You are on page 1of 47

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÀI TẬP NHÓM MÔN: E-MARKETING

KẾ HOẠCH E-MARKETING CHO RA MẮT SẢN PHẨM KEM CELANO LESS


SUGAR 2024 TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

GVHD: GV. Phạm Thị Thái Quỳnh


NHÓM SV: Nhóm 3
NHÓM LỚP: 04

Hà Nội, 03/2024
DANH MỤC THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên Mã sinh viên Nội dung đóng góp


Nguyễn Quang Hà (Nhóm Phần 1, 2, 3, 4, 5, 6, Phát triển
1 B21DCMR004
trưởng) sản phẩm.
2 Trần Kim Hoa B21DCMR088 Phần 2, 3, 4, 5.

3 Hồ Hà Chi B21DCMR032 Phần 3, 5, Phát triển sản phẩm.

4 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt B21DCMR150 Phần 2, 3, 4.

5 Đặng Thị Diệu Linh B21DCMR010 Slide, Phát triển sản phẩm.

6 Trần Thị Thanh Huệ B21DCMR096 Phần 1, Word.

7 Lê Thị Ngọc Huyền B21DCMR104 Phần 2, 3, 4, 5.

8 Hồ Thị Nguyệt B21DCMR149 Phần 2, 3, 4.


9 Trương Minh Cường B21DCMR040 Slide, Phát triển sản phẩm.

Chú thích:
Phần 1: Giới thiệu doanh nghiệp và kem Celano Less Sugar

Phần 2: Nghiên cứu và phân tích tổng quan

Phần 3: Xây dựng chiến lược Marketing Mix

Phần 4: Kế hoạch triển khai

Phần 5: Ngân sách dự kiến

Phần 6: Chỉ tiêu đánh giá các kế hoạch


MỤC LỤC

PHẦN 1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ KEM CELANO LESS SUGAR


.........................................................................................................................................1

1.1. Giới thiệu về KIDO...................................................................................1

1.1.1. Tổng quan về KIDO...........................................................................1

1.1.2. Tầm nhìn............................................................................................1

1.1.3. Sứ mệnh..............................................................................................1

1.2. Hoạt động kinh doanh...............................................................................2

1.3. Lý do ra đời sản phẩm mới........................................................................3

1.3.1. Nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm tốt cho sức khỏe......................3

1.3.2. Tận dụng thị trường kem Less Sugar đang phát triển........................3

1.4. Kem Celano Less Sugar............................................................................3

1.4.1. Thay thế thành phần...........................................................................3

1.4.2. Tính toán calo tiêu giảm.....................................................................4

1.4.3. Thiết kế bao bì và kiểu dáng..............................................................4

PHẦN 2. NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TỔNG QUAN...............................5

2.1. Môi trường vĩ mô/vi mô............................................................................5

2.1.1. Môi trường vĩ mô...............................................................................5

2.1.2. Môi trường vi mô...............................................................................8

2.2. Phân tích SWOT......................................................................................10

2.3. Nghiên cứu STP......................................................................................12

2.3.1. Phân đoạn thị trường (Segmentation)..............................................12

2.3.2. Thị trường mục tiêu (Targeting).....................................................14

2.3.3. Định vị sản phẩm (Positioning)........................................................15


PHẦN 3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX...........................17

3.1. Xác định mục tiêu và chiến lược E-Marketing.......................................17

3.1.1. Các mục tiêu kế hoạch.....................................................................17

3.1.2. Chiến lược E-Marketing...................................................................17

3.2. Chính sách sản phẩm...............................................................................19

3.2.1. Mục tiêu về sản phẩm.......................................................................19

3.2.2. Các cấp độ của sản phẩm.................................................................19

3.2.3. Danh mục sản phẩm.........................................................................21

3.3. Chính sách giá.........................................................................................21

3.3.1. Chi phí nguyên vật liệu....................................................................21

3.3.2. Chi phí nghiên cứu và phát triển......................................................21

3.3.3. Chi phí sản xuất................................................................................21

3.3.4. Giá bán của các sản phẩm kem tương tự trên thị trường.................22

3.3.5. Mục tiêu lợi nhuận...........................................................................22

3.4. Chính sách phân phối..............................................................................22

3.4.1. Phân tích yêu cầu của khách hàng về mức độ đảm bảo dịch vụ......22

3.4.2. Phương án phân phối hiện tại...........................................................22

3.4.3. Phát triển kênh phân phối Online.....................................................23

3.5. Chính sách xúc tiến bán..........................................................................24

3.5.1. Marketing trực tuyến........................................................................24

3.5.2. Quảng cáo.........................................................................................24

3.5.3. Xúc tiến bán.....................................................................................25

3.5.4. PR.....................................................................................................25

3.5.5. Marketing trực tiếp...........................................................................26

PHẦN 4. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI................................................................27

4.1. Kế hoạch phát triển dòng sản phẩm Celano Less Sugar.........................27
4.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm........................................................27

4.1.2. Thay đổi bao bì đặc biệt...................................................................27

4.1.3. Mở rộng dòng sản phẩm...................................................................27

4.2. Chương trình giá.....................................................................................27

4.2.1. Chiến lược giá..................................................................................27

4.2.2. Phân biệt, thay đổi giá......................................................................28

4.3. Kế hoạch phân phối.................................................................................28

4.4. IMC Plan – “Kem Celano – Less Sugar vẫn ngon”................................30

4.4.1. Insight...............................................................................................30

4.4.2. IMC Plan..........................................................................................30

PHẦN 5. NGÂN SÁCH DỰ KIẾN...................................................................33

5.1. Ngân sách kế hoạch phát triển sản phẩm................................................33

5.2. Ngân sách hỗ trợ phân phối trực tuyến...................................................33

5.3. Ngân sách kế hoạch IMC........................................................................34

5.4. Tổng ngân sách........................................................................................35

PHẦN 6. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÁC KẾ HOẠCH.......................................36

6.1. Chỉ tiêu đánh giá kế hoạch phát triển sản phẩm......................................36

6.1.1. Hoạt động Nghiên cứu.....................................................................36

6.1.2. Hoạt động Phát triển sản phẩm........................................................36

6.1.3. Hoạt động Thử nghiệm sản phẩm....................................................36

6.2. Chỉ tiêu đánh giá kế hoạch phát triển kênh phân phối trực tuyến...........37

6.2.1. Giai Đoạn 1......................................................................................37

6.2.2. Giai Đoạn 2......................................................................................37

6.2.3. Giai Đoạn 3......................................................................................37

6.3. Chỉ tiêu đánh giá kế hoạch IMC..............................................................38

6.3.1. Giai Đoạn 1: Awareness...................................................................38


6.3.2. Giai Đoạn 2: Engagement................................................................38

6.3.3. Giai Đoạn 3: Amplify.......................................................................38


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng tóm tắt tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam đầu năm 2024 và
so sánh với cùng kỳ năm trước (YOY).............................................................................6

Bảng 2: Ma trận SWOT.....................................................................................10

Bảng 3: Phân đoạn thị trường...........................................................................12

Bảng 4: Kế hoạch phân phối.............................................................................28

Bảng 5: IMC Plan..............................................................................................31

Bảng 6: Ngân sách kế hoạch phát triển sản phẩm............................................33

Bảng 7: Ngân sách hỗ trợ phân phối trực tiếp..................................................33

Bảng 8: Ngân sách dự trù..................................................................................34

Bảng 9: Bảng tổng ngân sách............................................................................35


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Demo sản phẩm Celano Less Sugar.......................................................4

Hình 2: Nhân khẩu học của người dùng Meta....................................................7

Hình 3: Thời gian sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội............................7

Hình 4: Phân tích kem tại Việt Nam - Euromonitor International....................15

Hình 5: Phân tích kem tại Việt Nam - Euromonitor International....................15

Hình 6: Bản đồ định vị cho kem Celano Less Sugar.........................................16

Hình 7: Hình ảnh bao bì sản phẩm...................................................................20


PHẦN 1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ KEM CELANO
LESS SUGAR
1.1. Giới thiệu về KIDO

1.1.1. Tổng quan về KIDO

Tập đoàn KIDO được thành lập vào năm 1993 và từ đó trở thành một trong
những công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Trong suốt 22 năm đầu của chặng
đường phát triển, KIDO đã thiết lập và giữ vững vị thế dẫn đầu ở một loạt các sản
phẩm bánh kẹo, bánh quy và kem dưới thương hiệu KIDO
 Tên đầy đủ: Tập đoàn KIDO
 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
 Lĩnh vực kinh doanh: Thực phẩm
 Năm thành lập: 1993
 Người sáng lập: Ông Trần Kim Thành cùng ba nhà đồng sáng lập: bà
Vương Bửu Linh, bà Vương Ngọc Xiềm, ông Trần Lệ Nguyên
 Trụ sở chính: 138 – 142, Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1,
TP.HCM
 Website: https://www.kdc.vn/

1.1.2. Tầm nhìn

HƯƠNG VỊ CHO CUỘC SỐNG

1.1.3. Sứ mệnh

Trở thành một TẬP ĐOÀN THỰC PHẨM uy tín tại Việt Nam và Đông Nam Á
thông qua việc mang thêm nhiều hương vị đến cho khách hàng bằng những sản phẩm
an toàn, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo.
KIDO vì khách hàng
Sứ mệnh của KIDO đối với Khách hàng là tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện
dụng bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ
uống. Cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo
cho tất cả khách hàng để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm.
KIDO vì cộng đồng

1
Để góp phần phát triển và hỗ trợ Cộng đồng, KIDO chủ động tạo ra, đồng thời
tích cực tham gia và đóng góp cho những chương trình hướng đến cộng đồng và xã
hội. KIDO hướng đến trở thành tổ chức tiên phong cho sự phát triển của xã hội và
mang tính cộng đồng cao.
KIDO vì đối tác
Với Đối tác, sứ mệnh của KIDO là tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các
thành viên trong chuỗi cung ứng thông qua các sản phẩm đầy tính sáng tạo. KIDO
hướng tới mức lợi nhuận hài hòa cho các bên, cải tiến các quy trình cho chất lượng và
năng suất để tạo sự phát triển bền vững.
KIDO vì cổ đông
Với Cổ đông, sứ mệnh của KIDO là phân bổ vốn để tối đa hóa giá trị cho cổ
đông trong dài hạn và quản trị rủi ro để tạo sự ổn định và vững tin với các khoản đầu
tư đem lại lợi ích mong đợi của cổ đông.
KIDO vì nhân viên
KIDO luôn ươm mầm và tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu và kỳ vọng
trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của
Nhân viên. Vì vậy KIDO luôn có một đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, trung
thành, có khả năng thích nghi cao và đáng tin cậy.

