You are on page 1of 101

1

BÁO CÁO

ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


2023

Hợp tác và Kết nối

1
LỜI NÓI ĐẦU

Từ năm 2022 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đặt ưu tiên cao
trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cơ sở giáo dục đại học triển khai hoạt
động đào tạo ngành, chuyên ngành và học phần thương mại điện tử. Báo cáo Đào tạo
Thương mại điện tử 2022 với chủ đề “Những bước tiến nổi bật” là tài liệu đầu tiên ở
Việt Nam cung cấp thông tin cập nhật, đa dạng về hiện trạng đào tạo thương mại điện
tử ở các trường đại học. Đồng thời, Báo cáo đã nêu bật nhiều khó khăn trong hoạt
động này và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự kết nối, hợp tác giữa các
trường đại học với các doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt mục tiêu gắn đào tạo với thực
tiễn.
Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn
2021 – 2025 đã đặt ra mục tiêu tới năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đại học và giáo
dục nghề nghiệp triển khai đào tạo thương mại điện tử và một triệu lượt doanh nghiệp,
hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khoá đào tạo về
kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử.
Cuộc khảo sát từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2023 tại 238 cơ sở giáo dục đại
học (gọi tắt là trường đại học) không thuộc khối Quốc phòng – An ninh, Nghệ thuật
hoặc đặc thù cho thấy đã có 47% trường đào tạo học phần thương mại điện tử, trong
đó có tới 40 trường đào tạo ngành thương mại điện tử với mã ngành 7340122. Nếu có
sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các trường đại học với các cơ quan quản lý nhà
nước về giáo dục đào tạo và thương mại điện tử, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt
Nam cùng các tổ chức và doanh nghiệp thì mục tiêu tới hết năm 2025 có 50% cơ sở
giáo dục đại học triển khai đào tạo thương mại điện tử là khả thi.
Trong khi mục tiêu về số lượng có thể đạt được thì chất lượng đào tạo thương
mại điện tử từ mức học phần tới chuyên ngành và đặc biệt là ngành còn chưa cao. Báo
cáo năm nay đã rà soát nhiều đề xuất và giải pháp được nêu trong Báo cáo năm 2022
về hợp tác, học liệu, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, thực tập và kiến tập,
câu lạc bộ sinh viên. Báo cáo cũng đưa ra những khuyến nghị mới về sự đa dạng, khác
biệt giữa chương trình đào tạo của các trường, đưa các chủ đề về bảo vệ môi trường
và xuất khẩu trực tuyến vào chương trình đào tạo, hướng tới mục tiêu đào tạo gắn với
thực tiễn.
Báo cáo này được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Cục Thương mại điện tử và
Kinh tế số thuộc Bộ Công thương (iDEA). Nhiều trường đại học trên cả nước, đặc biệt
là các trường thành viên của Mạng lưới các trường đào tạo thương mại điện tử
(VecomNet) đã tích cực cung cấp thông tin. Tuy nhiên, việc thu thập toàn diện, đầy đủ,
chính xác thông tin đa dạng về đào tạo thương mại điện tử rất khó khăn. Do đó, có thể
còn một số thông tin hay nhận định trong Báo cáo chưa chính xác. Chúng tôi mong
nhận được góp ý từ các trường, cán bộ giảng viên, sinh viên và mọi tổ chức, cá nhân
quan tâm tới hoạt động đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học để có thể
cập nhật kịp thời những sai sót.

2
Cho tới hết năm 2023 vẫn chưa có tổ chức nào tiến hành khảo sát và công bố
thông tin về tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trong khi đó các cơ sở này là nguồn cung nhân lực trọng yếu cho các doanh nghiệp
kinh doanh trực tuyến. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam hy vọng sẽ có sự chỉ
đạo kịp thời từ các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động này.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu
từ các trường đại học, các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã nhiệt tình cung cấp thông
tin, đề xuất các giải pháp, góp ý cho nội dung của Báo cáo. Trường Đại học Ngoại
thương đã phối hợp tổ chức hội thảo về đào tạo thương tử và công bố Báo cáo này.

TỔNG THƯ KÝ

Trần Văn Trọng

3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................... 2
Phần I: Tổng quan .................................................................................................................... 7
Chính sách và pháp luật bước đầu tạo thuận lợi cho đào tạo thương mại điện tử ................ 8
Hợp tác đào tạo thương mại điện tử chuyển từ bề rộng sang chiều sâu .............................. 10
Đa dạng hoá chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử ............................................ 11
Nhanh chóng đưa những xu hướng mới vào chương trình đào tạo TMĐT .......................... 12
Phần II: Một số chính sách và quy định pháp luật về đào tạo ngành thương mại điện tử
tại các cơ sở giáo dục đại học ................................................................................................. 14
1. Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 .......... 15
2. Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030 .............................................................................................................................. 15
3. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ........... 16
4. Quy định về chuẩn chương trình đào tạo.......................................................................... 17
5. Điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình
độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ...................................................................................................... 18
6. Các tác động từ chính sách ............................................................................................... 19
Phần III: Tình hình đào tạo thương mại điện tử ................................................................. 22
1. Học phần thương mại điện tử ........................................................................................... 23
2. Chuyên ngành thương mại điện tử ................................................................................... 29
3. Ngành thương mại điện tử ................................................................................................ 34
Phần IV: Đào tạo ngành thương mại điện tử ....................................................................... 37
1. Thời gian mở ngành thương mại điện tử .......................................................................... 38
2. Sinh viên ngành thương mại điện tử ................................................................................. 39
Số sinh viên học ngành thương mại điện tử: .................................................................... 39
Số sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử: .......................................................... 39
Xu hướng điểm chuẩn trúng tuyển ngành TMĐT trong bốn năm học gần nhất .............. 40
3. Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử .............................................................. 40
Ban hành mới chương trình đào tạo ................................................................................. 40
Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp) ............ 41
Công khai chương trình đào tạo ....................................................................................... 42
Kiểm định chương trình đào tạo ....................................................................................... 42
Thực hành và liên kết với doanh nghiệp ........................................................................... 43
Tính đặc sắc, khác biệt của chương trình đào tạo ........................................................... 48
4. Đào tạo ngành thương mại điện tử trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ........................................... 49
Nhu cầu tuyển dụng giảng viên trình độ thạc sỹ trở lên ngành TMĐT ............................ 49
Đào tạo ngành TMĐT trình độ thạc sĩ ............................................................................. 50

4
Phần V: Các hoạt động hỗ trợ đào tạo TMĐT .................................................................... 53
1. Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử ............................................................. 54
2. Bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên thương mại điện tử ............................................ 56
3. Câu lạc bộ sinh viên thương mại điện tử .......................................................................... 57
4. Cuộc thi toàn quốc về thương mại điện tử........................................................................ 61
5. Diễn đàn Sinh viên trong Nền kinh tế số .......................................................................... 62
6. Chương trình E-Unitour ................................................................................................... 66
Phần VI: Đề xuất từ các cơ sở giáo dục đại học và VECOM ............................................. 68
1. Đề xuất từ các cơ sở giáo dục đại học .............................................................................. 69
2. Đề xuất của Hiệp hội Thương mại điện tử ....................................................................... 72
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 75
Phụ lục 1: Mẫu Phiếu Khảo sát ngành TMĐT ..................................................................... 76
Phụ lục 2: Kế hoạch hoạt động của Mạng lưới VecomNet năm 2023 ................................. 82
Phụ lục 3: Một số chính sách liên quan tới đào tạo thương mại điện tử .............................. 87
Phụ lục 4: Chương trình phát triển thương mại điện tử bền vững của VECOM giai đoạn
2023 – 2030 .......................................................................................................................... 89
Phụ lục 5: Amazon Global Selling Việt Nam công bố chiến lược năm 2024: Thúc đẩy xuất
khẩu trực tuyến Việt Nam vững bước tăng trưởng ............................................................... 95

5
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HỘP THÔNG TIN
Bảng 1 - Danh sách các trường đào tạo học phần thương mại điện tử ..................................... 25
Bảng 2: Danh sách các trường đại học đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử.................. 30
Bảng 3: Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh - Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp .... 33
Bảng 4: Trường Đại học Mỏ - Địa chất - Đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử ............. 33
Bảng 5: Danh sách các trường đại học đào tạo ngành thương mại điện tử .............................. 34
Bảng 6: Năm bắt đầu đào tạo ngành thương mại điện tử ......................................................... 38
Bảng 7: Năm gần nhất ban hành chương trình đào tạo ............................................................ 40
Bảng 8: Một số nét đặc sắc của chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử .................... 48
Bảng 9: Danh sách thành viên Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử .................... 54
Bảng 10: Câu lạc bộ sinh viên thương mại điện tử tại các trường đã đào tạo ngành thương mại
điện tử ....................................................................................................................................... 58
Bảng 11: Danh sách Ban giám khảo nội dung thi “Thương mại điện tử Xanh – Giảm nhanh
rác thải nhựa”............................................................................................................................ 61
Bảng 12: Danh sách các trường đại học tham gia Chương trình E-Unitour 2023.................... 66

Hộp 1: Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Trường đại học Công nghệ thông tin ................. 43
Hộp 2: Đại học Ngoại thương, Chương trình đào tạo gần với ngành Thương mại điện tử ...... 44
Hộp 3: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế ................... 47
Hộp 4: Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ ................................................................ 50
Hộp 5: Đào tạo Thạc sĩ Quản trị và Kinh doanh số tại Trường Đại học Văn Lang ................. 52

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1: Trường ĐH Văn hoá Hà Nội, Khoa Xuất bản, Phát hành ........................................... 24
Hình 2: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Khoa Công nghệ thông tin .......................................... 24
Hình 3: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh ................................... 32
Hình 4: Tổng số sinh viên học ngành thương mại điện tử ....................................................... 39
Hình 5: Tổng số sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử ............................................. 40
Hình 6: Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Trường đại học Công nghệ thông tin ................ 46
Hình 7: Nhu cầu tuyển giảng viên ngành thương mại điện tử trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ......... 49

6
Phần I
TỔNG QUAN

7
Tới năm 2023 đã có 89 cơ sở giáo dục đại học (gọi tắt là trường đại học) đào
tạo học phần, 16 trường đào tạo chuyên ngành và 40 trường đào tạo ngành thương mại
điện tử với mã ngành 7340122. Có thể nhận thấy hoạt động đào tạo thương mại điện tử
tại các trường đại học đã bước từ giai đoạn phát triển thiên về quy mô sang giai đoạn
thiên về chất lượng.
Chính sách và pháp luật bước đầu tạo thuận lợi cho đào tạo thương mại điện tử
Nhiều văn bản chính sách và pháp luật về chuyển đổi số, kinh tế số, thương mại
điện tử cũng như về chuẩn chương trình đào tạo, mở ngành đào tạo được ban hành
trong vài năm gần đây đã và đang hỗ trợ tích cực cho sự chuyển đổi này.
Trước hết, những văn bản này bao gồm các quyết định của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn
2021 – 2025; Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030; Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030. Cùng với các quyết định trên là thông tư của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định về chuẩn chương trình đào tạo và thông tư quy định điều kiện, trình
tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học,
thạc sĩ, tiến sĩ.
Theo đánh giá của VECOM, việc triển khai các văn bản chính sách và pháp luật
này chưa đủ mạnh mẽ. Một phần do chưa có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa
các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương và Bộ
Thông tin và Truyền thông. Các trường đại học, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các
doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cũng chưa nắm vững các chủ trương và quy định
đã ban hành. Sự hợp tác giữa các bên liên quan còn lỏng lẻo. Có thể đưa ra một số
đánh giá cụ thể như sau.
Thứ nhất, về mục tiêu tới năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục
nghề nghiệp triển khai đào tạo thương mại điện tử.
Mục tiêu này mang tính định lượng nhưng còn mơ hồ về chương trình đào tạo,
chẳng hạn đào tạo học phần hay chuyên ngành thương mại điện tử tại các ngành nói
chung hay đào tạo ngành thương mại điện tử ở các trình độ tương ứng. Nếu coi một cơ
sở giáo dục đại học đã có học phần thương mại điện tử trong chương trình đào tạo của
một ngành nào đó là đáp ứng mục tiêu trên thì có thể đánh giá tới năm 2025 mục tiêu
này có thể đạt được ở trình độ đào tạo đại học. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất cứ dữ
liệu công khai, tin cậy nào về tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp. Do đó, chưa thể đưa ra đánh giá về tổng thể chúng ta có thể đạt được
mục tiêu định lượng này vào năm 2025 hay không.
Thứ hai, về việc ban hành chính sách khuyến khích giảng dạy lĩnh vực thương
mại điện tử. VECOM đánh giá chưa có chính sách khuyến khích giảng dạy lĩnh vực
thương mại điện tử nào được ban hành hay đang dự thảo.
Thứ ba, về đào tạo kiến thức, kỹ năng thương mại điện tử cho giảng viên các
trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, phát triển mạng lưới giảng viên,
chuyên gia có kinh nghiệm về giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng về thương mại
điện tử. Quyết định 645 không nêu rõ cơ quan, tổ chức nào chủ trì triển khai nhiệm vụ
này. Tới cuối năm 2023 hầu như chưa có hoạt động nào được triển khai.
VECOM coi đây là nhiệm vụ chung nên tháng 8 năm 2022 đã phối hợp với một
số trường đại học tổ chức hội thảo về đào tạo thương mại điện tử và công bố Kỷ yếu

8
của Hội thảo.1 Tháng 6 năm 2023 VECOM hợp tác với Cục Thương mại điện tử và
Kinh tế số, Trung tâm Internet Việt Nam và các trường đại học thành viên của Mạng
lưới VecomNet tổ chức ba khoá tập huấn giảng viên tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ
Chí Minh với gần 500 cán bộ, giảng viên từ hàng chục trường đại học trên cả nước
tham dự.2
Thứ tư, về xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình đào tạo thương mại
điện tử cho sinh viên gắn với chuyên ngành cụ thể, có sự tham gia của các doanh
nghiệp thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.
Quyết định 645 không nêu rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
liên quan. Trên thực tế các trường đại học đều cố gắng mời các doanh nghiệp thương
mại điện tử uy tín góp ý chương trình đào tạo, hỗ trợ thực tập, kiến tập của sinh viên…
Tuy nhiên, do từng trường triển khai riêng lẻ còn doanh nghiệp phải ưu tiên nguồn lực
cho kinh doanh nên kết quả triển khai nhiệm vụ này còn khá thấp.
Thứ năm, về việc xây dựng các tiêu chuẩn, chứng chỉ về kỹ năng ứng dụng
thương mại điện tử; đưa ra các khuyến nghị áp dụng trong việc tuyển dụng và phát
triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử.
Tương tự như một số nhiệm vụ khác, Quyết định 645 không chỉ ra cơ quan, đơn
vị chủ trì triển khai nhiệm vụ này. Do đó, tới cuối năm 2023 có thể thấy nhiệm vụ này
chưa được triển khai.
Thứ sáu, về việc công nhận và cho phép chuyển đổi phù hợp một số văn bằng,
chứng chỉ công nghệ thông tin, công nghệ số cấp bởi tổ chức, doanh nghiệp công nghệ
uy tín trong và ngoài nước sang tín chỉ học của bộ môn tương ứng để rút ngắn thời
gian đào tạo.
Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử có nhiều học phần về công
nghệ thông tin, công nghệ số. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có trường đại học nào trao
đổi với Hiệp hội Thương mại điện tử hay các doanh nghiệp thương mại điện tử uy tín
nhằm triển khai hoạt động đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ và công nhận, cho phép
chuyển đổi chúng sang tín chỉ học của bộ môn tương ứng.
Thứ bảy, đối với Chương trình “Học từ làm việc thực tế”, xây dựng và tổ chức
triển khai nền tảng số kết nối các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để thúc đẩy học
từ làm việc thực tế.
Tới hết năm 2023 chưa rõ cơ quan, tổ chức nào chịu trách nhiệm xây dựng nền
tảng số này, kết nối các cơ sở đào tạo ngành thương mại điện tử với doanh nghiệp.
Thứ tám, về việc tìm kiếm và ứng dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh
nghiệp công nghệ giáo dục (Edtech) vào giảng dạy; Tạo cơ chế thí điểm các sản phẩm,
dịch vụ mới đột phá, hỗ trợ đào tạo nhanh, hiệu quả. Một số doanh nghiệp công nghệ
giáo dục đã có thị trường đáng kể, nhưng VECOM chưa có thông tin đã có những
trường đại học nào ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp này trong
giảng dạy các học phần liên quan tới thương mại điện tử.
Thứ chín, về việc xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo
ngành thương mại điện tử trình độ đại học. Theo quan sát của VECOM, nhiệm vụ này
chưa được triển khai.

1
https://vecomnet.vn/ky-yeu-hoi-thao-dao-tao-2022-mang-luoi-cac-co-so-dao-tao-tmdt/
2
https://vecomnet.vn/tong-ket-chuong-trinh-tap-huan-giang-vien-thuong-mai-dien-tu-va-kinh-te-so-nam-2023/

9
Thứ mười, nhiệm vụ công khai thông tin của tất cả các chương trình đào tạo
trên cổng thông tin điện tử của cơ sở đào tạo chưa được thực hiện đầy đủ. Khảo sát
cổng thông tin điện tử của các trường đại học cho thấy một số trường đã thực hiện tốt
nghĩa vụ này. Tuy nhiên, còn nhiều trường chưa công khai đầy đủ các chương trình
đào tạo, bao gồm chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử. Nhiều cổng thông
tin điện tử chất lượng thấp, chức năng tìm kiếm hoạt động kém nên rất khó khăn trong
việc tra cứu các chương trình đào tạo.
VECOM kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần kiểm tra, giám sát hàng năm và
công bố công khai những trường chưa thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ này.
Hợp tác đào tạo thương mại điện tử chuyển từ bề rộng sang chiều sâu
Cho tới nay mối quan hệ hợp tác phổ biến là hợp tác giữa các trường đại học
trong đào tạo một ngành hay lĩnh vực, hợp tác theo phân bố địa lý, hợp tác giữa trường
đại học với các doanh nghiệp hay các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Nhìn chung, sự hợp tác giữa các trường đại học ở nước ta không cao. Về đào
tạo ngành luật có Mạng lưới các cơ sở đào tạo luật tại Việt Nam (VLSN). Ngày
21/9/2019, trên cơ sở sáng kiến của Trường Đại học Luật Hà Nội, Mạng lưới này đã
chính thức được thành lập tại Hội nghị lần đầu tiên được tổ chức tại Quy Nhơn với sự
tham gia của hơn 60 cơ sở đào tạo luật trong cả nước.3
Về đào tạo ngành nước có Mạng lưới các trường có đào tạo ngành Nước (Water
Education Network – WEN). Mạng lưới WEN chính thức ra mắt ngày 07/05/2021
bằng hình thức trực tuyến với mục tiêu tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các trường
đại học, cao đẳng có đào tạo ngành Nước về học thuật, nghiên cứu khoa học, chuyển
giao công nghệ và phục vụ cộng đồng liên quan đến các vấn đề về nước. WEN có 10
thành viên là các trường đại học và cao đẳng. Khảo sát trực tuyến không thấy thông tin
hoạt động của mạng lưới này.
Về lĩnh vực y tế, Mạng lưới một sức khỏe các trường Đại học Việt Nam
(Vietnam One Health University Network - VOHUN) được thành lập ngày
22/11/2011 với sự hỗ trợ của USAID/RESPOND, với sự tham gia của 17 Trường và
Khoa đào tạo về Y tế, Y tế công cộng, Y học dự phòng, Thú y và Điều dưỡng nhằm
thúc đẩy và phát triển khái niệm “Một sức khỏe” tại Việt Nam. Đến năm 2023, Mạng
lưới có 27 thành viên là các trường đại học có ngành đào tạo liên quan tới sức khoẻ.4
Về đào tạo thương mại điện tử, tháng 8 năm 2022 Hiệp hội Thương mại điện tử
(VECOM) cùng 27 trường đại học trên cả nước đã thành lập Mạng lưới các cơ sở đào
tạo thương mại điện tử (VecomNet). Tới tháng 11 năm 2023 số thành viên đã tăng lên
36 trường. Đa số trường thành viên đào tạo ngành thương mại điện tử, một số trường
đào tạo chuyên ngành. Trong dài hạn VecomNet sẽ mở rộng tới các trường đào tạo
học phần thương mại điện tử cũng như các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là các trường
cao đẳng.
Sau hơn một năm hoạt động VecomNet đã cho thấy sức mạnh của mình trên cơ
sở hợp tác nhiều bên, với Hiệp hội Thương mại điện tử là nòng cốt. Thứ nhất là sự hợp
tác giữa các trường đại học với nhau. Thứ hai là sự hợp tác giữa các trường đại học với
các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Thứ ba là hợp tác đồng thời giữa các trường
đại học, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến và các cơ quan, tổ chức khác. Mỗi trường
3
http://vlsn.edu.vn/pages/news/21002/Gioi-thieu-chung.html
4
https://vohun.org/vi/gioi-thieu-chung-ve-vohun.html

10
cử một đại diện tham gia Ban liên lạc của mạng lưới. Hoạt động của mạng lưới tuân
theo Quy chế và Văn phòng VECOM cùng Ban liên lạc phối hợp trực tiếp triển khai
mọi hoạt động theo kế hoạch năm.
Trong năm 2023 VecomNet đã triển khai nhiều hoạt động lớn và được các
trường đại học khắp cả nước đánh giá tích cực. Chương trình Tập huấn giảng viên
thương mại điện tử tổ chức vào tháng 6 tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh thu
hút gần 500 cán bộ, giảng viên của hàng chục trường đại học tham gia. Cuộc thi Sinh
viên Kinh doanh số 2023 diễn ra từ tháng 8 tới tháng 12 có sự tham gia của gần 400
đội thi tới từ 70 trường đại học.
Diễn đàn Sinh viên trong nền kinh tế số tổ chức vào tháng 10 và tháng 11 tại
Trường đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH), Trường Kinh tế - Đại học
Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Quốc dân tại Hà Nội. Mỗi diễn đàn có trên 600
sinh viên và nhiều giảng viên tham dự.
Chương trình e-Unitour diễn ra trong tháng 10 và 11 được tổ chức tại 15 trường
đại học tại Thái Nguyên, Hà Nội, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Bình Dương và Tp. Hồ
Chí Minh. Trung bình mỗi sự kiện có trên 300 sinh viên tham dự. Nét nổi bật là tất cả
các hoạt động này đều có sự đồng hành của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến
và cơ quan, tổ chức chuyên môn như Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Trung
tâm Internet Việt Nam (VNNIC).
Song song với việc mở rộng Mạng lưới VecomNet, Hiệp hội Thương mại điện
tử cùng các trường đại học thành viên sẽ quan tâm hơn tới chất lượng hợp tác, bám sát
các mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra tại các văn bản chính sách và pháp luật liên quan
tới đào tạo thương mại điện tử.
Đa dạng hoá chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử
Có thể phân loại chương trình đào tạo ngành hoặc chuyên ngành thương mại
điện tử của các trường đại học theo ba nhóm.
Nhóm trường thứ nhất gồm một số trường đại học đào tạo cử nhân ngành
thương mại điện tử tại khoa công nghệ thông tin hay hệ thống thông tin. Sinh viên tốt
nghiệp sẽ định hướng nghề nghiệp vào phát triển các nền tảng hay giải pháp công nghệ
phục vụ kinh doanh trực tuyến. Chương trình đào tạo tại những trường này thường
tương đối cân bằng về số học phần và số tín chỉ về công nghệ thông tin so với kinh
doanh trực tuyến.
Nhóm trường thứ hai đào tạo ngành thương mại điện tử gắn sâu với một số lĩnh
vực kinh doanh nhất định, chẳng hạn thương mại quốc tế. Trong chương trình đào tạo
của những trường này số học phần và tín chỉ về công nghệ thông tin thấp hơn đáng kể
so với kinh doanh trực tuyến. Chương trình đào tạo có nhiều học phần hỗ trợ kinh
doanh thương mại, thương mại quốc tế, e-Logistics, nghiệp vụ hải quan.
Nhóm trường thứ ba gồm nhiều trường đào tạo ngành thương mại điện tử tại
khoa TMĐT, quản trị kinh doanh, kinh tế, thương mại hay hệ thống thông tin. Trong
chương trình đào tạo, số học phần và tín chỉ về thương mại điện tử có xu hướng lớn
hơn công nghệ thông tin.
Có thể thấy nhóm trường thứ nhất và thứ hai đã thể hiện được sự khác biệt rõ
ràng chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử của mình, đồng thời gắn việc đào
tạo sinh viên ngành thương mại điện tử với định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp với

11
các học phần liên quan. Trong khi đó, chương trình đào tạo của nhóm trường thứ ba có
ưu điểm là toàn diện, tạo nền tảng kiến thức tổng hợp để sinh viên có thể linh hoạt
đảm nhận nhiều công việc khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm
một và hai có thể thích ứng nhanh hơn, mất ít thời gian đào tạo thêm khi đảm nhận các
công việc phù hợp với chương trình đào tạo tương đối chuyên sâu.
Trong khi chưa có chuẩn chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử,
VECOM có một số khuyến nghị sau.
Thứ nhất, pháp luật liên quan tới thương mại điện tử là nội dung không thể
thiếu trong kinh doanh trực tuyến. Những trường nào chưa có học phần này trong
chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử nên nhanh chóng bổ sung. Những
trường nào coi đây là học phần tự chọn cần chuyển sang bắt buộc.
Thứ hai, kinh doanh trực tuyến không thể tách rời tiếp thị số (digital
marketing), thanh toán trực tuyến (digital payment) và e-Logistics. Chương trình đào
tạo ngành thương mại điện tử nên có các học phần liên quan với số tín chỉ hợp lý.
Thứ ba, đào tạo ngành thương mại điện tử tại các trường đại học cần có sự khác
biệt với đào tạo ngành này tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như các trường cao
đẳng, trường trung cấp hay trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Cử nhân ngành thương
mại điện tử cần được đào tạo để có đủ năng lực và khát vọng khởi nghiệp kinh doanh
số. Do đó, chương trình đào tạo cần có các học phần về khởi nghiệp, các hình thức huy
động vốn đầu tư, bao gồm đầu tư mạo hiểm, thị trường chứng khoán, v.v…
Thứ tư, chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử của mỗi trường nên có
sự độc đáo, khác biệt với các trường khác và gắn với thế mạnh của trường mình.
Chẳng hạn chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử tại các trường nông nghiệp,
lâm nghiệp nên khác biệt đáng kể với chương trình của các trường công nghiệp, hay
các trường công nghệ thông tin khác với các trường kinh tế. Các trường có thế mạnh
về kinh tế - thương mại quốc tế thì chương trình đào tạo nên tăng cường các môn học
ngoại ngữ, thanh toán quốc tế, hải quan, xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới (cross-
border ecommerce). Các trường mạnh về kinh tế - thương mại trong nước có thể chú
trọng môn học về social commerce, e-Logistics, môi trường, v.v…
Thứ năm, mọi trường đại học nên nhanh chóng công bố công khai chương trình
đào tạo nói chung và ngành thương mại điện tử nói riêng. Đây là nghĩa vụ đã được
pháp luật quy định rõ ràng. Đồng thời, việc công khai này giúp cho các trường dễ dàng
tham khảo được chương trình đào tạo của nhau, từ đó sửa đổi để tạo ra sự đặc sắc,
khác biệt của trường mình, tạo ra lợi thế cạnh tranh khi tuyển sinh đầu vào và hỗ trợ
sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm. Lợi thế của thương mại điện tử là giúp cho việc tìm
kiếm, so sánh sản phẩm, dịch vụ, giá cả dễ dàng. Một trường hỗ trợ thí sinh dễ dàng,
nhanh chóng thu thập đầy đủ thông tin về chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên
có thể tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp hơn so với trường chỉ công bố thông tin sơ sài!
Nhanh chóng đưa những xu hướng mới vào chương trình đào tạo TMĐT
Khi đa dạng hoá chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử, bên cạnh việc
tạo ra bản sắc riêng các trường cũng cần nhanh chóng thiết kế các học phần để nắm bắt
hai xu hướng nổi bật của thương mại điện tử trên thế giới cũng như ở nước ta. Đó là
xu hướng tăng trưởng nhanh của thương mại điện tử xuyên biên giới (cross border
ecommerce) và bảo vệ môi trường trong kinh doanh trực tuyến.
Thương mại điện tử xuyên biên giới

