You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯỜNG KINH TẾ

NHÓM 03 – ST2

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING


ONLINE CỦA CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI
KHÁT SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM CHI
NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2019-2021

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: QTKD – QT DVDL&LH - MARKETING
Mã số ngành: 7340101 – 7810103 - 7340115

10-2022
ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG KINH TẾ

STT MSSV Họ và tên % tham gia Ký tên


1 B2015414 Nguyễn Chí Nguyên 100%
2 B2010123 Phạm Thị Cẩm Thu 100%
3 B2010130 Nguyễn Thị Cẩm Vân 100%
4 B2010126 Lê Thành Tín 100%
5 B2015321 Ngô Thanh Nguyên 100%
6 B2015314 Trần Hoàng Mỹ Mỹ 100%
7 B2006120 Đinh Trường Vĩ 100%

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING


ONLINE CỦA CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI
KHÁT SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM CHI
NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2019-2021

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: QTKD - QT DVDL&LH – MARKETING
Mã số ngành: 7340101 – 7810103 - 7340115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS. HỒ LÊ THU TRANG

10-2022
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.3.1 Không gian (địa bàn nghiên cứu) ............................................................. 3
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
1.4 Lược khảo tài liệu ........................................................................................ 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 4
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4
2.1.1 Các khái niệm ........................................................................................... 4
2.1.2 Nội dung nghiên cứu................................................................................. 8
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 11
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 11
2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................. 11
2.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................... 11
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI
KHÁT SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ........... 12
3.1 Lịch sử hình thành ..................................................................................... 12
3.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 12
3.3 Ngành nghề kinh doanh ............................................................................. 12
3.4 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................... 12
3.5 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển .............................................. 12

i
Chương 4: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE TẠI CÔNG
TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2019-2021............................................................................................ 13
4.1 Trang thông tin điện tử (Website).............................................................. 13
4.2 Marketing qua công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing – SEM) ...... 13
4.3 Quảng cáo hiển thị (Display Ads) ............................................................. 13
4.4 Phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) ....................................... 13
4.5 Marketing qua thử điện tử (Email Marketing)........................................... 13
4.6 Marketing nội dung (Content Marketing).................................................. 13
4.7 Quan hệ công chúng trực tuyến (Public Relation Online – PR Online) .... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 14

ii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Marketing ngày càng khẳng định được vị trí và tầm quan trọng của mình.
Một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không phụ
thuộc rất nhiều vào chiến lược Marketing, đặc biệt là trong môi trường cạnh
tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Một chiến lược Marketing đúng đắn sẽ
là chìa khóa dẫn đến hàng loạt các chiến lược khác cho doanh nghiệp như: đầu
tư, công nghệ, tài chính, giá cả, phân phối… Hoạt động Marketing nếu được
triển khai hiệu quả sẽ trở thành phương thức truyền thông tin đến khách hàng,
giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, đồng thời nâng cao năng
lực và vị thế cạnh tranh trên thị trường (Nguyễn Tiến Huy và Hoàng Anh Thư,
2022).
Trong xu thế cạnh tranh và phát triển trong thời đại 4.0 ngày nay, các
doanh nghiệp đang đứng trước một tình thế vô cùng khó khăn, đó là làm sao tồn
tại trước các đối thủ cạnh tranh và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Khi
thế giới ngày càng phẳng, lượng thông tin ngày càng lớn, doanh nghiệp phải
không ngừng nỗ lực để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty và hình
ảnh của thương hiệu chiếm trọn tâm trí khách hàng (Nguyễn Phan Anh, 2020).
Bên cạnh đó, tốc độ phát triển nhanh chóng của internet và sự phát triển mạnh
mẽ của các thiết bị kết nối: Điện thoại thông minh, máy tính bảng… Tính đến
tháng 7/2021, trên thế giới đã có hơn có 5,34 tỷ người hiện đang sử dụng điện
thoại di động, tương ứng 66,9% dân số thế giới. Con số thể hiện lượng người
dùng internet là 5,03 tỷ người, chiếm tỷ lệ 63,1% dân số toàn cầu. Riêng với số
người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội (social media) đã tăng lên hơn
4,7 tỷ người, đạt tỷ lệ 59% dân số trên Trái Đất (Simon Kemp, 2022). Từ những
con số biết nói, có thể thấy được số người sử dụng mạng internet đang ngày
càng gia tăng và là xu hướng. Đặc biệt với cuộc sống xã hội hiện nay, internet
là một phần không thể thiếu, là động lực cho sự phát triển của xã hội. Theo đó
các doanh nghiệp đang dần thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng, phương thức
Marketing truyền thống đang dần thu hẹp, và chuyển sang phương thức
Marketing trực tuyến, hay Marketing Online. Dựa vào sự bùng nổ của internet
cũng như các mạng xã hội, cùng sự đa dạng và những ưu điểm vượt trội mà
phương thức Marketing truyền thống không thể nào có được, Marketing Online
được đánh giá là có tiềm năng phát triển vô cùng to lớn, đang được ứng dụng
ngày càng nhiều trong nền kinh tế thị trường lúc này. Một số doanh nghiệp sử
dụng bộ phận Marketing của chính mình để tiến hành các chiến dịch Marketing

