You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

BÀI TIỂU LUẬN


TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL

Nhóm SUNNY
Thành viên nhóm Huỳnh Thị Kim Yến
Hồ Thị Phương
Trần Thị Ngọc Giang
Phan Thị Triệu Vỹ
Nguyễn Thị Diễm
Lê Đức Khanh
Nguyễn Thị Hồng Nhung

Hue ngày 3 tháng 4 năm 2024


MỤC LỤC

A) GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI.......................3
I. Khái quát về VIETTEL..............................................................................................................3
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIETTEL...........................................3
B) TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG......................................................................4
I. Tạo động lực bằng thiết kế công việc:.......................................................................................4
1. Sự luân chuyển:...........................................................................................................4
1.1 Luân chuyển cán bộ theo chiến lược kinh doanh thương mại.....................................4
1.2 Luân chuyển của nhân viên......................................................................................4
2. Đa dạng hóa công viêc:...............................................................................................5
3. Bố trí công việc thay thế :...........................................................................................5
II. Chính sách lương thưởng và phúc lợi của công ty viettel:....................................................5
1. Chế độ đãi ngộ về mặt tài chính...................................................................................5
1.1 Chính sách lương.....................................................................................................5
1.2 Chính sách thưởng...................................................................................................6
1.3 Quyền sở hữu cổ phần:.............................................................................................6
2. Chế độ đãi ngộ về mặt phi tài chính.............................................................................6
2.1 Đầu tư mạnh về cơ sở vật chất cho cán bộ nhân viên.................................................6
2.2 Chăm lo sức khỏe toàn diện cho người lao động........................................................7
2.3 Các chương trình ngoại khóa, gắn kết nhân viên......................................................7
III. Động viên tham gia công việc..................................................................................................8
IV. Khác:.........................................................................................................................................9
1. Chế độ đãi ngộ của Viettel dành cho người thân..........................................................9
C) CẤP ĐỘ VĂN HÓA CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL..............................................................10
I. Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp.........................................................................10
II. Những giá trị được tuyên bố.....................................................................................16
III Những quan điểm chung/giá trị cốt lõi.......................................................................19
A) GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

I. Khái quát về VIETTEL


Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2018/NĐ-CP, tên gọi Tập đoàn Công
nghiệp-Viễn thông Quân đội đã chính thức được sử dụng thay thế cho tên Tập
đoàn Viễn thông Quân đội. Là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100%, vốn điều
lệ của Viettel tại thời điểm ngày 5-1-2018 là 121.520 tỷ đồng ; vốn điều lệ của
Viettel giai đoạn từ năm 2015 đến hết năm 2020 là 300.000 tỷ đồng.
- Tên viết tắt của Tập đoàn là VIETTEL
- Tên giao dịch quốc tế: VIETTEL GROUP
- Trụ sở chính: D26, khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội
-Website: viettel.com.vn

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIETTEL


- Viettel Group được thành lập vào ngày 1/6/1989, khi ấy công ty lấy tên là
Tổng Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin (Sigelco).
- Đến năm 1995, công ty đổi tên lần đầu với tên mới là Công ty Điện tử Viễn
thông Quân đội.
- Năm 2009, Viettel tạo ra cú nổ lớn khi xây dựng hạ tầng mạng lưới 3G lớn
nhất Việt Nam thời bấy giờ
- Năm 2017, Viettel một lần nữa tiên phong trở thành nhà mạng dầu tiên kinh
doanh 4G trên toàn quốc.
- Năm 2018, Viettel chính thức đổi tên thành “ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn
thông Quân đội”
- Năm 2019: Hoàn thành tích hợp hạ tầng phát sóng 5G đầu tiên ở Hà Nội.
Chương trình chăm sóc khách hàng lớn nhất của công ty đi vào vận hành. Bắt đầu
bước vào thời kỳ chuyển đổi số thông qua phát triển thêm nhiều dịch vụ như: ví
điện tử, app đặt xe, my viettel...
- Một cuộc cách mạng nổi ra với Viettel năm 2021, Viettel chính thức tái định
vị thương hiệu với sứ mệnh mới “Tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số” để bắt
kịp với thời đại 4.0
Hiện nay, Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất
Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc
độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 công ty viễn thông toàn cầu
về số lượng thuê bao. Năm 2020, Tập đoàn Viettel đạt doanh thu 250.800 tỷ đồng,
tăng trưởng 9,4% so với năm 2019; tổng lợi nhuận đạt gần 44.000 tỷ đồng, tăng
12%. Trong nước, mảng viễn thông của Viettel tăng trưởng 6,4% trong năm 2020
(gấp gần 2 lần trung bình của thế giới); còn đầu tư nước ngoài tăng trưởng 24,4%,
gấp 6 lần trung bình thế giới. Viettel là doanh nghiệp có tập khách hàng lớn nhất
Việt Nam với hơn 70 triệu khách hàng. Ngành nghề kinh doanh chính: Cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ viên thông, internet; Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng
internet, diện thoại di dộng: Dịch vụ tin nhẩn, dữ liệu phông tin giái trí trên mạng
điện thoại di động....

B) TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

I. Tạo động lực bằng thiết kế công việc:


1. Sự luân chuyển:
Đào tạo nhân viên thông qua việc luân chuyển cán bộ cũng là một trong
những chiến lược nhân sự của Viettel. Bởi có thể sau khi thay đổi vị trí, nhà nhân
sự tìm ra được người thích hợp nhất vào vị trí thích hợp. Chiến lược này cũng giúp
nhân sự khai thác được nhiều tài năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân, tăng sự hưng phấn
trong công việc nhiều hơn.

