You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA KINH TẾ
-------------    -----------

BÀI TIỂU LUẬN

Môn học: Thương mại điện tử


Tên tiểu luận: Sự phát triển của thương mại điện tử ở
Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Hồng Quyên


Sinh viên : Đào Quỳnh Giang
Mã sinh viên : 10920233
Lớp : 109202
Ngành : Quản trị kinh doanh

Hưng Yên, tháng 11 năm 2023.


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong bộ môn
quản trị kinh doanh, khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên,
đã hỗ trợ tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho chúng em trong quá trình
thực hiện.

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Lê Thị Hồng Quyên,
người đã quan tâm, chỉ bảo hướng dẫn nhiệt tình và dành thời gian quý báu hướng
dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận hệ môn thương mại điện
tử này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong trường
Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Hưng Yên nói chung, các thầy cô trong Bộ môn Quản
trị kinh doanh nói riêng đã dạy dỗ cho em kiến thức về các môn chuyên ngành,
giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ chúng em
trong suốt quá trình học tập.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên
khuyến khích, tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
cũng như hoàn thành bài tiểu luận.

Sinh viên

Giang

Đào Quỳnh Giang

.
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận môn thương mại điện tử của em. Các
số liệu sử dụng phân tích trong bài tiểu luận có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong bài tiểu luận do em tự tìm hiều,
phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với tình hình thực tế hiện
nay.

Hưng Yên, ngày 20 tháng 11 năm 2023.

Người cam đoan

Giang

Đào Quỳnh Giang


MỤC LỤC

Lời mở đầu ........................................................................................................... 1

Chương 1. Tổng quan về thương mại điện tử .................................................. 2

1.1. Khái niệm thương mại điện tử ................................................................. 2

1.2. Lịch sử thương mại điện tử tại Việt Nam ................................................ 2

1.3. Các hình thức của thương mại điện tử .................................................... 3

1.4. Đặc trưng của thương mại điện tử ........................................................... 6

1.5. Vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp ........................... 7

Chương 2. Sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam ....................... 8

2.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam ......................... 8

2.2. Giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt
Nam… ................................................................................................................. 21

Chương 3. Thách thức và triển vọng của thương mại điện tử ở Việt Nam . 24

3.1. Thách thức phát triển TMĐT tại Việt Nam .......................................... 24

3.2. Triển vọng phát triển TMĐT tại Việt Nam........................................... 25

Kết luận .............................................................................................................. 26

Tài liệu tham khảo............................................................................................. 27


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triễn mạnh mẽ của khoa học kỷ thuật và đặc biệt
là sự phát triễn của công nghệ thông tin, thương mại điện tử cũng ra đời và phát
triễn nhanh chóng. Hiện nay thương mại điện tử đang phát triễn nhanh chóng trên
toàn thế giới mà trong đó có Việt Nam, và nó được xem như là sự phát triển tất
yếu của nền “kinh tế số hoá” và “xã hội thông tin”. Thương mại điện tử bao trùm
phạm vi rộng lớn các hoạt động kinh tế xã hội, thương mại điện tử mang lại nhiều
lợi ích và đồng thời cũng mang đến thách thức cho người sử dụng.

Thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu, nhất là ở
các nước công nghiệp phát triển, những nước có nền kinh tế đang phát triển cũng
đã và đang tham gia phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử mang lại
lợi ích tiềm tàng giúp người tham gia thu được thông tin phong phú về thị trường
và đối tác, giảm được chi phí, mở rộng quy mô doanh nghiệp, rút ngắn chu kỳ
kinh doanh... Việt Nam về cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử đang hình thành
và hoàn thiện, song cùng với xu hướng hội nhập, chung ta đã là thành viên chính
thức của WTO và với sự phát triễn mạnh mẽ của các doangh nghiệp,cửa hàng,siêu
thị...thì việc bán hàng qua mạng sẽ đem lại nhiều tiện lợi và thu được kết quả cao.

Nhận thức được vai trò và tiện ích của thương mại điện tử với sự phát triển
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, trong điều kiện thực tế ở Việt
Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử phát triễn, em xin nghiên
cứu đề tài: Sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam.

[1]
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm thương mại điện tử

Thương mại điện tử (eCommerce) là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các
hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.

Theo WHO: Thương mại điện tử (hay thương mại trực tuyến) bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận
cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet. Việc mua bán hàng hóa trên
Shopee, Lazada hoặc qua website thương mại là các ví dụ nổi bật về thương mại điện
tử.

Ngoài việc hiểu về hệ thống thương mại điện tử là gì, doanh nghiệp cũng cần nhớ
rõ về các hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử gồm những gì để có thể ứng dụng
phù hợp nhất. Các hoạt động này bao gồm:

• Mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trực tuyến


• Mua bán vé trực tuyến
• Thanh toán online
• Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng online
1.2. Lịch sử thương mại điện tử tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chúng ta có các giai đoạn phát triển của thương mại điện tử như
sau:

• 1997: Internet xuất hiện tại Việt Nam

[2]
• 2003: Kiến thức thương mại điện tử được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại
học
• 2003 – 2017: Thương mại điện tử dần được người dùng biết đến và tìm hiểu kỹ
hơn
• 2017 – 2018: Giai đoạn thương mại điện tử tại Việt Nam bùng nổ xuyên biên
giới
• 2018 – 2020: Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ
• 2020 – nay: Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thói quen mua sắm hàng ngày,
thương mại điện tử gần như ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh doanh trên thị
trường.
1.3. Các hình thức của thương mại điện tử

Việc phân chia thị trường thương mại điện thành nhiều loại mô hình khác nhau
sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ mình đang thuộc hình thức thương mại điện tử nào
và có những phương pháp kinh doanh, vận hành phù hợp nhất. Từ đó, doanh nghiệp sẽ
đạt được hiệu quả tốt hơn về doanh số và doanh thu bán hàng.

