You are on page 1of 74

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐ C DÂN

MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI


GVHD: TS. ĐẶNG THU HƯƠNG

DỰ ÁN

THÀNH LẬP

CÔNG TY SẢN

XUẤT SỮA

HẠT
NHÓM 1

Tháng 10/2022
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ..................... 5
1. Giới thiệu chủ đầu tư ........................................................................................5

2. Mô tả sơ bộ dự án .............................................................................................5

3. Căn cứ pháp lý ..................................................................................................6

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG .................................... 7


1. Phân tích môi trường vĩ mô của Việt Nam .....................................................7

2. Thị trường sữa tại Việt Nam (môi trường vi mô) ..........................................9

3. Sự cần thiết của dự án ....................................................................................14

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN ..................................................... 16


1. Mô tả địa điểm dự án ......................................................................................17

1.1 Vị trí đầu tư ..................................................................................................17

1.2 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................19

1.3 Nhân lực .......................................................................................................20

2. Hiện trạng khu đất xây dựng dự án ..............................................................20

2.1 Hiện trạng sử dụng đất ...................................................................................20

2.2. Cơ sở hạ tầng KCN -Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ......................................21

2.3 Nhận xét chung ............................................................................................22

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN - TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ........... 22


1. Quy mô dự án ..................................................................................................22

1|Page
2. Các hạng mục công trình ...............................................................................22

2.1. Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng ......................................................................22

2.2. Nội dung công trình ....................................................................................26

2.3. Giải pháp kỹ thuật ......................................................................................29

3. Tiến độ thực hiện dự án .................................................................................31

4. Sản phẩm chính ...............................................................................................32

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................. 33


1. Tiêu chuẩn quy cách sản phẩm .....................................................................33

1.1. Nguyên liệu đầu vào ...................................................................................33

1.2. Thành phẩm ................................................................................................33

1.3. Tiêu chuẩn bao gói .....................................................................................34

1.4. Danh mục sản phẩm ...................................................................................35

2. Máy móc thiết bị .............................................................................................36

3. Quy trình sản xuất ..........................................................................................39

3.1. Sữa hạt dạng bột .........................................................................................39

3.2. Sữa hạt dạng nước ......................................................................................39

3.3. Chi tiết một số bước trong quy trình sản xuất ............................................40

4. Phương án nhân sự .........................................................................................41

4.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự ..............................................................................41

4.2. Mức lương bình quân dự kiến.....................................................................44

4.3. Chính sách tuyển dụng và đào tạo..............................................................48

2|Page
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .............. 49
1. Giới thiệu chung ..............................................................................................49

3.Tác động của dự án tới môi trường ...............................................................50

3.1. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình chuẩn bị ...........................50

3.2. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình vận hành ..........................50

4. Các biện giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động dự án
...............................................................................................................................52

5. Kết luận ............................................................................................................54

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN .............................. 55


1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư .............................................................................55

2. Nội dung tổng mức đầu tư .............................................................................55

2.1 Chi phí xây dựng lắp đặt .............................................................................56

2.2 Chi phí máy móc thiết bị ..............................................................................57

2.3 Chi phí quản lý dự án ..................................................................................58

2.4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng ...................................................................59

2.5 Chi phí khác .................................................................................................59

2.6. Dự phòng phí ..............................................................................................60

3. Kết quả tổng mức đầu tư ...............................................................................60

CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN ........................ 61


1. Cấu trúc nguồn vốn ........................................................................................61

2. Phương án vay và hoàn trả nợ.......................................................................61

3|Page
CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH ......................... 63
1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán.........................................................63

1.1. Chi phí nhân lực .........................................................................................63

1.2. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào .................................................................64

1.3. Chi phí hoạt động sản xuất .........................................................................65

2. Doanh thu từ dự án .........................................................................................66

3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án .......................................................................67

3.1 Báo cáo thu nhập dự án ...............................................................................67

3.2 Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư TIPV ..................................69

4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội................ Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 72

1. Kết luận ............................................................................................................72

2. Kiến nghị ..........................................................................................................73

4|Page
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
1. Giới thiệu chủ đầu tư

❖ Nhà đầu tư nước ngoài

Tên công ty: Công ty TNHH Noumi

Đại diện ủy quyển: Mr. Michael R. Perich – Giám đốc điều hành

Trụ sở chính: 80 Box Road, Taren Point, Sydney, New South Wales 2229,
Australia

Ngành kinh doanh: Phát triển, sản xuất, kinh doanh và phân phối sữa nguồn gốc
thực vật và các sản phẩm dinh dưỡng về sữa.

❖ Nhà đầu tư Việt Nam

Tên công ty: Công ty TNHH Thái Bảo

Đại diện ủy quyền: Bà: Phan Lê Ngọc Anh – Tổng Giám đốc công ty

Trụ sở chính: Khu Phố Nối A, Văn Lâm, Hưng Yên

Ngành kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về sữa có nguồn gốc động
vật (sữa bò).

Vốn đăng ký: Bằng số: 30.000.000.000 đồng

Bằng chữ: 30 tỷ đồng

2. Mô tả sơ bộ dự án

❖ Tên dự án: Thành lập Công ty TNHH Sữa hạt tổng hợp Liên Hương và xây
dựng 1 nhà máy sản xuất sữa hạt.

❖ Địa điểm xây dựng: Khu Công nghiệp Bàu Bàng, Bến Cát, Bình Dương

❖ Diện tích đầu tư: 15.000㎡

5|Page
❖ Mục tiêu đầu tư: Đầu tư xây dựng mới và mua sắm mới dây chuyền sản xuất,
chế biến sản phẩm sữa hạt.

❖ Mục đích đầu tư:

- Cung cấp sản phẩm sữa hạt sen chất lượng cao mang lại giá trị dinh dưỡng cho
người tiêu dùng với giá cả hợp lý tại thị trường Việt Nam.

- Mong muốn phát triển một phân khúc sữa mới của chủ đầu tư nhằm cạnh tranh
với những đối thủ sữa hạt hiện tại trên thị trường Việt Nam.

- Tạo việc làm cho lao động cư trú tại địa phương và góp phần phát triển kinh tế
của tỉnh Bình Dương.

- Đạt mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

❖ Hình thức đầu tư: Đầu tư góp vốn liên doanh thành lập công ty mới.

❖ Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý
dự án do chủ đầu tư thành lập.

❖ Tổng mức đầu tư: 34.909.908.000 đồng

- Vốn góp chủ sở hữu: 10,472,972,400 đồng chiếm 30%

- Vốn vay ngân hàng: 24.436.935.600 đồng chiếm 70%

❖ Thời gian thực hiện: 25 năm

3. Căn cứ pháp lý

● Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam

● Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam

● Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam

6|Page
● Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính
phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

● Nghị định số 57/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Chính Phủ về
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ

● Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 7 năm
2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam

● Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy
định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ
chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án
phát triển

● Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG


1. Phân tích môi trường vĩ mô của Việt Nam

❖ Điều kiện về tốc độ tăng trưởng

Nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022. Sau đợt giãn
cách xã hội do dịch COVID hồi quý III/2021, nền kinh tế bật tăng trở lại, tăng trưởng
5,2% trong quý IV/2021 và 6,4% trong nửa đầu năm 2022. Sự phục hồi này đạt được
chủ yếu nhờ tăng trưởng vững chắc của xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến,
chế tạo sang các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và
Trung Quốc.

GDP được dự báo sẽ tăng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023. Khu
vực dịch vụ sẽ tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ khi người tiêu dùng tăng chi tiêu để
thỏa mãn nhu cầu bị dồn nén, và lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng
mạnh vào mùa du lịch Thu 2022/Đông 2023. Tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm công
nghiệp chế biến, chế tạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ vững, tuy có thể giảm tốc phần
nào do Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc trải qua giai đoạn tăng trưởng

7|Page
chậm lại. Lạm phát được dự báo sẽ duy trì ở mức khoảng 4% trong năm 2022 và
năm 2023.

❖ Điều kiện về tốc độ gia tăng dân số

Vào năm 2022, dân số Việt Nam dự kiến sẽ tăng 784.706 người và đạt
99.329.145 người vào đầu năm 2023. Gia tăng dân số tự nhiên dự báo là số dương
bởi số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 879.634 người.

→ Xu thế tiêu dùng sữa hạt được cho là xu hướng của tương lai khi nền kinh tế phát
triển, thu nhập người dân tăng lên cùng với sự ưa chuộng sữa hạt ngày càng được
đông đảo khách hàng thế hệ 8x, 9x quan tâm và lựa chọn. Đây là phân khúc khách
hàng tiềm năng, họ có thu nhập ổn định, cập nhật thông tin nhanh và đặc biệt là có
nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe. Ước tính có tới 66% người tiêu dùng trong nước
mong đợi vào sự xuất hiện của nhiều dòng sữa hạt hơn và sẵn sàng thay đổi thói
quen tiêu dùng của họ. Theo Nielsen, thị trường sữa thực vật có thể sẽ bứt phá ngoạn
mục đạt chỉ tiêu tăng trưởng lên mức 34 tỷ USD vào năm 2024.

❖ Điều kiện về lực lượng lao động

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 6 tháng đầu năm 2022 đạt 51,4 triệu
người, cao hơn 0,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động 6 tháng đầu năm 2022 là 68,3%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước. Lực lượng lao động đã qua đào tạo từ trình độ “Sơ cấp” trở lên 6 tháng
đầu năm 2022 ước tính là 13,4 triệu người, chiếm 26,1%, không thay đổi so với cùng
kỳ năm trước. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2022
là 50,3 triệu người trong đó thiếu việc làm trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2022 là
hơn 1,1 triệu người.

❖ Điều kiện về khí hậu tự nhiên

- Thuận lợi

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi trong phát triển
ngành trồng trọt cây nhiệt đới.

+ Lượng mưa quanh năm cao từ 1200mm nên cung cấp đủ nguồn nước để sản
xuất và phục vụ đời sống.
8|Page
+ Lượng nhiệt quanh năm cao nên cung cấp đủ sức sưởi ấm và được sử dụng
để phát triển ngành năng lượng mặt trời.

- Khó khăn

+ Có nhiều thiên tai: bão , lũ, hạn hán , gió phơn ,vvv…

+ Đất dễ xói mòn khi có mưa bão.

+ Sâu bệnh phát triển cao.

+ Khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp gây hậu quả lớn.

2. Thị trường sữa tại Việt Nam (môi trường vi mô)

2.1 Tổng quan về thị trường sữa hạt tại Việt Nam

Trong hai năm 2020- 2021, Việt Nam gặp khó khăn vì dịch Covid-19 nhưng
doanh thu thị trường sữa Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định. Theo Tổng cục Thống
kê, năm 2020 doanh thu Sữa Việt ước tính đạt 113.700 tỷ đồng và năm 2021 ước đạt
119.300 tỷ đồng. Tăng trưởng doanh thu ngành sữa chủ yếu nhờ vào 2 mảng chính
là sữa bột và sữa nước. Sản lượng sữa nước của Việt Nam năm 2021 ước đạt 1.770,1
triệu lít, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020. Ngành sữa Việt Nam đang từng bước
phát triển bền vững, theo hướng hiện đại, đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành
phẩm, có khả năng cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội.

Tại Việt Nam, xu thế sử dụng sữa hạt cũng đang ngày càng tăng can đảm và
mạnh mẽ. Theo hiệu quả khảo sát năm 2021, có tới 66 % người tiêu dùng Việt mong
ước có nhiều mẫu sản phẩm hơn nữa được làm trọn vẹn từ nguyên vật liệu tự nhiên.
Các lựa chọn sửa chữa thay thế sữa bò như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa gạo,
sữa yến mạch, sữa dừa, sữa hạt điều … sẽ ngày càng trở nên mê hoặc với người tiêu
dùng, với nhu yếu khác nhau tùy theo vùng .

Thị trường sữa hạt bắt đầu tăng tốc khi Vinamilk và TH True MILK bắt tay đầu
tư và tung ra các loại sữa đa dạng vào năm 2018. Trước đó thị trường cũng đã quen
thuộc sản phẩm sữa đậu nành của Vinasoy (thuộc công ty đường Quảng Ngãi). Đến
2018, thị phần sữa hạt trong cơ cấu sữa nước tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể và

9|Page
đạt 12%. Mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người là 27 lít/người/năm. Dự báo mức
tiêu thụ sữa hàng năm tại Việt nam sẽ tiếp tục tăng 7-8%.

Tại Việt Nam dù chỉ mới rộ lên trong 5 năm trở lại đây nhưng nhóm sản phẩm
sữa hạt có những tăng trưởng tích cực trong cả cung và cầu. “ Sữa hạt” đứng thứ ba
trong top các chủ đề được thảo luận nổi bật nhất về ăn uống lành mạnh năm 2017

2.2. Các doanh nghiệp sản xuất sữa hạt hàng đầu được ưa dùng tại Việt Nam

Xã hội càng ngày càng phát triển, nhu cầu về sữa của người tiêu dùng trên thế
giới cũng như trong nước ngày càng tăng cao, vì thế thị trường sữa được dự báo sẽ
phát triển rất sôi động.

