You are on page 1of 8

Trường: Học Viện Ngân Hàng

Nhóm

Tên Đề Tài: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để vươn lên

trong thời kì ngân hàng số

Tên thành viên: Nguyễn Thị Thương


Trần Thu Huyền
Nguyễn Kim Phương
Nguyễn Hải Linh
Tạ Quỳnh Trang

Mục Lục
Lời mở đầu

1. Khái quát sơ bộ về trí tuệ nhân tạo (AI)

1.1. Định nghĩa

1.2. Thực trạng trí tuệ nhân tạo

2. Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực ngân hàng

2.1. Tầm quan trọng của AI trong dịch vụ ngân hàng

2.2. Hệ thống Chatbots

2.3. Hệ thống nhận dạng kí tự quang học (OCR)


Lời mở đầu
Trí tuệ nhân tạo là một chủ đề đang lan rộng trong thế giới công nghệ và kinh doanh.
Nhiều người trong số chúng ta tương tác, sử dụng các ứng dụng của AI mỗi ngày. Những
dịch vụ trong nhà hay các thiết bị di động được sử dụng rộng rãi. Trí tuệ nhân tạo không
chỉ đơn thuần có tác dụng với đời sống cá nhân, AI đang bước vào thế giới kinh doanh
ngày càng nhanh chóng trên phạm vi rộng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong hoạt động ngân hàng từ
chuyên môn, hoạt động điều hành như chăm sóc khách hàng, phát hiện gian lận, rửa tiền
đến quản lý rủi ro, phân tích các khoản vay, quản lý dòng tiền, tư vấn đầu tư, đánh giá
chất lượng tín dụng, mở thẻ tự động… 
Trí tuệ nhân tạo trong ngân hàng là công nghệ đưa ra những suy luận và quyết định được
sử dụng để đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của con người. Các công nghệ cơ bản và liên
quan đến nhau là học máy và ngôn ngữ tự nhiên là nền tảng cho AI. Điều quan trọng, AI
không chỉ là công nghệ tốt hơn, mà nó còn xử lý nhanh hơn với các tập dữ liệu lớn hơn
hoặc thậm chí với hàng ngàn quy tắc áp dụng một cách cứng nhắc. Những tiến bộ này đã
mang lại kết quả mạnh mẽ. AI có thể đưa ra kết quả một cách rõ ràng với các yếu tố đầu
vào từ thế giới thực, thế giới mà mọi thứ không rõ ràng và đó là một trong những tính
năng quan trọng của AI. Các công nghệ cơ bản được xây dựng để áp dụng AI trong bối
cảnh ngân hàng với bốn ứng dụng chính hiện nay là: Phân tích; bots; tự động hóa (RPA);
tạo báo cáo. Hình 2 đưa ra các mối quan hệ AI cơ bản giữa các công nghệ nền tảng và
ứng dụng ngân hàng; tất cả phụ thuộc vào lượng dữ liệu khổng lồ, “huyết mạch” của AI.

1. Khái quát sơ bộ về Trí Tuệ Nhân Tạo (AI)


1.1. Định nghĩa
1.2. Thực trạng và xu hướng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo

2. Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh
vực ngân hàng
2.1. Tầm quan trọng của AI trong dịch vụ ngân hàng
- Các ngân hàng, tổ chức tài chính đang sử dụng AI trong việc xử lí các hoạt động tài
chính, tiền đầu tư và cổ phiếu, quản lí các tài sản khác nhau,… AI có thể vượt qua con
người trong việc xử lí các giao dịch, giúp ngân hàng hỗ trợ khách hàng tốt hơn, cung cấp
các giải pháp nhanh chóng.
Một trong những ứng dụng quan trọng của AI trong ngân hàng đó là cải thiện tốc độ
quyết định cho các khoản vay và tín dụng. Hiện tại, nhiều ngân hàng vẫn bị hạn chế sử
dụng điểm tín dụng, lịch sử tín dụng, tài liệu tham khảo của khách hàng và các giao dịch
ngân hàng để xác định xem cá nhân hay công ty có đáng tin cậy hay không. Với việc sử
dụng các hệ thống phân tích dữ liệu dựa trên AI, các ngân hàng có thể đưa ra các quyết
định về tín dụng và cho vay có lợi hơn, an toàn hơn. Bên cạnh đó, với các ứng dụng của
AI, ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng, giảm chi phí về nhân sự, điều hành, tiết
kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hoạt động trơn tru, hiệu quả. Ngoài ra, AI còn giúp cải
thiện sản phẩm ngân hàng, nó có thể phân tích các loại dữ liệu khác nhau và thông qua đó,
có thể có được thông tin chi tiết về hành vi và sở thích của khách hàng. Bằng cách hiểu các
yêu cầu của khách hàng, AI có thể phục vụ họ tốt hơn với các dịch vụ ngân hàng tốt nhất
có thể. Dữ liệu lịch sử đóng một vai trò không thể thiếu trong việc tìm kiếm các mẫu mua
của khách hàng cần thiết để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng dự kiến. Đồng
thời AI còn hỗ trợ ngân hàng tuân thủ quy định. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực
được điều tiết cao nhất của nền kinh tế. Việc tuân thủ quy định của ngân hàng sẽ làm phát
sinh chi phí đáng kể, nên các ngân hàng đang tìm kiếm các trợ lý AI thông minh, luôn hỗ
trợ theo dõi các giao dịch, theo dõi hành vi của khách hàng và kiểm tra và ghi lại thông tin
cho các hệ thống tuân thủ để có cách điều tiết khác nhau. Ngoài ra, bằng cách xem xét các
hành vi và mô hình của khách hàng thay vì các quy tắc cụ thể, các hệ thống dựa trên AI có
thể giúp các ngân hàng luôn tuân thủ quy định trong khi giảm thiểu rủi ro chung... Hiện nay,
AI trong ngân hàng đang được áp dụng cho các quy trình này để loại bỏ phần lớn công
việc tốn thời gian và dễ mắc lỗi liên quan đến việc nhập dữ liệu khách hàng từ các hợp
đồng, biểu mẫu. Ngoài ra, AI sẽ giúp ngân hàng cải thiện sản phẩm dịch vụ dựa trên cơ
sở dữ liệu lớn phù hợp với thị hiếu khách hàng với tiện ích tối ưu hơn.
VD:  Ứng dụng Mobile Banking được hỗ trợ bởi công nghệ AI có thể thu thập dữ liệu
người dùng, giúp các ngân hàng xác định nguồn khách hàng tiềm năng và phân loại
khách hàng nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng.
2.2. Chatbots
- Đầu tiên, phải kể đến Chatbot là một chương trình kết hợp AI để tương tác với con
người. Chatbot được xem là ứng dụng đầu tiên và là hình thức dễ thấy nhất, có sức ảnh
hưởng của AI được áp dụng trong hoạt động của ngân hàng mà không cần đến nhân viên
ngân hàng. Các dịch vụ tự động này cung cấp cho khách hàng sự tiện lợi trong việc giải
quyết các truy vấn thông qua một hệ thống nhắn tin trực tuyến, có thể sử dụng máy tính
xách tay hoặc điện thoại thông minh thay vì phải đến một phòng giao dịch của ngân hàng.
Tốc độ xử lý thông tin và phản hồi của Chatbot nhanh hơn gấp 5-6 lần so với tốc độ trả
lời tư vấn viên của các trung tâm chăm sóc khách hàng
- Một số ngân hàng đang sử dụng công nghệ này như  Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank),
Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank)...
Thực tế cho thấy, khách hàng sẽ cảm thấy “tẻ nhạt” khi gọi điện hoặc gửi email cho ngân
hàng trong trường hợp truy vấn thông tin nhưng họ thấy rất thuận tiện để trả lời “Xin
chào” bởi một chatbot trên website của ngân hàng. Cuộc trò chuyện hiệu quả, có hệ thống
và chính xác sẽ mang đến dịch vụ khách hàng tốt hơn. Các trợ lý dựa trên AI nhận thức
được các mẫu khách hàng để từ đó, có thể thu hút khách hàng vào những thời điểm thích
hợp, chẳng hạn như khi họ ở trên website của ngân hàng hoặc ứng dụng dành cho thiết bị
di động. Quan trọng hơn, chatbots được cải thiện một cách nhất quán liên quan đến khả
năng xác định chính xác các vấn đề của khách hàng và phản hồi với các giải pháp thích
hợp. AI có thể nhận ra hàng chục nghìn biến thể, từ các câu hỏi phổ biến mà khách hàng
có thể hỏi... để từ đó có cách trả lời nhanh và tổng hợp nhất.
- Chatbot AI có thể tự học để trở nên thông minh hơn, từ đó nâng cao chất lượng giao
tiếp và chăm sóc khách hàng theo thời gian. Ngoài ra, với khả năng vận hành tự động
24/7, ngân hàng có thể tương tác thường xuyên với người dùng, đồng thời giảm tải cho
hoạt động của các tư vấn viên và tối ưu hóa chi phí vận hành. Với việc phát triển mạnh
mẽ của thương mại điện tử, giao dịch điện tử qua ngân hàng dưới sự tác động của đại
dịch COVID-19 khiến nguy cơ rủi ro trong an ninh giao dịch mạng ngày càng lớn. Vì thế,
để ngăn chặn các hành vi gian lận và rửa tiền, việc ứng dụng AI trong phân tích dữ liệu
của các giao dịch trong quá khứ và hiện tại, hành vi điển hình của khách hàng có thể
được AI “lọc” để phát hiện ra những phiên giao dịch bất thường. Từ đó, có thể ngăn ngừa
được các giao dịch phạm pháp hoặc có thêm xác nhận từ khách hàng được yêu cầu trước
khi giao dịch có thể tiến hành hay không. Ngoài ra, AI cũng hỗ trợ khách hàng tăng thêm
tính bảo mật tài khoản thông qua các ứng dụng đã khá phổ biến như: quét vân tay, mống
mắt, hay khuôn mặt, xác nhận qua giọng nói… và mới nhất là định danh điện tử eKYC.
2.3. Hệ thống nhận dạng ký tự quang học (OCR)
- Nhận dạng ký tự quang học (tiếng Anh: Optical Character Recognition, viết tắt là
OCR), là loại phần mềm máy tính được tạo ra để chuyển các hình ảnh của chữ viết tay
hoặc chữ đánh máy (thường được quét bằng máy scanner) thành các văn bản tài liệu.
Công nghệ này đã được triển khai rộng rãi trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, lĩnh
vực chính là ứng dụng trong các ngân hàng. Việc sử dụng OCR trong các ngân hàng đã
tạo ra cuộc cách mạng hóa ngành công nghiệp, làm cho cuộc sống dễ dàng hơn cho tất cả
mọi người. Nó được ứng dụng nhiều nhất trong các ngân hàng Việt Nam là việc trích
xuất các trường thông tin cần thiết trong giấy tờ tuy thân như chứng minh nhân dân, giấy
phép lái xe,… đưa tài liệu lên hệ thống, sau đó sẽ trích xuất dưới dạng văn bản và điền
vào những trường thông tin cần thiết theo yêu cầu của mỗi ngân hàng. 
 