Thị trường thương mại điện tử cũng được phân thành các hình thức khác nhau phụ thuộc
vào đối tượng tham gia. Có 6 loại hình thương mại điện tử cơ bản: Doanh nghiệp với
Doanh nghiệp (mô hình B2B), Doanh nghiệp với Khách hàng (mô hình B2C), Doanh
nghiệp với Chính phủ (mô hình B2G), Khách hàng với Doanh nghiệp (mô hình C2B),
Khách hàng với Khách hàng (mô hình C2C), Khách hàng với Chính phủ (mô hình C2G).

❖ Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)

Một cách tổng quan về thương mại điện tử B2B thì khái niệm này đề cập đến tất
cả mọi giao dịch điện tử của sản phẩm – dịch vụ được thực hiện giữa hai doanh nghiệp.
Loại thương mại điện tử này thường giải thích những mối quan hệ giữa các bên sản xuất
– cung cấp sản phẩm – dịch vụ với phía phân phối để hàng hóa đến được tay người tiêu
dùng.

Một ví dụ về mô hình thương mại điện tử B2B chính là website Alibaba.com.


Tập đoàn Alibaba đã tiến hành xây dựng các chợ thương mại điện tử trực tuyến nhằm
tạo nên một môi trường dành cho hàng nghìn doanh nghiệp có quy mô từ lớn đến nhỏ
trao đổi, hợp tác cùng có lợi với nhau. Toàn bộ giao dịch trên website Alibaba.com đều
[3]
đảm bảo sự minh bạch và nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp tối ưu hiệu quả chi phí
Marketing và phân phối sản phẩm – dịch vụ.

❖ Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)

Đây là hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay, thể hiện mối quan
hệ mua bán, giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Với các đặc điểm thương
mại điện tử B2C này, người dùng dễ dàng so sánh giá cả sản phẩm – dịch vụ cũng như
tham khảo về các phản hồi, nhận xét của những người dùng trước. Đối với doanh nghiệp,
mô hình B2C cho phép họ hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng trên góc độ cá nhân.

Một ví dụ về mô hình thương mại điện tử B2C chính là các website trực tuyến
ngành bán lẻ như Elise, Routine, Juno,… Mô hình thương mại điện tử B2C sẽ giúp các
doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể các chi phí thuê nhân viên bán hàng, thuê kho bãi, mặt
bằng,… mà vẫn có nhiều khả năng tiếp xúc với số lượng khách hàng cực kỳ lớn qua
mạng Internet. Với các đặc điểm của thương mại điện tử B2C này, người mua trực tuyến
có thể lựa chọn và tiến hành chốt đơn sản phẩm bất cứ lúc nào, được giao tận nhà mà
không phải mất thời gian đến cửa hàng truyền thống.

❖ Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)

Đây là hình thức thương mại giữa một doanh nghiệp kinh doanh với những khối
hành chính công. Mô hình thương mại điện tử B2G bao gồm những hoạt động có liên
quan đến Chính phủ như: triển khai công nghệ Internet hiện đại cho các giao dịch công,
những thủ tục trực tuyến trong việc cấp phép,…

Trong mô hình thương mại điện tử B2G, Chính phủ cùng các khối hành chính
công sẽ đóng vai trò đi trước trong hoạt động xây dựng và giúp cho các hệ thống mua
bán, trao đổi ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, tăng trưởng tính rõ ràng và minh bạch
trong suốt quá trình giao dịch sản phẩm – dịch vụ. Hiện nay, mặc dù được đầu tư để
hoạt động tương tự các hình thức khác nhưng B2G vẫn chưa thực sự phát triển mạnh
mẽ.

❖ Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)

Thương mại điện tử C2B là quá trình người tiêu dùng cung cấp sản phẩm – dịch
vụ của họ ngược lại cho các doanh nghiệp. C2B là một mô hình ngược hẳn so với B2C

[4]
và được ra đời trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại phát triển cực kỳ mạnh mẽ và
rộng khắp.

Một ví dụ về hình thức thương mại điện tử C2B là khi một nhà thiết kế đồ họa
chỉnh sửa, thiết kế logo cho một công ty hoặc một nhiếp ảnh gia chụp ảnh cho website
thương mại điện tử của doanh nghiệp nào đó. Ví dụ thương mại điện tử C2B khác chính
là khi doanh nghiệp cần những sáng kiến, ý tưởng bán hàng, kinh doanh từ chính người
tiêu dùng và người tiêu dùng sẽ được trả tiền cho những đóng góp đó.

❖ Khách hàng với Khách hàng (C2C)

Đặc điểm của thương mại điện tử C2C dễ nhận biết nhất chính là quá trình diễn
ra các giao dịch điện tử giữa người tiêu dùng. Các giao dịch này thường được tiến hành
khi người tiêu dùng sử dụng các nền tảng mạng xã hội cá nhân, chẳng hạn như Facebook,
Instagram hay các website và sàn thương mại điện tử Lazada, Tiki, Shopee,…

Tại Việt Nam hiện nay, Shopee hay Sendo đã xây dựng và phát triển một hệ
thống thương mại điện tử giúp người dùng có thể tự lập gian hàng, bán sản phẩm cho
những người dùng khác và trích một khoản hoa hồng để trả lại cho sàn.

❖ Khách hàng với Chính phủ (C2G)

Một hình thức khác khá phổ biến hiện nay trong thương mại điện tử chính là mô
hình C2G, bao gồm toàn bộ các giao dịch điện tử giữa người dân với các khu vực hành
chính công.

Một ví dụ về hình thức thương mại điện tử C2G chính là việc người dân khai và
nộp thuế qua cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế hoặc người dân mua một số sản
phẩm mà những cơ quan Chính phủ tiến hành đấu giá theo cách trực tuyến.

Ngoài ra, hiện nay, trên thị trường còn có những khái niệm về thương mại điện
tử Chính phủ với Doanh nghiệp (mô hình G2B), Chính phủ với Khách hàng (mô hình
G2C) và Chính phủ với Chính phủ (mô hình G2G). Tuy nhiên, các khái niệm này không
phổ biến nhiều như 6 mô hình vừa kể trên.

