You are on page 1of 20

TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
TỔ MÔN: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

THIẾT KẾ MÔN HỌC:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG

GVHD: THS. TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN


NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4
SVTH: NGUYỄN GIAO LINH
MSSV: 2234010209
SVTH: HUỲNH TRUNG HIẾU
MSSV: 2134012102
SVTH: PHẠM VĂN MƯỜI
MSSV: 2134012101
SVTH: HUỲNH ANH BẢO
MSSV: 2134013101

NHÓM 4 1
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

BR-VT, ngày 03 tháng 7 năm 2023.

NHÓM 4 2
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

MỤC LỤC

PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH...............................................4


1.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN...........................................................................................................4
1.1.1. Khái quát chung về phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh.............................4
a. Khái niệm..............................................................................................................................4
b. Nội dung.................................................................................................................................4
c. Ý nghĩa...................................................................................................................................4
d. Nhiệm vụ................................................................................................................................5
1.1.2. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh......................................................................5
a. Phân tích doanh thu..............................................................................................................5
b. Phân tích về chi phí...............................................................................................................5
c. Phân tích về lợi nhuận..........................................................................................................6
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH......................................................................................6
1.2.1. Phương pháp so sánh........................................................................................................6
1.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn......................................................................................7
1.2.3. Phương pháp số chênh lệch..............................................................................................8
1.2.4. Phương pháp cân đối........................................................................................................9
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI
PHÒNG......................................................................................................................................................11
1. Thông tin chung..........................................................................................................................11
2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...........................................................................................12
2.1. Ngành nghề kinh doanh......................................................................................................12
2.2. Địa bàn kinh doanh.............................................................................................................14
3. Mô hình quản trị và bộ máy quản lý.........................................................................................14
3.1. Mô hình quản trị.................................................................................................................14
3.2. Bộ máy quản lý....................................................................................................................14
4. Phân tích hoạt động kinh doanh................................................................................................15
4.1. Tình hình tài chính..............................................................................................................15
4.2. Hiệu quả sử dụng vốn.........................................................................................................15
4.3. Phân tích..............................................................................................................................17
4.4. Nguyên nhân........................................................................................................................17
4.5. Giải pháp.............................................................................................................................18
a. Về định vị thị trường và thương hiệu................................................................................18
b. Về mục tiêu tài chính..........................................................................................................18

NHÓM 4 3
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

c. Về công tác thị trường, khai thác.......................................................................................18


d. Về đầu tư phát triển mở rộng............................................................................................18
e. Về phát triển công nghệ thông tin......................................................................................18
f. Về quản trị và kiểm soát rủi ro..........................................................................................19
g. Về công tác tổ chức tiền lương và đào tạo.........................................................................19
h. Giải pháp trọng tâm............................................................................................................19

NHÓM 4 4
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

1.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN


1.1.1. Khái quát chung về phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
a. Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc đi sâu vào nghiên cứu theo yêu cầu của hoạt động
quản lý kinh doanh căn cứ vào tài liệu hoạch toán và các thông tin kinh tế, bằng các phương
pháp thích hợp hơn, so sánh số liệu và phân giải nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh
và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án, giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh;
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ nhận thức để cải tiến các hoạt động kinh doanh,
một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và với các yêu cầu của các quy luật
kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả trong kinh doanh cao hơn.
b. Nội dung
Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá các quy trình hướng đến kết quả
nội dung kinh doanh, với các tác động của các yếu tố ảnh hưởng, nó được biểu hiện thông qua
các chỉ tiêu kinh tế;
Kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả hoạt động kinh doanh đã đạt được hoặc kết
quả của các mục tiêu trong tương lai cần đạt được. Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm tổng
hợp của cả quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và trong từng thời gian nhất
định;
Kết quả hoạt động kinh doanh nhất là hoạt động theo cơ chế thị trường cần phải định hướng
theo mục tiêu dự đoán. Quá trình định hướng hoạt động kinh doanh được định lượng cụ thể
thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các chỉ tiêu cần đánh giá. Ngoài ra cần
phải đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của các chỉ tiêu.;
Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cần định lượng tất cả các chỉ tiêu là kết quả hoạt
động kinh doanh và các nhân tố ở những chỉ số xác định cùng với độ biến động chính xác;
Như vậy muốn phân tích hoạt động kinh doanh trước hết cần phải xây dựng thống nhất các
chỉ tiêu kinh tế, cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến các
chỉ tiêu. Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế khác nhau, để phản ánh tính phức tạp đa
dạng của nội dung phân tích.
c. Ý nghĩa
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát triển những khả năng tiềm ẩn trong kinh
doanh và còn là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
- Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn
tiềm ẩn, những khả năng tiềm tàn chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích hoạt động
doanh nghiệp mới phát triển được. Từ đó ta sẽ có cách để mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn, thông qua việc phân tích hoạt động doanh nghiệp ta mới thấy rõ những nguyên nhân
và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh từ đó có những giải pháp thích hợp để cải tiến trong
hoạt động quản lý để mang lại hiệu quả cao hơn.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để có thể đề ra các quyết định kinh
doanh.
NHÓM 4 5
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