Các sản phẩm sữa có mặt trên thị trường hiện nay dưới rất nhiều dạng và hình
thức như: sữa không đường, sữa có đường, sữa ít đường, sữa tươi, sữa đặc… và cả
những chế phẩm sữa như bánh kẹo, sữa chua, nước giải khát, bơ sữa, pho-mát,
snack,… Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất cũng liên tục nghiên cứu và đưa ra thị
trường các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa và gia tăng sự lựa chọn của người tiêu
dùng.

Tại Việt Nam, trong những năm qua, ngành sữa Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng
trưởng tốt. Các doanh nghiệp trong ngành đang không ngừng xây dựng, cải tiến, đổi
mới nhà máy và thiết bị, ứng dụng công nghệ có trình độ tự động hóa cao ngang tầm
khu vực và thế giới nhằm cải thiện chất lượng nguồn sữa cung cấp ra thị trường.

Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2025, sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước dự kiến đạt
1,4 tỷ lít, đáp ứng 40% nhu cầu năm 2025. Xu hướng người dùng tại khu vực thành
thị trong tương lai ngày càng ưa chuộng các sản phẩm trung và cao cấp (sữa hữu cơ).

Thói quen của người tiêu dùng của người Việt Nam thay đổi trong những năm
gần đây, như xu hướng ăn uống ở ngoài và tiêu thụ sữa hạt. Không khó nhận ra sự
thay đổi đa dạng các dòng sữa thực vật mới trên kệ sữa tại các siêu thị lớn ở Việt
Nam. Sự gia tăng phổ biến đối với các sản phẩm sữa thay thế có nhiều nguồn khác
nhau như giảm niềm tin vào sự thần kỳ của sữa bò, ngày càng nhiều người quan tâm
đến động vật hoặc tình hình môi trường nguy hiểm của việc sản xuất sữa truyền
thống.

10 | P a g e
Bên cạnh các yếu tố về sức khỏe, người tiêu dùng còn chú ý đến các vấn đề như
bảo vệ môi trường, quyền lợi động vật… kéo theo đó là xu hướng ăn uống thuần
chay. Sữa thực vật vì thế cũng trở thành giải pháp thay thế hữu hiệu cho sữa động
vật được nhiều người yêu thích

Trong vài năm trở lại đây, xu hướng sữa hạt đang dần lên ngôi và chinh phục
được cảm tình của phần đông người tiêu dùng Việt. Do đó, các đơn vị nghiên cứu
phát triển sữa hạt đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc thuần thực vật của sữa hạt khi
phát triển dòng sản phẩm này.

❖ TH true MILK

TH True Milk có tên gọi đầy đủ là công ty cổ phần thực phẩm sữa TH, trực
thuộc sự quản lý của tập đoàn TH. Doanh nghiệp được thành lập dựa trên sự cố vấn
về tài chính đến từ ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. Bắt đầu kinh doanh từ
năm 2010, TH True Milk luôn muốn hướng đến mục tiêu cho ra đời những sản phẩm
sữa tươi sạch theo đúng nghĩa của nó đến với người tiêu dùng.

Trong những năm gần đây, TH tích cực đổi mới sáng tạo, phát triển đa dạng
hóa các dòng sản phẩm sữa và đồ uống mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều
nhóm người người tiêu dùng. Số liệu tính đến tháng 12/2021 cho thấy, TH true
MILK đang chiếm gần 45% thị phần trong phân khúc sữa tươi thị trường thành thị
Việt Nam. Các sản phẩm TH liên tục được đổi mới, sáng tạo, phù hợp với xu hướng
của thế giới, trong đó có xu hướng chuyển sang các sản phẩm tốt cho sức khỏe và
có nguồn gốc tự nhiên.

Ngày 17/3/2018, tại Hà Nội, Tập đoàn TH đã ra mắt bộ sữa hạt TH true NUT.
Đây là bộ sản phẩm sữa hạt cao cấp lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, và là sự kết
hợp sáng tạo mang tính khoa học về̀ dinh dưỡng giữa sữa tươi sạch của trang trại TH
và bộ hạt giàu dinh dưỡng như macca, óc chó. Đặc biệt sản phẩm không dùng đường,
mà có vị ngọt tự nhiên từ quả chà là.

Hộp sữa hạt cao cấp TH true NUT của Tập đoàn TH hội tụ những gì tinh tuý
nhất từ những cánh đồng châu Úc, Mỹ, Tây Á và Việt Nam. Với công thức vad
nguồn nguyên liệu đa dạng, TH true NUT được đánh giá là sản phẩm ưu việt và dẫn
đầu xu hướng sữa hạt ở tầm quốc tế.

11 | P a g e
TH true NUT xác định mức giá bán là 12.500 đồng/hộp 180ml, tức khoảng giá
ở giữa so với các loại sữa đậu nành Việt Nam (4.500 – 8.500 đồng) và sữa hạt nhập
khẩu không kết hợp cùng sữa tươi (12.000 – 15.000 đồng)

❖ Sahmyook Foods

Sahmyook Foods là thương hiệu thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu tại Hàn Quốc
được thành lập từ năm 1974. Dòng sản phẩm chính của Sahmyook Foods là sữa đậu
nành, sữa hạt và thực phẩm chay tốt cho sức khỏe. Một trong những sản phẩm nổi
tiếng của thương hiệu đến từ xứ sở kim chi này là sữa hạt được làm bởi đậu đen, óc
chó, hạnh nhân và đây cũng là sản phẩm được bán nhiều nhất tại thị trường Việt
Nam.

Nguyên liệu chính được Sahmyook Foods sử dụng là các loại quả, hạt có nguồn
dinh dưỡng cao, an toàn và tốt cho sức khỏe. Các sản phẩm của Sahmyook Foods có
hương vị thơm ngon, dễ dàng sử dụng và phù hợp với nhiều lứa tuổi

Với phương châm “A better life through a better nutrition”( một cuộc sống tốt
thông qua một chế độ dinh dưỡng tốt), Sahmyook Foods luôn nỗ lực đem đến những
sản phẩm tốt nhất nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng. Với công nghệ sản xuất hiện
đại cùng hàm lượng dinh dưỡng cao các sản phẩm của Sahmyook Foods đặc biệt
thích hợp cho trẻ em, mẹ bầu, người già hay những người thường xuyên phải làm
việc trí não.

Mức giá trung bình của dòng sản phẩm này khoảng hơn 300,000đ/thùng/24 hộp
với dung tích 190ml/hộp, tương đương khoảng 14,000đ/hộp.

2.3. Sản phẩm thay thế

Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng
kể. Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi nguyên
liệu tăng khoảng 61% , từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít (năm 2015).
Các nhà chuyên môn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt
Nam vẫn còn rất lớn. Thị trường sữa trên thế giới cũng như Việt Nam đều tăng lên
đáng kể với đa dạng các dòng sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng
của nhiều nhóm khách hàng khác nhau: người già, người lớn, trẻ em,.. hay kể cả
những người ăn chay, người giảm cân,...

12 | P a g e
Mặc dù xu hướng của người tiêu dùng hiện nay là sử dụng các sản phẩm có
nguồn gốc thực vật, thân thiện với môi trường và tốt cho sức khoẻ như sữa hạt nhưng
cũng không thể phủ nhận các dòng sữa khác vẫn được người nhiều lựa chọn thay
cho sữa hạt đó là sữa có nguồn gốc từ động vật như: sữa bò, sữa dê,...

Sữa có nguồn gốc từ động vật là loại thực phẩm đã quen thuộc và được ưa
chuộng hàng ngàn năm nay. Sữa có nguồn gốc từ động vật rất giàu canxi, protein,
vitamin D và kali. Những chất này có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Với trẻ em,
những chất này đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Với người lớn đặc biệt với những đối tượng hay bị thiếu hụt canxi (người cao
tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh), sữa động vật cũng có vai trò vô cùng quan
trọng.

Sữa động vật chứa rất nhiều dinh dưỡng. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều
sản phẩm sữa có nguồn gốc động vật rất đa dạng: từ sữa nguyên chất, sữa ít béo, sữa
tách béo cho đến sữa có được bổ sung thêm các hương vị như trái cây, chocolate...
hấp dẫn nhiều đối tượng và độ tuổi.

Tuy nhiên hiện nay nhiều người lại có xu hướng ít sử dụng sữa động vật bởi
nhiều mối quan ngại như: dị ứng với protein trong sữa, hàm lượng kháng sinh, hàm
lượng các hormone estrogen và progesterone có trong sữa động vật hay các vấn đề
liên quan đến môi trường. Chính vì vậy xu hướng chuyển sang các dòng sữa có
nguồn gốc thực vật như: sữa gạo, sữa đậu nành hay sản phẩm sữa hạt dinh dưỡng
được khách hàng ngày càng hướng đến nhiều hơn.

2.4. Xu hướng phát triển thị trường sữa hạt

Xã hội càng ngày càng phát triển, nhu cầu về sữa của người tiêu dùng trên thế
giới cũng như trong nước ngày càng tăng cao, vì thế thị trường sữa được dự báo sẽ
phát triển rất sôi động.

Trên thế giới, thị trường sữa những năm trở lại đây đón một làn gió mới được
mang lại bởi các sản phẩm sữa thực vật. Đặc biệt là sau khi dịch Covid-19 bắt đầu
bùng phát, các sản phẩm hương sữa có nguồn gốc thực vật càng lên ngôi và dẫn đến
sự cạnh tranh giữa nhiều thương hiệu lớn nhỏ. Tốc độ tăng trưởng được dự đoán đạt
5,3% hàng năm và ước tính đạt mức doanh thu khoảng 593 tỷ đô la vào năm 2023.

13 | P a g e
Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2025, sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước dự kiến đạt
1,4 tỷ lít, đáp ứng 40% nhu cầu năm 2025. Xu hướng người dùng tại khu vực thành
thị trong tương lai ngày càng ưa chuộng các sản phẩm trung và cao cấp (sữa hữu cơ).

Thói quen của người tiêu dùng của người Việt Nam thay đổi trong những năm
gần đây, như xu hướng ăn uống ở ngoài và tiêu thụ sữa hạt. Không khó nhận ra sự
thay đổi đa dạng các dòng sữa thực vật mới trên kệ sữa tại các siêu thị lớn ở Việt
Nam. Sự gia tăng phổ biến đối với các sản phẩm sữa thay thế có nhiều nguồn khác
nhau như giảm niềm tin vào sự thần kỳ của sữa bò, ngày càng nhiều người quan tâm
đến động vật hoặc tình hình môi trường nguy hiểm của việc sản xuất sữa truyền
thống. Chính vì vậy, thị trường sữa hạt có rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương
lai.

3. Sự cần thiết của dự án

Trong nhịp sống hiện đại bận rộn, con người thường có xu hướng tìm về thiên
nhiên để thanh lọc cơ thể và tìm lại sự bình yên trong tâm hồn. Vì vậy, trong những
năm gần đây, xu hướng sống xanh - liền với việc lựa chọn dinh dưỡng sạch và có
nguồn gốc từ thiên nhiên, điển hình là những sản phẩm nội trội như sữa hạt, sữa thực
vật hay rau sạch nhà trồng ngày càng được yêu chuộng ở Việt Nam, nhất là đối với
những bạn trẻ hướng tới lối sống thư thái để cân bằng với cuộc sống hối hả thường
ngày.

❖ Sữa hạt cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Sữa hạt là một nguồn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin
A, chất xơ, các khoáng chất có lợi magie, sắt, kali, canxi và vitamin D. Hầu hết các
loại hạt có chứa axit béo omega-6, đây là một loại axit béo lành mạnh có thể làm
tăng sức đề kháng, chống lão hóa rất tốt.

Ngoài ra, trong sữa hạt còn có hàm lượng chất đạm dồi dào, đảm bảo cung cấp
đủ năng lượng cho chúng ta hoạt động. Theo nghiên cứu, trung bình trong 100ml
sữa hạt chứa tới 15g chất đạm, 30g chất béo và nhiều khoáng chất tốt khác, có thể
đáp ứng khoảng 30 – 40% nhu cầu thiết yếu của cơ thể mỗi ngày.

❖ Sữa hạt tốt cho sức khỏe

14 | P a g e
Sữa hạt rất tốt cho hệ tim mạch, trong các loại sữa hạt đều chứa nhiều chất dinh
dưỡng có lợi cho tim như: vitamin E, axit béo omega-3, chất xơ và chất béo lành
mạnh. Đây là những dưỡng chất giúp giảm cholesterol, tiêu viêm, cải thiện sức khỏe
mạch máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Trong thành phần của sữa hạt còn bao gồm các chất chống oxy hóa, giúp thị
lực khỏe mạnh và bảo vệ đôi mắt khỏi bị thoái hóa. Cùng với đó, omega và protein
trong các loại hạt còn là dưỡng chất quan trọng của hệ thần kinh trung ương, giúp
dẫn truyền xung thần kinh, tăng cường trí nhớ và giảm nguy cơ mắc các bệnh suy
giảm trí nhớ khi lớn tuổi.

