You are on page 1of 91

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


------

VŨ THỊ TUYẾT LIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA MỨC THUẾ SUẤT ĐẾN TĂNG


TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------

VŨ THỊ TUYẾT LIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC MỨC THUẾ SUẤT ĐẾN TĂNG


TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC QUỐC GIA

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


TS. Lê Quang Cường

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông
tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.

Học viên

VŨ THỊ TUYẾT LIÊN


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .........................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................2
1.4. Phạm vi thu thập dữ liệu và đối tượng nghiên cứu .....................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3
1.6. Kết cấu của luận văn ......................................................................................4
1.7. Ý nghĩa luận văn: ............................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................5
2.1. Tổng quan lý thuyết về thuế ..........................................................................5
2.1.1. Khái niệm về thuế và thuế suất ...............................................................5
2.1.2. Đặc điểm của Thuế ...................................................................................7
2.1.3. Phân loại thuế ...........................................................................................8
2.1.4. Vai trò của thuế ........................................................................................9
2.1.5. Lý thuyết về thuế ....................................................................................11
2.2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế .....................................................................15
2.2.1. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế ...........................................15
2.2.2. Các mô hình tăng trưởng kinh tế ..........................................................17
2.3. Sự tác động của các mức thuế suất đến tăng trưởng kinh tế....................18
2.4. Lược khảo một số nghiên cứu thực nghiệm có liên quan .........................22
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................29
3.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................29
3.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ...........................................................31
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................31
3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................37
4.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu .............................................................37
4.2. Kết quả kiểm định các giả định hồi quy .....................................................39
4.2.1 Phân tích tương quan ..............................................................................39
4.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc lập .......................40
4.2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ...................................................40
4.2.4. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số không đổi ............................40
4.2.5. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ............................................41
4.3. Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy của ba bộ dữ liệu nghiên cứu ........45
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu .....................................................................49
4.4.1. Đối với bộ dữ liệu gộp các nước phát triển và đang phát triển..........49
4.4.2. Đối với bộ dữ liệu các nước phát triển .................................................51
4.4.3. Đối với bộ dữ liệu các nước đang phát triển ........................................54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................56
5.1. Tóm tắt các kết quả chính của đề tài ..........................................................56
5.2. Khuyến nghị về cải cách chính sách góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế ............................................................................................................................59
5.3. Khuyến nghị về các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến tăng trưởng
kinh tế....................................................................................................................61
5.3.1. GDP bình quân đầu người .....................................................................61
5.3.2. Chi tiêu công ...........................................................................................63
5.3.3. Độ mở thương mại ..................................................................................63
5.3.4. Tỷ lệ lạm phát .........................................................................................64
5.3.5. Tốc độ tăng trưởng dân số .....................................................................65
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai .........................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

Pool OLS Pool OLS Mô hình bình phương nhỏ nhất

FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định

REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên

Feasible General Least Mô hình bình phương bé nhất


FGLS
Square tổng quát khả thi

GTGT Thuế giá trị gia tăng


Value Added Tax
TNDN Corporate Taxes Thuế thu nhập doanh nghiệp

TNCN Personal income tax Thuế thu nhập cá nhân


DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình 1.2 Thuế tác động đến cung cầu ..…………………………………………14
Hình 4. 1 Biểu đồ Histogram của bộ dữ liệu các nước phát triển và đang phát
triển ...........................................................................................................................40
Hình 4. 2 Biểu đồ Histogram của bộ dữ liệu các nước phát triển ......................41
Hình 4. 3 Biểu đồ Histogram của bộ dữ liệu các nước đang phát triển .............41
Hình 4. 4 Biểu đồ P – P Plot của bộ dữ liệu các nước phát triển và đang phát
triển ...........................................................................................................................42
Hình 4. 5 Biểu đồ P – P Plot của bộ dữ liệu các nước phát triển ........................43
Hình 4. 6 Biểu đồ P – P Plot của bộ dữ liệu các nước đang phát triển
Bảng 3. 1 Dữ liệu mức thuế suất trung bình 10 năm từ 2007-2016 ....................34
Bảng 4.1 Thống kế mô tả dữ liệu nghiên cứu của mô hình .................................36
Bảng 4.2 Kết quả phân tích tương quan các biến trong mô hình .......................38
Bảng 4. 3 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu với bộ dữ liệu các nước phát
triển và đang phát triển bằng phương pháp FGLS .............................................44
Bảng 4. 4 Tổng hợp kết quả hồi quy đối với bộ dữ liệu các nước phát triển.....45
Bảng 4. 5 Tổng hợp kết quả hồi quy đối với bộ dữ liệu các nước đang phát
triển ...........................................................................................................................46
Bảng 5. 1 Tổng hợp kết quả hồi quy đối với ba bộ dữ liệu ..................................57
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Thuế được xem như là một công cụ tài chính của Nhà nước. Khi chính phủ thu
thuế nghĩa là tập trung được một phần của cải của xã hội từ đó hình thành nên quỹ
tiền tệ để có thể vận hành bộ máy nhà nước, chi tiêu các hoạt động của chính phủ,
hay chi phúc lợi xã hội, chi đầu tư... Ngoài ra, thuế còn góp phần điều chỉnh lạm phát,
ổn định thị trường. Nếu nhà nước giảm thuế đối với các nguyên liệu sản xuất đầu vào
sẽ kích thích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều hơn hoặc bằng cách tăng thuế
để giảm bớt nhu cầu về tiêu dùng, …
Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà
còn là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước, thuế gắn liền với các vấn đề
về tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong xã hội. Nhà nước thông qua công cụ
thuế để điều tiết nền kinh tế thị trường, định hướng phát triển các ngành sản xuất. Với
tính chất định hướng phân biệt của chính sách thuế góp phần tạo ra sự phát triển hài
hòa cân đối giữa các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, góp phần giảm chi phí xã hội
và đẩy mạnh sự tăng trưởng nền kinh tế.
Ngân sách nhà nước là yếu tố tác động trực tiếp đến nền kinh tế, trong điều kiện
nền kinh tế của các quốc gia đang ngày càng phát triển để hội nhập quốc tế, cần có
nguồn thu ngân sách lớn để đầu tư cho các nhu cầu đó, nhưng nguồn thu nó lại không
tăng nhanh bằng việc chi ra.“Dẫn đến quỹ ngân sách ngày càng thâm hụt và khi nó
kéo dài dẫn đến không gian tài khóa trở nên thắt chặt, làm giảm tính chủ động của
chính phủ đối với các phản ứng chính sách trong tình hình thực hiện các gói kích
thích kinh tế. (Sử Đình Thành, 2015) “cho thấy sự gia tăng thu thuế sẽ gây kìm hãm
tăng trưởng kinh tế, cải cách quản lý thuế tại Việt Nam nằm trong thứ hạng thấp về
môi trường thuế. Điều này gây bất lợi cho Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế.” Nhận định trên cho thấy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế có thể đạt
được nếu chúng ta có một cấu trúc thuế hợp lý làm cân bằng cán cân ngân sách, tăng
tính chủ động trong việc thực thi các chính sách kinh tế - xã hội.
2

Vậy các mức thuế suất cần điều chỉnh theo xu hướng như thế nào cho có một cấu
trúc thuế hợp lý với đặc điểm nền kinh tế quốc gia, để ảnh hưởng của nó đến tăng
trưởng kinh tế theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Bài luận văn sẽ vận dụng mô
hình kinh tế lượng hồi quy với dữ liệu bảng và chuỗi thời gian từ năm 2007-2016,
thông tin thu thập bao gồm mức thuế Thu nhập Doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân,
GDP bình quân đầu người, độ mở thương mại, chi tiêu chính phủ, tỷ lệ lạm phát, tốc
độ tăng dân số được thu thập từ 40 quốc gia đang phát triển. Với đề tài mà tác giả đưa
ra là: “Tác động của mức thuế suất đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia” để
trình bày quan điểm và mục tiêu của tác động của các mức thuế suất đối với tăng
trưởng kinh tế, những hạn chế, định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế ở
các quốc gia đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong thời gian tới
nhằm có một hướng phát triển kinh tế ngày càng ổn định và vững chắc trong thời gian
tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp để đánh giá chiều hướng và mức độ tác
động của các mức thuế suất, chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá
nhân đến tăng trưởng kinh tế khi có sự hiện diện của các biến kiểm soát.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ rút ra những kết luận, hạn chế chính
sách và từ đó đề xuất một số khuyến nghị về chính sách thuế, đặc biệt là các mức thuế
suất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các mức thuế suất có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của các quốc
gia?
- Mức thuế suất có tác động tích cực hay tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia có phụ thuộc vào đặc điểm của nền kinh tế quốc gia đó hay không?
1.4. Phạm vi thu thập dữ liệu và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của các mức thuế suất đến tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia.
3

- Phạm vi nghiên cứu: Tác giả thu thập dữ liệu về các biến trong mô hình nghiên
cứu tại 40 quốc gia có những mức thuế suất thu nhập tương đồng nhau giữa các quốc
gia phát triển và đang phát triển, bao gồm 20 quốc gia phát triển và 20 quốc gia đang
phát triển trong đó có Việt Nam, để tác giả làm rõ hơn mức độ ảnh hưởng của thuế
suất đến sự tăng trưởng kinh tế là tích cực hay tiêu cực có phụ thuộc vào đặc điểm
của nền kinh tế quốc gia đó hay không? Với dữ liệu bảng được thu thập trong giai
đoạn 10 năm từ năm 2007 - 2016.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đầu tiên tác giả dùng phương pháp phân tích và tổng hợp để hệ thống hóa cơ sở lý
luận về thuế và mô hình tăng trưởng kinh tế cũng như lược khảo, đánh giá những
nghiên cứu trước đây đã từng nghiên cứ đến đề tài này.
Tiếp đến, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến đánh giá mức độ tác
động của các mức thuế suất đến tăng trường kinh tế. Dữ liệu được tác giả sử dụng để
tiến hành hồi quy là dữ liệu bảng (Panel data). Do đó, tác giả sẽ xử lý dữ liệu bảng
bằng ba phương pháp ước lượng khác nhau là: mô hình ước lượng bình phương nhỏ
nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) và mô hình tác
động ngẫu nhiên (Random Effects Model) để ước lượng mức ảnh hưởng của biến độc
lập và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu tác động tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia. Bên cạnh đó, để chọn lựa mô hình phù hợp nhất với mô hình và dữ liệu
nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng các kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian và kiểm
định Hausman để lựa chọn giữa ba phương pháp ước lượng.”
Mặt khác, để đảm bảo tính hiệu quả của các hệ số hồi quy và tính đại diện cho tổng
thể của mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện kiểm định một số giả định hồi quy
của mô hình bao gồm: hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, phương
sai sai số không đổi, phần dư có phân phối chuẩn. Bên cạnh đó, nếu xảy ra hiện tượng
tự tương quan hay phương sai số thay đổi, phương pháp FGLS sẽ được sử dụng kiểm
soát các vi phạm này (Judge, Hill et al, 1988).”
4

1.6. Kết cấu của luận văn


Để đảm bảo những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả quyết định sử dụng kết
cấu 5 chương cho nghiên cứu của mình. Theo đó, nội dung của công trình sẽ được
triển khai như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
1.7. Ý nghĩa luận văn
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động
của các mức thuế suất đến tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển và đang phát
triển. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả đề
xuất mô hình nghiên cứu tác động của các mức thuế đến phát triển kinh tế phù hợp
với tình hình thực tế tại các quốc gia phát triển và đang phát triển.”
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác
động của các mức thuế suất đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển
nói chung và Việt Nam nói riêng để từ đó các nhà quản lý xây dựng, điều chỉnh chính
sách thuế thông qua các mức thuế suất phù hợp để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển
kinh tế bền vững tại Việt Nam.
5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1. Tổng quan lý thuyết về thuế


2.1.1. Khái niệm về thuế và thuế suất
2.1.1.1. Khái niệm về thuế
Thuế là một khoản nộp bắt buộc của các tổ chức và cá nhân cho nhà nước theo
luật định. Thuế gắn liền với sự tồn tại của nhà nước. Cùng với sự phát triển của đời
sống kinh tế xã hội, thuế đã thay đổi và phát triển theo sự phát triển của các chức
năng của nhà nước. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, thuế chỉ đơn thuần là công
cụ tạo nguồn thu cho nhà nước; đến nền kinh tế hiện đại, thuế còn tham gia vào quá
trình điều tiết nền kinh tế (Tổng cục thuế, 2011).
C.Mác đã chỉ rõ: “Để duy trì quyền lực công cộng đó, cần phải có những sự đóng
góp của những người công dân của Nhà nước đó là thuế má…” (Mác - Ăng ghen.
TT. T2 - NXB Sự thật - Hà Nội - 1962. tr522).
Trong cuốn từ điển kinh tế của Chrisopher Pass và Bryan Lowes, đứng trên góc
độ đối tượng chịu thuế đã cho rằng: "Thuế là một biện pháp của chính phủ đánh trên
thu nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu),
trên việc chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản" (Tổng cục
thuế, 2011).
Theo hai nhà kinh tế Mỹ Makkollhell và Bruy (1993) định nghĩa thuế như sau:
“Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc là chuyển giao hàng hóa,
dịch vụ) của các công ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó
họ không nhận được một cách trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đó
không phải là tiền phạt mà tòa án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật”
Trên giác độ mục đích sử dụng, được định nghĩa: “Thuế là hình thức phân phối và
phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ
tiền tệ tập trung của nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các
chức năng nhiệm vụ của Nhà nước” (Tổng cục thuế, 2011).
6

Trên giác độ kinh tế học, thì “thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước
sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu
vực công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước” (Tổng cục
thuế, 2011).
“Những khái niệm về thuế nêu trên dựa theo từng giác độ khác nhau, chưa thật đầy
đủ và chính xác được bản chất của thuế. Đến nay, tuy chưa có một định nghĩa về thuế
thống nhất, nhưng các nhà kinh tế đều nhất trí cho rằng, để làm rõ được bản chất của
thuế thì định nghĩa về thuế phải nêu bật được các khía cạnh sau đây:
- Nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ giữa nhà nước
với các pháp nhân và các thể nhân, không mang tính hoàn trả trực tiếp.
- Những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách khách quan và
có ý nghĩa xã hội đặc biệt.
- Việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của nhà nước.
- Các các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế đã
được pháp luật quy định.
- Việc sử dụng tiền thuế phải dành cho mục đích chung.” (Tổng cục thuế, 2011)
“Hệ thống thuế là tập hợp các sắc thuế có mối quan hệ biện chứng, phụ thuộc bổ
sung lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu của Nhà
nước trong từng thời kỳ. Cơ cấu hệ thống thuế là cách tổ chức, sắp xếp của các sắc
thuế trong tổng thể hệ thống thuế nhằm thực hiện mục tiêu của Nhà nước. Nghiên
cứu cơ cấu thuế cho phép nhận ra được vị trí, tầm quan trọng của từng sắc thuế trong
tổng thể nguồn thu của ngân sách nhà nước” (Tổng cục thuế, 2011)
2.1.1.2. Khái niệm về thuế suất
Thuế suất là yếu tố trọng tâm cơ bản hình thành nên một sắc thuế. Thông qua thuế
suất, ta hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa tác động và mức độ động viên nguồn thu
của loại thuế ra sao.
Thuế suất là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế (Tổng cục
thuế, 2011), gồm:
7

- Thuế suất trung bình: là tỷ số giữa tổng số tiền thuế phải trả trên tổng giá trị
thu nhập chịu thuế.
- Thuế suất biên: Là doanh thu thuế tăng thêm khi giá trị thu nhập chịu thuế tăng
thêm một đơn vị.
Phân loại thuế suất:
- Thuế suất cố định (thuế tuyệt đối, thuế đơn vị):
Được ấn định bằng số tuyệt đối trên cơ sở thuế (ấn định 1 số thu bằng tiền trên 1 đơn
vị tính thuế như trọng lượng, khối lượng, diện tích, đơn vị sản phẩm, ...)
Vd: Thuế môn bài, thuế nhập khẩu ô tô cũ, thuế nhà đất, thuế tài nguyên.
- Thuế suất tỷ lệ:
Được ấn định bằng tỷ lệ % trên cơ sở thuế nhưng mức thuế suất không thay đổi khi
cơ sở thuế thay đổi.
VD: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu
thụ đặc biệt, ...
- Thuế suất lũy tiến:
Được ấn định bằng tỷ lệ % trên cơ sở thuế nhưng mức thuế suất tăng dần theo sự tăng
lên của cơ sở thuế.
Có 2 loại: Thuế suất lũy tiến toàn phần và thuế suất lũy tiến từng phần.
VD: Thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế suất lũy thoái:
Được ấn định bằng tỷ lệ % trên cơ sở thuế nhưng mức thuế suất giảm dần theo sự
tăng lên của cơ sở thuế.
VD: Thuế thu nhập công ty Mỹ.
2.1.2. Đặc điểm của Thuế
Trong nền kinh tế thị trường, thuế có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền
- Luôn gắn liền với quyền lực nhà nước
- Luôn gắn liền với thu nhập
8

Nhà nước thực hiện thu thuế thông qua quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân, mà kết quả của nó là một bộ phận thu nhập của người nộp
thuế được chuyển giao bắt buộc cho Nhà nước mà không kèm theo bất kỳ một sự cấp
phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế.
- Không hoàn trả trực tiếp và được sử dụng để đáp ứng chi tiêu công cộng
2.1.3. Phân loại thuế
❖ Căn cứ vào phương thức đánh thuế: Hệ thống thuế được chia thành hai loại
là:
- Thuế trực thu: là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người
nộp thuế như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, …
- Thuế gián thu: là thuế đánh gián tiếp thông qua việc tiêu dùng hàng hóa,
dịch vụ. Thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng nhưng lại được thu từ các doanh
nghiệp sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, gánh nặng thuế có thể được
chia sẻ giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị
gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.”
 Căn cứ vào cơ sở tính thuế: Hệ thống thuế được chia thành ba loại:
- Thuế thu nhập:
“Bao gồm các loại thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhập kiếm được. Thu nhập
kiếm được là toàn bộ số tiền và lợi ích vật chất mà một tổ chức, cá nhân nhận được
trong kỳ tính thuế, kể cả các khoản chi tiêu đã bỏ ra để có được thu nhập. Thu nhập
kiếm được từ nhiều nguồn: từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công; từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh dưới dạng thu nhập, lợi tức cổ phần; và từ các hoạt động đầu tư
tài chính khác... do đó, thuế thu nhập cũng có nhiều dạng: thuế thu nhập cá nhân, thuế
thu nhập công ty, thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài, thuế lợi tức cổ phần...” (Tổng
cục thuế, 2011).
- Thuế tiêu dùng:
“Là loại thuế đánh vào hàng hoá, dịch vụ khi diễn ra việc mua bán. Trong thực
tế loại thuế tiêu dùng được thể hiện dưới nhiều dạng như thuế doanh thu, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng...” (Tổng cục thuế, 2011).
9

- Thuế tài sản:


“Thuế tài sản có thể được thu trong trường hợp chuyển giao, cho không tài sản
(ví dụ như cho, tặng hoặc thừa kế), hoặc dưới hình thức bán (ví dụ như nhượng bán
bất động sản hoặc động sản), hoặc trong trường hợp có sự hiện hữu của tài sản (như
trường hợp đánh thuế vào các khối tài sản lớn)” (Tổng cục thuế, 2011).
2.1.4. Vai trò của thuế
Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những
điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay
đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, vai trò của thuế được
thể hiện như sau:
- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước:
“Với chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân, thuế bằng nhiều cách hình
thành nên nguồn tài chính tập trung lớn nhất phục vụ cho chi tiêu công cộng, đó là
ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước được tập hợp từ nhiều nguồn thu khác nhau,
nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu chung cho nhu cầu công cộng. Trong tất cả các nguồn,
thông thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu ngân sách nhà
nước. Đây là nguồn thu ổn định nhất được kế hoạch hoá tốt trên cơ sở dự báo kế
hoạch và tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước trong một năm. Hầu như mọi
khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước đều dựa vào sự đóng thuế của người dân. Vì
vậy, xã hội có trách nhiệm phải tôn trọng người nộp thuế, những người thông qua
hành vi của mình đóng góp tài chính cho nhà nước một cách trực tiếp và gián tiếp.
- Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội:
Một trong những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường là có sự chênh lệch
lớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Kinh tế thị trường
càng phát triển thì khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng có
xu hướng gia tăng. Sự phát triển mọi mặt của một đất nước là thành quả của sự nỗ
lực của cả cộng đồng, mỗi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định.
Nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi thành viên sẽ thiếu công bằng
và tạo nên sự đối lập về quyền lợi và của cải giữa các tầng lớp dân cư và gây ra bất
10

ổn xã hội. Chính vì vây, Nhà nước cần phải can thiệp vào quá trình phân phối thu
nhập, của cải của xã hội. Thuế là công cụ quan trọng mà Nhà nước sử dụng để tác
động trực tiếp vào quá trình này.
Việc điều hoà thu nhập giữa các tầng lớp dân cư được thực hiện một phần
thông qua thuế gián thu mà đặc biệt là hình thức thuế tiêu thụ đặc biệt. Loại thuế này
có đối tượng chịu thuế chủ yếu là các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cao cấp, đắt tiền.
Các hàng hoá, dịch vụ này thông thường chỉ có những người có thu nhập cao trong
xã hội mới có thể sử dụng và hoặc sử dụng nhiều, qua đó điều tiết bớt một phần thu
nhập của họ. Các sắc thuế trực thu, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với việc sử dụng
thuế suất luỹ tiến là loại thuế có tác dụng rất lớn trong vấn đề điều tiết thu nhập, đảm
bảo công bằng xã hội.
- Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất,
kinh doanh:
Vai trò này được xuất hiện trong quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế trong
thực tế. Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các quy định của các luật thuế
đã ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm
vững số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực kinh
doanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh cũng như các định mức chi tiêu đặc thù
và các phương thức hạch toán riêng có. Từ công tác thu thuế mà cơ quan thuế sẽ phát
hiện ra những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm mọi biện pháp tháo gỡ.
Đồng thời, cũng qua công tác thu thuế, cơ quan thuế cập nhật được nhiều kiến thức
quản lý kinh tế để phục vụ tốt hơn cho việc kiểm tra, kiểm soát sau này. Như vậy,
qua công tác quản lý thu thuế mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặt
hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nước về mọi mặt
của đời sống kinh tế - xã hội.
- Thuế góp phần thức đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển:
Thuế trong cơ chế thị trường không chỉ đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của
ngân sách nhà nước, mà còn là một công cụ làm đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh phát triển. Theo quan điểm công bằng, bất kỳ một tổ chức, cá nhân khi đã thực
11

hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình với đất nước, họ được quyền thụ hưởng và
cung ứng những lợi ích công cộng nhất định và được tạo thuận lợi nhất cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào chủ trương kinh tế đất
nước, mà nhà nước có thể dùng thuế để tác động, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động
kinh doanh ở một số ngành, vùng để khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển
nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý hơn.” (Tổng cục thuế, 2011).
2.1.5. Lý thuyết về thuế
Cuối thế kỷ XVII, khoa học về thuế xuất hiện. Các nhà kinh tế học tập trung nghiên
cứu các vấn đề về phân chia gánh nặng thuế của đất nước, đối tượng nào được hưởng
lợi ích từ thuế, bàn về tính công bằng, hiệu quả mà thuế mang lại, phương pháp thu
thuế, …
2.1.5.1. Adam Smith
“Adam Smith (1723-1790)“là một trong những người đầu tiên luận chứng về lý
thuyết thuế khóa. Nó ra đời trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản do cạnh tranh và được đặc
trưng bởi “bàn tay vô hình” điều tiết nền kinh tế. Bốn nguyên tắc chung được ông
đưa ra để đánh thuế là:
- Các công dân một nước phải đóng góp vào việc giúp đỡ chính phủ, “tùy theo
khả năng và sự cố gắng của mình.”
- Phần thuế mỗi người đóng phải được quy định một cách chính xác.
- Thuế được đúng hạn và được đóng theo điều kiện thuận lợi nhất cho người đóng
thuế.
- Nhà nước chi phí ít nhất vào công việc thu thuế và số tiền này chỉ ở trong công
quỹ công cộng trong thời gian ngắn nhất.””
“Theo Adam Smith nếu thuế khóa nặng nề quá mức thì trật tự xã hội sẽ bị xáo trộn
và hoạt động của các lực lượng thị trường sẽ bị suy yếu. Do vậy, lý thuyết của Adam
Smith tập trung giải thích sự cần thiết của thuế khóa, tính công bằng và phân chia
gánh nặng thuế trong xã hội.”
12

2.1.5.2. Arthur Laffer và lý thuyết đường cong Laffer:


“Arthur Laffer (Mỹ), khoảng những năm 1980 ở Mỹ và Anh đã ra đời một học thuyết
kinh tế mới dựa trên cơ sở luận điểm của các nhà kinh tế trọng cung (Arthur Laffer,
Jude Winniski, Norman Ture).
Trường phái này cho rằng, giảm thuế sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc kích thích
cung. Vì khi thuế suất biên tế cao là nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao, năng suất lao
động thấp, đầu tư thấp… Nên chủ trương: (i) cắt giảm chi tiêu ngân sách, (ii) cắt giảm
thuế, (iii) thu hẹp vai trò của nhà nước.”

Hình 2.1: Đường cong Laffer”


- “Khi tỷ lệ thu thuế 0%, nhà nước không thu được đồng thuế nào”.
- “Khi tỷ lệ thu thuế 100%, không có doanh nghiệp nào kinh doanh sản xuất, do
đó không thu được thuế.”
- “Hợp lý, thuế suất nên nhỏ hơn 50%, để đẩy mạnh sản xuất, tăng số lượng
người nộp thuế và có khả năng sẽ đạt mức tối đa trong việc thu thuế.”
Lý thuyết đường cong Laffer cho rằng, ảnh hưởng của việc tăng thuế gây mâu
thuẫn đến nguồn thu. Do đó, nó nhấn mạnh cắt giảm thuế đáng kể để kích thích hoạt
động kinh doanh. Khi thuế quá cao, doanh nghiệp hoạt động không có lợi nhuận
nhiều, kinh doanh không hiệu quả, sản xuất giảm, thu nhập giảm nên giảm số tiền
phải đóng thuế, dẫn đến tổng doanh thu thuế giảm theo.
Đồng thời, nó đưa đến kết quả hạn chế trong thời kỳ đầu của giai đoạn cải cách.
Do giảm thuế suất đã làm tổng doanh thu ngân sách Nhà nước giảm đi dẫn đến mức
13

bội chi ngân sách càng cao. Bên cạnh, do giảm thuế nên số thuế người lao động phải
nộp ít đi dẫn đến thu nhập sau thuế tăng, nên khả năng họ nghỉ lao động do có số tiền
khá lớn, dẫn đến lực lượng lao động giảm đi.
2.1.5.3. Paul A. Samuelson
Paul A. Samuelson“với lý thuyết về nền “kinh tế hỗn hợp” được trình bày cuốn
“Econimics” là sự kết hợp giữa hai trường phái Keynes chính thống và tân Cổ điển.
Samuelson cho rằng phải dựa vào cả “hai bàn tay” là cơ chế thị trường và vai trò của
Nhà nước để phát triển nền kinh tế.
Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế khi thị trường bị thất bại trong việc đảm bảo phân
bổ hiệu quả nguồn lực. Đến khi nào sự tham gia của Nhà nước không còn hiệu quả
thì nhường lại cho thị trường vai trò phân phối nguồn lực.
Thông qua ba công cụ: thuế, chi tiêu của chính phủ và các biện pháp kiểm soát mà
chính phủ có thể điều tiết việc đầu tư của tư nhân, khích lệ hoặc hạn chế việc kinh
doanh của doanh nghiệp.
“Để giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng trong xã hội, thuyết “thuế thu nhập âm”
đã được dùng để trợ cấp cho những người nghèo dưới mức sống tối thiểu.”
Như vậy, dựa vào quan điểm, lý luận của các trường phái lý thuyết khác nhau, chính
phủ các nước vận dụng để hoạch định các chính sách thuế hợp lý để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế phù hợp từng đặc điểm nền kinh tế của mỗi quốc gia. Sự kết hợp các
quan điểm khác nhau trong các lý thuyết về thuế là nét đặc trưng nổi bật của lý luận
thuế trong điều kiện hiện nay.””
2.1.5.4. Lý thuyết thuế tác động đến cung – cầu
Vấn đề cần cân nhắc trong ban hành chính sách thuế là việc đánh thuế ảnh hưởng đến
những thành phần nào, ai là người chịu gánh nặng thuế: người sản xuất hay người
tiêu dùng.
Trong thị trường cạnh tranh, nếu người tiêu dùng phải là người nộp thuế (Hình 1.2b)
thì họ không bằng lòng mua nhiều hàng hóa bị đánh thuế, do đó, giá hàng hóa sẽ giảm
xuống. Còn khi người sản xuất là người nộp thuế (Hình 1.2a) thì họ sẽ tăng giá hàng
14

hóa ở một mức nhất định để bù đắp gánh nặng thuế và thu nhập của họ sẽ không bị
giảm đi bằng đúng số tiền thuế mà họ phải đóng.

P
P ST
D
S DT E0
ET Thuế S
PT S
P0 S
ET
P0 E0 PT Thuế

P2 D P1

QT Q0 Q QT Q0 Q

Hình 1.2 a Hình 1.2 b


Hình 1.2 Thuế tác động đến cung cầu
- Trường hợp người nộp thuế là người sản xuất:
Thị trường cân bằng tại E0 (P0, Q0). Khi đánh thuế t đồng cho mỗi đơn vị sản phẩm
sản xuất, chi phí doanh nghiệp sản xuất giờ bao gồm khoản thuế t này, làm đường
cung dịch chuyển lên phải 1 đoạn t từ S lên ST. Điểm cân bằng mới lúc này là ET,
giá tăng từ P0 lên PT, sản lượng giảm từ Q0 xuống QT. người tiêu dùng lúc này chia
sẻ 1 phần thuế là: PT – P0. Người sản xuất sẽ gánh một phần thuế là P0 - P2.
- Trường hợp người nộp thuế là người tiêu dùng:
Thị trường cân bằng tại E0 (P0, Q0). Khi đánh thuế t đồng cho mỗi đơn vị sản phẩm
làm đường cầu dịch chuyển sang trái từ D xuống DT, do người tiêu dùng có khả
năng mua ít hơn so với trước nên mức giá giảm xuống từ P0 xuống PT. Điểm cân
bằng mới lúc này là ET, giá trên thị trường giảm xuống, sản lượng giảm từ Q0 xuống
QT. Người tiêu dùng sẽ gánh một phần thuế là P0-PT, người sản xuất sẽ gánh một
phần thuế là PT-P1
15

2.2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế


2.2.1. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được phản ánh ở nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu thường được
sử dụng là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu
nhập quốc dân (GNI), tăng trưởng vốn, lao động, sự gia tăng dung lượng thị trường...
Sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành GDP như tiêu dùng nội địa, đầu tư, chi tiêu
chính phủ và cán cân thương mại sẽ làm thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế.
“Một cách tổng quát, ta có thể đo lường tăng trưởng kinh tế bằng các chỉ tiêu:
tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm tính bình quân
đầu người.
- Tổng sản phẩm quốc nội - GDP (Gross Domestic Product): GDP là giá trị
bằng tiền của tất cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trên
phạm vi lãnh thổ của một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
GDP thường được tính bằng 3 phương pháp sau:
* Phương pháp 1: Phương pháp trực tiếp (theo tổng thu nhập)
W: Tiền lương

R: Thu nhập cho thuê

i: thu nhập của người cho vay (lãi)


GDP = W + R + i + II + Ti + De
II: lợi nhuận của chủ doanh nghiệp

Ti: thuế gián thu

De: bù đắp hao mòn tài sản cố định

* Phương pháp 2: Phương pháp gián tiếp (theo giá trị gia tăng)

GDP =

Trong đó: VA= giá trị sản lượng - giá trị sản phẩm trung gian
16

* Phương pháp 3: theo luồng chi tiêu

C: tiêu dùng của hộ gia đình


I: Đầu tư
GDP = C + I + G + X - M G: chi tiêu chính phủ
X: giá trị hàng xuất khẩu
M: Giá trị hàng nhập khẩu

- Tổng sản phẩm quốc dân- GNP (Gross National Product): là giá trị
bằng tiền của tất cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công
dân của một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm).

NFFI: Thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài


IFFI: Thu nhập từ nước ngoài chuyển vào
GNP = GDP + NFFI = GDP + IFFI - OFFI trong nước
OFFI: thu nhập từ trong nước chuyển ra
nước ngoài

- Tổng sản phẩm tính bình quân đầu người (mức thu nhập bình quân đầu
người- PCI- Per Capital Income): PCI = Y/P với Y: GDP (GNP), P: tổng dân số.
- Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế:
Xác định mức tăng trưởng tuyệt đối:
ΔY= Yt – Y0
Y: GDP, GNP.
Yt: GDP, GNP tại thời điểm tăng trưởng kinh tế của thời kỳ phân tích.
Y0: GDP, GNP tại thời điểm gốc của thời kỳ phân tích.
Xác định mức tốc độ tăng trưởng:
gy = ΔY/Y0 x 100
Y: GDP, GNP.
17

ΔY: mức gia tăng trưởng kinh tế GDP hoặc GNP giữa hai thời điểm.
Y0: GDP, GNP tại thời điểm gốc.”
2.2.2. Các mô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển không còn phù hợp với tình hình kinh tế thực tế
của các nước đang phát triển, nên các nhà kinh tế học đã nghiên cứu mở rộng mô hình
và đưa đến sự ra đời của các mô hình tăng trưởng nội sinh.
Theo Romer (1993) và Lucas (1998), các yếu tố góp phần vào tăng trưởng kinh
tế dài hạn được mô hình này nội sinh hóa. Nó nhấn mạnh nhờ yếu tố “tác động lan
tỏa” mà các quyết định đầu tư của các doanh nhân về vốn hay lao động hay nghiên
cứu phát triển, hoặc đầu tư của các cá nhân về giáo dục, ... có thể mang lại những ảnh
hưởng tích cực cho nền kinh tế.
Mặc dù các mô hình tích lũy kiến thức đã giải thích một phần nào nguồn gốc tăng
trưởng từ yếu tố tiến bộ công nghệ, nếu giả định không có tính cạnh tranh - nghĩa là
công nghệ mới đều được các quốc gia tiếp cận, thì mô hình này không thể lý giải
được tại sao lại có sự chênh lệch thu nhập giữa các quốc gia. Và để giải thích điều
này, chúng ta thường dùng đến các mô hình về vốn con người.
“Tại sao các nước nghèo lại có tốc độ tăng trưởng thấp hơn các nước giàu? Các
nhà kinh tế học theo trường phái hiện đại đề xuất nếu các nước đầu tư thu nhập quốc
gia với tỉ lệ lớn hơn vào vốn vật chất và con người sẽ không chỉ đạt được thu nhập ở
trạng thái dừng cao hơn như trong mô hình Solow mà còn tiếp tục tăng trưởng nhanh
hơn. Mô hình tăng trưởng nội sinh còn cho thấy dù có cùng tỷ lệ tiết kiệm, nhưng
các nước nghèo (ít vốn) không có khả năng đuổi kịp các nước giàu về mức thu nhập
bình quân. Lý do chính là do sự chênh lệch không chỉ ở vốn vật chất (nhờ đầu tư và
viện trợ nước ngoài) mà quan trọng hơn hết là ở vốn con người.”
Trong mô hình tốc độ tăng trưởng là nội sinh, nên nếu một nước dành nhiều thu
nhập quốc gia để đầu tư vào nguồn nhân lực sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, sẽ
sớm hội tụ với các nước giàu cho dù vốn con người ban đầu có thấp hơn.
Kết luận, vai trò chính phủ được đánh gia cao hơn trong mô hình tăng trưởng nội
sinh so với mô hình tăng trưởng tân cổ điển, trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh
18

tế thông qua đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp vào nền giáo dục - đào tạo, khích lệ
các doanh nhân đầu tư vào các ngành nghề sử dụng nhiều tri thức như phần mềm máy
tính, viễn thông, ...
Mô hình tăng trưởng nội sinh cũng chứng minh nếu chính phủ có những chính
sách thay đổi trong dài hạn như đầu tư cơ sở hạ tầng, đánh thuế, bảo hộ bản quyền,
cung ứng các dịch vụ y tế, đầu tư vào giáo dục, ...) sẽ tạo ra sự tăng trưởng dài hạn
cho nền kinh tế. Vì các chính sách này tác động nhiều tới các hoạt động sáng chế,
phát minh và tích lũy vốn con người.
“Mặc dù mô hình tăng trưởng nội sinh có những ý nghĩa và đóng góp to lớn cho
các chính sách của Chính phủ, nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định, như: (i)
Về mặt thực tiễn, các nghiên cứu cho thấy mô hình vốn con người đã đánh giá quá
cao vai trò của vốn con người, do sự chênh lệch mức thu nhập giữa nước giàu và nước
nghèo không thể lý giải bằng vốn vật chất hay vốn con người, và đầu tư vào giáo dục
chưa đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia nghèo; (ii) Một số đề xuất của
mô hình về vốn con người còn mang tính trực quan; (iii) Mô hình này phụ thuộc vào
một số giả định tân cổ điển truyền thống mà không phù hợp với nền kinh tế đang phát
triển. Ngoài ra, mô hình còn bỏ qua các yếu tố như sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, cấu
trúc thể chế, thị trường hàng hóa cũng như thị trường vốn không hoàn hảo, ... là những
nguyên tố làm kìm hãm tăng trưởng kinh tế.”
2.3. Sự tác động của các mức thuế suất đến tăng trưởng kinh tế
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cơ cấu thuế có quan hệ đến sự tăng trưởng kinh tế ở
một quốc gia. Để minh chứng sự tồn tại mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh
tế, nhiều tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lượng.
Trong bối cảnh tân cổ điển, sự phát triển kinh tế chỉ đơn giản là phụ thuộc vào sự
tích tụ vốn vật chất và con người. Do đó bất kì sự thay đổi nào trong vốn vật chất và
con người cũng sẽ tạo ra sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế. Trong dài hạn, bất kỳ
hệ thống thuế nào cũng tạo ra tỷ lệ vốn/lao động cân bằng và mức cân bằng về giáo
dục cho mỗi công nhân. Bất kỳ tăng trưởng nào trong sản lượng bình quân đầu người
một cách đơn giản phát sinh từ một yếu tố bên ngoài là do thay đổi công nghệ. Không
19