1.2. Hoạt động kinh doanh

Trong năm 2023, Tập đoàn KIDO đặt mục tiêu doanh thu thuần 15.000 tỷ đồng
và lợi nhuận trước thuế 900 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 20% và 76% so với mức thực
hiện của năm 2022. Đây cũng là mức lợi nhuận trước thuế cao nhất của Tập đoàn này
kể từ năm 2017.
Tập đoàn KIDO đang dẫn đầu ngành hàng kem tại Việt Nam với thị phần
nắm giữ chiếm 44,5%; trong đó, thương hiệu kem Celano chiếm 24,2% thị phần và
thương hiệu kem Celano chiếm 19,2% thị phần. Tập đoàn này cũng đang dẫn đầu
ngành bơ thực vật tại Việt Nam với 74,9% thị phần, theo Euromonitor.
Tập đoàn KIDO đang xếp thứ 2 trong ngành dầu ăn của Việt Nam với các
thương hiệu nổi bật như Tường An Cooking Oil, Marvela, Olita, Vio… thị phần theo
tỷ lệ sở hữu và chi phối ở khoảng 39%.
Đối với mảng bánh kẹo, Tập đoàn KIDO đã quay trở lại lĩnh vực bánh tươi với
thương hiệu KIDO’s Bakery kể từ cuối năm 2021 và trở lại mảng bánh trung thu vào
năm 2022. Hiện tập đoàn KIDO đang nằm trong Top 3 thương hiệu bánh trung thu lớn
xét theo quy mô kinh doanh.

1.3. Lý do ra đời sản phẩm mới

1.3.1. Nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm tốt cho sức khỏe

Xu hướng tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày nay, đặc biệt là giới trẻ, quan tâm
đến sức khỏe và mong muốn sử dụng sản phẩm tốt cho sức khỏe.
Nhu cầu giảm lượng đường: Theo WHO, lượng đường tiêu thụ khuyến nghị
hàng ngày là 25g (6 muỗng cà phê) cho người trưởng thành. Tuy nhiên, lượng đường
tiêu thụ thực tế cao hơn nhiều, dẫn đến nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch.

1.3.2. Tận dụng thị trường kem Less Sugar đang phát triển

Thị trường tiềm năng: Thị trường các sản phẩm Less Sugar đang phát triển
nhanh chóng.
Cạnh tranh thấp: Thị trường kem Less Sugar hiện nay còn ít cạnh tranh, mở
ra cơ hội lớn cho KIDO.

1.4. Kem Celano Less Sugar

Trong bối cảnh ngày càng tăng cường ý thức về lối sống lành mạnh và chăm
sóc sức khỏe, lựa chọn dòng Kem Celano để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng. Nhóm đã tiến hành một số điều chỉnh cụ thể về thành phần và thiết kế
để tạo ra một sản phẩm không chỉ ngon miệng mà còn đáp ứng các yếu tố sức khỏe và
thị trường hiện đại.

1.4.1. Thay thế thành phần

Sữa Bột → Sữa Đặc/Sữa Tươi (Không Đường):

Sự thay thế này không chỉ giúp giảm lượng đường tiêu thụ mà còn tăng cường
hương vị đặc trưng của sản phẩm, tạo nên một kem mềm mịn và giàu hương vị.

Bột Mì → Bột Hạt Diêm Mạch:

Bột hạt diêm mạch là nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ và chất khoáng, đồng thời
giúp sản phẩm trở nên dinh dưỡng hơn mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng và
cảm giác ngon miệng.

Đường → Erythritol và Lactitol:


Sự sử dụng Erythritol và Lactitol không chỉ giảm lượng calo mà còn tạo nên
một hương vị ngọt nhẹ, phù hợp với người tiêu dùng đang tìm kiếm sản phẩm ít calo.

Siro Glucozo → Đường Mía/Mật Ong:

Sự thay thế này không chỉ làm giảm lượng đường mà còn mang lại hương vị tự
nhiên và giàu chất dinh dưỡng, tạo ra một sản phẩm vừa ngon miệng vừa lành mạnh.

1.4.2. Tính toán calo tiêu giảm

Việc thay thế các thành phần này có thể giảm lượng calo tổng cộng của kem
Celano khoảng 50-60%, giúp tạo ra một sản phẩm ít calo và Less Sugar hơn so với
phiên bản gốc. Tuy nhiên, lưu ý rằng các con số này chỉ mang tính chất ước lượng, và
thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào tỷ lệ thành phần sử dụng trong công thức cụ thể.

1.4.3. Thiết kế bao bì và kiểu dáng

Thiết kế lại bao bì và kiểu dáng của kem là một phần quan trọng để thu hút sự
chú ý của khách hàng. Một bao bì trẻ trung, hiện đại và mô tả rõ về tính năng Less
Sugar của sản phẩm sẽ làm tăng giá trị thương hiệu.

Hình 1: Demo sản phẩm Celano Less Sugar


Trong tổng thể, việc phát triển sản phẩm mới Kem Celano LessSugar với những
cải tiến về thành phần, tính chất dinh dưỡng, và thiết kế bao bì sẽ giúp chúng ta đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với kem LessSugar, đồng thời thể hiện
sự quan tâm của thương hiệu đối với sức khỏe và sự hài lòng của khách hàng.
PHẦN 2. NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TỔNG QUAN
2.1. Môi trường vĩ mô/vi mô

2.1.1. Môi trường vĩ mô

2.1.1.1. Văn hóa – xã hội

Cuộc sống ngày càng hiện đại đi kèm với đó là nguy cơ xuất hiện nhiều bệnh
tật. Chính vì vậy, người Việt đang có xu hướng chuyển sang chế độ ăn lành mạnh, hỗ
trợ sức khỏe, vận động nhiều, tăng cường đề kháng, vì thế họ lựa chọn đồ ăn Healthy
food. Đặc biệt kể từ đại dịch Covid-19 diễn ra từ năm 2019 tới nay, vấn đề sức khỏe
càng được đặt lên hàng đầu, người dân đều ý thức về việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe.
Tại Việt Nam, tình trạng thừa cân, béo phì cũng càng tăng nhanh, theo thống kê
của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thừa cân béo phì ở người trưởng thành hiện nay
là 6,6%. Người Việt Nam, từ giới trẻ tới người già bắt đầu học theo chế độ ăn khoa
học, họ ưu tiên những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn.

2.1.1.2. Kinh tế

Tăng trưởng GDP ổn định nên sức mua trên thị trường cao hơn, người tiêu dùng
sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn. GDP Việt Nam năm
2022 tăng 9,5% so với năm 2021. Về sử dụng GDP, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18%
so với năm trước.
Yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến việc định giá của sản phẩm, đến việc mua
nguyên vật liệu đầu vào để chế biến ra sản phẩm tốt cho sức khỏe. Yếu tố kinh tế cũng
ảnh hưởng đến hành vi mua của người dân, khi thu nhập và mức sống của người dân
Việt Nam ngày càng cao thì họ luôn quan tâm hàng đầu đến việc cải thiện và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho bản thân nói riêng và cho gia đình nói chung

2.1.1.3. Công nghệ

Kinh Đô đã phải đầu tư trang thiết bị sản xuất từ châu Âu đến con số triệu đô,
thực hiện đúng các nguyên tắc sản xuất kem sạch đạt chuẩn ISO 22000:2005. Một quy
trình sản xuất kem sạch hiện nay phải dựa theo các tiêu chuẩn được pháp luật Việt
Nam và quốc tế công nhận. Toàn bộ thiết bị, máy móc cũng đều được nhập từ châu Âu
– các quốc gia dẫn đầu công nghệ về chế biến sữa và kem.
Cũng dựa trên nền tảng công nghệ số, Công ty đã triển khai E-commerce để
hàng hóa từ Nhà phân phối đến tay người tiêu dùng và từ công ty đến người tiêu dùng
một cách trực tiếp. Đây là xu hướng tất yếu của công nghệ số 4.0 hiện nay.

2.1.1.4. Tự nhiên

Với tính chất nóng ẩm của khí hậu ở Việt Nam làm ảnh hưởng đến vấn đề bảo
quản và duy trì chất lượng sản phẩm kem. Bên cạnh đó, hiện tượng hạn hán, lũ lụt thất
thường của quốc gia nhiệt đới làm cản trở nỗ lực tự chủ nguyên liệu của Kinh đô.

