You are on page 1of 20

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết
quả nghiên cứu được sử dụng trong tiểu luận của các tác giả khác đã được tôi
xin ý kiến sử dụng và được chấp nhận. Các số liệu trong tiểu luận là kết quả
khảo sát thực tế từ đơn vị thực tập. Tôi xin cam kết về tính trung thực của
những luận điểm trong tiểu luận này.

Tác giả tiểu luận


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Nền kinh tế hậu Covid, thì trường đã được ổn đình và dần hồi phục sau
một thời gian dài bị trì trệ, suy thoái do dịch bệnh. Giờ là thời điểm các doanh
nghiệp vươn mình, tăng cường phát triển và chiếm thị phận. Đại dịch covid
không chỉ mang tới một cơn ác mộng đối với tính mạng con người mà còn là
một cú đánh chí tử vào các , bao gồm cả các lớn và nhỏ đều chịu ảnh hưởng
không hề ít từ dịch bệnh. Số phải đóng cửa, dừng kinh doanh cũng là một con
số đáng quan ngại ( riêng 6 tháng đầu năm 2021, hơn 70.000 phải rút khỏi thị
trường ). Hiện covid đang dần qua đi, đây là cơ hội cũng như thử thách lớn
không chỉ cho các mới mà còn cả các cũ đã trụ qua đại dịch vươn mình. Đẩy
mạnh sản xuất, hoàn thiện bộ máy, sản phẩm, lên kế hoạch các định hướng
kinh doanh đúng đắn thúc đẩy hoạt động kinh doanh là thứ mà các hiện tại
đang nhắm tới. Đây có thể coi là cơ hội cho các nhà Marketing nói chung và
quản trị nói riêng, là lúc thể hiện những ý tưởng mới lạ, khác biệt kèm theo sự
hiệu quả. Là lúc cho các thấy sự quan trọng của Marketing như thế nào đối
với.

Có thể nói, hiện nay ngành vận tải – Logistics là một ngành dịch vụ quá
quen thuộc với mọi người, là một trong những dịch vụ thiết yếu đáp ứng nhu
cầu của xã hội cũng như chiếm một phần lớn nền kinh tế thị trường không chỉ
tại một quốc gia mà còn trên toàn thế giới. Hải Phòng- một trong những thành
phố cảng biển lớn nhất ở nước ta. Không chỉ là cửa ngõ giao thương trong
nước và khu vực, đây còn là địa điểm thông thương quan trọng giữa các quốc
gia trên thế giới và Việt Nam, tiềm năng là thế nhưng kèm với đó là sự cạnh
tranh khốc liệt giữa các trong lĩnh vực vận tải ở Hải Phòng, đặc biệt thời gian
hậu Covid, cá đều ra sức tăng cường vị thế nhằm phân bổ lại thị phần của
mình ở thị trường Hải Phòng.

Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian được thực tập tại Công ty
TNHH vận tải và thương mại Trường Thịnh 68, em đã quyết định lựa chọn đề
tài ‘‘Hoạt động Marketing của công ty TNHH vận tải và thương mại Trường
Thịnh 68 – thực trạng và giải pháp’’ để tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những
nhận định khái quát về sự ảnh hưởng của Marketing tới hoạt động của doanh
nghiệp , từ đó thấy được liệu Trường Thịnh 68 có cần thực hiện các hoạt động
Marketing hay không, các hoạt động Marketing sẽ mang lại lợi ích gì,… cá
nhân em thấy đây là một đề tài thú vị và thực tế cao nên quyết định sử dụng
để thực hiện bài tập lớn lần này.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


- Hệ thống hóa lý thuyết và cơ sở lý luận về Marketing, Marketing –
Mix. Hiểu được bản chất của các hoạt động Marketing đối với Doanh
nghiệp
- Phân tích, đánh giá vai trò nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động Marketing-Mix của công ty TNHH vận tải và thương mại
Trường Thịnh 68, thực trạng hiện nay
- Đề xuất giải pháp giúp tăng cường hoạt động kinh doanh của TNHH
vận tải và thương mại Trường Thịnh 68.
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CHIẾN LƯỢC


MARKETING VÀ TRUYỀN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Một số khái niệm cơ bản về chiến lược Marketing của doanh
nghiệp

1.1.1. Khái niệm chiến lược Marekting

- "Chiến lược là một tập hợp của các chuỗi họat động được thiết kế nhằm
tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững."

