You are on page 1of 31

l

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC


BỘ MÔN: KINH TẾ
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: DIGITAL MARKETING

ASSIGNMENT

MÔN HỌC: MARKETING CƠ BẢN


MÃ MÔN HỌC: MAR1021
BÁO CÁO DỰ ÁN MÔN HỌC

Đề tài:
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA SẢN PHẨM BÁNH
CHOCOPIE TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ORION VINA.

Giảng viên hướng dẫn : Hồ Thị Thu Huyền


Lớp : EC18305
Nhóm Sinh viên thực hiện :NHÓM 7
Sinh viên thực hiện :1 Ung Thị Thúy.
2 lê Thị Kiều Nga.
3 Phan Thị Tố Trinh.
4 Trần Quang Vinh.
5 Đinh Văn Cường.
Đà Nẵng, tháng 10 năm 2022

1
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài assignment này, nhóm 7 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban dám hiệu nhà trường Cao Đẳng FPT Polytechnic vì đã tạo điều kiện để
chúng em tiếp cận với môn học Marketing căn bản.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – HỒ THỊ THU HUYỀN đã giảng dạy tận tình,
chi tiết để nhóm có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài assignment này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm dự án cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong assignment chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn.
Lời cuối cùng, Nhóm xin kính chúc Cô nhiều sức khỏe, thành công, hạnh phúc
và xinh đẹp.”

2
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Báo cáo là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày ... tháng ... năm 20...
Nhóm cam đoan
Nhóm trưởng

Ung Thị Thúy

3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 3
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................4
MỤC LỤC..................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN DỰ ÁN..................................................................................................6
1. Lý do lựa chọn đề tài...........................................................................................6
2. Mục tiêu dự án nghiên cứu..................................................................................6
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................6
5. Ý nghĩa nghiên cứu..............................................................................................6
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN..............................................................................7
NỘI DUNG BÁO CÁO DỰ ÁN....................................................................................8
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY........................................................................8
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty..............................................8
1.2. Sứ mệnh và tầm nhìn.............................................................................................8
1.3. Sơ đồ tổ chức công ty và vị trí bộ phận marketing...............................................8
1.4. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm/dịch vụ chủ yếu................................................8
PHẦN 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH HIỆN TẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP...........................................................8
1.1. Môi trường vĩ mô..................................................................................................8
1.2. Môi trường vi mô (môi trường ngành)..................................................................8
1.3. Môi trường bên trong doanh nghiệp......................................................................8
1.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa................................................8
PHẦN 3. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG.................9
PHẦN 4. CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO NHÃN HÀNG/ DÒNG SẢN PHẨM
TẠI DOANH NGHIỆP..............................................................................................................9
PHỤ LỤC.................................................................................................................................11
Phụ lục 1: ………………………........................................................................................11
Phụ lục 2: ………………………........................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................12
BẢNG ĐÁNH GIÁ – GIAI ĐOẠN 1.......................................................................................13
BẢNG ĐÁNH GIÁ – GIAI ĐOẠN 2.......................................................................................14
BẢNG ĐÁNH GIÁ – TOÀN BỘ DỰ ÁN...............................................................................15

4
TỔNG QUAN DỰ ÁN
1. Lí do lựa chọn đề tài
Bánh ngọt, bánh kem với nhiều hương vị độc đáo, hấp dẫn khác nhau là nhu cầu
không thể thiếu của bất kỳ lứa tuổi nào của người Việt Nam hiện nay. Ngoài ra thì
bánh ngọt cũng được nhiều người ưu ái lựa chọn làm đồ ăn nhẹ cho bữa sáng. Vì vậy,
có thể khẳng định đây là sản phẩm có tiềm năng lớn đối với người đam mê kinh doanh
lĩnh vực này. Một cửa hàng bánh ngọt đáp ứng nhu cầu của khách hàng đặc biệt là giới
trẻ sẽ bắt nhịp cùng cuộc sống hối hả ngày nay. Xã hội ngày càng phát triển, con người
tham gia rất nhiều hoạt động, nhiều công việc để có thể đáp ứng được nhu cầu của bản
thân, song con người lại càng có ít thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi, vì vậy một cửa
hàng bánh ngọt sẽ đáp ứng được nhu cầu thư giãn hàng ngày trong những bộn bề của
cuộc sống. Trong kinh doanh, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào marketing luôn đóng vai trò
quan trọng với một doanh nghiệp, cửa hàng, dự án nào để tạo nên sự thành công. Nhân
tố hàng đầu để thu hút khách hàng là sự chất lượng đến từ sản phẩm và dịch vụ mà bạn
mang tới cho khách hàng. Bên cạnh việc không ngừng sáng tạo, nâng cao chất lượng
sản phẩm và dịch vụ. Bạn cũng cần trích ra một khoản chi phí để thực hiện chiến dịch
marketing quảng bá cho cửa hàng của mình. Bằng nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy
nhóm em đã chọn đề tài " TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA SẢN
PHẨM BÁNH CHOCOPIE CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ORION VINA. "
2. Mục tiêu dự án nghiên cứu
- Lựa chọn được công ty TNHH ORION Vina.
- Phân tích được môi trường kinh doanh hiện tạị của công ty TNHH thực
phẩm ORION Vina.
- Xác định được thị trường mục tiêu và định vị thị trường của sản phẩm bánh
CHOCOPIE.
- Xác định và phân tích được chiến lược marketing – mix của sản phẩm bánh
CHOCOPIE.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động marketing của sản phẩm bánh Chocopie của
công ty TNHH Orion Vina.
- Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Môi trường kinh doanh của công ty TNHH THỰC PHẨM
ORION VINA.
- Thị trường mục tiêu sản phẩm bánh CHOCOPIE.