1.1 Luân chuyển cán bộ theo chiến lược kinh doanh thương mại
Chưa bao giờ dừng lại và luôn luôn vận hành, chiến lược quản lý nhân sự của
Viettel gắn liền với chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn. Khi cần thiết và
có sự thay đổi, sẵn sàng luân chuyển cán bộ. Luân chuyển cán bộ ở đây vừa là
cách để giảng dạy, tìm kiếm và phát hiện ra nguồn nhân lực tốt, vừa là cách tìm ra
những cán bộ có kĩ năng cho những vị trí quan trọng và hơn hết, giúp cho nhân sự
phát hiện ra được những năng lực của bản thân . Chiến lược nhân sự của Viettel
chú trọng luân chuyển cán bộ trong các chiến lược kinh doanh cũng là cách để
tăng cường các mối quan hệ trong doanh nghiệp, giữa các phòng ban, các nhân sự,
lãnh đạo với nhân viên, từ tập đoàn xuống đến các đơn vị nhỏ…

1.2 Luân chuyển của nhân viên


Cách quản lý nhân sự của Viettel không hề cứng nhắc mà thay vào đó tập
đoàn thường xuyên luân chuyển nhân viên phù hợp với công việc và tình hình
kinh doanh. Theo đó, chiến lược kinh doanh của Viettel mỗi giai đoạn mỗi khác
nên tập đoàn phải luân chuyển nhân sự cho phù hợp. Điều này, giúp Viettel tăng
cường sức mạnh giữa các nhân viên, giúp công việc trở nên suôn sẻ và thuận lợi
hơn. Đồng thời cũng là cách để Viettel siết thêm tình đoàn kết và gắn bó giữa lãnh
đạo với nhân viên và giữa nhân viên trong tập đoàn với nhau. Đây cũng là chiến
thuật quản lý và phát triển nhân sự của Viettel.
Việc chú trọng luân chuyển cán bộ trong chiến lược nhân sự của Viettel theo
các chiến lược kinh doanh còn mở rộng mối quan hệ giữa các phòng ban, các nhân
sự trong doanh nghiệp. Tạo ra môi trường làm việc thân thiện, văn minh, công
bằng.
2. Đa dạng hóa công viêc:
Cơ hội phát triển nghề nghiệp: Viettel tạo điều kiện cho nhân viên tham gia
các khóa đào tạo, học hỏi và nâng cao kỹ năng. Chính sách thăng tiến nội bộ cũng
khuyến khích nhân viên phát triển sự nghiệp bên trong tập đoàn. Văn hóa doanh
nghiệp và sự đoàn kết: Văn hóa doanh nghiệp tại Viettel thúc đẩy sự giao tiếp mở
và tôn trọng giữa các cấp quản lý và nhân viên. Sự đoàn kết trong công việc và dự
án tạo nên môi trường làm việc tích cực. Đảm bảo quyền lợi và phúc lợi: Chính
sách quyền lợi và phúc lợi tại Viettel tập trung vào cải thiện chất lượng cuộc sống
của nhân viên. Bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe và hoạt động giảm căng thẳng là
những điểm đáng chú ý. Sự tập trung vào sự cân bằng giữa công việc và cuộc
sống: Viettel chú trọng tạo điều kiện cho nhân viên có thời gian và không gian
riêng để duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Không ngừng
thúc đẩy sáng tạo và đổi mới: Viettel khuyến khích nhân viên tham gia vào các dự
án đổi mới và sáng tạo, tạo nên môi trường thúc đẩy ý tưởng mới. Sự đa dạng và
công bằng: Môi trường làm việc tại Viettel tôn trọng và đề cao sự đa dạng về giới
tính, dân tộc và nền văn hóa.

3. Bố trí công việc thay thế :


 Thời gian linh hoạt: Thời gian và giờ giấc làm việc
Công ty có những quy định rõ rằng về giờ giấc làm việc, đảm bảo theo đúng
quy định của pháp luật:
+ Đối với khối cơ quan: ngày làm 8h, 5 ngày trong 1 tuần (nghỉ thứ bảy, chủ
nhật).Thời gian làm việc: sáng: 8h – 12h
Chiều: 13h30 – 17h30
+ Đối với khối các bưu cục và trung tâm đương trục: nhân viên cũng được bố
trí thời gian làm việc 8 tiếng một ngày. Tuy nhiên, do đặc thù công việc phải bố trí
nhân viên trực vào ngày thứ 7, chủ nhật nên công ty quy định lịch trực luân phiên
và lịch nghỉ bù để đảm bảo thời gian làm việc theo đúng luật định
 Làm việc từ xa: Đối với công việc CSKH nhân viên có thể làm online khi
có việc cá nhân.

II. Chính sách lương thưởng và phúc lợi của công ty viettel:

1. Chế độ đãi ngộ về mặt tài chính

1.1 Chính sách lương


Chế độ đãi ngộ của Viettel về mức lương của nhân viên Viettel trung bình từ
10 – 20 triệu đồng/tháng, chia thành các cấp độ như sau:

 Mức lương thấp nhất từ 6.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng


 Mức lương trung bình khoảng 23.700.000 đồng/tháng
 Mức lương cao từ 25.000.000 – 30.000.000 đồng/tháng
 Mức lương cao có thể lên đến 50.000.000 đồng/tháng

Để xác định mức lương nhân viên cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau như: Kinh nghiệm, vị trí làm việc, địa điểm làm việc, …

Nhìn chung, với chế độ đãi ngộ của Viettel, mức lương nhân viên Viettel được
đánh giá khá cao. Nhiều thời điểm, lương trung bình nhân viên Viettel còn cao
hơn so với một số lĩnh vực.

1.2 Chính sách thưởng

Chính sách thưởng của Viettel là một phần quan trọng trong việc đánh giá và
động viên nhân viên. Viettel tạo ra các chương trình thưởng để công nhận thành
tích, đóng góp và nỗ lực của nhân viên trong công ty:

 Chế độ đãi ngộ của Viettel là các khoản thưởng vào các dịp lễ lớn như:
30/4, 1/5, 2/9, ngày thành lập Tập đoàn, Tổng Công ty, Tết Dương/Âm
 Chế độ thưởng khuyến khích sáng kiến, ý tưởng
 Chế độ thưởng theo dự án và mức độ thành công của sản phẩm nghiên cứu.
 Thưởng khuyến khích đào tạo và phát triển. Sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ
chi phí đào tạo, chứng chỉ hoặc tham gia các khóa học chuyên môn.
 Cán bộ nhân viên được thưởng dựa trên thành tích đạt được trong công
việc.