- "Chiến lược không chỉ là một kế họach, cũng không chỉ là một ý tưởng,
chiến lược là triết lý sống của một Công ty."

Philip Kotler – “cha đẻ” của ngành Marketing hiện đại định nghĩa chiến
lược Marketing như sau:

“Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý và có thể
làm căn cứ giúp doanh nghiệp xây dựng các giải pháp phù hợp cho những
nhiệm vụ Marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ
thống Marketing mix và mức chi phí cũng như ngân sách cho các hoạt động
Marketing”

Về cơ bản, một chiến lược Marketing cần có những yếu tố chính như:

+ Giá trị riêng biệt mà doanh nghiệp sở hữu, hay điểm bán hàng độc nhất
(Unique Selling Proposition) của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh

+ Xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng và thông điệp Marketing
mà doanh nghiệp muốn truyền tải

+ Các chương trình Marketing phù hợp theo mô hình 4P (Sản phẩm, giá
cả, địa điểm và các chiến dịch quảng cáo)

Vai trò của chiến luợc Marketing


+ Nắm được kiến thức về thị trường mục tiêu, nhu cầu và sự khác biệt
trong cạnh tranh nhằm hỗ trợ đầu tư, phát triển sản phẩm sinh lời.

+ Cung cấp cho nhãn hàng lợi thế cạnh tranh nhờ kiến thức về những
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng để tối ưu chiến lược định vị sản
phẩm.

+ Thiết lập bộ máy phòng ban Marketing có tiềm năng tốt nhất nhằm đến
kết quả tối đa cho chiến lược.

1.1.2. Khái niệm tổ chức chiến lược Marketing

Tổ chức thực hiện marketing là tiến trình chuyển các chiến lược và
chương trình marketing thành những hoạt động marketing trên thực tế nhằm
thành đạt các mục tiêu marketing đã đề ra một cách có hiệu quả.

Chiến lược marketing là tập hợp tất cả các kế hoạch và công việc cần
được thực hiện để hướng tới mục tiêu cụ thể và rõ ràng đã tuyên bố về một
thương hiệu hoặc sản phẩm trên thương trường.

Tổ chức chiến lược marketing còn được xem là quá trình các nhà quản
trị marketing lên lịch cho thời gian tư duy của mình.

Chiến lược và việc thực hiện có quan hệ mật thiết với nhau.

- Thứ nhất, chiến lược xác định những hoạt động thực thi nào là cần
thiết.

- Thứ hai, sự lựa chọn chiến lược tùy thuộc rất nhiều vào khả năng đảm
bảo các nguồn lực của doanh nghiệp để thực thi chiến lược.

1.2. Hoạch định chiến lược Marketing

1.2.1. Khái niệm

Hoạch định chiến lược theo quan điểm marketing là một quá trình quản
trị nhằm tạo ra và duy trì sự ăn khớp giữa các mục tiêu và khả năng của doanh
nghiệp với các cơ hội thị trường đầy biến động.
Hoạch định chiến lược marketing trong tiếng Anh là Planning Marketing
Strategies. Hoạch định chiến lược marketing là doanh nghiệp xây dựng chiến
lược marketing và xác định các biện pháp marketing cụ thể vào thị trường
mục tiêu.

Hoạch định chiến lược marketing được định nghĩa là quá trình phát triển
và duy trì sự thích ứng mang tính chiến lược giữa mục tiêu và nguồn lực của
doanh nghiệp với những cơ hội marketing luôn thay đổi.