Với lượng đường tự nhiên rất thấp trong sữa hạt thì những người mắc bệnh tăng
huyết áp, tiểu đường cũng có thể dùng được. Ngoài ra, sữa hạt còn được biết tới như
một loại thực phẩm giàu dưỡng chất chống lão hóa, sử dụng sữa hạt thường xuyên
có thể giúp chị em phụ nữ sở hữu một làn da mịn màng, căng bóng, ngăn ngừa da
xuống cấp sớm.

❖ Sữa hạt dễ tiêu hóa

Không dung nạp lactose (đường) trong sữa động vật là một tình trạng thường
gặp ở cả người lớn và trẻ em, nguyên nhân là do ở người (động vật ăn thịt) không có
enzym phân giải sữa của động vật ăn cỏ như bò hay dê. Đối với những trường hợp
này, sữa hạt có thành phần thực vật sẽ là một lựa chọn hoàn hảo vì không chứa
lactose, không gây ra tình trạng dị ứng, rối loạn tiêu hóa mà vẫn cung cấp đầy đủ
chất dinh dưỡng.

Được chế biến từ các loại hạt ngũ cốc và hạt giàu chất đạm nên sữa hạt còn
được được coi là một dạng “cháo lỏng”, hấp thụ bằng đường uống dễ dàng thay vì
cần ăn như cháo bình thường. Vì vậy, sữa hạt rất thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ đang
trong thời kỳ ăn dặm, trẻ em trong thời kỳ phát triển, người già, người ăn chay.

Xu hướng sử dụng sữa hạt đang dần ảnh hưởng tới thị trường kinh doanh sữa.
Người tiêu dùng ngày nay có tiêu chí cặn kẽ và yêu cầu cao hơn khi lựa chọn mua
sản phẩm đồ uống: không những hợp lý về giá cả mà còn phải mang lại nhiều lợi ích
cho sức khỏe. Khi số lượng người mắc các bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch,…
ngày một tăng lên do ăn uống không lành mạnh và đồ ăn không đảm bảo chất lượng,

15 | P a g e
thì nhu cầu tiếp cận và sử dụng với những sản phẩm giàu giá trị dinh dưỡng tốt như
sữa hạt cũng tăng theo.

❖ Sữa hạt trong việc bảo vệ môi trường

Bên cạnh đó, phong trào bảo vệ môi trường cũng đang được lan tỏa rộng rãi,
số người ăn chay cũng tăng mạnh. Người tiêu dùng đang chủ động thay đổi thói quen
ăn uống không chỉ để bảo vệ chính mình mà còn phục vụ lối sống xanh, sạch. Đây
cũng là một lý do khiến xu hướng sử dụng các loại sữa hạt tăng cao hơn.

❖ Sự phát triển của của sữa hạt

Với nhiều giá trị dinh dưỡng, không lạ gì khi sữa hạt hiện là một trong những
nhóm thực phẩm có tốc độ tăng trưởng mạnh trên thị trường thế giới. Theo số liệu
thống kê của Innova Market Insights, sữa hạt đang chứng tỏ mình là một nhân tố
“đáng gờm” trên thị trường sữa khi doanh thu của sữa hạt tăng tới 16,3 tỷ USD trong
năm 2018, gấp hai lần mức 7,4 tỷ USD so với năm 2010. Theo Nielsen, thị trường
sữa thực vật có thể sẽ bứt phá ngoạn mục đạt chỉ tiêu tăng trưởng lên mức 34 tỷ USD
vào năm 2024.

Tại Việt Nam, xu hướng uống sữa hạt cũng gia tăng mạnh mẽ khi có khoảng
66% người tiêu dùng Việt được khảo sát có mong muốn được sử dụng các sản phẩm
hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên. 79% người tiêu dùng sẽ chủ động thay đổi chế độ
ăn uống tốt để phòng tránh các vấn đề không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, Việt
Nam còn có sản vật nông nghiệp phong phú: các loại hạt ngũ cốc, các loại hạt họ
đậu chất lượng cao, giá cả phù hợp sẽ là nguồn nguyên liệu lí tưởng cho cho các
doanh nghiệp kinh doanh sữa hạt.

Hiện tại, ở trong nước mới chỉ có một vài cái tên lớn chiếm lĩnh “miếng bánh”
sữa hạt như: Vinasoy, dòng sữa hạt của Vinamilk và TH True Milk. Tuy nhiên, với
những tiềm năng phát triển lớn của sữa hạt trên thị trường thì sẽ còn nhiều doanh
nghiệp F&B khác cùng “chạy đua” ở dòng sản phẩm sữa hạt. Vì thế mà công ty sẽ
“chớp” thời cơ đưa vào thị trường các loại đồ uống sữa hạt mới để thỏa mãn nhu cầu
khách hàng tại Việt Nam.

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN

16 | P a g e
1. Mô tả địa điểm dự án

1.1 Vị trí đầu tư

❖ Vị trí địa lý của tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.695,2
km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên), có toạ
độ địa lý: Vĩ độ Bắc:11°52' - 12°18', kinh độ Đông: 106°45'- 107°67'30".

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh; Phía
Đông giáp tỉnh Đồng Nai; Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

❖ Vị trí địa lý khu vực dự án: Khu Công nghiệp Bàu Bàng

Dự án nhà máy sản xuất sữa hạt sen được xây dựng tại khu công nghiệp Bàu
Bàng thuộc huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương.

Hình 1: Bản đồ quy hoạch phát triển KCN và đô thị Bàu Bàng

17 | P a g e
Khu công nghiệp Becamex Bàu Bàng mang đến khả năng tiếp cận tối ưu cho
doanh nghiệp và cộng đồng, với hệ thống đường nội bộ rộng rãi và vị trí đắc địa:

● Cách 60km với chỉ 90 phút đi xe đến TPHCM, trung tâm dịch vụ thương
mại lớn nhất cả nước và TP. Thủ Dầu Một 30km về phía Bắc.

● KCN Bàu Bàng gần với cảng biển, sân bay quốc tế, cách TT dịch vụ thương
mại tại TPHCM chỉ với 90 phút đi xe, cách Tân Cảng 60km, cảng Sài Gòn
VICT, ICD Phước Long 62 km và cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 62km.

18 | P a g e
● Gần dự án Phúc An Garden - một trong những dự án khu đô thị nổi bật nhất
tại huyện Bàu Bàng, có quy mô 28ha và 1600 sản phẩm đất nền, nhà phố,
được ra mắt vào tháng 6/2019.

● Việc tiếp giáp với quốc lộ 13 (cửa ngõ giao thương quan trọng giữa khu vực
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên) đã giúp cho KCN Bàu Bàng được nâng cấp
và mở rộng 6 làn xe. Đây được xem là tuyến đường huyết mạch nối liền Bình
Dương với các tỉnh lân cận. Không chỉ thế, tuyến đường MỸ PHƯỚC – TÂN
VẠN kết nối với Quốc Lộ 51 đang được thi công hứa hẹn sẽ rút ngắn thời
gian di chuyển từ khu trung tâm hành chính Bàu Bàng tới TP Thủ Dầu Một
và TP Hồ Chí Minh một nhanh chóng xuống còn 30 – 40 phút.

● Vị trí của KCN Bàu Bàng cũng rất dễ dàng tiếp cận với các tỉnh trong khu
vực Tây Nguyên nên sẽ mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

● KCN Bàu Bàng tọa lạc tại giao điểm của các đơn vị hành chính quan trọng
tỉnh Bình Dương như TP Thủ Dầu Một, Thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng.
Đây đều là những khu vực có lượng dân cư đông đúc nên sẽ giúp cung cấp,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để các công ty trong KCN dễ dàng tuyển dụng
được lượng lao động tốt nhất nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất.

1.2 Điều kiện tự nhiên

❖ Địa hình

Khu vực nằm trên vùng đồng bằng cao trung bình 28 – 32m so với mực nước
biển, nền đất cứng hơn đồng nghĩa với việc tiết kiệm được 30% chi phí xây dựng.

❖ Khí hậu

Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa,
từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm với số ngày có mưa là
120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi
lên đến 500 mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50 mm và nhiều năm
trong tháng này không có mưa.

19 | P a g e
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
29°C (tháng 4), tháng thấp nhất 24°C (tháng 1). Số giờ nắng trung bình 2.400 giờ,
có năm lên tới 2.700 giờ.

Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp
thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về
mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân
khoảng 0.7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây -
Nam.

Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80 - 90% và biến đổi theo mùa.
Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm
thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống
như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động.

Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm,
ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc
biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền
hoà, ít thiên tai như bão, lụt…

1.3 Nhân lực

Nguồn nhân lực lớn tại địa phương giúp các nhà đầu tư có thể tuyển dụng lực
lượng lao động chất lượng cao, hùng hậu, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.

KCN Bàu Bàng tọa lạc tại giao điểm của các đơn vị hành chính quan trọng tỉnh
Bình Dương như TP Thủ Dầu Một, Thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng. Đây đều là
những khu vực có lượng dân cư đông đúc nên sẽ giúp cung cấp, tạo mọi điều kiện
thuận lợi để các công ty trong KCN dễ dàng tuyển dụng được lượng lao động tốt
nhất nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất.

2. Hiện trạng khu đất xây dựng dự án

2.1 Hiện trạng sử dụng đất

Khu đất xây dựng dự án địa hình bằng phẳng, thuộc quyền quản lý sử dụng của
công ty

20 | P a g e
2.2. Cơ sở hạ tầng KCN -Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

❖ Hệ thống giao thông nội khu đồng bộ với giao thông quốc lộ. Quốc Lộ 13 có
06 làn xe lưu thông đã và đang kết nối Bình Dương với các tỉnh lân cận (kế
hoạch mở rộng trong tương lai). Có lộ giới trục đường chính lên đến 25m gồm
4 làn đường. Tải trọng chịu lực tốt với mức 40 – 60 tấn/xe tải.

❖ Cơ sở điện nước có thể tự cung cấp cho nội khu, tự vận hành. Hệ thống điện
có trạm biến áp 110/22KV công suất mỗi trạm 2x63MVA để cấp điện. Có giá
điện theo quy định của nhà nước.

❖ Hạ tầng nước máy đạt chuẩn vệ sinh, có công suất 10.000 m3/ngày, cung cấp
tới ranh giới từng lô đất, trong đó nước được xử lý theo tiêu chuẩn WHO đảm
bảo vệ sinh và an toàn. KCN Bàu bàng còn xây dựng nhà máy xử lý nước thải
công suất lớn để đảm bảo tiếp nhận và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy
định trước khi thải ra môi trường.

❖ Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy xử lý nước thải có công suất khoảng
4000m3/ngày để đảm bảo tiếp nhận và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy
định trước khi thải ra môi trường. Đảm bảo an toàn môi trường cảnh quan,
tuân thủ theo quy định nhà nước. Để các chủ doanh nghiệp yên tâm sản xuất.
Phí nước thải: Từ 0,25 – 0,5 USD/m3 (tính theo 80% lượng nước tiêu thụ theo
quy định). ì thế, vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được đảm bảo, không làm
ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe của người dân sống lân cận.

❖ Trung tâm hỗ trợ và tư vấn lao động: được đặt tại khu công nghiệp, trung
tâm hỗ trợ và tư vấn lao động ra đời nhằm hỗ trợ nhà đầu tư trong việc tuyển
dụng cũng như giải quyết các vấn đề về lao động. Bên cạnh đó, trung tâm này
còn góp phần xúc tiến các chương trình tuyển dụng, giới thiệu việc làm và tạo
điều kiện để hỗ trợ lao động trong khu công nghiệp.

❖ Khu Thương Mại – Dịch Vụ: Những khu thương mại và dịch vụ trong KCN
Bàu Bàng đã góp phần cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khu nhà ở cho các chuyên
gia, ngân hàng, dịch vụ giao nhận, căn tin phục vụ cho công nhân, dịch vụ
chăm sóc y tế, khu vui chơi giải trí,….

21 | P a g e
❖ Dịch vụ hỗ trợ các thủ tục triển khai dự án đầu tư miễn phí: Những nhà
đầu tư nhờ có dịch vụ này để có thể chuẩn bị và hỗ trợ nhà đầu tư chuẩn bị
thủ tục và xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và các thủ tục sau GCNĐT

❖ Phòng cháy chữa cháy: đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp tại khu
công nghiệp. Hệ thống vòi cung cấp nước dọc các trục đường nội bộ, lực
lượng bảo vệ KCN 24/7 được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và chống bạo động.

❖ Hiện trạng thông tin liên lạc- Bưu chính viễn thông: đường dây điện thoại
lắp đặt sẵn tới ranh giới các lô đất và cung cấp đầy đủ theo nhu cầu khách
hàng, không giới hạn số lượng. Hệ thống cáp quang có thể nối kết với các ứng
dụng viễn thông băng tần rộng (ADSL) và hệ thống kênh thuê riêng (Leased
Line).

2.3 Nhận xét chung

Từ những phân tích trên, Khu vực dự án đã được quy hoạch đúng với chức năng
của một khu công nghiệp hiện đại (tỷ lệ lấp đầy 17.16%), đảm bảo tiêu chuẩn về sản
xuất cũng như vấn đề môi trường cho các công ty đầu tư sản xuất ở đây. Vị trí dự án
thuận lợi về nhiều mặt như gần vùng nguyên liệu, giao thông thông suốt, đảm bảo
quá trình sản xuất và hoạt động của nhà máy, làm nên sự thành công của một dự án
đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sữa tươi.