12
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông cũng như các
lĩnh vực liên quan như e-Logistics hay thanh toán trực tuyến đã thúc đẩy mạnh mẽ
thương mại điện tử xuyên giới, trước hết là hình thức giao dịch giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp (B2B) và gần đây là giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
(B2C).
Hiệp hội Thương mại điện tử đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hậu thuẫn các
doanh nghiệp nắm bắt cơ hội xuất khẩu trực tuyến theo hình thức B2B. Năm 2017
VECOM đã thành lập Liên minh Xuất khẩu trực tuyến Việt Nam (VESA).5 Hội thảo
đầu tiên về xuất khẩu trực tuyến đã thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và
doanh nghiệp.6 Năm 2020 Diễn đàn Chuyển đổi số trong xuất nhập khẩu hàng hoá có
quy mô lớn, góp phần thúc đẩy sự quan tâm của doanh nghiệp và các tổ chức đối với
hình thức kinh doanh này.7
Trong hai năm 2022 – 2023 xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tuy
nhiên hình thức xuất khẩu trực tuyến nói chung và trên nền tảng Amazon nói riêng
tăng trưởng mạnh mẽ. Hàng nghìn doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội kinh doanh toàn
cầu với Amazon, số lượng đối tác bán hàng Việt Nam qua Amazon tăng rất nhanh.
Amazon đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa Amazon và các doanh nghiệp vừa và
nhỏ Việt Nam, đồng thời khẳng định sự linh hoạt và bền bỉ của các doanh nghiệp trong
nước trong môi trường kinh tế nhiều thách thức.
Các trường đại học, đặc biệt là các trường kinh tế, đào tạo ngành thương mại
điện tử cần nắm bắt xu hướng phát triển của xuất khẩu trực tuyến, bổ sung các học
phần phù hợp vào chương trình đào tạo. Đồng thời, chương trình đào tạo cũng phải
chú trọng hơn tới các học phần liên quan tới ngoại ngữ, thương mại quốc tế, thanh
toán quốc tế, e-Logistics và dịch vụ hoàn tất đơn hàng (Fulfillment Services).
Tác động của thương mại điện tử tới môi trường
Thương mại điện tử trên phạm vi toàn cầu đã phát triển rất nhanh trong hai thập
kỷ qua. Bên cạnh những tác động tích cực tới kinh tế, thương mại điện tử đã bộc lộ
những tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội, những tác động này được thể hiện rõ
ràng ở các nước có nền thương mại điện tử tiên phong như Trung Quốc hay Hoa Kỳ.
Thương mại điện tử ở nước ta đang trong thập kỷ đầu tiên của sự phát triển nhanh
nhưng những tác động xấu tới môi trường và xã hội đã có thể dễ dàng nhận ra và được
phản ảnh nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các hình thức bán lẻ trực
tuyến, gọi xe và đồ ăn công nghệ tác động rõ nhất tới môi trường.
Các trường đại học đào tạo ngành thương mại điện tử, đặc biệt là các trường vừa đào
tạo ngành này đồng thời đào tạo các ngành liên quan tới môi trường, cần dẫn đầu trong
việc đưa vào chương trình đào tạo học phần về bảo vệ môi trường.8 Đây cũng là một
hướng đi tạo ra sự khác biệt và nâng cao tính cạnh tranh trong tuyển sinh ngành
thương mại điện tử.

5
https://vecom.vn/kinh-doanh-xuat-nhap-khau-truc-tuyen-doanh-nghiep-se-nhan-duoc-nhieu-ho-tro-trong-thoi-
gian-toi-1
6
https://voief.vecom.vn/2107
7
https://voief.vecom.vn/
8
Chẳng hạn Môi trường và Bảo vệ môi trường (mã ngành 785), Khoa học môi trường (mã ngành 74403) hay Kỹ
thuật môi trường (mã ngành 7520320). Theo khảo sát của VECOM, tới tháng 10 năm 2023 đã có 29 trường đại
học có khoa môi trường hoặc gắn với môi trường (Khoa Hoá và môi trường, Khoa Môi trường và Bảo hộ lao
động, Khoa Tài nguyên và Môi trường, v.v…)

13
Phần II
Một số chính sách và quy định pháp luật
về đào tạo ngành thương mại điện tử tại các cơ sở giáo dục đại học

14
Từ năm 2020 Thủ tướng Chính phủ và một số cơ quan quản lý nhà nước về
thương mại điện tử, kinh tế số và giáo dục đào tạo đã ban hành các văn bản chính sách
liên quan tới đào tạo thương mại điện tử tại các cơ sở giáo dục đại học. Nhìn chung
mục tiêu đặt ra trong các văn bản chính sách này khá cao, trong khi đó việc triển khai
còn gặp nhiều khó khăn nên khả năng đạt được các mục tiêu đề ra là thấp.
1. Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 –
2025
Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm
2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn
2021 – 2025 (gọi tắt là Quyết định 645) 9
Quyết định 645 đặt ra mục tiêu tới năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đại học và
giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo thương mại điện tử.
Quyết định 645 giao Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chính sách khuyến
khích giảng dạy lĩnh vực thương mại điện tử, đẩy mạnh đào tạo chính quy về thương
mại điện tử trong các trường đại học; khuyến khích ứng dụng đào tạo trực tuyến, xây
dựng hệ thống học liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy thương mại điện tử. Theo
quan sát của VECOM hầu như chưa có hoạt động nào được triển khai các nhiệm vụ
trên.
Quyết định 645 nêu nhiệm vụ đào tạo kiến thức, kỹ năng thương mại điện tử
cho giáo viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, phát triển
mạng lưới giảng viên, chuyên gia có kinh nghiệm về giảng dạy, truyền đạt kiến thức,
kỹ năng về thương mại điện tử.
Đối với sinh viên, Quyết định 645 nêu nhiệm vụ xây dựng và tổ chức triển khai
các chương trình đào tạo thương mại điện tử cho sinh viên gắn với chuyên ngành cụ
thể, có sự tham gia của các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.
Kết nối nhu cầu tuyển dụng nhân lực thương mại điện tử giữa nhà trường và doanh
nghiệp, cộng đồng.
Về tiêu chuẩn, chứng chỉ về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, Quyết định
645 đề ra nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn, chứng chỉ về kỹ năng ứng dụng thương
mại điện tử; đưa ra các khuyến nghị áp dụng trong việc tuyển dụng và phát triển nguồn
nhân lực cho thương mại điện tử.
2. Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030
Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 phê duyệt Chiến lược
quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
(gọi tắt là Quyết định 411)10
Có thể xác định đào tạo thương mại điện tử hay kinh doanh số nằm trong khung
khổ lớn hơn là đào tạo nhân lực cho nền kinh tế số. Hoạt động kinh doanh trực tuyến
gắn khăng khít với công nghệ thông tin và truyền thông, tiếp thị số, logistics và quản
lý chuỗi cung ứng, nền tảng số… Bởi vậy, những nội dung trong Quyết định 411 liên
quan tới đào tạo tại các trường đại học cũng bao trùm hoạt động đào tạo thương mại
điện tử.

9
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=200038
10
https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=205555

15
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, Quyết định 411 đề ra mục tiêu tới năm 2025
tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô
hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hoá dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%.
Đối với việc công nhận và chuyển đổi chứng chỉ sang tín chỉ Quyết định 411
yêu cầu rà soát, sửa đổi các quy định, chính sách để khuyến khích tăng tối đa thời
lượng và khối lượng đào tạo trực tuyến, bảo đảm tỷ lệ tối thiểu thời lượng và số tín chỉ
đào tạo trực tuyến trong tổng thời gian đào tạo; công nhận và cho phép chuyển đổi phù
hợp một số văn bằng, chứng chỉ công nghệ thông tin, công nghệ số cấp bởi tổ chức,
doanh nghiệp công nghệ uy tín trong và ngoài nước sang tín chỉ học của bộ môn tương
ứng để rút ngắn thời gian đào tạo.
Quyết định 411 nêu nhiệm vụ xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình
“Học từ làm việc thực tế”; tổ chức các chương trình thực tập ngắn hạn, thường xuyên
để tăng cơ hội tiếp xúc nghề nghiệp cho sinh viên từ đó định hướng tốt hơn cho công
việc tương lai và bổ sung nguồn lực kỹ thuật cho các doanh nghiệp. Xây dựng và tổ
chức triển khai nền tảng số kết nối các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để thúc đẩy
học từ làm việc thực tế.
Đối với hoạt động ứng dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Edtech,
Quyết định 411 yêu cầu tìm kiếm và ứng dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh
nghiệp công nghệ giáo dục (Edtech) vào giảng dạy. Tạo cơ chế thí điểm các sản phẩm,
dịch vụ mới đột phá, hỗ trợ đào tạo nhanh, hiệu quả.
Quyết định 411 giao các trường đại học phải tăng cường hàm lượng thực hành
trong đào tạo các chuyên ngành công nghệ số, kinh tế số, xã hội số, đưa các nền tảng
số, công nghệ số, đặc biệt là các nền tảng số của Việt Nam, công nghệ mở vào giới
thiệu trong các chương trình đào tạo để sinh viên có điều kiện thực hành và tiếp cận
thực tế.
Đối với hoạt động đào tạo trực tuyến, Quyết định 411 giao Bộ Giáo dục và Đào
tạo trong giai đoạn từ năm 2022 tới năm 2024 cần rà soát, sửa đổi quy định, chính sách
để khuyến khích tăng tối đa thời lượng và khối lượng đào tạo trực tuyến, bảo đảm tỷ lệ
tối thiểu thời lượng và số lượng tín chỉ đào tạo trực tuyến trong tổng thời gian đào tạo.
Quyết định 411 giao Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội nhiệm vụ ngay trong giai đoạn 2022 – 2023 cần xây dựng quy định cho
phép chuyển đổi một số văn bằng, chứng chỉ công nghệ thông tin cấp bởi tổ chức,
doanh nghiệp công nghệ uy tín trong và ngoài nước sang tín chỉ học của bộ môn tương
ứng để rút ngắn thời gian đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng.
Quyết định cũng giao hai bộ này nhiệm vụ trong giai đoạn 2022 – 2030 phải
xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình “Học từ làm việc thực tế”.
3. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 phê duyệt “Chương
trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Quyết định
749)11
Quyết định 749 nêu chủ trương công nhận giá trị của các chứng chỉ học trực
tuyến; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập; phát triển các doanh
nghiệp công nghệ phục vụ giáo dục hướng tới đào tạo cá thể hoá.
11
https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=200163

16
* Học trực tuyến:
Đối với hoạt động học trực tuyến, Quyết định 749 yêu cầu 100% cơ sở giáo dục
triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho
phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình.
4. Quy định về chuẩn chương trình đào tạo
Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 Quy định về chuẩn chương trình
đào tạo (Thông tư 17)12
Thông tư 17 quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và
ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
Theo Thông tư này, chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo
dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo,
hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao
gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức
đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với
Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Chuẩn chương trình đào tạo của một trình độ giáo dục đại học là những yêu
cầu chung, tối thiểu đối với tất cả chương trình đào tạo của các ngành (các nhóm
ngành, lĩnh vực) ở trình độ đó; bao gồm về mục tiêu, chuẩn đầu ra (hay yêu cầu đầu
ra), chuẩn đầu vào (hay yêu cầu đầu vào), khối lượng học tập tối thiểu, cấu trúc và nội
dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, các điều kiện thực hiện
chương trình để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Chuẩn chương trình đào tạo của một ngành (hoặc của một nhóm ngành, một
lĩnh vực) ở một trình độ là những yêu cầu chung, tối thiểu đối với tất cả chương trình
đào tạo của ngành đó (hoặc nhóm ngành, lĩnh vực đó), phù hợp với chuẩn chương
trình đào tạo trình độ tương ứng.
Chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp có mục tiêu và nội dung theo
hướng trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, phát triển năng lực làm việc
gắn với một nhóm chức danh nghề nghiệp cụ thể.
Theo Thông tư 17, chuẩn chương trình đào tạo là căn cứ để cơ sở đào tạo xây
dựng, thẩm định, ban hành, thực hiện, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo; xây
dựng các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, công nhận và chuyển đổi
tín chỉ cho người học, công nhận chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo khác;
thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng chương trình đào tạo.
Theo Thông tư này, khi xây dựng chuẩn chương trình cho các lĩnh vực và
ngành đào tạo phải có sự tham gia tích cực và đóng góp hiệu quả của các bên liên
quan, trong đó có đại diện các cơ sở đào tạo, giới sử dụng lao động và hiệp hội nghề
nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn.
Thông tư cũng quy định chuẩn chương trình đào tạo phải được rà soát, chỉnh
sửa, cập nhật định kỳ ít nhất một lần trong 05 năm.
Đối với hoạt động đánh giá, cải tiến chất lượng chương trình đào tạo, Thông tư
17 quy định chương trình đào tạo phải thường xuyên được rà soát, đánh giá, cập nhật;
kết quả rà soát, đánh giá phải được cơ sở đào tạo áp dụng để cải tiến, nâng cao chất

12
https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=203478

17
lượng đào tạo. Chu kỳ đánh giá tổng thể chương trình đào tạo tối đa là 05 năm. Việc
đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trước khi khoá đầu tiên tốt nghiệp theo quy
định về mở ngành đào tạo tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục đại học phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều này.13
Thông tư 17 nêu rõ các cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm công khai thông tin
của tất cả các chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo trên cổng thông tin điện tử.
5. Điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành
đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 Quy định điều
kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình
độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (Thông tư 02)14
Về điều kiện mở ngành đào tạo Thông tư 02 đưa ra các điều kiện chung cơ sở
đào tạo phải đáp ứng khi mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ hoặc trình
độ tiến sĩ, bao gồm các điều kiện về đội ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất, chương
trình đào tạo, đơn vị chuyên môn cấp khoa hoặc tương đương, yêu cầu tối thiểu để
chuyển sang dạy học trực tuyến. Ngoài ra, ngành đào tạo và trình độ đào tạo dự kiến
mở phải có trong Danh mục thống kê ngành đào tạo.
Đào tạo ngành thương mại điện tử trình độ đại học đã có trong Danh mục thống
kê ngành đào tạo. Tuy nhiên, đào tạo ngành thương mại điện tử trình độ thạc sĩ chưa
có trong Danh mục này. Việc đề xuất bổ sung ngành mới vào Danh mục thực hiện
theo Thông tư quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học.15
Ngoài các điều kiện chung, cơ sở đào tạo phải đáp ứng các điều kiện sau để mở
ngành đào tạo ngành thương mại điện tử trình độ thạc sĩ:
1. Có ít nhất 05 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu
2. Bảo đảm về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương
trình đào tạo, trong đó giảng viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì
giảng dạy đối với từng môn học, học phần trong chương trình đào tạo
3. Bảo đảm về số lượng và tiêu chuẩn của người hướng dẫn luận văn theo quy
định tại quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
4. Đã đào tạo và cấp bằng trình độ đại học ngành tương ứng (cụ thể là ngành
thương mại điện tử với mã ngành 7340122).

13
Trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được đánh giá chất lượng; ngay sau khi khóa
đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được kiểm định theo quy định của Luật này. Trường hợp không
thực hiện đánh giá, kiểm định hoặc kết quả đánh giá, kiểm định không đạt yêu cầu, cơ sở giáo dục đại học phải
có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, bảo đảm
quyền lợi cho người học, không được tiếp tục tuyển sinh ngành đào tạo đó cho đến khi đạt tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng.
14
https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=205391&classid=1&orggroupid=4
15
https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=205986

18
6. Các tác động từ chính sách
Rà soát các chính sách và quy định pháp luật liên quan tới đào tạo thương mại điện tử
có thể đánh giá sơ bộ như sau:
1) Mục tiêu tới năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề
nghiệp triển khai đào tạo thương mại điện tử.
Mục tiêu này có tính định lượng cao về số lượng nhưng còn mơ hồ về chương
trình đào tạo, chẳng hạn đào tạo học phần hay chuyên ngành thương mại điện tử tại
các ngành nói chung hay đào tạo ngành thương mại điện tử ở các trình độ tương ứng.
Nếu coi một cơ sở giáo dục đại học đã có học phần thương mại điện tử trong chương
trình đào tạo của một ngành nào đó là đáp ứng mục tiêu trên thì có thể đánh giá tới
năm 2025 mục tiêu này có thể đạt được với các cơ sở này. Tuy nhiên, hiện nay chưa
có bất cứ dữ liệu công khai, tin cậy nào về tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Do đó, chưa thể đưa ra đánh giá về tổng thể chúng ta có
thể đạt được mục tiêu định lượng này vào năm 2025 hay không.
2) Ban hành chính sách khuyến khích giảng dạy lĩnh vực thương mại điện tử.
VECOM đánh giá chưa có chính sách khuyến khích giảng dạy lĩnh vực thương
mại điện tử nào được ban hành hay đang dự thảo.
3) Đào tạo kiến thức, kỹ năng thương mại điện tử cho giáo viên các trường đại
học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, phát triển mạng lưới giảng viên, chuyên gia
có kinh nghiệm về giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng về thương mại điện tử.
Quyết định 645 không nêu rõ cơ quan, tổ chức nào chủ trì triển khai nhiệm vụ
này. Tới cuối năm 2023 hầu như chưa có hoạt động nào được triển khai.
VECOM có đây là nhiệm vụ chung nên tháng 8 năm 2022 đã phối hợp với một
số trường đại học tổ chức hội thảo về đào tạo thương mại điện tử và công bố tài liệu
Kỷ yếu của Hội thảo.16 Tháng 6 năm 2023 VECOM hợp tác với Cục TMĐT và KTS
và các trường đại học thành viên của Mạng lưới VecomNet tổ chức ba khoá tập huấn
giảng viên tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh với gần 500 cán bộ, giảng viên từ
hàng chục trường đại học trên cả nước tham dự.17
4) Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình đào tạo thương mại điện tử
cho sinh viên gắn với chuyên ngành cụ thể, có sự tham gia của các doanh nghiệp
thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.
Quyết định 645 không nêu rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
liên quan. Trên thực tế các trường đại học đều cố gắng mời các doanh nghiệp thương
mại điện tử uy tín góp ý chương trình đào tạo, hỗ trợ thực tập, kiến tập của sinh viên…
Tuy nhiên, do từng trường triển khai riêng lẻ còn doanh nghiệp phải ưu tiên nguồn lực
cho kinh doanh nên kết quả triển khai nhiệm vụ này còn khá thấp.
5) Xây dựng các tiêu chuẩn, chứng chỉ về kỹ năng ứng dụng thương mại điện
tử; đưa ra các khuyến nghị áp dụng trong việc tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực
cho thương mại điện tử.

16
https://vecomnet.vn/ky-yeu-hoi-thao-dao-tao-2022-mang-luoi-cac-co-so-dao-tao-tmdt/
17
https://vecomnet.vn/tong-ket-chuong-trinh-tap-huan-giang-vien-thuong-mai-dien-tu-va-kinh-te-so-nam-2023/

19
Tương tự như một số nhiệm vụ khác, Quyết định 645 không chỉ ra cơ quan, đơn
vị chủ trì triển khai nhiệm vụ này. Do đó, tới cuối năm 2023 có thể thấy nhiệm vụ này
chưa được triển khai.
6) Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình đào tạo thương mại điện tử
cho sinh viên gắn với chuyên ngành cụ thể, có sự tham gia của các doanh nghiệp
thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.
Quyết định 645 không nêu rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
liên quan. Trên thực tế các trường đại học đều cố gắng mời các doanh nghiệp thương
mại điện tử uy tín góp ý chương trình đào tạo, hỗ trợ thực tập, kiến tập của sinh viên…
Tuy nhiên, do từng trường triển khai riêng lẻ còn doanh nghiệp phải ưu tiên nguồn lực
cho kinh doanh nên kết quả triển khai nhiệm vụ này còn khá thấp.
7) Xây dựng các tiêu chuẩn, chứng chỉ về kỹ năng ứng dụng thương mại điện
tử; đưa ra các khuyến nghị áp dụng trong việc tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực
cho thương mại điện tử.
Tương tự như một số nhiệm vụ khác, Quyết định 645 không chỉ ra cơ quan, đơn
vị chủ trì triển khai nhiệm vụ này. Do đó, tới cuối năm 2023 có thể thấy nhiệm vụ này
chưa được triển khai.
8) Công nhận và cho phép chuyển đổi phù hợp một số văn bằng, chứng chỉ
công nghệ thông tin, công nghệ số cấp bởi tổ chức, doanh nghiệp công nghệ uy tín
trong và ngoài nước sang tín chỉ học của bộ môn tương ứng để rút ngắn thời gian đào
tạo.
Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử có nhiều học phần về công
nghệ thông tin, công nghệ số. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có trường đại học nào trao
đổi với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam hay các doanh nghiệp thương mại điện
tử uy tín nhằm triển khai hoạt động đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ và công nhận, cho
phép chuyển đổi chúng sang tín chỉ học của bộ môn tương ứng.
9) Chương trình “Học từ làm việc thực tế”, xây dựng và tổ chức triển khai nền
tảng số kết nối các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để thúc đẩy học từ làm việc
thực tế.
Tới hết năm 2023 chưa rõ cơ quan, tổ chức nào chịu trách nhiệm xây dựng nền
tảng số này, kết nối các cơ sở đào tạo ngành thương mại điện tử với doanh nghiệp.
10) Tìm kiếm và ứng dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp công nghệ
giáo dục (Edtech) vào giảng dạy. Tạo cơ chế thí điểm các sản phẩm, dịch vụ mới đột
phá, hỗ trợ đào tạo nhanh, hiệu quả.
Một số doanh nghiệp công nghệ giáo dục đã có thị trường đáng kể, nhưng
VECOM chưa có thông tin đã có những trường đại học nào ứng dụng các sản phẩm,
dịch vụ của các doanh nghiệp này trong giảng dạy các học phần liên quan tới thương
mại điện tử.
11) Xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo ngành
thương mại điện tử trình độ đại học.
Theo quan sát của VECOM, nhiệm vụ này chưa được triển khai.
12) Công khai thông tin của tất cả các chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo
trên cổng thông tin điện tử.

20
Khảo sát công thông tin điện tử của các trường đại học cho thấy một số trường
đã thực hiện tốt nghĩa vụ này. Tuy nhiên, còn nhiều trường chưa công khai đầy đủ các
chương trình đào tạo, bao gồm chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử. Nhiều
cổng thông tin điện tử chất lượng thấp, chức năng tìm kiếm hoạt động kém nên rất khó
khăn trong việc tra cứu các chương trình đào tạo.

21
Phần III
Tình hình đào tạo thương mại điện tử

22
Báo cáo năm 2023 dựa trên khảo sát 238 trường đại học không thuộc khối an
ninh - quốc phòng và đặc thù. Tuy nhiên, 16 trường sư phạm, 10 trường y dược, 4
trường thể dục thể thao, 3 trường kiến trúc, 3 trường xây dựng và 2 trường tài nguyên
môi trường đã được xem xét. Một số trường đại học thuộc các nhóm này đã đào tạo
học phần thương mại điện tử và các học phần liên quan tới kinh doanh số như tiếp thị
số.

1. Học phần thương mại điện tử

Theo khảo sát của VECOM, không tính tới các trường đã đào tạo ngành thương
mại điện tử (7340122) hay chuyên ngành thương mại điện tử thì số trường đã đào tạo
học phần thương mại điện tử năm 2023 là 89 trường, chiếm 37% các trường đại học
được khảo sát.

Số trường đại học đào tạo học phần thương mại điện tử

89
Đã xuất hiện sự đa dạng khi một số trường như Trường ĐH Lâm nghiệp,
Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh,
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường, Trường ĐH Văn hoá Hà Nội hay Trường ĐH
Xây dựng miền Trung đã đào tạo học phần thương mại điện tử.
Mức độ quan tâm của sinh viên các trường đào tạo học phần thương mại điện tử
tới lĩnh vực kinh doanh trực tuyến mỗi năm một tăng. Nhận định này xuất phát một
phần từ số trường đại học tham gia Cuộc thi Sinh viên Kinh doanh số tăng từ 8 trường
năm 2022 lên 20 trường năm 2023, chiếm 22% số trường đào tạo học phần thương mại
điện tử.

23
Hình 1 - Trường ĐH Văn hoá Hà Nội
Khoa Xuất bản, Phát hành

Hình 2 - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội


Khoa Công nghệ thông tin

24
Bảng 1 - Danh sách các trường đào tạo học phần thương mại điện tử

STT Tên trường Khoa

1 ĐH Cần Thơ - Khoa Luật Khoa Luật

2 ĐH Cần Thơ - Trường Bách khoa Khoa Kinh doanh quốc tế


ĐH Cần Thơ - Trường Công nghệ
3 Khoa Truyền thông Đa phương tiện
thông tin và Truyền thông
4 ĐH Cần Thơ - Trường Kinh tế Khoa Kinh doanh quốc tế

5 ĐH Đà Nẵng - Phân hiệu tại Kon Tum Quản trị Kinh doanh

ĐH Quốc gia Hà Nội - Khoa các Khoa Tổ liên ngành học


6
học liên ngành Tự nhiên, Công nghệ và Kỹ thuật
ĐH Quốc gia Hà Nội - Trường Công
7 Khoa CNTT
nghệ

8 ĐH Quốc gia Hà Nội - Trường Kinh tế Khoa Quản trị kinh doanh

ĐH Quốc gia Hà Nội - Trường Quản


9 Khoa Quản trị
trị Kinh doanh
ĐH Quốc gia Hà Nội - Trường Quốc Khoa Các khoa học ứng dụng
10
tế Khoa Kinh tế và Quản lý
ĐH Quốc gia Tp. HCM - Trường
11 Khoa CNTT
Khoa học tự nhiên
ĐH Quốc gia Tp. HCM - Trường
12 Khoa Quản trị kinh doanh
Quốc tế

13 ĐH Thái Nguyên - Khoa Quốc tế Khoa Quốc tế

ĐH Thái Nguyên - Trường Kinh tế và Khoa Marketing - Thương mại - Du


14
Quản trị kinh doanh lịch
ĐH Thái Nguyên - Trường Kỹ thuật
15 Kinh tế công nghiệp
Công nghiệp

16 ĐH Thái Nguyên - Trường Nông lâm Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

17 Học viện Báo chí và Tuyên truyền Khoa Kinh tế chính trị

18 Học viện Hàng không Việt Nam Khoa Quản trị kinh doanh

19 Học viện Ngân hàng Khoa Quản trị kinh doanh

20 Học viện Ngoại giao Khoa Kinh tế Quốc Tế

21 Học viện Phụ nữ Việt Nam Khoa Quản trị kinh doanh

25
22 Học viện Quản lý Giáo dục Khoa CNTT và TT

23 Học viện Tài chính Khoa Hệ thống thông tin quản lý

24 Trường ĐH An Giang Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh

25 Trường ĐH Bạc Liêu Khoa Quản trị kinh doanh

26 Trường ĐH Chu Văn An Khoa Quản trị kinh doanh

27 Trường ĐH Công nghệ Đông Á Khoa Quản trị kinh doanh

28 Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai Khoa Kinh tế - Quản trị

29 Trường ĐH Công nghệ Miền Đông Khoa Kinh tế và Quản lý


Khoa Quản lý Kinh doanh
30 Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Khoa Công nghệ thông tin
31 Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Khoa Kinh tế

32 Trường ĐH Dân lập Lương Thế Vinh Quản Trị Kinh Doanh

33 Trường ĐH Đà Lạt Quản trị Kinh doanh

34 Trường ĐH Đồng Nai Khoa Kinh tế

35 Trường ĐH Đồng Tháp Khoa Kinh tế

36 Trường ĐH Giao thông vận tải Khoa Vận tải - Kinh tế

Trường ĐH Giao thông vận tải Tp.