1.2.2. Tiến trình hoạch định chiến lược Marketing

a. Căn cứ xây dựng chiến lược marketing

Do chịu tác động của nhiều yếu tố, nên khi xây dựng chiến lược
marketing phải xuất phát từ nhiều căn cứ khác nhau

• Căn cứ vào khách hàng

• Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp

• Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh

b. Các bước chủ yếu trong hoạch định chiến lược marketing

Hoạch định chiến lược marketing, nhằm trả lời 4 câu hỏi sau:

1. Doanh nghiệp đã ở đâu, hiện đang ở đâu, và doanh nghiệp sẽ đi đến


đâu nếu tiếp tục hoạt động theo kế hoạch marketing hiện tại? (Where have we
been, where are we now, and where are we headed with our existing plans?

2. Doanh nghiệp muốn đi đến đâu? (Where do we want to go?)

3. Làm thế nào để đạt được mục tiêu? (How do we get to where we want
to be?

4. Làm thế nào biết được doanh nghiệp đã đạt mục tiêu đề ra?

Kết quả của hoạch định chiến lược marketing là một bản kế hoạch
marketing.
b.1. Phân tích thị trường

• Hiểu rõ đối tượng khách hàng: Nhu cầu, mong muốn, hành vi và đặc
điểm của họ là gì?

• Đánh giá đối thủ cạnh tranh: Điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược của họ là
gì?

• Nhận diện xu hướng thị trường: Những yếu tố nào đang ảnh hưởng đến
thị trường?

• Phân tích SWOT: Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
của doanh nghiệp.

b.2. Xác định mục tiêu Marekting

• Mục tiêu cụ thể và đo lường được: Tăng doanh số, tăng thị phần, xây
dựng thương hiệu,...

• Mục tiêu phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể: Góp phần vào sự
phát triển chung của doanh nghiệp.

b.3.Xác Định Giá Trị Cốt Lõi

- Điểm mạnh và giá trị đặc biệt của sản phẩm/dịch vụ: Điều gì khiến sản
phẩm/dịch vụ của bạn khác biệt?

- Lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng: Giải quyết vấn
đề gì cho họ?

b.4. Lựa Chọn Phương Tiện Truyền Thông:

- Kênh truyền thông phù hợp với đối tượng khách hàng: Quảng cáo
truyền thông, truyền thông xã hội, email marketing, PR,...

- Lựa chọn hiệu quả và tối ưu chi phí: Đem lại lợi tức đầu tư (ROI) cao
nhất.

b.5. Thực Hiện Và Đánh Giá:


- Triển khai kế hoạch Marketing: Theo dõi tiến độ và hiệu quả thực hiện.

- Đo lường kết quả: Sử dụng các chỉ số KPI để đánh giá hiệu quả chiến
lược.

- Điều chỉnh chiến lược khi cần thiết: Đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.

1.3. Khái niệm và vai trò của truyền thông Marketing

- Truyền thông (communication) là quá trình trao đổi thông điệp giữa các
thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt sự hiểu biết lẫn nhau
v.v... Truyền thông là một hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển của loài
người. Những thành viên trong bộ lạc sử dụng truyền thông đế thông báo cho
nhau nơi săn bắt, cách thức săn bát

Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin,
tình cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đối trong
hành vi và nhận thức

- Truyền thông marketing là quá trình sử dụng các kênh và công cụ


truyền thông để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp đến
khách hàng tiềm năng. Mục đích của truyền thông marketing là tạo ra nhận
thức và thúc đẩy sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp

Có 2 loại chính để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trong việc truyền
thông:

Truyền thông phi cá thể: phương thức truyền thông không định hướng
trực tiếp đến từng cá nhân khách hàng, ví dụ như quảng cáo, vật dụng trưng
bày tại điểm bán hàng,...

