You are on page 1of 30

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH


BỘ MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

Giảng viên hướng dẫn : THS. Dương Ngọc Hồng


Họ và tên : Huỳnh Việt Sinh
Lớp : RM001
Mã lớp học phần : 23D1BUS50300602
Khóa : K47, Đại học chính quy

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2023


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................


DANH MỤC HÌNH...............................................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.........................................................................................................
BÀI LÀM.............................................................................................................................1
CÂU 1:.............................................................................................................................1
Câu 1a:.........................................................................................................................1
Câu 1b:.........................................................................................................................2
CÂU 2:.............................................................................................................................3
Câu 2a:.........................................................................................................................3
Câu 2b:.........................................................................................................................5
CÂU 3:.............................................................................................................................9
Câu 3a:.........................................................................................................................9
Câu 3b:.......................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO (APA)..........................................................................................
DANH MỤC BẢNG
Số thứ tự Tên bảng
Bảng 3.1: Số liệu thống kê lượng khách du lịch đến Việt Nam giai
1
đoạn 2015-2019
Bảng 3.2: Biến động của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai
2
đoạn 2014-2019
3 Bảng 3.3: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2015-2019
Bảng 3.4.: Tình hình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu
4
năm 2020

DANH MỤC HÌNH


Số thứ tự Tên hình

1 Hình 2.1: Sản phẩm xe hơi của Tesla phiên bản Model S Plaid

2 Hình 2.2: Sản phẩm Loa Amazon Echo

3 Hình 3.4: Du lịch Việt Nam qua các con số năm 2019

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Số thứ tự Tên biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2015-2019
1
Biểu đồ 3.2: Số lượng và tăng trưởng khách du lịch nội địa giai đoạn
2
2015-2019 (triệu lượt,%)
Biểu đồ 3.3: Tổng thu từ du lịch quốc tế và tổng thu về du lịch nội địa
3
giai đoạn 2015-2019 (nghìn tỷ đồng)
Biểu đồ 3.4: Khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (triệu
4
lượt người)
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ về số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai
5
đoạn 2016-2021
BÀI LÀM
CÂU 1:

Câu 1a:

Quản trị chiến lược toàn cầu là quá trình thiết lập kế hoạch, triển khai, quản lý và giám
sát các hoạt động hay các chiến lược của doanh nghiệp ở phạm vi quốc tế trong môi
trường của nhiều quốc gia khác nhau và đối mặt với các thách thức toàn cầu. Nó định
hướng và phát triển chiến lược kinh doanh đa quốc gia, bao gồm việc tìm kiếm cơ hội
đầu tư, phát triển sản phẩm, tiếp cận thị trường mới, quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi
nhuận từ hoạt động toàn cầu. Bên cạnh đó, Nó còn phân tích môi trường kinh doanh cũng
như hoạch định hệ thống mục tiêu và giải pháp chiến lược phù hợp. Tổ chức kiểm soát và
điều chỉnh chiến lược (khi cần thiết). Nhằm mục tiêu đó là tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ
chức, tăng cường giá trị cổ phiếu và tối đa hóa lợi nhuận thông qua hoạt động kinh doanh
trên toàn cầu.

Để thành công trong quản trị chiến lược toàn cầu, các doanh nghiệp cần hiểu được môi
trường kinh doanh và văn hóa của từng quốc gia, đồng thời có kỹ năng quản lý nhân sự
và quản lý tài chính với quy mô toàn cầu.

Ý nghĩa của quản trị chiến lược đối với doanh nghiệp có thể nói là vô cùng quan
trọng. Lý do cho điều này đó là các doanh nghiệp đa quốc gia hoạt động trên nhiều quốc
gia và các thị trường khác nhau trên toàn thế giới. Quản trị chiến lược giúp cho các doanh
nghiệp có thể định hình và phát triển chiến lược kinh doanh toàn cầu một cách kế hoạch,
tư duy. Cho phép họ thiết lập các kế hoahcj phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, văn
hóa và luật của từng quốc gia mà họ kinh doanh. Bên cạnh đó, các MNC đối mặt với đa
thức và cơ hội trong môi trường kinh doanh đa quốc gia, đó là lý do tại sao cần phải có
quản trị chiến lược, nhằm mục đích giúp các MNC có thể: Tìm kiếm và định hình cơ hội
đầu tư trong nhiều quốc gia khác nhau; Phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu
cầu của khách hàng; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đa dạng và tôn trọng đa dạng văn
hóa trong môi trường làm việc đa quốc gia.; Quản lý các rủi ro kinh doanh đa quốc gia,

4
bao gồm rủi ro chính trị, rủi ro thị trường và rủi ro về tài chính.; Tối ưu hóa lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh đa quốc gia thông qua quản lý tài chính và tài trợ toàn cầu.; Đứa ra
các chiến lược để mở rộng hơn, tóm tắt các chiến lược về giá cả, tối ưu hóa nguồn nhân
lực và giúp doanh nghiệp phát triển nhanh.

Nói tóm lại, quản trị chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các MNC đạt
được lợi thế cạnh tranh toàn cầu và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình trên quy mô
toàn cầu.

Câu 1b:

Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm này. Như chúng ta đã biết, quản trị chiến
lược là quá trình lên kế hoạch và sử dụng tài nguyên để đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp.Chính vì vậy, bất kì doanh nghiệp ở quy mô nào (lớn hay nhỏ) thì việc quản trị
chiến lược là cực kỳ quan trọng và mang tính tất yếu.

Các doanh nghiệp quy mô nhỏ thường đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh khốc
liệt trong ngành, hạn chế về tài nguyên, sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và nhu
cầu của khách hàng khó tính. Vì thế, quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp nhỏ cạnh
tranh đạt hiệu quả với các đối thủ lớn hơn và tận dụng các cơ hội để phát triển kinh
doanh. Quản trị chiến lược bao gồm việc đánh giá thị trường, phân tích SWOT (điểm
mạnh - điểm yếu - cơ hội - tỷ lệ thức), xác định định hướng và mục tiêu của doanh
nghiệp, lập kế hoạch và triển khai chiến lược. Những bước này không chỉ giúp cho doanh
nghiệp quy mô nhỏ mà còn giúp cho các doanh nghiệp vừa và lớn hiểu rõ hơn về mục
tiêu của mình và có kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó.

Trong thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và phát thì bất kì doanh nghiệp nào cũng cần
phải có chiến lược phát triển kinh doanh. Việc quản trị chiến lược không chỉ giúp doanh
nghiệp quy mô nhỏ nắm bắt các cơ hội và đối phó với các kỹ thuật, mà còn giúp doanh
nghiệp phát triển bền vững và tăng trưởng kinh doanh trong tương lai.

5
Giả sử đó là một doanh nghiệp nhỏ, cụ thể hơn đó là tiệm bánh chuyên sản xuất bánh mì
và các loại bánh ngọt. Ban đầu, chủ cửa hàng chỉ đơn giản là kinh doanh ở cấp độ địa
phương, cho khách hàng mua các loại sản phẩm đem đi và không có kế hoạch dài hạn.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển thêm và có nhu cầu mở rộng lượng khách hàng,
tạo ra các sản phẩm mang tính thương hiệu và đưa sản phẩm đến các địa điểm khác, tiếp
cận thị trường mở rộng hơn, thì họ sẽ cần phải cân nhắc sâu hơn về chiến lược kinh
doanh của mình cũng như về chính sách và hoạt động định hướng chiến lược sẽ trở nên
quan trọng.

Vì vậy, đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ, có kế hoạch chiến lược dài hạn và cập nhật kế
hoạch chiến lược thường xuyên có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng thị trường ở hiện tại và
trong tương lai, định hướng cho việc phát triển và tránh được những rủi ro và các thách
thức liên quan đến nhiều yếu tố bên ngoài như kinh tế toàn cầu, các công nghệ mới và sự
biến động của các tổ chức cạnh tranh. Do đó, công việc quản trị chiến lược đã trở thành
một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh, kể cả đối với các doanh nghiệp có quy
mô nhỏ như tiệm bánh chuyên sản xuất bánh mì và các loại bánh ngọt.