37 Khoa Kinh tế vận tải
HCM

38 Trường ĐH Hạ Long Khoa Du lịch

39 Trường ĐH Hà Nội Khoa Công nghệ thông tin

40 Trường ĐH Hà Tĩnh Công Nghệ Thông Tin

41 Trường ĐH Hải Dương Kinh tế - Quản trị

42 Trường ĐH Hàng hải Việt Nam (*)

43 Trường ĐH Hoa Lư Khoa Kinh tế

26
44 Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hoá) Khoa Kinh tế quản trị kinh doanh

45 Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) Khoa Quản trị kinh doanh

46 Trường ĐH Kiên Giang Khoa Kinh tế - Du lịch

47 Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng (*)

48 Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội Khoa Công nghệ thông tin

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ


49 Khoa Thương mại
Hà Nội
Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình
50 Khoa Quản trị
Dương
Trường ĐH Kinh tế Công Nghiệp
51 Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế
Long An

52 Trường ĐH Kinh tế Nghệ An Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh

Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần


53 Khoa Quản lý doanh nghiệp
Thơ

54 Trường ĐH Lao động xã hội Khoa Quản trị kinh doanh

55 Trường ĐH Lâm nghiệp Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh

56 Trường ĐH Luật Tp. HCM Luật Thương mại

Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp,


57 (*)
Hà Nội
Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học Tp.
58 Khoa Công nghệ thông tin
HCM

59 Trường ĐH Nha Trang Khoa Công nghệ thông tin

60 Trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM Khoa Kinh tế

61 Trường ĐH Phan Thiết Khoa Quản trị kinh doanh

62 Trường ĐH Phú Xuân Khoa Công nghệ và Kinh doanh

Trường ĐH Quản lý và Công nghệ


63 Quản trị kinh doanh
Hải phòng

64 Trường ĐH Quảng Bình Kinh tế - Du lịch

65 Trường ĐH Quang Trung Khoa Kinh tế & Du lịch


Khoa Tài chính ngân hàng và Quản
66 Trường ĐH Quy Nhơn
trị kinh doanh

27
67 Trường ĐH Sài Gòn Khoa Quản trị kinh doanh

68 Trường ĐH Sao Đỏ Kinh tế

69 Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Khoa Công nghệ thông tin

70 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh Khoa Kinh tế

71 Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Viện Quản trị kinh doanh

Khoa Kinh tế tài nguyên và môi


72 Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường
trường

73 Trường ĐH Tây Đô Khoa Kỹ thuật - Công nghệ

74 Trường ĐH Tây Nguyên Khoa Kinh tế

75 Trường ĐH Thái Bình Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

76 Trường ĐH Thái Bình Dương Khoa Kinh tế và Quản trị

77 Trường ĐH Thành Đô Khoa Công nghệ

Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh


78 Trường ĐH Thành Đông
doanh
Trường ĐH Thành Tây
79 Khoa Kinh tế
(nay là Trường ĐH PHENIKAA)

80 Trường ĐH Thăng Long Kinh tế Quản lý

81 Trường ĐH Tiền Giang Kinh tế Luật

82 Trường ĐH Tôn Đức Thắng Khoa Quản trị kinh doanh

83 Trường ĐH Văn hoá Hà Nội Khoa Xuất bản, Phát hành

84 Trường ĐH Văn hóa TP. Hồ Chí Minh Khoa xuất bản, phát hành

85 Trường ĐH Võ Trường Toản Khoa Kinh tế

86 Trường ĐH Xây dựng miền Tây Khoa Kinh tế

87 Trường ĐH Xây dựng miền Trung Khoa Xây dựng

88 Trường ĐH Yersin Đà Lạt (*)

(*) Chưa thu thập được thông tin về Khoa

28
2. Chuyên ngành thương mại điện tử

Không tính tới các trường đã đào tạo ngành thương mại điện tử (7340122) thì
số trường đã đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử năm 2023 là 16 trường, chiếm
7% các trường đại học được khảo sát.

Số trường đại học đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử

16
Phần lớn các khoa đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử là các khoa kinh
tế - thương mại. Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn đào tạo
chuyên ngành này thuộc ngành quản trị kinh doanh tại Khoa Thương mại điện tử và
Kinh tế số và đã có dự định đưa lên thành ngành với mã 7340122. Trường ĐH Công
nghiệp Việt Hung giảng dạy chuyên ngành thương mại điện tử tại Khoa Công nghệ
thông tin, Trường ĐH Nội vụ ở Khoa Máy tính và Công nghệ thông tin. Trường ĐH
Ngân hàng Tp. HCM và Trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP. Hồ Chí Minh dạy ở
Khoa Hệ thống thông tin quản lý.
Một số trường đã gắn đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử với lĩnh vực có
thế mạnh của trường, chẳng hạn Trường Du lịch – Đại học Huế, Trường ĐH Tài
nguyên Môi trường TP. Hồ Chí Minh hay Trường ĐH Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh.
Mức độ quan tâm của sinh viên các trường đào tạo chuyên ngành thương mại
điện tử tới các hoạt động chung của lĩnh vực này đã có sự khác biệt với các trường
chưa có chuyên ngành. Chẳng hạn, đã có 8 trường có sinh viên tham gia cuộc thi Sinh
viên Kinh doanh số 2023 chiếm 50% số trường, trong đó có trường có tới 10 đội thi
như Trường ĐH Mỏ - Địa chất.
Một số trường đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử quan tâm cao tới các
hoạt động hợp tác, nâng cao chất lượng đào tạo, kết nối với các doanh nghiệp kinh
doanh trực tuyến thông qua Hiệp hội Thương mại điện tử và Mạng lưới các cơ sở đào
tạo thương mại điện tử (VecomNet). Trong số 16 trường đào tạo chuyên ngành này đã
có 5 trường tham gia Mạng lưới, chiếm 31%. Những trường này là Trường Công nghệ
thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (Đại học Đà Nẵng), Trường Kinh tế (Đại học
Huế), Trường ĐH Mỏ Địa chất, Trường ĐH Mở Tp. HCM, Trường ĐH Ngoại thương.
Một số trường như Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh hay Trường Công
nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn dự kiến sẽ chuyển từ đào tạo chuyên ngành
sang ngành thương mại điện tử trong vài năm tới.

29
Bảng 2
Danh sách các trường đại học đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử

STT Tên Trường Khoa


ĐH Đà Nẵng - Trường Công nghệ
1 Khoa Thương mại điện tử và KTS
thông tin và Truyền thông Việt - Hàn

2 ĐH Huế - Trường Du lịch Khoa Du lịch học

3 ĐH Huế - Trường Kinh tế Khoa Quản trị Kinh doanh

Học viện Công nghệ Bưu chính viễn


4 Khoa Quản trị kinh doanh
thông - Cơ sở Tp. HCM

5 Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu Khoa Kinh tế - Luật - Logistics

6 Trường ĐH Công nghiệp Việt Hung Khoa Công nghệ thông tin

7 Trường ĐH Cửu Long Khoa Quản trị kinh doanh

Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công


8 Khoa Thương mại
nghiệp

9 Trường ĐH Mỏ Địa chất Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh

10 Trường ĐH Mở Tp. HCM Khoa Quản trị kinh doanh

11 Trường ĐH Ngân hàng Tp. HCM Khoa Hệ thống thông tin quản lý

12 Trường ĐH Ngoại thương Khoa Quản trị kinh doanh

Khoa Máy tính và Công nghệ thông


13 Trường ĐH Nội vụ
tin
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
14 Trường ĐH Quốc tế Bắc hà
doanh

15 Trường ĐH Tài chính - Marketing Khoa Thương mại

Trường ĐH Tài nguyên Môi trường Khoa Hệ thống thông tin và Viễn
16
TP. Hồ Chí Minh thám

Chương trình đào tạo chuyên ngành của nhiều trường gắn với lĩnh vực chuyên
sâu và thế mạnh của trường hay địa phương.
Chẳng hạn, Trường Du lịch thuộc Đại học Huế đào tạo chuyên ngành Thương
mại điện tử dịch vụ du lịch trong ngành Quản trị kinh doanh. Trường giới thiệu vị trí

30
việc làm đối với chuyên ngành này: “Với kiến thức và kỹ năng toàn diện về cả quản trị
kinh doanh và thương mại điện tử, đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý và kinh doanh, sinh viên chuyên ngành thương mại điện tử có thể làm
việc trong mọi doanh nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực cần và ứng dụng mạnh mẽ
công nghệ thông tin như quản lý nhà nước, tài chính, ngân hàng, hàng không, xuất
nhập khẩu, các doanh nghiệp thương mại điện tử, doanh nghiệp công nghệ thông tin và
truyền thông.”
Bên cạnh các học phần gắn với thương mại điện tử, trường đưa vào nhiều học
phần liên quan tới du lịch, bao gồm Nhập môn tổ chức và quản lý sự kiện, Nhập môn
quản trị lữ hành, Quy hoạch du lịch, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Văn hoá và du lịch,
Văn hoá Đông Nam Á, Du lịch ẩm thực, Văn hoá Di sản Việt Nam và thế giới, Du lịch
MICE, Lễ tân ngoại giao, Luật Du lịch, Quản lý điểm đến, Du lịch bền vững, Quản lý
hệ thống thông tin trong du lịch. Hơn nữa, trường còn có các học phần giới thiệu về
địa phương như Văn hoá Huế.18
Chuyên ngành Thương mại điện tử thuộc ngành Hệ thống thông tin của Trường
ĐH Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh có một số học phần liên quan tới lĩnh
vực tài nguyên và môi trường. Các học phần này thuộc kiến thức cơ sở ngành bao gồm
Kinh tế môi trường, Quản lý chất lượng môi trường. Các học phần thuộc kiến thức
ngành bao gồm Hệ thống thông tin địa lý, Viễn thám cơ bản, Viễn thám ứng dụng,
Thành lập bản đồ chuyên đề. So với số học phần gắn với du lịch của Trường Du lịch
của Đại học Huế thì số học phần gắn với tài nguyên và môi trường của trường này ít
hơn đáng kể.

18
http://huht.hueuni.edu.vn/ban-mo-ta-chuong-trinh-dao-tao-nganh-quan-tri-kinh-doanh.html

31
Hình 3
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Chương trình đào tạo
Ngành Hệ thống thông tin
Chuyên ngành Thương mại điện tử19

Chuyên ngành thương mại điện tử thuộc ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH
Ngoại thương Hà Nội có các học phần về Chính sách thương mại quốc tế và Quan hệ
kinh tế quốc tế.20
Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đào tạo chuyên ngành Quản trị thương
mại điện tử trong ngành Hệ thống thông tin quản lý (7340405). Các học phần liên
quan trực tiếp tới lĩnh vực ngân hàng thuộc về các học phần tự chọn, bao gồm Lý
19
https://daotao.hcmunre.edu.vn/sites/default/files/uploads/files/202212/ctdt_thuong_mai_dien_tu.pdf
20
https://qtkd.ftu.edu.vn/chuyen-nganh-thuong-mai-dien-tu/

32
thuyết tài chính – tiền tệ, Thị trường tài chính và các định chế tài chính, Tài chính
doanh nghiệp, Hoạt động kinh doanh ngân hàng, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Core
Banking và ngân hàng điện tử Banking.

Bảng 3
Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận các vị trí nghề nghiệp sau:
- Thiết kế, quản trị và vận hành hệ thống thương mại điện tử
- Chuyên viên thiết kế các giải pháp thương mại điện tử
- Chuyên viên vận hành hệ thống giao dịch điện tử
- Chuyên viên thanh toán trực tuyến
- Chuyên viên ngân hàng điện tử
- Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng cuối cùng
- Chuyên viên tiếp thị điện tử (e-marketing)
- Chuyên viên phân tích dữ liệu mạng xã hội
- Chuyên viên kinh doanh sản phẩm và dịch vụ thương mại điện tử
- Giám đốc hệ thống thống thông tin (CIO)
- Những công việc khác có liên quan đến TMĐT trong các tổ chức...

https://drive.google.com/file/d/13rTvbrx3YuU3pIjK7tEkiUEC3vcagOlM/view

Bảng 4
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử

Trường Đại học Mỏ - Địa chất đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử tại
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh từ năm 2018. Số lượng sinh viên theo học
chuyên ngành này năm học 2020 là 200, năm học 2021 là 230 và năm học 2022
là 250.

Chương trình đào tạo được ban hành lần đầu tiên năm 2018, đến năm 2023 đã
được ban hành mới theo quy định về thực hiện định kỳ đánh giá, cải tiến chất
lượng chương trình đào tạo. Trước khi khoá đầu tiên tốt nghiệp trường đã đánh
giá chất lượng chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo đã được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của
trường. Chương trình đào tạo đã được kiểm định bởi Trung tâm kiểm định Đại
học Quốc gia Hà Nội với kết quả Khá.

Trường có một phòng thực hành. Chương trình đào tạo định hướng thực hành,
kết hợp giữa thương mại điện tử và tiếp thị số, tích hợp khá nhiều các module
thực hành vào các môn học.

Trường có nhu cầu tuyển dụng từ 3-5 giảng viên trình độ thạc sỹ trở lên ngành
thương mại điện tử.

33
3. Ngành thương mại điện tử

Không tính tới các trường đào tạo học phần và chuyên ngành thương mại điện tử thì số
trường đã đào tạo ngành thương mại điện tử (7340122) năm 2023 là 40 trường, chiếm
17% các trường đại học được khảo sát.

Số trường đại học đào tạo ngành thương mại điện tử

40
Phần lớn các đơn vị đào tạo ngành thương mại điện tử là các khoa kinh tế -
thương mại – quản trị kinh doanh – tài chính. Ba trường đào tạo ngành này ở khoa
thương mại điện tử là Trường Kinh tế (ĐH Đà Nẵng), Trường ĐH Đại Nam (Khoa
TMĐT và Kinh tế số), Trường ĐH Thương mại (Khoa Hệ thống thông tin Kinh tế và
Thương mại điện tử). Ba trường đào tạo ngành thương mại điện tử ở khoa hệ thống
thông tin và bốn trường đào tạo ở khoa công nghệ thông tin.
Đa số trường đào tạo ngành thương mại điện tử quan tâm cao tới các hoạt động
hợp tác, nâng cao chất lượng đào tạo, kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh trực
tuyến thông qua Hiệp hội Thương mại điện tử và Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương
mại điện tử (VecomNet). Trong số 40 trường đào tạo ngành này đã có 29 trường tham
gia Mạng lưới, chiếm 73%. Các trường khá quan tâm tới bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
và có tới 43 đã cử giảng viên tham dự Chương trình tập huấn giảng viên năm 2023 do
Hiệp hội Thương mại điện tử phối hợp Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và Cục
Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức.
Mức độ quan tâm của sinh viên các trường đào tạo ngành thương mại điện tử
tới các hoạt động chung của lĩnh vực này khá cao và có xu hướng tăng lên. Chẳng hạn,
có 25 trường với 150 đội thi tham gia cuộc thi Sinh viên Kinh doanh số 2022. Con số
này tăng lên 28 trường với 240 đội thi trong cuộc thi năm 2023.

Bảng 5
Danh sách các trường đại học đào tạo ngành thương mại điện tử

STT Trường Khoa

1 ĐH Đà Nẵng - Trường Kinh tế Khoa Thương mại điện tử


ĐH Quốc gia Tp. HCM - Trường Công nghệ
2 Khoa Hệ thống thông tin
thông tin
ĐH Quốc gia Tp. HCM - Trường ĐH Kinh
3 Khoa Hệ thống thông tin
tế - Luật
ĐH Thái Nguyên - Trường Công nghệ thông Khoa Hệ thống Thông tin Kinh
4
tin và Truyền thông tế

34
5 ĐH Vinh - Trường Kinh tế Khoa Quản trị kinh doanh

6 Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông Khoa Quản trị kinh doanh

7 Học viện Nông nghiệp Việt Nam Khoa Quản trị kinh doanh

8 Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải Khoa Kinh tế vận tải

Trường ĐH Công nghệ Tp. HCM


9 Khoa Tài chính - Thương mại
(HUTECH)

10 Trường ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội Khoa Kinh tế

11 Trường ĐH Công nghiệp Tp. HCM Khoa Thương mại và Du lịch


Trường ĐH Công Thương Tp. HCM
12 Khoa Quản trị kinh doanh
(Công nghiệp thực phẩm)
Trường Kinh tế
13 Trường ĐH Duy Tân
Khoa Quản trị kinh doanh
Khoa Thương mại điện tử và
14 Trường ĐH Đại Nam
Kinh tế số

15 Trường ĐH Điện Lực Khoa Kinh tế và Quản Lý

16 Trường ĐH Đông Á, Đà Nẵng Khoa Quản trị kinh doanh

17 Trường ĐH Đông Đô Khoa Kinh tế

18 Trường ĐH Gia Định Khoa Kinh tế Quản trị

19 Trường ĐH Hải Phòng Khoa Quản trị kinh doanh


Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
20 Trường ĐH Hòa Bình
doanh
Khoa Logistics và Thương mại
21 Trường ĐH Hoa Sen
quốc tế
22 Trường ĐH Hùng Vương (Tp. HCM) Quản trị kinh doanh

23 Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp. HCM Khoa Công nghệ thông tin
Viện Thương mại và Kinh tế
24 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
quốc tế
Khoa Công nghệ thông tin kinh
25 Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM
doanh

35
26 Trường ĐH Lạc Hồng Khoa Công nghệ thông tin

27 Trường ĐH Mở Hà Nội Khoa Kinh tế

28 Trường ĐH Nam Cần Thơ Khoa Kinh tế

29 Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Khoa Quản trị kinh doanh

30 Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang Khoa Kinh tế Tài chính


Khoa Công nghệ thông tin và
31 Trường ĐH Phương Đông
truyền thông
32 Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng Khoa Kinh tế - Quản trị

33 Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn Khoa Kinh doanh quốc tế

34 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM Khoa Kinh tế

35 Trường ĐH Thủ Dầu Một Khoa Kinh tế

36 Trường ĐH Thủy Lợi Khoa Kinh tế và Quản lý


Khoa Hệ thống thông tin Kinh
37 Trường ĐH Thương Mại
tế và Thương mại điện tử
38 Trường ĐH Trà Vinh Khoa Kinh tế Luật

39 Trường ĐH Văn Hiến Khoa Kinh tế - Quản trị

40 Trường ĐH Văn Lang Khoa Thương mại

36
Phần IV
Đào tạo ngành thương mại điện tử

37
1. Thời gian mở ngành thương mại điện tử
Tới năm 2015 có 4 trường đào tạo ngành thương mại điện tử, đó là Trường ĐH
Công nghiệp Tp. HCM, Trường ĐH Thương mại, Trường Công nghệ thông tin và
truyền thông (Đại học Thái Nguyên) và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM.
Giai đoạn 5 năm 2016 – 2020 có 17 trường đào tạo ngành thương mại điện tử.
Trong số 35 trường cung cấp thông tin về thời gian đào tạo ngành này có 14 trường bắt
đầu mở ngành thương mại điện tử từ năm 2021 đến năm 2023.
Chưa có thông tin về năm bắt đầu đào tạo ngành thương mại điện tử của 5
trường còn lại trong số 40 trường đã đào tạo ngành này. Đó là Trường ĐH Gia Định,
Trường ĐH Hải Phòng, Trường ĐH Nam Cần Thơ, Trường ĐH Nông Lâm Bắc
Giang và Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn.

Bảng 6
Năm bắt đầu đào tạo ngành thương mại điện tử

Trường Năm
1 Trường ĐH Công nghiệp Tp. HCM 2012
2 Đại học Thái Nguyên - Trường Công nghệ thông tin và truyền thông 2013
3 Trường ĐH Thương mại 2013
4 Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM 2015
5 Đại học Huế - Trường Kinh tế 2016
6 Đại học Quốc gia Tp. HCM - Trường Kinh tế - Luật 2016
7 Trường ĐH Kinh tế Tài chính Tp. HCM (UEF) 2016
8 Đại học Đà Nẵng - Trường Kinh tế 2018
9 Đại học Quốc gia Tp. HCM - Trường Công nghệ thông tin 2018
10 Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 2018
11 Trường ĐH Công nghệ GTVT 2018
12 Trường ĐH Đông Đô 2018
13 Trường ĐH Kinh tế quốc dân 2018
14 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2019
15 Trường ĐH Điện lực 2019
16 Trường ĐH Mở Hà Nội 2019
17 Đại học Vinh - Trường Kinh tế 2020
18 Trường ĐH Công nghệ Tp. HCM 2020
19 Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM 2020
20 Trường ĐH Nguyễn Tất Thành 2020
21 Trường ĐH Văn Hiến 2020
22 Trường ĐH Đông Á 2021
23 Trường ĐH Đại Nam 2021

38
24 Trường ĐH Hòa Bình 2021
25 Trường ĐH Hoa Sen 2021
26 Trường ĐH Phương Đông 2021
27 Trường ĐH Thủy lợi 2021
28 Trường ĐH Văn Lang 2021
29 Trường ĐH Duy Tân 2022
30 Trường ĐH Lạc Hồng 2022
31 Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng 2022
32 Trường ĐH Thủ Dầu Một 2022
33 Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội 2023
34 Trường ĐH Công Thương TP. Hồ Chí Minh 2023
35 Trường ĐH Hùng Vương Tp. HCM 2023

2. Sinh viên ngành thương mại điện tử


Số sinh viên học ngành thương mại điện tử:
Thông tin từ 34 trường cho thấy số sinh viên học ngành thương mại điện tử
tăng lên nhanh chóng, tổng số sinh viên ngành này năm học 2023 gấp 2,5 lần so với
năm học 2020. Những trường tăng trưởng mạnh bao gồm Trường ĐH Nguyễn Tất
Thành, Trường ĐH Đại Nam hay Trường ĐH Kinh tế quốc dân.

Hình 4
Tổng số sinh viên học ngành thương mại điện tử

6000 5317
5000 4186
4000 3388
3000 2163
2000
1000
0
2020 - 2021 2021 - 2022 2022 - 2023 2023 - 2024

Số sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử:


Thông tin từ 34 trường có số liệu cho thấy số sinh viên tốt nghiệp các năm học
2021, 2022 và 2023 là 880, 1.196 và 1.327. Với số lượng sinh viên theo học ngành này
tăng nhanh có thể thấy số sinh viên tốt nghiệp từ năm 2024 sẽ cao hơn đáng kể.

39
Hình 5
Tổng số sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử

1400 1327
1196
1200

1000
880

800

600

400

200

0
2021 2022 2023

Xu hướng điểm chuẩn trúng tuyển ngành TMĐT trong bốn năm học gần nhất
Xu hướng rõ ràng nhất là điểm chuẩn vào ngành thương mại điện tử tăng dần.
Có 62% trường cho biết điểm chuẩn có xu hướng tăng dần, 20% không đổi và 18%
không rõ xu hướng tăng hay giảm.

3. Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử


Ban hành mới chương trình đào tạo
Dễ dàng nhận thấy dù năm đầu tiên ban hành chương trình đào tạo là năm nào
thì phần lớn các trường đã ban hành chương trình đào tạo mới trong hai năm 2022 –
2023.

