You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Khoa Marketing

BẢN THẢO ĐỀ ÁN

Đề tài:
Giải pháp truyền thông Marketing của Công ty Cổ phần kỹ nghệ
thực phẩm Việt Nam (VIFON)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Danh Kiên


Mã sinh viên: 11201979
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoài Long

Hà Nội, tháng 9 năm 2022


1

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3


CHƯƠNG 1: Tổng quan và hoạt động Marketing của Công ty Cổ Phần Kỹ
Nghệ Thực Phẩm Việt Nam (Vifon) ........................................................................ 6
1.1. Tổng quan về công ty cổ phần Vifon ............................................................ 6
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Vifon ............................................ 6
a. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển ................................................. 6
b. Cơ cấu tổ chức của Cổ phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam. .................. 6
c. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh ............................................................ 8
d. Mục tiêu và sứ mệnh .................................................................................. 8
e. Số lượng cán bộ, nhân viên và chính sách đối với người lao động ........... 8
1.1.2. Nguồn lực kinh doanh của công ty cổ phần Vifon ................................. 8
a. Cơ cấu tài sản ............................................................................................. 8
b. Cơ cấu nguồn vốn ...................................................................................... 9
1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Vifon ...................... 9
1.2.1. Tình hình tài chính .................................................................................. 9
1.2.2. Tổng quan về tình hình thực hiện trên các chỉ tiêu cơ bản ..................... 9
1.3. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty cổ phần Vifon...................... 10
1.3.1. Thị trường mục tiêu .............................................................................. 10
1.3.2. Thực trạng các giải pháp Marketing ..................................................... 11
a. Giải pháp về sản phẩm ............................................................................. 11
b. Giải pháp về giá........................................................................................ 11
c. Giải pháp phân phối (Place) ..................................................................... 11
d. Giải pháp truyền thông tích hợp ............................................................... 12
CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động truyền thông Marketing của Công ty Cổ
phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon)......................................................... 13
2.1. Công chúng mục tiêu ................................................................................... 13
2.2. Mục tiêu truyền thông.................................................................................. 13
2.3. Thông điệp truyền thông.............................................................................. 13
2.4. Công cụ và phương tiện truyền thông ......................................................... 14
2.4.1. Công cụ truyền thông ............................................................................ 14
a. Quảng cáo ................................................................................................. 14
2

b. Marketing trực tiếp ................................................................................... 14


c. Quan hệ công chúng ................................................................................. 14
d. Trade Marketing (tiếp thị thương mại) .................................................... 15
2.4.2. Phương tiện truyền thông...................................................................... 15
a. Quảng cáo truyền hình ............................................................................. 15
b. Truyền thông mạng xã hội ....................................................................... 15
c. Quảng cáo trên Internet ............................................................................ 16
d. Quảng cáo ngoài trời ................................................................................ 16
2.5. Ngân sách dành cho hoạt động truyền thông............................................... 17
2.6. Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động truyền thông của Vifon................... 17
2.6.1. Đánh giá chung ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.6.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả .................................................................... 19
a. Thông điệp truyền thông .......................................................................... 19
b. Công cụ truyền thông ............................................................................... 20
c. Phương tiện truyền thông ......................................................................... 21
d. Ưu điểm, nhược điểm ............................................................................... 25
CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing
của Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) ............................... 26
3.1. Nguồn nhân lực ........................................................................................... 26
3.2. Công cụ và phương tiện truyền thông ......................................................... 26
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 28
3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong các năm trở lại đây, thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Để tồn
tại và đạt được doanh số, doanh nghiệp chỉ chú trọng vào phát triển sản phẩm thôi
là chưa đủ. Mà quan trọng là thương hiệu của doanh nghiệp khách hàng có biết tới
hay không, người tiêu dùng có để mắt tới ngay sản phẩm gắn thương hiệu đó khi
nhìn lên kệ hàng hay không, làm thế nào để trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong
lòng khách hàng. Do đó doanh nghiệp cần hoạch định ra các chiến lược truyền
thông Marketing cụ thể và chi tiết, đúng thời điểm và đạt được hiệu quả cao nhất.
Truyền thông Marketing ngày càng quan trọng và chiếm vị thế lớn trong sự
phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngày nay cạnh tranh nhau trên
“chiến trường” truyền thông từng chút một, tạo nên các cuộc “bùng nổ” truyền
thông thường xuyên hơn. Doanh nghiệp có thương hiệu tin cậy trong lòng khách
hàng không chỉ tạo ra những giá trị mà còn phải truyền thông rõ ràng, chính xác,
thuyết phục những giá trị đó đối với họ. Cùng với việc người tiêu dùng đã thông
minh hơn trước rất nhiều, việc đem sản phẩm của doanh nghiệp đến với họ và cho
họ thấy được các công dụng, lợi ích và sự khác biệt của sản phẩm thôi là chưa đủ.
Mà doanh nghiệp cần phải tạo dựng được mối quan hệ với khách hàng và phát
triển mối quan hệ này đi xa hơn nữa. Không chỉ cho khách hàng biết đến sản phẩm
của mình mà còn phải cho họ tin tưởng, yêu quý sản phẩm của mình, thương hiệu
phải tạo dựng được chỗ đứng trong lòng khách hàng, việc đó phụ thuộc vào cách
doanh nghiệp truyền thông như thế nào.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em mong muốn áp dụng những kiến
thức của mình để làm tăng năng lực truyền thông Marketing cho Công ty cổ phần
thực phẩm Á Châu trong lĩnh vực ngành hàng thực phẩm đóng gói - ngành hàng
chủ đạo của công ty này, em chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
truyền thông Marketing cho Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu cho học phần Đề án ngành Marketing của mình. Mục đích
em chọn đề tài này nhằm nghiên cứu và phân tích tình hình thực trạng truyền thông
4

