You are on page 1of 27

BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ


¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

HỌC PHẦN

BÁO CÁO ĐỀ TÀI


Chuyên ngành: An Toàn Thông Tin

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Thành Thịnh_AT140638


Dương Ngô Nam Anh
Nguyễn Anh Tuấn

Giảng viên hướng dẫn : Thầy Phạm Minh Thuấn

Hà Nội 9/2021

1
2
MỤC LỤC

Contents
PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ..........................................................................3
1.1. Giới thiệu chung về thương mại điện tử.............................................................................3
1.1.1. Khái niệm về thương mai điện tử.......................................................................................3
1.1.2. Thương mai điện tử - lợi ích cho doanh nghiệp.................................................................3
1.1.3. Các vấn đề trong thương mại điện tử.................................................................................5
1.2. Giới thiệu chung về thanh toán điện tử...................................................................................6
1.2.1. Khái niệm về thanh toán điện tử.........................................................................................6
1.2.2. Lợi ích của thanh toán điện tử..............................................................................................6
1.2.3. Ứng dụng thanh toán điện tử................................................................................................8
1.2.4. Các vấn đề trong thanh toán điện tử Việt Nam..................................................................8
1.3. Tổng quan về thanh toán tín dụng..............................................................................................9
1.3.1. Nguồn gốc của thẻ thanh toán..............................................................................................9
1.3.2. Khái niệm về thẻ thanh toán.................................................................................................9
1.3.3. Phân loại thẻ thanh toán......................................................................................................10
PHẦN II: MÔ HÌNH GIẢI PHÁP THANH TOÁN ĐIỆN TỬ................................................................13
2.1. Tổng quan giao thúc iKP...........................................................................................................13
2.1.1. Lịch sử hình thành giao thức iKP.....................................................................................13
2.1.2. Các khái niệm trong hQ giao thức iKP.............................................................................13
2.2. Giao thức 1KP.............................................................................................................................18
2.2.1. Giới thiệu.............................................................................................................................18
2.2.2. Định nghĩa các thông điệp...................................................................................................18
2.2.3. Cơ chế giao thúc..................................................................................................................19
2.3. Giao thức 2KP.............................................................................................................................21
2.1.1. Giới thiệu.............................................................................................................................21
2.1.2. Cơ chế giao thức..................................................................................................................21
2.4. Giao thúc 3KP.............................................................................................................................23
2.4.1. Giới thiệu.............................................................................................................................23
2.4.2. Cơ chế giao thức..................................................................................................................23

3
PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1.1. Giới thiệu chung về thương mại điện tử

1.1.1. Khái niệm về thương mai điện tử


Thương mại điện tử là gì ?
Thương mại điện tử (e-commerce) chỉ việc thực hiện những giao dịch thương
mại dựa trên các công cụ điện tử (electronic) mà cụ thể là mạng Internet và WWW
(World Wide Web - tức những trang web hay website). Ví dụ: việc trưng bày hình
ảnh hàng hóa, thông tin về doanh nghiệp trên website cũng là một phần của
Thương mại điện tử, hay liên lạc với khách hàngqua email, tìm kiếm khách
hàngthông qua việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet v.v... [6].
Có nhiều cấp độ thực hiện Thương mại điện tử. Ở cấp độ cơ bản, doanh
nghiệp có thể chỉ có website trưng bày thông tin, hình ảnh, tìm kiếm khách hàng
qua mạng, liên hệ với khách hàng qua email . Ở cấp độ cao hơn thì doanh nghiệp
có thể thực hiện một số giao dịch trên mạng như cho khách hàng đặt hàng thẳng
từ trên mạng, quản lý thông tin khách hàng, đơn hàng bằng cơ sở dữ liệu tự động
trên mạng, có thể xử lý thanh toán qua mạng bằng thẻ tín dụng v.v...

