You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH


..…..…….

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

TRỰC QUAN HÓA DỮ LIỆU TÀI CHÍNH


CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK NĂM 2019 - 2023

Giảng viên hướng dẫn :TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung


Lớp tín chỉ : QTR311.1
Nhóm sinh viên : Đào Thị Phương Thảo
Quách Thị Trang Nhung
Nguyễn Thị Thu Hương
Nguyễn Dương Thùy Linh
Phan Thị Vân Anh
Nguyễn Thị Hồng Nhung

Hà Nội, 2024
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 3
PHẦN 1 – LÝ THUYẾT VỀ TRỰC QUAN HÓA DỮ LIỆU ....................................... 4
1. Khái niệm ................................................................................................................ 4
2. Tầm quan trọng ...................................................................................................... 4
3. Lợi ích ...................................................................................................................... 4
3.1. Đưa ra quyết định chiến lược ................................................................................ 4
3.2. Cải thiện dịch vụ khách hàng ................................................................................ 5
4. Các dạng trực quan hoá dữ liệu ............................................................................ 5
5. Các bước thực hiện ................................................................................................. 5
6. Những thách thức khi trực quan hóa dữ liệu ...................................................... 7
PHẦN 2 – BÁO CÁO NỘI DUNG ................................................................................... 8
1. Dashboard thể hiện KPI về mặt lợi nhuận, doanh thu, chi phí ......................... 9
1.1. Dữ liệu trực quan hóa ............................................................................................ 9
1.2. Mô tả cách trực quan bằng Powerpivot trên Excel 2010 .................................... 11
2. Phân tích biến động Tài sản, Vốn chủ sở hữu và ESP (Earning per share) qua
thời gian ......................................................................................................................... 14
3. Kỹ thuật phân tích Dupont .................................................................................. 20
3.1. Phân tích Dupont là gì? ....................................................................................... 20
3.2. Phân tích BCTC của CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk bằng cách sử dụng phân tích
Dupont ........................................................................................................................ 20
3.2.1. Tỷ lệ sinh lợi trên vốn chủ (ROE): .................................................................... 21
3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ........................................................... 21
3.2.3. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA): ............................................................. 21
4. Biểu đồ Sparklines của Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận gộp từ 2019 - 2023 22
4.1. Biểu đồ Sparklines ............................................................................................... 22
4.2. Cách sử dụng biểu đồ Sparklines ........................................................................ 24
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 26
BẢNG CHÚ THÍCH HÌNH ẢNH .................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 28
BẢNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN ........................................................... 29
MỞ ĐẦU
Trực quan hóa dữ liệu là công cụ hữu ích để biểu diễn và phân tích dữ liệu, từ đó
giúp các nhà quản trị có hình dung dễ dàng hơn về vấn đề và tìm được giải pháp phù hợp
cho những tình huống khác nhau của doanh nghiệp.

Trong phạm vi tiểu luận này, nhóm 1 sẽ phân tích tình hình tài chính của Công ty
cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), công ty sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa hàng đầu
Việt Nam và luôn có kết quả tài chính ấn tượng trong ngành Thực phẩm ở Đông Nam Á.
Chúng tôi tập trung phân tích các dữ liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tài sản,... và các
chỉ số ROA, ROE, ESP,.. thu thập được từ Báo cáo tài chính riêng lấy từ trang chủ chính
thức của Vinamilk giai đoạn từ quý 1 năm 2019 đến hết quý 4 năm 2023. Trong khoảng
thời gian này, kinh tế thế giới chịu nhiều biến động từ đại dịch Covid 19, chiến tranh Nga
- Ukraine và các biến động về rào cản thương mại trong việc xuất nhập khẩu. Những sự
kiện lớn này đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển chung của các doanh nghiệp
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Với cương vị là một công ty tầm cỡ và dày dặn kinh nghiệm tại Việt Nam, nhóm 1
muốn có cái nhìn tổng quan về bức tranh tài chính của Vinamilk nhằm giúp các nhà quản
trị có thêm góc nhìn tham khảo về tình hình của chính doanh nghiệp của mình.

Thông qua việc sử dụng biểu đồ, dashboard và các kỹ thuật trực quan khác nhau
cùng với cách làm chi tiết cho mỗi phương pháp; nhóm 1 hy vọng bạn đọc có thêm cái nhìn
tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh và sức khỏe tài chính doanh nghiệp Vinamilk
trong thời kỳ biến động đồng thời biết thêm những phương pháp về trực quan hóa dữ liệu
tối ưu ở thời điểm hiện tại.
PHẦN 1 – LÝ THUYẾT VỀ TRỰC QUAN HÓA DỮ LIỆU
1. Khái niệm

Trực quan hóa dữ liệu là trình bày dữ liệu ở định dạng trực quan (hình ảnh, đồ họa
hoặc định dạng khác), có thể cung cấp quyền truy cập vào các xu hướng và khái niệm phân
tích trong dữ liệu số, thời gian, không gian hoặc văn bản mà có thể khó phát hiện.

2. Tầm quan trọng

Trực quan hoá dữ liệu giúp mọi người xem, tương tác và hiểu rõ hơn về dữ liệu. Dù
đơn giản hay phức tạp, hình ảnh trực quan phù hợp có thể giúp mọi người nhanh chóng đi
đến kết luận, bất kể trình độ chuyên môn của họ.

