình
độ phát triển của kinh tế xã hội, của nền dân chủ,...
VD: Bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam, Trung Quốc,...chủ yếu được tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc “tôn quân quyền”
Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hệ thống các nguyên
tắc được xác lập trong Hiến pháp và luật.
c. Bộ máy nhà nước được thiết lập để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
 Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước , khi nhà nước
cần phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ nào đó, nhà nước thành lập ra các cơ quan tương ứng để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ ấy.
Vì vậy, quy mô, cơ cấu của bộ máy nhà nước, cách thức tổ chức và hoạt động của từng cơ quan
nhà nước,... trước tiên chịu sự chi phối của chức năng nhà nước.
VD: Nếu chức năng chủ yếu của nhà nước là trấn áp thì trong bộ máy nhà nước các cơ quan
cưỡng chế, trấn áp là chủ yếu và được coi trọng nhất.
Nếu chức năng chủ yếu của nhà nước là tổ chức và quản lí kinh tế, xã hội thì  trong bộ máy nhà
nước cũng chủ yếu bao gồm các cơ quan quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 7. Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước, phân loại cơ quan nhà nước, cho ví dụ?
 Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định,
được tổ chức và thực hiện theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực
nhà nước.
 Đặc điểm cơ quan nhà nước:
 Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, nghĩa là cơ quan nhà nước nhà
nước là những bộ phận then chốt, chủ yếu của nhà nước. Các bộ phận khác cấu thành nhà
nước chỉ giữ vai trò thứ yếu không được quan niệm là cơ quan nhà nước.
Cơ quan nhà nước có biên chế xác định, mỗi cơ quan nhà nước bao gồm một số lượng
người nhất định, có thể có cơ quan bao gồm một người (VD: nguyên thủ quốc gia ở nhiều
nước), có thể có cơ quan nhà nước bao gồm một nhóm người (quốc hội, chính phủ,...)
 Cơ quan nhà nước là được hình thành theo cách thức hay trình tự khác nhau, có thể là cha
truyền con nối, bổ nhiệm hay bầu cử, bổ nhiệm,...
 Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước do pháp luật quy định. Thông thường, pháp
luật có quy định cụ thể về con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung hình thức,
phương pháp hoạt động,... của mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước.
 Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy
định. VD: chức năng của quốc hội (nghị viện) là lập pháp, quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước,... chức năng của tòa án là xét xử các vụ án.
 Mỗi cơ quan nhà nước được trao cho những quyền năng nhất định để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, được giao. Toàn bộ những chức năng và quyền hạn mà một cơ quan nhà
nước được thực hiện và phải thực hiện tạo nên thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó. Cơ
quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước thực hiện thẩm quyền của
mình, nó có quyền ban hành những quyết định nhất định; yêu cầu các tổ chức, cá nhân có
liên quan phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ
thể khác có thẩm quyền ban hành; giám sát, kiểm tra việc thực hiện những quyết định đó,
khi cần thiết, nó có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước để đảm bảo thực hiện
những quyết định đó.
 Phân loại cơ quan nhà nước:
 Căn cứ vào thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ:
 Cơ quan trung ương: là cơ quan có thẩm quyền hoạt động trên toàn lãnh thổ.
 Cơ quan địa phương: là cơ quan có thẩm quyền hoạt động chỉ trong phạm vi địa
phương.
 Căn cứ vào chức năng:
 Cơ quan lập pháp (xây dựng pháp luật)
 Cơ quan hành pháp (tổ chức thực hiện pháp luật)
 Cơ quan tư pháp (bảo vệ pháp luật)
 Căn cứ vào thời gian hoạt động:
 Cơ quan thường xuyên: là cơ quan được thành lập để thực hiện những công việc
thường xuyên của nhà nước, tồn tại thường xuyên trong bộ máy nhà nước.
 Cơ quan lâm thời: là cơ quan được thành lập để thực hiện những công việc có
tính chất nhất thời của nhà nước, sau khi thực hiện xong công việc đó nó sẽ tự
giải tán (VD: Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, các cơ quan bầu cử ở nước ta,...).
 Căn cứ vào con đường hình thành, tính chất, chức năng:
 Cơ quan quyền lực nhà nước là cơ quan nhân dân bầu ra, đại diện nhân dân để
thực thi quyền lực nhà nước.
 Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan được hình thành từ cơ quan quyền lực nhà
nước, thực hiện chức năng quản lý, điều hành những công việc hàng ngày của đất
nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh,
đối ngoại.
 Cơ quan xét xử có chức năng xét xử các vụ án.
 Cơ quan kiểm sát có chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, thay
mặt nhà nước thực hiện quyền công tố.
Câu 8. Phân tích nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước?
 Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước vốn có mầm mống từ thời cổ đại. Hiện nay, tư tưởng
phân chia quyền lực nhà nước đã được thể chế hóa thành pháp luật, trở thành một trong những
nguyên tắc cơ bản, quan trọng bậc nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
trên thế giới.
 Nội dung:
 Quyền lực nhà nước được phân chia thành nhiều loại quyền khác nhau như quyền hành
pháp, quyền lập pháp, quyền tư pháp,... và được trao cho các cơ quan nhà nước khác
nhau thực hiện một cách độc lập, mỗi cơ quan chỉ thực hiện một quyền. Điều này đảm
bảo không một cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước, cũng như không một cơ
quan nào có thể lấn sân sang hoạt động của cơ quan khác.
Thực chất của sự phân chia quyền lực là sự phân định một cách rạch ròi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, đồng thời đảm bảo sự chuyên môn hóa
trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp,...
đều thực hiện chức năng của mình trên cơ sở pháp luật.
 Giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp,... còn có sự kiềm chế, đối trọng, chế ước
lẫn nhau theo phương châm không cơ quan nào nằm ngoài sự kiểm soát, giám sát từ phía
cơ quan khác. Điều này nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán
hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, qua đó đảm bảo quyền,
lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cá nhân, tổ chức trong xã hội cũng như có thể tránh
được những mối nguy hại khác. Bên cạnh đó, sự kiểm soát, giám sát lẫn nhau giữa các cơ
quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng thể hiện sự phối hợp với nhau nhằm tạo nên sự
thống nhất của quyền lực nhà nước.
 Ơ các nước tư bản, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, việc áp dụng nguyên tắc phân
quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không hoàn toàn giống nhau. Thực tế cho
thấy có thể có ba mô hình áp dụng nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước tư sản:
 Mô hình phân quyền cứng rắn, thể hiện điển hình ở Mỹ.
 Mô hình phân quyền mềm dẻo, thể hiện điển hình ở Anh, Đức.
 Mô hình phân quyền hỗn hợp (trung gian), thể hiện điển hình ở Pháp, Nga.
Sự khác biệt của ba mô hình này thể hiện ở cơ cấu các thiết chế quyền lực tối cao, địa vị
của từng thiết chế cũng như mối quan hệ giữa chúng.
 Hiện nay, việc phân chia quyền lực nhà nước không chỉ giới hạn ở việc phân chia theo chiều
ngang (lập pháp, hành pháp, tư pháp). Lý luận và thực tiễn cho thấy rằng, sự phân chia quyền lực
nhà nước còn diễn ra theo chiều dọc:
 Giữa nhà nước liên bang với nhà nước thành viên
 Giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương
 Giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau

….
Câu 9. Phân tích nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp
luật?

