You are on page 1of 9

Họ và tên : Võ Đoàn Quỳnh Ly

Mã số sinh viên : 030136200315


Lớp : FIN302_211_D09

TÌM HIỂU VỀ FINTECH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP


FINTECH TẠI VIỆT NAM

I. Fintech là gì?

Fintech trong tiếng Anh là từ ghép từ hai chữ cái đầu của “Financial”, thuộc về lĩnh vực
tài chính hay trong lĩnh vực tài chính và “Technology”, nghĩa là công nghệ. Giải thích một
cách đơn giản, thì Fintech đề cập đến việc tận dụng sự sáng tạo công nghệ để sử dụng trong
các hoạt động, dịch vụ tài chính. Fintech không bắt nguồn từ những hệ thống tiền tệ hiện có,
mà nó đánh dấu sự xâm lấn của IT vào những hệ thống tiền tệ đó. Mặc dù Fintech chỉ mới
đang ở trong giai đoạn đầu phát triển, chúng được kỳ vọng sẽ định nghĩa và định dạng lại
tương lai của ngành công nghiệp tài chính.

1. Hệ sinh thái Fintech

Hệ sinh thái Fintech thực ra là một cái tên gọi hay nói cách khác nó là môi trường để cho
Fintech phát triển. Ở Việt Nam hiện nay hệ sinh thái Fintech tồn tại dựa vào 3 yếu tố: khả
năng tiếp cận thị trường, hỗ trợ pháp lý và khả năng tiếp cạnh vốn.

Hệ sinh thái Fintech hiện trên thị trường tập trung vào các mảng sau:

 Trung gian thanh toán


 Tài chính cá nhân
 Cho vay ngân hàng
 Công nghệ bảo hiểm
 Ngân hàng số
 Điểm tín dụng
 Gọi vốn cộng đồng

1
2. Công ty công nghệ tài chính – Fintech

Đây là các công ty độc lập, chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cung
cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính.Khách hàng của các công ty Fintech
có thể là người sử dụng cuối cùng và cũng có thể là các định chế tài chính.

Các công ty Fintech được chia thành 2 nhóm:

- Nhóm thứ nhất là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật
số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup.
- Nhóm còn lại là các công ty thuộc dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định
chế tài chính.

Theo thống kế của Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng ĐHQG TP HCM thì
có đến 154 công ty Fintech:

 37 công ty hoạt động mảng thanh toán


 25 công ty hoạt động lĩnh vực cho vay
 22 công ty làm về Blockchain, Crypto & Remittance
 Trong đó hơn 70% công ty Fintech Việt Nam có nguồn vốn đầu tư nước ngoài
như Mỹ, Nhật Anh, Trung, Singapore…

II. Đặc điểm của Fintech

Fintech trong ngân hàng là hỗ trợ các dịch vụ chuyển và thanh toán tiền còn đối với lĩnh
vực tài chính thì nó chính là nền tảng kết nối người đi vay với bên cho vay mà không nhất
thiết phải đến gặp trực tiếp.

Fintech hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo, xem đây như là một chú robot có thể nhận
diện, thông kê và thiết lập các nhu cầu, dịch vụ tài chính thông qua hệ thống thuật toán mà
các công ty thiết lập riêng cho mình. Fintech là bước khởi đầu của công nghệ 4.0 trong tài
chính nó dành thay đổi thói quen của người tiêu dùng, người vay từ truyền thông sang online
giúp cho khách hàng của ngân hàng, công ty tài chính có thể hiện thức hóa các công việc
trước đây thực hiện truyền thống trực tiếp.

2
Với Fintech nó còn thay đổi nguồn nhân lực tài chính trong tương lai, bạn không chỉ giỏi
về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải hiểu rõ và làm được các công việc liên quan đến công
nghệ thông tin, nhân lực không dùng nhiều như trước đó mà 1 người có thể hỗ trợ nhiều
khách hàng trong một lần.

III. Tác động của Fintech đối với ngành tài chính

1. Làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống

Tác động lớn nhất là đối với ngành dịch vụ ngân hàng. Có thể thấy rõ qua xu thế ngày
một phát triển mạnh trong những năm gần đây của mạng xã hội, ngân hàng kỹ thuật số,
mobile banking, tablet banking, các kênh bán hàng qua internet,…

2. Tổ chức tài chính, ngân hàng “không giấy”

Việc xu hướng này trở nên phổ biến cũng sẽ trở thành thách thức không hề nhỏ đối với
các ngành dịch vụ tài chính truyền thống trong việc giảm dần vai trò của các chi nhánh.
Đồng thời, sự cạnh tranh công nghệ tài chính hiện đại cũng sẽ trở nên gay gắt hơn trong các
định chế tài chính.

