You are on page 1of 5

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh

Mã sinh viên: 19061334


Lớp: K64A
Bộ môn: Chính trị học

Đề bài: Quyền lực chính trị là gì? Tại sao nói quyền lực nhà nước là
yếu tố cơ bản của quyền lực chính trị?

I, Các khái niệm cơ bản


1, Quyền lực là gì ?
Ở mức độ tổng quát nhất thì quyền lực (power) có nghĩa là khả năng đạt được
những gì mà chủ thể có quyền lực mong muốn, tức là năng lực ảnh hưởng đến hành vi
của người khác để đạt được mục đích gì đó.
Theo “Từ điển tiếng Việt”, quyền lực được hiểu là “quyền định đoạt mọi công
việcquan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy”.
Từ đó, chúng ta có thể hiểu quyền lực là năng lực của một chủ thể buộc chủ thể
khác phải phục tùng ý chí của mình, bất kể sự kháng cự (có thể hiểu là A buộc B phải làm
C- quan sát được)

2, Chính trị là gì ?
Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai
cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc và các quốc gia mà cốt lõi là vấn đề giành, giữ, tổ
chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà
nước và xã hội, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà
nước; là hoạt động chính trị thực tiễn của các giai cấp, đảng phái chính trị, các nhà nước
nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm
thỏa mãn lợi ích.

3, Quyền lực chính trị là gì ?


Quyền lực chính trị là quyền quyết định, định đoạt những công việc quan trọng về
chính trị, tổ chức và hoạt động để bảo đảm sức mạnh thực hiện quyền lực ấy của một giai
cấp, một chính đảng, tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền lãnh đạo; định đoạt,
điều hành bộ máy nhà nước, cai quản một xã hội.
Bản chất của quyền lực chính trị là mối quan hệ của các giai cấp trong việc giành,
giữ, và thực thi quyền lực nhà nước.

4, Quyền lực Nhà nước


Quyền lực nhà nước (State power) là quyền lực chính trị được thực hiện bằng bộ
máy nhà nước, là cơ quan, là công cụ của quyền lực chính trị để Nhà nước thể hiện một
cách tập trung quyền lực chính trị.
Tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Nguyên tắc này cũng là quan điểm trong chỉ đạo
xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ở thời kỳ đẩy mạnh đổi mới kinh tế chính trị.

II, Tại sao nói quyền lực nhà nước là yếu tố cơ bản của quyền lực chính trị?
Thực tế là quyền lực chính trị luôn hướng tới quyền lực nhà nước, và khái niệm
quyền lực chính trị luôn gắn liền với những khái niệm chính quyền. Nhà nước là một
thiết chế tổ chức riêng biệt và thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Do
vậy, khi xét về bản chất giai cấp, quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị.
Khi là một bộ phận đặc biệt của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước mang đầy đủ
mọi đặc trưng của quyền lực chính trị.
Các đặc trưng cơ bản sau:
- Là một bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị, sự thay đổi căn bản của
quyền lực nhà nước bằng việc chuyển chính quyền nhà nước từ tay giai cấp này
sang tay giai cấp khác sẽ trực tiếp dẫn tới thay đổi căn bản tính chất chế độ chính
trị
- Bất kỳ quyền lực nhà nước nào cũng mang tính chính trị, nhưng không phải mọi
quyền lực chính trị đều là quyền lực nhà nước
- So với quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị rộng hơn, đa dạng hơn và phương
pháp thực hiện cũng như hình thức thể hiện
Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Quyền
lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị. Việc chuyển quyền lực
nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác sẽ làm thay đổi bản chất của chế độ
chính trị. Mọi dạng quyền lực nhà nước đều mang tính chính trị nhưng không phải mọi
quyền lực chính trị đều có tính chất của quyền lực nhà nước. So với quyền lực nhà nước,
quyền lực chính trị rộng hơn, đa dạng hơn về phương pháp thực hiện cũng như hình thức
biểu hiện.
Ngoài ra ,kiểm soát quyền lực nhà nước cũng chính là một loại hình trọng tâm của
kiểm soát quyền lực nhà nước. Quyền lực chính trị thể hiện quan hệ hai chiều. Trong
quan hệ đó, quyền lực chỉ thực sự là quyền lực khi mệnh lệnh của chủ thể được đối tượng
thi hành nhanh chóng và triệt để. Do vậy, quyền lực phải được xây dựng một cách tập
trung và đủ mức. Nếu không, chủ thể không ra được quyết định hoặc quyết định không
có hiệu lực thi hành( không nhanh chóng và triệt để )
Mặt khác, song song với mặt tập trung quyền lực thì phải có cơ chế kiểm soát nó. Vì
thực tiễn cho thấy, chủ thể nắm quyền lực thường dễ có xu hướng lạm quyền, sử dụng
quyền lực để mưu tính những lợi ích cá nhân, khu biệt. Kiểm soát quyền lực là nguyên
tắc quan trọng hàng đầu trong tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước

