You are on page 1of 3

1.

Phân biệt cơ quan nhà nước và cơ quan tổ chức xã hội khác

Cơ quan nhà nước Cơ quan tổ chức xã hội khác


Là bộ phận cơ cấu thành nhà nước và chỉ là những Là các bộ phận cơ bản cơ cấu nên các tổ chức và chỉ
bộ phận then chốt,thiết yếu của nhà là những bộ phận thiết yếu và then chổt của tổ chức
nước.

Do nhà nước và nhân dân thành lập Do tổ chức và hội viên của nó thành lập
Do pháp luật quy định về vị trí, tính chất, vai trò, con Do điều lệ của tổ chức đó quy định về vị trí, tính chất,
đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội
thức, phương pháp hoạt động... của mỗi cơ quan dung, hình thức, phương pháp hoạt động... của mỗi
trong bộ máy nhà nước. cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Có chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn riêng do pháp Có chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn riêng do điều lệ
luật quy định quy định
Nhân danh và sử dụng quyền lực của tổ chức để thực
Nhân danh và sử dụng quyền lực của nhà nước để hiện các hoạt động
thực hiện thẩm quyền của mình

Có các quyền: Có các quyền


-Ban hành những quyết định nhất định dưới dạng
quy tắc xử sự chung,là những quyết định có giá trị
bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với các tổ
chức và cá nhân có liên quan
-Yêu cầu các cá nhân và tổ chức có liên quan phải
thực hiện nghiêm chỉnh do nó hoặc các chủ thể khác
có thẩm quyền ban hành
-sử dụng các biện pháp cần thiết,trong đó có cuõng
ư chế nhà nước để đảm bảo thực hiện quyết đinh đó
Kinh phí hđộng do nhà nước cấp Do tổ chức cấp

2.Phân tích tính giai cấp của nhà nước

-Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì tính giai cấp là thuộc tính cơ bản không thể
thiếu của tất cả các nhà nước

-Nhà nước có tính giai cấp vì

+Nhà nước xuất hiện do nhu cầu bảo về lợi ích,quyền và địa vị giai cấp thống trị hoặc lực
lượng cầm quyền.

+Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp,tức là xã hội có sự phân chia giai cấp,mâu
thuẫn và đấu tranh giai cấp

+Nhà nước là hình thức tổ chức xã hội có giai cấp

-Biểu hiện tính giai cấp của nhà nước

+Công cụ để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thong trị của lực lượng
hoặc giai câp câm quyền trong xã hội trên cả ba lĩnh vực: Kinh tế, chính trị và tư tưởng.
+Nhà nước bảo vệ lợi ích kinh tế của lực lượng cầm quyền để bảo vệ lợi ích kinh tế và thực
hiện sự thống trị về chính trị trong xã hội.

+Nhà nước trở thành công cụ xác lập và bảo vệ hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.

-Sự thay đổi tính giai cấp cùa nhà nước qua các kiểu nhà nước

+Ở các nhà nước chủ nô, phong kiến, do điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ phát triển của
xã hội lúc đó nên các nhà nước này chủ yếu bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô, địa chủ, quý
tộc phong kiến, tăng lữ, đàn áp nô lệ, nông dân và những người lao động khác nên tính giai
cấp của các nhà nước này thể hiện cực kỳ công khai và rõ rệt.

+Ở nhà nước tư sản, biểu hiện tính giai cấp của nhà nước có sự thay đổi qua các giai đoạn
phát triển của nhà nước tư sản. (Chủ nghĩa để quốc-bảo vệ lợi ích của các tập đoàn tư bản
độc quyền lũng đoạn nhà nước; chủ nghĩa tư bản hiện đại- thể hiện ít sâu sắc, rõ rệt hơn
giai đoạn trước;

Ở các nhà nước xã hội chủ nghĩa sau này và nhà nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện
nay, tính giai cấp của nhà nước thể hiện mờ nhạt, hạn chế hơn nhiều so với tính xã hội.

3.Phân tích tính xã hội của nhà nước

-Cùng với tính giai cấp thì tính xã hội cũng là thuộc tính cơ bản, khách quan và không thế
thiếu của tất cả các nhà nước.

-Nhà nước có tĩnh xã hội vì

+Nhà nước xuất hiện do nhu cầu điều hành và quản lý xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật
tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội.

+Nhà nước là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người, là một tổ chức trong xã hội, nó
chỉ ra đời, tồn tại và phát triển trong lòng xã hội loài người ở những giai đoạn lịch sử nhất
định và có sứ mệnh điều hành, quản lý xã hội.

+Nhà nước là một hình thức tổ chức của xã hội nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của
xã hội.

-Biểu hiện của tính xã hội

Tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ: Nhà nước là bộ máy để tổ chức và quản lý xã hội,
nhằm thiết lập, giữ gìn trật tự và sự on định của xã hội, bảo vệ lợi ích chung của cả cộng
đồng, vì sự phát triển của xã hội.

+Giải quyết các vấn đề chung của xã hội,được đảm bảo trật tự và sự ổn định tương đối
trong xã hội

+Nhà nước thay mặt xã hội, đứng ra tổ chức dân cư, giải quyết các vấn đề chung vì sự ổn
định, sống còn của cả xã hội chứ không phải của riêng giai cấp, lực lượng xã hội hay cá
nhân nào.

+Nhà nước nhân danh và đại diện cho cả xã hội để quản lý xã hội, giải quyết các công việc
chung của cả cộng đồng xã hội.
+Nhà nước có nhiều hoạt động vì lợi ích của các giai cấp, lực lượng khác nhau trong xã hội,
của cả cộng đồng

+Nhà nước là bộ máy cưỡng chế để bảo vệ công lý, công bằng xã hội, bảo vệ trật tự chung
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

+Nhà nước thay mặt xã hội thực thi chủ quyền quốc gia, phòng, chống ngoại xâm, bảo vệ
Tố quốc nhà nước còn là công cụ để giữ gìn và phát triển những tài sản văn hoá tinh thần
chung của xã hội, những giá trị đạo đức, truyền thống và phong tục, tập quán phù hợp với ý
chí của nhà nước.

+Mặc dù tính xã hội là thuộc tính chung của tất cả các nhà nước, song các nhà nước khác
nhau sẽ khác nhau ở mức độ biểu hiện cụ thể của thuộc tính đó, tuỳ thuộc vào các điều kiện
kinh tế – xã hội, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

https://iluatsu.com/kien-thuc-chung/phan-tich-tinh-giai-cap-va-tinh-xa-hoi-cua-nha-nuoc/

You might also like