Bên cạnh đó, chính bởi vì dữ liệu thô có thể khó hiểu và khó sử dụng nên các nhà
khoa học dữ liệu cần chuẩn bị và trình bày dữ liệu theo ngữ cảnh phù hợp. Họ định hình dữ
liệu ở dạng trực quan để những người phụ trách đưa ra quyết định có thể xác định mối quan
hệ giữa dữ liệu và phát hiện ra các mẫu hoặc xu hướng ẩn. Trực quan hóa dữ liệu tạo ra các
thông điệp giúp nâng cao nghiệp vụ thông minh và hỗ trợ đưa ra quyết định cũng như lập kế
hoạch chiến lược dựa trên dữ liệu.

3. Lợi ích

Con người chúng ta thường dễ bị thu hút bởi màu sắc và hoa văn. Chúng ta có thể
nhanh chóng phân biệt màu đỏ với màu xanh lam và hình vuông với hình tròn. Trực quan
hóa dữ liệu là một hình thức nghệ thuật thị giác khác thu hút sự quan tâm của chúng ta và
khiến chúng ta chú ý đến thông điệp. Khi nhìn vào biểu đồ, chúng ta nhanh chóng nhận ra
xu hướng và các điểm khác biệt. Nếu chúng ta có thể nhìn thấy điều gì đó, chúng ta sẽ tiếp
thu nó một cách nhanh chóng.

Đối với một doanh nghiệp, trực quan hóa dữ liệu có một số lợi ích như sau:

3.1. Đưa ra quyết định chiến lược

Các bên liên quan chính và ban lãnh đạo cấp cao nhất sử dụng khả năng trực quan
hóa dữ liệu để diễn giải dữ liệu sao cho có nghĩa. Việc đó giúp tiết kiệm thời gian thông qua
việc phân tích dữ liệu nhanh hơn và khả năng trực quan hóa góc nhìn toàn cảnh hơn. Ví dụ:
họ có thể xác định các mẫu, khám phá xu hướng, thu thập thông tin chuyên sâu để luôn dẫn
trước đối thủ.
3.2. Cải thiện dịch vụ khách hàng

Trực quan hóa dữ liệu làm nổi bật nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua
biểu diễn đồ họa.

3.3. Tăng mức độ tương tác của nhân viên

Các kỹ thuật trực quan hóa dữ liệu rất hữu ích đối với quá trình truyền đạt kết quả
phân tích dữ liệu cho một nhóm nhiều nhân viên. Toàn bộ nhóm có thể cùng trực quan hóa
dữ liệu để phát triển các mục tiêu và kế hoạch chung. Họ có thể sử dụng phép phân tích trực
quan để đo lường mục tiêu và tiến độ cũng như cải thiện động lực của nhóm. Ví dụ: nhóm
bán hàng cùng nhau hợp tác để tăng doanh số bán hàng trong một quý biểu diễn dưới dạng
biểu đồ cột.

4. Các dạng trực quan hoá dữ liệu

- Biểu đồ: Bất kể là dữ liệu rời rạc hay liên tục, biểu đồ có thể trực quan hóa
mọi loại dữ liệu để phân tích và diễn giải hiệu quả. Biểu đồ có nhiều loại khác nhau
như biểu đồ Vùng, Đường, Thanh, Xếp chồng, Hình tròn, Phân tán, Kết hợp, Phễu,
Mạng nhện v.v.. Mỗi loại biểu đồ lại cung cấp nhiều tùy chọn tương tác cho người
dùng phân tích chuyên sâu hơn và sát với ngữ cảnh hơn.

- Pivot Table: cho phép sắp xếp lại, chia nhóm, tóm tắt và lập bảng biểu cho các
tập dữ liệu lớn một cách linh động để phân tích và sử dụng dễ dàng hơn. Ngoài ra,
chúng ta sẽ có một loạt các tùy chọn để lọc, sắp xếp và tùy chỉnh hình thức của bảng
và cách trình bày dữ liệu trong bảng.

- Widget KPI: là một tính năng khá hữu ích khi cần làm nổi bật các số liệu chính
trong bảng chỉ số sao cho dễ hiểu. Các số liệu này có thể đi kèm với các chỉ dấu so
sánh để làm nổi bật xu hướng.

- Bảng chỉ số: chỉ số cho phép kết hợp nhiều báo cáo và widget KPI vào một
trang duy nhất để có cái nhìn bao quát. Các báo cáo và widget có thể được sắp xếp
một cách thuận tiện bằng cách sử dụng bố cục linh hoạt. Ngoài ra, tính năng lọc linh
động cho phép xem một thông tin cụ thể hoặc theo yêu cầu nào đó bất kỳ.

5. Các bước thực hiện

5.1. Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu trực quan hóa dữ liệu bằng cách xác định các câu hỏi mà tập dữ
liệu hiện có để có thể trả lời. Một mục tiêu rõ ràng giúp xác định loại:
- Dữ liệu bạn sử dụng

- Phân tích bạn thực hiện

- Các phương tiện trực quan bạn sử dụng

5.2. Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu liên quan đến việc xác định nguồn dữ liệu bên trong và bên ngoài.
Chúng ta có thể sử dụng dữ liệu sơ cấp do thu thập, phỏng vấn hoặc các dữ liệu thứ cấp có
sẵn có sẵn các kho lưu trữ dữ liệu hiện có để phân tích.