Câu 10. Phân tích khái niệm hình thức chính thể? Trình bày các dạng chính thể cơ bản, cho ví dụ?
a. Đn
 Hình thức chính thể là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước,
xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao khác và với nhân dân.
Xem xét hình thức chính thể của một nhà nước nào đó là xem trong nhà nước đó:
 Quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho cơ quan nào
 Cách thức và trình tự lập ra cơ quan đó
 Quan hệ giữa cơ quan đó với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước
 Sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức và hoạt động của cơ quan đó.
b. Phân loại: 
Có hai dạng chính thể cơ bản: chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa
*Chính thể quân chủ:
 Quân chủ là chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một
phần vào tay một cá nhân (vua, nữ hoàng, quốc vương,...) theo phương thức cha truyền con nối
(thế tập).
 Đặc điểm: 
 Về mặt pháp lý người đứng đầu nhà nước được coi là người có quyền lực cao nhất của
nhà nước là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự.
 Thông thường nhà vua thường lên ngôi bằng hình thức cha truyền con nối. Trên thực tế
cũng có những trường hợp nhà vua lên ngôi do được chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng,
được phong vương hoặc tiếm quyền,... song ở các triều vua sau đó, phương thức truyền
kế ngôi vua lại được xác lập và củng cố, duy trì.
 Phân loại:
 Quân chủ chuyên chế (tuyệt đối): là chính thể mà trong đó nhà vua có quyền lực tối cao
và vô hạn trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, không bị chia sẻ cho ai và
cũng không chịu một sự hạn chế nào. Chính thể này có các dạng như:
 Phân quyền cát cứ
 Trung ương tập quyền
 Lập hiến
=> Quyền lực nhà vua khác nhau trong các dạng này.
 Quân chủ hạn chế (tương đối): là chính thể mà trong đó nhà vua chỉ nắm giữ nắm giữ
một phần quyền lực tối cao của nhà nước, bên cạnh vua còn có cơ quan khác để chia sẻ
quyền lực với vua hoặc hạn chế quyền lực của vua. Trong chỉnh thể này quyền lực của
vua có thể bị hạn chế bởi cơ quan đại diện đẳng cấp, hiến pháp hoặc nghị viện, chính phủ.
Các dạng cơ bản của chính thể này:
 Đại diện đẳng cấp
 Nhị hợp
 Đại nghị (nghị viện)
VD:....
*Chính thể cộng hòa
 Cộng hòa là chính thể mà trong đó quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về cơ quan (tập thể)
đại diện của nhân dân. Cơ quan này thường được thành lập bằng con đường bầu cử và hoạt động
trong một thời hạn nhất định - nhiệm kỳ. 
 Đặc trưng:
 Quyền lực cao nhất của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan chủ yếu bằng con
đường bầu cử.
 Hiến pháp của các nước có chính thể này quy định rõ trình tự, thủ tục để thành lập các cơ quan
đó.
 Phân loại:
 Cộng hòa quý tộc là chính thể mà trong đó quyền bầu cử cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước
thuộc về tầng lớp quý tộc.
 Cộng hòa dân chủ là chính thể mà trong đó quyền bầu cử cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước
thuộc về các tầng lớp nhân dân có đủ điều kiện.
 Chủ nô
 Phong kiến
 Tư sản
. Tổng thống
. Đại nghị (nghị viện)
. Hỗn hợp (lưỡng tính)
. Cộng hòa Hồi giáo
 XHCN
. Công xã Paris
. CH Xô viết
. CH DCND 
. CH Cuba
VD:...

Câu 11. Phân tích khái niệm hình thức cấu trúc của nhà nước? Trình bày các hình thức cấu trúc cơ
bản của nhà nước, cho VD?
a. ĐN
 Hình thức cấu trúc của nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo các đơn vị hành
chính - lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước với nhau.
 Đặc điểm:
Câu 12. Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang, cho ví dụ? 

Câu 13. Phân tích khái niệm chế độ chính trị của nhà nước? Trình bày các dạng chế độ chính trị,
cho VD?

Câu 14. Xác định hình thức nhà nước Việt Nam hiện nay và giải thích tại sao xác định như vậy?

Câu 15. Phân tích vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay?

Câu 16. Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền được tổ chức và
hoạt động trên cơ sở chủ quyền nhân dân”?

Câu 17. Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền thừa nhận, tôn
trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân”?

Câu 18. Phân tích định nghĩa pháp luật?


 Đn
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực
hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
 Đặc trưng:
a. Pháp luật có tính quyền lực nhà nước
- Pháp luật do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của
mình và trở thành công cụ để nhà nước tổ chức và quản lí xã hội.
- Vì pháp luật là quy tắc xử sự chung nên nó chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của
nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể trong xã hội. Nói cách khác pháp luật thể hiện ý
chí nhà nước. Thông qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, không được làm
gì, phải làm gì, làm như thế nào, …
Với quyền lực của mình. Nhà nước có thế sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tổ chức thực
hiện pháp luật, yêu cầu các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện nghiêm chỉnh. Khi cần
thiết nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ pháp luật, trừng phạt người vi
phạm, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống.
b. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến
- Quy phạm là khuôn mẫu, khuôn thước, chuẩn mực.
Các quy phạm pháp luật là những khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho nhận thức và hành vi
của con người, hướng dẫn cách xử sự cho cá nhân, tổ chức trong xã hội. Các chủ thể khi ở vào
tình huống do pháp luật dự liệu thì xử sự theo những khuôn mẫu mà nhà nước đã nêu ra: họ được
hoặc không được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào, …
- Phạm vi tác động cảu pháp luật rất lớn, nó là khuôn mẫu ứng xử cho mọi cá nhân, tổ chức trong
đời sống hàng ngày, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực của cuộc sống, pháp luật
tác động đến mọi địa phương, vùng miền của đất nước.
c. Pháp luật có tính hệ thống
- Bản thân pháp luật là một thống các quy phạm hay các quy tắc xử sự chung, các nguyên tắc, các
khái niệm pháp lí, …
- Mặc dù điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song các quy định của
pháp luật không tồn tại biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, tác
động qua lại, bổ sung cho nhau, tạo nên một chỉnh thể thống nhất.
d. Pháp luật có tính xác định về hình thức
- Hình thức, diễn đạt:
o Pháp luật được thể hiện trong các hình thức xác định như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn
bản quy phạm pháp luật.
o Ở dạng thành văn, các quy định của pháp luật được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể, rõ
nghĩa, đơn nghĩa, không trừu tượng, không chung chung, bảo đảm có thể hiểu được và
thống nhất trên toàn xã hội,
- Không trái với Hiến pháp.
- Văn bản cấp dưới ban hành không được trái với văn bản cấp trên ban hành
Câu 19. Phân tích các đặc trưng của pháp luật?
 Câu 18
Câu 20. Phân biệt pháp luật với các công cụ khác để điều chỉnh quan hệ xã hội?