1.3 Quyền sở hữu cổ phần:

“Quy chế chương trình phát hành cổ phần bán cho cán bộ nhân viên” của
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, nhằm mục đích tạo động lực làm việc,
tạo sự gắn bó của nhân viên với công ty và thu hút nhân tài, tập đoàn đã phát
hành quyền mua cổ phần cho nhân viên của mình với giá ưu đãi

2. Chế độ đãi ngộ về mặt phi tài chính

2.1 Đầu tư mạnh về cơ sở vật chất cho cán bộ nhân viên

Viettel đã đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất để tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ
nhân viên trong quá trình làm việc với chế độ đãi ngộ của Viettel. Cụ thể, Viettel
đã xây dựng hơn 30 trung tâm đào tạo, hội nghị, sự kiện trên khắp cả nước, với
hơn 200 phòng hội nghị và sân vận động, trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như
âm thanh, ánh sáng, màn hình LED…

Đồng thời, doanh nghiệp cũng đã đầu tư xây dựng các khu vực tiền tiếp, khu
vực sinh hoạt, giải trí, thể dục thể thao tại các đơn vị của mình, tạo ra môi trường
làm việc thân thiện, tạo động lực cho cán bộ nhân viên.

Ngoài ra, Viettel cũng chú trọng đầu tư vào các phần mềm, hệ thống công
nghệ thông tin để nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả quản lý. Các phần mềm
và hệ thống này bao gồm phần mềm quản lý tài liệu, phần mềm quản lý dữ liệu
khách hàng, hệ thống quản lý nhân sự, hệ thống quản lý sản xuất và các phần mềm
khác. Tất cả đều được cập nhật và nâng cấp thường xuyên để đảm bảo hoạt động
suôn sẻ và hiệu quả nhất.

2.2 Chăm lo sức khỏe toàn diện cho người lao động

Hàng năm, Viettel luôn dành chi phí khám sức khỏe cho cán bộ, nhân viên cao
gấp 4 lần các doanh nghiệp cùng ngành. Không chỉ thế, đội ngũ quân y sẵn sàng
hỗ trợ và giới thiệu các bác sĩ giỏi cho cán bộ, nhân viên và người thân khi bị đau
ốm.

Ngoài ra, mỗi ngày làm việc có 15 phút nghỉ ngơi, thư giãn, vận động. Mỗi
năm hai lần, cán bộ, nhân viên Viettel được hỗ trợ kinh phí tổ chức happy event
(sự kiện hạnh phúc) nhằm tăng cường hoạt động gắn kết nội bộ.

Trước đó, trong đợt bùng phát dịch lần 4 do COVID-19, Viettel đã hỗ trợ tiền
lương cho người lao động trong thời gian phải tạm dừng công việc và tiếp tục
đóng bảo hiểm với tổng số tiền gần 23 tỷ đồng.

Trường hợp, cán bộ nhân viên điều trị tại các cơ sở y tế do mắc COVID-19,
cũng được hỗ trợ về lương cùng các chế độ ốm đau theo quy định bảo hiểm xã
hội.

Đồng thời, trong chế độ đãi ngộ của Viettel có chính sách hỗ trợ điều trị cho
cán bộ nhân viên và người thân mắc Covid-19, bao gồm các chi phí điều trị nội
khoa, thở máy, điều trị tim – phổi nhân tạo (ECMO).

2.3 Các chương trình ngoại khóa, gắn kết nhân viên

Viettel có triển khai các chương trình ngoại khóa để gắn kết nhân viên được tổ
chức thường xuyên và đa dạng, giúp tạo sự đoàn kết.

 Chương trình Ngày hội gia đình Viettel


Đây là chương trình hàng năm của Viettel, tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán,
nhằm tạo sân chơi và gắn kết gia đình cán bộ, nhân viên. Trong chương trình, có
các hoạt động như: diễu hành, thi đấu thể thao, nghệ thuật, vui chơi, ăn uống, giao
lưu.

 Chương trình Tháng thanh niên Viettel

Đây là chương trình nhằm tạo điều kiện cho các thanh niên trong công ty có
cơ hội giao lưu, học hỏi và phát triển kỹ năng, bao gồm các hoạt động như: trại hè,
tình nguyện, hội thảo, thi đấu thể thao.

 Chương trình Giao lưu văn hóa Viettel

Chương trình nhằm gắn kết và giao lưu giữa các đơn vị, các tổ chức và các
nhân viên trong Viettel, giúp nhân viên có cơ hội tham quan, khám phá văn hóa,
lịch sử và các địa danh nổi tiếng. Chương trình bao gồm các hoạt động như: du
lịch, hội thảo, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật.

 Chương trình Hội thi tài năng Viettel

Chương trình nhằm tạo sân chơi và thử thách cho các nhân viên trong công ty,
giúp họ phát triển kỹ năng và nâng cao kiến thức. Chương trình bao gồm các cuộc
thi như: tìm kiếm tài năng, thiết kế, trang trí, nhiếp ảnh, phóng viên.

 Chương trình Hội thao Viettel

Chương trình này nhằm tạo sân chơi và thể thao cho các nhân viên trong công
ty, cũng như gắn kết và tạo sự đoàn kết giữa các đơn vị, các nhân viên. Chương
trình bao gồm các hoạt động như: thi đấu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội,
đua xe đạp.

III. Động viên tham gia công việc

Với đặc điểm Công ty của Khối cơ quan Tập đoàn nên mỗi Ban mang chức
năng, nhiệm vụ khác nhau. Căn cứ đặc điểm công việc, tính chất phức tạp của mỗi
nhiệm vụ để phân chia thành các vị trí việc làm cụ thể, mỗi vị trí việc làm được
phân công cho một người hoặc một nhóm người thực hiện và yêu cầu cụ thể về
trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác.