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN - TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN


1. Quy mô dự án

- Diện tích xây dựng : 15000 m2

- Công suất thực hiện :

+ Giai đoạn 1 : 500.000 - 700.000 sản phẩm/năm

+ Giai đoạn 2 : 1.200.000 - 1.600.000 sản phẩm/năm

2. Các hạng mục công trình

2.1. Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng

22 | P a g e
Sữa hạt là một sản phẩm đồ uống đóng hộp, chính vì vậy để sản xuất một nhà
máy sản xuất đạt tiêu chuẩn đảm bảo an toàn, doanh nghiệp phải tuân theo các quy
định trong TCVN 5603:2008 - Quy phạm những nguyên tắc chung trong quá trình
xây dựng doanh nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn vị trí

Khi quyết định chọn vị trí xây dựng nhà máy sản xuất thực phẩm, quý khách
cần phải rà soát các nguồn nhiễm bẩn ảnh hưởng đến thực phẩm để lựa chọn biện
pháp xử lý hiệu quả, an toàn. Nhà máy nên xây ở nơi xa các khu vực như:

- Môi trường và các hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm thực phẩm

- Dễ bị ngập lụt, trừ khi có biện pháp bảo vệ và phòng ngừa một cách tối ưu.

- Sinh vật, động vật gây hại.

- Có chất thải rắn và lỏng, nhưng không có giải pháp loại trừ một cách hiệu quả

- Không có đủ nguồn nước sạch đảm bảo và giao thông không thuận tiện

2.1.2. Tiêu chuẩn thiết kế nền và móng

- Độ chênh lệch mặt trên của móng phải thiết kế thấp hơn mặt nền.

- Phần móng chịu nhiệt độ cao phải có lớp vật liệu chịu nhiệt bảo vệ. Phần
móng chịu ăn mòn phải có biện pháp chống ăn mòn phù hợp.

- Nền nhà máy sản xuất nên sử dụng các kết cấu dạng: nền bê tông, bê tông cốt
thép, bê tông có thép chịu lực va chạm, bê tông chịu ăn mòn, gạch xi măng,
thép, ván gỗ,...

2.1.3. Tiêu chuẩn thiết kế mái và cửa mái

Tùy vào vật liệu làm mái, độ dốc được quy định cụ thể như sau:

- Độ chênh lệch mặt trên của móng phải thiết kế thấp hơn mặt nền.

- Mái lợp xi măng: 30% – 40%.

23 | P a g e
- Mái lợp tôn múi: 15% – 20%.

- Mái lợp ngói: 50% – 60%.

- Mái lợp tấm bê tông cốt thép: 5% – 8%.

Đối với loại mái có độ dốc < 8%, phải tạo khe nhiệt trong lớp bê tông cốt thép,
khoảng cách giữa các khe nên lấy > 24 m.

Tùy theo yêu cầu hướng nhà, kỹ sư có thể thiết kế các loại mái: chữ M, răng
cưa,...

Chiều dài cửa mái không được > 84 m. Một số nhà máy sản xuất thực phẩm
không muốn nước mưa hắt vào sẽ chọn góc chống mưa không lớn hơn 15°.

2.1.4. Tiêu chuẩn thiết kế tường và vách ngăn

Căn cứ vào đặc tính, quy mô, tường nhà thiết kế các dạng như: tường chịu lực,
tường chèn khung,... Vật liệu dùng để làm tường có thể là gạch, đá, xi măng, bê tông
cốt thép,... Mọi chân tường phải có lớp chống thấm nước.

Tường ngăn giữa các phân xưởng phải được tháo lắp dễ dàng, đảm bảo mặt
bằng khi có yêu cầu sửa chữa, thay đổi thiết bị. Tường ngăn có thể làm bằng bê tông
cốt thép, lưới thép khung gỗ, thép, ván ép,...

2.1.5. Tiêu chuẩn thiết kế cửa đi, cửa sổ

Khi xây dựng nhà máy sản xuất thực phẩm, kỹ sư phải sử dụng tối đa cửa sổ,
cửa đi để đảm bảo thông thoáng và chiếu sáng tốt nhất.

2.1.6. Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng và phương tiện kỹ thuật

Thiết kế xây dựng nhà xưởng sản xuất thực phẩm, đặc biệt là sữa hạt cần đảm
bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

- Đảm bảo mức độ nhiễm bẩn ở mức thấp nhất khi sản xuất sữa

- Thiết kế và bố trí mặt bằng thuận tiện cho việc bảo trì vệ sinh và hạn chế mức
tối thiểu do ô nhiễm không khí

24 | P a g e
- Sử dụng vật liệu sạch, thân thiện với môi trường và dễ dàng bảo dưỡng, làm
sạch

- Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm ở mức cho phép

- Có các phương án bảo vệ thực phẩm hiệu quả trước dịch hại từ môi trường
bên ngoài

2.1.7. Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng và các phòng ban

Cấu trúc bên trong nhà máy phải được xây dựng kỹ lưỡng bằng những vật liệu
bền chắc, dễ làm sạch, bảo dưỡng. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà máy
sản xuất thực phẩm cần thoả mãn các điều kiện chủ yếu sau:

- Bề mặt vách ngăn, tường, sàn nhà phải làm bằng chất liệu không thấm, không
độc hại, có bề mặt nhẵn giúp dễ thao tác dọn vệ sinh.

- Sàn nhà phải xây sao cho dễ thoát nước, dễ vệ sinh

- Trần nhà phải thiết kế sao cho có thể giảm tối đa sự tích tụ bụi, đọng hơi nước
tránh các trường hợp làm rơi bụi trong quá trình sản xuất thực phẩm

- Cửa sổ phải dễ dàng vệ sinh, hạn chế bám bụi bẩn thấp nhất, chống côn trùng

- Cửa ra vào không thấm nước, dễ làm sạch

- Bề mặt tiếp xúc với thực phẩm trực tiếp phải bền, dễ bảo dưỡng, vệ sinh và
khả năng khử trùng cao.

2.1.8. Tiêu chuẩn thiết kế khu vực bảo quản

Khu vực bảo quản cần bố trí gần khu vực sản xuất để tiện cho việc vận chuyển
nhưng phải đảm bảo là nó nằm ở những khu vực riêng biệt nhau. Khu vực bảo quản
của nhà máy sản xuất sữa được phân chia để bảo quản nguyên liệu, bảo quản thành
phẩm,... Phương án bảo quản tối ưu có thể được áp dụng như sau:

- Có chế độ bảo quản và vệ sinh thuận tiện, thường xuyên kiểm tra và khử trùng
tránh các vi sinh vật gây hại xâm nhập.

25 | P a g e
- Tạo một môi trường giảm tối đa sự hư hỏng của thực phẩm, quản lý được
nhiệt độ và độ ẩm không khí.

- Bố trí các phương tiện để cất giữ an toàn vật liệu tẩy rửa, không ảnh hưởng
đến thực phẩm.

2.2. Nội dung công trình

2.2.1. Hạng mục xây dựng

Bảng 1: Các hạng mục công trình xây dựng trong dự án

STT Hạng mục Đơn vị Số Khối lượng


tính lượng

1 Nhà xưởng sản xuất sữa m2 1 1000

2 Nhà kho để nguyên liệu m2 1 1500

3 Nhà kho để thành phẩm m2 1 1000

4 Nhà điều hành m2 1 280

5 Nhà ăn nhà nghỉ cho công nhân m2 1 250

6 Nhà bảo vệ m2 2 18

7 Nhà vệ sinh m2 2 70

26 | P a g e
8 Trạm máy phát điện m2 1 60

9 Trạm biến áp m2 1 16

10 Đất hành lang, đường giao thông m2 1 550

11 Cây xanh, cảnh quan m2 1 5000

12 Nhà để thiết bị cấp nhiệt m2 1 200

13 Hệ thống xử lý nước thải m2 1 60

14 Bãi đỗ xe m2 1 800

15 Bể chứa nước sạch m2 2 14

16 Tường rào m 1 1000

17 Cổng chào cái 2

2.2.2. Máy móc thiết bị

Bảng 2: Máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình thực hiện dự án

27 | P a g e
STT Hạng mục ĐVT Số lượng

1 Hệ thống dây chuyền sản xuất

2 + Hệ thống rửa hạt HT 3

3 + Hệ thống nấu và phối trộn nguyên liệu HT 2

4 + Hệ thống đồng hóa HT 1

5 + Hệ thống thanh trùng sữa HT 1

6 + Hệ thống chiết rót HT 1

7 + Hệ thống đóng gói sản phẩm HT 1

8 Xe nâng cái 1

9 Trạm cân điện tử (công nghệ Mỹ) trạm 1

10 Hệ thống cấp thoát nước HT 1

11 Hệ thống PCCC HT 1

28 | P a g e
12 Hệ thống chống sét HT 1

13 Hệ thống điện và chiếu sáng HT 1

14 Hệ thống thông gió HT 1

15 Hệ thống thông tin liên lạc HT 1

2.3. Giải pháp kỹ thuật

2.3.1. Hệ thống điện và chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng trong nhà cần đảm bảo cung cấp đủ nguồn ánh sáng (kết
hợp giữa ánh sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên) và nâng cao hiệu suất công việc
tránh cho công nhân nhìn màu bị sai lệch, cường độ phải phù hợp.

Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được bố trí đèn pha, ngoài việc đảm bảo an ninh
cho nhà máy còn tạo được nét thẩm mỹ cho nhà máy vào ban đêm. Nhà máy được
bố trí trạm biến thế riêng biệt và có máy phát điện dự phòng. Hệ thống tiếp đất an
toàn, hệ thống điện được lắp đặt riêng biệt với hệ thống tiếp đất chống sét. Việc tính
toán thiết kế hệ thống điện được tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn quy định của tiêu
chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn ngành.

2.3.2. Hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế đảm bảo yêu cầu sử dụng nước:

- Nước sinh hoạt

- Nước cho hệ thống chữa cháy

- Nước dùng cho sản xuất sữa hạt

29 | P a g e
Việc tính toán cấp thoát nước được tính theo tiêu chuẩn cấp thoát nước cho
công trình công cộng và theo tiêu chuẩn PCCC quy định.

2.3.3. Hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét sử dụng hệ thống kim thu sét hiện đại đạt tiêu chuẩn.

Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10 Ω và được tách riêng với hệ
thống tiếp đất an toàn của hệ thống điện.

Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt phải được bảo trì và kiểm tra định kỳ.

Việc tính toán thiết kế chống sét được tuân thủ theo quy định của quy chuẩn
xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

2.3.4. Hệ thống Phòng cháy chữa cháy

Công trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công cộng
để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. Hệ thống chữa cháy được lắp đặt ở
những nơi dễ thao tác và thường xuyên có người qua lại.

Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy,… sử dụng
thiết bị của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đề ra.

Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các quy định của quy
chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

2.3.5. Hệ thống thông gió

Hệ thống thông gió được thiết kế nhằm:

- Hạn chế tối đa khả năng nhiễm khuẩn thực phẩm do không khí

- Kiểm tra nhiệt độ môi trường xung quanh, kiểm soát mùi, rà soát độ ẩm không
khí để đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Các hệ thống thông gió phải được thiết kế sao cho dòng khí không vào được
từ khu vực ô nhiễm và cần làm sạch thường xuyên.

2.3.6. Hệ thống thông tin liên lạc

30 | P a g e
Toàn bộ công trình được bố trí một tổng đài chính phục vụ liên lạc đối nội và
đối ngoại. Các thiết bị telex, điện thoại nội bộ, fax (nếu cần) được đấu nối đến từng
phòng.

3. Tiến độ thực hiện dự án

Hiện tại dự án đang trong quá trình làm thủ tục xin cấp phép đầu tư, xây dựng.
Sau khi có giấy phép xây dựng, các công việc xây dựng, lắp đặt tiếp theo sẽ được
thực hiện trong khoảng thời gian dự kiến dưới đây:

Bảng 3: Tiến độ thực hiện dự án

STT Các hoạt động Thời gian thực hiện


(dự kiến)

Lập ĐTM, thiết kế, các thủ tục xin phép đầu tư, 4 tháng
1 xây dựng
(8/2022 - 12/2022)

Thi công xây dựng

Hàng rào bảo vệ, cổng chào

Đường giao thông nội bộ 6 tháng

(1/2023 - 07/2023)
Hệ thống cấp nước, thoát nước, nước thải

Xây dựng công trình nhà xưởng, kho chứa

31 | P a g e
Công trình phòng cháy chữa cháy

Lắp đặt máy móc thiết bị 5 tháng


3
(07/2023 - 12/2023)

4 Vận hành thử nghiệm 01/2024

5 Hoạt động chính thức 02/2024

4. Sản phẩm chính

Những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực
vật mới thực sự phát triển. Tại Việt Nam, trào lưu sử dụng các sản phẩm sữa có
nguồn gốc từ thực vật nói chung và sữa hạt nói riêng cũng có xu hướng tăng trưởng
mạnh mẽ. Nắm bắt xu thế phát triển của thị trường sữa hạt Việt Nam, Liên Hương
đã nghiên cứu và phát triển dòng sữa hạt sen hứa hẹn sẽ mang tới một điểm nhấn
khác biệt tại thị trường sữa hạt hiện nay. Với nguyên liệu cao cấp được chọn lọc
100% từ hạt sen Việt Nam kết hợp với một số loại hạt khác như hạt điều, hạt đậu
xanh,...Liên Hương cho ra đời ba dòng sữa tươi uống chính là:

● Sữa hạt sen thuần túy: dòng bình dân

● Sữa hạt sen - đậu xanh: dòng bình dân

● Sữa hạt sen - hạt điều: dòng cao cấp

Hạt sen là nguyên liệu chứa nhiều protein, magiê, phốt pho, kali, trong khi đó
hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp. Chính nhờ vào hàm lượng
dưỡng chất dồi dào như vậy mà hạt sen có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc
biệt là khi kết hợp với sữa. Sữa hạt sen mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức
khoẻ như: bão hoà cân nặng, chữa mất ngủ, ngăn ngừa lão hoá, tiểu đường, rất tốt

32 | P a g e
cho dạ dày, máu và đặc biệt là phụ nữ mang thai,... Ngoại trừ các công dụng trên,
sữa hạt sen còn nhiều các tác dụng khác phải kể đến như tốt cho thận, chống viêm,
trị mụn, ngăn ngừa sự thèm ăn.