Bảng 7
Năm gần nhất ban hành chương trình đào tạo

Năm gần nhất


Trường Năm đầu tiên ban ban hành
hành CTĐT CTĐT mới
1 Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM 2015 2016
2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2019 2019
3 Đại học Đà Nẵng - Trường Kinh tế 2018 2021
4 Trường ĐH Kinh tế quốc dân 2018 2021
5 Trường ĐH Phương Đông 2021 2021
6 Trường ĐH Thủy lợi 2019 2021
7 Trường ĐH Thương mại 2013 2021
8 Đại học Quốc gia Tp. HCM - Trường Công nghệ 2018 2022

40
thông tin
Đại học Thái Nguyên - Trường Công nghệ thông
9 tin và truyền thông 2013 2022
10 Trường ĐH Công nghệ Tp. HCM 2020 2022
11 Trường ĐH Công nghiệp Tp. HCM 2012 2022
12 Trường ĐH Đông Đô 2017 2022
13 Trường ĐH Hòa Bình 2019 2022
14 Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM 2016 2022
15 Trường ĐH Lạc Hồng 2022 2022
16 Trường ĐH Mở Hà Nội 2019 2022
17 Trường ĐH Nguyễn Tất Thành 2020 2022
18 Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng 2022 2022
19 Trường ĐH Thủ Dầu Một 2022 2022
20 Trường ĐH Văn Lang 2021 2022
21 Đại học Huế - Trường Kinh tế 2016 2023
Đại học Quốc gia Tp. HCM - Trường Kinh tế -
22 Luật 2014 2023
23 Đại học Vinh - Trường Kinh tế 2020 2023
24 Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 2018 2023
25 Trường ĐH Đông Á 2021 2023
26 Trường ĐH Công nghệ GTVT 2018 2023
27 Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội 2023 2023
28 Trường ĐH Công Thương TP. Hồ Chí Minh 2023 2023
29 Trường ĐH Duy Tân 2022 2023
30 Trường ĐH Đại Nam 2021 2023
31 Trường ĐH Điện lực 2019 2023
32 Trường ĐH Hoa Sen 2020 2023
33 Trường ĐH Hùng Vương Tp. HCM 2023 2023
34 Trường ĐH Kinh tế Tài chính Tp. HCM (UEF) 2016 2023

Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp)
Điều 19 của Thông tư 17/2021/TT- BGDĐT về đánh giá, cải tiến chất lượng
chương trình đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học:
1. Chương trình đào tạo phải thường xuyên được rà soát, đánh giá, cập nhật; kết
quả rà soát, đánh giá phải được cơ sở đào tạo áp dụng để cải tiến, nâng cao chất
lượng đào tạo.
2. Chu kỳ đánh giá tổng thể chương trình đào tạo tối đa là 05 năm;

41
3. Việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trước khi khoá đầu tiên tốt
nghiệp theo quy định về mở ngành đào tạo tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Giáo dục đại học phải đáp ứng các yêu cầu theo quy
định tại Điều này.
Theo đó, trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được
đánh giá chất lượng; ngay sau khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải
được kiểm định theo quy định của Luật này. Trường hợp không thực hiện đánh giá,
kiểm định hoặc kết quả đánh giá, kiểm định không đạt yêu cầu, cơ sở giáo dục đại học
phải có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo, bảo đảm quyền lợi cho người học, không được tiếp tục tuyển
sinh ngành đào tạo đó cho đến khi đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
Đối với yêu cầu đánh giá định kỳ, phần lớn các trường đào tạo ngành thương
mại điện tử trên 5 năm đều định kỳ đánh giá tổng thể chương trình đào tạo.
Đối với yêu cầu đánh giá trước khi khoá đầu tiên tốt nghiệp, trong hai năm
2024 – 2025 nhiều trường sẽ có khoá đầu tiên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử.
Các trường đại học có những khoá này cần đánh giá chất lượng và tiếp đó tiến hành
kiểm định chương trình đào tạo.
Công khai chương trình đào tạo
Điều 20 của Thông tư 17/2021/TT- BGDĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo công
khai thông tin tất cả các chương trình đào tạo trên cổng thông tin điện tử của mình.
Khảo sát của VECOM cho thấy còn 15% các trường chưa đáp ứng đầy đủ quy
định công khai thông tin chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử. Ngoài ra,
chất lượng của nhiều cổng thông tin điện tử chưa cao, chức năng tìm kiếm hoạt động
không tốt gây ra khó khăn lớn khi cần tiếp cận nhanh chóng, toàn diện chương trình
đào tạo.
Kiểm định chương trình đào tạo
Thông tư 38/2013/TT-BGDĐT năm 2013 Quy định về quy trình và chu kỳ
kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và trung
cấp chuyên nghiệp. Theo Thông tư này, “Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo”
là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ chương trình đào tạo đáp ứng các tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Kiểm định chất lượng
chương trình đào tạo được thực hiện theo chu kỳ 5 năm/lần.
Khảo sát cho thấy tới tháng 10 năm 2023 có 21% các trường đã kiểm định
chương trình đào tạo. Tỷ lệ này chưa cao một phần do có nhiều trường mới bắt đầu
đào tạo ngành thương mại điện tử từ năm 2020. Cũng có trường chưa kiểm định
chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử vì lý do khác, chẳng hạn chương trình
chưa ổn định về cấu trúc và đội ngũ giảng dạy chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm
thực tiễn về thương mại điện tử.
Ngoại trừ Trường ĐH Công nghiệp Tp. HCM tiến hành kiểm định từ năm 2019,
các trường khác đều tiến hành kiểm định trong giai đoạn 2021 – 2023. Tổ chức kiểm
định được chọn nhiều nhất là Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học
Quốc gia Hà Nội.

42
Thực hành và liên kết với doanh nghiệp
Có 65% chương trình đào tạo với 3 học phần trở lên yêu cầu thực hành. Số
lượng trường liên kết với 5 doanh nghiệp trở lên để triển khai thực hành còn ít. Trong
khi 62% các trường có hai phòng thực hành trở lên thì một số trường chưa có phòng
thực hành. Đồng thời, 50% trường tự đánh giá phòng thực hành có chất lượng tốt.
Ba nhóm chương trình đào tạo ngành hoặc chuyên ngành TMĐT
Có thể phân loại chương trình đào tạo ngành hoặc chuyên ngành thương mại
điện tử của các trường đại học theo ba nhóm.
Nhóm trường thứ nhất gồm một số trường đại học đào tạo cử nhân ngành
thương mại điện tử tại khoa công nghệ thông tin hay hệ thống thông tin. Sinh viên tốt
nghiệp sẽ định hướng nghề nghiệp vào phát triển các nền tảng hay giải pháp công nghệ
phục vụ kinh doanh trực tuyến. Chương trình đào tạo tại những trường này thường
tương đối cân bằng về số học phần và số tín chỉ về công nghệ thông tin so với kinh
doanh trực tuyến. Đại diện cho các trường thuộc nhóm này là Trường đại học Công
nghệ thông tin thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Tại trường này, các học
phần về công nghệ thông tin bao gồm Nhập môn lập trình (4TC), Lập trình hướng đối
tượng (4TC), Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (4TC), Cơ sở dữ liệu (4TC), Nhập môn
mạng máy tính (4TC), Phát triển ứng dụng web (4TC). Các học phần về kinh doanh
trực tuyến bao gồm Giới thiệu ngành TMĐT (1TC), Marketing căn bản (3TC),
Thương mại điện tử (3TC), Marketing điện tử (3TC), Thiết kế hệ thống TMĐT (3TC),
Quản trị quan hệ khách hàng và nhà cung cấp (3TC), Hệ thống thanh toán trực tuyến
(3TC), Quản trị dự án TMĐT (3TC), Pháp luật TMĐT (2TC), An toàn và bảo mật
TMĐT (2TC), Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (4TC). Số tín chỉ về công nghệ
thông tin là 24 so với 30 của thương mại điện tử.

Hộp 1
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Trường đại học Công nghệ thông tin
Tổng quan ngành Thương mại điện tử

a. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin có kỹ năng đáp ứng những yêu cầu
trong thương mại trực tuyến, tiến hành nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ tiên tiến trong CNTT vào thương mại điện tử, đặc biệt là hướng vào các ứng
dụng nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu đào tạo cụ thể (ký hiệu là G) của chương trình đào tạo:
• G1: Đào tạo nguồn lực chất lượng cao nắm vừng kiến thức cơ bản và chuyên
sâu về Thương mại điện tử như các phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống
kinh doanh trực tuyến, kế toán, tiếp thị, thanh toán điện tử, nền kinh tế điện tử,
công nghệ web và mạng xã hội, đặc điểm người sử dụng web, kỹ năng phân
tích, tổng hợp, lập giải pháp, phát triển khả năng tư duy, rèn luyện đạo đức, kỹ
năng nghề nghiệp.
• G2: Đào tạo đội ngũ chuyên sâu có khả năng tổ chức và phát triển các ứng
dụng tin học hỗ trợ các hoạt động giao dịch điện tử, thương mại, kinh doanh
điện tử, chứng thực và an toàn trong giao dịch điện tử.

43
• G3: Đào tạo đội ngũ quản lý có khả năng hoạch định, xây dựng và quản lý các
hoạt động thương mại điện tử tại doanh nghiệp cũng như tại các cơ quan nhà
nước.
• G4: Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt.

b. Vị trí và khả năng làm việc sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở những phạm vi và lĩnh vực khác nhau như:
• Chuyên viên quản trị (System Administrator), chuyên viên phát triển (Web
Developer, Mobile Developer) các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh
trực tuyến, chịu trách nhiệm phát triển và duy trì trang web / app bán hàng trực
tuyến.
• Chuyên viên tiếp thị trực tuyến (Digital marketing executive): lập kế hoạch,
triển khai và theo dõi chiến dịch Marketing trên các kênh Online: Google
(SEO/SEM, Ads, GDN, Shopping,…) , Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok,
Cốc Cốc, Forum, Sàn TMĐT…
• Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business analyst): tiếp nhận yêu cầu người
dùng, phân tích nghiệp vụ từ khách hàng và xây dựng nghiệp vụ chi tiết để các
team phát triển, quản trị sự thay đổi của nghiệp vụ. Vị trí này phổ biến tại các
công ty chuyên về triển khai các hệ thống kinh doanh trực tuyến, quản trị đơn
hàng, CRM, ERP, BPM.
• Chuyên viên tư vấn (Business consultant): tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng
và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại
điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử.
• Giám đốc kinh doanh trực tuyến: sau khi ra trường và tích lũy kinh nghiệm vài
năm, vị trí Giám đốc kinh doanh trực tuyến là điều mà sinh viên có thể nhắm
tới và đạt được.
• Khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến: xây dựng kế hoạch kinh doanh để biến ý
tưởng thành hiện thực, kiến thức được trang bị ở giảng đường sẽ là lợi thế cho
các bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến thành công.
• Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng thương mại điện tử ở các
trường đại học và cao đẳng trên cả nước.

c. Hình thức và thời gian đào tạo


Thời gian đào tạo: 4 năm, 8 học kỳ.

https://www.uit.edu.vn/tong-quan-nganh-thuong-mai-dien-tu

Hộp 2
Đại học Ngoại thương
Chương trình đào tạo gần với ngành Thương mại điện tử

Trên cơ sở Sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và Chiến lược phát triển Nhà trường giai
đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2040, các chương trình đào tạo của Nhà trường được xây dựng
và triển khai đào tạo theo hướng mở - linh hoạt, lấy người học làm trung tâm, dựa trên hệ
thống quản trị đại học hiện đại trên nền tảng số. Các ngành đào tạo có liên quan tới thương
mại điện tử bao gồm:
(1) Marketing số
Chương trình đào tạo ngành Marketing, chuyên ngành Marketing số là chương trình đào tạo
đặc thù do Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế phụ trách chuyên môn, được xây dựng theo

44
định hướng ứng dụng với các học phần thực hành FDMAP (FTU Digital Marketing
Actionable Program) có tính sáng tạo và tính thực tiễn trong bối cảnh chuyển đổi số và phát
triển nền kinh tế số. Chương trình tham khảo chương trình đào tạo Marketing của các
trường đại học đối tác của Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế. Đặc biệt, chương trình có
sự đồng hành của các chuyên gia từ cộng đồng doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực phát triển
marketing trên nền tảng truyền thông, nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng, tổ chức
sự kiện, quản lý kênh phân phối, quản lý lực lượng bán hàng, quản lý và phát triển thương
hiệu …
(2) Chuyên ngành truyền thông Marketing tích hợp
Đây là chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh
thuộc ngành Marketing. Chương trình được xây dựng trên cơ sở tham khảo chuyên ngành
Truyền thông marketing tích hợp của nhiều trường đại học ở các nước phát triển nên tiệm
cận với các chương trình quốc tế, giúp sinh viên dễ dàng thực hiện các hoạt động trao đổi
học thuật, học sau đại học và tham gia thị trường nhân lực quốc tế.
Điểm nổi bật của chương trình là được xây dựng theo hướng kết nối với doanh nghiệp
trong đào tạo và có tính ứng dụng cao. Các học phần thuộc khối kiến thức ngành Marketing
và kiến thức chuyên ngành truyền thông Marketing tích hợp đều có sự tham gia của các
doanh nghiệp dưới hình thức thăm quan thực tế, phân tích tình huống hoặc các buổi tọa
đàm chia sẻ kiến thức. Trong một số môn học chuyên sâu, các chuyên gia đến từ doanh
nghiệp sẽ cùng với đội ngũ giảng viên của trường hướng dẫn sinh viên thực hiện các dự án
nhằm nâng cao khả năng thực hành nghề nghiệp cho sinh viên.
(3) Kinh doanh số

“Chương trình cử nhân chất lượng cao Kinh doanh số” được xây dựng dựa trên hai trụ cột
tri thức xuyên suốt và đan xen bổ trợ nhau trong suốt quá trình đào tạo là: (1) Kinh tế và
Kinh doanh quốc tế và (2) Dữ liệu, Công nghệ số và Chuyển đổi số. Chương trình áp dụng
đa dạng các mô hình và phương pháp giảng dạy như: phương pháp học tập theo dự án –
PBL (Project - Based Learning); mô hình đồng giảng dạy (Co-teaching) của các giảng viên,
chuyên gia và nhà quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt, mô hình đào tạo DBIZ (Dự án kinh
doanh số) với 3 học phần DBIZ 1, 2, 3 được áp dụng từ năm thứ 2, 3 và 4 của chương trình
kiến tạo cho sinh viên nhiều cơ hội vừa được học tập và trải nghiệm ứng dụng kiến thức
vào quản lý các dự án kinh doanh, vừa được tiếp cận chuyên sâu về cách thức chuyển đổi
số hay kinh doanh trên nền tảng số theo yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và xã hội.
Người học có cơ hội được học tập với đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Ngoại
thương, các giáo sư đến từ các trường đại học Nhật Bản uy tín cùng các chuyên gia, nhà
quản lý đến từ các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
Hệ sinh thái đào tạo toàn diện “Nhà trường - Doanh nghiệp – Xã hội” sẽ cung cấp cho xã
hội nguồn nhân lực trẻ có chuyên môn vững vàng về kinh doanh số. Sinh viên tốt nghiệp
chương trình có thể đảm nhận đa dạng các vị trí công việc như: chuyên viên, quản lý,
chuyên gia tư vấn và triển khai chuyển đổi số kinh doanh, phát triển các dự án kinh doanh
số trong các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế.

https://vjcc.org.vn/tin-tuc-su-kien/kinh-doanh-so-digital-business-chuyen-nganh-moi-don-
dau-xu-the.html

45
Hình 6
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Trường đại học Công nghệ thông tin
Khung chương trình đào tạo ngành TMĐT

https://daa.uit.edu.vn/content/cu-nhan-nganh-thuong-mai-dien-tu-ap-dung-tu-khoa-18-2023
Nhóm trường thứ hai đào tạo ngành thương mại điện tử gắn sâu với một số lĩnh
vực kinh doanh nhất định, chẳng hạn thương mại quốc tế. Trong chương trình đào tạo
của những trường này số học phần và tín chỉ về công nghệ thông tin thấp hơn đáng kể
so với kinh doanh trực tuyến. Đại diện cho các trường thuộc nhóm này là Viện
Thương mại và Kinh tế quốc tế thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tại Viện
này, các học phần về công nghệ thông tin bao gồm Hệ thống thông tin quản lý (3TC),
Mạng máy tính và truyền số liệu (3TC), Thiết kế Web (3TC), Quản trị mạng (3TC),
Hệ quản trị CSDL (3TC), An toàn và bảo mật thông tin (3TC), Lập trình phân tích dữ
liệu (3TC). Trong khi đó các học phần về thương mại điện tử bao gồm Marketing căn

46
bản (3TC), Quản trị Marketing (3TC), Thương mại điện tử căn bản (3TC), Pháp luật
trong TMĐT (3TC), Quản trị tác nghiệp TMĐT (3TC), Chiến lược kinh doanh trong
TMĐT (3TC), Đề án ngành TMĐT (3TC), Marketing số (3TC), Giao dịch thương mại
điện tử: Lý thuyết và thực hành (3TC), Thanh toán trong TMĐT (3TC), Chính phủ
điện tử (3TC), Mạng xã hội (3TC). Tuỳ thuộc vào học phần tự chọn, số tín chỉ về công
nghệ thông tin dao động từ 6 tới 21, trong khi đó số tín chỉ về thương mại điện tử dao
động từ 21 tới 36.
Đồng thời, chương trình đào tạo có nhiều học phần hỗ trợ kinh doanh thương
mại, thương mại quốc tế như Kinh doanh thương mại (3), Thương mại quốc tế (3),
Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu (3), Kinh tế hải quan (3), Nghiệp vụ Hải quan
(3), E-Logistics (3), Quản trị doanh nghiệp thương mại (3), Kinh doanh quốc tế (3).
Những học phần này lên tới 24 tín chỉ.

Hộp 3
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế

Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Cử nhân ngành Thương mại điện tử có
thể làm việc tốt tại:

- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty trong nước và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài;
- Văn phòng đại diện doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp có hoạt động kinh
doanh thương mại điện tử;
- Các tập đoàn, Công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia;
- Các cơ quan quản lý, cơ quan hoạch định chính sách về thương mại điện tử;
- Các cơ quan, tổ chức đại diện thương mại điện tử của Việt Nam và quốc tế;
- Các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu thương mại điện tử, giảng viên các
trường đại học, cao đẳng về kinh tế và quản trị kinh doanh;
- Có thể thành lập doanh nghiệp, tự tổ chức kinh doanh qua mạng, kinh doanh dựa
trên nền tảng mạng và công nghệ số.
https://vienthuongmaikinhtequocte.neu.edu.vn/

Nhóm trường thứ ba gồm nhiều trường đào tạo ngành thương mại điện tử tại
khoa TMĐT, quản trị kinh doanh, kinh tế, thương mại hay hệ thống thông tin. Trong
chương trình đào tạo, số học phần và tín chỉ về thương mại điện tử có xu hướng lớn
hơn công nghệ thông tin. Trường Đại học Thương mại có thể đại diện cho nhóm thứ
ba này. Tại Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử của trường này,
các học phần về công nghệ thông tin bao gồm Cơ sở lập trình (3TC), Cơ sở dữ liệu
(2TC), Thiết kế và triển khai website (3TC), An toàn và bảo mật thông tin (3TC),
Mạng máy tính và truyền thông (2TC). Các học phần về thương mại điện tử bao gồm
Thương mại điện tử căn bản (3TC), Marketing căn bản (3TC), Quản trị thương mại
điện tử (6TC), Marketing thương mại điện tử (3TC), Phát triển hệ thống TMĐT (3TC),
Thanh toán điện tử (3TC), Thương mại di động (3TC), Thực hành khai thác dữ liệu
trên Internet (2TC), Các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp (3TC), Công nghệ
Blockchain và ứng dụng trong TMĐT (2TC), Thực hành quảng cáo điện tử (2TC),

47
Pháp luật TMĐT (2TC). Số tín chỉ về công nghệ thông tin dao động từ 11 tới 13, trong
khi số tín chỉ về thương mại điện tử dao động từ 26 tới 35.
Ngoài ra có những ngoại lệ như có trường đào tạo ngành thương mại điện tử tại
khoa quản trị kinh doanh nhưng số tín chỉ của các học phần công nghệ thông tin cao
hơn nhiều so với số tín chỉ của các học phần thương mại điện tử.
Có thể thấy nhóm trường thứ nhất và thứ hai đã thể hiện được sự khác biệt rõ
ràng chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử của mình, đồng thời gắn việc đào
tạo sinh viên ngành thương mại điện tử với định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp với
các học phần liên quan.
Trong khi đó, chương trình đào tạo của nhóm trường thứ ba có ưu điểm toàn
diện, tạo nền tảng kiến thức tổng hợp để sinh viên có thể linh hoạt đảm nhận nhiều
công việc khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm một và hai có thể
thích ứng nhanh hơn, mất ít thời gian đào tạo thêm khi đảm nhận các công việc phù
hợp với chương trình đào tạo tương đối chuyên sâu tại trường.
Tính đặc sắc, khác biệt của chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử của các trường không có sự
khác biệt lớn. Không dễ dàng chỉ ra tính đặc sắc, khác biệt chương trình đào tạo giữa
các trường. Nhận xét này thể hiện rõ nhất ở mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình
đào tạo.
Căn cứ theo thông tin về mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra đại diện các trường
cung cấp có thể phác hoạ nét đặc sắc thể hiện qua các cụm từ được in đậm dưới đây.

Bảng 8
Một số nét đặc sắc của chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử

Trường Mục tiêu đào tạo Chuẩn đầu ra


Đại học Huế - Trang bị cho người học kiến thức về
Trường Kinh tế kinh doanh và kĩ năng chuyên sâu về
thương mại điện tử để triển khai các
mô hình/dự án thương mại điện tử
trong tổ chức/ đơn vị kinh doanh
trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0 và xu hướng chuyển đổi
kép “xanh hoá” và “số hoá”.

Đại học Quốc gia Sinh viên có kỹ năng lập trình


Tp. HCM - và có thể ứng dụng để tự
Trường Công động hóa các nghiệp vụ trong
nghệ thông tin TMĐT, triển khai các giải
pháp kinh doanh trên các nền
tảng TMĐT

Học viện công Cung cấp nguồn nhân lực kinh doanh
nghệ Bưu chính chất lượng cao trong môi trường
Viễn thông công nghệ số và kinh tế số". Định
hướng phạm vi là kinh doanh số
(dù mã ngành chỉ có TMĐT do các

48
vấn đề về QLNN về mã ngành)

Trường ĐH Công Trang bị cho SV đầy đủ kiến


nghệ Tp. HCM thức, kỹ năng và thái độ của
một chiến binh thực chiến
ngành TMĐT

Trường ĐH Công Giải quyết các vấn đề liên quan


nghiệp Tp. HCM đến hoạt động thương mại điện
tử trong bối cảnh địa phương
và quốc tế bằng cách áp dụng
kiến thức cơ bản và chuyên
nghiệp

Trường ĐH Điện Thiết kế theo xu hướng kinh doanh


lực số và đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số

Trường ĐH Mở Có khả năng định hướng nghề


Hà Nội nghiệp và khởi nghiệp trong
lĩnh vực thương mại điện tử
hướng đến các mục tiêu phát
triển bền vững

4. Đào tạo ngành thương mại điện tử trình độ thạc sĩ và tiến sĩ


Nhu cầu tuyển dụng giảng viên trình độ thạc sỹ trở lên ngành TMĐT
Có 95% các trường đại học đang đào tạo ngành thương mại điện tử cho biết có
nhu cầu tuyển dụng giảng viên trình độ thạc sỹ trở lên ngành TMĐT. Trong đó, 11%
trường có nhu cầu tuyển từ 1 đến 2 giảng viên, 71% trường tuyển từ 3 đến 5 giảng
viên và 18% trường muốn tuyển trên 5 giảng viên.

Hình 7
Nhu cầu tuyển giảng viên ngành thương mại điện tử
trình độ thạc sĩ và tiến sĩ

5% 11%

18%

71%

1-2 giảng viên 3-5 giảng viên Trên 5 giảng viên Chưa khảo sát

49
Đào tạo ngành TMĐT trình độ thạc sĩ
+ Mã ngành đào tạo thương mại điện tử trình độ thạc sĩ
Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 quy định Danh mục thống kê
ngành đào tạo của giáo dục đại học. Trong Danh mục này chưa có mã ngành đào tạo
thương mại điện tử trình độ thạc sĩ.
Khảo sát cho thấy có tới 43% trường đại học đang đào tạo ngành thương mại
điện tử trình độ cử nhân (mã ngành 7340122) cho biết sẽ cân nhắc triển khai hoạt động
đào tạo thạc sĩ ngành thương mại điện tử.
Tuy nhiên, 65% trường đánh giá việc chưa công bố mã ngành đào tạo thương
mại điện tử trình độ thạc sĩ sẽ tương đối khó khăn cho việc triển khai, 23% đánh giá là
rất khó khăn và chỉ có 12% trường cho rằng điều này không gây khó khăn.
+ Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ
Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18/01/2022 quy định điều kiện, trình tự,
thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ.

Hộp 4
Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ

Theo Điều 5 của Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18/01/2022 quy định


điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành
đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
Cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ phải đáp ứng các điều kiện
chung để mở ngành theo quy định tại Điều 3 Thông tư này và các điều kiện
sau đây cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào
tạo:
1. Có ít nhất 05 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu […], trong đó có
một giáo sư hoặc phó giáo sư có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy
đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên (không trùng với giảng viên cơ hữu là điều
kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ của các ngành khác), chịu trách nhiệm
chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
2. Bảo đảm về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương
trình đào tạo, trong đó có giảng viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì
giảng dạy đối với từng môn học, học phần trong chương trình đào tạo.
3. Bảo đảm về số lượng và tiêu chuẩn của người hướng dẫn luận văn theo quy
định tại quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
4. Đã đào tạo và cấp bằng trình độ đại học ngành tương ứng, hoặc ngành phù
hợp trong trường hợp ngành đào tạo ở trình độ đại học chưa có trong Danh
mục thống kê ngành đào tạo.
5. Cơ sở đào tạo không đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này
phải thuyết minh sự đáp ứng vượt trội về các điều kiện khác so với quy định
tại Thông tư này và so với các cơ sở đào tạo trong nước, bao gồm: đội ngũ
giảng viên (số lượng, trình độ, uy tín chuyên môn); cơ sở vật chất phục vụ đào
tạo và nghiên cứu; năng lực và kết quả nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế;

50
số ngành đào tạo và số người học đã được cấp bằng tốt nghiệp thạc sĩ của cơ
sở đào tạo; ngành đào tạo dự kiến mở thuộc lĩnh vực ưu tiên hoặc có nhu cầu
cấp thiết đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Giáo dục và Đào
tạo xác minh, kiểm tra thực tế và xem xét, quyết định mở ngành trong trường
hợp này.

+ Chuẩn chương trình đào tạo và yêu cầu đội ngũ giảng viên
Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 Quy định về chuẩn chương
trình đào tạo yêu cầu đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ giảng dạy chương trình
thạc sĩ như sau: 1) Có ít nhất 05 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, trong đó
có một giáo sư hoặc phó giáo sư chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào
tạo; 2) Có giảng viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy đối với từng
môn học, học phần của chương trình; 3) Có đủ người hướng dẫn để đảm bảo tỉ lệ tối
đa 05 học viên trên một người hướng dẫn.
Có 67% trường đánh giá yêu cầu này là khả thi, trong khi 33% trường cho rằng
yêu cầu này là chưa khả thi với trường mình. Một số trường không cho biết đánh giá
về yêu cầu này.
Những khó khăn khi triển khai đào tạo ngành thương mại điện tử trình độ thạc
sĩ được các trường nêu lên như sau:
1. Chưa có ngành đào tạo thương mại điện tử trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;
2. Chỉ có phó giáo sư ngành phù hợp, chưa có phó giáo sư đúng chuyên
ngành thương mại điện tử;
3. Chưa có giảng viên tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ đúng chuyên ngành;
4. Chưa có đủ số lượng giáo viên cơ hữu ngành thương mại điện tử hoặc
ngành phù hợp;
5. Thời gian quá ngắn để đáp ứng được điều kiện về số lượng giảng viên cơ
hữu đúng chuyên ngành đào tạo;
6. Trình độ của giảng viên còn hạn chế do đây là ngành học mới, giảng
viên phải cập nhật kiến thức và kỹ năng liên tục;
7. Thời gian xây dựng Đề án mở ngành đào tạo dài;
8. Khó khăn trong thiết kế đề cương chi tiết chương trình đào tạo;
9. Khó khăn khi biên soạn tài liệu chương trình đào tạo ngành thương mại
điện tử trình độ thạc sĩ;
10. Phải kiểm định chương trình đào tạo;
11. Nhu cầu người học chưa cao;
12. Số sinh viên ngành thương mại điện tử trình độ đại học đang tăng cao,
trường tập trung nguồn lực vào đào tạo sinh viên;
13. Học viên chọn ngành gần có liên quan cho dễ học và bảo vệ.