Mỗi quản lý các cấp ở Viettel sẽ quản lý không quá 20 người cấp dưới trực
tiếp. Như vậy mỗi người giao việc và đánh giá không quá 20 người cấp dưới, nên
sẽ sâu sát hon. Trên thực tế, mô hình quản lý này thật ra lại có thể giảm bớt bộ
máy quản lý. Việc tổ chức như vậy để giúp cho những người lãnh đạo phải biết
hết và quan tâm đến những người cấp dưới của mình, thậm chí kể cả ngày sinh
nhật của các nhân viên.
Ví dụ: Ban Kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ thực thi các chương trình trọng điểm
của ngành kỹ thuật, xây dựng, kiểm tra giám sát các định mức kinh tế, kỹ thuật
liên quan đến hạ tầng viễn thông, chuẩn hóa các chỉ tiêu kỹ thuật cho hàng hóa,
vật tư, thiết bị mạng của cả Tập đoàn Viettel với các vị trí việc làm: quản lý chất
lượng, quản lý quy trình, tiêu chuẩn định mức, nghiệp vụ, thiết bị phụ trợ.
Ban truyền thông có nhiệm vụ lập kế hoạch, xây dựng và thực hiện các
chương trình quảng cáo truyền thông, đề xuất các giải pháp xử lý khủng hoảng
truyền thông, do đó 38 Ban chỉ có vị trí việc làm chính là truyền thông.

IV. Khác:

1. Chế độ đãi ngộ của Viettel dành cho người thân

Viettel đã chi gần 9 tỷ đồng bồi thường cho người thân của cán bộ nhân viên
chu kỳ bảo hiểm từ 2020 – 2021. Tính đến 27/10/2021, bồi thường gần 90%, cao
hơn so với mức thông lệ thị trường 70 – 75%. Điều này là kết quả của chương
trình bảo hiểm sức khỏe cho người thân trong chế độ đãi ngộ của Viettel được
Viettel triển khai từ năm 2020.

Năm 2020, 2.500 cán bộ nhân viên Viettel đã đăng ký mua bảo hiểm cho hơn
4.800 người thân thông qua chương trình ưu đãi của Tập đoàn với chi phí thấp hơn
từ 30 - 45% so với tự mua lẻ các gói bảo hiểm có sẵn trên thị trường.

“Viettel muốn góp sức cùng người lao động chăm lo cho hậu phương. Chương
trình bảo hiểm sức khoẻ cũng là lời cảm ơn của Viettel dành cho người thân của
cán bộ, nhân viên đã luôn đồng hành, hỗ trợ để mỗi cán bộ, nhân viên hàng ngày
yên tâm lao động và cống hiến”, bà Vũ Thị Mai - trưởng Ban tổ chức nhân lực
Viettel, chia sẻ.

Triết lý “Ngôi nhà chung Viettel” không chỉ dành cho người lao động mà còn
được Viettel mở rộng tới người thân của cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, Viettel
thực hiện tặng quà Tết tới gia đình hai bên nội - ngoại của người lao động với số
lượng hơn 200.000 suất/năm. Bên cạnh đó, Viettel còn thực hiện hàng loạt chương
trình chăm lo cho người thân người lao động đang công tác ở nước ngoài, hỗ trợ
gia đình bị ảnh hưởng thiên tai, có hoàn cảnh khó khăn, có người thân mắc bệnh
hiểm nghèo...
C) CẤP ĐỘ VĂN HÓA CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL

I . Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp

Các quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp: Đây là cấp độ văn hóa có
thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên bao gồm các hiện tượng và sự vật
mà một người có thể nhìn, nghe và cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức xa lạ:

1. Cơ cấu tổ chức, phòng ban, doanh nghiệp

+ Chủ tịch Viettel do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ Quốc phòng
và sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ.
+ Phòng ban: Các phòng ban, đơn vị trong Viettel đều phải tuân thủ và thể
hiện văn hóa doanh nghiệp chung.Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện trong cách
thức hoạt động, giao tiếp, ra quyết định của các phòng ban.
+ Doanh nghiệp: Ở cấp độ doanh nghiệp, văn hóa Viettel được thể hiện rõ nét
thông qua: Không gian làm việc hiện đại, thoáng mát, tạo không khí năng động,
sáng tạo. Quy định về trang phục chuyên nghiệp, gọn gàng của nhân viên. Các
biểu tượng, logo được sử dụng rộng rãi.
+ Cơ cấu tổ chức quản lý của Viettel gồm: Chủ tịch; Tổng Giám đốc; các Phó
Tổng giám đốc; Kiểm soát viên; Kế toán trưởng; Bộ máy tham mưu giúp việc,
kiểm soát nội bộ. Những cá nhân đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc do Nhà nước,
quân đội tuyển chọn, đề cử.

Ví dụ: Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel đương nhiệm năm
2022 là Đại tá Tào Đức Thắng. Ông đã gắn bó nhiều năm tại Viettel với các vị trí
quan trọng như Phó Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel, Tổng Giám đốc –
Tổng Công ty mạng lưới Viettel, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc
tế Viettel và là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel từ năm 2015.

2. Kiến trúc:
Cách trình bày: Trong văn phòng của VIETTEL thường có rất nhiều các câu
châm ngôn, khẩu hiệu mang tính triết lý. Bởi VIETTEL quan niệm rằng triết lý là
tinh tuý được cô đọng đúc kết từ cuộc sống sẽ là lăng kính soi rọi giúp ta đánh giá
vấn đề định hướng hành động, định hướng đúng đắn sẽ dẫn tới thành công.

+ Thiết kế của trụ sở mới được lấy cảm hứng từ logo Viettel, thể hiện triết lý
kinh doanh và các giá trị cốt lõi của Tập đoàn. Bên trong tòa nhà, mỗi tầng được
thiết kế với một chức năng riêng:
+ Tầng hầm là hội trường, thường được sử dụng để tổ chức hội nghị, hội thảo.
Tầng 1 là không gian tiếp khách, trưng bày triển lãm và nhà ăn.
Tầng 2 là khu vực phòng họp.
Tầng 3 đến tầng 8 là khu vực văn phòng làm việc.
+ Điểm nhấn nổi bật của công trình này là toàn bộ phần mái được phủ xanh từ
chân lên đến đỉnh mái. Lối thiết kế này thể hiện được khát vọng vươn cao, vươn
xa của tập đoàn Viettel không chỉ tại thị trường trong nước mà còn là thị trường
quốc tế. Bên trong tòa nhà được thiết kế với nhiều không gian mở, mang tính kết
nối và sáng tạo, phù hợp với một công ty công nghệ hàng đầu như Viettel.
+ Đặc biệt, trụ sở tập đoàn Viettel cũng được thiết kế theo tiêu chuẩn LEED,
đáp ứng các tiêu chí về tiết kiệm và tái tạo năng lượng. Điều này cho thấy những
nỗ lực của Viettel trong việc tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ nhân
viên, đồng thời thể hiện cam kết, trách nhiệm đối với môi trường.