CÂU 2:

Câu 2a:

Chiến lược chi phí thấp (Low Cost Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Strategy) là một trong những chiến lược (Differentiation strategy) là chiến lược
phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp được các doanh nghiệp áp dụng trong hoạt
dụng để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị động của họ. Nhằm quảng bá cũng như
trường. Cách thức áp dụng chiến lược này tạo ra đặc thù riêng cho một sản phẩm
là sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ với hoặc dịch vụ để phân biệt với các sản
mức giá thấp hơn so với những đối thủ phẩm cạnh tranh khác trên thị trường, từ
cạnh tranh trong cùng một ngành.. Hay đó tăng tính hấp dẫn và thu hút đối tượng
nói ngắn gọn hơn là chiến lược mà theo đó khách hàng mong muốn. Nâng cao giá trị
doanh nghiệp tập trung mọi nỗ lực cho của sản phẩm hơn.

6
một mục tiêu hàng đầu đó là giảm thiểu
chi phí.
Về mục đích của chiến lược này đó là thu Mục đích: Thúc đẩy doanh nghiệp tạo
hút đa dạng đối tượng khách hàng mục được nền tảng để có thể đạt được lợi thế
tiêu giúp tăng cơ hội chiếm được phần lớn cạnh tranh . Tạo sự khách biệt với đối thủ
thị phần và doanh số cho doanh nghiệp. cạnh tranh, thu hút khách hàng trung
Bên cạnh đó, tạo ra sự khác biệt về giá cả thành thông qua các sản phẩm độc đáo,
so với đối thủ cạnh tranh. Tối ưu hóa quy mang tính khác biệt và có tính năng đột
trình sản xuất, quản lý nguồn lực và hoạt phá hơn so với các sản phẩm khác. Góp
động kinh doanh để giảm chi phí. phần nâng cao giá trị sản phẩm để có thể
dễ dàng bán với mức giá cao hơn.
Giải pháp chiến lược: Giải pháp chiến lược:
Cần tập trung vào đào tạo nhân lực và sử Tìm kiếm những nhu cầu đặc biệt của
dụng tài nguyên nhân lực một cách có khách hàng và thiết kế những tính năng
hiệu quả để đạt được các mục tiêu của tổ độc đáo để đáp ứng nhu cầu đó. Bên cạnh
chức bằng cách phân tích điểm mạnh và đó, khám phá những tiêu chuẩn mua chưa
điểm yếu của từng nhân viên trong tổ được nhận biết trước đây.
chức, từ đó đưa ra các chế độ đãi ngộ hợp Tăng tính tương tác với khách hàng và
lý và triển khai công việc phù hợp. Ngoài tăng tương tác với khách hàng để tạo sự
ra, tập trung vào đào tạo kỹ năng của nhân kết nối mạnh mẽ với thương hiệu và sản
viên cũng là một cách để nâng cao hiệu phẩm.
quả làm việc của họ, từ đó giảm chi phí Phát triển chiến lược bán hàng đa kênh,
lao động. Để cạnh tranh trên thị trường, tập trung vào mạng xã hội và kênh trực
cần tiến hành phân tích quá trình sản xuất tuyến để phân phối sản phẩm và nâng cao
nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Việc rút nhận thức về thương hiệu.
ngắn chu kỳ sản phẩm cùng thời gian giao Tập trung vào chất lượng dịch vụ thông
hàng sẽ giúp đối thủ cạnh tranh khó có thể qua việc tạo ấn tượng tốt về sản phẩm để
cạnh tranh được. tăng mức độ hài lòng của khách hàng và
Trong lĩnh vực kế toán và tài chính, cần

7
phân tích các hoạt động tài chính và kiểm khả năng tiếp thị.
soát tình hình tài chính, bao gồm các Gia tăng thêm nguồn gốc của khác biệt
khoản đầu tư, cho vay, khả năng huy động hóa trong chuỗi giá trị. Làm cho việc thực
vốn và trả nợ,... Điều này sẽ giúp đưa ra hiện thực tế sử dụng sản phẩm nhất quán
các quyết định hợp lý về kinh doanh để với mong muốn sử dụng ban đầu. Tận
tăng lợi nhuận cho hoạt động sản xuất và dụng các dấu hiệu của giá trị để củng cố
kinh doanh. khác biệt hóa trên tiêu chuẩn sử dụng.
Việc tập trung nhiều hơn vào xây dựng và Khai thác và phát triển các tính chất cũng
thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát như đặc điểm của sản phẩm để từ đó gia
triển sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế tăng giá trị như: chất lượng, công dụng, độ
cạnh tranh với việc tiếp cận và ứng dụng bền và tuổi thọ.
hiệu quả các công nghệ mới nhất. Kết quả Điều chỉnh và bổ sung các tính năng mới
đạt được khi làm điều này bao gồm nâng cho sản phẩm cũng như mở rộng khâu
cao hiệu quả sản xuất, tăng chất lượng sản thiết kế tạo ra nhiều sản phẩm khác biệt
phẩm, cải thiện quy trình sản xuất và tối hóa với mẫu mã và kiểu dáng độc đáo,
ưu hóa chi phí hoạt động. theo kịp xu hướng.
Trong lĩnh vực Hệ thống thông tin, cần
xây dựng và phân tích hệ thống thông tin
của doanh nghiệp để đánh giá tính đầy đủ,
công bằng và đáng tin cậy của các dữ liệu
thông tin hiện có. Nắm được thông tin
này, công ty có thể xây dựng các chiến
lược kinh doanh phù hợp và đạt hiệu quả
cao nhất.

Câu 2b:

* Ví dụ thực tế minh họa về chiến lược chi phí thấp:

Amazon - thương hiệu, công ty thương mại điện tử ở Mỹ chuyên bán lẻ trực tuyến lớn
nhất thế giới và sử dụng chiến lược giá cả thấp để thu hút khách hàng và duy trì sự cạnh
8
tranh. Amazon tận dụng ưu điểm của mạng lưới phân phối và kho hàng lớn để cung cấp
hàng hóa với giá rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Ngay từ buổi đầu thành lập cho đến hiện nay, giá cả, sự lựa chọn và tính sẵn có là 3 nhu
cầu bền vững được Amazon theo đuổi. Một trong 3 số đó thì giá cả là nhu cầu mà
Amazon áp dụng chiến lược chi phí thấp cho thương hiệu của mình với kế hoạch được
chuẩn bị và tiến hành kỹ lưỡng. Họ không ngừng tập trung vào trải nghiệm của khách
hàng bằng cách cung cấp cho khách hàng những sản phẩm giá thấp, tiện lợi và nhiều sự
lựa chọn so với các thương hiệu khác trên thị trường. Họ sẽ để giá thấp cho những sản
phẩm có độ phổ biến nhất và để giá cao với những sản phẩm ít phổ biến hơn và biên độ
cũng sẽ lớn hơn. Amazon cũng tập trung vào việc tối giản hóa các hoạt động văn phòng
và sử dụng Amazon Web Services để lưu trữ dữ liệu, giúp giảm chi phí. Họ cũng mua
hàng từ các nhà sản xuất với giá thấp hơn và chuyển đến các trung tâm phân phối gần
khách hàng hơn để tiết kiệm chi phí vận chuyển và tăng tính cạnh tranh.