Công nghệ OCR đã mang lại vô số tiện ích cho ngành ngân hàng, nhưng đáng chú ý nhất
là số hoá tài liệu. Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Trí tuệ nhân tạo
(AI), OCR được mở rộng thành công nghệ thu thập và quản lí dữ liệu, đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong hệ thống tự động hoá quy trình kinh doanh của ngân hàng. Nhờ
tích hợp AI, OCR hiểu được những gì nó trích xuất và tự động cải thiện đầu ra bằng Học
Máy, học hỏi từ các dữ liệu sẵn có và liên tục bổ sung kiến thức còn thiếu, giúp xử lí và
kiểm tra các lỗi tài liệu vật lí một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Ứng dụng OCR làm cho tất cả các giao dịch kinh doanh và quy trình ngân hàng nhanh hơn
và tăng rải nghiệm khách hàng. Nhờ vào sự trợ giúp của máy quét và công nghệ OCR,
giúp cho thao tác nhân viên ngân hàng nhanh chóng hơn, khi các thông tin sẽ được cập
nhật ngay sau khi hoàn tất giao dịch mà không cần phải can thiệp đánh máy từ nhân
viên. Đối với văn bản đánh máy, OCR cho độ chính xác trên 98%. Các ngân hàng sử
dụng OCR như một phương tiện bảo mật giao dịch và quản lí rủi ro. AI có thể học hiểu
để phân tích và xử lí nội dung tài liệu kĩ lưỡng, phát hiện điều bất thường từ thông tin
thanh toán tín dụng trong dữ liệu trích xuất của khách hàng.

Trong thời đại của cách mạng công nghệ 4.0, với tỉ lệ sử dụng internet ngày càng tăng
của dân số Việt Nam  là 65.98% ( thống kê năm 2019). Ngân hàng đã ứng dụng giải pháp
OCR mang lại, cho phép người dùng có thể mở thẻ tài khoản, đăng kí dịch vụ thông qua
thiết bị thông minh của mình. Người dùng tải hình ảnh ID của mình lên thiết bị di động
và yêu cầu xác minh danh tính, từ đó người dùng có thể dễ dàng mở tài khoản, đăng kí
dịch vụ mà không cần phải đến trực tiếp quầy giao dịch. Ngoài ra, nó giúp ngân hàng dễ
dàng tiếp cận và đưa dịch vụ của mình đến những địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa
của đất nước. Vừa tiết kiệm được chi phí hành chính vừa dễ dàng mang đến trải nghiệm
dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
Ngân hàng là một trong những ngành luôn tiên phong song hành cùng với sự phát triển
của khoa học công nghệ. Việc ứng dụng OCR cùng nhiều nền tảng khoa học tiên tiến đã
và đang giúp ngân hàng trở nên thông minh và thân thiện với người dùng hơn.
 

You might also like