You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA TÀI CHÍNH

----------------

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG


CHỦ ĐỀ: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH DANH MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Huỳnh Thị Cẩm Hà

Sinh viên : Lê Quang Dũng

Mã số sinh viên : 31191022158

Lớp sinh viên : DH45FN001

Mã lớp học phần : 21C1FIN50503801

Ngành : Tài chính - Hệ đại học chính quy

SĐT : 0356000382

Email cá nhân : dungle.31191022158@st.ueh.edu.vn

1
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................


DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.................................................................................
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................
3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................
3.1. Thu thập số liệu....................................................................................................
3.2. Các yếu tố phân tích.............................................................................................
4. Giứi hạn phạm vi nghiên cứu....................................................................................
5. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................
6. Ý nghĩa nghiên cứu....................................................................................................
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI...........................................................
1. Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam.........................................................
1.1. Định nghĩa............................................................................................................
1.2. Vị trí của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế............................................
1.3. Vai trò của thị trường chứng khoán.....................................................................
1.4. Đặc điểm của thị trường chứng khoán.................................................................
1.5. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán.............................................
1.6. Nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam.....................................................
2. Cơ sở lý thuyết.........................................................................................................
3. Phân tích bằng chứng thực nghiệm ứng với nội dung cần nghiên cứu....................
3.1. Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán..........................................................
3.1.1. Bảng giá chứng khoán theo dữ liệu lịch sử của danh mục đầu tư trong
giai đoạn nghiên cứu...............................................................................................
3.1.2. Bảng tỷ suất sinh lợi theo tháng....................................................................
3.1.3. Bảng tỷ suất sinh lợi, trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn và beta của
từng chứng khoán...................................................................................................

2
3.2. Ma trận hệ số tương quan...................................................................................
3.3. Ma trận phương sai – Hiệp phương sai..............................................................
3.3.1. Cách 1: Sử dụng hàm Covariance trong Data Analysis......................................
3.3.2. Cách 2: Sử dụng hàm Covariance.s kết hợp với hàm Offset...............................
3.3.3. Nhận xét........................................................................................................
3.4. Tính toán và kiểm định mô hình CAPM ................................................................
3.4.1. Xây dựng mô hình CAPM............................................................................
3.4.2. Kiểm định mô hình CAPM.........................................................................
3.5. Vẽ đường SML và định giá chứng khoán...............................................................
3.6. Sử dụng công cụ Solver để tìm danh mục tối ưu hóa và tỷ trọng đầu tư vào từng
chứng khoán...............................................................................................................
3.6.1. Danh mục tối ưu hóa không bán khống.............................................................
3.6.2. Danh mục tối ưu hóa có bán khống..................................................................
3.7. Danh mục đầu tư hiệu quả có bán khống ...............................................................
3.7.1. Xây dựng 2 danh mục đầu tư hiệu quả có bán khống.........................................
3.7.2. Đường biên hiệu quả có bán khống...................................................................
3.7.3. Sử dụng Solver tìm danh mục đầu tư hiệu quả có bán khống..............................
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý.........................................................
1. Kết luận....................................................................................................................
2. Nhược điểm và hướng phát triển.............................................................................
2.1. Nhược điểm.........................................................................................................
2.2. Hướng phát triển..................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................

3
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Một phần bảng giá chứng khoán theo lịch sử của danh mục đầu tư
Hình 2 Tỷ suất sinh lợi chứng khoán
Hình 3 Bảng tỷ suất sinh lợi, phương sai, độ lệch chuẩn và beta chứng khoán
Hình 4 Ma trận hệ số tương quan
Hình 5 Ma trận phương sai - hiệp phương sai theo Covariance trong Data Analysis
Hình 6 Ma trận phương sai - hiệp phương sai sử dụng hàm Covariance.S kết hợp hàm
Offset
Hình 7 Tính toán mô hình CAPM
Hình 8 Tính toán mô hình CAPM bằng Regression trong Data Analysis
Hình 9 Đường SML
Hình 10 Danh mục đầu tư hiệu quả X có bán khống
Hình 11 Danh mục đầu tư hiệu quả Y có bán khống
Hình 12 Các thông số của danh mục kết hợp X,Y
Hình 13 Đường biên hiệu quả có bán khống