5
- Định vị thị trường cho sản phẩm bánh CHOCOPIE, chiến lược marketing
– mix cho sản phẩm bánh CHOCOPIE. Hoạt động marketing của sản
phẩm bánh CHOCOPIE.tại công Ty TNHH THỰC PHẨM ORION
VINA.
- Không gian: tại công ty TNHH THỰC PHẨM ORION VINA., trên thị
trường Việt Nam
- Thời gian:
 Thời gian thu thập thông tin, dữ liệu: Từ năm 1958 đến năm 2022.
 Thời gian thực hiện dự án: 13/9 – 31/10/2022
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính: nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm
5. Ý nghĩa nghiên cứu
- Đối với nhóm nghiên cứu: giúp cho cá nhân, nhóm có được nhiều ý kiến,
kiến thức của những hoạt động marketing độc đáo, sáng tạo và mới lạ trên
thị trường.
- Đối với doanh nghiệp: Là kết quả giúp cho các nhà quản trị marketing của
công ty Orion Vina khảo đưa ra các quyết định về hoạt động marketing,
khắc phục các hạn chế của hoạt động marketing của doanh nghiệp hiện
nay.
- Một trong những tài liệu học tập giúp bản thân định hướng và phát triển
nghề của mình.

6
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
Thời gian Người chịu trách
Nội dung công việc Ghi chú
(từ ngày … đến ngày ...) nhiệm chính

(tương ứng với hạng mục công việc trong dự án.- (Nêu tên cá nhân cụ
(14/9- 5/10) Phần này bám sát vào phần NỘI DUNG CHI TIẾT thể trong nhóm thực
DỰ ÁN ở trên để làm) hiện)

- Cả nhóm
Ngày 14-9-2022 - Chọn công ty sản phẩm làm dự án

- Viết lời cam đoan , mở đầu , mục lục , kế hoạch


Từ ngày 14-9 đến 16-9 Đinh Văn Cường
thực hiện , lý do

- Tìm hiểu lịch sử phát triển của công ty TNHH thực


Từ ngày 16-9 đến 18-9 - Trần Quang Vinh
phẩm Orion Vina

- Tìm hiểu sơ đồ tổi chức , lĩnh vực hoạt động của


Từ ngày 18-9 đến 20-9 - Lê Thị Kiều Nga
công ty

Từ ngày 20-9 đến 23-9 - Tìm hiểu môi trường ngành - Phan Thị Tố Trinh

Từ ngày 23-9 đến 25-9 Tìm hiểu môi trường bên trong doanh nghiệp - Ung Thị Thúy

Từ ngày 25-9 đến 27-9 Xác định mục tiêu sản phẩm bánh chocopie - Phan Thị Tố Trinh

Xác định chiến lược định vị và mục tiêu của định


Từ ngày 27-9 đến 30-9 - Đinh Văn Cường
vị sản phẩm bánh Choco.Pie

Chiến lược maketing-mix cho sản phẩm bánh


Từ ngày 30-9 đến 2-10 - Trần Quang Vinh
chocopie tại Công ty tnhh thực phẩm Orion vina

Từ ngày 2-10 đến 5-10 Chỉnh sửa bài in tài liệu - Ung Thị Thúy

Ngày 30-9 Thiết lế slile - Lê Thị Kiều Nga

………., ngày …, tháng …. năm 20…

Giáo viên hướng dẫn Nhóm Sinh viên thực hiện


(ký và ghi rõ họ tên) Nhóm trưởng
(ký và ghi rõ họ tên)

7
NỘI DUNG BÁO CÁO DỰ ÁN

PHÂN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ORION VINA.


1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Giới thiệu:
- Tên đầy đủ: Công ty ORION (ORION company)
- Trụ sở chính: 30-10, Munbae-dong, Yongsan-gu, Seoul, Hàn Quốc Nhà
sáng lập: Lee Yang-Gu
- Tên doanh nghiệp: Chi nhánh Công ty TNHH Thực phẩm ORION VINA
- Tên giao dịch quốc tế: ORION FOOD VINA CO., LTD
- Trụ sở chính tại Việt Nam: Tầng 22, tòa nhà Pearl Plaza, 561A, Điện Biên
Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Người đại diện: ông Choi Kyung Seok
1.1 Lịch sử hình thành
- Vào thập niên 1990, Tập đoàn bánh kẹo hàng đầu Hàn Quốc – Orion đã
thành lập văn phòng đại diện tại TP. HCM và bắt đầu đưa các sản phẩm của
mình vào thị trường Việt Nam. Đến năm 2005, Orion chính thức mở chi
nhánh tại Việt Nam, thành lập công ty TNHH Orion Food Vina với 100%
vốn từ tập đoàn mẹ Orion.
- Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina được đánh giá là một trong những
công ty sản xuất các sản phẩm bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Các sản phẩm
của Orion được xuất khẩu và phân phối trên 65 quốc gia trên toàn thế giới.
Các sản phẩm nổi tiếng của Orion ở Việt Nam bao gồm Chocopie, Custas...
đã được khẳng định thương hiệu và chất lượng trên thị trường trong nước và
quốc tế. Năm 2007, Công ty thành lập Chi nhánh công ty TNHH thực phẩm
Orion Vina tại Bắc Ninh nhằm đẩy mạnh sản xuất và nâng cao doanh thu và
lợi nhuận của công ty. Orion Vina đồng thời được đánh giá là doanh nghiệp
nước ngoài tại Việt Nam thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
- Orion có một nhà máy ở KCN Mỹ Phước, TP. HCM và một nhà máy ở
KCN Yên Phong, Bắc Ninh, cả 2 nhà máy hoạt động với năng suất cao,
cung cấp đủ bánh kẹo, snack cho thị trường miền Bắc, Trung, Nam và xuất
khẩu qua nhiều quốc gia khác. Bên cạnh đó, nhằm tự chủ về nguồn nguyên
liệu cho sản phẩm snack khoai tây, Orion đã thành lập nông trại O’star Farm
tại Việt Nam, chuyên cung cấp nguyên liệu khoai tây tươi để sản xuất snack
khoai tây O’star. Orion mỗi năm đều đầu tư hàng triệu USD cho việc nâng
cấp hệ thống dây chuyền sản xuất, thiết bị, máy móc để tăng năng lực sản
xuất, giúp cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đa
dạng mẫu mã, giá rẻ. Đội ngũ công, nhân viên Orion được đào tạo bài bản
trước khi bắt đầu làm việc tại các phân xưởng, thường xuyên được trau dồi
kỹ năng, kiến thức bởi các chuyên gia đến từ Tập đoàn Orion.