5.3. Làm sạch dữ liệu

Làm sạch dữ liệu liên quan đến việc loại bỏ dữ liệu dư thừa, thực hiện các phép tính
toán để phân tích thêm hoặc lọc và chuyển đổi dữ liệu để đáp ứng các tiêu chí của câu hỏi.

5.4. Chọn phương tiện trực quan hóa dữ liệu

Dựa vào các loại trực quan hoá dữ liệu đã nêu ở phần trên, có hai loại hình trực quan
hóa dữ liệu chính.

- Trực quan hóa tĩnh: Trực quan hóa tĩnh chỉ cung cấp một chế độ xem duy nhất cho
thông điệp của dữ liệu cụ thể. Đồ họa thông tin là một ví dụ về một trực quan hóa tĩnh.

- Trực quan hóa tương tác: Trực quan hóa tương tác cho phép người dùng tương tác
với các đồ thị và biểu đồ. Người xem có thể thay đổi các biến trong thông số trực quan hóa
để tìm thông tin chuyên sâu mới hoặc truy cập thông tin chiều sâu.

5.5. Tạo phương tiện trực quan hóa dữ liệu

Có thể tạo các phương tiện trực quan hóa dữ liệu bằng cách sử dụng các công cụ trực
quan hóa dữ liệu. Hầu hết các công cụ sẽ giúp nhập tập dữ liệu cuối cùng và tự động tạo ra
các báo cáo theo yêu cầu. Ngoài ra, có một số nguyên tắc thiết kế để trực quan hóa dữ liệu
hiệu quả:

- Thu hút khán giả chú ý đến các chi tiết quan trọng thông qua kích cỡ, màu sắc, phông
chữ và đồ họa

- Cung cấp ngữ cảnh cho dữ liệu bằng các dấu hiệu trực quan

- Chọn kiểu phối màu phù hợp


- Sử dụng tiêu đề giải thích để cung cấp thông tin chuyên sâu chính cho khán giả và
giúp họ tập trung vào đúng câu hỏi

- Thêm nhãn và số rõ ràng

6. Những thách thức khi trực quan hóa dữ liệu

- Đơn giản hóa dữ liệu quá mức

Các nhà khoa học dữ liệu phải tìm ra sự cân bằng giữa việc hiểu và trao đổi dữ liệu.
Nếu dữ liệu bị đơn giản hóa quá mức, thông tin quan trọng có thể bị mất.

- Định kiến của con người

Định kiến của con người tác động xấu đến việc trực quan hóa dữ liệu. Nhóm lập báo
cáo dữ liệu có thể thiên vị kết quả nào đó bằng cách chọn trước dữ liệu phù hợp với ý đồ cá
nhân của mình. Mặc dù các công cụ trực quan hóa dữ liệu có độ chính xác cao hơn, nhóm
vận hành những công cụ này có thể vô tình đưa vào yếu tố thiên vị thông qua việc chọn và
làm sạch dữ liệu có định kiến.

- Phóng đại

Có thể trực quan hóa dữ liệu không liên quan để tạo ra các mối tương quan không tồn
tại. Những đối tượng xấu có thể sử dụng bản trực quan hóa dữ liệu không chính xác để biện
minh cho hành vi gây hại hoặc đưa ra quyết định không có lợi.
PHẦN 2 – BÁO CÁO NỘI DUNG
A - TỔNG QUAN

1. Mục tiêu

Nhóm nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh qua từng quý trong giai đoạn 2019 -
2023 của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk từ đó đề xuất các giải pháp góp phần
cải thiện hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp trong năm 2024.

2. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu chính là sự biến động về các dữ liệu tài chính (doanh thu, lợi nhuận,
chi phí, tài sản,....) qua từng quý trong giai đoạn 2019 - 2023 dựa trên báo cáo tài chính
riêng của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk.

3. Nội dung nghiên cứu

- Xác định các cơ sở lý luận và đề ra mô hình nghiên cứu thích hợp.

- Xây dựng phương pháp trực quan hóa dữ liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu

- Phân tích biến động của doanh thu - chi phí - lợi nhuận qua từng quý trong giai đoạn
2019 - 2023

- Dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra các dự báo và đề xuất một số giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk trong năm
2024.

