You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

BÀI TẬP L ỚN
THƯƠNG
MẠI
ĐIỆMÔNHÌNH
TỬ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
AMAZON

Thành viên

Bùi Tiến Trọng 89921


Đỗ Việt Anh 88424
Chu Trường Giang 88786

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................................................2
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................................................................................4
2. MÔ HÌNH CỦA AMAZON.................................................................................................................5
I. Lịch sử hình thành và phát triển Amazon.....................................................................................5
II. Chuỗi giá trị và các mô hình lực lượng cạnh tranh của Amazon..................................................7
1. Mô hình ủy quyền không quản lý.........................................................................................7
2. Hệ thống Logistics của Amazon............................................................................................7
3. Mô hình kinh doanh...............................................................................................................9
3.Quy trình giao dịch........................................................................................................................14
3.1 Quy trình bán hàng trên Amazon.........................................................................................14
Bước 1: Tìm hiểu thị trường, lựa chọn mặt hàng......................................................................14
Bước 2: Thiết kế logo, bao bì và mua GTIN cho hàng hóa..........................................................14
Bước 3: Lựa chọn tài khoản bán hàng.......................................................................................15
Gói bán hàng chuyên nghiệp (Professional)...........................................................................15
Gói bán hàng cá nhân (Individual).........................................................................................16
Bước 4: Đăng ký tài khoản bán hàng........................................................................................17
Bước 5: Bắt đầu bán hàng........................................................................................................17
FBM (Fulfillment by Merchant).............................................................................................17
FBA (Fulfillment by Amazon)................................................................................................18
Bước 6: Thanh toán:.................................................................................................................18
3.2 Quy trình mua hàng trên Amazon chi tiết...............................................................................19
Bước 1: Truy cập website và đăng ký tài khoản........................................................................19
Bước 2: Tìm sản phẩm được hỗ trợ vận chuyển về Việt Nam...................................................19
Bước 3: Thêm sản phẩm vào giỏ hàng và hoàn tất thủ tục mua................................................19
3.3 Một số lưu ý khi đặt hàng từ amazon về Việt Nam.................................................................19
1. Đánh giá Seller thật kỹ để tránh “tiền mất tật mang”...........................................................20
2. Tránh mua hàng của nhiều đối tác trong 1 lần mua sắm.......................................................21
3. Sản phẩm nằm trong danh mục cấm tại Việt Nam................................................................21
4. Tính toán thuế trước khi mua............................................................................................22
VD: mua 1 sản phẩm trên amazon................................................................................................23
1. Đăng kí tài khoản..................................................................................................................23
2. Cách điền địa chỉ Việt Nam...................................................................................................24
3. Chọn mặt hàng chuyển về Việt Nam.....................................................................................25

2
4. Tìm kiếm sản phẩm và cho vào giỏ hàng...............................................................................26
5. Tiến hành thanh toán............................................................................................................26
6. Chọn hình thức giao hàng phù hợp.......................................................................................28
1. KẾT LUẬN......................................................................................................................................29

3
1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trong bài tập lớn này có sử dụng khái niệm Thương mại điện tử trong
chương học.
Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự
mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và
các mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ
như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị
Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ
thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu.
Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một
điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một
phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động cũng
như điện thoại.
Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh
doanh điện tử (e-business). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều
kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của
việc giao dịch kinh doanh.
Khi nói về khái niệm thương mại điện tử (E-Commerce), nhiều người
nhầm lẫn với khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business). Tuy nhiên,
thương mại điện tử đôi khi được xem là tập con của kinh doanh điện tử.
Thương mại điện tử chú trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên
ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các công
nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay
không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong).
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và
thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả
các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng
Internet".

4
Tóm lại, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh
mạng Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau
thông qua các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử. Ngoài ra, theo nghiên
cứu tại đại học Texas, các học giả cho rằng thương mại điện tử và kinh doanh
điện tử đều bị bao hàm bởi nền kinh tế Internet.

