You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


---------***---------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI


PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ONLINE CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM & ĐỒ UỐNG
SATOEN

Duyệt nộp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Thảo


Mã sinh viên: 2014210136
Lớp: Anh 07
Khóa: 59
Nguyễn Diệu Ninh Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Diệu Ninh

Hà Nội, tháng 08 năm 2023


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH.........................................................3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................3

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................4

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN


THỰC PHẨM & ĐỒ UỐNG SATOEN...........................................................6

1.1 Tổng quát về công ty.........................................................................................6


1.1.1 Thông tin cơ bản về công ty.....................................................................6
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................6
1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi.......................................................8
1.1.4 Cơ cấu tổ chức.........................................................................................9
1.2 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của công ty....................................................11
1.2.1 Giới thiệu về ngành kinh doanh............................................................11
1.2.2 Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành..............................12
1.2.3 Các dòng sản phẩm và đối tác chiến lược của doanh nghiệp..............13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ONLINE
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM & ĐỒ UỐNG SATOEN...........14

2.1 Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh online...............................................14


2.1.1 Khái niệm về kinh doanh online...........................................................14
2.1.2 Một số mô hình kinh doanh online hiệu quả........................................14
2.1.3 Các công cụ đo lường hiệu quả hoạt động...........................................15
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh online của Công ty Cổ phần Thực Phẩm
& Đồ Uống Satoen.................................................................................................18
2.2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh online của doanh nghiệp............18
2.2.2 Phân tích hoạt động kinh doanh online của doanh nghiệp.................19
2.2.2.1 Hoạt động kinh doanh online trên nền tảng MXH...........................19

1
a. Facebook & Website.....................................................................19
b. Instagram & Tiktok.......................................................................23
2.2.2.2 Hoạt động kinh doanh online trên sàn TMĐT..................................24
a. Shopee...........................................................................................24
b. Tiki................................................................................................27
c. Lazada Mall..................................................................................29
2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh online của doanh nghiệp............................31
2.3.1 Ưu điểm..................................................................................................31
2.3.2 Hạn chế..................................................................................................32
2.3.3 Nguyên nhân..........................................................................................32
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ONLINE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM & ĐỒ UỐNG SATOEN.........................................................34

3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới............................34
3.2 Đề xuất giải pháp và kiến nghị.......................................................................34
3.2.1 Tập trung nghiên cứu thị trường, tiếp tục phát huy và nâng cao những
thế mạnh hiện có của doanh nghiệp..............................................................35
3.2.2 Mở rộng hoạt động kinh doanh online xuyên quốc gia........................36
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực..................................................36
3.2.4 Tăng quy mô đầu tư cho các hoạt động Marketing..............................37
KẾT LUẬN......................................................................................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................41

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP...........................................................41

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

2
Danh mục bảng

Bảng 1: Doanh số bán trên Website & Facebook..................................................22

Bảng 2: Chỉ số hiệu quả hoạt động trên Shopee ..................................................24

Bảng 3: Chỉ số phân tích bán hàng trên Shopee...................................................26

Bảng 4: Xếp loại thứ hạng sản phẩm theo doanh số trên Shopee........................27

Bảng 5: Chỉ số hiệu quả hoạt động trên Tiki........................................................28

Bảng 6: Chỉ số phân tích bán hàng trên Tiki........................................................28

Bảng 7: Xếp loại thứ hạng sản phẩm theo doanh số trên Tiki.............................29

Bảng 8: Chỉ số hiệu quả hoạt động trên LazMall tháng 6/2023...........................30

Bảng 9: Doanh số bán hàng trên LazMall tháng 6/2023......................................30

Danh mục hình ảnh

Hình 1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ Phần Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen....... 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Ý nghĩa


1 MXH Mạng xã hội
2 TMĐT Thương mại điện tử

LỜI MỞ ĐẦU

Thời đại công nghệ 4.0 với sự ra đời của Internet đã và đang đem đến những tiềm
năng phát triển đột phá cho hoạt động kinh doanh online của tất cả các doanh

3
nghiệp ở mọi ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội. Internet đang dần trở thành phương
tiện thông tin cung cấp tài nguyên, dịch vụ và tiện ích thống trị tại Việt Nam hiện
nay với số lượng người dùng khổng lồ vượt xa tỷ lệ người cập nhật thông tin bằng
các phương tiện truyền thống như đọc báo in, nghe đài radio,... Hơn nữa, sự xuất
hiện của Đại dịch Covid-19 cũng đã bắt đầu hình thành thói quen mua sắm trực
tuyến trong đông đảo người Việt sau các đợt giãn cách cộng đồng dài ngày, từ đó
góp phần đẩy nhanh đáng kể quá trình chuyển đổi kênh mua hàng từ mua sắm trực
tiếp sang vài cú click chuột tiện lợi trên kênh online – điều vốn được dự báo với
quá trình 5 năm thì nay đã xảy ra chỉ trong vài tháng.

Hệ quả là trong những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các công
cụ mới hữu hiệu như các trang MXH, sàn TMĐT giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ
dàng với thị trường và khách hàng mục tiêu thông qua triển khai các hoạt động
marketing trực tuyến. Sự phát triển của các mô hình kinh doanh trực tuyến mới mẻ,
an toàn trên tất cả các nền tảng số hiện nay đều gắn liền với những sáng kiến công
nghệ kinh doanh như Dropshipping, POD (Print On Demand) cùng với tốc độ của
quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu khiến cho các doanh nghiệp trong nước và quốc
tế đều không ngừng cập nhật xu thế thời đại, nỗ lực phát triển và hoàn thiện mình để
kịp thời hòa mình với dòng chảy chung của thế giới. Năm 2015, tỷ trọng đầu tư vào
Internet Marketing trong tổng ngân sách tiếp thị tiếp tục tăng mạnh tại nhiều quốc
gia phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư khoảng 7- 10% ngân sách
marketing cho tiếp thị trên Internet. Xu hướng này tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng
mang đến nhiều thách thức, đặc biệt là các doanh nghiệp có khả năng thích ứng kém
với những đổi mới về công nghệ, không bắt kịp thị hiếu, thói quen mới của khách
hàng dẫn đến mất vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có đủ năng lực để triển khai hoạt
động kinh doanh online hiệu quả vì nó đòi hỏi thời gian nghiên cứu, học hỏi, ứng
dụng, rút kinh nghiệm và cải thiện để có thể có được những kết quả khả quan. Việc
làm thế nào để cải tiến mô hình kinh doanh online hiệu quả, có sự phối hợp, cộng
hưởng cao giữa các kênh bán truyền thống với kênh bán online, đón đầu và điều
chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp để nâng cao hiệu quả bán hàng là mối quan
tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp.
4
Thông qua quá trình thực tập với vị trí thực tập sinh tại Phòng kinh doanh của Công
ty Cổ phần Thực phẩm & Đồ Uống Satoen, nhận thức được tính cấp thiết của vấn
đề này, em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp cho hoạt động kinh doanh online tại Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống
Satoen” nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh online tại công ty, hiểu
được những ưu điểm và hạn chế của quy trình này, từ đố đề xuất giải pháp cải thiện
hạn chế còn tồn tại để phát triển hoạt động kinh doanh bền vững của doanh nghiệp.

Nội dung của bài báo cáo thực tập có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thực phẩm & Đồ Uống Satoen

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh online tại Công ty Cổ phần Thực phẩm
& Đồ Uống Satoen

Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
online tại Công ty Cổ phần Thực phẩm & Đồ Uống Satoen

5
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC
PHẨM & ĐỒ UỐNG SATOEN

1.1 Tổng quát về công ty

1.1.1 Thông tin cơ bản về công ty

Tên công ty: Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: SATOEN FOOD & BEVERAGE JOINT
STOCK COMPANY

Tên công ty viết tắt: SATOEN F&B

Ngày thành lập: 02/03/2020

Chủ tịch: ĐÀO MAI ANH

Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng

Địa chỉ văn phòng: 23 Cao Bá Quát, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành phố
Hà Nội

Mã số thuế: 0109110498

Điện thoại: 0878310310

Website: https://satoen.vn/

Địa chỉ nhà máy: Tiểu khu Sao Đỏ 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Vườn chè: Diện tích 51ha. 

Sản lượng nhà máy: 

 Sản xuất trà xanh các loại 2,000kg/ trà nguyên liệu ngày

 Sản xuất trà Matcha 2,500 kg/ trà nguyên liệu ngày

 Ngành nghề: Trồng chè, sản xuất trà xanh và trà Matcha chất lượng cao tại
Việt Nam.

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

6
Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen được thành lập vào ngày
02/03/2020 là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản, chuyên trồng chè, sản xuất
trà xanh và trà Matcha chất lượng cao tại Việt Nam.

• Giai đoạn những năm 2000 - 2014

Thương hiệu Satoen được bắt nguồn từ một công ty nổi tiếng chuyên sản
xuất và phân phối các dòng trà xanh cao cấp tại Nhật Bản là Tập đoàn Satoen Group
ra đời từ những năm 1948. Sau một thời gian dài nghiên cứu các đặc điểm thổ
nhưỡng, tự nhiên và thị trường tiêu thụ trà tại Việt Nam, Satoen Group đã quyết
định thành lập Công ty TNHH Satoen Việt Nam vào ngày 25/02/2014 để tiến hành
thâm nhập vào thị trường hết sức tiềm năng này.

• Giai đoạn năm 2015 - 2020

Sau hơn 6 năm Công ty TNHH Satoen Việt Nam thành lập, phát triển và tạo
được vị thế nhất định trong ngành trà ở Việt Nam và trên Thế giới; nhận thức được
tầm quan trọng của việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm trà đáp ứng đúng nhu
cầu, thị hiếu khách hàng Việt Nam, cải thiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở
rộng thị trường; song song là tập trung chuyên môn xây dựng và đầu tư vào nhà
máy, chuỗi dây chuyền sản xuất tiên tiến, Satoen Việt Nam đã quyết định thành lập
Công ty Cổ phần Thực phẩm & Đồ Uống Satoen (Satoen F&B) trực thuộc Satoen
Việt Nam vào tháng 3/2020. Đây sẽ là nơi chịu trách nhiệm chính về việc quản lý
vườn chè và nhà máy, mở rộng thị trường, phát triển đối tác, phát triển sản phẩm,
cũng như các kênh bán hàng O2O....

• Giai đoạn 2020 - nay

Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen (Satoen F&B) cho đến nay
đã trở thành nhà sản xuất trà xanh Nhật Bản có tiếng tại Châu Á, là công ty dẫn đầu
trong ngành sản xuất và cung cấp trà xanh Matcha và trà xanh Sencha chất lượng
cao tại Việt Nam kể từ khi bắt đầu kinh doanh tại thị trường này. Satoen F&B đã
cùng với Satoen Nhật Bản sử dụng kinh nghiệm lâu năm để thiết lập quy trình khép
kín từ việc chọn giống chè, trồng, chăm sóc đến việc sản xuất liên tục đổi mới, nhất
quán trong chất lượng và đảm bảo an toàn tuyệt đối nhằm mục đích cung cấp các

7
loại trà xanh Nhật Bản chất lượng hảo hạng cho khách hàng. Satoen F&B là nhà
cung cấp trà lớn cho các chuỗi hệ thống trà trong nước và xuất khẩu đi các thị
trường như Pakistan, Nhật Bản và Đài Loan. Với việc đạt được sự công nhận trên
toàn cầu, khách hàng của Satoen F&B có cơ hội được thưởng thức và trải nghiệm
bán các sản phẩm Trà với “Chất lượng cao, An toàn” trên toàn thế giới.

1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Về tầm nhìn, Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen mong muốn
xây dựng và phát triển công ty trở thành Công ty hàng đầu trong việc sản xuất các
sản phẩm trà xanh Nhật Bản chất lượng cao, cung cấp các sản phẩm trà của Nhật
Bản tại Việt Nam đồng thời đáp ứng các nhu cầu về trà cho các đối tác trên toàn thế
giới. Đó là sự nỗ lực, nghiêm túc và cũng rất liều lĩnh của một doanh nghiệp với
khát vọng tiên phong đưa sản phẩm Việt Nam ra thế giới và mang tới nhiều cơ hội
việc làm cho người dân Việt cũng như những sự thay đổi tích cực lâu dài về môi
trường – nông nghiệp, cải thiện chất lượng cuộc sống cho đồng bào Việt Nam.