1.1.2. Thương mai điện tử - lợi ích cho doanh nghiệp


Lợi ích của thương mại điện tử là gì ?
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc tận dụng mọi lợi
thế, khai thác, ứng dụng những Công nghệ mới để tiến hành kinh doanh có hiệu
quả là mục tiêu mà mọi Doanh nghiệp luôn hướng tới, và nhiều Doanh nghiệp
thành công trên Thế giới đã khẳng định rằng Thương mại điện tử là một công cụ
hữu hiệu giúp họ hạn chế những trở ngại và phát huy tiềm năng để có thể đứng
vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt mang tính toàn cầu, và có thể khẳng
định tính tất yếu của việc phát triển thương mại điện tử cũng như những lợi ích to
lớn mà nó đem lại. Vậy những lợi ích mà Thương Mại Điện Tử sẽ mang lại là gì ?
Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí
cực thấp: chỉ với vài chục đô-la Mỹ mỗi tháng, doanh nghiệp đã có thể đưa thông
tin quảng cáo của mình đến với vài trăm triệu người xem từ các nơi trên thế giới.
Đây là điều mà chỉ có Thương Mại Điện Tử làm được cho doanh nghiệp. Thử so
sánh với một quảng cáo trên báo Tuổi Trẻ với vài triệu độc giả, mỗi lần quảng cáo
doanh nghiệp phải trả ít nhất 50 đô-la Mỹ, còn nếu doanh nghiệp có một website
của mình, doanh nghiệp đó có thể quảng cáo thông tin 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày
4
mỗi tuần, và lượng độc giả của doanh nghiệp là hàng trăm triệu người từ mọi nơi
trên thế giới. Chi phí cho website của doanh nghiệp mỗi tháng ước tính (kinh tế
nhất) là: 5 đô-la Mỹ chi phí lưu trữ trực tuyến (hosting), 10-20 đô-la Mỹ trả cho chi
phí quảng cáo (liệt kê địa chỉ web của doanh nghiệp trên một dạng danh bạ doanh
nghiệp điện tử. Dĩ nhiên, đây chỉ là chi phí tối thiểu cho website của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính, doanh nghiệp có thể thuê quảng cáo với
chi phí cao hơn để mong quảng cáo tốt hơn.
Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: với Thương Mại Điện Tử, doanh nghiệp có
thể cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách
hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho khách
hàng mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… Nói tóm lại, Thương Mại Điện Tử
mang lại cho doanh nghiệp các công cụ để làm hài lòng khách hàng, bởi trong thời
đại ngày nay, yếu tố thời gian thực sự là vàng bạc, không ai có đủ kiên nhẫn phải
chờ đợi thông tin trong vài ngày. Hơn nữa, ngày nay chất lượng dịch vụ và thái độ
phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tìm và giữ khách hàng. Nếu
doanh nghiệp không xử lý yêu cầu thông tin của đối tượng quan tâm một cách
nhanh chóng, họ sẽ không kiên nhẫn chờ đợi, trong khi đó có biết bao đối thủ cạnh
tranh đang săn đón họ.
Tăng doanh thu: với Thương Mại Điện Tử, đối tượng khách hàng của doanh
nghiệp giờ đây đã không còn bị giới hạn về mặt địa lý, hay thời gian làm việc.
Doanh nghiệp không chỉ có thể bán hàng cho cư dân trong thành phố của doanh
nghiệp, mà doanh nghiệp còn có thể bán hàng trong toàn bộ Viêt Nam hoặc các
nước khác.
Doanh nghiệp không ngồi chờ khách hàng tự tìm đến với doanh nghiệp mà
doanh nghiệp đang tích cực và chủ động đi tìm khách hàng cho mình. Vì thế, chắc
chắn rằng số lượng khách hàng của doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể dẫn đến
doanh thu nhảy vọt. Đó là điều mà doanh nghiệp nào cũng mơ ước. Tuy nhiên,
cũng xin nhắc lại với doanh nghiệp rằng chất lượng và giá cả sản phẩm hay dịch vụ
của doanh nghiệp phải tốt, nếu không, Thương Mại Điện Tử cũng không giúp gì
được cho doanh nghiệp.
Giảm chi phí hoạt động: với Thương mại điện tử, doanh nghiệp không phải
tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, và
cũng không cần phải đầu tư nhiều cho kho chứa... Chỉ cần khoảng 10 triệu đồng
xây dựng một website bán hàng qua mạng, sau đó chi phí vận hành website mỗi
tháng không quá một triệu đồng. Nếu website của doanh nghiệp chỉ là trưng bày
5
thông tin, hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí in ấn brochure,
catalogue và cả chi phí gửi bưu điện những ấn phẩm này. Và đặc biệt nếu doanh
nghiệp doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, doanh nghiệp có thể ngồi ở nhà và tìm
kiếm khách hàng qua mạng, không cần phải tốn kém nhiều cho những chuyến đích
thân “xuất ngoại”.
Lợi thế cạnh tranh: việc kinh doanh trên mạng là một “sân chơi” cho sự sáng
tạo, nơi đây, doanh nghiệp tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về
dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v… Và một khi tất cả các đối thủ cạnh tranh
của doanh nghiệp đều áp dụng Thương Mại Điện Tử, thì phần thắng sẽ thuộc về ai
sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng cho doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của
mình để có thể thu hút và giữ được khách hàng.
Với những lợi ích to lớn thương mại điện tử từng bước khẳng định thế mạnh
của mình. Có thể khẳng định rằng thương mại điện tử đang trở thanh xu hướng
phát triển tất yếu tại Việt Nam trong tương lai. Tất nhiên ở các nước phát triển
trên thế giới thì giao dịch thương mại điện tử đã trở thành phổ biến hàng chục
năm nay. Như vậy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử có phát sinh
những vấn đề gì ? Hay nói cách khác những vấn đề trong thương mại điện tử hiện
nay của Việt Nam là gì ?.

1.1.3. Các vấn đề trong thương mại điện tử


Các vấn đề trong thương mại điện tử là gì ?
Thực tế cho thấy Internet vẫn đang tạo ra vô số cơ hội phát triển kinh doanh
cho những khu vực ít lợi thế có thể tham gia vào các giao dịch toàn cầu mà không
cần phải bận tâm nhiều về chi phí... Làm sao để có thể tận dụng Internet mở rộng
thị trường, tìm thêm cơ hội cho sản phẩm, dịch vụ của mình đã trở thành điều mà
các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam không thể không quan tâm. Dù nhận thức
về thương mại điện tử đã có nhiều chuyển biến tích cực và đã có một số Website
như: tienphong-vdc.com.vn, nynaflowers.com, goodsonlines.com... thực hiện khá
thành công khâu bán hàng qua mạng, song ở Việt Nam vẫn chưa có thương mại
điện tử theo đúng nghĩa của khái niệm này...Vậy đâu là những hạn chế của thương
mại điện tử ở Việt Nam ?. Các chuyên gia về lĩnh vực thương mại điện tử nhìn
nhận nhứng lý do sau:
+ Web thương mại điện tử - ít cả về lượng lẫn sức hấp dẫn
+ Chưa có cơ sở pháp lý chính thức, đang chờ lệnh
+ Thanh toán, bảo mật, chứng thực cũng đang ỏ trạng thái chờ đợi

6
1.2. Giới thiệu chung về thanh toán điện tử
1.2.1. Khái niệm về thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là gì ?
Thanh toán là một khâu không thể thiếu trong bất kỳ một phiên giao dịch
thương mại nào. Vậy chúng ta hiểu thanh toán điện tử là gì ?
Thanh toán điện tử là việc ngân hàng thực hiện thanh toán theo yêu cầu của
khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, thông qua việc khách hàng chuyển
tới ngân hàng phục vụ mình yêu cầu thanh toán qua mạng máy tính. Quá trình
thanh toán điện tử là quá trình thiết lập, tiếp nhận, xử lý một lệnh chi qua mạng
máy tính, kể từ khi ngân hàng nhận được lệnh chi của khách hàng đến khi hoàn tất
việc thanh toán cho người nhận.
Hay nói cách khác, thanh toán điện tử là các hình thức thanh toán tiến hành
thông qua môi trường Internet. Thông qua hệ thống thanh toán điện tử, thuê bao
Internet có thể tiến hành các hoạt động thanh toán, chi trả, chuyển tiền v.v...
Thông thường hệ thống thanh toán điện tử được liên kết với mạng thanh toán
riêng của ngân hàng hay các mạng chuyên thanh toán khác như mạng thanh toán
thẻ được điều hành bởi tổ chức Visa và MasterCard. Thông qua hệ thống thanh
toán điện tử, thuê bao Internet có thể tiến hành thanh toán bằng các phương tiện
sẵn có của họ như thẻ tín dụng hay thanh toán trực tiếp trên tài khoản của họ tại
ngân hàng.
Thanh toán điện tử không chỉ giới hạn trong hoạt động thanh toán giữa cá
nhân và ngân hàng, cá nhân với doanh nghiệp hay doanh nghiệp với ngân hàng mà
nó còn cho phép tiến hành thanh toán giữa các ngân hàng.
Hệ thống thanh toán điện tử cung cấp dịch vụ thanh toán cho thuê bao Internet
từ Internet tiến hành thanh toán vào mạng riêng của ngân hàng. Các hệ thống thanh
toán điện tử đóng vai trò một cổng giữa Internet và mạng ngân hàng. Cổng này sẽ
nhận các yêu cầu thanh toán từ Internet sau đó chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu từ
dạng TCP/IP sang dạng dữ liệu sử dụng trong mạng ngân hàng. Thông tin sau khi
chuển đổi sẽ được gửi đến máy chủ trong mạng ngân hàng để tiến hành sử lý
thanh toán.
Thông tin phản hồi từ máy chủ trên mạng ngân hàng gửi ra Internet cũng
được cổng biến đổi tương tự.

