You are on page 1of 7

Phân tích swot của viettel

1. Strengths – Điểm mạnh của Viettel


Nguồn tài chính dồi dào, ổn định

Yếu tố tài chính của Viettel rất dồi dào và ổn định. Viettel là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng
với 100% nguồn vốn nhà nước, có tổng số vốn điều lệ là 50 nghìn tỷ đồng (trong đó chỉ có
khoảng 6 nghìn tỷ đồng còn nợ để mua thiết bị trả chậm). Những hoạt động đầu tư của Viettel
chủ yếu là nguồn vốn tự kiếm, rất ít khi phải vay ngân hàng.

Văn hóa của Viettel

Ngay từ khi mới thành lập, Viettel đã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của văn
hóa công ty. Không chỉ dừng lại ở những giá trị chung chung có thể áp dụng ở bất cứ nơi nào,
mà những giá trị này được ra đời nhờ đội ngũ tư vấn luôn không ngừng quan sát, nghiên cứu và
thích nghi với thời cuộc. Tại Viettel văn hóa công ty bắt buộc phải thay đổi.

Điều này được thể hiện rõ trong sự thay đổi giá trị cốt lõi. Trước kia, văn hóa Viettel chỉ được
gói gọn trong 3 giá trị: Caring (Quan Tâm), Innovative (Sáng Tạo) và Passionate (Khát khao).
Giờ đây cả ba giá trị này đã được kết tinh thành một triết lý thương hiệu sâu sắc
là Diversity (Cộng hưởng tạo sự khác biệt).

Trước sự phát triển của công nghệ và ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0, Viettel đã đối mới giá
trị của mình để mang tới văn hóa doanh nghiệp hiện đại hơn, tạo môi trường làm việc trẻ trung,
năng động. Đảm bảo những giá trị cũ sẽ không bao giờ bị mất đi, mà chỉ được hòa trộn, để giúp
phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 

Văn hóa doanh nghiệp Viettel đã được thể hiện ở 8 giá trị cốt lõi sau:

 Thực tiễn chính là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý.


 Trưởng thành lên qua những thách thức và thất bại.
 Sáng tạo là nguồn sống.
 Thích ứng nhanh chóng là sức mạnh cạnh tranh.
 Tư duy hệ thống (toàn thể).
 Kết hợp văn hóa Đông Tây.
 Xây dựng truyền thống và cách làm của người lính.
 Chung sống trong ngôi nhà chung mang tên Viettel.

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất


Slogan “Hãy nói theo cách của bạn” thể hiện Viettel quan tâm, lắng nghe và trân trọng từng nhu
cầu cá nhân của mỗi khách hàng. Để cùng họ cải thiện và sản xuất ra các sản phẩm – dịch vụ
ngày càng chất lượng hơn.

Theo khảo sát trên tổng số 1000 khách hàng (trong đó, 510 khách hàng đang sử dụng dịch vụ
viễn thông di động của Viettel và 490 khách hàng sử dụng dịch vụ của các nhà mạng khác) của
NielsenIQ được tiến hành vào ngày 06/09/2021, có đến 85% khách hàng trên tổng số khách hàng
sẵn sàng giới thiệu dịch vụ của Viettel cho người thân, bạn bè của mình. Đây là con số ấn tượng,
khẳng định giá trị thương hiệu của Viettel trên thị trường viễn thông di động ở Việt Nam.

Bảng khảo sát dựa trên 5 tiêu chí về chất lượng dịch vụ bao gồm: Chất lượng sóng, tốc độ kết nối
vào thời gian cao điểm, chất lượng dịch vụ và giá cước, tốc độ đăng tải dữ liệu.

Một trong những điểm mạnh nổi bật trong ma trận SWOT của Viettel chính là được nhiều khách
hàng hài lòng và tin tưởng sử dụng sản phẩm – dịch vụ viễn thông nhờ vào: Độ phủ sóng vượt
trội, chất lượng dịch vụ được nâng cấp thường xuyên, đáp ứng nhu cầu liên lạc của khách hàng,
tốc độ đường truyền Internet cao.

Độ nổi tiếng của thương hiệu

Năm 2019, Viettel được Brand Finance định giá thương hiệu là 4,3 tỷ USD và thuộc Top 500
thương hiệu lớn nhất thế giới. Nhưng chỉ đến giữa năm 2022, giá trị thương hiệu của Viettel đã
lên tới hơn 8,7 tỷ USD. Đây là con số được xác nhận là cao nhất trong lịch sử phát triển của tập
đoàn từ trước cho đến nay. Thuộc Top 2 tại thương hiệu viễn thông giá trị nhất Châu Á và Top
18 thế giới. Vươn lên top 227 thương hiệu giá trị nhất thế giới.