Marketing của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu và từ đó đưa ra các giải pháp
Marketing cho công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động truyền thông
Marketing của VIFON trong thời gian qua. Phát hiện được các vấn đề, đánh giá
mức độ ảnh hưởng của vấn đề đó tới hoạt động truyền thông Marketing của công
ty . Dựa trên cơ sở đó đề xuất các hoạt động, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
truyền thông Marketing tại công ty trong thời gian tới, góp phần nhằm tăng hiệu
quả kinh doanh của công ty trong lĩnh vực ngành hàng thực phẩm đóng gói.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đặt ra cho đề tài, tác giả thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu tình hình kinh doanh của công ty trong các năm gần đây.
+ Nghiên cứu các chiến dịch truyền thông Marketing đã được thực hiện tại
VIFON.
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông Marketing
của VIFON.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp: dữ liệu về báo cáo tài chính; đánh giá truyền thông…
trên internet, các bài báo.
Nguồn dữ liệu sơ cấp: dựa trên khảo sát của chính tác giả. Phương pháp nghiên
cứu định lượng, quy mô mẫu: 200
4.2. Phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Phương pháp định lượng
Phương pháp xử lí số liệu:
+ Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng để phân tích các dữ liệu thu thập
được từ đó đưa ra xu hướng, nhận xét, nhận định chính xác nhất.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Nhận biết hoạt động truyền thông của Vifon
+ Khách thể nghiên cứu: Những người từ 18 đến 30 tuổi, là những người có
thói quen hoặc đã từng sử dụng các sản phẩm thực phẩm đóng gói
5

5.2. Phạm vi không gian


Trên địa bàn các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…
5.3. Phạm vi thời gian
Khảo sát nghiên cứu dự kiến sẽ diễn ra từ 10/9/2022 đến 10/10/2022
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan và hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần kỹ nghệ
thực phẩm Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông Marketing của Công ty Cổ phần
kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam
Chương 3: Giải pháp truyền thông Marketing của VIFON.
6

CHƯƠNG 1: Tổng quan và hoạt động Marketing của Công ty Cổ Phần Kỹ


Nghệ Thực Phẩm Việt Nam (Vifon)
1.1. Tổng quan về công ty cổ phần Vifon
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Vifon
a. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam (Vifon) được thành lập vào
ngày 23/07/1963, ban đầu là Công ty Vifon. Là một trong những đơn vị đặt nền móng
xây dựng cho ngành thực phẩm ăn liền Việt Nam. Sau đến 30/4/1975 Công ty Vifon
được Nhà nước tiếp quản và sở hữu 100% vốn Nhà Nước. Năm 1990, Vifon đã có
những lô hàng đầu tiên xuất khẩu ra thế giới. Tiếp theo đó vào ngày 09/05/1992, Bộ
Công Nghiệp chính thức đổi tên công ty thành Công ty Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt
Nam. Bước ngoặt vào năm 1996, Vifon là công ty đầu tiên sản xuất Phở ăn liền tại
Việt Nam và được sự đón nhận tích cực của người tiêu dùng, kể từ đó sản phẩm Phở
ăn liền luôn luôn là sản phẩm bán chạy hàng đầu của công ty. Vifon đã trở nên quen
thuộc và gắn bó với người tiêu dùng qua các sản phẩm sợi ăn liền và gia vị. Năm
2005, Công ty Cổ phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam chính thức trở thành công ty
100% cổ phẩn và đổi tên thành Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam và
giữ nguyên cho đến bây giờ. Hơn 50 năm Vifon không ngừng nỗ lực và cố gắng, cải
thiện dây truyền sản xuất, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, IFS
để mang đến những sản phẩm chất lượng cao cấp nhất đến tay người tiêu dùng và phát
triển mạng lưới phân phối rộng rãi khắp 63 tỉnh thành thông qua nhiều kênh phân
phối: Đại lý bán hàng, siêu thị, tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, khách sạn,… Từ những
thành công đó, Vifon đã đạt được nhiều giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế
như: Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín; Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao trong 18 năm
liền; Huy chương vàng Doanh Nghiệp Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Sắc ở nước ngoài;
Top 10 Thực Phẩm Toàn Cầu do IUFoST tổ chức tại Nam Phi; Giải thưởng “Nguyệt
Quế” do người tiêu dùng Ba Lan bình chọn (2017);…

b. Cơ cấu tổ chức của Cổ phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam.


7

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Vifon:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


BAN KIỂM SOÁT

KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC


TÀI CHÍNH

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

T. T. T. T. BP. BP.
Phòng Phòng Phòng Phòng Tài Pháp
TCHC R&D QLC Kế chính chế
L toán
GIÁM
ĐỐC
GIÁM ĐỐC THIẾT
SẢN XUẤT BỊ

T. QĐPX QĐ T. T.
QĐ T. QĐPX
Phòng Sản PX Phòng Phòng
PX Phòng Cơ
KH & phẩm Gia Cung Kho
Mì IT điện
ĐĐ Gạo vị ứng Vận
8

c. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh


• Sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ các loại
nông sản: gạo, bột mì… và cả các loại thịt, hải sản.
• Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục
vụ sản xuất
• Kinh doanh bất động sản, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp
• Địa bàn kinh doanh: toàn quốc
d. Mục tiêu và sứ mệnh
• Mục tiêu: Chú trọng phát triển thị trường nội địa để mở rộng thị trường bằng
các chiến lược phát triển và từ đó giữ vững vị thế là một trong những đơn vị
hàng đầu trong ngành thực phẩm tại Việt Nam. Duy trì lợi thế xuất khẩu để
có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế
• Sứ mệnh: Công ty cam kết không ngừng phát triển hoạt động sản xuất,
thương mại và dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao chất lượng sản
phẩm không ngừng để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm cam
kết thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, chính sách
an sinh xã hội, chính sách cộng đồng. Đảm bảo điều kiện làm việc, việc làm
ổn định, thu nhập cho người lao động.
e. Số lượng cán bộ, nhân viên và chính sách đối với người lao động

