You are on page 1of 59

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG KINH DOANH – ĐẠI HỌC UEH

KHOA KINH QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ
QUÝ PHÚ NHUẬN

Môn học: QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP

GVHD: Trần Thị Thanh Phương


Thành viên nhóm: Mức độ đóng góp
1. Phùng Tú Vy
2. Bùi Thị Kim Ngân
3. Nguyễn Thị Như Quỳnh
4. Nguyễn Thị Phương Thư
5. Nguyễn Hoàng Mai Uyên

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2023.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PNJ..............................................1

1.1. Sơ lược về công ty:..................................................................................1

1.1.1. Chiến lược - Mục tiêu kinh doanh:...................................................2

1.1.2. Khẩu vị rủi ro:..................................................................................5

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:.............................................................5

1.3. Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính:..........................................7

1.4. Đối thủ cạnh tranh:..................................................................................8

CHƯƠNG 2: MÔ TẢ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP.......8

2.1. Báo cáo thường niên................................................................................8

2.1.1. Mục tiêu kinh doanh.........................................................................8

2.1.2. Chiến lược phát triển bền vững........................................................9

2.1.3. Quản trị rủi ro.................................................................................10

2.2. Vị thế doanh nghiệp..............................................................................10

2.3. Phân tích SWOT....................................................................................12

2.4. Báo cáo tài chính...................................................................................13

2.4.1. Phân tích xu hướng.........................................................................13

2.4.2. Phân tích quy mô............................................................................14

2.4.3. Phân tích các chỉ số tài chính..........................................................14

2.5. Kết luận.................................................................................................18

CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN TÌNH HUỐNG CHO TỪNG RỦI RO...............19

3.1. Tình huống nghiên cứu một rủi ro tài chính liên quan đến hàng tồn kho:19

3.2. Tình huống nghiên cứu rủi ro tài chính liên quan đến khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn.......................................................................................................21

3.3. Tình huống nghiên cứu một rủi ro tài chính liên quan đến thị trường. . .22
3.4. Tình huống nghiên cứu một rủi ro chiến lược liên quan đến Đối thủ cạnh tranh
..................................................................................................................... 23

3.5. Tình huống nghiên cứu một rủi ro hoạt động liên quan đến Công nghệ thông tin
..................................................................................................................... 24

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG GIẢ ĐỊNH THÔNG SỐ ĐẦU VÀO CHO TỪNG TÌNH
HUỐNG RỦI RO.............................................................................................25

4.1. Giả định tình huống rủi ro.....................................................................25

4.1.1. Giả định tình huống rủi ro cơ sở.....................................................25

4.1.2. Giả định tình huống rủi ro Tài chính - Hàng tồn kho......................26

4.1.3. Giả định tình huống rủi ro Tài chính - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
.................................................................................................................27

4.1.4. Giả định tình huống rủi ro Tài chính - Thị trường..........................28

4.1.5. Giả định tình huống rủi ro Chiến lược - Đối thủ cạnh tranh...........29

CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO....................31

5.1. Dự báo dòng tiền...................................................................................31

5.1.1. Giả định cơ sở................................................................................31

5.1.2. Các giả định tình huống rủi ro........................................................34

5.2. Định giá doanh nghiệp..........................................................................35

5.2.1. Giả định cơ sở................................................................................35

5.2.2. Các giả định tình huống rủi ro........................................................36

5.3. Phân tích độ nhạy..................................................................................36

5.3.1. Phân tích độ nhạy 1 chiều...............................................................36

5.3.2. Phân tích độ nhạy 2 chiều...............................................................39

5.4. Rủi ro riêng lẻ........................................................................................40

5.5. Phân tích tình huống..............................................................................40

5.6. Phân tích mô phỏng...............................................................................41


5.1. Kết quả phân tích mô phỏng..................................................................44

5.1.1. Rủi ro hàng tồn kho........................................................................44

5.1.2. Rủi ro Thanh toán nợ ngắn hạn......................................................46

5.1.3. Rủi ro Thị trường............................................................................48

5.1.4. Rủi ro đối thủ cạnh tranh................................................................50

5.1.5. Rủi ro công nghệ thông tin.............................................................52

5.6.2. Kết luận..........................................................................................54

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................54


MỤC LỤC BẢNG:

Bảng 2. 1. Các Các chỉ số hiệu quả hoạt động của PNJ giai đoạn 2018 – 2022..........17
Bảng 2. 2. Các chỉ số thanh khoản PNJ giai đoạn 2018 – 2022..................................19
Bảng 2. 3. ROE của PNJ giai đoạn 2018 – 2022..........................................................20
Bảng 2. 4. Mô hình Dupont ROE.................................................................................20

Bảng 4. 1. Giả định tình huống rủi ro Hàng tồn kho....................................................29


Bảng 4. 2. Giả định tình huống rủi ro thanh toán nợ ngắn hạn.....................................30
Bảng 4. 3. Giả định tình huống rủi ro thị trường..........................................................31
Bảng 4. 4. Giả định tình huống rủi ro đối thủ cạnh tranh.............................................32
Bảng 4. 5. Giả định tình huống rủi ro Công nghệ thông tin.........................................33

Bảng 5. 1. Dự báo dòng tiền giả định cơ sở................................................................34


Bảng 5. 2. Dự báo dòng tiền các giả định tình huống rủi ro........................................36
Bảng 5. 3. Mô tả về sự tác động của tốc độ tăng trưởng doanh thu............................37
Bảng 5. 4. Mô tả về sự tác động của tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu................38
Bảng 5. 5. Mô tả về sự tác động của chi phí bán hàng................................................38
Bảng 5. 6. Mô tả về sự tác động của tỷ trọng chi phí quản lý trên doanh thu..............39
Bảng 5. 7. Mô tả về sự tác động của tốc độ tăng trưởng NOWC................................39
Bảng 5. 8. Mô tả về sự tác động của tốc độ tăng trưởng tài sản cố định ròng.............40
Bảng 5. 9. Dự báo rủi ro riêng lẻ.................................................................................41
Bảng 5. 10. Tình huống đối với từng rủi ro riêng lẻ....................................................41
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PNJ

1.1. Sơ lược về công ty:


- Tên doanh nghiệp: 
+ Tên Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN 
+ Tên tiếng Anh: Phu Nhuan Jewelry Joint Stock Company 
+ Tên viết tắt: PNJ, JSC
- Biểu tượng của công ty:

- Trụ sở chính: 170E Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí 
Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (84-28) 3995 1703
- Fax: (84-28) 3995 1702 - Email: pnj@pnj.com.vn
- Website: www.pnj.com.vn
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0300521758
- Mã số thuế: 0300521758
- Người đại diện theo pháp luật: Bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT PNJ
- Vốn điều lệ: 2.252.935.850.000 
Công ty PNJ được thành lập vào ngày 28/04/1988 với tên Cửa hàng kinh doanh
Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận. Đi vào hoạt động với 20 nhân sự. Đến năm 1994, công
ty PNJ thành lập chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội. Khởi nguồn cho một chiến lược phát
triển hệ thống PNJ trên toàn quốc. 
Vào tháng 1/2004, công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Vàng bạc
Đá quý Phú Nhuận (Tên tiếng anh là “Phu Nhuan Jewelry Joint Stock Company”) với
số vốn điều lệ là 40 tỷ đồng. 
Tháng 3/2009, Công ty chính thức có mặt tại sàn giao dịch HoSE với mã cổ
phiếu PNJ, trở thành thành viên thứ 176 tham gia trên sàn HoSE.  Hiện tại, PNJ quản
lý và vận hành Xí nghiệp nữ trang PNJ với tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng và công
suất sản xuất đặt trên 4 triệu sản phẩm/năm. 
Tính đến cuối năm 2019, PNJ đã phát triển hệ thống phân phối với 346 cửa
hàng cửa hàng bán lẻ, kênh thương mại điện tử và gián tiếp thông qua hơn 3.000 khách
hàng sỉ trên toàn quốc. Sản phẩm của PNJ đã được xuất khẩu tới 13 quốc gia và vùng
lãnh thổ.  

1.1.1. Chiến lược - Mục tiêu kinh doanh:


PNJ với mục tiêu trở thành công ty chế tác và bán lẻ trang sức hàng đầu tại
Châu Á, giữ vị trí số 1 trong các phân khúc thị trường trang sức trung và cao cấp tại
Việt Nam. Để làm được điều này, công ty đề ra những mục tiêu chiến lược dựa vào
các yếu tố sau:

1.1.1.1. Nhân lực:


Ngay từ đầu, PNJ đã nhận định “Nhân tố đóng vai trò thống lĩnh phải có năng
lực kiến tạo và điều phối các nhân tố khác. Đồng thời, nó phải được xây dựng để trở
thành hạt nhân trong khi phần còn lại tồn tại quanh nó như những vệ tinh nhằm tiếp
nhận sự điều phối và tương tác lẫn nhau.” Chính vì vậy, việc đào tạo và định hướng
mục tiêu cho nhân lực tại PNJ là một nhân tố quan trọng góp phần cho sự phát triển
dài hạn.
Theo báo cáo, PNJ hiện đang sở hữu hơn 6.473 nhân viên với chuyên môn
ngành vững chãi. Trong số đó là 1.000 nghệ nhân, thợ kim hoàn được đào tạo chuyên
sâu với tay nghề phong phú và khả năng sáng tạo cao để tạo nên những sản phẩm tinh
xảo và đẳng cấp.
Với mục tiêu chung là kích hoạt tối đa sức mạnh tổng hợp, PNJ đã phát triển
trên nhiều nền tảng nhằm thu hút nhân tài, gia tăng nguồn nhân lực. Đồng thời, tạo
môi trường phù hợp và hỗ trợ cho nhân viên của mình phát huy tài năng của bản thân
mình.
Tại PNJ luôn có tiến trình xây dựng, đào tạo và duy trì nhân viên. Đặc biệt,
nhằm phát triển nhân lực, PNJ đã hoạch định và đưa ra các chính sách thông qua các
chương trình phát triển lâu dài.Nổi bật như hoạt động xây dựng “Định vị giá trị nhân
lực EVP” nhằm xây dựng thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp, thúc đẩy các
chương trình đào tạo online, khai phóng tư duy, thút và giữ chân nhân tài,, đề cao sáng
tạo từng cá nhân. Do đó, năng suất lao động năm 2021 bật tăng 19% so với cùng kỳ và
đạt mức cao nhất kể từ 2017.

1.1.1.2. Doanh thu:


Doanh nghiệp đã triển khai dự án nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh
dựa trên những nền tảng công nghệ khác nhau như RMS-mPOS, CDP và các hệ thống
phân tích, theo dõi hiệu quả kinh doanh khác.
Chủ tịch HĐQT PNJ Cao Thị Ngọc Dung cho biết: “PNJ sẽ tiếp tục làm giàu tài
nguyên khách hàng thông qua trải nghiệm và cá nhân hóa, dẫn đầu thị trường về áp
dụng công nghệ trong kinh doanh, nâng cấp mở rộng điểm bán và hệ thống bán hàng
đa kênh để mang đến trải nghiệm toàn diện hơn. Song song, PNJ sẽ gia tăng hiệu quả
quản trị chuỗi cung ứng để đảm bảo xuyên suốt và tạo ra sự khác biệt về giá trị cũng
như chất lượng sản phẩm với tiêu chuẩn hàng đầu thế giới.”

1.1.1.3. Chiến lược:


Ngoài việc tập trung vào nhân lực, PNJ cũng đã đẩy mạnh các kênh bán lẻ của
mình để tiếp cận với hầu hết các khách hàng. Trong một tháng, có đến 6 chương trình
khuyến mãi diễn ra với hàng vạn chính sách khuyến mãi nhằm tiếp cận người dùng.
Ngoài ra, PNJ cũng là doanh nghiệp hàng đầu vận dụng rất tốt các yếu tố công nghệ
vào nghiên cứu xu hướng người tiêu dùng.
Ngoài ra, PNJ cũng tập trung phát triển các yếu tố sau:
Xây dựng chiến lược phát triển Tập đoàn
Trong điều kiện “bình thường mới”, tiềm lực của công ty, chuẩn bị sẵn sàng cho giai
đoạn kế tiếp. Theo đó, PNJ đẩy mạnh việc phát triển và nghiên cứu các mảng kinh
doanh mới và tập trung tăng tốc, tăng trước cho tương lai. Lấy khách hàng làm trọng
tâm, PNJ tăng cường mở rộng các danh mục khách hàng và chọn lọc các mối quan hệ
hợp tác, kinh doanh nhằm đẩy mạnh hiệu quả các chương trình CSR và củng cố
thương hiệu.
Tối ưu hóa giá thành sản xuất, nâng tầm năng lực chuỗi cung ứng
Đối diện với những thách thức toàn cầu, PNJ lên chiến lược tối ưu các hoạt động sản
xuất, giảm hao hụt và chi phí. PNJ lên kế hoạch mở rộng nhà máy và dồn mọi nguồn
lực vào khâu sản xuất, phục vụ tối đa cho ngành bán lẻ. Đồng thời, PNJ sẽ cải tiến, đổi
mới công nghệ sản xuất và mẫu mã sản phẩm, tài trợ việc phát triển chuỗi cửa hàng
bán lẻ và tài trợ lộ trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp.
Tập trung vào chuyển đổi số và bán hàng đa kênh
PNJ đã thể hiện rõ lợi thế của mình khi đầu tư vào chuyển đổi số từ sớm. Từ năm
2017, kênh số Omni đã được chuyển đổi và phát triển rất bài bản. PNJ tập trung cốt lõi
vào khách hàng. Đầu tư vào các. Phương thức tư vấn, đặt hàng, giao hàng, thanh toán
đa dạng, thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho khách hàng, bao gồm giao hàng tận nơi
& giao hàng nhanh trong vòng 3h tại các thành phố lớn; đồng thời, liên tục cập nhật
các sản phẩm kèm với các chương trình khuyến mãi để tiếp cận khách hàng.
Khi khách hàng hạn chế đi lại, PNJ chuyển hóa hệ thống bán lẻ đa kênh, vận hành
thành công hệ thống ERP - SAP 4HANA để quản trị và sử dụng tối đa tiềm năng các
nguồn lực. Big Data được đưa vào phân tích xu hướng tiêu dùng, cải tiến hệ thống
CRM. Doanh nghiệp còn ứng dụng AI vào quá trình sản xuất, đưa hệ thống camera
ứng dụng AI vào cửa hàng để thu thập, cung cấp dữ liệu cho công tác phân tích hành
vi khách hàng.