5
2.MÔ HÌNH CỦA AMAZON

I. Lịch sử hình thành và phát triển Amazon


Vào khoảng năm 1994, khi tốc độ phát triển của Internet là 2300%/năm,
mặc dù không có kinh nghiệm về bán hàng cũng như không nhiều hiểu biết
về Internet, nhưng Jeffery Bezos đã sớm nhìn thấy tương lai của việc bán hàng
qua mạng. Và ông nhận thấy việc tìm kiếm tài liệu khó khăn nên ông đã nảy
sinh ý tưởng bán sách qua mạng. Tháng 7/1995, công ty chuyên bán sách qua
mạng mang tên con sông hùng vĩ nhất Nam Mỹ ra đời với mục tiêu sử dụng
Internet để chuyển hoạt động mua sách sang một hình thức nhanh nhất, dễ
dàng nhất và đem lại nhiều ích lợi nhất có thể.
Từ một nhà sách trực tuyến ban đầu, chỉ chuyên bán sách, Amazon.com
trở thành một tạp hóa trực tuyến với đủ sản phẩm như video gia dụng, DVD,
CD, máy nghe nhạc MP3, phần mềm máy tính, đồ đạc, thậm chí cả thực
phẩm,… với mục tiêu trở thành một siêu thị bán lẻ khổng lồ trên Internet. Tính
đến tháng 7/2005, hãng cung cấp 31 chủng loại hàng tại 7 nước. Năm 2015,
Amazon đã vượt qua Walmart trở thành nhà bán lẻ có giá trị nhất tại Hoa Kỳ
tính theo giá trị vốn hóa thị trường. Vào năm 2017, Amazon đã mua lại Whole
Foods Market với giá 13,4 tỷ đô la, điều này đã làm tăng đáng kể sự hiện diện
của Amazon với tư cách là một nhà bán lẻ truyền thống. Năm 2018, Bezos
tuyên bố rằng dịch vụ giao hàng trong hai ngày của họ, Amazon Prime, đã có
trên 100 triệu người đăng ký trên toàn thế giới.

6
Số lượng mặt hàng trên website vô cùng phong phú

Hiện nay, Amazon.com đã trở thành website thương mại điện tử lớn nhất
thế giới với giá trị được các chuyên gia kinh tế định giá khoảng 685 tỷ USD.
Amazon.com đã cung cấp hàng triệu sản phẩm cho hơn 17 triệu người tiêu
dùng trên 160 quốc gia, ngoài ra Amazon còn cung cấp đấu giá trực tuyến. Có
hàng triệu sản phẩm được cung cấp bởi đối tác bán hàng bên thứ 3. Với hơn
540.000 nhân viên làm việc trên toàn thế giới, quý II năm 2018, lãi ròng của
Amazon đã tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt được con số kỷ lục
là 2,5 tỷ USD, đánh dấu quý thứ ba liên tiếp công ty đạt được lợi nhuận trên 1
tỷ USD.

7
Vậy yếu tố quản lý, tổ chức, công nghệ nào đã góp phần vào sự thành
công của Amazon ?
II. Chuỗi giá trị và các mô hình lực lượng cạnh tranh của
Amazon
1. Mô hình ủy quyền không quản lý
Phong cách của Amazon là không ủy quyền quản lý ở mức độ cao mà
Bezos sẽ tham gia vào hầu như tất cả các công đoạn. Theo ông thì một nhà
lãnh đạo hiệu quả mà không dành thời gian cho cấp cơ sở thì sẽ không thể nào
theo kịp thực tế, và do đó các tư duy và quá trình quản lý sẽ xa rời thực
tế. Nếu Bezos không nhận được câu trả lời của một nhà quản lý cấp cao
dưới quyền, ông sẽ vượt qua 4 cấp quản trị để đối thoại với cấp thấp nhất.
Một nhân viên của Amazon cho biết về trường hợp công ty này từng ký hợp
đồng dài tới 110 trang về việc Amazon phân phối sản phẩm đồ chơi của hãng
đồ chơi số 1 thế giới Toys R Us năm 2001, trong đó Bezos tham gia đóng góp ý
kiến vào mọi vấn đề trong hợp đồng từ các điều khoản kinh doanh, dịch vụ đi
kèm, giá cả, và thậm chí cả quyền ưu tiên Amazon phải có đối với các loại đồ
chơi mới nhất của hãng Toys R Us.
2. Hệ thống Logistics của Amazon
a) Quản trị kho vận
b) Các kho hàng của Amazon
Các kho hàng của Amazon không hề giống các kho hàng truyền thống
mà được tin học hóa cao độ. Các nhà kho của Amazon sử dụng công nghệ cao
đến nỗi chúng đòi hỏi rất nhiều dòng mã hoá để vận hành và phức tạp không
kém trang web của Amazon. Máy tính bắt đầu quy trình bằng cách gửi tín hiệu
thông qua mạng không dây tới cho công nhân để họ biết cần phải lấy thứ gì
xuống khỏi giá, sau đó họ đóng gói mọi thứ theo trình tự để gửi đi. Trong quá
trình gửi hàng, máy tính tạo ra vô số dòng dữ liệu từ những sản phẩm bị đóng
gói sai tới thời gian chờ đợi và các nhà quản lý có nhiệm vụ phải theo dõi sát
sao hệ thống dữ liệu này.
Các thành phần của hệ thống quản lý kho hàng:
- Hệ thống kho tự động.
- Hệ thống máy tính để tiếp nhận và xử lý đơn hàng.
- Trạm phân phối tin.