2.1.1.5. Môi trường Internet


Bảng 1: Bảng tóm tắt tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam đầu năm 2024 và so
sánh với cùng kỳ năm trước (YOY)

Thời điểm Đầu năm 2024 YOY

Tổng dân số 99.19 triệu người +0.7%

Tổng số user 78.44 triệu người +0.6%

Số người dùng MXH 72.7 triệu người +9.8%

Số lượng thiết bị có kết nối di động 168.5 triệu +3.2%

(Nguồn: DIGITAL MARKETING 2024 - WE ARE SOCIAL)


Các thiết bị chiếm được sử dụng chủ yếu là điện thoạt, máy tính,... với thời
gian sử dụng mỗi ngày tuy có xu hướng giảm so với năm ngoái nhưng vãn ở mức cao
khi người dùng Việt Nam dành thời gian trên Internet là 6h18 /ngày.
Mục đích của các người dùng Internet Việt Nam là:
 Giữ liên lạc với gia đình và bạn bè (66.8%)
 Tìm kiếm thông tin (63.7%)
 Cập nhật tin tức và sự kiện mới (59.6%)
 Xem video, chương trình truyền hình và phim (52.4%)
 Nghe nhạc (47.7%)
 Nghiên cứu sản phẩm và thương hiệu (45.9%)
 Nghiên cứu các vấn đề sức khỏe và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe
(44.3%), …

Hình 2: Nhân khẩu học của người dùng Meta


(Nguồn: DIGITAL MARKETING 2024 - WE ARE SOCIAL)

Hình 3: Thời gian sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội
(Nguồn: DIGITAL MARKETING 2024 - WE ARE SOCIAL)

Với kênh Social Media, tỉ lệ người trẻ sử dụng SC là nhiều hơn hẳn với những
người lớn tuổi. Nhưng mục đích của họ lại gần như là giống trên Internet khi vẫn là
tương tác với bạn bè, người thân, tìm kiếm tin tức và mua sắm.
Nền tảng Social Media được yêu thích vẫn là 3 cái tên phổ biến là Facebook,
Tiktok và Youtube. Tuy nhiên, thời gian người dùng dành cho mỗi lần sử dụng
Tiktok lại là nhiều hơn hẳn những nền tảng còn lại.
Báo cáo của We Are Social năm 2024 cho thấy các công cụ tìm kiếm và quảng
cáo trên TV là hai kênh phổ biến nhất giúp người dùng Internet khám phá thông tin về
các thương hiệu mới, và các website theo hướng Content Marketing giữ vai trò chủ
chốt tiếp theo.
Trong khi đó, các kênh truyền thông qua nền tảng mạng xã hội và truyền miệng
ít phổ biến hơn trong việc giúp người dùng tiếp cận thông tin từ thương hiệu.
Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, các thương hiệu đang ngày
càng đầu tư nhiều hơn vào hoạt động quảng cáo, mặc dù mức tăng chi phí cho hoạt
động quảng cáo tính đến đầu năm 2024 đã giảm bớt so với cùng kỳ năm trước.
Trong số các hình thức quảng cáo trực tuyến, các thương hiệu đang tập trung
nhiều nhất vào ba hình thức quảng cáo bao gồm Search Ads (489.7 triệu USD), Video
Ads (238.4 triệu USD) và Banner Ads (342.1 triệu USD).

2.1.2. Môi trường vi mô

2.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Không tính đến phân khúc cao cấp của các thương hiệu kem ngoại, ba đối thủ
chính trong ngành kem và thực phẩm đông lạnh là thương hiệu kem Vinamilk với thị
phần khoảng 8,8% và Unilever với 2 thương hiệu kem Cornetto và Paddle Pop với
tổng thị phần 8,9%.

Nhờ các công ty như KDF, Vinamilk và Unilever Vietnam, phân khúc giá trung
bình tiếp tục là thị trường lớn nhất trong danh mục này. Tuy nhiên thương hiệu cao cấp
cũng trở nên phổ biến hơn trong giai đoạn gần đây thông qua các thương hiệu quốc tế
như Swensens và Baskin-Robbins.

2.1.2.2. Khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm: Khách hàng
lẻ và Nhà phân phối.
Các sản phẩm của Kinh Đô chủ yếu là bánh, kẹo, sữa, kem,... là những sản
phẩm có mức giá tương đối thấp nên việc khách hàng chuyển sang mua sản phẩm từ
một thương hiệu khác là rất dễ dàng bởi vì chi phí chuyển đổi thấp nên khách hàng
luôn tạo ra sức ép cho công ty. Đòi hỏi công ty phải không ngừng phát triển sản phẩm
để làm hài lòng khách hàng.

2.1.2.3. Trung gian marketing

Hệ thống phân phối kem Kinh Đô trải dài khắp toàn quốc Việt Nam, với thương
hiệu Kem Celano. Với chiến dịch cung cấp tủ kem cho gần như toàn bộ các cửa hàng
tạp hóa, siêu thị mini có nhập hàng và kinh doanh các dòng kem thương hiệu của Kinh
đô, độ phủ của loại kem này trên thị trường là rất lớn.
Kinh Đô có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với trên 200 nhà phân phối
và 120.000 điểm bán lẻ cho ngành hàng thực phẩm và 65 nhà phân phối cùng trên
30.000 điểm bán lẻ của kênh hàng lạnh. Bên cạnh đó, Công ty còn sở hữu kênh bán lẻ
gồm chuỗi các cửa hàng Kinh Đô Bakery. Với thế mạnh về kênh phân phối trải rộng
và đa dạng, Công ty khẳng định khả năng vượt trội trong việc phân phối sản phẩm một
cách nhanh chóng. Mặt khác, chi phí bán hàng của Kinh Đô gồm các khoản trả hoa
hồng cho các nhà phân phối, đại lý bán hàng, những người thanh toán trước tiền hàng
và có doanh thu bán hàng cao, chi phí phát triển thương hiệu. Chi phí này bán hàng
của Kinh Đô là hợp lý. Vì vậy, có thể thấy áp lực đến từ các nhà phân phối đối với
Kinh Đô là không lớn.
Không phân biệt địa lý, khu vực, bất kể chủ cửa hàng kinh doanh tại đâu trong
list danh sách tỉnh thành tại Việt Nam đều có thể liên hệ Hotline phân phối kem Kinh
Đô với thương hiệu là kem Celano.

2.1.2.4. Nhà cung cấp

Các nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm của Công ty hầu hết đều được mua
thông qua hệ thống mua hàng của Công ty Cổ phần Kinh Đô. Khi có nhu cầu về
nguyên vật liệu, Công ty sẽ đề xuất nguyên vật liệu cần dùng thông qua đơn đặt hàng.
Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm bao gồm: bột sữa, đường, chocolate,
đậu, hương liệu khác. Đường, bột được cung cấp từ trong nước. Bột sữa, nguyên liệu
sản xuất chocolate được nhập khẩu. Các loại hương liệu chủ yếu được cung cấp từ các
doanh nghiệp trong nước.
Vật liệu phụ gồm các loại bao gì đóng gói sản phẩm từ chất liệu gỗ (dùng làm
que kem, polypropylene, KOP,..). Các loại bao bì này cũng được cung cấp bởi các
doanh nghiệp lớn và có uy tín trong nước.

2.2. Phân tích SWOT

Bảng 2: Ma trận SWOT


Strengths Weaks
1. Kem Celano trực thuộc 1. Các dòng kem thường
tập đoàn KIDO nên được chứa thành phần chính là
đầu tư rất mạnh, có tên dầu thực vật, bơ, vani,
tuổi và uy tín trên thị sữa, socola dễ gây ra cảm
trường, nhận được nhiều giác béo phì.
giải thưởng Hàng Việt 2. Website, các nền tảng
Nam Chất lượng cao, mạng xã hội có lượng
Chứng chỉ quốc tế traffic còn chưa cao.
HACCP, Cúp vàng 3. Không đo được tỷ lệ
Thương Hiệu An Toàn Vì chuyển đổi.
Sức Khỏe Cộng Đồng… 4. Chưa chú trọng xây
2. Hệ thống phân phối dựng kế hoạch Digital
rộng khắp, các đại lý bán Marketing tích hợp.
lẻ, đại lý cấp I, siêu thị, 5. Nhân viên chưa tận
cửa hàng,các sàn thương dụng được thế mạnh
mại điện tử… Digital.
3. Có thị trường rộng 6. Website chưa tối ưu cho
lớn, hoạt động nghiên cứu người dùng cấu trúc, nội
và phát triển mạnh. dung, tốc độ.
4. Chất lượng sản phẩm 7. CRM chưa tốt, dịch vụ
tốt, đảm bảo. chưa nổi bật.
5. Số lượng sản phẩm đa
dạng.
6. Về giá cả thì các sản
phẩm của Celano được
người tiêu dùng đánh giá
là hợp lý phù hợp với túi
tiền của mọi người.
Opportunities S-O W-O
1. Thị trường kem tại Việt 1. Mở rộng quy mô kinh 1. Xây dựng chiến lược
Nam ngày càng rộng doanh, phát triển thị phần. Digital Marketing để tăng
mở, tiềm năng phát (S1,2,3+O1) độ nhận diện thương hiệu,
triển trong nước lớn. Đặc 2. Phát triển thêm sản thu hút khách hàng, tình
biệt, là sau khi Việt Nam phẩm mới, đáp ứng nhu yêu, sự trung thành với
gia nhập WTO cầu đa dạng của người tiêu thương hiệu. (W2,5+O6)
2. Việc tạo ra hương vị dùng. (S1,2,3+O2,4) 2. Dùng các hoạt động tối
mới, có thành phần tốt cho 3. Sử dụng Digital ưu tỷ lệ chuyển đổi để thu
sức khỏe giúp Celano Marketing để nâng cao thập thông tin khách hàng
khẳng định được thương thương hiệu và tiếp cận (W3,5+O3,5)
hiệu với khách hàng. khách hàng (S1+O3,5) 3. Ứng dụng công nghệ
3. Người dùng sử dụng vào việc chăm sóc khách
internet nhiều . hàng, đo lường hiệu quả,
4. Kinh tế phát triển, nhu chương trình chăm sóc
cầu ăn uống của con người khách hàng thân
cũng tăng lên ngoài các thiết(W5,7+O5)
món chính thì con người 4. Đào tạo nghiệp vụ giúp
còn có nhu cầu ăn món ăn chuyên viên online có thể
vặt, ăn nhẹ chính vì vậy quản lý và xây dựng tốt
Celano có thể nắm bắt các kênh truyền thông của
được các đối tượng khách doanh nghiệp (W5+O5)
hàng sử dụng kem.
5. Công nghệ tiếp cận hiện
đại, phát triển
Threats S-T W-T
1. Cạnh tranh cao với các 1. Cải thiện quá trình sản 1. Xây dựng tuyên bố giá
đối thủ lớn như Wall’s, xuất, chất lượng sản trị khác biệt. (W1+T1,2)
Vinamilk,… phẩm, quy trình chăm sóc 2. Xây dựng chiến lược
2. Đối thủ có chiến lược khách hàng để ổn định gia tăng sự tương tác và
tiếp cận khách hàng đa doanh thu, lợi nhuận. giữ chân khách hàng hiện
dạng và hiệu quả (S1,3,4,5,6+T1,2) tại (W2,6,7+T3,4)
3. Cần đầu tư hơn về các 2. Phát triển thêm các 3. Dùng Social Media để
mẫu mã sản phẩm, hương công nghệ hiện đại, tránh định hình lại giá trị trên
vị để đa dạng với nhu cầu tác động của môi trường mạng xã hội (W1+T3)
khách hàng. bên ngoài đến sản phẩm.
3. Người dùng bị ảnh (S1+T4)
hưởng bởi truyền thông và 3. Tận dụng thế mạnh của
mạng xã hội thương hiệu Social Media,
4. Công nghệ đang thay khai thác triệt để lượng
đổi nhanh chóng, nhưng truy cập bằng tiếp thị nội
doanh nghiệp chưa bắt dung (S1+T3,4)
kịp.
2.3. Nghiên cứu STP