Về mục tiêu, ngay từ những ngày đầu thành lập, Satoen đã đề ra mục tiêu rất
rõ ràng: “Chúng tôi sản xuất trà xanh Nhật Bản chất lượng cao tại Việt Nam”. Vốn
là doanh nghiệp Việt Nam có 100% vốn đầu tư Nhật Bản nên Satoen thấu hiểu
những giá trị tuyệt vời mà trà Nhật đem lại cho sức khỏe con người. Các sản phẩm
trà của Satoen được tạo ra từ giống cây Trà Nhật Bản cao cấp, trồng tại thổ nhưỡng
Việt Nam, có kĩ sư Nhật đứng máy và được sản xuất bởi dây chuyền công nghệ kỹ
thuật tiên tiến nhất hiện nay, đồng thời tuân thủ những tiêu chuẩn cao nhất trong pha
chế và thưởng thức.

Về sứ mệnh, Tín- tâm- trí – tinh là giá trị cốt lõi mà Satoen tại Việt Nam theo
đuổi. Chữ TÍN trong kinh doanh luôn được đặt lên hàng đầu như một chuẩn mực cơ
bản để tạo lòng tin cho người lao động, khách hàng và đối tác. Chữ TÂM nghĩa là
có ý thức trong việc nỗ lực đem lại chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đến với
người tiêu dùng, tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, tích cực cho người lao động
và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội. Satoen luôn tâm niệm chữ “TRÍ” sẽ tạo
ra những bản sắc đặc trưng và giá trị khác biệt trong từng sản phẩm, dịch vụ của
Satoen ở từng thị trường riêng biệt, những dấu ấn mang tên Satoen Việt Nam.

8
Satoen F&B luôn hướng đến việc áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ mới và chủ động cải tiến vào quy trình quản lý, sản xuất nhằm đem lại hiệu
quả cao và có được vị thế cạnh tranh nhất định trên thị trường. Chữ TINH là Tinh
thần phải luôn đoàn kết, lựa chọn nhân sự phải Tinh túy, thiết kế bộ máy phải Tinh
gọn, xây dựng sản phẩm – dịch vụ phải trở thành Tinh hoa, từ đó góp phần tạo nên
cuộc sống Tinh tế cho cộng đồng.

Thông qua những khái quát về Tầm nhìn, Sứ mệnh và Mục tiêu, rõ ràng
Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen không chỉ chú trọng vào sự thơm
ngon mà còn nỗ lực đem đến sự an toàn và độ tin cậy trong các sản phẩm trà của
mình. Satoen luôn mong muốn là đối tác tin cậy là nhà sản xuất có tâm mang đến
những giá trị tinh túy cho quý khách hàng.

1.1.4 Cơ cấu tổ chức

Hội đồng
quản trị

Giám đốc
kinh doanh

Phòng sản Phòng kinh Phòng kế


xuất doanh toán

Nhân viên
Nhân viên
kinh doanh Cộng tác Thủ kho và
kinh doanh
xuất nhập viên vận chuyển
online
khẩu

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen

Là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản, Công ty Cổ phần Thực Phẩm
& Đồ Uống Satoen luôn theo đuổi triết lý tinh gọn, hiệu quả trong quản trị và sản
xuất do đó công ty có cơ cấu tổ chức hết sức đơn giản, các nhiệm vụ chức năng
được phân chia cụ thể, rõ ràng cho từng phòng ban và các nhân viên trực thuộc.

9
Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức
Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen, có toàn quyền nhân danh doanh
nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyền lợi công ty, quyết
định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo sản xuất dựa trên các định hướng
phát triển của công ty. Hội đồng quản trị của Satoen bao gồm một chủ tịch hội đồng
quản trị và các cổ đông góp vốn vào doanh nghiệp.

Giám đốc kinh doanh là người điều hành các công việc kinh doanh và sản
xuất của công ty, chịu trách nhiệm lãnh đạo bộ phận kinh doanh, bộ phận sản xuất
và bộ phận kế toán. Giám đốc có vai trò nghiên cứu và dự đoán thị trường để vạch
ra chiến lược dài hạn, phát triển hình ảnh thương hiệu, xây dựng và nuôi dưỡng các
mối quan hệ kinh doanh đồng thời kiêm nhiệm thêm việc kiểm soát các hoạt động
kế toán để đảm bảo sự trung thực về doanh thu, lợi nhuận của hoạt động kinh
doanh.

Phòng kinh doanh bao gồm các nhân viên phụ trách các hoạt động chức năng
với tính chất công việc đặc thù là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh
online, thủ kho vận chuyển và cộng tác viên hỗ trợ các hoạt động mới hỗ trợ kinh
doanh.

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu ở Satoen sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm
khách hàng mới trong và ngoài nước, đàm phán, soạn thảo hợp đồng, hoàn tất hồ sơ
và các thủ tục hải quan, đảm bảo đơn hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng và
được xuất/nhập khẩu đúng hạn. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm các thông tin về hàng
hoá xuất nhập khẩu như số lượng, giá thành, tình trạng… đồng thời ghi chép số liệu
hàng tồn kho, các đơn hàng đã thực hiện và lập báo cáo nộp lên cấp trên theo quy
định.

Nhân viên kinh doanh online có chức năng tương đối giống với nhân viên
kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng tập trung phần lớn vào thị trường nội địa trên các
kênh bán online như các trang mạng xã hội và sàn thương mại điện tử. Nhân viên
kinh doanh online sẽ kiểm soát các đơn đặt hàng, nhận và xử lý các khiếu nại của
khách hàng đồng thời xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng,
nhà phân phối để đạt doanh số bán hàng cao.

10
Cộng tác viên có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động tư vấn và chăm sóc khách hàng
và kiêm thêm hoạt động quản trị các trang mạng xã hội và sàn thương mại điện tử
chính thức của Satoen tại Việt Nam thông qua hoạt động sáng tạo nội dung, làm các
hoạt động truyền thông để cập nhật hàng tuần đồng thời nghiên cứu và trực tiếp phụ
trách mở rộng thêm các kênh bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử đem
lại hiệu quả cao.

Thủ kho phụ trách sắp xếp và bảo quản hàng hóa khoa học, thuận tiện cho
công tác kiểm kê và vận chuyển, nắm được sơ đồ kho và cập nhật khi có sự thay
đổi, giám sát quy trình nhập hàng vào kho, đảm bảo hàng được đặt đúng vị trí.

1.2 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của công ty

1.2.1 Giới thiệu về ngành kinh doanh

Việt Nam là đất nước sở hữu rất nhiều lợi thế của ngành sản xuất trà bởi vậy
nên không khó để trà trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ
lực của nước ta và có nhiều cơ hội vươn tầm ra thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội
chè Việt Nam, có thể thấy, trong những năm qua, ngành sản xuất trà đã đem lại giá
trị kinh tế lớn cho xã hội khi năng suất và sản lượng trà liên tục tăng nhờ sự chuyển
biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất.

Tại thị trường Việt Nam, tình hình tiêu thụ các sản phẩm trà luôn ở mức ổn
định. Các thị trường xuất khẩu của sản phẩm trà Việt Nam như Pakistan, Đài Loan,
Nhật Bản, Trung Quốc và Indonesia có nhu cầu sử dụng trà ngày càng gia tăng được
nâng cao nhận thức về lối sống lành mạnh và những lợi ích tuyệt vời mà trà đem lại
cho sức khỏe. Một số thương hiệu trà đang được ưa chuộng như: Trà sao lăn, trà
đen, trà Ô long, trà Hương, trà thảo dược...

Bên cạnh những thành quả đáng kể đã đạt được thì hoạt động sản xuất và
xuất khẩu trà của Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Về cơ bản, sản xuất trà tại
Việt Nam vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, không có vùng nguyên liệu đáp ứng, liên kết
giữa các khâu sản xuất và chế biến vẫn còn khá lỏng lẻo. Thêm nữa, trình độ tay
nghề của nhân công trong chế biến chưa đạt chuẩn và rất khó đưa khoa học kỹ thuật
vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Hiện nay, cả nước chỉ có

11
10% số các công ty/nhà máy chế biến trà đã có vùng nguyên liệu riêng để phục vụ
cho chế biến. Tất cả những hạn chế này khiến cho chất lượng sản phẩm trà của nước
ta không đồng đều, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo; do đó khó
có thể chinh phục được các thị trường xuất khẩu phát triển như EU, Mỹ và
Nga...bởi các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng.

1.2.2 Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành

Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen là doanh nghiệp kinh doanh
ngành trà có tiếng tại Việt Nam, chuyên trồng chè, sản xuất trà xanh và trà Matcha
chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu quốc tế. Satoen sở
hữu những lợi thế cạnh tranh đặc biệt, phát huy được những cơ hội của ngành đồng
thời khắc phục được những hạn chế trong ngành nêu trên giúp doanh nghiệp có
được vị thế nhất định trong ngành sản xuất và chế biến Matcha, trà xanh chất lượng
cao, trở thành nhà cung cấp lớn cho các công ty sản xuất bánh kẹo và đồ uống,
chuỗi cà phê và doanh nghiệp dịch vụ ăn uống lớn nhất Việt Nam, Châu Á, và xuất
khẩu đi các quốc gia phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan, Parkistan,
Nga,..

Lợi thế cạnh tranh đầu tiên là các dòng sản phẩm trà của Satoen đều chiết
xuất từ giống cây trà Nhật chất lượng cao, được đem về trồng, chăm sóc và thu
hoạch trên dải cao nguyên Vân Hồ-Mộc Châu bởi đôi bàn tay lao động của người
Việt; đồng thời kết hợp với lợi thế về địa hình và khí hậu thuận lợi cùng với qui
trình chăm sóc tự động khép kín, kỹ thuật canh tác công nghệ cao dưới sự điều phối
khắt khe của kỹ sư Nhật nên cây chè luôn khỏe mạnh cho ra những búp trà tươi,
xanh và mềm mại đạt tiêu chuẩn cao.

Điểm cạnh tranh tiếp theo là Trà Nhật Satoen chứa gấp đôi hàm lượng
EGCG và polyphenol bởi dây chuyền công nghệ hiện đại Nhật Bản, có vùng
nguyên liệu riêng khiến các doanh nghiệp sản xuất trà thuần túy tại Việt Nam có thể
cạnh tranh được. Thông thường, với các loại trà khác, lá trà sau khi thu hái sẽ được
đem đi nung rồi sấy khô ngay lập tức làm cho hàm lượng caffeine sẽ cao, vị trà chát
gắt dễ gây ra hiện tượng mất ngủ, rối loạn tiêu hóa và không tốt cho sức khỏe. Thay
vì vậy, trà của Satoen sau khi thu hái sẽ được làm sạch rồi cho lên hấp trước, sau đó

12
mới được đưa đi nung khô nhằm làm ngưng các quá trình lên men của các axit amin
và chất men trong lá chè, đồng thời cũng tạo ra một hương thơm chát ngậy, hậu vị
ngọt đặc trưng của lá chè tươi. Khi đó các dưỡng chất như catechin, EGCG sẽ được
lưu giữ nhiều hơn, còn caffeine giảm xuống, do vậy Trà Nhật Satoen sẽ rất phù hợp
với người nhạy cảm với caffeine, người lớn tuổi và cả trẻ em.

Hơn nữa, Satoen tiến hành kiểm soát thường xuyên và thực hiện các đợt
kiểm tra hàng năm của bên thứ ba với mong muốn cung cấp ra thị trường các sản
phẩm trà với chất lượng ổn định. Chất lượng sản phẩm của Satoen được kiểm tra
bởi các chuyên gia chuyên nghiệp và được chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế như
Global G.A.P, HALAL, HACCP tạo điều kiện thuận lợi để xuất khẩu ra các thị
trường quốc tế tiềm năng khắt khe như EU, Mỹ, Nga,... Những lợi thế này sẽ là rào
cản rất lớn cho những doanh nghiệp muốn cạnh tranh với Satoen khi tham gia vào
thị trường này.

1.2.3 Các dòng sản phẩm và đối tác chiến lược của doanh nghiệp

Hiện nay, Công ty Cổ phần Thực phẩm & Đồ Uống Satoen đang cung cấp ra
thị trường hơn 35 loại sản phẩm Matcha và trà xanh chất lượng cao với các đặc
điểm về cách chế biến, mùa vụ thu hoạch trà, hương vị, hình thức đóng gói khác
nhau để phù hợp với nhu cầu riêng biệt của từng đối tượng khách hàng, trong đó có
thể chia thành 5 dòng chính là: Matcha, Sencha, Houjicha, Komachi và Genmaicha
và một dòng sản phẩm trà chai mang tên Trà xanh mơ muối mới được tung ra thị
trường vào tháng 6/2023 vừa qua.