1.2.2. Lợi ích của thanh toán điện tử


Trong thế giới kinh doanh, có rất nhiều phương pháp thanh toán khác nhau:
7
khách hàng có thể trả tiền mặt, trả bằng séc hoặc dùng thẻ tín dụng. Trong nội
dung của đồ án này người viết đồ án sẽ đề cập đến những lợi ích của việc thanh
toán bằng thẻ tín dụng. Đây chính là hình thức thanh toán dễ nhất để áp dụng trực
tuyến. Và cũng xin nói thêm rằng giao thức thanh toán điện tử iKP được phất triển
dựa trên mô hình thanh toán thẻ tín dụng, mặc dù giao thức iKP của IBM đưa ra
với tham vọng có thể áp dụng cho mọi mô hình thanh toán phổ biến hiện nay
nhưng mô hình thanh toán dựa trên thẻ tín dụng là hướng mà giao thức iKP muốn
hướng tới. Như vậy khách hàng và doanh nghiệp sẽ có được thuận lợi gì nếu chấp
nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng :
 Thứ nhất: Thanh toán bằng thẻ tín dụng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng. Không phải viết séc hay viết vào mẫu đơn đặt hàng, cho vào phong bì
rồi gửi đi và cũng không cần phải gọi điện. Khách hàng có thể đặt hàng 24 tiếng
một ngày, 7 ngày một tuần, chỉ cần dùng thẻ tín dụng, nhập số rồi nhấn chuột vào
các biểu tượng là có thể hoàn thanh giao dịch thanh toán .

 Thứ hai: Thanh toán bằng thẻ tín dụng là hình thức thanh toán tốt nhất, có uy
tín nhất hiện nay và nó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang tính
chuyên nghiệp cao.
 Thứ ba: Khi chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, khách hàng có thể đặt
hàng trước và thanh toán sau. Từ khâu đặt hàng cho đến lúc sản phẩm đóng gói,
vận chuyển đều được thực hiện nhanh chóng. Nếu khách hàng đặt hàng và thanh
toán qua đường bưu điện hoặc fax họ sẽ gửi séc rồi phải đợi gia hạn séc và sau đó
mới gửi hàng. Như vậy sẽ gây ra sự bất tiện, và mất nhiều thời gian để hoàn thanh
giao dịch thanh toán..
 Thứ tư: Khi kinh doanh trên Internet, đối tượng khách hàng của doanh
nghiệp có thể là toàn cầu, mà như chúng ta biết khách hàng ở các nước phát triển
thường thanh toán bằng thẻ tín dụng khi mua hàng. Do đó việc một doanh nghiệp
không chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng cũng có nghĩa là doanh nghiệp đó từ
chối bán hàng. Khách hàng sẽ không mua hàng khi họ thấy mua bán không thuận
tiện bởi vì họ có thể dễ dàng tìm thấy nhà cung cấp khác. Còn ở Việt Nam, mặc
dù hiện nay phương pháp thanh toán bằng thẻ tín dụng còn chưa phổ biến nhưng
nếu doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh trên mạng và có các chiến lược thu hút
khách hàng trên toàn thế giới thì doanh nghiệp đó nên chấp nhận thanh toán bằng
thẻ tín dụng.
Và còn nhiều lợi ích khác...
8
1.2.3. Ứng dụng thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử được ứng dụng cho hai lĩnh vực chính: Các hệ thống thanh
toán thuần tuý và các hệ thống thanh toán là một phần của hệ thống thương mại
điện tử.
 Hệ thống thanh toán thuần tuý (được xem như dịch vụ ngân hàng tại nhà)
Dịch vụ này cho phép người dùng tại nhà sử dụng máy tính cá nhân kết nối
Internet để truy xuất thông tin về tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Quan
trọng hơn nữa là dịch vụ này cho phép người dùng sử dụng các dịch vụ thanh toán,
chuyển tiền v.v... của ngân hàng tại ngay máy tính cá nhân của mình. Lợi thế của
nhóm dịch vụ này là nó mang lại sự tiện dụng cho khách hàng: Thay vì phải đến
ngân hàng để thanh toán, người dùng giờ đây có thể ngồi tại nhà mà vẫn sử dụng
được ác dịch vụ của ngân hàng.
 Hệ thống thương mại điện tử sử dụng thanh toán điện tử.
Hệ thống thương mại điện tử cung cấp dịc vụ bán hàng, giao dịch trên môi
trường Internet. Quá trình mua hàng gồm các bước: Người mua hàng đăng nhập
vào siêu thị ảo, chọn mua hàng và tiến hành thanh toán. Trong đó quá trình thanh
toán được liên kết đến hệ thống thanh toán điện tử. Sử dụng trong thương mại điện
tử người mua hàng thường chấp nhận thanh toán thẻ, là hình thức thanh toán có độ
an toàn cao.

Thanh toán điện tử mở rộng phạm vi phục vụ khách hàng của ngành ngân
hàng, mang lại những tiện nghi như ngân hàng tại nhà cho người dùng. Thanh toán
điện tử cũng đang dần chiếm ưu thế trong lĩnh vực thanh toán liên ngân hàng.
Ngân hàng có xu hướng thay những liên kết mạng riêng liên ngân hàng bằng liên
kết qua Internet để có thể giảm chi phí giao dịch, hấp dẫn khách hàng về chi phí và
tiện nghi sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thanh toán điện tử cũng là một giải pháp cho
các ngân hàng chưa có hệ thống thanh toán liên ngân hàng.