Câu 21. Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội?
- Điều chỉnh quan hệ xã hội là sử dụng các công cụ tác lên các quan hệ xã hội, làm cho chúng thay
đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng nhất định, nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã
hội.
- Bản chất của quan hệ xã hội là sự tác động qua lại giữa các chủ thể quan hệ xã hội đó. Trong mối
quan hệ này, các chủ thể tác động qua lại lẫn nhau thông qua hành vi của mình. Do vậy, điều
chỉnh quan hệ xã hội chính là điều chỉnh hành vi của các chủ thể quan hệ xã hội đó, làm thay đổi
hành vi của họ.
 Hành vi tốt sẽ được bảo vệ, phát huy
 Hành vi xấu sẽ bị ngăn chặn, loại trừ
- Trong cuộc sống mỗi con người không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà tham gia vào mối quan hệ với
người khác, tạo nên một hệ thống quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp, chằng chịt lên nhau. Khi đó,
hành vi của một người có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người khác và của cả cộng đồng. Do vậy,
để đảm bảo lợi ích của mỗi cá nhân, sự ổn định, trật tự của xã hội đòi hỏi xử sự của mỗi người
trong mối quan hệ phải dựa trên chuẩn mực nhất định, khuôn mẫu nhất định.
 Chủ thể khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội  thì hành vi của các chủ thể mới có thể
bị đặt trước nhu cầu cần phải được điều chỉnh.
 Khi cá nhân sống trong điều kiện riêng rẽ, không tham gia vào mối quan hệ xã hội với
người khác thì hành vi của họ không có khả năng ảnh hưởng đến lợi ích của người khác
thì khi đó sẽ không xuất hiện nhu cầu điều chỉnh hành vi của họ.
- Những khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi ứng xử của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ
xã hội nhất định là các quy phạm xã hội. Các quy phạm xã hội đó chính là công cụ điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội bằng cách quy định quyền, nghĩa vụ, việc được làm, việc nên làm, cần phải
làm, không được làm, ...
VD:
Câu 22. Phân tích vị trí, vai trò của pháp luật của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh
quan hệ xã hội?
 Đặc điểm
- Trong điều kiện ngày nay, pháp luật trở thành công cụ hàng đầu, quan trọng và có hiệu quả nhất,
công cụ không thể thay thế để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, quản lý xã hội.
“Pháp luật nổi lên như một công cụ “thép”, có hiệu lực mang tính uy quyền của nhà nước. Pháp
luật là hạt nhân, giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các quy tắc xã hội.”
- Pháp luật không đơn thuần là công cụ quản lí nhà nước, nó còn được xác định là công cụ để mỗi
người tự bảo vệ lợi ích của mình; công cụ điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người trong
cuộc sống nhằm thiết lập, duy trì và bảo vệ trật tự xã hội.
Ngày nay, pháp luật không chỉ là của riêng nhà nướó, nó là một loại quy tắc công cộng, một công
cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, pháp luật là của chung toàn xã hội.
Thượng tôn pháp luật trở thành quy tắc chung cho toàn xã hội.
 Nguyên nhân
Do so với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác, pháp luật thể hiện những ưu thế vượt trội
sau đây: (có thể so sánh với các công cụ khác)
- Phạm vi tác động rộng lớn nhất
 Pháp luật do nhà nước ban hành – tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội.
 Được truyền bá, phổ biến bằng con đường chính thức thông qua hệ thống cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
 Pháp luật có khả năng tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, mọi vùng
miền, lãnh thổ, mọi lĩnh vực đời sống.
- Pháp luật có tính chất bắt buộc với mọi người (thực hiện pháp luật là bắt buộc với tất cả các chủ
thể, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của họ)
 Pháp luật được nhà nước tổ chức thực hiện và bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác
nhau, trong đó có biện pháp cưỡng chế (phù hợp với điều kiện ngày nay)
 Hh
- Pháp luật có hình thức xác định chặt chẽ và rõ ràng nhất
 Thể hiện dưới dạng thành văn.
 Trình bày: pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật) có
mối liên hệ mật thiết với nhau được sắp xếp logic, khách quan, khoa học.
 Ngôn ngữ: đơn nghĩa, không trừu tượng, rõ nghĩa, chính xác, cụ thể.
 Thông qua pháp luật, các cá nhân tổ chức trong xã hội nắm bắt được một cách đầy đủ, chính xác
và rõ ràng, quyền, nghĩa vụ, các hành vi bị cấm cũng như cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện,…
Thông qua pháp luật, các chủ thể biết được trong điều kiện, hoàn cảnh nào họ được hoặc không
được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào, hậu quả sẽ phải gánh chịu nếu làm trái điều đó. Từ
đây, chủ thể có đầy đủ cơ sở để thực hiện, lực chọn hành vi.
- Dễ thích ứng với điều kiện thực tế của đời sống xã hội
 Pháp luật được ban hành dựa vào thực tiễn cuộc sống (thực tiễn cuộc sống là “ bà
mẹ” của pháp luật, còn nhà nước chỉ là “bà đỡ của pháp luật).
 Khi các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì pháp luật cũng có sự thay đổi cho
phù hợp.
 Pháp luật có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống trong việc điều chỉnh các quan
hệ xã hội.
Câu 23. So sánh pháp luật với đạo đức?

Câu 24. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức?
 Đạo đức và pháp luật là hai công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội
- Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực
hiện nhằm điều chỉnh các quan hễ xã hội theo mục đích, định hướng nhất định.
- Đạo đức là tổng thể các quan điểm, quan niệm về chân, thiện, mỹ, nghĩa vụ, danh dự,… (trong đó
cốt lõi là cái thiện) cùng những quy tắc được hình thành trên cơ sở những quan niệm, quan điểm
đó nhằm điều chỉnh hành vi, ứng xử của con người; chúng được thực hiện bằng lương tâm. Tình
cảm cá nhân và sức mạnh của dư luận xã hội.
 Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau:
a. Đạo đức tác động đến pháp luật
- Đạo đức tạo nền tảng nhất định cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật.
- Đạo đức là môi trường cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của pháp luật, là chất liệu làm nên
các quy định trong hệ thống pháp luật.
- Những quan niệm, chuẩn mực đạo đức đóng vai trò là tiền đề tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng
pháp luật.
- Ý thức đạo đức cá nhân là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Nó chính là
môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật:
o Người có ý thức đạo đức tốt thường là người có thái độ tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh
thực hiện pháp luật.
o Chủ thể có ý thức đạo đức kém thường dễ coi thường pháp luật, vi phạm pháp luật.
b. Pháp luật tác động đến đạo đức
- Pháp luật là công cụ truyền bá những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, nhờ
đó chúng nhanh chóng trở thành những chuẩn mực mang tính bắt buộc chung đối với mọi người.
- Góp phần củng cố, giữ gìn và phát triển các giá trị đạo đức xã hội, hỗ trợ, bổ sung cho đạo đức,
đảm bảo cho chúng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh trên thực tế.
- Pháp luật loại trừ những quan niệm, tư tưởng, đạo đức lạc hậu, trái với lợi ích của giai cấp thống
trị, lợi ích chung của cộng đồng cũng như tiến bộ xã hội.
- Góp phần ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức; ngăn chặn việc hình thành những quan
niệm đạo đức trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc và tiến bộ xã hội.
- Góp phần hình thành những quan niệm đạo đức mới
VD: Luật hôn nhân và gia đình quy định quyền và nghĩa vụ của con cái với bố mẹ, cháu với ông bà, ace,..
Câu 25. So sánh pháp luật với tập quán?