8
- Các cabin “biết nói” chứa hàng hóa.
- Hệ thống băng tải, sensor quang, thùng đựng hàng.
c) Vận chuyển của Amazon.com
Amazon đã tìm ra phương pháp cải tiến để tiết kiệm chi phí chuyên chở
bằng cách tập trung vào quy mô và các của sổ d ịch v ụ. Amazon có nhi ều đ ầu
mối chuyên chở đặt khắp nước Mỹ, gọi là các điểm bơm hàng.

Quy trình được bắt đầu ở các trung tâm phân phối, nơi các đơn hàng
được cung ứng tùy theo khoảng cách đến vị trí của khách hàng để tiết kiệm
chi phí chuyên chở. Để đạt được hiệu quả trong quá trình phân phối đầu ra
nội bộ, các đơn hàng được gom lại và giao theo từng đợt. khi nhà chuyên ch ở
đường dài đến đầu mối vận chuyển, các gói hàng sẽ được đưa vào xe hàng
thích hợp để giao đến nới cuối cùng. Để thành công với chiến lược này,
Amazon cần một quy mô khách hàng đủ lớn trong một khu vực và một ngày
dịch vụ để tập hợp yêu cầu của khách hàng.

Các trung tâm phân phối rải đều khắp Hoa Kỳ

9
Hiện Amazon đã sở hữu hơn 70 trung tâm phân phối với hơn 90.000 nhân
viên toàn thời gian. Và để đạt được hiệu quả, Amazon còn "c ố tình" b ố trí
hàng loạt kho hàng chiến lược xung quanh các khu vực đô thị đông dân nhất.
Cả vị trí, kích thước, số lượng … đều được tính toán k ỹ l ưỡng nh ằm đem l ại
hiệu quả cao.
Không chỉ dừng lại ở giao hàng trong 2 ngày, giao hàng trong 1 giờ của
Amazon Prime; vào năm 2013, CEO Jeff Bezos thông báo rằng Amazon còn
muốn đưa tự động hóa lên một tầm cao mới với dịch vụ Amazon Prime Air, sử
dụng máy bay không người lái để vận chuyển những gói hàng dưới 2,5 kg
trong bán kính 16 km quanh trung tâm xử lý đơn hàng. Tuy ai cũng tưởng đó
chỉ là một "chiêu PR", nhưng 4 năm sau ngày 7/12/2017, kiện hàng đầu tiên đã
được giao thành công bằng drone trong vòng 30 phút.
Trên thực tế, Amazon còn xin bảo hộ bằng sáng chế cho cả "tháp" máy
bay không người lái và xe lửa với toa đặc dụng để máy bay không người lái có
thể cất cánh khắp mọi nơi. Với bước đi này, Amazon một lần nữa khẳng định
rằng mình sẽ vận dụng tất cả công nghệ hiện có để duy trì vị trí dẫn đầu thị
trường của mình.
3. Mô hình kinh doanh
a) Cửa hàng bán lẻ điện tử:
Ban đầu, Amazon.com là trang web bán lẻ riêng mặt hàng sách, sau một
thời gian hoạt động, hãng này cung cấp thêm tới khách hàng nhiều sản phẩm
khác. Bảng dưới đây giới thiệu sự phát triển của Amazon trong giai đoạn từ
khi thành lập cho đến tháng 9/1999 (đây là thời điểm Amazon chuyển hướng
hoạt động từ cửa hàng bán lẻ điện tử sang hoạt động như nhà môi giới thị
trường – market maker – khi tung ra sản phẩm chợ điện tử zShop.com).

10
Năm 2002, tập đoàn này thành lập Amazon Web Services (AWS), nơi cung
cấp dữ liệu về mức độ phổ biến của trang web, mô hình lưu lượng truy
cập Internet và các số liệu thống kê khác cho các nhà tiếp thị và nhà phát triển.
Năm 2012, Amazon đã mua Kiva Systems để tự động hóa hoạt động kinh
doanh quản lý hàng tồn kho, mua chuỗi siêu thị Whole Food Market 5 năm sau
vào năm 2017

Nguồn: Seattle Times; Amazon.com press releases.