1.1.2. Khẩu vị rủi ro:


Khẩu vị rủi ro của PNJ cao, thể hiện qua 2 vấn đề sau của Ban quản trị:
Thứ nhất, Qua “sự cố ERP”, số nhân sự của PNJ nghỉ việc tăng đột biến. Tuy
nhiên, đối mặt với tình trạng này thì PNJ vẫn chấp nhận cho những ai muốn xin nghỉ.
Chủ tịch HĐQT Cao Thị Ngọc Dung có nói rằng “Những người còn lại kiên định đi
theo sự thay đổi này thì mới thắng được” chứng tỏ bà là người chấp nhận rủi ro rất
cao.
Thứ hai, về chiến lược tích trữ hàng tồn kho giá trị lớn sẽ có 2 mặt của một vấn đề.
Nếu như giá nguyên vật liệu vàng đầu vào lên, thì việc dự trữ sẽ giúp PNJ lãi lớn như
câu chuyện từng xảy ra với Thép Tiến Lên. Ngược lại, nếu giá vàng đi xuống, việc tích
trữ tồn kho lớn sẽ là rủi ro lớn của doanh nghiệp, như trường hợp của Hoa Sen. Biết
trước điều đó, PNJ vẫn chấp nhận để thắng to.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:

PNJ với 35 năm hình thành và phát triển vươn tầm thế giới, cho đến nay đã có hơn
6000 nhân viên, 353 cửa hàng phân bố khắp cả nước. Cùng với quy mô nhà máy chế
tạo lớn để trở thành xí nghiệp chế tác trang sức lớn nhất khu vực Châu Á cho đến hiện
tại. Từ thời điểm thành lập công ty cho đến nay, PNJ đã trải qua các giai đoạn phát
triển:

- Giai đoạn 1988 - 1998: Hành trình tiên phong

Ngày 28/04/1988, giữa bối cảnh ngành hoàn kim Việt Nam còn chưa phát triển,
nhiều hạn chế, cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận ra đời.

Năm 1992, PNJ chính thức đổi tên thành Công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận.
Đồng thời xác nhận chiến lược phát triển là nhà sản xuất kinh doanh trang sức chuyên
nghiệp.

Năm 1994 - 1998, chú trọng hoạt động Marketing, với sự trợ giúp của Hội đồng
Vàng thế giới, mở rộng thị trường ra miền Bắc và miền Trung.

- Giai đoạn 1999 - 2008: Không ngừng bứt phá

Ghi dấu nhiều đổi mới, phát huy giá trị cốt lõi thành “bệ phóng” , mang tính chiến
lược, biến thách thức thành cơ hội.

Năm 1999, mở rộng thị trường đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, có mặt tại 3 trung
tâm kinh tế lớn của cả nước.

Ngày 02/01/2004, chính thức cổ phần hóa và đón nhận Huân chương Lao động
Hạng Nhất. 

Ngày 03/04/2008, chính thức thay đổi Logo mới để phát triển hình ảnh chuyên
nghiệp, cao cấp, hiện đại cho chặng đường mới. 

- Giai đoạn 2009 - 2018: Kiến lập kỳ tích:


Thực hiện hóa tầm nhìn trở thành công ty bán lẻ trang sức hàng đầu châu Á. Hướng
đến tái cơ cấu chiến lược, chuẩn hóa hệ thống quản trị chuẩn quốc tế. Và tái cấu trúc
thành công năm 2014 bằng kết quả kinh doanh vượt trội, định hướng mục tiêu phát
triển trường tồn. 

Tháng 3/2009, cổ phiếu PNJ chính thức niêm yết tại HOSE, tăng vốn điều lệ lên
400 tỷ đồng.  

Năm 2013, công bố sứ mệnh “Tôn vinh giá trị đích thực”.

Năm 2017 đoạt giải Doanh nghiệp xuất sắc ASEAN và đạt nhiều danh hiệu khác.

- Giai đoạn 2019 - nay: Tỏa sáng trường tồn:

Năm 2019 trở thành Nhà bán lẻ xuất sắc nhất ngành kim hoàn châu Á, đưa ngành
kim hoàn Việt Nam đến đỉnh cao châu lục. Hợp tác với Walt Disney và bắt đầu thâm
nhập thị trường quốc tế.

Dịch bệnh 2020 tác động thúc đẩy PNJ Refresh doanh nghiệp về mọi mặt, đẩy
mạnh nghiên cứu, sáng tạo, lên kế hoạch và không ngừng tăng trưởng. Sau khi refresh,
công bố tầm nhìn mới, trở thành Doanh nghiệp xuất sắc nhất ngành Kim hoàn Châu Á
- Thái Bình Dương.

Bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của PNJ trên con đường thực hiện sứ mệnh không
ngừng sáng tạo để mang lại giá trị tôn vinh vẻ đẹp con người và cuộc sống cùng 5 giá
trị cốt lõi đã đề ra theo đuổi sự chính trực, kiên định, quan tâm, tận tâm và tiên phong
tạo sự khác biệt. PNJ đã không ngừng phát triển vươn tầm thế giới khi được Ngành
kim hoàn thế giới vinh danh là Nhà sản xuất, chế tác trang sức xuất sắc nhất năm vào
năm 2021. Đánh dấu trên bản đồ ngành kim hoàn thế giới cái tên Việt Nam.

1.3. Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính:


Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất kinh doanh trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, phụ kiện thời trang, quà
lưu niệm.
- Kinh doanh đồng hồ và mua bán vàng miếng.
- Dịch vụ kiểm định kim cương, đá quý, kim loại quý.
- Kinh doanh bất động sản.
Các sản phẩm này có giá trị từ thấp đến cao, phù hợp túi tiền của từng phân khúc
khách hàng. Có thể kể đến một số sản phẩm nổi bật được nhiều khách hàng hướng đến
như:
- Dòng sản phẩm đá quý PNJ
- Dòng sản phẩm kim cương: Kim cương của PNJ có độ tinh khiết cao, giác cắt
hoàn hảo mang đến sự tinh xảo cho sản phẩm
- Sản phẩm vàng: Tại các cửa hàng vàng bạc đá quý PNJ luôn trưng bày nhiều
loại như: Vàng miếng SJC, vàng 18K, vàng 9999…Hay các loại vàng miếng
thần tài, vàng 12 con giáp PNJ phục vụ cho những ngày lễ thần tài,…
- Ngoài ra còn có thêm các loại tượng phật phong thủy, tranh phong thủy,… làm
bộ quà tặng phục vụ cho các doanh nghiệp
- Dòng sản phẩm đồng hồ cao cấp
PNJ hiện quản lý và vận hành xí nghiệp nữ trang PNJ với tổng vốn đầu tư là 120 tỷ
đồng và công suất sản xuất đặt trên 4 triệu sản phẩm/năm.
Tính đến cuối năm 2019, PNJ đã phát triển hệ thống phân phối với 346 cửa hàng
cửa hàng bán lẻ, kênh thương mại điện tử và gián tiếp thông qua hơn 3.000 khách hàng
sỉ trên toàn quốc. Sản phẩm của PNJ đã được xuất khẩu tới 13 quốc gia và vùng lãnh
thổ.

1.4. Đối thủ cạnh tranh:


Đối thủ cạnh tranh của PNJ có thể nhắc đến các chuỗi bán lẻ trang sức lớn khác
như: DOJI, SJC (bán lẻ vàng miếng, biên lợi nhuận thấp hơn hẳn), Thế giới Kim
cương (tập trung vào sản phẩm kim cương). Và hiện PNJ chưa phải cạnh tranh với
thương hiệu lớn nào của nước ngoài. 
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP

Tiếp nối tổng quan về PNJ, chương 2 đi sâu vào thực trạng hoạt động của công ty
thông qua các phân tích về định tính, định lượng trong báo cáo thường niên, báo cáo
tài chính và thông qua mô hình SWOT. Từ đó, đưa ra những rủi ro quan trọng hàng
đầu mà PNJ có thể sẽ gặp phải và đối mặt trong những năm tới - đây là cơ sở để có thể
phát triển tình huống trong những chương tiếp theo.

2.1. Báo cáo thường niên

2.1.1. Mục tiêu kinh doanh

Trong ĐHCĐ năm 2021, Ban lãnh đạo PNJ đã xác định tầm nhìn mới là trở thành
công ty hàng đầu châu Á về chế tác trang sức và bán lẻ sản phẩm, tôn vinh vẻ đẹp,
vươn tầm thế giới. Chiến lược họ đề ra để đạt mục tiêu mới: phát triển doanh nghiệp ở
cả chiều rộng và chiều sâu, nỗ lực kinh doanh hoàn toàn bằng cách ‘tự cung tự cấp’
phát triển toàn diện về sản xuất, kênh phân phối và cả bán lẻ. Nhằm đáp ứng nhu cầu
của thị trường

Về nguồn nhân lực, PNJ mục tiêu chung là kích hoạt tối đa sức mạnh tổng hợp, PNJ đã
phát triển trên nhiều nền tảng nhằm thu hút nhân tài, gia tăng nguồn nhân lực. Đồng
thời, tạo môi trường phù hợp và hỗ trợ cho nhân viên của mình phát huy tài năng của
bản thân mình.

Chủ tịch HĐQT PNJ Cao Thị Ngọc Dung cho biết: “PNJ sẽ tiếp tục làm giàu tài
nguyên khách hàng thông qua trải nghiệm và cá nhân hóa, dẫn đầu thị trường về áp
dụng công nghệ trong kinh doanh, nâng cấp mở rộng điểm bán và hệ thống bán hàng
đa kênh để mang đến trải nghiệm toàn diện hơn. Song song, PNJ sẽ gia tăng hiệu quả
quản trị chuỗi cung ứng để đảm bảo xuyên suốt và tạo ra sự khác biệt về giá trị cũng
như chất lượng sản phẩm với tiêu chuẩn hàng đầu thế giới.”

2.1.2. Chiến lược phát triển bền vững

● Xây dựng chiến lược phát triển Tập đoàn


Trong điều kiện “bình thường mới”, tiềm lực của công ty, chuẩn bị sẵn sàng cho giai
đoạn kế tiếp. Theo đó, PNJ đẩy mạnh việc phát triển và nghiên cứu các mảng kinh
doanh mới và tập trung tăng tốc, tăng trước cho tương lai. Lấy khách hàng làm trọng
tâm, PNJ tăng cường mở rộng các danh mục khách hàng và chọn lọc các mối quan hệ
hợp tác, kinh doanh nhằm đẩy mạnh hiệu quả các chương trình CSR và củng cố
thương hiệu.

● Tối ưu hóa giá thành sản xuất, nâng tầm năng lực chuỗi cung ứng

Đối diện với những thách thức toàn cầu, PNJ lên chiến lược tối ưu các hoạt động sản
xuất, giảm hao hụt và chi phí. PNJ lên kế hoạch mở rộng nhà máy và dồn mọi nguồn
lực vào khâu sản xuất, phục vụ tối đa cho ngành bán lẻ. Đồng thời, PNJ sẽ cải tiến, đổi
mới công nghệ sản xuất và mẫu mã sản phẩm, tài trợ việc phát triển chuỗi cửa hàng
bán lẻ và tài trợ lộ trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp.

● Tập trung vào chuyển đổi số và bán hàng đa kênh

PNJ đã thể hiện rõ lợi thế của mình khi đầu tư vào chuyển đổi số từ sớm. Từ năm
2017, kênh số Omni đã được chuyển đổi và phát triển rất bài bản. PNJ tập trung cốt lõi
vào khách hàng. Đầu tư vào các. Phương thức tư vấn, đặt hàng, giao hàng, thanh toán
đa dạng, thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho khách hàng, bao gồm giao hàng tận nơi
& giao hàng nhanh trong vòng 3h tại các thành phố lớn; đồng thời, liên tục cập nhật
các sản phẩm kèm với các chương trình khuyến mãi để tiếp cận khách hàng.