3. Hỗ trợ các ứng dụng công nghệ cao

Các Big Data sẽ giúp phân tích hành vi khách hàng, giúp các định chế tài chính thu thập
dữ liệu bên ngoài và bên trong. Điều này nhằm tiết giảm các chi phí, hỗ trợ quá trình ra
quyết định, nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng cho khách hàng.

4. Thị phần các ngân hàng có xu hướng giảm bớt, “nhường sân” cho các công ty
Fintech

Dễ thấy nhất là thực trạng các ngân hàng hoàn toàn đứng ngoài cuộc trong dịch vụ tiền ảo
Bitcoin – hệ thống tiền tệ mới có quy mô ngày một lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu.

5. Thị trường lao động lĩnh vực tài chính-ngân hàng có sự thay đổi

Công nghệ được dự đoán sẽ thay thế cho một lượng lớn nhân viên từ các tổ chức tài
chính, bảo hiểm, công ty chứng khoán và ngân hàng,.. Thay vào đó, nhu cầu nguồn nhân lực

3
chất lượng cao (giỏi cả về công nghệ thông tin lẫn chuyên môn nghiệp vụ tài chính) được
chú trọng.

IV. Sản phẩm Fintech

1. Đồng tiền điện tử – Bitcoin

Đồng tiền điện tử hay gọi là Bitcoin là một loại tiền điện tử hay tiền kỹ thuật số phân cấp
được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet như điện thoại, máy tính hay máy tính
bảng mà không cần qua một đơn vị tài chính nào cả. Đồng Bitcoin có thể dùng để giao dịch
chung giữa nhiều nước với nhau mà không thông qua ngân hàng hàng hay công ty/đơn vị kết
nối trung gian. Đây là sản phẩm hay thành tựu nổi bật của công nghệ tài chính Fintech trong
những năm gần đây.

2. Ví điện tử

Ví điện tử là một hình thức của một tài khoản điện tử, giúp người dùng có thể thanh toán
tất cả các chi phí, hóa đơn qua mạng Internet. Mọi người hình dung nó như một chiếc đựng
tiền vô hình và được mã hóa trên thông quan một app điện thoại, người dùng ví có thể nhận
tiền hay chuyển tiền cho bất kỳ ai bất kỳ đơn vị nào qua tài khoản của họ cung cấp chỉ cần
có thiết bị kết nối Internet.

Ở Việt Nam mọi người có thể biết đến một số loại nổi tiếng như: Momo, Payoo,
ViettelPay, ZaloPay….Trên thế giới ví điện tử có chức năng thanh toán lớn nhất, mọi quốc
gia có thể sử dụng nếu có nhu cầu mua sắm quốc tế, chuyển tiền quốc tế : Paypal, Airpay,
Google Wallet, ebay…

3. Cho vay vốn

Tiên phong cho Fintech trong vay vốn chính là Lending Club, một câu lạc bộ cho vay ở
Mỹ. Họ ứng dụng công nghệ để đem đến khoản vay nhanh nhất, người vay có thể nhận đươc
khoản vay mà không cần đến gặp mặt. Đến nay hình thức này khá phổ biến ở tất cả mọi nơi
trên thế giới thông quan sản phẩm App Vay Tiền Online. Giờ đây để vay vốn, để tìm nhà
đầu tư rót vốn mọi người chỉ cần sử dụng 1 app hay 1 website bất kỳ, sau đó đơn vị app sẽ
kết nối người vay với bên cho vay sau đó 2 bên thỏa thuận về điện kện …

4
4. Hỗ trợ giao dịch chứng khoán

Nhờ công nghệ Fintech mà những nhà đầu tư có thể tham gia mua bán cổ phiếu theo nhu
cầu của mình. Hiện nay chỉ với chiếc điện thoại hay máy tính kết nối mạng nhưng ai có nhu
cầu đầu tư chứng khoán, mau bán thì có thể tiến hành trực tiếp mà không cần phải qua môi
giới.

5. Chuyển tiền online

Nhờ công nghệ Fintech mà hiện nay mọi người không cần mất thời gian điền giấy tờ ở
ngân hàng chuyển tiền mà có thể ngồi ở nhà đăng nhập ứng dụng chuyển tiền để chuyển bất
kỳ ngân hàng nào hay bất cứ lúc nào. Ứng dụng hiện nay mà ngân hàng áp dụng đó là
Internet Banking ( Website) Mobile Banking ( app trên điện thoại) hoặc bank plus để chuyển
tiền online nhanh chóng.