1
Online, nhằm quảng cáo cho thương hiệu, bên cạnh đó có những doanh nghiệp
lại sử dụng dịch vụ Marketing ở bên ngoài để thực hiện các chiến dịch đó
(Nguyễn Phan Anh, 2020).
Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) là liên
minh chiến lược nước giải khát thành công được thành lập vào năm 2013 giữa
hai tập đoàn Suntory và PepsiCo. Suntory Pepsico phân phối các ngành hàng
gồm: Nước uống có gas ( Pepsi, Mirinda, 7Up,…), Nước uống tăng lục (Sting),
Trà (Lipton, Olon Tea+), Nước uống đồng chai (Aquafina, Revive,
Goodmood),… Suntory Pepsico đã liên tục cho ra những sản phẩm tốt cho sức
khỏe được khách hàng đón nhận như một thức uống dinh dưỡng và thiết yếu
hàng ngày (Suntory Pepsico Beverage Việt Nam, 2022). Ngày nay, trên thế giới
nói chung và tại Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp sử dụng Marketing
Online làm công cụ hữu ích để quảng bá hình ảnh công ty và sản phẩm của mình
tới người tiêu dùng trong và ngoài biên giới không còn là điều xa lạ, thậm chí
đó còn là hình thức quảng cáo mang lại doanh thu lớn với chi phí thấp và hiệu
quả cao. Vì vậy có thể nói, Marketing Online đặc biệt cần thiết và phù hợp đối
với những công ty hướng đến lượng khách hàng mục tiêu rộng hơn và khách
hàng ở khắp mọi nơi như Suntory Pescico Việt Nam. Nhận thức được vai trò
quan trọng của Marketing Online trong xúc tiến và quảng bá.
Từ những cơ sở trên chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu: “Đánh
giá hoạt động Marketing Online của công ty Suntory Pepsico Việt Nam chi
nhánh Cần Thơ giai đoạn 2019-2021” nhằm đề xuất giải pháp phát triển hoạt
động Marketing Online từ đó nâng cao hiệu quả trong kinh doanh và giúp doanh
nghiệp phát triển.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Luận văn này nhằm đánh giá hoạt động Marketing Online của Công ty
TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai
đoạn 2019-2021 từ đó đề xuất giải pháp phát triển hoạt động Marketing Online
cho doanh nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
Nước Giải Khát Suntory Pepsico Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2019-
2021.
Đánh giá hoạt động Marketing Online tại Công ty TNHH Nước Giải Khát
Suntory Pepsico Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2019-2021.