8
1.2 Phát triển của công ty
- 1956: Mua lại nhà máy kẹo Pungguk, đổi tên thành bánh kẹo Tongyang, bắt
đầu sản xuất các loại bánh kẹo.
- 1960: Ra mắt sản phẩm bánh quy “Mami biscuit”.
- 1965: Liên tục cho ra mắt nhiều sản phẩm mới.
- 1968: Bắt đầu sản xuất chocolate và phát triển nhiều sản phẩm mới.
- 1969: Chinh phục thị trường nội địa bằng sản phẩm Chocolate.
- 1974: Ra mắt Mega Brand “CHOCOPIE”. Tự phát triển sản phẩm Orion
Chocopie độc đáo và bắt đầu sản phẩm mới cho kinh doanh. Tăng trưởng
nhanh chóng và tạo nên nền tảng phát triển cho Orion sau này. Hiện tại là
sản phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới, mỗi năm bán hơn 23 tỷ cái.
- 1976: Xuất khẩu Gum, tiếp tục phát triển nhiều sản phẩm đa dạng.
- 1987: Liên doanh với Pepsico ra sản phẩm Orion Fitso Lay.
- 1988: Ra mắt sản phẩm snack quốc dân POCCACHIP. 95% khoai tây tươi,
sản phẩm snack quốc dân và sau năm 2000 đều đạt doanh số snack khoai tây
hạng nhất.
- 1993: Thành lập văn phòng đại điện ở Bắc Kinh.
- 1996: Xuất khẩu đạt 30 triệu USD, thành laapk Orions Pro (đội bóng rổ),
thành lập Mediaplex (sản xuất phim).
- 2001: Thành lập tập đoàn Orion, tách ra khỏi tập đpàn Tongyang.
- 2003: Đổi tên công ty thành ORION CORPORATION.
- 2004: OFL tách khỏi Pepico và đổi tên thành Orion snack International.
- 2005: Thành lập pháp nhân OFV tại VIỆT NAM.
- 2007 Thành lập pháp nhân OEI tại Nga.
- 2015: Đổi tên Mediaplex.
- 2017: Mua lại công ty nước khoáng dung nham Jeju, khai trương Choco Pie
House.
- 2019: Ra mắt Jeju Volcanic Water, không chỉ dừng lại ở ngành bánh kẹo,
định hướng từng bước chuyển mình thành công ty thực phẩm toàn cầu.

1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn


Sứ mệnh
Sứ mệnh của Orion là “là sản xuất những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an
toàn với chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.”
Tầm nhìn
Orion đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất bánh kẹo Số 1 Việt Nam. Hơn
nữa, công ty đang cố gắng chuyển mình theo hướng doanh nghiệp phát triển

9
bền vững thông qua việc minh bạch trong sản xuất và báo cáo kinh doanh, tích
cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách giảm màu in trên
bao bì, hạn chế chi phí quảng cáo và thay vào đó, ra sức nghiên cứu cải tiến sản
phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời thực hiện các hoạt động trách
nhiệm xã hội. Và quyết tâm trở thành nhà sản xuất bánh kẹo số một VIỆT
NAM.
1.4 Sơ đồ tổ chức công ty ORION VINA và vị trí bộ phận marketing.

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH thực phẩm ORION VINA
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

1.5 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm/dịch vụ chủ yếu


1.5.1. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu
- Ngành nghề kinh doanh: bánh, mứt, kẹo. Nhà sản xuất và bán buôn, chuyên sản
xuất các mặt hàng bánh kẹo nổi tiếng thế giới: Chocopie, bánh bông lan, snack,
… phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu ra khu vực Đông Nam Á.
- Một số sản phẩm dịch vụ :
- Bánh chocopie
- Bánh quy ngọt
- Bánh snack
- Kẹo cao su Xylitol

10
1.5.2. Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu
Hình: 1.2

11
12
PHẦN 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH HIỆN TẠI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH THỰC
PHẨM ORION VINA.
1.1. Môi trường vĩ mô
1.1.1. Yếu tố dân số
Lực lượng đầu tiên của môi trường cần theo dõi là dân số, vì con người tạo nên
thị trường : thể hiện sự tăng trưởng dân số trên toàn thế giới, sự thay đổi cơ cấu tuổi
tác, cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, những sự di chuyển dân cư và sự chia nhỏ thị
trường đại chúng thành những thị trường nhỏ. Việc nắm bắt dân số là một yếu tố vô
cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể dựa vào đó mà đưa ra những chiến lược
Marketing phù hợp với từng vùng, từng độ tuổi. Bên cạnh đó là việc đưa ra những
sách lược mở rộng thị trường đối với người tiêu dùng giúp phát triển doanh
nghiệp.ờng đại chúng thành những thị trường nhỏ.
1.1.2. Yếu tố kinh tế
Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của
thị trường. Có sức mua mới có thị trường. Tổng sức mua phụ thuộc vào sự tăng trưởng
kinh tế, tạo công ăn việc làm, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của các lĩnh vực khác
nhau, sự thay đổi kết cấu tiêu dùng cũng như sự phân bổ sức mua ở các vùng khác
nhau.
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và
sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế.
1.1.3. Yếu tố chính trị - pháp luật
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ,
các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất
cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải
bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
1.1.4. Yếu tố văn hóa – xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc
trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những
giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại
và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy
mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Tuy vậy chúng ta cũng không thể
phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các quốc gia. Sự giao
thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các
ngành. Xã hội mà con người lớn lên trong đó đã định hình niềm tin cơ bản, giá trị và
các chuẩn mực của họ. Con người hấp thụ, hầu như một cách không có ý thức, một thế
giới quan xác định mối quan hệ của họ với chính bản thân mình, với người khác, với
tự nhiên và với vũ trụ. Sau đây là một số đặc điểm và xu hướng văn hóa chủ yếu mà
doanh nghiệp cần quan tâm.
1.1.5. Yếu tố khoa học – công nghệ
- Là một lực lượng quan trọng nhất, định hình cuộc sống của con người là công
nghệ. Mỗi công nghệ mới đều là môt lực lượng “phá hoại một cách sang tạo”.
13
- Doanh nghiệp phải theo dõi những xu hướng sau đây trong công nghệ.
+ Sự tang tốc của việc thay đổi công nghệ.
+ Những cơ hội đổi mới vô hạn.
+ Quy định về thay đổi công nghệ ngày càng chặt chẽ.
1.1.6. Yếu tố địa lí
- Những người làm marketing cần nhạy bén với những mối đe dọa và cơ hội gắn
liền với bốn xu hướng trong môi trường tự nhiên:
+ Thiếu hụt nguyên liệu.
+ Chi phí năng lượng tang.
+ Mức độ ô nhiễm tăng.