d) Chợ điện tử Amazon.com : zShops

11
Amazon sử dụng cả 2 mô hình B2B và B2C trong chiến lược thương mại điện
tử của mình. Một trong những yếu tố góp phần vào thành công của Amazon là
sự phát triển mô hình kinh doanh chợ điện tử zShops. zShops là tập hợp các
cửa hàng trực tuyến tạo thành một chợ điện tử (online mall). zShops cho phép
các công ty khác mở cửa hàng của mình dưới sự đảm bảo nhãn hiệu của
Amazon, và khách hàng của Amazon có lợi từ việc được lựa chọn nhiều sản
phẩm hơn. Hình thức chợ điện tử zshop.com đã đạt được những thành công
đáng kể vì những giá trị mà nó mang lại cho người tiêu dùng, các doanh
nghiệp và bản thân người tổ chức ra nó, Amazon.com.
Mỗi cửa hàng chỉ phải trả một khoản thuê bao hàng tháng là 9,99 đô la,
quá thấp so với mức chi phí thông thường cho việc thuê chỗ, rồi trả khoản hoa
hồng từ 1 đến 5% cho mỗi lần tiếp cận 12 triệu khách hàng của Amazon. Đổi
lại, Amazon sẽ thu thập được lượng thông tin khổng lồ về thói quen mua hàng
của người tiêu dùng.
zShops mang lại những giá trị nào cho khách hàng? Đó là
+ Sự tiện lợi của việc mua hàng mà chỉ cần dừng lại một lần duy nhất
one-stop shopping. Với zShops, khách hàng được lựa chọn vô số các mặt hàng
khác nhau của nhiều hãng cung cấp khác nhau chỉ trong một trang web duy
nhất, Amazon, thay vì phải dành thời gian lướt các trang web khác cho mỗi
một sản phẩm khác nhau. Thêm vào đó, khách hàng cũng tránh được việc phải
nhập đi nhập lại địa chỉ giao hàng và thông tin thẻ tín dụng của mình mỗi khi
kết thúc việc mua một món hàng nào đó.

12
+ Độ tin cậy: Khách hàng sử dụng loại hình dịch vụ đáng tin cậy hơn khi
họ mua hàng từ Amazon, không phải lo lắng như khi mua hàng tại các cửa
hàng bán lẻ không tên tuổi. Khi khách hàng yêu cầu một sản phẩm và cung
cấp thông tin về thẻ tín dụng của mình tại Amazon, họ có cảm giác an toàn và
tuyệt đối tin tưởng.
+ Bảo hành từ Amazon: Dịch vụ bảo hành từ A đến Z của Amazon bảo
đảm cho khách hàng bằng cách sẽ cấp một khoản tiền bảo đảm 250 đô la cho
các giao dịch thông thường và 1000 đô la cho các giao dịch thực hiện trên dịch
vụ 1-Click của hãng này.
Ngoài cung cấp giá trị cho khách hàng, Amazon còn đem lại cho những
thành viên tham gia chợ điện tử những lợi ích như là sự nhận biết thương
hiệu, tiếp cận lượng khách hàng, cơ sở dữ liệu khách hàng lớn, tận dụng cơ
sở của Amazon và sự đảm bảo và tin cậy.

13
3.QUY TRÌNH GIAO DỊCH
3.1 Quy trình bán hàng trên Amazon

Bước 1: Tìm hiểu thị trường, lựa chọn mặt hàng

Hiện nay, một số mặt hàng của Việt Nam được người dân quốc tế quan tâm
như:

 Chổi đót: đây là mặt hàng bán chạy trên Amazon với giá khoảng
450.000 VNĐ/chổi
 Nón lá, nón quai thao: nón được sơn màu và thiết kế đẹp mắt cũng là
sản phẩm ưa chuộng trên Amazon. Giá bán dao động từ 700.000-
800.000 VNĐ/chiếc.
 Hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan: đây cũng là mặt hàng truyền
thống và là thế mạnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Giá mặt
hàng này thường dao động từ 15-50 USD tùy kiểu dáng, kích thước.

Ngoài ra, Việt Nam còn rất nhiều những sản phẩm độc đáo có thể thu hút sự
chú ý và quan tâm của thị trường quốc tế.

Bước 2: Thiết kế logo, bao bì và mua GTIN cho hàng hóa

14
Sau khi lựa chọn được sản phẩm có tiềm năng ở các thị trường mục tiêu,
người bán cần thiết kế logo, bao bì hàng hóa. Bao bì bắt mắt có thể thu hút sự
quan tâm của người mua trực tuyến chỉ bằng hình ảnh được list trên website.