• Đến ngày 31/12/2020, tổng số nhân viên của Công ty là 2702 người (31/12/2019:
2446 người)
1.1.2. Nguồn lực kinh doanh của công ty cổ phần Vifon
a. Cơ cấu tài sản
Bảng 1.1: Bảng cơ cấu tài sản công ty cổ phần Vifon năm 2016-2018
Đơn vị tính: Đồng
Năm Năm 2017 Năm 2018

Chỉ tiêu Giá trị Tỉ lệ(%) Giá trị Tỉ lệ(%)

Tài sản ngắn hạn 532 880 798 843 56 269 821 089 947 34
Tài sản dài hạn 449 319 096 458 44 526 784 160 020 66
Tổng tài sản 982 199 895 301 100 796 605 249 966 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
9

b. Cơ cấu nguồn vốn


Bảng 1.2: Bảng cơ cấu nguồn vốn công ty cổ phần Vifon năm 2016-2018
Đơn vị tính: Đồng
Năm Năm 2017 Năm 2018

Giá trị Tỉ lệ(%) Giá trị Tỉ lệ(%)


Chỉ tiêu
Nợ phải trả 733 311 103 500 75 518 259 392 154 65
Vốn chủ sở hữu 248 888 791 811 25 278 345 857 812 35
Tổng nguồn vốn 982 199 895 301 100 796 605 249 966 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Vifon
1.2.1. Tình hình tài chính
Bảng 1.3: Bảng tình hình tài chính công ty cổ phần Vifon
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Mã số Năm 2018 Năm 2017
Doanh thu thuần về bán hàng và
1 10 1694075503438 1897758915352
dịch vụ
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
2 30 13726404563 39013187808
doanh
3 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 15116180790 38031659337
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
4 60 11808064027 29939066001
nghiệp
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
1.2.2. Tổng quan về tình hình thực hiện trên các chỉ tiêu cơ bản

Doanh thu: Tổng doanh thu đạt 1898 tỷ đồng (2018)


Lợi nhuận sau thuế năm 2018: 29,9 tỷ đồng
Công ty đã áp dụng các biên pháp quản lý giá cả nguyên liệu đầu vào, kiểm soát
nguyên liệu đầu vào, kiểm soát chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
góp phần cải thiện chỉ tiêu lợi nhuận
10

1.3. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty cổ phần Vifon
1.3.1. Thị trường mục tiêu
Công ty cổ phần Vifon hoạt động nhiều và chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh
doanh các mặt hàng sản xuất từ gạo, bột mì và gia vị. Hiện nay sản phẩm của Vifon
đã được phân phối rộng rãi khắp các tỉnh thành ở Việt Nam và một số thị trường nước
ngoài. Hiện tại Vifon miền Nam vẫn là nơi tiêu thụ hàng đầu về các sản phẩm của
Vifon, nhằm gia tăng và duy trì độ phủ của mình thì Vifon xác định tập trung vào
miển Nam và miền Bắc – những khu vực có nhu cầu cao về các sản phẩm thuộc lĩnh
vực công ty đang sản xuất và kinh doanh.
Vifon luôn không ngừng cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn
mới để khẳng định uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhu cầu sử dụng thực
phẩm ăn liền ngày càng cao, các món ăn ngon, nhanh, tiện lợi với giá cả hợp lý luôn
được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Xã hội ngày càng phát triền, dân trí ngày càng
được nâng cao thì họ ngày càng có những yêu cầu gắt gao hơn về sản phẩm, nhiều
khách hàng vẫn còn e ngại chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của các sản phẩm
thực phẩm ăn liền và liệu sản phẩm đó có tốt cho sức khỏe hay không, đặc biệt là
những khách hàng trẻ, lo cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Vậy Vifon xác định
khách hàng mục tiêu như sau:
• Nhóm khách hàng cá nhân: là người tiêu dùng, những người có nhu cầu sử
dụng các sản phẩm và sẵn sàng chi tiêu để mua sản phẩm của Vifon, đặc biệt
là sản phẩm phải ngon, nhanh, tiện lợi, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, nhóm khách
hàng này còn có yêu cầu tương đối đa dạng về sản phẩm (chất lượng sản phẩm
tốt, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, giá cả phải chăng, mẫu mã bao bì bắt
mắt…) chiếm tỷ lệ khá cao.
• Nhóm khách hàng tổ chức: các nhà phân phối, đại lí bán buôn các cấp, bán lẻ,
siêu thị, cửa hàng tiện lợi…. có nhu cầu và sẵn sàng phân phối các sản phẩm
của Vifon. Nhóm khách hàng có những yêu cầu khách như: chiết khấu; thưởng
theo doanh số, đơn hàng; giao hàng đúng thời gian…. và các tiêu chí khác liên
quan đến phân phối sản phẩm.
11

