You are on page 1of 36

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
---o0o---

BÀI THẢO LUẬN


THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN


Tìm hiểu về ngân hàng số. So sánh ngân hàng số và ngân hàng điện tử. Lựa chọn
một ngân hàng số, tìm hiểu và phân tích các dịch vụ của ngân hàng này

Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Huyền Trang


Nhóm thực hiện: 7
Môn học: Thanh toán điện tử
Lớp học phần: 231PCOM0411-02

Hà Nội, 2023
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG SỐ.................................3
1.1. Tìm hiểu về ngân hàng số...........................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng số.....................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng số....................................................................................3
1.1.3. Chức năng của ngân hàng số...................................................................................3
1.1.4. Ưu điểm và Nhược điểm của Ngân hàng số.............................................................4
1.1.4.1. Ưu điểm.................................................................................................................4
1.1.4.2. Nhược điểm...........................................................................................................6
1.1.5 Phân loại Ngân hàng số............................................................................................6
1.2. So sánh Ngân hàng số và Ngân hàng điện tử ............................................................7
1.2.1. Giống nhau...............................................................................................................7
1.2.2. Khác nhau................................................................................................................8
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETINBANK) .............................................................................................................11
2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ..........................11
2.1.1 Thông tin chung......................................................................................................11
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................11
2.1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy..............................................................................................11
2.1.4 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh...............................................................................12
2.1.5 Thành tựu................................................................................................................13
2.1.6 Tầm nhìn và sứ mệnh..............................................................................................13
2.2 Các dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.................13
2.2.1 VietinBank IPay......................................................................................................13
2.2.2. Ipay Mobile............................................................................................................15
2.2.3 SMS Banking...........................................................................................................17
2.2.4. Bankplus.................................................................................................................19
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY..........21
3.1 Thực trạng về vấn đề pháp lý.....................................................................................21
3.2 Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ngân hàng số..........23
3.3. Thực trạng người dùng ngân hàng số ở VN hiện nay ..............................................25
KẾT LUẬN......................................................................................................................27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................28
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN................................................................................29
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Hình thái cơ bản của ngân hàng số

Bảng 2 So sánh ngân hàng số và ngân hàng điện tử

Bảng 3 Cú pháp truy vấn thông tin SMS Banking

Bảng 4 Cú pháp cho một số tiện ích khác của SMS Banking

1
2
LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỷ 21 đã đánh dấu một thời kỳ khác biệt và đầy biến đổi trong lịch sử nhân
loại. Được gọi là "thế kỷ số" hay "thế kỷ kỹ thuật số", thời kỳ này chứng kiến sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ và sự lan truyền rộng rãi của internet đã thay đổi hoàn
toàn cách chúng ta sống, làm việc, và tương tác với nhau.

Nếu như bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào muốn tồn tại cũng phải vận động để
phù hợp với bối cảnh mới của thời đại thì ngân hàng – ngành được ví như huyết mạch
của nền kinh tế, cũng không nằm ngoài xu thế đó. Và trong thế kỷ 21 đầy biến động,
với những sự kiện và bối cảnh mà lịch sử chưa từng thấy trước đó, thì không chỉ một
mà rất nhiều yếu tố buộc ngân hàng một lần nữa phải chuyển mình – chuyển đổi số
không chỉ là lựa chọn, mà là bắt buộc, là xu hướng tất yếu.

Ngân hàng số là một ngân hàng hoạt động chủ yếu thông qua các nền tảng kỹ
thuật số như website, ứng dụng di động và các công nghệ ngân hàng trực tuyến. Với
ngân hàng số, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng từ xa một cách
tiện lợi và an toàn mà không cần đến một chi nhánh ngân hàng truyền thống. Điều
này mang lại lợi ích lớn cho người dùng bằng cách tiết kiệm thời gian và công sức, và
cho phép họ tiếp cận dịch vụ ngân hàng 24/7 từ bất kỳ đâu có kết nối internet.

Nắm bắt những thay đổi đó, nhóm 7 chúng em đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài
“Tìm hiểu về ngân hàng số. So sánh ngân hàng số và ngân hàng điện tử. Lựa chọn
một ngân hàng số, tìm hiểu và phân tích các dịch vụ của ngân hàng này”

3
4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG SỐ

1.1. Tìm hiểu về ngân hàng số

1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng số

Ngân hàng số (Digital Banking) là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những
hoạt động và dịch vụ có thể thực hiện ở các chi nhánh ngân hàng bình thường.

1.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng số

Ngân hàng số bản chất là bản sao của ngân hàng truyền thống trên nền tảng số.
Đặc điểm nổi bật nhất của loại hình ngân hàng này là hầu như tất cả mọi thứ đều thực
hiện trực tuyến. Thông thường, những ngân hàng này sẽ không có các văn phòng giao
dịch như ngân hàng truyền thống. Dù vậy, họ vẫn có văn phòng làm việc để tiếp đón
khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh. Ngân hàng số có tất cả các tính năng
của ngân hàng truyền thống và có một số đặc điểm nổi bật như:

Tiện lợi: Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tài chính mọi lúc mọi nơi
chỉ cần có kết nối internet.

Tốc độ: Các giao dịch tài chính được xử lý nhanh chóng và hiệu quả, giúp tiết
kiệm thời gian cho khách hàng.

An toàn: Ngân hàng số sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến để bảo vệ thông
tin và tài khoản của khách hàng.

Chi phí thấp: Ngân hàng số thường có chi phí thấp hơn các ngân hàng truyền
thống

Dịch vụ khách hàng tốt: Ngân hàng số thường cung cấp các dịch vụ khách hàng
tốt, bao gồm hỗ trợ trực tuyến và dịch vụ khách hàng 24/7.

Tính linh hoạt: Khách hàng có thể quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch
tài chính một cách linh hoạt và dễ dàng hơn

Cập nhật công nghệ: Ngân hàng số thường cập nhật công nghệ mới nhất để cung
cấp cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất và đáp ứng nhu cầu của họ.

1.1.3. Chức năng của ngân hàng số

Có tất cả các tính năng như một ngân hàng truyền thống:

Đăng ký online: khách hàng có thể thực hiện đăng ký mọi tính năng của ngân
hàng số qua hình thức trực tuyến chỉ cần có thiết bị kết nối với internet.
5
Thanh toán, các dịch vụ tài chính: khách hàng có thể dễ dàng thanh toán nhanh
chóng các chi phí như tiền nước, tiền điện, hóa đơn mua hàng, cước viễn thông,... có
thể thực hiện thanh toán một lần hoặc định kỳ hay hoàn toàn có thể đặt lịch hẹn thanh
toán hóa đơn tự động hàng tháng trên ứng dụng di động.

Chuyển khoản, chuyển tiền 24/7: khách hàng có thể chuyển khoản nhanh 24/7
qua số điện thoại, số tài khoản hoặc chuyển khoản nội bộ, chuyển liên ngân hàng
nhanh chóng, tiện lợi mọi lúc mọi nơi.

Vay ngân hàng: thông qua ứng dụng hay Website của ngân hàng, khách hàng có
thể nhận được tư vấn khoản vay từ ngân hàng.