Truyền thông cá thể: là phương thức tập trung vào việc gặp mặt trực tiếp
giữa nhân viên bán hàng và khách hàng, như nhân viên bán hàng với khách
hàng
Theo philip Kotler, truyền thông marketing là cá hoặt động thông tin một
cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách
hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm và
mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Một số vai trò cụ thể của truyền thông marketing đối với tiến trình
marketing như sau:

+ Là công cụ thực hiện chức năng truyền thông các giá trị của công ty
đến với khách hàng.

+ Phối hợp với các công cụ khác của phối thức marketing hỗn hợp để đạt
được mục tiêu marketing.

+ Là công cụ cạnh tranh trong kinh doanh, gia tăng giá trị thương hiệu,
xây dựng nhận thức và nâng cao uy tín thương hiệu, duy trì niềm tin, thái độ
và theo đó là mối quan hệ tốt đẹp bền chặt giữa công ty với khách hàng.

1.3.1. Các phương tiện truyền thông Marketing

a.Truyền hình

- Ưu điểm:

 Sáng tạo và ảnh hưởng mạnh tới nhận thức của đối tượng nhận tin

 Hiệu quả về độ phủ và chi phí

 Sự lôi cuốn và chú ý

 Chọn lọc và linh hoạt

Hạn chế:

 Chi phí cho một lần sử dụng cao

 Thiếu sự chọn lọc rõ ràng

 Thời gian tồn tại thông điệp ngắn


 Mật độ thông điệp trên phương tiện dày đặc, gây lôn xộn

 Sự chú ý của đối tượng nhận tin thấp

 Thiếu sự tin tưởng và bị đánh giá tiêu cực

- Các chỉ số đánh giá kênh truyền hình

 Đo lượng người xem

 Đo số lượng công chúng tích lũy

 Độ bao phủ

 Số hộ gia đình dùng tivi và thị phần công chúng

 Công chúng trung bình

 Mức độ tiếp cận

b.Truyền thanh

- Ưu điểm:

 Chi phí và hiệu quả

 Tính dễ tiếp thu

 Tính lựa chọn cao

 Tính linh hoạt

 Dễ tưởng tượng

 Cơ hội tích hợp với các công cụ truyền thông Marketing cao

- Nhược điểm:

 Giới hạn độ sáng tạo

 Giới hạn dữ liệu nghiên cứu

 Giới hạn chú ý người nghe


 Cạnh tranh từ phương tiện truyền thông khác

 Gây ức chế

c.Tạp chí

Tạp chí là một ấn phẩm định kỳ chứa nhiều bài báo, thường được tài trợ
bởi quảng cáo hoặc độc giả bằng cách bỏ tiền ra mua.

Tạp chí thường được xuất bản hàng tuần, hai tuần một lần, hàng
tháng, hai tháng hoặc hàng quý, với ngày trên trang bìa trước ngày thực sự
được xuất bản. Chúng thường được in màu trên giấy trắng, và được đóng bìa
mềm.

Tạp chí có thể được phân loại thành:

 Tạp chí quan tâm đến các chủ để chung

 Tạp chí quan tâm đến các chủ đề đặc biệt (phụ nữ, thể thao, kinh
doanh, lặn biển, v.v.)

d. Báo viết

Báo viết được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm báo in, báo phát thanh, báo
truyền hình, báo mạng điện tử, báo bảng điện tử và báo chí công dân.

Báo viết là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, thông tin về các sự kiện và
vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi nhằm phục vụ công chúng/nhóm đối tưọng
nhằm mục đích nhất định.

* Thế mạnh

Thứ nhất, là báo in có thể thông tin, phân tích, giải thích và giải đáp
những vấn để phức tạp một cách hệ thống, sâu sắc với nǎng lực tư duy logic
và độ chính xác cao;

Thứ hai, người đọc có thể hoàn toàn chủ động về địa điểm, thời gian và
tư thế trong việc tiếp nhận thông tin; mặt khác, có thể đọc đi đọc lại một ấn
phẩm để nhận thức, khai thác các tầng nấc thông tin vế những vấn đề phức
tạp, tế nhị.