1.3.2. Thực trạng các giải pháp Marketing


a. Giải pháp về sản phẩm
Sau một thời gian dài tập trung cho xuất khẩu nên Vifon đã bị mất thị phần ở
những ngành kinh doanh chính của công ty: đồ ăn liền, gia vị. Với sự đi lên mạnh mẽ
và đổi mới liên tục của các đối thủ cạnh tranh, Vifon đã kịp nhận ra và quay về tranh
giành lại lợi thế đã đánh mất bằng các chiến lược:
• Chiến lược phát triển: Công ty đã tìm ra các công thức mới và tung ra thị
trường các sản phẩm mới, độc lạ nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách
hàng. Vẫn giữ nguyên các dòng sản phẩm chính của công ty: sản phẩm gạo
ăn liền, mì ăn liền, gia vị. Áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất và
chế biến làm cho sản phẩm lưu giữ tốt hơn hương vị truyền thống mà vẫn
giữ được mùi vị tự nhiên của sản phẩm.
• Chiến lược thu hẹp: các sản phẩm phở khô, phở ráo sẽ cắt giảm dần, chỉ
kinh doanh trong khoảng thời gian không dài.
• Chiến lược cải biến: Vifon ngày càng chú trọng đến thiết kế bao bì sản
phẩm, các dòng sản phẩm của công ty ngày càng được cải tiến các mẫu mã
mới, khác biệt so với thị trường. Và Vifon cũng bắt kịp xu hướng với những
kiểu đóng gói như là: cốc, tô, khay… tạo nên sự thuận tiện cho người sử
dụng.
b. Giải pháp về giá
Vifon được biết đến là thương hiệu lâu đời nhất Việt Nam, dựa vào điều này công
ty đã phát triển chiến lược Marketing và đã được chứng minh nhờ mạng lưới phân
phối rộng rãi khắp cả các thị trường trong và ngoài nước, đi sâu vào được những thị
trường khó tính nhất. Vifon còn là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam có công nghệ
sản xuất các loại súp đặc biệt như: riêu cua, thịt hầm… đây là một trong các lợi thế
cạnh tranh rất lớn của Vifon. Nhưng giá thành các sản phẩm của Vifon chỉ ở tầm trung
so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có cùng phân khúc. Cho thấy Vifon đã có
chiến lược giá rất tốt, khách hàng được trải nghiệm các sản phẩm chất lượng cao mà
chỉ phải chi ra số tiền vừa phải.
c. Giải pháp phân phối (Place)
Cùng với độ dài lịch sử và tiềm lực tài chính mạnh mẽ, các sản phẩm của Vifon
đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành Việt Nam. Vifon đã lựa chọn chính sách bao phủ
12

thị trường và phân thị trường thành các khu vực với các sản phẩm khác nhau. Khu
vực phía Nam trong điểm là thành phố Hồ Chí Minh (46%), khu vực phía Bắc là Hà
Nội (37%), khu vực miền Trung tiêu thụ ít nhất (17%).
Công ty hoạt động trên 3 kênh phân phối chính: tổng đại lí, nhà bán buôn, nhà bán
lẻ và các kênh khác GT & MT: cửa hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng tạp hóa bán lẻ,
kênh trực tuyến…
d. Giải pháp truyền thông tích hợp
Vifon là một thương hiệu lâu đời và được tin dùng ở Việt Nam, với bề dày lịch sử
của công ty, Vifon không chỉ bao phủ thị trường trong nước mà đã có mặt tại hơn 100
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài những đóng góp về mặt kinh tế cho
nước nhà, Vifon cũng được biết đến là một trong những công ty có hoạt động CSR
năng nổ, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Vifon đã có các chiến lược truyền thông cùng
với việc triển khai các chiến dịch truyền thông quanh năm với hàng chục thương hiệu
khác nhau và Vifon cũng đã hoạt động mạnh mẽ với các hoạt động Trade Marketing
tại điểm bán nhằm tiếp cận với nhiều người tiêu dùng hơn, thâm nhập sâu vào hầu hết
các điểm bán lẻ trên toàn quốc.
13

CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động truyền thông Marketing của Công ty Cổ
phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon)
2.1. Công chúng mục tiêu
Khách hàng Vifon hướng tới hầu hết các đối tượng đang sinh sống trên lãnh thổ
Việt Nam. Nhưng các chiến dịch truyền thông của Vifon hầu hết tập trung vào khách
hàng có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, chủ yếu là sinh viên, nhân viên văn phòng, nội trợ…
có thu nhập ổn định do công việc bận rộn nên cần một bữa ăn nhanh, ngon, tiện lợi,
đảm bảo vệ sinh và có thói quen mua sắm ở các siêu thị lớn nhỏ, chợ, của hàng tạp
hóa, trung tâm thương mại.
2.2. Mục tiêu truyền thông
Tăng nhận diện, mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với thương hiệu Vifon,
đặc biệt là sản phẩm Phở Bò Vifon 65g – sản phẩm đem lại nhiều tiếng tăm nhất cho
Vifon. Bên cạnh đó thu hút người tiêu dùng mới và kích cầu người tiêu dùng cũ quay
lại với sản phẩm bằng các mục tiêu cụ thể như sau:
• Tạo sự nhận biết trong 90% khách hàng mục tiêu tại các vùng miền Bắc
Trung Nam.
• Tạo sự quan tâm tới thương hiệu trong số 65% khách hàng mục tiêu bằng
cách kích thích mong muốn, nhu cầu của khách hàng.
• Bên cạnh đó còn tăng nhận diện cho khách hàng về thương hiệu Vifon, 40%
khách hàng sẽ ưu tiên sử dụng thương hiệu
• 25% khách hàng sẽ duy trì thói quen sử dụng phở Vifon
Tăng doanh số cho công ty, tăng độ phủ thị trường với chi phí hợp lý bằng các
biện pháp quan tâm sâu sắc đến các nhà phân phối để kịp nắm bắt xu hướng thị trường,
linh động trong hình thức hợp tác kinh doanh.
2.3. Thông điệp truyền thông
Thông điệp truyền thông của Vifon luôn đánh vào tâm lí khách hàng bận rộn ít
thời gian dành cho nấu nướng nhưng muốn ăn những món ăn có hương vị truyền thống
của người Việt Nam, họ không có thời gian nấu, cũng như nấu khó ra hương vị họ
mong muốn. Hiện nay, để tìm kiếm một quán Phở trên đường không có gì khó khăn,
nhưng để tìm được hương vị Phở truyền thống đối với những người khó tính sành ăn
thật không dễ dàng. Ngoài ra, trào lưu “thịt thật” đang được các công ty nhấn mạnh,
thậm chí đưa vào thông điệp truyền thông đang được khách hàng đón nhận rất tích
14