2.1.3. Quản trị rủi ro

HĐQT định hướng các mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được giúp xác định các mức độ
chấp nhận rủi ro, đồng thời đặt mục tiêu một cách hiệu quả và nhận diện những rủi ro
phát sinh do những thay đổi trong chiến lược hay hoạt động khác của công ty.

Việc thực hiện chuyển đổi số đã giúp nâng cao khả năng đánh giá cũng như đo lường
rủi ro một cách chính xác và kịp thời hơn. Theo đó, HĐQT có thể sử dụng làm cơ sở
xác định cách thức quản lý những rủi ro trong công ty.

HĐQT và Ban điều hành các chính sách, văn bản phù hợp để kiểm soát rủi ro phù hợp
với mục tiêu, chiến lược của công ty.
Bộ phận quản trị rủi ro, quản trị chất lượng và kiểm soát nội bộ trong năm 2019 đã tiến
hành các đơn đánh giá, rà soát hoạt động kinh doanh các đơn vị nhằm phát hiện, tư vấn
và khắc phục các rủi ro có thể phát sinh. Định kỳ hàng tháng/quý, các Khối hoạt động
báo cáo quản trị rủi ro để Ban điều hành đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp.

Về truyền thông, PNJ đã xây dựng hệ thống truyền thông với đường dây nóng 24/24
nhằm đảm bảo các sự cố được xác định. Nắm bắt và báo cáo nhanh nhất tránh phát
sinh rủi ro và cho phép các nhà quản lý kiểm soát, khắc phục sự cố hiệu quả.

HĐQT có mô tả quy trình quản trị về vấn đề liên quan công nghệ thông tin như gián
đoạn, an ninh mạng, khôi phục thảm họa, để đảm bảo rằng tất cả các rủi ro chính được
xác định, quản lý và báo cáo cho HĐQT

2.2. Vị thế doanh nghiệp

Trải qua 20 năm hoạt động và phát triển, PNJ đã trở thành một trong những doanh
nghiệp dẫn đầu của ngành sản xuất kinh doanh trang sức tại Việt Nam và một trong
những doanh nghiệp lớn của khu vực. Những giải thưởng dưới đây dành cho PNJ là
kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng, là thành tựu rất lớn mà không phải một
doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể đạt được.

PNJ hiện quản lý và vận hành Xí nghiệp nữ trang PNJ với tổng vốn đầu tư là 120 tỷ
đồng và công suất sản xuất đạt trên 4 triệu sản phẩm/năm.

Tính đến cuối năm 2019, PNJ đã phát triển hệ thống phân phối với 346 cửa hàng cửa
hàng bán lẻ, kênh thương mại điện tử và gián tiếp thông qua hơn 3.000 khách hàng sỉ
trên toàn quốc. Sản phẩm của PNJ đã được xuất khẩu tới 13 quốc gia và vùng lãnh thổ.

PNJ được Plimsoll World, một tổ chức hàng đầu thế giới chuyên cung cấp báo cáo về
các ngành công nghiệp, xếp hạng PNJ ở vị trí 16 trong 500 công ty sản xuất và kinh
doanh trang sức lớn nhất thế giới.

Là đơn vị sản xuất và kinh doanh nữ trang chuyên nghiệp, trong thời gian qua PNJ đã
đầu tư không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực từ đội ngũ nhân sự, quy trình
quản lý, máy móc thiết bị, công nghệ đến xây dựng và phát triển hệ thống nhằm ngày
càng khẳng định mạnh mẽ về định hướng đúng đắn và tính chuyên nghiệp trong sản
xuất và kinh doanh của PNJ.

2.3. Phân tích SWOT

S - Strengths W- Weaknesses
● Có thương hiệu mạnh, được ● Khó dự báo và khắc phục khi xảy ra
người dùng tin tưởng; lỗi;
● Có ưu thế trong ngành sản xuất ● Sản phẩm của PNJ còn tập trung chủ
trang sức, kim cương; yếu ở thị trường trong nước;
● Các sản phẩm luôn đa dạng, tinh ● Thị trường vàng miếng chưa cao -
tế; Chưa đánh mạnh vào trang sức cưới;
● Thị trường tài chính ổn định, PNJ ● Giá sản phẩm khá cao;
được ngân hàng Đông Á tài trợ vốn. ● Hoạt động tài chính chưa mang lại
Có tiềm lực tài chính tập trung vào các lợi nhuận đáng kể mặc dù vốn đầu tư
chương trình Marketing và R&D; chiếm tỷ trọng cao;
● Công nghệ và kỹ thuật cao trong ● Nguồn nguyên vật liệu đa phần nhập
chế tác trang sức, dây chuyền sản xuất từ nước ngoài;
hiện đại; ● Các chỉ tiêu của khả năng thanh toán
● Thị trường xuất khẩu ổn định; ngắn hạn cũng như khả năng chi trả lãi vay
● Các cửa hàng và hệ thống phân đều có xu hướng giảm.
phối rộng lớn, độ bao phủ cao;
● Hệ thống quản lý chuyên nghiệp
và hiệu quả.

O - Opportunities T - Threat
● Xu hướng người dùng trang sức ● Cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp
ngày một cao; Việt Nam và nước ngoài;
● Máy móc công nghệ hiện đại dần ● Chịu ảnh hưởng từ những yếu tố tự
tạo nên mẫu mã đa dạng và cạnh tranh nhiên gây ảnh hưởng đến khách hàng
hơn; truyền thống và thị trường tiềm năng;
● Khả năng mở rộng, chiếm lĩnh thị ● Giá vàng luôn biến động, nền kinh tế
trường cao; thế giới luôn bất ổn;
● Ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp ● Nhiều thương hiệu mới nổi có nguy
trong ngành trang sức cưới; cơ tiềm ẩn cạnh tranh;
● Cơ hội hợp tác quốc tế; ● Nguồn vốn đầu tư dài hạn khá lớn,
● Thị trường BĐS khôi phục, công PNJ sẽ đối mặt với nguy cơ khi đầu tư này
ty liên doanh có khả năng đóng góp không có hiệu quả;
nhiều lợi nhuận cho PNJ trong tương ● Chịu sự biến động về tỷ giá hối đoái
lai. giữa VND và các đồng ngoại tệ mạnh như
USD, EURO, bảng Anh;
● Xuất hiện thêm nhiều đối thủ khi Việt
Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới;
● Nguồn cung nguyên liệu tương đối ít;
● Việc nhập khẩu nguyên liệu vàng
chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước.

2.4. Báo cáo tài chính

2.4.1. Phân tích xu hướng

Giai đoạn 2019-2022, tổng tài sản tăng mạnh, tổng tài sản năm 2022 gấp 1,57 lần tổng
tài sản năm 2020.

Tài sản ngắn hạn năm 2022 tăng 67,4% so với năm 2020 (nền kinh tế bước đầu phục
hồi và phát triển sau đại dịch, tình hình kinh doanh của PNJ có bước tiến triển).

Hàng tồn kho tăng mạnh (năm 2022 giá trị hàng tồn kho gấp 2,12 lần năm 2018). Việc
thành phẩm tăng mạnh trong khi hàng hóa giảm phản ánh việc doanh nghiệp tăng
cường sản xuất và giảm nhập hàng từ bên ngoài.

Trong giai đoạn năm 2018-2022, vốn chủ sở hữu liên tục tăng qua các năm, nhất là từ
năm 2021 đến 2022, vốn chủ sở hữu tăng 2.575 tỷ đồng, chứng tỏ PNJ trong giai đoạn
này có hoạt động kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận tốt.
Nợ ngắn hạn của PNJ tăng dần qua các năm do PNJ mở rộng quy mô kinh doanh và tài
trợ cho hàng tồn kho.

2.4.2. Phân tích quy mô

Tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của PNJ (năm 2022 chiếm
đến 89,8%, điều này chứng tỏ PNJ vẫn chú trọng hơn vào việc đầu tư vào tài sản ngắn
hạn.

Tài sản dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, không có sự biến động lớn đang giai đoạn này,
sự thay đổi của tài sản dài hạn ảnh hưởng không đáng kể đến PNJ

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn là hàng tồn kho (năm 2022,
hàng tồn kho chiếm đến 78,9%). Hàng tồn kho của PNJ là vàng, bạc và trang sức,
những hàng hóa có thanh khoản tốt không kém tiền mặt nên lượng hàng tồn kho của
PNJ cao và chủ yếu ở dạng thành phẩm để kịp cung ứng ra thị trường. Với ngành hàng
đặc thù, hàng tồn kho của PNJ là vàng bạc, đá quý các loại nên cũng không phải quá
đáng ngại. Tuy nhiên, việc dự trữ hàng tồn kho với số lượng quá lớn cũng khiến PNJ
đối mặt với nguy cơ hàng tồn kho bị quá hạn, mất giá

Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn (năm 2022 chiếm
64,47%), chứng tỏ PNJ là công ty độc lập về mặt tài chính, đã tích cực trong việc huy
động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Nợ ngắn hạn trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2022 biến động khá nhỏ, nhưng chiếm
tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả. Năm 2022, tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng lên 99,79%
(cao nhất trong 5 năm) do PNJ tiếp tục mở rộng hệ thống cửa hàng của mình.

2.4.3. Phân tích các chỉ số tài chính

2.4.3.1. Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động:

Bảng 2. 1. Các Các chỉ số hiệu quả hoạt động của PNJ giai đoạn 2018 – 2022
Năm Năm Năm Năm Năm
Chỉ số  hoạt động
2018 2019 2020 2021 2022
Gross Margin/Profit Ratio 19.07% 20.36% 19.61% 18.41% 17.50%
Operating Margin ratio 8.65% 9.52% 8.56% 7.02% 7.05%
Net profit ratio (Excluding tax
8.19% 8.74% 7.64% 6.42% 6.62%
expenses)
Net profit ratio 6.59% 7.02% 6.11% 5.26% 5.33%
Tỷ lệ GVHB /DT 80.93% 79.64% 80.39% 81.59% 82.50%
Tỷ lệ chi phí tài chính so với
0.46% 0.79% 0.92% 0.60% 0.43%
doanh thu
Tỷ lệ chi phí bán hàng so với
8.03% 8.01% 8.11% 8.63% 8.35%
doanh thu
Tỷ lệ chi phí QLDN/DT 2.37% 2.80% 2.89% 2.57% 1.99%
Tỷ lệ chi phí khác/DT 0.02% 0.03% 0.05% 0.19% 0.10%
ROA 14.91% 13.88% 12.61% 9.69% 13.56%
753.67
ROFA 424.82% 452.54% 380.21% 397.10%
%
ROCE 39.29% 36.56% 37.20% 31.44% 40.60%
Nhìn chung, các chỉ số hoạt động của PNJ cho thấy doanh nghiệp này đang có hoạt
động kinh doanh khá hiệu quả dấu hiệu cho sự phát triển vững mạnh. Tuy nhiên các
chỉ số này cũng có xu hướng xấu đi vào giai đoạn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi covid
– 19, sự biến động của thị trường vào năm 2019 và 2021. Cho đến năm 2022 thì hầu
hết các chỉ số mới có dấu hiệu tăng nhẹ lại. 

Cụ thể, với chỉ số vòng quay tổng tài sản cũng có xu hướng giảm vào 2 năm này,
đồng thời khi so sánh với SJC thì chỉ số này nhỏ hơn SJC đến gấp khoảng 7 – 9 lần.
Cho thấy PNJ đang có hiệu quả sử dụng tài sản chưa được tốt. Đây là một dấu hiệu
cho thấy PNJ cần có những biện pháp để cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản. 

Song, ở vòng quay tài sản cố định, mặc dù cũng tương tự nhỏ hơn rất nhiều lần so
với SJC. Tuy nhiên lại phản ánh rằng PNJ đang sử dụng khá tốt tài sản cố định khi chỉ
số này đều tăng qua các năm, đặc biệt năm 2022 tăng khoảng gấp đôi so với năm
2021. Dễ hiểu khi mà PNJ đang thực hiện chiến lược đầu tư vào tài sản cố định để mở
rộng quy mô, tận dụng lợi thế theo quy mô gia tăng lợi nhuận. Dù vậy, cũng cần nhìn
nhận rằng đây sẽ là một điểm mà PNJ cần chú ý, cải thiện để có được hiệu quả sử
dụng tài sản cố định tốt hơn. 
Về vòng quay hàng tồn kho, có sự sụt giảm ở giai đoạn 2019 – 2021, đồng thời chỉ
số này rất nhỏ và nhỏ hơn so với đối thủ cạnh tranh. Cho thấy hàng tồn kho PNJ đang
quay vòng rất chậm. Có thể nhận thấy rằng đây sẽ là một rủi ro của PNJ về việc hàng
tồn kho có thể mất giá, quá hạn và tốn kém các chi phí kèm theo đó. 

Vòng quay khoản phải thu của PNJ tương đối cao và có sự biến động qua các năm,
đồng thời tăng trưởng mạnh ở năm 2022, gần gấp đôi so với năm 2021. Tốc độ thu hồi
khoản phải thu của PNJ cao cho thấy chính sách thu hồi nợ khá tốt, đảm bảo nguồn
vốn kịp thời để chi trả nhiều khoản mục khác. 