III, Quyền lực của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị ở
nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân
dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.
Nhà nước là phương tiện quan trọng nhất của nhân dân thực hiện quyền làm chủ của
mình. Nhà nước trong hệ thống chính trị có chức năng thể chế hóa đường lối, quan điểm
của Đảng thành các quy định pháp luật trong Hiến pháp và các quy định pháp luật khác
và thực hiện quyền quản lý đất nước. Hoạt động của nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của
Đảng nhưng có tính độc lập tương đối, với các công cụ và phương thức quản lý riêng của
mình.
Hiến pháp chỉ rõ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; Nhà nước là của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân; Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về
mọi mặt của nhân dân; thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân
tộc. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Dây là những cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân
dân. Nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của
con người. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo
đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội.
Hiến pháp trao cho mọi công dân (dù là nam hay nữ) quyền bình đẳng như nhau về
mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào; quyền tự do đi lại và cư trú ở trên đất nước Việt
Nam; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, có thể nói, trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Nhà nước đóng vị trí,
vai trò đặc biệt quan trọng. Vì đó là thiết chế biểu hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân
và là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực ấy. Nhà nước thực hiện đường lối đối
ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác, bình đẳng và phát triển với các nước láng giềng, các
nhà nước và các dân tộc khác trên thế giới; tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước,
điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.
Quyền lực nhà nước trong xã hội hiện đại bao gồm 3 nhánh chủ yếu là quyền lập
pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp:
- Quyền lập pháp là quyền làm ra Hiến pháp và Luật, do cơ quan lập pháp thực
hiện. Cơ quan lập pháp ở các nước khác nhau có tên gọi khác nhau và cách thức tổ
chức cũng khác nhau. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001), ở nước ta, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
- Quyền hành pháp là một bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước, có nhiệm vụ
thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào tổ chức xã hội và quản lý xã hội. Quyền hành
pháp do một bộ máy hành chính nhà nước phức tạp trải rộng từ trung ương tới địa
phương thực hiện.
- Quyền tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp thực hiện. Ở Việt
Nam, hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân
dân các cấp.
Trong đó, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là trung tâm của quyền lực chính trị:
- Nhà nước CHXHCNVN là đại diện chính thức cho mọi giai cấp và các tầng lớp
nhân dân trong xã hội.
- Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức công quyền, là chủ thể của quyền lực chính trị.
Nhà nước quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội và có
những phương diện và công cụ để duy trì trật tự xã hội ổn định.
- Nhà nước CHXHCNVN sử dụng pháp luật và thông qua pháp luật để quản lý xã
hội, thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức chính trị mang chủ quyền quốc gia; là tổ chức
duy nhất được coi là chủ thể của công pháp quốc tế.
- Nhà nước CHXHCNVN là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất quan trọng của xã
hội, thông qua đó nhà nước điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế.
Tất cả những điểm trên là ưu thế riêng của nhà nước, không có tổ chức nào trong hệ
thống chính trị có được. Quyền lực Nhà nước là một bộ phận quyền lực chính trị, quyền
lực Nhà nước có đầy đủ đặc trưng của quyền lực chính trị. Được thực hiện bằng hệ thống
bộ máy nhà nước (cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, kiểm sát). Khả năng sử dụng
các công cụ, phương tiện, lực lượng Nhà nước để buộc các giai cấp, tầng lớp xã hội khác
phải phục tùng ý chí của giai cấp, tầng lớp thống trị; thực hiện các chức năng xã hội khác.
Là bộ phận cơ bản và quan trọng nhất của quyền lực chính trị, tạo nên sự thay đổi của
quyền lực Nhà nước sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản tính chất của quyền lực chính trị,
phương thức cầm quyền và chế độ chính trị.

You might also like