Một trong số các sản phẩm mà Amazon thực hiện chiến lược chi phí thấp có thể kể đến
đó là Amazon Echo - dòng loa thông minh được phát triển bởi Amazon được ra mắt vào
năm 2014 và được nâng cấp qua các phiên bản về hình thức và tích hợp thêm nhiều chức
năng hiện đại hơn như camera hoặc màn hình 10 inch. Amazon Echo có giá cả phải
chăng hơn so với các thiết bị đối thủ trên thị trường như Google Home hoặc Apple
HomePod. Việc giữ giá thành thấp đã giúp cho Amazon Echo trở thành một trong những
sản phẩm loa thông minh được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Chủ nhân của
Amazon Echo có thể phát nhạc trực tiếp từ thiết bị thông minh, điện thoại thông minh
hoặc máy tính bảng của mình, mà không cần phải sử dụng bất kỳ thẻ nhớ hoặc jack kết
nối nào. Ngoài ra, Echo cũng hỗ trợ đa nền tảng như Spotify, Pandora, Amazon Music,…

Hình 2.2: Sản phẩm Loa Amazon Echo

9
Điểm đặc biệt của dòng sản phẩm này so với các sản phẩm tương tự khác trên thị trường
đó là Hệ thống trợ lý ảo Alexa. Amazon Echo được tích hợp với trợ lý ảo AI của Amazon
mang tên là Alexa. Alexa có thể trả lời các câu hỏi, chơi nhạc và thực hiện các nhiệm vụ
khác trên thiết bị thông qua lệnh nói. Echo còn “thông minh” đến nỗi có thể điều khiển
hầu hết các thiết bị nhà cửa thông minh có hỗ trợ kết nối Alexa. Chỉ cần thiết bị có hỗ trợ
kết nối Alexa, thì có thể sử dụng giọng nói để điều khiển chức năng của các thiết bị này.
Ví dụ như: mở tivi, hẹn giờ nấu nướng, tắt hoặc bật đèn không cần nhấn công tắc, điều
khiển robot, phát nhạc, tắt đồng hồ báo thức, trả lời các câu hỏi, theo dõi các yếu tố tích
cực hoặc tiêu cực của các đầu tư, và hơn thế nữa.

Alexa có thể tích hợp được với các thiết bị điện tử thông minh khác nhau thông qua giọng
nói. Ví dụ, Alexa có thể điều khiển các thiết bị gia đình thông minh như đèn, máy lạnh,
bình nóng lạnh và thiết bị an ninh nhưng cũng có thể được sử dụng để mua hàng trên
Amazon, xử lý email và lịch trình cũng như dịch thuật,… Bên cạnh đó, Alexa có khả
năng quản lý các tác vụ từ hàng ngày đến hàng tuần theo yêu cầu của người dùng. Người
dùng có thể yêu cầu Alexa nhắc nhở về các sự kiện, tổ chức các chuyến đi du lịch, quản
lý việc đọc sách, tìm kiếm thông tin, và là một cơ chế hỗ trợ học tập và nghiên cứu. Alexa
có thể liên tục học và cập nhật các thông tin về khả năng trả lời câu hỏi của nó để đem
đến cho người dùng những thông tin chính xác và đáng tin cậy. Và Alexa cũng có thể tích
hợp với mọi thiết bị di động như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, do đó người
sử dụng có thể tương tác với hệ thống bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu.

10
* Ví dụ thực tế minh họa về chiến lược khác biệt hóa sản phẩm:

Tesla - một thương hiệu của Mỹ chuyên thiết kế, sản xuất và phần phối các dòng sản
phẩm ô tô diện, xe điện nổi tiếng và linh kiện cho các phương tiên chạy điện. Thương
hiệu này đã sử dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm bằng cách tạo ra các sản phẩm ô
tô điện cao cấp, độc đáo và đổi mới. Với mục tiêu giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và
sử dụng năng lượng tái tạo.

Trong số các sản phẩm của Tesla không thể không đề cập đến Model S - Một trong
những mẫu xe ô tô điện nổi tiếng nhất của họ, được thiết kế với kiểu dáng thể thao và
hiệu suất vượt trội và đây cũng là một trong những sản phẩm có nhiều yếu tố khác biệt so
với các sản phẩm tương tự trên thị trường. Phiên bản mới nhất của Model S mà họ đã cho
ra mắt gần đây đó chính là Model S Plaid với những cải tiến vượt trội hơn so với phiên
bản nguyên mẫu của nó.

Hình 2.1: Sản phẩm xe hơi của Tesla phiên bản Model S Plaid

Có thể nói, Tesla Model S Plaid được so sánh như là Usain Bolt của thế giới xe hơi. Tính
thực tiễn của chiếc hatchback Model S và khả năng truy cập vào mạng Supercharger của
Tesla cũng là những điểm cộng lớn. Ngoài ra, Tesla Model S plaild còn duy trì công suất
hơn 1000 mã lực cho đến tốc độ 200 dặm/giờ với hệ dẫn động bốn bánh Tri-Motor, có
vec tơ mô-men xoắn và ba rô-to có tay áo carbon độc lập.

11
Về hiệu suất, Model S plaid sở hữu cho mình tốc độ tối đa lên đến hơn 250 km/h và thời
gian tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ 1,99 giây. Khả năng đi được quãng đường xa của Model
S Plaid cũng được cải thiện hơn so với Model S với khoảng cách hơn 610 km sau mỗi lần
phóng đầy đủ, cao hơn nhiều so với các sản phẩm tương tự trên thị trường. Bên cạnh đó,
tính năng lái tự động cũng là một điều khiến cho Model S Plaid trở nên nổi bật, điều này
cho phép xe có thể tự điều khiển trên đường cao tốc và định vị bằng GPS để đỗ xe tự
động. Thiết kế độc đáo, sang trọng, tinh tế với kiểu dáng thể thao và nội thất bằng da cao
cấp, hệ thống âm thanh đẳng cấp. Thêm vào đó là sử dụng năng lượng tái tạo như pin
lithium-ion được sản xuất từ năng lượng mặt trời và gió để giảm thiểu tác động đến môi
trường và kiểm soát chi phí năng lượng.

Một trong những điểm nổi bật và khác biệt nhất của Model S và phiên bản Model S Plaid
so với các sản phẩm tương tự trên thị trường đó là hệ thống mạng lưới Supercharger – Hệ
thống này đã giúp tạo ra một hệ thống sinh thái sạc nhanh độc đáo và tiện lợi cho người
sử dụng. Đây được xem là một giải pháp sạc nhanh cho ô tô điện của Tesla, cho phép
người lái xe sạc được tiết kiệm 80% năng lượng trong vòng 30 phút. Hệ thống quản lý
nhanh này đã giúp giảm thiểu thời gian thu phí và nhanh chóng phổ biến biến trên toàn
cầu, với các điểm thu phí được đặt tại các địa điểm trung tâm và các trục đường chính.
Điểm khác biệt của hệ thống Supercharger của Tesla là nó hoàn toàn độc lập và không
tương thích với bất kỳ hệ thống sạc nhanh nào khác trên thị trường xe điện. Điều này cho
phép Tesla tạo ra một hệ thống sinh thái tự động độc đáo dành cho xe điện của mình, tăng
tính đa dạng, tiện lợi và mức độ không nguy hiển cho người dùng.

CÂU 3:

Câu 3a:

Với sự bùng nổ và lan rộng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã gây ra những ảnh
hưởng vô cùng to lớn về mọi mặt, khía cạnh của nền kinh tế trong và ngoài nước, gây
thiệt hại đến nhiều ngành kinh tế quốc gia, trong đó có ngành du lịch của Việt Nam.
Mang đến những thay đổi vô cùng to lớn cho ngành du lịch Việt Nam trước, trong và sau

12
dịch. Trước dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với lượng
khách du lịch đến Việt Nam đang tăng trưởng đều đặn. Tuy nhiên, từ khi dịch bùng phát,
ngành du lịch Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề khi phải đối mặt với việc giảm đáng
kể số lượng khách du lịch đến Việt Nam. Các khách sạn, nhà hàng, đại lý du lịch và các
doanh nghiệp liên quan đến ngành du lịch đều gặp khó khăn về mặt tài chính do không có
khách du lịch tới. Nhiều công ty du lịch đã phải giảm quy mô hoạt động hoặc dừng kinh
doanh hoàn toàn, thậm chí có những doanh nghiệp phải đóng cửa vĩnh viễn. Điều này gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề việc làm và doanh thu của ngành du lịch. Tuy nhiên,
sau dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng phát triển. Việt Nam
là một quốc gia có nhiều điểm du lịch hấp dẫn và nền kinh tế đang phát triển, nên cơ hội
để phục hồi ngành du lịch rất lớn. Nhiều doanh nghiệp đang tập trung vào nâng cao chất
lượng dịch vụ và tạo ra được những chuyến du lịch theo tour phù hợp với nhu cầu khách
hàng vào giai đoạn này.