cực. Phở ăn liền mang thương hiệu Vifon gồm có gói phở ăn liền với gói súp thịt đậm
đà và sợi phở dai mềm ăn cùng với nước đun sôi, giữ nguyên được hương vị đặc trưng
của Phở truyền thống.
Dưới sự phát triển của Internet và hội nhập văn hóa giữa các nước ngày càng tăng,
ngày càng có nhiều món ăn mới lạ từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới du nhập
vào Việt Nam, điều đó làm cho hương vị Phở truyền thống dần bị lãng quên.
Thông điệp chủ đạo: Vifon lưu giữ hương vị truyền thống Việt Nam.

2.4. Công cụ và phương tiện truyền thông


2.4.1. Công cụ truyền thông
a. Quảng cáo

- Tại các điểm siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa lớn có kinh doanh
sản phẩm của Vifon đặt các Standee nhằm tiếp cận người tiêu dùng một cách
nhanh nhất. Đây là phương pháp truyền tải thông tin đầy đủ cho chiến dịch
quảng cáo mà hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho công ty vì dù muốn hay không
thì người tiêu dùng vẫn phải nhìn thấy.
- TVC với sự góp mặt của các nghệ sỹ đình đám: Hoàng Hùy Linh, Thu Trang,
Tiến Luật, Bích Phương.
- KOLs, người đại diện thương hiệu Hoa hậu H’hen Niê (2018), đồng hành
cùng hoa hậu Khánh Vân tại cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ thế giới 2020
- Tham gia kỷ lực Guiness 2018 – Tô phở ăn liền lớn nhất thế giới
b. Marketing trực tiếp

- Tham gia Hội chợ triển lãm thực phẩm quốc gia
- Tổ chức Lễ hội mừng xuân hàng năm 2018, 2019
- Chương trình giao lưu “Bếp ngon cùng Vifon của Hội đầu bếp và hội
thích nấu ăn ngon”
- Hội nghị khách hàng Vifon được tổ chức hàng năm
- Hội thi nấu ăn “Hương vị của Mẹ”
- Đêm hội trăng rằm cho con em cán bộ công nhân viên.
c. Quan hệ công chúng

- Vifon là nhà tài trợ suốt đời cho bà mẹ Việt Nam Anh Hùng
15

- Tài trợ thực hiện chuỗi chương trình “Về với yêu thương”
- Chương trình quyên góp “gửi yêu thương về vùng lũ miền Trung”
- Ủng hộ hàng chục nghìn gói sản phẩm cho công tác phòng chống dịch
Covid-19.
d. Trade Marketing (tiếp thị thương mại)

- Khuyến mãi:
+ Có các chương trình giảm giá tại các địa điểm Winmart và Winmart+
vào những ngày lễ nhằm kích cầu mua sắm
+ Các chương trình khuyến mãi nổi bật: mua phở Vifon – cơ hội trúng
vàng; bão ưu đãi – giải nhiệt mùa hè… có quay trúng thưởng và tặng quà
ngay cho các khách hàng may mắn, tạo ra sự tin tưởng cho người tiêu dùng
vào các chương trình khuyến mãi của công ty.
2.4.2. Phương tiện truyền thông
a. Quảng cáo truyền hình

Mỗi chiến dịch quảng cáo truyền hình được thực hiện trong thời gian từ 4 tuần tới
8 tuần được phát trên các kênh truyền hình lớn của Quốc gia: VTV, HTV,…
Hình thức phim quảng cáo: phim quảng cáo TVC 15 – 30 giây
Nội dung cốt lõi của TVC: Thông điệp liên kết chặt chẽ với bản sắc và định vị của
thương hiệu Vifon.
Hình ảnh thể hiện: gia đình vui vẻ, gần gũi, đời thường và bình dị, mang nét truyền
thống Việt Nam. Chọn đại sứ thương hiệu và KOLs phù hợp có cá tính phù hợp với
thương hiệu: H’Hen Niê; Khánh Vân;…
b. Truyền thông mạng xã hội
Vifon hiện tại cũng đang có những hoạt động khá tích cực trên các trang mạng xã
hội. Với fanpage Vifon Việt Nam đạt được 44 nghìn người theo dõi trên Facebook,
Vifon đã có những bài post với tần suất 1 bài/ tuần và thậm chí có những thời điểm 3
bài/ tuần. Nội dung chủ yếu xoay quanh các chiến dịch truyền thông khuyến mại, các
TVC quảng cáo, các hoạt động cộng đồng.
16

Ngoài ra, Vifon còn sở hữu kênh Youtube với hơn 4 nghìn đăng kí với tần suất ra
video đều đặn hàng tuần, những video có nội dung là các TV show mà Vifon tài trợ,
các TVC – nguồn thu hút lượt xem chính của kênh, và video liên quan đến hoạt động
teambuilding vui nhộn của nội bộ công ty cổ phần Vifon, vừa giúp quảng bá thương
hiệu, vừa giúp thu hút nguồn nhân lực cho công ty.
c. Quảng cáo trên Internet

Internet được xem là một trong những phương tiện truyền thông trực tuyễn được
rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vifon cũng không phải là ngoại lệ, công ty đang sở
hữu trang web có tên miền “vifon.com.vn” với chất lượng rất tốt, thông tin được cập
nhật liên tục về sản phẩm, tuyển dụng, nội bộ công ty và các chiến dịch quảng cáo
được nêu rõ và cụ thể.
d. Quảng cáo ngoài trời