2.3.1. Phân đoạn thị trường (Segmentation)

Là một món ăn vặt giúp giải nhiệt rất tốt, đồng thời cũng đem lại một số lợi ích
như phục hồi năng lượng, cung cấp vitamin, nguồn khoáng chất phong phú, tinh thần
vui vẻ phù hợp với đa dạng khách hàng cả nam và nữ ở mọi độ tuổi, đối với trẻ em
trên 24 tháng tuổi mới được sử dụng.

Bảng 3: Phân đoạn thị trường

Phân khúc 1 Phân khúc 2 Phân khúc 3 Phân khúc 4

Trẻ em Giới trẻ Nhân viên văn Nội trợ


phòng/ người
lao động

Độ tuổi: trên 24 Độ tuổi: 15-25 Độ tuổi: 25-40 Giới tính: đa số


Nhân
tháng tuổi. tuổi. tuổi. là phụ nữ đã có
khẩu
Thu nhập: phụ Thu nhập: phụ Thu nhập: Thu gia đình và quản
học
thuộc tài chính. thuộc tài chính nhập ổn định, lý công việc gia

hoặc thu nhập độc lập tài chính. đình.

thấp. Thu nhập: độc

lập về tài chính.

Địa Trải dài khắp Việt Nam, tập trung chủ yếu nơi đông dân cư như đồng bằng,
lý ven biển,...

Tâm - Thích đồ - Thường quan - Thường quan - Có bị thu hút


lý ngọt. tâm và bị thu tâm và bị thu bởi sản phẩm
- Những cây hút bởi sản hút bởi sản mới lạ nhưng
kem có hình phẩm mới, phẩm mới, ít mua, ít trải
thù bắt mắt, cảm giác cảm giác nghiệm.
dễ thương. muốn trải muốn trải - Chuộng sản
nghiệm nghiệm. phẩm mang
- Chuộng sản - Ưa thích sản lại dinh
phẩm có phẩm có dưỡng,
hương vị lạ. hương vị phổ healthy cho
biến, truyền bản thân và
thống. gia đình.

Hành - Là người sử - Mua sản - Mua sản - Mua cho gia


vi dụng sản phẩm và trải phẩm cho cá đình.
phẩm nhiều nghiệm sản nhân hoặc - Thường quan
nhưng không phẩm tập thể sử tâm tới chất
phải là người - Thường quan dụng. lượng và giá
mua. tâm đến giá - Thường quan thành sản
- Là người gợi cả, hương vị, tâm tới phẩm.
ý cho người bao bì sản hương vị, - Mua số lượng
khác mua (ba phẩm… chất lượng, nhiều nhưng
mẹ,..). - Sẽ là khách bao bì sản không thường
- Sử dụng hàng trung phẩm… xuyên.
nhiều, liên tục thành nếu - Mua hàng - Sử dụng để
khi nắng nóng hợp khẩu vị, không giải tỏa căng
nếu hợp khẩu thường mua thường thẳng và tự
vị. lẻ số lượng xuyên. thưởng cho
- Sử dụng để ít. - Sử dụng bản thân sau
giải khát, thỏa - Sử dụng nhằm giải một ngày làm
mãn vị giác. nhằm thoả tỏa căng việc căng
- Các chương mãn vị giác, thẳng, kích thẳng, mệt
trình khuyến tăng cường thích não bộ mỏi.
mãi thường tương tác xã nhờ lượng - Khuyến mãi
không ảnh hội bằng việc đường có ảnh hưởng
hưởng quá lớn cùng nhau ăn trong kem. lớn tới quyết
tới việc mua kem. - Thường mua định mua,
hàng vì nhóm - Chương trình là sử dụng kích thích nhu
tuổi này khuyến mãi ngay, khuyến cầu mua kem
thường mua lẻ có ảnh hưởng mãi sẽ được của khách
và ít. nhỏ tới quyết quan tâm nếu hàng.
định mua của khách hàng
đang tập
trung theo
khách hàng. nhóm.

2.3.2. Thị trường mục tiêu (Targeting)

Đối tượng ăn kem: dưới 15 tuổi


Đối tượng mua hoặc/ ăn kem: 15-30 tuổi (tập trung)
Đối tượng mua phục vụ nhu cầu gia đình/ăn kem: 31-50 tuổi
Nghề nghiệp, giới tính: không phân biệt
Đặc điểm tâm lý, hành vi:
 Người theo chế độ ăn kiêng:
 Người muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng.
 Người có bệnh lý như tiểu đường, tim mạch,... cần hạn chế đường,
béo phì.
 Người tập luyện thể thao:
 Cần bổ sung năng lượng và protein sau khi tập luyện.
 Muốn có sản phẩm giúp phục hồi cơ bắp và tăng cường sức khỏe.
 Người yêu thích ăn uống lành mạnh:
 Quan tâm đến nguồn gốc nguyên liệu và thành phần dinh dưỡng.
 Muốn thưởng thức kem ngon mà vẫn tốt cho sức khỏe.
 Cha mẹ có con nhỏ:
 Muốn cho con ăn kem an toàn và tốt cho sức khỏe.
 Tìm kiếm sản phẩm kem Less Sugar, ít chất béo và không chứa
chất phụ gia.
 Ngoài ra, thị trường mục tiêu của kem healthy còn có thể bao gồm: Người
ăn chay, Người có lối sống bận rộn, cần sản phẩm tiện lợi.
2.3.3. Định vị sản phẩm (Positioning)

Thị trường kem Việt Nam vẫn là cuộc chơi của 3 doanh nghiệp lớn là Kido
Group, Unilever Việt Nam và Vinamilk. Thị phần của 3 đơn vị này là 67.2%, tăng từ
mức 58,8% năm 20

Hình 4: Phân tích kem tại Việt Nam - Euromonitor International

Hình 5: Phân tích kem tại Việt Nam - Euromonitor International


Dựa vào các lợi thế có sẵn về thương hiệu, sản phẩm mới của Celano sẽ là dòng
kem Less Sugar với lượng calo trên mỗi cây kem được giảm rõ rệt mà hương vị
vẫn giữ nguyên có thể đánh giá rằng dòng sản phẩm Celano Less Sugar mới là dẫn
đầu thị trường, uy tín, có nhiều sự tin tưởng, tin dùng đến từ khách hàng. Cùng với đó
là thương hiệu kem có hương vị độc đáo, ngon đáp ứng được khẩu vị của nhiều phân
khúc khác nhau.

Hình 6: Bản đồ định vị cho kem Celano Less Sugar


PHẦN 3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
3.1. Xác định mục tiêu và chiến lược E-Marketing

3.1.1. Các mục tiêu kế hoạch

3.1.1.1. Mục tiêu doanh số cho sản phẩm Celano Less Sugar trong năm

Sản lượng tiêu thụ đạt 300,000 cây kem cho sản phẩm mới trong quý 2 và
500.000 cây kem trong quý 3 và quý 4 năm 2024.

3.1.1.2. Mục tiêu Marketing trong năm

Sản phẩm mới nhanh chóng đến được với khách hàng mục tiêu và trở thành một
trong những sản phẩm bán chạy trong năm.
Trong năm 2024, đạt 200.000 người là đối tượng công chúng mục tiêu sử dụng
sản phẩm và thực hiện thống kê số liệu và tài chính trong doanh nghiệp để đánh giá
tiến độ.
Nhận biết của khách hàng về sản phẩm Celano Less Sugar là cao, đạt 80%
trong tệp công chúng mục tiêu.