4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Danh mục các chứng khoán, chỉ số được sử dụng
Bảng 2 Danh mục tối ưu hóa không bán khống
Bảng 3 Danh mục tối ưu hóa có bán khống
Bảng 4 Danh mục đầu tư hiệu quả không bán khống để theta lớn nhất

5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự phát triển một cách đột phá trong khoản thời gian
trở lại đây. Việc nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh cũng khiến cho các ngành công nghiệp,
nông nghiệp… cũng có sự phát triển và được hưởng lợi từ bối cảnh đó. Thu nhập cũng như đời
sống an sinh xã hội của người dân ngày càng được cải thiện hơn. Cùng với sự phát triển về kinh
tế, kiến thức của con người cùng ngày càng được nâng cao. Việc người ta đi tìm những cách thức
có thể gia tăng nguồn thu nhập của họ dần dần càng trở nên phổ biến mà một trong số đó là đầu
tư vào thị trường chứng khoán.
Việc nhiều nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến thị trường chứng khoán là cũng đem lại
những kết quả trái chiều. Nhà đầu tư nhỏ lẻ thường mới bắt đầu sẽ gặp phải những vấn đề liên
quan đến mặt kiến thức, kỹ năng phân tích, quản lý tài sản chưa tốt, Đồng thời trên thị trường
chứng khoán thường xảy ra những tình trạng như đầu cơ cổ phiếu, sự dẫn dắt thị trường của
những người mà theo thuật ngữ thường được gọi là “đội lái” có thể gây ảnh hưởng xấu đến nhà
đầu tư.
Việc xây dựng được một danh mục đầu tư chứng khoán cũng như tính toán được các mô
hình định giá chứng khoán, rủi ro… sẽ là một trong những công cụ hữu ích giúp cho những nhà
đầu tư có thêm những căn cứ để đưa ra quyết định đầu tư của mình một cách hợp ly và đảm bảo
theo mong muốn của nhà đầu tư.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Vận dụng được những kiến thức, kỹ năng đã được học nhằm nghiên cứu làm rõ những
nội dung có liên quan đến danh mục đầu tư chứng khoán cũng như lý thuyết liên quan đến danh
mục đầu tư hiệu quả.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Em sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn dựa trên các cơ sở lý thuyết đã được học
về danh mục đầu tư chứng khoán kết hợp với các phương pháp liên quan đến thống kê ứng dụng.
Số liệu sử dụng trong bài được lấy từ các nguồn công bố chính thức như: “Investing.com,
vietstock.vn, vst.mof.gov.vn…”.
Ngoài ra em còn sử dụng thêm những phương pháp tính toán, vẽ mô hình nhằm triển khai
phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
3.1. Thu thập số liệu:
Số liệu được thu thập là giá trị lịch sử tính theo tháng của 20 công ty cổ phần được niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và chỉ số VN – Index trong giai đoạn từ ngày
12/01/2010 đến ngày 21/11/2021 (119 quan sát).
BẢNG 1: DANH MỤC CÁC CHỨNG KHOÁN, CHỈ SỐ ĐƯỢC SỬ DỤNG
St
t Mã chứng khoán Tên công ty
Chỉ số đại diện cho tất cả cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE (sử
1 VNINDEX dụng làm chỉ số thị trường)
2 VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
3 PNJ Công ty Cổ Phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận

6
4 NDN Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng
5 MBB Ngân hàng TMCP Quân Đội
6 ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
7 SSI Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
8 VND Công ty Cổ phần Chứng khoán vVNDirect
9 KDH Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền
10 AAA Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh
11 HPG Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
12 FPT Công ty Cổ phần FPT
13 FLC Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC
14 MSN Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan
15 SBT Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa
16 HCM Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
17 DHG Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
18 NKG Công ty Cổ phần Thép Nam Kim
19 HSG Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
20 VIC Tập đoàn VINGROUP - CTCP
21 PVL Công ty Cổ phần Đầu tư Nhà đất Việt
Bảng 1: Danh mục các chứng khoán, chỉ số được sử dụng