- Thông qua các tài liệu phân tích cho phép các nhà doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về
khả năng, mặt mạnh mặt yếu của doanh nghiệp mình. Nó là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra
các quyết định đúng đắn cho các mục tiêu chiến lược kinh doanh. Do đó người ta phân
biệt phân tích như một hoạt động thực tiễn, vì phân tích hoạt động kinh doanh luôn đi
trước quyết định là cơ sở cho các quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh
như một ngành khoa học, nó nghiên cứu các phương pháp có hệ thống và tìm ra các giải
pháp áp dụng chúng vào mỗi doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng rủi ro trong kinh doanh.
- Để hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả mong muốn, doanh nghiệp phải thường xuyên
phân tích hoạt động kinh doanh, dựa trên tài liệu có được, thông qua phân tích doanh
nghiệp có thể dự đoán được các điều kiện kinh doanh trong thời gian sắp tới, từ đó đề ra
các chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình;
- Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như về tài chính, lao động vật
tư, doanh nghiệp còn quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như khách
hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh… trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các
rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và có các phương án phòng ngừa trước khi chúng có
thể xảy ra.
d. Nhiệm vụ
Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức, hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hoạt động kinh
doanh có những nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây
dựng;
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ
ảnh hưởng đó;
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của
quá trình hoạt động kinh doanh;
- Xây dựng phương án kinh doanh dựa trên mục tiêu đã định.
1.1.2. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
a. Phân tích doanh thu
Doanh thu là phần giá trị mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh, bằng
việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản
ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở thời điểm phân tích. Thông qua đó chúng ta có
thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Doanh thu của
doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động:
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính;
- Doanh thu từ hoạt động tài chính;
- Doanh thu từ hoạt động bất thường.
b. Phân tích về chi phí
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó
là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của
doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình
NHÓM 4 6
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

thành, tồn tại và hoạt động từ các hoạt động từ khâu mua nguyên liệu tạo ra sản phẩm đến khi
tiêu thụ nó. Việc nhận định và tính toán từng loại chi phí là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra
những quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh.
Do đó việc phân tích chi phí sản xuất kinh doanh là một bộ phận không thể thiếu trong việc
phân tích hiệu quả của hoạt động kinh doanh, chi phí này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của
doanh nghiệp. Qua phân tích chi phí sản xuất kinh doanh có thể đánh giá được mức chi phí tồn
tại trong doanh nghiệp, khai thác tìm kiếm lợi nhuận trong doanh nghiệp.
Thật vậy, kết quả cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, muốn đạt được
lợi nhuận cao thì một trong những biện pháp chủ yếu là giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Vì
vậy doanh nghiệp cần có sự quản lý chặt chẽ chi phí, tiết kiệm chi phí, tránh những khoản chi
phí không cần thiết tạo điều kiện để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Đây chính là chỉ tiêu chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tìm ra những nhân
tố ảnh hưởng đến chi phí để từ đó đề ra biện pháp giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
c. Phân tích về lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là chỉ
tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh, hay nói
cách khác, lợi nhuận là phần còn lại của tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh
nghiệp. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tiến hành tái sản xuất mở rộng quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp trong thời gian sau này.
Lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động sau đây:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính;
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính;
- Lợi nhuận từ hoạt động bất thường.
Phân tích lợi nhuận là đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp, phân tích những
nguyên nhân ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của lợi nhuận.
Do đó, làm thế nào để nâng cao hiệu quả lợi nhuận là mong muốn của mọi doanh nghiệp, để từ
đó có biện pháp khai thác khả năng tiềm tang và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng
như lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, phân tích các yếu tố bên trong và bên
ngoài ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở để đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính
xác cho việc sản xuất kinh doanh, để thích ứng với thị trường.
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1.2.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một
chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong việc phân tích để
xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục đích so sánh trong phân tích
kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào. Tốc độ tăng giảm như thế
nào để có phương án khắc phục.
Điều kiện so sánh:
- Có ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu để so sánh với nhau;