Một số các đối tác chiến lược của Satoen hiện nay phải kể đến chuỗi cà phê
bánh ngọt quen thuộc Highlands Coffee hay TNI King Coffee, các khách sạn cao
cấp như Fortuna Hotel Hanoi, The Hanoi Club Hotel & Residences, chuỗi cửa hàng
bánh nổi tiếng nhất nhì Hà Nội như Anh Hòa Bakery, Fresh Garden với số lượng
cửa hàng trải dài từ Bắc vào Nam và vô số nhà phân phối, bán lẻ uy tín trên toàn
quốc. Và gần đây, trà Satoen đã có mặt trên tất cả chuyến bay của hãng hàng không
Bamboo Airways với mong muốn đưa hương vị trà Việt đến với bạn bè trên thế
giới.

13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ONLINE TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM & ĐỒ UỐNG SATOEN

2.1 Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh online

2.1.1 Khái niệm về kinh doanh online

Kinh doanh online là hình thức giao dịch hàng hóa trực tuyến thông qua
mạng Internet và các kênh bán hàng trên một số trang mạng xã hội như Facebook,
Instagram, Tiktok, Zalo hoặc những sàn thương mại điện tử như Shopee, Sendo,
Tiki, Lazada,... Tại những gian hàng online này, nhà bán hàng có thể cung cấp các
thông tin cơ bản về doanh nghiệp, đăng tải hình ảnh, video của sản phẩm, mô tả chi
tiết đặc điểm, công dụng sản phẩm và những thông tin liên quan để người mua có
thể xem xét, lựa chọn và đi đến quyết định mua hàng từ đó người bán đạt được mục
tiêu tìm kiếm doanh thu, lợi nhuận hoặc các mục tiêu khác.

2.1.2 Một số mô hình kinh doanh online hiệu quả

Mô hình bán hàng là sự kết hợp tổng hòa tất cả các yếu tố về phương thức
vận hành, sản xuất, quảng cáo, nhà cung cấp, phân phối, khách hàng,... liên quan
đến cấu thành doanh nghiệp để tạo ra mục đích cuối cùng là kiếm doanh thu. Dưới
đây là một số mô hình kinh doanh online tương đối phổ biến ở Việt Nam hiện nay:

 Bán hàng online truyền thống: Đây là hình thức mà nhà bán hàng cần chuẩn bị
đủ sản phẩm, vốn, lưu kho và quản lý vận hành để giảm thiểu các vấn đề phát
sinh. Từ kho chung, các doanh nghiệp này sẽ phân phối hàng đến các đại lý bán
lẻ, tạp hóa, kho trực tuyến của các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki,
Shopee...

 Giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử: Nhà bán hàng dễ dàng đăng
ký gian hàng trên các sàn thương mại điện tử trong nước như Lazada, Tiki,
Shopee,... sau đó đăng tải hình ảnh các sản phẩm với giá thành, mô tả đặc tính,
phương thức vận chuyển,... Nhờ các tính năng thiết lập sẵn của các sàn giao

14
dịch mà quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng, vận chuyển và thanh toán trở
nên vô cùng tiện lợi.

 Bán hàng qua cộng tác viên bán lẻ: Trong mô hình này, cộng tác viên sẽ nhận
sản phẩm từ những doanh nghiệp bán buôn, đại lý, bên nhập sỉ để bán lấy tiền
hoa hồng. Hình thức này tồn tại nhược điểm là rất khó giải quyết các vấn đề bồi
thường, đổi trả hàng hóa vì người bán buôn không phải nhà cung cấp.

 Kinh doanh quảng cáo: Mô hình này xuất phát từ việc thành lập các kênh
channel trên Youtube, fanpage trên Facebook, website,... để đăng tải các video,
bài post có giá trị cao, thu hút được lượng theo dõi và tương tác cao từ người
xem. Từ đó, các cá nhân, doanh nghiệp này có thể tự quảng cáo cho sản phẩm
của mình hoặc thu lại chi phí quảng cáo từ các bên khác như Google adsense,
affiliate marketing,...

 Affiliate: Đây là mô hình kinh doanh online hiệu quả giúp quảng cáo sản phẩm
thông qua các trang mạng của các đối tác như KOLs, KOC, người nổi tiếng,...
đến người dùng cuối cùng bằng cách dẫn link về các trang sản phẩm cần quảng
bá.

 Mô Hình Kinh Doanh Multi Level Marketing (MLM): Đây là một mô hình
tiêu thụ sản phẩm thông qua tập hợp các cá nhân là đối tác phân phối hàng hóa
cho công ty, sau đó nhận hoa hồng từ những sản phẩm bán được. Mô hình này
không cho phép hoạt động tự phát, đòi hỏi tính kỷ luật cao vì nếu sự vận hành
MLM lệch ra khỏi quỹ đạo này rất dễ có nguy cơ trở thành đa cấp lừa đảo.

 Kinh doanh online xuyên quốc gia: Mô hình này hoạt động dựa vào lợi nhuận
từ thị trường nước ngoài do có sức mua lớn hơn nhiều so thị trường Việt thông
qua các mô hình kinh doanh đa dạng hơn như Dropshipping, FBA (Fulfillment
by Amazon), Print on demand,...

2.1.3 Các công cụ đo lường hiệu quả hoạt động

Ngày nay, có rất nhiều công cụ và chỉ số hữu hiệu để đo lường, đánh giá và kiểm
soát hiệu quả hoạt động kinh doanh online. Các chỉ số và cách thức thức đo lường
khác nhau sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin, góc nhìn khác nhau về

15
thực trạng hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp, từ đó có những giải
pháp phù hợp để cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động. Dưới đây là một vài chỉ
số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh online phổ biến hiện nay và các công cụ
này chủ yếu tập trung vào hệ thống đo lường trên các nền tảng mạng xã hội cũng
như trên các sàn thương mại điện tử.

 Năng suất hoạt động: đo lường mức độ thường xuyên và có kế hoạch của các
hoạt động cũng như khả năng làm việc của đội ngũ social, bao gồm sáng tạo nội
dung, tối ưu nội dung và tần suất đăng bài thông qua:

- Tỉ lệ sản xuất nội dung (content production rate): số lượng bài viết, post,
video, hình ảnh được tạo ra phục vụ cho việc đăng tải lên mạng xã hội trong
một khoảng thời gian nhất định (ngày, tuần hoặc tháng).

- Tỉ lệ đăng tải (publishing rate): số lượng Facebook post, instagram post,


Youtube video được đăng tải trong một khoảng thời gian nhất định (ngày,
tuần, tháng).

- Tỉ lệ trộn loại nội dung (format mix rate): phần trăm các loại nội dung đăng
tải trên mạng xã hội chia theo loại nội dung: bao nhiêu phần trăm là post
hình ảnh, bao nhiêu là share link, bao nhiêu là video, bao nhiêu là text, v.v…

 Khả năng tiếp cận: Là chỉ số đo lường kích cỡ của nhóm đối tượng mục tiêu
cần thu hút cũng như khả năng tiếp cận nhóm đối tượng đó thông qua các mạng
xã hội. Hoạt động kinh doanh online của doanh nghiệp sẽ có hiệu quả càng cao
và tạo ra nhiều giá trị khi khả năng tiếp cận này càng lớn.

- Tỉ lệ tăng trưởng người theo dõi (user growth rate) của thương hiệu theo
kênh mạng xã hội theo từng mốc thời gian (tuần / tháng

- Tỉ lệ người dùng nhắc đến tên thương hiệu (brand mentioned rate) trên mạng
xã hội, thường được đo lường bằng các hệ thống social listening.

 Tương tác: Chỉ số này tập trung vào đo lường các hành vi tương tác với kênh
mạng xã hội, website và sàn thương mại điện tử của thương hiệu.

- Mức độ lan toả (virality) tính toán bằng số lượng chia sẻ (share) trên tổng số
nội dung được đăng tải trong một khoảng thời gian nhất định.
16
- Số lượng tương tác trên tổng số người theo dõi (engagement on total
followers) bằng cách dùng tổng số lượng tương tác chia cho tổng số người
theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định.

- Lượt views và tổng số phút xem là chỉ số dành riêng cho định dạng video để
đánh giá mức độ thu hút của loại nội dung này.

- Thời gian trả lời trung bình (average response rate) cho các thông tin từ
người quản trị mạng xã hội của thương hiệu đến các câu hỏi hay bình luận
của người theo dõi.

 Thu hút: Các chỉ số giúp theo dõi và đánh giá hiệu quả của sự tăng trưởng nhu
cầu tìm hiểu về sản phẩm hay dịch vụ từ khách hàng tiềm năng, xác nhận sự
hứng thú của khách hàng và bắt đầu mối quan hệ với họ.

- Click-throughs & click-through rate (CTR): số lượng clicks vào các nội dung
và tạo ra truy cập vào website hay mobile thông qua kênh mạng xã hội.

- Email subscription / leads: số lượng khách hàng để lại thông tin để tìm hiểu
thêm hay để nhận được các thông tin về sản phẩm / dịch vụ.

- Số lượng comments / inbox tìm hiểu thông tin về sản phẩm dịch vụ trong
theo từng post hay chiến dịch. Chỉ số này áp dụng nếu bạn chỉ sử dụng mạng
xã hội cho việc thu hút khách hàng.

 Tỷ lệ chuyển đổi: là phần trăm khách truy cập mạng xã hội chuyển đổi thành
khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng thông qua các quyết định bao gồm:

- Tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) tính toán bằng cách chia tổng số chuyển
đổi cho tổng số lượt truy cập theo từng thời điểm nhất định.

- Giá trị mua hàng trung bình (average purchase order) là chỉ số cho thấy giá
trị các đơn hàng từ kênh kinh doanh online khác nhau

 Chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của nhà bán hàng trên sàn TMĐT:

- Vi phạm về đăng bán (Sản phẩm bị khóa/xóa, Hàng đặt trước, Các vi phạm
khác)

17
- Quản lý đơn hàng (Tỷ lệ đơn hàng không thành công, Tỷ lệ giao hàng trễ,
Thời gian chuẩn bị hàng)

- Chăm sóc khách hàng (Tỷ lệ phản hồi, Thời gian phản hồi)

- Mức độ hài lòng của người mua

 Chỉ số phân tích bán hàng trên sàn TMĐT:

- Doanh số

- Đơn hàng thành công

- Đơn hàng đã hủy

- Lượt truy cập sản phẩm

- Lượt xem trang

- Tỷ lệ chuyển đổi

- Tỷ lệ quay lại của người mua

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh online của Công ty Cổ phần Thực Phẩm
& Đồ Uống Satoen

2.2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh online của doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen đã bắt đầu mở các kênh
kinh doanh online đầu tiên vào cuối năm 2021 bằng hình thức landing page quen
thuộc qua website, trang page chính thức trên Facebook, đồng thời là các tài khoản
trên Instagram và TikTok, nơi có số lượng người dùng và lượng tương tác khổng lồ,
mang đến tiềm năng phát triển kinh doanh, gia tăng lượt tiếp cận thương hiệu và
đem đến doanh số cao. Trong khoảng thời gian đầu năm 2022, Satoen đồng thời mở
thêm các kênh kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử phổ biến với người
dùng Việt Nam là Shopee và Tiki với tên gian hàng chính thức là Trà Satoen Nhật
Bản.

Sau một thời gian dài hoạt động kinh doanh online, Satoen hiểu rằng trong
một thị trường hỗn loạn, dễ dàng trà trộn hàng giả, hàng nhái như thị trường Việt
Nam, thì việc bán hàng bằng các gian hàng Mall sẽ đem lại niềm tin lớn hơn cho

18
khách hàng, khiến họ dễ dàng đi đến các quyết định mua hàng hơn và khi trở thành
nhà bán hàng chính hãng, doanh nghiệp cũng sẽ được sở hữu nhiều quyền lợi đáng
kể tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh online. Do đó, vào tháng 6/2023
Satoen đã thành công mở gian hàng chính hãng mang tên Satoen trên Lazada Mall
và tiếp tục các công tác chuẩn bị cho việc lên gian hàng Senmall trên Sendo vào
tháng 7/2023 cũng như nâng cấp Shopee thường lên Shopee Mall.