51
Hộp 5
Đào tạo Thạc sĩ Quản trị và Kinh doanh số
tại Trường Đại học Văn Lang

Ngày 18.11, Viện Đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Văn Lang tổ chức Lễ khai
giảng chương trình Thạc sĩ Quản trị và Kinh doanh số liên kết với Đại học Liverpool
John Moores (Anh Quốc).
Phát biểu khai mạc buổi lễ, PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng trường
Đại học Văn Lang cho biết chương trình thạc sĩ Quản trị và Kinh doanh số của Viện
Đào tạo Quốc tế hướng học viên đến với xu hướng tất yếu của việc phát triển kinh tế,
doanh nghiệp và tổ chức dựa trên nền tảng số. Tại đây, người học không chỉ được
cung cấp kiến thức mà còn được tạo cơ hội để hoàn thiện khả năng sáng tạo và tư duy
phản biện, từ đó khai phá các tiềm năng của công nghệ để thích ứng trong môi trường
kinh doanh năng động và nhiều biến đổi.
TS. Ngô Quang Trung, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc Viện Đào tạo Quốc tế nhấn
mạnh triết lý đào tạo của Viện “Knowledge- Experience-Betterment”, khẳng định 1
lần nữa quyết tâm của nhà trường trong việc đem đến cho người học chương trình
quốc tế chất lượng cao, giúp người học trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân, tạo
ra tác động tích cực cho xã hội; đây cũng là kim chỉ nang của trường Đại học Văn
Lang : "where impact matters".
Đại diện Đại học Liverpool John Moores (LJMU), TS. Tom Fletcher - Trưởng
bộ phận phụ trách chương trình Kinh doanh thể thao, Quản trị Du lịch và Quản trị sự
kiện, đánh giá cao tầm nhìn chiến lược và định hướng phát triển của Trường Đại học
Văn Lang trong những năm qua. Chương trình Thạc sĩ Quản trị và Kinh doanh Số
(Management and Digital Business), mang lại giá trị cho người học thông qua nền
tảng kiến thức vững chắc, năng lực cốt lõi trong quản lý cũng như khả năng phân tích
tình huống doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ số.
https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=721042260045126&id=100064180744235&mibextid=Rn1XWN

52
Phần V
Các hoạt động hỗ trợ đào tạo TMĐT

53
1. Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử
Báo cáo Đào tạo thương mại điện tử năm 2022 đã nêu mười đề xuất và khuyến
nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học, bao
gồm đề xuất xây dựng Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử.
Mạng lưới này sẽ kết nối các thành viên là các cơ sở đào tạo thương mại điện
tử, tạo cơ hội phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thương
mại điện tử và kinh tế số, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn nhân lực chất
lượng cho sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử. Mạng lưới là nơi huy động sự
hỗ trợ của các doanh nghiệp nói chung, hội viên VECOM nói riêng, cũng như các cơ
quan tổ chức tới các thành viên, giúp các thành viên gắn hoạt động đào tạo với thực
tiễn. Đồng thời, Mạng lưới này sẽ thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế trong hoạt động
đào tạo chuyên nghiệp thương mại điện tử. Giai đoạn đầu Mạng lưới tập trung vào
phát triển các thành viên là các trường đại học đã đào tạo ngành thương mại điện tử,
sau đó mở rộng tới các trường đại học và cao đẳng nghề.
Triển khai đề xuất này, tháng 8 năm 2022 VECOM cùng 27 trường đại học trên
cả nước đã thành lập Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử với tên gọi tắt là
VecomNet với trang thông tin điện tử https://vecomnet.vn/. Từ 27 thành viên sáng lập
đến tháng 11 năm 2023 số thành viên của Mạng lưới đã tăng lên 36.
Từ khi thành lập Mạng lưới đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đào tạo thương
mại điện tử, tăng cường sự giao lưu, kết nối giữa các trường thành viên với nhau và
với các doanh nghiệp. Ngay sau khi thành lập Mạng lưới đã tổ chức hội thảo chuyên
đề về đào tạo thương mại điện tử tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện đầu
tiên tập hợp hàng trăm giảng viên giảng dạy thương mại điện tử từ hàng chục trường
đại học với nhiều tham luận về nhiều vấn đề liên quan tới đào tạo ngành này. Các tham
luận được tập hợp trong Kỷ yếu của hội thảo.21

Bảng 9
Danh sách thành viên Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử
STT TRƯỜNG NGÀY GIA NHẬP

1 ĐH Đà Nẵng - Trường Công nghệ Thông tin và 1/8/2022


Truyền thông Việt - Hàn

2 ĐH Đà Nẵng - Trường Kinh tế 1/8/2022

3 ĐH Quốc gia Tp. HCM - Trường Công nghệ 1/8/2022


thông tin

4 ĐH Quốc gia Tp. HCM - Trường ĐH Kinh tế - 1/8/2022


Luật

5 ĐH Thái Nguyên - Trường Công nghệ thông tin 1/8/2022

21
https://drive.google.com/file/d/1hq4dPMBXKIXhoSjEfE-ZunfxpElDRUt4/view

54
và Truyền thông

6 Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông 1/8/2022

7 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1/8/2022

8 Trường Đại học Phương Đông 1/8/2022

9 Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải 1/8/2022

10 Trường ĐH Công nghệ Tp. HCM (HUTECH) 1/8/2022

11 Trường ĐH Công nghiệp Tp. HCM 1/8/2022

12 Trường ĐH Đại Nam 1/8/2022

13 Trường ĐH Điện Lực 1/8/2022

14 Trường ĐH Đông Đô 1/8/2022

15 Trường ĐH Hòa Bình 1/8/2022

16 Trường ĐH Hoa Sen 1/8/2022

17 Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp. HCM 1/8/2022

18 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 1/8/2022

19 Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM 1/8/2022

20 Trường ĐH Mở Hà Nội 1/8/2022

21 Trường ĐH Mở Tp. HCM 1/8/2022

22 Trường ĐH Ngoại thương 1/8/2022

23 Trường ĐH Nguyễn Tất Thành 1/8/2022

24 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM 1/8/2022

25 Trường ĐH Thủy Lợi 1/8/2022

26 Trường ĐH Văn Hiến 1/8/2022

27 Trường ĐH Văn Lang 1/8/2022

28 Trường ĐH Thủ Dầu Một 13/9/2022

29 Học viện Chính sách và Phát triển 21/9/2022

30 Trường ĐH Mỏ Địa Chất 30/9/2022

55
31 Trường ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội 21/4/2023

32 ĐH Huế - Trường Kinh tế 8/8/2023

33 Trường ĐH Đông Á, Đà Nẵng 5/10/2023

34 Trường ĐH Lạc Hồng 24/10/2023

35 Trường ĐH Duy Tân 24/10/2023

36 Trường ĐH Công Thương TP. HCM 15/11/2023

2. Bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên thương mại điện tử
Báo cáo Đào tạo thương mại điện tử năm 2022 đề xuất tổ chức định kỳ mỗi
năm một tới hai lần các chương trình bồi dưỡng giảng viên thương mại điện tử. Tại
các chương trình này sẽ mời đại diện những doanh nghiệp hàng đầu về thương mại
điện tử giới thiệu và thảo luận về những xu hướng mới nổi bật trong kinh doanh,
những thuận lợi và khó khăn của ngành, nhu cầu về nguồn nhân lực, v.v… Các
chương trình này hỗ trợ giảng viên tiếp cận nhanh nhất với thực tiễn hoạt động kinh
doanh trực tuyến tại Việt Nam. Từ đó, đội ngũ giảng viên có thể nâng cao chất lượng
bài giảng, tư vấn trường điều chỉnh kế hoạch và phương hướng đào tạo.
Triển khai đề xuất này, tháng 6 năm 2023 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt
Nam phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Mạng lưới VecomNet đã
tổ chức Chương trình tập huấn giảng viên tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh.
Chủ đề chính của chương trình tập huấn là sự phát triển của các nền tảng số và trí tuệ
nhân tạo (AI) và ứng dụng chúng trong đào tạo thương mại điện tử. Phần lớn các diễn
giả tham gia chương trình tập huấn đến từ các nền tảng số và doanh nghiệp hàng đầu
trong nghiên cứu và triển khai AI trong kinh doanh trực tuyến. Những mục tiêu của
chương trình tập huấn năm 2023 bao gồm:
1. Giảng viên tiếp cận các chính sách, xu hướng mới của kinh doanh số và công
nghệ liên quan tới đào tạo ngành thương mại điện tử, hỗ trợ các trường bổ sung,
sửa đổi chương trình đào tạo, bài giảng, học liệu, thực tập và kiến tập cho sinh
viên.
2. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên, đóng góp cho hoạt
động xây dựng chính sách và pháp luật về kinh tế số, thương mại điện tử và đào
tạo thương mại điện tử.
3. Thắt chặt quan hệ giữa các trường đại học, thúc đẩy sự hợp tác trong xây
dựng và cải tiến chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng học liệu, trao đổi
giảng viên.
4. Tạo lập mối liên kết giữa các trường đại học với các cơ quan hoạch định
chính sách và pháp luật, các tổ chức và doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực
thương mại điện tử.

56
Trên 400 giảng viên từ nhiều trường đại học đã quan tâm và tham gia chương
trình tập huấn. Thông tin về chương trình tập huấn và các tài liệu liên quan được công
bố đầy đủ trên trang thông tin điện tử của Mạng lưới VecomNet.22

Chương trình tập huấn giảng viên ở miền Bắc được tổ chức
tại Hà Nội (Trường Đại học Ngoại thương) thu hút gần 200 giảng viên tham dự

3. Câu lạc bộ sinh viên thương mại điện tử


Năm 2022 Hiệp hội Thương mại điện tử đề xuất các trường đã đào tạo ngành
hoặc chuyên ngành thương mại điện tử nhưng chưa có câu lạc bộ sinh viên hay câu lạc
bộ khởi nghiệp thương mại điện tử nên quan tâm, hỗ trợ sinh viên thành lập câu lạc bộ.
Giai đoạn đầu những câu lạc bộ này có thể tham khảo kinh nghiệm hoạt động từ
những câu lạc bộ thành công của các trường khác. Các câu lạc bộ cần có những hình
thức hoạt động sáng tạo, phù hợp với đặc thù đào tạo của mỗi trường. Các câu lạc bộ
sẽ tạo ra sân chơi bổ ích cho sinh viên với những hoạt động giao lưu, chia sẻ kiến thức
và hợp tác khởi nghiệp trong tương lai. VECOM sẽ vận động các doanh nghiệp hội
viên bảo trợ cho các câu lạc bộ sinh viên thương mại điện tử theo đề xuất của từng
trường.
Theo khảo sát có 50% trường đào tạo ngành thương mại điện tử đã có câu lạc
bộ sinh viên liên quan tới ngành học này. Trong số đó, theo đánh giá của chính các
trường, có 55% cho rằng câu lạc bộ đã hoạt động tốt, 40% hoạt động khá tốt và 5%
hoạt động chưa tốt.

22
https://vecomnet.vn/tong-ket-chuong-trinh-tap-huan-giang-vien-thuong-mai-dien-tu-va-kinh-te-so-nam-2023/

57
Bảng 10
Câu lạc bộ sinh viên thương mại điện tử
tại các trường đã đào tạo ngành thương mại điện tử

Đánh giá
Câu lạc bộ sinh
về chất
viên liên quan
Cơ sở giáo dục đại lượng Thuận lợi và khó khăn với hoạt
STT tới thương mại
học hoạt động động của câu lạc bộ
điện tử, kinh
của câu
doanh số
lạc bộ
Đại học Đà Nẵng -
1
Trường Kinh tế
CLB mới thành lập vào tháng 3
năm 2023 nên còn non trẻ. Tuy
nhiên CLB nhận được sự đồng
hành của mentor là giảng viên và
Đại học Huế - Câu lạc bộ
2 Tốt cựu sinh viên nên đã tổ chức rất
Trường Kinh tế Thương mại
nhiều hoạt động. Đặc biệt, CLB
đã hỗ trợ rất nhiều cho DN trong
kinh doanh thương mại và
thương mại điện tử
Đại học Quốc gia
3 Tp. HCM - Trường Ecommerce@UIT Khá tốt
Công nghệ thông tin
Đại học Quốc gia Khó khăn khi tìm nguồn tài trợ từ
4 Tp. HCM - Trường Câu lạc bộ ITB Tốt các doanh nghiệp cho các cuộc
Kinh tế - Luật thi học thuật
Đại học Thái
Chưa có nhiều hoạt động do chưa
Nguyên - Trường Quản trị kinh
5 Khá tốt bố trí được thời gian và các
Công nghệ thông tin doanh thời đại số
doanh nghiệp đồng hành
và truyền thông
Câu lạc bộ sinh
viên nghiên cứu
Đại học Vinh -
6 khoa học trường Tốt
Trường Kinh tế
kinh tế; Câu lạc
bộ Khởi nghiệp
Được ra đời, đặt tên trong giai
đoạn Khoa chỉ đào tạo ngành
CLB Những nhà
Học viện công nghệ QTKD và hiện tại không có định
quản trị năng
7 Bưu chính Viễn Khá tốt hướng phát triển thêm CLB
động, sáng tạo
thông TMĐT mà cân nhắc đổi tên CLB
(CDA)
để phù hợp với định hướng hai
ngành do Khoa phụ trách.
8 Học viện Nông

58
nghiệp Việt Nam

9 Trường ĐH Đông Á
Trường ĐH Công CLB Thương mại
10 Khá tốt
nghệ GTVT điện tử UTT
CLB Kinh doanh
Trường ĐH Công
11 và Thương mại Tốt
nghệ Tp. HCM
điện tử (BEC)
Các hoạt động kinh doanh số cần
Trường ĐH Công
hỗ trợ về nền tảng, chi phí cho
12 nghiệp dệt may Hà
các hoạt động digital marketing.
Nội
Thiếu chi phí cho hoạt động
Trường ĐH Công
13
nghiệp Tp. HCM
Trường ĐH Công
14 Thương TP. Hồ Chí
Minh
Trường ĐH Duy
15
Tân
Sinh viên của chúng tôi khá năng
động, nhiệt tình nhưng còn thiếu
CLB Thương mại
Trường ĐH Đại nhiều năng lực về chuyên môn và
16 điện tử và Kinh tế Khá tốt
Nam thực tế để gắn kết các hoạt động
số
chuyên môn vào trong các nội
dung sinh hoạt của CLB.
Trường ĐH Điện CLB TMĐT Sv năng động. Ngân sách hoạt
17 Khá tốt
lực ECC-EPY động hạn chế
Chưa có cán bộ chuyên trách
Trường ĐH Đông Câu lạc bộ khởi
18 Chưa tốt bám sát câu lạc bộ là khó khăn
Đô nghiệp
lớn nhất.
Trường ĐH Gia
19
Định
Trường ĐH Hải
20
Phòng
Trường ĐH Hòa
21
Bình
22 Trường ĐH Hoa Sen
Trường ĐH Hùng
23
Vương Tp. HCM
Thuận lợi: tạo ra một "sân chơi""
Trường ĐH Kinh tế
24 ECC Tốt bổ ích cho SV, gắn kết học tập và
quốc dân
các hoạt động ngoại khóa; Khó

59
khăn: hạn hẹp về kinh phí hoạt
động và bố trí thời gian/không
gian để SV tổ chức các sự
kiện/hoạt động
Trường ĐH Kinh tế
E-commerce club
25 Tài chính Tp. HCM Tốt
(ECC)
(UEF)
Trường ĐH Kinh tế CLB Công nghệ
26 Khá tốt
Tp. HCM kinh tế
CLB có nhiều bạn trẻ năng động,
nhiệt tình trong các hoạt động.
eComIT - CLB Nhưng vì còn mới thành lập nên
Trường ĐH Lạc Thương mại điện nhiều việc còn đang trong giai
27 Khá tốt
Hồng tử & Truyền đoạn xây dựng. CLB vừa tổ chức
thông thành công cuộc thi thiết kế
Poster/Landing Page và đạt nhiều
kết quả tốt.
Trường ĐH Mở Hà CLB TMĐT Khó khăn: Cập nhật xu hướng
28 Khá tốt
Nội (ECH) mới + liên kết các doanh nghiệp
Trường ĐH Nam
29
Cần Thơ
Trường ĐH Nguyễn
30
Tất Thành
Trường ĐH Nông
31
Lâm Bắc Giang
ECOM PDU -
Trường ĐH Phương Câu lạc bộ TMĐT
32 Tốt
Đông Trường Đại học
Phương Đông
Trường ĐH Quốc tế HIU Marketing
33 Tốt
Hồng Bàng Club
Trường ĐH Quốc tế
34
Sài Gòn
Trường ĐH Sư
35 phạm kỹ thuật Tp.
HCM
Trường ĐH Thủ Hoạt động chung, chưa đủ nguồn
36
Dầu Một lực tách riêng
Câu lạc bộ TMĐT Được các thầy cô và DN hỗ trợ.
Trường ĐH Thủy
37 và Câu lạc bộ Tốt Tuy nhiên do sinh viên mới vào
lợi
Kinh tế số trường nên còn hạn chế
38 Trường ĐH Thương Eplus Tốt Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động

60
mại còn ít

Trường ĐH Văn
39
Hiến
Trường ĐH Văn
40 Doanh nghiệp trẻ Khá tốt
Lang

4. Cuộc thi toàn quốc về thương mại điện tử


Năm 2022 VECOM và Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử đã tổ
chức cuộc thi toàn quốc về thương mại điện tử với tên gọi Cuộc thi Sinh viên Tài năng
Kinh doanh số. Mặc dù lần đầu tiên được tổ chức nhưng Cuộc thi đã khuyến khích
phong trào học tập thương mại điện tử, phát hiện các tài năng trẻ. Đồng thời, cuộc thi
tạo ra cơ hội tốt cho hoạt động định hướng nghề nghiệp và phổ biến, tuyên truyền về
những lợi ích khi theo học ngành này. Cuộc thi đã thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn
giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cộng đồng kinh doanh trực tuyến.
Cuộc thi đã thu hút trên 200 đội thi từ hàng chục trường đại học tham gia, bao gồm
hầu hết các trường đã đào tạo ngành thương mại điện tử.23 Mỗi đội thi có từ 2 đến 5
sinh viên của cùng một trường nhằm hỗ trợ kỹ năng làm việc nhóm và tạo cơ hội cho
các sinh viên làm quen với môi trường khởi nghiệp kinh doanh.
Tiếp nối cuộc thi năm 2022, cuộc thi năm 2023 được phát động vào tháng 8 và
đã lôi cuốn gần 400 đội thi từ 70 trường đại học. Nét nổi bật của cuộc thi năm 2023 là
trong thời gian thi từ 26/9 tới 02/12/2023 Ban tổ chức đã triển khai các hoạt động hỗ
trợ, tư vấn các đội thi. Đội ngũ tư vấn là các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực
liên quan tới các nội dung thi.
Triển khai Chương trình Phát triển thương mại điện tử bền vững, đặc biệt là
định hướng các trường đại học và sinh viên ngành thương mại điện tử quan tâm tới
bảo vệ môi trường, trong bốn nội dung thi năm 2023 đã có một nội dung về môi
trường với chủ đề “Thương mại điện tử Xanh – Giảm nhanh rác thải nhựa”. Ban giám
khảo nội dung thi này gồm các chuyên gia về môi trường, thương mại điện tử,
logistics.

Bảng 11
Danh sách Ban giám khảo nội dung thi
“Thương mại điện tử Xanh – Giảm nhanh rác thải nhựa”

Trưởng phòng Kinh tế số


1 Nguyễn Thuý Anh
Cục TMĐT và KTS, Bộ Công thương

Trưởng ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường


2 TS. Lại Văn Mạnh Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi
trường

23
https://dbc.vecomnet.vn/2022

61
Trưởng ban Nghiên cứu phát triển và Thương hiệu
3 Phan Trọng Lê
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Quản lý Nhóm Thư ký
4 Đặng Nguyệt Anh Chương trình Hành động Quốc gia về Nhựa
UNDP
Giám đốc đối ngoại
5 Vũ Thị Minh Tú
Lazada Việt Nam
Cán bộ Truyền thông
6 Nguyễn Trang Nguyên Dự án Giảm rác thải nhựa đại dương
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF)
Ban Nghiên cứu
7 Cao Cẩm Linh Hiệp hội Phát triển nguồn nhân lực Logistics
(VALOMA)
Trưởng ban Hợp tác
8 Đoàn Quốc Tâm
VECOM

5. Diễn đàn Sinh viên trong Nền kinh tế số


Diễn đàn Sinh viên trong Nền kinh tế số do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt
Nam phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và VecomNet đề xuất ý
tưởng và tổ chức. Năm 2023 Diễn đàn được tổ chức tại ba trường đại học thành viên
của VecomNet, đó là Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM (ngày 24/10/2023),
Trường Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (ngày 27/10/2023) và Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân (ngày 01/11/2023). Diễn đàn đã thu hút gần 3000 sinh viên tới từ các trường
đại học trên toàn quốc và một số đại biểu tới từ các đơn vị liên quan.

62
Theo Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021
- 2025 của Chính phủ, đối với phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, đề ra
nhiệm vụ “Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình đào tạo thương mại điện
tử cho sinh viên gắn với chuyên ngành cụ thể, có sự tham gia của các doanh nghiệp
thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước. Kết nối nhu cầu tuyển dụng nhân lực
thương mại điện tử giữa nhà trường và doanh nghiệp, cộng đồng”, phấn đấu đến năm
2025 có “50% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo về
thương mại điện tử; 1.000.000 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà
nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện
tử”.
Triển khai nhiệm vụ này, Diễn đàn Sinh viên trong Nền kinh tế số tạo cơ hội
cho sinh viên tiếp cận kiến thức về ngành nghề, yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp,
cũng như tư vấn về lộ trình học tập và phát triển trong lĩnh vực thương mại điện tử và
kinh tế số. Đồng thời, diễn đàn cũng tạo cơ hội giao lưu giữa giảng viên các trường,
giảng viên với doanh nghiệp, sinh viên với doanh nghiệp để trao đổi thông tin, kinh
nghiệm và cơ hội việc làm cho sinh viên sau ra trường. Ngoài ra, diễn đàn còn cung
cấp dịch vụ tư vấn việc làm cho sinh viên sau khi ra trường thông qua các quầy thông
tin của doanh nghiệp, khuyến khích sinh viên nghiên cứu, tham gia các cuộc thi và
triển khai các ý tưởng sáng tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số.
Tham gia Diễn đàn Sinh viên trong Nền kinh tế số 2023 có nhiều chuyên gia
hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số, các doanh nghiệp kinh
doanh số tiêu biểu, giảng viên đại học và các sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này. Các
hoạt động chính của diễn đàn bao gồm:
+ Keynote chuyên đề: Các chuyên gia sẽ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về
thương mại điện tử, kinh tế số và xu hướng phát triển trong tương lai. Các chủ đề có
thể bao gồm: tổng quan thương mại điện tử, các xu hướng kinh doanh số cho giới trẻ,
thương mại điện tử xuyên biên giới, ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo, kinh
doanh kết hợp đa kênh, định danh thương hiệu, hiện trạng và đề xuất hợp tác trong
hoạt động đào tạo,...
+ Giao lưu với doanh nghiệp: Sinh viên sẽ có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với
các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số. Đây là dịp

63
để sinh viên hiểu rõ hơn về yêu cầu tuyển dụng, các cơ hội việc làm và xây dựng mạng
lưới chuyên ngành.
+ Tuyển dụng và cơ hội việc làm: Diễn đàn là nơi sinh viên có thể tìm kiếm
thông tin về việc làm, thực tập và cơ hội nghề nghiệp; trực tiếp tham gia phỏng vấn
trực tiếp cùng với các DN.
Với quy mô tổ chức lớn, khả năng tiếp cận sinh viên cao cùng với những chủ đề
thiết thực, Diễn đàn đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp uy tín trong ngành,
bao gồm Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ thông tin và Truyền thông,
Shopee, Bảo hiểm Hùng Vương, Grab, Fado, SAPO, Haravan, VnPost, Accesstrade,
Vinalink.
Ngoài ra, Diễn đàn còn có các gian hàng giúp sinh viên trải nghiệm và tìm hiểu
về các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh số. Đặc biệt, tại Diễn đàn
có các gian hàng do chính sinh viên tham gia Cuộc thi Sinh viên Kinh doanh số 2023
trưng bày.

Diễn đàn Sinh viên trong nền Kinh tế số tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM

64
Diễn đàn Sinh viên trong nền Kinh tế số tại Trường Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Diễn đàn Sinh viên trong nền Kinh tế số tại Trường Đại học Kinh tế dân

Diễn đàn Sinh viên trong Nền kinh tế số là một hình thức diễn đàn tương tác
mở, được thiết kế nhằm khuyến khích trao đổi giữa sinh viên, giảng viên và doanh
nghiệp. Diễn đàn đã tiếp cận 2500 sinh viên, hơn 20 doanh nghiệp kinh doanh số hàng
đầu, trực tiếp mang lại hơn 50 cơ hội việc làm cho sinh viên.

65
6. Chương trình E-Unitour
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và Mạng lưới VecomNet triển khai
Chương trình E-UNITOUR 2023 với chủ đề “Xu hướng mới trong Kinh doanh số và
cơ hội cho sinh viên”.
Chương trình E-UNITOUR 2023 được tổ chức tại 15 trường đại học trên toàn
quốc bao gồm:
• Miền Bắc: 07 trường trong tháng 10/2023
• Miền Trung: 02 trường trong tháng 10/2023
• Miền Nam: 06 trường trong tháng 11/2023
Các hoạt động chính bao gồm các workshop, mini game, tư vấn và hỗ trợ các đội
tham gia cuộc thi Sinh viên Kinh doanh số 2023, cũng như tổ chức khu vực quầy
thông tin của doanh nghiệp.
Chương trình nhận được sự quan tâm của các trường đại học. Trung tâm Internet
Việt Nam (VNNIC) và nhiều doanh nghiệp như SAPO, BSH, METAECOM,
HARAVAN, LADIPAGE ủng hộ một cách mạnh mẽ.
Sinh viên đang theo học tại các ngành thương mại điện tử, kinh tế số và các ngành
liên quan khác đã tham gia nhiệt tình. Chương trình tạo cơ hội kết nối giữa sinh viên
và các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh số. Hàng chục nghìn sinh
viên thương mại điện tử và các ngành liên quan đã có cơ hội tiếp cận với các doanh
nghiệp hàng đầu thông qua việc học tập gắn với thực hành thực chiến, từ giảng đường
đến doanh nghiệp. Đồng thời, chương trình cũng cung cấp dịch vụ tư vấn việc làm cho
sinh viên sau khi ra trường thông qua các quầy thông tin của doanh nghiệp. Sinh viên
cũng được khuyến khích nghiên cứu, tham gia các cuộc thi và triển khai các ý tưởng
sáng tạo trong lĩnh vực kinh doanh số.