Việc lựa chọn các chứng khoán được dựa trên các yếu tố: Sự phát triển của các ngành
nghề, các chứng khoán hấp dẫn trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay và giá trị lịch sử
đủ cho yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu.
3.2. Các yếu tố phân tích:
- Lập bảng tỷ suất sinh lợi các chứng khoán (tính theo tháng), tỷ suất sinh lợi trung
bình, phương sai, độ lệch chuẩn, beta của từng chứng khoán.
- Ma trận hệ số tương quan.
- Ma trận phương sai – hiệp phương sai theo nhiều phương pháp.
- Tính toán mô hình CAPM, từ đó kiểm định mô hình CAPM dưới góc độ danh mục
đầu tư.
- Vẽ đường SML.
- Sử dụng Solver để xây dựng danh mục tối ưu hóa để tìm tỷ trọng vối đầu tư tối ưu sao
cho phương sai danh mục là nhỏ nhất.
- Tìm 2 danh mục hiệu quả có bán khống.
- Vẽ đường biên hiệu quả có bán khống.
- Sử dụng Solver để tìm danh mục đầu tư hiệu quả không bán khống sao cho Theta đạt
giá trị lớn nhất.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Giới hạn thời gian: thời gian dữ liệu nghiên cứu và phân tích các chứng khoán được
đề xuất và trong khoảng thời gian từ 12/01/2010 đến ngày 21/11/2021.
- Giới hạn đối tượng: Đối tượng phân tích là các chứng khoán trên thị trường chứng
khoán Việt Nam được đề xuất trong Bảng 1.
5. Nội dung nghiên cứu:

7
Xây dựng danh mục đầu tư bao gồm danh mục đầu tư hiệu quả và danh mục đầu tư tối ưu
hóa. Đồng thời kiểm định các lý thuyết về danh mục đầu tư chứng khoán dựa trên cơ sở các
chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
6. Ý nghĩa nghiên cứu:
Nghiên cứu đóng góp rất lớn trong quá trình xây dựng và lựa chọn danh mục đầu tư hợp
lý trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư thường xuyên gặp khó khăn trong
quá trình phân tích, định giá chứng khoán hoặc định lượng được rủi ro có thể xảy ra trong quá
trính đầu tư chứng khoán. Do đó việc xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả đi cùng với những
lý thuyết liên quan sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể

8
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1. Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam:
1.1. Định nghĩa:
Thị trường chứng khoán là thị trường mà tại đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao
đổi chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
1.2. Vị trí của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế:
Nền kinh tế thị trường bao gồm thị trường hàng hóa và thị trường tài chính. Trong cấu
trúc của thị trường tài chính sẽ tồn tại thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường tiền tệ là
nơi giao dịch các loại chứng khoán nợ ngắn hạn và thường có tính khả nhượng cao. Trong khi đó
thị trường vốn (ở đây bao hàm thị trường chứng khoán) là nơi cung cấp nguồn vốn trung và dài
hạn cho doanh nghiệp (chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu).
1.3. Vai trò của thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán đóng vai trò lớn trong nền kinh tế thông qua:
- Huy động vốn tiết kiệm trong & ngoài nước cho đầu tư phát triển
- Tạo môi trường đầu tư, tính thanh khoản cho CK
- Dịch chuyển và phân bổ vốn đến nơi hiệu quả
- Tăng cường hiệu quả và sự minh bạch của DN
- Thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa
- Môi trường điều chỉnh kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát
- Phản ánh nền kinh tế
1.4. Đặc điểm của thị trường chứng khoán:
- Thị trường chứng khoán thể hiện mối quan hệ tài trợ trực tiếp giữa nhà đầu tư (tổ
chức, cá nhân mua chứng khoán) và người phát hành chứng khoán (doanh nghiệp).
- Các tổ chức trung gian đóng vai trò trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phát hành chứng
khoán và giao dịch mua, bán chứng khoán trên thị trường.
- Chứa đựng yếu tố đầu cơ, lan truyền rủi ro cao, rút vốn ồ ạt.
1.5. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán:
- Công khai: thông tin công bằng, chính xác, kịp thời và dễ tiếp cận
- Trung gian: giao dịch thông qua các tổ chức trung gian (TC bảo lãnh phát hành, công
ty CK)
- Đấu giá: trực tiếp tại sàn/ qua hệ thống giao dịch; định kỳ / liên tục
1.6. Nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam:
Với hơn 21 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam, thị trường
chứng khoán Việt Nam đã phát triển và hiện tại đang là một trong những thị trường có tốc độ
phát triển nhanh chóng, trở thành thị trường chứng khoán cận biên. và đang hướng đến mục tiêu
trở thành thị trường chứng khoán mới nổi (theo tiêu chí xếp hạng của MSCI và FTSE Russel).
Đại dịch Covid – 19 đã gây ảnh hưởng to lớn đến hầu hết toàn bộ nền kinh tế trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Đứng trước tác động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế, Việt Nam đã
và vẫn đang cho thấy là một trong những nước “trụ vững” trước làn sóng đại dịch mà cụ thể là số