Satoen đang ứng dụng mô hình kinh doanh online truyền thống kết hợp với
mô hình giao dịch trên các sàn thương mại điện tử theo hình thức dropshipping. Từ
kho, Satoen sẽ cung cấp hàng hóa đến các nhà phân phối (nhà bán lẻ, đại lý, cửa
hàng tạp hóa,...), khách hàng cá nhân và kho trực tuyến của các sàn thương mại điện
tử như Tiki, Shopee, Lazada thông các dịch vụ vận tải như giao hàng tiết kiệm, 24/7
express, giao hàng nhanh... Nhờ các tính năng thiết lập sẵn của các sàn giao dịch
mà quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng, vận chuyển và thanh toán trở nên vô
cùng tiện lợi, mở ra rất nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.2.2 Phân tích hoạt động kinh doanh online của doanh nghiệp

2.2.2.1 Hoạt động kinh doanh online trên nền tảng MXH

a. Facebook & Website


Facebook và Website là những nền tảng kinh doanh online đầu tiên của
Satoen đã tiến hành hoạt động bán lẻ trực tuyến đem lại doanh số đáng kể trong
tổng doanh thu của doanh nghiệp. Trang chính thức trên Facebook của doanh
nghiệp có tên là Satoen Premium Japanese Tea và trên Website là satoen.vn. Thực
trạng hoạt động của 2 kênh này được phân tích dựa trên các chỉ số về năng suất hoạt
động trên trang, khả năng tiếp cận, lượt tương tác, thu hút và tỷ lệ chuyển đổi từ
trang.

- Về năng suất hoạt động:

Trên Facebook, tỷ lệ sản xuất nội dung cao với 151 bài đăng từ năm 2022
đến hiện tại, hoạt động đăng bài sẽ diễn ra liên tục theo lịch trình cố định trong tuần
là 20h00 các tối thứ 2, thứ 4, thứ 6 và 9h00 sáng thứ 7. Tỷ lệ trộn loại nội dung
tương đối ổn, có sự phân phối đa dạng các hình thức bài đăng khi có khoảng 50%

19
hình ảnh, 30% GIF động, 20% video, trong đó đảm bảo tất cả các bài đều có text
chất lượng, thu hút.

Trên website, tỷ lệ sản xuất nội dung rất thấp, không có mức độ thường
xuyên và liên tục theo thời gian vì tính chất đặc thù của website là doanh nghiệp sẽ
đăng tải tất cả các thông tin cần thiết về doanh nghiệp, sản phẩm, tích hợp các chức
năng mua hàng từ khi xây kênh nên sẽ chỉ phát sinh hoạt động đăng tải nội dung khi
có các chiến dịch, sản phẩm mới.

- Về khả năng tiếp cận và tương tác:

Với Facebook, trang page chính thức Satoen Premium Japanese Tea của
doanh nghiệp tính đến thời điểm hiện tại đã thu về 387 người theo dõi, 351 lượt
thích trang, tăng 140% so với lượt thích mới trên trang từ năm 2022. Chỉ số về
lượng người tiếp cận vô cùng ấn tượng khi đạt tới 1,5 triệu người, tăng 76% so với
năm 2022; lượt truy cập trang cũng tăng 110%, đạt mốc 11.000 lượt. Số lượng
tương tác trên các bài đăng chủ yếu trong khoảng 35-70 lượt thích, 3-10 lượt bình
luận, 2-8 lượt chia sẻ. Những bài đăng thu hút nhất của doanh nghiệp thu về lượng
tương tác khủng từng đạt tới 600-1000 lượt thích, 10-30 lượt chia sẻ và khoảng
200.000 lượt tiếp cận, đặc biệt là khi doanh nghiệp triển khai các chiến dịch khuyến
mãi chào hè hoặc vào các dịp lễ, Tết, nhu cầu tiêu thụ trà tăng đột biến. Đây có thể
xem là những chỉ số tương đối khả quan cho thấy tiềm năng phát triển kênh hiệu
quả trong tương lai.

Với Website, chỉ số tiếp cận và tương tác trên website được đánh giá chủ yếu
dựa trên lượt truy cập và thời gian trên trang. Từ tháng 1/2022 – 6/2023, lượng truy
cập website phần lớn dao động trong 100 – 120 lượt và trung bình là 143 lượt, đạt
cao nhất là 293 lượt vào tháng 1/2023 cùng với đó thời gian trung bình trên trang là
5 phút, cao nhất là 5,5 phút cũng vào tháng 1/2023. Đây là thời điểm website đã đi
vào hoạt động một cách trơn tru đồng thời tháng 1 cũng là thời điểm nhu cầu về quà
biếu tặng và sử dụng trà vào dịp Tết Nguyên Đán tăng cao nên lượng truy cập nhiều
và thời gian tham khảo, cân nhắc và mua sắm các sản phẩm trên trang cũng dài hơn
các tháng khác.

- Về khả năng thu hút và tỷ lệ chuyển đổi:


20
Trên Facebook, tính từ tháng 10/2022 đến nay, tổng số người liên hệ thông
qua comment, inbox từ các bài đăng trên trang của doanh nghiệp đã đạt 278 người
và trong đó 38 người ra quyết định mua hàng, 18 người liên hệ quay lại. Tỷ lệ phản
hồi của doanh nghiệp đạt 97,8%, thời gian phản hồi là 3,5 phút. Sự chênh lệch lớn
giữa số người liên hệ và số khách quyết định mua hàng tương đối lớn, điều này có
thể lý giải do hoạt động chạy quảng cáo trên Facebook diễn ra chưa hiệu quả nên
lượng khách pop up vào các bài quảng cáo phần lớn chưa phải khách hàng mục tiêu
của doanh nghiệp, chủ yếu là những tin nhắn mời tài trợ hoặc tin nhắn một lần
không phản hồi. Những hoạt động tích cực và thường xuyên trên Facebook và
Website, Satoen đã có được những thành quả nhất định trong giai đoạn từ năm 2022
đến nay, điều này được biểu hiện cụ thể qua bảng doanh số dưới đây:

Doanh số Website Doanh số Facebook

01/2022 0 0

02/2022 300.000 0

03/2022 315.000 550.000

04/2022 600.000 250.000

05/2022 400.000 250.000

06/2022 1.755.000 300.000

07/2022 1.300.000 325.000

08/2022 10.475.000 5.420.000

09/2022 19.298.000 10.320.000

10/2022 14.612.000 9.250.000

11/2022 7.020.000 3.550.000

12/2022 12.700.000 10.906.000

21
01/2023 19.195.000 8.394.000

02/2023 8.087.999 6.307.000

03/2023 7.640.000 6.955.000

04/2023 8.125.000 6.155.000

05/2023 4.900.000 3.955.000

06/2023 6.331.000 3.590.000

Bảng 1: Doanh số bán trên Website & Facebook từ năm 2022 đến nay (Đơn vị: VNĐ)

Website bắt đầu có doanh số bán trước Facebook và trong những tháng sau
đó doanh số duy trì ở trong khoảng 5 triệu – 8 triệu (VNĐ), tháng doanh số cao nhất
là tháng 9/2022 với hơn 19 triệu VNĐ, tháng thấp nhất là tháng 1 chưa ghi nhận
doanh số, thời điểm có doanh số trung bình cao nhất là giai đoạn từ tháng 8/2022 –
tháng 1/2023. Doanh thu trên kênh Website nhìn chung có phần cao hơn trên
Facebook khi doanh số trên Facebook nằm chủ yếu trong khoảng 1 triệu – 3 triệu,
tức cao hơn 37.5%, trong đó tháng cao nhất là tháng 12/2022 với gần 11 triệu doanh
số thu về, tháng thấp nhất là tháng 1/2022 và tháng 2/2022 khi chưa có đơn hàng,
doanh số trung bình cao nhất nằm trong khoảng tháng 12/2022 – tháng 4/2023.

Việc doanh số bán hàng tập trung phần lớn vào đợt cuối năm 2022 và đầu
năm 2023 vì đây là dịp Tết Nguyên Đán tại Việt Nam khi mà khách hàng có nhiều
thời gian rảnh, nhu cầu mua sắm các mặt hàng trà, bánh làm quà biếu tặng và tiêu
dùng cuối năm tăng cao. Sự tăng trưởng đột phá về doanh số bán trên Facebook vào
tháng 12/2022 là kết quả của hoạt động chạy quảng cáo, Google Ads với mục tiêu là
gia tăng lượt hiển thị thương hiệu và thu hút khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Chiến dịch này đã đem lại những hiệu quả đáng kể cho tháng 12/2022 và ảnh hưởng
tích cực lên doanh số bán của cả những tháng sau. Từ tháng 4/2023, Satoen bắt đầu
có sự sụt giảm của doanh số do thị trường tiêu thụ trà xanh mùa hè ít sôi động, nhu

22
cầu khách hàng chủ yếu tập trung ở các sản phẩm giải nhiệt như nước giải khát,...
nên Satoen cũng đã đầu tư phát triển thêm dòng trà chai giải nhiệt, bổ sung nước và
điện giải cho mùa hè là Trà xanh mơ muối và các dòng trà Cold Brew (Pha lạnh)
như trà túi lọc Komachi để khắc phục các hạn chế mùa vụ này.

b. Instagram & Tiktok

Instagram và Tiktok là các trang MXH mà doanh nghiệp chưa chú trọng đầu
tư cho hoạt động kinh doanh online. Từ tháng 1/2022 – 6/2023, các trang này chỉ
đóng vai trò là nơi đưa thương hiệu Satoen đến gần hơn với khách hàng nội địa và
quốc tế bởi khả năng tiếp cận và phủ sóng toàn cầu của các trang MXH này tương
đối cao. Hoạt động đăng bài trên các trang MXH này sẽ diễn ra thường xuyên theo
lịch trình cố định trong tuần là 20h00 các tối thứ 3, thứ 5 và 9h00 sáng thứ 7.

Hiệu quả của các MXH này chủ yếu được đo qua các chỉ số về năng suất
hoạt động và chỉ số tương tác. Hiện nay, tài khoản satoenvietnam trên Instagram
hiện đang có 65 người theo dõi với hơn 111 bài đăng, lượng tương tác chủ yếu dao
động trong khoảng 10 – 45 lượt yêu thích với bài cao nhất là 120 lượt, khoảng 2-15
bình luận, đối với các video và reels thì lượt xem trong khoảng 30 – 100 views, với
lượt view cao nhất là 140. Tỷ lệ trộn bài được đánh giá là có sự chênh lệch lớn,
phân bổ chưa đồng đều khi có tới 70% là hình ảnh, poster, 20% là GIF và 10%
video. Từ ngày bắt đầu hoạt động đến nay, lượt truy cập trang cá nhân đạt mức 586
lượt tăng 181% so với năm 2022, số người tiếp cận trong tháng khoảng 5.750 tài
khoản người dùng nâng tổng tiếp cận lên 57.500 tức tăng 61%. Các chỉ số tiếp cận
này đang có xu hướng tăng cao qua từng tháng, phản ảnh tín hiệu tích cực.

Đối với tài khoản satoen.vietnam trên Tiktok, hiện đang có 19 người theo dõi
với hơn 63 video, lượng tương tác chủ yếu dao động trong khoảng 5-10 lượt yêu
thích với bài cao nhất là 15 lượt, lượt xem chủ yếu trong khoảng 150 - 300 views,
với lượt view cao nhất là 480. Lượt truy cập trang cá nhân trung bình duy trì ở mức
85 lượt/tháng, số người tiếp cận cũng đang có xu hướng tăng ở khoảng 200 tài
khoản mới trong tháng.

Qua đánh giá sơ bộ các chỉ số về năng suất hoạt động và tương tác, ta có thể
nhận thấy hoạt động online này của doanh nghiệp còn kém hiệu quả. Tuy rằng các
23
chỉ số có xu hướng tăng nhưng tất cả đều dừng lại ở mức dưới trung bình. Điều này
đòi hỏi doanh nghiệp cần có những quyết định đầu tư vào hoạt động Marketing, xúc
tiến, truyền thông đa phương tiện để đưa thương hiệu đến với nhiều người dùng hơn
đồng thời cải thiện hoạt động sáng tạo nội dung một cách bài bản và có hiệu quả cao
hơn.