[5]
1.4. Đặc trưng của thương mại điện tử
❖ Gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin

Thương mại điện tử ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh
doanh. Bởi vậy, sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử
phát triển nhanh chóng hơn. Ngược lại, sự phát triển của thương mại điện tử cũng tạo
đòn bẩy cho các lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển như các nền tảng thương mại
điện tử, thanh toán online,…

❖ Giao dịch không tiếp xúc

Đặc điểm của thương mại điện tử tiếp theo chính là giao dịch không tiếp
xúc. Giao dịch thương mại điện tử được thực hiện hoàn toàn qua mạng. Do đó, thông
qua mạng toàn cầu (chủ yếu là Internet), các bên tham gia giao dịch không cần gặp gỡ
trực tiếp mà vẫn có thể thực hiện các hoạt động thương mại điện tử như đàm phán, giao
dịch và thanh toán hàng hóa.

❖ Phạm vi hoạt động toàn cầu

Các chủ thể tham gia hoạt động mua bán trực tuyến không cần phải di chuyển tới
bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể thực hiện các giao dịch thương mại điện tử qua các
website, ứng dụng,…

Bởi vậy mà chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyến đều không bị giới hạn bởi
khoảng cách địa lý. Các hoạt động thương mại điện tử được diễn ra trên toàn cầu.

• Tối thiểu ba chủ thể tham gia

Trong thương mại điện tử, phải có tối thiểu ba chủ thể tham gia, bao gồm bên
mua, bán và một bên tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Họ là các cơ
quan cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, là cầu
nối giữa người mua và người bán có nhiệm vụ lưu chuyển, bảo mật và đảm bảo độ tin
cậy thông tin giữa các bên.

• Thời gian không giới hạn

[6]
Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có thể tiến hành các giao
dịch suốt bất cứ thời gian nào trong ngày, ở bất cứ nơi nào có phương tiện điện tử kết
nối mạng viễn thông.

1.5. Vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
• Mở rộng quy mô thị trường

Tác động lớn nhất của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp là giúp công ty
tiếp cận thị trường dễ hơn. Khi kinh doanh thương mại điện tử, các doanh nghiệp sẽ dễ
dàng mở rộng thị trường tại nhiều khu vực khác nhau mà không cần tốn chi phí, nguồn
lực để xây dựng các văn phòng, cửa hàng kinh doanh như thương mại truyền thống. Hơn
nữa, thời gian để mở rộng sang các thị trường mới cũng nhanh hơn. Thay vì phải mất
nhiều thời gian để tìm nguồn lực, xây dựng văn phòng mới thì công ty có thể xây dựng
và nâng cấp cửa hàng online nhắm đến các đối tượng đó.

• Tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Khi kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiết kiệm các loại chi
phí như Marketing, sản xuất, phân phối, lưu kho, chi phí giao dịch.

Ngoài ra, công ty có thể kết nối với khách hàng thường xuyên, nâng cao và củng
cố quan hệ khách hàng, cập nhật thông tin sản phẩm và doanh nghiệp nhanh chóng. Hơn
nữa, doanh nghiệp cũng dễ trao đổi và giao dịch các sản phẩm âm nhạc, hình ảnh dưới
dạng số hóa.

• Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng

Với thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng
tiềm năng thông qua website và các hình thức marketing online khác như chạy quảng
cáo, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO),… Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ
chuyển đổi và tăng doanh thu.

[7]
CHƯƠNG 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
❖ Giai doạn năm 2021

Thương mại điện tử là một ngành công nghiệp trẻ tại Việt Nam, đang trên đà phát
triển lý tưởng. Đặc biệt, hơn 2 năm dịch Covid đã thay đổi thói quen mua sắm của đa số
người tiêu dùng từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm online. Đây là một trong những đòn
bẩy tạo ra những con số phát triển đáng kinh ngạc của ngành thương mại điện tử Việt
Nam trong những năm gần đây.

Năm 2020 – 2021 là hai năm dịch Covid hoành hành, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nền kinh tế quốc gia. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ công
thương), hầu hết các ngành đều ghi nhận sự sụt giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng so với
các năm trước. Tổng kết cả năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam thấp nhất trong
vòng 30 năm qua, chỉ ở mức 2,58%.
Tuy nhiên, trái ngược với tình hình chung của các ngành công nghiệp khác, ngành
thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định 16%. Tỷ trọng doanh
thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng
27% so với cùng kỳ năm 2020.

[8]
Doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam 2017-2022(tỷ USD)

Nghiên cứu thị trường thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 của Công ty nghiên
cứu dữ liệu Metric.vn cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam đã vươn lên thành thị
trường lớn thứ hai Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.
Xét trên quy mô toàn thế giới, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam cũng
đạt con số vượt trội hơn. Cụ thể, theo Statista, tốc độ phát triển thương mại điện tử toàn
cầu là 16,24% năm 2021 và dự báo bứt phá lên 24.5% vào năm 2025. Con số này tại
Việt Nam là hơn 20% năm 2021, với quy mô 16 tỷ USD. Dự đoán tốc độ phát triển của
thương mại điện tử nước ta năm 2025 có thể lên đến 29%, đạt 39 tỷ USD.
Trong suốt 7 năm vừa qua, ngành thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được
tốc độ tăng trưởng từ 16-30%. Theo sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022,
dự đoán quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam năm 2022 sẽ
tăng trưởng 20% so với năm trước, đạt 16,4 tỷ USD.
❖ Giai đoạn năm 2022

[9]
Trong năm 2022, doanh số bán lẻ trực tuyến toàn ngành đã đạt tới 16,4 tỷ USD
và ghi nhận 57 triệu người tham gia mua sắm trên các sàn thương mại điện tử. Tốc độ
tăng trưởng của thương mại điện tử nước ta hiện đang đứng thứ 2 trong khu vực, chỉ sau
Indonesia.

Tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử nước ta hiện đang đứng thứ 2 trong khu vực,
chỉ sau Indonesia. (Nguồn: Bộ Công Thương)

Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, thương
mại điện tử Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng với tốc độ khoảng 25%, cao hơn 5% so với
năm 2022.