Các sản phẩm sữa hạt Liên Hương được sản xuất khép kín theo công nghệ
chuẩn châu Âu với nguồn nguyên liệu chọn lọc 100% không biến đổi gen, cùng các
loại hạt đậu xanh, hạt điều đạt chuẩn chất lượng. Sản phẩm được đầu tư nghiên cứu,
phát triển để vừa "chuẩn vị” của các loại hạt, vừa đáp ứng yêu cầu về chất lượng và
dinh dưỡng của người tiêu dùng.

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN


1. Tiêu chuẩn quy cách sản phẩm

1.1. Nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu chính cho quy trình sản xuất sữa hạt sen mix là hạt sen, đường tinh
luyện, nước, sữa bột thực vật, một số loại hạt mix cùng như: đậu xanh, gạo lứt, bắp,...

❖ Tiêu chuẩn lựa chọn hạt sen:


- Hạt sen tươi được thu hoạch trong khoảng thời gian 27 đến 30 ngày kể từ khi
gương sen tươi ra bông gió. Thu hoạch gương sen thời điểm này là tốt nhất.
Vì hạt sen tươi thu được sẽ đủ độ già, sản phẩm hạt sen tươi cũng sẽ giữ được
dinh dưỡng ở mức cao nhất.
- Các hạt sen tươi khi “trưởng thành” có độ đồng đều nhau về kích thước với
đường kính từ 1 cm – 1,4 cm, có màu trắng tự nhiên.
❖ Nguồn nguyên liệu:
- Hạt sen là nguyên liệu chính trong sản phẩm sữa hạt của công ty nên sẽ được
công ty nhập trực tiếp từ công ty Sen Đại Việt, sen được trồng chủ yếu ở vùng
Đồng Tháp nổi tiếng với những đầm sen lớn.
- Một số loại hạt khác để mix cùng hạt sen có thể được công ty nhập từ một
công ty chuyên phân phối các loại hạt. Công ty được doanh nghiệp hướng đến
để nhập một số loại hạt này chính là công ty TNHH FOOD CITY Việt Nam.

1.2. Thành phẩm

❖ Công nghệ sản xuất

33 | P a g e
Sữa hạt sen sản xuất theo công nghệ Aseptic: sử dụng trong ≥ 6 tháng, ở nhiệt
độ thường, không cần sử dụng chất bảo quản thực phẩm.

❖ Tiêu chuẩn thành phẩm

Bảng 4: Tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn thành phẩm

Trạng thái Sản phẩm ở trạng thái lỏng, sánh mịn và hòa quyện,
không tách lớp

Màu Màu trắng tự nhiên của hạt sen, có thể pha màu khác nếu
loại hạt mix cùng có màu như: đậu đỏ,...

Mùi Mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt nhẹ hòa lẫn hương thơm đặc
trưng của hạt sen và một số loại hạt khác.

Vị Ngọt và thanh mát

1.3. Tiêu chuẩn bao gói

- Hộp sữa 180ml, 1 lốc 4 hộp, 1 thùng 48 hộp

- Sử dụng hộp giấy nhiều lớp: lớp giấy bìa và nhựa (75%), polyethylene (20%),
lớp lá nhôm siêu mỏng (5%). Các loại vật liệu này được ép để tạo thành một
cấu trúc bền vững bao gồm 6 lớp:

+ Lớp 1 nằm trong cùng làm từ polyethylene, là lớp tiếp xúc trực tiếp với sản
phẩm. Lớp này có tính trơ nên an toàn khi bao bọc kín thực phẩm.

+ Lớp 2 là nhựa nhiệt dẻo polyethylene, đóng vai trò kết dính lớp 1 và lớp 3
giống như cây cầu vận chuyển.

34 | P a g e
+ Lớp thứ 3 là lớp nhôm siêu mỏng chỉ 0,0063mm. Nhôm và các lớp nhựa bên
trong tạo thành một rào cản để ngăn vi sinh vật, không khí và ánh sáng xâm
nhập vào trong hộp sản phẩm. Lớp nhôm sẽ không bị thôi nhiễm vào sản phẩm
vì còn 2 lớp nhựa trong cùng ngăn cách sản phẩm tiếp xúc với lớp nhôm này.

+ Có nhiệm vụ tương tự lớp thứ 2, lớp thứ 4 được làm từ nilon và có nhiệm vụ
kết dính lớp 3 và lớp 5.

+ Lớp thứ 5 là lớp giấy bìa để tạo hình dạng và độ cứng cho hộp giấy. Thường
được bồi thêm lớp giấy để in hình ảnh, thông tin giúp cho hộp giấy đẹp hơn.

+ Lớp thứ 6 được làm từ nilon có tác dụng ngăn cản độ ẩm từ bên ngoài xâm
nhập vào, đây là lớp ngoài cùng của vỏ hộp.

❖ Ưu điểm của hộp giấy:

+ Hạn chế tối đa sự thất thoát vitamin trong sản phẩm. Các loại vitamin trong
sữa như vitamin B2, vitamin A, B6, B12, C và K được giữ nguyên tính chất
khi đến tay người tiêu dùng.

+ Giúp sản phẩm giữ được độ tiệt trùng cao.

+ Giữ được độ tươi ngon của sản phẩm, tránh tình trạng ẩm mốc, lên men.

+ Ở nhiệt độ thường, thời gian bảo quản sản phẩm nhiều hơn từ 6 – 12 tháng so
với các loại bao bì khác. Đặc biệt bảo quản lâu trong môi trường lạnh, nhiệt
độ thấp.

+ Hạn chế và ngăn cản tối đa các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản phẩm như
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…

+ Vì có tính định hình cao, dai, chắc bền nên vận chuyển dễ dàng hơn.

+ Góp phần bảo vệ môi trường nhờ tính tái chế, sử dụng cho các mục đích khác.

+ Quảng cáo, marketing thương hiệu qua những thông tin, hình ảnh được in trên
vỏ hộp bao bì.

1.4. Danh mục sản phẩm

35 | P a g e
• Sữa hạt sen thuần túy: dạng nước, hộp bìa 180ml, vỉ 4 hộp 32000 đồng, 1
thùng 48 hộp 370000 đồng.

• Sữa hạt sen - bắp non: dạng nước, đóng chai thủy tinh/chai nhựa, giá 38k/chai,
thùng 12 chai * 325ml, giá 440000 đồng.

• Sữa hạt sen - đậu xanh: dạng bột, đóng gói bịch 10 túi * 25g, giá 35000
đồng/bịch, thùng 10 bịch 332000 đồng.

2. Máy móc thiết bị

Bảng 5: Máy móc thiết bị sử dụng cho quá trình sản xuất thành phẩm

STT Tên thiết Hình ảnh Đặc điểm thiết bị Số


bị lượng

1 Máy rửa Thiết bị được làm từ thép không gỉ 2


hạt sen SUS304 đảm bảo độ bền chắc,
chống ăn mòn, dễ lắp ráp và tháo
gỡ. Máy sử dụng bồn bong bóng
khí áp lực cao để làm sạch, hiệu
quả làm sạch tốt, giữ cho màu sắc
ban đầu của nguyên liệu ổn định và
không làm hư hỏng nguyên liệu
ban đầu.

36 | P a g e
2 Máy nghiền Máy nghiền cấu tạo bởi mô tơ điện 3
ướt tốc độ cao,được chế tạo chống mài
mòn cao. Mô tơ này có tốc độ 2850
vòng/phút,do vậy nó có thể nghiền
nhiều loại nguyên liệu tươi như:
nghệ, ớt, tỏi, cà chua, hoa quả, gạo,
đậu xanh, đậu tương, gạo nếp……
cho cỡ hạt siêu mịn.

3 Máy ly tâm Dòng sữa nguyên liệu sau khi lọc 3


sơ bộ cho qua thiết bị ly tâm để tách
phần bã còn sót lại

4 Thiết bị gia Thiết bị có dạng hình trụ, đáy cầu, 2


nhiệt được chế tạo bằng thép không rỉ.
Xung quanh phần thân dưới và đáy
thiết bị có lớp vỏ áo dùng để gia
nhiệt bằng hơi.

Bên trong thiết bị có cánh khuấy để


đảo trộn nguyên liệu, cánh khuấy
được truyền động bởi motor đặt
trên nắp thiết bị.

37 | P a g e
5 Thiết bị Thiết bị đồng hoá hai cấp bao gồm 1
đồng hóa một bơm piston để đưa nguyên liệu
vào máy, hai khe hẹp và hai hệ
thống thuỷ lực. Thiết bị đồng hoá
hai cấp sử dụng phổ biến trong
công nghiệp chế biến sữa đặc biệt
đối với nhóm sản phẩm có hàm
lượng chất béo cao và các sản
phẩm yêu cầu có độ nhớt thấp.

6 Thiết bị Dây chuyền này được thiết kế với 1


chiết rót và tính năng hoàn toàn tự động, cấu
đóng gói vô trúc đơn giản, đẹp và vận hành dễ
trùng dàng.
Aseptic
Toàn bộ quy trình được chiết rót
trong môi trường vô trùng, ngăn
chặn tuyệt đối sự tái nhiễm của vi
khuẩn gây hỏng sản phẩm.

9 Thiết bị Máy chiết nóng tích hợp “Rửa – 1


chiết rót chiết nóng và đóng nắp”. Thiết kế
nóng khoa học và hợp lý. Máy với vẻ bề
ngoài thẩm mỹ cao. Hệ thống chiết
rót nóng 3 trong 1 bảo trì thuận
tiện, là sự lựa chọn hàng đầu cho
các dây chuyền chiết rót các sản
phẩm thức uống nóng.

38 | P a g e
Ngoài ra còn có các thiết bị khác như các bộ phận điện, bộ phận khí nén, nồi
hơi, dây điện, hệ thống CIP… Các thiết bị này được Sử dụng các nhãn hiệu uy tín
như Siemens, Schreinder, ABB, Airtac,…có tuổi thọ cao và đảm bảo an toàn trong
quá trình sử dụng.

3. Quy trình sản xuất

Hình 2: Quy trình sản xuất ra thành phẩm sữa hạt sen

3.1. Sữa hạt dạng bột

Mỗi sản phẩm sữa hạt dạng bột của công ty Liên Hương đều phải trải qua đầy
đủ các bước trong quy trình sau:

Phun sấy nguyên liệu để tạo hạt sữa → Trộn đồng nhất các nguyên liệu thành
phần có trong sữa hạt → Đưa vào đóng gói (Sản phẩm dạng túi đem đến dây chuyền
đóng túi. Sản phẩm dạng hũ – lon sẽ có dây chuyền đóng gói riêng biệt) → Đóng
gói bao bì bên ngoài.

3.2. Sữa hạt dạng nước

39 | P a g e
Quy trình sản xuất gồm các bước: Nấu và phối trộn các nguyên liệu → Đồng
hóa → Thanh trùng sữa → Chiết rót và đóng gói sản phẩm.

Đối với dòng sữa hạt dạng nước của X đều đảm bảo cấu trúc sữa đồng nhất,
không xảy ra hiện tượng tách lớp, vón cục, lắng cặn. Có độ ổn định cao, giữ lại được
hương vị tự nhiên đặc trưng của nguyên liệu.

Từng công đoạn của quá trình sản xuất đều có sự tham gia, giám sát của chuyên
gia, đảm bảo phát hiện và loại bỏ kịp thời các sản phẩm lỗi, sản phẩm không đảm
bảo đủ tiêu chí an toàn, liều lượng thành phần…

3.3. Chi tiết một số bước trong quy trình sản xuất

❖ Nguyên liệu

Các nguyên liệu có thể sử dụng để sản xuất sữa thực vật là: hạt sen, đậu xanh,
hạt điều, đường và bột sữa béo thực vật.