Bảng 12
Danh sách các trường đại học tham gia Chương trình E-Unitour 2023

STT Trường đại học Địa điểm


1 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) Miền Bắc
2 Trường Đại học Đại Nam Miền Bắc
3 Trường CNTT &TT – Đại học Thái Nguyên Miền Bắc
4 Trường ĐH Công nghệ GTVT Miền Bắc
5 Trường Đại học Phương Đông Miền Bắc
6 Trường ĐH Mỏ - Địa chất Miền Bắc
7 Trường Đại học Đông Đô Miền Bắc
8 Trường Đại học Thủ Dầu Một Miền Nam
9 Trường Đại học Kinh tế TP HCM Miền Nam
10 Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM Miền Nam
11 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM Miền Nam
12 Trường Đại học Văn Lang Miền Nam
13 Trường Đại học Hùng Vương TP HCM Miền Nam
14 Trường Kinh tế - Đại học Huế Miền Trung
15 Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng) Miền Trung

66
“E-UNITOUR 2023: Thế hệ tiên phong cùng Thương mại điện tử” với chủ đề “ Xu
hướng mới trong kinh doanh số và cơ hội cho sinh viên”
tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

67
Phần VI
Đề xuất từ các cơ sở giáo dục đại học và VECOM

68
1. Đề xuất từ các cơ sở giáo dục đại học
Hiệp hội Thương mại điện tử đã đề nghị giảng viên, lãnh đạo bộ môn hay khoa
đang đào tạo ngành thương mại điện tử trực tiếp nêu các góp ý và đề xuất trực tiếp tới
Hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử là Bộ Công thương, cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các
doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo khác. Hiệp hội đã nhận được nhiều góp ý và đề xuất
cụ thể. Các góp ý và đề xuất được tổng hợp theo từng nhóm trên cơ sở giữ nguyên nội
dung từ các phiếu khảo sát.
* Với VECOM
- Mạng lưới VecomNet
o Tiếp tục phát triển hoạt động Mạng lưới VecomNet;
o Hiệp hội và VecomNet nên triển khai nhiều hoạt động để giúp cho sinh viên
trong ngành được tham gia và phát huy khả năng của sinh viên;
o Tích cực tương tác trong VecomNnet, nâng cao hiểu biết về ngành thương mại
điện tử.
- Hội thảo khoa học
o Phối hợp với các trường trong Mạng lưới VecomNet tổ chức hội thảo khoa học
quốc gia và quốc tế theo hướng ứng dụng;
o Tổ chức thường niên hội thảo khoa học về Thương mại điện tử;
o Tổ chức các hội thảo, các buổi giao lưu và các khoá đào tạo chuyên đề ngắn
hạn về thương mại điện tử;
- Chương trình đào tạo và giảng viên
o Tăng cường các hoạt động hỗ trợ các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng chương
trình đào tạo và đội ngũ giàng viên;
o Hiệp hội Thương mại điện tử thành lập cộng đồng Giảng Viên Doanh Nghiệp
của Hiệp hội để tham gia bồi dưỡng giảng viên cho các trường và tham gia đào
tạo sinh viên cùng các trường;
o Hỗ trợ các trường đào tạo giảng viên và sinh viên, đặc biệt là đào tạo ngắn hạn;
o Cung cấp giảng viên thỉnh giảng am hiểu thực tiễn;
o Có nhiều chương trình gắn liền với hoạt động đào tạo của giảng viên và sinh
viên ngành thương mại điện tử, kinh tế số và kinh doanh số;
o Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên;
- Kết nối với doanh nghiệp và thực tập, kiến tập
o Tăng cường hỗ trợ các trường kết nối với doanh nghiệp trong việc đưa sinh viên
đi thực tập nghề nghiệp đúng ngành/chuyên ngành;
o Hỗ trợ, kết nối với doanh nghiệp và các trường về công tác đào tạo, giảng dạy,
kiến tập, thực tập và việc làm;
o Kết nối giới thiệu để giảng viên và sinh viên được thực hành kinh doanh thương
mại điện tử và quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại một số sàn
TMĐT;
o Hiệp hội tạo ra mạng lưới kết nối nhu cầu việc làm dành cho sinh viên tốt
nghiệp và mạng lưới doanh nghiệp có nhu cầu nhận thực tập sinh để đẩy các
thông tin việc làm đến các khoa chuyên môn và các câu lạc bộ sinh viên. Bên

69
cạnh đó, Hiệp hội tổ chức thường xuyên hơn các hoạt động kết nối, hợp tác
giữa trường đại học và doanh nghiệp thương mại điện tử;
o Cung cấp địa điểm thực hành;
o Phát triển mạng lưới các doanh nghiệp TMĐT hỗ trỗ sinh viên môi trường thực
hành và lập nghiệp;
o Giới thiệu các doanh nghiệp thương mại điện tử nổi tiếng để họ trợ đào tạo,
thực tập và việc làm cho sinh viên;
o Tham gia vào Mạng lưới và có các chương trình thực tập sinh cho sinh viên
thương mại điện tử được thực tập và tiếp cận thực tế.
- Câu lạc bộ
o Hiệp hội hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ;
o Hiệp hội kết nối câu lạc bộ các trường với nhau;
- Đào tạo trực tuyến và cấp chứng chỉ
Hiệp hội có thể cung cấp cho sinh viên các khóa học online/offline, các hội
thảo, các workshop...về lĩnh vực TMĐT kèm theo Digital badges (Chứng chỉ
số) khi sinh viên hoàn thành. Sinh viên tham gia các hoạt động sẽ có một nền
tảng chung để quản lý những huy hiệu này, và nó được cộng đồng các trường
và doanh nghiệp trong mạng lưới công nhận. Doanh nghiệp khi tuyển dụng sẽ
có thêm một nơi để kiểm tra thông tin sinh viên cũng như tìm kiếm ứng viên
tiềm năng. Sinh viên cũng sẽ năng nổ hơn trong các hoạt động vì được cấp huy
hiệu từ chính hiệp hội đầu ngành tại Việt Nam, từ đó tạo ra một cộng đồng
riêng, một điểm nổi bật riêng cho ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Các
huy hiệu cũng sẽ có cấp độ riêng, chẳng hạn dựa trên màu sắc, với màu đỏ là
cấp cao nhất khi sinh viên hoàn thành các khóa học có tính thực chiến cao (ví
dụ sử dụng thành thạo nền tảng Sapo – kiến thức mà các chương trình đào tạo
sẽ không dạy nhiều). Sinh viên sưu tập càng nhiều huy hiệu đỏ thì xếp hạng
càng cao trong cộng đồng, là một điểm cộng lớn khi ứng tuyển các công việc
sau này.
* Với cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT
- Có quy hoạch rõ về nhu cầu nguồn lực ngành thương mại điện tử và chủ trương rõ
trong công tác đào tạo, việc làm;
- Tạo hành lang pháp lý và tăng cường quản lý thật nghiêm minh các hành vi, hoạt
động thương mại điện tử không chuẩn mực ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng,
cản trở sự phát triển của ngành. Tăng cường truyền thông xã hội về vai trò của thương
mại điện tử và kinh tế số, vai trò của thương mại điện tử trong kinh tế số để xã hội,
người học hiểu sâu về ngành và triển vọng của ngành trong tương lai;
- Tổ chức các khoá học về luật thương mại điện tử;
- Cần phổ cập từ sớm và đều đặn về luật pháp khi hoạt động trên môi trường Internet,
các luật về thuế đối với loại hình này đến sinh viên - là thế hệ tương lai sẽ phát triển
TMĐT tại Việt Nam. Các bạn trẻ thường làm rồi khi đụng chuyện mới tìm hiểu luật,
họ cần nắm được luật trước khi làm. Thâm nhập vào giới trẻ bằng chính những kênh
giới trẻ đang dùng, xây dựng nội dung trẻ trung theo xu hướng chứa đựng các kiến
thức cần nhớ, lặp đi lặp lại qua nhiều kênh, cần tạo thêm nhiều kênh thông tin truyền
thông về các vấn đề này đến sinh viên thay vì chỉ vài workshop và vài bài báo trong
năm.

70
- Cần hỗ trợ các trường nâng cao năng lực trong giảng dạy về thương mại điện tử;
- Bổ sung những hoạt động cho sinh viên ngành thương mại điện tử có thể tham gia;
- Liên kết với mạng lưới để đưa ra những chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho bộ
phận phụ trách tham dự các buổi hội thảo trong và ngoài nước để học tập về chuyển
giao công nghệ cho ngành;
- Hỗ trợ các trường bồi dưỡng kiến thức thông qua hội thảo, tọa đàm... về chính sách,
pháp luật và hoạt động quản lý nhà nước về thương mại điện tử;
- Tăng cường hỗ trợ các hội thảo giữa các trường thuộc VecomNet.
* Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Cho phép đào tạo thí điểm chương trình thạc sĩ ngành thương mại điện tử làm tiền đề
tiến tới cấp mã ngành chính thức đào tạo ngành thương mại điện tử trình độ thạc sĩ;
- Có cơ chế đặc thù cho việc mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ngành thương
mại điện tử nói riêng và các ngành mới, ngành hẹp nói chung. Cân nhắc xem xét cho
phép thực hiện cơ chế đặc thù trong đào tạo cử nhân ngành thương mại điện tử và
ngành kinh tế số (chẳng hạn cho phép giảng viên dạy thực hành là cử nhân, hoặc bao
nhiêu phần trăm là cử nhân) để các cơ sở có thể đưa doanh nghiệp tham gia vào đào
tạo thực tế cho sinh viên nhiều hơn.
- Tạo điều kiện đào tạo sau đại học ngành thương mại điện tử;
- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo về cơ chế, chính sách;
- Hỗ trợ hạ tầng công nghệ cho các trường đào tạo ngành thương mại điện tử;
- Có các chính sách hỗ trợ nhiều hơn về cơ sở vật chất cho sinh viên.
* Với các tổ chức, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp
- Tăng cường các hoạt động kết nối với các hiệp hội khác;
- Đối với các doanh nghiệp cung cấp giải pháp trong thương mại điện tử (ví dụ: công
cụ khảo sát thị trường TMĐT, công cụ tạo landing page, giải pháp marketing, website
TMĐT, hosting, domain...), hỗ trợ cung cấp các tài khoản dùng thử cho sinh viên;
- Hỗ trợ thực hành, liên kết và đào tạo sinh viên;
- Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí, tài khoản hệ thống thực tế giúp sinh viên qua các cuộc
thi học thuật liên quan đến thương mại điện tử tại các trường đại học;
- Chia sẻ thông tin, tài liệu, kinh nghiệm trong đào tạo ngành thương mại điện tử bậc
đại học và sau đại học;
- Cần quan tâm trong việc hợp tác, hỗ trợ trong quá trình đào tạo, giảng dạy và việc
làm;
- Tăng cường liên kết và chia sẻ nguồn lực giữa các trường đại học;
- Cần hình thành các câu lạc bộ về thương mại điện tử và kết hợp với doanh nghiệp
trong đào tạo;
- Có nhiều kết nối, hỗ trợ thực hành và việc làm với sinh viên các trường;
- Tham gia các chương trình tài trợ, ngày hội việc làm và hỗ trợ về mặt công nghệ, tài
khoản cho các cơ sở đào tạo.

71
2. Đề xuất của Hiệp hội Thương mại điện tử
Thương mại điện tử xuyên biên giới
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông cũng như các
lĩnh vực liên quan như e-Logistics hay thanh toán trực tuyến đã thúc đẩy mạnh mẽ
thương mại điện tử xuyên giới, trước hết là hình thức giao dịch giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp (B2B) và gần đây là giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
(B2C).
Hiệp hội Thương mại điện tử đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hậu thuẫn các
doanh nghiệp nắm bắt cơ hội xuất khẩu trực tuyến theo hình thức B2B. Năm 2017
VECOM đã thành lập Liên minh Xuất khẩu trực tuyến Việt Nam (VESA).24 Hội thảo
đầu tiên về xuất khẩu trực tuyến đã thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và
doanh nghiệp.25 Năm 2020 Diễn đàn Chuyển đổi số trong xuất nhập khẩu hàng hoá có
quy mô lớn, góp phần thúc đẩy sự quan tâm của doanh nghiệp và các tổ chức đối với
hình thức kinh doanh này.26
Đối với hình thức xuất khẩu trực tuyến B2C, từ năm 2018 VECOM đã phối hợp
với Amazon Global Selling tổ chức các khoá tập huẫn hỗ trợ thương nhân.27 Trong hai
năm 2022 – 2023 xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên hình thức
xuất khẩu trực tuyến nói chung và trên nền tảng Amazon nói riêng tăng trưởng mạnh
mẽ. Theo Amazon, trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31/08/2023, các đối tác bán
hàng Việt Nam trên Amazon đã đạt được những kết quả vững chắc với 17 triệu sản
phẩm của doanh nghiệp Việt đã được bán ra cho khách hàng Amazon trên khắp thế
giới, tăng cường sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên toàn cầu. Giá trị xuất khẩu
của doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon tăng 50%. Hàng nghìn doanh
nghiệp Việt nắm bắt cơ hội kinh doanh toàn cầu với Amazon, số lượng đối tác bán
hàng Việt Nam qua Amazon tăng 40%. Amazon đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa
Amazon và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, đồng thời khẳng định sự linh hoạt
và bền bỉ của các doanh nghiệp trong nước trong môi trường kinh tế nhiều thách thức.
Các trường đại học, đặc biệt là các trường kinh tế, đào tạo ngành thương mại
điện tử cần nắm bắt xu hướng phát triển của xuất khẩu trực tuyến, bổ sung các học
phần phù hợp vào chương trình đào tạo. Đồng thời, chương trình đào tạo cũng phải
chú trọng hơn tới các học phần liên quan tới ngoại ngữ, thương mại quốc tế, thanh
toán quốc tế, e-Logistics và dịch vụ hoàn tất đơn hàng (Fulfillment Services).
Thương mại điện tử và bảo vệ môi trường
Thương mại điện tử trên phạm vi toàn cầu đã phát triển rất nhanh trong hai thập
kỷ qua. Bên cạnh những tác động tích cực tới kinh tế, thương mại điện tử đã bộc lộ
những tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội, những tác động này được thể hiện rõ
ràng ở các nước có nền thương mại điện tử tiên phong như Trung Quốc hay Hoa Kỳ.
Thương mại điện tử ở nước ta đang trong thập kỷ đầu tiên của sự phát triển nhanh
nhưng những tác động xấu tới môi trường và xã hội đã có thể dễ dàng nhận ra và được
phản ảnh nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các hình thức bán lẻ trực
tuyến, gọi xe và đồ ăn công nghệ tác động rõ nhất tới vấn đề môi trường. Trong khi đó
24
https://vecom.vn/kinh-doanh-xuat-nhap-khau-truc-tuyen-doanh-nghiep-se-nhan-duoc-nhieu-ho-tro-trong-thoi-
gian-toi-1
25
https://voief.vecom.vn/2107
26
https://voief.vecom.vn/
27
https://vecom.vn/su-kien-ban-hang-toan-cau-voi-amazon-se-dien-ra-trong-thang-9-1

72
các hình thức trò chơi trực tuyến, truyền thông trực tuyến và công nghệ tài chính tác
động nhiều hơn tới vấn đề xã hội. Bên cạnh đó, thương mại điện tử sẽ là một công cụ
quan trọng và hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường, chẳng hạn tạo ra các nền tảng
mua bán trực tuyến từ quy mô địa phương tới quốc gia và toàn cầu về mua bán sản
phẩm, dịch vụ môi trường, mua bán tín chỉ carbon, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và mua
sắm xanh, v.v…
Các trường đại học đào tạo ngành thương mại điện tử, đặc biệt là các trường
vừa đào tạo ngành này đồng thời đào tạo các ngành liên quan tới môi trường, cần dẫn
đầu trong việc đưa vào chương trình đào tạo học phần về bảo vệ môi trường.28 Đây
cũng là một hướng đi tạo ra sự khác biệt và nâng cao tính cạnh tranh trong tuyển sinh
ngành thương mại điện tử.
Đào tạo pháp luật thương mại điện tử
Pháp luật liên quan tới thương mại điện tử là nội dung không thể thiếu trong
kinh doanh trực tuyến. Những trường nào chưa giảng dạy môn học này trong chương
trình đào tạo ngành thương mại điện tử nên nhanh chóng bổ sung.
Đào tạo tiếp thị số, thanh toán trực tuyến và e-Logistics
Kinh doanh trực tuyến không thể tách rời tiếp thị số (digital marketing), thanh
toán trực tuyến (digital payment) và e-Logistics. Chương trình đào tạo ngành thương
mại điện tử nên có các học phần liên quan với số tín chỉ hợp lý.
Đào tạo về khởi nghiệp
Đào tạo ngành thương mại điện tử tại các trường đại học cần có sự khác biệt
với đào tạo ngành này tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như các trường cao đẳng,
trường trung cấp hay trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Cử nhân ngành thương mại điện
tử cần được đào tạo để có đủ năng lực và khát vọng khởi nghiệp kinh doanh số. Do đó,
chương trình đào tạo cần có các học phần về khởi nghiệp, các hình thức huy động vốn
đầu tư, bao gồm đầu tư mạo hiểm, thị trường chứng khoán, v.v…
Sự độc đáo, khác biệt của chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử của mỗi trường nên có sự độc
đáo, khác biệt với các trường khác và gắn với thế mạnh của trường mình. Chẳng hạn
chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử tại các trường nông nghiệp, lâm nghiệp
nên khác biệt đáng kể với chương trình của các trường công nghiệp, hay các trường
công nghệ thông tin khác với các trường kinh tế. Các trường có thế mạnh về kinh tế -
thương mại quốc tế thì chương trình đào tạo nên tăng cường các môn học ngoại ngữ,
thanh toán quốc tế, hải quan, xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới (cross-border
ecommerce). Các trường mạnh về kinh tế - thương mại trong nước có thể chú trọng
môn học về social commerce, v.v…
Công khai và dễ dàng tìm kiếm chương trình đào tạo
Mọi trường đại học nên nhanh chóng công bố công khai chương trình đào tạo
nói chung và ngành thương mại điện tử nói riêng. Đây là nghĩa vụ đã được pháp luật
quy định rõ ràng. Đồng thời, việc công khai này giúp cho các trường dễ dàng tham

28
Chẳng hạn Môi trường và Bảo vệ môi trường (mã ngành 785), Khoa học môi trường (mã ngành 74403) hay
Kỹ thuật môi trường (mã ngành 7520320). Theo khảo sát của VECOM, tới tháng 10 năm 2023 đã có 29 trường
đại học có khoa môi trường hoặc gắn với môi trường (Khoa Hoá và môi trường, Khoa Môi trường và Bảo hộ lao
động, Khoa Tài nguyên và Môi trường, v.v…)

73
khảo được chương trình đào tạo của tất cả các trường khác, từ đó sửa đổi để tạo ra sự
đặc sắc, khác biệt của trường mình, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh khi tuyển sinh. Lợi
thế của thương mại điện tử là giúp cho việc tìm kiếm, so sánh sản phẩm, dịch vụ, giá
cả dễ dàng. Một trường hỗ trợ thí sinh dễ dàng, nhanh chóng thu thập đầy đủ thông tin
về chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên có thể tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp
hơn so với trường chỉ công bố thông tin ít ỏi!

74
PHỤ LỤC

75
PHỤ LỤC I

PHIẾU KHẢO SÁT


ĐÀO TẠO NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2023

Nhằm phục vụ việc xây dựng "Báo cáo tình hình đào tạo Thương mại điện tử tại các cơ sở
giáo dục đại học năm 2023", Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) kính đề nghị
quý Khoa/Giảng viên cung cấp thông tin về hoạt động đào tạo liên quan tới thương mại điện
tử tại quý Trường.
Báo cáo Tình hình đào tạo Thương mại điện tử tại các trường đại học năm 2023 sẽ được
công bố trên website của VECOM và Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử
(VECOMNET). Báo cáo sẽ đề xuất những giải pháp để thúc đẩy hoạt động đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cho thương mại điện tử.
(Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử 2022 có tại
https://vecomnet.vn/bao-cao-dao-tao-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-2022/)
Lưu ý:
1) VECOM cam kết bảo mật các thông tin và chỉ dùng thông tin cung cấp tại phiếu khảo
sát này cho mục đích tổng hợp số liệu về tình hình đào tạo thương mại điện tử
(TMĐT) tại các cơ sở giáo dục đại học năm 2023.
2) Phiếu khảo sát này có một số câu hỏi dựa theo Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày
22/6/2021 Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành
chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học
https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=203478)

A. Thông tin chung


Thông tin người điền phiếu
1. Họ và tên: ...................................................................................................................
2. Chức vụ:

⚪ Giảng viên
⚪ Lãnh đạo Bộ môn
⚪ Lãnh đạo Khoa

3. Điện thoại: ...............................................


4. Email: ......................................................
5. Bộ môn: ...................................................................................................................
6. Khoa: .......................................................................................................................
7. Cơ sở giáo dục đại học:............................................................................................

B. Tình hình đào tạo ngành TMĐT của đơn vị

76
I. Đào tạo ngành TMĐT trình độ đại học

1. Đào tạo ngành TMĐT (mã ngành 7340122)?


⚪ Đã đào tạo ngành TMĐT
⚪ Dự kiến tới năm 2025 sẽ đào tạo
⚪ Chưa có kế hoạch đào tạo
2. Năm bắt đầu đào tạo ngành TMĐT? ................

3. Số lượng tuyển mới sinh viên học ngành TMĐT trong bốn năm học gần nhất?

3.1. Năm học 2020 – 2021: …………………


3.2. Năm học 2021 – 2022: …………………
3.3. Năm học 2022 – 2023: …………………
3.4. Năm học 2023 – 2024: …………………

4. Xu hướng điểm chuẩn trúng tuyển ngành TMĐT trong bốn năm học gần nhất?
⚪ Tăng dần
⚪ Không đổi
⚪ Không rõ xu hướng tăng giảm

5. Số lượng sinh viên đã tốt nghiệp ngành TMĐT trong ba năm gần nhất?

5.1. Năm 2021: …………………


5.2. Năm 2022: …………………
5.3. Năm 2023: …………………

II. Chương trình đào tạo ngành TMĐT trình độ đại học

1. Chương trình đào tạo ngành TMĐT lần đầu tiên được ban hành năm nào? ……
2. Chương trình đào tạo ngành TMĐT mới nhất được ban hành năm nào? ……
3. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trước khi khoá đầu tiên tốt nghiệp (Khoản 4,
Điều 19, Thông tư 17/2021/TT- BGDĐT)?
⚪ Đã đánh giá
⚪ Chưa đánh giá

4. Thực hiện định kỳ đánh giá, cải tiến chất lượng chương trình đào tạo ngành TMĐT (Khoản
1, 2 và 3 Điều 19, Thông tư 17/2021/TT- BGDĐT)?
⚪ Đã đánh giá định kỳ
⚪ Chưa đánh giá định kỳ

Năm đánh giá gần nhất: ………

5. Link chương trình đào tạo ngành TMĐT trên Cổng thông tin điện tử của Trường/Khoa?
…………………………………..

6. Kiểm định chương trình đào tạo ngành TMĐT:

6.1. ⚪ Đã kiểm định


6.1.1. Năm kiểm định gần nhất: …………
6.1.2. Tổ chức kiểm định: ………….
6.1.3. Kết quả kiểm định: …………

77
6.2 ⚪ Chưa kiểm định
Hãy nêu một số nguyên nhân chưa kiểm định:
1) ……………………………..
2) ……………………………..
3) ……………………………..

7. Đào tạo thực hành và liên kết với doanh nghiệp


7.1 Số lượng học phần có thực hành của Chương trình đào tạo:
⚪ Không có
⚪ Từ 1 – 2 học phần
⚪ Từ 3 học phần trở lên
7.2 Số lượng doanh nghiệp liên kết đào tạo thực hành:
⚪ Không có
⚪ Từ 1 – 4 doanh nghiệp
⚪ Từ 5 doanh nghiệp trở lên

7.3 Số lượng phòng thực hành có thể sử dụng trong đào tạo thực hành:

⚪ Không có
⚪ Có 1 phòng thực hành
⚪ Có từ 2 phòng trở lên

7.4 Cơ sở vật chất phòng thực hành:


⚪ Tốt
⚪ Bình thường
⚪ Kém

8. Hãy nêu một số điểm đặc sắc, khác biệt hoặc nổi bật của chương trình đào tạo ngành
TMĐT của đơn vị:
8.1. Về mục tiêu của chương trình đào tạo:
…………………………………………………..
8.2. Về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo:
…………………………………………………..
8.3. Về chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo:
…………………………………………………..
8.4. Về khối lượng học tập:
…………………………………………………..
8.5. Về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo:
…………………………………………………..
8.6. Về phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập:
…………………………………………………..

III. Nhu cầu tuyển dụng giảng viên TMĐT


1. Đơn vị có nhu cầu tuyển dụng giảng viên trình độ thạc sỹ trở lên ngành TMĐT không?
⚪ Có
⚪ Không
2. Nhu cầu về số lượng giảng viên trình độ thạc sỹ trở lên ngành TMĐT trong 5 năm tới?
⚪ Dưới 02 giảng viên

78
⚪ Từ 03 - 05 giảng viên
⚪ Trên 05 giảng viên

79
IV. Đào tạo ngành TMĐT trình độ thạc sỹ và tiến sỹ

1. Đơn vị có kế hoạch đào tạo trình độ thạc sỹ ngành TMĐT không?


⚪ Có
⚪ Không

Nếu đơn vị có kế hoạch đào tạo trình độ thạc sỹ ngành TMĐT, hãy trả lời các câu hỏi 4, 5, 6

2. Đơn vị đánh giá thế nào khi tới nay chưa có chương trình đào tạo thạc sỹ ngành TMĐT
trong Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học (Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT
ngày 06/6/2022 Quy định danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học)
⚪ Rất khó khăn
⚪ Tương đối khó khăn
⚪ Không khó khăn

3. Đánh giá yêu cầu sau đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình thạc sỹ:
Có ít nhất 05 tiến sỹ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, trong đó có một giáo sư hoặc phó
giáo sư chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo

Yêu cầu này đối với đơn vị là:


⚪ Khả thi
⚪ Chưa khả thi trong 3 năm tới
Hãy nêu các lý do chưa khả thi:
Lý do 1: ………………
Lý do 2: ………………
Lý do 3: ………………

4. Hãy nêu các khó khăn khác đối với kế hoạch giảng dạy chương trình thạc sỹ ngành TMĐT
(Căn cứ theo Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT, Điều 5. Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ
thạc sỹ)?
Khó khăn 1: …………………………….
Khó khăn 2: ……………………………..
Khó khăn 3: ……………………………..
Các khó khăn khác: ……………………………..

C. Một số hoạt động hỗ trợ đào tạo TMĐT

Mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo thương mại điện tử (gọi tắt là VECOMNET với trang
thông tin điện tử www.vecomnet.vn và Fanpage https://www.facebook.com/VecomNet/)

1. Đơn vị đã biết tới Mạng lưới này chưa?


⚪ Đã biết
⚪ Chưa biết
2. Nếu đơn vị chưa phải là thành viên của Mạng lưới, đơn vị có ý định tham gia Mạng lưới
này không?
⚪ Có ý định
⚪ Chưa có ý định
3. Đơn vị đã biết tới Cuộc thi hàng năm Sinh viên Kinh doanh số (https://dbc.vecomnet.vn/)
chưa?
⚪ Đã biết

80
⚪ Chưa biết
4. Sinh viên của đơn vị đã tham dự Cuộc thi này chưa?
⚪ Đã tham dự
⚪ Chưa tham dự
5. Cuộc thi này hỗ trợ thế nào đối với hoạt động đào tạo TMĐT của đơn vị?
⚪ Tốt
⚪ Khá tốt
⚪ Chưa tốt
Câu lạc bộ sinh viên liên quan tới thương mại điện tử, kinh doanh số
6. Đã có câu lạc sinh viên liên quan tới TMĐT/Kinh doanh số tại đơn vị chưa?
⚪ Đã có
⚪ Chưa có
7. Nếu đã có câu lạc bộ, xin cho biết tên của câu lạc bộ?
……………………………………………………………………….