Cụ thể, sau 10 tháng doanh số trên các sàn thương mại điện tử ở nước ta sau 10
tháng đã đạt khoảng hơn 180 nghìn tỷ đồng, tương đương với khoảng 6 tỷ USD. Trong
đó, riêng doanh thu từ Shopee đã chiếm tới hơn 135 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với
cùng kỳ.

Nhiều chuyên gia nhận định thời gian tới thương mại điện tử Việt Nam sẽ có sự
tăng trưởng mạnh mẽ. Theo đó, đến năm 2026, Việt Nam sẽ là thị trường thương mại
điện tử phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Trung bình cứ 1 trong 5 USD chi tiêu cho
việc mua sắm trực tuyến tại Việt Nam được khách hàng thực hiện thông qua mạng xã
hội.

[10]
Trước bối cảnh đó, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm phát triển
thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) nhận xét
rằng, tuy có tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng sự phát triển thị trường thương mại điện
tử Việt Nam chưa có tính bền vững.

Lý do trước hết là về vấn đề cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử Shopee,
Lazada, TikTok Shop hiện nay đang diễn ra hết sức gay gắt. “Người người, nhà nhà
cùng online, có rất nhiều nhà cung cấp cùng hoạt động trên một nền tảng để bán hàng
hóa giống nhau nên cạnh tranh trên các sàn là rất lớn”, ông Thành nhận định.

Bên cạnh đó, phải kể đến một vấn đề vô cùng nhức nhối hiện nay là hàng giả,
hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tràn lan trên các sàn thương mại điện tử, việc
kiểm soát hàng kém chất lượng trên các trang trực tuyến gặp nhiều khó khăn. Đang
buồn, khi các mặt hàng này lưu thông trên thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín
thương hiệu của các sàn.

Hay như sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương cũng là nguyên nhân
khiến sự phát triển thương mại điện tử Việt Nam bị chững lại. Theo thống kê, doanh thu
trên các sàn thương mại điện tử chủ yếu đến từ hai thành phố lớn là Hà Nội với hơn 42
nghìn tỷ đồng và thành phố Hồ Chí Minh là 57 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, Đà Nẵng là địa phương đứng thứ 3 cả nước về doanh số thương mại
điện tử, cũng đã có sự tăng trưởng 11% so với cùng kỳ nhưng chỉ đạt hơn 709 nghìn tỷ
đồng. Điều này tạo ra sự chênh lệch lớn giữa các địa phương, gây sự phát triển không
đồng đều, từ đó thị trường cũng khó đi lên bền vững.

Không chỉ vậy, vấn đề về ô nhiễm môi trường do bao bì, đóng gói sản phẩm; các
chính sách, quy định vẫn còn tồn tại, chưa kiểm soát được toàn diện; chi phí khởi tạo và
duy trì gian hàng khá cao; vấn đề logistics;… cũng là những nguyên nhân khiến thị
trường thương mại điện tử Việt Nam khó phát triển bền vững.

Đặc biệt, trong năm 2022, Bộ Công Thương đã phối hợp với các địa phương tổ
chức nhiều chương trình kết nối TMĐT. Chương trình đã hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh
nghiệp tiếp cận phương thức phân phối hàng hóa qua TMĐT và tạo thói quen mua sắm
qua TMĐT đối với người tiêu dùng. Đặc biệt, hàng Việt đã được quảng bá, xuất khẩu
thông qua các chương trình hợp tác về TMĐT xuyên biên giới với các đối tác là sàn
[11]
TMĐT quốc tế lớn, như: Amazon, Alibaba để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đẩy mạnh
xuất khẩu. Thông qua những chương trình này, các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam
(nông sản thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng) sẽ
có thể xuất khẩu trực tiếp từ doanh nghiệp sản xuất đến thị trường của nhiều quốc gia
trên thế giới theo các kênh TMĐT: B2B, B2C.

Nhằm tháo gỡ những vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường
TMĐT phát triển, ngày 30/10/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2022/NĐ-
CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, ngày 19/10/2020
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Nghị định đã đưa ra
các điểm sửa đổi chính tập trung vào các nội dung về khai thuế thu nhập cá nhân của tổ
chức, cá nhân không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân; trách nhiệm của tổ
chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là chủ sở hữu sàn TMĐT
trong việc cung cấp thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có mua bán hàng hóa
dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT cho cơ quan quản lý thuế...

Với những nỗ lực này, theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2022, số lượng sản
phẩm được người tiêu dùng Việt Nam mua trực tuyến đã tăng hơn 50% so với năm
2021; số lượng nhà bán lẻ trực tuyến cũng tăng 57%; dẫn đến tổng doanh số bán lẻ trực
tuyến tăng gần 3 tỷ USD so với năm 2021; quy mô thị trường TMĐT ngành bán lẻ Việt
Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả
nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5
quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới. Việt Nam cũng có đến 75%
người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị đạt 260-285 USD/người.

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 100 sàn TMĐT xuyên biên giới, 139 đơn vị
sở hữu sàn giao dịch TMĐT; trong đó, có 41 sàn TMĐT bán hàng, 98 sàn TMĐT cung
cấp dịch vụ, 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay nhà cung cấp
nước ngoài trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch. Thị trường này cũng
đang có sự chạy đua và chi phối của 4 “đại gia” cung cấp sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam
là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Tổng doanh thu của 4 sàn TMĐT này đang đạt mức
135 nghìn tỷ đồng với tổng số 566 nghìn gian hàng đã phát sinh 1,3 tỷ đơn vị sản phẩm
đơn hàng. Trong đó, Shopee là sàn TMĐT lớn nhất, chiếm gần 73% tổng doanh số thị
phần; Lazada đạt khoảng 21%; Tiki chiếm 5%; Sendo chiếm khoảng 1% thị phần.
[12]
Với 75% người dân sử dụng internet, Việt Nam có 74,8% người dùng internet
tham gia mua sắm trực tuyến. Các loại hàng hóa, như: quần áo, giày dép, mỹ phẩm,
sách, đồ dùng gia đình… là những sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn và mua sắm
trực tuyến nhiều nhất. Phương tiện điện tử được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch
này chính là thiết bị di động, 91% người dùng sử dụng thiết bị di động để mua sắm, đặt
hàng trực tuyến.

