You are on page 1of 3

Họ tên: Nguyễn Tấn Dũng

MSSV: 2351070011
Lớp: Truyền thông quốc tế K43
Bài tập tự học
Câu 1: Phân tích đối tượng, phương pháp điều chỉnh Luật Hiến pháp
Các đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp:
Chế độ chính trị: Luật Hiến pháp quy định về hình thức chính trị của quốc gia, ví dụ
như Việt Nam là một nước , cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước
xã hội chủ nghĩa, có chính đảng tiên phong của giai cấp công nhân đứng đầu. Hiến
pháp cũng quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, như
Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, và các cơ quan khác.
Chế độ kinh tế: Luật Hiến pháp điều chỉnh về chế độ kinh tế, quy định về sở hữu và
quản lý tài sản của nhà nước và cá nhân. Ví dụ, tài sản của nhà nước là tài sản thuộc
sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lý; tài sản cá nhân được bảo vệ theo quy định
của pháp luật.
Chính sách văn hóa - xã hội: Luật Hiến pháp quy định về quyền tự do tư tưởng, tôn
giáo, quyền học tập, quyền y tế, và các quyền khác liên quan đến văn hóa và xã hội.
Ví dụ, mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mọi công dân đều có
quyền học tập; mọi công dân đều có quyền y tế.
Quốc phòng - an ninh: Luật Hiến pháp quy định về nghĩa vụ quốc phòng và an ninh
của công dân, cũng như vai trò của lực lượng vũ trang. Ví dụ, mọi công dân đều có
nghĩa vụ thực hiện quốc phòng, an ninh; lực lượng vũ trang là lực lượng của nhân
dân, do nhân dân sở hữu, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Hiến pháp quy định 6 nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Nguyên tắc chủ quyền nhân dân, nguyên tắc quyền lực thống hất, nguyên tắc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước, nguyên tắc
tập trung dân chủ
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Luật Hiến pháp quy định về quyền và nghĩa
vụ của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, và
chính trị. Ví dụ, mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội; mọi
công dân đều có quyền lao động và hưởng lương; mọi công dân đều có quyền tự do
di chuyển, định cư trong nước và ra nước ngoài, từ nước ngoài về nước.
Luật Hiến pháp tác động đến quan hệ xã hội thuộc phạm vi đối tượng điều chỉnh
bằng 2 phương pháp:
- Phương pháp định hướng: Phương pháp này không quy định cụ thể
những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, mà chỉ quy định những tư tưởng, quan
điểm định hướng - những nguyên tắc mà các chủ thể - như các cơ quan nhà nước,
các tổ chức chính trị-xã hội và các chủ thể có liên quan khác phải tôn trọng khi tham
gia vào các mối quan hệ cụ thể trong lĩnh vực tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước.
- Phương pháp mệnh lệnh:
Theo phương pháp này, quy phạm pháp luật Hiến pháp áp đặt nghĩa vụ xử sự buộc
chủ thể quan hệ pháp luật Hiến pháp phải thực hiện hành vi nhất định. Điều này có
nghĩa là, các chủ thể pháp luật, bao gồm cả công dân và các cơ quan nhà nước, phải
tuân theo các quy định của Hiến pháp. Phương pháp mệnh lệnh thường được sử dụng
trong các quan hệ xã hội liên quan đến việc thực hiện quyền lực Nhà nước và xác
định nghĩa vụ của công dân. Ví dụ, Hiến pháp có thể quy định rằng, Nhà nước phải
bảo vệ quyền tự do ngôn luận của công dân, hoặc công dân có nghĩa vụ phải tuân thủ
pháp luật
Tóm lại, phương pháp điều chỉnh "mệnh lệnh" của Luật Hiến pháp đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và việc thực hiện quyền lực nhà nước
Câu 2: Phân tích đối tượng, phương pháp điều chỉnh Luật Hành chính
*Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính bao gồm:
1. Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
Đây là những quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau, ví dụ như
giữa Chính phủ với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hoặc với cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ
của các cơ quan nhà nước với các chức năng khác nhau. Đây là những quan hệ liên
quan đến việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn thiện
các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước.
3. Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc
các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà
nước. Đây là những quan hệ giữa các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội với nhau
khi họ được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Cụ thể, đối
tượng này bao gồm những quan hệ xã hội phát sinh khi các cơ quan nhà nước khác
như Tòa án, Viện kiểm sát, hoặc các tổ chức xã hội như các tổ chức chính trị, xã hội,
được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
*Luật Hành chính sử dụng hai phương pháp điều chỉnh chính:
Phương pháp mệnh lệnh - phục tùng: Đây là phương pháp điều chỉnh đặc trưng
và chiếm lĩnh trong hầu hết các quan hệ pháp luật hành chính. Theo phương pháp
này, trong quan hệ hành chính, một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh
lệnh bắt buộc thi hành đối với một bên có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó. Ví
dụ, công dân được quyền xin cấp đất xây dựng nhà ở, tuy nhiên việc xem xét và
quyết định có cấp hay không là quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước và khi
quyết định đã ban hành, công dân phải chấp hành quyết định.
Chủ thể quản lí có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản
lí phải thực hiện mệnh lệnh, tuy nhiên trong khuôn khổ pháp luật quy định về nội
dung và giới hạn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Phương pháp thuyết phục: Các quyết định hành chính không phải lúc nào cũng
được thực hiện trên cơ sở cưỡng chế mà phải qua phương pháp này. Đây là phương
pháp điều chỉnh được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể. Trong quan hệ hành
chính có sự thỏa thuận, các bên tham gia có quyền tự do thoả thuận để thuyết phục
với nhau về nội dung và hình thức của quan hệ đó để đi đến tiếng nói chung các bên,
miễn là không vi phạm pháp luật.

You might also like