nên có những tác động vĩnh viễn của hệ thống thuế đến tốc độ tăng trưởng trên sản
lượng bình quân đầu người, bất kể quy mô sai do cơ cấu thuế tạo ra. Tuy nhiên việc
thay đổi trong chính sách thuế có thể tạo ra những thay đổi trong các giá trị cân bằng
này, tạo ra các hiệu ứng tăng trưởng tạm thời. Tuy nhiên, những giai đoạn chuyển
tiếp này có thể được đo bằng hàng thập kỷ.
Trong mô hình tăng trưởng nội sinh cho thấy, đầu tư vào vốn con người và vốn
vật chất sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Vậy khi thuế
tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân thì nó tác động đến tăng
trưởng kinh tế như thế nào? Engen và Skinner (1996) đã sử dụng phương pháp ước
lượng bình phương nhỏ nhất, trong đó GDP là biến phụ thuộc, các biến độc lập bao
gồm: tỷ lệ tăng trưởng quốc gia, tỷ lệ tăng trưởng năng suất tổng thể, vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu,... Kết quả cho thấy các loại thuế có thể gây tác động tiêu cực đến đầu
tư thông qua việc đánh thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và thuế tăng
vốn. Bên cạnh đó, các loại thuế có thể ngăn cản nguồn nhân lực tham gia vào hoạt
động sản xuất hoặc ảnh hưởng đến sự lựa chọn của mỗi cá nhân người lao động về
chuyên môn và kỹ năng làm việc. Hơn nữa thuế có ảnh hưởng đến tăng trưởng thông
qua việc tác động đến các hoạt động nghiên cứu và phát triển của các công ty thuộc
lĩnh vực công nghệ. Cuối cùng thuế có thể ảnh hưởng đến năng suất biên của vốn bởi
vì nhà đầu tư sẽ chuyển từ những ngành bị đánh thuế cao sang những ngành bị đánh
thuế thấp hơn. Cuối cùng, thuế ngăn cản người lao động chọn nghề có khả năng làm
ra năng suất cao nhưng chịu gánh nặng thuế, làm giảm năng suất biên của người lao
động.
Những thay đổi trong chính sách thuế, mà đặc biệt là các mức thuế suất nào sẽ tạo
ra sự tăng lên trong đầu tư vào nguồn vốn con người và vật chất? Theo Hall và
Jorgenson (1967) và nhiều tài liệu về thuế và tỷ lệ đầu tư vốn, thuế suất thấp cho
việc đầu tư mang lại hiệu quả khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong ngắn hạn
do sự bùng nổ đầu tư để đáp ứng với mức thuế suất thấp tạm thời. Cách xử lý tốt nhất
trong thời gian này là mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn.
20

Những ảnh hưởng về thuế đối với đầu tư vào nguồn nhân lực phức tạp hơn.
Trostel (1993) cho thấy rằng một mức thuế thu nhập lao động luỹ tiến không ảnh
hưởng đến các ưu đãi về giáo dục cho mỗi gia đình vì chính phủ sau đó chia sẻ như
nhau các khoản thu nhập đã bỏ qua và lợi nhuận trong tương lai từ giáo dục. Tuy
nhiên, như James J. Heckman và cộng sự, (1998) nhấn mạnh, một khoản thuế thu
nhập lao động lũy tiến đã làm không khuyến khích giáo dục, vì thuế được tiết kiệm
trong trường học sau đó đã được bù đắp bằng hiện giá các khoản thuế tương lai do
tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, tuy nhiên, bất kỳ khoản tiền hoàn thuế tiết kiệm nào
cũng thấp hơn tỷ lệ chiết khấu cho cá nhân, dẫn đến sự gia tăng về giáo dục. Hơn nữa,
chi tiêu cho trường học là một trong những khoản sử dụng lớn nhất của quỹ công, do
đó mức thuế cao hơn cung cấp các nguồn lực cho giáo dục nhiều hơn. Những ảnh
hưởng của thuế thu nhập cá nhân đối với giáo dục thì không rõ ràng. Chính vì vậy,
trong các nghiên cứu thực nghiệm, không nên đánh giá mức độ tác động của mức
thuế suất bằng cách sử dụng các biến kiểm soát liên quan đến tỷ lệ giáo dục.
Nghiên cứu của Julie Berry Cullen Roger H. Gordon (2002) cho thấy tác động
của thuế đến việc chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp. Trong trường hợp thuế suất
TNDN nhỏ hơn thuế suất TNCN biên, doanh nghiệp có xu hướng tự thuê mướn nhân
công. Chấp nhận rủi ro tự thân bị ảnh hưởng bởi cấu trúc thuế trong chừng mực lãi
và lỗ chịu các thuế suất khác nhau. Nếu doanh nghiệp có thể chuyển đổi mô hình tổ
chức kinh doanh của mình, hay ít nhất là chuyển đổi lãi hoặc lỗ giữa cơ sở thuế TNDN
và TNCN, khi đó sự khác biệt trong thuế suất TNDN và TNCN sẽ hỗ trợ cho việc
chấp nhận rủi ro. Cụ thể, khi thuế suất TNCN cao hơn thuế suất TNDN, doanh nghiệp
sẽ báo cáo lỗ cho các hoạt động chịu thuế TNCN, và báo lãi cho hoạt động chịu thuế
TNDN.
Mặt khác, cho đến nay, thuế giá trị gia tăng (GTGT) chưa được đề cập nhiều. Về
mặt lý thuyết, thuế GTGT là thuế tỷ lệ trên đầu ra thuần, vì vậy sẽ trung lập theo các
tranh luận bên trên. Tuy nhiên, trong thực tế một doanh nghiệp với GTGT âm do các
dự án không hiệu quả sẽ rất khó khăn trong việc nhận hoàn thuế từ chính phủ. Trong
chừng mực không có thực tế bù lỗ theo thuế GTGT, nghĩa là đầu ra thuận lợi sẽ bị
21

đánh thuế, còn đầu ra không thuận lợi sẽ không được tiết kiệm bởi thuế, một thuế suất
GTGT cao sẽ không khuyến khích chấp nhận rủi ro.
Ngoài ra, chính phủ các nước có thể sử dụng các hàng rào thuế quan để bảo hộ
các ngành hiệu hữu được ưu đãi, qua đó đặt các ngành khác vào mất lợi thế cạnh
tranh. Các rào cản gia nhập nêu trên càng lớn, số lượng hoạt động doanh nghiệp càng
thấp và giả định sẽ làm chậm tỷ lệ tăng trưởng.
Mặt khác, nếu các mức thuế suất cao dẫn đến thu nhập của chính phủ cao bất
thường sẽ khiến tốc độ tăng trưởng cơ sở hạ tầng công cộng tương đối nhanh so với
các yếu tố đầu vào khác dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó, nếu
chính sách thuế được sử dụng để đáp ứng các biến động của chu kỳ kinh doanh, điều
này cũng có thể tạo ra mối tương quan ngắn hạn giữa thuế suất và tốc độ tăng trưởng.
Để tránh bất kỳ tác động ngắn hạn nào về chu kỳ kinh doanh, cần tập trung về mối
liên hệ giữa mức thuế suất và tốc độ tăng trưởng trung bình trong một khoảng thời
gian dài hơn để các tác động ngắn hạn này có xu hướng trung bình.
Theo Baunsgaard và Keen (2010) sự hồi phục kinh tế của các quốc gia có thu
nhập trung bình thông qua nguồn thu thuế. Sau đó, Hakim và Bujang (2011) đã sử
dụng phương pháp này cho 120 quốc gia để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và các khoản thu thuế. Kết quả đã cho thấy sự tác động có ý nghĩa khi có sự
thay đổi trong chính sách thuế của chính phủ dẫn đến thay đổi trong tăng trưởng kinh
tế.
Ngoài ra, các quốc gia có chính sách tự do thương mại sẽ thu hút được nhiều
nguồn vốn từ nước ngoài, khi khan hiếm nguồn vốn thì các quốc gia sẽ tập trung đầu
tư vào các ngành thâm dụng lao động để trao đổi lấy các sản phẩm thâm dụng vốn.
Như Rose (2004), quốc gia nào có chính sách mở cửa thương mại, tự do hội nhập,
kinh doanh quốc tế sẽ tác động mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.
Một vài mô hình nghiên cứu về thuế và tăng trưởng kinh tế có đưa thêm vào yếu
tố chi tiêu chính phủ, họ nhấn mạnh phân biệt việc chi tiêu của chính phủ có hiệu quả
hay không hiệu quả. Khi chi tiêu chính phủ hiệu quả như đầu tư vào cơ sở hạ tầng
phục vụ cho đầu vào sản xuất. Vì vậy, các hảm sản xuất có dạng Cobb-Douglas,
22

α 1-α
y = A kg

Trong đó, g biểu thị số lượng hàng hóa của chính phủ mua để phân bổ cho từng ngành
sản xuất. Từ đây, người ta kết luận rằng trong thực tế khi chính phủ chi tiêu không
hiệu quả và dành riêng thuế để tài trợ cho chi tiêu sẽ có lợi hơn cho tăng trưởng kinh
tế.
2.4. Lược khảo một số nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
Lý thuyết kinh tế vĩ mô cũng như nhiều công trình nghiên cứu đã kiểm định mối
liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thuế suất. Tùy thuộc vào phương pháp ước lượng,
mẫu nghiên cứu khác nhau về thời gian, không gian, số liệu nhiều nước và không
nhất quán mẫu nghiên cứu, các thước đo cũng khác nhau giữa các quốc gia. Nên tùy
thuộc vào cách đưa các biến độc lập vào mô hình nghiên cứu, phạm vi lãnh thổ xem
xét ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển, sẽ cho ra các kết quả
nghiên cứu khác nhau.
Miller và Russek (1993, 1997) đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa thuế
thu nhập doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế với việc khảo sát 39 nước, chia thành
ba nhóm: các nước phát triển, đang phát triển, và tất cả các nước (đang phát triển và
phát triển), thời gian ước lượng từ 1975-1984, sử dụng mô hình tác động cố định. Kết
quả cho thấy, tất cả các nước đều có một mối tương quan tích cực tồn tại giữa thuế
thu nhập doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, mối quan hệ giữa thuế tiêu
thụ trong nước và tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa thống kê. Trường hợp đối với
các nước đang phát triển, tồn tại mối tương quan tích cực giữa thuế thu nhập doanh
nghiệp và tăng trưởng kinh tế, nhưng đối với thuế thu nhập cá nhân mối tương quan
đó là tiêu cực.
Widmalm (2001) sử dụng dữ liệu bảng để khảo sát 23 nước trong khối OECD từ
năm 1965-1990 với phương pháp hồi quy 2SLS để xem xét mối quan hệ giữa các
mức thuế và tăng trưởng kinh tế. Các kết quả phân tích cho thấy rằng các mức thuế
khác nhau có những tác động tăng trưởng khác nhau. Tăng trưởng kinh tế sẽ bị hạn
chế khi có sự gia tăng trong thuế thu nhập lũy tiến. Thuế thu nhập thường đi kèm với
23

tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với thuế tiêu dùng. Không có lí luận lý thuyết trực
tiếp nào có lý do tại sao nên có mối tương quan giữa thuế suất bình quân của một
nước và tăng trưởng kinh tế. Do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi mối tương quan
này không có ý nghĩa thống kê trong tất cả các hồi quy tăng trưởng ở đây. Mặt khác,
lý thuyết kinh tế dự đoán rằng các loại thuế khác nhau có những tác động tăng trưởng
khác nhau, sự gia tăng thuế là xấu đối với tăng trưởng kinh tế. Cả hai giả thuyết này
đều nhận được khẳng định trong nghiên cứu này. Các kết quả chính cũng mạnh mẽ
ngoại trừ Nhật Bản (có thể được lập luận là khác biệt với các nước khác được nghiên
cứu ở đây). Tuy nhiên nghiên cứu không chú trọng đến tác động của thuế đến đầu tư
của nền kinh tế.
Young Lee và Roger H. Gordonb (2004) “mục đích tìm hiểu xem mức thuế suất
ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng trưởng của quốc gia, sử dụng dữ liệu xuyên
quốc gia trong giai đoạn 1970-1997. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp theo luật định có tác động ngược chiều đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế, Ngoài ra, các yếu tố kiểm soát khác các biến thuế tiêu chuẩn khác cũng có
tác động đến tăng trưởng kinh tế. Trong các ước lượng hồi quy cố định, khi tăng thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai
thấp hơn tại các quốc gia. Các hệ số ước lượng cho thấy việc giảm thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp xuống 10 điểm phần trăm sẽ làm tăng tốc độ tăng hàng năm từ 1-
2% điểm. Trong khi đó, tác động của thuế suất thuế thu nhập cá nhân đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế là không rõ ràng.”
Young Lee & Roger Gordon (2005) Nghiên cứu khảo sát 70 quốc gia trong giai
đoạn 1980-1997, cho thấy thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao sẽ làm giảm tăng
trưởng kinh tế, trong khi các loại thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân không
có tác động rõ ràng đến sự tăng trưởng kinh tế. Mô hình trong nghiên cứu sử dụng
phương pháp OLS và phương pháp hiệu ứng tác động cố định với dữ liệu bảng. Việc
cắt giảm 10% thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân đầu người khoảng 1.1%.
24

Richard Kneller, Michael F. Bleaney, Norman Gemmell (1999) kiểm tra liệu
có những bằng chứng phù hợp với các dự đoán của mô hình tăng trưởng nội sinh mà
cơ cấu thuế và chi tiêu công có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ổn định. Tác
giả sử dụng dữ liệu bảng gồm 22 quốc gia OECD trong giai đoạn 1970-1995. Tác giả
đã thực hiện kiểm định với các biến kiểm soát bao gồm: GDP bình quân đầu người,
mức độ đầu tư, tỷ lệ tăng trưởng lao động và các khoản chi ngân sách của chính phủ.
Với các mô hình hiệu ứng tác động cố định, tác giả thấy rằng (1) thuế bóp méo (thuế
đánh trên lương và nhân lực, thuế đánh trên tài sảnh, thuế đánh trên thu nhập và lợi
nhuận) làm giảm tăng trưởng kinh tế, trong khi thuế không bóp méo (Thuế đối với
hàng hóa dịch vụ nội địa) thì không; và (2) chi tiêu chính phủ làm tăng tỷ lệ tăng
trưởng, trong khi chi phí sản xuất thì không. Tuy nhiên, do tác giả tổng hợp dữ liệu
vào trung bình 5 năm để đưa ra các yếu tố ngắn hạn nên độ tin cậy của các ước lượng
là không cao do số kì quan sát của nghiên cứu khá ít ỏi.
Schwellnus và Arnold (2008) sử dụng một mẫu phân tầng của các công ty trên
khắp các nền kinh tế OECD trong giai đoạn 1996-2004 để phân tích các ảnh hưởng
của thuế doanh nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện qua năng suất lao động và
đầu tư. Áp dụng một chiến lược ước tính sự khác biệt trong đó khai thác những ảnh
hưởng khác nhau của thuế doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận khác
nhau. Kết quả cho thấy các khoản thuế doanh nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực tới năng
suất ở cấp độ doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô và thời gian
hoạt động khác nhau, ngoại trừ doanh nghiệp mới và nhỏ, có thể là do lợi nhuận tương
đối thấp của các doanh nghiệp mới và nhỏ. Tác động tiêu cực của thuế doanh nghiệp
đặc biệt rõ ràng đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Trong phân
tích tác động của thuế đối với đầu tư, kết quả cho thấy thuế doanh nghiệp giảm đầu
tư thông qua việc tăng chi phí vốn của các nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng
trưởng kinh tế. Điều này có thể phần nào giải thích các ảnh hưởng tiêu cực về năng
suất của thuế doanh nghiệp nếu hàng hoá vốn mới thay thế công nghệ. Tuy nhiên,
nghiên cứu này chỉ chú trọng tác động của thuế đối với các doanh nghiệp thông qua
25

các yếu tố đầu tư, tăng trưởng vốn mà không quan tâm đến tác động của thuế đến cá
nhân cũng như các yếu tố kiểm soát khác của nền kinh tế.
Vartia (2008) đã nghiên cứu và kiểm tra ảnh hưởng của các loại thuế đến đầu tư
và năng suất như thế nào dựa trên dữ liệu thu thập từ 21 ngành công nghiệp ở 16 quốc
gia OECD để xem liệu các ngành công nghiệp khác nhau có bị ảnh hưởng khác nhau
bằng cách đánh thuế hay không. Kết quả đưa ra rằng thuế thu nhập doanh nghiệp và
thuế thu nhập cá nhân đặc biệt ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Hoạt động đầu
tư cho thấy có phản ứng tiêu cực đối với việc tăng thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp và giảm trợ cấp khấu hao vốn do thay đổi chi phí vốn của người sử dụng. Phân
tích các mối liên kết tiềm năng giữa thuế và năng suất nhằm kiểm tra giả thuyết rằng
thuế ảnh hưởng đến năng suất thông qua các kênh khác nhau và do một số đặc điểm
ngành công nghiệp nổi bật một số ngành công nghiệp vốn đã bị ảnh hưởng nhiều hơn
các loại thuế khác. Bài báo này tìm ra bằng chứng rằng các khoản thuế thu nhập cá
nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp hàng đầu có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất.
Ngược lại, các ưu đãi về thuế cho nghiên cứu và phát triển được tìm thấy có ảnh
hưởng tích cực đến năng suất. Những ảnh hưởng này mạnh mẽ hơn trong những
ngành công nghiệp vốn có lợi nhuận cao hơn, có nhiều hoạt động kinh doanh hơn và
có nhiều nghiên cứu và ứng dụng hơn. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng không xem
xét đến tác động của thuế đến đến đầu tư và năng suất trong sự kiểm soát của các yếu
tố kinh tế vĩ mô khác.
Lucas Bretscher (2010) nghiên cứu dữ liệu của 12 quốc gia thuộc nhóm OECD
và đã tìm thấy những tác động tỷ lệ nghịch của thuế đến tăng trưởng kinh tế. Bởi vì
khi tăng thuế, sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm đi, do thuế là
một loại chi phí của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp sẽ không còng động lực
để tăng sản xuất kinh doanh.
Jing Xing (2011) đã tiến hành phân tích thực nghiệm 17 nước trong khối OECD
giai đoạn 1970-2004 với phương pháp ước lượng PMG để kiểm tra cải cách cơ cấu
thuế của một quốc gia có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách chuyển doanh thu
thuế từ thuế đánh vào thu nhập và thuế đánh vào tiêu dùng và tài sản hay không. Tác
26