NHÓM 4 7
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

- Các đại lượng hoặc các chỉ tiêu khi so sánh với nhau phải có cùng một nội dung kinh tế,
cùng phương pháp tính toán, cùng thời gian và cùng đơn vị đo lường.
Kỹ thuật so sánh:
- So sánh tuyệt đối: số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ
tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể được tính bằng thước đo
hiện vật, giá trị… là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác. So sánh tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh
tế giữa kế hoạch và thực tế, giữa những thời gian khác nhau,… để thấy được mức độ hoàn
thành kế hoạch, quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó;
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng
kinh tế:
∆ A = A1 – A0
Trong đó:
A1: chỉ tiêu phân tích trong kỳ nghiên cứu
A0: chỉ tiêu phân tích trong kỳ gốc
- So sánh bằng số tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc, kết
quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của hiện tượng kinh tế. Tùy
theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà ta sử dụng các loại công thức khác nhau:
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch (%):
Mức độ cần đạt kỳ KH
Số TĐ nhiệm vụ KH = x 100 (%)
Mức độ thực tế đạt được kỳ trước
Số tương đối hoàn thành kế hoạch (%):
Mức độ thực tế đạt được kỳ KH
Số TĐ nhiệm vụ KH = x 100 (%)
Mức độ cần đạt kỳ KH
So sánh thực hiện (%):
A1
So sánh = x 100 (%)
A0
1.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp này dùng để xác định mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của các nhân tố đến chỉ tiêu
phân tích khi giữa chúng có mốt quan hệ tích số (thương số, hoặc tích số thương số kết hợp với
tổng số, hiệu số).
Phương pháp này biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố dưới dạng
một phương trình kinh tế có mối quan hệ tích số, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến trình tự sắp
xếp các nhân tố, các nhân tố phải được sắp xếp theo nguyên tắc nhân tố số lượng đứng trước,
nhân tố chất lượng đứng sau. Các nhân tố đứng liền kề nhau có mối quan hệ nhân quả và cùng
nhau phản ánh nội dung kinh tế nhất định.
Phương pháp này thực hiện thay thế liên hoàn các nhân tố, tính toán ảnh hưởng của các nhân
tố: ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích được tính bằng cách lấy trị số
của chỉ tiêu ở lần thay thế đến nhân tố nào đó trừ đi trị số của chỉ tiêu ở lần thay thế liền kề trước
đó.

NHÓM 4 8
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

Xác định mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng bằng cột công thức
và sắp xếp các nhân tố theo thứ tự nhất định, nhân tố tổng số đứng trước, nhân tố chất lượng
đứng sau hoặc theo mối quan hệ nhân quả.
Thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố theo thứ tự nói trên từ giá trị kỳ gốc sang kỳ nghiên
cứu. Sau mỗi lần thay thế tính ra giá trị của chỉ tiêu khi thay thế nhân tố. Sau đó so sánh với giá
trị của chỉ tiêu khi chưa thay thế nhân tố đó (hoặc giá trị của lần thay thế trước). Đó chính là
mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố vừa thay thế.
Phương trình kinh tế:
A = a*b*c*d
Kỳ nghiên cứu:
A1 = a1*b1*c1*d1
Kỳ gốc:
A0 = a0*b0*c0*d0
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ A = A1 – A0
Mức độ ảnh hưởng tương đối: δ A = ∆ A/A0 * 100 (%)
Tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, trình tự thay thế:
Nhân tố thứ nhất: nhân tố a
∆ Aa = a1*b0*c0*d0 - a0*b0*c0*d0
δ Aa = ∆ Aa/A0 * 100 (%)
Nhân tố thứ hai: nhân tố b
∆ Ab = a1*b1*c0*d0 – a1*b0*c0*d0
δ Ab = ∆ Ab/A0 * 100 (%)
Nhân tố thứ ba: nhân tố c
∆ Ac = a1*b1*c1*d0 – a1*b1*c0*d0
δ Ac = ∆ Ac/A0 * 100 (%)
Nhân tố thứ tư: nhân tố d
∆ Ad = a1*b1*c1*d1 – a1*b1*c1*d0
δ Ad = ∆ Ad/A0 * 100 (%)
1.2.3. Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp này là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp
này dùng để tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giữa chúng
có mối quan hệ tích số.
Xét về mặt toán học, phương pháp số chênh lệch được coi là hệ quả của phương pháp thay
thế liên hoàn thông qua việc nhóm các số hạng chung nhưng xét về đặc điểm vận dụng và ý
nghĩa kinh tế thì nó vẫn được coi là phương pháp độc lập cần linh hoạt, tùy theo từng trường
hợp cụ thể.