Thứ ba, thông tin có độ tin cậy, chính xác và tính tư liệu cao, dễ bảo
quản, nhất là đối với một nước ở trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm như
nước ta.

Thứ tư, nhiều người cùng đọc hoặc có thể dễ dàng chuyển tay nhau các
ấn phẩm báo in, do đó, công chúng trực tiếp có khả năng lây lan, phát triển và
việc hình thành dư luận xã hội bền vững hơn.

*Hạn chế:

Thứ nhất, tính thời sự của thông tin chậm.

Thứ hai, ký hiệu thông tin của báo in đơn điệu, chỉ có chữ viết và hình
ảnh tĩnh (ảnh và infographic).

Thứ ba, việc phát hành báo in tốn kém, chậm chạp, cồng kềnh, phụ thuộc
vào phương tiện vận tải, đường xá giao thông và phong cách dịch vụ.

Thứ tư, báo in đắt hơn các ấn phẩm truyền thông khác.

1.3.2. Các công cụ truyền thông

a.Truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng có tên tiếng Anh là Mass Communications, là


các hoạt động lan truyền thông tin trong cộng đồng.

Chức năng của phương tiện truyền thông đại chúng

+ Mở ra một kỷ nguyên đại chúng, gắn kết mọi người trên toàn cầu lại
với nhau.

+ Cung cấp những thông tin có giá trị di sản, văn hóa

+ Là công cụ “giám sát” đặc biệt của xã hội


+ Cung cấp những thông tin bổ ích về kiến thức, giáo dục, giải trí cho
người dân

+ Có khả năng thúc đẩy quá trình phân phối sản phẩm và dịch vụ

+ Giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin đến khách hàng dễ dàng hơn,
tăng khả năng nhận diện thương hiệu hiệu quả

+ Mở không gian để công chúng tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến riêng


của mình (ngay cả những người khuyết tật)

* Mạng xã hội (Social Media)

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Twitter,… là
các phương tiện truyền thông đang phát triển mạnh mẽ.

– Ưu điểm:

+ Giúp các doanh nghiệp dễ dàng nâng cao nhận thức về thương hiệu
của mình.

+ Dễ dàng tiếp cận được với các đối tượng khách hàng mới với lượng
người dùng lớn.

– Nhược điểm: Số lượng người dùng mạng xã hội lớn vừa là ưu điểm
cũng vừa là nhược điểm cho các nhà doanh nghiệp.

* Truyền hình

– Ưu điểm:

+ Truyền tải thông tin bằng cả hình ảnh lẫn âm thanh.

+ Tính tiếp cận của truyền hình rất lớn.

+ Thông tin được phát sóng trên truyền hình có độ tin cậy cao.

– Nhược điểm:

+ Chi phí cao


+ Không hoàn toàn phù hợp với mọi doanh nghiệp.

+ Quảng cáo với tần suất lớn có thể khiến người xem cảm thấy khó chịu.

* Báo giấy

Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng lâu đời
nhất và được sử dụng rộng rãi.

– Ưu điểm:

+ Có độ tin cậy cao do quá trình kiểm duyệt khắt khe.

+ Dù có chi phí thấp nhưng thông tin trên báo chí có độ phủ sóng mạnh
mẽ.

+ Tiếp cận với những đối tượng chất lượng (doanh nhân thành đạt, công
nhân viên chức,…)

– Nhược điểm:

+ Mang tính truyền thống, còn vài điểm lỗi thời.

+ Với mức độ sống nhanh hiện nay của công chúng, họ thường có xu
hướng đọc các loại hình báo điện tử hơn là báo giấy truyền thống.

* Internet

Internet giúp tối ưu hóa mọi hoạt động tìm kiếm của người dùng, mở ra
thời kì công nghệ số.

– Ưu điểm:

+ Tra cứu thông tin dễ dàng hơn.

+ Lượng người truy cập Internet vô cùng lớn và đang không ngừng tăng
nhanh, mở ra nhiều cơ hội mới mẻ cho những hoạt động truyền thông trên nền
tảng này.