Ngoài ra, hàng hóa muốn được lưu hành quốc tế thì cần có barcode quốc tế
GTIN. Đây là mã nhận dạng hàng hóa quốc tế của mỗi hàng hóa, phân biệt nó
với nhưng hàng hóa khác. GTIN được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Những mã GTIN nhận dạng thông dụng

1. UPC (Universal Product Code): là mã ID định dạng hàng hóa tiêu


chuẩn giúp người bán bán hàng hóa tại thị trường Hoa Kỳ. UPC có
thể mua từ GS1 (Hiệp hội mã số châu Âu) và chuyển đổi thành mã
vạch để dán lên sản phẩm.
2. EAN (European Article Number): là mã ID hàng hóa chuyên được sử
dụng ở thị trường châu Âu, gồm 13 chữ số.
3. JAN (Japanese Article Number): như EAN, JAN là mã hàng hóa dùng
cho hàng được thương mại ở thị trường Nhật Bản, gồm từ 8-13 chữ
số.
4. ISBN (International Standard Book Number): là mã ID hàng hóa
chuyên dùng cho sách. Thường liên hệ với ngày xuất bản của nó. Có
hai loại là dãy 10 chữ số hoặc dãy 13 chữ số.
5. FNSKU (Fulfillment network stock keeping unit): là một mã quản lý
dành riêng cho sản phẩm bán trên Amazon FBA. Mã này khi người
bán list sản phẩm và sử dụng dịch vụ FBA thì Amazon sẽ cấp mã này
cho người bán.

Bước 3: Lựa chọn tài khoản bán hàng

Khi đã xác định được mặt hàng, người bán cần phải lựa chọn tài khoản bán
hàng trên Amazon.

Có hai loại tài khoản bán hàng trên Amazon:


Gói bán hàng chuyên nghiệp (Professional)

 Phí duy trì tài khoản: $39.99/tháng


 Không bị tính phí $0.99 cho mỗi sản phẩm bán được

15
 Được đăng tải không giới hạn các sản phẩm
 Được tùy chỉnh chi phí vận chuyển cho các đơn hàng
 Được sử dụng các công cụ báo cáo chuyên nghiệp. các công cụ thao
tác hàng loạt để đăng hàng loạt các mặt hàng lên trang. Giúp người
bán tiết kiệm thời gian, công sức
 Có quyền truy cập vào chức năng hỗ trợ quản lý hàng tồn kho số
lượng lớn
 Được sử dụng các công cụ đặc biệt: quảng cáo, chạy mã giảm giá
sản phẩm. các chương trình khuyến mãi và tùy chọn gói quà cho sản
phẩm. (trừ hàng hóa thuộc danh mục sách, âm nhạc, video, DVD,
phần mềm và trò chơi điện tử)
 Có thể được xuất hiện ở vị trí trên cùng trên trang thông tin chi tiết
sản phẩm.
Vì gói bán hàng chuyên nghiệp có những công cụ và ưu đãi hơn. Nên người
bán chuyên nghiệp sẽ có nhiều cơ hội quảng bá sản phẩm. Từ đó tăng nhanh
tốc độ phát triển kinh doanh. Cụ thể, gói bán hàng chuyên nghiệp phù hợp với:

 Doanh nghiệp hoặc những người kinh doanh có nguồn vốn ổn định
 Có kế hoạch bán hàng cụ thể, lâu dài và dự tính bán hơn 40 sản phẩm
mỗi tháng
Gói bán hàng cá nhân (Individual)

 Không bị tính phí $39.99/tháng


 Bị tính phí bán hàng là $0.99 cho mỗi đơn hàng bán được. Và một số
phí khác cho từng danh mục hàng hóa như phí giới thiệu.
 Được đăng tải 20 danh mục sản phẩm và 40 sản phẩm trong một
tháng
Gói bán hàng cá nhân phù hợp với:

 Người mới kinh doanh trên Amazon và đang trong quá trình nghiên
cứu thị trường, kinh doanh thử.
 Số lượng sản phẩm bán một tháng dự tính dưới 40 sản phẩm
Thông thường, một người bán chỉ nên sử dụng một tài khoản bán hàng.
Trong những trường hợp cụ thể, người bán có thể đăng ký nhiều tài khoản
nhưng cần có sự phê duyệt của Amazon. Ví dụ như người bán là doanh

16
nghiệp hợp pháp cần mở thêm một tài khoản để kinh doanh. Nhưng phải quản
lý tốt cả hai tài khoản và kinh doanh có hiệu quả. Những trường hợp có thể
đăng ký hai tài khoản bán hàng cùng lúc như:

 Người bán sở hữu nhiều thương hiệu hàng hóa và duy trì những
doanh nghiệp riêng biệt cho từng thương hiệu đó
 Người bán là người sản xuất hàng hóa cho hai công ty riêng biệt
 Người bán đăng ký chương trình của Amazon mà yêu cầu phải có
những tài khoản riêng biệt.