2.2.2.2 Hoạt động kinh doanh online trên sàn TMĐT

Hiện nay, Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen đã và đang thực
hiện hoạt động kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử rất quen thuộc với
người tiêu dùng Việt Nam như Shopee, Tiki, Lazada và Sendo và dưới đây là những
phân tích chi tiết về hiệu quả hoạt động kinh doanh Trà Matcha và trà xanh chất
lượng cao của doanh nghiệp trên các nền tảng này giai đoạn tháng 1/2022 – tháng
7/2023:

a. Shopee

Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen bắt đầu hoạt đông kinh
doanh online và chính thức mở bán các sản phẩm trên sàn TMĐT Shopee vào đầu
tháng 1/2022 sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký, thiết kế gian hàng và lên sàn
tất cả các dòng sản phẩm Trà Matcha và Trà xanh chất lượng cao của Satoen giống
như các kênh bán truyền thống mà doanh nghiệp hiện đang vận hành.

Shopee là kênh bán có hoạt động tương đối ổn định, đem lại doanh số tương
đối cao so với các sàn giao dịch khác của Satoen bởi đây được xem là sàn TMĐT
quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam trong rất nhiều quyết định mua sắm trực
tuyến, đặc biệt là trên điện thoại di động. Hiệu quả hoạt động kinh doanh online của
Satoen tại gian hàng Trà Satoen Nhật Bản trên Shopee được đánh giá chủ yếu qua
các chỉ số hoạt động của người bán như chỉ số vi phạm đăng bán, quản lý đơn hàng,
chăm sóc khách hàng, mức độ hài lòng cũng như các chỉ số phân tích bán hàng như
doanh số, đơn hàng thành công, đơn hàng bị hủy, tỷ lệ truy cập,...cụ thể được chỉ rõ
trong bảng dưới đây:

Chỉ số chung Chỉ số cụ thể Chỉ tiêu Số liệu thực tế


Vi phạm về Sản phẩm bị khóa/xóa 0 0

24
đăng bán Hàng đặt trước <10.00% 0.00%
Các vi phạm khác 0 0
Quản lý đơn Tỉ lệ đơn không thành công <10.00% 0%
hàng Tỉ lệ đơn giao trễ <10.00% 0%
Thời gian chuẩn bị hàng <1.50 ngày 1.39 ngày
Chăm sóc Tỉ lệ phản hồi >80.00% 47.50%
khách hàng Thời gian phản hồi <0.50 ngày Trong 1 ngày
Mức độ hài Đánh giá >4.00/5 4.93/5
lòng

Bảng 2: Chỉ số hiệu quả hoạt động trên Shopee

Từ bảng, ta có thể nhận thấy rằng doanh nghiệp rất quan tâm đến việc đảm
bảo thực hiện đúng các điều kiện và yêu cầu của Shopee đối với các hoạt động đăng
tải sản phẩm lên sàn nên Satoen nên không có bất kì vi phạm nào khiến sản phẩm bị
khóa/xóa, tỷ lệ hàng đặt trước là 0% khi đã đảm bảo dự trữ đủ các sản phẩm trong
kho, luôn sẵn sàng giao hàng khi có đơn và cũng không mắc các lỗi vi phạm khác
khiến gian hàng bị đình chỉ. Thêm nữa, hoạt động quản lý đơn hàng của doanh
nghiệp rất tốt khi tỷ lệ đơn hàng không thành công và các đơn giao trễ là 0%, thời
gian chuẩn bị hàng tương đối nhanh chỉ trong khoảng nửa 1.39 ngày tức thấp hơn
mục tiêu 1.5 ngày đã đề ra đồng thời chỉ số về mức độ hài lòng của khách hàng rất
tích cực khi đạt 4.93/5 cao hơn mục tiêu gần 1 điểm. Tuy nhiên chỉ số về tỷ lệ phản
hồi khách hàng còn khá thấp, chỉ đạt 47.50% thấp hơn mục tiêu 80% và thời gian
phản hồi 1 ngày là tương đối chậm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến thiện cảm ban
đầu và quyết định mua hàng của khách hàng trực tuyến khi phải đợi quá lâu. Mặc
dù vậy, phần lớn các chỉ số này cho thấy Satoen đã rất nỗ lực nâng cao kỹ năng
nguồn nhân lực về mảng hoạt động trên sàn TMĐT để duy trì hoạt động thường
xuyên, phát triển gian hàng và đáp ứng những mong đợi của khách hàng. Các hoạt
động tích cực trên Shopee của Satoen đã giúp doanh nghiệp có được những thành
quả nhất định trong giai đoạn từ năm 2022 đến nay, điều này được biểu hiện cụ thể
qua bảng dưới đây:

Chỉ số/ Năm 2022 2023

25
Doanh số (VNĐ) 88.709.504 102.515.060
Đơn hàng thành công 219 265
Đơn hàng đã hủy 8 9
Lượt truy cập 1.269 2.268
Lượt xem trang 7.976 9.861
Tỷ lệ chuyển đổi 13,87% 15,19%
Tỷ lệ tái tục 35% 40%

Bảng 3: Chỉ số phân tích bán hàng trên Shopee theo năm giai đoạn 2022 - 2023

Doanh số năm 2022 đạt hơn 88 triệu VNĐ và còn có xu hướng tăng mạnh
vào năm 2023 khi chỉ mới trong 6 tháng đầu năm, doanh số đạt hơn 102 triệu VNĐ.
Đối với một doanh nghiệp bắt đầu tiệm cận với hoạt động kinh doanh online trên
sàn TMĐT và chuyển dịch từ hoạt động bán hàng B2B sang B2C, ít đầu tư cho hoạt
động Marketing mà chỉ đơn thuần là tạo các gian hàng bán thông thường thì đây
được xem là doanh số khá ấn tượng và cho thấy hiệu quả khá tốt của hoạt động kinh
doanh trên sàn Shopee. Số lượng đơn hàng tuy còn ít nhưng duy trì đều đặn ở
khoảng 200 đơn/năm, lượt truy cập sản phẩm tăng từ 1.269 lên 2.268, lượt xem
trang từ 7.967 lên 9.861 qua 2 năm liên tiếp. Tỷ lệ chuyển đổi tương đối thấp khi
chỉ đạt 13,87% vào năm 2022 và tăng nhẹ lên 15,19% vào 2023, tuy nhiên tỷ lệ tái
tục tức tỷ lệ khách hàng mua lại sản phẩm khá cao khi đạt khoảng 40% vào mỗi
năm. Sự thấp tương đối của các chỉ số về kết quả kinh doanh này có thể được lý giải
là do doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh online nên chưa nhiều kinh nghiệm
triển khai và quản trị, đầu tư hoạt động Marketing các sàn ít và điều quan trọng nhất
là sản phẩm của Satoen là thực phẩm, đồ uống, giá sản phẩm Matcha và Trà xanh
của Satoen tương đối cao phù hợp với tầng lớp khách hàng trung lưu, có thu nhập
khá nên họ sẽ có xu hướng không tin tưởng mua hàng online, có nhu cầu muốn đến
cửa hàng xem và dùng thử trực tiếp rồi mới đi đến quyết định mua hàng.

Các sản phẩm trà được đặt hàng nhiều nhất trên gian hàng Shopee của
Satoen phần lớn tập trung trong khoảng giá từ 250.000-350.000 (VNĐ) và là các
sản phẩm Matcha, Trà xanh chất lượng thượng hạng phân khúc cao cấp tại Satoen
nhưng với hình thức đóng gói trọng lượng nhỏ khoảng 250g-500g. Điều này phản

26
ánh một tín hiệu tích cực rằng người Việt đang ngày càng quan tâm đến việc sử
dụng các sản phẩm trà như một thức uống lành mạnh hàng ngày, tốt cho sức khỏe,
giúp tinh thần tỉnh táo và hỗ trợ quá trình luyện tập, giảm cân hiệu quả, đặc biệt là
dòng trà Nhật chất lượng cao được sản xuất theo quy trình tự động, khép kín, tiêu
chuẩn công nghệ Nhật Bản của Satoen. Tuy nhiên, thu nhập trung bình của phần lớn
người dân lao động Việt Nam có thể chưa thể đáp ứng giá cả của các dòng sản phẩm
này nên nhu cầu tìm hiểu, cân nhắc và mua bán còn hạn chế. Điều này có thể tạo cơ
sở cho hoạt động R&D của doanh nghiệp để nghiên cứu ra các dòng sản phẩm chất
lượng cao nhưng với giá thành phù hợp hơn, có thể là cải tiến trong quy trình sản
xuất hoặc tạo ra các sản phẩm với hình thức đóng gói trọng lượng vừa phải khiến
khách hàng dễ ra quyết định nhanh hơn.

Thứ Sản phẩm Trọng lượng Giá (VNĐ) Doanh số


hạng (VNĐ)
1 Trà xanh Matcha 250g 325.000 139.410.430
Premium
2 Trà xanh Matcha 1kg 1.200.000 28.387.300
Premium
3 Trà túi lọc Komachi Pha 250g 300.000 6.454.640
lạnh
4 Trà xanh Matcha Special 250g 265.000 7.658.290
5 Trà Sencha Premium 500g 400.000 3.233.960

Bảng 4: Xếp loại thứ hạng sản phẩm theo doanh số trên Shopee giai đoạn 2022 - 2023

b. Tiki

Satoen tham gia kinh doanh online trên sàn TMĐT Tiki vào tháng 1/2022 với
khoảng 18 sản phẩm Matcha và Trà xanh đang bán chạy. Cũng giống như trên
Shopee, Satoen tiếp tục duy trì được các chỉ số hoạt động bán hàng vô cùng tích
cực, đảm bảo hoạt động đăng bán sản phẩm hiệu quả, không vi phạm các chính sách
và yêu cầu của Tiki, quản lý đơn hàng tốt khi không để xảy ra tình trạng giao hàng
muộn, giao hàng thất bại, thời gian chuẩn bị hàng nhanh. Các hoạt động phản hồi và

27
thời gian phản hồi còn chưa đạt chỉ tiêu, mức độ hài lòng chỉ đạt 4.00/5, giảm tương
đối so với Shopee.

Chỉ số chung Chỉ số cụ thể Chỉ tiêu Số liệu thực tế


Vi phạm về Sản phẩm bị khóa/xóa 0 0
đăng bán Hàng đặt trước <10.00% 0.00%
Các vi phạm khác 0 0
Quản lý đơn Tỉ lệ đơn không thành công <10.00% 0%
hàng Tỉ lệ đơn giao trễ <10.00% 0%
Thời gian chuẩn bị hàng <1.50 ngày 1.39 ngày
Chăm sóc Tỉ lệ phản hồi >80.00% 40.50%
khách hàng Thời gian phản hồi <0.50 ngày Trong 1 ngày
Mức độ hài Đánh giá >4.00/5 4.00/5
lòng

Bảng 5: Chỉ số hiệu quả hoạt động trên Tiki

Hoạt động giao dịch, mua bán sản phẩm trà Satoen trên Tiki cũng chưa thực
sự sôi động khi trong năm đầu hoạt động, doanh số chỉ đạt gần 4 triệu VNĐ và đến
năm 2023 doanh số cũng chỉ đạt hơn 6 triệu VNĐ tính đến tháng 7. Đồng thời các
chỉ số về lượt truy cập sản phẩm, lượt xem trang cũng chỉ trong khoảng 1.000 -
3.500 lượt, tỷ lệ chuyển đổi có xu hướng giảm từ 2,4% còn 1,8% qua 2 năm đồng
nghĩa với tỷ lệ tái tục cũng giảm theo. Các chỉ số này thể hiện rằng hoạt động kinh
doanh online trên Tiki là chưa hiệu quả, có xu hướng suy thoái và doanh nghiệp
đang chưa có sự đầu tư nhất định vào việc phát triển gian hàng trên sàn TMĐT này.

Chỉ số/ Năm 2022 2023


Doanh số (VNĐ) 3.650.000 6.290.000
Đơn hàng thành công 11 15
Đơn hàng đã hủy 2 0
Lượt truy cập 650 1.043
Lượt xem trang 2.000 3.387
Tỷ lệ chuyển đổi 2,4% 1,8%
Tỷ lệ tái tục 15% 13%
28
Bảng 6: Chỉ số phân tích bán hàng trên Tiki theo năm giai đoạn 2022-2023

Các sản phẩm trà được đặt hàng trên gian hàng Trà Satoen phần lớn là sản
phẩm trà Matcha vụ xuân chứa ECGC cao, có tác động tích cực đến sức khỏe cũng
như các dòng trà túi lọc có hương vị nhẹ nhàng, tự nhiên phù hợp với nhiều đối
tượng khách hàng, chủ yếu tập trung trong khoảng giá giống trên sàn Shopee là
250.000-350.000 VNĐ.