Bên cạnh những kết quả đạt được, sự phát triển trong TMĐT của Việt Nam đang
gặp một số khó khăn, thách thức, cụ thể như sau:

• Một là, thể chế, chính sách điều chỉnh lĩnh vực TMĐT vẫn chưa hoàn thiện, đặc
biệt là vấn đề bảo vệ người tiêu dùng. Hiện nay, Luật Bảo vệ người tiêu dùng
chưa điều chỉnh kịp thời các loại hình kinh doanh, giao dịch mới, cũng như các
hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng có thể nảy sinh trong điều kiện chuyển
đổi số, như: chưa có điều khoản bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao
dịch từ xa được thực hiện trên không gian mạng…

• Hiện nay, khung pháp lý và các quy định liên quan đến lĩnh vực logistics vẫn còn
nhiều khó khăn và phức tạp. Các vấn đề chặng cuối phải được giải quyết và việc
vận chuyển hàng hóa đến các vùng xa, nông thôn cũng là một thách thức. Những
vấn đề này trở nên rõ ràng hơn khi các doanh nghiệp bán lẻ tìm cách giành được
chỗ đứng bên ngoài các thành phố lớn có trình độ mua sắm và tiêu dùng cao,
như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...

• Hai là, cơ sở hạ tầng số còn yếu; an ninh mạng chưa được bảo đảm; vấn đề mạng
lưới giao hàng hay kho bãi (logistics) cũng là những thách thức lớn đối với nhiều
doanh nghiệp hoạt động TMĐT. Ngay cả khi doanh nghiệp có mạng lưới
logistics, thì vẫn phải dựa vào các đối tác thứ 3 để thực hiện các đơn đặt hàng
của TMĐT. Vì thế, chi phí giao hàng cao và thời gian giao hàng lâu, trung bình
thường là 5-6 ngày cho một đơn hàng được giao tới tay người tiêu dùng.

• Đã vậy, hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam đang dần bị phá vỡ qua các thương vụ
M&A của doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, các thương hiệu TMĐT của Việt
Nam đang rơi vào tay các công ty TMĐT lớn của nước ngoài, như: Lazada,
Shopee, Tiki, Zalora hay kể cả Sendo vốn là công ty thuộc sở hữu của FPT, nhưng
[13]
cũng chịu sự đầu tư gián tiếp từ JD.com thông qua VNG. Các thương hiệu còn
lại, như: Vatgia.com, Chodientu.vn, Enbac.vn... đều có doanh thu rất thấp. Điều
ngày cho thấy, sự chi phối của các doanh nghiệp TMĐT của nước ngoài là rất
lớn và gần như những doanh nghiệp này quyết định cuộc chơi trong hệ sinh thái
TMĐT của Việt Nam.

• Ba là, việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến. Mặc dù việc sử dụng tiền mặt khi
nhận hàng trong năm 2021 đã giảm xuống so với năm 2020, tuy nhiên vẫn chiếm
tỷ lệ 73%. Thói quen tiêu dùng tiền mặt vẫn còn sâu nặng trong tiềm thức của
người dân. Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ các hình thức thanh
toán điện tử còn kém hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng. Số lượng không
nhỏ người dân địa phương không có tài khoản ngân hàng cũng là một yếu tố cản
trở thanh toán trực tuyến.
• Bốn là, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn khá phổ biến.
Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, buôn bán hàng cấm, không rõ nguồn
gốc xuất xứ vẫn còn tràn lan, phổ biến. Tội phạm, gian lận tài chính trong TMĐT
gia tăng. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) Trần
Hữu Linh cho biết, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm trên
không gian mạng ngày càng tinh vi. Nhiều đối tượng không có kho hàng hay cửa
hàng, chỉ tiếp nhận đặt online, hàng hóa xé lẻ, phân tán trữ tại nhiều nơi; chỉ giao
hàng với số lượng dè dặt nhỏ lẻ, nên gây không ít khó khăn cho lực lượng chức
năng trong quá trình trinh sát, bắt giữ và xử phạt. Không những thế, những đối
tượng này chỉ bán hàng qua cộng tác viên trung gian; nhiều khi đăng quảng cáo
các sản phẩm khác nhau, nhưng thực tế chỉ nhận đơn hàng một loại sản phẩm rồi
đặt qua đơn vị cung cấp khác để làm trung gian bán kiếm lời... Đặc biệt, việc các
website và các trang mạng xã hội dễ dàng được tạo ra và đóng lại trong thời gian
nhanh chóng khiến lực lượng chức năng rất khó kiểm soát. Trong năm 2022,
Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp Cục TMĐT và Kinh tế số đã gỡ bỏ 1.663
gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm; chặn 5 website có dấu hiệu lợi dụng
TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ (Song
Linh, 2023).

[14]
❖ Thị phần thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Theo thông tin từ công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, 4 sàn thương mại điện
tử có thị phần lớn nhất tại Việt Nam lần lượt là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện thị phần của 4 sàn thương mại điện tử này trong nửa
đầu năm 2022, dựa vào các báo cáo được thu thập, tổng hợp và phân tích trên nền tảng
dữ liệu Big Data của người tiêu dùng trên 4 sàn trong 6 tháng (từ 11/2021-5/2022).

Thị phần 4 sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo

Theo biểu đồ, Shopee hiện là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam.
Đây là một công ty thuộc tập đoàn Sea của Singapore. Hiện tại, Shopee chiếm đến gần
73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 33,5 nghìn tỷ. Ngay sau đó là Lazada
là chiếm 20% thị phần, tương ứng với doanh thu 9,7 nghìn tỷ, bằng khoảng 1/3 doanh
số Shopee. Lazada là sàn thương mại điện tử của tập đoàn Alibaba, Trung Quốc. Shopee
và Lazada đã bỏ xa hai đối thủ nội địa là Tiki và Sendo, lần lượt chiếm vị trí số 3, 4 với
thị phần doanh thu 5,8% và 1,4%.