NHÓM 4 9
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của một nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được tính bằng cách lấy
chênh lệch của nhân tố đó trị số kỳ nghiên cứu của các nhân tố đứng trước và trị số kỳ gốc của
các nhân tố đứng sau nó trong phương trình kinh tế.
Phương trình kinh tế:
A = a*b*c*d
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ A = A1 – A0
Mức độ ảnh hưởng tương đối: δ A = ∆ A/A0 * 100 (%)
Tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, trình tự thay thế:
Nhân tố thứ nhất: nhân tố a
∆ Aa = (a1 – a0)*b0*c0*d0
δ Aa = ∆ Aa/A0 * 100 (%)
Nhân tố thứ hai: nhân tố b
∆ Ab = a1*(b1 – b0)*c0*d0
δ Ab = ∆ Ab/A0 * 100 (%)
Nhân tố thứ ba: nhân tố c
∆ Ac = a1*b1*(c1 – c0)*d0
δ Ac = ∆ Ac/A0 * 100 (%)
Nhân tố thứ tư: nhân tố d
∆ Ad = a1*b1*c1*(d1 – d0)
δ Ad = ∆ Ad/A0 * 100 (%)
Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
∆ A = ∆ Aa + ∆ Ab + ∆ Ac + ∆ Ad
δ A = δ Aa + δ Ab + δ Ac + δ Ad
1.2.4. Phương pháp cân đối
Trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn có sự cân đối về lượng giữa các yếu tố và quá trình
kinh doanh mối liên hệ cân đối về lượng giữa các yếu tố, dẫn đến sự cân bằng về lượng (chênh
lệch) về lượng giữa chúng. Dựa trên cơ sở đó sẽ xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu
phân tích.
Phạm vi áp dụng: các nhân tố có mối quan hệ với chỉ tiêu phân tích là tổng đại số.
Nguyên tắc áp dụng: khi tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì nhân tố đó thay đổi.
Phương trình kinh tế:
A=a+b+c
Đối tượng phân tích:
∆ A = A1 – A0
Mức độ ảnh hưởng:
Nhân tố a:

NHÓM 4 10
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

∆ Aa = (a1 – a0)
δ Aa = ∆ Aa/A0 * 100 (%)
Nhân tố b:
∆ Ab = (b1 – b0)
δ Ab = ∆ Ab/A0 * 100 (%)
Nhân tố c:
∆ Ac = (c1 – c0)
δ Ac = ∆ Ac/A0 * 100 (%)
Tổng mức độ ảnh hưởng:
∆ A = ∆ Aa + ∆ Ab + ∆ Ac
δ A = δ Aa + δ Ab + δ Ac

NHÓM 4 11
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG
HẢI PHÒNG

1. Thông tin chung


Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0200236845
Vốn điều lệ: 3.269.600.000.000 đồng
Địa chỉ: số 8A Trần Phú, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Số điện thoại: 0225.3859.945
Số fax: 0225.3859.973
Website: www.haiphongport.com.vn
Mã cổ phiếu: PHP
Quá trình hình thành và phát triển:
- Cảng Hải Phòng do Pháp xây dựng từ năm 1874 và chuyển giao lại cho chính quyền cách
mạng năm 1955 sau khi Hải Phòng hoàn toàn giải phóng.
- Ngày 21/3/1956, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện (Nay là Bộ Giao thông vận tải)
Nguyễn Trân đã ký Nghị định số 17/NĐ về việc đặt Cảng Hải Phòng trực thuộc ngành vận
tải thủy để phụ trách, quản lý Cảng Hải Phòng.
- Ngày 25/6/1965, Cục đường biển Việt Nam có Quyết định số 162/QĐ về việc quy định
chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Cảng Hải Phòng.
- Từ những năm 1960, Cảng Hải Phòng bắt đầu được xây dựng và cải tạo lại theo thiết kế
quy hoạch nâng cấp Cảng Hải Phòng do Liên Xô giúp đỡ. Đến năm 1982, việc xây dựng
cải tạo Cảng cơ bản hoàn thành với 11 cầu tàu có tổng chiều dài khoảng 1.750m tại khu
vực Cảng chính, có thể đón tàu 10.000DWT ra vào để xếp dỡ hàng hóa. Từ năm 1960 đến
năm 1985, Cảng Hải Phòng còn hình thành thêm khu vực Cảng Vật Cách, khu vực Cảng
Đoạn Xá và Cảng Chùa Vẽ.
- Ngày 11/3/1993, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 376QĐ/TCCB-LĐ
thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nước Cảng Hải Phòng.
- Tháng 6 năm 2008, Cảng Hải Phòng chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành
Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước theo Quyết định số 3088/QĐ-
BGTVT ngày 12/10/2007 của Bộ Giao thông vận tải.
- Ngày 4/2/2013, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 276/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề
án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015.
- Ngày 15/3/2013, Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ra quyết định số
103/QĐ-HHVN về việc phê duyệt danh sách các đơn vị thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam thực hiện cổ phần hóa trong đó có Công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng.
- Ngày 8/4/2014, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ra quyết định số 118/QĐ-HHVN về việc
phê duyệt phương án và chuyển Công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng thành
công ty cổ phần.

