You are on page 1of 3

4.

Nhận xét, đánh giá về thực hiện trách nhiệm xã hội của Viettel
 Ưu điểm
Triết lý kinh doanh của Viettel là “Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội”, là
kim chỉ nam cho các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Công Nghiệp – Viễn thông
Quân đội đều dựa trên góc nhìn bổn phận và trách nhiệm xã hội. Với tinh thần thượng tôn
pháp luật và đề cao thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp luôn chủ động và tích cực
vận dụng thế mạnh của mình để giải quyết những mối lo ngại, những thách thức còn tồn
đọng trong xã hội Việt Nam. Qua những nỗ lực không ngừng, có thể nói tập đoàn Viettel
đã và đang thực hiện tốt trách nhiệm doanh nghiệp đối với xã hội. Các giá trị mà Viettel
xây dựng mang đến lợi ích chung cho cộng đồng, tăng niềm tin và giá trị thương hiệu
trong mắt khách hàng.
Hoạt động kinh doanh của tập đoàn Viettel liên tục phát triển đã góp phần không
nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Việc tuân thủ các quy định pháp
luật trong sử dụng lao động và tính nhân văn trong hoạt động quản trị doanh nghiệp giúp
Viettel tạo dựng được môi trường làm việc chuyên nghiệp, tăng năng suất lao động hiệu
quả. Viettel tạo nên nhiều cơ hội việc làm giúp giảm tỉ lệ người thất nghiệp, đảm bảo đời
sống an sinh xã hội. Với các chính sách đào tạo bài bản, môi trường lao động an toàn,
Viettel giữ chân được nhân viên có trình độ cao, thu hút được nhiều nhân tài cống hiến
cho doanh nghiệp và cho lĩnh vực khoa học – công nghệ.
Viettel đã xây dựng danh tiếng tốt và hình ảnh thương hiệu đẹp trong mắt nhân dân
bằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Các hoạt động tài trợ cho lĩnh vực y
tế, giáo dục của Viettel đóng góp không nhỏ trong việc phát triển nguồn lực đất nước. Các
quỹ hỗ trợ góp phần làm giảm gánh nặng về an sinh xã hội cho người khó khăn.
Viettravel từng bước khẳng định uy tín và giá trị thương hiệu, hướng đến phát triển bền
vững. Điều này khiến doanh nghiệp gây được ấn tượng tốt với nhân viên, khách hàng, thu
hút nhiều đối tác, nhà đầu tư hợp tác phát triển.

 Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm, tập đoàn Viettel vẫn còn tồn đọng một số hạn chế trong hoạt
động kinh doanh, có thể gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu. Năm 2020, Viettel đã
bị Bộ Thông tin – Truyền thông xử phạt 90 triệu đồng do vi phạm trong việc ký kết hợp
đồng cung cấp dịch vụ với các cộng tác viên không phải là nhân viên của tập đoàn. Ngoài
ra, trong quá trình kinh doanh từ trước đến nay, Viettel cũng nhiều lần bị xử phạt vì sai
phạm về các điều khoản quy định trong cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, việc quản lý điều
hành mang nhiều nét văn hóa quân đội do đó việc tự do kinh doanh, điều hành theo  thị
trường bị hạn chế. Quản lý mang nặng tính mệnh lệnh nên khả năng thích ứng linh hoạt
không cao. Điều hành quản trị bị tác động bởi nhiều yếu tố không vì kinh doanh như quốc
phòng, an ninh.
Qua đó, Viettel cần xem xét lại các hoạt động triển khai dịch vụ của mình để đảm
bảo thực thi đúng với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Viettel cần nhìn nhận và khắc
phục ngay các sai phạm, hoàn thiện các loại hình dịch vụ cung cấp để vừa đáp ứng tốt nhu
cầu của khách hàng vừa thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình trong kinh doanh.

5. Đề xuất
Có thể nói, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là mục tiêu không thể thiếu để
Viettel hướng đến phát triển bền vững, lâu dài. Với những hoạt động mà doanh nghiệp đã
và đang triển khai, Viettel cần tiếp tục duy trì thực hiện nghiêm túc các hoạt đồng này.
Dựa vào nội lực doanh nghiệp, Viettel có thể thực hiện nhiều hơn các hoạt động tạo giá trị
cho cộng đồng. Viettel cũng cần thể hiện nghĩa vụ đạo đức trong quá trình kinh doanh
bằng việc hạn chế tối thiểu các sai phạm. Tiếp tục xây dựng môi trường làm việc “sạch”,
đẩy mạnh thu hút người tài bằng các chính sách đãi ngộ tốt nhất. Ngoài ra, việc thực hiện
các hoạt động kinh doanh hướng đến bảo vệ môi trường cũng là yếu tố Viettel cần quan
tâm và thực hiện.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần triển khai thường xuyên các hoạt động tuyên truyền
về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội cho nội bộ doanh nghiệp. Không chỉ cho các
các bộ - quản lý cấp cao mà nhân viên hay người lao động cũng phải được nâng cao nhận
thức, thấu hiểu nghĩa vụ này. Có như vậy, Viettel mới có được sự nhất quán trong hệ
thống quản lý, cả doanh nghiệp cùng hướng đến một mục tiêu để tăng nội lực phát triển.
Các vấn đề hạn chế vẫn còn tồn đọng gây ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu. Viettel
cần tăng cường công tác kiểm tra quy trình hoạt động để phát hiện sai phạm và kịp thời
xử lý. Chất lượng dịch vụ cũng là yếu tố doanh nghiệp cần phải quan tâm và không ngừng
cải thiện để phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng.
Đối với từng lĩnh vực kinh doanh cục thể như: viễn thông, bưu chính, vận chuyển…
Viettel cần thực hiện nghiêm các quy định pháp luật. Đồng thời, Viettel cũng thực hiện
những nghiên cứu mới để đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ Nhà nước hoàn thiện bộ máy
chính trị. Các nghiên cứu này không chỉ mang lại thành tựu cho doanh nghiệp mà cho cả
đất nước Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền khoa học – công nghệ nước nhà tự tin vươn ra
thế giới.

You might also like