1.2.4. Các vấn đề trong thanh toán điện tử Việt Nam


Hiện nay ở Việt Nam có thể nói chưa có hệ thống thanh toán điện tử mang
đúng nghĩa của nó, cũng như các ngân hàng ở nước ta chưa có hệ thống thanh toán
liên ngân hàng. Gần đây, sự nổi lên của các ngân hàng, doanh nghiệp đòi hỏi áp
dụng hệ thống thanh toán điện tử đã mở ra một tương lai tươi sáng cho thương mại
điện tử ở Việt Nam. Tiêu biểu là VNEMART - Sàn giao dịch Thương mại điện tử
đầu tiên của Việt Nam có triển khai hệ thống thanh toán điện tử đánh dấu một
9
bước phát triển mới. Tuy nhiên khi mà hành lang pháp lý về thương mại điện tử
chưa hoàn thiện thì vấn đề triển khai hệ thông thanh toán điện tử khó có thể trở
thành hiện thực. Ở đây tác giả viết đồ án cũng xin giởi thiệu thêm một số thông tin
về sàn giao dịch Thương mại điện tử VNEMART :
VNEMART với bước khởi đẩu gian nan tới thương mại điện tử đã chính thức
khai trương vào ngày 23/4/2003. Đây là dự án do Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Công ty Điện toán và Truyền Số liệu (VDC) và
Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) phối hợp triển khai. Sau gần 2 nǎm thai
nghén, sự ra đời của VNEMART so với thế giới có vẻ muộn mằn nhưng đã mở ra
cơ hội giao thương cho các doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu hàng hoá, tìm
kiếm đối tác và bạn hàng trên thị trường thế giới. . Khi các điều kiện pháp lý của
Việt Nam hoàn thiện hơn, các doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng và thanh toán
ngay qua mạng.
Như vậy có thể nói trở ngại lớn nhất của Thanh toán điện tử ở Việt Nam là
hàng lang pháp lý. Thương mại điện tử Việt Nam cần một cơ sở luật để phát triển,
và đây cũng chính là vấn đề sống còn của thanh toán điện tử ở nước ta hiện nay.
Thanh toán điện tử vẫn đang là một thách thức.

1.3. Tổng quan về thanh toán tín dụng


1.3.1. Nguồn gốc của thẻ thanh toán
Phương pháp thanh toán bằng thẻ ra đời khá sớm do ông Frank Mc Namara, một
doanh nhân người Mỹ, phát minh vào năm 1949. Những tấm thẻ thanh toán đầu tiên có tên
là “Diner’s Club” đã thể hiện những ưu việt việt trội so với các phương pháp thanh toán
truyền thống. Đây là phương pháp có nhiều hứa hẹn trong tương lại, một phương pháp thanh
toán kiểu mới – phương pháp thanh toán bằng thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng (Credit Card ).
Trước khi tìm hiểu về phương pháp thanh toán kiểu mới này, chúng ta hãy tìm hiểu về khái
niệm thẻ thanh toán, có những phương pháp thanh toán bằng thẻ nào ?

1.3.2. Khái niệm về thẻ thanh toán


Đối với thẻ thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó, mỗi một cách diễn
đạt nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó. Sau đây là một số khái niệm về thẻ
thanh toán:
 Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng
hoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc

10
các máy rút tiền tự động.
 Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân
hàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty.
 Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà
người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá,
dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
 Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông
qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ
chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh
toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.
Tóm lại: các cách diễn đạt trên đều phản ánh lên đây là một phương thức
thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá dịch
vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động.

1.3.3. Phân loại thẻ thanh toán


Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: phân loại theo công nghệ sản xuất,
theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi lãnh thổ...
□ Phân loai theo công nghệ sán xuat
Theo cách phân loại này sẽ có 3 loại:

 Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm
thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử
dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.
 Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ
chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm
qua , nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã
hoá được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp
dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin...
 Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán,
thẻ có cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính.

□ Phân loai theo tính chat thanh toán cúa thé


 Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó
người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua
sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp
11
nhận loại thẻ này.
Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà
không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc
điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit
card) hay chậm trả.
 Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với
tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi đợc sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá
trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông
qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân
ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử
dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu
trên tài khoản của chủ thẻ.
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
- Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay
lập tức vào tài khoản chủ thẻ.
- Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đượcc khấu trừ vào
tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày.
 Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự
động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu
đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng
hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.
Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
- Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành.
- Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát
hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ
chức thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ.

□ Phân loai theo pham vi lãnh tho


 Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy
đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.
 Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử
dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán.

□ Phân loai theo chú the phát hành


12
 Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát
hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.
 Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí
của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa
hiệu lớn... phát hành như Diner's Club, Amex.

13
PHẦN II: MÔ HÌNH GIẢI PHÁP THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
2.1. Tổng quan giao thúc iKP
2.1.1. Lịch sử hình thành giao thức iKP
Internet đã và đang trở thành diễn trường tiềm năng và hứa hẹn hỗ trợ cho
thương mại điện tử. Trong nhiều năm qua, các ứng dụng cơ bản chủ yếu trên
Internet là e-mail (SMTP), telnet (remote login), news (NNTP), fpt (file transfer
protocol),.v.v.v và gần đây là WWW với giao thức HTTP (hypertext transfer
protocol). Từ năm 1993, một số các tổ chức quốc tế hoặc công ty như WWW
consortium, NSCA, Netscape Comm. Corp. đưa ra hàng loạt các "chuẩn" về bảo
mật như SSL (secure socket layer), S-HTTP (secure hypertext transfer protocol),
SET (secure electronic transactions),... làm cơ sở tăng cường cho các ứng dụng
thương mại điện tử trên Internet. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: "Làm thế nào để
thanh toán?" hoặc "Việc thanh toán thế nào là an toàn?", vvv.Vấn đề mới nảy sinh
làm các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử phải suy nghĩ tìm hướng giải
quyết cho vấn đề này.
Từ năm 1994, có rất nhiều mô hình giao thức khác nhau được đưa ra để giải
quyết vấn đề thanh toán điện, một trong những giao thức thanh toán được các
chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử quan tâm là họ giao thức iKP do
Viện nghiên cứu IBM ( IBM Research) đưa ra. iKP là một họ các giao thức thanh
toán điện tử gọi là Internet Keyed Protocol (iKP) giải quyết việc thanh toán giao
dịch đa phương trên Internet (secure multi-Party transactions), dựa trên mô hình
thẻ điện tử. iKP gồm 3 giao là 1KP, 2KP, 3KP ( do vậy iKP được gọi là một họ
giao thức thanh toán điện tử ) được xây dựng dựa trên nền tảng của mật mã hiện
đại ( mật mã khóa công khai, thuật toán mã hóa RSA ) thực hiện kết hợp phần
mềm và/hoặc phần cứng. iKP mô phỏng các người chơi chủ yếu của các giao dịch
thương mại trên Internet là Customer ( đại diện cho khách hàng), Merchant ( đại
diện cho doanh nghiệp) và Acquier ( đại diện cho ngân hàng). Mục tiêu của iKP là
đặt cơ sở cho các thanh toán điện tử trong tương lai dùng công nghệ credit-card
truyền thống. Phát triển theo hướng mở, iKP được sự ủng hộ của rất nhiều hãng tài
chính thế lực và hiện trên quá trình xây dựng và hoàn chỉnh