Cuối năm 2020, chân dung thương hiệu của Viettel được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất
tại Việt Nam, trong thị trường viễn thông, được tổ chức bởi VCCI phối hợp cùng với công ty
Life Media, AC Nielsen.

Cơ cấu tổ chức

Viettel là thuộc Bộ Quốc Phòng quản lý. Chịu toàn bộ trách nhiệm, kế thừa các quyền, nghĩa vụ
pháp lý và lợi ích hợp pháp do Nhà nước, Bộ Quốc phòng giao. Thực hiện quyền chủ sở hữu và
kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin theo quу định của pháp
luật.

Cơ cấu tổ chức của Viettel gồm 1 công ty mẹ và các công ty con. Trong đó, công ty mẹ có tư
cách pháp nhân, có con dấu, có điều lệ tổ chức và hoạt động riêng. Các công ty con, doanh
nghiệp thành viên, công ty liên kết không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, phối
hợp với công ty mẹ thực hiện nhiệm ᴠụ ѕản хuất kinh doanh, và thực hiện nhiệm ᴠụ quân ѕự –
quốc phòng. 

Tất cả đều gắn bó chặt chẽ và hợp tác lâu dài ᴠới nhau để thực hiện nhiệm ᴠụ, phát triển lợi ích
kinh tế, công nghệ, và thị trường. Ngoài ra còn phát triển các dịch ᴠụ kinh doanh khác. Các
doanh nghiệp dưới trướng của công ty mẹ tự chủ trong mọi quyết định, tổ chức ᴠà hoạt động
kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm pháp lý.

Việc điều hành hoạt động của tập đoàn Viettel sẽ do Tổng Giám Đốc quyết định. Chủ tịch
Viettel sẽ do Thủ tướng bổ nhiệm dựa trên đề nghị của Bộ Quốc phòng ᴠà ѕau khi đã thống nhất
ý kiến của Ban cán ѕự Đảng Chính phủ.

Thị phần của Viettel

Hiện nay, Viettel là doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam, chiếm
khoảng 44% thị phần di động của cả nước. Đây là điểm mạnh trong ma trận SWOT của Viettel. 

Trên thị trường quốc tế, Viettel đã đầu tư quy mô phát triển mạnh mẽ. Trở thành một nhà cung
cấp đa dịch vụ viễn thông, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trải dài 13 quốc gia từ Châu Á, Châu
Mỹ đến Châu Phi với quy mô thị trường tiềm năng lên đến 270 triệu dân.

Hiệu quả và năng lực hoạt động

Các hiệu quả đáng ngưỡng mộ mà Viettel đã làm được trong suốt quãng thời gian hoạt động của
mình như:

 Chỉ với hơn 10 năm hoạt động đã là 1 trong 3 nhà mạng chủ chốt tại Việt Nam.
 Nằm trong Top 15 doanh nghiệp viễn thông có tốc độ phát triển nhanh chóng nhất thế
giới.
 Viettel với định giá thương hiệu đạt 5,8 tỷ USD, đã đứng thứ nhất tại Đông Nam Á và
đứng thứ 9 tại Châu Á. Xếp hạng thứ 28 trên tổng số 150 nhà mạng giá trị nhất trên thế
giới.
 Giữ vững ngôi vị số 1 về bằng sáng chế (BSC) được bảo hộ độc quyền tại Hoa Kỳ.
 Ngày 30/11/2020, Viettel công bố chính thức khai trương kinh doanh thử nghiệm mạng
5G tại Việt Nam.
 Năm 2020, đạt chứng nhận “Best in Test” từ Công ty đo kiểm viễn thông hàng đầu thế
giới – Umlaut.
 Đạt giải Bạc sản phẩm viễn thông mới xuất sắc nhất trong giải thưởng Kinh doanh quốc
tế 2020, cho gói data siêu tốc ST15K.
 Năm 2018, đạt giải Nhất về hạng mục Fintech, trong khung giải thưởng APICTA 2018
cho sản phẩm ViettelPay.
 Giải bạc hạng mục “Dịch vụ khách hàng mới của năm” nằm trong hệ thống giải thưởng
quốc tế Stevie Awards 2014, cho Dịch vụ tổng đài tiếng dân tộc của Viettel.
 Ngày 04/06/2009, Frost & Sullivan đã trao thưởng Viettel là “Nhà cung cấp dịch vụ của
năm tại các thị trường đang phát triển”. Đồng thời là “Nhà cung cấp dịch vụ data di động
tốt nhất Việt Nam năm 2019”.