Gửi tiết kiệm: khách hàng có thể dễ dàng gửi hoặc rút tiền đã gửi trực tuyến
thông qua ứng dụng trên các thiết bị có kết nối Internet.

Nộp tiền vào tài khoản: thay vì phải mang tiền mặt ra các chi nhánh ngân hàng
để làm các thủ tục, với ngân hàng số khách hàng chỉ cần chuyển tiền từ tài khoản
khác về tài khoản của mình thông qua ứng dụng, ATM hay Website của ngân hàng.

Quản lý tài khoản/ thẻ: khách hàng có thể kiểm soát dòng tiền của mình, có thể
nắm rõ lịch sử từng giao dịch của mình thông qua các thông báo trên ứng dụng ngân
hàng.

Tham gia các sản phẩm đầu tư, bảo hiểm: ứng dụng Digital Banking hỗ trợ
khách hàng mở tài khoản giao dịch chứng khoán trực tuyến.

Quản lý tài chính cá nhân, doanh nghiệp: khách hàng có thể nhận được thông
báo khi phát sinh rút tiền, nạp tiền, chuyển khoản, …. qua SMS hoặc ứng dụng ngân
hàng online với thiết bị có kết nối mạng.

Khả năng bảo mật tuyệt đối và được giám sát chặt chẽ bởi ngân hàng: khi khách
hàng thực hiện một giao dịch nào đó sẽ phải trải qua 3 bước bảo mật của ngân hàng
gồm nhập tên tài khoản, mật khẩu đã được mã hóa và nhập mã bảo mật OTP. Người
dùng có thể yên tâm sử dụng mà không sợ lộ thông tin cá nhân hay mất tiền.

1.1.4. Ưu điểm và Nhược điểm của Ngân hàng số

1.1.4.1. Ưu điểm

* Đối với khách hàng:

Là phiên bản thu nhỏ của một ngân hàng:

6
Khi giao dịch trực tuyến tại ngân hàng số, ta có thể thực hiện được các chức
năng của ngân hàng truyền thống như chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, chuyển
tiền quốc tế, thanh toán hóa đơn, gửi tiền tiết kiệm online, tham gia các sản phẩm tài
chính như bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài chính cá nhân, doanh nghiệp và các tiện ích
khác…

Nhanh chóng, tiện lợi, chính xác:

Việc thanh toán, thực hiện giao dịch trên ứng dụng có tính chính xác cao khi
người dùng có thể thực hiện kiểm tra và xác nhận giao dịch trước khi chuyển tiền.
Các tính toán, xử lý những giao dịch, biến động sẽ được lập trình tự động với mức độ
chính xác tuyệt đối nhờ vào nền tảng công nghệ của ngân hàng số. Cùng với đó,
người nhận tiền cũng có thể nhận được ngay lập tức, không mất thời gian chờ đợi như
khi thực hiện giao dịch kiểu truyền thống.

Tiết kiệm thời gian, chi phí:

Tiết kiệm thời gian và chi phí là một trong những ưu điểm tuyệt nhất mà ngân
hàng số mang lại. Thay vì phải đến chi nhánh ngân hàng trong giờ hành chính, xếp
hàng đợi đến lượt thì với ngân hàng số, bạn hoàn toàn có thể chủ động thực hiện mọi
giao dịch tại nhà, văn phòng hoặc thậm chí khi ở nước ngoài.

Đa phần các ngân hàng số sẽ không mất phí mở thẻ. Để khuyến khích khách
hàng sử dụng ngân hàng số thì bản thân các ngân hàng cũng giản lược nhiều loại chi
phí: phí rút tiền, chuyển khoản, duy trì tài khoản, các chi phí lao động thủ công,…
Ngoài ra, việc không phải đến tận ngân hàng để thực hiện giao dịch cũng giúp khách
hàng tiết kiệm được chi phí và thời gian đi lại.

Ngân hàng số có tính an toàn và bảo mật cao:

Các ngân hàng số đều được tích hợp công nghệ bảo mật nhiều lớp như mật khẩu,
vân tay, Face ID, mã OTP,… Khi dùng ứng dụng ngân hàng số, ngay cả khi điện
thoại của bạn không may bị hỏng hoặc bị mất thì tài khoản ngân hàng vẫn an toàn do
được bảo mật bằng công nghệ hiện đại. Đồng thời, bạn cũng có thể dễ dàng tải lại và
đăng nhập lại thông tin tài khoản của mình ở một thiết bị mới. Điều này giúp cho mọi
thông tin cá nhân cùng các giao dịch đều được giữ kín. Ngoài ra, ngân hàng cũng liên
tục thông báo số dư cho khách hàng để đảm bảo người dùng nắm được tính minh
bạch của mọi giao dịch rút hay chuyển tiền.

7
* Đối với ngân hàng:

Giảm chi phí vận hành: Khi số hóa mọi hoạt động, ngân hàng không cần giao
dịch trực tiếp với khách hàng, do đó đã giảm bớt lượng công việc cần xử lý.

Tăng tốc độ giao dịch và năng suất lao động: Ngân hàng số giải quyết các giao
dịch nhanh hơn nhiều so với quy trình thông thường. Bên cạnh đó, nhân sự sẽ cắt
giảm được các công việc giấy tờ, các thủ tục phức tạp.

Mở rộng phạm vi hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh: Trong thời đại 4.0,
ngân hàng số tiện lợi, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ nên được nhiều người ưa
chuộng, từ đó tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng.

1.1.4.2. Nhược điểm

Chưa phổ biến rộng rãi tại Việt Nam:

Dự án ngân hàng số còn khá mới tại Việt Nam, chủ yếu có mặt tại các thành phố
lớn, chưa được sử dụng phổ biến nên rất nhiều khách hàng sử dụng chưa thành thạo.
Một số nơi còn chưa áp dụng dịch vụ ngân hàng số, dẫn đến một vài bất tiện nếu chỉ
có mình bạn đang sử dụng.

Phải phụ thuộc vào Internet:

Để sử dụng được dịch vụ ngân hàng số, khách hàng cần phải sử dụng thiết bị
thông minh và có kết nối internet. Do đó, nếu đường truyền mạng không tốt có thể
ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Trong thời đại 4.0, các bạn trẻ có thể
nhanh chóng bắt kịp xu hướng công nghệ hóa tuy nhiên những người lớn tuổi thường
gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng công nghệ vào đời thực.