2.1.2. Các khái niệm trong hQ giao thức iKP

a, Khái niệm ve Party

14
Hình 2-1. Các Pary trong mô hình thanh toán

Một thực tế mà ai cũng nhận thấy rằng, một quá trình giao dịch thanh toán
bao giờ cũng có sự tham gia của các bên, đó là bên mua , bên bán và bên thanh
toán.
Party là khái niệm để chỉ bên tham gia quá trình giao dịch điện tử như
khách hàng(Customer), thương gia(Merchant), ngân hàng thanh toán(Acquirer
Bank),ngân hàng phát hành thẻ(Issuer Bank), tổ chức thẻ tín dụng(Credit Card
association ), tổ chức chứng nhận khoá công khai(CA), kẻ gian(Adversary).
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về các Party:
+ Tổ chức thẻ tín dụng
Master Card,Visa Card,..vv
+ Ngân hàng phát hành thẻ ( Issuer )
Là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế được xác định bởi
một số định danh gọi là BIN ( Bank Identification Number).Đây là mã số chỉ
Ngân hàng phát hành thẻ.Trong hiệp hội thẻ có nhiều ngân hàng thành viên, mỗi
ngân hàng thành viên có một mã số riêng giúp thuận lợi trong thanh toán và truy
xuất. Ngân hàng phát hành thẻ cung cấp thẻ cho Customer và là ngân hàng phát
hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và
quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối cùng với chủ thẻ.
+ Khách hàng ( Customer )
Là chủ sở hữu thẻ tín dụng được cung cấp thẻ bởi Ngân hàng phát hành thẻ và
chịu sự quản lý của Ngân hàng phát hành thẻ đó..Đây là đối tượng phát ra yêu cầu
thanh toán cho cơ sở chấp nhận thẻ(Merchant) bằng cách sử dụng một máy tính kết
nối mạng.Mỗi chủ thẻ có môt mã số bí mật được gọi là PIN (Personal
15
Identification Number).Đó là mã số cá nhân của chủ thẻ để thực hiện giao dịch rút
tiền tại các máy rút tiền tự động. Mã số này do Ngân hàng phát hành thẻ cung cấp
cho chủ thẻ khi phát hành. Đối với mã số PIN, người chủ thẻ phải giữ bí mật, chỉ
một mình mình biết.
+ Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant)
Là các thành phần kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có ký kết với Ngân hàng
thanh toán về việc chấp nhận thanh toán thẻ như: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng...
Các đơn vị này phải trang bị máy móc kỹ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán tiền
mua hàng hoá, dịch vụ, trả nợ thay cho tiền mặt.

+ Ngân hàng đại lý hay Ngân hàng thanh toán(Acquier)


Là Ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở tiếp nhận và thanh toán các
chứng từ giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình. Một Ngân hàng có thể vừa
đóng vai trò thanh toán thẻ vừa đóng vai trò phát hành.

+ Kẻ gian(Adversary)
Đây là khái niêm trừu tượng, được hiểu là kẻ tham gia hoặc tấn công vào hệ
thống nhằm mục đích kiếm lợi cho riêng mình.Nó có thể tham gia nhiều vai diễn
khác nhau:
 Đóng vai là một Customer ‘rởm’ với mục đích mua hàng nhưng
không trả tiền,
 Đóng vai là một cơ sở chấp nhận thẻ mạo danh với mục đích lấy tiền
của Customer mà không mất sản phẩm.
 Kẻ nghe trộm(listen eavesdropper): người nghe trộm các thông điệp
và các bí mật như số PIN
 Kẻ phá hoại – thay đổi thông tin(active attacker): Kẻ tạo ra những
message giả mạo rồi gửi cho Customer
 Đối thủ cạnh tranh (Adversary): Kẻ có khả năng lấy khóa từ một
Party xác thực
 Kẻ tạo hoặc sử dụng Vius(Intruder) với mục đích phá hoại.
 Nội gian ( insider ): Người nội bộ hay tay trong với âm mưu phá hoại
+ Tổ chức chứng nhận khóa công khai(Certification Authority)
Là tổ chức có khóa bí mật (SKC), và bản sao công khai PKC để chứng nhận
khóa công khai của Party

b, Các yêu cau cúa Party


16
Các yêu cầu cơ bản của một hệ thanh toán điện tử trên Internet đòi hỏi bao
gồm các yêu cầu của các đối tác tham gia mua bán trên mạng để đảm bảo quyền lợi
cho mình. Có 3 bên (đối tượng tham gia giao dịch ) liên quan đến mua bán trên
mạng đó là Customer, Merchant và Acquirer. Sau đây là một số yêu cầu cơ bản:
+ Yêu cầu của Acquirer
Để đảm bảo quyền lợi cho mình, Issuer/Acquirer cần những yêu cầu sau:
A1.Bằng chứng xác thực giao dịch của Customer ( Proof of transaction
authorisation by Customer)
Mục đích của yêu cầu này là ngân hàng biết đích xác giao dịch thực hiện bởi
chính Customer thật, không phải kẻ mạo danh nào ( như tránh việc gian lận thực
hiện bởi Merchant ). Khi Merchant yêu cầu Acquier ghi nợ vào tài khoản tín dụng
nào đó, Acquier nên sở hữu một bằng chứng không thể giả chối cãi được để xác
minh rằng Customer đã cho phép việc thanh toán này hay nói cách khách đây là
chứng cớ chứng minh được rằng Customer đã chấp nhận tham gia giao dịch thanh
toán này. Với yêu cầu này Customer phải chịu trách nhiệm về giao dịch thanh toán
của mình ( chống sự chối bỏ). Chú ý rằng các thông tin trong giao dịch tối thiểu
cần phải có: số tiền thanh toán, thời điểm thanh toán và thông tin nhận dạng
Merchant. Và phải đảm bảo rằng Adversary không được biết các thông tin đó đồng
thời không có khả năng ra lệnh cho một phiên giao dịch.Và nhớ rằng Merchant
cũng có thể là Adversary và Merchant sinh ra các lệnh giả mạo. Chúng ta phân
biệt rằng trong những bằng chứng xác thực giao dịch của Customer có thể đó là
những chứng cớ yếu ( Weak Proof-những bằng chứng không chắc chắn) hoặc có
thể là những bằng chứng mang tính rõ ràng chắc chắn ( undeniable receipt).
 Chứng cớ không chắc chắn ( Weak Proof ): Customer được xác thực với
Acquier nhưng lại không phù hợp với Party thứ ba. Ví dụ như số tiền thanh toán,
đơn vị tiền tệ
 Chứng cớ rõ ràng chắc chắn ( undeniable receipt ): như một biên lai
không thể phủ nhận được-không thể chối bỏ. Ví dụ như số thẻ .
A2.Chứng nhận và xác minh Merchant(Certification and authentication of
Merchant)
Bằng chứng xác thực việc trả tiền của người mua đến đúng với người bán.Đây
là yêu cầu cần thiết, vì Acquier phải chắc chắn rằng mình đang thanh toán với một
Merchant tin tưởng chứ không phải với kẻ lừa đảo.