Công ty Vifon bố trí đặt biển quảng cáo ngoài trời tại những nơi ra vào thành phố,
các điểm chợ lớn bao phủ khắp Việt Nam. Ngoài ra, Vifon còn tặng dù che cho các
điểm bán lớn nhỏ khác nhau nhằm tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng – những
người hay đi chợ và hay nội trợ trong gia đình.
17

2.5. Ngân sách dành cho hoạt động truyền thông

• Đối với các chương trình khuyến mãi mang tính chất may mắn, ngân sách dành
cho khuyến mãi là 10% - 15% doanh số dự báo dự báo tiêu thụ trong thời gian
khuyến mãi (thường diễn ra trong 3 tháng). Trong đó:
+ 30% ngân sách dùng cho giải thưởng
+ 60% ngân sách dùng cho chi phí truyền thông
+ 10% dùng cho chi phí tổ chức (dịch vụ, thủ tục pháp lý, hành chính…)
• Đối với các chương trình khuyến mãi kết hợp kích hoạt thương hiệu, ngân sách
là 17% - 20% tổng doanh số trên mỗi hóa đơn mua hàng của khách hàng (được
dự báo khi xây dựng chương trình) bao gồm:
+ 50% ngân sách dùng cho giải thưởng (quà tặng hoặc tiền mua hàng)
+ 20% ngân sách dùng cho hoạt động truyền thông
+ 30% ngân sách thuê dịch vụ thiết kế và tổ chức sự kiện
2.6. Thực trạng kết quả hoạt động truyền thông của Vifon
Có thể thấy các hoạt động truyền thông Marketing của Vifon mặc dù đã đem lại
kết quả kinh doanh khá tích cực công ty, tuy nhiên hoạt động truyền thông của Vifon
vẫn có nhiều bất cập, Vifon dù là một trong những công ty thực phẩm đầu tiên Việt
Nam nhưng đã thua kém đối thủ cạnh tranh rất xa về mảng truyền thông.
18

Hình 2.1: Top 10 công ty thực phẩm uy tín năm 2021 – nhóm ngành: thực phẩm
đóng gói, gia vị
(Nguồn: VietnamReport)
Cụ thể, theo báo cáo thường niên của VietnamReport, mặc dù thực hiện nhiều hoạt
động truyền thông Maketing, nhưng Vifon thua thiệt các đối thủ cạnh tranh lớn trong
ngành như Masan, Acecook, Uniben rất nhiều về khả năng và hiệu quả truyền thông,
điều đó cũng làm nên bức tranh tài chính không mấy đẹp đẽ của Vifon so với các đối
thủ cùng ngành hàng.

Đệ nhất 5

Cung đình 12

Vifon 182

0 50 100 150 200

Hình 2.2: Nhận biết thương hiệu Vifon của người tiêu dùng
Khi cho người tiêu dùng xem bao bì sản phẩm phở mà che tên thương hiệu thì hầu
như toàn bộ họ đều nhận ra đây là sản phầm Phở Vifon. Cho thấy bao bì và thương
hiệu phở Vifon đã in sâu vào trong tâm trí của người tiêu dùng, xứng đáng là một
trong những thương hiệu đồ ăn liền lâu đời nhất Việt Nam.
19

2.6.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả


a. Thông điệp truyền thông
Thông điệp của Vifon luôn hướng tới hai chữ “truyền thống” và nêu thẳng ra tính
năng, điểm nổi trội của sản phẩm, gắn liền với đó là hình ảnh gia đình, sung túc, ấm
cúng và đôi khi pha thêm chút vui nhộn. Kết quả khảo sát độ yêu thích của hai thông
điệp gần nhất mà Vifon truyền tải như sau:

Rất thích 11
Thích 34
Bình thường 142
Không thích 11
Rất không thích 1
0 20 40 60 80 100 120 140 160

Hình 2.3: Độ yêu thích của khách hàng với thông điệp “Phở tím Vifon – Ngon
đừng hỏi”

Rất thích 16
Thích 50
Bình thường 119
Không thích 13
Rất không thích 1
0 20 40 60 80 100 120 140

Hình 2.4: Độ yêu thích của khách hàng với thông điệp “Vifon thịt thật – Đúng
chất hoàng gia”
Hai thông điệp trên đươc sự đón nhận khá tích cực đến từ người tiêu dùng, cho
thấy Vifon đã lựa chọn những thông điệp dễ nghe, đánh vào thị hiếu của khách hàng,
sản phẩm “bắt trend” chạy đua với đối thủ cạnh tranh.
20

b. Công cụ truyền thông


- Khuyến mãi:

Rất thích 6
Thích 43
Bình thường 138
Không thích 11
Rất không thích 1
0 20 40 60 80 100 120 140 160

Hình 2.5: Độ yêu thích của người tiêu dùng đối với các chương trình khuyến mãi
của Vifon trong giai đoạn 2019-2021

Không 35

Có 51

Cân nhắc 113

0 50 100 150

Hình 2.6: Sự lựa chọn sản phẩm Vifon của khách hàng sau khi thấy các
chương trình khuyến mãi trong giai đoạn 2019-2021
Các chương trình khuyến mại của Vifon rất hấp dẫn và được sự yêu thích của
người tiêu dùng, hầu hết người tiêu dùng được phỏng vấn nói rằng yêu thích sản phẩm,
có và cân nhắc lựa chọn sản phẩm của Vifon vào giỏ hàng của mình nếu được biết tới
các chương trình khuyến mãi của Vifon.