Có nguy cơ bị hack thông tin:

Do mọi thứ được số hóa hoàn toàn nên dù việc bảo mật rất được coi trọng nhưng
nếu hacker chuyên nghiệp cố ý tấn công thì vấn đề rò rỉ thông tin vẫn có thể xảy ra.
Ngoài ra, khi xuất hiện dù chỉ một lỗi kĩ thuật nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ
hoạt động của ngân hàng

1.1.5 Phân loại Ngân hàng số

Dựa trên nguyên tắc và mục tiêu hoạt động của Ngân hàng số (NHS), IBM
(2015) phân loại NHS thành 4 hình thái, bao gồm: Chi nhánh NHS; Kênh phân phối
NHS; Công ty con NHS; NHS thuần túy. Cụ thể:

8
NHS điển hình Frank (OCBC) Simple Hello Bank Fidor (Đức)

Mô hình Chi nhánh NHS Kênh NHS Công ty con NHS thuần túy
NHS

Sản phẩm, Trong khả năng Trong khả năng Trong khả năng Trong khả năng
doanh thu và nội bộ của NHS nội bộ của NHS nội bộ của nội bộ của
marketing NHS NHS

Kênh phân Thường chia sẻ Trong khả năng Trong khả năng Trong khả năng
phối cùng với các nội bộ của NHS nội bộ của nội bộ của
kênh phân phối NHS NHS
của ngân hàng
mẹ

Văn phòng Tận dụng văn Tận dụng văn Trong khả năng Trong khả năng
phòng của ngân phòng của ngân nội bộ của nội bộ của
hàng mẹ hàng mẹ NHS NHS

Điều lệ ngân Phải sử dụng Phải sử dụng Phải sử dụng Trong khả năng
hàng điều lệ ngân điều lệ ngân điều lệ ngân nội bộ của
hàng của ngân hàng của ngân hàng của ngân NHS
hàng mẹ hàng mẹ hàng mẹ

9
Bảng 1. Hình thái cơ bản của ngân hàng số

Trước khi trở thành một mô hình hoạt động của ngân hàng trong thời đại số hóa,
NHS cũng đã trải qua nhiều hình thái phát triển. IBM (2015) cho rằng khi các ngân
hàng truyền thống bắt đầu áp dụng máy móc vào cung cấp các dịch vụ ngân hàng là
những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành của mô hình NHS hiện đại như hiện nay.

1.2. So sánh Ngân hàng số và Ngân hàng điện tử

1.2.1. Giống nhau

Về tính năng:

Ngân hàng số và ngân hàng điện tử đều là dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho
phép khách hàng có thể giao dịch không dùng tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ thanh
toán dịch vụ, hóa đơn, chuyển tiền,… Hai dịch vụ này có nhiều tính năng cơ bản
giống nhau như:

 Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống: Khách hàng có thể chuyển tiền
nhanh chóng giữa các ngân hàng chỉ trong vài phút, dù vào cuối tuần hay các ngày lễ,
Tết.

 Truy vấn số dư tài khoản: Khách hàng có thể xem danh sách tài khoản, số
dư khả dụng có trong tài khoản.

 Thanh toán hóa đơn điện tử: Thông qua một vài thao tác đơn giản, người
dùng có thể dễ dàng nạp, chuyển hay rút tiền tùy ý.

 Gửi tiết kiệm: Khách hàng có thể gửi tiền tiết kiệm mà không cần làm các
thủ tục mở sổ tiết kiệm như cách thông thường tại quầy giao dịch.

Về lợi ích:

 Đối với người dùng: cả ngân hàng số và ngân hàng điện tử đều giúp khách
hàng tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức di chuyển; giao dịch 24/7 chỉ trên các nền
tảng số; thực hiện các thủ tục giao dịch, thanh toán nhanh chóng chỉ với một vài cú
click hoặc chạm tay, đồng thời tăng tính an toàn cho khách hàng trước khi giao dịch.

 Đối với ngân hàng: cả ngân hàng số và ngân hàng điện tử đều hỗ trợ tiết
kiệm chi phí nhân sự, tăng tốc độ giao dịch, năng suất lao động, từ đó tăng doanh thu,
giảm gánh nặng về thủ tục hành chính và vận hành; giúp ngân hàng mở rộng phạm vi
hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng.

10
Về hạn chế:

Cả ngân hàng số và ngân hàng điện tử đều yêu cầu mạng Internet khi sử dụng
nên chất lượng mạng, tốc độ đường truyền… có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm khách
hàng. Hơn nữa, người dùng có thể gặp rủi ro bị hacker công nghệ cao đánh cắp thông
tin tài khoản, thông tin cá nhân.

1.2.2. Khác nhau

Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá nhằm giúp người dùng có thể dễ dàng phân
biệt ngân hàng số và ngân hàng điện tử:

Tiêu Ngân hàng số Ngân hàng điện tử


chí

Khái Là hình thức mà các hoạt động, dịch Là một dịch vụ ngân hàng trực
niệm vụ của ngân hàng truyền thống đều tuyến cung cấp bởi các ngân hàng,
được số hóa và thực hiện trên nền tảng cho phép người dùng kiểm tra
ứng dụng duy nhất. thông tin, giao dịch bằng hình thức
online.

Bản - Là hình thức số hóa tất cả những hoạt - Thực chất ngân hàng điện tử là
chất động và dịch vụ của một ngân hàng một kênh cung cấp các dịch vụ của
truyền thống để thực hiện trên nền ngân hàng, không ảnh hướng tới
tảng internet. cấu trúc của ngân hàng, bổ trợ cho

- Giúp ngân hàng không cần mở các ngân hàng truyền thống, là một
quầy giao dịch hay chi nhánh, toàn bộ phần của ngân hàng số.
các công việc đó được số hóa, tối ưu - Giúp người dùng tiếp cận với các
hóa được các thủ tục giấy tờ; giúp tiết dịch vụ đơn thuần của ngân hàng
kiệm chi phí và hiệu quả quản lý cao. thông qua hình thức online.

Phương Livebank, website, điện thoại, máy Điện thoại, máy tính, laptop, ipad
tiện tính, laptop, ipad có kết nối internet. có kết nối internet.
hoạt
động

11
Tính Ngân hàng số có đầy đủ các tính năng Ngân hàng điện tử chỉ là một dịch
năng của một ngân hàng truyền thống như: vụ được tạo ra để bổ sung các dịch

- Vay vốn, vay tiêu dùng vụ của ngân hàng truyền thống,
chủ yếu tập trung vào các tính
- Rút tiền, chuyển tiền vào tài khoản
năng cơ bản như:
- Quản lý tài khoản, quản lý thẻ
- Chuyển tiền trong và ngoài hệ
- Tham gia các sản phẩm đầu tư, bảo
thống
hiểm
- Thanh toán hóa đơn điện tử
- Quản lý tài chính cá nhân, doanh
- Tra cứu số dư tài khoản
nghiệp
- Gửi tiền tiết kiệm.
- Gửi tiết kiệm

- Các dịch vụ tiện ích khác.

Lợi ích - Tốc độ giao dịch và năng suất lao - Nâng cao hiệu quả sử dụng nhờ
động được cải thiện: Chỉ với một thiết tính tiện lợi, nhanh chóng, chính
bị có kết nối internet, mọi thao tác đều xác và bảo mật.
được tự động hóa và xử lý với tốc độ - Giúp ngân hàng tăng khả năng
nhanh chóng. chăm sóc và thu hút được nhiều
- Tự động hóa quy trình và giảm tối đa khách hàng hơn.
nhân sự tại quầy giao dịch. - Cho phép ngân hàng điều chỉnh
- Người dùng không cần tốn thời gian, kịp thời các loại phí, lãi suất và tỷ
chi phí để đến quầy giao dịch giá để thích ứng nhanh chóng với
những thay đổi của thị trường.