Thứ Sản phẩm Trọng lượng Giá (VNĐ) Doanh số


hạng (VNĐ)
1 Trà xanh Matcha 250g 325.000 6.175.000
Premium
2 Trà xanh Matcha 1kg 1.200.000 1.200.000
Premium
3 Trà Houjicha Special 500g 250.000 750.000
4 Trà túi lọc Houjicha 250g 300.000 600.000
Special
5 Trà xanh Sencha 500g 400.000 400.000
Premium

Bảng 7: Xếp loại thứ hạng sản phẩm theo doanh số trên Tiki giai đoạn 2022 - 2023

c. Lazada Mall

Đầu tháng 6/2023, Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen đã chính
thức ra mắt gian hàng Mall đầu tiên trên sàn TMĐT Lazada mang tên Satoen. Khi
mua hàng chính hãng trên LazMall, khách hàng sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi
hấp dẫn như đảm bảo hàng chính hãng 100%, có nhiều chương trình khuyến mãi,
giảm giá đặc biệt, được miễn phí vận chuyển và được hoàn tiền hàng trong vòng 15
ngày bất kể lý do gì. Điều này sẽ tạo cơ hội cho Satoen gia tăng niềm tin khách
hàng vào các sản phẩm của doanh nghiệp cũng như đảm bảo khách hàng được trải
nghiệm sản phẩm chính hãng, tránh được tình trạng các sản phẩm trà giả, nhái trôi
nổi trên thị trường gây hoang mang cho khách hàng và ảnh hưởng đến sự uy tín của
doanh nghiệp. Dù mới bắt đầu hoạt động trong 1 tháng nhưng nhờ những bệ phóng
29
trước đó từ các trang mạng xã hội và đánh giá trên các sàn TMĐT của Satoen mà
gian hàng LazMall này đã đạt được những kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng.

Chỉ số chung Chỉ số cụ thể Chỉ tiêu Số liệu thực tế


Vi phạm về Sản phẩm bị khóa/xóa 0 0
đăng bán Hàng đặt trước <10.00% 0.00%
Các vi phạm khác 0 0
Quản lý đơn Tỉ lệ đơn không thành công <10.00% 0%
hàng Tỉ lệ đơn giao trễ <10.00% 0%
Thời gian chuẩn bị hàng <1.50 ngày 1.5 ngày
Chăm sóc Tỉ lệ phản hồi >80.00% 100.00%
khách hàng Thời gian phản hồi <0.50 ngày 0.25 ngày
Mức độ hài Đánh giá >4.00/5 5.00/5
lòng

Bảng 8: Chỉ số hiệu quả hoạt động trên LazMall tháng 6/2023

Chỉ số Tháng 6/2023


Doanh số (VNĐ) 1.600.300
Đơn hàng thành công 6
Đơn hàng đã hủy 0
Lượt truy cập 1.020
Lượt xem trang 932
Tỷ lệ chuyển đổi 6,45%
Tỷ lệ tái tục 0%

Bảng 9: Doanh số bán hàng trên LazMall tháng 6/2023

Các chỉ số hoạt động bán hàng tích cực, đảm bảo không có vi phạm hoạt
động bán hàng, quản lý đơn hàng tốt khi không để xảy ra tình trạng giao hàng
muộn, giao hàng thất bại, thời gian chuẩn bị hàng nhanh. Tỷ lệ phản hồi đạt 100%
và thời gian phản hồi chỉ 0.25 ngày, mức độ hài lòng của khách hàng đạt điểm tuyệt
đối là 5.00/5. Tất cả các chỉ số đều vượt chi tiêu và tốt hơn rất nhiều so với các sàn
khác, điều này thể hiện mức độ quan tâm, cập nhật và hoạt động thường xuyên cũng
như nhu cầu đầu tư, phát triển rất cao của doanh nghiệp đối với sàn chính hãng.
30
Đồng thời, các chỉ số về kết quả hoạt động như doanh số đạt 1.600.300 VNĐ, lượt
truy cập và xem trang trong 1 tháng duy trì ở khoảng 1000 lượt, tỷ lệ chuyển đổi
6,45% đều phản ảnh sự khả quan của hoạt động kinh doanh trên LazMall, cho thấy
kết quả của quá trình lan tỏa thương hiệu đến với người tiêu dùng được cộng hưởng
từ nhiều nền tảng kinh doanh online trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ tái
tục là 0% có thể được giải thích là do hoạt động kinh doanh trên LazMall mới diễn
ra và được ghi nhận trong 1 tháng nên thông thường sẽ chưa xuất hiện các lượt mua
lại sản phẩm từ khách hàng cũ, đặc biệt đối với sản phẩm trà của Satoen có trọng
lượng trung bình dùng trong 3-6 tháng.

2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh online của doanh nghiệp

2.3.1 Ưu điểm

Thứ nhất, Satoen hoạt động rất thường xuyên và quan tâm chăm chút kĩ
lưỡng cho các nền tảng kinh doanh online của doanh nghiệp. Điều này thế hiện
thông qua việc doanh nghiệp kiểm soát rất tốt việc lập kế hoạch đăng bài và cập
nhật bài đăng trên các trang mạng xã hội và sàn TMĐT theo các lịch trình cụ thể
trong tuần, nội dung bài viết đa dạng các chủ đề, được đầu tư chỉn chu về nội dung
và hình thức thiết kế bài bản, chuyên nghiệp và được hiệu chỉnh nhiều lần để đảm
bảo tính hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra các nguồn doanh thu từ hoạt
động sáng tạo content phù hợp để truyền thông, quảng bá sản phẩm đến gần hơn với
khách hàng.

Thứ hai, doanh nghiệp đang sở hữu số lượng tương đối nhiều các gian hàng
kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội, website chính thức, các sàn TMĐT và còn
tiếp tục nỗ lực phát triển thêm các gian hàng chính hãng. Satoen thuận lợi tạo ra sự
cộng hưởng lớn bởi thực hiện mở rộng đa kênh bán hàng online khi tận dụng tốt
nguồn tài nguyên vốn có từ các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok
và các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiki, LazMall để đẩy mạnh tương
tác thông qua nhau. Điều này giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường thương mại
xuyên biên giới, dễ dàng đưa sản phẩm tiếp cận đến nhiều tệp khách hàng tiềm năng
trên toàn cầu, gia tăng cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận
của doanh nghiệp.

31
Thứ ba, hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp rất
tốt, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình, thời gian phản hồi khách nhanh, quy
trình bán hàng uy tín, minh bạch khi trong mỗi đơn hàng đều có phiếu xuất kho có
đầy đủ chữ ký của các bộ phận liên quan, xử lý khiếu nại khách hàng nhanh chóng.

Thứ tư, những công cụ hỗ trợ hiện đại có sẵn trên các kênh bán hàng online
là những giải pháp phân tích hoàn chỉnh giúp doanh nghiệp dễ dàng quản trị, thuận
tiện trong việc đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh hiện tại của mình thông
qua các chỉ số, dễ dàng lập báo cáo theo ngày, tháng, quý, năm để từ đó tiếp tục
phát huy những chỉ số tích cực và kịp thời có những giải pháp phù hợp để khắc
phục những hoạt động chưa hiệu quả trên kênh online.

2.3.2 Hạn chế

Thứ nhất, hoạt động sáng tạo nội dung, đăng bài trên các trang mạng xã hội
chưa thực sự hiệu quả để có thể thu được những thành tựu ấn tượng về lượt tiếp cận,
tương tác và chuyển đổi thành các hành động thích, theo dõi trang, nhu cầu được tư
vấn sản phẩm cũng như quyết định mua hàng.

Thứ hai, tên gian hàng của Satoen trên các nền tảng kinh doanh online thiếu
tính thống nhất khi trên Facebook là Satoen Premium Japanese Tea, Instagram và
Tiktok là satoenvietnam, Shopee là Trà Satoen Nhật Bản, Tiki là Trà Satoen,
LazMall là Satoen và Sendo đang trong quá trình duyệt tên là Satoen Vietnam. Điều
này gây ra sự khó khăn cho người tiêu dùng trong việc xác định đâu là trang chính
hãng trên từng kênh giao dịch. Khách hàng dễ gặp phải tình trạng mua nhầm hàng
nhái, hàng trôi nổi, chất lượng thấp từ đó phát sinh ảnh hưởng tiêu cực đến thương
hiệu Satoen.

Thứ ba, hiện tại nhân sự đảm nhận vị trí quản trị các kênh bán online đều là
nhân viên phòng kinh doanh, họ chưa có chuyên môn cao trong hoạt động vận hành,
quản lý và các kiến thức kĩ thuật mới trong việc sử dụng hiệu quả các công cụ
Marketing có sẵn trên các kênh bán hàng trực tuyến. Do đó, doanh nghiệp chưa thể
tạo ra những sự đột phá về chiến lược kinh doanh online và phát huy tối đa hiệu quả
từng kênh bán.

32
Thứ tư, các kênh kinh doanh online của Satoen còn hạn chế trong thị trường
nội địa, chưa tận dụng tốt các lợi thế cạnh tranh như chứng chỉ quốc tế đã đạt được
về vùng nguyên liệu, sản phẩm hay các kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh
doanh B2B xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài lớn để có thể mở rộng kênh bán
trực tuyến giao dịch toàn cầu tầm cỡ như Amazon, Alibaba, eBay,...

2.3.3 Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, mức độ cạnh tranh trong thị trường kinh doanh online ngày càng
cao khi tất cả các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn đều dễ dàng
triển khai hoạt động kinh doanh online trên tất cả các nền tảng số khiến thị phần
ngày càng nhỏ, gây ra tình trạng bão hòa về sản phẩm, nội dung, các xu hướng về
content thay đổi liên tục từng ngày đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật, thay đổi liên
tục để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

Thứ hai, do một số các lý do về chính sách, điều khoản đặt tên không được
chứa tên miền, tên quốc gia và đôi khi yêu cầu trùng với tên thương hiệu trong giấy
phép đăng ký kinh doanh và nhãn hiệu trong quá trình đăng ký thủ tục mở gian
hàng trên các sàn TMĐT như LazMall, Tiki nên doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh
đặt tên phù hợp với từng sàn nhưng vẫn cố gắng đảm bảo độ nhận diện cao. Doanh
nghiệp luôn muốn đặt tên tất cả các gian hàng kinh doanh online của mình là
“Satoen Vietnam” và sẽ cố gắng đề xuất các yêu cầu để thay đổi trong thời gian tới.

- Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, nguyên nhân này đến từ việc doanh nghiệp trước đây vốn quen
thuộc cách thức kinh doanh theo hình thức B2B, ít hoạt động truyền thông, quảng
cáo trên các nền tảng trực tuyến nên chưa có phòng ban Marketing phụ trách
chuyên môn. Các công việc quản trị trang, marketing online, bán hàng online đều
do nhân viên phòng kinh doanh đảm nhận bởi thế nên kinh nghiệm, kiến thức
nghiệp vụ chưa đủ đáp ứng với những đòi hỏi phát triển và quản lý hiệu quả kênh.