8. Đánh giá về chất lượng hoạt động của câu lạc bộ?
⚪ Tốt
⚪ Khá tốt
⚪ Chưa tốt
9. Hãy nêu một số thuận lợi và khó khăn với hoạt động của câu lạc bộ?
……………………………………………………………………………

D. Đề xuất và ý kiến đóng góp: với Hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
điện tử, đào tạo đại học và các trường khác trong việc thúc đẩy hoạt động đào tạo phát triển
nguồn nhân lực TMĐT:

1. Với Hiệp hội Thương mại điện tử:


.....................................................................................................................................

2. Với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử (Bộ Công thương):
.....................................................................................................................................

3. Với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo):
.....................................................................................................................................

4. Với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đào tạo khác:
.....................................................................................................................................

81
PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2023


MẠNG LƯỚI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Căn cứ xây dựng Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Mạng lưới các cơ sở đào tạo
thương mại điện tử (VecomNet):
- Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020 phê
duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025;
- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc
gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số
quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 196/QĐ-VECOM thành lập Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại
điện tử ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam;
- Quy chế hoạt động của Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử ban hành
tại Quyết định số 196/QĐ-VECOM ngày 01 tháng 8 năm 2022;
- Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.
I. Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử tại các trường đại học 2023
Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử tại các trường đại học năm 2023 sẽ tập trung vào
chủ đề “Đào tạo trực tuyến, công nhận và chuyển đổi chứng chỉ sang tín chỉ”
Những nội dung chính của Báo cáo năm 2023 bao gồm:
- Cập nhật dữ liệu các trường đào tạo học phần, chuyên ngành và ngành TMĐT, kinh
doanh số, kinh tế số.
- Những chủ trương, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học về chuyển
đổi số, kinh tế số, thương mại điện tử giai đoạn 2021 – 2025.
- Tình hình triển khai các chính sách trên, những thuận lợi, khó khăn và giải pháp cần
triển khai nhằm đạt được các mục tiêu của giai đoạn này.
- Những vấn đề nổi bật đối với chính sách đào tạo trực tuyến, công nhận và chuyển đổi
chứng chỉ được cấp bởi các tổ chức uy tín sang tín chỉ của một số môn học liên quan
tới chuyển đổi số, kinh tế số và thương mại điện tử.
II. Kết nối doanh nghiệp với Mạng lưới
Kết nối chặt chẽ các doanh nghiệp thương mại điện tử với các trường đại học thành
viên của Mạng lưới là hoạt động trọng tâm của VECOM với Mạng lưới. Đây là hoạt động
thiết thực nhằm thực hiện giải pháp “Học từ làm việc thực tế” nêu ra trong Chiến lược quốc
gia phát triển kinh tế số và xã hội số. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp giảng viên nâng
cao chất lượng bài giảng, giáo trình, học liệu… liên quan tới các ngành đào tạo kinh tế số và
thương mại điện tử.
Mỗi năm sẽ chọn một chủ đề lớn cho hoạt động kết nối này. Năm 2023 sẽ chọn chủ đề
“Vai trò của hạ tầng tên miền đối với sự phát triển kinh tế số” (hoặc TMĐT). Ngoài Trung

82
tâm Internet Việt Nam (VNNIC), VECOM sẽ mời một số nhà đăng ký tên miền, hosting, giải
pháp công nghệ, digital marketing… tham gia hoạt động kết nối này. Một số hoạt động chính
bao gồm:
1. Tổ chức chuỗi sự kiện quảng bá Thương hiệu tên miền quốc gia .VN, đặc biệt là hai
tên miền BIZ.VN và ID.VN tới Mạng lưới các trường đại học đào tạo TMĐT
- Cùng với các trường thuộc Mạng lưới VecomNet, VECOM và VNNIC sẽ đồng tổ
chức chuỗi 3 sự kiện tại TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng thu hút các trường đại học theo khu vực
để quảng bá cho tên miền .VN, phổ biến chính sách lớn của nhà nước hướng đến giới sinh
viên, các doanh nghiệp khởi nghiệp đối với 2 tên miền ID.VN, BIZ.VN và hệ sinh thái dịch
vụ (của Nhà đăng ký) đi kèm nhằm hỗ trợ sinh viên nâng cao kỹ năng số, sáng tạo, khởi
nghiệp.
- Quy mô, khách mời: Tại Hà Nội và Tp. HCM có trên 20 trường đại học và 800 đại
biểu là đại diện giảng viên, sinh viên các ngành TMĐT, Công nghệ thông tin, Hệ thống thông
tin quản lý, Kinh tế số, Digital Marketing, Fintech, Logistics, v.v… tham gia. Tại Đà Nẵng sẽ
có trên 5 trường đại học và 300 đại biểu.
- Thời gian: dự kiến tháng 6-8/2023.
2. Hỗ trợ sinh viên ứng dụng hai tên miền BIZ.VN và ID.VN vào thực tiễn kinh doanh online
thông qua các Câu lạc bộ Sinh viên TMĐT
- Nhiều trường đại học đã thành lập Câu lạc bộ Sinh viên TMĐT. VECOM và VNNIC
hỗ trợ các Câu lạc bộ này triển khai các hoạt động nhằm phổ biến hai tên miền BIZ.VN và
ID.VN
- Hoạt động: Tổ chức khoảng 5 buổi giao lưu với 5 Câu lạc bộ tại các trường đại học
- Thời gian: Tháng 8-9/2023.
3. Phổ biến hai tên miền BIZ.VN và ID.VN thông qua các nội dung của Cuộc thi Sinh
viên Tài năng kinh doanh số 2023
Lồng ghép việc phổ biến hai tên miền này vào Cuộc thi Sinh viên Tài năng Kinh doanh
số 2023. Khuyến khích các đội thi sử dụng hai tên miền này khi xây dựng các website bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
- Nội dung: xây dựng website bán hàng hoá, dịch vụ với hai tên miền mới, hoặc có
chiến lược PR cho hai tên miền mới.
- Thời gian: tháng 9-10/2023
Với các hoạt động 2) và 3), VECOM sẽ mời các nền tảng cung cấp dịch vụ website
TMĐT giúp sinh viên thiết lập website bán hàng với hai tên miền Biz.vn và Id.vn. Đồng thời,
vận động các cơ sở có sản phẩm cung cấp đầu vào cho sinh viên.
III. Tập huấn giảng viên
Tổ chức 3 khoá tập huấn giảng viên giảng dạy thương mại điện tử, kinh doanh số, kinh
tế số và các ngành hoặc chuyên ngành liên quan.
- Địa điểm: Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh
- Thời gian: tháng 6/2023
- Mục tiêu: Giảng viên tiếp cận những chính sách, xu hướng, công nghệ mới liên quan
tới đào tạo ngành thương mại điện tử, hỗ trợ các trường bổ sung, sửa đổi chương trình đào
tạo, bài giảng, học liệu, thực tập và kiến tập cho sinh viên.

83
IV. Hỗ trợ sinh viên thực tập, kiến tập và tìm việc làm
VECOM sẽ vận động các doanh nghiệp hội viên hỗ trợ sinh viên thực tập, giúp việc
học tập của sinh viên gắn với thực tế kinh doanh.
Từ hoạt động này, các sinh viên có thể có định hướng việc làm để có thể được tuyển
dụng ngay sau khi tốt nghiệp.
Thông tin thực tập và tìm việc sẽ được công bố trên website của Mạng lưới
www.VecomNet.vn và Fanpage FB/VecomNet.
Các trường và doanh nghiệp chủ động cung cấp thông tin trên các kênh trực tuyến
này. Văn phòng VECOM sẽ hỗ trợ kết nối, tư vấn các bên nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động này.
V. Cuộc thi Sinh viên Tài năng Kinh doanh số
Với sự tham gia nhiệt tình của các trường trong và ngoài Mạng lưới, Cuộc thi Sinh
viên Tài năng Kinh doanh số đầu tiên được tổ chức năm 2022 đã khá thành công. Thông tin
về Cuộc thi có tại https://dbc.vecomnet.vn/
Năm 2023 sẽ cân nhắc tổ chức Cuộc thi sớm hơn để không trùng với thời gian thi học
kỳ một của sinh viên. Trên cơ sở rút kinh nghiệm việc tổ chức Cuộc thi năm 2022, cuộc thi
năm nay sẽ gắn chặt hơn nữa việc học tập của sinh viên với thực tiễn kinh doanh trực tuyến.
- Tên cuộc thi: Sinh viên Tài năng Kinh doanh số - Digital Business Talent Student
2023.
- Thời gian: chính thức bắt đầu từ 01/10 và kết thúc vào ngày 31/10. Các hoạt động
chuẩn bị sẽ bắt đầu từ 15/9, bao gồm phổ biến thể lệ, quy chế, thành lập đội thi, tài
khoản mở gian hàng trên các nền tảng TMĐT, v.v…
- Kinh phí: VECOM hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động chung. Mỗi đội thi/trường lo
kinh phí trực tiếp của đội/trường mình
- Hội đồng Chuyên môn và Hội đồng Giám khảo: đại diện một số doanh nghiệp
TMĐT hàng đầu và một số giảng viên TMĐT.
- Lễ Phát động dự kiến tổ chức vào 15/9 tại Tp. HCM, Lễ Chung kết dự kiến tổ chức
vào 20/11 tại Hà Nội.
VI. Triển khai đào tạo trực tuyến và cấp chứng chỉ một số môn học (học phần) trong
chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử trình độ đại học
Tiến hành khảo sát nhu cầu về đào tạo trực tuyến và cấp chứng chỉ một số môn học thương
mại điện tử. Có thể triển khai một số hoạt động sau trong năm 2023 hoặc 2024
1. Hội thảo “Đào tạo trực tuyến và cấp chứng chỉ một số môn học thương mại điện tử”
- Thời gian dự kiến: 2023 - 2024
- Địa điểm: (Chưa xác định)
- Thành phần: 1) lãnh đạo và giảng viên các trường đại học đào tạo kinh tế số và thương mại
điện tử; 2) đại diện các bộ ngành, bao gồm Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bộ Công Thương; 3) đại diện một số tổ chức, hiệp hội liên quan tới kinh tế số; 4) đại
diện các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, công nghệ giáo dục (Edtech).
- Nội dung:
+ Trao đổi về tình hình triển khai các chính sách lớn liên quan tới bảo đảm tỷ lệ tối
thiểu thời lượng và số tín chỉ đào tạo trực tuyến trong tổng thời gian đào tạo; công
nhận và cho phép chuyển đổi phù hợp một số văn bằng, chứng chỉ công nghệ thông
tin, công nghệ số cấp bởi tổ chức, doanh nghiệp công nghệ uy tín trong và ngoài nước

84
sang tín chỉ học của bộ môn tương ứng để rút ngắn thời gian đào tạo. (Tham khảo Phụ
lục kèm theo)
+ Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của các trường đại học đối với đào tạo trực
tuyến các học phần ngành thương mại điện tử.
+ Lợi ích và nhu cầu hợp tác giữa các trường đại học với Hiệp hội Thương mại điện
tử, các doanh nghiệp thương mại điện tử, các doanh nghiệp Edtech trong đào tạo trực
tuyến.
+ Các vấn đề nổi bật khi công nhận và cho phép chuyển đổi phù hợp một số văn bằng,
chứng chỉ công nghệ thông tin, công nghệ số cấp bởi tổ chức, doanh nghiệp công nghệ
uy tín trong và ngoài nước sang tín chỉ học của bộ môn tương ứng
2. Toạ đàm “Một số học phần TMĐT phù hợp với đào tạo trực tuyến, cấp chứng chỉ và
chuyển đổi tín chỉ”
- Thời gian dự kiến: 2023 - 2024
- Địa điểm: (Chưa xác định)
- Thành phần: 1) lãnh đạo và giảng viên các trường đại học đào tạo kinh tế số và thương mại
điện tử; 2) đại diện các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, công nghệ giáo dục (Edtech).
- Nội dung:
+ Trao đổi về chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử, chuyên ngành thương
mại điện tử tại các trường đại học. Các quy định pháp luật liên quan tới tính công khai,
minh bạch, dễ tiếp cận của các chương trình đào tạo. Những khó khăn khi thực hiện
các quy định đó, nguyên nhân và giải pháp.
+ Thảo luận những học phần thuận lợi nhất để triển khai nhiệm vụ đào tạo trực tuyến,
cấp chứng chỉ của VECOM và chuyển đổi sang tín chỉ của học phần tương ứng.
+ Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai, bao gồm các vấn đề về hạ tầng, công
nghệ, chi phí, v.v…
3. Xây dựng và triển khai thí điểm đào tạo trực tuyến và cấp chứng chỉ một số học phần
- Thời gian dự kiến: 2023 - 2024
- Đơn vị: VECOM, một số doanh nghiệp Edtech, 3-5 trường đại học
- Nội dung:
+ Chọn một số học phần phù hợp với đào tạo trực tuyến và cấp chứng chỉ, công nhận
phù hợp với số tín chỉ của học phần tương ứng. Ví dụ: Digital Marketing, Phát triển
ứng dụng TMĐT, Tác nghiệp TMĐT, Pháp luật TMĐT, Thực tập nghề TMĐT, Thực
tập doanh nghiệp (tên gọi các học phần thuộc chương trình đào tạo ngành TMĐT trình
độ đại học của một số trường).
+ Các doanh nghiệp TMĐT, doanh nghiệp Edtech và một số giảng viên đại diện các
trường xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến. VECOM chịu trách nhiệm tư vấn và
thẩm định.
+ Tổ chức một số khoá đào tạo trực tuyến và cấp chứng chỉ của VECOM.
+ Thoả thuận với 3-5 trường đại học công nhận các chứng chỉ phù hợp với số tín chỉ
của các học phần tương ứng.

85
VI. Hoạt động nội bộ Mạng lưới
1. Giao lưu Ban liên lạc (BLL)
Hàng quý hoặc hai quý một lần tổ chức gặp gỡ giao lưu giữa các thành viên Ban liên
lạc tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng. Các cuộc giao lưu này giúp gắn kết, thắt chặt
quan hệ giữa các cá nhân là thành viên BLL và qua đó giữa các trường.
Ngoài các thành viên BLL, các cuộc giao lưu này có thể mời thêm các doanh nghiệp
thương mại điện tử, các đơn vị đào tạo nguồn nhân lực TMĐT chưa phải là thành viên của
Mạng lưới và các cơ quan, tổ chức khác quan tâm và muốn hợp tác với Mạng lưới.
Văn phòng VECOM chịu trách nhiệm hậu cần cho các cuộc giao lưu này. Ưu tiên địa
điểm giao lưu tại các trường thuộc Mạng lưới.
2. Mở rộng Mạng lưới
Mở rộng số lượng các trường đại học tham gia Mạng lưới. Số lượng thành viên năm
2022 là 30 trường. Năm 2023 sẽ mời thêm khoảng 10 trường đại học tham gia Mạng lưới, ưu
tiên các trường tại miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Nguyên tắc: ưu tiên chất lượng, không chú trọng số lượng.
Ngoài các cơ sở giáo dục, cân nhắc mời các tổ chức đào tạo ICT khác tham gia Mạng
lưới dưới các hình thức phù hợp (thành viên liên kết, đối tác chiến lược…).
3. Hoạt động truyền thông
Hoạt động truyền thông sẽ do VECOM cùng các trường thành viên triển khai.
i) Fanpage FB.com/VecomNet
Các thành viên Ban liên lạc cần tích cực phổ biến tới các giảng viên và sinh viên của
trường cùng chia sẻ thông tin.
ii) Trang thông tin điện tử của Mạng lưới www.vecomnet.vn
Trang thông tin điện tử này đã hoạt động khá tốt. Các thành viên cần tích cực hợp tác,
cung cấp thông tin để Trang trở thành địa chỉ uy tín hàng đầu, cung cấp toàn diện, kịp thời về
nhiều hoạt động liên quan tới đào tạo TMĐT tại các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề
nghiệp.
iii) Truyền thông tại từng trường
Mỗi trường cần tích cực truyền thông về hoạt động của Mạng lưới trên website của
trường mình cũng như các phương thức truyền thông linh hoạt khác của trường.
iv) Các hoạt động truyền thông khác
VECOM chủ trì, các trường hỗ trợ để truyền thông về Mạng lưới trên nhiều kênh
truyền thông uy tín.
VII. Các hoạt động khác
Mỗi thành viên có thể đề xuất các hoạt động cần triển khai trong năm 2023. Việc triển
khai các hoạt động này do đa số thành viên Ban liên lạc quyết định.

86
PHỤ LỤC III
Một số chính sách liên quan tới
đào tạo thương mại điện tử

I. Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020 phê
duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025
* Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử tới năm 2025: 50% cơ sở giáo
dục đại học và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo thương mại điện tử. (Điều 1.C.5.a)
* Nhiệm vụ Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm 2021 – 2025): Ban hành chính sách khuyến khích
giảng dạy lĩnh vực thương mại điện tử, đẩy mạnh đào tạo chính quy về thương mại điện tử
trong các trường đại học; khuyến khích ứng dụng đào tạo trực tuyến, xây dựng hệ thống học
liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy thương mại điện tử. (Phụ lục 1: Các hoạt động thực
hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử).
* Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử:
- Đào tạo giảng viên thương mại điện tử:
Đào tạo kiến thức, kỹ năng thương mại điện tử cho giáo viên các trường đại học, cao đẳng và
trung học chuyên nghiệp, phát triển mạng lưới giảng viên, chuyên gia có kinh nghiệm về
giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng về thương mại điện tử. (Phụ lục 2: Nội dung Chương
trình phát triển thương mại điện tử quốc gia, Khoản 3.b)
- Đào tạo thương mại điện tử cho sinh viên:
Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình đào tạo thương mại điện tử cho sinh viên gắn
với chuyên ngành cụ thể, có sự tham gia của các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn trong
và ngoài nước. Kết nối nhu cầu tuyển dụng nhân lực thương mại điện tử giữa nhà trường và
doanh nghiệp, cộng đồng. (Phụ lục 2: Nội dung Chương trình phát triển thương mại điện tử
quốc gia, Khoản 3.d) ;
* Tiêu chuẩn, chứng chỉ về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử:
Xây dựng các tiêu chuẩn, chứng chỉ về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử; đưa ra các
khuyến nghị áp dụng trong việc tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện
tử. (Phụ lục 2: Nội dung Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia, Khoản 3.đ )
II. Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia
phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
* Mục tiêu tới năm 2025: Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp
hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hoá dữ liệu số, kho học liệu số mở
đạt 80% (Điều 1. III.2.a).
* Công nhận và chuyển đổi chứng chỉ sang tín chỉ:
Rà soát, sửa đổi các quy định, chính sách để khuyến khích tăng tối đa thời lượng và khối
lượng đào tạo trực tuyến, bảo đảm tỷ lệ tối thiểu thời lượng và số tín chỉ đào tạo trực tuyến
trong tổng thời gian đào tạo; công nhận và cho phép chuyển đổi phù hợp một số văn bằng,
chứng chỉ công nghệ thông tin, công nghệ số cấp bởi tổ chức, doanh nghiệp công nghệ uy tín
trong và ngoài nước sang tín chỉ học của bộ môn tương ứng để rút ngắn thời gian đào tạo.
(Điều 1. IV.6.a).
* Chương trình “Học từ làm việc thực tế”:
Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình “Học từ làm việc thực tế”; tổ chức các chương
trình thực tập ngắn hạn, thường xuyên để tăng cơ hội tiếp xúc nghề nghiệp cho sinh viên từ đó

87
định hướng tốt hơn cho công việc tương lai và bổ sung nguồn lực kỹ thuật cho các doanh
nghiệp. Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng số kết nối các cơ sở đào tạo với các doanh
nghiệp để thúc đẩy học từ làm việc thực tế. (Điều 1. IV.6.c).
* Ứng dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Edtech:
Tìm kiếm và ứng dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp công nghệ giáo dục (Edtech)
vào giảng dạy. Tạo cơ chế thí điểm các sản phẩm, dịch vụ mới đột phá, hỗ trợ đào tạo nhanh,
hiệu quả (Điều 1.V.3.c).
* Nhiệm vụ của các trường đại học:
Tăng cường hàm lượng thực hành trong đào tạo các chuyên ngành công nghệ số, kinh tế số,
xã hội số, đưa các nền tảng số, công nghệ số, đặc biệt là các nền tảng số của Việt Nam, công
nghệ mở vào giới thiệu trong các chương trình đào tạo để sinh viên có điều kiện thực hành và
tiếp cận thực tế. (Điều 2.2.7.d).
* Nhiệm vụ Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Đào tạo trực tuyến (năm 2022 – 2024): Rà soát, sửa đổi quy định, chính sách để khuyến
khích tăng tối đa thời lượng và khối lượng đào tạo trực tuyến, bảo đảm tỷ lệ tối thiểu thời
lượng và số lượng tín chỉ đào tạo trực tuyến trong tổng thời gian đào tạo (Phụ lục, Mục
A.VI.1).
- Chuyển đổi văn bằng, chứng chỉ sang tín chỉ (năm 2022 – 2023): Xây dựng quy định cho
phép chuyển đổi một số văn bằng, chứng chỉ công nghệ thông tin cấp bởi tổ chức, doanh
nghiệp công nghệ uy tín trong và ngoài nước sang tín chỉ học của bộ môn tương ứng để rút
ngắn thời gian đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng (Phụ lục, Mục A.VI.2).
- Chương trình “Học từ làm việc thực tế” (năm 2022 – 2030): Xây dựng và tổ chức triển khai
Chương trình “Học từ làm việc thực tế” (Phụ lục, Mục A.VI.5).
III. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 phê duyệt “Chương trình
chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
* Công nhận giá trị các chứng chỉ học trực tuyến:
Công nhận giá trị của các chứng chỉ học trực tuyến; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên
giảng dạy và học tập; phát triển các doanh nghiệp công nghệ phục vụ giáo dục hướng tới đào
tạo cá thể hoá. (Điều 1.VII.6)
* Học trực tuyến:
100% cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình
đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình.
(Điều 1.VIII.2)
* Nhiệm vụ của các hiệp hội:
Tham gia góp ý, phản biện cho các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển
đổi số; tham gia đánh giá, xếp hạng về chuyển đổi số; tổ chức các hội thảo, diễn đàn, đối thoại
về chuyển đổi số.

88
PHỤ LỤC IV

Chương trình Phát triển thương mại điện tử bền vững


của VECOM giai đoạn 2023 – 2030

Tổng quan
Sau nhiều năm tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh trực tuyến, năm 2018
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phát hiện một số yếu tố cản trở tới sự phát
triển bền vững trong dài hạn. Năm 2019 Hiệp hội đề xuất triển khai Chương trình phát triển
thương mại điện tử bền vững giai đoạn 2019 – 2025, bao gồm giai đoạn khởi động trong hai
năm 2019 – 2020 và giai đoạn chính trong năm năm 2021 - 2025.29 Trong giai đoạn khởi
động, VECOM nhấn mạnh với các cơ quan hoạch định chính sách về sự chênh lệch rất lớn
của thương mại điện tử giữa Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với 61 tỉnh thành còn lại. Nếu
không triển khai các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách này thì sẽ tác động rất lớn tới sự
phát triển bền vững của thương mại điện tử Việt Nam. Xuất phát từ đề xuất này, Kế hoạch
tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 đã đề ra mục tiêu và
một số giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách trên. Đồng thời, Hiệp hội đã triển khai nhiều hoạt
động nhằm hỗ trợ các địa phương triển khai thương mại điện tử một cách chủ động hơn, bao
gồm các khoá tập huấn kỹ năng kinh doanh trực tuyến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ
kinh doanh.
Song song với những hoạt động nhằm thu hẹp khoảng cách số VECOM đã quan tâm
tới những tác động tiêu cực của thương mại điện tử tới môi trường. Hiệp hội tích cực phối
hợp với một số tổ chức bảo vệ môi trường triển khai các hoạt động nhằm hạn chế việc buôn
bán trực tuyến các sản phẩm động thực vật hoang dã trong tình trạng nguy cấp, đặc biệt là ngà
voi và sừng tê giác. Sau khi ký Thoả thuận Hợp tác với Tổ chức TRAFFIC – Mạng lưới giám
sát buôn bán động vật hoang dã năm 2016, hai bên phối hợp chặt chẽ với nhau và với các tổ
chức khác như USAID triển khai nhiều hoạt động liên quan tới bảo vệ môi trường nói chung
cũng như buôn bán động vật hoang dã trong tình trạng nguy cấp.30 Hai bên đã giới thiệu
những rủi ro mà doanh nghiệp trực tuyến gặp phải nếu không quan tâm và có các biện pháp
phòng ngừa phù hợp nếu liên quan tới những hành vi bị cấm.
Bên cạnh hoạt động thu hẹp khoảng cách số và bảo vệ môi trường, việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao là một yếu tố quyết định cho thương mại điện tử phát triển bền
vững. Với tầm nhìn đó, năm 2022 VECOM đã khảo sát hàng trăm trường đại học và xây dựng
Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử 2022.31 Đồng thời VECOM cùng hàng chục trường đại
học thành lập Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử (VecomNet) và triển khai
nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thương mại điện tử trình độ đại học.32

29
https://vecom.vn/chuong-trinh-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-ben-vung
30
https://vecom.vn/to-chuc-traffic-international-tai-viet-nam-ky-thoa-thuan-hop-tac-voi-vecom
31
https://vecomnet.vn/bao-cao-dao-tao-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-2022/
32
Trang thông tin điện tử của Mạng lưới: https://vecomnet.vn/