giả đã đưa ra kết luận rằng: Việc giảm thuế thu nhập, giảm thuế tiêu thụ và tăng thuế
tài sản làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thuế thu nhập cá nhân có tác động tốt hơn
thuế thu nhập doanh nghiệp đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, các thay đổi trong tổng
thu thuế đối với thuế bất động sản có thể liên quan đến mức thu nhập bình quân đầu
người ở mức ổn định cao hơn. Liên quan đến thuế bất động sản, tăng thu thuế từ thuế
thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế tiêu dùng đều được tìm thấy
có liên quan đến mức thu nhập bình quân đầu người về lâu dài. Hơn nữa, sự tác động
của các mức thuế đến tăng trưởng có sự khác nhau giữa các quốc gia. Bên cạnh đó
có mối liên hệ đáng kể giữa thuế tài sản và mức thu nhập bình quân đầu người, nhưng
chỉ cho một nhóm nhỏ các nước trong mẫu nghiên cứu. Do đó, cần thận trọng khi đưa
ra các khuyến nghị về chính sách liên quan đến cải cách cơ cấu thuế nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế nhằm nâng cao chất lượng, đặc biệt đối với từng quốc gia.
Hakim và Bujang (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
các khoản thu thuế với dữ liệu của 120 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác
động có ý nghĩa của việc thay đổi trong chính sách thuế của chính phủ sẽ dẫn đến sự
thay đổi trong GDP, theo tính toán của tác giả khi tăng 1% thuế sẽ làm giảm từ 2-3%
GDP.
Santiago và Yoo (2012) đã mở rộng nghiên cứu khi khảo sát 69 nước được phân
loại theo thu nhập: nước có thu nhập cao, trung bình hoặc thấp, trong giai đoạn từ
1970-2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi các khoản thuế thu nhập được giảm và
thuế tài sản tăng lên hay các khoản thuế thu nhập được giảm và thuế tiêu dùng tăng
thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các khoản đóng góp an sinh xã hội và
thuế thu nhập cá nhân làm cản trở tăng trưởng. Tất cả các kết quả trên có ý nghĩa đối
với bộ dữ liệu của các quốc gia có thu nhập cao và trung bình, không ý nghĩa đối với
các nước có thu nhập thấp.
William G. Gale anh Andrew A. Samwick (2014) nghiên cứu những tác động
của thay đổi thuế thu nhập vào tăng trưởng kinh tế, trong đó tập trung vào hai vấn đề:
Giảm thuế thu nhập cá nhân và cải cách thuế thu nhập. Kết quả của nghiên cứu cho
thấy: Đối với việc giảm thuế có hai hiệu ứng: thu nhập và thay thế. Hai hiệu ứng này
27

có tác động trái ngược nhau lên hoạt động kinh tế. Hiệu ứng thay thế góp phần gia
tăng, hiệu ứng thu nhập thì ngược lại. Nếu giảm thuế mà tăng chi tiêu thì chính phủ
sẽ càng ngày càng vay mượn nhiều hơn, dẫn đến nguồn vốn bị giảm đáng kể, ảnh
hưởng xấu đến tăng trưởng dài hạn của quốc gia. Đối với việc cải cách thuế (giảm
thuế và mở rộng cơ sở thu thuế) sẽ tăng mức thuế hiện hữu, do vậy đi ngược với việc
cải cách giảm thuế.
Sử Đình Thành (2015) phân tích về cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam
kết hội nhập quốc tế đến năm 2020. Tác giả phân tích thách thức của hệ thống thuế
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm mối quan hệ giữa thuế với
tăng trưởng, quản lý thuế với sự hài hòa thuế trong khu vực ASEAN, dữ liệu lấy từ
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB, 2014). Kết quả hồi quy cho thấy sự gia tăng thu
thuế gây kìm hãm tăng trưởng kinh tế, cải cách quản lý thuế tại Việt Nam nằm trong
thứ hạng thấp về môi trường thuế. Điều này gây bất lợi cho Việt Nam trong quá trình
hiện đại hóa và hội nhâp quốc tế.
Phạm Quốc Việt, Lương Quốc Trọng Vinh và Hồ Thu Hoài (2017) thực hiện
nghiên cứu được phát triển từ nghiên cứu của Lee và Gordon (2005) về mối quan hệ
giữa cấu trúc thuế và tăng trưởng kinh tế trên mẫu 35 quốc gia châu Á, giai đoạn
nghiên cứu từ 2006 - 2015. Kết quả hồi quy cho thấy thuế suất thuế TNDN có tương
quan dương với tăng trưởng GDP đầu người (mức ý nghĩa 1%) cho cả 3 mẫu dữ liệu.
Kết quả này có thể được luận giải bằng việc hạ thấp thuế suất thuế TNDN của các
quốc gia trong mẫu nghiên cứu trong giai đoạn 2006-2015, qua đó khuyến khích việc
chấp nhận rủi ro kinh doanh, mặt khác có thể giảm tác động của định giá chuyển giao,
cuối cùng ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng GDP đầu người. Ngoài ra, biến thuế
TNCN có tương quan âm với tăng trưởng kinh tế trên toàn bộ mẫu và nhóm quốc gia
có thu nhập cao (mặc dù mức ý nghĩa 10%), có tương quan dương với tăng trưởng
kinh tế, nhưng không có ý nghĩa thống kê trên nhóm quốc gia có thu nhập thấp. Tương
tự như vậy, thuế GTGT có tương quan dương với tăng trưởng kinh tế trên toàn bộ
mẫu (mức ý nghĩa 1%) và nhóm quốc gia có thu nhập cao (mức ý nghĩa 10%), có
tương quan dương với tăng trưởng kinh tế, nhưng không có ý nghĩa thống kê trên
28

nhóm quốc gia có thu nhập thấp. Kết quả này cho thấy tại các nền kinh tế phát triển,
đóng góp của thuế GTGT mang ý nghĩa tích cực, còn thuế TNCN có đóng góp tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế; còn tại các quốc gia có thu nhập thấp, tác động của 2
loại thuế này là không rõ rệt. Tác động của hàng rào thuế quan đến tăng trưởng kinh
tế chủ yếu là tiêu cực (trên toàn bộ mẫu và nhóm quốc gia thu nhập thấp), nhưng
không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này được lý giải bởi một mặt bởi xu thế chuyển
dịch từ hàng rào thuế quan sang các hàng rào kỹ thuật trong thương mại khu vực và
quốc tế, mặt khác bởi tác động tích cực của thuế GTGT (trong đó có thuế GTGT đối
với hàng hóa nhập khẩu). Kết quả nghiên cứu một mặt bổ sung các bằng chứng thực
nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc thuế với tăng trưởng, mặt khác là cơ sở cho các
gợi ý chính sách tài khóa.
“Tóm lại, cho đến hiện tại trên thế giới đã có những nghiên cứu đánh giá tác động
của chính sách thuế thể hiện qua các mức thuế suất đến tăng trưởng kinh tế cả ở khía
cạnh lý thuyết và thực nghiệm. Xét về khía cạnh thực nghiệm, nhiều công trình nghiên
cứu ngoài nước đã sử dụng cả dữ liệu dưới dạng bảng lẫn dạng chuỗi thời gian tổng
thể để đánh giá tác động của các mức thuế đến tăng trưởng tại các quốc gia. Tuy
nhiên, cho đến thời điểm hiện tại các công trình nghiên cứu trong nước được thực
hiện có liên quan đến đề tài khá ít. Hầu hết các kết quả thực nghiệm đã minh chứng
sự tác động của các mức thuế suất đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên ít có đề tài nào
đề cập đến sự hiện diện của các yếu tố kinh tế vĩ mô thể hiện qua các biến kiểm soát.
Hơn nữa, chiều hướng tác động của các mức thuế suất đên tăng trưởng kinh tế có thể
ngược chiều (-) hoặc cùng chiều (+) tùy theo bộ dữ liệu của nghiên cứu thực nghiệm.
Qua việc lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài có
thể thấy các khoảng trống trong nghiên cứu và các vấn đề cần được làm rõ về tác
động của các mức thuế suất đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia.”
29

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mô hình nghiên cứu


“Với những nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài đã được lược khảo trong
chương 2, để đánh giá chiều hướng và mức độ tác động của các mức thuế suất và các
biến kiểm soát khác đến tăng trưởng kinh tế tại các nước phát triển và đang phát triển,
mô hình nghiên cứu bao gồm các biến được kế thừa từ ý tưởng của các nghiên cứu đi
trước (đặc biệt là nghiên cứu của Young Lee, Roger H. Gordon (2004) vì mô hình
của nghiên cứu này gồm khá đầy đủ các biến cần thiết để đạt được mục tiêu nghiên
cứu mà tác giả đề ra).Tác giả sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để đo
lường mức độ tác động của các biến độc lập và kiểm soát trong mô hình đến tốc độ
tăng trưởng kinh tế hàng năm của các quốc gia phát triển và đang phát triển. Phương
trình hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu có dạng như sau:
Gri = β0 + β1Ti + β2ti + Xy + εit
Trong đó:
- Gri : Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm
- Ti : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
- ti : Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
- X : Vector biến kiểm soát (log của GDP bình quân đầu người (LnGDPcap),
tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP (GE), độ mở thương mại (OPEN), tỷ lệ lạm
phát (INF), tỷ lệ tăng trưởng dân số (PG)).
- t đại diện cho năm nghiên cứu.
- β0 là hệ số tự do.
- ε là sai số của mô hình.
Giả thuyết cơ bản của mô hình là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi
các nhân tố kinh tế và đặc điểm dân số. Trong đó biến độc lập được kiểm định bao
gồm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất thuế thu nhập cá nhân và các
biến kiểm soát được kiểm định bao gồm: log của GDP bình quân đầu người, tỷ lệ chi
tiêu chính phủ trên GDP, độ mở thương mại, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng dân số.
30

Thu nhập bình quân đầu người: càng cao thì càng đẩy mạnh tiêu dùng, đầu tư, …
nên thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì thế, kỳ vọng trong mô hình là thu nhập bình
quân đầu người sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Tỷ lệ lạm phát: Nếu lạm phát vượt qua một ngưỡng nhất định thì sẽ tác động tiêu
cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế (Ocran 2007, Khan và Senhadji, 2001), kỳ
vọng tỷ lệ lạm phát sẽ có tác động ngược chiều đối với tăng trưởng kinh tế.
Thuế được sử dụng để điều chỉnh lạm phát, ổn định thị trường. Thuế thu nhập tác
động trực tiếp đến thu nhập, quyết định tiết kiệm hay đầu tư, … của một đất nước, là
một trong những nguyên nhân làm nên nền kinh tế phát triển hay suy thoái. Xác định
đúng đắn mối quan hệ giữa các loại thuế suất thu nhập, hay xác định hợp lý cơ sở
đánh thuế, tỷ lệ thu thuế, chế độ miễn giảm, hoàn thuế, … để nâng cao sức cạnh tranh
và hấp dẫn đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu từ hoạt động sản xuất kinh
doanh cuối cùng của Doanh nghiệp. Trường hợp nếu thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp càng cao, lợi nhuận sau thuế của họ giảm, chi phí đầu vào cao dẫn đến doanh
nghiệp chán nản sản xuất nên kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Vì thế, kỳ vọng thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
- Thuế thu nhập cá nhân cũng là loại thuế trực thu, tính toán dựa trên thu nhập của
những người có thu nhập cao. Khi thuế suất thuế thu nhập cá nhân thấp, thì thu nhập
sau thuế của người lao động cao làm tăng nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Do đó, kỳ vọng thuế suất thuế thu nhập cá nhân sẽ có tác động tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế.
Chi tiêu chính phủ: Nếu chi ngân sách đầu tư hiệu quả vào cơ sở hạ tầng làm giảm
thiểu chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, nó sẽ khuyến khích các doanh nghiệp
tăng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng. Vì vậy, kỳ vọng tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP
có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Độ mở thương mại: Theo Rose (2004), quốc gia nào có chính sách mở cửa thương
mại, tự do hội nhập, kinh doanh quốc tế sẽ tác động mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế
31

của quốc gia đó. Do đó, kỳ vọng độ mở thương mại sẽ có tác động tích cực đến sự
tăng trưởng kinh tế.
Tỷ lệ tăng dân số: Dân số tăng nhanh sẽ gây hạn chế đến giải quyết việc làm, nhu
cầu phúc lợi xã hội cũng như việc tích lũy xã hội cũng bị hạn chế. Nên kỳ vọng tỷ lệ
tăng trưởng dân số có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
3.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
“Tác giả sẽ tiến hành phân tích hồi quy cho ba bộ dữ liệu khác nhau bao gồm: bộ
dữ liệu của nhóm các quốc gia phát triển, bộ dữ liệu nhóm các quốc gia đang phát
triển và bộ dữ liệu gộp của 2 nhóm quốc gia này để có sự so sánh kết quả. Bên cạnh
đó, dữ liệu được tác giả sử dụng để tiến hành hồi quy là dữ liệu bảng (panel data).
Đây là loại dữ liệu phù hợp để tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến
độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu đến tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm.
Đối với dữ liệu bảng, các nhà nghiên cứu thường sử dụng mô hình hồi quy bình
phương nhỏ nhất (OLS), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình
hồi quy tác động cố định (REM). Trong ba phương pháp trên, phương pháp hồi quy
OLS là đơn giản nhất. Với ước lượng OLS, các giả định về đa cộng tuyến, hiện tượng
tự tương quan, hiện tượng phương sai sai số thay đổi không được xem xét tới. Tùy
thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, đặc điểm dữ liệu, đặc điểm của mô hình, các nghiên
cứu sẽ lựa chọn các mô hình hồi quy khác nhau. Do những hạn chế nêu trên của ước
lượng OLS, nghiên cứu này sử dụng thêm hai phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng
FEM và REM.”
- Mô hình Pooled OLS: dùng để kiểm định ảnh hưởng của các biến độc lập đối
với biến phụ thuộc. Mô hình Pooled OLS thực chất là việc sử dụng dữ liệu bảng để
phân tích bằng hình thức sử dụng tất cả dữ liệu bằng cách sắp xếp chồng không phân
biệt từng cá thể riêng, tức là mô hình này sử dụng dữ liệu như một phân tích OLS
thông thường. Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) được sử dụng để ước lượng
đường thẳng hồi quy bởi vì nó cho phép sai số cực tiểu giữa các điểm ước lượng trên
32

đường thẳng hồi quy và những điểm quan sát thực tế của đường thẳng hồi quy là phù
hợp nhất. (Giáo trình Kinh tế lượng- Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân,
2012).
- Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM – Fixed effects model): Mô hình ảnh hưởng
cố định đưa ra giả thuyết cho rằng mỗi đối tượng nghiên cứu sẽ có những đặc điểm
riêng có tác động đến biến giải thích. Mô hình này xem xét sự tương quan giữa phần
dư của mỗi đối tượng nghiên cứu với biến giải thích từ đó loại bỏ ảnh hưởng của đặc
điểm riêng của các đối tượng nghiên cứu khỏi các biến giải thích để ước lượng những
ảnh hưởng thực của biến giải thích lên biến được giải thích (biến phụ thuộc). (Giáo
trình Kinh tế lượng- Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2012)
- Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM – Random Effects Model): Nếu giả
định của mô hình FEM là có sự khác biệt giữa các đối tượng và có sự ảnh hưởng lên
biến giải thích thì giả định của mô hình REM chính là đặc điểm riêng giữa các đối
tượng nghiên cứu là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích. Như
vậy, sự khác biệt giữa mô hình FEM và mô hình REM ở đặc điểm riêng biệt của các
đối tượng, nếu sự khác biệt giữa các đối tượng có ảnh hưởng đến biến giải thích thì
sử dụng mô hình REM sẽ tốt hơn so với mô hình FEM. “Giáo trình Kinh tế lượng-
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2012”
Với ba phương pháp ước lượng đã nêu, tác giả sẽ sử dụng các kiểm định Breusch-
Pagan Lagrangian, kiểm định Hausman và các chỉ tiêu thể hiện sự phù hợp của mô
hình với dữ liệu nghiên cứu để lựa chọn giữa ba phương pháp ước lượng.
Ngoài ra, tác giả sẽ thực hiện kiểm định về các giả định hồi quy của mô hình để
đảm bảo kết quả hồi quy có ý nghĩa, các hệ số ước lượng thu được bằng phương pháp
hồi quy là ước lượng hiệu quả (ước lượng có phương sai nhỏ nhất), có tính đại diện
cho tổng thể nghiên cứu. Các giả định hồi cần được kiểm định bao gồm:
(1) Không có hiện tượng đa cộng tuyến;
(2) Không có hiện tượng tự tương quan;
(3) Phương sai sai số không đổi;
(4) Phần dư có phân phối chuẩn.
33

Nếu mô hình xảy ra các vi phạm giả định hồi quy đã nêu, phương pháp ước lượng
bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) sẽ
được tác giả sử dụng để khắc phục các vi phạm này (Judge, Hill et al, 1988).
3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu
Theo Tabachnick & Fidell (2007) thì kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo
công thức: N ≥ 50 + 8m và để phân tích từng quan hệ riêng lẻ kích thước mẫu cần
phải đảm bảo tối thiểu: N ≥ 104 + m (trong đó N là cỡ mẫu và m là biến độc lập của
mô hình). Như vậy với thời gian lấy dữ liệu là 10 năm của 40 quốc gia phát triển và
đang phát triển thì bộ dữ liệu sẽ gồm 400 kì quan sát phù hợp với yêu cầu về kích
thước mẫu tối thiểu để sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Tác giả sử dụng
phần mềm STATA 13 để phân tích dữ liệu.”
Tác giả thu thập dữ liệu bảng từ các nguồn gồm: Corporate Taxes: Worldwide
Summaries and Individual Income Taxes: Worldwide Summaries, Ngân hàng thế giới
(World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong giai đoạn 2007 - 2016 của 20 quốc
gia phát triển và 20 quốc gia đang phát triển theo bảng sau:
34

Bảng 3. 1 Dữ liệu mức thuế suất trung bình 10 năm từ 2007-2016


Thuế Thuế Thuế Thuế
Nước đang
Nước phát triển TNDN TNCN TNDN TNCN
phát triển
(%) (%) (%) (%)
Qatar 18 0 Cuba 11 10
Singapore 18 0 Kosovo 17 15
Brunei
19 0 Chile 19 15
Darussalam
Czech Republic 20 20 Cambodia 20 16
Saudi Arabia 20 20 Lao PDR 22 20
Egypt, Arab
Korea, Rep. 25 25 22 22
Rep.
United Kingdom 25 29 Kazakhstan 22 22
Bolivia 25 33 Ecuador 24 25
China 26 35 Vietnam 25 25
Luxembourg 29 36 Greece 25 25
Canada 29 37 Ghana 25 28
Colombia 30 38 Haiti 25 30
Australia 30 41 Indonesia 26 31
Germany 30 43 Costa Rica 30 31
Italy 32 45 Kenya 30 32
France 33 45 Philippines 31 32
Belgium 34 45 India 34 34
Argentina 35 45 Brazil 34 36
Japan 38 50 Angola 34 40
United States 40 50 Congo, Rep. 35 43

Bảng 3.1 cho thấy, mức thuế suất trung bình thuế thu nhập doanh nghiệp của các
nước phát triển thấp nhất là quốc gia Qatar, Singapore 18%, cao nhất là United States
35