Chỉ số ROA theo xu hướng chung cũng có sự sụt giảm qua các năm trong giai đoạn
2018 – 2021 và tăng lại vào năm 2022. Nhìn chung thì chỉ số này của PNJ cũng tương
đối cao (trên 9%) cho thấy khả năng sinh lời từ việc sử dụng hiệu quả tài sản và nguồn
tài chính tốt. Tương tự, với chỉ số này cũng cho thấy PNJ nên xem xét tối ưu hóa hiệu
quả sử dụng tài sản, đồng thời quản lý tốt hơn các chi phí nhằm nâng cao tỷ số lợi
nhuận ròng.

2.4.3.2. Nhóm chỉ số thanh khoản:

Bảng 2. 2. Các chỉ số thanh khoản PNJ giai đoạn 2018 – 2022
Năm Năm Năm Năm Năm
2018 2019 2020 2021 2022
Hệ số thanh toán hiện hành 2.02 1.83 2.21 2.04 2.53
Hệ số thanh toán nhanh 0.16 0.08 0.19 0.12 0.31
Khả năng thanh toán tức thời 0.08 0.02 0.13 0.08 0.19
Các chỉ số thanh khoản của PNJ nhìn chung đều giảm ở năm 2019 và năm 2021 do
các tác động từ dịch bệnh, thị trường biến động, sức ép công nghệ 4.0. Duy chỉ có hệ
số thanh toán hiện hành là duy trì được mức trên 1, cho thấy vẫn có khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên chỉ số này vẫn rất thấp. Bên cạnh đó, hệ số
thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời đều rất thấp và thấp hơn 1, đây sẽ là
một báo động cho thấy PNJ có thể sẽ không đáp ứng được các khoản nợ đến hạn tức
thời. Vì vậy, có thể nhìn nhận đây là một rủi ro lớn mà PNJ cần phải xem xét đến và
có biện pháp quản lý hiệu quả. 
2.4.3.3. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn:

Bảng 2. 3. ROE của PNJ giai đoạn 2018 – 2022


Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
ROE 25.63% 26.08% 20.40% 17.11% 21.04%

Bảng 2. 4. Mô hình Dupont ROE


Năm Năm Năm Năm Năm
2018 2019 2020 2021 2022
Biên lợi nhuận hoạt động 0.07 0.07 0.06 0.05 0.05
Vòng quay tổng tài sản 2.26 1.98 2.06 1.84 2.54
Hệ số đòn bẩy 1.72 1.88 1.62 1.77 1.55
ROE của PNJ giảm dần qua các năm 2020 và 2021. Mô hình Dupont ROE của PNJ
phản ánh rằng sự sụt giảm của ROE năm 2020 do 2 nhân tố là biên lợi nhuận hoạt
động và hệ số đòn bẩy. Như vậy, PNJ cần phải quản lý tốt chi phí và sử dụng tốt hơn
nguồn vốn vay để nâng cao ROE, song doanh nghiệp cũng cần chú ý đến khả năng
thanh toán nợ của mình. 

Giai đoạn 2021 – 2022, 2 nhân tố vòng vay tổng tài sản và hệ số đòn bẩy cũng có
sự tác động đến ROE. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng tài sản tốt lên ở giai đoạn này, nên
sự sụt giảm về hệ số đòn bẩy không ảnh hưởng đáng kể đến ROE. 

Khi so sánh với SJC thì khả năng sinh lời, và hiệu quả kinh doanh của công ty vẫn
rất tốt so với mặt bằng chung. Tuy nhiên cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản,
kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu để gia tăng sức hút với
nhà đầu tư. 

2.5. Kết luận

Sau khi phân tích báo cáo tài chính của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ),
chúng ta có thể thấy trong giai đoạn từ 2018-2022 là giai đoạn có nhiều biến động của
các chỉ số tài chính có ảnh hưởng tới công ty và sự thu hút đối với các nhà đầu tư. Tuy
nhiên, công ty vẫn có một số ưu nhược điểm như sau:

a. Ưu điểm
● Nhìn chung, quy mô tài sản và nguồn vốn của công ty tăng dần trong giai đoạn
2018-2022, tính đến cuối năm 2022 tổng tài sản/nguồn vốn đạt hơn 13000 tỷ
đồng.
● Lợi nhuận sau thuế của công ty trong giai đoạn 2018-2022 luôn tăng trưởng qua
từng năm và đạt con số lên đến hơn 1000 tỷ đồng, năm 2020 và 2021 có sự
giảm sút so với năm 2019 do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên so với các đối thủ cạnh tranh và trung bình ngành, con số này vẫn rất
lớn và đáng ngưỡng mộ.

b. Nhược điểm

● Hệ số thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời đều rất thấp và thấp
hơn 1, đây sẽ là một báo động cho thấy PNJ có thể sẽ không đáp ứng được các
khoản nợ đến hạn tức thời.
● Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng dần theo từng năm do chi phí đầu vào tăng
cao.
● Hàng tồn kho luôn tồn kho ở mức cao, chiếm hơn 70% trong tổng tài sản khiến
số vòng quay hàng tồn kho thấp và giảm dần từ 1.97 vào năm 2018 và giảm
xuống 1.66 vào năm 2021 thể hiện tình trạng ứ đọng hàng hóa, tốc độ luân
chuyển chậm.
● Nợ phải trả và đặc biệt là nợ ngắn hạn tăng khiến số vòng quay các khoản phải
trả giảm cho thấy khả năng trả nợ của công ty chưa tốt.

Từ việc phân tích kỹ càng tình hình hoạt động của công ty thông qua các kỹ thuật
SWOT và phân tích định tính, nhóm nhận thấy công ty có thể gặp phải một số rủi ro
như sau:

1) Rủi ro thanh toán nợ ngắn hạn


2) Rủi ro hàng tồn kho
3) Rủi ro thị trường
4) Rủi ro đối thủ cạnh tranh
5) Rủi ro công nghệ
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN TÌNH HUỐNG CHO TỪNG RỦI RO

3.1. Tình huống nghiên cứu một rủi ro tài chính liên quan đến hàng tồn kho:

Rủi ro hàng tồn kho thuộc nhóm rủi ro tài chính, có khả năng xảy ra trong các
tình huống hàng tồn kho luôn duy trì ở mức tỷ trọng cao, tuy nhiên không thể bán ra
thị trường do nhu cầu tiêu dùng thay đổi đột ngột, hoặc các tác động tiêu cực từ môi
trường bên ngoài như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,…Cụ thể, có thể hình dung rằng,
các cửa hàng của PNJ buộc phải đóng cửa do chính sách nhà nước tương tự như giãn
cách xã hội giai đoạn dịch bệnh, hay do lũ lụt hoặc thiên tai kéo dài. Hay người tiêu
dùng không còn ưa chuộng sử dụng trang sức vàng bạc đá quý nữa mà chuyển sang
các loại hình trang sức khác như handmade từ các nguyên liệu tự nhiên hoặc xu hướng
tâm linh, tỉnh thức. Nền kinh tế - chính trị - xã hội thế giới biến động, bất ổn, chiến
tranh,…tác động đến nhu cầu dự trữ vàng, bạc, đá quý, ảnh hưởng đến giá, làm giá
vàng giảm sâu. Bên cạnh đó, các tình huống khác có thể xảy ra như sự sai sót trong
khâu bảo quản hàng tồn kho làm hư hỏng, biến chất, giảm chất lượng sản phẩm sẽ dẫn
đến không thể bán ra, hoặc mất giá sản phẩm.

Các biến cố trên có thể gây ra tổn thất giá trị doanh nghiệp do sự tác động đến
nhiều yếu tố tài chính của PNJ. Hàng tồn kho quay vòng chậm, khó bán ra, mất giá, hư
hỏng làm cho doanh số bán hàng giảm sút dẫn đến doanh thu giảm, tình trạng kéo dài
làm tăng trưởng doanh thu qua các năm giảm sút. Đồng thời các tình huống xấu kéo
theo giá vốn hàng bán tăng do tốn kém thêm các khoản chi phí bảo quản lượng hàng
tồn kho lớn, trong thời gian dài. Chi phí quản lý hàng tồn kho do số lượng lớn, quay
vòng chậm cũng làm gia tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Song, chất lượng hàng tồn
kho giảm, hoặc nhu cầu giảm sút làm cho sản phẩm trở nên khó bán ra thị trường, vì
vậy cần có các hoạt động hỗ trợ bán hàng như Marketing, thúc đẩy các kênh bán hàng
làm cho chi phí bán hàng cũng có sự tăng nhẹ. Đồng thời hàng tồn kho tăng cao qua
các năm làm cho tăng trưởng tài sản ngắn hạn ròng tăng.

Qua phân tích định tính, nhóm nhận định xác suất xảy ra rủi ro Hàng tồn kho là
85%, một con số rất cao. Vì vậy mà PNJ cần phải có sự quan sát, đưa ra các quyết định
quản trị hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi ro. Bằng các chiến lược thúc
đẩy quay vòng tồn kho bằng chính sách tiếp thị, bán hàng tốt hơn. Hoặc các chính sách
giá, chiến lược xâm nhập, mở rộng thị trường mới trong trường hợp chính sách, nhu
cầu thay đổi. Chỉ nhập khẩu các kim loại, đá quý một phần khi nhận được đơn đặt
hàng, phần còn lại, PNJ đi vay vàng chủ yếu từ các NHTM trong nước. Đồng thời, mở
rộng quy mô doanh nghiệp bằng việc gia tăng số cửa hàng cũng đi kèm với việc xem
xét đến khoảng cách với nhà máy, đường đi có thuận tiện hay không để có thể hạn chế
việc giữ hàng tồn kho lớn là một điều bắt buộc.

3.2. Tình huống nghiên cứu rủi ro tài chính liên quan đến khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn

Rủi ro thanh toán nợ ngắn hạn thuộc nhóm rủi ro tài chính, là một trong những
rủi ro hàng đầu của PNJ trong quá trình hoạt động. Trong tình hình Covid và bất ổn
chính trị thế giới khiến lạm phát tăng nhanh, dẫn đến nền kinh tế gặp khó khăn. Lạm
phát tăng cao, nền kinh tế trì trệ khiến cho lãi suất ngân hàng cũng tăng lên. Chủ nợ có
thể đòi lại nợ ngắn hạn trong khi những chỉ số thể hiện khả năng thanh toán và trích
lập dự phòng của công ty là không cao. Hơn nữa, nợ ngắn hạn của PNJ tăng dần qua
các năm, cơ cấu nợ ngắn hạn luôn ở mức cao, hầu hết là khoản vay tín chấp, có kỳ hạn
1-3 tháng với lãi suất thả nổi.

Chỉ số thanh khoản thể hiện rằng PNJ rất có khả năng sẽ gặp khó khăn trong việc
trả các khoản nợ ngắn hạn của mình, tỷ số thanh toán nhanh và khả năng thanh toán
tức thời đều rất thấp và thấp hơn 1. Bên cạnh đó, PNJ cũng có một số bê bối lớn, các
đối tượng khảo sát cũng dễ dàng có được các thông tin xấu về PNJ. Tiêu biểu là số nợ
vay 2,273 tỷ đồng của PNJ dưới sự điều hành của bà Cao Thị Ngọc Dung trong thời
điểm khó khăn của dịch bệnh dẫn đến thua lỗ liên tục nhiều tháng liền dẫn đến những
nghi ngờ, lo ngại về khả năng thanh toán nợ của PNJ. Hơn nữa, vấn đề hàng tồn kho
chiếm quá lớn cũng gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
này. Rủi ro này được xếp hạng cao cũng phản ánh được rằng nó có tác động lớn,
nghiêm trọng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và giá trị doanh nghiệp.
Nếu tài chính của PNJ không đủ để thanh toán được các khoản nợ này dẫn đến mất
hình ảnh công ty, gặp khó khăn xoay vòng vốn hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến
quyết định đầu tư.
Sau khi phân tích định tính, nhóm xác định xác suất xảy ra rủi ro này lên đến
85%, một con số khá lớn. Vì vậy, để có thể giảm thiểu rủi ro này PNJ nên dự trữ tiền
mặt nhiều hơn cũng như là có thêm những biện pháp huy động vốn ngắn hạn, để giảm
nguy cơ về tính thanh khoản, từ đó, có thể ổn định tài chính đáp ứng các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp.

3.3. Tình huống nghiên cứu một rủi ro tài chính liên quan đến thị trường

Rủi ro thị trường thuộc nhóm rủi ro tài chính, có khả năng xảy ra trong các tình
huống thị trường có những biến động mạnh. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới
(WB) vào tháng 10/2022, giá vàng thế giới trong năm 2023 sẽ giảm thêm 4%. WB cho
rằng giá vàng tiếp tục chịu thách thức do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) còn tăng lãi
suất cho đến năm 2023. Ngoài ra, các nhà phân tích cho hay, việc tăng lãi suất của Fed
khiến đồng USD tăng mạnh, giá vàng sẽ bị lấn át bởi đồng USD. Hơn nữa, công ty
nghiên cứu Metals Focus của Anh cũng dự báo rằng, giá vàng thế giới trong năm 2023
sẽ giảm 10% và quý IV năm nay chạm đáy thấp nhất trong vòng 4 năm, vào khoảng
1.500 USD/ounce.