❖ Xử lý

Đối với mỗi loại hạt khác nhau, X sẽ lựa chọn 1 quy trình sơ chế, xử lý nguyên
liệu khác nhau tương ứng cho phù hợp với bản chất nguyên liệu và đặc tính cảm
quan của chất lượng sản phẩm sau cùng. Tùy vào nguyên liệu mà lựa chọn
ngâm/không ngâm hoặc nấu chín/không nấu chín trước trước khi xay lấy dịch…

❖ Xay lấy dịch – lọc

Nguyên liệu sau khi xử lý sẽ được đem đi xay lấy dịch, tùy vào bản chất nguyên
liệu ban đầu mà chúng ta lựa chọn phương pháp và máy móc thiết bị phù hợp.

Sau đó dịch phải được lọc qua kích thước vải lọc phù hợp để lọc bỏ phần bã,
lấy phần dịch được lọc để chuyển qua công đoạn phối trộn nấu.

❖ Phối trộn

Dịch nguyên liệu sẽ được phối trộn với các thành phần khác như đường, nước,
sữa bột thực vật,… nhằm hoàn thiện sản phẩm, cải thiện, làm tăng giá trị cảm quan
của sản phẩm (màu, mùi vị,…) đồng thời tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm.

40 | P a g e
Ở công đoạn này, ngoài việc tạo mùi vị thơm ngon cho sản phẩm, thì phải để
sản phẩm đồng nhất, không bị tách lớp trong quá trình bảo quản.

❖ Thanh trùng

Quá trình thanh trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có mặt trong sữa, nhờ vậy
thời gian bảo quản được kéo dài, chất lượng sản phẩm được ổn định.

Ở công đoạn này, công ty Liên Hương có dây chuyền thiết bị hiện đại, đem đến
chế độ thanh trùng phù hợp, giúp sản phẩm giảm tỷ lệ bị hư hỏng, nổi váng, tách
lớp… ngay trong quá trình thanh trùng

❖ Làm lạnh

Sản phẩm khi thanh trùng tại X sẽ được làm lạnh nhanh, để giúp tiêu diệt một
phần vi sinh vật nhờ quá trình sốc nhiệt. Công ty sẽ tiến hành kiểm soát công đoạn
này, tránh việc quá trình làm lạnh quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển,
làm sản phẩm nhanh bị hư hỏng trong quá trình bảo quản.

Ngoài ra, công đoạn làm lạnh sữa sẽ giúp công đoạn rót chai không bị nóng làm
móp, biến dạng chai.

❖ Bảo quản

Sản phẩm sau khi được đóng chai có bao bì in các thông tin sản phẩm và công
ty Liên Hương, sẽ được bảo quản trong điều kiện tủ mát ở 2- 4°C.

4. Phương án nhân sự

4.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Doanh nghiệp lựa chọn cơ cấu tổ chức theo chức năng để điều hành và quản
lý doanh nghiệp của mình. Đứng đầu mô hình tổ chức theo chức năng là hội đồng
quản trị trong đó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công
ty, dưới quyền là các Giám đốc phòng ban bao gồm: Phòng hành chính nhân sự,
Phòng tài chính – kế toán, Phòng R&D, Phòng Marketing, Phòng kinh doanh.

Hình 3: Cơ cấu tổ chức nhân sự

41 | P a g e
Bảng 6: Phân bổ nhân sự dự kiến trong 5 năm

Năm Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ năm
nhất hai ba tư

VN NN VN NN VN NN VN NN VN NN

A. Nhân viên 6 0 6 0 6 0 6 0 6 0
ban quản trị

Tổng Giám đốc 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0

Giám đốc 5 0 5 0 5 0 5 0 5 0
phòng ban

B. Nhân viên 30 0 42 0 50 0 66 0 71 0

42 | P a g e
trực tiếp

C. Nhân viên 20 4 23 4 31 5 39 4 47 44
gián tiếp

Nhân viên 1 0 2 0 2 0 3 0 4 0
phòng hành
chính - nhân sự

Nhân viên 2 0 2 0 3 0 3 0 3 0
phòng tài chính
- kế toán

Nhân viên 1 2 1 2 2 2 2 2 3 2
phòng R&D

Nhân viên 3 0 4 0 5 0 5 0 7 0
phòng
Marketing

Nhân viên 3 0 3 0 4 0 6 0 8 0
phòng kinh
doanh

Kỹ sư 3 2 3 2 4 3 5 3 5 3

43 | P a g e
Nhân viên bảo 2 0 2 0 3 0 4 0 4 0
vệ

Nhân viên kho 3 0 3 0 5 0 6 0 8 0

Quản đốc phân 2 0 3 0 3 0 5 0 5 0


xưởng

Tổng 56 4 71 4 87 5 111 5 124 5

4.2. Mức lương bình quân dự kiến

Bảng 7: Dự kiến mức lương bình quân nhân sự theo tháng qua 5 năm (triệu
đồng)

Đối tượng nhân viên Năm

I II III IV V

A. Nhân viên nước ngoài

Nhân viên nghiên cứu và 37 38.85 40.8 44.8 49.3


phát triển sản phẩm (phòng
R&D)

44 | P a g e
Kỹ sư 30 31.5 33.07 36.38 40

B. Nhân viên Việt Nam

Tổng Giám đốc 58 60.9 63.94 70.3 77.37

Giám đốc phòng ban 41 43.05 45.2 49.72 54.69

Nhân viên phòng hành 13 13.65 14.33 15.76 17.34


chính - nhân sự

Nhân viên phòng tài chính 15 15.75 16.53 18.2 20


- kế toán

Nhân viên phòng R&D 16 16.8 17.64 19.4 21.34

Nhân viên phòng 17 17.85 18.74 20.6 22.68


Marketing

Nhân viên phòng kinh 17 17.85 18.74 20.6 22.68


doanh

Kỹ sư 15.4 16.17 16.98 18.67 20.54

45 | P a g e
Nhân viên bảo vệ 5.5 5.775 6.06 6.67 7.34

Nhân viên kho 6.5 6.825 7.17 7.88 8.67

Quản đốc phân xưởng 9 9.45 9.92 10.92 12

Nhân viên trực tiếp 7 7.35 7.72 8.49 9.34

❖ Quy chế lương thưởng, phụ cấp và chế độ cho người lao động

Nguyên tắc tính lương và thưởng:

Mức tiền lương, tiền thưởng. phụ cấp và hỗ trợ sẽ theo kết quả sản xuất kinh doanh
chung của Công ty và mức độ đóng góp của người lao động theo nguyên tắc làm
nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít; hưởng lương theo công việc và chức vụ phù hợp
với trình độ và kỹ năng nghề. Khi thay đổi công việc hay chức vụ thì hưởng lương
theo công việc, chức vụ mới. (chế độ trả lương theo năng lực)

Khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên thì tiền lương, thưởng, phụ cấp của người
lao động tăng theo hiệu quả thực tế phù hợp với Quỹ tiền lương thực hiện được giám
đốc phê duyệt.

Cách tính lương

● Cách tính lương chính thực nhận:

Cuối tháng, phòng tài chính kế toán sẽ căn cứ vào bảng chấm công để tính lương
chính nhận được:
𝑇𝑖ề𝑛 𝑙ươ𝑛𝑔 𝑐ℎí𝑛ℎ + 𝑃ℎụ 𝑐ấ𝑝 (𝑛ế𝑢 𝑐ó)
Lương chính nhận được = x Số ngày công đi làm
26

46 | P a g e
Các khoản thuế TNCN, BHXH, BHYT, BHTN (nếu có) của những nhân viên ký
hợp đồng lao động trên 3 tháng trở lên sẽ trích vào lương của người lao động theo
tỷ lệ % quy định hiện hành

● Tính lương sản phẩm:

Lương sản phẩm của người lao động dựa trên số lượng sản phẩm đạt chất lượng
nhân với đơn giá sản phẩm

● Tiền lương làm việc thêm giờ:

Tiền lương làm thêm giờ vào ngày thường = Tiền lương thực trả theo giờ x 150% x
số giờ làm thêm

Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần (Chủ nhật) = Tiền lương thực trả
theo giờ x 200% x số giờ làm thêm

Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết = Tiền lương thực trả theo giờ x
300% x số giờ làm thêm.

● Thời hạn trả lương:

Bộ phận sản xuất: Trả một lần vào ngày 8 của tháng sau.

Bộ phận văn phòng: Trả một lần vào ngày 5 của tháng sau.

Chế độ thưởng, phúc lợi và hỗ trợ khác:

● Thưởng đạt doanh thu

Cuối năm dương lịch, những nhân viên kinh doanh đạt doanh thu do Giám đốc giao
sẽ được thưởng thêm 3% tổng doanh thu mà nhân viên đó đạt được.

Cuối năm nếu phòng kinh doanh đạt doanh thu do Giám đốc giao, sẽ được thưởng
thêm 2% Tổng doanh thu mà phòng đạt được.

Chế độ xét nâng lương

● Về chế độ xét nâng lương: Mỗi năm, lãnh đạo Công ty xét nâng lương cho
cán bộ, công nhân viên một lần vào tháng 2 của năm.

47 | P a g e
● Niên hạn và đối tượng trong diện xét nâng lương: Nhân viên đã có đủ niên
hạn một năm hưởng ở một mức lương với điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao và không vi phạm Nội quy lao động, không bị xử lý kỷ luật từ hình
thức khiển trách bằng văn bản trở lên. Nếu vi phạm, sẽ không được vào diện
xét, năm sau mới được xét nâng lương với điều kiện không tái phạm kỷ luật
lao động.

● Mức nâng của mỗi bậc lương từ 5% - 10% mức lương hiện tại tùy theo kết
quả kinh doanh của công ty trong năm.

4.3. Chính sách tuyển dụng và đào tạo

❖ Chính sách tuyển dụng

Kế hoạch tuyển dụng: Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, căn cứ vào kế
hoạch hoạt động, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà Công ty có kế hoạch tuyển
dụng nhân sự.

Thông báo tuyển dụng: Các yêu cầu tuyển dụng của Công ty trước hết sẽ được
đăng tải trên Website của Công ty và trên các trang Thông tin điện tử khác.

Nguyên tắc tuyển dụng: Đảm bảo Công khai – Công bằng – Bình đẳng cho mọi
đối tượng phù hợp.

Yêu cầu tuyển dụng: Các thông tin chi tiết về hồ sơ và tiêu chuẩn xét tuyển
được thông báo cụ thể trên Website của Công ty.

Trình tự tuyển dụng: Các ứng viên xin tuyển dụng phải nộp hồ sơ cho Bộ phận
nhân sự (Văn phòng Công ty). Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, ứng viên sẽ được mời
đến làm bài kiểm tra về kiến thức và kỹ năng. Cuối cùng, khi qua vòng kiểm tra, các
ứng viên sẽ được mời đến phỏng vấn. Kết quả sẽ được Bộ phận nhân sự hoặc Ban
chuyên môn thông báo cho ứng viên sau khi có báo cáo tổng kết về quá trình tuyển
dụng

❖ Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Các nhân viên mới tại Công ty được hướng dẫn, đào tạo bài bản và chuyên
nghiệp về nghiệp vụ, kỹ năng làm việc. Công ty luôn tạo điều kiện học tập tốt nhất

48 | P a g e
để các nhân viên thích ứng một cách nhanh nhất với môi trường làm việc mới. Công
ty khuyến khích người lao động học thêm ngoài giờ làm việc chuyên môn để nâng
cao năng lực làm việc tại Công ty, bằng cách:

+ Tạo điều kiện về thủ tục cần thiết để đi học được thuận lợi;

+ Dành một khoảng thời gian nhất định để người lao động tham gia học tập;

+ Có thể trợ cấp một khoản nhất định tiền học phí.

Ngoài ra một số vị trí then chốt thuộc phòng R&D ,Tài chính kế toán và
Marketing sẽ được ưu tiên cho các nhân sự từ công ty mẹ có nhu cầu luân chuyển
công tác ,vị trí mới tốt hơn. Đặc biệt với các đối tượng nhân viên này sẽ được đặc
cách tăng lương và một số phúc lợi khác khi tham gia điều hành quản lý tại công ty
mới này

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


1. Giới thiệu chung

Nhà máy sản xuất sữa hạt tổng hợp có tổng diện tích 15000m2.

Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố
tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong Nhà máy sản xuất và khu vực
lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao
chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho Nhà
máy sản xuất sữa hạt tổng hợp khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu
về tiêu chuẩn môi trường.

2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

• Luật Bảo vệ Môi trường 2020 số 72/2020/QH14 đã được ban hành ngày
17/11/2020.

• Luật Hóa Chất số 06/2007/QH 12 do Quốc hội ban hành ngày 21 tháng 11
năm 2007

• Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012

49 | P a g e
• Luật Phòng Cháy Chữa Cháy số 40/2013/QH13 do Quốc hội ban hành ngày
22 tháng 11 năm 2013

• Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 1 năm 2022 về
quy định chi tiết một số điều của luật Bảo vệ Môi trường

• Thông tư số 02/2022/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày


10/01/2022 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi
trường

• Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND của của UBND tỉnh Bình Dương ngày
16/6/2016 về việc ban hành quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương.