4. Phạm vi, nguồn dữ liệu và phần mềm sử dụng

Nhóm Phân tích dữ liệu thực hiện trực quan hóa các dữ liệu được lấy trực tiếp từ
Báo cáo tài chính minh bạch được công bố vào cuối tháng 3 mỗi năm (năm tài chính) trên
trang chủ của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. Cơ sở dữ liệu được giới hạn từ
quý 1 năm 2019 đến quý 4 năm 2023 với các kiểu dữ liệu về Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận,
Tài sản,... Trên cơ sở kiến thức về lý thuyết Trực quan hóa dữ liệu được trình bày ở trên,
nhóm Phân tích dữ liệu sử dụng kỹ thuật Trực quan hóa dữ liệu chuỗi thời gian dùng
dashboard, Trực quan hóa dữ liệu phân cấp Dupont, ... với các phương tiện trực quan tĩnh
và tương tác trên phần mềm chính là Excel 2010 và Google Looker Studio online.
B - TRỰC QUAN HÓA DỮ LIỆU VÀ THUYẾT MINH PHƯƠNG PHÁP

Từ bộ dữ liệu thu thập được (link), nhóm phân tích đã thực hiện 3 phương pháp trực
quan như sau:

1. Dashboard thể hiện KPI về mặt lợi nhuận, doanh thu, chi phí

1.1. Dữ liệu trực quan hóa

Hình 1: Dashboard KPI lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế

➢ Nhận xét:

● Tỉ lệ thực hiện kế hoạch đặt ra về lợi nhuận gộp luôn giữ vững ở mức rất cao (trung
bình là 188.07% trong vòng 5 năm từ 2019 - 2023 và không năm nào dưới 150%)

- Lợi nhuận gộp giảm rõ rệt ở năm 2021 do giá nguyên liệu ngành sữa tăng cao.

- Lợi nhuận gộp có dấu hiệu phục hồi tích cực ở năm 2023 cho thấy sự giảm nhiệt
của thị trường nguyên liệu sữa (đặc biệt là nguyên liệu nhập khẩu) và sự phục hồi của nền
kinh tế sau khủng hoảng toàn cầu trong năm 2021 và năm 2022.

● Tỉ lệ thực hiện kế hoạch đặt ra về lợi nhuận sau thuế lại thấp hơn rất nhiều so với
lợi nhuận gộp và lợi nhuận gộp luôn ở mức gấp đôi so với lợi nhuận sau thuế trong vòng 5
năm từ 2019 đến 2023 do giá thành nguyên liệu tăng cao và ảnh hưởng tiêu cực bởi lạm
phát.

● Dù lợi nhuận gộp có biến động mạnh do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế tuy nhiên
lợi nhuận sau thuế vẫn luôn được Vinamilk giữ ổn định và ở mức có lãi chứng tỏ Doanh
nghiệp có sức khỏe tài chính tốt và kiểm soát chi phí hiệu quả.
Hình 2: Dashboard KPI chi phí, doanh thu

Hình 3: Biểu đồ tỷ lệ chuyển đổi doanh thu theo quý


Hình 4: Biểu đồ tỷ lệ chuyển đổi thành doanh thu theo năm

➢ Nhận xét:

- Doanh thu luôn giữ ổn định ở mức xấp xỉ gấp đôi chi phí mặc dù lợi nhuận có biến
động và khủng hoảng kinh tế chứng tỏ tiềm năng của ngành sữa và độ vững mạnh của
thương hiệu Vinamilk trên thị trường.

- Doanh thu đột ngột giảm mạnh ở năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 khiến
tiêu dùng trong nước giảm và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

- Doanh thu nhanh chóng phục hồi và giữ ở mức ổn định từ năm 2021 đến năm 2023.

- Doanh thu Quý 2 có xu hướng cao nhất chứng tỏ lượng tiêu thụ mặt hàng sữa mạnh
mẽ vào mùa hè.

1.2. Mô tả cách trực quan bằng Powerpivot trên Excel 2010

B1: Mở Excel. Cài đặt Add-ins Pivot Power thuộc bộ COM Add-ins vào trong phần
mềm nếu phần mềm chưa cập nhật.

B2: Nhấn Pivot Power trên thanh Ribbon phía trên cùng, chọn Manage để nạp dữ
liệu cần dùng
B3: Nhập thủ công dữ liệu cần dùng hoặc lấy từ file có sẵn thông qua lệnh Get
External Data ở thanh công cụ của tab Manage vừa mở

B4: Chọn Pivot Table trên thanh công cụ của tab Manage , rồi chọn Pivot Table trên
thanh trỏ xuống

B5: Chọn Field Lists trên thanh PivotTable Analyze để mở hộp thoại tạo các trường
trong bảng Pivot

B6: Kéo thả các trường vào các ô trong bảng tương ứng dưới đây, quan sát bảng
Pivot được tạo ra

B7: Nhấn chọn Pivot Power, chọn Measures, New Measure để mở hộp thoại dưới
đây
Nhập công thức vào thanh Formula, dùng ngôn ngữ DAX. Ở bài này, nhóm phân
tích dùng công thức DIVIDE để tạo cột Tỷ lệ thực hiện kế hoạch - làm căn cứ để xét
duyệt KPI. Sau đó, nhấn Check formula để tìm lỗi sai trong công thức (nếu có). Chọn
OK.

B8: Chọn KPIs, New KPIs, được hộp thoại như hình dưới. Ở Absolute Value, gõ số
1, sau đó, xuống phía dưới để kéo biên độ điều chỉnh các phân khúc màu đỏ-vàng-xanh
tương ứng là chưa đạt - gần đạt - đạt. Phía dưới, nháy chọn một trong các biểu tượng hiển
thị muốn hiển thị. Nhấn OK.