40%, còn các nước đang phát triển mức thuế suất thấp nhất là 11%, cao nhất là 35%.
Nhìn chung, mức thuế suất thuế thu nhập ở các quốc gia phát triển sẽ cao hơn so với
các quốc gia đang phát triển. Với mức thuế suất thấp, các quốc gia đang phát triển sẽ
thu hút được lượng lớn những nhà đầu tư nước ngoài do họ được hưởng ưu đãi khá
lớn khi chỉ nộp ở mức thuế suất thấp, tạo động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản
xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế. Đối với, thuế suất thuế thu nhập cá nhân, có nhiều
nước thuộc nhóm các quốc gia phát triển không thu thuế, nhưng cũng có quốc gia
đánh thuế tới 50%. Còn các quốc gia thuộc nhóm quốc gia đang phát triển, mức thuế
suất thuế thu nhập cá nhân thấp nhất là 11% ở Cuba, cao nhất ở Congo, Rep. là 43%.
Những quốc gia có mức thuế suất thu nhập cá nhân thấp sẽ tạo động lực làm giàu
chính đáng cho người dân, giảm tình trạng trốn thuế. Bên cạnh đó, quốc gia thuộc
nhóm phát triển được đánh mức thuế suất cao hơn, tạo động lực nâng cao năng suất
lao động của người dân để tăng thu nhập, để đáp ứng được mức sống cao hơn ở các
quốc gia này, góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập giữa người giàu và nghèo, nhưng
đồng thời nó cũng tạo ra sự mâu thuẫn cho những người có thu nhập cao, dẫn tới tình
trạng trốn thuế.
Vậy, tuỳ thuộc vào đặc điểm mỗi quốc gia như tình hình kinh tế, dân số của mỗi quốc
gia, chính phủ mỗi nước sẽ ban hành chính sách thuế phù hợp để thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.
36

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu


Bảng 4.1 Thống kế mô tả dữ liệu nghiên cứu của mô hình
Quan Giá trị nhỏ Giá trị lớn
Tên biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
sát nhất nhất
Gr 400 2.116112 3.387671 -8.997955 18.30014
T 400 26.6249 6.991438 10 40.69
t 400 29.2325 13.21393 0 55.95
lnGDPcap 400 9.160335 1.444896 6.422954 11.68877
GE 400 32.56717 10.79846 13.681 57.321
OPEN 400 0.8718403 0.7196942 0.2210595 4.416038
INF 400 4.723284 4.660723 -4.863278 34.73616
PG 400 1.465374 1.697599 -1.853715 16.33164
(Nguồn: Do tác giả tính toán bằng phần mềm thống kê)
“Tác giả sử dụng phần mềm STATA 13 để thực hiện thống kê mô tả dữ liệu nghiên
cứu trên các phương diện như: số kì quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị
thấp nhất và giá trị cao nhất của biến phụ thuộc tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
đầu người hàng năm (Gr) và các biến độc lập bao gồm thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp (T) và thuế suất thuế thu nhập cá nhân (t). Các biến kiểm soát bao gồm: log
của GDP bình quân đầu người (LnGDPcap), tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP (GE),
độ mở thương mại (OPEN), tỷ lệ lạm phát (INF) và tỷ lệ tăng trưởng dân số (PG).
Kết quả từ bảng 4.1 cho thấy biến phụ thuộc Gr có giá trị trung bình là 2,12%, giá
trị thấp nhất và cao nhất lần lượt là -8,99% và 18,30%, độ lệch chuẩn 3,39%. Điều
này cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người giữa các quốc gia có sự
chênh lệch khá lớn, có những quốc gia rất nhanh nhưng lại có những quốc gia có tốc
độ tăng trưởng âm, nghĩa là GDP bình quân đầu người bị giảm theo thời gian.
Biến độc lập thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (T) có giá trị trung bình là
26,62%, giá trị thấp nhất là 10% và cao nhất là 40,69%, độ lệch chuẩn là gần 7%.
Mức giá trị trung bình của thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhìn chung khá hợp
37

lý, vừa có thể tạo nguồn thu khá dồi dào cho chính phủ các nước vừa có thể kích thích
sự phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa mức thấp nhất và
mức cao nhất lại khá lớn. Điều này cho thấy có những quốc gia đánh thuế thu nhập
doanh nghiệp rất cao (khoảng hơn 40%) làm cho lợi nhuận sau thuế của các doanh
nghiệp không nhiều, khó có thể đầu tư thêm vào sản xuất kinh doanh để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, đồng thời xảy ra tình trạng các doanh nghiệp tìm mọi cách để có thể
giảm khoản lợi nhuận trước thuế nhằm hạn chế khoản tiền phải đóng thuế. Biến độc
lập thuế suất thuế thu nhập cá nhân (t) có giá trị trung bình là 29,23%, giá trị thấp
nhất là 0% và cao nhất là 55,95%, độ lệch chuẩn là 13,21%. Đây là mức chênh lệch
rất cao. Có những quốc gia không thu thuế thu nhập cá nhân (mức thuế suất 0%) để
kích thích cá nhân làm giàu chính đáng. Tuy nhiên lại có những quốc gia có mức thuế
thu nhập cá nhân rất cao, thậm chí trên 50%, điều này khiến cho những người có thu
nhập cao có nhiều bất mãn trong vấn đề nộp thuế từ đó dẫn đến tình trạng trốn thuế
xảy ra rất nhiều, đặc biệt đối với những nước phát triển, nơi người dân có thu nhập
rất cao và cũng bị đánh thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất rất lớn.
Biến kiểm soát log của GDP bình quân đầu người biến động trong khoảng từ 6,42
đến 11,69, với giá trị trung bình là 9,16 và độ lệch chuẩn là 1,44. Kết quả này cho
thấy GDP đầu người của các quốc gia trên thế giới có sự chênh lệch khá lớn giữa các
nước phát triển và các nước nghèo với mức cao nhất của logarit GDP bình quân đầu
người gần gấp đôi mức thấp nhất. Biến tỷ lệ chi tiêu công trên GDP biến động trong
khoảng từ 13,68% đến 57,32%, với giá trị trung bình là 32,57% và độ lệch chuẩn là
10,80%. Kết quả này cho thấy có những quốc gia tỷ lệ chi tiêu công rất lớn, chiếm
đến hơn phân nửa GDP của đất nước, tuy nhiên lại có những quốc gia mức độ chi
tiêu công rất thấp, chỉ khoảng hơn 10%. Biến độ mở thương mại biến động trong
khoảng từ 22,11% đến 441,60%, với giá trị trung bình là 87,18% và độ lệch chuẩn là
71,96%. Kết quả này phản ánh có những quốc gia trên thế giới khá khép kín trong
việc hội nhập kinh tế với thế giới khi tỷ lệ xuất nhập khẩu so với quy mô nền kinh tế
chỉ hơn 20%, trong khi đó một số quốc gia có sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng
với giá trị xuất nhập khẩu gấp hơn 4,4 lần GDP đất nước. Biến tỷ lệ lạm phát biến
38

động trong khoảng từ -4,86% đến 34,74%, với giá trị trung bình là 4,72% và độ lệch
chuẩn là 4,66%. Điều này cho thấy có những quốc gia tỷ lệ lạm phát lên đến 2 con số
(gần 35%) trong khi đó lại có những quốc gia có tỷ lệ lạm phát âm, hay còn gọi là
giảm phát. Biến tốc độ tăng trưởng dân số biến động trong khoảng từ -1,85% đến
16,33%, với giá trị trung bình là 1,47% và độ lệch chuẩn là 1,69%. Điều này cho thấy
có những quốc gia có tốc độ tăng trưởng dân số âm, dân số đang có xu hướng già hóa
và giảm dần, trong khi đó lại có các quốc gia có tốc độ tăng dân số khá nhanh, cơ cấu
dân số trẻ với nguồn lực lao động dồi dào.
4.2. Kết quả kiểm định các giả định hồi quy
4.2.1 Phân tích tương quan
Bảng 4.2 Kết quả phân tích tương quan các biến trong mô hình
Biến Gr T t lnGDPcap GE OPEN INF PG
Gr 1.0000
T -0.0755 1.0000
t -0.0241 0.5084 1.0000
lnGDPcap -0.4047 0.1007 0.1961 1.0000
GE -0.4082 0.3640 0.3803 0.5139 1.0000
OPEN -0.0038 -0.1915 -0.0802 0.2251 -0.0361 1.0000
INF 0.1555 0.0457 -0.2269 -0.5221 -0.2975 -0.0995 1.0000
PG -0.0257 -0.0581 -0.4812 -0.0078 -0.1674 -0.1765 0.2321 1.0000
(Nguồn: Tác giả tính toán bằng phần mềm thống kê)
Sau khi thực hiện kiểm định sự tương quan giữa các biến trong mô hình, tác giả
thấy rằng các biến độc lập đều có mối tương quan với biến phụ thuộc do đó có thể
thực hiện phân tích hồi quy để ước lượng các hệ số ảnh hưởng. Bên cạnh đó, giữa các
biến độc lập không có tương quan chặt chẽ với nhau nên có thể không xảy ra hện
tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
4.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc lập
Sau khi thực hiện phân tích tương quan, tác giả sử dụng hệ số VIF để tiến hành
kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Theo phụ lục 2, kết quả
39

cho thấy hệ số VIF của các biến độc lập nằm trong khoảng từ 1.16 đến 2.00, đều nhỏ
hơn 10 nên mô hình nghiên cứu không bị vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng.
4.2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Tác giả sử dụng hàm xtrerial trong STATA để kiểm định hiện tượng tự tương quan
của các mô hình. Theo phụ lục 2 cho thấy, ở cả ba bộ dữ liệu, kết quả kiểm định hiện
tượng tự tương quan có giá trị Prob lần lượt là 0.0001, 0.0066 và 0.0081, đều nhỏ hơn
0.05 do đó bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là cả ba bộ dữ liệu đều có hiện tượng tự tương
quan. Để thấy rõ hơn độ ảnh hưởng của biến độc lập là các mức thuế suất tác độc đến
tăng trưởng kinh tế như thế nào cần đưa thêm biến thuế gián thu như (thuế giá trị gia
tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,…) vào mô hình, nhưng do thời gian có hạn nên tác giả
chỉ tập trung vào thu thập và phân tích dữ liệu về mức thuế suất thu nhập doanh
nghiệp và mức thuế suất thu nhập cá nhân, trong khi các mức thuế suất thuế gián thu
có tác động đến các mức thuế suất thu nhập nên nó dẫn đến dữ liệu có hiện tượng tự
tương quan.
4.2.4. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số không đổi
Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi bằng hàm hettest trong
phụ lục 2 cho thấy, ở bộ dữ liệu gộp các nước phát triển và đang phát triển có giá trị
Prob = 0.7401 > 0.05 nên bộ dữ liệu gộp vi phạm giả định phương sai sai số không
đổi. Ở hai bộ dữ liệu các nước phát triển và các nước đang phát triển, kết quả kiểm
định giá trị Prob lần lượt là 0.0404 và 0.0287 <0.05 nên phương sai của các sai số là
không đổi do đó hai bộ dữ liệu này không vi phạm giả định hồi quy.
4.2.5. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), khi phân tích hồi quy,
phần dư của mô hình hồi quy cần phải có phân phối chuẩn. Nếu phần dư vi phạm giả
định phân phối chuẩn thì mô hình nghiên cứu có thể được sử dụng không đúng,
phương sai không phải là hằng số hay số lượng phần dư không đủ nhiều để phân tích.
Để kiểm định vấn đề này, các nhà nghiên cứu thường sử dụng hai dạng biểu đồ là
40

biểu đồ Histogram và P-P Plot. Tác giả đã tiến hành hồi quy và vẽ các loại biểu đồ
này bằng phần mềm SPSS.
Biểu đồ hình 4.1, 4.2 và 4.3 chính là biểu đồ dạng Histogram.Các biểu đồ này đều
cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số của
phần dư chuẩn hóa. Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với dạng đồ thị
của phân phối chuẩn. Các giá trị trung bình là rất nhỏ, gần bằng 0, độ lệch chuẩn đều
gần bằng 1, như vậy phần dư của ba mô hình hồi quy với ba bộ dữ liệu đều có phần
dư có phân phối xấp xỉ chuẩn, giả định hồi quy về phần dư không bị vi phạm.

Hình 4. 1 Biểu đồ Histogram của bộ dữ liệu các nước phát triển và đang phát triển

(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)


41

Hình 4. 2 Biểu đồ Histogram của bộ dữ liệu các nước phát triển

(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)

Hình 4. 3 Biểu đồ Histogram của bộ dữ liệu các nước đang phát triển

(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)


42

Trong đó:
- Dependent Variable Gr: Biến phụ thuộc Tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đầu người hàng năm
- Mean: Giá trị trung bình
- Std. Dev: Độ lệch chuẩn
- N: Mẫu
- Frequency: Tần số
- Regression Standardized Residual: Phần dư phân phối chuẩn
Biểu đồ hình 4.4, 4.5 và 4.6 thể hiện các điểm phân vị trong phân phối của phần
dư tập trung xung quanh đường chéo nên mô hình với ba bộ dữ liệu không vi phạm
giả định hồi quy về phân phối chuẩn của phần dư.”

Hình 4. 4 Biểu đồ P – P Plot của bộ dữ liệu các nước phát triển và đang phát triển

(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)


43

Hình 4. 5 Biểu đồ P – P Plot của bộ dữ liệu các nước phát triển

(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)

Hình 4. 6 Biểu đồ P – P Plot của bộ dữ liệu các nước đang phát triển
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)
44

Trong đó:
- Dependent Variable Gr: Biến phụ thuộc Tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đầu người hàng năm
- Expected Cum Prob: Kỳ vọng
- Observed Cum Prob: Phần dư quan sát
4.3. Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy của ba bộ dữ liệu nghiên cứu
“Qua các bước kiểm định các giả định hồi quy, kết quả cho thấy mô hình với bộ
dữ liệu gộp của các nước phát triển và đang phát triển bị vi phạm giả định về phương
sai sai số không đổi. Khi mô hình nghiên cứu vi phạm giả định này sẽ làm cho các
ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy thông thường như Pooled OLS, REM
và FEM trên dữ liệu bảng vẫn là ước lượng không chệch nhưng không phải là ước
lượng hiệu quả (ước lượng có phương sai nhỏ nhất) và làm cho các kiểm định mức ý
nghĩa và khoảng tin cậy dựa theo phân phối T và F không còn đáng tin cậy nữa. Do
vậy, tác giả dùng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible
General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi
nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả (Wooldridge, 2002). Chi tiết
kết quả phân tích hồi quy được thể hiện trong phụ lục 3. Tác giả tổng hợp kết quả ước
lượng mô hình với bộ dữ liệu gộp này vào bảng 4.3 như sau:
Bảng 4. 3 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu với bộ dữ liệu các nước phát
triển và đang phát triển bằng phương pháp FGLS
Các yếu tố tác động đến Gr Hệ số ước lượng
T .0100985
T .0345323**
lnGDPcap -.7428771***
GE -.1016128***
OPEN .3111365
INF -.0488624
PG -.0247252
45

Constant 10.94778***
R-squared 0.2453
Wald 129.98***
“***, ** và * lần lượt chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%”
(Nguồn: Tác giả tính toán bằng phần mềm thống kê)
Đối với mô hình bộ dữ liệu các nước phát triển, qua các bước kiểm định các giả
định hồi quy để đảm bảo sự phù hợp của mô hình, tác giả kết luận các giả định hồi
quy không bị vi phạm, mô hình là phù hợp để tiến hành phân tích hồi quy bằng các
phương pháp ước lượng thông thường đối với dữ liệu bảng. Do đó, tác giả tiếp tục
tiến hành ước lượng các hệ số hồi quy bằng ba phương pháp ước lượng khác nhau là:
Pooled OLS, FEM và REM để đánh giá mức độ tác động của sự điều chỉnh các mức
thuế suất và các biến kiểm soát khác đến biến phụ thuộc tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đầu người hàng năm của các nước phát triển. Chi tiết kết quả hồi quy được thể
hiện trong phụ lục 4. Kết quả chính đã được tác giả tổng hợp vào bảng 4.4 cụ thể như
sau:
Bảng 4. 4 Tổng hợp kết quả hồi quy đối với bộ dữ liệu các nước phát triển
Các yếu tố tác động
Pooled OLS REM FEM
biến Gr
T -.0690938* -.056367 .0052763
t .0848655*** .0817626*** .0784379
lnGDPcap -1.28976*** -1.038584*** 1.454991
GE -.1031661*** -.1344162*** -.3843362***
OPEN .130062 .0965186 1.442813
INF -.0211902 .0243714 -.0306023
PG .1410754 .0545762 -.2419621
Constant 17.30065*** 15.67285*** -2.914165
R-squared 0.3267 0.3191 0.0635
F-test 13.31*** 4.78***
46

Wald 50.31***
Kiểm định Hausman Prob = 0.0028 < 0.01
Kiểm định Breusch- Prob = 0.0428 > 0.01
Pagan Lagrangian
“***, ** và * lần lượt chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%”
(Nguồn: Tác giả tính toán bằng phần mềm thống kê)
Kiểm định Hausman có Prob = 0.0028 < 0.01 do đó có thể kết luận phần dư của
mô hình hồi quy có sự tương quan với các biến độc lập do đó mô hình tác động cố
định (FEM) sẽ phù hợp hơn mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).
Mặt khác, kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian cho thấy Prob = 0.0428 > 0.01 do
đó có thể kết luận phương sai giữa các đối tượng hoặc các thời điểm không có sự thay
đổi. Chính vì vậy, phương pháp ước lượng Pooled OLS là phù hợp hơn với mô hình
nghiên cứu. Bên cạnh đó, các hệ số ước lượng của phương pháp Pooled OLS tất cả
đều có ý nghĩa thống kê và mức độ giải thích sự biến thiên của biến phụ thuộc cũng
cao nhất trong ba phương pháp.
Tóm lại qua các kiểm định Hausman, Breusch-Pagan Lagrangian và xem xét các
chỉ số thể hiện sự phù hợp của phương pháp ước lượng với mô hình nghiên cứu, tác
giả sẽ lựa chọn sử dụng phương pháp ước lượng Pooled OLS để phù hợp nhất với mô
hình và dữ liệu nghiên cứu.
Đối với mô hình bộ dữ liệu các nước đang phát triển, qua các bước kiểm định các
giả định hồi quy để đảm bảo sự phù hợp của mô hình, tác giả kết luận các giả định
hồi quy không bị vi phạm, mô hình là phù hợp để tiến hành phân tích hồi quy bằng
các phương pháp ước lượng thông thường đối với dữ liệu bảng. Do đó, tác giả tiếp
tục tiến hành ước lượng các hệ số hồi quy bằng ba phương pháp ước lượng khác nhau
là: Pooled OLS, FEM và REM để đánh giá mức độ tác động của sự điều chỉnh các
mức thuế suất và các biến kiểm soát khác đến biến phụ thuộc tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân đầu người hàng năm của các nước đang phát triển. Chi tiết kết quả hồi quy
được thể hiện trong phụ lục 5. Kết quả chính đã được tác giả tổng hợp vào bảng 4.5
cụ thể như sau:
47