Các biến cố trên có thể gây ra tổn thất giá trị doanh nghiệp do sự tác động đến
nhiều yếu tố tài chính của PNJ. Nếu giá vàng hoặc đá quý giảm mạnh, khách hàng có
thể trì hoãn hoặc hạn chế mua sắm các sản phẩm vàng, trang sức và đá quý, dẫn đến
doanh số của PNJ giảm mạnh.Vì vậy cần có các hoạt động hỗ trợ bán hàng như
Marketing, thúc đẩy các kênh bán hàng làm cho chi phí bán hàng cũng có sự tăng nhẹ.
Ngoài ra, việc giá vàng và đá quý giảm mạnh làm cho giá trị các sản phẩm vàng, trang
sức và đá quý trong kho của PNJ sẽ giảm, dẫn đến giảm giá trị hàng tồn kho của công
ty, ảnh hưởng đến tổng tài sản và lợi nhuận. Đồng thời các tình huống xấu kéo theo giá
vốn hàng bán tăng do nguồn cung nguyên vật liệu bị hạn chế, ngoài ra PNJ còn phải
cắt giảm các chi nhánh hoạt động để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Hơn nữa, PNJ
còn phải vay nhiều hơn các khoản nợ ngắn hạn để duy trì hoạt động kinh doanh làm
cho tốc độ tăng trưởng tài sản ngắn hạn sụt giảm nhẹ.

Qua phân tích định tính, nhóm nhận định xác suất xảy ra rủi ro Thị trường là 80%,
một con số khá cao. Tóm lại, rủi ro thị trường có thể gây ảnh hưởng lớn đến PNJ, đặc
biệt là với việc sản xuất, kinh doanh vàng, trang sức và đá quý. Do đó, PNJ cần đưa ra
các chiến lược kinh doanh linh hoạt và cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố thị trường để
giảm thiểu rủi ro và tăng cường năng lực cạnh tranh.

3.4. Tình huống nghiên cứu một rủi ro chiến lược liên quan đến Đối thủ cạnh
tranh

Rủi ro đối thủ cạnh tranh thuộc nhóm rủi ro chiến lược, là những khó khăn và
thách thức mà PNJ phải đối mặt trong quá trình cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, các
đối thủ cạnh canh của PNJ như DOJI, SJC,... có thể cung cấp các mẫu mã mới và độc
đáo, hay các sản phẩm với giá cả rẻ để lôi kéo khách hàng. Ngoài ra, các đối thủ còn
có thể sao chép mẫu mã của PNJ và bán các sản phẩm đó với giá thấp hơn.

Các tình huống trên sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới PNJ, cụ thể như: mất
khách hàng, giảm doanh thu nếu PNJ không cập nhật và cải tiến mẫu mã sản phẩm của
mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh số bán hàng có thể giảm, do đó ảnh
hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó còn khiến PNJ tăng chi
phí sản xuất, nếu PNJ muốn cải thiện mẫu mã sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ,
họ có thể phải đầu tư nhiều tiền để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hoặc chi
phí sản xuất cũng có thể tăng lên. Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công
ty.

Qua phân tích định tính, nhóm xác định xác suất xảy ra của rủi ro đối thủ cạnh
tranh là 80%, một con số tương đối lớn. Để giảm thiểu rủi ro này, PNJ nên đa dạng các
nguyên liệu đầu vào để có thể đa dạng được mẫu mã, giảm tỷ lệ sụt giảm doanh thu.
Để giảm tỷ lệ có thể mất đi vị thế cạnh tranh trên thị trường, PNJ nên tập trung vào
nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giữ vị thế
cạnh tranh. Ngoài ra PNJ có thể đầu tư vào việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình
để ngăn chặn việc sao chép và bảo vệ các mẫu mã độc quyền của mình.

3.5. Tình huống nghiên cứu một rủi ro hoạt động liên quan đến Công nghệ thông
tin

Công ty PNJ rất ngạc nhiên thấy một tình huống rủi ro giả định một cuộc tấn
công từ bên ngoài vào hệ thống CNTT của họ ở cấp độ 2 theo ảnh hưởng tiềm năng
của nó đến giá trị công ty. Tình huống rủi ro đã đưa ra hình ảnh một con sâu máy tính
xâm nhập một thiết bị cầm tay không được bảo vệ chống trộm thông tin. Công ty đã có
chính sách bảo vệ tất cả các thiết bị như thế, nhưng chính sách này lại không được bắt
buộc rộng rãi, do đó dễ xảy ra tình huống xấu. Tình huống rủi ro được minh họa ở đây
là rất bi quan, được gây ra chủ yếu bởi thông tin khách hàng bị đánh cắp. Sau khi được
suy nghĩ thấu đáo qua thực hiện phát triển tình huống rủi ro, được hình thành như sau:
dữ liệu riêng tư của khách hàng cho hàng triệu người được lưu lại trong vài chục máy
tính trong công ty, dù vậy công ty không chắc dữ liệu này có trong máy tính nào. Bởi
vì, tất cả các chương trình và files đều bị tin tặc xóa mất, công ty cũng không thể xác
định được tất cả hay chỉ có một phần thông tin riêng tư thực tế đã bị đánh cắp. Kết
quả, công ty đã phải thanh toán chi phí thông báo và theo dõi cho tất cả các thông tin
riêng tư có trong máy tính của họ.

Từ định lượng thông tin rủi ro riêng lẻ này, nhà quản trị có thể đưa ra quyết
định có liên quan đến giảm thiểu rủi ro. Họ phát động chương trình nhận dạng và bảo
mật cho vài chục máy tính có lưu giữ dữ liệu riêng tư của khách hàng. Điều này làm
giảm khả năng xảy ra của tình huống rủi ro.
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG GIẢ ĐỊNH THÔNG SỐ ĐẦU VÀO CHO TỪNG
TÌNH HUỐNG RỦI RO

4.1. Giả định tình huống rủi ro

4.1.1. Giả định tình huống rủi ro cơ sở

Nhóm sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để dự báo về tốc độ tăng trưởng doanh
thu, giá vốn hàng bán (% doanh thu), chi phí quản lý doanh nghiệp (% doanh thu), chi
phí bán hàng, tăng trưởng tài sản cố định ròng và tăng trưởng NOWC. Hồi quy tuyến
tính là một kỹ thuật phân tích dữ liệu dự đoán giá trị của dữ liệu không xác định bằng
cách sử dụng một giá trị dữ liệu liên quan và đã biết khác. Phương pháp hồi quy tuyến
tính dựa trên cơ sở dữ liệu quá khứ để đưa ra các dự báo có độ tin cậy hơn trong tương
lai.

Về tốc độ tăng trưởng doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu sụt giảm mạnh do nền
kinh tế chịu nhiều biến động, nhu cầu thị trường biến đổi liên tục, ngành trang sức
không phải thiết yếu làm sức mua giảm. Dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu năm sẽ
giảm 30,35% so với năm 2022, đến năm 2024 tăng nhẹ 3,54%.

Giá vốn hàng bán dự báo năm 2023 tăng lên tới 90,64% doanh thu, nguyên nhân là do
chi phí đầu vào cao, những chi phí trực tiếp phát sinh từ các hoạt động sản xuất hàng
hóa. Chi phí quản lý doanh nghiệp dự báo sẽ giảm từ 1,99% năm 2022 xuống còn
0,68% năm 2023 do doanh nghiệp không còn mở rộng quy mô. Chi phí bán hàng dự
báo sẽ giảm còn 3,71% doanh thu năm 2022 và tiếp tục giảm còn 2,95% doanh thu
năm 2024. Tăng trưởng tài sản cố định ròng … . Tốc độ tăng trưởng vốn lưu động hoạt
động thuần dự báo năm 2023 giảm mạnh từ 27,12% năm 2022 xuống còn 0,15%, sự
suy giảm này là do nợ ngắn hạn cao.

4.1.2. Giả định tình huống rủi ro Tài chính - Hàng tồn kho

Các tình huống xảy ra rủi ro Hàng tồn kho gây tác động đến các thông số đầu vào
sau: Tốc độ tăng trưởng doanh thu, Giá vốn hàng bán, Chi phí quản lý doanh nghiệp,
Chi phí bán hàng, tăng trưởng NOWC. Các tác động tăng giảm cụ thể đã được giải
thích ở chương 3. Bảng dưới đây là sự thay đổi về mặt giá trị cụ thể, các chỉ số được tô
màu là các chỉ số có sự thay đổi khi rủi ro xảy ra, còn lại không bị tác động sẽ được
giữ nguyên như tình huống cơ sở.

Bảng 4. 1. Giả định tình huống rủi ro Hàng tồn kho


Năm dự báo
Năm Năm Năm Năm
Năm 2020 2021 2022 2023 2024
Tốc độ tăng trưởng doanh thu 3.14% 11.61% 73.35% 35.00% 30.00%
Giá vốn hàng bán (% doanh thu) 80% 82% 83% 92.00% 93.00%
Chi phí quản lý DN (% doanh
thu) 3% 3% 2% 5.00% 4.00%
Chi phí bán hàng 8% 9% 8% 4.50% 4.00%
Tăng trưởng tài sản cố định ròng 1% -2% -3% 24.92% 9.81%
Tăng trưởng NOWC -3% 30% 27% 4.00% 20.00%
Thuế suất 20%
WACC 10.7%
Tốc độ tăng trưởng dài hạn 6%
Số lượng cổ phần 327,999,629
Xác suất 0.85
Xác suất xảy ra rủi ro Hàng tồn kho là khá lớn đến 85%. Khi rủi ro này xảy ra,
nhóm nhận định tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ bị tác động mạnh và giảm vào 2 năm
dự báo 2023 và 2024. So với tình huống cơ sở đã thực hiện dự báo trước đó thì tốc độ
tăng trưởng doanh thu PNJ năm 2023 sẽ giảm 8% và năm 2024 giảm khoảng 16%.
Đồng thời giá vốn hàng bán tăng khoảng 2 – 3% so với tình huống cơ sở. Chi phí quản
lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, tăng trưởng NOWC cùng tăng theo số liệu trên
bảng trên. Các chỉ tiêu giả định khác không đổi theo tình huống cơ sở.

4.1.3. Giả định tình huống rủi ro Tài chính - Khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn

Lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; sự phục hồi chậm
và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn. Lạm phát trong nước
cao, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Cơ cấu nợ ngắn hạn luôn ở mức cao. Các chỉ số
thanh khoản và trích lập dự phòng của doanh nghiệp ở mức thấp. Chính vì vậy, khi
xảy ra rủi ro thanh toán nợ ngắn hạn thì tốc độ tăng trưởng doanh thu dự báo năm 2023
là 30% và giả định cơ sở là 43%, chỉ số này ở năm kế tiếp được dự báo là sẽ tăng
trưởng ở mức 20%, một sự sụt giảm mạnh.

Khả năng xảy ra của rủi ro này là 85%, một con số khá cao. Giả định rằng khi
rủi ro này xảy ra sẽ có sự thay đổi ở chỉ số tốc độ tăng trưởng doanh thu, chi phí bán
hàng, giá vốn hàng bán và tăng trưởng NOWC còn các chỉ số khác không có sự thay
đổi và được lấy theo cách đó dự báo bằng mô hình hồi quy. Bảng dưới đây là sự thay
đổi về mặt giá trị cụ thể, các chỉ số được tô màu là các chỉ số có sự thay đổi khi rủi ro
xảy ra, còn lại không bị tác động sẽ được giữ nguyên như tình huống cơ sở.

Bảng 4. 2. Giả định tình huống rủi ro thanh toán nợ ngắn hạn

Năm dự báo

2020 2021 2022 2023 2024

Tốc độ tăng trưởng doanh thu 3,14% 11,61% 73,35% 30% 20%

Giá vốn hàng bán (% doanh thu) 80% 82% 83% 95% 95%

Chi phí quản lý DN (% doanh thu) 3% 3% 2% 0,68% 0,54%

Chi phí bán hàng 8% 9% 8% 5% 7%

Tăng trưởng tài sản cố định ròng 1% -2% -3% 24,92% 9,81%

Tăng trưởng NOWC -3% 30% 27% -2,7% 12%

Thuế suất 20%

WACC 16,0%

Tốc độ tăng trưởng dài hạn 6%

Số lượng cổ phần 327.999.629

Xác suất 0,85


4.1.4. Giả định tình huống rủi ro Tài chính - Thị trường

Các tình huống xảy ra Rủi ro Thị trường gây tác động đến các thông số đầu vào
sau: Tốc độ tăng trưởng doanh thu, Giá vốn hàng bán, Chi phí quản lý doanh nghiệp,
Chi phí bán hàng và tốc độ tăng trưởng NOWC. Các tác động tăng giảm cụ thể đã
được giải thích ở chương 3. Bảng dưới đây là sự thay đổi về mặt giá trị cụ thể, các chỉ
số được tô màu là các chỉ số có sự thay đổi khi rủi ro xảy ra, còn lại không bị tác động
sẽ được giữ nguyên như tình huống cơ sở.