– Nhược điểm:
+ Việc kiểm duyệt nội dung trên Internet không được đảm bảo vì lượng
truy cập lớn mỗi ngày.

+ Sự xuất hiện tràn lan những thông tin không chính thống.

* Gọi điện trực tiếp

Gọi điện trực tiếp có tác động tốt nhất tới khách hàng.

– Ưu điểm:

Trao đổi các vấn đề trực tiếp với khách hàng dễ dàng nắm bắt được nhu
cầu của khách hàng hơn, từ đó cung cấp các sản phẩm/dịch vụ phù hợp.

Dễ xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũng như chiếm được tình
cảm của họ.

– Nhược điểm:

+ Chi phí đắt đỏ.

+ Tiếp cận được ít khách hàng.

+ Nhiều khách hàng cảm thấy không thoải mái với những cuộc gọi liên
tục hoặc lúc họ đang bận.

b. Truyền thông qua kênh cá nhân

Truyền thông cá nhân trong tiếng anh là Personal Media. Truyền thông
cá nhân phổ biến là các hoạt động truyền thông trực tiếp giữa nhân viên và
khách hàng.

Bản chất của truyền thông cá nhân là trao đổi thông tin nên ngoài những
vấn đề về chuyên môn, công việc, những vấn đề về tâm lí và hành vi của nhân
viên có thể ảnh hưởng đến việc trao đổi thông tin giữa họ và khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp xem hoạt động truyền thông cá nhân như là hoạt
động bán hàng trực tiếp nên đã chú trọng đến đào tạo nâng cao các kĩ năng
ứng xử, giao tiếp với khách hàng cho nhân viên.
* Mối quan hệ giữa nhân viên và khách hàng

Mối quan hệ giữa nhân viên và khách hàng ngày càng chặt chẽ, thậm chí
không thể tách rời.

Đánh giá của khách hàng dựa chủ yếu vào chất lượng của truyền thông
mà trong đó vai trò của nhân viên là rất quan trọng.

Hành vi giao tiếp của nhân viên được đánh giá theo hai chiều chất lượng
của truyền thông: chất lượng giao tiếp liên quan đến độ tin cậy, chất lượng
giữa các cá nhân liên quan đến sự đồng cảm, sự chuyên nghiệp của nhân viên

* Phân loại truyền thông

Loại hình truyền thông này được nhóm thành bốn loại sau:

- Chuyển động cơ thể, thái độ của nhân viên: tư thế thoải mái và cởi mở,
tiếp xúc qua ánh mắt, gật đầu, bắt tay, mỉm cười…

- Sự quan tâm: lắng nghe khách hàng của nhân viên.

- Khoảng cách vị trí giữa nhân viên và khách hàng.

- Ngoại hình: hình thể, tác phong, trang phục… là yếu tố quan trọng của
truyền thông phi ngôn ngữ.

c. Truyền thông tương tác

Phương tiện truyền thông tương tác trong tiếng Anh là Interactive
Media. Phương tiện truyền thông tương tác là một phương thức giao tiếp
trong đó đầu ra của chương trình phụ thuộc vào đầu vào của người dùng.

Mục đích của phương tiện truyền thông tương tác là thu hút người dùng
và tương tác với người đó theo cách mà phương tiện truyền thông không
tương tác không làm được.

Các hình thức truyền thống của phương tiện truyền thông, như truyền
hình và đài phát thanh, ban đầu không yêu cầu sự tham gia tích cực.
Để làm được như vậy, một công cụ tương tác sẽ yêu cầu thêm một trong
những yếu tố sau đây:

- Đồ họa và hình ảnh chuyển động

- Hoạt họa

- Văn bản kĩ thuật số

- Video

- Âm thanh

Những ảnh hưởng của phương tiện truyền thông tương tác

Phương tiện truyền thông tương tác không chỉ làm cho mọi người trở nên
tích cực hơn, mà còn cho họ khả năng giao tiếp với những người khác mà họ
thường không có liên lạc. Cho phép sự tự do trao đổi ý tưởng và thông tin.