Thứ hai, do mới gia nhập vào thị trường kinh doanh online nên doanh nghiệp
muốn bắt đầu từ thị trường online nội địa trước để có những đánh giá đúng về tiềm

33
năng hoạt động trực tuyến của mình đồng thời từ những kinh nghiệm quản trị kênh
nội địa này vận dụng vào công tác chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh
online tại các sàn quốc tế, tránh tối đa các rủi ro không đáng có gây ảnh hưởng tiêu
cực đến hoạt động kinh doanh chung.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH ONLINE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC
PHẨM & ĐỒ UỐNG SATOEN

3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Trong giai đoạn 2023 – 2030, Công ty Cổ phần Thực phẩm & Đồ Uống
Satoen có những định hướng chiến lược phát triển công ty như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ tiếp tục nghiên cứu các xu hướng phát triển của
thị trường sản xuất trà xanh trong nước và trên thế giới, đặc biệt là ở tại các quốc
gia có đặc điểm khí hậu tương tự ở Việt Nam đồng thời tìm hiểu những nhu cầu, thị
hiếu mới về trà xanh của khách hàng để mở rộng danh mục sản phẩm kinh doanh.
Các sản phẩm Trà của Satoen tạo ra nhiều giá trị về sức khỏe cho người dùng hơn
hẳn các loại trà thông thường, được sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn chính là
những lợi thế cạnh tranh của công ty. Do đó, đặt mục tiêu mở rộng danh mục sản
phẩm này là để gia tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Thứ hai, Satoen đề ra phương hướng tập trung đầu tư, phát triển hoạt động
kinh doanh online thông qua việc mở thêm các kênh bán hàng trên các mạng xã hội,
sàn TMĐT phổ biến trong nước và quốc tế, nâng cao quy mô và hiệu quả của các
hoạt động Marketing, xúc tiến bán hàng và tìm kiếm các nhóm khách hàng mục tiêu
mới trên các thị trường tiềm năng này.

Thứ ba, nhiệm vụ chiến lược của doanh nghiệp là xây dựng công ty trở thành
một trong những doanh nghiệp sản xuất và cung cấp trà xanh Nhật Bản chất lượng
cao uy tín hàng đầu cho thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời là doanh nghiệp
tiên phong trong phát triển kinh doanh bền vững,không ngừng đem lại tác động tích
cực cho môi trường và xã hội. Đồng thời đặt mục tiêu đảm bảo tăng trưởng doanh
thu và lợi nhuận tối thiểu là 10% mỗi năm cho các năm tiếp theo trong giai đoạn.

34
3.2 Đề xuất giải pháp và kiến nghị

Căn cứ vào những đánh giá cụ thể về ưu, nhược điểm của hoạt động kinh doanh
online với mô hình kinh doanh trực tuyến đa kênh hiện tại của doanh nghiệp và
những phương hướng hoạt động của Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống
Satoen trong thời gian tới, em xin phép đề xuất một số giải pháp cải thiện sau đây:

3.2.1 Tập trung nghiên cứu thị trường, tiếp tục phát huy và nâng cao những
thế mạnh hiện có của doanh nghiệp

Thông qua đánh giá ta có thể nhận thấy Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ
Uống Satoen sở hữu những lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các doanh nghiệp
cùng ngành như: vùng nguyên liệu sẵn có độc quyền, chất lượng trà hảo hạng, chiết
xuất 100% từ lá trà tự nhiên, quy trình sản xuất tiêu chuẩn giúp lượng caffeine bằng
½ so với các loại trà thông thường, hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có lợi cho
sức khỏe và đạt được nhiều chứng nhận quốc tế. Đây là các lợi thế đã giúp doanh
nghiệp có được những vị thế nhất định trên thị trường và trở thành đối tác tin cậy
của rất nhiều chuỗi nhà hàng ẩm thực, đồ uống nổi tiếng vì thế nên doanh nghiệp
cần tiếp tục tập trung nghiên cứu thị trường kinh doanh online của sản phẩm trà
hiện nay và tiến hành hiện đại hóa các quy trình sản xuất nhằm mở rộng danh mục
sản phẩm đa dạng hơn, cải thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn với giá thành phù hợp
hơn với nhu cầu, thị hiếu của nhiều đối tượng khách hàng bên cạnh khách hàng mục
tiêu của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm chính là giá trị cốt lõi để khách hàng
tiếp tục ở lại cùng thương hiệu hay từ bỏ thương hiệu nên chú trọng cải thiện chất
lượng sản phẩm sẽ là giải pháp hữu hiệu và bền vững cho tất cả các doanh nghiệp
muốn duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Không chỉ vậy, hoạt động tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng vốn là thế
mạnh của Satoen luôn được duy trì ở mức tối đa. Tất cả nhân viên phòng kinh
doanh đều được đào tạo bài bản các kiến thức về sản phẩm, kĩ năng giao tiếp và thái
độ chuẩn mực khi tư vấn khách hàng, đặc biệt luôn quan tâm cải thiện thời gian
phản hồi, xử lý kịp thời các đơn khiếu nại từ khách hàng và phát triển các dịch vụ
hậu bán hàng như gửi công thức hướng dẫn cách pha trà, bảo quản trà,... để làm sao
đảm bảo được sự hài lòng của họ trong quá trình tư vấn từ đó tăng tỷ lệ chốt đơn

35
hàng và tỷ lệ tái tục. Phát huy những điểm tích cực của hoạt động chăm sóc khách
hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh
online và cần thiết để công ty giữ vững được mối quan hệ kinh doanh lâu bền.

3.2.2 Mở rộng hoạt động kinh doanh online xuyên quốc gia

Là doanh nghiệp sản xuất Matcha và Trà xanh chất lượng cao uy tín tại thị
trường Việt Nam và trên thế giới, đồng thời được các chuyên gia quốc tế chứng
nhận thông qua các chứng chỉ hàng đầu về vùng nguyên liệu, quy trình chế biến
thực phẩm tiêu chuẩn quốc tế như GLOBAL G.A.P, HACCP, HALAL mà rất ít
doanh nghiệp trong ngành có được, Satoen nên tranh thủ ứng dụng mô hình kinh
doanh online xuyên quốc gia thông qua mở rộng các kênh bán hàng trực tuyến quốc
tế trên những sàn TMĐT lớn đang phổ biến toàn cầu như eBay, Amazon, Alibaba,...
để kết nối hiệu quả hơn với thị trường toàn cầu, bắt kịp xu thế mới. Mô hình này
hoạt động dựa vào lợi nhuận từ thị trường nước ngoài do có sức mua lớn hơn nhiều
so với thị trường Việt. Hơn nữa, thị trường nước ngoài có nhiều mô hình kinh doanh
đa dạng hơn như Dropshipping, FBA (Fulfillment by Amazon), Print on demand,...
Cùng với kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động xuất khẩu trà ra các thị trường quốc
tế khó tính trên thế giới như Pakistan, Đài Loan, đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp
khai phóng tất cả những năng lực kinh doanh của mình và vươn ra biển lớn, khẳng
định giá trị và chất lượng của những sản phẩm do chính doanh nghiệp Việt Nam tạo
nên từ đó mở rộng thị trường kinh doanh và lượng khách hàng tiềm năng.

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Như đã phân tích trước đó thì doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm thực
chiến trong quản trị và triển khai các hoạt động kinh doanh online trước đó và đội
ngũ nhân lực cũng chưa có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này nên việc tăng cường
các hoạt động đào tạo, bổ sung kiến thức về các mảng truyền thông đa phương tiện
và quản lý hoạt động trên sàn TMĐT là rất cần thiết.

Đối với hoạt động kinh doanh online trên mạng xã hội, website, nhân viên
cần được phổ cập các kiến thức liên quan đến kỹ năng xây dựng nội dung số hiệu
quả, thiết kế poster, dựng video chuyên nghiệp và cùng với đó là được cập nhật các
kiến thức về SEO, SEM, kỹ năng chạy Google ads, Facebook ads, xây dựng và
36
quản trị website, đặc biệt là những hiểu biết chuyên sau về Marketing, tỉ lệ chuyển
đổi và các kinh nghiệm để thu hút khách hàng trực tuyến.

Đối với hoạt động online trên các sàn TMĐT, doanh nghiệp cần triển khai
các khóa đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên về quản trị sàn
TMĐT tối ưu hóa hoạt động trên sàn thông qua các video lớp học kĩ năng có sẵn
dành cho nhà bán hàng trên từng sàn. Để có được môi trường kinh doanh năng
động, chuyên nghiệp, nhân viên rất cần được trang bị các kĩ năng cơ bản về chuẩn
bị các giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký gian hàng, hiểu biết về các yêu cầu và
cách thức đăng sản phẩm, theo dõi và xử lý đơn hàng cũng như quy trình làm việc
với các bên vận chuyển của từng gian hàng. Đồng thời việc cải thiện các kĩ năng sử
dụng công cụ hỗ trợ phân tích hiệu quả bán hàng là rất quan trọng để giúp doanh
nghiệp thuận tiện khi đánh giá mức độ thành công của hoạt động kinh doanh online
so với các mục tiêu đã đề ra, từ đó có được sự so sánh và đưa ra những thay đổi kịp
thời.

3.2.4 Tăng quy mô đầu tư cho các hoạt động Marketing

Marketing là một trong những hình thức tiếp cận khách hàng nhanh chóng -
hiệu quả nhất và công việc kinh doanh online nhất định không thể thiếu bộ phận
marketing có chuyên môn cao. Do đó, thiết nghĩ doanh nghiệp nên cân nhắc việc
thành lập bộ phận Marketing chịu trách nhiệm tập trung tiến hành các hoạt động
phát triển kênh bán, xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm trong từng thời kỳ
nhằm đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng, đảm bảo quảng cáo đúng sản
phẩm, đúng đối tượng và đúng thời gian giúp lượng hàng xuất ra tăng cao.

Đối với các trang mạng xã hội, doanh nghiệp nên thực hiện các chương trình
khuyến mãi, miễn phí vẫn chuyển hay cải tiến hình thức đóng gói sản phẩm có nét
riêng, đảm bảo đẹp và phù hợp với xu hướng để tăng nhu cầu mua hàng của khách.
Hơn nữa, thay vì đầu tư chi phí cao vào hoạt động chạy quảng cáo mà chưa đem lại
những kết quả ấn tượng như kì vọng, doanh nghiệp nên cân nhắc đến hình thức kinh
doanh liên kết Affiliate hoặc quảng cáo nhanh qua Kols, KOC có chi phí phù hợp
mà vẫn đảm bảo được hiệu quả về độ tiếp cận thương hiệu, mức độ tương tác và tỷ
lệ chuyển đổi cao. Đây là mô hình kinh doanh online hiệu quả giúp quảng cáo sản

37
phẩm thông qua các trang mạng của các đối tác như KOLs, KOC, người nổi tiếng,...
đến người dùng cuối cùng bằng cách dẫn link về các trang sản phẩm cần quảng bá.
Hình thức này cho phép đối tác nhận tiền hoa hồng khi có người dùng ghé thăm
trang mạng của đối tác và thực hiện các hành động như truy cập đường link sản
phẩm của doanh nghiệp, để lại thông tin tư vấn, mua hàng,...Hệ thống Affiliate ghi
nhận trung thực, chính xác tất cả các giao dịch, hoạt động giúp doanh nghiệp dễ
dàng quản trị và kiểm soát. Ưu điểm của mô hình này là không yêu cầu nhà bán
hàng phải thật sự bán sản phẩm hay dự trữ tồn hàng hóa mà chỉ cần xây dựng traffic
tối ưu để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Đối với các gian hàng trên sàn TMĐT, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh
hoạt động đầu tư quảng cáo, khuyến mại liên tục vào các đợt sinh nhật sàn, đầu và
giữa tháng hay các dịp đặc biệt cũng như tạo ra các chiến dịch mang tính cá biệt hóa
của doanh nghiệp, cập nhật theo xu hướng mới các cách bán sản phẩm có sự tương
tác trực tiếp với khách hàng thông qua các phiên live để tranh thủ tạo sự chú ý và
kích thích phát sinh nhiều nhu cầu mua hàng. Cùng với đó, việc tạo một vài mã
khuyến mãi cho khách hàng khi họ thực hiện các hành động đánh giá sản phẩm qua
các lời bình luận về hương vị, quy cách đóng gói chất lượng, hình ảnh sử dụng sản
phẩm trên các kênh bán cũng có thể giúp cho các gian hàng này không chỉ là nơi
mua bán hàng hóa mà còn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của những
người yêu Trà, tạo ra kinh nghiệm quá khứ của người mua trước đối với những
khách hàng mới, tăng sự uy tín đáng kể của doanh nghiệp. Khi kênh bán hàng thu
hút được sự quan tâm của khách hàng thì khi đó, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội
mở rộng thị trường và tìm kiếm lợi nhuận.