NHÓM 4 12
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

- Ngày 4/7/2014, Cảng Hải Phòng đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng
cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 5, hoàn tất việc chuyển đổi từ
Công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng sang hình thức công ty cổ phần. Cảng Hải
Phòng được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 6 ngày 18/7/2014.
- Ngày 12/8/2015, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán
Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán: PHP.
- Tại thời điểm chuyển mô hình hoạt động sang công ty cổ phần, Công ty cổ phần Cảng Hải
Phòng (Cảng Hải Phòng) có 06 đơn vị trực thuộc. Tháng 2/2016, Công ty cổ phần Cảng
Hải Phòng (Cảng Hải Phòng) thực hiện chuyển đổi mô hình của 03 đơn vị trực thuộc sang
hình thức công ty TNHH một thành viên do Cảng Hải Phòng làm chủ sở hữu, gồm Công
ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu, Công ty TNHH một thành viên Trung tâm Y
tế Cảng Hải Phòng, Công ty TNHH một thành viên Đào tạo Kỹ thuật nghiệp vụ Cảng Hải
Phòng. Từ thời điểm đó đến nay, Cảng Hải Phòng còn 02 đơn vị trực thuộc là chi nhánh
Cảng Tân Vũ và chi nhánh Cảng Chùa Vẽ.
- Căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển của công ty, Cảng Hải
Phòng đã thực hiện tái sắp xếp các phòng nghiệp vụ trong giai đoạn 2014-2019 với số
phòng nghiệp vụ thay đổi, từ 10 phòng thành 06 phòng và 02 trung tâm.
- Về định hướng phát triển dài hạn của công ty, ngày 9/10/2019, Phó Thủ tướng Chính phủ
Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 1323/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án
đầu các bến cảng Container quốc tế số 3 và số 4 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng –
Cảng Hải Phòng. Dự án đã được khởi động từ năm 2021 và dự kiến hoàn thành toàn bộ dự
án vào năm 2025.
2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
2.1. Ngành nghề kinh doanh

STT Tên ngành Mã ngành

1 Bốc xếp hàng hóa 5224

2 Vận tải hàng hóa đường sắt 4912

3 Vận tải hàng hóa đường bộ 4933

4 Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa 5022

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ
5 sử dụng hoặc đi thuê 6810
Chi tiết: Cho thuê kho bãi, văn phòng

Hoạt động dịch vụ khác liên quan đến vận tải


6 Chi tiết: Môi giới tàu biển, dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ đại lý vận 5229
tải đường biển, dịch vụ giao nhận, kiểm đếm, nâng hạ hàng hóa, dịch
vụ khai thuê hải quan

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân
7 8299
vào đâu

NHÓM 4 13
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

Chi tiết: Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa

8 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa 5210

Sửa chữa thiết bị khác


9 3319
Chi tiết: Sửa chữa Container

Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt


10 8129
Chi tiết: Dịch vụ vệ sinh Container

Đào tạo sơ cấp


11 8531
Chi tiết: Dạy nghề

Đào tạo trung cấp


12 8532
Chi tiết: Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp

13 Hoạt động của các bệnh viện, trạm y tế 8610

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy
14 5222
Chi tiết: Lai dắt và hỗ trợ tàu biển

15 Sửa chữa máy móc thiết bị 3312

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác


16 4299
Chi tiết: Cầu tàu, bến bãi

17 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động 5610

Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với
18 5621
khách hàng

Dịch vụ phục vụ đồ uống


19 5630
(không bao gồm quầy bar)

20 Cho thuê xe có động cơ 7710

Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dung hữu hình khác không kèm
người điều khiển
21 7730
Chi tiết: Cho thuê máy móc, thiết bị xếp dỡ hàng hóa, cho thuê thiết
bị nâng hạ

Cung ứng lao động tạm thời


22 (không bao gồm cung ứng lao động tạm thời cho các doanh nghiệp có 7820
chức năng xuất khẩu lao động)

23 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật 7120

NHÓM 4 14
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

Chi tiết: Giám định Container

2.2. Địa bàn kinh doanh


Tại thành phố Hải Phòng
3. Mô hình quản trị và bộ máy quản lý
3.1. Mô hình quản trị
Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (Cảng Hải Phòng) có mô hình quản trị theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020 với Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc.
3.2. Bộ máy quản lý
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM TOÁN NỘI
BỘ

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC, KẾ


TOÁN TRƯỞNG

PHÒNG PHÒNG PHÒNG TRUNG


PHÒNG VĂN PHÒNG KẾ TÂM TRUNG
TỔ CHỨC TÀI
KINH PHÒNG KỸ HOẠCH CÔNG TÂM SỬA
TIỀN CHÍNH
DOANH CÔNG TY THUẬT PHÁP NGHỆ CHỮA
LƯƠNG KẾ TOÁN
CHẾ THÔNG
TIN