2
Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động Marketing Online tại Công ty
TNHH Nước Giải Khát Suntory Pepsico Việt Nam chi nhánh Cần Thơ trong
thời gian sắp tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian (địa bàn nghiên cứu)
Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory Pepsico Việt Nam chính nhánh
Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Bài nghiên cứu này được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng
08/2022 đến 11/2022.
Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm (2019, 2020, 2021) để đánh giá
hoạt động Marketing Online trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nước
Giải Khát Suntory Pepsico Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động Marketing Online của Công ty TNHH Nước Giải Khát
Suntory Pepsico Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2019-2021.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về Markeitng
Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau cho cụm từ “Marketing”.
Thuật ngữ “Marketing“ được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng
đường của trường Đại học Tổng hợp Michigan ở Mỹ. Đến năm 1910 tất cả các
trường Đại học Tổng hợp quan trọng ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn học
Marketing (Lưu Thanh Đức Hải, 2006). Suốt trong gần một nửa thế kỷ,
Marketing chỉ được giảng dạy trong phạm vi các nước nói tiếng Anh. Nhưng
chỉ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1932) và đặc biệt là sau cuộc
chiến tranh thế giới lần thứ II (1941 - 1945) hoạt động Marketing có những bước
nhảy vọt, phát triển mạnh để thực sự trở thành một lĩnh vực khoa học phổ biến
như ngày nay. Tại Việt Nam, một số tài liệu thường hay dịch từ Marketing sang
tiếng việt là “tiếp thị”. Tuy nhiên, từ “tiếp thị” không thể bao hàm hết được ý
nghĩa của Marketing, nó chỉ là phạm vi hẹp của Marketing, do đó từ Marketing
vẫn được mượn và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam (Trần Minh Đạo, 2017).
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, Maketing không
phải là một khái niệm xa lạ. Có người cho rằng Marketing là bán hàng, là quảng
cáo, là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng… Vậy khái niệm chính xác nhất về
Marketing là gì?
Theo chuyên gia tư vấn quản trị hàng đầu thế giới Peter F. Drucker (1974)
“Marketing là toàn bộ việc kinh doanh hướng tới kết quả cuối cùng, từ góc độ
khách hàng. Thành công trong kinh doanh không phải do người sản xuất, mà
do khách hàng quyết định”.
Trương Đình Chiến (2014) đưa ra định nghĩa: “Marketing là tập hợp các
hoạt động của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu
thông qua quá trình trao đổi, giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận”.
Philip Kotler (2007), cha đẻ của Marketing hiện đại đã đưa ra một khái
niệm về Marketing cho đến thời điểm hiện tại được các chuyên gia nghiên cứu
và đánh giá là chuẩn nhất. Theo ông, “Marketing là một dạng hoạt động của con
người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”
Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và
các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua

4
việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác.
Trích dẫn cụ thể: “Trong thế giới phức tạp ngày nay, tất cả chúng ta đều phải
am hiểu Marketing. Khi bán một chiếc máy bay, tìm kiếm việc làm, quyên góp
tiền cho mục đích từ thiện, hay tuyên truyền một ý tưởng, chúng ta đã làm
Marketing… Kiến thức về Marketing cho phép xử trí khôn ngoan hơn ở cương
vị người tiêu dùng, dù là mua kem đánh răng, một con gà đông lạnh, một chiếc
máy vi tính hay một chiếc ô tô… Marketing đụng chạm đến lợi ích của mỗi
người chúng ta trong suốt cả cuộc đời”. Có thể thấy rằng khái niệm này dựa
trên những khái niệm cốt lõi về nhu cầu, yêu cầu, sự trao đổi, sự hài lòng và các
mối quan hệ thị trường,…
Các định nghĩa trên đều được định nghĩa Marketing bằng những ngôn từ
khác nhau. Nhưng chung quy lại thì các định nghĩa này đều hướng tới một vấn
đề duy nhất đó là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
2.1.1.2 Phân loại hoạt động Marketing
Marketing được phân thành hai loại như sau:
Marketing truyền thống:
“Marketing bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến
việc hướng dòng sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ một cách tối ưu”
(Lưu Thanh Đức Hải, 2006). Toàn bộ hoạt động Marketing chỉ diễn ra trên thị
trường trong khâu lưu thông. Hoạt động đầu tiên của Marketing là làm việc với
thị trường và việc tiếp theo của nó trên các kênh lưu thông. Như vậy, về thực
chất Marketing truyền thống chỉ chú trọng đến việc tiêu thụ nhanh chóng những
hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và không chú trọng đến khách hàng. Trong điều
kiện cạnh tranh gay gắt hơn nếu chỉ quan tâm đến khâu tiêu thụ thì chưa đủ mà
còn cần quan tâm đến tính đồng bộ của cả hệ thống. Việc thay thế Marketing cổ
điển bằng lý thuyết Marketing khác là điều tất yếu (Nguyễn Thị Minh Hòa,
2015).
Để hiểu một cách trừu tượng hơn về Marketing truyền thống các có thể
hiểu theo một trong hai cách sau, hoặc cũng có thể là hiểu theo cả hai cách:
Hiểu theo cách thứ nhất: Với Marketing truyền thống người kinh doanh sẽ
chú trọng nhiều hơn đến khâu sản xuất và phân phối sản phẩm, điều này đồng
nghĩa rằng sản phẩm cần phải được sản xuất, sau đó là sử dụng các phương thức
Marketing để giới thiệu sản phẩm đến các khách hàng.
Hiểu theo cách thứ hai: Với nhiều người cách hiểu đơn giản nhất về
Marketing truyền thống đó chính là phương thức Marketing sử dụng các cách
thức tiếp cận khách hàng theo kiểu truyền thống, tức là người kinh doanh có thể