Câu 26. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán?
 Pháp luật và tập quán là các công cụ điêu chỉnh quan hệ xã hội
- Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra, thừa nhận và đảm bảo thực hiện
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng nhất định.
- Tập quán là
 Pháp luật và tập quán có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau:
a. Tập quán tác động đến pháp luật
- Tập quán phù hợp với ý chí nhà nước, đạo đức, sự tiến bộ xã hội thì được nhà nước thừa nhận,
góp phần tạo cơ sở hình thành nên những quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật.
VD: Trong điều kiện nền kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự túc, khép kín, ảnh hưởng của phong tục tập
quán, luật tục đến pháp luật càng mạnh mẽ. Trong điều kiện đó, các quan hệ xã hội chủ yếu diễn
ra trong phạm vi làng xã với sự đan xen chằng chịt và hết sức bền chặt của các quan hệ huyết
thống, hôn nhân, láng giềng, kinh tế,… làm cho sự can thiệp của nhà nước với các làng xã trở nên
khó khăn. Vì vậy, khi ban hành pháp luật, nhà nước phải lựa theo phong tục tập quán, luật tục sao
cho phù hợp với phong tục tập quán, luật tục thì mới có hiệu quả.
Hiện nay, nhiều phong tục tập quán được thừa nhận thành pháp luật như đặt tên con theo họ mẹ,
họ cha, các quy luật, nguyên tắc trong buôn bán,…
- Với ưu thế gần gũi với đời sống cộng đồng, được cả cộng đồng thừa nhận, hình thức thể hiện đơn
giản, cụ thể, dễ tác động vào nhận thức con người… nhiểu tập quán có nội dung phù hợp với
pháp luật có thể được sử dụng bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật trong trường hợp thiếu pháp luật,
nhất là ở những địa bàn và những lĩnh vực mà pháp luật không thể vươn tới.
- Tuy nhiên, tập quán cũng có thể là nhân tố cản trở đối với việc thực hiện pháp luật, nhất là trong
điều kiện kinh tế xã hội lạc hậu, chậm pháp triển.
b. Pháp luật tác động đến tập quán
- Pháp luật thừa nhận sự tồn tại của tập quán, khuyến khích cộng đồng phát huy vai trò của tập quán
trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội dưới sự chỉ đạo bởi tư tưởng cơ bản của pháp luật.
- Nhà nước có thể luật hóa các tập quán có nội dung phù hợp với các giá trị đạo đức và tiến bộ xã hội
để áp dụng cho chính cộng đồng có tập quán đó, đồng thời thiết lập hệ thống thiết chế pháp lí để đảm
bảo cho sự vận hành của chúng.
VD: Ở Việt Nam, thời kì thuộc Pháp, chính quyền thuộc địa đã thành lập các tòa án phong tục để xét
xử đối với người dân tộc thiểu số. Tham gia xét xử trong các phiên tòa này luôn có mặt quan tòa là
người dân tộc thiểu số.
- Pháp luật củng cố tập quán, luật tục, định hướng sự phát triển của chúng theo quỹ đạo của nhà
nước, đảm bảo cho chúng được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế, qua đó giữ gìn, bảo lưu và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Pháp luật có vai trò trong việc loại trừ những tập quán có nội dung trái đạo đức xã hội, lạc hậu,
phản tiến bộ, cản trở sự phát triển của cộng đồng.
VD: cấm tảo hôn, đốt pháo, thả đèn trời…
Câu 27. Phân tích vai trò của pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước?
 Khái quát chung
- Pháp luật là …
- Bộ máy nhà nước là …
 Pháp luật là cơ sở pháp lí cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Pháp luật quy định các loại cơ quan nhà nước, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, nhân viên nhà nước.
- Xác lập mối quan hệ công tác trong nội bộ bộ máy nhà nước cũng như giữa các cơ quan, nhân
viên nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong xã hội, …
- Pháp luật thiết lập khuôn khổ cho hoạt động của bộ máy nhà nước. thiết lập hình thức, phương
pháp, nguyên tắc, cách thức hoạt động cảu các cơ quan, nhân viên nhà nước.
Vd: Việt Nam có Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án Nhân dân,
Luật tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân, …
- Nhờ có pháp luật, các cơ quan, nhân viên nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình một cách dễ dàng, có hiệu quả.
Nhờ có pháp luật, việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trở nên khoa học, đồng bộ,
nhịp nhàng, tránh được sự chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ trống trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước.
Câu 28. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước?
 Khái quát chung
- Pháp luật là …
- Quyền lực nhà nước là …
 Vai trò của pháp luật trong kiểm soát quyền lực nhà nước