Bảng 4. 3. Giả định tình huống rủi ro thị trường

Năm dự báo

2020 2021 2022 2023 2024

Tốc độ tăng trưởng doanh thu 3,14% 11,61% 73,35% 30% 25%

Giá vốn hàng bán (% doanh thu) 80% 82% 83% 92,50% 93%

Chi phí quản lý DN (% doanh thu) 3% 3% 2% -1% 0,3%

Chi phí bán hàng (% doanh thu) 8% 9% 8% 5% 4,5%

Tăng trưởng tài sản cố định ròng 1% -2% -3% 24,92% 9,81%

Tăng trưởng NOWC -3% 30% 27% -2,5% 14%

Thuế suất 20%

WACC 10,7%

Tốc độ tăng trưởng dài hạn 6%

Số lượng cổ phần 327.999.629

Xác suất 0,8

Xác suất xảy ra Rủi ro Thị trường là 80%. Khi rủi ro này xảy ra, nhóm nhận định
tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ bị tác động mạnh và giảm vào 2 năm dự báo 2023 và
2024. So với tình huống cơ sở đã thực hiện dự báo trước đó thì tốc độ tăng trưởng
doanh thu PNJ năm 2023 sẽ giảm 13% và năm 2024 giảm khoảng 22%. Giá vốn hàng
bán tăng khoảng 2 – 3%, Chi phí bán hàng tăng khoảng 1,5 - 2% so với tình huống cơ
sở. Chi phí quản lý doanh nghiệp và Tốc độ tăng trưởng NOWC cùng giảm theo số
liệu trên bảng trên. Ngoài ra, các chỉ tiêu giả định khác không đổi theo tình huống cơ
sở được dự báo trước đó bằng mô hình hồi quy tuyến tính.

4.1.5. Giả định tình huống rủi ro Chiến lược - Đối thủ cạnh tranh

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể bị đe dọa bởi những đối thủ cạnh tranh.
Dù doanh nghiệp đó đã hoạt động lâu năm hay có tiềm lực tài chính mạnh. Có thể kể
đến một vài hình thức cạnh tranh, như cạnh tranh giá cả (giảm giá), cạnh tranh về chất
lượng sản phẩm (sản phẩm tốt – giá thành rẻ hơn). Chính vì vậy, khi xảy ra rủi ro về
đối thủ cạnh tranh thì tốc độ tăng trưởng doanh thu dự báo năm 2023 là 38% và giả
định cơ sở là 43%, chỉ số này ở năm kế tiếp được dự báo là sẽ tăng trưởng ở mức 35%,
sụt giảm khá nhiều so với tình huống cơ sở.

Khả năng xảy ra của rủi ro này là 80%, một con số khá cao. Giả định rằng khi
rủi ro này xảy ra sẽ có sự thay đổi ở chỉ số tốc độ tăng trưởng doanh thu và giá vốn
hàng bán, còn các chỉ số khác không có sự thay đổi và được lấy theo cách đó dự báo
bằng mô hình hồi quy. Bảng dưới đây là sự thay đổi về mặt giá trị cụ thể, các chỉ số
được tô màu là các chỉ số có sự thay đổi khi rủi ro xảy ra, còn lại không bị tác động sẽ
được giữ nguyên như tình huống cơ sở.

Bảng 4. 4. Giả định tình huống rủi ro đối thủ cạnh tranh
Dự báo
2020 2021 2022 2023 2024
Tốc độ tăng trưởng doanh thu 3,14% 11,61% 73,35% 38,00% 35,00%
Giá vốn hàng bán (% doanh thu) 80% 82% 83% 94,00% 93,00%
Chi phí quản lý DN (% doanh thu) 3% 3% 2% 0,68% 0,54%
Chi phí bán hàng 8% 9% 8% 3,71% 2,95%
Tăng trưởng tài sản cố định ròng 1% -2% -3% 24,92% 9,81%
Tăng trưởng NOWC -3% 30% 27% 0,15% 17,81%
Thuế suất 20%
WACC 10,7%
Tốc độ tăng trưởng dài hạn 6%
Số lượng cổ phần 327.999.629
Xác suất 0,8

4.1.6. Giả định tình huống rủi ro Hoạt động - Công nghệ thông tin

Các tình huống xảy ra rủi ro Công nghệ thông tin gây tác động đến các thông số
đầu vào sau: Tốc độ tăng trưởng doanh thu và Chi phí quản lý doanh nghiệp. Các tác
động tăng giảm cụ thể đã được giải thích ở chương 3. Bảng dưới đây là sự thay đổi về
mặt giá trị cụ thể, các chỉ số được tô màu là các chỉ số có sự thay đổi khi rủi ro xảy ra,
còn lại không bị tác động sẽ được giữ nguyên như tình huống cơ sở.

Bảng 4. 5. Giả định tình huống rủi ro Công nghệ thông tin
Năm dự báo
2020 2021 2022 2023 2024
Tốc độ tăng trưởng doanh thu 3,14% 11,61% 73,35% 30,00% 35,00%
Giá vốn hàng bán (% doanh thu) 80% 82% 83% 90,64% 90,83%
Chi phí quản lý DN (% doanh thu) 3% 3% 2% 4% 3%
Chi phí bán hàng 8% 9% 8% 3,71% 2,95%
Tăng trưởng tài sản cố định ròng 1% -2% -3% 24,92% 9,81%
Tăng trưởng NOWC -3% 30% 27% 0,15% 17,81%
Thuế suất 20%
WACC 10,7%
Tốc độ tăng trưởng dài hạn 6%
Số lượng cổ phần 327.999.629
Xác suất 0,85

Xác suất xảy ra rủi ro Công nghệ thông tin là khá lớn đến 85%. Khi rủi ro này
xảy ra, nhóm nhận định tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ bị tác động mạnh và giảm vào
2 năm dự báo 2023 và 2024. So với tình huống cơ sở đã thực hiện dự báo trước đó thì
tốc độ tăng trưởng doanh thu PNJ năm 2023 sẽ giảm 13% và năm 2024 giảm khoảng
11%. Đồng thời chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khoảng 3 – 4% so với tình huống
cơ sở. Các chỉ tiêu giả định khác không đổi theo tình huống cơ sở.
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO

5.1. Dự báo dòng tiền

5.1.1. Giả định cơ sở

Ngân lưu tự do (FCF) thường được định nghĩa là dòng tiền thực tế doanh nghiệp có
được và có thể phân bổ cho các nhà đầu tư là chủ nợ và các nhà đầu tư góp vốn sau khi
đã thực hiện thanh toán các chi phí cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như đầu
tư tài sản cố định, sản phẩm mới, tiền lương nhân viên,…FCF được xác định qua các
bước tính các chỉ số như sau:

NOPAT = EBIT*(1 – t%).

NOWC = Tài sản ngắn hạn hoạt động thuần – Nợ ngắn hạn hoạt động thuần.

NOC = NOWC + Tài sản cố định hoạt động.

Đầu tư thuần vào vốn hoạt động: ΔNOC = NOC1 – NOC0

FCF = NOPAT – ΔNOC

Để dự báo dòng tiền FCF của PNJ cho 2 năm tương lai 2023 và 2024 nhóm sử
dụng dữ liệu quá khứ từ báo cáo tài chính của PNJ qua 3 năm 2020, 2021 và 2022 để
thực hiện tính toán. Nhóm dự báo dòng tiền theo phương pháp tỷ lệ %DT, do đó đã
quy các khoản mục trong báo cáo tài chính Giá vốn hàng ban, Chi phí quản lý doanh
nghiệp, Chi phí bán hàng theo doanh thu, đồng thời sử dụng phương pháp hồi quy
tuyến tính để dự báo cho 2 năm 2023 và 2024 ở phần giả định thông số đầu vào cho
tình huống cơ sở. Bảng dưới đây là kết quả tính toán các khoản mục và FCF của PNJ
qua các năm.

Bảng 5. 1. Dự báo dòng tiền giả định cơ sở


Đơn vị: Nghìn Đồng

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Trung bình
Doanh thu 17.510.788.65 19.547.058.36 33.876.454.55 48.443.932.62 70.988.314.08 59.716.123.35
thuần 0 4 9 7 0 4
Giá vốn 14.076.055.77 15.948.760.13 27.949.660.29 43.908.045.67 64.480.504.74 54.194.275.21
hàng bán 0 4 5 5 9 2
Chi phí
505.572.794 501.819.304 674.774.397 328.792.080 385.593.671 357.192.876
quản lý DN
Chi phí bán
1.420.855.653 1.687.654.952 2.828.208.644 1.799.180.916 2.092.752.962 1.945.966.940
hàng

EBIT 1.508.304.433 1.408.823.974 2.423.811.222 2.407.913.955 4.029.462.698 3.218.688.327

NOPAT=
EBIT * (1-t 1.206.643.546 1.127.059.179 1.939.048.978 1.926.331.164 3.223.570.158 2.574.950.661
%)
Tổng tài sản 11.957.919.03 11.976.299.36 14.109.781.61 13.043.040.48
7.143.929.036 9.292.192.238
ngắn hạn 7 3 0 7
Khoản phải
1.276.746.283 1.684.760.222 1.848.045.929 1.850.886.531 2.180.607.210 2.015.746.870
trả
10.109.873.10 10.125.412.83 11.929.174.40 11.027.293.61
NOWC 5.867.182.753 7.607.432.017
8 2 0 6
Tài sản cố
931.617.118 909.985.492 882.432.821 1.102.335.080 1.210.474.151 1.156.404.616
định ròng
10.992.305.92 11.227.747.91 13.139.648.55 12.183.698.23
NOC 6.798.799.871 8.517.417.509
9 2 2 2
∆NOC =
NOC1- 1.718.617.638 2.474.888.420 235.441.983 1.911.900.640 1.073.671.311
NOC0
FCF =
NOPAT - (591.558.459) (535.839.442) 1.690.889.181 1.311.669.518 1.501.279.350
∆NOC
Giá trị hiện
tại (PV of 1.527.451.835 910.881.610 1.219.166.723
FCFs)

Theo kết quả tính được, có thể thấy năm 2021, 2022 dòng tiền tự do của PNJ có giá
trị âm, tuy nhiên 2 năm dự báo có giá trị dương lần lượt là 1.690.889.181 và
1.311.669.518 nghìn VNĐ. Đây có thể xem là một dấu hiệu tích cực trong hoạt động
kinh doanh của PNJ. Tuy nhiên thì năm 2024 có dấu hiệu sụt giảm so với năm 2023 do
sự tăng nhiều hơn ở khoảng chênh lệch NOC. Nhìn chung đây cũng là một dấu hiệu
phát triển tốt của PNJ.

5.1.2. Các giả định tình huống rủi ro

Tương tự như phương pháp dự báo dòng tiền ở tình huống cơ sở, nhóm đã thực
hiện với từng tình huống rủi ro và thu được kết quả ở bảng bên dưới.
Bảng 5. 2. Dự báo dòng tiền các giả định tình huống rủi ro
Đơn vị: nghìn Đồng.

Giá trị trung bình 2 năm 2023 và 2024


Rủi ro thanh
Tình huống Rủi ro hàng Rủi ro thị Rủi ro đối thủ Rủi ro công
toán nợ ngắn
cơ sở tồn kho trường cạnh tranh nghệ
hạn
Doanh
59.716.123.354 52.593.195.703 48.443.330.020 49.544.314.793 54.930.671.068 51.746.284.339
thu thuần
Giá vốn
54.194.275.212 (48.683.005.936) (46.021.163.519) (45.966.114.280) (51.319.271.629) (46.959.376.731)
hàng bán
Chi phí
quản lý 357.192.876 (2.332.393.896) (292.976.741) 137.623.097 (330.051.095) (1.772.585.485)
DN
Chi phí
1.945.966.940 (2.218.060.862) (2.950.639.192) (2.339.592.643) (1.798.401.656) (1.694.146.487)
bán hàng
EBIT 3.218.688.327 (640.264.991) (821.449.433) 1.376.230.966 1.482.946.687 1.320.175.636

NOPAT
= EBIT * 2.574.950.661 (512.211.993) (657.159.546) 1.100.984.773 1.186.357.350 1.056.140.509
(1-t%)
Tổng tài
sản ngắn 13.043.040.487 13.679.859.379 12.333.158.537 12.475.099.036 13.043.040.487 13.043.040.487
hạn
Khoản
2.015.746.870 2.114.164.543 1.906.037.611 1.927.973.916 2.015.746.870 2.015.746.870
phải trả
NOWC 11.027.293.616 11.565.694.836 10.427.120.926 10.547.125.120 11.027.293.616 11.027.293.616

Tài sản
cố định 1.156.404.616 1.156.404.616 1.156.404.616 1.156.404.616 1.156.404.616 1.156.404.616
ròng
NOC 12.183.698.232 12.722.099.452 11.583.525.542 11.703.529.736 12.183.698.232 12.183.698.232

∆NOC =
NOC1- 1.073.671.311 1.417.644.931 617.751.770 727.646.091 1.073.671.311 1.073.671.311

NOC0
FCF =
NOPAT
1.501.279.350 (1.929.856.924) (1.274.911.316) 373.338.682 112.686.038 (17.530.803)
-
∆NOC
Giá trị 1.219.166.723 (1.626.030.578) (958.528.280) 359.922.669 107.920.440 782.598

hiện tại
(PV of
FCFs)

Theo đó thì có thể thấy được, khi các rủi ro xảy ra, dòng tiền dự do FCF của doanh
nghiệp chịu các mức tác động khác nhau. Rủi ro Hàng tồn kho làm cho FCF của doanh
nghiệp nhận trị giá âm – 1.929.856.924 nghìn Đồng và có thể thấy đây là rủi ro tác
động mạnh nhất đến FCF doanh nghiệp khi làm tăng cao các khoản chi phí quản lý và
chi phí bán hàng. Đồng thời các rủi ro khác cũng có các tác động làm giá trị FCF giảm
mạnh, có rủi ro về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và rủi ro công nghệ làm FCF âm
do các tác động khác nhau đến các thông số đầu vào đã được mô tả ở các phần trước
đó.