V. Cơ hội và thách thức của Fintech

1. Lợi ích từ Fintech kết hợp với công nghệ 4.0

- Phục vụ các nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, bất
kỳ lúc nào và ở đâu.
- Khoảng cách không gian và thời gian bị xóa bỏ, công ty chỉ cần đầu tư mạnh vào
mảng công nghệ thông tin là có thể tiếp cận và phục vụ nhu cầu cần khắp mọi nơi.
- Lợi ích cho những công ty tài chính ngân hàng vì hiện nay dân số Việt Nam trẻ, đa
phần đều sửu dụng thiết bị di động thông minh và máy tính, nên lượng khách hàng tiềm
năng luôn có sẵn.
- Chưa có các ràng buộc nhiều về pháp luật.
- Hỗ trợ giới trẻ Việt khởi nghiệp thành công, hiện nay các bạn trẻ tập trung vào các dự
án khởi nghiệp từ công nghệ thông tin đặc biệt là Fintech.

2. Thách thức của Fintech

- Chính công nghệ là nền tảng cho nên các vấn đề bảo mật sẽ có nguy cơ bị rò rỉ hoặc
bị ăn cắp. Hoạt động trên nền tảng Internet nên buộc Fintech phải đối mặt với nạn ” tin tặc”
lấy cắp thông tin.

5
- Nó làm cho những đơn vị hoạt động truyền thống gặp nguy hiểm, nguy cơ phá sản.
- Đội ngũ nhân lực còn hạn chế, vậy nên không thể phát huy tối đa 100% hiệu quả của
công nghệ tài chính.
- Thị trường vay vốn hỗn loạn, các rủi ro về lãi suất, thanh khoản, nợ xấu ngày càng
tăng bởi điểm thuận lợi đến từ các công nghệ vay vốn Fintech.
- Cạnh tranh thị trường vay vốn tăng nhanh bất chấp pháp luật, pháp lý về lĩnh vực này
vẫn chưa hoàn chỉnh nên đó là điểm bất lợi cho cả người vay lẫn đơn vị cho vay.

VI. Rủi ro tiềm ẩn mà Fintech có thể mang đến

Một số người nghi vấn và đặt ra nhận định rằng Fintech không thể thay thế vai trò của các
ngân hàng truyền thống do một số hạn chế nhất định, có thể kể đến như:

- Các hộ gia đình có thu nhập thấp không thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng.

- Sự lên xuống thất thường từ cổ phiếu của các công ty Fintech khiến nhiều người nghi
ngờ về sự ổn định cũng như những rủi ro về Fintech hoàn toàn là một viễn cảnh có thể xảy
ra.

- Sự thuận tiện quá mức có thể khiến một số khách hàng không thực sự hiểu về các
quyền hạn lẫn nghĩa vụ của bản thân.

- Nhiều vấn đề về tính an toàn, chính xác của hệ thống tài chính Fintech vẫn cần được
siết chặt và đảm bảo hơn.

Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm hiện tại thì đây vẫn được xem là một lĩnh vực tài chính
an toàn, uy tín, không chỉ trên thị trường tài chính tại Việt Nam mà còn ở phạm vi thế giới.

VII. Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam

Fintech ở Việt Nam còn khá mới, mặc dù những công ty Fintech đầu tiên đã được Ngân
hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động từ năm 2008, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực thanh
toán. Nhìn chung, Fintech ở Việt Nam chủ yếu hoạt động ở mảng thanh toán, cho vay ngang
hàng và huy động vốn cộng đồng, còn những mảng khác vẫn trong quá trình sơ khai như:
dịch vụ quản lý tài sản, quản lý thanh khoản, quản lý đầu tư, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài
chính tự động. Trong năm 2019, việc nổi lên một số công ty Fintech trong lĩnh vực quản lý
6
tài sản và bảo hiểm cho thấy trong tương lai sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu và nguồn vốn đầu
tư giữa các lĩnh vực khác so với lĩnh vực thanh toán, hiện đang chiếm vị trí quan trọng tại
Việt Nam.

Các công ty Fintech tại Việt Nam thì hơn 70% có vốn đầu tư nước ngoài. Để thu hút thêm
được các doanh nghiệp và nhà đầu tư khai thác lĩnh vực này, thời gian qua đã có nhiều
chương trình đào tạo và gọi vốn cho những Start-up Fintech tại Việt Nam.

Sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc đẩy mạnh thanh toán qua thiết bị di động; cùng thuận
lợi khi tỷ lệ người trẻ đang chiếm ưu thế tại một quốc gia dân số đông như Việt Nam sẽ tạo
ra một lượng cầu tiềm năng rất lớn đối với lĩnh vực Fintech.