1.1 Môi trường vi mô (môi trường ngành)


1.1.1 Phân khúc thị trường trong ngành
1.2.1.1 Địa lí
- Một doanh nghiệp lớn, hơn ai hết Orion Vina luôn muốn mở rộng thị trường
để có thể phân bố các sản phẩm đến với cả trong và ngoài nước. Chính vị vậy,
về yếu tố địa lí, Orion Vina đã có các xưởng sản xuất ở cả Miền Bắc và Miền
Nam.
Miền Nam thì có nhà máy sản xuất ORION Mỹ Phước (Bình Dương).
Miền Bắc thì có nhà máy thực phẩm ORION tại KCN Yên Phong.
1.2.1.2 Độ tuổi
- Là một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu ở Việt Nam luôn muốn đáp
ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng, khơi dậy nhu cầu mua, sử dụng, đánh
giá sản phẩm và tạo được uy tín lớn, có đủ chất lượng và nắm giữ khách hàng được
lâu. Vậy nên Orion đã cho ra nhiều sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng được tất cả
các độ tuổi từ nhỏ đến lớn:
+ Độ tuổi nhỏ: Nhu cầu của các khách hàng này rất lớn, đặc biệt là các sản
phẩm về đồ ngọt như bánh, kẹo, kem, …Một sản phẩm bắt mắt có thể dễ dàng
thu hút vị khách hàng tiềm năng này. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh
nghiệp đáp ứng nhu cầu và mở rộng thị trường tiêu thụ
+ Độ tuổi trung bình: Đa số ở độ tuổi này, nhu cầu về sử dụng các mặt hàng đồ
ngọt khá ít, và thay vì chú trọng đến việc thưởng thức vì họ để ý đến mẫu mã và
các chương trình thu hút khách hàng nhiều hơn như là giảm giá, khuyến mãi,
tặng kèm, hay các chương trình trò chơi hấp dẫn.
+ Độ tuổi lớn: Ở khách hàng này, họ ít nhu cầu sử dụng sản phẩm hơn mà chỉ
chú trọng cho việc mẫu mã và hình ảnh bên ngoài đẹp, bắt mắt, hấp dẫn để
biếu, làm quà tặng người thân, quà tết. Đó cũng là một yếu tố để doanh nghiệp
nắm bắt và cả thiện sản phẩm tốt hơn đối với nhu cầu của người tiêu dùng.
1.2.1.3 Thu nhập
14
- Nhà máy sản xuất Orion sản xuất ra nhiều loại bánh với nhiều kích cỡ khác
nhau nhằm phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng nhằm đánh vào tất cả
mọi người dù có thu nhập cao hay thấp mà muốn sử dụng sản phẩm của
Orion.
1.2.1.4 Quy mô gia đình
- Theo truyền thống của người Việt Nam thì người mẹ là người quyết định
việc mua sắm trong gia đình nên tập đoàn Orion đã đánh vào tâm lí của
người nội trợ là ngon bổ rẻ để lấy long các bà nội trợ nhằm giữ được một
lượng khách cố định và lâu dài nhờ vào việc quảng cáo trên dây chuyền hiện
đại, nguyên liệu đảm bảo chất lượng ...v…
1.2.1.5 Quan hệ xã hội
- Người Việt Nam luôn có một truyền thống lâu đời đó là hiếu khách, việc
tặng quà, biếu quà cho nhau đó là một hành động quá quen thuộc tạo sự yêu
thương, kính trọng và cũng chứng tỏ được việc đối phương là một người đáng
quý đối với mình. Trong mỗi dịp lễ tết, các ngày giỗ, thăm hỏi, tiệc mừng, …
đều có những món quà thân thương tặng cho nhau, cùng nhau thưởng trà và
chia sẽ một chút đồ ngọt. Họ thường chú trọng vào kiểu dáng và các hoa văn,
họa tiết, màu sắc của sản phẩm phù hợp với mục đích khi họ mua sản phẩm
hơn.
1.2.1.6 Đối thủ cạnh tranh
- Hiện nay trên thị trường VIỆT NAM có tới trên 30 doanh nghiệp sản xuất
bánh kẹo có tên tuổi nên hiện tượng dành giật thị phần và cạnh tranh lẫn
nhau trên thị trường của các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt.
- Orion Food Vina là một doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài nên có thế
mạnh là sản xuất được các loại sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lí,
tuy nhiên vẫn vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các doanh nghiệp sản
xuất bánh kẹo trong nước, có uy tín lâu năm trên thị trường. Nhãn hàng
bánh mềm phủ chocolate của Orion-Vina với thương hiệu Chocopie đang
chịu sự cạnh tranh trực tiếp của các thương hiệu cùng loại sau:
- Bánh Long Pie của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
- Bánh Lotte Pie của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa-Bibica.
- Bánh Delipie của công ty cổ phần thực phẩm Đông Á.
- Bánh Nice, Chocovina của công ty bánh kẹo Quảng Ngãi – Biscafun.
- Bánh Phaner Pie, Choco P&N của công ty cổ phần bánh kẹo Phạm Nguyên.
- Ngoài ra, Orion Vina cũng chịu sự cạnh tranh gián tiếp từ các đối thủ là các
công ty sản xuất bánh kẹo nỗi tiếng trên thị trường như: tập đoàn kinh đô,
công ty cổ phần thực Hữu Nghị, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, công
ty cổ phần bánh kẹo Vinabico, …