Câu 29. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội?
 Khái quát chung
- Pháp luật là
- Điều chỉnh quan hệ xã hội là
 Pháp luật điều tiết và định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội
- Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật được xem như một phương thức hữu
hiệu để điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội.
Có thể nói, nếu coi cuộc sống như một dòng chảy tự nhiên, thì pháp luật được xem như hai bờ
của dòng chảy đó, bờ có vai trò định hướng dòng chảy, làm cho sự chảy đó không tràn lan, tùy
tiện mà theo dòng nhất định; không có bờ, nước vẫn chảy, nhưng không theo dòng. Tất nhiên, bờ
phải đi theo dòng chảy, “lựa” theo dòng chảy, bờ không thể bắt dòng chảy trái quy luật.
Do vậy, vai trò định hướng của pháp luật phải trên cơ sở quy luật vận động, phát triển khách quan
của các quan hệ xã hội.
- Pháp luật như “hành lang”, “đường biên” cho ứng xử của con người, nó nói lên giới hạn cần thiết
mà nhà nước quy định để mọi người có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ nhất định. Qua
đó, pháp luật thiết lập trật tự cho các quan hệ xã hội.
- Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được
khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp
khi bắt gặp một tình huống cụ thể.
Qua đó, pháp luật củng cố và tăng cường các xu hướng phát triển tích cực của các quan hệ xã hội,
ngăn ngừa, loại bỏ những xu hướng phát triển tiêu cực, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù hợp
với quy luật khách quan.
- Pháp luật ghi nhận sự tồn tại của các quan hệ xã hội phù hợp với mục đích, định hướng của nhà
nước, tạo lập môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển và bảo vệ sự tồn tại của những quan
hệ xã hội đó.
Ngược lại, pháp luật hạn chế và loại bỏ những quan hệ xã hội lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của
đời sống, trái với mục đích, định hướng của nhà nước.
- Trong bối cảnh có sự thay đổi lớn của đời sống xã hội (cách mạng xã hội cải cách xã hội) những
yếu tố mới được xác lập thường gặp phải sự chống đối, sức ỳ và lực cản trở từ nhiều phía; ngược
lại, những yếu tố cũ lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp thì chưa hoàn toàn mất hẳn. Khi đó, “Luật
pháp được xem như một phương thức hữu hiệu nhất để điều tiết các trạng thái xã hội và các quan
hệ xã hội nảy sinh từ chính các biến đổi xã hội quan trọng đó”.
- Nhờ có pháp luật, việc điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính bao quát, bắt buộc chung, có sự
thống nhất, chặt chẽ, hệ thống và được đảm bảo thực hiện hiệu quả, nghiêm chỉnh. Vì pháp luật
so với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác có ưu thế sau:
o Phạm vi tác động rộng lớn
o Tính bắt buộc, được nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp khác
nhau (có thể cưỡng chế).
o Hình thức xác định chặt chẽ nhất.
o Dễ thích ứng với điều kiện thực tế của đời sống xã hội.
Câu 30. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội?
 Khái quát chung:
- Pháp luật là
- Trật tự, an toàn xã hội là tình trạng của đời sống xã hội, trong đó tình hình chính trị ổn định, an
ninh quốc phòng quốc gia được giữ vững và con người được yên ổn trong sinh hoạt hằng ngày,
trong lao động, … không bị xâm hại những quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
 Pháp luật là cơ sở để đảm bảo trặt tự, an toàn xã hội
- An toàn luôn là vấn đề có ý nghĩa quan trong mọi xã hội, đó là tiền đề đồng thời cũng là động lực
và mục tiêu của cuộc sống. Tuy nhiên, “an toàn xã hội luôn có nguy cơ bị phá vỡ hoặc bị xâm hại
từ nhiều phía” mà nguyên nhân chủ yếu là lòng tham và sự kiếm hiểu biết, thái độ ứng xử của con
người với môi trường xung quanh, điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, …
- Nhớ có sự tác động mạnh mẽ, nhiều mặt của pháp luật mà an toàn xã hội được đảm bảo, các
quyền và lợi ích hợp pháp của con người được bảo vệ.
- Pháp luật xác định cách thức xử sự cho các chủ thể đồng thời nghiêm trị những hành vi gây mất
an toàn cho xã hội.
- Bằng pháp luật, nhà nước thể chế hóa những tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật, đề ra biện pháp đảm bảo
an toàn, giáo dục con người ý thứ tự bảo vệ mình, …
VD: đội mũ bảo hiểm…
Luật lao động năm 2019 đề ra những chính sách của nhà nước về lao động
- Pháp luật tác động mạnh mẽ đến các mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển,
cải thiện điều kiện vật chất kí thuật của xã hội.
- Nhờ có pháp luật người dân trở nên vững tâm, họ tin tưởng vào pháp luật rằng cái ác sẽ bị trừng
trị và an toàn được đảm bảo; từ đó tránh được những xung đột, biểu tình gây mất trật tự, an toàn
xã hội.
Câu 31. Phân tích vai trò của pháp luật trong bảo đảm, bảo vệ quyền con người?
 Khái quát chung
- Pháp luật là
- Quyền con người
o Theo pháp luật tự nhiên: Quyền con người là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được
công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con
người chứ không phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành.
o Theo quan điểm pháp luật thực định: Quyền con người là những đảm bảo pháp lí toàn
cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ
mặc mà làm rổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người.
 Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người
- Pháp luật ghi nhận các quyền, tự do, dân chủ cơ bản của con người.
Vd : Hiến pháp
- Pháp luật quy định trách nhiệm của nhà nước cũng như toàn xã hội trong việc bảo đảm cho các
quyền được hiện thực hóa.
- Pháp luật nghiêm cấm các hành vi xâm phạm đồng thời quy định các biện pháp trừng phạt
nghiêm khắc đối với các chủ thể có hành vi xâm phạm bất hợp pháp đến quyền con người nhằm
bảo vệ quyền con người khỏi bị xâm hại.
- Quyền con người, tự do cá nhân cần phải trong giới hạn nhất định và có điểm dừng, nó không thể
được hiểu là làm tất cả hay muốn làm gì thì làm. Quyền, tự do cá nhân luôn phải được đặt trong
sự tôn trọng quyền, tự do của người khác, tôn trọng và tuân thủ những quy tắc chung của cộng
đồng, mỗi người vừa tôn trọng cái chung, vừa có điều kiện để tự do hành động nhằm đáp ứng lợi
ích riêng của mình. Nói cách khác, quyền tự do của mỗi người phải bị giới hạn bởi quyền tự do
của người khác.
Pháp luật là phương tiện để mỗi cá nhân phải ràng buộc với cá nhân khác và xã hội.
Một mặt cá nhân được làm tất cả trừ những việc pháp luật cấm, mặt khác, họ không được làm
những gì có hại cho người khác, cho cộng đồng. Đồng thời, quyền, tự do, dân chủ của mỗi cá
nhân phải luôn đi kèm với nghĩa vụ.
- Pháp luật của nhà nước hiện đại có vai trò to lớn trong việc đảm bảo dân chủ, bình đẳng, công
bằng và tiến bộ xã hội.
o Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo nhân dân có quyền
tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thực hiện các quyền kiểm tra, giám sát, …
o Pháp luật chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên sự khác biệt về nguồn gốc xuất thân,
chủng tộc, màu da, …
o Pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng trướcc pháp luật của tất cả mọi người.
o Pháp luật đảm bảo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho giai tầng xã hội,
nhất là những người thuộc nhóm yếu thế hơn trong xã hội (Người già, người khuyết tật,
trẻ em).
o Thông qua pháp luật, người có công thì được thưởng, kẻ có tội thì bị phạt.
o Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới tích cực, tiến bộ, thúc đẩy
xã hội phát triển, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần được đảm bảo và nâng cao, tạo đi ều
kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện, giá trị con người được tôn trọng, bảo đảm và
bảo vệ.