Bảng 4. 5 Tổng hợp kết quả hồi quy đối với bộ dữ liệu các nước đang phát triển

Các yếu tố tác động


Pooled OLS REM FEM
biến Gr
T .0490631 .1141811* .2723766**
t -.047419 -.0928745* -.1807376
lnGDPcap -.6561861** -.5159706 .8968379
GE -.0916362*** -.0777274* -.1061439*
OPEN 1.601396** 3.282916*** 9.156831***
INF -.058834 -.1114368** -.1312596***
PG -.3458392 -.7235816 -.6907416
Constant 10.49517*** 8.184326* -8.43881
R-squared 0.1909 0.1592 0.0661
F-test 6.47*** 5.28***
Wald 27.10***
Kiểm định Hausman Prob = 0.0000 < 0.01
Kiểm định Breusch- Prob = 0.0000 < 0.01
Pagan Lagrangian
“***,** và * lần lượt chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%”
“(Nguồn: Tác giả tính toán bằng phần mềm thống kê)”
Kiểm định Hausman có Prob = 0.0000 < 0.01 do đó có thể kết luận phần dư của
mô hình hồi quy có sự tương quan với các biến độc lập do đó mô hình tác động cố
định (FEM) sẽ phù hợp hơn mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).
Mặt khác, kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian cho thấy Prob = 0.0000 < 0.01 do
đó có thể kết luận phương sai giữa các đối tượng hoặc các thời điểm có sự thay đổi.
Do đó mô hình FEM sẽ phù hợp hơn mô hình Pooled OLS.
Bên cạnh đó, các hệ số ước lượng của phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM)
hầu hết đều có ý nghĩa thống kê so với hai phương pháp còn lại. Chính vì vậy, phương
pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM) là phù hợp hơn với mô hình nghiên cứu.
Tóm lại qua các kiểm định Hausman, Breusch-Pagan Lagrangian và xem xét các chỉ
48

số thể hiện sự phù hợp của phương pháp ước lượng với mô hình nghiên cứu, tác giả
sẽ lựa chọn sử dụng phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM) để phù hợp
nhất với mô hình và dữ liệu nghiên cứu.”
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.4.1. Đối với bộ dữ liệu gộp các nước phát triển và đang phát triển
Kết quả kiểm định cho thấy mô hình với bộ dữ liệu gộp vi phạm giả định phương
sai sai số không đổi, do đó tác giả đã dùng phương pháp ước lượng bình phương bé
nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục. Kết
quả hồi quy cho thấy mô hình có độ phù hợp (R-squared) là 24,53%, nghĩa là các
biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu của luận văn có thể giải
thích được 24,53% sự biến thiên của biến phụ thuộc Gr thể hiện tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đầu người của các nước phát triển và đang phát triển, còn 75,47% sự
biến thiên của Gr có thể được giải thích bởi các biến khác mà luận văn chưa đề cập
đến. Tác giá có một số nhận xét về kết quả hồi quy từ bảng 4.3 như sau:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (T): có tác động tích cực đến tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các nước phát triển và đang phát triển
nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này trái với giả thuyết nghiên cứu của tác
giả nhưng có cùng kết quả nghiên cứu của Miller và Russek (1993, 1997). Kết quả
ước lượng này cho thấy sự thay đổi trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp không
có tác động rõ ràng đến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người đối với bộ dữ
liệu gộp gồm các nước phát triển và đang phát triển.
- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân (t): có tác động tích cực đến tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người của các nước phát triển và đang phát triển với mức
ý nghĩa 5%. Khi thuế suất thuế thu nhập cá nhân tăng thêm 1% sẽ làm tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người tăng thêm 0,03%. Kết quả này trái với giả thuyết
nghiên cứu của tác giả và các nghiên cứu của Widmalm (2001), Vartia (2008), Jing
Xing (2011), Sử Đình Thành (2015) và Phạm Quốc Việt (2016). Điều này chỉ ra
rằng đối với bộ dữ liệu gộp gồm các nước phát triển và đang phát triển, việc điều
chỉnh thuế suất thuế thu nhập cá nhân ở mức độ thích hợp có thể kích thích người dân
49

làm việc nhiều hơn để gia tăng thu nhập, đáp ứng các nhu cầu chi tiêu trong cuộc
sống khi một phần thu nhập đã phải chi trả cho việc nộp thuế. Chúng ta thấy, quốc
gia Singapore đánh một mức thuế suất thu nhập cá nhân ưu đãi, là một trong những
mức thấp nhất trên thế giới. Ngoài ra, Singapore không áp dụng thuế đối với lợi nhuận
từ đầu tư, cổ tức và tài sản thừa kế, nên nó thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư,
người lao động có thu nhập cao sẽ tăng tiêu dùng, làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- GDP bình quân đầu người (lnGDPcap): có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người của các nước phát triển và đang phát triển với mức
ý nghĩa 1%. Khi logarit GDP bình quân đầu người tăng thêm 1 đơn vị sẽ làm tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân đầu người giảm đi 0,74%. Kết quả này trái với giả thuyết
nghiên cứu của tác giả. Điều này chỉ ra rằng khi GDP bình quân đầu người tăng cao
đến một mức nhất định sẽ khiến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người bị
chậm lại và thậm chí giảm đi do sản lượng trong nước đã đạt đến mức quá cao và do
đó khó giữ được đà tăng trưởng liên tục nữa, đến những năm kế tiếp lại bị giảm đi
khiến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người bị sụt giảm.
- Tỷ lệ chi tiêu công trên GDP (GE): có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đầu người của các nước phát triển và đang phát triển với mức ý nghĩa
1%. Khi tỷ lệ chi tiêu công trên GDP tăng thêm 1% sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân đầu người giảm đi 0,1%. Kết quả này trái với giả thuyết nghiên cứu của
tác giả. Điều này được lý giải là do việc gia tăng chi tiêu công của chính phủ các nước
trong mẫu nghiên cứu không tạo được hiệu quả tích cực để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế do nguồn tài chính công không được sử dụng một cách có hiệu quả mà còn tạo
gánh nặng nợ công do thâm hụt ngân sách khi chính phủ gia tăng chi tiêu quá nhiều.
- Độ mở thương mại (OPEN): Theo Rose (2004), quốc gia nào có chính sách mở
cửa thương mại, tự do hội nhập, kinh doanh quốc tế sẽ tác động mạnh đến sự tăng
trưởng kinh tế của quốc gia đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tác động tích cực đến
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các nước phát triển và đang phát
triển nhưng không đạt mức ý nghĩa thống kê. Kết quả này trái với giả thuyết nghiên
cứu của tác giả. Kết quả ước lượng này cho thấy sự tăng giảm trong độ mở thương
50

mại không có tác động rõ ràng đến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người đối
với bộ dữ liệu gộp gồm các nước phát triển và đang phát triển.
- Tỷ lệ lạm phát (INF): có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đầu người của các nước phát triển và đang phát triển nhưng không có ý nghĩa
thống kê. Kết quả này trái với giả thuyết nghiên cứu của tác giả. Kết quả ước lượng
này cho thấy sự biến động của tỷ lệ lạm phát không có tác động rõ ràng đến tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân đầu người đối với bộ dữ liệu gộp gồm các nước phát triển
và đang phát triển.
- Tốc độ tăng trưởng dân số (PG): có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đầu người của các nước phát triển và đang phát triển nhưng không
có ý nghĩa thống kê. Kết quả này trái với giả thuyết nghiên cứu của tác giả. Kết quả
ước lượng này cho thấy sự biến động của tốc độ tăng trưởng dân số không ảnh hưởng
đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người đối với bộ dữ liệu gộp gồm
các nước phát triển và đang phát triển mà sự gia tăng sản lượng trong nước mới có
tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các nước trong bộ dữ
liệu gộp. Theo (TS Bùi Thị Minh Tiệp, 2012), cho thấy “Ở Việt Nam, nhóm dân số
0-21 tuổi và từ 54 tuổi trở lên- tuổi có mức sản xuất không đủ để tiêu dùng và phần
“thâm hụt” chính là “gánh nặng” ngăn trở tăng trưởng và phát triển nếu không có
những chính sách đúng đắn và kịp thời. Ở độ tuổi dưới 22, mỗi cá nhân chi tiêu chủ
yếu cho giáo dục từ hộ gia đình và từ chi tiêu công của Chính phủ cho chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục... thì ở độ tuổi từ 54 trở lên, mỗi cá nhân chi tiêu nhiều hơn cho chăm
sóc sức khỏe, y tế.”
4.4.2. Đối với bộ dữ liệu các nước phát triển
Kết quả hồi quy và kiểm định cho thấy phương pháp ước lượng Pooled OLS là
phù hợp nhất đối với bộ dữ liệu các nước phát triển với độ phù hợp (R-squared) của
mô hình là 32,67% nghĩa là các biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình
nghiên cứu của luận văn có thể giải thích được 32,67% sự biến thiên của biến phụ
thuộc Gr, còn 67,33% sự biến thiên của Gr có thể được giải thích bởi các biến khác
51

mà luận văn chưa đề cập đến. Tác giá có một số nhận xét về kết quả hồi quy từ bảng
4.4 như sau:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (T): có tác động tiêu cực đến tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các nước phát triển với mức ý nghĩa thống
kê 10%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu của tác giả và hầu hết các
nghiên cứu đã lược khảo trong chương 2. Khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
tăng thêm 1% sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người giảm đi 0,07%.
Kết quả ước lượng này cho thấy việc gia tăng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
không khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh để tạo nên lợi nhuận
cao cũng như gia tăng sản lượng sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế dẫn đến làm sụt
giảm sản lượng của nền kinh tế kéo theo suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
đầu người của các quốc gia phát triển.
- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân (t): có tác động tích cực đến tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người của các nước phát triển với mức ý nghĩa 1%. Khi
thuế suất thuế thu nhập cá nhân tăng thêm 1% sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đầu người tăng thêm 0,08%. Kết quả này trái với giả thuyết nghiên cứu của tác
giả cũng như các kết quả nghiên cứu của Vartia (2008), Jing Xing (2011), Sử Đình
Thành (2015) và Phạm Quốc Việt (2016). Điều này chỉ ra rằng đối với bộ dữ liệu
gộp gồm các nước phát triển, việc điều chỉnh thuế suất thuế thu nhập cá nhân ở mức
độ thích hợp có thể kích thích người dân làm việc nhiều hơn để gia tăng thu nhập,
đáp ứng các nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống với mức sống khá cao tại các nước phát
triển trong khi một phần thu nhập đã phải chi trả cho việc nộp thuế.
- GDP bình quân đầu người (lnGDPcap): có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người của các nước phát triển với mức ý nghĩa 1%. Khi
logarit GDP bình quân đầu người tăng thêm 1 đơn vị sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân đầu người giảm đi 1,29%. Kết quả này trái với giả thuyết nghiên cứu của
tác giả. Điều này chỉ ra rằng khi GDP bình quân đầu người tăng cao đến một mức
nhất định, đặc biệt đối với các nước phát triển là những nước mà sản lượng của nền
kinh tế đã đạt đến gần mức tiềm năng, sẽ khiến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
52

đầu người bị chậm lại và thậm chí giảm đi do sản lượng trong nước đã đạt đến mức
quá cao và do đó khó giữ được đà tăng trưởng liên tục nữa, đến những năm kế tiếp
lại bị giảm đi khiến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người bị sụt giảm.
- Tỷ lệ chi tiêu công trên GDP (GE): có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đầu người của các nước phát triển với mức ý nghĩa 1%. Khi tỷ lệ chi
tiêu công trên GDP tăng thêm 1% sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu
người giảm đi 0,1%. Kết quả này trái với giả thuyết nghiên cứu của tác giả. Điều này
được lý giải giống với trường hợp bộ dữ liệu gộp đó là do việc gia tăng chi tiêu công
của chính phủ các nước phát triển không tạo được hiệu quả tích cực để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế do nguồn tài chính công không được sử dụng một cách có hiệu quả mà
còn tạo gánh nặng nợ công do thâm hụt ngân sách khi chính phủ gia tăng chi tiêu quá
nhiều. Sự phát triển kinh tế tại các quốc gia này chủ yếu do khu vực tư đóng góp.
- Độ mở thương mại (OPEN): có tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân đầu người của các nước phát triển nhưng không đạt mức ý nghĩa thống kê.
Kết quả này trái với giả thuyết nghiên cứu của tác giả. Kết quả ước lượng này cho
thấy sự tăng giảm trong độ mở thương mại không có tác động rõ ràng đến tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người đối với bộ dữ liệu các nước phát triển.
- Tỷ lệ lạm phát (INF): có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đầu người của các nước phát triển nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả
này trái với giả thuyết nghiên cứu của tác giả. Kết quả ước lượng này cho thấy sự
biến động của tỷ lệ lạm phát không có tác động rõ ràng đến tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân đầu người đối với bộ dữ liệu các nước phát triển.
- Tốc độ tăng trưởng dân số (PG): có tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đầu người của các nước phát triển nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả này trái với giả thuyết nghiên cứu của tác giả. Kết quả ước lượng này cho
thấy sự biến động của tốc độ tăng trưởng dân số dẫn đến sự tăng giảm trong lực lượng
lao động không ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người
đối với bộ dữ liệu gồm các nước phát triển mà sự gia tăng sản lượng trong nước mới
53

có tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các quốc gia này.

4.4.3. Đối với bộ dữ liệu các nước đang phát triển


Kết quả hồi quy và kiểm định cho thấy phương pháp ước lượng REM là phù hợp
nhất đối với bộ dữ liệu các nước đang phát triển với độ phù hợp (R-squared) của mô
hình là 15,92% nghĩa là các biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên
cứu của luận văn có thể giải thích được 15,92% sự biến thiên của biến phụ thuộc Gr,
còn 84,08% sự biến thiên của Gr có thể được giải thích bởi các biến khác mà luận
văn chưa đề cập đến. Tác giá có một số nhận xét về kết quả hồi quy từ bảng 4.5 như
sau:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (T): có tác động tích cực đến tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển với mức ý nghĩa
10%. Kết quả này trái với giả thuyết nghiên cứu của tác giả cũng như của Young Lee
và Roger H. Gordonb (2004) nhưng lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của Miller
và Russek (1993, 1997). Khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm 1% sẽ
làm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người tăng thêm 0,11%. Điều này hàm ý
rằng đối với các quốc gia đang phát triển, việc hạ thấp thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp sẽ khuyến khích việc chấp nhận rủi ro kinh doanh, mặt khác có thể giảm tác
động của định giá chuyển giao, cuối cùng ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng GDP
đầu người tại các quốc gia này.
- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân (t): có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển với mức ý nghĩa 10%.
Khi thuế suất thuế thu nhập cá nhân tăng thêm 1% sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân đầu người giảm đi 0,09%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu
của tác giả và kết quả nghiên cứu của Vartia (2008), Jing Xing (2011), Sử Đình
Thành (2015) và Phạm Quốc Việt (2016). Điều này chỉ ra rằng đối với bộ dữ liệu
gồm các nước đang phát triển, việc tăng thuế suất thuế thu nhập cá nhân làm giảm đi
động lực làm giàu của người dân do khi thu nhập tăng sẽ khiến họ phải đóng thuế thu
nhập cao hơn theo mức lũy tiến.
54

- GDP bình quân đầu người (lnGDPcap): có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển nhưng không có ý
nghĩa thống kê. Kết quả này trái với giả thuyết nghiên cứu của tác giả. Điều này chỉ
ra rằng logarit GDP bình quân đầu người tại các quốc gia đang phát triển không có
sự tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người.
- Tỷ lệ chi tiêu công trên GDP (GE): có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển với mức ý nghĩa 10%. Khi tỷ
lệ chi tiêu công trên GDP tăng thêm 1% sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
đầu người giảm đi 0,078%. Kết quả này trái với giả thuyết nghiên cứu của tác giả.
Điều này được là do việc gia tăng chi tiêu công của chính phủ các nước đang phát
triển không tạo được hiệu quả tích cực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do nguồn tài
chính công được sử dụng một cách có hiệu quả mà còn tạo gánh nặng nợ công do
thâm hụt ngân sách khi chính phủ gia tăng chi tiêu quá nhiều.
- Độ mở thương mại (OPEN): có tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân đầu người của các nước đang phát triển với mức ý nghĩa 1%. Khi độ mở
thương mại tăng thêm 1% sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người tăng
thêm 3,28%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu của tác giả. Kết quả ước
lượng này cho thấy sự gia tăng độ mở thương mại tại các nước đang phát triển sẽ giúp
các nước hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới từ đó nắm bắt được các cơ
hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia từ đó tăng mức thu nhập bình quân
đầu người lên
- Tỷ lệ lạm phát (INF): có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đầu người của các nước đang phát triển với mức ý nghĩa thống kê 5%. Khi tỷ lệ
lạm phát tăng thêm 1% sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người giảm đi
0,11%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu của tác giả. Kết quả ước lượng
này cho thấy sự gia tăng của tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đầu người tại các nước đang phát triển giảm đi đáng kể do giá cả hàng hóa tăng
cao, thu nhập của người dân không tăng theo kịp so với lạm phát khiến cho điều kiện
phát triển kinh tế trở nên khó khăn hơn dẫn đến giảm thu nhập bình quân đầu người.
55

- Tốc độ tăng trưởng dân số (PG): có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển nhưng không có ý nghĩa
thống kê. Kết quả này trái với giả thuyết nghiên cứu của tác giả. Kết quả ước lượng
này cho thấy sự biến động của tốc độ tăng trưởng dân số không ảnh hưởng đáng kể
đến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người đối với bộ dữ liệu các nước đang
phát triển mà sự gia tăng sản lượng trong nước mới có tác động đến tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đầu người của các nước trong bộ dữ liệu gộp.
56

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Tóm tắt các kết quả chính của đề tài


Thuế có vai trò rất quan trọng đối với chính phủ, là nguồn thu ngân sách chủ yếu
của chính phủ các nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh
đó, thuế cũng là một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước, thuế gắn liền
với các vấn đề về tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong xã hội. Chính vì
vậy,“trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhu cầu chi tiêu ngân sách của chính phủ các
nước ngày càng tăng nhanh do yêu cầu của tiến trình phát triển kinh tế và quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì những nguồn tài trợ cho nhu cầu đó lại không tăng
nhanh tương ứng dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách lớn và kéo dài qua đó làm
giảm tính chủ động của chính phủ trong các phản ứng chính sách, đặc biệt trong điều
kiện thực hiện các gói kích thích kinh tế thời gian qua.”Chính vì vậy, mục tiêu tăng
trưởng kinh tế có thể đạt được nếu chúng ta có một chính sách thuế với các mức thuế
suất được điều chỉnh một cách phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong
từng giai đoạn khác nhau, làm cân bằng cán cân ngân sách, tăng tính chủ động trong
việc thực thi các chính sách kinh tế - xã hội.
Đó chính là lý do tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này.“Trong quá trình thực
hiện luận văn, tác giả đã hệ thống hóa khung lý thuyết về tác động của các mức thuế
suất đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia… Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành
lược khảo một số nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm cơ sở
khoa học vững chắc đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp để đánh giá chiều hướng và
mức độ tác động của các mức thuế suất, chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp và
thu nhập cá nhân đến tăng trưởng kinh tế khi có sự hiện diện của các biến kiểm soát
là các yếu tố kinh tế vĩ mô. Thông qua việc thu thập bộ dữ liệu của nghiên cứu trong
giai đoạn 10 năm từ 2007 đến 2016, tác giả đã tiến hành các bước thống kê mô tả dữ
liệu nhằm khái quát được tình hình tăng trưởng GDP bình quân đầu người cũng như
các mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân và các yếu tố kinh tế
57

vĩ mô khác như GDP bình quân đầu người, tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP, độ mở
thương mại, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ tăng trưởng dân số.”
Cuối cùng, tác giả đã thực hiện các bước nghiên cứu định lượng để kiểm định các
giả thuyết đã đưa ra và đánh giá mức độ tác động của các mức thuế suất thuế thu nhập
cũng như các yếu tố kiểm soát khác đến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người
của ba bộ dữ liệu khác nhau là bộ dữ liệu các nước phát triển, bộ dữ liệu các nước
đang phát triển và bộ dữ liệu gộp chung của hai nhóm quốc gia này. Qua các bước
kiểm định các giả định của mô hình hồi quy bao gồm: tự tương quan, đa cộng tuyến,
phương sai sai số thay đổi, kiểm định phân phối chuẩn của phần dư. Tác giả phát hiện
mô hình nghiên cứu với bộ dữ liệu gộp của hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát
triển vi phạm giả định phương sai sai số không đổi. Do đó tác giả đã sử dụng phương
pháp ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square
– FGLS) để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi nhằm đảm bảo ước
lượng thu được vững và hiệu quả. Đối với mô hình nghiên cứu của bộ dữ liệu các
nước phát triển và các nước đang phát triển không vi phạm các giả định hồi quy, tác
giả thực hiện phân tích hồi quy bằng các phương pháp ước lượng khác nhau cho dữ
liệu bảng bao gồm Pooled OLS, REM và FEM. Sau đó, để đánh giá xem phương
pháp ước lượng nào là phù hợp nhất với mô hình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các
kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian, Hausman cũng như so sánh mức độ giải thích
của các phương pháp ước lượng đối với mô hình nghiên để lựa chọn phương pháp
phù hợp nhất. Một số kết quả chính sau khi phân tích hồi quy được tóm tắt trong bảng
5.1 như sau:
Bảng 5. 1 Tổng hợp kết quả hồi quy đối với ba bộ dữ liệu
Các yếu tố tác Bộ dữ liệu các Bộ dữ liệu các nước
Bộ dữ liệu gộp
động đến Gr nước phát triển đang phát triển
T .0100985 -.0690938* .1141811*
t .0345323** .0848655*** -.0928745*
lnGDPcap -.7428771*** -1.28976*** -.5159706
GE -.1016128*** -.1031661*** -.0777274*
58