B9: Vào FieldList của PivotTable Analyze để mở lại hộp thoại Pivot, chọn Status ở
cột KPI mới tạo để hiển thị biểu tượng KPI.
2. Phân tích biến động Tài sản, Vốn chủ sở hữu và ESP (Earning per share) qua
thời gian

Hình 5: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa vốn CSH và giá trị EPS của Vinamilk qua
từng quý, giai đoạn 2019-2023

➢ Nhận xét:
- Vốn CSH và EPS của Vinamilk có sự biến động theo từng quý, trong đó EPS có sự
biến động mạnh hơn khi xét cả giai đoạn.
- Vốn CSH của Vinamilk biến động không quá mạnh qua từng quý. Có thể thấy rằng,
điểm chung của các năm đó là nửa đầu năm, vốn CSH thường cao hơn so với vốn CSH nửa
cuối năm. Công ty sở hữu nhiều vốn CSH nhất vào Quý 2 năm 2022, ít nhất vào Quý 3
năm 2019. Biến động mạnh nhất trong giai đoạn 2019-2023 là giai đoạn từ Quý 4 năm
2021 đến Quý 3 năm 2023, đây là thời gian kinh tế nước ta và thế giới gặp khó khăn và
chưa thể phục hồi ngay sau ảnh hưởng nặng nề vì hậu quả của dịch bệnh COVID-19.

- EPS trong giai đoạn từ đầu năm 2019 đến nửa cuối năm 2020 khá ổn định, nhưng
sau đó là xu hướng giảm liên tục trong những quý tiếp theo. Đỉnh điểm giá trị của EPS gần
gấp đôi so với mức thấp nhất của chỉ số này. Đến đầu năm 2023, EPS mới có tín hiệu tăng
trở lại.

Hình 6: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tài sản và vốn CSH của Vinamilk qua từng
quý, giai đoạn 2019-2023

➢ Nhận xét:

- Vốn CSH và Tài sản của Vinamilk đều có sự biến động theo từng quý. Dựa vào biểu
đồ, ta có thể nhận thấy thành phần xu thế của hai chỉ số là đều tăng và thành phần mùa vụ
là cao ở giữa năm và thấp ở đầu và cuối năm. Tài sản và vốn CSH đa số có cùng chiều biến
thiên cùng tăng-cùng giảm, nhưng cũng có những giai đoạn trong khi Tài sản tăng nhưng
Vốn CSH giảm như Quý 2/2019-Quý 3/2020.

➢ Chi tiết hướng dẫn:

B1: Thu thập số liệu cần thiết về vốn chủ sở hữu, tài sản, EPS của Vinamilk
B2: Đưa số liệu vào spreadsheet của Google Spreadsheet, đặt tên cho bảng tính
(VD: Nhóm 1 - PTDL)

B3: Mở phần mềm Google Lookerstudio (https://lookerstudio.google.com), thiết


lập tài khoản, chọn tạo Báo cáo trống.

B4: Phần mềm mở ra hộp thoại Thêm dữ liệu vào báo cáo, chọn Google
Spreadsheet, chọn tên bảng tính đã tạo (VD: Nhóm 1 - PTDL), chọn Thêm vào báo cáo

Lookerstudio Nhóm 1 - PTDL

➢ Biểu đồ 1: Vốn chủ sở hữu (CSH) - EPS

B1: Trên trang hiện sẵn bảng đã có cột Quý, click vào bảng, trên màn hình hiện ra
thanh điều khiển Thiết lập, kéo Vốn CSH và EPS vào Chỉ số.

B2: Click mũi tên xuống của Biểu đồ > Biểu đồ kết hợp để thay đổi cách trình bày
dữ liệu. Tại Thiết lập > Kiểu > Chuỗi #1 (EPS) > Trục > Bên phải để tạo biểu đồ hai
trục tung.

B3: Tuỳ vào mục đích sử dụng, có thể đổi cách sắp xếp của dữ liệu lọc theo Quý
theo thứ tự giảm dần/tăng dần bằng cách click Tăng dần/Giảm dần trong phần Sắp xếp
của thanh Thiết lập. Hoặc có thể click trực tiếp vào tiêu đề của cột bất kì, click đúp để thay
đổi cách sắp xếp dữ liệu.

B4: Click vào lớp Thêm biểu đồ > Thẻ điểm. Chọn biểu tượng bên trái.

B5: Tạo ô thẻ trên trang ở vị trí mong muốn. Tại thanh Thiết lập > Chỉ số, nhấn
vào chữ SUM, nhấn vào biểu tượng chiếc bút để chỉnh sửa tiêu chí hiển thị, chọn Tối đa
để phần mềm chuyển sang hiển thị giá trị lớn nhất của EPS. Đổi tên của thẻ thành MAX
EPS để dễ phân biệt. Làm tương tự để tạo các thẻ điểm khác.

B6: Chỉnh kích thước bảng cho phù hợp. Để hiển thị đầy đủ dữ liệu gốc trong bảng,
click đúp vào bảng, chọn Hiển thị dữ liệu cơ bản.

B7: Đổi tên trang bằng cách click vào lớp Trang → Quản lí trang → dấu ba chấm
dọc → Đổi tên.
➢ Biểu đồ 2: Tài sản - Vốn CSH

B1: Tạo trang mới bằng cách dùng tổ hợp phím Ctrl+M/Cmd+M, hoặc click vào
lớp Trang trên thanh điều khiển.