3. Quy định :

+ Trang phục nơi làm việc: Trang phục lịch sự, tế nhị: Áo có tay, có cổ và
mang đồng phục cấp phát theo quy định của Tổng Công ty. Không mang mặc
đồng phục ra ngoài để làm các hành động gây mất hình ảnh, danh dự của người
Công trình.

+ Phong cách đi đứng: Nên nhường đường cho người lớn tuổi, cấp trên, phụ
nữ có thai và xin phép khi muốn vượt trước. Tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc, đi lại
nhanh nhẹn, đóng mở cửa nhẹ nhàng.

+ Sử dụng thang máy: Xếp hàng theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy Chỉ sử
dụng thang máy khi cần thiết, không nên khi đi thang máy khi lên, xuống 1 tầng.
Luôn nhường thang cho khách, cấp trên, phụ nữ có thai . Luôn giữ thái độ lịch sự
khi sử dụng thang máy.

+ Tác phong làm việc: Đến vị trí làm việc trước ít nhất 5 phút để làm công
tác chuẩn bị và luôn trong tư thế sẵn sàng công việc. Chào hỏi mọi người khi đến
và ra về. Không nên làm việc riêng hoặc gây ồn ào, ảnh hưởng đến người xung
quanh.

+ Bố trí mới làm việc: Thực hiện theo quy định 5S. Trong hội họp: Vị trí
ngồi: Lãnh đạo cấp cao của VCC ngồi ghế chủ tọa, người quan trọng thứ 2 ngồi
bên tay phải chủ tọa, đối tác/ khách hàng ngồi đối diện lãnh đạo cấp cao. Tham gia
họp: Đến trước ít nhất 5 phút khi cuộc họp bắt đầu, đến muộn hoặc không thể
tham gia phải thông báo với người tổ chức trước khi cuộc họp bắt đầu. Không tự ý
ra ngoài hoặc bỏ dở cuộc họp. Phát biểu khi được chủ tọa đồng ý, không nên cắt
lời người khác.

+ Viettel cũng yêu cầu cán bộ nhân viên không được phép chia sẻ các thông
tin xấu, quan điểm cá nhân tiêu cực, đặc biệt là các thông tin xấu về khách hàng,
đối tác, đối thủ. Cán bộ, nhân viên Viettel cũng không được phép tùy tiện chia sẻ
thông tin, hình ảnh về lãnh đạo và cán bộ quản lý các cấp của Tập đoàn. Bên cạnh
đó, những người Viettel cũng được định hướng không sử dụng thông tin, hình ảnh
của Viettel trên không gian mạng với mục đích trục lợi cá nhân hoặc phục vụ trực
tiếp cho hoạt động kinh doanh của cá nhân.

+ Làm việc nhóm: Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các thành viên trong
nhóm. Khi một thành viên gặp khó khăn, các thành viên còn lại phải hỗ trợ và
gánh vác công việc giúp nhau. Chung sức giữ gìn tinh thần đoàn kết vì hiệu quả
công việc chung. Khi có vấn đề phát sinh, từng thành viên nên đưa ra giải pháp
thực hiện trên tinh thần xây dựng để đi đến lợi ích chung.

+ Giải quyết công việc:


Đối với khách hàng bên ngoài: Luôn hoàn thành trước thời gian quy định, nếu
có vấn đề phát sinh cần thông báo ngay cho khách hành/đối tác.
Đối với khách hàng nội bộ: Hoàn thành đúng thời gian theo quy định và cam
kết. Giải quyết công việc trên tinh thần hợp tác và cùng xác định nguyên nhân của
vấn đề. Kiên trì tìm ra giải pháp để đạt được hiệu quả công việc.

+ Xử lý công việc: Thiết lập kế hoạch làm việc hàng ngày và thực thi báo cáo
tuần, tháng, quý. Xử lý công việc dựa trên 6 nguyên tắc văn hóa Xử lý xung đột
nội bộ trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng vì mục tiêu chung. Thực hiện góp ý đối
với các hành vi không đúng với văn hóa Tổng Công ty.

+ Đối với bản thân:


• Trong công việc: Hợp tác, hết mình
• Trong hội họp: Nghiêm túc, đúng giờ
• Trong học tập: Chủ động, kiên trì
• Trong sử dụng thông tin: Bảo mật, tuân thủ.

+ Đối với tập thể:


 Lãnh đạo với nhân viên: Thân thiện, hòa đồng, tôn trọng chân thành, truyền
đạt thông tin rõ ràng, mạch lạc, công bằng trong đối xử, công minh trong thưởng
phạt, bao dung, thông cảm với các sai phạm lần đầu của nhân viên.
 Nhân viên với lãnh đạo: Tôn trọng và cư xử đúng mức khi giao tiếp, luôn tỏ
thái độ cầu thị và kiên trì thuyết phục cấp trên khi cần thiết, tuân thủ quyết định và
làm tốt công việc khi cấp trên giao phó.
 Giữa đồng nghiệp với nhau: Luôn giữ thái độ vui vẻ, hòa nhã và thoải mái
với mọi người, quan tâm, chia sẻ công việc chung với đồng nghiệp, không tỏ thái
độ thờ ơ lạnh lùng với người khác.

4. Logo màu đỏ chủ đạo

+ Logo mới của Viettel có màu sắc chủ đạo là màu đỏ với ý nghĩa của sự trẻ
trung, khát khao, đam mê và năng động. Đây cũng là biểu trưng cho màu cờ tổ
quốc, của niềm tự hào dân tộc, sự mạnh mẽ và bản lĩnh tiên phong của thương
hiệu Viettel.
+ Một trong những điều thay đổi đặc biệt lần tái định vị này đó là ở phần chữ
tên thương hiệu được viết thường thay vì in hoa như trước kia để tạo sự gần gũi.
+ Logo Viettel và bộ nhận diện mới của tập đoàn sẽ đồng hành cùng tập đoàn
ít nhất 10-15 năm tiếp theo – theo Tổng giám đốc Viettel cho biết.