Một số - Nguồn nhân lực phải có năng lực, - Khả năng rủi ro cao như mật
vấn đề sẵn sàng thích ứng với những sự đổi khẩu hoặc mã PIN bị mất, bị
khác mới của thị trường công nghệ. hacker lấy cắp thông tin cá nhân.

- Một số ngân hàng thường sẽ có hệ - Ngoài ra, một số tiện ích của dịch
thống Core Banking thiếu linh hoạt, vụ này chưa thỏa mãn được khách
dẫn đến việc thay đổi hệ thống trở nên hàng ở một số cấp độ dịch vụ cao
phức tạp và tốn kém. hơn, ví dụ như: gửi tiền mặt vào tài
khoản hoặc mở tài khoản trực
12
- Các ngân hàng cần đầu tư vào nghiên tuyến.
cứu trí tuệ nhân tạo để giảm thiểu chi
phí vào các dự án mới

- Việc xác nhận người dùng thông qua


sinh trắc học còn gặp hạn chế do liên
quan đến cả công nghệ và pháp luật.

13
Bảng 2. So sánh ngân hàng số và ngân hàng điện tử

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG


VIỆT NAM (VIETINBANK)

2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.1.1 Thông tin chung

Tên đăng ký tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM

Tên đăng ký tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK


FOR INDUSTRY AND TRADE

Tên giao dịch: VietinBank

Vốn điều lệ: 48.057.506.090.000 đồng

Địa chỉ trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam

Mã cổ phiếu: CTG

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng VietinBank thành lập vào ngày 26/3/1988, được tách ra từ Ngân hàng
Nhà nước. Tên giao dịch ban đầu là IncomBank. Năm 2008, IncomBank đổi tên thành
Vietinbank

Năm 2009, VietinBank hiện thực thành công cổ phần hóa, phát triển theo chiều
hướng thương mại, cho phép tổ chức cá nhân ngoài góp vốn vào ngân hàng.

Tính đến nay, VietinBank sở hữu hơn 155 chi nhánh trên 63 tỉnh thành, 958
phòng giao dịch, 02 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà
Nẵng.

VietinBank có mặt ở khắp các quốc gia trên thế giới: Khu vực Bắc Mỹ, Châu
Phi, Châu Âu và Nga, Khu vực Trung đông và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

2 chi nhánh tại CHLB Đức, 1 văn phòng đại diện tại Myanmar và 1 Ngân hàng
con ở nước CHDCND Lào

Mối quan hệ chặt chẽ với hơn 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia, vùng
lãnh thổ trên toàn thế giới.

14
2.1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy

2.1.4 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

* Lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng là thực hiện các giao dịch bao gồm:

Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá
nhân

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở
tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng

Thanh toán, chuyển tiền giữa các tổ chức và cá nhân

Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết
khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác

Các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.

* Các sản phẩm, dịch vụ Vietinbank đang cung cấp

Sản phẩm Gửi tiết kiệm

Sản phẩm Tín dụng

Sản phẩm Thẻ Vietinbank

Dịch vụ Bảo hiểm nhân thọ

15
Dịch vụ chuyển tiền

Chứng khoán VietinBank

Sản phẩm khác

2.1.5 Thành tựu

Top 5 ngân hàng đứng đầu ở Việt Nam.

Top 300 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới.

Top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới

Danh hiệu sao khuê 2020.

Ngân hàng phát hành tốt nhất khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Nhiều năm liên tiếp đạt giải ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam.

Ngân hàng số tiêu biểu.

Ngân hàng SME phát triển nhanh nhất Việt Nam 2020.

Và còn rất nhiều giải thưởng cao quý khác.

2.1.6 Tầm nhìn và sứ mệnh

* Tầm nhìn:

Ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, đến năm 2030
thuộc Top 20 ngân hàng mạnh nhất Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Đến năm 2045 là ngân hàng mạnh nhất và uy tín nhất Việt Nam, hàng đầu khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương

* Sứ mệnh:

Là ngân hàng tiên phong trong phát triển đất nước trên cơ sở mang lại giá trị tối
ưu cho khách hàng, cổ đông, người lao động, đối tác và cộng đồng.

2.2 Các dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.2.1 VietinBank IPay

16
Vietinbank iPay được hiểu là dịch vụ Internet Banking của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam Vietinbank. Đây là một trong những dịch vụ ngân hàng điện
tử của Vietinbank giúp khách hàng thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, nhận
tiền, thanh toán hóa đơn,… thông qua Internet Banking. Bạn có thể sử dụng bất kỳ
thiết bị thông minh nào miễn là có kết nối với Internet, truy cập vào trang web chính
thức của ngân hàng VietinBank và đăng nhập các thông tin đã được ngân hàng cung
cấp. Như thế, thay vì ra ngân hàng hoặc ra cây ATM thì có thể tiến hành mọi giao
dịch như ở ngoài ngân hàng thông qua VietinBank iPay.

* Đặc điểm và tính năng nổi bật của Vietinbank Ipay:

 Quản lý tài chính cá nhân trực tuyến:

Truy vấn và quản lý thông tin tài khoản, khoản vay, tiết kiệm, lịch sử giao dịch

Chủ động cập nhật tài khoản mới khi khách hàng mở tài khoản tại VietinBank

 Chuyển tiền:

Chuyển tiền trong VietinBank, đến số tài khoản ngân hàng khác, số thẻ ngân
hàng khác

 Gửi và tất toán tiết kiệm online:

Gửi tiết kiệm chỉ từ 1 triệu đồng

Lãi suất ưu đãi hấp dẫn + 0.3%/năm so với tại quầy

Kỳ hạn đa dạng từ 1 tuần đến 36 tháng

Chủ động tất toán tiết kiệm mở tại iPay một phần hoặc toàn bộ khi cần thiết

Thay đổi phương thức đáo hạn bất cứ khi nào

 Thanh toán hóa đơn trực tuyến: tiền điện, nước, truyền hình cáp, vé máy
bay, …

* Điều kiện đăng ký Vietinbank Ipay:

Khách hàng cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 Công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sống và cư trú hợp pháp tại
Việt Nam

 Đã mở tài khoản thẻ E-Partner và đã có khoản tiền gửi Thanh toán (CA)
được mở tại ngân hàng Vietinbank.

17
 Khách hàng đồng ý với các điều khoản sử dụng dịch vụ Vietinbank Ipay.

* Cách sử dụng dịch vụ Vietinbank Ipay:

Có 3 cách đăng ký tài khoản:

Cách 1: Đăng ký trực tiếp tại Phòng giao dịch của ngân hàng:

Bước 1: Khách hàng ra chi nhánh Vietinbank yêu cầu nhân viên làm thủ tục mở
tài khoản Vietinbank Ipay, tích hợp tài khoản ngân hàng của khách hàng

Bước 2: Nhân viên sẽ đưa cho khách hàng mẫu tờ khai. Khách hàng tiến hành
điền đầy đủ thông tin. Nộp kèm cùng CMND và thẻ đã mở tại Vietinbank.

