You are on page 1of 4

Những thách thức mà các công ty Fintech tại Việt Nam đang phải đối mặt

Cùng với những cơ hội, thị trường Fintech Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức mà các
startup trong lĩnh vực này phải đối mặt.

Thứ nhất, hành lang pháp lý cho Fintech chưa thực sự hoàn thiện, nhất là đối với
công nghệ mới. Thời gian cập nhật, sửa đổi, bổ sung pháp luật không phù hợp với sự
phát triển nhanh chóng của công nghệ.

Thứ hai, hạ tầng công nghệ của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ bảo mật.

Thứ ba, các công ty Fintech thường gặp khó khăn về mô hình kinh doanh, mô hình
quản trị cũng như chiến lược phát triển dài hạn nên khó có cơ hội bùng nổ.

Cuối cùng, nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về các sản phẩm Fintech vẫn
còn hạn chế. Người dân vẫn chưa ý thức được việc bảo mật thông tin cá nhân như họ
tên, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, số tài khoản,…
Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho chính người tiêu dùng cũng như các tổ chức tài
chính.

Rủi ro với người gửi tiền và người tiêu dùng dịch vụ tài chính công nghệ
Rủi ro với khách hàng chính là nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân, bảo mật thông tin tài chính
khách hàng. Thực tế, các vụ việc rò rỉ thông tin khách hàng trong nước và quốc tế ngày
một lớn. Khác với các sản phẩm khác, khi khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính bị rò rỉ
thông tin tài khoản, thông tin cá nhân, thì họ phải đối mặt với rủi ro mất tiền trong tài
khoản trực tiếp hoặc gián tiếp (qua lừa đảo tài chính). 
Hầu hết các ứng dụng Fintech đều xử lý và khai thác dữ liệu điện toán đám mây trong khi
khuôn khổ pháp lý của Việt Nam chưa có quy định về lưu trữ, bảo mật, khai thác dữ liệu
theo phương thức này. Thêm vào đó, chính sách, cơ chế bảo vệ quyền lợi người gửi tiền
trong hệ thống Ngân hàng Thương mại (NHTM) của Việt Nam còn nhiều hạn chế trong
khi thiếu vắng các công ty đánh giá tín nhiệm ngân hàng, doanh nghiệp uy tín và chuyên
nghiệp, làm gia tăng thêm rủi ro cho cả người gửi tiền và người tiêu dùng dịch vụ tài chính
trong hệ thống. 
Thách thức của Fintech với các Ngân hàng Thương mại và định chế tài chính:  
 Rủi ro thay đổi chiến lược kinh doanh do công nghệ mới tạo ra sản phẩm dịch vụ tài
chính mới và mô hình kinh doanh mới; 
 Rủi ro hoạt động yêu cầu quản trị với đối tác là bên thứ ba gia tăng (bên cung cấp
sản phẩm, dịch vụ công nghệ 4.0…), cũng như các ngân hàng tăng cường tương
tác với nhau trong hệ thống nên rủi ro hoạt động và quản trị cũng gia tăng;
 Rủi ro không gian mạng và rủi ro tuân thủ có thể phát sinh trong trường hợp ngân
hàng không bảo vệ được quyền lợi khách hàng, bảo mật thông tin khách hàng
theo yêu cầu của khuôn khổ pháp lý; 
 Rủi ro rửa tiền có thể phát sinh và cần có biện pháp giám sát cẩn trọng; 
 Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với các sản phẩm dịch vụ tài chính ứng
dụng công nghệ 4.0, ví dụ như các sản phẩm của Fintech.
Thách thức với các Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương có mục tiêu chính là ổn định thị trường tiền tệ thông qua các chính
sách tiền tệ, sử dụng các công cụ bơm hút tiền, điều hòa dòng vốn. Tuy nhiên, cuộc cách
mạng công nghệ 4.0 đã làm xuất hiện các phương tiện thanh toán mới trên phạm vi toàn
cầu, bản thân các phương tiện thanh toán mới qua đồng tiền kỹ thuật số (như bitcoin) còn
trở thành công cụ đầu cơ. Điều này sẽ tạo ra thách thức mới cho Ngân hàng Trung ương vì
công cụ quản trị chính sách tiền tệ có thể không còn hữu hiệu:
 Tiền kỹ thuật số trở thành một phương tiện thanh toán nhưng lại nằm ngoài tầm
kiểm soát của các Ngân hàng Trung ương. Thanh toán ngoại tệ không biên giới và
khó kiểm soát có thể dẫn đến các rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản ngoại tệ...
 Đồng tiền kỹ thuật số cũng có thể trở thành một công cụ để rửa tiền khó kiểm soát
bởi giao dịch ảo có thể diễn ra.
 Do là một sản phẩm đầu cơ, bản thân tiền kỹ thuật số không nằm trong kiểm soát rủi
ro của bất cứ hệ thống nào, không có giá trị hữu hình, nên giá trị đồng tiền kỹ
thuật số trồi sụt thất thường, rủi ro với nhà đầu cơ là rất lớn, tạo ra các xáo động
lớn về xã hội.
Thách thức với cơ quan giám sát tài chính
Các cơ quan giám sát có chức năng chính là giám sát phát hiện sớm rủi ro, ngăn ngừa hoặc
giảm thiểu rủi ro nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và bảo vệ người gửi tiền.
Bởi vậy, với sự xuất hiện của làn sóng công nghệ 4.0, các cơ quan giám sát đối diện với
các thách thức sau:
 Giám sát được quy mô, tra soát được giao dịch liên quan đến đầu tư, đầu cơ và
thanh toán bằng công nghệ tiền kỹ thuật số từ các tài khoản cá nhân, tổ chức trong
nước. 
 Sự xuất hiện các mô hình kinh doanh mới và sản phẩm tài chính mới cũng tạo thêm
thách thức cho các cơ quan giám sát trong việc bổ sung thêm các đối tượng này
vào trong danh mục cần thiết phải giám sát rủi ro; thiết kế các công cụ đo lường
rủi ro cho đối tượng này (rủi ro nội tại trong hoạt động của đối tượng, rủi ro chéo
với các định chế, tổ chức khác, rủi ro lây nhiễm với các khu vực khác của nền
kinh tế): chỉ tiêu đo lường, ngưỡng, các công cụ cảnh báo...
Trên thực tế, sự xuất hiện của Fintech đã làm thay đổi diện mạo của hệ thống tài chính trên
toàn cầu. Đã có rất nhiều các cuộc thảo luận trên khắp thế giới, từ cấp quản lý nhà nước
cho tới định chế và chuyên gia ngành, về thách thức, rủi ro và khuôn khổ chính sách phù
hợp nhằm giảm thiểu rủi ro mà Fintech mang lại. Tuy nhiên cho tới nay, khuôn khổ quản lý
và giám sát nhà nước cho Fintech ở hầu hết các quốc gia mới dừng lại ở các chương trình
thử nghiệm, ví dụ như ở Hàn Quốc. Thậm chí, một số Ngân hàng Trung ương cho biết “rất
lo lắng về Fintech” nhưng chưa có bất kỳ một chương trình quản lý giám sát toàn diện nào
cho Fintech. 