CHI CHI CÔNG TY CÔNG TY TNHH CÔNG TY TNHH


NHÁNH NHÁNH TNHH MỘT MỘT THÀNH MỘT THÀNH
CẢNG CẢNG THÀNH VIÊN VIÊN TRUNG VIÊN ĐÀO TẠO
CHÙA VẼ TÂN VŨ CẢNG HOÀNG TÂM Y TẾ CẢNG KỸ THUẬT
DIỆU HẢI PHÒNG NGHIỆP VỤ
CẢNG HẢI
PHÒNG

NHÓM 4 15
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

4. Phân tích hoạt động kinh doanh


(Theo Báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán của Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng)
4.1. Tình hình tài chính

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch So sánh

Tổng giá trị tài sản 5.233.117.224.733 5.687.100.675.04 453.983.450.311 108,68 %


4

Doanh thu thuần 1.312.968.265.281 1.354.774.784.70 41.806.519.421 103,18 %


2

Lợi nhuận từ hoạt 569.525.468.383 596.945.957.548 27.420.489.165 104,81 %


động kinh doanh

Lợi nhuận khác 2.791.837.593 7.745.118.389 4.953.280.796 277,42 %

Lợi nhuận trước 566.733.630.790 604.691.075.937 37.957.445.147 106,70 %


thuế

Lợi nhuận sau 476.734.971.434 510.384.349.723 33.649.378.289 107,06%


thuế

(Ghi chú: đơn vị VNĐ)


4.2. Hiệu quả sử dụng vốn

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch So sánh

Vốn chủ sở hữu 4.295.119.863.309 4.643.113.179.240 347.993.315.931 108,1 %


(VCSH)

Tổng tài sản 5.233.117.224.733 5.687.100.675.044 453.983.450.311 108,68 %


(TSBQ)

Lợi nhuận sau thuế 476.734.971.434 510.384.349.723 33.649.378.289 107,06%


(LNST)

Vòng quay tài sản 0,251 0,238 -0,013 94,8 %


(VQTS)

Tỉ suất LNST/Vốn 11,10 % 10,99 % - 0,11 99 %


CSH (ROE)

Tỉ suất LNST/Tổng 9,11 % 8,97 % - 0,14 98,46 %


tài sản (ROA)

Tỉ suất 36,31% 37,67 % - 1,36 103,75 %


LNST/Doanh thu

NHÓM 4 16
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

thuần (ROS)

(Ghi chú: đơn vị VNĐ)


Phương trình kinh tế:
ROS∗VQTS∗TSBQ
ROE = (%)
VCSH
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích
Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất VCSH:
Tuyệt đối:
∆ROE = (ROS0*VQTS0*TSBQ0/VCSH1) - (ROS0*VQTS0*TSBQ0/VCSH0) = -0,83 (%)
Tương đối:
∂ROE = ∆ROE/ROE0 = -7,49 (%)
Ảnh hưởng của nhân tố thứ hai TSBQ:
Tuyệt đối:
∆ROE = (ROS0*VQTS0*TSBQ1/VCSH1) - (ROS0*VQTS0*TSBQ0/VCSH1) = 0,89 (%)
Tương đối:
∂ROE = ∆ROE/ROE0 = 8,03 (%)
Ảnh hưởng của nhân tố thứ ba VQTS:
Tuyệt đối:
∆ROE = (ROS0*VQTS1*TSBQ1/VCSH1) - (ROS0*VQTS0*TSBQ1/VCSH1) = -0,58 (%)
Tương đối:
∂ROE = ∆ROE/ROE0 = -5,21 (%)
Ảnh hưởng của nhân tố thứ tư ROS:
Tuyệt đối:
∆ROE = (ROS1*VQTS1*TSBQ1/VCSH1) - (ROS0*VQTS1*TSBQ1/VCSH1) = 0,4 (%)
Tương đối:
∂ROE = ∆ROE/ROE0 = 3,57 (%)
Lập bảng:

So sánh MĐAH
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
Tuyệt Tương
đối (%) đối (%)

Vốn chủ sở 4.295.119.863.309 4.643.113.179.240 347.993.315.931 108,1 % -0,83 -7,49


hữu (VCSH) (VNĐ) (VNĐ) (VNĐ)

Tổng tài sản 5.233.117.224.733 5.687.100.675.044 453.983.450.311 108,68 0,89 8,03

NHÓM 4 17
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

(TSBQ) (VNĐ) (VNĐ) (VNĐ) %

Vòng quay 0,251 0,238 -0,013 94,8 % -0,58 -5,21


tài sản
(VQTS)

Tỉ suất 36,31% 37,67 % -1,36 103,75 0,4 3,57


LNST/Doanh %
thu thuần
(ROS)

Tỉ suất 11,10 % 10,99 % -0,11 99 %


LNST/Vốn
CSH (ROE)