Đội ngũ nhân lực trẻ, năng động

Viettel đang là một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam có số lượng nhân viên đông
đảo, tính đến đầu năm 2022 có hơn 70.000 người nằm rải rác khắp 11 quốc gia. Với số lượng
nhân sự lớn như vậy đòi hỏi Viettel phải có chiến lược quản lý phù hợp để mang lại hiệu quả
kinh tế cao.

Trong 5 năm trở lại đây, Viettel đã tiến hành tuyển hơn 4.200 nhân sự với độ tuổi khoảng 24 –
25 tuổi, để phục vụ lĩnh vực công nghệ cao. Phải đến 40% lãnh đạo, quản lý nằm trong độ tuổi
dưới 35. Khác hẳn so với các làm của nhiều doanh nghiệp lâu năm khác, Viettel không ngại trao
cơ hội phát triển và sắp xếp những vị trí cốt cán cho nhân sự trẻ tuổi đảm nhận. Giờ đây, tốc độ
thăng tiến hoàn toàn là sự vào năng lực.

2. Weaknesses – Điểm yếu của Viettel


Bên cạnh các điểm mạnh nổi bật, thì Viettel cũng sẽ có những điểm yếu cần phải khắc phục như
sau:

Không có kinh nghiệm quản lý chuyên sâu

Là công ty trực thuộc của Bộ Quốc Phòng, tất cả ban quản trị đều xuất thân từ những người lính
không được đào tạo kỹ năng quản trị chuyên sâu, nên trong nhiều khâu quản lý còn tương đối
cứng nhắc và không phù hợp với thị trường hiện tại. Việc triển khai quản lý, điều hành còn bị tác
động nhiều bởi bên thứ 3 như quốc phòng – an ninh.

Hơn nữa, dù được đầu tư quy mô phát triển thị trường rộng khắp nhưng mạng lưới của Viettel
vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dùng hiện nay. Gặp nhiều khó khăn trong vận hành và quản
lý, vì không có đồng bộ được các hoạt động kinh doanh.

Vốn kinh doanh còn hạn chế

Để đẩy mạnh phát triển thị trường nước ngoài, cho nên một số khu vực Tổng công ty Viettel
Global đang đầu tư cần được cung cấp thêm USD, làm cho các công ty con trong nước không có
sẵn nguồn USD để thanh lý hợp đồng mua thiết bị. Do vậy, dẫn tới khoản nợ ngân hàng khoảng
6.000 tỷ đồng cho việc mua thiết bị trả chậm. Đây cũng là một trong nhiều điểm yếu phổ biến
khó khắc phục được trong mô hình SWOT của Viettel.

Chất lượng sản phẩm – dịch vụ


Nhiều danh mục sản phẩm, dịch vụ không hoạt động hiệu quả như Viettel mong đợi, duy trì hoạt
động còn phát sinh lỗ nhiều hơn, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Do thành lập lâu năm,
nên các đối thủ đến sau chỉ cần nhìn theo và đưa ra những sản phẩm tương tự có mức giá tốt hơn,
với mức chi phí bỏ ra thấp hơn. 

Có rất nhiều hạng mục cũ lạc hậu không còn phù hợp với thị trường hiện nay, nhưng vẫn chưa
đưa ra được phương án giải quyết hiệu quả, gây lãng phí ngân sách quản lý và sửa chữa.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Viettel đang ngày càng phát triển nhanh chóng, mạng lưới kinh doanh mở rộng, nguồn nhân sự
tăng cao, kéo theo đó là số lượng khách hàng cũng tăng nhanh chóng. Đội ngũ chăm sóc khách
hàng không thể đáp ứng được nhu cầu cho tất cả người tiêu dùng. Hầu hết nhân sự không đảm
bảo được mức độ chuyên nghiệp, số lượng có trình độ chuyên môn cao rất ít.  

Khách hàng thường xuyên về hiện tượng tin nhắn rác, sóng 3G không đủ mạnh còn chập chờn,
sóng 5G tốn quá nhiều dung lượng, dù cho Viettel đã liên tục cải thiện chất lượng.

Còn một lý do nữa làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ đó chính là sự phát triển nhanh chóng
của thị trường công nghệ. Viettel luôn phải cập nhập các công nghệ mới khiến cho việc đầu tư
hay chất lượng cơ sở hạ tầng không thể hoàn thiện ngay được.

3. Opportunities – Cơ hội của Viettel


Việc đầu tư phát triển kinh doanh ra thị trường quốc tế đã tạo ra cơ hội lớn trong ma trận SWOT
của Viettel, đặc biệt là đối với các nước láng giềng như Lào hay Campuchia.