Câu 32. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng trong xã
hội?
 Khái quát chung
- Pháp luật là
- Dân chủ, bình đẳng, công bằng là những giá trị của nhân loại:
o Dân chủ là người dân là chủ, người dân làm chủ, làm chủ chính bản thân mình và làm
chủ xã hội trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Mỗi người tự quyết định vận mệnh của
chính mình đồng thời là có quyền tham gia quyết định cả những vấn đề chung của toàn
xã hội.
o Công bằng, bình đẳng là những khái niệm mang tính chất tương đối phụ thuộc vào hoàn
cảnh lịch sử cụ thể. Bình đẳng xã hội là sự ngang bằng nhau giữa người với người về một
phương diện xã hội nào đó như kinh tế, chính trị, văn hóa, … Công bằng xã hội chỉ là
một bình diện của bình đẳng xã hội, là sự ngang bằng nhau trong quan hệ giữa cống hiến
và hưởng thụ, công và tội, thưởng và phạt, … Bình đẳng là ngang bằng về địa vị còn
công bằng là được đối xử ngang bằng nhau, không có sự thiên vị trong phân phối, trong
khen thưởng, xử phạt, …
- Tiến bộ xã hội là sự vận động, biến đổi của xã hội theo chiều hướng đi lên, trở nên tốt hơn trước
 Pháp luật là phương tiện đảm bảo dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội
- Pháp luật của các nhà nước hiện đại có vai trò to lớn trong việc đảm bảo dân chủ, công bằng, bình
đẳng
o Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo cho nhân dân tham
gia quản lí nhà nước và xã hội, thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước,
quy định trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân, …
o Pháp luật chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên sự khác biệt về nguồn gốc xuất thân,
chủng tộc, màu da, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, tài sản, …
o Pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người.
o Bằng pháp luật, nguyên tắc phân phối theo lao động, theo mức vồn và các nguồn lực khác
góp vào sản xuất kinh doanh, theo mức độ cống hiến với xã hội được đảm bảo
o Pháp luật bảo đảm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các giai tầng trong xã
hội, nhất là người ở vi thế xã hội yếu hơn.
Thông qua pháp luật, người có công thì được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng phạt, công
càng lớn thưởng càng lớn, tội cang lớn phạt càng nặng.
- Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới, tích cực, tiến bộ, thúc đẩy xã hội
phát triển, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, có điều
kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện, các giá trị con người ngày càng được tôn trọng, bảo
đảm, bảo vệ.
Câu 33. Phân tích khái niệm nguồn của pháp luật? Trình bày khái quát về các loại nguồn của pháp
luật?
b. Đn
 Nguồn của pháp luật là tất cả những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền áp dụng làm cơ sở để
xây dựng, thực hiện pháp luật, cũng như áp dụng để giải quyết các những vụ việc pháp lý trong
thực tiễn.
 Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật, được các chủ thể
có thẩm quyền dựa vào để xây dựng, ban hành, giải thích và thực hiện pháp luật. 
Ví dụ: Đường lối, chính sách của Đảng, các nguyên tắc chung của pháp luật…
 Nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của pháp luật trong thực
tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các căn cứ pháp lý cho hoạt động của cơ
quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội. 
Ví dụ: Tập quán pháp, án lệ và văn bản quy phạm pháp luật.
 Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn, vấn đề nguồn nội dung của
pháp luật nhìn chung không có nhiều ý nghĩa nên ít được đề cập. Ngược lại, vấn đề
nguồn hình thức của pháp luật luôn được quan tâm cả trên bình diện nhận thức cũng như
trong hoạt động thực tiễn. Do vậy, trong phạm vi môn học này, khi nói đến nguồn của
pháp luật thì chủ yếu đề cập nguồn hình thức của nó.
=> Như vậy, nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí cho hoạt
động của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội.
b. Các loại nguồn cơ bản của pháp luật
*Nguồn cơ bản
 Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ
tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung để điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội.
VD: Hiến pháp 2013
 Tiền lệ pháp (án lệ) là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ
việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng các khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc
khác tương tự.
VD:
 Tập quán pháp là những tập quán của cộng đồng được nhà nước thừa nhận, nâng lên thành pháp
luật.
VD:
* Nguồn không cơ bản: có giá trị bổ sung, thay thế khi trong các loại nguồn cơ bản không quy định hoặc
có những hạn chế, khiếm khuyết,...
 Điều ước quốc tế là những văn bản chứa đựng các nguyên tắc, quy tắc xử sự do các tổ chức quốc
tế hoặc quốc gia cùng nhau thỏa thuận ban hành.
 Quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp là các quy định do hiệp hội nghề nghiệp ban hành để điều
chỉnh các quan hệ xã hội trong nội bộ hiệp hội đó.
 Hợp đồng là sự thỏa thuận, giao ước giữa các cá nhân tổ chức trong xã hội để xác định cách thức
ứng xử giữa các chủ thế đó với nhau.
 Các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội
 Đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền
 Các quan điểm, tư tưởng, học thuyết của các nhà khoa học pháp lý
 Tín điều tôn giáo
 Pháp luật nước ngoài
Câu 34. Phân tích khái niệm văn bản quy phạm pháp luật? Cho 1 ví dụ về văn bản luật và 1 ví dụ
về văn bản dưới luật?
 Đ/n
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ
tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung để điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội.
 Đặc điểm:
 Là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành (các tổ chức, nhà chức trách có thẩm
quyền ban hành pháp luật ban hành).
 Là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật, đó là những khuôn mẫu ứng xử cho
một loại (một nhóm) đối tượng chung nhất định, trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định. 
 Được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn cuộc sống và được thực hiện trong mọi trường
hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.
 Thẩm quyền, tên gọi, nội dung, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật
được pháp luật quy định cụ thể.
*VD
 Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành.
VD: Hiến pháp 2013
 Văn bản dưới luật là các văn bản quy phạm pháp luật do chủ thể có thẩm quyền ban hành nhưng
có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn bản luật.
VD: Luật...
Câu 35. Phân tích những ưu điểm, hạn chế của văn bản quy phạm pháp luật so với các nguồn khác
của pháp luật?
*Đn
 Nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động
của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội.
 Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ
tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung để điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội.
 Các nguồn khác của pháp luật:...
*Ưu điểm
*Hạn chế
Câu 36. Phân tích khái niệm tập quán pháp? Cho 3 ví dụ về tập quán pháp ở Việt Nam hiện nay?
*Đn
Tập quán pháp là các tập quán của cộng đồng được nhà nước thừa nhận, nâng lên thành pháp luật.
 Đặc điểm:
 Ở hình thức này, pháp luật tồn tại dưới dạng thói quen ứng xử của cộng đồng. 
 Nhà nước thừa nhận tập quán pháp bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể liệt kê danh
mục các tập quán pháp được nhà nước thừa nhận, viện dẫn các tập quán trong pháp luật
thành văn, áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc phát sinh trong thực tiễn,...
Nói cách khác, tập quán pháp có thể được tạo ra từ hoạt động của cơ quan lập pháp, cũng
có thể được tạo ra từ hoạt động của các cơ quan tư pháp khi áp dụng tập quán đó để giải
quyết một vụ việc cụ thể.
 Nhà nước thừa nhận một tập quán thành tập quán pháp không chỉ đơn  giản là sự chấp
nhận (không phản đối) của nhà nước đối với một tập quán, khuyến khích xử sự theo tập
quán đó mà quan trọng là đưa quyền lực vào trong tập quán đó. Chính vì vậy, khi một tập
quán được thừa nhận là tập quán pháp nó sẽ trở lên có ý nghĩa bắt buộc và mang tính
cưỡng chế.
 Tùy điều kiện, hoàn cảnh của đất nước mà nhà nước thừa nhận một tập quán nào đó
thành tập quán pháp. Nhìn chung, nhà nước thường thừa nhận những tập quán không trái
với những giá trị đạo đức xã hội và trật tự cộng đồng.
*VD
Câu 37. Phân tích khái niệm tiền lệ pháp (án lệ)? Cho 1 ví dụ về án lệ tạo ra quy phạm pháp luật và
1 ví dụ về án lệ giải thích quy định trong pháp luật thành văn?
*Đn
 Tiền lệ pháp là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ
thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác tương tự.
 Đặc điểm:
 Với hình thức này, pháp luật tồn tại trong các bản án, quyết định hành chính, tư pháp.
Những bản án, quyết định này vốn được các chủ thể có thẩm quyền ban hành để giải
quyết những vụ việc cụ thể, đối với những cá nhân, tổ chức cá biệt, xác định danh tính.
Tuy nhiên, những lập luận, nhận định, phán quyết được chứa đựng trong những văn bản
đó rất điển hình, mẫu mực, giải quyết vụ việc một cách khách quan, công bằng, “thấu lý,
đạt tình”, chính vì vậy, chúng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận, phát triển thành
khuôn mẫu chung để giải quyết các vụ việc khác có tính chất tương tự.
Những lập luận, nhận định, phán quyết này có thể chưa phải là những quy tắc hoàn hảo
để nhà chức trách viện dẫn áp dụng một cách giản đơn mà có thể chỉ là cơ sở để nhà chức
trách bổ sung, phát triển theo những vụ việc cụ thể và xây dựng thành quy tắc để áp dụng
giải quyết vụ việc mới.
 Tập quán pháp do tòa án tạo ra và được thừa nhận là án lệ.
Có hai loại lệ:
 Án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật mới: đây là loại án lệ cơ
bản, án lệ gắn với chức năng sáng tạo pháp luật của tòa án.
 Án lệ hình thành bởi quá trình giải thích các quy ddingj cụ thể trong pháp luật
thành văn: đây là sản phẩm của quá trình tòa án áp dụng và giải thích những quy
định do cơ quan lập pháp ban hành. Đó là sự giải thích những quy định mang tính
nguyên tắc chung, quy định có tính nước đôi, hàm ý rộng, không rõ nghĩa, mập
mờ hay có xung đột với quy định khác.
 Các bản án, quyết định được thừa nhận là án lệ sẽ được viện dẫn làm căn cứ pháp lý để
giải quyết các vụ việc có tính chất tương tự.
 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp lý để tạo ra án lệ được pháp luật mỗi quốc gia quy
định một cách cụ thể.
*VD:
 Án lệ tạo ra quy phạm pháp luật
 Án lệ giải thích quy định trong pháp luật thành văn
Câu 38. Phân tích khái niệm quy phạm pháp luật, cho VD?
 Đn
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực
hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất
định.
 Pt
- Quy tắc xử sự
 “Quy phạm” là khuôn mẫu, chuẩn mực, khuôn thước.
 Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội (Quy phạm (chuẩn mực) xã hội
là các quy tắc xử sự mẫu hình thành để điều chỉnh quan hệ xã hội và được sử
dụng nhiều lần trong cuộc sống). Vì thế, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự của
con người.
Quy phạm pháp luật luôn là khuôn mẫu cho hành vi của con người, nó chỉ dẫn