15
1.1.2 Nhà cung ứng
- Orion Vina có mặt tại Việt Nam vào năm 2005,tập đoàn này chính thức mở chi
nhánh tại Việt Nam.Đặc biệt là nhà cung ứng TNHH Orion Vina và hiện tại là một địa
điểm sản xuất với chiến lược xuất khẩu và phân phối bánh kẹo Orion ra 60 quốc gia
trên toàn thế giới.
1.1.3 Trung gian marketing
Hiện tại Orion đang dùng nhiều cách để quảng bá sản phẩm mình,mà đa dụng nhất
vẫn là chiến lược truyền thông marketing.
Sau đây chúng ta đi qua đôi nét về chiến lược truyền thông này :
Orion vẫn phát triển và duy trì được doanh số bán hàng và sản xuất.Tuy rằng các
sản phẩm Orion là sản phẩm chất lượng cao ,hàng uy tín nhưng công ty vẫn không
ngưng tìm tòi và phát triển thêm những sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu người
tiêu dùng Việt Nam.Orion Food sử dụng chủ đề " Tình như Chocopie" nhằm khai thác
gắn bó bền chặt giữa mỗi người tiêu dùng với những người mà họ yêu thương.
1.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp
1.2.1 Nguồn lực doanh nghiệp
1.2.1.1 Nguồn lực hữu hình.
1.2.1.1.1 Công nghệ
- Để sản phẩm hoạt động rộng rắp, đủ để chuyển giao tới nhiều khu vực và đáp
ứng đủ số lượng nhu cầu của người tiêu dùng. Orion vian đã phải sử dụng nhiều thiết
bị máy móc tiên điến để vận hành tốt hơn như: Máy trộn bột làm bánh, máy se bột làm
bánh, máy chia bột, tủ ủ bột, lò nướng, những dây chuyền sản xuất trên góp phần cho
các hoạt động sản xuất được thúc đẩy và phát triển hơn.
1.2.1.1.2 Tài chính
- Orion vina có nguồn tài chính ổn định, nkhá lớn mạnh và nguồn đầu tư, vốn dồi
dào.
- Năm 2016, Orion công bố doanh thu tại thị trường Việt Nam khoảng 174.5 triệu
USD, tương đương với hơn 3.800 tỉ đồng
1.2.1.1.3 Cơ sở vật chất
- Cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến nhất được qua kiểm định. Hàng loạt máy móc
và thiết bị được nâng cấp, cho ra sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu cũng như mong
muốn của người tiêu dùng.
1.3.1.1 Nguồn lực vô hình
1.3.1.1.1 Hương hiệu, danh tiếng
- Tên thương hiệu: ORION.
- Logo thương hiệu: mẫu đồ họa.
16
- Kiểu chữ của thương hiệu: không nhất quán.
- Ý nghĩa tên thương hiệu:
+ Orion là chòm sao, biểu trưng cho chùm chất lượng tuyệt hảo, luôn vươn
lên đỉnh cao sự thỏa mãn của khách hàng.

Hình: 2.1
- Giải thích logo:
+ Hình tròn biểu trưng cho trái đất, cho sự toàn cầu, so sánh tầm quốc tế.
+ Dãy sao quanh vòng tròn và hướng lên cao vươn ra khỏi trái đất thể hiện
công ty luôn cố gắng vươn chất lượng sản phẩm vang cao, vang xa và hướng tới tương
lai tốt đẹp. Vươn tới chất lượng vàng của sản phẩm.
- Ý nghĩa: Logo và tên thương hiệu được liên kết nhất quán và ấn tượng
thông qua biểu tượng hình tròn và ngôi sao hòa quyện cùng vươn lên đỉnh
cao.
- Đánh giá về nhãn hiệu chocopie-orion:
Chocopie được đặt tên theo tên thương mại của doanh nghiệp (orion) đi kèm tên
cá biệt của sản phẩm (chocopie).

17
Hình: 2.2
1.3.1.2.2 Con người
- Ban lãnh đạo tập đoàn ORION hiện nay: chủ tịch tập đoàn: Ông: KIM SANG
WOO.
- Phó chủ tịch kiêm dám đốc phân phối và bán hàng: Ông CHOL PIL KYU Phó
chủ tịch kiêm dám đốc Marketing tồn cầu: Ông KANG WOON KEE.
- Phó chủ tịch kiêm giám đốc bộ phận RD: ÔNG LEE KWAN JUNG.
- Trụ sở tập đoàn :30-10, MUNBAE-DONG, YONGSAN-GU, SEOU, …
1.3.1.2.3 Quy trình
- Xác định mục tiêu và chiến lược:
+ Phân tích, dự báo thị trường và phân tích swot
+ Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
+ Xác định phương án chiến lược phù hợp
1.4 Những thành tựu công ty đạt được trong giai đoạn thời gian cụ thể
Ngành bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định
(khoảng 2%/năm). Dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng theo.
Hiện nay khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng về
doanh thu tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất thế giới (14%) trong 4 năm từ 2003 đến 2006 tức
khoảng 3%/năm. Ngành bánh kẹo của Việt Nam cũng đang từng bước khẳng định vị
trị của mình trên thị trường trong nước và hội nhập với thị trường thế giới. Năm 2009,
doanh thu của Orion Food Vina tăng trưởng 80% và thị phần đã tăng lên mức 11.3%
từ mức 7.3% của năm 2008. Công ty cũng đã mở rộng mạng lưới bán hàng lên 78,292
cửa bán lẻ từ con số 59,197 vào năm 2008, con số cửa hàng bán buôn cũng tăng gấp
đôi lên 229 cửa hàng trong năm 2009. Như vậy, có thể đánh giá rằng Việt Nam là một
trong những thị trường lớn và đầy triển vọng trong ngành công nghiệp sản xuất bánh
kẹo.
1.5 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa

Điểm mạnh (strengths) Điểm yếu (Weaknesses)


- Nguồn nguyên liệu chế biến chất - Các hoạt động marketing vẫn bị phân
lượng, đảm bảo an toàn tán theo từng nhãn hàng.

- Sở hữu nguồn vốn đầu tư lớn, hệ - Cơ cấu tổ chức và vận hành hệ


thống quy trình sản xuất luôn được thống kênh phân phối còn nhiều hạn
cải tiến đồng thời hãng cũng chú chế.
trọng xây dựng cơ sở hạ tầng.