Bước 3: Sau khi đăng ký dịch vụ thành công, khách hàng được nhận user và
password để sử dụng. Khách hàng có thể kiểm tra tình trạng tài khoản tại:
https://ebanking.vietinbank.vn/rcas/portal/web/retail/bflogin

Cách 2: Đăng ký online thông qua ứng dụng Vietinbank Ipay trên điện thoại:

Bước 1: Download ứng dụng Vietinbank Ipay trên Google play hoặc App store.
Mở ứng dụng > Nhấn chọn ĐĂNG NHẬP.

Bước 2: Sau đó, chọn ĐĂNG KÝ MỚI. Nhập Số điện thoại đăng ký và nhấn
Tiếp tục.

Bước 3: Ứng dụng sẽ yêu cầu chụp 2 mặt giấy tờ CMND/CCCD và hình chân
dung trực tiếp. Hệ thống sẽ tự động đọc thông tin trên ảnh và điền các thông tin cá
nhân.

Bước 4: Tiếp đến, nhập các thông tin như:

Nơi ở hiện nay, số điện thoại nhập OTP, email, … và nhấn Tiếp tục.

Chọn số tài khoản, loại thẻ và nhấn Tiếp tục.

Cách 3: Đăng ký online trên website của ngân hàng Vietinbank:

Bước 1: Khách hàng gõ họ tên, số tài khoản, CMND/ hộ chiếu, di động

Bước 2: Hệ thống sẽ kiểm tra các thông tin đăng nhập của khách hàng. Nếu các
thông tin đăng nhập chính xác, hệ thống sẽ gửi về số điện thoại di động của khách
hàng mã OTP, khách hàng nhập mã OTP và bấm “OK”.

18
Bước 3: Hệ thống sẽ kiểm tra mã OTP khách hàng vừa nhập, nếu khớp đúng,
trang web sẽ thông báo đăng ký dịch vụ thành công, mật khẩu sử dụng dịch vụ sẽ
được gửi về email khách hàng nhập khi đăng ký online.

2.2.2. Ipay Mobile

Là ứng dụng VietinBank iPay cung cấp các tiện ích ngân hàng trên các thiết bị di
động thông minh. Ứng dụng iPay Mobile vượt trội hơn Vietinbank Ipay. Khi sử dụng
ứng dụng Ipay Mobile khách hàng có thể đăng nhập dịch vụ bằng vân tay, thanh toán
sử dụng QR code và ngay cả khi chưa đăng nhập khách hàng vẫn có thể sử dụng các
chức năng như tìm kiếm, định vị ATM/CN/PGD, thông tin ưu đãi, thông tin tỷ giá, …

* Đặc điểm:

 Đăng nhập bằng vân tay:

 Quản lý tài chính cá nhân: Cập nhật biểu đồ số dư tài khoản, biến động các
loại tài khoản tại VietinBank

 Dịch vụ OTT biến động số dư

 Soft OTP phương thức xác thực mới

 Thanh toán sử dụng mã QR

 Gửi tiền mừng

 Đặt vé máy bay, tàu xe: Thanh toán & nhận ngay mã vé

 Đặt phòng khách sạn, vé xem phim

 Quản lý thẻ: Kích hoạt hoặc khóa thẻ ngay trên ứng dụng

* Lợi ích sản phẩm:

 Đăng nhập bằng vân tay/face ID

 Thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi, an toàn với nhiều hình thức bảo mật
và xác thực.

 Tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại

 Hạn mức giao dịch cao phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng

 Miễn phí đăng ký và cài đặt ứng dụng

* Điều kiện sử dụng:

19
 Công dân Việt Nam và người nước ngoài đang sống và cư trú hợp pháp tại
Việt Nam.

 Có tài khoản thanh toán, đăng ký sử dụng VietinBank iPay tại VietinBank

 Tải ứng dụng iPay Mobile

* Cách đăng ký:

Khách hàng đăng ký dịch vụ VietinBank iPay tại các quầy giao dịch của
VietinBank hoặc đăng ký trực tuyến tại website:
https://ebanking.vietinbank.vn/register/

Gửi tin nhắn CTG APP tới 8149.

Khách hàng có thể tải ứng dụng tại App Store hoặc Google Play để có thể quản
lý tài khoản mọi lúc ngay trên màn hình thiết bị di động của mình.

2.2.3 SMS Banking

SMS Banking là gói tiện ích và dịch vụ ứng dụng các công nghệ hiện đại của
VietinBank, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch, tra cứu thông tin tài khoản và
đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ ngân hàng qua điện thoại di động của
mình.

* Đặc điểm:

Bất cứ khi nào dịch vụ SMS Banking của VietinBank thông qua tổng đài 8149 sẽ
cung cấp cho khách hàng các tiện ích:

 Vấn tin số dư tài khoản

 Sao kê chi tiết 5 giao dịch gần nhất

 Nhận thông báo biến động số dư tài khoản

 Chuyển khoản trong hệ thống VietinBank – SMS CK

 Tra cứu tỷ giá ngoại tệ.

 Tra cứu lãi suất ngân hàng.

 Tra cứu các thông tin trợ giúp.

* Điều kiện đăng ký:

 Khách hàng đã có tài khoản tại VietinBank

20
 Khách hàng đang sử dụng thuê bao của Vinaphone, Mobifone, Viettel, S-
phone, EVNTelecom, Beeline, Vietnam Mobile.

* Cách sử dụng dịch vụ SMS Banking:

Để sử dụng dịch vụ SMS Banking, khách hàng có thể thực hiện theo 2 cách sau:

Cách 1: Tải ứng dụng VietinBank Mobile, bạn chỉ cần thực hiện giao dịch bằng
cách làm theo hướng dẫn trên thanh Menu mà không cần phải nhớ cú pháp tin nhắn.

Cách 2: Soạn tin nhắn theo các cú pháp quy định

Sau khi khách hàng đăng ký, VietinBank sẽ gửi tin nhắn đề nghị khách hàng
kích hoạt dịch vụ theo cú pháp: CTG MK matkhaucu matkhaumoi gửi 8149

Trong đó:

matkhaucu: Chuỗi bất kỳ do VietinBank gửi đến trong tin nhắn yêu cầu kích
hoạt

matkhaumoi: Do khách hàng tự đặt

* Một số cú pháp của một số thao tác cơ bản trên SMS banking:

 Chuyển khoản:

Gửi tin nhắn đến 8149, theo cú pháp: <CTG CK Số tiền TKchuyển TKnhận Lý
do>

VietinBank gửi tin nhắn đề nghị xác nhận chuyển khoản.

Khách hàng gửi tin nhắn xác nhận đến 8149 <CTG XN a7kjefghu678> (f là ký
tự thứ 6 trong mật khẩu của khách hàng )

 Thanh toán hoá đơn:

Gửi tin nhắn yêu cầu thanh toán: <CTG TT MãNhàcungcấp MãKH> gửi 8149

VietinBank gửi tin nhắn đề nghị xác nhận chuyển khoản.