3.1.1.3. Mục tiêu truyền thông

Sau chiến dịch truyền thông, đạt Top 10 về thảo luận chủ đề Food&Drink trên
fcác BXH như SocialTrend.
Tăng số người theo dõi các FanPage trên Social Media lên 10-15%
Tăng số lượt truy cập website từ nguồn organic search thêm 10%

3.1.2. Chiến lược E-Marketing

3.1.2.1. Chiến lược về Thị trường và Sản phẩm: Phát triển Thị trường

Với sản phẩm mới Less Sugar doanh nghiệp cần nghiên cứu và áp dụng phản
hồi từ khách hàng để liên tục cải thiện sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, tạo ra sự hiểu biết
sâu rộng về nhu cầu và mong muốn của thị trường Việt Nam về sản phẩm kem Less
Sugar. Khi phát triển thành công thị trường này sẽ là cơ hội cho Celano khai thác với
các dòng sản phẩm sẵn có của mình.
3.1.2.2. Chiến lược Marketing Mục tiêu: Tập trung vào Phân khúc Người trẻ và
Định vị/Khác biệt hóa: Dòng kem Less Sugar, Ít Calo đầu tiên ở Việt Nam.

Chiến lược Marketing cho Celano Less Sugar là tập trung hướng vào phân khúc
người trẻ. Doanh nghiệp cần tạo được sự nhận diện của sản phẩm trên Internet hoặc
các kênh truyền thống khác và giúp công chúng hiểu được sản phẩm mới mang lại
hiệu quả như nào sao với các sản phẩm thông thường.
Từ đó, Celano sẽ tạo ra các chiến dịch quảng bá tập trung vào các kênh Internet
- vì đây là 1 điểm chạm hiệu quả với người trẻ Việt Nam hiện nay. Sản phẩm Celano
Less Sugar là sản phẩm đầu tiên trên thị trường kem Việt Nam về việc đường được
thay thế và calo được giảm rõ rệt trên mỗi cây kem. Vì vậy, các chiến dịch nên nhấn
mạnh vào đặc điểm này cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về thành phần và hiệu
quả của kem LESS SUGAR là rất quan trọng để tạo sự hiểu biết và niềm tin từ phía
người tiêu dùng.

3.1.2.3. Phân Phối Đa Kênh

Xây dựng và phát triển kênh bán hàng trực tuyến như website chính thức, cũng
như các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada để tối ưu hóa việc tiếp
cận khách hàng.
Tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt cho việc mua sắm online
để kích thích mua hàng thông qua các kênh này.

3.1.2.4. Truyền Thông Đa Kênh

Tạo ra chiến dịch truyền thông tích hợp (IMC) kết hợp các phương tiện truyền
thông trực tuyến và ngoại tuyến như quảng cáo trên Google, Facebook, Instagram,
cùng với quảng cáo truyền hình, radio, và báo chí.
Đảm bảo sự liên kết giữa các phương tiện truyền thông để tạo ra một thông điệp
nhất quán và mạnh mẽ về sản phẩm kem Celano Less Sugar.
Sử dụng công cụ analytics để đo lường hiệu quả của chiến dịch IMC và điều
chỉnh chiến lược truyền thông theo kết quả thu được.
3.2. Chính sách sản phẩm

3.2.1. Mục tiêu về sản phẩm

Ra mắt được sản phẩm xứng đáng với sự kỳ vọng và sự tin tưởng của khách
hàng từ trước đến nay đối với dòng kem Celano và thương Hiệu KIDO.
Truyền tải được các lợi ích lý tính và cảm tính cho người tiêu dùng trên
Internet: sự tiện lợi, sản phẩm chất lượng, thỏa mãn sự say mê trong hương vị của mà
cây kem mang lại.
Truyền tải được thông điệp và lợi ích đối với sức khỏe của sản phẩm qua bao
bì, nhãn hiệu, hình ảnh từ đó gia tăng độ nhận diện và lựa chọn sản phẩm của khách
hàng.

3.2.2. Các cấp độ của sản phẩm

3.2.2.1. Giá trị cốt lõi


a. Đặc tính sử dụng
Dòng kem Celano Less Sugar có chứa lượng đường và các chất béo thấp hơn
giúp người giữ dáng, giảm cân hay người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường không còn
đắn đo khi sử dụng một lượng kem vừa đủ.

Kem Celano Less Sugar không chứa các chất gây kích ứng như hương liệu
nhân tạo giúp giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em, người
mang bầu.

b. Đặc tính tâm lý

Sản phẩm kem Celano Less Sugar đem đến sự tiện lợi và hương vị hấp dẫn, có
lượng đường nhỏ đủ để làm người ăn cảm thấy dễ chịu, mát lạnh, có năng lượng tức
thì nhưng không nạp quá nhiều calo vào trong cơ thể khiến chúng ta yên tâm hơn về
sức khỏe, làn da và cân nặng.

3.2.2.2. Sản phẩm cụ thể

Nhãn hiệu:
Là một trong các thương hiệu kem được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng
hương vị chuẩn quốc tế, thời thượng. Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường
Euromonitor, Tập đoàn KIDO đang dẫn đầu ngành hàng kem lại tại Việt Nam với thị
phần nắm giữ chiếm 44,5%; trong đó, thương hiệu kem Celano chiếm 19,2% thị phần.
Celano được các chuyên gia về kem hàng đầu đánh giá cao về chất lượng, cho
ra đời các hương vị đúng gu thưởng thức của người Việt Nam, bắt nhịp xu hướng quốc
tế với chuẩn 5 sao.
Kiểu dáng và thiết kế bao bì sản phẩm:

Hình 7: Hình ảnh bao bì sản phẩm


Kem Celano Less Sugar có thiết kế bao bì bắt mắt, màu sắc tươi mát và vẫn giữ
nguyên chất liệu bên ngoài làm bằng giấy nhôm đảm bảo vệ sinh thực phẩm, vừa giúp
dễ dàng tái chế bảo vệ môi trường mà vẫn đảm bảo cho chất lượng kem bên trong ít bị
biến đổi bởi nhiệt độ, môi trường.
Sản phẩm Celano phiên bản Less Sugar tiếp tục trình làng với bao bì hình nón
trụ có trọng lượng 66g có màu sắc chủ đạo là nâu, vàng (với vị socola) và màu trắng,
xanh nước biển (với vị vani). Thiết kế bao bì với các màu sắc giúp khách hàng dễ liên
tưởng tới hương vị bên trong của que kem và hình minh họa bắt mắt để kích thích vị
giác của khách hàng.
Mặt sau bao bì sản phẩm có in đầy đủ các thông tin về ngày sản xuất, hạn sử
dụng, thành phần, nơi sản xuất, mã vạch,... để khách hàng cảm thấy yên tâm khi chọn
mua và sử dụng sản phẩm.

3.2.2.3. Sản phẩm gia tăng

Sản phẩm gia tăng cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình quyết định
mua của khách hàng. Celano đã có những cách xây dựng sản phẩm gia tăng bằng cách
giảm giá hoặc tặng kèm quà cho khách hàng mua combo sản phẩm.
3.2.3. Danh mục sản phẩm

Hiện nay, Celano sẽ cho ra mắt dòng kem Celano Less Sugar với hai hương vị:
 Hương Vani
 Hương socola

3.3. Chính sách giá

Để định giá cho việc phát triển 1 loại kem Celano Less Sugar, cần căn cứ giá và
định giá theo Chiến lược giá hớt váng sữa (là chiến lược định giá sản phẩm ở mức cao
khi mới ra mắt, sau đó giảm giá dần dần khi nhu cầu giảm xuống).
Căn cứ vào cấc yếu tố sau để đưa ra mức giá:

3.3.1. Chi phí nguyên vật liệu

 Sữa: Giá sữa tươi nguyên kem, sữa bột béo, sữa đặc có đường sẽ cao hơn
so với sữa Less Sugar.
 Đường: Loại đường thay thế (chiết xuất từ cây cỏ ngọt, stevia, erythritol)
thường đắt hơn đường mía.
 Chất tạo ngọt: Có thể sử dụng các loại chất tạo ngọt tự nhiên như monk
fruit, stevia, hoặc chất tạo ngọt nhân tạo như sucralose, aspartame.
 Hương liệu: Hương liệu tự nhiên thường đắt hơn hương liệu tổng hợp.
 Chất phụ gia: Chất ổn định, chất nhũ hóa, màu thực phẩm,... có giá thành
khác nhau tùy loại.

3.3.2. Chi phí nghiên cứu và phát triển

 Chi phí cho đội ngũ nghiên cứu, thử nghiệm công thức.
 Chi phí cho thiết bị, máy móc, phòng thí nghiệm.
 Chi phí đăng ký bản quyền, sáng chế.

3.3.3. Chi phí sản xuất

 Chi phí cho dây chuyền sản xuất, bao bì, vận chuyển.
 Chi phí nhân công.
 Chi phí quản lý, marketing.
3.3.4. Giá bán của các sản phẩm kem tương tự trên thị trường

Cần khảo sát giá bán của các sản phẩm kem Less Sugar của các thương hiệu
khác để đưa ra mức giá cạnh tranh.

3.3.5. Mục tiêu lợi nhuận

Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu lợi nhuận mong muốn để có thể định giá
sản phẩm phù hợp.
Công thức tính giá:
Giá bán = (Giá nguyên liệu + Chi phí sản xuất + Chi phí bán hàng) / Số
lượng kem bán ra + Lợi nhuận mong muốn
Giá nguyên liệu cho một cái kem Celano Less Sugar 100ml là 10.000 đồng.
Chi phí sản xuất cho một hộp kem Celano Less Sugar 100ml là 5.000 đồng.
Chi phí bán hàng cho một hộp kem Celano Less Sugar 100ml là 2.000
đồng.
Lợi nhuận trên mỗi cây kem: 5.000 đồng/kem.
Số lượng kem Celano Less Sugar 100ml bán ra mỗi ngày là 1.000 kem
→Giá bán = (10.000 + 5.000 + 2.000) / 1.000 + 5.000 = 22.000 đồng
Vậy, giá bán cho một hộp kem Celano Less Sugar 100ml trong trường hợp này
là 22.000 đồng.