Phương tiện truyền thông tương tác cũng có một vai trò giáo dục, bởi nó
là một công cụ học tập mạnh mẽ. Nó cho phép (và khuyến khích) mọi người,
đặc biệt là học sinh, sinh viên, trở nên tích cực hơn trong các trải nghiệm về
học tập, hợp tác hơn và kiểm soát nhiều hơn những gì họ đang học.

1.3.3. Thiết lập mục tiêu và ngân sách truyền thông Marketing

a. Thiết lập mục tiêu marketing

Mô hình quá trình phản ứng của khách hàng trong trường hợp sản phẩm
mới

• Xây dựng sự nhận thức

• Cung cấp thông tin, kiến thức

• Tạo ấn tượng tích cực

• Đạt được vị thế thuận lợi trong tâm trí khách hàng

• Tạo ra sự quan tâm mua hàng


• Thực hiện giao dịch

Một giải pháp thay thế khác là dùng nghiên cứu thị trường để phân loại
các khách hàng mục tiêu theo trình tự sau:

• Không có ý thức về sản phẩm;

• Có ý thức về sản phẩm nhưng thấy nó tương tự với các sản phẩm khác
đang được cân nhắc;

• Có xu hướng ủng hộ sản phẩm;

• Sẽ chọn sản phẩm nếu giao dịch mua bán được thực hiện ngay hôm
nay;

• Sẽ mua sản phẩm.

b. Thiết lập ngân sách truyền thông marketing

Phương pháp xác định ngân sách theo tỷ lệ phần trăm doanh số bán

Ưu điểm:

+ Phương pháp này dễ tính toán

+ Chi phí truyền thông gắn với biến động doanh thu của của công ty, do
vậy phù hợp với mong muốn của các nhà quản lý tài chính công ty

+ Khuyến khích Lãnh đạo công ty quan tâm đến sự liên hệ giữa chi phí
xúc tiến, giá bán và lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm

+ Khuyến khích ổn định cạnh tranh

Nhược điểm:

- Phương pháp này không có căn cứ vững chắc, dẫn đến việc xác định
ngân sách truyền thông không căn cứ vào cơ hội của thị trường.

- Không quan tâm đến nhu cầu thực tế là mỗi sản phẩm/thị trường cần
một ngân sách bao nhiêu.
* Phương pháp cân bằng cạnh tranh

Phương pháp này có ưu điểm là sẽ tránh khả năng xảy ra chiến tranh về
truyền thông giữa các công ty cạnh tranh.

Khó khăn trong việc thực hiện phương pháp này là khó xác định được
ngân sách truyền thông của các công ty cạnh tranh.

Do mục tiêu truyền thông của các công ty khác nhau, tiếng tăm uy tín
khác nhau, nguồn lực khác nhau, cơ hội khác nhau nên căn cứ như trên cũng
không hoàn toàn hợp lý.

* Phương pháp chi theo khả năng

Theo phương pháp này, công ty xây dựng ngân sách truyền thông theo
khả năng tài chính của họ.

Phương pháp này có nhược điểm là công ty không thể chủ động sử dụng
các hoạt động truyền thông theo mức cần thiết để tác động tới thị trường.

Truyền thông không được coi là công cụ kích thích tăng doanh thu.

* Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ

Phương pháp này được xem là có căn cứ khoa học. Phương pháp này có
ưu điểm là đòi hỏi ban lãnh đạo phải trình bày rõ những giả thiết của mình về
mối quan hệ giữa tổng chi phí, mức độ tiếp xúc, tỉ lệ dùng thử và mức sử
dụng thường xuyên.

1.4. Phân tích môi trường bên ngoài

1.5. Phân tích môi trường bên trong

1.6. Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.7. Xác định phương án chiến lược qua ma trận SWOT

You might also like