17
+ Yêu cầu của Merchant
M1.Bằng chứng xác thực giao dịch của Acquier(Proof of transaction
authorisation by Acquirer)
Merchant cần biết đích xác tiền đã vào tài khoản mình từ Ngân hàng nào. Do
đó Merchant cần những bằng chứng xác thực về Acquier. Đó là các thông tin để
chứng nhận và xác minh tính đúng đắn về Acquier. Các thông tin cần lưu ý: số
tiền, thời điểm giao dịch, thông tin xác định phiên giao dịch đó.Chúng ta cũng cần
phân biệt rõ hai loại chừng cớ như đã nói ở trên ( mục 1.3.1-A1 ):
 Chứng cớ không chắc chắn(Weak Proof)
 Chứng cớ rõ ràng chắc chắn ( undeniable receipt )
M2.Hỗ trợ những đợt giao dịch nhỏ(Support for batching of small
payments)
Đối với giao dịch thanh toán đơn lẻ thì Merchant cũng cấn hỗ trợ các dịch
vụ nhỏ lẻ không nhất thiết lúc nào cũng phải yêu cấu Customer tham gia giao
dịch một cách cầu kỳ phức tạp. Merchant cần chú ý đến hiệu quả trong giao
dịch thanh toán lẻ. M3.Chống chối bỏ từ Customer ( Non-repudiation from
customer )
Mục đích của yêu cầu này là Merchant cần sự xác thực giao dịch của
Customer.
Khi Customer đồng ý tham gia giao dịch thanh toán thì không thể chối cãi
hoặc phủ nhận các giao dịch đó
+ Yêu cầu của Customer
C1.Chống giả mạo Customer trong thanh toán(Unauthorised payment is
impossible)
Đây là yêu cầu quan trọng nhất của Customer.Chỉ có Customer mới có chủ
quyền của các giao dịch chuyển khoản trên tài khoản mình.Bởi vì các hacker hoặc
kẻ lừa đảo có thể sinh ra đợt giao dịch giả, mạo danh Customer tham gia giao dịch
một cách hợp pháp khi chúng biết được mã PIN và số thẻ. Do đó yêu cầu này bảo
đảm an toàn về tài khoản của Customer
C2.Bằng chứng xác thực giao dịch của Acquier ( Proof of transaction
authorisation by Acquirer )
Customer yêu cầu có bằng chứng từ Ngân hàng về giao dịch trên tài khoản
của mình. Chúng ta cũng cần phân biệt hai loại chứng cớ sau:
 Chứng cớ không chắc chắn (Weak Proof)
 Chứng cớ rõ ràng(undeniable receipt)
C3.Biên lai thanh toán nhận từ Merchant(Receipt from Merchant)
Với yêu cầu này Customer muốn những chứng cớ về Merchant đã nhận được
18
tiền của dịch vụ hoặc hàng hoá mà mình mua.
C4.Bảo vệ tính riêng tư của đơn hàng(Privacy of order information or
anonymity)
Customer không muốn thông tin mua bán (mặt hàng, số lượng, số tiền) của
mình lộ cho người ngoài biết.
C5.Chứng nhận và xác minh Merchant(Certification and authentication of
Merchant)
C6.Tính ẩn danh ( Anonymity )
Khách hàng không muốn các thông tin về bản thân mình bị tiết lộ cho người
ngoài.Đó là yêu cầu về bảo vệ tính riêng tư của khách hàng khi tham giao giao dịch
điện tử.
C7.Hỗ trợ việc các khúc mắc sau giao dịch ( Support for disputability of
payments)
Khi kết thúc giao dịch Customer cũng cần được tranh cãi để bảo vệ quyền lợi
của mình khi có vấn đề náy sinh.

2.2. Giao thức 1KP


2.2.1. Giới thiệu
Giao thức cơ bản nhất của họ giao thức iKP là giao thức 1KP.Trong phần này
chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ chế hoạt động của nó.Theo giao thức 1KP thì Customer
và Merchant đều có quyền sở hữu khóa công khai ( PK A ) và bản chứng thực khóa
công khai của Acquirer ( CERTA ). Mọi Customer C có số PIN bí mật, đây là thông
tin bí mật không thể tiết lộ cho bất kì ai, bởi vì nếu một kẻ khác biết được mã PIN
họ có thể dễ dàng truy cập vào tài khoản của khách hàng thực hiện các giao
dịch.Khi Customer và Merchant thực hiện trao đổi thông tin cho nhau, họ sẽ dùng
khóa công khai của Acquirer để mã hóa thông tin đó trước khi truyền đi.Thuật toán
mã hóa được dùng ở đây là RSA - một thuật toán của mật mã hiện đại.Để chứng
nhận khóa công khai đó là của Acquirer.Thì Customer và Merchant cần phải có
bản chứng thực khóa công khái của Acquirer ( CERTA ).
Để tìm hiểu về cơ chế hoạt động của giao thức 1KP, ta cần biết một số khái
niệm sau:

2.2.2. Định nghĩa các thông điệp


Để tìm hiểu về cơ chế hoạt động của giao thức 1KP, ta cần biết một số khái
niệm sau:
□ OFFER: Đơn hàng chào hàng mà Merchant gửi cho Customer.Nó gồm các
19
trường thông tin:
 OFFER description : Các mô tả về đơn hàng OFFER.
 Amount : Tổng tiền thanh toán
 Currency: đơn vị tiền tệ
 Date: ngày giao dịch
 ID of Merchant: mã xác thực của Merchant
□ ORDER: Đơn hàng mà Customer gửi lại cho Merchant để xác minh lại đơn
chào hàng của Merchant , bao gồm các trường thông tin sau:
 ORDER description : Các mô tả về ORDER.
 Amount: tổng tiền thanh toán
 Currency: đơn vị tiền tệ
 Date: ngày giao dịch
 ID of Merchant : mã xác thực của Merchant.
 delivery address: địa chỉ phân phát hàng. Địa chỉ phân phát hàng phụ
thuộc vào sản phẩm được giao, nó có thể là địa chỉ thực như số nhà đường phố …
(địa chỉ vật lý), nó có thể là địa chỉ logic như email. Những sản phẩm có thể phân
phát theo địa chỉ logic như phần mềm, tài liệu …vv. Còn những sản phẩm không
thể phân phát theo địa chỉ logic được như hoa, tranh ảnh …vv sẽ sẽ được gửi theo
địa chỉ vật lý.
□ SLIP : Là một đối tượng mà Customer tạo ra để ma hóa và gửi cho
Merchant , bao gồm các trường thông tin sau:
 Amount: tổng tiền thanh toán
 Currency: đơn vị tiền tệ
 Date: ngày giao dịch
 ID of Merchant : mã xác thực của Merchant.
 Credit card number : số thẻ tín dụng của Customer
 Expiration date : ngày hết hạn của thẻ
 PIN : mã số cá nhân của Customer
 H(ORDER): giá trị của hàm băm nội dung đối tượng ORDER.
□ AUTH : Là đối tượng mà Acquirer cấu thành để phản hồi cho Merchant các
thông tin xác thực về một phiên gíao dịch :
 approved/rejected: thông tin phản hồi chấp nhận ( approved ) hoặc từ
chối ( rejected ) giao dịch.
 H(amount, currency, date, ID of Merchant) : giá trị hàm băm các
thông tin ( amount, currency, date, ID of Merchant ).
 H(ORDER) : giá trị hàm băm các thông tin của ORDER.