5
giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình của các phương tiện truyền thông như ti
vi, báo đài, tờ rơi, các banner tại các con đường, các tuyến phố (Nguyễn Thị
Minh Hòa, 2015).
Marketing hiện đại:
Người làm Marketing phải tìm hiểu, khảo sát thị trường để nhận biết khách
hàng của mình cần gì, họ sẳn lòng trả giá bao nhiêu để mua sản phẩm của mình,
họ thích mua sản phẩm ở đâu và vào lúc nào (Hồ Thanh Đức Hải, 2006).
Marketing hiện đại khác với Marketing truyền thống ở chỗ, nếu như
Marketing truyền thống tập trung vào giai đoạn phân phối, nghĩa là người sản
xuất sẽ sản xuất sản phẩm trước, sau đó mới sử dụng Marketing để tiếp cận và
thuyết phúc khách hàng, thì Marketing hiện đại lại tập trung vào quá trình
nghiên cứu, tìm kiếm nhu cầu chưa được thảo mãn của khách hàng sau đó mới
sản xuất sản phẩm để thỏa mãn họ. Marketing hiện đại bao gồm tất cả các hoạt
động quản lý, nghiên cứu, sản xuất và lấy khách hàng làm trọng tâm, sản xuất
theo nhu cầu của thị trường (Nguyễn Thị Minh Hòa, 2015).
Sự ra đời của Marketing hiện đại đã góp phần to lớn vào việc khắc phục
tình trạng khủng hoảng thừa và thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển.
Marketing hiện đại đã chú trọng đến khách hàng hơn, coi thị trường là khâu
quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hóa và khách hàng và nhu cầu
của họ đóng vai trò quyết định. Mặt khác do chú ý đến tính đồng bộ của cả hệ
thống nên các bộ phận, đơn vị đều tập trung tạo lên sức mạnh tổng hợp đáp ứng
tốt nhất nhu cầu khách hàng. Mục tiêu của Marketing là tối đa hoá lợi nhuận
nhưng đó là mục tiêu tổng thể, dài hạn còn biểu hiện trong ngắn hạn lại là sự
thoả mãn thật tốt nhu cầu khách hàng (Phạm Thị Huyền và Nguyễn Hoàng
Long, 2018).
2.1.1.3 Khái niệm về Marketing Online
Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần hiểu biết cặn kẽ
về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Ngày nay, các
doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt với
những thay đổi và phát triển nhanh chóng về khoa học - công nghệ. Trong hai
thập niên trở lại đây, với những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, đặc
biệt là Internet, phương thức của Marketing nói chung đã thay đổi nhanh chóng,
phá bỏ những rào cản cũ của Marketing truyền thống để tiếp cận khách hàng bất
kể không gian và thời gian. Một loại hình Marketing mới dựa trên phương tiện
điện tử và Internet đã xuất hiện, đó là Marketing Online. Các cụm từ như E-
Marketing, Internet Marketing và Marketing Online có thể sử dụng thay thế cho
nhau vì dường như chúng hoàn toàn đồng nghĩa (Nguyễn Phan Anh, 2020).