* Tình hình nngành du lịch Việt nam trước dịch Covid-19:

Trước đợt bùng phát đại dịch covid-19 vào đầu năm 2020, ngành du lịch Việt Nam được
xem như là một viên ngọc tiểm ẩn chứa vô vàng tiềm năng, chất chứa sự màu mỡ thu hút
nhiều đối tượng doanh nghiệp đầu tư cũng như phát triển nhằm mục đích khai thác, tận
dụng triệt để. Về vận chuyển, tất cả các phương tiện như đường bay, đường sắt và đường
bộ đang phát triển mạnh mẽ, hỗ trợ nhiều dịch vụ chất lượng cao bao gồm vé máy bay
điện tử, xe limousine, đường sắt và đường sắt nhanh tiện ích khác. Các điểm đến phổ
biến như phố cổ Hà Nội, Vịnh Hạ Long và TP.Hồ Chí Minh đều được kết nối liền mạch
với các tỉnh thành khác thông qua hệ thống vận tải hiện đại. Các khách sạn và khu nghỉ
dưỡng tại Việt Nam, đa số đang được đầu tư xây dựng với tiêu chuẩn cao, hệ thống
phòng ốc và thiết bị hiện đại, nhân viên chuyên nghiệp và tận tình trong phục vụ góp
phần quan trọng trong cung cấp dịch vụ chất lượng. Các khách sạn trên cả nước, bao gồm
cả khách sạn 5 sao và 4 sao tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, đáp ứng các tiêu chuẩn về dịch vụ, an ninh và an toàn quốc tế.

Bảng 3.1: Số liệu thống kê lượng khách du lịch đến Việt Nam giai đoạn 2015-2019
13
Đơn vị: Lượt người

Năm Khách quốc tế Khách nội địa Tổng lượt khách du lịch
2015 7.943.651 57.000.000 66.943.651
2016 10.012.735 62.000.000 72.012.735
2017 12.922.151 73.200.000 86.122.151
2018 15.497.791 80.000.000 95.497.791
2019 18.008.590 85.000.000 103.008.590
Nguồn: Tổng cục du lịch

Theo số liệu thống kê trên, chúng ta có thể thấy rằng trong hơn một thập kỉ qua Việt Nam
đã trải qua giai đoạn bùng nổ khách du lịch. Thông qua việc gia tăng số lượng khách du
lịch qua từng năm trong giai đoạn này, ngành du lịch Việt Nam đã chứng tỏ vị thế của
mình so với các ngành kinh tế khác. Từ năm 2015 đến năm 2019, số lượng khách quốc tế
đến Việt Nam tăng từ 7.94 triệu lên đến 18 triệu (tăng gần 2.26 lần). Số lượng khách nội
địa từ 57 triệu lên đến 85 triệu (tăng khoảng 1.49 lần). Tổng quát hơn thì số lượng khách
du lịch Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2019 đã tăng khoảng 1.53 lần ( từ 66 triệu lên
đến 103 triệu lượt khách du lịch).

Biểu đồ 3.1: Khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2015-2019 (Triệu lượt,%)

20 35.00%
18
18
29.10% 15.49 30.00%
16
26.00% 25.00%
14 12.92
12 19.90% 20.00%
10.01
10
7.94 16.20% 15.00%
8
6 10.00%
4
5.00%
2
0 0.90% 0.00%
2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê

Biểu đồ 3.2: Số lượng và tăng trưởng khách du lịch nội địa giai đoạn 2015-2019 (Triệu
lượt,%)

14
90 85 20.00%
80
80 18.10%
73.2 18.00%
70 16.00%
62
60 57 14.00%
12.00%
50
9.30% 10.00%
40 8.80% 8.00%
30 6.30% 6.00%
20 4.00%
10 2.00%
0 0.00%
2015 2016 2017 2018 2019

Số lượng khách Tăng trưởng

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục du lịch

Trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2019, lượng khách du lịch quốc tế đã tăng gấp 2,3
lần từ mức 7,9 triệu người vào năm 2015 lên 18 triệu người vào năm 2019, với mức tăng
trưởng hàng năm trung bình đạt 22 ,7%. Đây là mức tăng nhanh hơn nhiều so với giai
đoạn từ 2011 đến 2015, với mức tăng trung bình chỉ đạt 7,6%, đồng thời là mức tăng
hàng đầu trên thế giới theo báo cáo hàng năm của UNWTO. Năm 2019, tổng lượng
khách du lịch trong nước đạt 85 triệu người, tăng 6,3% so với năm 2018. Trong khoảng
thời gian đó, lượng khách du lịch trong nước tăng gần 1,5 lần từ 57 triệu người lên năm
2015 lên 85 triệu người vào năm 2019, với mức tăng trưởng hàng năm trung bình đạt
10,5%. Ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh tại các điểm đến nổi tiếng như Hạ Long,
Phú Quốc và Sapa. Chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao, giúp Việt Nam trở thành
điểm đến tốt nhất châu Á. Du lịch nội địa cũng tăng trưởng mạnh mẽ, với 85 triệu lượt
khách trong năm 2019, tăng 6% so với năm trước.

Bảng 3.2: Biến động của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2014-2019

Khách du lịch Lượng tăng tuyệt


Tốc độ tăng/giảm
Năm Quốc tế đến Việt đối liên hoàn (triệu
liên hoàn (%)
Nam (triệu lượt) lượt)
2014 7.89 - -
2015 7.91 0.02 0.25
2016 10.02 2.11 26.68
2017 12.93 2.91 29.04
2018 15.48 2.55 19.72
2019 18.02 2.54 16.41

15
Nguồn: Tổng cục thống kê

Trong giai đoạn 2015-2019, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam liên tục tăng, với
mức tăng cao nhất đạt 2,91% so với năm 2017. Đây được coi là một năm đáng chú ý
trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam khi lượng khách du lịch quốc tế đạt con số
2,91 triệu lượt - một mức tăng trưởng so với năm 2016. Các năm khác cũng ghi nhận
lượng khách tăng đáng kể với lượng tăng bình quân mỗi năm là 2.026 triệu lượt và tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 17,96%. Sự thuận lợi đối với việc miễn thị thực cũng là một
phần giúp tăng lượng khách du lịch từ Châu Âu đến Việt Nam, đặc biệt là từ Anh, Đức,
Pháp, Ý và Tây Ban Nha, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 20% đến 30% so với trước
đây.

Bảng 3.3: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2015-2019

Năm Tổng thu từ khách du lịch (nghìn tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)
2015 355.55 *
2016 417.27 17,5
2017 541.00 29,7
2018 637.00 17,7
2019 755.00 18,5
Nguồn: Tổng cục du lịch

Biểu đồ 3.3: Tổng thu từ du lịch quốc tế và tổng thu về du lịch nội địa giai đoạn 2015-
2019 (nghìn tỷ đồng)
450
400 421
350 383
300 334
316
250
241 254
200 225
197
150 176
158
100
50
0
2015 2016 2017 2018 2019
Thu từ DLQT Thu từ DLNĐ

Nguồn: Tính toán theo phương pháp Tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) theo khuyến nghị của Liên hợp quốc

16
Dữ liệu và biểu đồ cho thấy, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trung bình mỗi
năm tăng khoảng 2.568 triệu lượt khách, đây là một sự kiện phát triển đáng mừng đối với
ngành du lịch Việt Nam. Giá trị xuất khẩu tại chỗ của khách du lịch quốc tế được coi là
nguồn thu quan và trả lại ngoại tệ cho Việt Nam. Từ năm 2015 đến năm 2019, giá trị xuất
khẩu tại chỗ tăng gấp đôi lên 421 tỷ đồng (~18,3 tỷ USD) và tăng bình quân 20,9% mỗi
năm. Cùng với tình hình phát triển kinh tế, người dân cũng có cơ hội và nhu cầu du lịch
cao hơn, đóng góp vào chi tiêu của khách du lịch nội địa, thu nhập từ du lịch nội địa đã
tăng 2,1 lần từ năm 2015 đến 2019, với mức tăng bình quân hàng năm đạt 21%.