4.3. Phân tích


Vốn chủ sở hữu (VCSH): Tăng từ 4.295.119.863.309 (VNĐ) lên 4.643.113.179.240
(VNĐ). Sự tăng vốn chủ sở hữu có thể ảnh hưởng đến ROE. Khi vốn chủ sở hữu tăng, ROE có
thể giảm nếu lợi nhuận không tăng theo tương ứng, cụ thể ở đây ROE giảm 0,83, tương ứng
giảm 7,49%;
Tổng tài sản (TSBQ): Tăng từ 5.233.117.224.733 (VNĐ) lên 5.687.100.675.044 (VNĐ).
Tổng tài sản cũng có thể ảnh hưởng đến ROE. Nếu tăng tổng tài sản đạt được thông qua các
khoản đầu tư hiệu quả, ROE có thể tăng, cụ thể ở đây ROE tăng lên 0,89, tương ứng tăng
8,03%;
Vòng quay tài sản (VQTS): Giảm từ 0,251 xuống 0,238. Vòng quay tài sản cho biết tốc độ
sử dụng tài sản của công ty. Sự giảm vòng quay tài sản có thể ảnh hưởng đến ROE bằng cách
giảm khả năng tạo ra lợi nhuận từ mỗi đơn vị tài sản, cụ thể ROE giảm 0,58, tương ứng giảm
5,21%;
Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tăng từ 36,31% lên 37,67%. Tỉ suất lợi nhuận
trên doanh thu cho biết mức độ lợi nhuận mà công ty tạo ra từ doanh thu. Sự tăng ROS có thể
tạo động lực để ROE tăng lên, cụ thể ROE tăng lên 0,4, tương ứng tăng 3,57%;
Tăng tổng tài sản và tăng tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu đã ảnh hưởng tích cực đến ROE,
tuy nhiên vòng quay tài sản giảm đi ảnh hưởng đến ROE.
4.4. Nguyên nhân
Thị trường vận tải vẫn tiếp tục có nhiều biến động, đặc biệt vận tải container đường biển
các hàng tàu lớn trên thế giới vẫn cạnh tranh thị phần và giá cước vận tải.
Sau một thười gian kéo dài dịch bệnh Covid-19, các quốc gia đã dần dần lấy lại được nhịp
độ phát triển và đà tăng trưởng trên cơ sở coi Covid-19 là một loại bệnh thông thường. Tuy
nhiên, trên thực tế, hệ quả do dịch bệnh để lại và những diễn biến phức tạp của biến chủng mới
vẫn gây tác động không nhỏ đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập
khẩu.
Vấn đề chính trị quốc tế không ổn định, tạo ra những bất ổn trong thương mại quốc tế
cũng sẽ dẫn đến các bất ổn của thị trường quốc tế (bao gồm cả lĩnh vực cảng biển), nếu kéo dài

NHÓM 4 18
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng, lạm phát, công ăn việc làm và nhiều khía cạnh khác của
kinh tế vĩ mô.
Năm 2022, do ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine, chính sách “zero-covid” của Trung
Quốc, tình trạng lạm phát và suy thoái toàn cầu nên tổng sản lượng hàng hóa thông qua khu vực
cảng Hải Phòng chỉ tăng trưởng ở mức thấp.
Container nội địa: sản lượng không tăng trưởng so với năm 2021, sự cạnh tranh vẫn diễn
ra khốc liệt cả về giá cước và các dịch vụ hỗ trợ khách hàng kèm theo.
Hàng ngoài container: sản lượng năm 2022 sụt giảm 3,6% so với năm 2021. Cạnh tranh
khốc liệt tiếp tục khiến thị trường bị chia sẻ và đẩy giá cước dịch vụ xếp dỡ xuống thấp. Tình
trạng cạnh tranh không chỉ diễn ra đối với các mặt hàng XNK mà còn với sắt thép nội địa và
thậm chí cả hàng rời.
4.5. Giải pháp
a. Về định vị thị trường và thương hiệu
Giữ vững vị thế là doanh nghiệp cảng biển đứng đầu tại khu vực miền Bắc, có quy mô lớn
về thị phần, doanh thu và tối ưu hóa lợi nhuận.
b. Về mục tiêu tài chính
Tăng trưởng ổn định chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận đảm bảo tối
đa khi thành phố thực hiện xây các cầu bắc qua sông Cấm, di dời Cảng Hoàng Diệu và hoàn
thành đầu tư 02 bến tại Lạch Huyện đúng tiến độ, khai thác có hiệu quả.
Bảo toàn và phát triển vốn, thu hút được vốn đầu tư của các nhà đầu tư chiến lược, ưu tiên
các đối tác là doanh nghiệp có lợi ích từ dịch vụ khai thác cảng.
c. Về công tác thị trường, khai thác
Tiếp tục xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp, nâng cao chất lượng dịch
vụ năng lực cạnh tranh, có chính sách phù hợp, nhằm giữ chân các khách hàng hiện có và tiếp
cận những khách hàng mới.
Duy trì tốc độ tăng trưởng, bảo vệ thị phần cảng biển thông qua chiếm lĩnh thị trường, tăng
khối lượng, chất lượng và đa dạnh hóa các dịch vụ được cung cấp.
Phát triển hoạt động dịch vụ logistics theo mục tiêu hợp lực nguồn lực để phát triển trên
nền tảng phát huy tối đa, hệ thống cơ sở vật chất, phương tiên thiết bị của cảng và phối hợp chặt
chẽ với các doanh nghiệp thành viên của VIMC, cùng nhau phát triển dịch vụ chuỗi.
Liên doanh, liên kết với các đối tác lớn, có uy tín trong khu vực và trên thế giới nhằm phát
triển và hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh, tận dụng thế mạnh về nguồn vốn, công nghệ, trình
độ, kinh nghiệm và mạng lưới toàn cầu của đối tác để ngày một lớn mạnh hơn.
Tối ưu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Cảng Tân Vũ, Cảng Chùa
Vẽ. Khai thác tối đa công suất các bến cảng và hiệu suất sử dụng trang thiết bị.
d. Về đầu tư phát triển mở rộng
Phấn đấu đưa vào khai thác bến container số 3 của Dự án xây dựng 02 bến cảng tại khu
vực Lạch Huyện vào quý 3 năm 2024 và hoàn thiện toàn bộ dự án vào năm 2025.