2.2.3. Cơ chế giao thúc


 Sau khi Customer đặt đơn thanh toán , Merchant sẽ gửi cho Customer một
mẫu thanh toán chứa thông tin về đơn hàng và về Merchant ( như ngày tháng giao
dịch, số lượng hàng, số tiền thanh toán, ID của Merchant, khóa công khai của A và
20
một bản chứng thực khóa công khai này). Có thể Customer đã biết chính xác các
thông tin về đơn hàng và về Merchant mà minh đang giao dịch nhưng chẳng tổn
hại gì và sẽ an toàn hơn nếu Customer gửi lại thông tin đó cho Merchant để khẳng
định rằng mình đã nhận được thông tin chính xác từ Merchant . Customer sẽ kiểm
tra lại tính hợp lệ của các thông tin trong bản chứng thực khóa công khai CERTA
của Acquirer mà mình sẽ thực hiện việc mã hóa SLIP bằng khóa công khai này.
Sau đó C tạo thành một thông điệp (đối tượng ) SLIP và mã hóa nó bằng khóa
công khai của A tạo thành bản mã y = EA(SLIP) rồi truyền bản mã đó cùng với
thông điệp ORDER cho Merchant
 Merchant nhận các thông tin từ Customer truyền tới , thực hiện kiểm tra các
thông tin trong ORDER xem có thich hợp với lời đặt hàng OFFER không. Sau đó
Merchant thực hiện băm ORDER, thu được giá trị băm của ORDER là h =
H(ORDER) và gửi h cùng với bản mã y tới Acquirer.
 Acquirer nhận thông tin từ Merchant là h và y. Acquirer sẽ thực hiện giải mã
bản mã y bằng khóa riêng của mình. Nếu giải mã bị lỗi nó sẽ thông báo giao dịch
không hợp lệ ( Customer đã không dùng đúng khóa công khai của Acquirer để mã
hóa SLIP ). Ngược lại, khi giải mã thành công Acquirer sẽ lấy thông tin từ thông
điệp SLIP để cấu thành thông điệp ORDER để thực hiện băm : H(ORDER) và so
sánh với giá trị h của Merchant gửi đến. Nếu có sai khác, thì thông tin h hoặc
SLIP đã bị thay đổi. Acquirer thực hiện kiểm tra số PIN của Customer , ID của
Merchant được cung cấp bởi Customer . Nếu các kiểm tra đó đều thỏa mãn ,
Acquirer sẽ tạo ra một thông điệp xác thực AUTH với thông tin phản hồi là
approved, và thông điệp này được Acquirer ký lên bằng chữ ký số SA .SA được
tạo ra nhờ thuật toán tạo chữ ký số của hệ mật mã hiện đại là RSA có sử dụng
khóa bí mật của mình là SKA . Thông điệp thu được là SA( AUTH, EA(SLIP)) và
gửi lại cho Merchant.
 Merchant kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký bằng khóa công khai của Acquirer,
nếu thỏa mãn và các thông tin đã được Acquirer xác minh đúng đắn Merchant sẽ
xem lại lần nữa các thông tin nhận được trước đó và anh ta cũng gửi lại chữ ký số
nhận được từ Acquirer tới Customer.
 Customer nhận được thông tin phản hồi từ Merchant sẽ kết thúc giao dịch
nếu muốn hoặc có thể thực hiện tiếp giao dịch khác
Giao thức 1KP là giao thức cơ bản và đơn giản nhất trong họ giao thức của
iKP. Trong giao thức 1KP chỉ có duy nhất Acquirer là có quyền sở hữu khóa công
khai và phân phát cặp khóa công khai cho Customer, Merchant dùng để thực hiện
21
mã hóa các xác thực chữ ký. Giao thức 2KP sẽ có 2 Party có quyền sở hữu cặp
khóa công khai là Acquirer và Merchant . Ở giao thức 3KP sẽ có 3 Party có quyền
sở hữu khóa công khai là Acquirer, Merchant và Customer.Giao thức 2KP và 3KP
sẽ được giải quyết chi tiết ở phần tiếp sau đây

Hình 2-2. Giao thức 1KP

2.3. Giao thức 2KP


2.1.1. Giới thiệu
Sự khác nhau cơ bản của 2KP so với 1KP là: mỗi Merchant có một khoá cặp
khóa công khai/bí mật, Merchant phân phối khoá công khai PKM và bản chứng
thực khóa công khai CERTM cho Customer
Để rõ ràng, ta giả sử rằng chỉ có duy nhất một Acquier chứng thực tất cả các
Merchant. Chúng ta sẽ mã hoá một thông tin của đơn đặt hàng ( ORDER ).

2.1.2. Cơ chế giao thức

22
Hình 2-3. Giao thức 2KP

 Như giao thức 1KP, Customer cũng nhận đơn chào hàng OFFER cùng với
bản chứng thực khóa công khai của Acquirer là CERTA, nhưng ở giao thức 2KP
Customer còn nhận từ Merchant khóa công khai PKM, và bản chứng thực khóa
công khai CERTM của Merchant.
 Sau khi nhận được OFFER, PKM, CERTM, CERTA Customer thực hiện tạo ra
một SLIP và mã hóa nó bằng khóa công khai của Acquirer PK A thu được
EA(SLIP), ORDER tạo thành được mã hóa bằng khóa công khai của Merchant PK M
thu được EM(ORDER). Customer gửi EA(SLIP), EM(ORDER) tới Merchant . Các
thông tin gửi tới Merchant trên đường truyền đều được mã hóa.
 Merchant nhận thông tin do Customer gửi tới là E A(SLIP), EM(ORDER),
thực hiện giải mã ORDER bằng khóa bí mật của mình SK M và thực hiện kiểm tra
tính đúng đắn các thông tin trong ORDER. Giao dịch có thể bị hủy bỏ bởi
Merchant nếu:
 Giải mã ORDER không thành công: điều này chứng tỏ Customer
đã không mã hóa ORDER bằng khóa công khai của Merchant gửi tới, hoặc thông
tin trên đường truyền đã bị thay đổi
 Các thông tin nhận được từ việc giải mã ORDER không hợp lệ
như đã thỏa thuận trước đó.