Song, điều này cho thấy doanh nghiệp nên tập trung chú trọng nhiều hơn để giải
quyết các rủi ro lớn là rủi ro hàng tồn kho và rủi ro thanh toán nợ ngắn hạn gây ảnh
hưởng lớn đến dòng tiền.

5.2. Định giá doanh nghiệp

5.2.1. Giả định cơ sở

Bảng 5.3: Định giá doanh nghiệp theo giả định cơ sở

Đơn vị: nghìn Đồng.

Free Cash Flow (2025 + ) 1,390,369,689,885

Horizon Value at 2024 (HV2024) 29,582,333,827,330

PV of HV2024 24,139,995,893,204

Calculation of Firm's Intrinsic Value

Sum of PVs of FCFs, 2023 và 2024 2,438,333,445,295

PV of HV2024 24,139,995,893,204

Giá trị doanh nghiệp (total corporate value) 26,578,329,338,499

Less: market value of debt and preferred 9,965,573,000


Giá trị nội tại vốn cổ phần (Intrinsic value of common equity) 26,568,363,765,499

Giá trị nội 1 cổ phần (Intrinsic Value Per Share) 81,001.20

Việc định giá doanh nghiệp giúp công ty có thể dự báo được giá trị doanh
nghiệp trong tương lai là tốt hay xấu để có những kế hoạch dự phòng kịp thời đối phó
với những rủi ro. Ở giả định cơ sở này cho thấy đầu tiên là tổng dòng tiền tự do trong
năm 2023 và 2024 của công ty là 2,438,333,445,295. Tiếp theo là giá trị dòng tiền tự
do của năm 2023 trở đi thì có giá trị là 24,139,995,893,204. Để tính giá trị doanh
nghiệp thì cần dựa trên hai giá trị này. Giá trị doanh nghiệp của công ty PNJ trong giả
định cơ sở có giá trị là 26,578,329,338,499. Từ số liệu trên có thể tính được giá trị nội
1 cổ phần là 81,001.20 đồng so sánh với giá trị nội của 1 cổ phần của công ty PNJ
trong thời điểm đó là 89,000 đồng vào cuối năm 2020 thì có thể thấy giả định cơ sở
cho năm tương lai giá trị nội cổ phần giảm là 8,898.80 đồng.

5.2.2. Các giả định tình huống rủi ro

Bảng 5.4: Định giá doanh nghiệp theo giả định tình huống rủi ro

Đơn vị: nghìn Đồng.

Rủi ro thanh toán nợ Rủi ro đối thủ cạnh


Chỉ số Rủi ro hàng tồn kho Rủi ro thị trường Rủi ro công nghệ
ngắn hạn tranh
Free Cash Flow
(2,847,815,185,890) (2,115,080,317,394) (1,039,651,145,193) (711,752,720,351) (403,505,977,425)
(2023 + )

Horizon Value at
(60,591,812,465,738) (45,001,708,880,732) (22,120,237,131,767) (15,143,674,901,089) (8,585,233,562,231)
2022 (HV2022)

PV of HV2022 (49,444,581,101,081) (36,722,628,914,571) (18,050,720,292,535) (12,357,654,134,190) (7,005,786,093,286)

Sum of PVs of
FCFs, 2021 và (3,252,061,156,400) (1,796,338,170,842) (134,169,873,670) (652,070,531,944) 1,565,195,044
2022

PV of HV2022 (49,444,581,101,081) (36,722,628,914,571) (18,050,720,292,535) (12,357,654,134,190) (7,005,786,093,286)

Giá trị doanh


nghiệp (total (52,696,642,257,481) (38,518,967,085,413) (18,184,890,166,205) (13,009,724,666,133) (7,004,220,898,242)
corporate value)

Less: market
value of debt and 9,965,573,000 9,965,573,000 9,965,573,000 9,965,573,000 9,965,573,000
preferred
Giá trị nội tại
vốn cổ phần
(Intrinsic value (52,706,607,830,481) (38,528,932,658,413) (18,194,855,739,205) (13,019,690,239,133) (7,014,186,471,242)
of common
equity)

Giá trị nội 1 cổ


phần (Intrinsic (160,691.06) (117,466.39) (55,472.18) (39,694.22) (21,384.74)
Value Per Share)

Khi các rủi ro riêng lẻ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty thì giá trị
nội 1 cổ phần của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ở bảng trên có thể thấy được rủi ro có
tác động nhiều nhất đến giá trị nội 1 cổ phần của công ty và làm nó giảm xuống -
241,692 đồng so với giả định cơ sở là rủi ro hàng tồn kho. Tiếp theo đó rủi có tác động
mạnh sau rủi ro hàng tồn kho là rủi ro thanh toán nợ ngắn hạn giảm -198,467.59 đồng.
Và rủi ro có tác động nhẹ nhất đến giá trị nội 1 cổ phần của công ty PNJ là rủi ro thị
trường, rủi ro đối thủ cạnh tranh rui ro công nghệ so với giả định cơ sở.

5.3. Phân tích độ nhạy

5.3.1. Phân tích độ nhạy 1 chiều

5.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động đến giá trị doanh nghiệp, giá trị 1 cổ phần
và EBIT nhưng không nhiều. Mỗi sự biến đổi của tốc độ tăng trưởng doanh thu tăng
1%, các chỉ số này không biến động nhiều.

Bảng 5. 3. Mô tả về sự tác động của tốc độ tăng trưởng doanh thu


Lạc quan Cơ bản Bi quan
49% 35% 40%
Giá trị 26.578.329.338.49 27.613.095.460.59 26.578.329.338.49 23.831.886.464.34
công ty 9 6 9 7
Giá CP 81.001,20 84.156 81.001 72.628
EBIT 3.218.688.326.652 4.097.188.428.380 3.218.688.326.652 3.849.707.248.143

5.3.1.2. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu


Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu ảnh hưởng lớn giá trị doanh nghiệp, giá
trị 1 cổ phần và EBIT. Với mỗi giá trị tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu tăng
lên 1% thì giá trị doanh nghiệp tương ứng giảm khoảng 500 tỷ, giá trị trên 1 cổ phần
giảm 1 nghìn và EBIT giảm 28 tỷ. DN cần phải quản lý tốt các yếu tố thuộc về giá vốn
hàng bán để không tạo nên quá nhiều sự thay đổi về tỷ trọng này trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp.
Bảng 5. 4. Mô tả về sự tác động của tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu
Lạc quan Cơ bản Bi quan
85% 85,2% 94%
Giá trị 26.578.329.338.49 89.839.142.017.03 26.578.329.338.49 (7.776.153.988.949
công ty 9 1 9 )
Giá CP 81.001,20 273.870 81.001 (23.738)
EBIT 3.218.688.326.652 8.169.900.478.572 3.218.688.326.652 1.780.952.211.289

5.3.1.3. Chi phí bán hàng

Sự biến đổi về chi phí bán hàng ảnh hưởng lớn đến giá trị doanh nghiệp, giá trị 1 cổ
phần và EBIT, trong đó, EBIT bị ảnh hưởng nhiều nhất. Với mỗi giá trị chi phí bán
hàng tăng lên 1% thì giá trị doanh nghiệp tương ứng giảm khoảng 20 tỷ, giá trị trên 1
cổ phần giảm 13 nghìn và EBIT giảm mạnh nhất, khoảng 700 tỷ. Doanh nghiệp cần
phải theo dõi để kiểm soát, phân bổ các khoản mục trong chi phí này một cách hiệu
quả để hạn chế sự biến đổi và giữ chi phí ở mức độ ổn định.

Bảng 5. 5. Mô tả về sự tác động của chi phí bán hàng


Lạc quan Cơ bản Bi quan
1% 6,35% 10%
Giá trị 26.578.329.338.49 47.706.884.665.58 26.578.329.338.49 (49.908.411.340.391
công ty 9 8 9 )
Giá CP 81.001,20 145.418 81.001 (152.190)
EBIT 3.218.688.326.652 5.412.332.519.287 3.218.688.326.652 (976.615.747.996)

5.3.1.4. Tỷ trọng chi phí quản lý trên doanh thu

Sự biến động % chi phí quản lý trên doanh thu khiến giá trị doanh nghiệp, giá
trị 1 cổ phần và EBIT bị ảnh hưởng lớn. Với mỗi giá trị tỷ trọng chi phí quản lý trên
doanh thu tăng lên 1% thì giá trị doanh nghiệp tương ứng giảm khoảng 11 tỷ, giá trị
trên 1 cổ phần giảm 33 nghìn và EBIT giảm 700 tỷ. Đáng chú ý nhất, khi tỷ trọng này
bằng 3% thì giá trị doanh nghiệp và giá trị 1 cổ phần bị tác động lớn nhất (khoảng
chênh lệch giá trị của giá trị doanh nghiệp và giá trị 1 cổ phần là -100% so với mức cơ
bản). Điều này chứng tỏ, đây là yếu tố cần phải xem xét và theo dõi để kiểm soát ở
mức độ ổn định để tránh gây nên nhiều sự biến đổi giá trị doanh nghiệp.

Bảng 5. 6. Mô tả về sự tác động của tỷ trọng chi phí quản lý trên doanh thu
Lạc quan Cơ bản Bi quan
1% 1,70% 10%
Giá trị 26.578.329.338.49 21.623.583.859.05 26.578.329.338.49 (75.991.712.146.929
công ty 9 1 9 )
Giá CP 81.001,20 65.895 81.001 (231.713)
EBIT 3.218.688.326.652 3.705.173.228.568 3.218.688.326.652 (2.683.775.038.715)

5.3.1.5. Tốc độ tăng trưởng NOWC

Tốc độ tăng trưởng NOWC ảnh hưởng không quá lớn đến giá trị doanh nghiệp,
giá trị 1 cổ phần và với mỗi giá trị của tốc độ tăng trưởng này thì EBIT không thay
đổi.

Bảng 5. 7. Mô tả về sự tác động của tốc độ tăng trưởng NOWC


Lạc quan Cơ bản Bi quan
10% 14,50% 19%
Giá trị công 2.423.811.222.83 41.689.424.134.13 26.578.329.338.49 24.285.236.142.19
ty 9 4 9 0
Giá CP 81.001,20 127.072 81.001 74.010

5.3.1.6. Tốc độ tăng trưởng tài sản cố định ròng


Sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng tài sản cố định ròng tác động không đáng kể
đến giá trị doanh nghiệp, giá trị 1 cổ phần và không làm thay đổi EBIT.
Bảng 5. 8. Mô tả về sự tác động của tốc độ tăng trưởng tài sản cố định ròng
Lạc quan Cơ bản Bi quan
1% 6,04% 10%
Giá trị 26.578.329.338.49 28.433.090.758.58 26.578.329.338.49 26.538.328.808.44
công ty 9 6 9 0
Giá CP 81.001,20 86.656 81.001 80.879
5.3.2. Phân tích độ nhạy 2 chiều

5.3.2.1. Tốc độ tăng trưởng doanh thu - Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên Doanh thu

Tỷ lệ giá vốn hàng bán ở mức trên 94% sẽ làm giá trị trên 1 cổ phần âm với mọi
giá trị tăng trưởng doanh thu dự báo, và khi tỷ trọng này càng tăng với cùng tốc độ
tăng trưởng doanh thu thì giá trị trên 1 cổ phần lại càng giảm. Điều này có nghĩa công
ty phải kiểm soát tỷ trọng giá vốn hàng bán ở mức ổn định (dưới 94%) để giá trị trên 1
cổ phần không nhận giá trị âm.

→ Đây cũng là cặp chỉ số có sự biến động nhiều nhất và có sự tác động lớn đến giá trị
trên 1 cổ phần.

5.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu - Tỷ trọng chi phí quản lý trên doanh thu

Tỷ lệ chi phí quản lý trên doanh thu ở mức 3% và tốc độ tăng trưởng doanh thu
dưới 46% sẽ làm giá trị trên 1 cổ phần âm. Với tỷ lệ chi phí quản lý trên doanh thu trên
4% sẽ làm giá trị trên 1 cổ phần âm với mọi giá trị tăng trưởng doanh thu dự báo. PNJ
nên duy trì tỷ trọng này ở mức dưới 3% với tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 40 % đến
46%.

5.3.2.3. Tốc độ tăng trưởng doanh thu - Tốc độ tăng trưởng NOWC

Tăng trưởng NOWC và tăng trưởng doanh thu ở mức dự báo ảnh hưởng ít đến
giá trị và không làm giá trị trên 1 cổ phần âm.

5.3.2.4. Tốc độ tăng trưởng doanh thu - Tốc độ tăng trưởng tài sản cố định ròng

Tốc độ tăng trưởng tài sản cố định ròng và tăng trưởng doanh thu ở mức dự báo
ảnh hưởng ít và không làm giá trị trên 1 cổ phần âm.