5. Slogan

+ Hiện tại là “Theo cách của bạn” Về thiết kế, logo mới lược bỏ “dấu ngoặc
kép” bao quanh chữ Viettel và phát triển thành khung hội thoại điện tử nhằm gìn
giữ tinh thần tôn trọng, lắng nghe và phục vụ con người như những cá thể riêng
biệt. Đây cũng là cách thể hiện sự chuyển dịch của Viettel từ công ty viễn thông
trở thành một công ty cung cấp dịch vụ số. Hình khối của logo được giản lược và
sử dụng cách viết thường nhằm thể hiện sự cởi mở, thân thiện.Được xây dựng với
cấu trúc mở, slogan mới "Theo cách của bạn" và phiên bản tiếng Anh là “Your
way” giúp Viettel truyền tải thông điệp khuyến khích mỗi người sáng tạo hơn và
thể hiện bản thân, cùng nhau tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Bên
cạnh đó, slogan mới cũng thể hiện thông điệp mở cho nhiều dịch vụ số mới của
Viettel chứ không chỉ là viễn thông như slogan trước đó là “Hãy nói theo cách của
bạn – Say it your way”.
6. Ngôn ngữ:

+ Cách chào hỏi: Khi gặp lãnh đạo hoặc đồng nghiệp: Luôn chủ động chào
hỏi theo thứ tự: Cấp dưới chào cấp trên trước, người ít tuổi chào người lớn tuổi
trước và chủ động chào đối tác trước.

+ Trong các buổi họp: Đứng nghiêm chào người chủ trì trước khi buổi họp
bắt đầu.

+ Giới thiệu khi giao tiếp: Nội dung giới thiệu: Tên + Chức vụ (Hoặc quân
hàm). Thứ tự giới thiệu: Người có chức vụ thấp chủ động giới thiệu trước, người
ít tuổi hơn chủ động giới thiệu trước, người trong cơ quan chủ động giới thiệu
trước đối tác, khách hàng.

+ Cách bắt tay: Dùng một tay (thường là tay phải) nhìn thẳng vào người bắt
tay và siết nhẹ bàn tay.Thứ tự bắt tay: Chức vụ thấp chờ chức vụ cao chìa tay ra
trước, người ít tuổi nên chờ người lớn tuổi hơn chìa tay ra trước.

+ Cách sử dụng điện thoại: Trong cuộc họp: Luôn để điện thoại ở chế độ im
lặng, nếu có cuộc gọi quan trọng nên xin phép chủ trì ra ngoài nghe điện. Luôn để
điện thoại ở trạng thái mở, gọi lại khi có cuộc gọi nhỡ, luôn trao đổi qua điện thoại
các nội dung ngắn gọn, dễ hiểu.

+ Cách sử dụng email: Email phải có tiêu đề ngắn gọn và tóm tắt lại được
toàn bộ nội dung của email. Nội dung email: Đầu thư phải “Dear” hoặc “Kính
gửi” ”Tên người nhận”, cuối thư: Lời cảm ơn/ Trân trọng. Chân chữ ký theo quy
định của TCT, gửi “To” những người trực tiếp tiếp nhận email để thực hiện, gửi
“CC” những người phối hợp hoặc nắm thông tin.

+ Cách sử dụng danh thiếp: Sử dụng danh thiếp theo form quy định của
Tổng Công ty. Danh thiếp luôn được chuẩn bị cẩn thận, sẵn sàng trong lần gặp
đầu tiên đối với đối tác, khách hàng. Cách trao danh thiếp: Chủ động tự giới thiệu
và đưa danh thiếp trước cho vị trí cao nhất của đối tác, khách hàng, đưa hai tay
phần chữ đọc xuôi về phía khách hàng/đối tác, trao danh thiếp thì đưa tay trái và
nhận tay phải. Cách nhận danh thiếp: Nhận bằng 2 tay và thể hiện thái độ trân
trọng, không cất ngay sau khi nhận, không nhét vào túi quần nên đặt thiếp trên bàn
hoặc cầm tay trong quá trình trò chuyện.

7. Đồng phục:
Áo đồng phục cửa hàng Viettel được thiết kế theo kiểu áo polo, cổ bẻ đơn
giản. Áo lấy màu đỏ làm chủ đạo, phần cổ áo cùng màu với viền trắng. Logo
Viettel được in nổi bật với màu trắng đặt trước ngực làm thương hiệu.

8. Hành vi

+ Lãnh đạo tầm nhìn: Là khả năng tạo ra tầm nhìn, đặt mục tiêu, định hướng
và truyền cảm hứng cho người khác hướng tới các mục tiêu chung.

Biểu hiện hành vi chính: Có khả năng thiết lập tầm nhìn.Xây dựng giải pháp
triển khai chiến lược. Thiết lập sự đồng thuận và cam kết của nhân viên để cùng
nhau hành động đạt được mục tiêu chung.

+ Lãnh đạo đổi mới: Là khả năng suy nghĩ và hành động để tạo ra những ý
tưởng “mới và tốt hơn”.

Biểu hiện hành vi chính: Nắm bắt được thị trường để đưa ra được những ý
tưởng mang tính khác biệt, đón đầu xu thế. Có khả năng thích ứng nhanh với
những thay đổi mới về công nghệ

+ Lãnh đạo bằng nhạy bén kinh doanh: Là khả năng hiểu rõ về kinh doanh,
môi trường, xác định cơ hội kinh doanh và đánh giá được các quyết định kinh
doanh.

Biểu hiện hành vi chính: Kiểm soát được hiệu quả kinh doanh. Có khả năng
phát huy các cơ hội kinh doanh mới
+ Lãnh đạo thực thi: Là khả năng hoàn thành công việc đến cùng để đạt được
mục tiêu đã đề ra.

Biểu hiện hành vi chính: Sẵn sàng vượt qua trở ngại để đạt được mục tiêu.Có
khả năng thúc đẩy nhân viên cùng hành động để đạt được mục tiêu chung.

+ Lãnh đạo tốc độ: Là khả năng phản ứng nhanh với những thay đổi, đưa ra
quyết định nhanh chóng và giúp đội nhóm hoàn thành công việc nhanh hơn.

