You are on page 1of 5

B.

Đặc trưng của nhà nước


1. Khái niệm đặc trưng
Đặc trưng là các thuộc tính riêng rẽ mà ta có thể xác định và đo đạc được khi quan
sát một hiện tượng nào đó. Việc lựa chọn các đặc trưng tách biệt và độc lập là điểm
mấu chốt cho bất kỳ giải thuật nhận dạng mẫu nào có thể thành công trong việc
phân loại.
Trong những lĩnh vực khác nhau của nhận dạng mẫu thì có các đặc trưng khác
nhau, một khi các đặc trưng này đã được xác định, chúng có thể được phân loại
bằng một tập các giải thuật nhỏ hơn.
Cụm từ “đặc trưng” thường được dùng trong trường hợp nói đến dấu hiệu bên ngoài
của một thực thể, nhằm phân biệt tình trạng nổi bật với những vật cùng loại, những
chủ thể cùng khái niệm khác.1
2. Đặc trưng của nhà nước
Đặc trưng nhà nước cho phép phân biệt nhà nước với tổ chức của xã hội thị tộc bộ
lạc; phân biệt với tổ chức chính trị xã hội khác.
Đặc trưng nhà nước thể hiện vai trò, vị trí trung tâm của nhà nước trong hệ thống
chính trị. Chúng ta có 5 đặc trưng sau đây:
Một, nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt.
Để tồn tại và duy trì các hoạt động, nhà nước cũng như các tổ chức xã hội khác đều
cần có quyền lực. Quyền lực nhà nước là khả năng của nhà nước nhờ đó các cá
nhân, tổ chức trong xã hội phải phục tùng ý chí của nhà nước. “Khả năng” của nhà
nước phụ thuộc vào sức mạnh bạo lực, sức mạnh vật chất, uy tín của nhà nước trong
xã hội hay khả năng vận động quần chúng của nó... Quyền lực nhà nước tồn tại
trong mối quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong mối
quan hệ này, nhà nước là chủ thể của quyền lực, các cá nhân, tổ chức trong xã hội là
đối tượng của quyền lực ấy, họ phải phục tùng ý chí của nhà nước. Quyền lực nhà
nước cũng tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các thành viên cũng như các
cơ quan của nó, trong đó thành viên phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phải phục
tùng cấp trên.
Nhà nước là tổ chức công quyền thiết lập một quyền lực đặc biệt không còn hoà
nhập với dân cư như trong xã hội thị tộc mà tách rời và đứng lên trên xã hội. Quyền
lực này mang tính chính trị, giai cấp, được thực hiện bởi bộ máy cai trị, quân đội,
toà án, cảnh sát,... Quyền lực nhà nước bao trùm toàn bộ lãnh thổ của nhà nước và
có tính tối cao so với quyền lực của các tổ chức khác vốn giới hạn trong các tổ chức
đó và tác động đến các thành viên của nó. Để thực hiện quyền lực, để quản lý xã
hội, nhà nước có một bộ phận đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Bộ phận này
được tổ chức thành các cơ quan nhà nước và hình thành một bộ máy thống trị có
sức mạnh cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp, tầng
lớp khác phải phục tùng theo ý chí của mình, ví dụ: quân đội, tòa án, cảnh sát, nhà
tù,...2
Hai, nhà nước phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính theo lãnh thổ.
1
https://luathoangphi.vn/dac-trung-la-gi/
2
Giáo trình PLĐC tr3,4
Nếu trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc tập hợp các thành viên của
mình theo dấu hiệu huyết thống thì nhà nước lại phân chia dân cư theo các đơn vị
hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính.
Người dân không phân biệt huyết thống, dân tộc, giới tính... cứ sống trên một địa
vực nhất định thì chịu sự quản lí của một nhà nước nhất định và do vậy, họ thực
hiện quyền và nghĩa vụ trước nhà nước theo nơi mà họ cư trú. Việc phân chia này
dẫn đến việc hình thành các cơ quan quản lý trên từng đơn vị hành chính lãnh thổ
và quyết định phạm vi tác động của quyền lực nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất
trong khi các tổ chức khác thì tập hợp và quản lý con người theo dấu hiệu về giới
tính, độ tuổi, chính kiến và nghề nghiệp. Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của nhà
nước, bởi lẽ không có một quốc gia nào mà không có lãnh thổ. Nhà nước thực thi
quyền lực chính trị của mình trên toàn vẹn lãnh thổ. Nhà nước nào cũng có lãnh thổ
riêng, chẳng hạn, lãnh thổ hành chính của nhà nước Việt Nam được phân chia thành
các cấp cơ bản: tỉnh, huyện, tổng, xã,... Do có dấu hiệu lãnh thổ mà xuất hiện chế
định quốc tịch – chế định quy định sự lệ thuộc của công dân vào một nhà nước và
một lãnh thổ nhất định, thông quá đó nhà nước thiết lập quan hệ với công dân của
mình. Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý giữa một cá nhân và một quốc gia. Nếu một
người có quốc tịch của một quốc gia thì người đó được gọi là công dân của quốc gia
đó.
Mối quan hệ pháp lý này làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa quốc gia và cá
nhân có quốc tịch của quốc gia đó với nhau do pháp luật của quốc gia quy định.
Ba, nhà nước thực thi chủ quyền quốc gia.
Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ quyền. Chủ quyền quốc gia là một thực
thể pháp lý gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng. Chủ
quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo pháp luật
quốc tế, tất cả các quốc gia đều bình đẳng và có chủ quyền. Chủ quyền quốc gia là
quyền làm chủ đối với quốc gia, là thuộc tính chính trị – pháp lý không thể tách rời
khỏi quốc gia. Chủ quyền quốc gia bao gồm nhiều nội dung, trong đó có các quyền
cơ bản là quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết định những công việc
của quốc gia, quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại. Chủ quyền quốc gia mang nội
dung chính trị - pháp lý, thể hiện quyền tự quyết của nhà nước về mọi chính sách
đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào bất kỳ một yếu tố bên ngoài nào. Chủ
quyền quốc gia là thuộc tính gắn liền với nhà nước.
Chủ quyền quốc gia có tính tối cao. Tính tối cao của chủ quyền nhà nước thể hiện ở
chỗ quyền lực của nhà nước phố biến trên toàn bộ đất nước đối với tất cả dân cư và
các tổ chức xã hội. Dấu hiệu chủ quyền nhà nước thể hiện sự độc lập, bình đẳng
giữa các quốc gia với nhau không phân biệt quốc gia lớn hay nhỏ. Tôn trọng chủ
quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Hiến chương của
Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia;
không một quốc gia nào được can thiệp hoặc không chế, xâm phạm chủ quyền của
một quốc gia khác.3