B2: Trên thanh công cụ, chọn Thêm biểu đồ → Biểu đồ dạng đường, sau đó chọn
vào biểu tượng thứ ba trừ trái sang.

B3: Tạo biểu đồ ở vị trí mong muốn.

B4: Kéo trường Vốn CSH và Tài sản vào Thiết lập → Chỉ số, tại Thiết lập → Sắp
xếp, nhấn vào trường đang có sẵn tại Sắp xếp, đổi thành trường Quý, chọn Tăng dần.

B5: Tạo thẻ điểm, điều chỉnh kích thước bảng và đổi tên trang giống như làm biểu
đồ 1. Ta có thể di chuyển con trỏ chuột đến các vị trí trong biểu đồ để xem số liệu của từng
Quý, số liệu về Tài sản và Vốn CSH sẽ hiện ra đồng thời.
➢ Biểu đồ 3: %Vốn CSH - %Nợ phải trả

B1: Tạo trang mới bằng cách dùng tổ hợp phím Ctrl+M/Cmd+M, hoặc click vào
lớp Trang trên thanh điều khiển.

B2: Thêm trường Nợ phải trả bằng cách click vào biểu tượng dấu cộng màu xanh
có tên Thêm trường ở góc phải dưới màn hình, chọn Thêm trường đã tính. Đặt tên trường
thành Nợ phải trả. Tại bảng Công thức, viết Tài sản - Vốn chủ sở hữu, sau đó bấm Lưu
và bấm Xong.

B3: Trên thanh công cụ, chọn Thêm biểu đồ → Biểu đồ thanh → Biểu đồ cột xếp
chồng 100% (biểu tượng thứ ba trừ trái sang).

B4: Tạo biểu đồ ở vị trí mong muốn.

B5: Kéo Quý vào Phương diện, Vốn CSH và Nợ phải trả vào Chỉ số, sắp xếp
theo Quý Tăng dần.

B6: Tại lớp Kiểu (bên cạnh Thiết lập), chọn Thanh được xếp chồng.

B7: Điều chỉnh kích thước bảng và đổi tên trang giống như làm biểu đồ 1, 2. Ta có
thể di chuyển con trỏ chuột đến các thanh trong biểu đồ để xem số liệu của từng Quý về
%Vốn CSH - %Nợ phải trả
Hình 7: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản trên hai phương diện Vốn CSH và Nợ phải trả
của Vinamilk qua từng quý, giai đoạn 2019-2023.

➢ Nhận xét:

Có thể nhận thấy, tỷ trọng vốn CSH trong cơ cấu tài sản của Vinamilk cao hơn hẳn
so với tỷ trọng nợ phải trả của doanh nghiệp, thường là gấp đôi. Qua thời gian, tỉ trọng vốn
CSH có xu hướng giảm đi, thay vào đó là nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính để đầu tư
cho các hoạt động sản xuất và nghiên cứu sản phẩm của mình.
3. Kỹ thuật phân tích Dupont

3.1. Phân tích Dupont là gì?

Phân tích Dupont là một loại khung được sử dụng để phân tích hiệu suất cơ bản.
Nhà đầu tư thường áp dụng Dupont để so sánh hiệu quả hoạt động của 2 công ty tương tự
nhau. Đây cũng là chiến lược hữu ích được sử dụng để phân tích các động lực khác nhau
của ROE.

Có 3 chỉ số chính cần lưu ý khi phân tích Dupont bao gồm:

- Lợi nhuận là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh: Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi
nhuận ròng/ Doanh thu từ hoạt động

- Mức độ sử dụng tài sản: Đo lường mức độ hiệu quả của tài sản được sử dụng cho
hoạt động kinh doanh.

Đây là một thành phần quan trọng, đặc biệt là trong các mối quan tâm về sản xuất.
Trong đó việc sử dụng công suất thấp hoặc tài sản nhàn rỗi là một lĩnh vực cần quan tâm.
Điều này được thể hiện bằng tỷ lệ vòng quay tài sản: Vòng quay tài sản= Doanh thu/Tổng
tài sản

- Đòn bẩy tài chính được tính bằng hệ số nhân vốn chủ sở hữu: Hệ số vốn chủ sở
hữu= Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu của cổ đông.

➢ Kết hợp ba phần: ROE = (Lợi nhuận ròng/Doanh thu) x (Doanh thu/Tổng tài sản)
x (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu)

3.2. Phân tích BCTC của CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk bằng cách sử dụng phân tích
Dupont

Dựa vào BCTC của CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk, ta tính toán được những chỉ số
cần thiết cho phân tích Dupont như sau:
3.2.1. Tỷ lệ sinh lợi trên vốn chủ (ROE):

Hình 8: Bảng tỷ lệ sinh lợi trên vốn chủ (ROE)

3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Hình 9: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)


3.2.3. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA):

Hình 10: Bảng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

➢ Nhận xét:

- Khả năng sinh lời của Vinamilk: biến động mạnh trong giai đoạn 2019-2023. Trong
đó, cao nhất là năm 2019 với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE) là 7.85%, có xu hướng
giảm trong giai đoạn 2020-2022 và có dấu hiệu phục hồi trong năm 2023.
Có thể thấy năm 2023 đánh dấu bước tăng trưởng tốt của Vinamilk khi tỷ suất sinh
lời trên vốn chủ (ROE) tăng 0,98% cũng như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) tăng
2,95% so với năm 2022. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu đều tăng
nhưng lợi nhuận sau thuế có tốc độ tăng nhanh hơn. Đây là một tín hiệu tích cực với các
nhà đầu tư và ban quản trị.