• Nghị định 18/2015/NĐ-CP về quy hoặch, kế hoạch bảo vệ, đánh giá môi
trường.

3.Tác động của dự án tới môi trường

Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu
vực trạm và khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh
gây gián đoạn quá trình vận hành của hệ thống công nghệ trong khu vực. Có thể dự
báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai
đoạn khác nhau:

3.1. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình chuẩn bị

Nhà máy đã xây dựng nên để cải tạo lại chủ đầu tư tiến hành sửa chữa và bố trí
lại mặt bằng sao cho phù hợp và an toàn. Do đó việc tác động đến môi trường trong
quá trình này là tiếng ồn, bụi, khí thải từ quá trình tiến hành sửa chữa và vận chuyển
vật tư. Tuy nhiên việc tác động này nhỏ ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường
xung quanh.

3.2. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình vận hành

Các tác động của dự án đến môi trường trong giai đoạn sản xuất kinh doanh

- Trong giai đoạn hoạt động sản xuất nguồn rác thải, nước thải là yếu tố chủ
yếu tác động đến môi trường khu vực của Dự án.

50 | P a g e
- Việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu chất thải trong quá trình kinh doanh
trên sẽ có tác dụng giảm bớt lượng chất thải, bảo đảm chất lượng môi trường trong
khu vực.

- Công ty sẽ thực hiện nghiêm chỉnh biện pháp xử lý rác thải và vệ sinh môi
trường khu vực , phòng chống cháy nổ và an toàn lao động theo quy định của pháp
luật.

- Đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh nơi làm việc. Đặc thù
của ngành hàng là sản xuất chế biến thực phẩm, do đó yếu tố vệ sinh an toàn thực
phẩm được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt người lao động nhất là lao động sản xuất được
khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần.

- Nơi sản xuất và làm việc luôn được giữ gìn vệ sinh tuyệt đối. Đây là điểm
quan trọng trong quy trình công nghệ sản xuất.

❖ Vấn đề an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

Thực hiện an toàn vệ sinh công nghiệp tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích đó là: tạo
được cho người lao động có thói quen tác phong công nghiệp, giảm thiểu các chi phí
phát sinh như thu gom chất thải, những ảnh hưởng tác hại đến sức khoẻ người lao
động tăng năng suất lao động, an toàn sản xuất phòng chống hoả hoạn, chống tiêu
hao nguyên phụ liệu.... Vì vậy, công ty rất coi trọng vấn đề này vì nó cũng quyết
định đến uy tín của Công ty đối với khách hàng.

Công ty sẽ có những nội quy bắt buộc người lao động phải thực hiện nghiêm
túc về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp như: việc sử dụng điện, ánh sáng để
sản xuất, đồng phục bảo hộ lao động và các thiết bị bảo vệ khác như khẩu trang, bố
trí các khu phụ tiện ích theo các tiêu chuẩn, thu gom phế liệu về nơi quy định để bộ
phận vệ sinh môi trường của công ty xử lý, nội quy về sử dụng các công cụ cầm
tay...., trong mỗi xưởng sản xuất sẽ bố trí các biển báo và biển lưu chú về sản xuất
để tạo cho người lao động luôn có ý thức về sản xuất và an toàn lao động. Nếu người
lao động không thực hiện công ty sẽ có các biện pháp xử lý thích hợp từ khiển trách
tới phạt tiền.

Trong quá trình vận hành sản xuất, nguyên liệu sản xuất và các phụ liệu được
công ty đặt mua từ các nhà cung cấp có uy tín trong và ngoài nước. Nguyên liệu

51 | P a g e
trước khi đưa vào sản xuất được kiểm tra kỹ lưỡng. Nguyên liệu cũng như sản phẩm
sản xuất ra sẽ luôn được sai xót nếu có để nhằm mục đích cung cấp cho thị trường
những sản phẩm chất lượng cao theo tiêu chuẩn đặt hàng của khách hàng.

❖ Đối với môi trường không khí

Xưởng sản xuất sẽ cho lắp đặt các hệ thống hút bụi, sau đó bụi sẽ được thu gom
vào nơi quy định. Tại các xưởng sản xuất cũng sẽ được lắp đặt các hệ thống thông
gió bằng quạt điện công nghiệp, quạt hút gió đối lưu hai chiều để điều hoà không
khí, tạo môi trường sản xuất tốt.

❖ Đối với nước thải công nghiệp và sinh hoạt

Nước thải theo hệ thống đường ống thoát nước ngầm thu gom về hệ thống xử
lý nước thải.

Các chất thải rắn sẽ được thu gom, sau đó chuyển ra nơi quy định để phân loại
xử lý theo phương pháp hợp vệ sinh.

❖ Vấn đề An toàn, phòng chống cháy nổ

Vấn đề Phòng Cháy Chữa Cháy là rất quan trọng đối với nhà máy sản xuất.
Công ty có các giải pháp như sau: lập phương án phòng cháy, chữa cháy theo quy
định, tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy, trang bị đầy đủ các thiết bị như: bình
bọt, vòi phun nước, bồn cát, cột bơm nước chữa cháy, bơm dự phòng ...

4. Các biện giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động dự án

❖ Giảm thiểu lượng chất thải

Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh khỏi.
Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với biện pháp
quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn chất thải phát
sinh. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh:

- Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho công tác sửa chữa,
giảm thiểu lượng dư thừa tồn đọng trong nhà máy.

52 | P a g e
- Thường xuyên kiểm tra, có chế độ bảo dưỡng định kỳ các hạng mục công
trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra.

❖ Thu gom và xử lý chất thải:

Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều bắt
buộc đối với các khu vực trạm. Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải
được thực hiện từ khi sửa chữa đến khi đi vào vận hành và quá trình tháo dỡ ngưng
hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của trạm và môi trường khu vực
xung quanh. Việc thu gom và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau:

- Chất thải rắn

Đây là loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong qúa trình sửa chữa bao gồm đất,
đá, giấy, khăn vải, ...là loại chất thải rất khó phân huỷ đòi hỏi phải được thu gom,
phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp. Những nguyên vật liệu dư thừa có thể
tái sử dụng được thì phải được phân loại và để đúng nơi quy định thuận tiện cho việc
tái chế. Những loại rác thải khó phân huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt
cách xa công trường thi công, sao cho tác động đến con người và môi trường là nhỏ
nhất để vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Các chất thải rắn phát sinh trong
qúa trình sinh hoạt, ăn uống: khăn lau, rác thải … phải được thu gom vào phương
tiện hay thiết bị chứa thích hợp, sau đó được xử lý ở bãi thải theo tiêu chuẩn quy
định.

- Chất thải khí

Sinh ra trực tiếp trong quá trình sửa chữa từ các máy móc thi công cơ giới,
phương tiện vận chuyển và từ các thiết bị, hoạt động trạm vì vậy cần phải có những
biện pháp để làm giảm lượng chất thải khí ra ngoài môi trường, các biện pháp có thể
dùng là:

Đối với các phương tiện vận chuyển, máy móc và các động cơ khác cần thiết
nên sử dụng loại nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn, khí thải có hàm lượng chất
gây ô nhiễm thấp. Sử dụng máy móc động cơ mới đạt tiêu chuẩn kiểm định và được
chứng nhận không gây hại đối với môi trường.

53 | P a g e
Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục
kịp thời các sự cố có thể xảy ra.

Sử dụng các van cô lập, khi đấu nối với các thiết bị hiện hữu tránh hiện tượng
khí đọng lại gây cháy nổ.

- Chất thải lỏng

Chất thải lỏng sinh ra trong quá trình hoạt động sẽ được thu gom và đưa về khu
xử lý nước thải còn nước không bị ô nhiễm sẽ theo hệ thống thoát nước bề mặt và
thải trực tiếp ra ngoài.

- Tiếng ồn

Sử dụng các vật liệu cách âm bọc quanh các động cơ phát ra độ ồn lớn nhất, sử
dụng các gối đỡ bệ máy băng lò xo, cao su có tính đàn hồi cao để làm giảm độ rung
của máy móc, thiết bị.

- Bụi và khói

Sử dụng những thiết bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc trong tình trạng khói
bụi ô nhiễm như mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt....

Tăng cường trồng cây xanh ở những khu vực đất trống quanh khu vực thi công
dự án.

5. Kết luận

Từ các phân tích trình bày trên đây, có thể rút ra một số kết luận và kiến nghị
sau:

Hoạt động sản xuất của Nhà máy là sản xuất sữa hạt tổng hợp. Quá trình thực
hiện dự án cũng như khi dự án đã đi vào hoạt động sẽ gây ra những tác động đến
môi trường khu vực. Tuy nhiên với việc đầu tư và thực hiện các biện pháp kỹ thuật
cũng như quản lý do dự án đưa ra và các biện pháp đã kiến nghị trên nhằm khắc
phục những tác động đó có thể nhận thấy rằng mức độ tác động của dự án lên môi
trường là không lớn, có thể chấp nhận được. Đây là một dự án khả thi về môi trường.

54 | P a g e
Nhà máy cam kết sẽ áp dụng các phương án phòng chống và xử lý môi trường
như đã trình bày trong báo cáo này nhằm đảm bảo được các tiêu chuẩn môi trường
Việt Nam.

Nhà máy sẽ kết hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan chuyên môn,
cơ quan quản lý môi trường trong quá trình giám sát, thiết kế và lắp đặt các hệ thống
xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN


1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư

• Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội, Số: 14/VBHN-VPQH ngày
15/07/2020;
• Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về việc Quản
lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;
• Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về việc Quản
lý chất lượng công trình xây dựng;
• Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình;
• Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;
• Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng về việc
“Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;
• Thông tư 80/2021/TT- BTC ngày 29/09/2021 hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp;
• Thông tư số 11/2021/TT–BXD ngày 31/8/2021. Hướng dẫn một số nội dung
về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép
xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
• Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết
định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;
• Thông tư 45/2018/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 7 tháng 5 năm 2018 hướng
dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

2. Nội dung tổng mức đầu tư

55 | P a g e
2.1 Chi phí xây dựng lắp đặt

Bảng 8: Dự toán các chi phí xây dựng và lắp đặt cho dự án

STT Danh mục Dự toán (triệu đồng)

1 Chi phí thuê đất 12.000

2 Nhà xưởng sản xuất 1.434

3 Nhà kho để nguyên liệu 2.152

4 Nhà kho để thành phẩm 1.506

5 Văn phòng điều hành 2.520

6 Nhà ăn và nghỉ cho công nhân 840

7 Hệ thống xử lý nước thải 200

8 Bãi đỗ xe 826

9 Tường rào 3.000

10 Cổng chào 60

11 Trạm biến áp và trạm máy phát điện 1.687

12 Hệ thống chống sét và PCCC 53

56 | P a g e
13 Hệ thống điện và chiếu sáng 160

14 Hệ thống cấp thoát nước 100

15 Hệ thống thông gió 26

Tổng 26.564.000.000

2.2 Chi phí máy móc thiết bị

Bảng 9: Dự toán chi phí mua sắm máy móc thiết bị cho sản xuất

Đơn giá
ST Đơn Số
Danh mục thiết bị (Triệu Dự toán
T vị lượng
đồng)

1 Hệ thống sàng phân loại thành phẩm HT 1 180 180

2 Xe nâng hàng ( Forklift 3 tấn) Cái 1 390 390

Hệ thống đóng bao thành phẩm tự


3 HT 1 230 230
động

4 Máy rửa hạt sen Cái 3 50 150

5 Máy nghiền ướt Cái 2 40 80

6 Máy ly tâm Cái 3 45 135

57 | P a g e
7 Thiết bị gia nhiệt Cái 2 80 160

8 Thiết bị đồng hóa Cái 1 200 200

Thiết bị chiết rót và đóng gói vô


9 Cái 1 600 600
trùng Aseptic

10 Thiết bị chiết rót nóng Cái 1 1550 1550

Tổng 3.675.000.000

2.3 Chi phí quản lý dự án

Chi phí dự án tính theo định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây
dựng công trình.

Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc
quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm
thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

- Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư;

- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm
tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây
dựng công trình;

- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;

- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán;
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí nghiệm thu, bàn giao công trình;


58 | P a g e
- Chi phí khởi công; khánh thành

2.4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Bao gồm các khoản chi phí sau:

- Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở;

- Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công;

- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng
công trình;

- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân
tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà
thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng
thầu xây dựng;

- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát
lắp đặt thiết bị;

- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức
xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng;

- Chi phí tư vấn quản lý dự án.

2.5 Chi phí khác

Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc những chi phí trên: chi
phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; chi phí quản
lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

- Chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng

- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; Chi phí bảo hiểm công trình;

59 | P a g e
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt, quyết toán vốn đầu tư;

- Chi phí vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây xây dựng nhằm
mục đích kinh doanh; chi phí cho quá trình tiền chạy thử và chạy thử.

2.6. Dự phòng phí

Dự phòng phí được tính dựa trên chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản
lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác phù hợp với Thông tư số
11/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn một số
nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng”.