❖ Tik Tok shop – sàn thương mại điện tử mới tại Việt Nam

Năm 2022, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đón nhận sự ra đời của sàn
thương mại điện tử mới Tik Tok shop, hứa hẹn sẽ gây ra sự tái cơ cấu thị phần cực kỳ
lớn trong ngành thương mại điện tử Việt Nam.

[15]
Tik Tok shop chính thức ra mắt thị trường Việt Nam ngày 28/04/2022 nhưng chỉ
mất 3 tháng để đạt doanh số Tiki gầy dựng 12 năm, mất 6 tháng đã gần đạt doanh số của
Lazada gây dựng 10 năm tại Việt Nam. Do mới ra nhập thị trường nên các số liệu thống
kê về Tik Tok shop chưa được cập nhật nhiều. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán sự
phát triển thần tốc của Tik Tok shop sẽ nhanh chóng soán ngôi á quân Lazada và cắt 20-
30% doanh số của Shopee trong vài tháng tới.

❖ Xu hướng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam

Thương mại điện tử Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển bùng nổ và góp phần
định hình thói quen mua sắm của người Việt. Dựa vào các báo cáo về thương mại điện
tử, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được một số sự thay đổi thói quen mua sắm của
người tiêu dùng như: mức chi tiêu cho các ngành hàng, các kênh mua sắm trực tuyến,
hình thức thanh toán…

❖ Chi tiêu thương mại điện tử theo từng ngành hàng

Theo sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2022, nước ta có đến 74,8% người
dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến. Trong đó, các mặt hàng được mua sắm
online nhiều nhất lần lượt là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (69%), thiết bị đồ dùng gia
đình (64%), đồ công nghệ và điện tử (51%)…

[16]
❖ Các kênh mua sắm trực tuyến

Thống kê cho thấy có đến 78% người mua hàng trực tuyến là qua các website
thương mại điện tử, 42% qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo… và 47%
qua các ứng dụng mua hàng trên điện thoại di động.

Các kênh mua sắm trực tuyến (Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam 2022)

Đặc biệt, có đến 91% người tiêu dùng trực tuyến sử dụng điện thoại di động là
công cụ đặt hàng, 48% sử dụng máy tính để bàn hay laptop. Những số liệu này dự đoán
sự phát triển của các app mua hàng trực tuyến trên điện thoại di động trong thời gian
sắp tới.

[17]
❖ Hình thức thanh toán

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện tại vẫn phổ biến hình thức COD,
thanh toán khi nhận hàng và thường sử dụng tiền mặt.

Các hình thức thanh toán khi mua hàng trực tuyến

Tuy nhiên, so với các năm trước, năm 2021 ghi nhận sự chuyển dịch dần dần từ
thanh toán tiền mặt sang thanh toán online thông qua thẻ tín dụng hoặc ví điện tử. Một
trong những nguyên nhân thúc đẩy xu hướng này là các sàn thương mại điện tử khuyến
khích các hình thức trả trước qua thanh toán online bằng nhiều chương trình khuyến mãi
hấp dẫn.

[18]
❖ Mua hàng của nhà bán hàng nước ngoài

Hiện nay, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tik Tok shop… đều
cho phép các nhà bán hàng nước ngoài tham gia thị trường thương mại điện tử Việt
Nam. Phần lớn các gian hàng nước ngoài là từ Trung Quốc. Điều này gây ra sự cạnh
tranh cực kỳ lớn trên các sàn thương mại điện tử, do Trung Quốc thường được biết đến
là “công xưởng của thế giới” nên hàng hóa thưởng rẻ và đa dạng.

Các nhà bán hàng nước ngoài này rất nhanh đã được chào đón tại Việt Nam. Năm
2021, có đến 57% người tiêu dùng trực tuyến tại Việt Nam mua hàng từ các gian hàng
nước ngoài, tăng 16% so với năm 2020.

Lý do người tiêu dùng chọn mua các sản phẩm từ nước ngoài là do giá rẻ, chất
lượng sản phẩm tốt, hàng hóa mang thương hiệu nước ngoài…

Lý do người tiêu dùng Việt mua hàng từ nhà bán hàng nước ngoài trên sàn
thương mại điện tử

❖ Xem livestream để mua sắm trực tuyến

Livestream là phương pháp bán hàng không xa lạ với người tiêu dùng Việt. Tuy
nhiên, nó chỉ thực sự trở nên phổ biến và trở thành xu hướng trong thời gian gần đây,
khi các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tik Tok shop… thêm tính năng này.

[19]
Livestream – xu hướng bán hàng trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam

Livestream tạo nhiều ấn tượng cho khách hàng vì người bán có thể tương tác, trò
chuyện cùng khách hàng, giới thiệu sản phẩm, test sản phẩm theo yêu cầu của khách
xem live.. Do đó, livestream thúc đẩy khách mua hàng theo cảm xúc. Cụ thể, khách mua
thường là vì thích, ấn tượng với sản phẩm, mua vì nhiều người đang mua, hoặc nếu
không mua thì tiếc mã giảm giá…, chứ không phải mua hàng theo lý trí là họ cần sản
phẩm đó để làm gì.

Ngoài các điểm mạnh so với các hình thức bán hàng khác, live stream phát triển
mạnh còn bởi các sàn thương mại điện tử và nhà bán hàng tung nhiều mã giảm giá trong
các livestream. Do đó, nhiều khách hàng dự định mua một món đồ nào đó nhưng sẽ đợi
đến livestream mới mua để săn mã giảm giá.

Không chỉ các nhà bán hàng nhỏ lẻ, tính hiệu quả của livestream cũng khiến
nhiều nhãn hàng cao cấp tham gia đường đua này. Nhiều thương hiệu lớn như
Sulwhasoo, Xiaomi, Ohui và L’Oreal, P&G, Logitech… đều ghi nhận doanh số tăng vọt
khi livestream. Họ cũng đẩy mạnh hợp tác với các KOL, KOC để thúc đẩy doanh số
livestream. Nhiều nhà bán hàng trên Shopee và Tik Tok shop có thể đạt vài ngàn đơn
hàng trong một ca livestream khoảng 2 tiếng.