- Hiệu quả sử dụng vốn: Vinamilk sử dụng vốn hiệu quả, tuy nhiên hiệu quả sử dụng
vốn có xu hướng giảm trong giai đoạn 2020 - 2022 và có dấu hiệu phục hồi trong năm
2023.

➢ Lưu ý:

Phân tích DuPont chỉ là một phương pháp phân tích cơ bản. Để có đánh giá đầy đủ
về Vinamilk, cần xem xét thêm các yếu tố khác như môi trường kinh tế, ngành, chiến lược
kinh doanh, v.v.

➢ Lời khuyên:

Nhà đầu tư cần theo dõi sát sao các chỉ số tài chính của Vinamilk để có đánh giá
chính xác về khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

4. Biểu đồ Sparklines của Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận gộp từ 2019 - 2023

4.1. Biểu đồ Sparklines

4.1.1. Chi phí

Hình 11: Chi phí sản xuất từng quý của Vinamilk trong 5 năm qua
➢ Nhận xét:

Dựa vào biểu đồ phân tích Sparklines, chi phí sản xuất không mang tính thời vụ
cũng không mang tính xu hướng.

Nhìn tổng thể trong vòng 5 năm trở lại đây, chi phí sản xuất trong Q1 thường thấp
nhất trong năm. Theo xu hướng chung, chi phí để đẩy mạnh sản xuất vào quý 3 thường là
nhiều nhất, riêng năm 2020, chi phí sản xuất tại Q2 mới là cao nhất.

4.1.2. Doanh thu

Hình 12: Doanh thu từng quý của Vinamilk trong 5 năm qua

➢ Nhận xét:

Doanh thu của Vinamilk nhìn chung không có sự thay đổi đáng kể trong 5 năm vừa
qua. Tuy nhiên, có thể thấy khoảng thời gian Q2 và Q3 trong năm, doanh thu cao hơn cả
so với 2 quý còn lại. Điều đó có thể giúp các nhà hoạch định đưa ra các kế hoạch điều chỉnh
phù hợp cho các khoảng thời gian mà doanh thu còn hạn chế.

4.1.3. Lợi nhuận

Hình 13: Lợi nhuận gộp từng quý của Vinamilk trong 5 năm qua
➢ Nhận xét:

Có thể thấy năm 2023 đánh dấu bước nhảy vọt của Vinamilk khi đến quý cuối cùng
của năm, lợi nhuận thu được vẫn duy trì ở mức cao so với quý 3. Trong khi đó, từ năm
2019-2022, quý 4 thường có lợi nhuận thấp hơn so với các quý còn lại trong năm.

Như vậy, trực quan bằng cách sử dụng biểu đồ Sparklines giúp người đọc có cái
nhìn rõ hơn về xu hướng thay đổi của Chi phí - Doanh thu - Lợi nhuận của Vinamilk trong
vòng 5 năm vừa qua. Đối với các nhà hoạch định, nó có thể hữu ích khi giúp tìm ra nguyên
nhân và điều chỉnh các chiến dịch phù hợp để có được doanh thu và lợi nhuận cao, trong
khi chi phí bỏ ra thấp hơn.

4.2. Cách sử dụng biểu đồ Sparklines

Sparkline là một dạng biểu đồ thu gọn tổng hợp và biểu thị dữ liệu trong một ô đơn
nhất.

➢ Các bước thực hiện

Bước 1: Chọn vùng dữ liệu bạn muốn tổng hợp.

Bước 2: Trong thẻ Insert, nhóm Sparklines, click vào loại sparkline muốn tạo.

Bước 3: Tại hộp thoại Create Sparklines, ở mục Location Range, nhập vào hoặc
chọn vùng dữ liệu hiển thị. Đối với vùng dữ liệu, lưu ý dữ liệu hiển thị theo chiều dọc hay
ngang phụ thuộc vào số lượng ô nhập vào tại Location Range.
Bước 4: Khi nhấn vào 1 trong các biểu đồ sparklines, thanh công cụ Sparklines sẽ
hiện ra để thay đổi các đặc điểm và thuộc tính của biểu đồ.

- Gaps: biểu đồ sẽ bị đứt đoạn khi gặp ô rỗng.

- Zero: nếu dữ liệu trong ô là rỗng thì Sparklines sẽ tự động gán cho nó giá trị là 0.