5.3.2.5. Tốc độ tăng trưởng doanh thu - Chi phí bán hàng

Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu ở mức trên 6% sẽ làm giá trị trên 1 cổ
phần âm với mọi giá trị tăng trưởng doanh thu dự báo. Công ty nên có sự điều chỉnh
và phân bổ các khoản mục thuộc chi phí bán hàng một cách phù hợp và hiệu quả để
duy trì chi phí bán hàng chỉ ở mức dưới 6%.
5.4. Rủi ro riêng lẻ

Bảng 5. 9. Dự báo rủi ro riêng lẻ


Rủi ro
Rủi ro
hàng tồn Rủi ro Rủi ro đối
Giả định thanh Rủi ro thị
kho quá công nghệ thủ cạnh
Chỉ cơ sở toán nợ trường
hạn, mất thông tin tranh
số ngắn hạn
giá

202 202 202 202 202 202 202 202 202 202 202 202
3 4 3 4 3 4 3 4 3 4 3 4

EBI
T
2.40 4.02 - - - - 1.91 1.55
(tỷ 880 634 726 150
7 9 685 594 298 883 4 0
đồng
)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy được 2 rủi ro các tác động mạnh mẽ nhất
đến chỉ số EBIT (EBIT nhận giá trị âm) là rủi ro hàng tồn kho quá hạn, mất giá và rủi
ro thanh toán nợ ngắn hạn. Trong năm 2023, nếu xảy ra rủi ro về hàng tồn kho chỉ số
EBIT giảm đi 1.722 tỷ đồng so với giả định ở mô hình cơ sở, đối với rủi ro thanh toán
nợ ngắn hạn chỉ số này giảm đi 2.705 tỷ đồng. Đối với rủi ro thị trường, rủi ro công
nghệ thông tin và rủi ro đối thủ cạnh tranh có sự tác động đến EBIT nhưng không đáng
kể, khi xảy ra các rủi ro này EBIT vẫn giữ giá trị dương.
5.5. Phân tích tình huống

Bảng 5. 10. Tình huống đối với từng rủi ro riêng lẻ

Rủi ro hàng tồn kho bị quá hạn, mất giá: các giá trị EBIT, FCF, giá trị doanh
nghiệp và giá trị trên 1 cổ phần bị giảm mạnh so với giả định ở mô hình cơ sở, khoảng
chênh lệch giá trị của giá trị nội 1 cổ phần so với mô hình cơ sở là -298%. Qua phân
tích, khi xảy ra rủi ro về hàng tồn kho, các giá trị nêu trên bị tác động mạnh mẽ nhất.

Rủi ro thanh toán nợ ngắn hạn: các giá trị EBIT, FCF, giá trị doanh nghiệp và
giá trị trên 1 cổ phần bị giảm mạnh so với giả định ở mô hình cơ sở, khoảng chênh
lệch giá trị của giá trị nội 1 cổ phần so với mô hình cơ sở là -245%.

→ Khi 2 rủi ro này xảy ra có sự ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Rủi ro thị trường: cả 4 chỉ số bị sụt giảm về giá trị nhưng không đáng kể,
khoảng chênh lệch giá trị của giá trị nội 1 cổ phần so với mô hình cơ sở là -168%.

Rủi ro đối thủ cạnh tranh: các giá trị EBIT, FCF và giá trị doanh nghiệp bị sụt
giảm nhưng chỉ số EBIT, giá trị một cổ phần và giá trị doanh nghiệp vẫn dương,
khoảng chênh lệch giá trị của giá trị nội 1 cổ phần so với mô hình cơ sở là -149%.

Rủi ro công nghệ thông tin: cả 4 chỉ số bị sụt giảm về giá trị nhưng không đáng
kể, khoảng chênh lệch giá trị của giá trị nội 1 cổ phần so với mô hình cơ sở là -126%.

5.6. Phân tích mô phỏng

Đối với các biến số bất định, nhóm tác giả xác định được các giá trị mà biến số
có thể nhận được trong tương lai, nhưng không biết được xác suất mà các giá trị này
có thể xảy ra. Để giải quyết điều này thì nhóm tác giả đã thực hiện phân tích độ nhạy
cả một chiều và hai chiều, nhưng một số hạn chế của phân tích độ nhạy là: Phân tích
độ nhạy không tập trung vào miền giá trị thực tế và phân tích độ nhạy không tính tới
xác suất xảy ra của một kịch bản.

Đối với các biến số rủi ro, nhóm tác giả xác định được các giá trị mà biến số có
thể nhận trong tương lai cũng như xác suất mà các giá trị này có thể xảy ra bằng cách
thực hiện phân tích mô phỏng bằng phần mềm tích hợp Crystal ball.

Để thực phân tích mô phỏng, nhóm tác giả tiến hành như sau:

Xác định phân phối xác suất cho các thông số quan trọng: dựa vào dữ liệu quá
khứ từ năm 2005 đến 2022, từ đó dùng phần mềm tích hợp Crystal Ball để đưa ra kết
quả bên dưới như sau:

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu: có phân phối xác suất Logistic với giá trị trung
bình là 27.5% với độ lệch 22.36%.
- Giá vốn hàng bán (% doanh thu): có phân phối xác suất Uniform với giá trị từ
78.7% đến 97%.
- Chi phí quản lý DN (% doanh thu): có phân phối xác suất Logistic với giá trị
trung bình là 1.4%, độ lệch 0.057%.
- Chi phí bán hàng (% doanh thu): có phân phối xác suất Uniform với giá trị từ
1.22% đến 9.02%.
- Tăng trưởng tài sản cố định ròng: có phân phối xác suất Lognormal với giá trị
trung bình là 32.31% và độ lệch chuẩn 16.33%.
- Tăng trưởng NOWC: có phân phối xác suất Logistic với giá trị trung bình là
28.29 và độ lệch là 17.59%.

Xác định hệ số tương quan giữa các thông số quan trọng: được nhóm tác giả
thực hiện đối với từng tình huống rủi ro riêng lẻ:

Rủi ro Hàng tồn kho:


Rủi ro thanh toán nợ ngắn hạn:

Rủi ro thị trường:


Rủi ro đối thủ cạnh tranh:

Rủi ro công nghệ:

Từ kết quả cho thấy các thông số đều tương quan với nhau, điều này là cần thiết
cho việc thực hiện phân tích mô phỏng.

5.1. Kết quả phân tích mô phỏng

5.1.1. Rủi ro hàng tồn kho

Sau khi khai báo sự thay đổi của các thông số, với 1000 mô phỏng thì chênh
lệch giá trị so với mô hình cơ sở có kết quả như sau:
Giá trị chênh lệch khi có rủi ro hàng tồn kho xảy ra so với tình huống cơ sở:

Trung bình: -219%

Trung vị: -190%

Độ lệch chuẩn: 340%

Xác suất để giá trị chênh lệch dương là 25.27%

Sự tác động của mỗi thông số đến giá trị chênh lệch của rủi ro này so với mô
hình cơ sở đều ngược chiều, cụ thể được thể hiện ở bảng bên dưới. Trong đó, tốc độ
tăng trưởng NOWC có tác động ngược chiều lớn nhất đối với giá trị chênh lệch lên
đến 24.1%.
5.1.2. Rủi ro Thanh toán nợ ngắn hạn

Sau khi khai báo sự thay đổi của các thông số, với 1000 mô phỏng thì chênh lệch giá
trị so với mô hình cơ sở có kết quả như sau:
Giá trị chênh lệch khi có rủi ro nợ ngắn hạn xảy ra so với tình huống cơ sở:

Trung bình: -158%

Trung vị: -86%

Độ lệch chuẩn: 300%

Xác suất giá trị chênh lệch dương là 30.89%

Sự tác động của mỗi thông số đến giá trị chênh lệch của rủi ro này so với mô
hình cơ sở đều ngược chiều, cụ thể được thể hiện ở bảng bên dưới. Trong đó, tốc độ
tăng trưởng NOWC có tác động ngược chiều lớn nhất đối với giá trị chênh lệch lên
đến 70%.
5.1.3. Rủi ro Thị trường

Sau khi khai báo sự thay đổi của các thông số, với 1000 mô phỏng thì chênh
lệch giá trị so với mô hình cơ sở có kết quả như sau:
Giá trị chênh lệch khi có rủi ro thị trường xảy ra so với tình huống cơ sở:

Trung bình: -196%

Trung vị: -164%

Độ lệch chuẩn: 313%

Xác suất giá trị chênh lệch dương là 27.2%

Sự tác động của mỗi thông số đến giá trị chênh lệch của rủi ro này so với mô
hình cơ sở đều ngược chiều, cụ thể được thể hiện ở bảng bên dưới. Trong đó, tốc độ
tăng trưởng NOWC có tác động ngược chiều lớn nhất đối với giá trị chênh lệch lên
đến 27.2%.
5.1.4. Rủi ro đối thủ cạnh tranh

Sau khi khai báo sự thay đổi của các thông số, với 1000 mô phỏng thì chênh
lệch giá trị so với mô hình cơ sở có kết quả như sau:
Giá trị chênh lệch khi có rủi ro đối thủ cạnh tranh xảy ra so với tình huống cơ
sở:

Trung bình: -108%

Trung vị: -75%

Độ lệch chuẩn: 202%

Xác suất giá trị chênh lệch dương là 45.02%

Sự tác động của mỗi thông số đến giá trị chênh lệch của rủi ro này so với mô
hình cơ sở đều ngược chiều, cụ thể được thể hiện ở bảng bên dưới. Trong đó, giá vốn
hàng bán (% doanh thu) có tác động ngược chiều lớn nhất đối với giá trị chênh lệch lên
đến 36.5%.
5.1.5. Rủi ro công nghệ thông tin

Sau khi khai báo sự thay đổi của các thông số, với 1000 mô phỏng thì chênh
lệch giá trị so với mô hình cơ sở có kết quả như sau:

Giá trị chênh lệch khi có rủi ro đối thủ cạnh tranh xảy ra so với tình huống cơ
sở:
Trung bình: -82%

Trung vị: -82%

Độ lệch chuẩn: 47%

Xác suất giá trị chênh lệch dương là 4.03%

Sự tác động của mỗi thông số đến giá trị chênh lệch của rủi ro này so với mô
hình cơ sở đều thuận chiều, cụ thể được thể hiện ở bảng bên dưới. Trong đó, tốc độ
tăng trưởng doanh thu có tác động thuận chiều lớn nhất đối với giá trị chênh lệch lên
đến 53%.

5.6.2. Kết luận

Sau khi có được kết quả phân tích mô phỏng, nhóm tác giả đưa ra xếp hạng các
rủi ro dựa vào giá trị trung bình của sự chênh lệch so với mô hình cơ sở từ mắc độ rủi
ro cao đến thấp như sau:

(1) Rủi ro hàng tồn kho


(2) Rủi ro thị trường
(3) Rủi ro thanh toán nợ ngắn hạn
(4) Rủi ro đối thủ cạnh tranh
(5) Rủi ro công nghệ thông tin
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anh, M. (2019, February 19). Bỏ Xa doji và SJC VỀ Lợi Nhuận, động lực nào sẽ
Giúp Pnj Duy Trì đà Tăng Trưởng trong những Năm Tiếp Theo? Kênh
thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam. Retrieved February 27, 2023, from
https://cafef.vn/bo-xa-doji-va-sjc-ve-loi-nhuan-dong-luc-nao-se-giup-pnj-
duy-tri-da-tang-truong-trong-nhung-nam-tiep-theo-
20190218164117457.chn

Kinh tế. (2018, July 13). Việt Nam đứng thứ 14 thế giới VỀ Tiêu Thụ Vàng.
Retrieved February 17, 2023, from https://baotainguyenmoitruong.vn/viet-
nam-dung-thu-14-the-gioi-ve-tieu-thu-vang-258303.html

Long, T. (2020, November 7). Ngành trang sức điêu đứng vì covid-19, CƠ Hội
Nào Cho Pnj? VietnamFinance. Retrieved February 17, 2023, from
https://vietnamfinance.vn/nganh-trang-suc-dieu-dung-vi-covid-19-co-hoi-
nao-cho-pnj-20180504224245826.html

Phân Tích MÔ HÌNH SWOT CỦA PNJ. Brade Mar. (2022, September 30).
Retrieved February 17, 2023, from https://brademar.com/phan-tich-mo-
hinh-swot-cua-pnj-2/

SJC. (n.d.). Retrieved February 17, 2023, from https://sjc.com.vn/cong-bo-thong-


tin/bao-cao-tai-chinh-11.html

Thông Tin về PNJ: Trang Sức Cao Cấp Pnj. PNJ. (n.d.). Retrieved February 17,
2023, from https://www.pnj.com.vn/gioi-thieu-ve-pnj/thong-tin-ve-pnj/

VietNamNet News. (n.d.). Dù Thắng Lớn, Doanh Nghiệp Của 'nữ Hoàng Vàng
Bạc' Cao Thị Ngọc dung VẪN TIỀM ẩn RỦI RO. VietNamNet News.
Retrieved February 17, 2023, from https://vietnamnet.vn/du-thang-lon-
nhung-pnj-van-doi-mat-voi-rui-ro-2084149.html
VietstockFinance. (2002, June 28). Dữ Liệu Tài Chính và Công cụ đầu tư Chứng
Khoán. VietstockFinance. Retrieved February 17, 2023, from
https://finance.vietstock.vn/

You might also like