6
Joel Reedy và cộng sự (2000) đã định nghĩa Marketing Online là bao hàm
tất cả các hoạt động mà doanh nghiệp đưa ra để thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng thông qua các phương tiện thông tin điện tử và internet.
Theo Damian Ryan và Calvin Jones (2009) cho rằng Marketing Online là
hoạt động Marketing cho sản phẩm dịch vụ của mình bằng những công cụ có
sẳn trên Internet để tiếp cận với người dùng ở đây.
Philip Kotler và Kevin Lane Keller (2009) cho rằng Marketing Online hay
Internet Marketing là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc
tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá
nhân dựa trên các phương tiện điện tử và internet.
Dave Chaffey và cộng sự (2003) đã đưa ra định nghĩa như sau: Marketing
Online hay Internet Marketing là việc sử dụng Internet và các công nghệ có liên
quan nhằm đạt được các mục tiêu Marketing và hỗ trợ cho khái niệm Marketing
hiện đại. Những công nghệ này bao gồm phương tiện truyền thông Internet và
các phươn tiện truyền thông kỹ thuật số khác như thiết bị truy cập không dây,
cáp và vệ tinh. Về mặt thực hành, Marketing Online liên quan đến việc sử dụng
website của công ty liên kết với các kỹ thuật xúc tiến trực tuyến khác như công
cụ tìm kiếm, quảng cáo banner, gửi thư điện tử trực tiếp, các đường liên kết
(link) hoặc các dịch vụ đặc trên các trang web khác để tiếp cận khách hàng mới
và cung cấp dịch vụ cho các khách hàng hiện có nhằm phát triển và duy trì mói
quan hệ với khách hàng.
Từ các cách hiểu này, có thể nhận thấy rằng Marketing Online đề cập đến
việc áp dụng các công nghệ số có kết nối và trao đổi dữ liệu trên Internet để làm
Marketing. Mặc dù có khá nhiều quan niệm và định nghĩa về Marketing Online
nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, Marketing Online là quá trình
thực hiện Marketing thông qua các công cụ kỹ thuật số, bởi thế đối khi còn bị
nhằm lẫn là Digital Marketing (Nguyễn Phan Anh, 2020). Có thể nói, Marketing
Online cũng cố bản chất và chức năng của khái niệm Marketing hiện đại, đó là
nhằm mục đích tạo ra và cung ứng sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng đem lại lợi nhuận cho tổ chức. Tuy vậy, Marketing Online đặt biệt
ở chỗ là tập trung vào khía cạnh khai thác tiềm năng thị trường một cách mạnh
mẽ và sâu rộng hơn dựa vào môi trường kinh doanh và phương tiện tiến hành
thông qua internet.
2.1.1.4 Phân biệt giữa Marketing Online và Digital Marketing
Năm 2008, Dave Cheffey đã định nghĩa trong cuốn sách “E-Marketing
Excellence – Planning and optimizing your digital Marketing như sau:
“Marketing điện tử là hoạt động ứng dụng mạng Internet và các phương tiện

7
điện tử (web, email, cơ sở dữ liệu, multimedia, pda...) để tiến hành các hoạt
động Marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ
khách hàng thông qua nâng cao hiểu biết về khách hàng (thông tin, hành vi, giá
trị, mức độ trung thành...) các hoạt động xúc tiến hướng mục tiêu và các dịch
vụ qua mạng hướng tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng”.
Qua đó có thể thấy digital Marketing là một thuật ngữ rộng, mang tính bao
quát. Digital Marketing sử dụng các kênh kỹ thuật số bao gồm thiết bị và nền
tảng (không quan tâm chúng có trực tuyến hay không) để xây dựng hoặc quảng
bá, truyền tải thông điệp tiếp thị của doanh nghiệp đến người dùng.
Nói cách khác, với Digital Marketing thì không giới hạn trong việc chỉ
sử dụng internet, mà theo cách này Digital Marketing có thể được xem như một
thuật ngữ mang tính bao quát hơn vì nó bao gồm rất rộng nhiều kỹ thuật tiếp
thị. Bất kỳ cái gì hoạt động dưới dạng nền tảng kỹ thuật số đều có thể coi là
Digital Marketing, có thể liệt kê ra vài trường hợp như: Email, E-book, Games,
Content, Video, Mobile Marketing, Quảng cáo TV, Digital OOH…
Marketing Online là một tập hợp các hoạt động Marketing thông qua mạng
internet và có thể xem đây là một tập hợp con của digital Marketing. Để thực
hiện được hoạt động Marketing Online đòi hỏi phải có kết nối internet trong khi
đó digital Marketing thì có thể thực hiện được thông qua mọi nền tảng kỹ thuật
số bất kể nó có trực tuyến hay không trực tuyến.
Bảng 1. 1 So sánh Marketing Online với Digital Marketing
Marketing Online Digital Marketing

Đo lường một cách dễ dàng và rõ Rất khó đo lường hiệu quả một
Đo lường ràng hơn với các công cụ phân cách dễ dàng và chính xác.
tích.