- Connect data points with line: tạo các điểm trong biểu đồ
KẾT LUẬN
Trong bài tiểu luận này, Nhóm 1 đã trực quan hóa và phân tích dữ liệu kết quả kinh
doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) trong 3 năm 2019 đến 2021. Nhóm
1 đã sử dụng các công cụ trực quan hóa dữ liệu như excel (biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu
đồ sparkline,...); LockerStudio để thể hiện các chỉ số như doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tỷ
lệ lợi nhuận, và một số chỉ số phân tích kết quả kinh doanh như (ROA, ROE, ROS) của
Vinamilk, từ đó đưa ra được những nhận xét về kết quả kinh doanh cũng như tình hình sức
khỏe tài chính của Vinamilk và đưa ra những khuyến nghị đầu tư. Dựa trên dữ liệu đã phân
tích, Nhóm 1 có thể rút ra một số kết luận sau:

- Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận trong 3
năm qua. Vinamilk có mức tăng trưởng ổn định và cao hơn mức trung bình của ngành mặc
dù phải đối mặt với nhiều biến động của thị trường đến từ đại dịch, chiến tranh, lạm phát,
rào cản thương mại,...

- Vinamilk có tỷ lệ lợi nhuận cao và ổn định, cho thấy khả năng sinh lời và duy trì
lợi thế cạnh tranh của công ty.

Như vậy, Nhóm 1 có thể kết luận rằng Vinamilk là một công ty sữa thành công và
uy tín trong ngành sữa Việt Nam. Vinamilk có nhiều điểm mạnh về kinh doanh, quản lý và
tiếp thị. Tuy nhiên, Vinamilk cũng cần chú ý đến một số điểm yếu và thách thức như:

- Cạnh tranh khốc liệt từ các công ty sữa trong nước và ngoài nước, đặc biệt là các
công ty sữa nhập khẩu từ Châu Âu và New Zealand.

- Sự biến động của giá nguyên liệu sữa trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng đến chi
phí sản xuất và giá bán của Vinamilk.

- Sự thay đổi của nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, yêu cầu Vinamilk không
ngừng đổi mới và phát triển các sản phẩm mới phù hợp với xu hướng.

Nhóm 1 hy vọng bài tiểu luận này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về kết quả
kinh doanh của Vinamilk trong 3 năm qua. Nhóm 1 cũng mong nhận được ý kiến phản hồi
từ các bạn để hoàn thiện bài tiểu luận hơn. Xin cảm ơn!
BẢNG CHÚ THÍCH HÌNH ẢNH

Hình 1: Dashboard KPI lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế ........................................... 9
Hình 2: Dashboard KPI chi phí, doanh thu ...................................................................... 10
Hình 3: Biểu đồ tỷ lệ chuyển đổi doanh thu theo quý ....................................................... 10
Hình 4: Biểu đồ tỷ lệ chuyển đổi thành doanh thu theo năm ............................................ 11
Hình 5: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa vốn CSH và giá trị EPS của Vinamilk qua
từng quý, giai đoạn 2019-2023.......................................................................................... 14
Hình 6: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tài sản và vốn CSH của Vinamilk qua từng
quý, giai đoạn 2019-2023 .................................................................................................. 15
Hình 7: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản trên hai phương diện Vốn CSH và Nợ phải trả
của Vinamilk qua từng quý, giai đoạn 2019-2023. ........................................................... 19
Hình 8: Bảng tỷ lệ sinh lợi trên vốn chủ (ROE) ................................................................ 21
Hình 9: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ...................................................... 21
Hình 10: Bảng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) .................................................... 21
Hình 11: Chi phí sản xuất từng quý của Vinamilk trong 5 năm qua ................................ 22
Hình 12: Doanh thu từng quý của Vinamilk trong 5 năm qua .......................................... 23
Hình 13: Lợi nhuận gộp từng quý của Vinamilk trong 5 năm qua ................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Data Visualization: Resources for Teaching, Learning, and Research”

2. <https://atg.fas.harvard.edu/visualization-resources>

3. Iliinsky, N., & Steele, J. (2011). Designing data visualizations: Representing


informational Relationships. " O'Reilly Media, Inc.".

4. Sinar, E. F. (2015). Data visualization. In Big Data at Work (pp. 115-157).


Routledge.

5. Sackett, P. J., Al-Gaylani, M. F., Tiwari, A., & Williams, D. (2006). A review of
data visualization: opportunities in manufacturing sequence management.
International Journal of Computer Integrated Manufacturing, 19(7), 689-704.

6. Unwin, A. (2020). Why is data visualization important? what is important in data


visualization?. Harvard Data Science Review, 2(1), 1.

7. “What Is Data Visualization? Definition, Examples, And Learning Resources.”


<https://www.tableau.com/learn/articles/data-visualization#importance>

8. Báo cáo tài chính riêng - Vinamilk, <https://www.vinamilk.com.vn/vi/quan-he-co-


dong/bao-cao-tai-chinh>
BẢNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN

STT Tên thành viên Mã sinh viên Mức độ đóng góp


47 Đào Thị Phương Thảo 2214210189 16.67%

42 Quách Thị Trang Nhung 2211210158 16.67%


26 Nguyễn Thị Thu Hương 2215210086 16.67%

32 Nguyễn Dương Thuỳ Linh 2114210065 16.67%

7 Phan Thị Vân Anh 2214210014 16.67%

41 Nguyễn Thị Hồng Nhung 2214210157 16.67%

You might also like