OPEN .3111365 .130062 3.282916***


INF -.0488624 -.0211902 -.1114368**
PG -.0247252 .1410754 -.7235816
Constant 10.94778*** 17.30065*** 8.184326*
R-squared 0.2453 0.3267 0.1592
F-test 13.31***
Wald 129.98*** 27.10***
***,** và * lần lượt chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu được thu thập)
5.2. Khuyến nghị về cải cách chính sách góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
“Việc cải cách hệ thống chính sách thuế gắn liền với nhu cầu của đời sống kinh tế
- xã hội là điều quan trọng và cần thiết đối với Chính phủ các nước để giúp cho chính
sách thuế phù hợp hơn với thông lệ thế giới đồng thời có sự điều chỉnh các mức thuế
suất phù hợp với những biến động trong từng giai đoạn khác nhau của nền kinh tế.
Định hướng cho việc xây dựng chính sách thuế tại các nước hiện nay cần đảm bảo sự
đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả; mức động viên hợp lý, sửa đổi, bổ sung
phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của từng quốc gia, góp phần chủ động tham
gia hội nhập, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước phù hợp với cam kết và thông lệ quốc
tế; minh bạch, dễ thực hiện và bao quát các nguồn thu mới phát sinh, cơ cấu lại theo
hướng tăng thu nội địa. Để thực hiện được điều này cần có sự cải cách, sửa đổi một
số loại thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập
khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, … Tuy nhiên do giới hạn nghiên
cứu trong luận văn chỉ tập trung vào sự tác động của hai loại thuế là thuế thu nhập
doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đến sự tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, tác
giả sẽ tập trung đưa ra một số khuyến nghị đối với hai loại thuế này như sau:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Đối với các nước phát triển,“chính phủ cần điều chỉnh giảm mức thuế suất
chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm
nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực
59

cạnh tranh; đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục
khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các
ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất
lượng cao, có giá trị lớn, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh để tham
gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.”
+ Đối với các nước đang phát triển, chính phủ cần điều chỉnh hạ thấp thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp để khuyến khích việc chấp nhận rủi ro kinh doanh của
các doanh nghiệp giúp gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận
thu được, mặt khác có thể giảm tác động của định giá chuyển giao, cuối cùng góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc gia tăng tốc độ tăng trưởng GDP
đầu người tại các quốc gia này.
- Thuế thu nhập cá nhân:
+ Đối với các nước phát triển, chính phủ cần nghiên cứu điều chỉnh thuế suất
thuế thu nhập cá nhân theo hướng gia tăng ở mức độ hợp lý nhằm khuyến khích người
dân nâng cao năng suất lao động để có mức thu nhập cao hơn bù đắp cho các khoản
phải chi trả cho việc đóng thuế nhằm đáp ứng được một cách đầy đủ nhu cầu cuộc
sống vốn ở mức cao tại các nước phát triển.
+ Đối với các nước đang phát triển, chính phủ xem xét điều chỉnh hạ thuế suất
thuế thu nhập cá nhân xuống để khuyến khích người dân có động cơ làm giàu chính
đáng, gia tăng thu nhập thực cho người dân để nâng cao mức sống, đầu tư cho những
nhu cầu khác về học tập, giải trí, chăm sóc sức khỏe cũng như có thể giữ lại một phần
thu nhập cho tiết kiệm. Chính những điều này sẽ góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đầu người tại các nước đang phát triển.
Bên cạnh đó,“chính phủ các nước cũng cần sửa đổi, bổ sung luật thuế thu nhập
cá nhân theo hướng mở rộng cơ sở thuế và xác định rõ thu nhập chịu thuế; sửa đổi,
bổ sung phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hướng đơn giản,
phù hợp với thông lệ quốc tế để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế
và thuận lợi cho công tác thu thuế; điều chỉnh số lượng thuế suất phù hợp với thu
nhập chịu thuế và đối tượng nộp thuế; cơ bản thống nhất mức thuế suất đối với thu
60

nhập cùng loại hoạt động hoặc hoạt động tương tự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ
thuế giữa thể nhân và pháp nhân (doanh nghiệp); điều chỉnh mức thuế suất hợp lý
nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp.”
Song song với cải cách chính sách thuế, chính phủ các nước cũng cần chú trọng
đến công tác quản lý thuế một cách khoa học, chặt chẽ và toàn diện. Một số khuyến
nghị về quản lý thuế cho chính phủ các nước cụ thể như sau:
-“Phân loại người nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ thực thi
pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế; xây dựng, triển khai đa dạng
các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính thuế, chú trọng cung
cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử; cung cấp các dịch vụ tra cứu hoặc trao
đổi thông tin điện tử về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; khuyến
khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.”
-“Xây dựng, ban hành chế độ quy định về quản lý thanh tra, kiểm tra thuế đối với
người nộp thuế trên cơ sở quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế, trên
cơ sở đó thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế tại tất cả các
khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; xử lý nghiêm các trường hợp
người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.”
-“Tăng cường đổi mới áp dụng các biện pháp, kỹ năng để giám sát quản lý nợ
thuế và cưỡng chế nợ thuế theo hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chí rủi
ro để phục vụ công tác quản lý nợ thuế và đánh giá kết quả của hoạt động quản lý nợ
thuế; giải quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại tố cáo về thuế.”
-“Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp
với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của từng nước trong khu vực, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên
tắc tập trung thống nhất; cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế,
đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế chuyên
nghiệp, chuyên sâu, trung thực, trong sạch; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi
công vụ của cán bộ, công chức thuế.”
61

-“Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có
tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế
và áp dụng thuế điện tử; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm
việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ; triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài
chính gắn với nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước tạo điều kiện để hiện đại hóa ngành
thuế nhằm quản lý thu có hiệu quả.”
5.3. Khuyến nghị về các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến tăng trưởng kinh
tế
5.3.1. GDP bình quân đầu người
Việc nâng cao GDP bình quân đầu người sẽ có tác động tích cực đến tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính vì
vậy, tác giả sẽ đề xuất một khuyến nghị nhằm nâng cao GDP bình quân đầu người
của các nước phát triển và đang phát triển như sau:
- Thứ nhất, hiện đại hóa nền kinh tế và phát triển khu vực kinh tế tư nhân, trong
đó lấy trọng tâm là doanh nghiệp tư nhân. Điều này giúp huy động nguồn lực từ khu
vực tư trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao GDP đầu người cũng như giảm
gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
- Thứ hai, chính phủ các nước cần xây dựng năng lực đổi mới, sáng tạo của quốc
gia, hướng tới một nền kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào đổi mới sáng tạo để có thể
phát huy sức mạnh nội tại, có nền kinh tế phát triển lành mạnh, tăng năng suất lao
động để có đủ điều kiện để hội nhập sâu rộng với quốc tế nhằm nắm bắt những cơ
hội phát triển kinh tế trong tương lai.
- Thứ ba, đổi mới thể chế thúc đẩy phát triển đô thị, tăng cường kết nối giữa đô
thị và nông thôn cũng như các khu vực lân cận để giảm bất bình đẳng thu nhập, tạo
cơ hội cho những người thu nhập thấp có công việc phù hợp, mức lương tương xứng,
giảm bớt tình trạng thất nghiệp.
- Thứ tư, phát triển bền vững môi trường, tăng cường khả năng chống chịu với
biến đổi khí hậu. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển có giá trị nông nghiệp
chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế do đó những thay đổi về mặt thời tiết, khí hậu
62

sẽ có tác động lớn đến năng suất của các ngành nông nghiệp tại các nước này. Vì vậy,
cần tăng cường năng lực chống chọi với thiên tại, dịch bệnh để phòng tránh những
thiệt hại về kinh tế do mất mùa, thất thu trong lĩnh vực nông nghiệp mang đến.
- Thứ năm, chính phủ các nước cần đảm bảo công bằng và thúc đẩy hòa nhập xã
hội, trọng tâm tạo cơ hội bình đẳng cho nhóm yếu thế và thúc đẩy hòa nhập ở nhóm
trung lưu để nâng cao thu nhập của các nhóm người này, tạo động lực, khuyến khích
những nhóm người này nâng cao mức thu nhập.
- Thứ sáu, chính phủ các nước xây dựng một thể chế hiện đại, một nhà nước hiệu
quả có khả năng điều hành, quản lý kinh tế tốt, tránh tham ô lãng phí nguồn ngân sách
quốc gia, tập trung toàn lực để phát triển kinh tế đất nước.
5.3.2. Chi tiêu công
Chi tiêu công của chính phủ gồm hai thành phần chính có tác động quan trọng đến
tăng trưởng kinh tế đó là chi đầu tư và chi thường xuyên. Do đó, tác giả sẽ đề xuất
một số khuyến nghị đối với hai thành phần này của chi tiêu công để giúp các khoản
chi tiêu công thực sự có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc
gia như sau:
- Đối với chi đầu tư: Chính phủ các nước cần quy định rõ nguyên tắc phân bổ
vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phân bổ vốn theo công trình và tiến độ thực hiện, không
theo nhu cầu vốn và tiến độ của các dự án đã được phê duyệt quy hoạch, không để
phát sinh nợ mới, đồng thời đôn đốc các đơn vị hoàn tất thủ tục thanh toán dứt điểm
nợ, tạm ứng vốn thanh toán đảm bảo lành mạnh tài chính. Việc sử dụng ngân sách
đầu tư trung- dài hạn (5-15 năm) đòi hỏi phải được cân nhắc kỹ và tính toán cụ thể
về kế hoạch cấp vốn, kế hoạch chi tiêu cho từng năm. Bên cạnh đó, đối với hoạt động
đầu tư phát triển dài hạn phải lấy hiệu quả kinh tế làm nền tảng, các quy trình thẩm
định dự án đầu tư phải được tập trung xem xét và nghiên cứu cẩn thận, thẩm định
chính xác về mức độ cần thiết, ưu tiên các hạng mục, cũng như nhu cầu thật sự cần
thiết của dự án, để dựa vào đó có thể đưa ra những quyết định đầu tư chính xác, hạn
chế rủi ro và những khó khăn, ảnh hưởng chất lượng và hiệu quả đầu tư công.
63

- Đối với chi thường xuyên: Chính phủ các nước cần tăng hiệu quả trong công
tác dự toán ngân sách nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu thực tế và con số dự
toán chi tiêu hàng năm nhằm tăng tính chủ động trong công tác quản lý ngân sách.
Các khoản chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao so với tổng chi ngân sách như giáo
dục và đào tạo, y tế, quốc phòng. Do đó, chính phủ các nước, đặc biệt là các quốc gia
đang phát triển với nguồn lực tài chính công hạn hẹp cần huy động nguồn lực xã hội
hóa bên ngoài cùng chung tay, góp sức cho các lĩnh vực này nhằm đáp ứng tối đa nhu
cầu của xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho đất nước.
5.3.3. Độ mở thương mại
Qua phân tích thực trạng và kết quả nghiên cứu, có thể thấy độ mở thương mại
của nền kinh tế các nước đang phát triển có tác động mạnh mẽ và cùng chiếu đối với
tăng trưởng kinh tế tại các nước này. Chính vì vậy,“trong tương lai, các nước đang
phát triển cần phải vừa khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước, vừa tranh thủ
được thị trường thế giới để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên
vấn đề đặt ra là bên cạnh việc nâng cao mức độ mở cửa thương mại còn phải nâng
cao chất lượng độ mở của cả nền kinh tế, đồng thời tranh thủ cơ hội để tiếp thu trình
độ khoa học - công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới, trình độ quản lý của khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, tác giả sẽ đề xuất một khuyến nghị nhằm
nâng cao độ mở thương mại nền kinh tế của các nước đang phát triển cả về chất và
lượng như sau:
- Độ mở thương mại cao sẽ khiến cho mọi sự biến động của thế giới sẽ tác động
nhanh tới nền kinh tế của các nước trong khu vực nên đòi hỏi phải có giải pháp tranh
thủ các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực đối với sự biến động của thế
giới.
- Một điểm chú ý khác là độ mở của nền kinh tế còn mang tính số lượng trong khi
chất lượng còn thấp. Chất lượng thấp thể hiện ở tỷ trọng hàng thô, mới qua sơ chế và
hàng gia công, lắp ráp trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn lớn, công nghiệp phụ trợ
chậm phát triển, nên giá trị gia tăng hàng xuất khẩu thấp, nhập khẩu nguyên phụ liệu
còn lớn. Chính vì vậy, các nước trong khu vực cần đầu tư hơn nữa về mặt công nghệ
64

sản xuất các mặt hàng xuất khẩu để gia tăng giá trị hàng hóa, giúp tăng nguồn thu
ngoại tệ cho đất nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.”
5.3.4. Tỷ lệ lạm phát
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Chính vì vậy,“chính phủ các
nước này cần xem chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu với việc ban hành một loạt các
biện pháp nhằm kiềm lại đà tăng giá, đang khiến đời sống người dân ngày càng khó
khăn. Chính phủ các nước cần có các cơ quan nghiên cứu kinh tế chuyên sâu về các
vấn đề vĩ mô để dự báo trước tình trạng lạm phát trong tương lai dựa trên những cơ
sở dữ liệu trong quá khứ về lạm phát để từ đó có các giải pháp kịp thời phòng chống
và kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước.
Tuy rằng việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển
thường phải đánh đổi với việc tỷ lệ lạm phát gia tăng. Thế nhưng vấn đề đặt ra cho
Chính phủ các nước là cần phải lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp. Cụ
thể đối với tình hình các nước đang phát triển thường sử dụng mô hình tăng trưởng
dựa vào thâm dụng vốn đầu tư. Tuy nhiên trong thời gian qua đã cho thấy đây là mô
hình tăng trưởng không hiệu quả khi lạm phát tăng cao mà tăng trưởng vẫn ở mức
thấp, do vậy các nước đang phát triển cần phải lựa chọn một mô hình tăng trưởng đổi
mới, dựa vào yếu tố khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao. Về mặt
dài hạn, định hướng chính sách cho mô hình tăng trưởng nên xác định tỷ lệ tăng
trưởng hợp lí, và không nên trông chờ vào chính sách mở rộng tiền tệ, thay vào đó
nên tận dụng triệ tđể nguồn vốn từ trong nền kinh tế thông qua kênh trung gian là
ngân hàng trở thành nguồn vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng chính sách
lãi suất hấp dẫn hơn, tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tăng lãi suất kỳ hạn
dài, thưởng vật chất… Có như thế Chính phủ các nước vẫn sẽ thực hiện được mục
tiêu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn nhưng cũng sẽ hạn chế tối đa tác động tiêu cực
của vấn đề lạm phát đến tăng trưởng kinh tế.”
65

5.3.5. Tốc độ tăng trưởng dân số


Tuy rằng kết quả nghiên cứu không cho thấy tác động rõ ràng của tốc độ tăng
trưởng dân số đến tăng trưởng kinh tế tại các nước phát triển và đang phát triển nhưng
trong nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội, các nhà nghiên cứu
đều quan tâm đến những mối liên hệ giữa phát triển dân số với tăng trưởng kinh tế và
hiển nhiên dễ nhận thấy có mối liên hệ 2 chiều: khi dân số càng tăng nhanh cũng có
nghĩa là thu nhập đầu người càng thấp và mức thu nhập bình quân đầu người có tác
động nhất định đến mức sinh cũng như mức chết và như thế ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng
dân số.
Dân số vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng. Vì vậy tốc độ tăng
trưởng dân số cũng như quy mô và cơ cấu dân số có liên quan mật thiết đến nền kinh
tế và tới toàn bộ sự phát triển của mỗi quốc gia. Quy mô dân số lớn sẽ dẫn đến lực
lượng lao động dồi dào, vừa có khả năng phát triển toàn diện các ngành kinh tế vừa
có thể chuyên môn hoá lao động sâu sắc tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động,
thúc đẩy xã hội phát triển. Dân số trong độ tuổi lao động đóng vai trò rất quan trọng.
Sự tăng giảm quy mô và tỉ trọng của bộ phận dân số này ảnh hưởng rất nhiều đến quá
trình tăng trưởng kinh tế nói riêng và phát triển nói riêng. Do đó các quốc gia có tốc
độ tăng trưởng lao động cao sẽ sở hữu một nguồn lực lao động dồi dào và có tính
năng động cao trong hoạt động kinh tế, tạo điều kiện tiềm năng cho phát triển kinh tế
trong tương lai. Bên cạnh đó, dân số cũng là những người tiêu dùng. Nếu tốc độ tăng
trưởng dân số cao sẽ tạo nên một thị trường rộng lớn hấp dẫn đầu tư, kích thích sản
xuất, phát triển kinh tế.
Do đó, chính phủ các quốc gia cần xác định cho đất nước một tốc độ tăng trưởng
dân số phù hợp với nhu cầu về lực lượng lao động của nền kinh tế trong từng thời kì
cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân để có một quy mô và
cơ cấu dân số hợp lý, góp phần vào sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai
Luận văn về cơ bản đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, giúp làm rõ
chiều hướng và mức độ tác động của sự điều chỉnh các mức thuế suất thu nhập doanh
66

nghiệp, thu nhập cá nhân và các yếu tố kiểm soát khác của nền kinh tế đến tăng trưởng
kinh tế thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người tại các nước phát
triển và đang phát triển. Tuy nhiên do năng lực của tác giả và thời gian nghiên cứu
có hạn, luận văn vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
- Mức độ giải thích của mô hình nghiên cứu đối với sự biến thiên của biến phụ
thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở cả ba bộ dữ liệu đều khá thấp
(chỉ từ 15,92% đến 32,67%) do mô hình nghiên cứu số kì quan sát trong mỗi bộ dữ
liệu còn khá ít trong khi đó các mức thuế suất lại được giữ ổn định trong thời gian
dài, ít có sự thay đổi.
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về sự tác động của thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đến tăng trưởng kinh tế mà chưa thu thập
được số liệu chi tiết về thuế suất của các loại thuế khác nhau để có thể phân tích một
cách đầy đủ và toàn diện hơn về tác động của việc điều chỉnh các mức thuế suất đến
tăng trưởng kinh tế.
- Số năm thu thập dữ liệu khá ít, chỉ trong vòng 10 năm từ 2007 đến 2016. Trong
khi đó, các mức thuế suất tại nhiều quốc gia ít khi được điều chỉnh thay đổi trong một
giai đoạn ngắn mà được giữ ổn định khá lâu chính vì vậy số liệu của nghiên cứu cũng
chưa phản ánh được một cách đầy đủ về tác động của sự điều chỉnh các mức thuế
suất đến tăng trưởng kinh tế.
Với những hạn chế vừa nêu ra của đề tài này, tác giả cho rằng có một số hướng
nghiên cứu mới trong tương lai có thể thực hiện để hoàn thiện hơn về đề tài này, khắc
phục những hạn chế còn tồn tại của luận văn cụ thể như sau:
- Một nghiên cứu tương tự với bộ dữ liệu lớn hơn gồm nhiều quốc gia hơn và
được thu thập trong giai đoạn dài hơn sẽ giúp nghiên cứu trở nên hoàn thiện hơn, cập
nhật được đầy đủ sự thay đổi của các mức thuế suất cũng như giúp mô hình nghiên
cứu giải thích được sự biến thiên của biến phụ thuộc tốt hơn.
- Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm về tác động của các mức thuế suất khác đến tăng
trưởng kinh tế chứ không riêng gì các loại thuế thu nhập để kết quả nghiên cứu phản
67