9
ca nhiễm được giữ ở mức kiểm soát, các yếu tố vĩ mô được đảm bảo khi trong năm 2020 Việt
Nam đạt được mức tăng trưởng dương, một trong những điểm sáng hiếm hoi trên thế giới.
Thị trường chứng khoán cũng chứng kiến đà phát triển đi theo sự phát triển của nền kinh
tế khi đạt được những thành tựu rất ấn tượng như: số lượng tài khoản mở mới gia tăng kỷ lục,
dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán gia tăng, tính thanh khoản của thị trường cao, giá trị cổ
phiếu của các công ty cũng như các chỉ số thị trường đạt được những con số vượt đỉnh kỷ lục,…
Điều đó thể hiện rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã vã đang phát triển và sẽ có tiềm năng
rất lớn trong tương lai.
2. Cơ sơ lý thuyết:
Em sử dụng những lý thuyết đã được học trong môn Tài chính định lượng về phần danh
mục đầu tư chứng khoán, đồng thời mở rộng và tham khảo thêm các kiến thức liên quan trong
các môn học chuyên ngành như Đầu tư tài chính, Tài chính doanh nghiệp nâng cao… để hoàn
thiện bài làm.
3. Phân tích bằng chứng thực nghiệm ứng với nội dung cần nghiên cứu:
3.1. Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán:
3.1.1. Bảng giá chứng khoán theo dữ liệu lịch sử của danh mục đầu tư trong
giai đoạn nghiên cứu:

Hình 1: Một phần bảng giá chứng khoán theo lịch sử của danh mục đầu tư

Bảng giá trị lịch sử của các chứng khoán được lấy từ nguồn thông tin trên các website về
chứng khoán như đã đề cập bên trên. Ta có thể thấy rằng ở đây giá chứng khoán có sự thay đổi
không giống nhau cũng như không có xu hướng thay đổi một cách đồng nhất giữa các chứng
khoán mà mỗi chứng khoán sẽ thay đổi dựa theo nhiều yếu tố như cung – cầu thị trường, thông
tin, báo cáo tài chính trong khoản thời gian…
3.1.2. Bảng tỷ suất sinh lợi theo tháng:

10
Hình 2: Tỷ suất sinh lợi chứng khoán

Từ giá trị lịch sử của các chứng khoán, ta dễ dàng tính ra được tỷ suất sinh lợi của mỗi
chứng khoán theo từng thời kỳ nhất định. Cũng giống như giá trị lịch sử của từng chứng khoán,
tỷ suất sinh lợi cũng có những sự thay đổi không đồng nhất. Ví dụ như cổ phiếu của Ngân hàng
Cổ phần thương mại Ngoại thương Việt Nam (VCB), trong 3 tháng đầu của năm 2010 cổ phiếu
của ngân hàng tăng trưởng dương nhưng đến tháng thứ 4 thì xuất hiện sự giảm giá (-11.21%) so
với tháng 3 trước đó.
3.1.3. Bảng tỷ suất sinh lợi trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn và beta của
từng chứng khoán:

Hình 3: Bảng tỷ suất sinh lợi, phương sai, độ lệch chuẩn và beta chứng khoán

Xét ở góc độ tỷ suất sinh lợi trung bình của các chứng khoán, tỷ suất trung bình của các
chứng khoán có một điểm đặc biệt khi hầu hết, cụ thể là 19/20 chứng khoán được lựa chọn cho
tỷ suất sinh lợi trung bình trong thời kỳ quan sát số dương (tỷ suất sinh lợi trung bình lớn hơn
0%). Chỉ trừ trường hợp của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Mã chứng khoán: FLC) có mức
trung bình thấp hơn 0% nhưng cũng quá cao với chị -0.15%. Mức tỷ suất trung bình dương biểu
thị cho việc giá của cổ phiếu công ty có xu hướng biến động tăng trưởng nhiều hơn việc giá trị
của chúng bị giảm đi.