PHẦN TIẾNG ANH


1. Threats from cyber attacks :Các mối đe dọa từ các cuộc tấn công mạng
2. Total loss of revenue if a system is down:Tổng doanh thu bị mất nếu hệ thống
ngừng hoạt động
3. Overall market size is miniature compared to conventional banks :Quy mô thị
trường tổng thể thu nhỏ so với các ngân hàng thông thường
4. Fintechs are twice as likely to fail than other start-ups :Fintechs có nguy cơ
thất bại cao gấp đôi so với các công ty khởi nghiệp khác
5. Fierce competition between Fintechs :Cạnh tranh khốc liệt giữa các Fintech
6. Increase market fragmentation :Tăng sự phân mảnh thị trường
7. Online financial sector is susceptible to distributed denial-of-service (DDoS)
attack: Lĩnh vực tài chính dễ bị tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS)  
8. Regulation development places strain on development: Phát triển quy định gây
căng thẳng cho sự phát triển
9. Regulations that favor large players in the banking industry: Các quy định có
lợi cho những người chơi lớn trong ngân hàng
10. Difficulty in maintaining capital requirements : .Khó khăn trong việc duy trì
yêu cầu về vốn
11. High reliance on funding and ability to raise funds in the initial stages of the
business : Sự phụ thuộc cao vào nguồn vốn và khả năng huy động vốn trong giai
đoạn đầu của doanh nghiệp
12. Low growth rate due to issues in raising funds: Tốc độ tăng trưởng thấp do các
vấn đề trong việc huy động vốn
13. Lack of experienced staff could lead to ineffective decision making: Thiếu
nhân viên có kinh nghiệm có thể dẫn đến việc ra quyết định không hiệu quả
14. Collaboration with incumbents may eliminate prominent players in the
Fintech industry: Hợp tác với những người đương nhiệm có thể loại bỏ những
người chơi nổi bật trong ngành Fintech
15. Unpredictable trends and economic changes can lead to disruption and set
the Fintech industry back: Những xu hướng không thể đoán trước và những thay
đổi kinh tế có thể dẫn đến sự gián đoạn và khiến ngành Fintech quay trở lại
16. Product failure could damage brand image: Lỗi sản phẩm có thể gây tổn hại
đến hình ảnh thương hiệu.
17. Emergence of the next best trend, may cause Fintechs to be a forgotten
market: Sự xuất hiện của xu hướng tốt nhất tiếp theo, có thể khiến Fintechs trở
thành một thị trường bị lãng quên
18. Lack of interaction due to the pandemic may invoke a desire for more face to
face interaction after the role out of the vaccine: Thiếu tương tác do đại dịch có
thể gợi ra mong muốn tương tác trực tiếp nhiều hơn sau vai trò của vắc-xin
19. Difficult to engage with customers due to being bombarded by information :
Khó tương tác với khách hàng do bị tấn công bởi thông tin
20. Lack of collaboration with conventional banks due to differences in culture
and operational structure: Thiếu sự hợp tác với các ngân hàng thông thường do
sự khác biệt về văn hóa và cơ cấu hoạt động
21. Many hurdles to overcome to achieve “Fintegration”: Nhiều trở ngại phải vượt
qua để đạt được “Hòa nhập

You might also like