Khách hàng gửi tin nhắn xác nhận đến 8149 <CTG XN a7kjeeghu678> (e là ký
tự thứ 5 trong mật khẩu của khách hàng)

 Truy vấn thông tin:

Nội dung truy vấn Cú pháp gửi 8149

Số dư tài khoản mặc định CTG SD

Số dư tài khoản khác CTG SD Sốtàikhoản


21
Sao kê 05 giao dịch gần nhất của tài khoản mặc CTG GD
định

Sao kê 05 giao dịch gần nhất tài khoản khác CTG GD Sốtàikhoản

Bảng 3. Cú pháp truy vấn thông tin SMS Banking

 Một số tiện ích khác:

Các tiện ích Cú pháp gửi 8149

Tra cứu tỷ giá ngoại tệ CTG TG

Tra cứu tỷ giá từng loại ngoại tệ CTG TG Mãtiềntệ

Tra cứu lãi suất tiền gửi theo từng loại ngoại tệ và theo CTG LS Mãtiềntệ
từng kỳ hạn Mãkỳhạn

Tra cứu thông tin trợ giúp sử dụng dịch vụ SMS CTG HELP
Banking

22
Bảng 4. Cú pháp cho một số tiện ích khác của SMS Banking

2.2.4. Bankplus

Là một dịch vụ ngân hàng di động, hiện nay Bankplus đang có kế hoạch triển
khai nhiều dịch vụ hơn với mức độ lớn để thu hút càng ngày càng nhiều khách hàng.

Sử dụng dịch vụ Bankplus bạn có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc để thực hiện
các tác vụ như nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn dịch vụ, đặt lịch, đặt vé… tại
bất cứ đâu chỉ với chiếc điện thoại có kết nối 3G.

* Đặc điểm:

 Chuyển khoản từ tài khoản ATM này đến tài khoản ATM khác trong hệ
thống VietinBank

 Nạp tiền, thanh toán cước viễn thông Viettel bao gồm: Cước di động và
Homephone trả trước, cước trả sau Homephone, ADSL, PSTN, 178, Leased Line

 Truy vấn số dư và 05 giao dịch gần nhất của tài khoản ATM tại
VietinBank.

 Chuyển khoản trong hệ thống VietinBank với hạn mức giao dịch lên tới 50
triệu đồng/tài khoản/ngày

* Lợi ích sản phẩm:

 Sử dụng dịch vụ mọi lúc mọi nơi với sim điện thoại Viettel

 Bảo mật thông tin tài khoản

 Miễn phí đăng ký dịch vụ

 Hưởng chiết khấu cao khi thanh toán cước viễn thông: Chiết khấu 5,5%
khi nạp tiền thuê bao trả trước Mobile và Home Phone, 5,2% cho lần đầu trong tháng
thanh toán cước viễn thông trả sau và 3% cho lần thứ 2 trở đi.

 Ứng dụng hoạt động trên mọi điện thoại nên không cần kết nối internet

 Không cần phải nhớ cú pháp của từng chức năng.

 Giao dịch an toàn với mật khẩu dùng 1 lần OTP.

* Điều kiện sử dụng:

 Công dân Việt Nam và người nước ngoài đang sống và cư trú hợp pháp tại
Việt Nam.

23
 Có tài khoản thanh toán, đăng ký sử dụng Bankplus tại VietinBank.

* Cách đăng ký:

Để đăng ký dịch vụ BankPlus, có thể lựa chọn 2 phương án:

Cách 1: Thực hiện đổi SIM BankPlus tại chi nhánh Viettel, và đăng ký sử dụng
dịch vụ tại chi nhánh VietinBank

Cách 2: Mang theo CMND và thẻ ATM đến chi nhánh VietinBank để thực hiện
đổi sim BankPlus, sau đó điền đầy đủ thông tin vào Phiếu đăng ký sử dụng dịch, hoặc
download trực tiếp phiếu đăng ký sử dụng từ trang web: www.vietinbank.vn.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM HIỆN


NAY

3.1 Thực trạng về vấn đề pháp lý

Việc rà soát khuôn khổ pháp lý liên quan tới phát triển ngân hàng số tại Việt
Nam cho thấy khoảng cách lớn giữa các quy định pháp lý hiện hành và trình độ phát
triển của ngân hàng số. Cụ thể:

Các quy định hiện hành chưa phù hợp với các đặc tính của các dịch vụ công
nghệ tài chính mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến:
24
Các quy định pháp lý hiện nay chỉ mới tập trung vào khía cạnh thanh toán của
ngân hàng số trong khi đây chỉ là một mảng dịch vụ của ngân hàng số. Hay như đối
với các quy định về chứng từ điện tử, các quy định pháp lý hiện nay về chứng từ kế
toán, chứng từ điện tử, chưa phù hợp với tính chất đặc thù của những chứng từ điện tử
phát sinh trong các giao dịch số.

Việc rà soát văn bản pháp luật hiện hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho
thấy nhiều quy định về chứng từ điện tử. Tuy nhiên, các quy định này đang dựa trên
tư duy chứng từ giấy. Các quy định về nội dung, cách lập và quy trình luân chuyển,
lưu trữ, kiểm soát, ký chứng từ được thực hiện như chứng từ giấy nhưng với hình
thức điện tử.

Trong khi đó, hiện nay các giao dịch số, như giao dịch thanh toán số, không chỉ
được cung cấp bởi các ngân hàng, mà còn là sự hợp tác giữa nhiều đơn vị như ngân
hàng, công ty fintech, công ty điện thoại di động. Các giao dịch số cũng không đòi hỏi
phải gắn với một tài khoản ngân hàng, mà có thể thực hiện thông qua ví điện tử, QR
code... Các giao dịch số như thanh toán qua di động hiện nay là các giao dịch được tự
động hóa hoàn toàn. Các chốt kiểm soát, đối chiếu được thực hiện tự động mà không
cần sự thực hiện và giám sát trực tiếp của con người. Do đó, việc quy định nội dung
chứng từ điện tử, quy trình kiểm soát và bảo quản, lữu trữ cần phải được nghiên cứu,
xem xét với những yêu cầu mới của sản phẩm và dịch vụ tài chính trên thị trường.

Việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số bị giới hạn bởi quy định hiện hành về nhận
diện và xác minh thông tin khách hàng:

Theo Nghị định số 116/2013/NĐ-CP, đối với các nghiệp vụ mở tài khoản ngân
hàng, ví điện tử, thẻ định danh phi vật lý hay thiết lập quan hệ lần đầu với các tổ chức
tài chính hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính công nghệ mới thì các tổ chức này
phải gặp mặt trực tiếp khách hàng để xác minh thông tin. Việc gặp mặt trực tiếp để
thực hiện thủ tục nhận biết khách hàng sẽ hạn chế khả năng lan tỏa của dịch vụ tài
chính.

25
Nhằm phòng ngừa rủi ro về rửa tiền, các ngân hàng tại Việt Nam đang phải tuân
thủ theo nhiều quy định nghiêm ngặt về định danh khách hàng. Theo quy định, khách
hàng muốn mở tài khoản thanh toán và thẻ ngân hàng phải cung cấp chính xác các
thông tin cá nhân cần thiết, cũng như CMND/hộ chiếu. Các tổ chức cung cấp dịch vụ
thanh toán có nghĩa vụ lưu giữ mẫu chữ ký của chủ tài khoản, cập nhật thông tin chủ
tài khoản và tuân thủ quy định pháp luật phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Đối với các giao dịch liên quan tới công nghệ mới, các ngân hàng vẫn phải gặp mặt
trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ. Các ngân hàng có nghĩa vụ
phải lập quy trình đánh giá rủi ro về rửa tiền khi cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ
mới.