11
Xét dưới góc độ phân tích sự biến động của giá chứng khoán, chúng ta sử dụng thước đo
là phương sai và độ lệch chuẩn để đo lường. Phương sai của chứng khoán sẽ giúp chúng ta loại
bỏ được tính âm dương trong phương pháp tính toán sự chênh lệch giữa các giá trị. Độ lệch
chuẩn được tính toán sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc nhìn vào sự chênh lệch của giá so
với giá trị trung bình.
Các giá trị của độ lệch chuẩn chứng khoán được phân tích trong danh mục cho thấy sự
chênh lệnh rơi vào trong khoảng từ 7% đến hơn 19%.
Để đo lường rủi ro hệ thống của từng chứng khoán riêng lẻ ta sử dụng hệ số beta. Beta
dương thể hiện chứng khoán đó có rủi ro cao hơn so với thị trường và ngược lại. Một số ví dụ
điển hình có thể thấy ở trong bài như các chứng khoán VCB, MBB, SSI, VND… có hệ số beta
lớn hơn 1. Điều này đồng nghĩa với những chứng khoán này có rủi ro cao hơn so với thị trường
vì vậy việc lựa chọn có nên đầu tư vào chứng khoán hay không sẽ phụ thuộc vào quá trình phân
tích kỹ hơn từng chứng khoán của nhà đầu tư.
3.2. Ma trận hệ số tương quan:
Chúng ta tính toán ma trận hệ số tương quan dựa theo hàm Correlation trong Data
Analysis. Ta thu được kết quả như hình sau:

Hình 4: Ma trận hệ số tương quan

Hệ số tương quan cho chúng ta thấy được sự tương quan thay đổi của các chứng khoán
với nhau. Hệ số tương quan sẽ có giá trị nhỏ nhất là -1 và giá trị lớn nhất là 1. Hệ hệ số tương
quan nằm trong khoản từ -1 đến 0 thì có tương quan ngược chiều nhau còn các chứng khoán có
hệ số tương quan trong khoản từ 0 đến 1 được gọi là các chứng khoán có tương quan cùng chiều
với nhau. Nhà đầu tư thường sẽ lựa chọn những chứng khoán có tương quan âm (nghịch biến) để
có thể tối đa hóa mục tiêu đa dạng hóa nhằm giảm thiểu rủi roc ho danh mục.
Nhìn vào hình ta thấy tất cả các chứng khoán trong danh mục được lựa chon đều có
tương quan dương. Điều này cho chúng ta thấy rằng chúng có tương quan cùng chiều, nghĩa là
chúng có sự đồng biến trong sự thay đổi về giá chứng khoán với nhau. Điều này cho chúng ta
một dự kiến trong việc rằng danh mục các chứng khoán hiện tại sẽ khó có thể tạo ra danh mục
được đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro.

12
3.3. Ma trận phương sai – hiệp phương sai:
3.3.1. Cách 1: Sử dụng hàm Covariance trong Data Analysis:

Hình 5: Ma trận phương sai - hiệp phương sai theo Covariance trong Data Analysis

3.3.2. Cách 2: Sử dụng hàm Covariance.s kết hợp với hàm Offset:

Hình 6: Ma trận phương sai - hiệp phương sai sử dụng hàm Covariance.S kết hợp hàm Offset

3.3.3. Nhận xét:


Ma trận phương sai – hiệp phương sai của các chứng khoán cho chúng ta thấy được sự
biến động tương quan giữa các tỷ suất sinh lợi của chứng khoán với nhau trong danh mục. Dựa
vào quan sát từ ma trận ta thấy rằng hiệp phương sai của các chứng khoán đều biểu thị mối quan
hệ cùng chiều, điều này đồng nghĩa với việc các chứng khoán có sự biến động cùng chiều nhau.
Do đó danh mục này không phải là một danh mục tốt vì rủi ro hệ thống của các chứng khoán
không được loại trừ.