3.4. Chính sách phân phối

3.4.1. Phân tích yêu cầu của khách hàng về mức độ đảm bảo dịch vụ

Là sản phẩm đặc thù khi hành vi mua và tiêu dùng diễn ra rất nhanh (có thể liên
tục) do đặc tính sản phẩm kem là dễ tan, biến dạng,... nên một địa điểm mua sản phẩm
gần, thuận tiện hoặc phân phối tận nơi là điều cần thiết để có thể dùng ngay mà vẫn
phải đảm bảo chất lượng (kênh phân phối gần nhà, tạp hoá, siêu thị, nơi làm việc,
trường hợp, khu vui chơi, trung tâm thương mại, siêu thị…)

3.4.2. Phương án phân phối hiện tại

Kênh phân phối sản phẩm của Kido Việt Nam được tổ chức thành ba phần
chính: nhà phân phối cấp 1, nhà phân phối cấp 2 và mạng lưới điểm bán lẻ.
3.4.2.1. Nhà phân phối cấp 1

Đây là các công ty được ủy quyền phân phối sản phẩm trực tiếp từ Kido. Các
nhà phân phối cấp 1 có trách nhiệm chính là phân phối sản phẩm đến các nhà phân
phối cấp 2. Họ là liên kết chính trong chuỗi cung ứng và phân phối của Kido.

3.4.2.2. Nhà phân phối cấp 2

Mỗi tỉnh thường có từ 2 đến 5 nhà phân phối cấp 2, chịu trách nhiệm tiếp nhận
và phân phối sản phẩm tới mạng lưới các điểm bán lẻ. Tại mỗi nhà phân phối cấp 2, có
đội ngũ bán hàng từ Kido, hỗ trợ trong việc điều phối, trưng bày và bán hàng tại các
điểm bán lẻ. Ngoài ra, nhà phân phối cấp 2 cũng cung cấp các tủ kem và tổ chức bán
hàng qua các xe đẩy lưu động.

3.4.2.3. Mạng lưới điểm bán lẻ

Hiện tại, có hơn 120.000 điểm bán lẻ trên cả nước, là nơi cuối cùng sản phẩm
của Kido đến tay người tiêu dùng. Các điểm bán này được lựa chọn kỹ lưỡng, đào tạo
và được đầu tư cơ sở vật chất để vận hành kinh doanh một cách hiệu quả. Công ty
cũng hỗ trợ mặt truyền thông và quảng cáo cho các điểm bán. Các điểm bán lẻ phổ
biến bao gồm cửa hàng thực phẩm, cửa hàng bách hoá, cửa hàng tiện lợi và nhiều hơn
nữa.
Ngoài ra, công ty còn thiết lập một kênh phân phối riêng để cung cấp sản phẩm
trực tiếp tới các siêu thị như Metro, Coopmart và các siêu thị khác.

3.4.3. Phát triển kênh phân phối Online

3.4.3.1. Nhà phân phối cấp 1

Trang web và cửa hàng trực tuyến chính thức: Xây dựng một trang web chính
thức hoặc cửa hàng trực tuyến riêng cho những nhà phân phối cấp 1. Đây là nơi họ có
thể đặt hàng và quản lý dòng sản phẩm Celano của Kido một cách thuận tiện.

3.4.3.2. Nhà phân phối cấp 2

Hệ thống đặt hàng trực tuyến: Phát triển một hệ thống đặt hàng trực tuyến dành
cho nhà phân phối cấp 2. Họ có thể dễ dàng xem danh sách sản phẩm, kiểm tra tình
trạng hàng tồn và đặt hàng từ đó.
3.4.3.3. Mạng lưới điểm bán lẻ (Cấp 2 và 3)

Gian hàng trực tuyến trên các trang web siêu thị: Thiết lập và quản lý gian hàng
trực tuyến cho sản phẩm Celano trên các trang web siêu thị như Metro, Coopmart,
giúp tăng cơ hội tiếp cận với đối tượng khách hàng lớn.

3.5. Chính sách xúc tiến bán

3.5.1. Marketing trực tuyến

3.5.1.1. Facebook Page

Chia sẻ những thông tin tích cực về loại kem Celano mới, đặc biệt là về các lợi
ích cho sức khỏe và tính Less Sugar của sản phẩm.
Tổ chức mỗi tháng một mini game có nội dung liên quan đến kem Celano mới
để tạo thêm sự hứng thú và tương tác từ phía khách hàng.

3.5.1.2. YouTube

Đăng tải hai video ngắn mỗi tháng về kem Celano mới để giới thiệu sản phẩm
đến đông đảo khán giả.
Đăng tải một video ngắn mỗi tháng chia sẻ các đánh giá và nhận xét từ những
khách hàng đã trải nghiệm kem Celano mới.

3.5.1.3. TikTok

Book người có tầm ảnh hưởng để hợp tác sản xuất một video quảng cáo sản
phẩm tại Facebook Page và TikTok, giúp tăng cường sự nhận thức và tương tác với
sản phẩm từ cộng đồng mạng.

3.5.1.4. Instagram

Liên hệ với ba gia đình nổi tiếng hiện nay, bao gồm gia đình Cam Cam, Đậu, và
Xoài, để hợp tác quảng bá sản phẩm kem Celano mới trên Instagram, tăng cường sự
nhận thức và uy tín của sản phẩm trong cộng đồng mạng.

3.5.2. Quảng cáo

Celano đã trở thành một nhãn hiệu kem quen thuộc với người tiêu dùng Việt
Nam, do đó, công ty đã cắt giảm hình thức quảng cáo trên truyền hình để tiết kiệm
kinh phí. Thay vào đó, KIDO tập trung vào quảng cáo trên các trang báo mạng và
mạng Internet.
3.5.2.1. Kênh ngoài trời

Book billboard và pano quảng cáo tại các điểm giao thông lớn, Trung tâm
thương mại, nhằm tăng cường sự nhận thức về sản phẩm.

3.5.2.2. Kênh trực tuyến

Báo mạng: Book quảng cáo tại các trang báo lớn như VnExpress để tiếp cận
đông đảo độc giả trực tuyến.
Mạng xã hội: Phối hợp các hoạt động trên các công cụ Marketing trực tuyến
như Facebook, Instagram, để tạo ra sự tương tác và lan truyền thông điệp về sản phẩm
đến cộng đồng mạng.

3.5.3. Xúc tiến bán

3.5.3.1. Kết hợp với đại lý bán lẻ:

Mỗi tháng, tổ chức một chương trình khuyến mãi mua 3 tặng 1 nhằm kích thích
người tiêu dùng mua sản phẩm Celano. Đây là một chiến lược hiệu quả để tăng doanh
số bán hàng và thu hút sự quan tâm của khách hàng.

3.5.3.2. Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết:

Tạo ra một chương trình khách hàng thân thiết để khuyến khích khách hàng
quay lại cửa hàng. Cung cấp vouchers đặc biệt, giảm giá hoặc sản phẩm miễn phí sau
một số lần mua nhất định. Điều này giúp tạo ra một mối quan hệ lâu dài với khách
hàng và tăng cơ hội tái bán hàng.

3.5.4. PR

KIDO Group không ngừng tích cực tham gia và tài trợ các chương trình thiện
nguyện nhằm xây dựng hình ảnh đẹp đối với công chúng. Đặc biệt, KIDO đã dành 500
triệu đồng để tặng 2000 thẻ bảo hiểm y tế và quà cho người nghèo, nhằm hỗ trợ và
chia sẻ gánh nặng với cộng đồng.
Ngoài ra, KIDO thường xuyên tổ chức các lễ hội và sự kiện để tạo điều kiện
cho việc gặp gỡ và giao lưu với khách hàng của mình. Một trong những sự kiện gần
đây nhất là Lễ hội Thế giới kem Celano đã diễn ra vào ngày 9/1/2021 tại Vạn Hạnh
Mall, mang đến trải nghiệm đặc biệt và gắn kết với khách hàng thông qua sản phẩm
của công ty.
3.5.5. Marketing trực tiếp

KIDO quyết định mở quầy dùng thử sản phẩm tại các địa điểm sau để tăng cơ
hội tiếp cận và thu hút người tiêu dùng:
 Lotte Mart & Vincom Center: Đây là những trung tâm mua sắm được nhiều
người dân yêu thích và thường xuyên ghé thăm. Việc mở quầy dùng thử
sản phẩm tại đây sẽ giúp tăng cơ hội tiếp cận với đa dạng đối tượng khách
hàng và tạo ra một trải nghiệm mua sắm đặc biệt.
 Cổng trường cấp ba: Chọn những trường cấp ba uy tín như Trường THPT
chuyên Khoa học Tự Nhiên để mở quầy dùng thử sản phẩm sẽ giúp tiếp
cận trực tiếp với đối tượng là các bạn trẻ, đặc biệt là những người tiêu dùng
tiềm năng trong tương lai.
 Các con phố đi bộ: Đây là một trong những điểm du lịch và vui chơi sầm
uất tại thủ đô Hà Nội. Việc mở quầy dùng thử sản phẩm tại đây sẽ thu hút
sự chú ý của đông đảo du khách và người dân địa phương, tạo ra một
không gian trải nghiệm thuận tiện và độc đáo.
PHẦN 4. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
4.1. Kế hoạch phát triển dòng sản phẩm Celano Less Sugar

4.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Đã tiến hành nghiên cứu và phát triển công thức mới cho kem Celano Less
Sugar nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Quá trình này bao gồm việc tinh chỉnh hương vị và kỹ thuật sản xuất để mang lại trải
nghiệm thưởng thức tốt nhất cho người tiêu dùng.
Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm thông qua việc thiết lập các tiêu
chuẩn nghiêm ngặt và quy trình kiểm tra chất lượng đầy đủ, nhằm đảm bảo rằng kem
Celano Less Sugar luôn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chất lượng cao
nhất.