23
Các thông tin trong ORDER sau khi kiểm tra tính đúng đắn sẽ được Merchant
thực hiện băm mảnh thu được h = H(ORDER). Merchant gửi bản chứng thực khóa
công khai CERTM cùng với SM(EA(SLIP),h) là chữ ký số của mình lên EA(SLIP) và
h tới Acquirer
 Acquirer nhận thông tin từ Merchant là CERT M, SM(EA(SLIP),h) thực hiện
xác thực chữ ký của Merchant bằng khóa công khai của Merchant lấy trong bản
chứng thực khóa công khai CERT M. Nếu chữ ký không hợp lệ Acquirer sẽ phản
hồi lại cho Merchant thông điệp AUTH với nội dung từ chối giao dịch
( rejected ).Ngược lại Acquirer tiếp tục giải mã E A( SLIP ) và kiểm tra, xác thực
các thông tin trong SLIP ( amount, currecy, date, ID của Merchant ). Thông tin xác
thực AUTH, H(ORDER) và EA(SLIP) được Acquirer ký lên và gửi tới Merchant
 Merchant nhận chữ ký số của Acquirer là SA(AUTH, EA(SLIP),
H(ORDER)), xác thực chữ ký và ký lên chữ ký đó, gửi cho Customer
 Customer sẽ xác thức chữ ký đó. Và kết thúc giao dịch hoặc tiếp tục giao
dịch mới.

Giao thức 2KP về cơ chế gần giống với giao thức 1KP. Sự khác nhau cơ bản
giữa hai giao thức này là sự bổ sung quyền sở hữu khóa công khai của Merchant
do đó phát sinh thêm một số chức năng ở mỗi Party. Ở giao thức 2KP thông tin
truyền giữa Customer và Merchant đều được mã hóa, do đó về độ an toàn và bảo
mật thông tin là hơn giao thức 1KP. Giao thức 3KP có giải quyết vấn đề tốt hơn
hai giao thức trên ? Sau đây chúng ta sẽ chi tiết hóa giao thức 3KP

2.4. Giao thúc 3KP


2.4.1. Giới thiệu
Ở 2 giao thức trên, Merchant và Acquirer không biết chính xác Customer
tham gia giao dịch là ai hay tổ chức nào. Khi kết thúc giao dịch, bằng chứng về
phiên giao dịch của Customer rất khó truy lùng lại. Giao thức 3KP đã khắc phục
được nhược điểm đó, mỗi Customer tham gia giao thức 3KP đều được sở hữu bản
chứng thực khóa công khai CERTC. Đây là bản chứng thực chứng minh tính pháp
nhân của Customer khi tham gia giao dịch, và Customer phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật nếu có sự cố xảy ra. Để hiểu rõ hơn về giao thức 3KP chúng ta sẽ
biết qua phần cơ chế của giao thức:
2.4.2. Cơ chế giao thức

24
Hình 2-4. Giao thức 3KP

 Customer nhận một thông điệp OFFER cùng với bản chứng thực khóa công
khai của Merchant và Acquirer là CERTM, CERTA. Customer thực hiện các công
việc sau :
 Sinh ra thông điệp ORDER và SLIP.
 Dùng khóa công khai của Acquirer ( PKA) để mã hóa thông điệp
SLIP vừa tạo thành thu được bản mã EA(SLIP)
 Customer dùng khóa công khai của Merchant ( PKM ) để mã hóa
thông điệp ORDER thu được EM(ORDER).
 Customer dùng khóa bí mật SKC của mình ký lên hai bản mã
EA(SLIP) và EM(ORDER) thu được chữ ký số SC(EA(SLIP), EM(ORDER))
 Cuối cùng Customer gửi bản mã chữ ký số
SC(EA(SLIP),EM(ORDER))) cùng với CERTC tới Merchant để xác thực
 Merchant sau khi nhận được bản chứng thực khóa công khai CERT C, và chữ
ký SC(EA(SLIP),EM(ORDER))) sẽ thực hiện các tác vụ sau:
 Merchant thực hiện giải mã EM(ORDER).Giao dịch sẽ bị hủy bỏ nếu
việc giải mã không thành công. Hủy bỏ giao dịch bằng cách Merchant sẽ gửi một
thông điệp thông báo cho Customer biết giao dịch không không hợp lệ và bị hủy
bỏ. Nếu giải mã thành công, Merchant tiếp tục thực hiện tác vụ tiếp theo.
 Đối chiếu, kiểm tra các thông tin trong ORDER xem có hợp lệ
không. Nếu tồn tại một thông tin không thỏa mãn thì giao dịch thanh toán có thể bị
25
hủy bỏ tại đây. Ngược lại, Merchant tiếp tục thực hiện tác vụ tiếp
 Băm mảnh ORDER thu được H(ORDER)
 Thực hiện sinh chữ ký trên bản mã E A(SLIP) và giá trị băm
H(ORDER) thu được SM(EA(SLIP),H(ORDER))
 Gửi SM(EA(SLIP),H(ORDER)) cùng với bản chứng thực khóa công
khai CERTM tới Acquirer để xử lý.
 Acquirer nhận được SM(EA(SLIP),H(ORDER)) cùng với bản chứng thực
khóa công khai CERTM sẽ thực hiện :
 Xác thực chữ ký của Merchant gửi đến
 Giải mã EA(SLIP) và kiểm tra tính hợp lệ thông tin trong SLIP
 Thực hiện kiểm tra H(ORDER)
 Nếu tồn tại thông không hợp lệ Acquirer sẽ gửi thông điệp AUTH
với nội dung từ chối giao dịch thanh toán, gửi cho Merchant kèm cùng với chữ ký
của mình là SA(AUHT, EA(SLIP), H(ORDER))
 Merchant nhận thông tin phản hồi từ Acquirer sẽ thực hiện việc sinh chữ ký
số lên chữ ký của Acquirer thu được SM(SA(AUHT, EA(SLIP), H(ORDER))), gửi
lại cho Customer
 Customer nhận thông tin lại chữ ký SM(SA(AUHT, EA(SLIP), H(ORDER)))
từ Merchant và bắt đầu xác thực thông tin để biết kết quả giao dịch. Customer có
thể kết thúc giao dịch hoặc tiếp tục thực hiện phiên giao dịch mới.

Ở giao thức 3KP các thông tin trên đường truyền đều được mã hóa và các
thông tin đều được ký nhận để xác minh nguồn gốc của thông tin do Party nào gửi.
Rõ ràng giao thức 3KP đã đem lại sự minh bạch và an toàn hơn 2 giao thức trên.

26
27

You might also like