Mở rộng thị trường kinh doanh tạo ra nhiều tiềm năng mới 

Tính đến nay vừa tròn 16 năm (từ tháng 6/2006, bắt đầu từ Campuchia) Viettel hoạt động kinh
doanh ở nước ngoài. Với 11 quốc gia triển khai hoạt động kinh doanh (tính cả Việt Nam), Viettel
hoàn toàn có thể mở rộng kinh doanh sang nhiều thị trường mới có nhiều tiềm năng hơn, giúp đặt
mục tiêu phủ sóng thế giới hiệu quả.

Chính sách kích thích doanh nghiệp phát triển của chính phủ

Nhằm chiếm lĩnh thêm thị phần và xâm nhập sâu vào thị trường quốc tế, chính phủ đang triển
khai chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế như Viettel mở rộng đầu tư hợp
tác ra nước ngoài. Đặc biệt là ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 

Để tạo cơ hội cho tập đoàn Viettel phát triển mạnh mẽ hơn nữa, chính phủ hạn chế việc thành lập
mới các công ty viễn thông di động trên thị trường, thực hiện nghiêm ngặt điều khoản đăng ký
kinh doanh.
Tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin

Trong hai năm 2019 và 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra rất phức tạp, khiến cho hầu
hết thị trường kinh doanh đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quy trình sản xuất bị đình trệ trong
thời gian dài, chuỗi cung ứng bị tạm ngưng, giá cả hàng hóa tăng cao,… Nhưng ngành Công
nghệ thông tin và Viễn thông vẫn duy trì hoạt động mạnh mẽ, trở thành điểm sáng cho nền kinh
tế của quốc gia trong mùa dịch.

Nếu nhìn theo mặt tích cực, nhờ có dịch Covid-19 mà ngành công nghệ thông tin của Viettel đã
có cơ hội tăng trưởng vượt bậc, đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Số lượng người tiêu dùng sử
dụng thuê bao tăng lên chóng mặt, dịch vụ Internet và dịch vụ chuyển phát cũng đem lại nguồn
doanh thu lớn cho Viettel.

Cũng giống như Viettel, Samsung là một tập đoàn châu Á đã vươn mình khẳng định vị thế trên
trường thế giới và trở thành niềm tự hào của quốc gia là Hàn Quốc. Mời bạn đọc qua bài viết
về ma trận SWOT của Samsung để có thêm góc nhìn so sánh và phân tích cơ hội để Viettel có
thể làm được điều tương tự.

4. Threats – Thách thức của Viettel


Có cơ hội thì chắc chắn sẽ có thách thức, dưới đây là 4 thách thức lớn trong ma trận SWOT của
Viettel:

Sự khốc liệt của thị trường cạnh tranh 

Là 1 trong 3 nhà mạng chủ chốt trong nước được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng, Viettel
phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt đến từ 2 nhà mạng cạnh tranh lớn là Vinaphone, Mobifone.
Ngoài ra, cũng không nên bỏ qua các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn đang kinh doanh cùng
ngành.

Ở thị trường nước ngoài, Viettel chỉ là doanh nghiệp mới gia nhập không lâu, cho nên sẽ có phần
yếu thế hơn các đơn vị viễn thông di động đã có chỗ đứng tại quốc gia của họ.

Triển khai chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường

Một thách thức vô cùng lớn khi gia nhập thị trường nước ngoài trong ma trận SWOT của Viettel
đó là sự thích nghi, sự hài lòng của khách hàng, mức độ cạnh tranh của đối thủ hoạt động cùng
lĩnh vực.

Để tạo ra sự khác biệt trên thị trường, giúp chiếm lĩnh thị phần nhanh chóng thì Viettel cần phải
hạ thấp giá thành sản phẩm – dịch vụ của mình, nhất là ở thời gian đầu mới xâm nhập vào một
quốc gia.
Ngoài ra, Viettel cũng có thể sử dụng các chương trình ưu đãi nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
của sản phẩm.

Nhu cầu về đa dạng hóa dịch vụ

Viettel luôn không ngừng cải thiện chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ của mình để đáp ứng tốt
hơn mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Khi thâm nhập vào thị trường quốc gia khác, Viettel luôn
giữ giá thành dịch vụ thấp hơn so với thị trường chung, tạo ra sự biệt lớn cho sản phẩm, triển
khai thêm thật nhiều chương trình ưu đãi để giúp tăng lượng người dùng nhanh chóng.

Thay đổi của hệ thống pháp luật

Chính phủ đang triển khai sửa đổi điều lệ trong hệ thống luật, văn bản dưới luật quá nhiều, điều
này làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, những quy định pháp luật kinh doanh ở thị trường nước ngoài, sở thích và phong tục
tập quán của người dân bản địa cũng là một thách thức rất lớn cho Viettel

You might also like