Đã biết tới 22

Đã từng nhìn thoáng qua 73

Chưa nhìn thấy bao giờ 104

0 50 100 150

Hình 2.7: Độ nhận biết của khách hàng về các chương trình khuyến mãi của
Vifon 2019-2020
Dù đã làm tốt ở việc làm nội dung khuyến mại nhưng những chương trình này vẫn
chưa tiếp xúc được với nhiều khách hàng, một số lượng lớn người tiêu dùng chưa nhìn
21

thấy các chương trình khuyến mại của Vifon và một số người đã nhìn thoáng qua,
không gây được ấn tượng trong tâm trí khán giả.
- Quảng cáo TVC:

Đã biết tới 103

Đã từng nhìn thoáng qua 73

Chưa nhìn thấy bao giờ 23

0 50 100 150

Hình 2.8: Độ nhận biết của khách hàng về các TVC của Vifon 2019-2020

Đã biết tới 26

Đã từng nhìn thoáng qua 52

Chưa nhìn thấy bao giờ 121

0 50 100 150

Hình 2.9: Độ nhận biết của khách hàng về các hoạt động tài trợ của Vifon
Qua khảo sát cho thấy các TVC của Vifon được biết đến rộng rãi thông qua các
kênh truyền thông, phần lớn người tiêu dùng biết tới nhờ các KOL xuất hiện trong các
TVC: Hoàng Thùy Linh, Thu Trang, Tiến Đạt, điều này cho thấy Vifon đã chọn đúng
KoLs để gây sự thu hút cho TVC của mình. Về hoạt động tài trợ gần nhất của Vifon
là đồng hành cùng hoa hậu Khánh Vân trong cuộc thi hoa hậu thế giới 2020 thì lại
không được nhiều người biết tới, cho thấy việc lựa chọn hoạt động tài trợ cho cuộc
thi này trong thời điểm nước ta vẫn đang gồng mình chống chọi với Covid – 19 là một
hoạt động không hợp lý của Vifon.
c. Phương tiện truyền thông
Quảng cáo ngoài trời 34
Internet 48
TV 87
Tại điểm bán 160
0 50 100 150 200

Hình 2.10: Phương tiện tiếp cận tới sản phẩm của Vifon của người tiêu dùng
22

Các sản phẩm của Vifon tiếp cận tới khách hàng tại điểm bán chiếm số lượng lớn,
cho thấy Vifon đang làm rất tốt ở bán hàng trực tiếp, công ty đã phối hợp tốt với các
chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi về khâu trưng bày sản phẩm để có thể chạm vào ánh
mắt của người tiêu dùng. Trên các phương tiện truyền thống như TV, quảng cáo ngoài
trời đang được ít người để ý tới bởi người dùng trẻ vì sự phát triển của Internet. Về
Internet, Vifon truyền thông chủ yếu trên các trang mạng xã hội (Facebook, Youtube)
và Website chính thức của công ty (Vifon.com.vn).
• Mạng xã hội: Tuy sở hữu số lượng người theo dõi khá cao trên các trang mạng
xã hội, nhưng lượng tương tác bài viết và lượt xem của video lại không được cao:
- Facebook: sự chênh lệch tương tác giữa các bài viết có KoLs và không
là rất cao ( 5,4K like và 87 like )

(Nguồn: Fanpage Vifon Việt Nam)


Một phần nguyên nhân của sự chênh lệch này là do Vifon chỉ chạy
quảng cáo cho các bài viết có sự xuất hiện của các KOLs và bị khá nhiều lượt
“like ảo” do sự chênh lệch của lượt like và lượt bình luận (5,4K like và 54
bình luận), tính ra 100 người like bài của Vifon thì chỉ có 1 người bình luận.
23

(Nguồn: Fanpage Vifon Việt Nam)


Chất lượng bình luận trong các bài viết của Vifon hầu như không có giá
trị thể hiện cảm xúc về chiến dịch, chỉ có một số bình luận thể hiện sự không
tin tưởng của khách hàng về chương trình khuyến mãi, tình trạng spam bình
luận rất nhiều có thể đây là những bình luận của công – nhân viên công ty
hoặc bên công ty thứ ba mà Vifon thuê chạy quảng cáo nhằm tăng tương tác
cho bài viết.
- Youtube: Khác biệt với Facebook, các video trọng tâm chiến dịch của
Vifon được sự đón nhận rất tích cực của khán giả với số lượt xem thuộc “hàng
trending”:

(Nguồn:Kênh Youtube Vifon)


Bên cạnh đó, các chương trình TV show của Vifon thì lại không được có
lượt xem cao như những video ngắn, nhanh, truyền tải thông điệp của công ty.
24

(Nguồn: Kênh Youtube Vifon)


Nguyên nhân chủ yếu là do Vifon chú trọng chạy quảng cáo với những
video chính của chiến dịch và ra mắt sản phẩm mới. Và những TV show của
Vifon thường được chiếu trên TodayTV – kênh truyền hình rất ít đối tượng trẻ
quan tâm đến và đối tượng chính sử dụng Youtube chính lại là những người trẻ
này. Cộng hưởng với sự phát triển của Internet, người dùng ngày càng tìm đến
các video ngắn, nhanh để giải trí, cho nên lượt tìm đến các TV show trên nền
tảng này ngày càng ít.
• Website: trang web chính thức của Vifon đang hoạt động rất tốt, đạt được số
lượng truy cập và thời gian ở lại trang web khá ổn nhưng cũng đã bị sụt số
lượng truy cập khá nhiều trong 2 tháng gần đây (8-9/2022)