Phương thức Dựa vào internet. Dựa vào cơ sở vật chất điện tử.

Hướng đến việc tăng cường bán Hướng đến việc xây dựng
Mục đích
hàng và kết quả. nhận diện thương hiệu.

2.1.2 Nội dung nghiên cứu


2.1.2.1 Trang thông tin điện tử (Website)
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, internet đã trở thành
công cụ không thể thiếu thì lợi ích của website đối với việc quảng bá thương
hiệu và sản phẩm là vô cùng to lớn. Website là một trong những kênh phân phối
trực tuyến quan trọng nhất, có thể chứa đựng tất cả thông điệp muốn gửi đến
người tiêu dùng, là công cụ trao đổi thông tin trực tiếp và phản hồi giữa doanh
nghiệp với khách hàng. Website phải đảm bảo: Nội dung luôn đầy đủ, hấp dẫn;

8
Giao diện đẹp; Dễ dàng tìm kiếm thông tin; Tính tương tác cao; Khả năng tương
thích với các thiết bị điện tử khác nhau;... Website giúp thông tin, sản phẩm của
doanh nghiệp có mặt trong không gian trực tuyến hàng trăm triệu người truy
cập hàng ngày trên thế giới. Website mang đến cho khách hàng nguồn thông tin
về sản phẩm và dịch vụ luôn sẵn sàng. Bên cạnh đó website còn giúp mở rộng
thị trường tiềm năng và chiếm lĩnh thị trường quốc tế (Trương Đình Chiến,
2014).
2.1.2.2 Marketing qua công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing –
SEM)
Search Engine Marketing (SEM) là một loại hình tiếp thị dựa trên internet
liên quan đến việc nghiên cứu, sử dụng nhiều phương pháp Marketing khác
nhau nhằm đưa website của doanh nghiệp đứng ở vị trí hàng đầu trong kết quả
tìm kiếm trên Internet. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) được xem là một
phần của SEM (Nabout, et al., 2012). Hay nói một cách khác, nó nghiên cứu từ
khóa, phân tích cạnh tranh và các dịch vụ công cụ tìm kiếm khác nhằm tăng lưu
lượng tìm kiếm đến trang web của doanh nghiệp. Ngày nay, khách hàng thường
tìm kiếm hàng triệu yêu cầu dưới dạng các từ khóa trên các công cụ tìm kiếm
như Google, Bing, Cốc Cốc,… để có những thông tin liên quan đến sản phẩm
và dịch vụ.
2.1.2.3 Quảng cáo hiển thị (Display Ads)
Quảng cáo hiển thị là một hình thức được sử dụng một cách rộng rãi và
phổ biến nhất trên mạng Internet hiện nay, là dạng thức quảng cáo banner trên
các trang báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng
cáo. Phần lớn các website hiện nay đều được thiết kế để có vị trí đặt các banner
quảng cáo với nhiều kích cỡ phù hợp nhằm giới thiệu các thông điệp, hình ảnh,
video,... về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách
hàng. Khi người sử dụng có nhu cầu hoặc bị kích thích trí tò mò,họ sẽ nhấp
chuột vào các banner đó và thông qua link liên kết, banner sẽ dẫn khách hàng
đến website của doanh nghiệp. Tại đây các thông tin liên quan tới thương hiệu,
sản phẩm, dịch vụ hay các chương trình Marketing mà khách hàng quan tâm sẽ
được hiển thị một cách đầy đủ và chính xác. Ngày nay, các doanh nghiệp có thể
quảng cáo hiển thị bằng rất nhiều hình thức khác nhau như banner tĩnh, banner
động, banner dạng pop -up/pop -under, quảng cáo bịp bợm (trick banner), quảng
cáo nổi (floating ad), video ad, ... (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2022).
2.1.2.4 Marketing qua phương tiện truyền thông xã hội (Social Media
Marketing )