cho con người cách xử sự (được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm như
thế nào) trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Quy phạm pháp luật đã chỉ
ra cách xử sự và xác định các phạm vi xử sự của con người, cũng như hậu quả
bất lợi gì nếu như không thực hiện đúng hoặc vi phạm chúng.
- Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá tính hợp pháp hay
không hợp pháp trong hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ mà nó điều chỉnh.
- Quy tắc xử sự chung:
 Quy phạm pháp luật được ban hành cho tất cả tổ chức và cá nhân tham gia quan
hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
 Mọi tổ chức, cá nhân ở vào những hoàn cảnh, điều kiện mà quy phạm pháp luật
đã quy định đều phải thực hiện hành vi thống nhất như nhau.
 Quy phạm pháp luật đặt ra không phải chỉ để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ
thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung. Nghĩa là, từng quan hệ xã hội cụ
thể bên cạnh những điểm chung thì cũng có rất nhiều điểm riêng biệt, nhưng quy
phạm pháp luật đã thống nhất tất cả chúng lại và thiết lập ra quy tắc xử sự có tính
chất chung cho tất cả các chủ thể tham gia quan hệ xã hội chung đó.
- Quy phạm pháp luật có thể tác động rất nhiều lần và trong thời gian tương đối dài cho
đến khi nó bị thay đổi hoặc bị mất hiệu lực. Nó được sử dụng trong tất cả mọi trường hợp
khi xuất hiện những hoàn cảnh, điều kiện đã được dự liệu.
- Quy phạm pháp luật là kết quả hoạt động có lí chí và ý chí của con người. Quy phạm
pháp luật không hình thành một cách tự nhiên mà nó phụ thuộc vào ý chí nhà nước, ý chí
của những người tạo ra nó.
- Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận,
phê chuẩn và bảo đảm thực hiện. Do vậy, quy phạm pháp luật thể hiện ý chí nhà nước,
chúng chứa đựng trong mình những tư tưởng, quan điểm chính trị - pháp lý của nhà nước,
của lực lượng cầm quyền trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhà nước áp đặt ý chí
của mình trong quy phạm pháp luật bằng cách xác định những đối tượng (tổ chức, cá
nhân) nào trong những hoàn cảnh, điều kiện nào thì phải chịu sự tác động của quy phạm
pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lí mà họ có và cả những biện pháp cưỡng chế
nào mà họ buộc phải gánh chịu. Bằng việc chỉ ra các quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm
của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh, nhà nước đã
nhận trách nhiệm bảo vệ chúng và đảm cho chúng được thực hiện bằng quyền lực nhà
nước.
Thuộc tính do cơ quan nhà nước ban hành vào bảo đảm thực hiện là thuộc tính thể hiện
sự khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
- Quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, nội dung của nó thể hiện hai
mặt là cho phép và bắt buộc, nghĩa là quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự trong đó chỉ ra
các quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh
Câu 39. Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật, cho VD về từng bộ phận của quy phạm pháp
luật?
 Đn
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực
hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất
định.
 Các bộ phận cơ bản cấu thành quy phạm pháp luật trong văn bản pháp luật: bộ phận giả định, bộ
phận quy định, bộ phận chế tài hoặc biện pháp tác động khác, …
a. Giả định:
- Đ/n: Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những tình huống (hoàn cảnh,
điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với
các chủ thể (tổ chức, cá nhân) nhất định, hay giả định nêu lên phạm vi tác động của quy
phạm pháp luật đối với cá nhân hay tổ chức nào, trong điều kiện, hoàn cành nào.
- Mục đích, ý nghĩa:
Giả định trả lời cho câu hỏi: chủ thể (cá nhân, tổ chức) nào? tình huống (hoàn cảnh, điều
kiện) nào? Như vậy, thông qua bộ phận gỉả định của quy phạm pháp luật mới biết được tổ
chức, cá nhân nào, khi ở vào những điều kiện, hoàn cảnh nào, thì chịu sự tác động của
quy phạm pháp luật đó. Vì thế, giả định là một bộ phận không thể thiếu của quy phạm
pháp luật.
- Yêu cầu:
 Những chủ thể, tình huống nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật
phải rõ ràng, chính xác, sát với tình hình thực tế, tránh tình trạng mập mờ, khó
hiểu dẫn đến khả năng không thể hiểu được hoặc hiểu sai lệch nội dung của quy
phạm pháp luật.
 Bộ phận giả định nêu phạm vi tác động của quy phạm pháp luật, do vậy, khi xây
dựng pháp luật cần phải dự kiến được mức tối đa những tình huống có thể xảy ra
trong đời sống thực tế mà trong đó quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp
luật.
 Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện pháp luật cần phải nhận thức chính xác chủ
thể nào chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.
Chẳng hạn, Khoản 1 Điều 132 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 quy định: “Người
nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có
điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Hoàn cảnh ở đây là: “người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng”, nhưng chủ thể chịu sự tác động của quy phạm này không
phải là tất cả những người trong hoàn cảnh đó mà chỉ gồm những người: “tuy có
điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết”. Như vậy, trong
cùng một hoàn cảnh nhưng không phải mọi tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh
ấy cũng chịu sự tác động của quy phạm đó mà chỉ là những chủ thể có liên quan
đến phần chỉ dẫn (mệnh lệnh) của quy phạm mới chịu sự tác động của quy phạm
(chủ thể được, buộc phải thực hiện quy phạm đó hoặc bị áp dụng quy phạm đó).
 Giả định của quy phạm pháp luật có thể giản đơn (chỉ nêu một hoàn cảnh, điều
kiện). VD: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định
của pháp luật” (Điều 80 Hiến pháp 1992)
Hoặc có thể phức tạp (nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện). VD: “Người nào thấy
người khác đang ở tring tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà
không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1
Điều 102 Bộ Luật hình sự 1999).
 Những hoàn cảnh, điều kiện và chủ thể được nêu trong phần giả định các quy
phạm pháp luật có thể được nêu theo cách liệt kê (kể tên tất cả các tình huống có
thể xảy ra).
VD: Điều 29 Điều lệ trật tự an toàn giao thông đô thị 1995 quy định: “Nghiêm
cấm người điều khiển các loại xe trong các trường hợp sau đây: a. Do tình trạng
sức khỏe không tự chủ điều khiển được tốc độ xe; b. Người lái xe đang điều
khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá
80mmg/100mml máu hoặc 40mmg/1 lít khí thở và các chất kích thích khác; c.
Không có đủ giấy tờ đã quy định…”), nhưng cũng có thể được nêu theo cách loại
trừ (loại trừ những chủ thể hoặc những trường hợp không chịu sự tác động của
quy phạm. Chẳng hạn, Điều 7 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1992 quy định: “Tòa
án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước
hoặc thuần phong mỹ tục của dân tộc”).
 Giả định của quy phạm pháp luật có thể thay đổi do sự thay đổi của các điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội…của đất nước hoặc sự thay đổi của các quan điểm chính
trị – pháp lý  của nhà nước và sự nhận thức của những người có liên quan tới quá
trình xây dựng pháp luật của nhà nước.
b. Quy định
- Đ/n: Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những cách xử sự mà các chủ
thể được, không được hoặc buộc phải thực hiện khi gặp phải tình huống đã nêu ở bộ phận
giả định của quy phạm pháp luật.
- Mục đích, ý nghĩa:
 Bộ phận quy định trả lời cho câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được
làm gì? Làm như thế nào?
VD: Điều 1, Pháp lệnh thuế nông nghiệp có viết: “Mọi tổ chức và cá nhân sử
dụng đất nông nghiệp và các loại đất khác vào sản xuất nông nghiệp thì phải nộp
thuế nông nghiệp.” Trong quy phạm này bộ phận quy định (phải làm gì?) là:
“phải nộp thuế nông nghiệp”.
 Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật được coi là phần cốt lõi của quy phạm
pháp luật, nó thể hiện ý chí của nhà nước đối với các cá nhân hay tổ chức khi xảy
ra các tình huống đã được nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật.
 Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có tác dụng đưa ra những cách xử sự
để các chủ thể thực hiện sao cho phù hợp với ý chí nhà nước, nói cách khác,
thông qua bộ phận quy định của quy phạm pháp luật, các chủ thể pháp luật mới
biết được là nếu họ ở vào những tình huống đã nêu trong giả định của quy phạm
pháp luật thì họ phải làm gì, được hoặc không được làm gì, làm như thế nào
- Yêu cầu:
 Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật thường được nêu ở dạng mệnh lệnh
như: cấm, không được, thì phải,có,…
 Mức độ chính xác, chặt chẽ, rõ ràng của các mệnh lệnh, chỉ dẫn được nêu trong
bộ phận quy định của quy phạm pháp luật là một trong những điều kiện đảm bảo
nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của các chủ thể pháp luật.
 Mện lệnh được nêu ở bộ phận quy định có thể dứt khoát (chỉ nêu một cách xử sự
và các chủ thể buộc phải thực hiện mà không có sự lựa chọn) hoặc không dứt
khoát (nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể có thể lựa chọn cho
mình cách xử sự thích hợp từ những cách đã nêu). Trong một số trường hợp khác
nhà nước còn cho phép các cho phép các chủ thể có thể tự thỏa thuận trong việc
xác định quyền và nghĩa vụ của nhau, đồng thời cũng nêu ra cách xử sự buộc các
chủ thể phải tuân theo trong trường hợp không thể tự thỏa thuận được với nhau.
c. Chế tài:
- Đ/n: Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật quy định các biện pháp cưỡng chế mang
tính chất trừng phạt mà nhà nước dự kiến có thể áp dụng đối với các chủ thể vi phạm
pháp luật, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những mệnh lệnh
đã được nếu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
VD: Khoản 1 Điều 100 Bộ luật hình sự 1999 đã nêu: “Người nào đối xử tàn ác, thường
xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì
bị tù từ hai năm đến bảy năm.” Bộ phận chế tài của quy phạm này là “thì bị tù từ hai đến
bảy năm”.
- Mục đích, ý nghĩa:
 Bộ phận chế tài trả lời cho câu hỏi: chủ thể có thể phải gánh chịu những hậu quả
pháp lý bất lợi gì, biện pháp cưỡng chế nào, áp dụng biện pháp nào lên chủ thể vi
phạm.
 Chế tài là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo cho các quy định
(những đòi hỏi, yêu cầu) của pháp luật được thực hiệnn nghiêm chỉnh. trong đó,
các biện pháp mà nhà nước đưa ra rất đa dạng. Như là:
 Những biện pháp cưỡng chế nhà nước mang tính trừng phạt có liên quan
đến trách nhiệm pháp lý.  Loại chế tài này gồm có: Chế tài hình sự, chế
tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự.
 Có thể chỉ là những biện pháp chỉ gây cho chủ thể những hậu quả bất lợi
như đình chỉ, bãi bỏ các văn bản sai trái của cơ quan cấp dưới.
- Yêu cầu với từng loại chế tài.
 Chế tài cố định: Chế tài này quy định chính xác, cụ thể biện pháp tác động cần
phải áp dụng đối với chủ thể vi phạm quy phạm pháp luật đó.
 Chế tài không cố định: Loại này không quy định các biện pháp tác động dứt
khoát mà chỉ đưa ra quy định về mức thấp nhất và cao nhất.