3
Giáo trình PLĐC tr.4
“Một quốc gia, mặc dù có chủ quyền tối cao đối với lãnh thổ của mình, nhưng
không được phép thay đổi những điều kiện tự nhiên của lãnh thổ mình để gây bất
lợi cho điều kiện tự nhiên của quốc gia láng giềng” – Openhiem.4

4
Openhiem, 1912, p. 243-244
Bốn, nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi
công dân.
Nhà nước là tổ chức đại diện cho mọi thành viên trong xã hội. Để thực hiện được sự
quản lý đối với các thành viên, nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện
bằng sức mạnh cưỡng chế. Tất cả quy định của nhà nước đối với mọi công dân
được thể hiện trong pháp luật do nhà nước ban hành. Pháp luật gồm hệ thống các
quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí
của nhà nước, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vì sự tồn tại và phát triển
của xã hội, đồng thời cũng vì lợi ích, mục đích của giai cấp thống trị. Nhà nước và
pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau; nhà nước
không thể thực hiện được vai trò là người quản lý xã hội nếu không có pháp luật,
ngược lại pháp luật phải thông qua nhà nước để được ban hành và được thực hiện
thông qua cưỡng chế nhà nước. Trong xã hội có nhà nước chỉ có nhà nước mới có
quyền ban hành pháp luật.
Chức năng ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật là một trong những
đặc điểm đặc trưng quan trọng thể hiện sự khác biệt giữa nhà nước và các tổ chức
khác. Bởi lẽ, các tổ chức xã hội khác để quản lý, điều hành công việc của tổ chức
mình thường ban hành các văn bản áp dụng trong nội bộ như điều lệ, nội quy, quy
chế, quy trình,... quy định nguyên tắc xử sự của các thành viên trong quá trình quản
lý, điều hành các tổ chức xã hội. Những quy định này không phải là pháp luật vì
không mang tính quyền lực nhà nước và không được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng
chế nhà nước những phải phù hợp và không trái với pháp luật của nhà nước.
Năm, nhà nước có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế.
Để duy trì bộ máy nhà nước và tiến hành các hoạt động quản lý đất nước, mọi nhà
nước đều quy định và tiến hành thu các loại thuế bắt buộc đối với các dân cư của
mình. Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do pháp luật quy định
đối với các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp ứng các nhu cầu
chi tiêu của nhà nước ( chi tiêu đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông, giáo dục, n ninh, quốc phòng, trả lương cho những người trong bộ máy
nhà nước, phụ cấp, trợ cấp cho các đối tượng được hưởng chế độ an sinh xã hội,... ).
Trong xã hội có nhà nước không một thiết chế chính trị nào ngoài nhà nước có
quyền quy định về thuế và thu các loại thuế. Bằng quyền lực chính trị của mình, nhà
nước ban hành các loại thuế tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các khoản
thu này được bố trí sử dụng theo dự toán ngân sách nhà nước đã được phê duyệt.
Do vậy, về bản chất, thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã
hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong
xã hội.
→ Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB. Đại học
quốc gia, TP.HCM, 2021, tr.2,3,4,5,6. 

You might also like