Thương mại điện tử Việt Nam đang là một trong những ngành kinh tế trọng điểm
giúp thúc đẩy GDP của cả nước. Thời gian dịch bệnh vừa qua vừa là cơ hội, vừa là thách
thức cho các doanh nghiệp trong thị trường này. Nhìn chung, thị trường thương mại điện
tử Việt Nam còn khá trẻ so với thế giới. Do đó, mặc dù mức độ cạnh tranh khá cao

[20]
nhưng thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa cho những các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, và những người mới kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp
cần tìm hiểu sâu hơn về thương mại điện tử Việt Nam để đưa ra những chiến lược phù
hợp và bắt kịp xu hướng của ngành thương mại điện tử Việt Nam.

2.2. Giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam

Thời gian tới, để tận dụng những tiền đề sẵn có, phát triển TMĐT Việt Nam, cần
lưu ý các giải pháp sau:

• Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý về TMĐT

TMĐT là một lĩnh vực rất đặc thù, đó là sự kết hợp giữa công nghệ và thị trường,
giữa yếu tố thực và yếu tố ảo, giữa thực thể tồn tại với thực thể trong không gian số.
Chính vì vậy khung pháp lý đang tiếp tục được hoàn thiện gắn với thực tiễn.

Để chấn chỉnh hoạt động TMĐT, không chỉ cần đến sự điều chỉnh hợp lý về mặt
pháp luật, sự tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng mà thậm chí còn
cần những đề án riêng, những phương án quản lý đặc thù, đưa TMĐT trong nước đi vào
quỹ đạo. Do đó, Quốc hội, Chính phủ cần sớm xây dựng, sửa đổi, bổ sung các dự án
luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật cho TMĐT. Tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách
để quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh trên môi trường TMĐT; hướng tới mục tiêu
quản lý toàn diện và phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc kiểm soát
hoạt động kinh doanh TMĐT.

Bên cạnh đó, muốn thúc đẩy TMĐT phát triển an toàn, lành mạnh và minh bạch,
phải liên tục tăng cường hoạt động quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng,

[21]
tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến; bảo vệ các thương
nhân, tổ chức kinh doanh lành mạnh nhằm thúc đẩy TMĐT phát triển.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có thêm những cơ chế hỗ trợ, tạo môi trường thông
thoáng cho doanh nghiệp và người dân ứng dụng TMĐT một cách an toàn, hiệu quả và
bền vững trong tương lai.

Ở một chiều khác, cần hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng tốt hơn, đặc biệt là trong môi trường TMĐT, trên không gian mạng. Dự thảo Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được trình Chính phủ ngày 08/6/2022.
Dự thảo Luật đã được Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại kỳ họp thứ tư tháng 10/2022;
dự kiến được xem xét, thông qua vào kỳ họp thứ năm, vào tháng 5/2023. Dự thảo Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tiến bộ hơn rất nhiều so với luật cũ và được
điều chỉnh rộng khắp nhiều lĩnh vực. Trong đó, các quy định, điều chỉnh về trách nhiệm
của người bán hàng, các đơn vị trung gian và cả các quy định về nền tảng bán hàng,
đăng ký gian hàng là những sửa đổi rất ý nghĩa, chắc chắn sẽ giúp cho công tác bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng nói chung và giám sát các giao dịch đặc thù (trên không gian
mạng) tốt hơn. Vì thế, việc sớm ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa
đổi) là rất cần thiết.

• Thứ hai, phát triển các hạ tầng số, hạ tầng TMĐT

Chính phủ cần có các giải pháp hỗ trợ giao dịch điện tử tích hợp thanh toán trong
thương mại và và dịch vụ công; chú trọng phát triển các tiện ích thanh toán trên nền tảng
di động, ví điện tử, mã QR code, NFC, POS...; đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán để
góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử trong giao dịch TMĐT, bao gồm: mô hình TMĐT
doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), Chính phủ
- người dân (G2C), Chính phủ - doanh nghiệp (G2B); Online - Offline (O2O).

Cải thiện hạ tầng dịch vụ chuyển phát và logistics cho TMĐT, ứng dụng các công
nghệ mới trong hoạt động logistics; khuyến khích thí điểm và triển khai ứng dụng các
phương tiện giao thông mới hỗ trợ việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa trong TMĐT;
khuyến khích các giải pháp tổng thể liên kết doanh nghiệp hậu cần từ chặng đầu tới
chặng cuối; nghiên cứu bài bản các giải pháp cho chuyển phát xuyên biên giới, logistics
trong đô thị.
[22]
Xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến các dịch vụ vận chuyển, giao nhận và hoàn
tất đơn hàng cho TMĐT bao phủ tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, từng bước mở
rộng ra khu vực nhằm đẩy mạnh hoạt động TMĐT xuyên biên giới; ban hành hệ thống
tiêu chuẩn cho dịch vụ chuyển phát và hoàn tất đơn hàng trong TMĐT; xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu địa chỉ; phát triển nền tảng Bản đồ số Việt Nam để hỗ trợ phục vụ
cho công tác quản lý trực tuyến dịch vụ bưu chính, vận chuyển, giao nhận và hoàn tất
đơn hàng cho TMĐT trên phạm vi toàn quốc.

Phát triển các giải pháp chia sẻ hạ tầng giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
TMĐT và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phân phối bán lẻ, các giải pháp liên kết, chia
sẻ thông minh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng
và doanh nghiệp với Chính phủ trên nền tảng di động, thẻ thông minh và dữ liệu lớn.