Như vậy, các quy định trên tuy giúp các nhà quản lý trong công tác phòng,
chống rủi ro về tội phạm tài chính nhưng lại bộc lộ những hạn chế, không phù hợp
với những đặc tính của dịch vụ ngân hàng số trong kỷ nguyên số. Sự ra đời của các
dịch vụ ngân hàng số, tiếp xúc khách hàng phần lớn đã được thực hiện trên nền tảng
số hóa do đó yêu cầu định danh khách hàng thông qua gặp mặt trực tiếp là một cản trở
cho sự phát triển của mô hình này. Quy định thực hiện định danh trực tiếp tại quầy
giao dịch làm tăng thời gian mở tài khoản mới cho khách hàng, tăng sự bất tiện khi sử
dụng dịch vụ ngân hàng. Khi chuyển đổi ngân hàng, khách hàng cũng phải thực hiện
lại thủ tục định danh này trong khi thông tin đã được lưu trữ và thẩm định bởi ngân
hàng khác.

Các quy định đối với các chủ thể tham gia thị trường ngân hàng số còn nhiều
bất cập, chênh lệch, có thể làm giảm động lực gia nhập thị trường hoặc gây ra các
bất ổn, rủi ro cho thị trường:

26
Trong khi các định chế và dịch vụ tài chính truyền thống đang chịu nhiều ràng
buộc pháp lý để đảm bảo an toàn thì các quy định an toàn về pháp luật đối với các
công ty fintech ở Việt Nam còn chưa đầy đủ. Việc ban hành các quy định luật pháp
đối với các công ty fintech nếu không được xem xét kịp thời có thể tạo ra một sân
chơi không công bằng giữa các công ty fintech và các tổ chức cung cấp dịch vụ tài
chính truyền thống, mà chủ yếu là các NHTM. Đối với cơ quan quản lý các nước, xây
dựng khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động mới của thị trường tài chính cũng là một
thách thức khi vừa phải đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính, vừa đảm bảo sự
cạnh tranh và khuyến khích những đổi mới sáng tạo nhằm cung ứng những dịch vụ
tiện lợi hơn, ưu việt hơn với chi phí thấp hơn cho người sử dụng.

Hành lang pháp lý đối với việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh
vực tài chính, bảo vệ tính riêng tư dữ liệu người dùng vẫn chưa đảm bảo: Các văn
bản pháp luật chuyên ngành như Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi bổ
sung năm 2004), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 (sửa đổi bổ sung
năm 2003),… cũng đều không đề cập, không chú trọng tới lĩnh vực bảo vệ người tiêu
dùng, mới chỉ đưa ra được một số nguyên tắc chung về quyền lợi của người gửi tiền,
người vay.

NHNN hiện đang nghiên cứu sâu hơn việc xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực
công nghệ tài chính (Fintech). Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng đang xem xét ý
kiến về việc cho phép tổ chức tín dụng truy cập vào hệ thống dữ liệu căn cước công
dân hoặc hệ thống dữ liệu về thông tin liên quan đến đăng ký kinh doanh của doanh
nghiệp, để định danh khách hàng dựa trên mã số định danh do khách hàng cung cấp.

3.2 Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ngân hàng
số

Thành phần tham gia thị trường cung ứng dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam
hiện nay đã tương đối phong phú, tuy nhiên các NHTM vẫn là đơn vị chủ chốt trong
phát triển ngân hàng số.

27
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ngân hàng số đang trở thành xu hướng phát
triển mới tại Việt Nam. Điều này được thể hiện qua sự phát triển mạnh mẽ của các
ngân hàng số như Đông Á Bank, TPBank và MB Bank, Timo, Techcombank… Các
ngân hàng này đã phát triển nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính số giúp khách hàng
có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến một cách tiện lợi và nhanh chóng.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, so với cùng kỳ năm 2022,
trong 5 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 52,35%
về số lượng, qua kênh Internet tăng 75,54% về số lượng và 1,77% về giá trị.

Đối với hình thức thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng
64,26% và 7,65%; qua phương thức QR code tăng tương ứng 151,14% và 30,41%.
Nhiều người dùng cho biết các dịch vụ số của ngân hàng hiện nay mang đến những
trải nghiệm mới cũng như thuận lợi trong sinh hoạt hàng ngày.

28
Một trong những ngân hàng nỗ lực đi đầu trong công tác chuyển đổi số có thể
kể đến là TPBank, với khoảng 80% khách hàng đang sử dụng các dịch vụ ngân hàng
số (khoảng 6,5 triệu trên 8 triệu khách hàng cá nhân sử dụng các ứng dụng Mobile
App, thực hiện các giao dịch trên web và các điểm giao dịch tự động TPBank
LiveBank 24/7 hiện đã lên tới 450 điểm trên toàn quốc)… Một trong những chiến
lược sắp tới của TPBank là tiến đến liên kết với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để
ứng dụng một loạt giải pháp về định danh, xác thực khách hàng trực tuyến. Đây cũng
là mục tiêu mà Vietcombank đang hướng tới, bằng cách kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư và áp dụng cơ chế thẩm định, phê duyệt tự động.

VietinBank cũng là ngân hàng tiên phong trong ứng dụng nền tảng ngân hàng
mở. Thời gian qua, ngân hàng này ứng dụng thành công công nghệ tự động hóa
robotics process automation (RPA) vào quy trình cho vay cầm cố sổ tiết kiệm với
lượng hồ sơ tự động xử lý khoảng 3.000 hồ sơ mỗi tháng, giúp tiết kiệm 65% thời
gian tác nghiệp.

Tại MBBank, nhờ chuyển đổi số mà năm 2022 ngân hàng này đã thu hút hơn
bảy triệu khách hàng mới mở tài khoản, lên mốc hơn 20 triệu khách hàng, ghi nhận tỷ
lệ giao dịch qua kênh số đạt tới mức 95%, doanh thu trên kênh số tăng trưởng gấp 2
lần so với năm 2021. Năm 2023, MBBank đặt mục tiêu tăng lượng khách hàng lên
25-27 triệu. Đến năm 2026, tham vọng đạt mốc 30 triệu khách hàng, trở thành một
doanh nghiệp số với 50% doanh thu đến từ kênh số trong tương lai, dựa trên hai nền
tảng chính là App MBBank (dành cho khách hàng cá nhân) và BIZ MBBank (dành
cho khách hàng doanh nghiệp).