Năm 2019 thành công với ngành du lịch Việt Nam thu hút hơn 18 triệu lượt khách quốc
tế, doanh thu tăng 16,2% so với năm trước. Dù tình hình du lịch thế giới trầm lắng, Việt
Nam đã vượt qua các thức để đạt chỉ tiêu doanh thu và lượng khách quốc tế cao nhất từ
trước đến nay. Du lịch nội địa cũng tăng trưởng mạnh.

Hình 3.4: Du lịch Việt Nam qua các con số năm 2019

Nguồn: Báo cáo thường niên 2019

Ngành du lịch đóng góp 9,2% vào GDP với tổng thu nhập từ khách du lịch lên tới 755 tỷ
tỷ đồng (~ 32,8 tỷ USD)- trong đó sử dụng 55,7% từ du lịch quốc tế (421 tỷ đồng) và
44,3 % từ khách nội địa (334 tỷ đồng). Ngành du lịch đã tạo ra việc làm cho 30-40 nghìn
nhân lực trực tiếp/năm và đội ngũ nhân viên được đào tạo ngày càng chuyên nghiệp. Tuy
nhiên, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, độc đáo, nhận thức vẫn còn khoảng cách so với
yêu cầu phát triển của ngành.

17
* Tình hình về ngành du lịch Việt Nam trong thời buổi Covid-19:

Từ đầu năm 2020, Việt Nam đã chào đón du khách du lịch quốc tế một cách đầy tin
tưởng và quyết tâm để đạt được những điểm quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội từ năm 2016 đến năm 2020. Ngành du lịch lịch hy vọng sẽ đón khoảng 20 triệu
khách quốc tế trong năm. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã bùng phát ở thế giới vào cuối
tháng 2, gây tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch. Từ tháng 3 năm 2020, Việt Nam
vẫn tiếp tục mở cửa du lịch quốc tế và ngành du lịch đối mặt với nhiều khó khăn chưa
từng gặp phải trước đó. Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2020 chỉ đạt
3,8 triệu lượt, giảm 78,7% so với năm trước, trong đó hầu hết là khách quốc tế đến trong
quý đầu tiên của năm. Các chuyên gia và lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các
dự án ở Việt Nam chủ yếu đến từ quý II năm 2020. Trong nước, mặc dù dịch Covid-19
được kiểm soát tốt, nhưng việc giãn cách xã hội liên tục khi dịch bùng phát đã làm gián
đoạn hoạt động theo lịch nội địa. Doanh nghiệp trong ngành du lịch bị đình trệ và ngừng
hoạt động, các khách sạn phải đóng cửa. Doanh thu du lịch lữ hành năm 2020 ước tính
chỉ đạt 17,9 tỷ đồng, giảm 59,5% so với năm trước. Nhiều địa phương, như Khánh Hòa,
Quảng Nam, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Bình, Cần
Thơ, Hà Nội và Bình Định, trải qua sự kiện giảm mạnh doanh thu du lịch lữ hành trong
năm 2020. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng giảm 13% so với năm trước, chỉ
đạt 510,4 tỷ đồng. Doanh thu du lịch lữ hành năm 2020 ước tính chỉ đạt 17,9 tỷ đồng,
giảm 59,5% so với năm trước. Nhiều địa phương, như Khánh Hòa, Quảng Nam, Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Bình, Cần Thơ, Hà Nội và
Bình Định, trải qua sự kiện giảm mạnh doanh thu du lịch lữ hành trong năm 2020.

Biểu đồ 3.4: Khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (triệu lượt người)

18
20
18
18
16 15.5
14 12.9
12
10
10
8
6
3.8
4
2
0
2016 2017 2018 2019 2020

Số lượng khách đến Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê

Để vượt qua những khó khăn, ngành du lịch đã phải chuyển hướng tập trung vào khai
thác và phát triển du lịch nội địa, một giải pháp cứu cánh cho các doanh nghiệp lữ hành
trong thời điểm đại dịch. Các chương trình kích cầu du lịch nội địa được phát hai lần vào
tháng 5/2020 với chủ đề "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" và vào tháng 9/2020 với
chủ đề "Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn". Những dự án này đã nhận được sự ủng hộ
tích cực từ phía doanh nghiệp du lịch, người dân và địa phương. Kích thích du lịch nội
địa đã tạo ra một xu hướng mới, lan tỏa cảm hứng khám phá các điểm đến du lịch an toàn
và hấp dẫn trong nước, đóng góp đáng kể cho quá trình phục hồi kinh tế. Nhiều du khách
trong nước đã được trải nghiệm và khám phá những điểm du lịch hàng đầu và những địa
điểm chưa được biết đến của Việt Nam với mức chi phí hợp lý; các cơ sở giải trí, hoạt
động mua sắm đều được kích hoạt; các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoạt động trở
lại, giúp tăng cường công việc cho người lao động. Mặc dù sự phục hồi của du lịch trong
nước chưa đủ để thúc đẩy hoạt động của toàn bộ ngành du lịch, nhưng nó có thể giúp duy
trì các doanh nghiệp nhỏ hoạt động và thúc đẩy kinh tế địa phương, giảm thiểu tác động
tiêu cực cực của đại dịch đến nền kinh tế cho đến khi du lịch quốc tế được phục hồi trở
lại.

Bảng 3.4.: Tình hình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm 2020

Chỉ tiêu Ước tính 3 tháng Tháng 3 Tháng 3 tháng


tháng năm 2020 so với 3/2020 so 2020 so với

19
3/2020 với tháng những kỳ
(lượt tháng
(lượt 3/2019 năm trước
khách) trước (%)
khách) (%) (%)
Tổng số 449.923 3.686.779 36,2 31,9 81,9
Phân theo phương tiện
1. Đường không 375.137 2.991.585 37,7 34,3 85,1
2. Đường biển 9.024 144.109 16,4 44,8 192,1
3. Đường bộ 65.762 551,085 34,1 22,1 60,6
Phân theo thị trường
1. Châu Á 243.028 2.674.367 27,4 22,8 78,9
2. Châu Mỹ 27.210 234.050 33,4 32,1 79,8
3. Châu Âu 146.645 648.731 60,4 65,5 94,7
4. Châu Úc 15.455 102.181 57,2 50,1 85,6
5. Châu Phi 2.065 11.930 53,2 62,2 102,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhìn chung, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 ước đạt 449.923 lượt,
giảm 63,8% so với 2/2020 và giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 3 tháng
năm 2020 ước đạt 3.686.779 lượt khách, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019. Khách
du lịch đến từ Châu Á đạt 2.674.367 lượt khách chiếm 72,54%, giảm hơn 21% so với
cùng kì năm trước. Đứng thứ 2 là thị trường khách du lịch đến từ Châu Âu, chiếm 17,6%
với 648.731 lượt khách, giảm 5% so với cùng kì năm trước. Các thị trường khác như
Châu Mỹ, Châu Úc và Châu Phi đều có xu hướng giảm đi so với cùng kì năm trước.

Đến 6 tháng đầu năm, khách quốc tế đạt 3,744,5 nghìn lượt người, giảm 55,8% so với
năm 2019. Khách du lịch đến từ các thị trường và khách du lịch nội địa đều giảm mạnh
do Việt Nam đã áp dụng chính sách hạn chế nhập cảnh cũng như Thủ tướng ban hành Chỉ
thị số 16 về việc cách ly toàn xã hội trên phạm vi cả nước để phòng chống Covid (31/3).