18
- Có nhiều chiến lược truyền thông - Số lượng đại lý phân phối tương đối ít
hiệu quả so với đối thủ cạnh tranh.
- Hệ thống phân phối ngày càng mạnh - Giá thành khá cao so với các sản phẩm
hơn các đối thủ. cùng lại khác nhãn hàng khác.
-
- Phương thức quản lí và công nghệ - Chưa đáp ứng được lượng hàng hóa
được chú trọng nâng cấp ngày càng được sản xuất hàng loạt để phân phối
hiện đại hơn. trên nhiều tỉnh thành.

CƠ HỘI (Opportunities) Thách thức (Threats)

- Thị trường Việt Nam có nguồn nhân - Sự cạnh tranh về giá, khủng hoảng về
lực dồi dào, giá rẻ và có kinh nghiệm lạm phát trên thị trường ngày càng gia
trong sản xuất, chế biến cần được tăng.
khơi dậy và phát huy. 

- Các đối thủ cạnh tranh trong nước - Các đối thủ cạnh tranh liên tục mở
yếu, nhỏ chưa có chiến lược quảng rộng và chiếm lĩnh thị phần.
bá mạnh mẽ.

- Thu nhập người tiêu dùng tăng kéo - Orion chịu sự cạnh tranh gián tiếp từ
theo nhu cầu thị trường tăng tạo cơ các đối thủ sản xuất bánh kẹo nổi tiếng
hội tiềm năng để Orion nâng cao trên thị trường.
doanh số.

- Tại thị trường nông thôn, việc tiêu - Phân khúc trung bình và thấp gặp sự
thụ bánh kẹo vẫn còn rất hạn chế cạnh tranh gay gắt của các đối thủ
hứa hẹn sẽ còn nhiều cơ hội tăng
trưởng trong tương lai.

- Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thực - Sự sụt giảm của thị trường chứng
phẩm, bánh kẹo ngày càng tăng. khoán, lạm phát hạn chế tác dụng, ảnh
hưởng tới nguồn vốn huy động.

- Các chương trình khuyến khích


người Việt dùng hàng Việt.
- Khách hàng ngày càg ưa chuộng sản

19
phẩm có thương hiệu.

PHẦN 3. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG
3.1. Xác định thị trường mục tiêu
Dòng bánh này là dòng bánh cao cấp nên với mức giá được coi là cao so với thu
nhập của người Việt. Vì vậy thị trường mục tiêu được công ty chọn lựa là người có thu
nhập trung bình và cao.
3.2. Chiến lược định vị sản phẩm
3.2.1. Mục tiêu định vị sản phẩm
- Mục tiêu định vi dẫn đầu thị phần: Hiện dòng sản phẩm bánh phủ sôcôla của
hãng chiếm 58% thị phần tại Việt Nam, Tiên phong đưa chiếc bánh phủ sôcôla
(ChocoPie) vào thị trường Việt Nam và trở thành thương hiệu đứng đầu với thị phần
chiếm gần 60% trong những năm qua, Orion đã khơi mào cuộc chiến cạnh tranh quanh
chiếc bánh ChocoPie.
3.2.2. Điểm khác biệt của sản phẩm
-Khác biệt về sản phẩm: bánh được làm lạnh, tiệt trùng, chất lượng luôn ổn định.
Logo và tên thương hiệu được liên kết nhất quán và ấn tượng thông qua biểu tượng
hình tròn và ngôi sao hòa quyện cùng vươn lên đỉnh cao.
-Khác biệt về hình ảnh: slogan “Orion là chocopie, chocopie là Orion” với cái
tên dễ đọc, dễ nhớ, chocopie thật sự có chỗ đứng trong long người tiêu dùng.
3.2.3. Chiến lược định vị sản phẩm

20
-Định vị dựa vào thuộc tính sản phẩm và lợi ích sản phẩm mang đến cho khách
hàng: Một chiếc bánh khi đói sẽ giúp bạn tang hiệu quả công việc, giúp tinh thần bạn
khá lên rất nhiều với lớp bánh mềm mại và lớp kẹo dẻo thơm ngon.
-Đối tượng khách hàng: Mọi lứa tuổi

PHẦN 4. CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CỦA SẢN PHẨM CHOCOPIE


CỦA ORION VINA.
4.1. Chiến lược sản phẩm
4.1.1. Danh mục sản phẩm/dịch vụ của orion.
- Bánh Chocopie.

Bánh Bánh Choco- Bánh Choco-pie Bánh Choco-pie


Choco-pie pie Hạnh Dưa Hấu Sô-Cô-La
CaCao Nhân

Hình: 4.1

Bánh Choco-pie Bánh Choco-pie Bánh Choco-pie


MatCha Đậu Đỏ SaKuRa Vị Đào Sữa Chua

21
Hình: 4.2

4.1.2. Các quyết định về nhãn hiệu


-Nhãn hiệu sản phẩm: là thành phần cực kì quan trọng trong chiến lược sản
phẩm, nó giúp người mua nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với
sản phẩm của doanh nghiệp khác.
- Hiểu được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng, thương hiệu và uy tín của doanh
nghiệp.
- Ngay từ khi chính thức có mặt trên thị trường, Orion đã không ngừng xây dựng
và phát triển thương hiệu của mình trở thành một trong những thương hiệu bánh kẹo
nổi tiếng trên toàn Thế Giới.
- Khi nhắc tới công ty TNHH thực phẩm Orion là sẽ nhắc đến sản phẩm
chocopie theo câu slogan: “orion là chocopie, chocopie là orion”. Đây là một trong
những sản phẩm chủ lực của công ty Orion quyết định đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy có
thể thấy rằng cùng với chất lượng, cái tên dễ đọc, dễ nhớ đã giúp Chocopie-Orion tại
được chỗ đứng trong người tiêu dùng.
4.1.3. Các quyết định về bao bì
- Bao bì là vật bao phủ, chứa đựng sản phẩm.
- Trong tình hình hiện tại: bao bì có hai chức năng cơ bản:
+ Chức năng kĩ thuật
+ Chức năng bán hàng
- Nhận thức được vai trò của bao bì trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và
hơn hết là cung cấp tâm lý lợi ích cho khách hàng.
- Công ty đã đầu tư rất nhiều và rất chú trọng đến việc lựa chọn bao bì và nhãn
hiệu, tên gọi làm sao cho thật “ bắt mắt”, vừa bảo quản được sản phẩm, vừa dễ
đọc, dễ nhớ.