4.1.2. Thay đổi bao bì đặc biệt

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo ra ấn tượng sâu sắc và gợi nhớ với
khách hàng, thiết kế bao bì đặc biệt cho kem Celano Less Sugar nhân dịp các ngày lễ
và sự kiện quan trọng. với màu sắc và hình ảnh phù hợp để tạo ra sự kỳ vọng và hứng
thú từ phía khách hàng.

4.1.3. Mở rộng dòng sản phẩm

Để đa dạng hóa lựa chọn cho người tiêu dùng, phát triển các biến thể mới của
kem Celano Less Sugar. Các biến thể này bao gồm dâu. kem trái cây,... hoặc các vị
của sản phẩm trước đây theo hướng Less Sugar, ít calo mang lại sự phong phú và đa
dạng trong trải nghiệm thưởng thức sản phẩm cho khách hàng.
Ra mắt phiên bản mini và kem đóng gói riêng lẻ để thuận tiện cho việc tiêu
dùng cá nhân và tăng cường tính linh hoạt trong việc sử dụng sản phẩm.

4.2. Chương trình giá

4.2.1. Chiến lược giá

So với các sản phẩm cùng phân khúc, Celano Less Sugar áp dụng chiến lược
giá thấp (22.000 đồng/1 sản phẩm).
Với mức giá cạnh tranh của Celano Nut giúp sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng
hiệu quả hơn, dần dần chiếm lĩnh miếng bánh thị phần của các “ông lớn” hiện tại
Bởi thị trường kem nhạy cảm về giá khiến quyết định định giá cho sản phẩm là
vấn đề rất khó khăn. Vậy nên Celano định giá thấp giúp kích thích sự tăng trưởng nhu
cầu của thị trường.
Khi ngày càng thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng, bán được nhiều sản
phẩm hơn. Kido từng ngày tích luỹ kinh nghiệm hơn, giảm dần chi phí sản xuất và
phân phối sản phẩm.

4.2.2. Phân biệt, thay đổi giá

Theo khách hàng: đối tượng mua chủ yếu là những người thích ăn uống nhưng
mong muốn tiêu dùng sản phẩm lành mạnh, ít béo, Less Sugar, giảm cân. Đánh vào
tâm lý đó cộng với mong muốn trải nghiệm sản phẩm chất lượng, an toàn nên giá
sẽảnh hưởng đến tâm lý mua của họ vì mọi người thường có xu hướng “tiền nào của
nấy”
Theo sức mua: khi mua với số lượng lớn hơn sẽ có ưu đãi lớn (kích thích tiêu
thụ sản phẩm, ví dụ mua 10 tặng 1)
Theo mùa: mùa nóng, các tháng hè sẽ có lượng tiêu thụ cao nhất do nhu cầu
giải nhiệt thời tiết nắng nóng. Các tháng cuối năm trời dịu mát, tiết trời se se lạnh thì
có thể tăng mức chiết khấu sản phẩm theo số lượng như mua 5 tặng 1.

4.3. Kế hoạch phân phối

Bảng 4: Kế hoạch phân phối

Giai Mục
Các Hoạt Động Thời Gian Kết Quả Kỳ Vọng
Đoạn Tiêu

1 Thiết lập - Thu thập thông tin về nhu Tháng 3 - - Hoàn thành xây
nền tảng cầu khách hàng - Xây dựng Tháng 4 dựng nền tảng cơ
cơ bản trang web và cửa hàng trực bản cho các kênh
cho các tuyến. phân phối trực
kênh - Phát triển hệ thống đặt tuyến - Trang web
phân hàng trực tuyến cho nhà chính thức và hệ
phối trực phân phối cấp 2 và mạng thống đặt hàng trực
tuyến lưới điểm bán lẻ. tuyến được triển
- Đào tạo nhân viên về khai thành công.
quản lý và vận hành các
kênh phân phối trực tuyến.

- Bắt đầu vận hành trang - Các kênh phân


web và cửa hàng trực tuyến. phối trực tuyến
- Tiếp tục phát triển và cải được triển khai và
thiện hệ thống đặt hàng trực hoạt động một cách
tuyến. mạnh mẽ.
Triển
- Thu thập và phản hồi từ - Trải nghiệm mua
khai và Tháng 5 -
2 khách hàng để điều chỉnh và sắm trực tuyến
Tối Ưu Tháng 6
tối ưu hóa trải nghiệm mua được cải thiện và
Hóa
sắm trực tuyến. tối ưu hóa.
- Tổ chức các buổi đào tạo
và hỗ trợ để nâng cao hiệu
suất sử dụng các kênh phân
phối trực tuyến.

3 Đánh - Thu thập và phân tích dữ Tháng 6 - - Chiến lược và


Giá và liệu về hoạt động của các Tháng 7 hoạt động của các
Điều kênh phân phối trực tuyến. kênh phân phối trực
Chỉnh - Tổ chức cuộc họp đánh tuyến được điều
giá để đánh giá hiệu suất và chỉnh để đạt được
các thách thức đối mặt. hiệu suất tốt nhất.
- Dựa vào đánh giá, điều - Tiếp tục cải thiện
chỉnh chiến lược và hoạt và phát triển các
động của các kênh phân phối kênh phân phối trực
trực tuyến để tối ưu hóa hiệu tuyến để đáp ứng
suất. nhu cầu của khách
- Tiếp tục cải thiện và phát hàng và thị trường.
triển các kênh phân phối trực
tuyến dựa trên phản hồi từ
khách hàng và dữ liệu.

4.4. IMC Plan – “Kem Celano – Less Sugar vẫn ngon”

4.4.1. Insight

"Trong thời đại ngày càng nhạy cảm với sức khỏe và chất lượng cuộc sống,
nhu cầu về ăn uống của người tiêu dùng đang trở nên cao hơn bao giờ hết. Họ
không chỉ đơn giản là muốn thưởng thức món ăn ngon miệng, mà còn quan tâm đến
việc lựa chọn những sản phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe.
Kem, dù là một món ăn vặt phổ biến và được ưa chuộng, thường chứa
nhiều đường, điều này không tốt cho sức khỏe. Với nguy cơ tăng cân, béo phì, tiểu
đường và các bệnh tim mạch, người tiêu dùng đang dần nhận ra tầm quan trọng của
việc chọn lựa sản phẩm kem có chất lượng tốt hơn.
Đó là lý do tại sao Celano - sản phẩm kem mới với Less Sugar - ra đời. Celano
không chỉ ngon miệng mà còn mang lại cảm giác thoải mái và an tâm khi thưởng
thức, bởi nó được thiết kế đặc biệt để đảm bảo sức khỏe của mọi người, phù hợp
với mọi lứa tuổi. Celano không chỉ là một sản phẩm kem, mà còn là một lựa chọn
thông minh và đúng đắn cho một lối sống lành mạnh và cân đối".

4.4.2. IMC Plan

Big idea: "Kem Celano - Less Sugar vẫn ngon "


Bảng 5: IMC Plan

Giai đoạn 1: Giai đoạn 2: Giai đoạn 3:


Awareness Engagement Amplify

Thời 7/2024 8/2024 9/2024


gian

Key “Thứ gì nhiều quá cũng không tốt. Đôi khi, việc giảm bớt và tập trung
Messag vào những điều quan trọng nhất mới là lựa chọn đúng đắn”.
e

- Tạo sự hiện diện của - Tạo dựng niềm tin và - Duy trì nhận thức và
sản phẩm đến với khán thiện cảm của khách mức độ quan tâm của
giả. hàng đối với sản phẩm khách hàng đối với sản
mới. phẩm.
Mục
- Khuyến khích khách - Tăng doanh thu bán
tiêu
hàng mua và sử dụng hàng.
sản phẩm, tương tác
với thương hiệu.

Hoạt - Viral Clip: “Chưa - Tiktok challenge với - Marketing trực tiếp.
động từng xuất hiện -Celano Thông điệp: “Celano - Tổ chức Envent giao
chính Less Sugar” mong muốn không chỉ lưu giữa Brand, KOLs
- Book OOH hình ảnh đơn giản là những và khán giá, khách
sản phẩm với KOL chiếc kem ngọt ngào hàng.
- Nền tảng phát hành: mà còn là những
Kênh YouTube, khoảnh khắc đáng nhớ
Fanpage và TikTok khi tham gia
- Với sự góp mặt của challenge”
KOL (Amee) lan tỏa
hình ảnh chiếc ốc quế - Tài trợ MV Branding
với vỏ bánh giòn tan của các nghệ sĩ có sự
được cải tiến với công lãng mạn, ngọt ngào.
thức Less Sugar, tốt
cho sức khỏe.

- PR Article - KOCs - PR Article


- Chạy quảng cáo viral - Sử dụng sức lan tỏa - Celano cho ra mắt trò
clip trên các nền tảng: của những KOLs như chơi giải trí online
Facebook,Youtube và Đặng Thu Hà, Hà Pu.. chứa các sản phẩm của
Hoạt Tiktok giúp challenge được mình và cơ hội gặp gỡ
động bổ - Quảng cáo trực tại khách hàng biết đến idol
trợ các TTTM, cửa rộng rãi - Chạy quảng cáo
hàng… - Chạy quảng cáo về tương tác của Celano
challenge trên các nền cùng giải thưởng trên
tảng: Facebook,Google các trang mạng xã hội:
và Tiktok Facebook,Website.