Biểu hiện hành vi chính: Có khả năng định hướng tập trung vào kết quả. Linh
hoạt trong việc kiểm soát hành động để đạt được mục tiêu đã đề ra.Trao quyền để
thực thi công việc nhanh và hiệu quả

+ Lãnh đạo đội nhóm: Là khả năng dẫn dắt, truyền cảm hứng đến các thành
viên trong đội nhóm nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc để đạt được mục tiêu đề ra.

Biểu hiện hành vi chính: Tôn trọng và quản lý sự đa dạng trong đội nhóm. Có
khả năng quản lý, đánh giá và cải thiện hiệu suất của đội nhóm.Phát triển, nâng
cao nguồn nhân lực trong đội nhóm .

II. Những giá trị được tuyên bố

1. Sứ mệnh: Sứ mệnh của Viettel là sáng tạo vì con người. Viettel luôn coi
mỗi khách hàng là một con người - một cá thế riềng biệt, cần được tôn trọng, quan
tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt.

Viettel quan niệm: "Kết nối và phát triển" - nhằm kết nối mọi người, mọi nơi
và thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

2. Tầm nhìn:

Trong giai đoạn mới 4.0 (2018 - 2030), Viettel sẽ phấn đấu duy trì tốc độ tăng
trưởng từ 10-15%; trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu

Tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số 1 Việt Nam về Viễn thông & Công nghiệp
công nghệ cao; góp mặt trong Top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm
2030, trong đó đứng Top 10 vệ Viễn thông & công nghệ thông tin, Top 20 về
Công nghiệp Điện tử Viễn thông, Top 50 về Công nghiệp an toàn & An ninh
mạng.

Cơ cấu doanh thu viễn thông và công nghệ thông tin chiếm 55%; công nghiệp
công nghệ cao chiếm 25%; lĩnh vực đầu tư vào đổi mới, sáng tạo chiếm 10% và
lĩnh vực truyền thống 10%.
3. Giá trị cốt lõi

- Thực tiễn là tiêu chuẩn để có thể kiểm nghiệm chân lý.

Phương châm hành động của chúng ta “Dò đá qua sông” và liên tục điều
chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Chúng ta đánh giá con người thông qua quá trình
thực tiễn.

- Trưởng thành qua những thách thức và những lần thất bại.

Chúng ta là những người dám thất bại. Chúng ta động viên những ai thất bại.
Chúng ta tìm trong thất bại những lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh. Chúng ta
không cho phép tận dụng sai lầm của người khác để đánh đổ người đó. Chúng ta
sẽ không lặp lại những lỗi lầm cũ. Chúng ta phê bình thẳng thắn và xây dựng ngay
từ khi sự việc còn nhỏ. Chúng ta thực sự cầu thị, cầu sự tiến bộ.

- Thích ứng nhanh là sức mạnh lớn của cạnh tranh.

Tự nhận thức để thay đổi. Thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường
thay đổi. Chúng ta sẽ biến thay đổi trở thành bình thường như không khí thở vậy.
Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp.

- Sáng tạo là sức sống.

Suy nghĩ không cũ về những gì không mới. Chúng ta trân trọng và tôn vinh từ
những ý tưởng nhỏ nhất. Chúng ta xây dựng một môi trường khuyến khích sáng
tạo để mỗi người Viettel hàng ngày có thể sáng tạo. Chúng ta duy trì Ngày hội ý
tưởng Viettel.

- Tư duy hệ thống.
Chúng ta xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp, bước đi
và phương châm hành động của mình.

Chúng ta vận dụng qui trình 5 bước để giải quyết vấn đề: Chỉ ra vấn đề ->
Tìm nguyên nhân -> Tìm giải pháp -> Tổ chức thực hiện -> Kiểm tra và đánh giá
thực hiện.

Người Viettel phải hiểu vấn đề đến gốc: Làm được là 40% -> Nói được
cho người khác hiểu là 30% -> Viết thành tài liệu cho người đến sau sử dụng là
30% còn lại. Chúng ta sáng tạo theo qui trình: Ăn -> Tiêu hoá -> Sáng tạo.

- Kết hợp Đông - Tây.


Chúng ta kết hợp tư duy trực quan với tư duy phân tích và hệ thống; Kết
hợp sự ổn định và cải cách. Kết hợp cân bằng và động lực cá nhân.

- Truyền thống và cách làm người lính.

Truyền thống: Kỷ luật, Đoàn kết, Chấp nhận gian khổ, Quyết tâm vượt khó
khăn, Gắn bó máu thịt.

- Viettel là ngôi nhà chung.

Chúng ta lao động để xây dựng đất nước, Viettel phát triển, nhưng chúng ta
phải được hưởng xứng đáng từ những thành quả lao động đó. Nhưng chúng ta
luôn đặt lợi ích của đất nước của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân.

4. Triết lý:

Khách hàng được chăm sóc như những cá nhân riêng biệt. Chúng tôi lắng
nghe và cố gắng hiểu từng khách hàng để cung cấp các dịch vụ phù hợp với nhu
cầu của họ. Phát triển kinh doanh đi đôi với trách nhiệm xã hội

Vì sự phát triển của xã hội là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh doanh, các
công ty nên hành động để cải thiện và phát triển xã hội nơi họ hoạt động. Nguồn
nhân lực là chìa khóa để phát triển. Mỗi nhân viên nên hạnh phúc và đóng một vai
trò sáng tạo. Do đó, một môi trường làm việc tốt là điều cần thiết.

Bà Nguyễn Hà Thành - Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Vietrel chia sẻ:
Triết lý kinh doanh của Viettel là "Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội".
Với Viettel khách hằng cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và
phục vụ một cách riêng biệt. Viettel cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua
việc gần kết các hoạt dộng săn xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt
động nhân đạo.

5. Mục tiêu: Tập đoàn đã đặt ra cho mình những mục tiêu chính:

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp chủ đạo và kiến tạo xã
hội số tại Việt Nam, có thể đạt được mức doanh thu dịch vụ 100 nghìn tỷ vào năm
2025.