13
Một điểm khác biệt nữa mà chúng ta có thể thấy chính là việc có sự khác nhau trong 2
phương pháp tính ma trận phương sai – hiệp phương sai. Điều này được lý giải là do sự mặc định
trong hàm tính công thức của excel. Với cách 1, khi chúng ta sử dụng hàm Covariance trong
Data Analysis thì máy sẽ tự động nhận diện cho dữ liệu đầu vào là một tổng thể, vì vậy sẽ tính
phương sai – hiệp phương sai theo dạng của tổng thể. Đối với cách 2, khi chúng ta sử dụng hàm
Covariance.S kết hợp với hàm Offset, công thức sẽ nhận diện rằng dữ liệu đưa vào là một mẫu
và tính toán theo mẫu.
Do 2 cách nhận diện khác nhau nên kết quả đưa ra khác nhau. Vì vậy cần xem xét xem
liệu dữ liệu đưa vào đang là mẫu hay tổng thể để có sự lựa chọn hợp lý cho các tính toán sau.
3.4. Tính toán và kiểm định mô hình CAPM:
3.4.1. Xây dựng mô hình CAPM:
Công thức mô hình CAPM:
E(Ri)= Rf +beta(i)*(rM – Rf)
Hoặc:
E(Ri)= α+βiπ+ε i
Dựa vào tính toán ta thu được kết quả như hình:

Hình 7: Tính toán mô hình CAPM

Tính toán mô hình CAPM


Mô hình CAPM có phương trình: E(Ri) = 0.00650 + 0.01060*beta(i)

14
Hình 8: Tính toán mô hình CAPM bằng Regression trong Data Analysis

3.4.2. Kiểm định mô hình CAPM:


Dựa vào kết quả mô hình tính toán ở trên ta thấy rằng mô hình CAPM được kiểm định là
chưa thực sự hiệu quả vì so sánh với lãi suất phi rủi ro của trái phiếu chính phủ cuối tháng
11/2021 là 2%/năm (tương đương 0.167%/tháng) và lãi suất mà mô hình CAPM tính được là
0.65%.
3.5. Vẽ đường SML và định giá chứng khoán:
Đồ thị đường SML:

15
ĐƯỜNG SML
3.5000%

HPG
3.0000% VND
HSG
y = 0.0106x + 0.0065
2.5000% R² = 0.2029

HCM
NDN PNJ FPT SSI
2.0000%
NKG
KDH VCB
TSSL trung bình

1.5000% PVL MBB


VIC AAA
DHG
SBT ACB
1.0000%

MSN
0.5000%

0.0000%
0.0000 0.2000 0.4000 0.6000 0.8000 1.0000 FLC
1.2000 1.4000 1.6000 1.8000

-0.5000%
beta
Hình 9: Đường SML

Dựa vào đường SML, ta có thể sử dụng để định giá chứng khoán và đưa ra được
khuyến nghị đầu tư:
- Những cổ phiếu đang được định giá cao (nằm phía dưới đường SML) và khuyến nghị
nên bán cổ phiếu: VIC, VCB, AAA, ACB, SBT, NKG, FLC, MSN, MBB.
- Những cổ phiếu đang được định giá thấp (nằm phía trên đường SML) và khuyến nghị
nên mua cổ phiếu: HPG, HSG, VND, NDN, FPT, DHG, PNJ, KDH, SSI, HCM.
- Cổ phiếu định giá đúng: PVL.
3.6. Sử dụng công cụ Solver để tìm danh mục tối ưu hóa và tỷ trọng đầu tư vào
từng chứng khoán:
Với danh mục được đưa ra, ta thấy chứng khoán có tỷ suất sinh lợi lớn nhất là HPG với
trung bình 3.1%. Vì vậy để có được kết quả khách quan, em sử dụng mức tỷ suất sinh lợi là 3%
để đưa vào xây dựng danh mục tối ưu hóa.
3.6.1. Danh mục tối ưu hóa không bán khống:
Điều kiện đưa ra:
 Tổng tỷ trọng của tất các các chứng khoán bằng 100%.
 Không bán khống chứng khoán.
 Phương sai danh mục là nhỏ nhất.