Về cơ chế pháp lý, hiện Việt Nam chưa có khung pháp lý cho các công ty Fintech
(Nghiêm Thanh Sơn, 2020). Nhận thức được tầm quan trọng của Fintech đối với hệ thống tài
chính - ngân hàng Việt Nam, Ban chỉ đạo Fintech của Ngân hàng Nhà Nước cũng đã thiết
lập kênh đối thoại trực tiếp với các công ty Fintech để có thể hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn
trong quá trình hoạt động (Ngân hàng Nhà nước, 2018b).

VIII. Xu hướng hợp tác giữa Fintech và ngân hàng tại Việt Nam

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công ty Fintech trong thời gian qua chắc chắn là một thách
thức đối với các ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng có lịch sử và thương hiệu lâu năm,
có mạng lưới hoạt động rộng lớn, lợi thế về lượng dữ liệu lớn của khách hàng, có đủ tài
chính và kinh nghiệm hoạt động nhưng ngân hàng luôn có một độ trễ nhất định về mặt công
nghệ so với các công ty Fintech. Do đó có những chiến lược của ngân hàng trong thời gian
qua không thể hoàn thành nếu thiếu công nghệ tài chính.

Cập nhật xu hướng phát triển của thế giới, ngành Ngân hàng Việt Nam đang hướng tới
mô hình ngân hàng số, do đó các ngân hàng đang trong quá trình chuyển đổi ngân hàng lõi,
trang bị công nghệ cao, số hóa tài sản. Để triển khai được mô hình ngân hàng số, đòi hỏi
phải có sự phối hợp cùng các công ty Fintech trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng.

7
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, 72% công ty Fintech đã cùng liên kết với các
ngân hàng tại Việt Nam để cung cấp các sản phẩm dịch vụ, chỉ có 14% phát triển dịch vụ
mới và 14% sẵn sàng cạnh tranh với ngân hàng (Viện Chiến lược Ngân hàng, 2019). Thực tế
tại Việt Nam cho thấy đa số các ngân hàng hiện nay đều ký kết với một vài công ty Fintech
để cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng.

MỤC LỤC

I. Fintech là gì?................................................................................................................... 1

1. Hệ sinh thái Fintech....................................................................................................1

2. Công ty công nghệ tài chính – Fintech.......................................................................2

II. Đặc điểm của Fintech..................................................................................................2

III. Tác động của Fintech đối với ngành tài chính..........................................................3

1. Làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống....3

2. Tổ chức tài chính, ngân hàng “không giấy”..............................................................3

3. Hỗ trợ các ứng dụng công nghệ cao...........................................................................3

4. Thị phần các ngân hàng có xu hướng giảm bớt, “nhường sân” cho các công ty
fintech................................................................................................................................. 3

5. Thị trường lao động lĩnh vực tài chính-ngân hàng có sự thay đổi...........................3

IV. Sản phẩm Fintech........................................................................................................4

1. Đồng tiền điện tử – Bitcoin.........................................................................................4

2. Ví điện tử.....................................................................................................................4

3. Cho vay vốn.................................................................................................................4

4. Hỗ trợ giao dịch chứng khoán....................................................................................4

5. Chuyển tiền online......................................................................................................5

V. Cơ hội và thách thức của Fintech..............................................................................5

1. Lợi ích từ Fintech kết hợp với công nghệ 4.0............................................................5


8
2. Thách thức của Fintech..............................................................................................5

VI. Rủi ro tiềm ẩn mà Fintech có thể mang đến.............................................................6

VII. Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam............................6

VIII. Xu hướng hợp tác giữa Fintech và ngân hàng tại Việt Nam................................7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Yen, Le. "Fintech Là Gì? Tất Tần Tật Cần Biết Về Fintech Tại Việt Nam 2022
✅Infofinance.Vn". Infofinance.Vn, 2020, https://infofinance.vn/fintech-la-gi/. Accessed 25
Dec 2021.

[2] 2021. Mona.Media. https://mona.media/fintech-la-gi/.

[3] " Công Nghệ Tài Chính Fintech Tại Việt Nam: Nắm Bắt Xu Hướng Để Phát
Triển". Insight.Isb.Edu.Vn, 2021, https://insight.isb.edu.vn/cong-nghe-tai-chinh-fintech-tai-
viet-nam/. Accessed 25 Dec 2021.

[4] Fintech và xu hướng hợp tác với hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
(2021). Retrieved 25 December 2021, from https://thitruongtaichinhtiente.vn/fintech-va-xu-
huong-hop-tac-voi-he-thong-ngan-hang-thuong-mai-tai-viet-nam-33443.html

[5] (2021) Sti.vista.gov.vn. Available at:


https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/313887/CVv186S1-
22021051.pdf (Accessed: 25 December 2021).

You might also like