You are on page 1of 3

Khái niệm, đối tượng và phương pháp

điều chỉnh của Luật hiến pháp


Khái niệm
 Luật hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn với việc xác định
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa-xã hội, quốc
phòng an ninh, đối ngoại, quyền con người, quyền và nghĩa vũ của
công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật hiến pháp


 Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến pháp là các quan hệ xã
hội cơ bản và quan trọng nhất gắn với việc xác định chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa-xã hội, quốc phòng và an
ninh, đối ngoại, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước .
 Có 5 nhóm
Nhóm thứ 1, các quan hệ xã hội gắn với việc xác định chế độ chính
trị, quyền lực nhà nước.
Nhóm thứ 2, các quan hệ xã hội liên quan đến quyền con người ,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Nhóm thứ 3, các quan hệ xã hội liên quan đến chính sách về kinh
tế xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ môi trường.
Nhóm thứ 4, các quan xã hội liên quan đến bảo vệ Tổ quốc , bao
gồm chính sách an ninh, quốc phòng.
Nhóm thứ 5, các quan hệ xã hội liên quan đến tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước.
 Nhận xét: Luật hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng liên quan
đến tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống nhà nước và xã
hội. Hiến pháp không điều chỉnh những quan hệ xã hội cụ thể
trong cá lĩnh vực mà chủ qui định những vấn đề mang tính nguyên
tắc chung, cơ bản, định hướng trong từng lĩnh vực, cụ thể:
 Trong lĩnh vực chính trị, hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã
hội liên quan tới việc xác định chế độ chính trị.
 Trong lĩnh vực kinh tế, hiến pháp qui định mục đích chính sách
kinh tế của nhà nước; chính sách phát triển kinh tế; các loại
hình chế độ sở hữu chính sách của nhà nước đối với các thành
phần kinh tế…
 Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội, hiến pháp qui định mục đích
phát triển của nền văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ…
 Nội dung cơ bản của hiến pháp là mối quan hệ giữa nhà nước
và công dân. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua những
qui định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

 Luật hiến pháp là một ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp
luật, là nguồn trực tiếp của các ngành luật khác.
Phương pháp điều chỉnh
 Phương pháp cho phép
 Phương pháp bắt buộc
 Phương pháp cấm
 Ngoài ra còn sử dụng phương pháp xác lập những nguyên
tắc chung mang tính định hướng cho các chủ thể.
a) Phương pháp xác lập những nguyên tác mang tính định hướng
Phương pháp này xác lập những nguyên tác mang tính định
hướng cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội thuộc đối
tượng điều chỉnh của Luật hiến pháp.
Ví dụ: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp
luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ.
b) Phương pháp trao quyền( cho phép )
Phương pháp này được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội
gắn với việc xác định quyền công dân, quyền hạn của các cơ quan
Nhà nước. Quy pháp pháp luật Luật hiến pháp cho phép chủ đề
quan hệ pháp luật hiến pháp thực hiện hành vi nhất định.
Ví dụ: Công dân đủ từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ từ 21 tuổi trở
lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân.

You might also like