89
Khởi động
Đại dịch Covid-19 trong hai năm 2021 – 2022 đã góp phần tạo ra hai Làn sóng tăng
trưởng kinh doanh trực tuyến ở Việt Nam.33 Tác động của hai làn sóng này tiếp tục lan toả sau
khi đại dịch cơ bản được kiểm soát. Bên cạnh sự mất cân bằng giữa các địa phương, sự tăng
trưởng nhanh của thương mại điện tử đã nhanh chóng bộc lộ nhiều yếu tố khác cản trở sự phát
triển bền vững. Đặc biệt là những tác động xấu từ các hoạt động của thương mại điện tử tới
môi trường.
Các đơn vị báo chí và truyền thông đã nhanh chóng nhận ra tác động tiêu cực này và
đã có nhiều tin bài phản ảnh những tác động cụ thể, rõ ràng của việc sử dụng thái quá bao bì
không thân thiện môi trường, các túi, bao, chai lọ nhựa… chậm phân huỷ trong mua sắm trực
tuyến tại Việt Nam.34 Thậm chí, đơn vị truyền thông của một tỉnh có quy mô thương mại điện
tử trung bình như Vĩnh Phúc cũng nhận thấy rõ mức độ tác hại tới môi trường từ hình thức
kinh doanh này.35
Một số doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến đã có những hoạt động nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế số và thương mại điện tử bền vững. Chẳng hạn, trong thời gian gần đây,
Lazada đã thực hiện đa dạng các hoạt động hướng tới phát triển bền vững và bảo vệ môi
trường. Cụ thể, năm 2022 Lazada đã công bố Báo cáo Tác động Môi trường, Xã hội và Quản
trị (ESG).36 Mới đây, Lazada đã đã phát hành Cẩm nang “Đóng gói hàng hoá hiệu quả, thân
thiện với môi trường” dành cho nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử37 nhằm khuyến
khích các thông lệ tốt, thân thiện với môi trường. Cuốn Cẩm nang đưa ra những lời khuyên
hữu ích để các nhà bán hàng thuộc mọi quy mô có thể đóng gói hàng hoá đúng quy chuẩn và
hiệu quả, nhằm tiết kiệm nguyên liệu đóng gói, giảm thiểu các rủi ro sai sót, nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm thiểu rác thải ra môi trường.. Với kế hoạch đưa 100 xe máy
điện đầu tiên vào giao hàng nhằm góp phần giảm phát thải khí carbon, Lazada Logistics đã
trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực logistics cho thương mại điện tử tại Việt Nam sử
dụng xe điện làm phương tiện giao hàng. Ngoài ra, sàn thương mại điện tử này cũng đã có
những hoạt động hợp tác với các thương hiệu nhằm tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng
cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, như chiến dịch LazEarth. Năm 2023 Lazada sẽ
kết hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Báo cáo
“Thương mại điện tử phát triển bền vững – Động lực thúc đẩy nền kinh tế số”, nhằm cung cấp
cho doanh nghiệp trong hệ sinh thái thương mại điện tử và cộng đồng thương mại điện tử góc
nhìn tổng quan về tiềm năng, tầm quan trọng, hiệu quả của phát triển bền vững trên thương
mại điện tử; vai trò của thương mại điện tử phát triển bền vững với nền kinh tế số; các thông
tin, xu hướng hữu ích để phát triển bền vững trên TMĐT.
Trước đó, cuối năm 2019 GrabFood đã có sáng kiến bảo vệ môi trường thông với việc
giảm thiểu rác thải nhựa trong kinh doanh, đồng thời ký thoả thuận với Tổ chức Quốc tế về
Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) để khẳng định cam kết của mình. Từ ngày 5 tháng 11 năm
2019, khách hàng sẽ không được mặc định cung cấp bộ đồ ăn nhựa dùng một lần trên ứng
dụng của GrabFood. Khách hàng nào muốn có bộ đồ ăn nhựa này có thể yêu cầu ở trang
thanh toán. Tiếp theo, GrabFood sẽ hợp tác với các bên liên quan triển khai những giải pháp
bền vững và dài hạn, bao gồm khách hàng, nhà hàng và đơn vị chuyển phát. Giải pháp bao
gồm hỗ trợ khách hàng tiếp cận tới các nhà hàng thân thiện với môi trường, cung cấp bao bì
tái sử dụng khi vận chuyển đồ ăn.38

33
https://vecom.vn/bao-cao-lan-song-thu-2-cua-thuong-mai-dien-tu-viet-nam
34
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/o-nhiem-moi-truong-tu-su-tien-loi-cua-viec-mua-sam-truc-tuyen-
100531.html
35
http://baovinhphuc.com.vn/Multimedia/Images/Id/87689/Giai-bai-toan-kho-rac-thai-nhua
36
https://lazada-com.oss-ap-southeast-1.aliyuncs.com/179-press-release.pdf
37
https://university.lazada.vn/course/learn?type=article&id=14106
38
https://www.grab.com/my/food-blog/everyactmatters/

90
Bên cạnh việc mang đến nhiều tiện ích cho người dùng, góp phần gia tăng cơ hội thu
nhập của đối tác tài xế, đối tác nhà hàng, thương nhân, Grab cũng triển khai nhiều sáng kiến
trong việc thực hiện sứ mệnh Grab Vì Cộng Đồng của Grab tại Việt Nam nhằm bảo vệ môi
trường, phát triển giao thông xanh, hướng tới tạo lập một môi trường bền vững cho tương lai.
Theo Báo cáo thường niên về Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty (ESG) của Grab năm
2021, các tính năng đóng góp trung hòa các-bon và giảm thiểu dụng cụ ăn uống dùng một lần
trên ứng dụng Grab khuyến khích người dùng đưa ra những “lựa chọn xanh” trong các quyết
định hàng ngày. Các tính năng này đã góp phần trồng 42.000 cây xanh trong khu vực Đông
Nam Á, giảm thải hơn 2.300 tấn khí nhà kính thông qua tín chỉ các-bon và giảm sử dụng hơn
774 triệu bộ dụng cụ ăn uống dùng một lần. Tại Việt Nam, thông qua dự án Grab for Good
Forest khởi động vào tháng 11/2021, hợp tác triển khai cùng Quỹ Hỗ trợ và phát triển cộng
đồng sống bền vững (Quỹ Sống) với cam kết thực hiện một khoản đóng góp trung hòa carbon
cho 1 triệu chuyến xe Grab đầu tiên, khởi động dự án trồng 5 hecta rừng đầu nguồn tại huyện
Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Người dùng có thể chung tay cùng Grab và Quỹ Sống giảm
lượng phát thải khí carbon ra môi trường bằng cách lựa chọn tính năng Đóng góp trung hòa
carbon và chọn đóng góp 2.000 đồng với chuyến xe GrabCar hoặc 1.000 đồng với chuyến xe
GrabBike.

Bên cạnh hoạt động góp phần bảo vệ môi trường, Grab luôn nỗ lực góp phần phát
triển kinh tế và hỗ trợ cộng đồng thông qua nhiều chương trình, chiến dịch tới cộng đồng
trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, thiên tai - bão lũ, hỗ trợ đối tác, người dân có hoàn
cảnh khó khăn kể từ khi Grab bắt đầu hoạt động tại Việt Nam. Hàng năm, Grab đều dành một
phần ngân sách cho các chương trình trách nhiệm xã hội. Nhờ sự đóng góp của người dùng
Grab thông qua hình thức ủng hộ bằng điểm thưởng GrabRewards hoặc đóng góp trực tiếp
vào Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam qua ví Moca trên ứng dụng Grab cho dự án “Xây cầu đến
lớp”, tính đến tháng 3/2022, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Grab Việt Nam đã xây dựng và
đưa vào sử dụng 6 công trình cầu dân sinh tại các địa phương vùng sâu, vùng xa của tỉnh
Vĩnh Long, Hà Giang, Tiền Giang và Quảng Trị.

Mục tiêu phát triển bền vững đã thu hút được sự quan tâm của các tổ chức nghiên cứu
uy tín và cơ quan quản lý nhà nước. Tháng 2 năm 2023 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung ương đã tổ chức Hội thảo “Kinh tế số và Phát triển bền vững: Cơ hội và Thách thức
trong bối cảnh mới”.39 Tại hội thảo này, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã nêu sáu trụ
cột để phát triển bền vững thị trường thương mại điện tử trong nền kinh tế số. Thứ nhất là
hoàn thiện chính sách, tạo môi trường pháp lý thông thoáng. Thứ hai, đảm bảo môi trường
thương mại điện tử cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng. Thứ ba, thu hẹp khoảng
cách phát triển giữa các địa phương. Thứ tư, phát triển thương mại điện gắn liền bảo vệ môi
trường. Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực số chất lượng cao. Trụ cột thứ sáu là tăng cường
vai trò của phụ nữ trong phát triển thương mại điện tử và kinh tế số theo hướng bền vững.
Nhận thức và hành động về sự phát triển bền vững của thương mại điện tử tại nước ta
tương đồng với các nước trong khu vực. Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google,
Temasek và Bain&Company, nhận thức về các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị của cả
khu vực mới manh nha nhưng đang nổi lên.40 Mỗi vấn đề này bao gồm bảy yếu tố. Với môi
trường, các yếu tố này là khí thải carbon, quản lý nước, sử dụng vật liệu, chất thải và sự tuần
hoàn, chất thải độc hại, chất lượng không khí, sử dụng đất và đại dương, đa dạng sinh học và
bảo vệ sinh thái. Các hình thức bán lẻ trực tuyến, gọi xe công nghệ, gọi đồ ăn công nghệ và
du lịch trực tuyến quan tâm lớn nhất tới vấn đề môi trường. Trong khi đó các hình thức trò

39
http://ciem.org.vn/tin-tuc/9116/hoi-thao-kinh-te-so-va-phat-trien-ben-vung-co-hoi-va-thach-thuc-trong-boi-
canh-moi?newsgroup=Tin%20t%E1%BB%A9c%20-%20s%E1%BB%B1%20ki%E1%BB%87n%09
40
https://www.bain.com/insights/e-conomy-sea-2022/

91
chơi trực tuyến, truyền thông trực tuyến và công nghệ tài chính quan tâm nhiều hơn tới vấn đề
xã hội.
Báo cáo này đưa ra đánh giá để giảm lượng khí thải carbon từ hoạt động bán lẻ trực
tuyến khoảng 30-40% thì các nhà cung cấp dịch vụ logistisc cần sử dụng xe điện cho giao
hàng chặng cuối, củng cố hoạt động của các trung tâm phân phối, giảm bớt và tái chế vật liệu
đóng gói. Để đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải carbon cần sự nỗ lực chung của các công
ty, thương nhân và người tiêu dùng.
Báo cáo kết luận phát triển kinh tế số bền vững là trách nhiệm của tất cả các bên liên
quan, bao gồm nhà đầu tư, công ty, người tiêu dùng cũng như chính phủ.
Nền tảng pháp lý
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực từ 01/01/2022 không có những
quy định cụ thể đối với lĩnh vực kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều quy định trong Luật
có thể áp dụng đối loại hình kinh doanh này.
Chẳng hạn, Điều 142 xác định kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt
động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo
dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi
trường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý và thực
hiện biện pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, nâng cao mức độ tái sử dụng và
tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, hàng hoá đến giai đoạn
sản xuất, phân phối.
Điều 146 xác định mua sắm xanh là việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ thân thiện
môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam hoặc được công nhận theo quy định
của pháp luật.41 Hoạt động mua sắm hàng hoá trực tuyến sử dụng rất nhiều chất thải nhựa.
Điều 73 của Luật Bảo vệ môi trường đã quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với
việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa.
Thực hiện theo Điều 139 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì xây dựng Kế
hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn và trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày
31 tháng 12 năm 2023. Tháng 3/2023, Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT phối hợp với Quỹ
Hanns Seidel Foundation (HSF) Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Tham vấn đề cương Kế hoạch
hành động quốc gia và lĩnh vực ưu tiên trong thực hiện kinh tế tuần hoàn”. Đề cương Dự thảo Kế
hoạch đầu tiên đã đề xuất một số ngành, lĩnh vực trọng tâm thực hiện kinh tế tuần hoàn, trong đó
có ngành thương mại; xây dựng chương trình nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong tiếp cận
thông tin và thương mại điện tử liên quan đến hàng hoá và dịch vụ kinh tế tuần hoàn.
Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021- 2025 được
phê duyệt tại Quyết định số 645/2020/QĐ-TTg đã đề ra mục tiêu tổng quát “Xây dựng thị
trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững”. Tuy nhiên,
Kế hoạch không nêu ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu tổng
quát này.
Chương trình phát triển thương mại điện tử bền vững của VECOM
Những chính sách lớn liên quan tới chuyển đổi số, kinh tế số và thương mại điện tử
giai đoạn 2021 – 2025 được thể hiện trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm

41
Theo Điều 145 Luật Bảo vệ môi trường, Nhãn sinh thái Việt Nam là nhãn được cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam chứng nhận cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường là
sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ các nguyên liệu, vật liệu, công nghệ sản xuất và quản lý thân thiện môi trường,
giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sử dụng, thải bỏ, bảo đảm an toàn cho môi trường, sức
khoẻ con người và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hoặc công nhận.

92
2025, định hướng đến năm 2030”,42 Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030,43 và Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử
quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.44 Các chính sách này vẫn ưu tiên vào sự tăng trưởng và hầu
như chưa đưa ra mục tiêu, giải pháp nào để hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế số
nói chung và thương mại điện tử nói riêng tới môi trường.
Xuất phát từ bối cảnh này, từ năm 2023 tới năm 2030 VECOM tập trung triển khai
ba nội dung lớn liên quan tới phát triển thương mại điện tử bền vững.
Thứ nhất, VECOM tiếp tục các hoạt động hỗ trợ các địa phương phát triển thương
mại điện tử, mở rộng thị trường và thu hẹp thị trường trực tuyến giữa Hà Nội và Tp. Hồ Chí
Minh với 61 địa phương khác. Sự hợp tác chặt chẽ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
cũng như các Sở Công thương là nòng cốt của hoạt động này. Đồng thời, VECOM sẽ kết nối
chặt chẽ với những đơn vị khác như Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Vụ Kinh tế số
(Bộ Thông tin và Truyền thông), các Sở Thông tin và Truyền thông. Hoạt động này cũng cần
nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của những nền tảng số lớn về công nghệ, bán hàng trực
tuyến, thanh toán, tiếp thị… Các nguồn lực xã hội khác như các chương trình hợp tác hỗ trợ
từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tạo
tác động xã hội (SIB) thúc đẩy kinh doanh trực tuyến.
Thứ hai, tham gia tích cực vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
cho thương mại điện tử và kinh tế số, lấy Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử
làm nòng cốt cho hoạt động này. VECOM sẽ chủ động phối hợp với một số trường đại học
triển khai các mục tiêu và giải pháp liên quan tới đào tạo nguồn nhân lực nêu trong Kế hoạch
tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia và Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số
và xã hội số. Ba hoạt động trọng tâm là triển khai thí điểm chương trình “Học từ làm việc
thực tế”; đào tạo trực tuyến một số môn học; cấp chứng chỉ của VECOM cho những sinh viên
đạt yêu cầu và được các trường công nhận, cho phép chuyển đổi sang tín chỉ của học phần
tương ứng.
Đồng thời, VECOM sẽ khuyến khích, tư vấn các trường đại học đã đào tạo ngành
thương mại điện tử đưa vào chương trình đào tạo nội dung phát triển bền vững, đặc biệt là
giảm tác động xấu của mô hình kinh doanh số tới môi trường.
Thứ ba, mở rộng các hoạt động bảo vệ môi trường và khuyến khích doanh nghiệp
thương mại điện tử thực hiện vai trò trách nhiệm xã hội đóng góp vào phát triển bền vững.
Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu quy mô buôn bán động thực vật hoang dã
nguy cấp trên môi trường trực tuyến. Đồng thời triển khai các hoạt động mới nhằm tăng
cường bảo vệ môi trường, từ chính hoạt động động kinh doanh trực tuyến, trước hết tập trung
vào lĩnh vực bán lẻ, gọi xe và đồ ăn công nghệ. Bên cạnh những hoạt động đang triển khai
nhằm giảm quy mô buôn bán động thực vật hoang dã trong tình trạng nguy cấp trên môi
trường trực tuyến, từ năm 2023 VECOM sẽ triển khai một số hoạt động sau:
- Tư vấn, khuyến nghị các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử, kinh tế số
và môi trường ban hành chính sách và văn bản pháp luật nhằm giảm tác động xấu của
lĩnh vực kinh doanh số tới môi trường;
- Phối hợp với các tổ chức nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường và nền tảng kinh
doanh trực tuyến nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tác động của hoạt động kinh doanh
trực tuyến tới môi trường;

42
https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=200163
43
https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=205555&classid=2
44
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=200038

93
- Phổ biến Luật Bảo vệ môi trường tới các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến,
khuyến khích doanh nghiệp triển khai các giải pháp thực hiện kinh tế tuần hoàn, mua
sắm xanh, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa.
- Huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, bao gồm các tổ chức quốc tế, triển khai hoạt
động truyền thông nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về vai trò, sức mạnh của
họ trong việc góp phần giảm thiểu tác động xấu tới môi trường khi mua sắm trực
tuyến;
- Hợp tác với một số trường đại học trong việc khuyến khích sinh viên ngành thương
mại điện tử tham gia nghiên cứu khoa học về chủ đề bảo vệ môi trường trong kinh
doanh trực tuyến. Tổ chức các sự kiện hấp dẫn, thu hút sự tham gia của sinh viên trong
việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động xấu của thương mại điện tử tới môi
trường.

94
PHỤ LỤC V
Amazon Global Selling Việt Nam công bố chiến lược năm 2024
Thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến Việt Nam vững bước tăng trưởng

• Công bố 3 trọng tâm chiến lược năm 2024, giới thiệu loạt công cụ, chương trình mới và cải
tiến để thúc đẩy doanh nghiệp Việt kinh doanh toàn cầu, phát triển thương mại điện tử xuyên
biên giới.
• Amazon cam kết tăng cường hiện diện tại Việt Nam, chính thức khai trương Trung tâm Đào
tạo Amazon Day-1 Việt Nam.
• Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon tăng 50%.

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2023 – Amazon Global Selling Việt Nam chính thức khai mạc Hội
nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới lần thứ năm tại Hà Nội. Tại sự kiện này, Amazon công bố
trọng tâm chiến lược năm 2024, giới thiệu loạt công cụ, chương trình và dịch vụ mới và cải tiến nhằm
hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu và phát triển kinh doanh toàn cầu qua Amazon, đồng thời
chính thức khai trương trung tâm đào tạo Amazon Day-1 đầu tiên tại Việt Nam. Các nỗ lực này góp
phần tăng tốc xuất khẩu trực tuyến, thúc đẩy đổi mới kinh doanh và chuyển đổi số tại Việt Nam.

Khai mạc Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới lần thứ năm tại Hà Nội với sự tham dự của bà Lại Việt
Anh - Phó Cục trưởng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) thuộc Bộ Công Thương; ông Nguyễn
Hồng Dương, Phó Vụ Trưởng, Vụ Thị trường Âu Mỹ, Bộ Công Thương; đoàn lãnh đạo cấp cao tập đoàn
Amazon, dẫn đầu là ông Eric Broussard, Phó Chủ tịch Tập đoàn Amazon, Khối Đối tác bán hàng quốc tế.

Hội nghị diễn ra hôm nay tại Hà Nội, và sẽ tiếp tục đến với TP. Hồ Chí Minh ngày 19/10, tập trung
vào các chủ đề như kết nối chuỗi cung ứng, mở rộng danh mục sản phẩm và xây dựng thương hiệu
toàn cầu, tạo bệ phóng tăng trưởng bền vững cho thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.

Sự kiện có sự tham dự của đoàn lãnh đạo cấp cao của tập đoàn và khu vực đến Việt Nam, dẫn đầu là
ông Eric Broussard, Phó Chủ tịch Tập đoàn Amazon, Khối Đối tác bán hàng quốc tế. Ông Eric
phát biểu: “Hiện nay, có khoảng 2 triệu đối tác bán hàng của Amazon trên khắp thế giới. Sản phẩm do
các đối tác bán hàng bên thứ ba chiếm 60% tổng lượng sản phẩm bán ra trên Amazon. Rất nhiều
doanh nghiệp Việt Nam đã góp mặt trong cộng đồng nhà bán hàng ngày càng lớn mạnh này. Việt Nam
là một mắt xích cung ứng mới nổi của thương mại điện tử toàn cầu. Chúng tôi đề cao năng lực sản
xuất, tinh thần khởi nghiệp và tốc độ chuyển đổi số nhanh chóng của Việt Nam. Đó là lý do chúng tôi

95
cam kết nâng cao sự hiện diện của Amazon tại Việt Nam, tiếp tục đồng hành thúc đẩy doanh nghiệp
Việt thành công cùng Amazon”.

Eric Broussard, Phó Chủ tịch Tập đoàn Amazon, Khối Đối tác bán hàng quốc tế phát biểu tại sự kiện.

Ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, chia sẻ: “Thương mại
điện tử là một trong các xu hướng lớn tiếp theo dành cho các doanh nghiệp muốn phát triển toàn cầu.
Câu hỏi đặt ra là liệu các doanh nghiệp địa phương có thể tận dụng xu hướng này một cách nhanh
chóng, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng toàn cầu, và xây dựng kế hoạch tăng trưởng dài hạn. Chúng tôi sẽ
tiếp tục các nỗ lực để giúp các nhà bán hàng Việt Nam đổi mới, cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu
khách hàng mọi nơi, xây dựng thương hiệu toàn cầu và tăng cường hiện diện trên trường quốc tế.
Hôm nay, với việc công bố chiến lược năm 2024 và giới thiệu các công cụ, chương trình mới, chúng
tôi muốn tiếp sức cho các nhà sản xuất, thương hiệu và doanh nhân Việt Nam trong mọi giai đoạn của
hành trình xuất khẩu, và thúc đẩy hơn nữa các cơ hội tăng trưởng”.

Bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam (iDEA)
thuộc Bộ Công Thương cho biết: “Thương mại điện tử đã tác động làm thay đổi cách tương tác giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp và khách hàng, góp phần khắc phục các rào
cản trong hoạt động thương mại quốc tế, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc mở rộng thị
trường kinh doanh, qua đó tạo động lực cho sự phát triển của hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền
kinh tế đất nước nói chung. Việc ứng dụng thương mại điện tử nhận được sự quan tâm sâu sắc của
Chính phủ và tạo nhiều điều kiện để phát triển. Những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách, quy định để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số cũng như đồng hành cùng doanh
nghiệp trong hành trình ứng dụng thương mại điện tử và vươn ra thị trường quốc tế.”

96
“Đã đến lúc Việt Nam cần tăng tốc để bước vào một giaI đoạn mới nơi Việt Nam trở thành chuỗi cung ứng quan
trọng của Thương mại điện tử toàn cầu”, ông Eric Broussard nhận định.

Tăng trưởng 50%, xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam qua Amazon bứt tốc mạnh mẽ trong
thách thức
Việt Nam là một nền kinh tế năng động dựa vào xuất khẩu. Kết hợp lợi thế trong việc sáng tạo sản
phẩm, năng lực sản xuất và chuyển đổi số mạnh mẽ, Việt Nam có khả năng thúc đẩy xuất khẩu bán lẻ
qua thương mại điện tử một cách hiệu quả. Trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31/08/2023, các đối tác
bán hàng Việt Nam trên Amazon đã đạt được những kết quả vững chắc:
• 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được bán ra cho khách hàng Amazon trên khắp
thế giới, tăng cường sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên toàn cầu.
• Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon tăng 50%, đóng góp
vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
• Hàng nghìn doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội kinh doanh toàn cầu với Amazon. Số lượng đối
tác bán hàng Việt Nam qua Amazon tăng 40%.

Kết quả này cho thấy sự hợp tác hiệu quả giữa Amazon và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam,
đồng thời khẳng định sự linh hoạt và bền bỉ của các doanh nghiệp trong nước trong môi trường kinh tế
nhiều thách thức.

Công bố trọng tâm chiến lược 2024: Vững bước tăng trưởng cho xuất khẩu trực tuyến Việt Nam
Nhìn thấy năng lực và quyết tâm của doanh nghiệp Việt Nam, Amazon Global Selling đặt mục tiêu
mở rộng các nỗ lực hỗ trợ nhà bán hàng Việt Nam để tăng cường đổi mới, nâng cao năng lực cạnh
tranh, phát triển kinh doanh và xây dựng thương hiệu toàn cầu, nắm bắt xu hướng xuất khẩu mới năng
động này.

Amazon Global Selling Việt Nam công bố 3 trọng tâm chiến lược trong năm 2024:
1. Tăng cường sự sẵn sàng cho thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam bằng cách (a)
đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan chính phủ, các đối tác chiến lược để trang bị kiến thức và
cung cấp đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, (b) thúc đẩy sự phát triển các nhà
cung cấp dịch vụ trong ngành, (c) nhân rộng các hoạt động chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm
trong cộng đồng nhà bán hàng.
2. Thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng, bao gồm kết nối các nhà bán hàng với các nhà sản xuất
trong nhiều ngành hàng trên toàn quốc để tạo và mở rộng danh mục sản phẩm sản xuất từ Việt
Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhanh chóng nắm bắt xu
hướng, cơ hội xuất khẩu trực tuyến.
3. Nâng cao chất lượng và thành công của nhà bán hàng Việt thông qua (a) tăng cường đầu tư
vào đào tạo nhà bán hàng, (b) hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu toàn cầu, (c) tăng
cường, mở rộng các hỗ trợ xuyên suốt các giai đoạn xuất khẩu online của nhà bán hàng, gồm
đăng ký và quản lý tài khoản, tối ưu chi phí, logistics và xây dựng thương hiệu.

97
Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, công bố chiến lược năm 2024.

Tại sự kiện, Amazon cũng giới thiệu một loạt các công cụ, chương trình mới và cải tiến, giúp các
doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu qua thương mại điện tử. Bao gồm45: chương trình Ưu đãi phí duy trì
tài khoản Fee Waiver, Khuyến mãi tùy chỉnh theo thương hiệu Brand Tailored Promotion và nâng cấp
chương trình vận chuyển SEND, qua đó đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp xuyên suốt qua từng
giai đoạn bán hàng trên Amazon.

Amazon cam kết tăng cường hiện diện tại Việt Nam, chính thức khai trương Trung tâm Đào tạo
Amazon Day-1 Việt Nam và văn phòng làm việc mới tại TP.HCM. Đây là trung tâm kết nối và đào
tạo tại chỗ đầu tiên của Amazon tại Việt Nam với sức chứa 100 người, cùng với một studio sản xuất
và phát sóng các nội dung đào tạo trực tuyến, webinar nhằm trang bị và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về
thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng cao trong nước.

Bà Trần Phương Nga, Giám đốc điều hành, Tập đoàn Thiên Long, chia sẻ: “Năm 2023, Thiên
Long chính thức tham gia bán hàng toàn cầu qua Amazon. Đây là bước đi chiến lược của chúng tôi
nhằm tiếp cận người tiêu dùng quốc tế và tạo chỗ đứng trên thị trường toàn cầu cho thương hiệu văn
phòng phẩm quốc gia của Việt Nam. Qua đó, hướng tới mô hình kinh doanh năng động, phù hợp với
tầm nhìn dài hạn và nỗ lực phát triển toàn cầu của Thiên Long”.

Từ những doanh nghiệp khởi nghiệp đến các thương hiệu quốc gia tên tuổi, đến các nhà sản xuất lớn
trên khắp thế giới, Amazon đang tạo ra một bệ phóng đáng tin cậy, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi
quy mô bắt đầu kinh doanh và xây dựng thương hiệu toàn cầu thành công. Amazon đầu tư hàng tỷ đô
la vào con người, nguồn lực và dịch vụ để đồng hành hỗ trợ cho doanh nhân và doanh nghiệp trên mọi
hành trình xuất khẩu của họ. Cùng với các đối tác bán hàng Việt Nam, Amazon Global Selling không
ngừng thúc đẩy chuyển đổi kinh doanh, tăng tốc xuất khẩu, tạo lộ trình phát triển bền vững cho doanh
nghiệp Việt Nam trên toàn cầu.

***

Về Amazon Global Selling


Amazon Global Selling là chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp từ mọi nơi trên thế giới phát triển
kinh doanh trên quy mô toàn cầu, tiếp cận khách hàng của Amazon trên khắp thế giới và xây dựng
thương hiệu quốc tế. Thông qua việc bán hàng trên Amazon, đối tác bán hàng với các loại hình và quy
mô kinh doanh khác nhau có thể tiếp cận hàng trăm triệu tài khoản khách hàng trên toàn cầu của
Amazon, bao gồm hơn 200 triệu khách hàng Prime; và hơn năm triệu khách hàng doanh nghiệp trên
toàn thế giới.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng truy cập: https://sell.amazon.vn/.

45
Thông tin chi tiết, tham khảo TCBC giới thiệu các công cụ và chương trình mới của Amazon.

98
99

You might also like