- Viral Clip đạt 200k - 200k lượt click ads - Doanh thu sản phẩm
views trên youtube Facebook, 600k trên kem Celano tăng 15%
- Lượt tham gia tương Tiktok - Lượt truy cập website
tác của người dùng - Tài trợ được MV với 150.000 lượt, lượt chia
trên mạng xã hội mục tiêu sản phẩm được sẻ và tham gia 92.000
KPI >30% xuất hiện trong MV. lượt
- 150k lượt click ads - 6 clips đạt 2M views - Conversion rate đạt
Facebook, 500k trên trên Tiktok 5,3%.
Tiktok - Conversion rate đạt

- Conversion rate đạt 6%.

5%.
PHẦN 5. NGÂN SÁCH DỰ KIẾN
5.1. Ngân sách kế hoạch phát triển sản phẩm

Bảng 6: Ngân sách kế hoạch phát triển sản phẩm

% ngân Ngân sách dự kiến


Hoạt động phát triển sản phẩm cần chi
sách (triệu đồng)

Nghiên cứu về ngành hàng, thị


trường, đối thủ
Nghiên cứu 5% 50
Nhu cầu và mong muốn của khách
hàng

Sửa đổi, tinh chỉnh về nguyên liệu


Phát triển
5% 50
sản phẩm Thử nghiệm sản phẩm

Nguyên liệu tạo ra thành phẩm

Máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phần


Sản xuất
mềm phục vụ trong quá trình sản 50% 500
sản phẩm
xuất

Vận chuyển, giao hàng và đóng gói

5.2. Ngân sách hỗ trợ phân phối trực tuyến

Bảng 7: Ngân sách hỗ trợ phân phối trực tiếp

Hoạt động Chi Phí Dự Kiến (VNĐ)

Phát triển hệ thống đặt hàng trực tuyến cho nhà 50.000.000

phân phối cấp 2 và mạng lưới điểm bán lẻ


Đào tạo nhân viên về quản lý và vận hành các kênh 20.000.000

phân phối trực tuyến

Tổ chức các buổi đào tạo và hỗ trợ để nâng cao hiệu 90.000.000
suất sử dụng các kênh phân phối trực tuyến

Chi phí thiết kế và tạo nội dung quảng cáo 50.000.000

Chi phí hỗ trợ hiện vật tại điểm bán cho các chiến 120.000.000

dịch quảng cáo

Tổng 330.000.000

5.3. Ngân sách kế hoạch IMC

Bảng 8: Ngân sách dự trù

Hoạt động Ngân sách dự tính (VNĐ)

Sản xuất Viral Clip + Booking Artist 150.000.000

Quảng cáo trực tiếp tại trung tâm


Giai 100.000.000
thương mại (Banner, Standee)
đoạn 1

50.000.000 (Tiktok,
Ads
Facebook, Youtube)

Book PR 50.000.000

Giai Tiktok Challenge 50.000.000


đoạn 2
Tài trợ MV Branding 100.000.000

Ads 50.000.000 (Facebook,


Website và Tiktok)

Booking KOLs 80.000.000

50.000.000 (Website,
Ads
Facebook)

Giai Booking KOLs 50.000.000


đoạn 3
Tổ chức Event 50.000.000

PR Article 30.000.000

Tổng 810.000.000

5.4. Tổng ngân sách

Bảng 9: Bảng tổng ngân sách

Hạng mục Chi Phí Dự Kiến (VNĐ)

Ngân sách kế hoạch phát triển sản 200.000.000


phẩm

Ngân sách phát triển phân phối trực 330.000.000


tuyến

810.000.000
Ngân sách kế hoạch IMC

1.340.000.000
Tổng
PHẦN 6. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÁC KẾ HOẠCH
6.1. Chỉ tiêu đánh giá kế hoạch phát triển sản phẩm

6.1.1. Hoạt động Nghiên cứu

Nghiên cứu về ngành hàng, thị trường, đối thủ:

 Số lượng báo cáo nghiên cứu hoàn thành: 2


 Chất lượng báo cáo nghiên cứu: Được đánh giá bởi các chuyên gia về
ngành hàng và thị trường.

Nhu cầu và mong muốn của khách hàng:

 Số lượng cuộc khảo sát hoàn thành: 1


 Tỷ lệ phản hồi từ khách hàng: 80%

6.1.2. Hoạt động Phát triển sản phẩm

Phát triển sản phẩm dòng sản phẩm mới:

 Số lượng sản phẩm mới được phát triển: 2


 Đánh giá từ khách hàng về sản phẩm mới: 4.5/5 điểm.

Sửa đổi, tinh chỉnh về nguyên liệu:

 Số lượng công thức sản phẩm được sửa đổi: 2


 Hiệu quả sửa đổi: Tiết kiệm chi phí hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm.

6.1.3. Hoạt động Thử nghiệm sản phẩm

Nghiên cứu thay đổi bao bì cho dịp lễ:

 Số lượng mẫu bao bì mới được thiết kế: 3


 Đánh giá từ khách hàng về bao bì mới: 4/5 điểm

Chi phí thiết kế bao bì mới:

 Số lượng bao bì mới được áp dụng thành công: 1


 Chi phí thiết kế bao bì mới so với dự kiến: Đảm bảo không vượt quá
ngân sách dự kiến.
6.2. Chỉ tiêu đánh giá kế hoạch phát triển kênh phân phối trực tuyến

6.2.1. Giai Đoạn 1

Tỷ lệ hoàn thành xây dựng nền tảng trực tuyến:

 % hoàn thành việc thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng: 80%.
 % hoàn thành xây dựng trang web và cửa hàng trực tuyến: 90%.
 % hoàn thành phát triển hệ thống đặt hàng trực tuyến cho nhà phân phối
cấp 2 và mạng lưới điểm bán lẻ: 75%.

Chất lượng trải nghiệm mua sắm trực tuyến:

 Đánh giá sự hài lòng của khách hàng với trải nghiệm mua sắm trực
tuyến: 4.2/5 điểm.
 % khách hàng cho biết họ sẽ quay lại mua hàng trực tuyến: 70%.

6.2.2. Giai Đoạn 2

Hiệu suất vận hành trang web và cửa hàng trực tuyến:

 Số lượng lượt truy cập và tương tác trên trang web và cửa hàng trực
tuyến: 50,000 lượt truy cập/tháng.
 Tỉ lệ chuyển đổi từ lượt truy cập thành đơn hàng hoàn thành: 3%.

Chất lượng phản hồi từ khách hàng:

 Số lượng phản hồi từ khách hàng về trải nghiệm mua sắm trực tuyến:
200 phản hồi.
 Tỉ lệ phản hồi tích cực so với tiêu cực từ khách hàng: 4:1.

6.2.3. Giai Đoạn 3

Hiệu suất của các kênh phân phối trực tuyến:

 Số lượng đơn hàng được đặt qua các kênh phân phối trực tuyến: 10,000
đơn hàng/tháng.

Tỉ lệ đáp ứng yêu cầu và thời gian giao hàng:

 Tỉ lệ đáp ứng yêu cầu đặt hàng từ các kênh phân phối trực tuyến: 95%.
 Thời gian trung bình để giao hàng cho khách hàng từ khi đặt hàng: 30
phút - 1 tiếng.
6.3. Chỉ tiêu đánh giá kế hoạch IMC

6.3.1. Giai Đoạn 1: Awareness

 Số lượng lượt xem của Viral Clip trên YouTube: 600.000 views.
 Tỷ lệ tương tác trên mạng xã hội: 80% tăng so với giai đoạn trước.
 Số lượng lượt click vào quảng cáo trên Facebook và TikTok: 150.000
lượt.
 Tỷ lệ chuyển đổi từ lượt xem Viral Clip thành việc truy cập trang web
hoặc Fanpage: 10%.

6.3.2. Giai Đoạn 2: Engagement

 Doanh thu tăng trưởng so với giai đoạn trước: 15%.


 Số lượng lượt truy cập và tương tác trên trang web và FanPage: 150.000
lượt.
 Số lượng lượt chia sẻ và bình luận tích cực về sản phẩm trên mạng xã
hội: 92.000 lượt.

6.3.3. Giai Đoạn 3: Amplify

 Vị trí của sản phẩm trong Top 10 chủ đề Thực phẩm/Food&Drink/,...


trên các BXH: Đạt được Top 10.
 Số lượng lượt click vào quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội:
200.000 lượt.
 Số lượng hashtag nhắc đến sản phẩm trên các bài đăng trên mạng xã hội:
30.000 lượt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài Giảng E-Marketing, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2022.

2. We Are Social. (2024). Digital 2024: Vietnam. Truy cập ngày 22/3/2024 tại:
https://ychoc.com/vietnam-digital-report-2024/
3. 123doc. (2020). Chiến lược marketing cho công ty KIDO trong vòng 1 đến 3 năm.
Truy cập ngày 22/3/2024 tại: https://123docz.net/trich-doan/3069833-chien-luoc-
thuong-hieu.htm
4. TẬP ĐOÀN KIDO. (2024). Câu chuyện KID. Truy cập ngày 8/3/2024 tại:
https://www.kidofoods.vn/about/introduction
5. TẬP ĐOÀN KIDO. (2023). Báo cáo thường niên 2022. Truy cập ngày 8/3/2024 tại:
https://www.kdc.vn/files/documents/20230420%20-%20KDC%20-%20B%C3%A1o
%20c%C3%A1o%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20ni%C3%AAn
%202022%20(web).pdf
7. AVAKids. (2024). 8 Sản phẩm kem Celano. Truy cập ngày 15/3/2023 tại:
https://www.avakids.com/kem-celano

You might also like