Đáng nói hơn là bằng việc theo đuổi các chiến lược đổi mới công nghệ, hiện nay
thương hiệu các ngân hàng Việt Nam đang có sự cải thiện đáng kể. Báo cáo của
MiBrand Việt Nam trong năm 2022 cho thấy, hàng chục NHTM tại Việt Nam đã lọt
vào top Banking 500 (500 thương hiệu ngân hàng mạnh nhất thế giới). Trong đó
nhóm các NHTMCP như: VIB, VPBank, Sacombank, TPBank… có tiềm năng phát
triển rất mạnh, thu hút ngày càng đông đảo lượng khách hàng trẻ thuộc thế hệ GenZ
(sinh khoảng 1997-2012).

29
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất nhanh
chóng và trở thành một xu hướng phổ biến trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên, để đạt
được sự thành công trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều
thách thức, đảm bảo tính bảo mật và an toàn của thông tin khách hàng, tuân thủ các
quy định và luật pháp liên quan đến ngành ngân hàng và cạnh tranh với các đối thủ
khác trong ngành.

3.3. Thực trạng người dùng ngân hàng số ở VN hiện nay

Hiện nay, các NHTM ở Việt Nam đã tích cực, chủ động triển khai chuyển đổi số
và đạt được kết quả tích cực.

Tháng 9/2021, Công ty McKinsey đã công bố kết quả khảo sát dịch vụ tài chính
cá nhân (PFS) thực hiện tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, “Việt Nam có tốc độ
phát triển dịch vụ NHS nhanh nhất Châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn 2017 -
2021. Về tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ngân hàng số, Việt Nam tăng 41% và
đạt 82% vào năm 2021, cao hơn mức tăng bình quân 23% của toàn khu vực và thậm
chí cao hơn mức tăng bình quân 33% của thị trường mới nổi.” (BVA - NMĐ, 2021).

Tính đến cuối tháng 3/2023, tổng lượng thẻ lưu hành đạt gần 146 triệu thẻ. Mạng
lưới ATM, POS phủ sóng đến tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước. Số lượng và giá
trị thanh toán qua kênh internet đạt 458,2 triệu giao dịch với 13,4 triệu tỷ đồng. Số
lượng và giá trị thanh toán qua kênh điện thoại di động đạt 1.586,9 triệu giao dịch với
gần 12,3 triệu tỷ đồng. Thanh toán qua ATM đạt hơn 247 triệu giao dịch với 746,43
nghìn tỷ đồng. Thanh toán qua POS đạt hơn 173 triệu giao dịch với 294,56 nghìn tỷ
đồng,…

30
Mặc dù Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực về lượng người dùng cùng
với giá trị giao dịch không lồ trong ngân hàng số. Nhưng vẫn còn một số bộ phận
người dùng chưa ý thức về các rủi ro trong giao dịch ngân hàng số, coi nhẹ bảo mật
thông tin cá nhân. Sinh viên, người lao động… cho thuê thông tin, tạo điều kiện cho
tội phạm tạo các tài khoản ma, gây khó khăn trong điều tra. Các giao dịch, thủ đoạn
gian lận ngày càng tinh vi khó phát hiện… Người Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng
tiền mặt trong thanh toán nên việc người dùng tiếp cận và sử dụng ngân hàng số để
thanh toán chỉ phổ biến ở các tỉnh, thành phố trung tâm - nơi có các điều kiện hạ tầng
công nghệ tốt, trong khi đó, ở các vùng sâu, vùng xa thì khá khó để tiếp cận và sử
dụng.

31
KẾT LUẬN

Ngân hàng số và ngân hàng điện tử đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng
tác động đến cả các đối tượng là khách hàng và ngân hàng phát triển dịch vụ ngân
hàng số hoặc ngân hàng điện tử đó. Bên cạnh những điểm giống nhau về tính năng,
lợi ích và hạn chế, vẫn có một số điểm khác nhau để chúng ta có thể phân biệt và hiểu
rõ hơn về ngân hàng số và ngân hàng điện tử. trong khi ngân hàng số là một ngân
hàng truyền thống thu nhỏ được số hóa trên các nền tảng ứng dụng và có đầy đủ chức
năng của 1 ngân hàng truyền thống, thì ngân hàng điện tử lại là một dịch vụ trực
tuyến được ngân hàng cung cấp để kiểm tra các thông tin, giao dịch.Ngoài ra còn là
các điểm khác nhau về bản chất, phương tiện hoạt động, tính năng và một số các vấn
đề khác. Nhưng nhìn chung điểm khác nhau cơ bản nhất của ngân hàng số và ngân
hàng điện tử đó là ngân hàng số là một ngân hàng với đầy đủ chức năng của ngân
hàng truyền thống được số hóa còn ngân hàng điện tử chỉ là một dịch vụ được ngân
hàng cung cấp để bổ trợ ngân hàng truyền thống và ngân hàng điện tử là một phần
của ngân hàng số.

32
Về thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam hiện nay vẫn còn đó là những điểm hạn
chế trong vấn đề pháp lý, các ngân hàng tham gia vào thị trường cung ứng dịch vụ
ngân hàng số và cả về phía người dùng mặc cho đã có những sự tăng trưởng trong số
ngân hàng tham gia, lượng người dùng và các chính sách để phù hợp với thời cuộc.
Đó là những rào cản về quy định hiện hành chưa phù hợp với đặc tính của các dịch vụ
công nghệ tài chính mới, giới hạn bởi quy định xác minh thông tin khách hàng, việc
tham gia vào thị trường còn nhiều bất cập nên đến nay các ngân hàng cung cấp dịch
vụ ngân hàng số hầu như là các NHTM và hành lang pháp lý bảo vệ và bảo mật thông
tin người dùng còn hạn chế dẫn đến việc bị lừa đảo ở người tiêu dùng làm mất lòng
tin vào các dịch vụ ngân hàng số. Cuối cùng đó là do thói quen của người tiêu dùng
ảnh hưởng khá nhiều đến thực trạng cung cấp dịch vụ ngân hàng số khi đa số việc sử
dụng dịch vụ này là ở các thành phố lớn nơi có hạ tầng tốt còn ở các tỉnh lẻ việc sử
dụng tiền mặt còn khá nhiều và người dân ít được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng
số.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Cổng thông tin điện tử Vietinbank

2) PGS. TS. Phạm Tiến Đạt (2019), Ngân hàng số - Triển vọng và phát triển
trong tương lai, Tạp chí ngân hàng

3) Thảo Nguyên, Ngân hàng số trên đà tăng tốc, Kinh tế & Đô thị - cơ quan
ngôn luận của UBND TP Hà Nội

4) Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

33
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT Họ và tên Mã SV Đánh giá

61 Phạm Thị Phương (Nhóm trưởng) 21D290185 A

62 Phạm Thị Phượng (Thư ký) 21D290136 A

63 Lê Thị Diễm Quỳnh 21D290186 A

64 Nguyễn Như Quỳnh 21D290137 A

65 Hà Tuấn Thành 21D290188 A

66 Nguyễn Thị Phương Thảo 21D290189 A

67 Nguyễn Thị Thu Thảo 21D290139 A

68 Trần Thị Phương Thảo 21D290190 A

69 Phạm Thị Hoài Thu 21D290140 A

70 Trần Thanh Thúy 21D290141 A

93 Trần Tiến An 21D280101 A

34

You might also like