NHÓM 4 19
TKMH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GVHD: THS TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

Sử dụng mô hình tài sản tinh gọn (chuyển các trang thiết bị sử dụng không hiệu quả, kém
hiệu quả, không phù hợp sang các vị trí mới, sử dụng ở dự án mới hoặc liên doanh, liên kết khi
đầu tư mới trang thiết bị), tăng cường hợp tác với các hãng tàu/ khách hàng để đầu tư trang thiết
bị phục vụ khai thác hàng hóa trên quan điểm đôi bên cùng có lợi nhằm tăng cường mối quan hệ
với khách hàng và hãng tàu.
e. Về phát triển công nghệ thông tin
Tập trung đầu tư, phát triển hệ thống CNTT dựa trên nền tảng dữ liệu tập trung, tiên tiến
nhằm phát triển thành một cảng biển điện tử có quy mô tại khu vực, mở ra không gian phát triển
và tạo giá trị mới, đưa CNTT trở thành hoạt động xương sống trong hoạt động quản trị doanh
nghiệp và khai thác cảng, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
f. Về quản trị và kiểm soát rủi ro
Kiểm soát tốt rủi ro trong quá trình hoạt động nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra và ảnh
hưởng của các nguy cơ rủi ro.
Áp dụng các nguyên tắc của quản trị tinh gọn (Lean Management) nhằm giảm lãng phí,
tăng năng suất lao động và hiệu suất quản lý.
g. Về công tác tổ chức tiền lương và đào tạo
Xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương hàng năm để làm căn cứ tuyển dụng và chi trả
tiền lương cho người lao động.
Xây dựng định biên lao động khối gián tiếp phục vụ để bố trí, sắp xếp lao động theo
hướng ngày càng tinh gọn.
Triển khai thành lập đội ngũ huấn luyện viên nội bộ giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên
sâu về ngành Hàng hải và các lĩnh vực chuyên môn khác để thực hiện sứ mệnh đào tạo, huấn
luyện truyền tải, chia sẻ kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong toàn công ty.
h. Giải pháp trọng tâm
Để giữ vững vị trí, thương hiệu là cảng chủ đạo trong khu vực, thực hiện được các mục
tiêu đề ra, Cảng Hải Phòng tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp trong tất cả các mặt hoạt
động của công ty, trong đó tập trung vào ba nhóm giải pháp trọng tâm như sau:
- Nắm bắt thông tin về quy hoạch phát triển Cảng trong khu vực để nghiên cứu, xây dựng
các giải pháp và chiến lược kinh doanh phát triển Cảng lâu dài. Nghiên cứu khả năng hợp
tác, liên doanh liên kết, hoạt động logistics với các khách hàng để cùng nhau khai thác
hiệu quả các hạ tầng cơ sở sẵn có của Cảng Hải Phòng;
- Khai thác có hiệu quả năng lực nội tại của Cảng Hải Phòng nhằm gia tăng chất lượng dịch
vụ, tiết giảm chi phí sản xuất đảm bảo tính cạnh tranh;
- Tập trung, huy động mọi nguồn lực để đầu tư mở rộng phát triển Cảng, đầu tư chiều sâu
nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh.

NHÓM 4 20

You might also like