Câu 40. Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật?


 Đn:
Hệ thống pháp luật là một chỉnh thể các hiện tượng pháp luật (mà cốt lõi là các quy phạm pháp
luật, được thể hiện trong các nguồn pháp luật) có sự liên kết, ràng buộc chặt chẽ, thống nhất với
nhau, luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan
hệ xã hội.
 Phân tích:
- Hệ thống pháp luật được hình thành một cách khách quan, phụ thuộc vào các điều kiện
kinh tế - xã hội của đất nước, các thành tố của hệ thống pháp luật là do chính các quan hệ
xã hội mà chúng điều chỉnh xác lập, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể ban hành
pháp luật.
- Giũa các thành tố của hệ thống pháp luật luôn có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất và phù
hợp với nhau. Có thể nói sự thống nhất nội tại là một nguyên tắc rất quan trọng của hệ
thống pháp luật, điều này biểu hiện ở sự gắn bó khăng khít với nhau giữa các quy định
pháp luật, các nguồn pháp luật với nhau và với thành tố khác của hệ thống pháp luật. Hệ
thống pháp luật vừa đa dạng phức tạp, vừa thống nhất trong một chỉnh thể. Sự thống nhất
của hệ thống pháp luật phải được thể hiện trong từng thành tố, giữa các thành tố với nhau
và với cả hệ thống.
Giữa các bộ phận thành tố của hệ thống pháp luật không chỉ có sự gắn bó, liên hệ chặt
chẽ với nhau, mà còn có sự tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc điều
chỉnh quan hệ xã hội.
- Hệ thống pháp luật luôn là một tập hợp động, tính ổn định chỉ là tương đối, nó luôn vận
động thay đổi, phát triển từ thời kỳ này sang thời kỳ khác cho phù hợp với nhu cầu điều
chỉnh pháp luật và tiến trình phát triển của đất nước.

You might also like