22
4.2. Chiến lược giá
4.2.1. Bảng giá hiện tại của sản phẩm

Số lượng mỗi Trọng lượng bánh Giá bán


hộp bánh

Hộp 2 bánh 33g 9.000đ

Hộp 6 bánh 30g 30.000đ

Hộp 12 bánh 33g 55.000đ


Hình: 4.3

4.2.2. Phương pháp định giá cho sản phẩm


- Định giá theo nhu cầu:
Việt Nam là một nước có GDP/người thấp, chi tiêu trong gia đình điều do sự
quyết định của những người nội trợ. Phần đa nhu cầu của việc sử dụng các sản phẩm
đồ ngọt không lớn, họ sẽ tìm kiếm các mặt hàng có giá thành vừa và rẻ, bên cạnh đó là
các mặt hàng với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn sẽ được thu hút hơn. Nắm
bắt nhu cầu đó, Chocopie có những mức giá thích hợp để đáp ứng những mong muốn
của khách hàng.

4.2.3. Các chiến lược điều chỉnh giá cho sản phẩm

- Chiếc khấu tiền mặt: là sự giảm giá cho người mua nếu thanh toán sớm. VD:
việc thanh toán được kéo dài trong 30 ngày, nhưng người mua có thể được lợi 2%
trên đơn giá nếu thanh toán trong vòng 10 ngày.

- Chiếc khấu số lượng: là sự giảm giá cho những người mua nhiều, áp dụng
cho mọi khách hàng, đặc biệt là đại lí cấp 1 nhằm khích lệ cho họ mua nhiều hơn,
nhờ đó giảm được nhiều phí tồn và tăng được tổng lợi nhuận của công ty.

23
- Chính sách định giá của công ty đảm bảo rằng các quyết định về định giá
được phối hợp với các quyết định của công ty về thị trường về mục tiêu, hình ảnh
và các yếu tố Maketing hỗn hợp khác.

- Giá của đối thủ cạnh tranh và phản ứng của họ về giá ảnh hưởng không
nhỏ đến việc định giá của công ty.

- Thị trường rất nhạy cảm với giá cả và giá thấp sẽ kích thích sức tăng trưởng
của thị trường nhiều hơn nữa.

4.3. Chiến lược phân phối


4.3.1. Thị trường khu vực kinh doanh hiện tại của công ty
- ORION VINA đã xây dựng mạng lưới kinh doanh trên toàn cầu, tăng cương
chiếm lĩnh trên thị trường trong và ngoài nước. Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và
tăng thu lợi nhuận thông qua các chiến dịch phân phối nhỏ lẻ, hoạt động mở rộng thị
trường.

4.3.2. Cấu trúc kênh phân phối

4.3.3. Phương thức phân phối


- Phân phối rộng rãi
+ Là một doanh nghiệp tiềm năng, với nguồn nhân lực tốt cộng nguồn tài chính và
nguồn đầu tư dồi dào. Orion Vina không chỉ muốn dừng lại ở việc phân phối nhỏ lẻ

24
mà ngày càng mở rộng hơn nữa về thị trường, phân phối rộng rắp để có thể chuyền tay
đến người tiêu dùng nhanh nhất về mọi mặt hàng và các sản phẩm nòng cốt như bánh
Chocopie. Hầu hết các vùng Nam Bắc đều thấy hình ảnh bánh Chocopie trong các
quầy hàng siêu thị lớn nhỏ, quầy tạp hóa hay các cửa hàng tiện lợi. Đó cũng là một
minh chứng cho thấy sức mạnh của việc phân phối rộng rãi các mặt hàng của doanh
nghiệp này.
4.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
4.4.1. Quảng cáo
 Tên chương trình quảng cáo: Ông cháu và anh em
 Thời gian quảng cáo: gần 30s
 Mục tiêu quảng cáo: Nhấn mạnh vào tình cảm giữa người với người. Đó là
những kỷ niệm giữa hai ông cháu ở bênh bờ hồ hoặc tình cảm của hai anh em
nhường bánh cho nhau bên bàn viết của ông đồ đã giúp Orion truyền thông điệp
yêu thương đến với mọi người thông qua chiếc bánh chocopie.
 Thông điệp quảng cáo: Tình như Chocopie
 Phương tiện quảng cáo: Truyền hình, báo, tạp chí.
4.4.2. Khuyến mãi
 Tên chương trình khuyến mãi:
+ “Lên rừng xuống biển – Ngập quà tiếp sức”
 Mục tiêu khuyến mãi
+ Đêm đến những trải nghiệm thú vị và khuyến khích các bạn trẻ tận hưởng
một mùa hè rực rỡ.
 Hình thức khuyến mãi
+ Thẻ cào may mắn với những phần quà hấp dẫn.
+ Khách hàng có thể tham gia cuộc thi để có cơ hội sỡ hữu những chuyến đi
du lịch miễn phí.
 Nội dung khuyến mãi
+ Nhằm thu hút người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm hơn, có ấn tượng đặt
biệt về sản phẩm.
4.4.3. Quan hệ công chúng
 Tên chương trình QHCC: Chiến dịch lớp học vui
 Thời gian thực hiện: 2020

25
 Mục tiêu QHCC: Làm tăng độ tin cậy của người dùng tới Chocopie
 Hoạt động QHCC: Pr cộng đồng
 Nội dung chương trình QHCC: Chiến dịch được tiến hành với mục đích tạo
dựng văn hóa lớp học hạnh phúc, nhằm ngăn chặn bạo lực học đường với sự
tham gia của trẻ em, bố mẹ và giáo viên thông qua trò chơi.
4.4.4. Bán hàng cá nhân
 Thị trường bán hàng: Siêu thị, tạo hóa, big C, cửa hàng tiện lợi.
 Hình thức bán hàng: Bán lẻ
4.4.5. Marketing trực tiếp
 Tên chương trình marketing trực tiếp: Bày bán ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi
 Mục tiêu marketing trực tiếp: Quảng cáo
 Kênh/ phương tiện marketing trực tiếp: Khảo sát khách hàng trực tiếp
 Nội dung chương trình marketing trực tiếp: Nhằm tiếp cận trực tiếp với khách
hàng.