Đặt mục tiêu chuyển dịch Viettel Telecom trở thành doanh nghiệp viễn thông
số, có dịch vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng số 1 tại đất nước Việt Nam;
tiên phong về công nghệ 5G và các hạ tầng đáp ứng cơ hội phát triển trong cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0.
Hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đưa tỷ trọng của doanh thu đạt
được tương đương với các đối thủ cạnh tranh của Viettel - nhà mạng trong khu
vực và cả trên thế giới; tập trung vào việc sáng tạo sản phẩm cùng dịch vụ; số hóa
các hoạt động trong công tác bán hàng, lấy khách hàng của mình làm trung tâm;
thực hiện đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ trong công tác quản lý có chứng chỉ
quốc tế về lĩnh vực kinh doanh, quản lý, cả kỹ thuật và công nghệ thông tin.

6. Chiến lược phát triển:

- Tập trung vào các lĩnh vực công nghệ số, viễn thông, công nghệ thông tin, an
ninh mạng...

- Mở rộng hoạt động ra quốc tế, trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu khu
vực và thế giới.

- Ứng dụng công nghệ mới như 5G, AI, IoT để dẫn đầu về chuyển đổi số.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư mạnh vào nghiên cứu và
phát triển.

⇒Tóm lại, Viettel hướng tới trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu, dẫn dắt
quá trình chuyển đổi số và phát triển bền vững của Việt Nam.

III. Những quan điểm chung/giá trị cốt lõi

1. Niềm tin:

Phương châm hành động của người Viettel là kết hợp tư duy trực quan với
phân tích hệ thống, kết hợp sự ổn định với cải cách và kết hợp cân bằng với động
lực phát triển của từng cá nhân. Ngoài ra, với phương châm không ai là số 0, nhân
viên của Viettel dù ít hay nhiều, dù cho ở vị trí nào, công việc nào thì cũng đều là
viên gạch quan trọng để xây dựng ngôi nhà chung Viettel. Chính điều này tạo nên
một tinh thần đoàn kết, vững mạnh trong tập đoàn Viettel, trong văn hóa tổ chức
nhóm. Để có được nền văn hóa kinh doanh như bây giờ thì đã có sự đóng góp rất
lớn tử con người cho tới những văn hóa dân tộc vốn có của đất nước ta

2. Nhận thức:

+ Là một doanh nghiệp còn khá non trẻ kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông-
một lĩnh vực công nghệ cao, Viettel luôn nhận thức được rằng để tồn tại và vươn
lên trong bối cảnh thị trường viễn thông đầy khó khăn, đòi hỏi mỗi cán bộ công
nhân viên tổng công ty đều phải không ngừng học hỏi, rèn luyện, nâng cao trình
độ.
+ Thượng tá Nguyễn Mạnh Hùng -Tổng giám đốc tổng công ty đã từng nói
"Học là một nét văn hóa đẹp của Tổng công ty ta. "Nghịch cảnh là một điều tuyệt
vời mà cuộc sống này mang lại cho chúng ta". Đó là triết lý cuộc sống cũng chính
là cách thức truyền cảm hứng cho các cộng sự của Thiếu tướng Nguyễn Mạnh
Hùng khi đương vị CEO Viettel. Đó là một quan điểm và một nét văn hóa mà
Viettel có được. Từ đó mà nhân viên hay "người của Viettel" tự có sự nhận thức
rằng thách thức là chất kích thích, khó khăn là lò luyện và luôn tâm niệm câu
châm ngôn "vứt nó vào chỗ chết thì sẽ sống". Người Viettel không sợ mắc sai lầm
mà chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa vì biết rằng sai lầm
là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến tới thành công. Vì thế, người Viettel
coi sai lầm là cơ hội cho sự phát triển tiếp theo

3. Suy nghĩ:

- Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh: “Không dám thay đổi
đó chính là khước từ cơ hội của chính mình”. Đó chính là nét ứng xử rất đặc biệt
các bạn trẻ thời nay nên học tập, không riêng gì nhân viên Viettel

- Cuộc sống thay đổi từng ngày, từng giờ. Nếu nhân viên trì trệ, cố hữu với
quan điểm cũ mà không chỉ đón nhận những giá trị mới thì sẽ không bao giờ thích
ứng với thời cuộc. Vì thế, người Viettel luôn tư duy không ngừng để điều chỉnh lại
sách lược, bộ máy quản lý để đáp ứng thời thế.

- Viettel luôn chủ trương: "Chủ động thay đổi trước khi buộc phải thay đổi",
không bao giờ hài lòng với những gì mình có, phải biết quên đi thành công và khó
tính với chính mình. Có thành công dễ sinh kiêu ngạo và chủ quan là nhân tố dẫn
đến thất bại,

4. Tình cảm:

- Viettel là ngôi nhà thứ hai mà mỗi chúng ta sống và làm việc ở đó. Mỗi
người Viettel phải trung thành với sự nghiệp của Tổng Công ty. Chúng ta phải
hạnh phúc trong ngôi nhà này thì chúng ta mới làm cho khách hàng của mình hạnh
phúc được.

- Mỗi cá thể giống như một bánh răng để giúp cỗ máy lớn – là doanh nghiệp –
chạy trơn chu. Mỗi người Viettel luôn cần có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, lấy việc làm nhóm để phát triển ca nhân. Theo năm tháng, những viên
gạch mà nhân viên xây dựng nên sẽ là bệ đỡ để văn hóa doanh nghiệp Viettel
khẳng định ngày càng vững mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel năm 2017,
2018, 2019, 2020.

2. https://vietteltelecom.vn/gioi-thieu-viettel

3. https://vienthongviettel.com.vn/gioi-thieu.html

4. https://hronline.vn/tap-doan-vien-thong-quan-doi-viettel-quan-ly-nhan-su-
nhu-the-nao-a67

5. http://tapchiqptd.vn/vi/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/tap-doan-
vien-thong-quan-doi-tap-trung-xay-dung-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao/
151.html

6. https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/tin-tuc/viettel-chinh-thuc-doi-
ten-la-tap-doan-cong-nghiep-vien-thong-quan-doi-528800#

7. https://maisonoffice.vn/tin-tuc/tru-so-viettel/

8. https://vienthongviettel.com.vn/tam-nhin-chien-luoc-viettel.htm

You might also like