16
 Tỷ trọng của mỗi chứng khoán không vượt quá 60%.
 Tỷ suất sinh lợi tối thiểu của danh mục là 3%.
Sau khi sử dụng hàm Solver ta thu được bảng kết quả như sau:
Chứng khoán Tỷ trọng đầu tư
VCB 0.0000019%
PNJ 0.0000024%
NDN 0.0000031%
MBB 0.0000018%
ACB 0.0000023%
SSI 0.0000000%
VND 23.9882378%
KDH 0.0000027%
AAA 0.0000020%
HPG 59.7597468%
FPT 0.5915444%
FLC 0.0000000%
MSN 0.0000024%
SBT 0.0000023%
HCM 2.7516484%
DHG 0.0000031%
NKG 0.0000000%
HSG 12.9087940%
VIC 0.0000035%
PVL 0.0000014%
Bảng 2: Danh mục tối ưu hóa không bán khống
Chiến lược được đưa ra:
- Không nắm giữ cổ phiếu: SSI, FLC và NKG;
- Tiến hành mua cổ phiếu theo tỷ trọng: VCB ( 0.0000019%), PNJ (0.0000024%), NDN
(0.0000031%), MBB (0.0000018%), ACB (0.0000023%), VND (23.9882378%), KDH
(0.0000027%), AAA (0.0000020%), HPG (59.7597468%), FPT (0.5915444%), MSN
(0.0000024%), SBT (0.0000023%), HCM (2.7516484%), DHG (0.0000031%), HSG
(12.9087940%), VIC (0.0000035%), PVL (0.0000014%).
Với tỷ trọng trên, ta thu được như yêu cầu đưa ra với tổng tỷ trọng của các chứng khoán
là 100%, tỷ suất sinh lợi danh mục đạt được là 3% và phương sai nhỏ nhất danh mục có thể đạt
được là 0.009067767.
17
3.6.2. Danh mục tối ưu hóa có bán khống:
Điều kiện đưa ra:
 Tổng tỷ trọng của tất các các chứng khoán bằng 100%.
 Cho phép bán khống chứng khoán.
 Phương sai danh mục là nhỏ nhất.
 Tỷ trọng của mỗi chứng khoán không vượt quá 60%.
 Tỷ suất sinh lợi tối thiểu của danh mục là 3%.
Sau khi sử dụng hàm Solver ta thu được bảng kết quả như sau:
Chứng khoán Tỷ trọng đầu tư
VCB 8.429%
PNJ 14.790%
NDN 21.790%
MBB -8.547%
ACB -19.069%
SSI -19.058%
VND 28.251%
KDH 16.903%
AAA 0.086%
HPG 36.461%
FPT 39.381%
FLC -7.749%
MSN -21.464%
SBT 4.039%
HCM -13.013%
DHG 15.847%
NKG -16.172%
HSG -1.090%
VIC 19.703%
PVL 0.481%
Bảng 3: Danh mục tối ưu hóa có bán khống
Chiến lược được đưa ra:
- Tiến hành mua những cổ phiếu sau với tỷ trọng: VCB (8.429%), PNJ (14.790%),
NDN (21.790%), VND (28.251%), KDH (16.903%), AAA (0.086%), HPG

18
(36.461%), FPT (39.381%), SBT (4.039%), DHG (15.847%), VIC (19.703%), PVL
(0.481%);
- Tiến hành thực hiện bán khống đối với những chứng khoán: MBB (-8.547%), ACB (-
19.069%), SSI (-19.058%), FLC (-7.749%), MSN (-21.464%), HCM (-13.013%),
NKG (-16.172%), HSG (-1.090%).
Với tỷ trọng trên, ta thu được như yêu cầu đưa ra với tổng tỷ trọng của các chứng khoán
là 100%, tỷ suất sinh lợi danh mục đạt được là 3% và phương sai nhỏ nhất danh mục có thể đạt
được là 0.003958557.
3.7. Danh mục đầu tư hiệu quả có bán khống.
3.7.1. Xây dựng 2 danh mục đầu tư hiệu quả có bán khống:
Nhóm tiến hành giả định c1 = 3.1% và c2 = 2% lần lượt là lãi suất phi rủi ro của trái
phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm được phát hành vào đợt 01, 02, 03, 04 năm 2020 và đợt 180,
181, 182, 183, 184 năm 2021.
Ta sử dụng định đề 1: Gọi vector R-c là ma trận hướng với c là hằng số. Sử dụng ma trận
hệ số z để giải phương trình tuyến tính: R-c = Sz. Khi đó, Khi đó ta sẽ có được một danh mục X
nằm trên đường biên của vùng hiệu quả.