9
Ngày nay, Marketing qua mạng xã hội đang là một xu thế và là kênh
Marketing không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Social Media Marketing
là quá trình tiếp thị nội dung, thông tin nhằm đạt được lưu lượng truy cập lớn
hoặc sự chú ý thông qua các trang mạng xã hội (Krishnamurthy and Sin, 2014).
Ở Việt Nam, các trang như Facebook, Youtube, Zing me được coi là ba trang
mạng xã hội lớn nhất.
Những dạng mạng xã hội: Mạng xã hội (Facebook, Instagram…); Chia sẻ
video (Youtube,Tiktok, Clip.vn, Viadeo…); Chia sẻ hình ảnh (Flickr,
Picasa…); Blog (Opera, Blog+, Blogspot, Wordpress…);…
Mạng xã hội được đánh giá là công cụ Marketing Online có sức lan tỏa
mạnh mẽ nhất đến người dùng internet vì những đặc trưng của nó: giúp người
sử dụng kết nối nhanh chóng với người thân, bạn bè của mình hoặc mọi người
trên khắp thế giới nhanh chóng, cập nhập tin tức, hình ảnh và đăng kí tham gia
vào sự kiện nào đó đang diễn ra xung quanh họ hoặc đơn giản là nơi để chia sẻ
cảm xúc với mọi người (Lan Hương, 2017).
2.1.2.5 Marketing qua thư điện tử (Email Marketing)
Email Marketing là một trong những công cụ Digital Marketing truyền
thống phổ biến hiện nay. Email Marketing một lần nữa là Database Marketing,
trong đó cơ sở dữ liệu về Email được chuẩn bị bởi các nhà làm Marketing Online
hoặc Digital Marketing và các thư được gửi đến những người có thể quan tâm
đến việc mua các sản phẩm (Chadwick and Doherty, 2012). Ở hình thức này
doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm dịch vụ, cũng như tiếp cận được nhiều
khách hàng trong cùng một thời điểm (danh sách địa chỉ email được quản lí tự
động). Đồng thời còn có thể thu nhận thông tin phản hồi và giải đáp thắc mắc
của khách hàng một cách nhanh chóng với dung lượng thông tin lớn.
Thư điện tử là một phương pháp khá hay, tuy nhiên nhiều công ty đã lạm
dụng thái quá phương pháp này. Nhiều công ty gửi Email quảng cáo tràn lan
(được gọi là Spam). Do vậy, các công ty chỉ nên gửi cho những Email đăng ký
nhận tin, vì nếu không, những email quảng cáo đó sẽ gây bực mình, kéo theo đó
là những ấn tượng không tốt về website của bạn (Trương Đình Chiến, 2014).
2.1.2.6 Marketing nội dung (Content Marketing)
Content Marketing là một cách tiếp cận khách hàng có tính chiến lược,
điều này có nghĩa là Content Marketing sẽ hàm chứa các đánh giá có giá trị về
sản phẩm/ dịch vụ cũng như các thông tin liên quan và nhằm giúp cho khách
hàng tiềm năng dễ dàng ra quyết định. Content Marketing được sử dụng khá
rộng rãi thông qua các blog sẽ cung cấp nhiều nội dung hữu ích cho khách hàng

10
tiềm năng dựa trên sở thích và dữ liệu nhân khẩu học của họ (Beba and Mira,
2014).
Content Marketing rất hiệu quả trong việc sử dụng để thu hút những khách
hàng đang tìm kiếm một số sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của mình nhưng họ
lại đang phân vân trong quá trình chọn lựa. Khi khách hàng xem các blog và bài
đăng, nếu như họ thích, họ có thể kích vào các đường link được cung cấp bởi
những trang này. Với cách thức đó sẽ gia tăng lưu lượng truy cập đến các
website đó nhiều hơn.
2.1.2.7 Quan hệ công chúng trực tuyến (Public Relation Online - PR
Online)
Quan hệ công chúng (PR) là một hình thức quản trị truyền thông nhằm
truyền tải các thông điệp thông qua công chúng cùng các hình thức xúc tiến
không phải trả phí để tác động đến cảm xúc, ý kiến, hoặc niềm tin về công ty,
sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu hoặc các bên
liên quan khác (AMA, 2013). Về cơ bản thì Quan hệ công chúng trực tuyến
cũng có những đặc điểm cơ bản tương tự với hình thức Quan hệ công chúng
truyền thống. Ví dụ, doanh nghiệp có thể đăng tải những bài báo thương mại
(advertorial) ấn tượng trên các website lớn, tổ chức các sự kiện trực tuyến
(phỏng vấn trực tuyến, cuộc thi trực tuyến…), thiết lập và tận dụng mối quan
hệ hợp tác chặt chẽ với những đối tượng blogger hoặc vlogger nổi tiếng nhằm
gây dựng hình ảnh tốt đẹp về sản phẩm, thương hiệu trong tâm trí công chúng
mục tiêu.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu
2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu về chiến lược Marketing Online, các hoạt động
Marketing Online và dữ liệu phân tích đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing
Online, được lấy từ phòng Marketing của Công ty TNHH Nước Giải Khát
Suntory Pepsico Việt Nam, Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory Việt Nam
chi nhánh Cần Thơ và website chính thống của Suntory Pepsico Việt Nam.
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
2.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
2.2.3.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối
2.2.3.2 Phương pháp so sánh số tương đối