(Nguồn: SimilarWeb.com)
Sự sụt giảm khá dễ hiểu khi trong 2 tháng này Vifon chú trọng đẩy mạnh
truyền thông cho chiến dịch ở các phương tiện khác. Nhưng kết quả trên cũng khá
tích cực, đứng cao hơn rất nhiều đối thủ cạnh tranh và tiếp cận đến đúng đối tượng
mục tiêu mà Vifon đang hướng tới. Theo thống kê của SimilarWeb.com: đối tượng
truy cập của vifon.com.vn trong tháng 7,8,9 năm 2022 là 59,63% nam và 40,37%
25

nữ. Nhóm đối tượng có độ tuổi từ 18 - 24 tuổi chiếm tỉ lệ truy cập lớn nhất
(52,15%).
d. Ưu điểm, nhược điểm
- Ưu điểm: Vifon làm rất tốt trong khâu đặt mục tiêu truyền thông rõ ràng;
đưa ra được thông điệp vào thẳng vấn đề, thu hút khách hàng – đặc biệt là
đối tượng mục tiêu là người tiêu dùng trẻ của Vifon. Các công cụ và
phương tiện truyền thông truyền thống đạt được kết quả rất tích cực. TVC,
banner quảng cáo thiết kế đẹp mắt, thu hút ánh nhìn
- Nhược điểm: Các kênh truyền thông trên mạng xã hội còn ít người viết
đến, xảy ra nhiều tương tác ảo. Chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhưng
chưa có được sự tin tưởng của khách hàng về giải thưởng của chương
trình, làm tốt về việc trao thưởng, quảng bá tại điểm bán nhưng lượng
người nhớ đến các chương trình khuyến mãi là rất ít.
26

CHƯƠNG 3: Giải pháp truyền thông Marketing của Công ty cổ phần kỹ nghệ
thực phẩm Việt Nam (Vifon)
Qua nghiên cứu ở phần trên ta thấy rõ vai trò đặc biệt của phương tiện truyền thông
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Vifon. Thực hiện tốt quảng bá trên phương
tiện truyền thông góp phần giúp công ty gia tăng hiệu quả truyền thông. Xuất phát từ
tầm quan trọng đó, em xin đề xuất một số giải pháp truyền thông Marketing của Vifon
như sau.
3.1. Nguồn nhân lực
Để thực hiện marketing trên Internet một cách hiệu quả thi cần phải có nguồn
nhân lực có trình độ cũng như kĩ năng nhất định, nhưng hiện tại thì nguồn nhân lực
của Vifon đang thiếu kĩ năng về thương mại điện tử, các vấn đề ngày càng nảy sinh
trên nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Việc mà các công ty thực phẩm đang
chạy đua trên internet, Vifon không được bỏ mình lại phía sau. Nhưng nếu công ty có
nguồn nhân lực đông nhưng lại không có trình độ, kĩ năng về thương mại điện tử thì
cũng khó lòng triển khai được kế hoạch của công ty.
Vậy nên, công ty nên mở những phòng ban chuyên biệt để phát triển kinh doanh
trên nền tảng số hóa, đào tạo hoặc tuyển dụng nhân viên có năng lực, trình độ để thực
hiện tốt kế hoạch, chiến lược công ty đề ra trên thị trường thương mại điện tử cạnh
tranh ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp thực phẩm.
3.2. Công cụ và phương tiện truyền thông
- Tăng cường sử dụng và chất lượng các hình thức quảng cáo trên internet,
như đã biết, quảng cáo trên internet mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
không giới hạn về địa lý, thời gian… và chi phí tương đối rẻ hơn các hình thức quảng
cáo truyền thông. Gia tăng lượng tương tác trên fanpage, tránh trường hợp “like ảo”,
“spam bình luận” bằng cách tuyển chọn và đào tạo đội ngũ content hay dịch vụ chăm
sóc khách hàng trực tiếp qua fanpage, lắng nghe và trả lời kịp thời các phản hổi của
khách hàng, điều đó vừa làm tăng tương tác cho fanpage, vừa giúp giải quyết được
vấn đề cho khách hàng.
- Tăng độ uy tín của các chương trình khuyến mãi, hãy chứng minh cho
khách hàng thấy khuyến mãi của Vifon không phải là “nói điêu” bằng các biện pháp
thực tế như: trao quà ngay khi khách hàng vừa trúng thưởng và sử dụng những hình
ảnh đó chứng minh độ uy tín của chương trình; lựa chọn những quà tặng thiết thực
27

hơn, đánh vào thị hiếu của khách hàng vào từng thời điểm trong năm, ví dụ: khách
hàng có cơ hội trúng điều hòa vào mùa hè và trúng laptop trong mùa tựu trường khi
mua các sản phẩm của Vifon.
- Có kế hoạch đo lường KPI cho từng hoạt động. Đo lường các chỉ số ảnh
hưởng kinh doanh: mức độ sử dụng sản phẩm trong khoảng thời gian nhất định; mức
độ nhận diện ở các khu vực; mức độ quan tâm của đối tượng mục tiêu;… và các chỉ
số liên quan đến tác động của chiến dịch: số lượt xem trên Youtube; số lượt xem trên
các kênh truyền hình; lượt like/bình luận trên facebook; số lượt click vào website;…
28

KẾT LUẬN
Môi trường kinh doanh ngày nay với sự cạnh tranh ngày khốc liệt, đặc biệt là
ngành thực phẩm khi có một thị trường béo bở cho bất kì doanh nghiệp lớn nhỏ nào.
Cộng với việc bùng nổ các chiến dịch truyền thông trên đa nền tảng truyền thông trong
vài năm gần đây. Với vị thế là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam
kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm đóng gói, Vifon ngày càng phải củng cố chỗ
đứng của mình trên thị trường và trong lòng khách hàng. Thương hiệu Vifon đã, đang
và sẽ luôn đồng hành với người tiêu dùng lưu giữ hương vị truyền thống để xứng đáng
với thương hiệu uy tín lâu đời hàng đầu Việt Nam, đồng thời khẳng định mình trên
thị trường quốc tế trong thời kì hội nhập. Công ty Vifon luôn nỗ lực tạo ra các sản
phẩm mới nhưng mà lại rất quen, mang nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau và đạt vệ
sinh an toàn thực phẩm, tạo ra sự an tâm và trải nghiệm cho khách hàng.

You might also like