26
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: ……………………….
Phụ lục 2: ……………………….

27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tên tác giả (năm), tên tài liệu, NXB ....
2. ...
Hướng dẫn: Danh mục tài liệu tham khảo phải ghi theo thứ tự quy định: Học
hàm tác giả, tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản

28
BẢNG ĐÁNH GIÁ – GIAI ĐOẠN 1
HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Môn học: …............. Mã môn : ………….
Nhóm: ….........
(1) Điểm giai đoạn (GVHD chấm):

Mức độ % đóng góp từng thành viên

Tiêu chí đánh giá Tỉ lệ % Trần Đinh Lê Thị Phan (Tên


Ung Thị
Quang Văn Kiều Thị Tố thành
Thúy
Vinh Cường Nga Trinh viên)

Tối đa
1. Mức độ tham gia buổi họp nhóm 15%  15%   15% 15%   15%  
15%

Tối đa
2. Tham gia đóng góp ý kiến 15%   15%  15%  15%  15%  
15%

3. Hoàn thành công việc được giao Tối đa


20%   20%  20%  20%  20%  
theo đúng thời hạn 20%

4. Hoàn thành công việc được giao Tối đa


20%   20%  20%  20%  20%  
đảm bảo chất lượng 20%

5. Có ý tưởng mới, sáng tạo đóng Tối đa


15%   15%  15%  15%  15%  
góp cho nhóm 15%

6. Tinh thần hợp tác, hỗ trợ, đoàn Tối đa


15%   15% 15%   15% 15%   
kết với các thành viên trong nhóm 15%

(2) Tổng % đóng góp cho nhóm 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Chữ ký xác nhận của từng thành viên            

(3) Điểm trình bày (nếu có)            

(4) Điểm cá nhân được quy đổi


0 0 0 0 0 0
(4)=[(1)*(2) +(3)]/3

Ghi chú:
- GV sẽ cho điểm tổng của nhóm từng bài tập.
- Điểm cá nhân theo từng bài tập nhóm được quy đổi = % đóng góp x điểm nhóm

Đà Nẵng, ngày…. tháng…. năm…….


Nhóm trưởng
(ký và ghi rõ họ và tên)

29
BẢNG ĐÁNH GIÁ – GIAI ĐOẠN 2
HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Môn học: …............. Mã môn : ………….
Nhóm: ….........
(1) Điểm giai đoạn (GVHD chấm):

Mức độ % đóng góp từng thành viên

Tiêu chí đánh giá Tỉ lệ % Trần Đinh Lê Thị Phan


Ung Thị
Quang Văn Kiều Thị Tố
Thúy
Vinh Cường Nga Trinh

Tối đa
1. Mức độ tham gia buổi họp nhóm 15%   15%  15%  15%  15%  
15%

Tối đa
2. Tham gia đóng góp ý kiến  13%  15% 15%  15%  15%   
15%

3. Hoàn thành công việc được giao Tối đa


 20%  20%  20%  20%  20%  
theo đúng thời hạn 20%

4. Hoàn thành công việc được giao Tối đa


 20%  20% 20%  20%  20%   
đảm bảo chất lượng 20%

5. Có ý tưởng mới, sáng tạo đóng Tối đa


 15%  15%  15%  15%  15%  
góp cho nhóm 15%

6. Tinh thần hợp tác, hỗ trợ, đoàn Tối đa


 15% 15%  15%  15%  15%   
kết với các thành viên trong nhóm 15%

(2) Tổng % đóng góp cho nhóm 100% 98% 100% 100% 100% 100% 0%

Chữ ký xác nhận của từng thành viên            

(3) Điểm trình bày (nếu có)            

(4) Điểm cá nhân được quy đổi


0 0 0 0 0 0
(4)=[(1)*(2) +(3)]/3

Ghi chú:
- GV sẽ cho điểm tổng của nhóm từng bài tập.
- Điểm cá nhân theo từng bài tập nhóm được quy đổi = % đóng góp x điểm nhóm

Đà Nẵng, ngày…. tháng…. năm…….


Nhóm trưởng
(ký và ghi rõ họ và tên)

30
BẢNG ĐÁNH GIÁ – TOÀN BỘ DỰ ÁN
HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Môn học: …............. Mã môn : ………….
Nhóm: ….........
(1) Điểm giai đoạn (GVHD chấm):

Mức độ % đóng góp từng thành viên

Tiêu chí đánh giá Tỉ lệ % Trần Đinh Lê Thị Phan


Ung Thị
Quang Văn Kiều Thị Tố
Thúy
Vinh Cường Nga Trinh

Tối đa
1. Mức độ tham gia buổi họp nhóm 15%  15%  15%  15%  15%   
15%

Tối đa
2. Tham gia đóng góp ý kiến  15% 15%  15%  15%  15%   
15%

3. Hoàn thành công việc được giao Tối đa


 20%  20%  20%  20%  20%  
theo đúng thời hạn 20%

4. Hoàn thành công việc được giao Tối đa


 20%  20%  20%  20%  20%  
đảm bảo chất lượng 20%

5. Có ý tưởng mới, sáng tạo đóng Tối đa


 15%  15%  15%  15%  15%  
góp cho nhóm 15%

6. Tinh thần hợp tác, hỗ trợ, đoàn Tối đa


 15%  15%  15%  15%  15%  
kết với các thành viên trong nhóm 15%

(2) Tổng % đóng góp cho nhóm 100% 100% 100% 100% 100% 100% 0%

Chữ ký xác nhận của từng thành viên            

(3) Điểm trình bày (nếu có)            

(4) Điểm cá nhân được quy đổi


0 0 0 0 0 0
(4)=[(1)*(2) +(3)]/3

Ghi chú:
- GV sẽ cho điểm tổng của nhóm từng bài tập.
- Điểm cá nhân theo từng bài tập nhóm được quy đổi = % đóng góp x điểm nhóm

Đà Nẵng, ngày…. tháng…. năm…….


Nhóm trưởng
(ký và ghi rõ họ và tên)

31

You might also like