Bước 4: Đăng ký tài khoản bán hàng

Đây là một bước rất phức tạp và yêu cầu qua nhiều quá trình xác minh. Để
nghiên cứu kỹ hơn về quy trình đăng ký tài khoản, người đọc vui lòng xem tại
đây: Amazon-Seller-Registration

Bước 5: Bắt đầu bán hàng

Khi đã tạo xong tài khoản và list danh sách hàng hóa, người bán có thể ngay
lập tức bán hàng trên Amazon.

Có hai phương thức bán hàng trên Amazon:

FBM (Fulfillment by Merchant)


Là hình thức bán hàng mà đơn hàng không được xử lý bởi Amazon mà bởi bên
thứ ba khác. Tức là người bán phải chịu trách nhiệm lưu kho, đóng gói hàng và
gửi hàng tới tận tay người mua tại mọi khu vực trên thế giới.

17
FBA (Fulfillment by Amazon)
Là một dịch vụ nhằm hỗ trợ người bán cũng như nâng cao chất lượng phục
vụ cho người mua hàng. Theo hình thức này, người bán chỉ cần gửi hàng tới
kho của Amazon. Tại đây, hàng hóa được lưu kho và bảo quản. Khi có đơn đặt
hàng từ người mua hàng trực tuyến, Amazon sẽ tự động phân loại, đóng gói và
vận chuyển tới tay người mua. Amazon cũng đảm nhiệm luôn công tác chăm
sóc khách hàng sau khi mua hàng.

Bước 6: Thanh toán:

Amazon sẽ thanh toán cho người bán hàng 2 lần 1 tháng bằng thẻ Payoneer
hoặc thẻ ngân hàng tại Mỹ.

18
3.2 Quy trình mua hàng trên Amazon chi tiết
Quy trình mua hàng trên Amazon cũng tương tự như các trang thương mại
điện tử khác, tuy nhiên, do dịch vụ order hàng Amazon là của nước ngoài nên
thủ tục cũng có đôi chút khác biệt. Cụ thể bạn cần tuân thủ những công đoạn:

Bước 1: Truy cập website và đăng ký tài khoản

 Trước hết, bạn cần truy cập website Amazon tại địa chỉ Amazon.com và
đăng ký tài khoản bằng cách click vào “Create your Amazon account”.
 Sau khi điền đầy đủ thông tin cần thiết, bạn cần truy cập vào mục “Your
account” để điền đầy đủ thông tin cá nhân cũng như địa chỉ vận chuyển
tại Việt Nam, click “Add Addresses” để hoàn tất.

Bước 2: Tìm sản phẩm được hỗ trợ vận chuyển về Việt Nam

 Hiện nay dịch vụ ship hàng amazon đã được hỗ trợ vận chuyển trên 75
quốc gia trên thế giới nhưng không bao gồm Việt Nam, bạn chỉ có thể mua
hàng của một số các seller lách luật mà thôi.
 Hàng được hỗ trợ vận chuyển về Việt Nam được nhận biết qua chú thích
“This item ship to Ha Noi, Việt Nam” hoặc “This item ships to Vietnam”.
 Ngược lại, sản phẩm không được hỗ trợ sẽ có chú thích “This item does
not ship to Vietnam”. Nếu muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ ship hàng
Amazon với những sản phẩm này, bạn cần có sự giúp đỡ của người quen
bên Mỹ.

Bước 3: Thêm sản phẩm vào giỏ hàng và hoàn tất thủ tục mua

 Click vào ““Proceed to checkout” ở trên thanh công cụ ngay cạnh giỏ
hàng. Tại đây, dịch vụ mua hộ hàng Amazon cung cấp cho bạn 2 lựa chọn
thanh toán là thẻ thanh toán quốc tế: Visa, Mastercard, tín dụng,…
hoặc Gift Card Của Amazon
 Chọn phương thức giao hàng phù hợp (gói giao hàng nhanh chi phí sẽ càng
cao)
 Để tránh gặp phải các sự cố trong dịch vụ mua đồ trên Amazon như mất
hàng, hàng không được gửi, hàng giao trễ,... bạn có thể liên hệ ngay với
phòng chăm sóc khách hàng của Amazon để được hỗ trợ.