Đến cuối tháng 9, Việt Nam có gần 3,8 triệu lượt khách quốc tế ghé thăm, giảm 70,6% so
với cùng kì năm trước. Tất cả các phương tiện di chuyển đều bị hạn chế chủ yếu là đương
bay (hàng không) chiếm 80,7% (3.056.900 lượt khách) – giảm 70% so với 2019. Đường
biển và đường bộ chiếm 3,8% và 15,5% giảm 23,8% và 76,4%).

Ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề do
Đại dịch Covid-19, gần 66% số doanh nghiệp du lịch và lữ hành phải cắt giảm hơn 50%
20
nhân viên, trong đó bao gồm số doanh nghiệp phải cắt giảm toàn bộ nhân viên chiếm
20%, 98% lao động du lịch, dịch vụ thất nghiệp và 98% lao động không tạm nghỉ việc.
Lượng khách sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến nhiều hệ lụy lèm theo, đặc biệt là nguồn
dịch vụ du lịch. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong kỳ đạt 126.200 tỷ đồng, tương
đương 10% tổng doanh thu hoạt động thương mại, dịch vụ cả nước, giảm đến 9,6% so
với quý I/2019. Ngành khách sạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều tổ chức
và chính phủ đã giúp các doanh nghiệp khách sạn vượt qua khó khăn bằng cách cung cấp
các gói hỗ trợ tài chính, chẳng hạn như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, giảm thuế và các
chính sách ưu đãi khác.

Biểu đồ 3.5: số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2016-2021 (lượt người)

20,000,000
18,000,000
18,000,000
16,000,000
16,000,000
14,000,000 13,000,000
12,000,000
10,000,000
10,000,000
8,000,000
6,000,000
4,000,000
4,000,000
2,000,000
88,000
0
2016 2017 2018 2019 2020 6 tháng 2021

Số lượng khách đến Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Báo cáo mới nhất từ Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) cho biết, đóng góp
của ngành du lịch cho GDP toàn cầu năm 2020 đã giảm 49,1%, dẫn đến việc mất đi 62
triệu việc làm. Tại Việt Nam, lượng khách du lịch và doanh thu năm 2021 giảm đáng kể
so với những năm trước, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm, do dịch Covid-19 đã tạo ra
nhiều địa phương thư giãn và không mở cửa. for du lịch quốc tế. Thống kê tổng cục đã
công bố dữ liệu cho thấy, tính chung 6 tháng đầu năm 2021, lượng khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam giảm đến 97,6% so với cùng kỳ năm trước và khách từ các thị trường
chính cũng vậy đều giảm mạnh. Doanh thu từ du lịch trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm

21
tới 51,8% so với cùng kỳ năm trước, với nhiều địa phương, đặc biệt là các địa phương
đang bùng phát dịch, ghi nhận mức giảm doanh thu lớn.

Có thể nói giai đoạn 2020-2021 là giai đoạn khó khăn nhất đối với ngành du lịch Việt
Nam. Với việc tạm dừng các hoạt động ra vào biên giới và các lệnh giới hạn nghiêm ngặt
như giãn cách xã hội được áp và kéo dài để ngăn chặn sự lây lan của vi rút đã khiến cho
nhiều nhà hàng, khách sạn và các cơ sở du lịch khác rơi vào tình trạng khó khăn.

* Tình hình ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19:

Sau khi áp dụng các chỉ thị cũng như tiêm phòng vắc xin Covid-19 (2 mũi) cho người
dân, tình hình nước ta đã có những chuyển biến biến sắc hơn. Bên cạnh đó, ngành du lịch
cũng dần dần được cải thiện rõ rệt sau khi nước ta mở cửa lại biên giới. Khách quốc tế
đến Việt Nam trong tháng 3/2022 tăng 41,4% so với tháng trước và gấp 2,2 lần so với
cùng kỳ năm 2021 do Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn cho du lịch. Trong quý I/2022,
khách quốc tế đến Việt Nam tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ
lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành của quý I/2022 cũng tăng đều. rong đó, khách đến
bằng đường hàng không chiếm gần 90,5% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng đến
165,2%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong quý I/2022 cũng tăng 1,2%, trong khi
doanh thu du lịch lữ hành tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước Việt Nam bắt đầu mở cửa
du lịch trở lại.

Tính cho đến hiện nay, sau đại dịch Covid-19 đã đem đến những tác động về tích cực
cũng như tiêu cực cho ngành du lịch Việt Nam. Về tích cực, góp phần thúc đẩy du lịch
nội địa thông qua các chương trình ưu đãi đặt ra; tái cơ cấu lại ngành du lịch từ hoạt động
quản lý nhà nước, định vị thị trường mục tiêu cho tới xây dựng sản phẩm phù hợp,...; Một
cơ hội để Việt Nam quảng bá được hình ảnh của mình và khẳng định vị thế của mình ra
toàn thế giới đồng thời có thể đưa du lịch Việt Nam đến khắp bạn bè toàn cầu; góp phần
thanh lọc lại không khí, giúp không khí Việt Nam trong lành hơn. Về tiêu cực, làm giảm
đi lượng khách du lịch quốc tế dẫn theo nhiều hệ lụy kèm theo. Điển hình là các doanh

22
nghiệp du lịch, lữ hành gặp rất nhiều vấn đề bất cập; khiến cho cơ cơ GDP Việt Nam sụt
giảm đáng kể tác động lệ không chỉ ngành du lịch mà là toàn bộ nền kinh tế.

Tổng thể lại, dịch Covid-19 đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với ngành du lịch Việt
Nam trước dịch và trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra. Mặc dù sau dịch, ngành du lịch vẫn
phải đối mặt với nhiều thách thức, tuy nhiên, nhờ những nỗ lực của các doanh nghiệp và
chính phủ, ngành du lịch Việt Nam hy vọng sẽ phục hồi và phát triển trong tương lai.

Câu 3b:

Tại sau 4 đợt bùng phát dịch bệnh, việc kinh doanh du lịch gần như tê liệt và các doanh
nghiệp đứng trước nguy cơ tiêu hao nguồn lực. Khó khăn đã ảnh hưởng đến từng cá nhân
trong ngành, từ doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Tuy nhiên, ngay khi có
dấu hiệu dịch bệnh suy giảm và được khác phục, ngành du lịch nhanh chóng khôi phục
các hoạt động du lịch nội địa từ tháng 10/2021. Hơn nữa, hệ thống đang chuẩn bị tốt nhất
có thể để thử nghiệm đón khách quốc tế đến Phú Quốc (Kiên Giang) vào cuối tháng
11/2021.

“Yếu tố an toàn được xem là điều kiện tiên quyết để khôi phục lại ngành du lịch” theo
quyết định của Tổng cục trưởng TCDL - Nguyễn Trùng Khánh. Để đảm bảo sự an toàn
trong công cuộc khôi phục hoạt động du lịch, điều tốt nhất là tăng tốc độ tiêm vắc xin
Covid-19 và xác định sớm một bộ tiêu chí chung trên toàn quốc về chứng nhận vắc-xin.
Ngành du lịch tại Việt Nam đã áp dụng nhiều chiến lược thích ứng với đại dịch COVID-
19 nhằm hỗ trợ cho việc du lịch nội địa và quốc tế trong bối cảnh khó khăn này.

* Về khách du lịch quốc tế:

Sau khi học hỏi kinh nghiệm chung của thế giới về việc mở cửa du lịch quốc tế đồng thời
với việc phục hồi hoạt động du lịch nội địa, Việt Nam đã quyết định mở lại du lịch quốc
tế ngày càng tăng. Với những điều kiện thuận lợi, đảo Phú Quốc được chọn là điểm đầu
tiên tại Việt Nam thử nghiệm đón khách du lịch quốc tế sau thời kỳ dài chịu ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19. Tỉnh Kiên Giang cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống

23
nhất rằng: “thời điểm bắt đầu thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc là vào cuối tháng
11/2021. Thời điểm chính thức mở cửa sẽ được xác định dựa trên thời điểm phủ vắc-xin
Covid-19 cho 90% dân số trên đảo Phú Quốc” vì Bộ trưởng VHTTDL tin rằng việc mở
lại thị trường du lịch cần được đảm bảo chắc chắn qua từng bước, đảm bảo an toàn cho cả
người dân và du khách, góp phần xây dựng hình ảnh cho điểm đến Việt Nam.