38
KẾT LUẬN

Công ty Cổ phần Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen sau một khoảng thời gian
hoạt động đã gặt hái được rất nhiều thành quả xứng đáng với mọi công sức, sự nỗ
lực không ngừng nghỉ của toàn thể lãnh đạo và nhân viên công ty trong quá trình
hiện thực hóa sứ mệnh trở thành doanh nghiệp trồng trà và sản xuất Matcha, trà
xanh chất lượng cao hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới, thể hiện cụ thể qua sự
tăng trưởng ổn định, bền vững trong hoạt động kinh doanh online. Tuy rằng những
kết quả này chưa thực sự quá bùng nổ nhưng đó cũng là những bước đệm ban đầu
cho thấy tiềm năng phát triển hoạt động bán lẻ trực tuyến đầy triển vọng của doanh
nghiệp và tạo động lực cho đội ngũ nhân viên viên tiếp tục phát huy trong tương lai,
đồng thời cố gắng khắc phục những khó khăn và hạn chế còn tồn tại, đặc biệt đặt
trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi nguy
cơ bùng phát dịch bệnh hay chiến tranh Nga – Ukraine vẫn đang diễn ra khốc liệt
tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng toàn cầu. Tất cả
những thành quả và cả những khó khăn đều sẽ thúc đẩy sức mạnh nội lực của công
ty Satoen giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm ra những phương hướng hoạt động
mới phù hợp hơn để từ đó cải thiện hoạt động bán hàng trên các nền tảng số, nâng
cao hiệu quả kinh doanh và mở ra những cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp.

Nội dung bài báo cáo tập trung tìm hiểu và làm rõ thực hoạt động kinh doanh
online tại Công ty Thực Phẩm & Đồ Uống Satoen, dựa trên phương hướng hoạt
động để đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động trong công tác
kinh doanh và quản trị bán lẻ trực tuyến tại công ty. Em rất hy vọng rằng những
kiến nghị được đề xuất trong bài báo cáo này dù chưa được toàn diện nhưng có thể
cung cấp cho doanh nghiệp những góc nhìn mới mẻ về hoạt động mua sắm trực
tuyến và đóng góp một phần nào đó vào sự phát triển của công ty trong tương lai.
Em biết rằng tuy bản thân đã rất nỗ lực nhưng chắc chắn bài báo cáo còn tồn tại

39
nhiều hạn chế nên em rất mong nhận được sự góp ý từ giảng viên hướng dẫn Th.S
Nguyễn Diệu Ninh để em có thể khắc phục, rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn ở
những bài nghiên cứu sau.

Thông qua đây, em xin gửi một lời cảm ơn sâu sắc tới Khoa Quản trị Kinh
doanh – Trường Đại học Ngoại thương và đặc biệt là Giảng viên hướng dẫn Th.S.
Nguyễn Diệu Ninh, đã tận tình hỗ trợ chúng em trong suốt quá trình thực tập và
hoàn thiện báo cáo. Không chỉ vậy, em cũng rất muốn gửi lời tri ân chân thành của
mình tới chị Hà Thị Hồng Nhung và các bác, các cô chú nhân viên phòng kinh
doanh đã nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ và chỉ dạy cho em rất nhiều kiến thức, kĩ năng
cần thiết trong công việc, sẵn sàng hỗ trợ các tài liệu liên quan và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập một cách tốt nhất.

Lời cuối, em xin kính chúc quý thầy, cô thật nhiều sức khỏe, thành công
trong sự nghiệp và cuộc sống. Đồng kính chúc chị Nhung và toàn thể nhân viên
công ty Cổ phần Thực phẩm & Đồ uống Satoen mạnh khỏe và công ty sẽ ngày càng
phát triển thịnh vượng!

Em xin chân thành cảm ơn!

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Vị trí thực tập: Thực tập sinh PR Marketing và tư vấn khách hàng

Phòng/ban: Kinh doanh

Sinh viên Nguyễn Phương Thảo đã tham gia thực tập tại Công ty Cổ phần Thực
Phẩm & Đồ Uống Satoen từ ngày 25/02/2023 đến ngày 30/07/2023 ở vị trí thực tập
sinh Marketing phòng kinh doanh của Công ty.
41
Thời gian Nội dung công việc

Tháng 2  Gặp mặt và trao đổi với mentor hướng dẫn các thông tin về

(25/02/2023– lương hỗ trợ thực tập, lộ trình đào tạo, nội quy công ty, nội

28/02/2023) dung công việc cụ thể

 Gặp mặt và làm quen với các nhân viên trong phòng kinh
doanh và các phòng ban khác trong công ty

 Tham gia buổi giới thiệu những thông tin cơ bản về công ty
như lĩnh vực hoạt động kinh doanh tầm nhìn, sứ mệnh, mục
tiêu, cơ cấu tổ chức,...

Tháng 3  Tìm hiểu về các dòng sản phẩm trà tại Satoen, những khác biệt

(01/03/2023- của trà về tên gọi, trọng lượng, đóng gói, hình thức trà,...

31/03/2023)  Tham dự các buổi training về phương pháp luận trong


Marketing, công thức viết content HSSBC, AIDA, AISAS,
form chuẩn của 1 bài viết trên fanpage chính thức

 Theo dõi tất cả các fanpage, tài khoản chính thức của Satoen
trên mạng xã hội và thống nhất thời gian đăng bài

 Nhiệm vụ thường nhật hàng tuần tháng 3:

- Học nội quy công ty

- Thực hiện đọc và nghiên cứu catalogue sản phẩm của công
ty

- Lên kế hoạch và hoàn thiện các bài viết truyền thông trên
Facebook, Instagram thông qua việc viết content, thiết kế
poster,...

- Trải nghiệm tất cả các dòng sản phẩm trà của Satoen và
viết báo cáo cảm nhận chi tiết

Tháng 4  Tham gia các buổi training về kĩ năng tư vấn khách hàng, các

42
(01/04/2023- quy định trực page, cách thức chốt đơn và xuất hóa đơn VAT

30/04/2023) và phiếu xuất kho cho các đơn online

 Được training kĩ năng thiết kế poster, nhãn sản phẩm, trên các
công cụ như Canvas, Adobe Illustrator, Adobe Effects,..

 Thực hiện thiết kế nhãn sản phẩm cho bộ sưu tập kết hợp giữa
Satoen và HSVC – Trung tâm giáo dục kĩ năng và hướng
nghiệp Hà Nội

 Nhiệm vụ hàng tuần Tháng 4:

- Xây dựng kế hoạch và hoàn thiện nội dung cho các bài
đăng hàng tuần trên Facebook và Instagram

- Tạo bộ Q&A tiêu chuẩn về tất cả các câu hỏi thường gặp
khi tư vấn khách hàng

- Xây dựng các bài đăng truyền thông sản phẩm và tương tác
trên các hội nhóm về trà, ẩm thực văn hóa Việt, Nhật,...

- Viết báo cáo công việc hàng tuần và gửi cho Mentor

Tháng 5  Nghiên cứu quy trình, giấy tờ cần thiết để tiến hành mở gian

(01/05/2023- hàng Lazada Mall

31/05/2023)  Lên kế hoạch bài đăng theo tuần trên các nền tảng mạng xã hội

 Trực page, tư vấn khách hàng trên các kênh online

 Lên ý tưởng cho chiến dịch mới chào hè, thu hút khách hàng

 Viết báo cáo công việc hàng tuần

Tháng 6  Trực tiếp phụ trách thực hiện các thủ tục mở gian hàng chính

(01/06/2023- thức trên Lazada Mall bao gồm theo dõi và xử lý các vướng
mắc về vấn đề pháp lý, viết mô tả sản phẩm, thiết kế gian hàng
30/06/2023)
và lên các sản phẩm trên gian hàng mới

 Lên kế hoạch và hoàn thiện các bài đăng truyền thông trên các

43
page chính thức theo lịch cố định; trực page và tư vấn khách
hàng, chốt đơn hàng

 Hỗ trợ Agency chạy Google Ads, Facebook Ads chiến dịch


Chào hè cùng Matcha và ra mắt sản phẩm Trà xanh mơ muối

 Cập nhật thường xuyên Báo cáo chiến dịch Marketing

Tháng 7  Trực tiếp thực hiện các thủ tục mở gian hàng chính thức, thiết

(01/07/2023- kế gian hàng và lên toàn bộ sản phẩm trên Sendo Mall, Shopee
Mall và Tiktok Shop
31/07/2023)
 Lên kế hoạch và hoàn thiện các bài đăng trên các page chính
thức theo lịch cố định; trực page và tư vấn khách hàng

 Gặp người hướng dẫn thực tập để xin nhận xét, đánh giá và rút
ra bài học trong quá trình thực tập

Quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Thực phẩm & Đồ Uống Satoen là lần đầu
tiên em được trải nghiệm làm việc tại một doanh nghiệp có môi trường chuyên
nghiệp do vậy không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, thiếu sót khi mới bắt đầu làm việc tại
đây. Mentor hướng dẫn của em tại đơn vị làm việc là chị Hà Thị Hồng Nhung,
người phụ trách quản lý và vận hành toàn bộ hoạt động kinh doanh online của
doanh nghiệp. Với những kĩ năng chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm cùng sự
nhiệt huyết, tận tụy và trách nhiệm trong công việc, chị đã truyền cảm hứng rất lớn
cho em trong suốt quá trình thực tập. Thời gian đầu làm việc, em nhận thấy mình
còn khá rụt rè trong môi trường làm việc mới, khó để hòa nhập với các bác và anh
chị trong công ty nên chưa thể bắt nhịp công việc kịp thời, thao tác làm việc chưa
nhanh và vẫn hoài nghi về năng lực cũng như quyết định của bản thân. Tuy nhiên
nhận được sự giúp đỡ của chị Nhung cũng như các bác, các chú tại Phòng kinh
doanh, sau vài tháng làm việc, em đã có thể cải thiện tốc độ và hiệu quả làm việc
của mình, thực hiện công việc độc lập, tự tin và chủ động hơn rất nhiều, năng suất

44
công việc cũng tăng lên rõ rệt và may mắn nhận được sự công nhận từ cấp trên.
Trong quá trình làm việc, bên cạnh những khái quát về nội dung công việc đã thực
hiện, những kiến thức được học hỏi và kĩ năng được trau dồi sau thời gian thực tập
trong bảng nhật ký thực tập nêu trên, em xin trình bày những thuận lợi và khó khăn
khi làm việc tại công ty như sau:

 Thuận lợi:

Nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ người hướng dẫn và những cô bác, anh chị
nhân viên trong công ty nên thuận lợi hoàn thành tốt các công việc được giao.

Thử sức trong lĩnh vực kinh doanh online, có thêm nhiều kiến thức về nông
nghiệp, đặc điểm các loại Matcha, Trà xanh, hiểu biết thêm những lợi ích của trà
xanh với sức khỏe con người và quy trình sản xuất Trà đặc biệt tại Satoen, đặc biệt
là được trải nghiệm các hoạt động quản trị và vận hành sàn TMĐT.

Được vận dụng nhiều kiến thức liên quan đến kinh tế, xuất nhập khẩu đã
được học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Ngoại thương vào trong công việc
thực tiễn.

Được đào tạo bài bản các kỹ năng làm việc quan trọng bao gồm cả kiến thức
liên quan đến hoạt động kinh doanh online, ngành trồng chè và sản xuất trà xanh
chất lượng cao cùng những nghiệp vụ như tư vấn, chăm sóc khách hàng, kỹ năng
thu thập thông tin đồng thời trau dồi văn hóa giao tiếp và ứng xử trong môi trường
làm việc chuyên nghiệp.

Có cơ hội được sử dụng thường xuyên các kĩ năng liên quan đến sáng tạo nội
dung số, thiết kế poster, chụp ảnh, quay và dựng video chuyên nghiệp thường xuyên
để từ đó rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa.

 Khó khăn:

Sự hạn chế về kĩ năng thực tiễn và kiến thức ngành khi bắt đầu làm công
việc này: kiến thức về trà, quy trình tư vấn và chăm sóc khách hàng, cách thức hoạt
động và thủ tục mở gian hàng trên sàn TMĐT dẫn tới sự kém hiệu quả trong thời
gian đầu làm việc.

45
Những lý thuyết về kinh tế được học trên trường chưa phản ánh đầy đủ các
khía cạnh trong thực tiễn khi áp dụng nên khi thực hiện còn chưa được trơn tru và
phù hợp.

Thời gian thực tập ngắn nên chưa có nhiều cơ hội tìm hiểu một các đầy đủ và
toàn diện về hoạt động của các phòng ban khác trong công ty cũng như nghiên cứu
thị trường chuyên nghiệp, kĩ lưỡng để có thể xây dựng được giải pháp toàn diện và
phù hợp hơn.

46

You might also like