ánh được đầy đủ và toàn diện tác động của sự điều chỉnh các mức thuế suất đến tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia.”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tài liệu tiếng Anh:
1. Cullen, Julie Berry, Roger H. Gordon, 2002. “Taxes and Entrepreneurial
Activity: Theory and Evidence for the U.S”. NBER Working Paper No. 9015,
2002.
2. Engen, Eric M., Jonathan Skinner, 1996. “Fiscal Policy and Economic
Growth”. NBER Working Paper No 4223.
3. Hall, Robert E., Jorgenson, Dale W., 1967. “Tax policy and investment
behavior”. American Economic Review 57, 391 – 414 (June).
4. Heckman, James, et al., 1998. “Tax policy and human capital formation”.
American Economic Review 88, 293 – 297. IMF, Government Financial
Statistics.
5. Jing Xing, 2011. “Does tax structure affect economic growth? Empirical
evidence from OECD countries”. Oxford University Centre for Business
Taxation.
6. Makkollhell and Bruy - M.,1993. “Economic”. p.14.
7. Richard Kneller , Michael F. Bleaney , Norman Gemmell, 1999. “Fiscal policy
and growth: evidence from OECD countries”. Journal of Public Economics 74
(1999) 171–190.
8. Schwellnus, C. and J. Arnold, 2008. “Do Corporate Taxes Reduce
Productivity and Investment at the Firm Level?: Cross-Country Evidence from
the Amadeus Dataset”. OECD Economics Department Working Papers, No.
641, OECD Publishing. Doi: 10.1787/236246774048.
9. Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S., 2007. “Using Multivariate Statistics (5th
ed)”. New York Allyn and Bacon.
10. Trostel, Philip A., 1993. “The effect of taxation on human capital”. Journal of
Political Economy 101, 327 – 350. World Bank, World Development
Indicators.
11. Vartia, L., 2008. “How do Taxes Affect Investment and Productivity?: An
Industry-Level Analysis of OECD Countries”. OECD Economics Department
Working Papers, No. 656, OECD Publishing, Paris.
http://dx.doi.org/10.1787/230022721067.
12. Widmalm Frida, 2001. “Tax structure and growth: Are some taxes better than
others?”. Public Choice 107: 199–219, 2001.
13. Wooldridge .J., 2002. “Econometric Analysis of Cross Section and Panel
Data”. MIT Press, Cambridge.
14. Young Lee and Roger H. Gordonb, 2004. “Tax structure and economic
growth”. Journal of Public Economics 89 (2005) 1027 – 1043.
 Tài liệu tiếng Việt:
1. Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013. Giáo trình Thuế 1. Nhà xuất
bản Kinh tế TP. HCM
2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. “Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS”. NXB Hồng Đức 2008.
3. Phạm Quốc Việt, Lương Quốc Trọng Vinh và Hồ Thu Hoài, 2016. “Tác động
của thuế và bảo hiểm xã hội đến tăng trưởng kinh tế”. Tạp chí Tài chính kỳ I
tháng 9/2016.
4. Sử Đình Thành & cộng sự, 2015. “Cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam
kết hội nhập quốc tế đến năm 2020”. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(3), 02-26.
5. Tổng cục thuế, 2011. “Kiến thức khái quát về Thuế (tập II)”. Nhà xuất bản Tài
chính, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

. sum Gr T t lnGDPcap GE OPEN INF PG

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

Gr 400 2.116112 3.387671 -8.997955 18.30014


T 400 26.6249 6.991438 10 40.69
t 400 29.2325 13.21393 0 55.95
lnGDPcap 400 9.160335 1.444896 6.422954 11.68877
GE 400 32.56717 10.79846 13.681 57.321

OPEN 400 .8718403 .7196942 .2210595 4.416038


INF 400 4.723284 4.660723 -4.863278 34.73616
PG 400 1.465374 1.697599 -1.853715 16.33164
PHỤ LỤC 2
KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ ĐỊNH HÔI QUY CỦA MÔ HÌNH

 Phân tích tương quan


. corr Gr T t lnGDPcap GE OPEN INF PG
(obs=400)

Gr T t lnGDPcap GE OPEN INF PG

Gr 1.0000
T -0.0755 1.0000
t -0.0241 0.5084 1.0000
lnGDPcap -0.4047 0.1007 0.1961 1.0000
GE -0.4082 0.3640 0.3803 0.5139 1.0000
OPEN -0.0038 -0.1915 -0.0802 0.2251 -0.0361 1.0000
INF 0.1555 0.0457 -0.2269 -0.5221 -0.2975 -0.0995 1.0000
PG -0.0257 -0.0581 -0.4812 -0.0078 -0.1674 0.1765 0.2321 1.0000

 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc lập
. collin T t lnGDPcap GE OPEN INF PG
(obs=400)

Collinearity Diagnostics

SQRT R-
Variable VIF VIF Tolerance Squared
----------------------------------------------------
T 1.65 1.29 0.6043 0.3957
t 2.00 1.42 0.4994 0.5006
lnGDPcap 1.88 1.37 0.5314 0.4686
GE 1.66 1.29 0.6037 0.3963
OPEN 1.16 1.08 0.8619 0.1381
INF 1.53 1.24 0.6535 0.3465
PG 1.51 1.23 0.6625 0.3375
----------------------------------------------------
Mean VIF 1.63

 Kiểm định hiện tượng tự tương quan


- Bộ dữ liệu các nước phát triển và đang phát triển:
. xtserial Gr T t lnGDPcap GE OPEN INF PG

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first order autocorrelation
F( 1, 39) = 19.135
Prob > F = 0.0001

- Bộ dữ liệu các nước phát triển:


. xtserial Gr T t lnGDPcap GE OPEN INF PG

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first order autocorrelation
F( 1, 19) = 9.293
Prob > F = 0.0066

- Bộ dữ liệu các nước đang phát triển:


. xtserial Gr T t lnGDPcap GE OPEN INF PG

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first order autocorrelation
F( 1, 19) = 8.746
Prob > F = 0.0081

 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số không đổi:


- Bộ dữ liệu các nước phát triển và đang phát triển:
. hettest

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity


Ho: Constant variance
Variables: fitted values of Gr

chi2(1) = 0.11
Prob > chi2 = 0.7401

- Bộ dữ liệu các nước phát triển:


. hettest

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity


Ho: Constant variance
Variables: fitted values of Gr

chi2(1) = 4.20
Prob > chi2 = 0.0404

- Bộ dữ liệu các nước đang phát triển:


. hettest

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity


Ho: Constant variance
Variables: fitted values of Gr

chi2(1) = 4.78
Prob > chi2 = 0.0287

 Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn:


- Bộ dữ liệu các nước phát triển và đang phát triển:
- Bộ dữ liệu các nước phát triển:
- Bộ dữ liệu các nước đang phát triển:
PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ HỒI QUY BỘ DỮ LIỆU CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN

. xtgls Gr T t lnGDPcap GE OPEN INF PG, panels(iid) corr(independent)

Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares


Panels: homoskedastic
Correlation: no autocorrelation

Estimated covariances = 1 Number of obs = 400


Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 40
Estimated coefficients = 8 Time periods = 10
Wald chi2(7) = 129.98
Log likelihood = -998.8562 Prob > chi2 = 0.0000

Gr Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

T .0100985 .0270766 0.37 0.709 -.0429707 .0631677


t .0345323 .0157582 2.19 0.028 .0036467 .0654178
lnGDPcap -.7428771 .1397122 -5.32 0.000 -1.016708 -.4690461
GE -.1016128 .0175385 -5.79 0.000 -.1359876 -.0672381
OPEN .3111365 .2202397 1.41 0.158 -.1205253 .7427984
INF -.0488624 .0390558 -1.25 0.211 -.1254104 .0276856
PG -.0247252 .106495 -0.23 0.816 -.2334517 .1840012
_cons 10.94778 1.278528 8.56 0.000 8.441913 13.45365
PHỤ LỤC 4
KẾT QUẢ HỒI QUY BỘ DỮ LIỆU CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

 Mô hình Pooled OLS


. regress Gr T t lnGDPcap GE OPEN INF PG

Source SS df MS Number of obs = 200


F( 7, 192) = 13.31
Model 690.865625 7 98.6950893 Prob > F = 0.0000
Residual 1423.51691 192 7.41415056 R-squared = 0.3267
Adj R-squared = 0.3022
Total 2114.38253 199 10.6250378 Root MSE = 2.7229

Gr Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

T -.0690938 .0408723 -1.69 0.093 -.1497101 .0115226


t .0848655 .0191712 4.43 0.000 .0470522 .1226788
lnGDPcap -1.28976 .2765926 -4.66 0.000 -1.83531 -.7442096
GE -.1031661 .0227733 -4.53 0.000 -.1480841 -.0582481
OPEN .130062 .2475672 0.53 0.600 -.3582387 .6183627
INF -.0211902 .0815062 -0.26 0.795 -.1819528 .1395724
PG .1410754 .1163513 1.21 0.227 -.0884155 .3705664
_cons 17.30065 2.59807 6.66 0.000 12.17623 22.42508

 Mô hình FEM
. xtreg Gr T t lnGDPcap GE OPEN INF PG,fe

Fixed-effects (within) regression Number of obs = 200


Group variable: nuoc Number of groups = 20

R-sq: within = 0.1620 Obs per group: min = 10


between = 0.0822 avg = 10.0
overall = 0.0635 max = 10

F(7,173) = 4.78
corr(u_i, Xb) = -0.8384 Prob > F = 0.0001

Gr Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

T .0052763 .0768151 0.07 0.945 -.1463391 .1568918


t .0784379 .0714225 1.10 0.274 -.0625338 .2194096
lnGDPcap 1.454991 1.166409 1.25 0.214 -.8472346 3.757217
GE -.3843362 .0748247 -5.14 0.000 -.532023 -.2366494
OPEN 1.442813 1.490286 0.97 0.334 -1.498671 4.384296
INF -.0306023 .097034 -0.32 0.753 -.2221251 .1609206
PG -.2419621 .2331543 -1.04 0.301 -.7021554 .2182313
_cons -2.914165 12.63602 -0.23 0.818 -27.85478 22.02645

sigma_u 3.9885477
sigma_e 2.5007465
rho .71782042 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(19, 173) = 2.88 Prob > F = 0.0001

 Mô hình REM
. xtreg Gr T t lnGDPcap GE OPEN INF PG,re

Random-effects GLS regression Number of obs = 200


Group variable: nuoc Number of groups = 20

R-sq: within = 0.1037 Obs per group: min = 10


between = 0.6896 avg = 10.0
overall = 0.3191 max = 10

Wald chi2(7) = 50.31


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

Gr Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

T -.056367 .0490479 -1.15 0.250 -.1524991 .0397652


t .0817626 .025927 3.15 0.002 .0309466 .1325786
lnGDPcap -1.038584 .3712138 -2.80 0.005 -1.76615 -.3110181
GE -.1344162 .0321733 -4.18 0.000 -.1974748 -.0713577
OPEN .0965186 .3554803 0.27 0.786 -.60021 .7932472
INF .0243714 .087267 0.28 0.780 -.1466687 .1954116
PG .0545762 .1452682 0.38 0.707 -.2301443 .3392967
_cons 15.67285 3.540752 4.43 0.000 8.7331 22.61259

sigma_u .96808178
sigma_e 2.5007465
rho .13032865 (fraction of variance due to u_i)

 Kiểm định Hausman (lựa chọn giữa REM và FEM)


. hausman fe re

Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
fe re Difference S.E.

T .0052763 -.056367 .0616433 .0591173


t .0784379 .0817626 -.0033247 .0665505
lnGDPcap 1.454991 -1.038584 2.493575 1.105763
GE -.3843362 -.1344162 -.24992 .0675545
OPEN 1.442813 .0965186 1.346294 1.447268
INF -.0306023 .0243714 -.0549737 .0424272
PG -.2419621 .0545762 -.2965382 .182368

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg


B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(7) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 21.72
Prob>chi2 = 0.0028

 Kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian (lựa chọn giữa Pooled OLS và


REM)
. xttest0

Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects

Gr[nuoc,t] = Xb + u[nuoc] + e[nuoc,t]

Estimated results:
Var sd = sqrt(Var)

Gr 10.62504 3.259607
e 6.253733 2.500747
u .9371823 .9680818

Test: Var(u) = 0
chibar2(01) = 2.96
Prob > chibar2 = 0.0428
PHỤ LỤC 5
KẾT QUẢ HỒI QUY BỘ DỮ LIỆU CÁC NƯỚC ĐANG
PHÁT TRIỂN
 Mô hình Pooled OLS
. regress Gr T t lnGDPcap GE OPEN INF PG

Source SS df MS Number of obs = 200


F( 7, 192) = 6.47
Model 422.520513 7 60.3600732 Prob > F = 0.0000
Residual 1790.68714 192 9.32649552 R-squared = 0.1909
Adj R-squared = 0.1614
Total 2213.20765 199 11.1216465 Root MSE = 3.0539

Gr Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

T .0490631 .0424919 1.15 0.250 -.0347478 .132874


t -.047419 .0298694 -1.59 0.114 -.1063332 .0114952
lnGDPcap -.6561861 .2920236 -2.25 0.026 -1.232172 -.0801998
GE -.0916362 .0285953 -3.20 0.002 -.1480375 -.0352349
OPEN 1.601396 .6914721 2.32 0.022 .2375391 2.965253
INF -.058834 .0474698 -1.24 0.217 -.1524633 .0347953
PG -.3458392 .3528273 -0.98 0.328 -1.041754 .3500762
_cons 10.49517 2.765867 3.79 0.000 5.039786 15.95056

 Mô hình FEM
. xtreg Gr T t lnGDPcap GE OPEN INF PG,fe

Fixed-effects (within) regression Number of obs = 200


Group variable: Nuoc Number of groups = 20

R-sq: within = 0.1761 Obs per group: min = 10


between = 0.0704 avg = 10.0
overall = 0.0661 max = 10

F(7,173) = 5.28
corr(u_i, Xb) = -0.7854 Prob > F = 0.0000

Gr Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

T .2723766 .1153562 2.36 0.019 .0446898 .5000633


t -.1807376 .1339223 -1.35 0.179 -.4450696 .0835944
lnGDPcap .8968379 .9753861 0.92 0.359 -1.028351 2.822027
GE -.1061439 .0599581 -1.77 0.078 -.2244875 .0121998
OPEN 9.156831 2.232328 4.10 0.000 4.750726 13.56294
INF -.1312596 .0514465 -2.55 0.012 -.2328033 -.029716
PG -.6907416 .8825604 -0.78 0.435 -2.432714 1.051231
_cons -8.43881 10.17369 -0.83 0.408 -28.51934 11.64172

sigma_u 3.4683506
sigma_e 2.6240886
rho .63596442 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(19, 173) = 4.58 Prob > F = 0.0000
 Mô hình REM
. xtreg Gr T t lnGDPcap GE OPEN INF PG,re

Random-effects GLS regression Number of obs = 200


Group variable: Nuoc Number of groups = 20

R-sq: within = 0.1378 Obs per group: min = 10


between = 0.2897 avg = 10.0
overall = 0.1592 max = 10

Wald chi2(7) = 27.10


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0003

Gr Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

T .1141811 .0648851 1.76 0.078 -.0129914 .2413535


t -.0928745 .0491674 -1.89 0.059 -.1892408 .0034919
lnGDPcap -.5159706 .4646086 -1.11 0.267 -1.426587 .3946455
GE -.0777274 .0409095 -1.90 0.057 -.1579085 .0024536
OPEN 3.282916 1.114887 2.94 0.003 1.097778 5.468054
INF -.1114368 .0481248 -2.32 0.021 -.2057597 -.0171139
PG -.7235816 .5031236 -1.44 0.150 -1.709686 .2625225
_cons 8.184326 4.507103 1.82 0.069 -.6494342 17.01809

sigma_u 1.4715214
sigma_e 2.6240886
rho .23923583 (fraction of variance due to u_i)

 Kiểm định Hausman (lựa chọn giữa REM và FEM)


. hausman fe re

Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
fe re Difference S.E.

T .2723766 .1141811 .1581955 .0953781


t -.1807376 -.0928745 -.0878631 .1245703
lnGDPcap .8968379 -.5159706 1.412808 .8576229
GE -.1061439 -.0777274 -.0284164 .0438337
OPEN 9.156831 3.282916 5.873915 1.93399
INF -.1312596 -.1114368 -.0198228 .0181864
PG -.6907416 -.7235816 .03284 .7251065

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg


B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(7) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 121.71
Prob>chi2 = 0.0000

 Kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian (lựa chọn giữa Pooled OLS và


REM)
. xttest0

Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects

Gr[Nuoc,t] = Xb + u[Nuoc] + e[Nuoc,t]

Estimated results:
Var sd = sqrt(Var)

Gr 11.12165 3.334913
e 6.885841 2.624089
u 2.165375 1.471521

Test: Var(u) = 0
chibar2(01) = 19.95
Prob > chibar2 = 0.0000

Như ví dụ ở trên, chi tiêu đã trở thành thói quen thì rất khó thay đổi, vì thế dữ liệu trong quá khứ hay
có tương quan với dữ liệu trong hiện tại. Điều này được gọi là hành vi có quán tính.

You might also like