11
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI
KHÁT SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

3.4 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

12
CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE TẠI CÔNG TY
TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2019-2021
4.1 TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ (WEBSITE)

4.2 TIẾP THỊ QUA CÔNG CỤ TÌM KIẾM (SEARCH ENGINE


MARKETING – SEM)

4.3 QUẢNG CÁO HIỂN THỊ (DISPLAY ADS)

4.4 PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI (SOCIAL MEDIA)

4.5 MARKETING QUA THƯ ĐIỆN TỬ (EMAIL MARKETING)

4.6 MARKETING NỘI DUNG (CONTENT MARKETING)

4.7 QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRỰC TUYẾN (PUBLIC RELATION


ONLINE – PR ONLINE)

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Lan Hương, 2017. Truyền thông trực tuyến và sự phát triển của doanh
nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
2. Lưu Thanh Đức Hải, 2006. Giáo trình Marketing ứng dụng. Hà Nội: NXB
Thống Kê.
3. Nguyễn Phan Anh, 2020. Marketing online 4.0. Hà Nội: NXB Hồng Đức.
4. Nguyễn Thị Minh Hòa, 2015. Giáo trình Quản trị Marketing. Huế: NXB
Đại học Huế.
5. Nguyễn Tiến Huy và Hoàng Anh Thư, 2022. Digital Marketing chiến lược
là lược đi để chiến. Hà Nội: NXB Dân Trí.
6. Phạm Thị Huyền và Nguyễn Hoàng Long, 2018. Giáo trình Marketing du
lịch. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
7. Philip Kotler, 2007. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Lao Động - Xã Hội.
8. Suntory Pepsico Beverage Việt Nam, 2022. Trang chủ Suntory Pepsico Việt
Nam. [Online]
Available at: https://suntorypepsico.vn
[Accessed 20 10 2022].
9. Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2022. Tổng cục thống kê. [Online]
Available at: https://www.gso.gov.vn/
[Accessed 22 10 2022].
10. Trần Minh Đạo, 2017. Giáo trình Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân.
11. Trương Đình Chiến, 2014. Giáo trình Quản trị Marketing. Hà Nội: NXB
Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Tài liệu nước ngoài
1. Beba and Mira, 2014. Digital content marketing for organizations as buyers.
Journal for Economic Theory and Practice and Social Issues, Issue 1, pp. 109-
123.
2. Chadwick and Doherty, 2012. Web advertising: The role of e-mail
marketing. Journal of Business Research, 65(6), pp. 843-848.
3. Damian Ryan and Calvin Jones, 2009. Understanding Digital Marketing.
London: Kegan Page.
4. Dave Chaffey, et al., 2003. Internet Marketing. 3rd ed. NJ: Financial Times
Prentice Hall.
5. Joel Reedy, et al., 2000. Electronic Marketing: Integrating Electronic
Resources into the Marketing Process. Orlando: Harcourt College Pub.

14
6. Krishnamurthy and Sin, 2014. Social Media and its Impact on Consumers
Behavior. International Journal of Economic Practices and Theories, Volume
4, pp. 295-303.
7. Philip Kotler and Kevin Lane Keller, 2009. Makerting management. 13th
ed. NJ: Pearson Prentice Hall.
8. Philip Kotler, 2007. Marketing management. 11th ed. New York: Prentice
Hall.
9. Simon Kemp, 2022. Digital 2022: July Global Statshot Report. [Online]
Available at: https://datareportal.com/reports/digital-2022-july-global-statshot
[Accessed 23 10 2022].
10. Nabout, et al., 2012. An analysis of the profitability of fee-based
compensation plans for search engine marketing. International Journal of
Research in Marketing, 29(1), pp. 68-80.

15

You might also like