19
3.3 Một số lưu ý khi đặt hàng từ amazon về Việt Nam
Để mua hàng uy tín, chất lượng trên Amazon bạn cần lưu ý những điều sau:

1. Đánh giá Seller thật kỹ để tránh “tiền mất tật mang”

Đánh giá Seller để lựa chọn shop uy tín


Sản phẩm tại Amazon hiện tại đang có từ 3 nguồn chính:
 Ship and sold by Amazon: Sản phẩm do chính Amazon bán và giao hàng:
Đây là những mặt hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng và được hưởng
ưu đãi và chính sách rất tốt.
 Sold by Saller and Fullfilled by Amazon: Sản phẩm Amazon đóng gói và
giao hàng: Đối tác của Amazon sẽ gửi hàng tại kho của Amazon và khi có
người đặt thì sản phẩm sẽ do Amazon đóng gói. Các sản phẩm này cũng
được đảm bảo về chất bởi trước khi đưa vào kho Amazon cần trải qua
quá trình kiểm tra nghiêm ngặt.

20
 Ship from and sold by Saller: Sản phẩm do người bán hàng đóng gói và
tự giao hàng: Đây là các nguồn hàng giá rẻ, hàng hiếm, hàng độc, nhưng nó
cũng tồn tại không ít rủi ro.
 Do đó, nếu bạn muốn mua hàng hóa tốt trên Amazon thì bạn nên lựa chọn
sản phẩm được giao bởi Amazon. Còn nếu mua sản phẩm do người bán tự
đóng gói và giao hàng thì cần lưu ý đến điểm đánh giá từ những người
mua hàng và độ uy tín của Seller trên Amazon đó.

2. Tránh mua hàng của nhiều đối tác trong 1 lần mua sắm

Nên mua hàng của 1 người bán trong 1 lần mua để tiết kiệm chi phí
Nếu bạn mua hàng được phân phối và ship bởi đối tác của Amazon thì bạn
hãy mua hàng của 1 đối tác trong 1 lần mua.
Bởi nếu bạn mua hàng được bán bởi các đối tác khác nhau thì phí ship sẽ rất
cao, mỗi món hàng một phí ship chứ không được gộp chung 1 lần mua hàng.

3. Sản phẩm nằm trong danh mục cấm tại Việt Nam

21
Trên Amazon bạn sẽ tìm thấy các món hàng cực kỳ hay ho mà ở Việt Nam
không có. Tuy nhiên, không phải bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể mua được
ở Việt Nam.
Do đó, bạn cần phải tham khảo trước xem món hàng đó có nằm trong danh
sách các mặt hàng cấm nhập khẩu không trước khi mua.

Khi mua hàng trên Amazon bạn cần lưu ý đến thuế VAT và thuế nhập khẩu
4. Tính toán thuế trước khi mua
Khi mua hàng thì bạn cần lưu ý đến 2 loại thuế từ phía nhà mua trung gian,
còn bên Amazon không tính thuế:
 Thuế VAT: Đây là loại thuế bắt buộc bạn phải trả. Đơn hàng từ 1 triệu
đồng trở lên là bạn phải trả thêm 10% thuế VAT, còn dưới 1 triệu thì
không cần tính thuế VAT và thuế nhập khẩu.

 Thuế nhập khẩu: Không phải tất cả các mặt hàng khi nhập vào Việt
Nam cũng bị tính thuế. Đa phần những sản phẩm về gia dụng hoặc điện

22
tử thì sẽ không tính thuế nhập khẩu. Để tìm hiểu được kỹ hơn, bạn có thể
tra cứu tại trang web Hải Quan Việt Nam.
Vì vậy giá cuối cùng của sản phẩm là khi bạn đã tính cả 2 loại thuế này. Do
đó, đừng vội nhấp mua ngay khi thấy hàng hóa rẻ mà hãy tính toán thật kỹ
nhé!

VD: mua 1 sản phẩm trên amazon


1. Đăng kí tài khoản

Đây là bước bắt buộc để bạn có thể sử dụng các dịch vụ và mua hàng trên
Amazon. Truy cập vào Amazon.com. Trỏ chuột vào phần “Hello, Sign in”,
click vô dòng chữ “Start here” bên cạnh New Customer. Sau đó điền đầy đủ
các thông tin như bảng sau:

23
2. Cách điền địa chỉ Việt Nam

Sau khi đăng ký tài khoản Amazon và đăng nhập. Truy cập “Your Account” và
tìm đến phần “Settings” để điền địa chỉ Việt Nam:

Lần lượt điền các thông tin như sau: (Lưu ý, phần Zipcode ở mỗi tỉnh
thành là không giống nhau, ví dụ TP.HCM là 700000 hoặc 760000, Hà Nội là:
100000…)

24
3. Chọn mặt hàng chuyển về Việt Nam

– Amazon ship hàng đến 75 quốc gia nhưng chưa có Việt Nam. Chỉ một số
seller lách luật thực hiện việc ship này nên số lượng hàng khá hạn chế. Hàng
ship về Việt Nam sẽ có chú thích “This item ship to Ha Noi, Viet
Nam” hoặc “This item ships to Vietnam”.