Hình 10: Danh mục đầu tư hiệu quả X có bán khống

Tiến hành làm tương tự với c2 = 2% ta được danh mục đầu tư hiệu quả Y có bán khống:

19
Hình 11: Danh mục đầu tư hiệu quả Y có bán khống

Giả định tỷ trọng của danh mục X là 25% của toàn danh mục, ta sẽ tìm được tỷ suất sinh lợi,
phương sai, độ lệch chuẩn của danh mục kết hợp như sau:

Hình 12: Các thông số của danh mục kết hợp X,Y

3.7.2. Đường biên hiệu quả có bán khống:

20
ĐƯỜNG BIÊN HIỆU QUẢ CÓ BÁN KHỐNG
8.000%

6.000%

4.000%

2.000%
TSSL DANH MỤC

0.000%
0.000% 5.000% 10.000% 15.000% 20.000% 25.000% 30.000% 35.000%
-2.000%

-4.000%

-6.000%

-8.000%

-10.000%

-12.000%
ĐỘ LỆCH CHUẨN DANH MỤC

Hình 13: Đường biên hiệu quả có bán khống

3.7.3. Sử dụng Solver tìm danh mục đầu tư hiệu quả có bán khống:
Theta của danh mục được tính theo công thức:
Theta = [E(r)-c]/σ
Điều kiện ràng buộc:
 Tổng tỷ trọng của các chứng khoán trong danh mục là 100%.
 Danh mục cho phép bán khống.
 Theta là lớn nhất.
Kết quả của Solver được đưa ra như sau:
DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ KHÔNG BÁN KHỐNG
Mã chứng khoán TSSL Trung bình Tỷ trọng
VCB 1.73% 0.000%
PNJ 2.04% 0.000%
NDN 2.07% 0.000%
MBB 1.56% 0.000%
ACB 1.22% 0.000%
SSI 2.13% 0.000%
VND 2.99% 22.199%
KDH 1.72% 0.000%
AAA 1.41% 0.000%
HPG 3.10% 77.801%
FPT 2.08% 0.000%
FLC -0.15% 0.000%

21
MSN 0.67% 0.000%
SBT 1.25% 0.000%
HCM 2.20% 0.000%
DHG 1.32% 0.000%
NKG 1.89% 0.000%
HSG 2.75% 0.000%
VIC 1.39% 0.000%
PVL 1.56% 0.000%
Tổng 100.000%
TSSL danh mục 3.078%
Độ lệch chuẩn danh mục 9.399%
theta 0.114714062
Bảng 4: Danh mục đầu tư hiệu quả không bán khống để theta lớn nhất

Từ đó, Solver đưa ra đề xuất đầu tư vào cổ phiếu FLC (22.199%) và HPG (77.801%) để có thể
đạt được yêu cầu. Theo đó thì tỷ suất sinh lợi có thể đạt được là 3.078% và độ lệch chuẩn của
danh mục là 9.399%.

22
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý
1. Kết luận:
Thông qua việc xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán dựa trên việc kết hợp nhiều
chứng khoán riêng lẻ trên thị trường một cách hợp lý có thể giúp cho nhà đầu tư giảm thiểu được
những rủi ro có thể gặp phải trên thị trường. Bên cạnh đó phần mềm Excel cũng đã giúp hỗ trợ
trong việc thực hiện các tính toán một cách nhanh hơn.
Việc nhà đầu tư xây dựng được những lý thuyết như trên sẽ hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra được
quyết định trên thị trường sau cho hợp lý và tùy theo mong muốn cá nhân của nhà đầu tư mà có
thể có được mức tỷ suất sinh lợi và rủi ro theo ý muốn.
Việc phân tích, đánh giá và xây dựng những mô hình trên một cách thường xuyên, liên
tục sẽ đưa ra cho nhà đầu tư những góc nhìn liên tục, phù hợp với sự thay đổi, biến động của thị
trường.
2. Nhược điểm và hướng phát triển:
2.1. Nhược điểm:
Chứng khoán được đưa vào mô hình được lựa chọn một cách cảm tính, chưa có những
đánh giá chuyên sâu dẫn đến việc một số kết quả chưa đạt được yêu cầu theo mong muốn.
Một số lựa chọn thông số đầu vào còn mang tính chưa chặt chẽ.
2.2. Hướng phát triển:
Em dự định sẽ nghiên cứu, tập trung vào phân tích lựa chọn chứng khoán một cách kĩ
càng và chuyên sâu, áp dụng lý thuyết của những môn học khác để có thể xây dựng được một
danh mục nhiều chứng khoán hiệu quả hơn.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://yuanta.com.vn/support/chung-khoan-co-so/tong-quan-thi-truong-chung-khoan
http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=b1e66e6c-ced2-4c62-
b885-5a25df12e7fe&groupId=13025
Simon Benninga, Financial Modeling fourth edition.
Bodie, Kane, Marcus – Investments (Bản dịch của nhóm biên dịch Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh.)

24

You might also like