Để chuẩn bị cho công việc đón khách quốc tế trở lại Phú Quốc, Tập đoàn Du lịch Trung
ương Việt Nam (TCDL) phối hợp với một nhóm chuyên gia đến từ Canada, Philippines,
Hàn Quốc và Việt Nam đã xây dựng chương trình truyền thông và quảng bá, khuyến
khích thu hút khách quốc tế đến Phú Quốc và mở rộng cửa du lịch tại Việt Nam ngày
càng tăng. Chương trình truyền thông đầu tiên dành cho việc thí điểm đón khách quốc tế
đến Phú Quốc là "Roam Phu Quoc - Khám phá/du ngoạn Phú Quốc", đặc biệt được nhắm
đến các thị trường du lịch mục tiêu của Việt Nam như Đông Bắc Á, châu Âu, châu Mỹ và
châu Đại Dương. Ngoài việc chuẩn bị cho thí điểm mở cửa Phú Quốc, chiến dịch quảng
bá tiếp theo còn bao gồm chủ đề "Live Fully in Vietnam - Sống trọn vẹn tại Việt Nam,"
để tiếp tục quảng bá cho thương hiệu du lịch của Việt Nam : "Việt Nam: Sống đẹp bất
tận"

Nếu thử nghiệm mô hình đón khách quốc tế đến Phú Quốc đạt được thành công, tổng thể
Du lịch Việt Nam đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động thí điểm đón khách quốc tế ở
một vài điểm đến khác như Hạ Long (Quảng Ninh) , Hội An (Quảng Nam), Nha Trang
(Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng) để đáp ứng nhu cầu.

Bên cạnh đó, giới thiệu về mô hình ứng phó với COVID-19 tại Việt Nam cũng là chiến
lược được ngành du lịch Việt Nam ưu tiên vì Việt Nam được đánh giá là một trong
những quốc gia thành công nhất trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19. Chính vì
thế, ngành du lịch Việt Nam đã quảng bá liên tục về những thành công của Việt Nam
trong việc kiểm soát dịch, đảm bảo sức khỏe cho người dân và du khách, tạo niềm tin và
đưa ra thông điệp rằng đến Việt Nam là an toàn. Đẩy mạnh quảng bá trực tuyến thông
qua việc sử dụng các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, YouTube để
quảng bá và giới thiệu về Việt Nam đến khách quốc tế đã được đẩy mạnh. Các video
24
quảng cáo du lịch địa phương và các quảng cáo tương tác đã được tạo ra để giới thiệu về
Việt Nam, nhằm thu hút khách quốc tế đến Việt Nam sau khi dịch bệnh được kiềm chế.
Tăng cường hợp tác và giảm giá - Nhiều khách sạn, công ty lữ hành và các nhà cung cấp
dịch vụ du lịch tại Việt Nam đã thực hiện việc giảm giá để thu hút khách hàng, đồng thời
tiếp tục xây dựng và thúc đẩy các chương trình khuyến mãi hiện có để hỗ trợ những
khách hàng quay lại Việt Nam. Tạo các thiết kế tour du lịch mới - Ngành du lịch Việt
Nam cũng đang tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm du lịch mới, như các tour du lịch
trải nghiệm kết hợp với thể thao, nghệ thuật hoặc giáo dục văn hóa…và hành trình khám
phá mới.

* Về khách du lịch nội địa:

Sau khi ban hành kế hoạch số 3228/KH-BVHTTDL ngày 9/7/2021, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch (VHTTDL) đã triển khai các chính sách và biện pháp kích cầu để phục
hồi du lịch và lữ hành, Mục đích đảm bảo "mục tiêu kép" đồng thời phòng, chống dịch
bệnh và phát triển kinh tế - xã hội. Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã phát động "Chương
trình khôi phục du lịch nội địa toàn quốc khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19 lần thứ 4"
với chủ đề "Kết nối du lịch xanh Việt Nam" cùng với Bộ VHTTDL.

Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực của Hiệp hội Du lịch Việt Nam “dự án
sẽ thiết lập các tiêu chí an toàn cho các vị trí trong chuỗi dịch vụ du lịch, bao gồm toàn bộ
cho khách du lịch, doanh nghiệp nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch. Các tiêu
chí và quy định sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh. Nếu có thay đổi,
Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ thông báo và sửa đổi các tiêu chí tương ứng, còn các địa
phương sẽ cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp.” Ngay sau khi Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch kêu gọi, Hiệp hội Du lịch, địa phương, doanh nghiệp du lịch, lữ hành đã nhanh
chóng tung ra các sản phẩm mới với tinh thần "an toàn là trên hết" , để khởi động lại lịch
trình hoạt động trở lại sau khoảng thời gian dài "kiệt sức" vì đại dịch Covid-19.

Mở đầu cho thị trường du lịch nội địa cho du khách trong nước, từ ngày 19/9/2021,
huyện Cần Giờ và thành phố Hồ Chí Minh có công thức khôi phục hoạt động du lịch

25
chính thức tại 4 điểm du lịch với 119 y bác sĩ tuyến đầu theo mô hình bong bóng kín để
đón tiếp khách du lịch lịch. Sau tour du lịch tri ân Cần Giờ được tổ chức thành công,
Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) đã tiếp tục tài trợ và tổ chức 8 tour
du lịch tham quan Cần Giờ và Củ Chi với mục đích tri ân những lực lượng tuyến đầu
trong công tác phòng, chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Các tour du lịch này được
tổ chức theo mô hình “bong bóng khép kín”, khách tham quan chủ yếu tại các điểm du
lịch ngoài trời như không gian sinh thái rừng ngập mặn, sông nước tại Cần Giờ hoặc các
điểm tham quan dã ngoại tại địa đạo Củ Chi. Cả hai địa phương này hiện đã được xếp
vào khu vực an toàn của TP Hồ Chí Minh. Sau đó ,TP Hồ Chí Minh sẽ mở rộng ra các
vùng hoàn toàn khác như Củ Chi - Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh - Bà Rịa Vũng Tàu và tiến
tới các địa phương phía Bắc.

Từ ngày 10/1/2021, nhiều tỉnh và thành phố như Hà Nội, Quảng Bình, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc và Khánh Hòa đã chính thức mở cửa đón khách du lịch nội tỉnh với các quy định và
tiêu chí phòng chống dịch bệnh. Tỉnh Khánh Hòa đã lên kế hoạch phát triển khai giai
đoạn 2 vào ngày 15/10, với mục tiêu phát triển thị trường du lịch lân cận dựa trên các tiêu
chuẩn phòng chống dịch bệnh. Sau đó, UBND tỉnh Khánh Hòa dự kiến gửi kiến nghị đến
Chính phủ để thử nghiệm đón khách du lịch quốc tế với hình thức “Hộ chiếu hiên xin”
trong giai đoạn 3. Từ tháng 11, tỉnh sẽ triển khai nhiệm vụ đón khách. tại 12 cơ sở du
lịch, khu vực Bãi Dài, phía bắc bán đảo Cam Ranh.

Đến ngày 13/10/2021, bà Trương Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng
thông báo rằng “kế hoạch đón khách du lịch tại Đà Nẵng sẽ được triển khai từ ngày
20/10/2021 với phạm vi chỉ tại địa phương, và từ tháng 11/2021, chương trình "Bóng
bóng du lịch" sẽ được triển khai giữa Đà Nẵng và các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ninh.
Sau đó, Đà Nẵng sẽ thử nghiệm đón khách quốc tế với khẩu hiệu “Enjoy Đà Nẵng” và
chương trình đón 2 nhóm khách là người nhập cảnh công tác hoặc thăm thân nhân, hồi
hương...”