25
– Nếu có dòng chú thích: “This item does not ship to Vietnam” thì bạn hoàn
toàn không mua được.

4. Tìm kiếm sản phẩm và cho vào giỏ hàng

– Gõ tên sản phẩm bạn muốn mua lên thanh tìm kiếm hoặc tìm trong phần
danh mục
– Muốn cho vào giỏ hàng thì chọn “Add to Card” như hình ở phần 3.
– Amazon bán nhiều sp nhỏ hữu dụng như son dưỡng môi, giấy vệ sinh, ổ
USB… với mức giá cực rẻ nếu mua kèm với đơn đặt hàng trị giá 25$ . Nên
thêm các loại hàng trên vào giỏ hàng với các món đồ đặt hàng trước như trò
chơi điện tử hoặc video sắp ra mắt để đạt mức giá tối thiểu.

5. Tiến hành thanh toán

– Chọn “Proceed to checkout” ở bên tay phải giỏ hàng


– Có 2 hình thức thanh toán chính cho bạn đó là: Thanh toán bằng Amazon Gift
Card (phải mua từ Amazon) hoặc Thanh toán qua thẻ thanh toán quốc tế: tín
dụng, ghi nợ (phổ biến nhất là Visa, Master)… Nên làm thẻ của Vietcombank,

26
vì phí chuyển đổi ngoại tệ của VCB là thấp nhất hoặc ACB vì ACB thường
được chấp nhận nhiều hơn tại các trang TMĐT khác của Mỹ.
– Nếu dùng thẻ bạn sẽ phải điền thông tin thẻ thanh toán và địa chỉ Billing:
Bạn chỉ cần dùng thẻ tín dụng/ghi nợ, điền số thẻ, ngày hết hạn và Họ tên là
được
Địa chỉ Biling là địa chỉ mà bạn đã đăng ký với Ngân hàng khi làm thẻ thanh
toán quốc tế.

6. Chọn hình thức giao hàng phù hợp

– Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể chọn các hình thức giao hàng khác nhau. Gói
càng nhanh thì mức phí sẽ càng cao.

27
– Nếu xảy ra một số sự cố ngoài ý muốn như hàng về trễ hoặc hàng bị mất
cắp thì người mua có thể liên hệ với chăm sóc khách hàng của Amazon để đơn
hàng được xử lý nhanh hơn và được đền bù thiệt hại (hoàn tiền hoặc đền sản
phẩm mới).

28
1. KẾT LUẬN

Hiện tại ta dễ dàng nhận ra mô hình thương mại điện tử của Amazon
vẫn đang nổi trội và hiệu quả hơn hẳn so với Walmart, Amazon vẫn đang
thống lĩnh thị trường thương mại điện tử.

Những con số tài chính đã đem lại cho chúng ta một câu chuyện sáng tỏ
hơn. Walmart kiếm được nhiều doanh thu hơn bất cứ công ty nào khác tại Hoa
Kỳ. Trong năm tài chính 2018, họ đã báo cáo 500 tỷ USD doanh thu hàng năm.
Nhưng tỷ suất lợi nhuận của họ rất mỏng vì chi phí hoạt động của họ rất cao.
Walmart đang có hơn 2 triệu nhân viên làm việc trên toàn thế giới, với 1,4 triệu
nhân viên tại Mỹ. Mặc dù lợi nhuận và doanh thu hàng quý thường gấp đôi
kích thước của Amazon, các nhà đầu tư chỉ thấy Walmart đáng giá bằng 1/4 so
với giá trị thị trường gần 1 nghìn tỷ USD của Amazon.

Xét cho cùng, người chiến thắng trong cuộc chiến bán hàng tạp hoá và
cuộc chiến bán lẻ sẽ là công ty mà có thể hiểu rõ được hành vi của con người
hơn, theo Hetu cho hay. Đó là thứ mà Jeff Bezos, người mà đã tạo một văn hoá
doanh nghiệp luôn cuồng loạn với sự hài lòng của khách hàng và luôn đưa ra
quyết định dựa trên dữ liệu nghiên cứu, luôn lấy làm tự hào. Và đó là lối suy
nghĩ mà Walmart sẽ cần phải tiếp tục thích ứng.

29

You might also like