Xây dựng hạ tầng chứng thực hợp đồng điện tử và các chứng từ điện tử phục vụ
giao dịch thương mại khác trên nền tảng xác thực thông tin ứng dụng công nghệ số, bao
gồm: chữ ký số công cộng, chữ ký số cá nhân trên di động, lưu trữ block-chain… Xây
dựng các hệ thống tra cứu, truy xuất, kiểm soát lưu thông hàng hóa trên nền tảng các
giải pháp về chứng từ điện tử trong thương mại, bao gồm: hóa đơn điện tử, tem điện tử,
chứng từ xuất kho điện tử và các chứng từ thương mại khác. Xây dựng nền tảng trao đổi
định danh và xác thực điện tử phục vụ việc định danh và xác thực người sử dụng trong
các hoạt động TMĐT.

• Thứ ba, tập trung đào tạo nguồn nhân lực số, nhân lực TMĐT

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, mấu chốt của ngành TMĐT Việt Nam là sự chênh
lệch và thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng của nhân lực số so với nhu cầu từ thị
trường. Để đáp ứng được tính cấp thiết trong việc đào tạo nhân lực, việc xây dựng mô
hình quản lý và phát triển nguồn nhân lực bền vững đảm bảo 3 yếu tố: đa dạng, công
bằng và hòa nhập, đối với các doanh nghiệp TMĐT là vô cùng quan trọng. Cùng với đó,
cần tăng cường hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường, đẩy mạnh chất lượng
đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong các doanh nghiệp.

[23]
CHƯƠNG 3. THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG CỦA THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
3.1. Thách thức phát triển TMĐT tại Việt Nam

• Thiếu lòng tin từ người tiêu dùng:

Một số người tiêu dùng vẫn còn lo lắng về vấn đề bảo mật và chất lượng sảnphẩm
khi mua sắm trực tuyến. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực để xây dựng
lòng tin và cung cấp dịch vụ chất lượng.

• Hạn chế về hạ tầng và logististics:

Việc vận chuyển hàng hóa từ các kho hàng đến người tiêu dùng trên toàn quốc
vẫn gặp nhiều khó khăn do hạ tầng và hệ thống logistics chưa được phát triển đồng đều.

• Cạnh tranh gay gắt:

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt
giữa các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần đảm bảo chất
lượng sản phẩm, dịch vụ và tìm ra các yếu tố độc đáo để thu hút khách hàng.

[24]
3.2. Triển vọng phát triển TMĐT tại Việt Nam

Theo số liệu của Statista, năm 2022 tỷ lệ thâm nhập của người dùng mạng xã hội
tại Việt Nam ước đạt khoảng 75,57% trên tổng dân số; đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ đạt
mức 85,74%. Đặc biệt, Statista nhận định: livestream sẽ là một phần không thể thiếu
trong chiến lược thương mại xã hội của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam và sẽ trở thành
xu hướng trong thời gian tới, vì nó vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng, đánh bại các
danh mục nội dung phổ biến khác, bao gồm cả giải trí. Kéo theo đó, thanh toán điện tử
tại Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian tới (Song Linh, 2023).

Việt Nam đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á sau Indonesia (83 tỷ USD), Việt
Nam (29 tỷ USD) và đứng trước Thái Lan (24 tỷ USD). Với chỉ 30% người trưởng thành
sử dụng dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng
thanh toán điện tử. Đó là những tiền đề cho sự phát triển của TMĐT của Việt Nam trong
thời gian tới.

Theo báo cáo “Kinh tế khu vực Đông Nam Á năm 2022” của Google, Temasek
và Bain & Company, quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2050,
trong đó TMĐT sẽ là lĩnh vực đóng góp quan trọng nhất. Dự báo giá trị mua sắm trực
tuyến trung bình của người tiêu dùng trực tuyến sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ, từ mức 381
USD/người năm 2021 lên 671 USD/người vào năm 2025.

[25]
KẾT LUẬN
Thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc
sống hiện đại, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Với sự gia tăng vượt bậc của
người dùng Internet và người dùng di động, Việt Nam đã có cơ sở hạ tầng và số
lượng người dùng đủ lớn để phát triển thương mại điện tử. Nền tảng thương mại
điện tử như Lazada, Tiki, Shopee đã nổi lên và thu hút sự quan tâm của người tiêu
dùng. Sự phát triển của các phương thức thanh toán trực tuyến cũng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên, sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam cũng đối mặt
với một số thách thức. Một số người tiêu dùng vẫn còn lo lắng về vấn đề bảo mật
và chất lượng sản phẩm khi mua sắm trực tuyến. Hạ tầng và hệ thống logistics
cần được cải thiện để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ các kho hàng đến
người tiêu dùng trên toàn quốc. Cạnh tranh khốc liệt cũng là một thách thức đối
với các doanh nghiệp thương mại điện tử, đòi hỏi họ phải nỗ lực để cung cấp dịch
vụ chất lượng và tìm ra yếu tố độc đáo để thu hút khách hàng.

Tuy nhiên, sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam cũng hứa hẹn.
Với dân số trẻ và sự gia tăng của người dùng Internet, thương mại điện tử ở Việt
Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn. Việt Nam đang trở thành một thị trường hấp
dẫn cho các công ty thương mại điện tử cả nội địa và quốc tế. Ngoài việc bán lẻ
trực tuyến, thương mại điện tử còn có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực du lịch,
giáo dục trực tuyến, dịch vụ y tế và nhiều lĩnh vực khác. Chính phủ Việt Nam đã
triển khai nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành này.

Sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội và
đối mặt với nhiều thách thức. Để đạt được sự phát triển bền vững, cần có sự tăng
cường lòng tin từ phía người tiêu dùng, nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện

[26]
hạ tầng logistics. Tuy nhiên, với tiềm năng tăng trưởng và sự hỗ trợ từ chính phủ,
thương mại điện tử ở Việt Nam có triển vọng rất lớn để tiếp tục phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh nhưng vẫn còn nhiều rào
cản (baodautu.vn)
2. Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2021-2025
(subiz.com.vn)
3. Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị
(tapchicongthuong.vn)
4. https://tapchitaichinh.vn/tong-quan-ve-thuong-mai-dien-tu-o-viet-
nam.html

[27]

You might also like