Nhằm lối kéo du khách nội địa, một chiến dịch quảng bá du lịch mang tên “Người Việt
Nam đi du lịch Việt Nam” đã được ra mắt. Với mục đích “giới thiệu các sản phẩm và gói
26
dịch vụ du lịch chất lượng với giá cả hợp lý”. Động thái này đã góp phần giúp Việt Nam
vượt lên trên các đối thủ du lịch trong khu vực điển hình như Thái Lan, Indonesia và
Philippines, nơi mà hạn chế đi lại mới chỉ được dỡ bỏ. Có thể nói du lịch nội địa là chiếc
phao cứu sinh đối với ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh đại dịch covid-19 bùng nổ
rộng khắp toàn cầu như vậy khi mà du lịch quốc tế bị hạn chế và giãn cách đi.

Du lịch đã thu về 726 nghìn tỷ đồng vào năm 2019, chiếm gần 12% GDP 2019 của Việt
Nam. Tuy nhiên chỉ có 17% trong số 103 triệu du khách là người nước ngoài, họ đã chi
tiêu nhiều hơn một chút so với du khách trong nước. Về việc cảnh báo nguy cơ mở cửa
lại quá nhanh cho người nước ngoài, Thủ thướng Nguyễn Xuân Phúc dã kêu gọi đẩy
mạnh việc du lịch nội địa. Để có thể thu hút du khách địa phương, các khách sạn và hãng
hàng khống đã giảm giá tới một nửa. Điều này giúp khách hàng cảm thấy tiết kiệm hơn
trong chuyến đi của mình, đồng thời khích lệ động lực cho người tiêu dùng. Ông Vũ Thế
Bình – Chủ tịch Hiệp hội Đại lý Lữ hành Việt Nam và Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch
Việt Nam đã nói với Reuters: “Sự phục hồi của du lịch nội địa sẽ thúc đẩy du lịch quốc
tế. Sau khi chương trình này kết thúc vào giữa tháng 7, chúng tôi sẽ bắt tay vào một
chương trình khác để quảng bá du lịch quốc tế, tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh.”

Nhiều doanh nghiệp du lịch và các công ty lữ hành đã thích nghi với mô hình kinh doanh
mới đăng ký chuyến đi trực tuyến, gói du lịch giá trọn gói và các điều kiện đặc biệt khác
phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh đại dịch. Điển hình như Công ty lữ
hành Hanoitourist, họ đã xây dựng chương trình du lịch an toàn mang chủ đề
"Hanoitourist - Du lịch bình thường mới" gồm 5 nhóm sản phẩm: Các trải nghiệm du lịch
như caravan an toàn, du lịch MICE an toàn, du lịch mùa thu an toàn, đặt phòng khách sạn
an toàn và homestay an toàn đang trở thành xu hướng phổ biến. SunGroup cũng đã sử
dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng trong quá trình nâng cấp các
khu nghỉ dưỡng và khách sạn, như JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, New World Phu
Quoc Resort hay Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay. Đây là một trong những
cách để hạn chế tối đa công việc tiếp xúc nhờ các dịch vụ không chạm hay một chạm, bắt
kịp xu hướng du lịch trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam

27
còn đẩy mạnh các hoạt động nghĩ dưỡng gia đình. Lý do cho điều này đó là vì trong đại
dịch Covid-19, nhiều gia đình có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ nghỉ dưỡng, nơi họ có
thể được tận hưởng không gian trong lành, vui chơi và thư giãn cùng nhau. Điều này giúp
đưa ra những chương trình giúp khách hàng thực sự có những trải nghiệm tuyệt vời cùng
gia đình. Không những thế, ngành du lịch Việt Nam đã đẩy mạnh quảng bá trực tuyến
thông qua việc sử dụng các kênh truyền thông xã hội để giới thiệu các bãi biển đẹp, các
địa danh du lịch, giới thiệu quy trình phòng chống dịch và các lời khuyên hữu ích khác
cho khách hàng.

Tổng quát, các chiến lược trên đã đem lại hiệu quả tích cực trong việc thu hút khách hàng
trong nước cũng như du khách quốc tế, đồng thời giúp ngành du lịch Việt Nam tiếp tục
phát triển trong bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19.

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO (APA)
Philippe, L. (2018). Global Stratery Management (Fourth Edition). Palgrave.

ATPMedia, B., & ATP, B. (2019, February 26). Chiến Lược Của Jeff Bezo trong việc
Xây Dựng thương hiệu amazon. Thương Hiệu Việt Nam. Retrieved April 3, 2023,
from https://brands.vn/chien-luoc-cua-jeff-bezo-trong-viec-xay-dung-thuong-hieu-
amazon/

Bởi. (2020, March 31). Khách Quốc TẾ đến Việt Nam tháng 3 và 3 tháng năm 2020.
Retrieved March 25, 2023, from http://itdr.org.vn/so_lieu/khach-quoc-te-den-viet-
nam-thang-3-va-3-thang-nam-2020/

Chiến Lược Chi Phí Thấp là gì? Yếu TỐ Cần có để triển Khai Hiệu quả chiến Lược Chi
Phí Thấp. Mona Media. (2022, October 28). Retrieved March 24, 2023, from
https://mona.media/chien-luoc-chi-phi-thap/

CƠ SỞ dữ Liệu Trực tuyến thống kê du lịch - tổng cục du lịch. (n.d.). Retrieved March
25, 2023, from https://thongke.tourism.vn/index.php/statistic/cat/15

Du Lịch Năm 2020 Lao đao VÌ covid-19. (2021, January 6). Retrieved April 5, 2023,
from https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/du-lich-nam-
2020-lao-dao-vi-covid-19/

Lan Anh. (2022, April 26). Chiến Lược Khác Biệt hóa: Ưu Nhược điểm và Cách Xây
Dựng 2023. WeUp ERP for Health. Retrieved April 2, 2023, from
https://weuphealth.com/chien-luoc-khac-biet-hoa

SỐ Liệu Thống Kê du Lịch Việt Nam. (2021, August 30). Retrieved March 26, 2023, from
https://elsalvadorhistorico.org/so-lieu-thong-ke-du-lich-viet-nam/

Tesla Model S. Tin tức xe điện. (n.d.). Retrieved April 2, 2023, from
https://tintucxedien.com/chuyen-muc/tesla/model-s/

Thủy Nguyễn. (2022, June 1). Chiến Lược Chi Phí thấp là gì và Các Yếu tố cần có để
thực hiện. Chiến lược chi phí thấp là gì và các yếu tố cần có để triển khai hiệu quả.
Retrieved April 2, 2023, from https://bizfly.vn/techblog/chien-luoc-chi-phi-
thap.html

Trang Linh - Niinh Nguyễn (Báo Nhân Dân). (2021, October 15). Du Lịch nỗ Lực "Phá
Băng" để thích ứng Với Dịch Covid-19. Báo Việt báo. Retrieved March 27, 2023,
from https://vietbao.vn/du-lich-no-luc-pha-bang-de-thich-ung-voi-dich-covid-19-
278703.html

Tác động Của đại Dịch Covid-19 đối Với Ngành du Lịch Việt Nam[1]. (2021, November
28). Retrieved April 25, 2023, from http://daotao-vhttdl.vn/articledetail.aspx?
articleid=1051&sitepageid=627

Tổng Cục du Lịch. (n.d.). Retrieved March 25, 2023, from


https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/dmdocuments/2021/bao_cao_thuong_nien
_2019_final.pdf

Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2008 - 2021. (n.d.). Retrieved March 25, 2023, from
https://vietnamtourism.gov.vn/statistic/receipts

Wikimedia Foundation. (n.d.). Amazon Echo. Wikipedia. Retrieved April 3, 2023, from
https://en.wikipedia.org/wiki/Amazon_Echo

You might also like