3. Kết quả tổng mức đầu tư

Bảng 10: Tổng mức đầu tư

Danh mục đầu tư Giá trị trước thuế Giá trị sau thuế

Chi phí xây dựng lắp đặt 26.564.000.000 29.220.400.000

Chi phí thiết bị 3.675.000.000 4.042.500.000

Chi phí quản lý dự án 150.000.000 165.000.000

Chi phí đầu tư xây dựng 642.000.000 706.200.000

Chi phí khác 83.000.000 91.300.000

Dự phòng phí 622.280.000 684.508.000

60 | P a g e
Tổng mức đầu tư 34.909.908.000

CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN


1. Cấu trúc nguồn vốn

Bảng 11: Cấu trúc nguồn vốn thực hiện dự án

STT Hạng mục Tỷ lệ Tổng

1 Vốn góp chủ sở hữu 30% 10,472,972,400

2 Vốn vay ngân hàng 70% 24.436.935.600

Tổng 100% 34.909.908.000

2. Phương án vay và hoàn trả nợ

Phương thức vay: Số tiền vay là 24.436.935.600 đồng vay trong thời hạn 8 năm, ân
hạn 4 tháng đầu với lãi suất 10%/năm

Bảng 12: Thông tin về khoản vay vốn từ ngân hàng

Số tiền vay 24.436.935.600 đồng

Thời hạn vay 96 tháng

61 | P a g e
Ân hạn 4 tháng

Lãi vay 10 %/năm

Thời hạn trả nợ 92 tháng

Bảng 13: Phương án trả nợ vay

Năm Dư nợ đầu Vay nợ Trả nợ Trả nợ Lãi vay Dư nợ cuối


kỳ trong kỳ trong kỳ gốc kỳ

2023 24.436.935. 1.629.129.0 1.629.129. 24.436.935.6


600 40 040 00

2024 24.436.935 5.934.684.3 3.490.990. 2.443.693. 20.945.944.8


.600 60 800 560 00

2025 20.945.944 5.585.585.2 3.490.990. 2.094.594. 17.454.954.0


.800 80 800 480 00

2026 17.454.954 5.236.486.2 3.490.990. 1.745.495. 13.963.963.2


.000 00 800 400 00

2027 13.963.963 4.887.387.1 3.490.990. 1.396.396. 10.472.972.4


.200 20 800 320 00

62 | P a g e
2028 10.472.972 4.538.288.0 3.490.990. 1.047.297. 6.981.981.60
.400 40 800 240 0

2029 6.981.981. 4.189.188.9 3.490.990. 698.198.1 3.490.990.80


600 60 800 60 0

2030 3.490.990. 3.840.089.8 3.490.990. 349.099.0 0


800 80 800 80

Tổng 24.436.93 10.589.33


5.600 8.760

CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH


1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

1.1. Chi phí nhân lực

Bảng 14: Dự toán quỹ lương nhân viên hàng năm (triệu đồng)

Đối tượng nhân viên Năm

I II III IV VV

A. Nhân viên nước ngoài

Nhân viên nghiên cứu và 888 932,4 979,2 1.075,2 1.183,2


phát triển sản phẩm (phòng

63 | P a g e
R&D)

Kỹ sư 720 756 1.190,52 1.309,68 1.440

Tổng quỹ lương cho nhân 1.608 1.688,4 2.169,72 2.384,88 2.623,2
viên nước ngoài

B. Nhân viên Việt Nam

1. Nhân viên ban quản trị 3.156 3.313,8 3.479,28 3.826,8 4.209,84

2. Nhân viên trực tiếp 2.520 3.704,4 4.632 6.724,08 7.957,68

3. Nhân viên gián tiếp 3.068,4 3.713,22 5.206,8 7.070,28 9.540

Tổng quỹ lương cho nhân 8.744,4 10.731,42 13.318,0 17.621,1 21.707,5
viên Việt Nam 8 6 2

Tổng quỹ lương của dự 10.352,4 12.419,82 15.487,8 20.006,0 24.330,7


án 4 2

1.2. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào

Bảng 15: Chi phí nguyên vật liệu dự kiến trong năm đầu

64 | P a g e
STT Danh mục Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền
tính lượng (đồng/kg) (triệu đồng)

1 Hạt sen kg 45.750 100.000 4.575

2 Hạt điều kg 3.000 23.000 69

3 Đậu xanh kg 3.750 50.000 187.5

4 Đường kg 10.000 20.000 200

5 Bột sữa béo kg 8.000 60.000 480


thực vật

Tổng 5.511.500.000 VND

Bảng 16: Chi phí nguyên vật liệu đầu vào dự kiến trong 5 năm

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Tổng chi 5.511.500. 5.787.075. 6.076.428. 6.380.250. 6.699.262.


phí 000 000 750 188 697

1.3. Chi phí hoạt động sản xuất

65 | P a g e
Bảng 17: Chi phí hoạt động sản xuất trong 5 năm đầu

Danh mục hoạt động Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Chi phí marketing 1.700 1.785 1.874 2.062 2.268

Chi phí điện nước 1.115 1.170.8 1.229,3 1.352,2 1.487,5

Chi phí bảo trì, tu 80 84 88,2 97 106,7


dưỡng

Chi phí bao bì 1.275 1.338,75 1.405,7 1.546,3 1.700,9

Chi phí vận chuyển 295 309,8 325,2 357,8 393,5

Văn phòng phẩm, điện 360 378 397 436.6 480.26


thoại

Tổng 4.825 5.066,35 5.319,4 5.851,9 6.436,86

2. Doanh thu từ dự án

Bảng 18: Doanh thu dự kiến trong 5 năm đầu

Danh mục sản Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


phẩm

66 | P a g e
Sữa hạt sen thuần 7.525.00 9.675.00 12.900.0 15.050.00 19.350.00
túy 0.000 0.000 00.000 0.000 0.000

Sữa hạt sen - hạt 13.500.0 15.750.0 17.100.0 19.350.00 21.150.00


điều 00.000 00.000 00.000 0.000 0.000

Sữa hạt sen - đậu 5.250.00 6.300.00 7.700.00 8.750.000 10.500.00


xanh 0.000 0.000 0.000 .000 0.000

Tổng 26.275.0 31.725.0 37.700.0 43.150.00 51.000..00


00.000 00.000 00.000 0.000 0.000

3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án

3.1 Báo cáo thu nhập dự án

Bảng 19: Bảng báo cáo thu nhập dự án trong 5 năm đầu

Danh Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


mục

Doanh 26.275.000.00 31.725.000 37.700.000 43.150.000 51.000..000.


thu 0 .000 .000 .000 000

Tổng chi 23.326.029.04 26.724.938 29.986.223 34.991.685 39.871.239.


phí 0 .560 .230 .588 017

67 | P a g e
Chi phí 5.511.500.000 5.787.075. 6.076.428. 6.380.250. 6.699.262.6
nguyên 000 750 188 97
vật liệu

Chi phí 4.825.000.000 5.066.350. 5.319.400. 5.851.900. 6.436.860.0


hoạt động 000 000 000 00
sản xuất

Chi phí 10.352.400.00 12.419.820 15.487.800 20.006.040 24.330.720.


nhân lực 0 .000 .000 .000 000

Chi phí 1.629.129.040 2.443.693. 2.094.594. 1.745.495. 1.396.396.3


lãi vay 560 480 400 20

Chi phí 1.008.000.000 1.008.000. 1.008.000. 1.008.000. 1.008.000.0


khấu hao 000 000 000 00

Lợi 2,948,970,960 5.000.061. 7.713.776. 8.158.314. 11.128.760.


nhuận 440 770 412 983
trước
thuế

Thuế 589.794.192 1.000.012. 1.542.755. 1.631.662. 2.222.575.2


TNDN 288 354 883 18
(20%)

68 | P a g e
Lợi 2.359.176.768 4.000.049. 6.171.021. 6.526.651. 8.890.300.8
nhuận 152 416 529 74
sau thuế

3.2 Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư TIPV

Bảng 20: Bảng báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư TIPV

Năm thứ 1 2 3 4 5

NGÂN LƯU VÀO

Doanh thu 26.275.000. 31.725.000. 37.700.000.0 43.150.000.0 51.000..000.0


000 000 00 00 00

Vay ngân 24.436.935.


hàng 600

Thanh lý 0 0 0 0 0
tài sản

Tổng 50.711.935. 31.725.000. 37.700.000.0 43.150.000.0 51.000.000.00


ngân lưu 600 000 00 00 0
vào

NGÂN LƯU RA

69 | P a g e
Chi phí 34.909.908.
đầu tư 000
ban đầu

Chi phí 5.511.500.0 5.787.075.0 6.076.428.75 6.380.250.18 6.699.262.697


nguyên 00 00 0 8
vật liệu

Chi phí 4.825.000.0 5.066.350.0 5.319.400.00 5.851.900.00 6.436.860.000


hoạt động 00 00 0 0
sản xuất

Chi phí 10.352.400. 12.419.820. 15.487.800.0 20.006.040.0 24.330.720.00


nhân lực 000 000 00 00 0

Thay đổi 1.629.129.0 5.934.684.3 5.585.585.28 5.236.486.20 4.887.387.120


khoản 40 60 0 0
phải trả

Tổng 57.227.937. 29.207.929. 32.469.214.0 37.474.676.3 42,354,229,81


ngân lưu 040 360 30 88 7
ra

Ngân lưu (6.516.001. 2.517.070.6 5.230.785.97 5.675.323.61 8,645,770,183


ròng 440) 40 0 2
trước
thuế

70 | P a g e
Thuế 589.794.19 1.000.012.2 1.542.755.35 1.631.662.88 2.222.575.218
TNDN 2 88 4 3
(20%)

Ngân lưu (7.105.795. 1.517.058.3 3.688.030.61 4.043.660.72 6.423.194.965


ròng sau 632) 52 6 9
thuế

Hệ số 0,87 0,765 0,66 0,57 0,497


chiết
khấu

Hiện giá (7.105.795. 1.319.181.1 3.206.983.14 3.516.226.70 5.585.386.926


ngân lưu 632) 75 4 0
ròng

Hiện giá (7.105.795. (5.786.614. (2.579.631.3 936.595.407 6.521.982.333


tích lũy 632) 457) 13)

Từ kết quả ngân lưu ta tính được các chỉ số tài chính sau:

STT Chỉ tiêu

1 Giá trị hiện tại thuần NPV 2.989.540.586,80 đồng

2 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 32%

3 Thời gian hoàn vốn 3 năm

Nhận xét:

71 | P a g e
NPV = 2.989.540.586,80 đồng > 0

IRR = 32% >> WACC = 15%

→ Dự án sinh lợi cao và hiệu quả đầu tư lớn

Thời gian hoàn vốn là 3 năm.

→ Qua biểu phân tích các chỉ tiêu kinh tế của dự án cho thấy rằng dự án đều
có NPV dương, mang lại hiệu quả đầu tư. Chỉ số IRR dự án tương đối phù hợp và
đảm bảo tính sinh lợi cho dự án không những đáp ứng nhu cầu tài chính, mà dự án
còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
từ nông sản.

4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội

Phân tích tài chính hiệu quả đầu tư cho thấy dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất
sữa hạt tổng hợp” rất khả thi thông qua các thông số tài chính. Dự án hoạt động sẽ
tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và
thu hồi vốn đầu tư. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp vào sự phát triển và tăng
trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng; nhà nước và
địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp.

CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Việc thực hiện đầu tư Dự án sữa hạt tổng hợp góp phần vào việc phát triển KT-
XH khu vực huyện Bàu Bàng nói riêng và kinh tế tỉnh Bình Dương nói chung.

Báo cáo thuyết minh dự án sữa hạt tổng hợp là cơ sở để nhà đầu tư triển khai
các nguồn lực để phát triển.

Không chỉ tiềm năng về kinh tế về thị trường nguyên liệu đầu vào và đầu ra cho
sản phẩm mà dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính. Điều này cho thấy dự
án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ
vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh.

72 | P a g e
Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải
quyết một lượng lớn lực lượng lao động.

Đặc biệt là dự án ra đời giải quyết mối quan tâm lo lắng của người nông dân,
giúp họ cải thiện đời sống.

Vậy dự án thực hiện sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi như sau:

- Mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư.

- Cải thiện tư tưởng và đời sống cho người nông dân

- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, chủ trương kêu gọi đầu tư của nhà
nước

- Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho thấy dự án thực hiện sẽ
mang lại nhiều hiệu quả.

- Tạo điều kiện hợp tác tốt, môi trường hấp dẫn, thu hút dòng vốn đầu tư từ
nước ngoài vào Việt.

2. Kiến nghị

Với thị trường đang có nhu cầu lớn về sữa hạt, giảm nhập khẩu và đang đẩy
mạnh để xuất khẩu đang là chiến lược và xu hướng của đất nước ta trong ngành này.
Do đó việc ra đời của dự án rất phù hợp với tình hình chung của xã hội trong vấn đề
đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Hơn thế nữa dự án đi vào hoạt động sẽ
giải quyết được công ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều người. Điều đó cho thấy
dự án rất khả thi về nhiều mặt.

Đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ chủ đầu tư để dự án sớm
đưa vào hoạt động và thực hiện những bước tiếp theo.

73 | P a g e

You might also like