You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


--------

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC


TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐÃI NGỘ CỦA TẬP ĐOÀN
NESTLÉ VIỆT NAM

Lớp tín chỉ: QTR403.2


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Vũ Thị Hương Giang

1 Hoàng Thị Thanh Mai 2014210094


2 Đỗ Khánh Ly 2014210089
3 Phùng Thu Hằng 2014210041
4 Phạm Mai Hương 2014210059
5 Bùi Thị Hà Phương 1818828021
6 Nguyên Thị Thanh An 2014210003
7 Nguyễn Thị Thanh Thúy 2014210143
8 Phạm Minh Quân 2014210122
9 Phó Tuệ Hà 2014210036
10 Nguyễn Chí Trọng 2014210154

Hà Nội, tháng 3 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................................2
I. Giới thiệu tổng quan về Nestlé. .....................................................................2
1. Quá trình hình thành và phát triển. ................................................................... 2
2. Sứ mệnh. ............................................................................................................... 3
3. Nguyên tắc kinh doanh. ....................................................................................... 3
4. Đặc điểm nhân sự. ................................................................................................ 4
5. Kết quả kinh doanh ............................................................................................. 6
II. Thực trạng hệ thống đãi ngộ của Nestlé....................................................9
1. Đãi ngộ tài chính .................................................................................................. 9
1.1. Thù lao trực tiếp....................................................................................................... 9
1.2. Thù lao gián tiếp .................................................................................................... 10
2. Đãi ngộ phi tài chính .......................................................................................... 11
2.1. Chăm sóc sức khỏe và tinh thần ........................................................................... 11
2.2. Cơ hội nghề nghiệp ................................................................................................ 12
2.3. Học hỏi và chia sẻ .................................................................................................. 13
3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu. ....................................................................... 13
3.1. Điểm mạnh ............................................................................................................. 13
3.2. Điểm yếu. ................................................................................................................ 15
III. Đề xuất giải pháp. ......................................................................................16
1. Quản lý tốt mối quan hệ giữa các nhân viên ................................................... 16
2. Giảm áp lực làm việc cho nhn viên ................................................................. 16
3. Bài học ................................................................................................................. 17
3.1. Tạo động lực cho nhân viên .................................................................................. 17
3.2. Giải quyết xung đột cho các doanh nghiệp........................................................... 19
KẾT LUẬN ....................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................22
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển ngày nay của thế giới, có thể thấy khoa học – kỹ thuật đang
không ngừng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực vẫn luôn là một nhân tố
không bao giờ lỗi thời, ngược lại, nó còn có khả năng quyết định tới con đường phát triển
của mỗi doanh nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy, mỗi công ty phải làm thế nào để xây
dựng được một hệ thống đãi ngộ phù hợp, góp phần nâng cao giá trị của mỗi cá nhân.
Nestlé được biết tới là một công ty đang dẫn đầu trong lĩnh vực Thực phẩm và đồ
uống trên toàn thế giới. Hiện công ty đang có mạng lưới sản xuất và kinh doanh rộng khắp,
với hơn 2000 nhãn hiệu, có mặt tại 191 quốc gia. Song song với đó là 280.000 nhân viên,
cùng 30.000 sản phẩm. Để có được vị trí như bây giờ là cả một quãng đường nỗ lực không
ngừng nghỉ. Nhận thức được sự khác biệt và đột phá này, nhóm chúng em lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “Phân tích hệ thống đãi ngộ của Nestlé”. Qua thực trạng, điểm mạnh và điểm
yếu trong hệ thống chính sách của Nestlé, chúng em cũng đề ra giải pháp cụ thể để tận
dụng triệt để điểm mạnh và hạn chế tối đa điểm yếu.
Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những
thiếu sót, chúng em mong rằng sẽ nhận được sự góp ý từ cô để có thể hoàn thiện bài tiểu
luận của mình hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

1
PHẦN NỘI DUNG

I. Giới thiệu tổng quan về Nestlé.

1. Quá trình hình thành và phát triển.

Nestlé Việt Nam là một thành viên của tập đoàn Nestlé hoạt động trong lĩnh vực thực
phẩm. Nestlé thành lập văn phòng kinh doanh tại Việt nam từ năm 1916 tại Sài Gòn. Năm
1972, Nestlé xây dựng nhà máy sữa bột Dielac cho trẻ sơ sinh, nhà máy này đi vào hoạt
động năm 1975 (nay được quản lý bởi Vinamilk). Từ năm 1990 Nestlé xúc tiến việc nối
lại các hoạt động tại Việt Nam thông qua việc mở văn phòng đại diện tại TP. HCM năm
1993.
Năm 1995: thành lập công ty TNHH Nestlé Việt Nam, nhà máy đặt tại KCN Biên Hòa
2, Đồng Nai.
Năm 1996: thành lập công ty TNHH Sản Phẩm Sữa Nestlé Việt Nam.
Năm 2001: sáp nhập hai công ty thành công ty TNHH Nestlé Việt Nam theo giấy phép
1152/GPDC10-BKH-KCN ĐN. Văn phòng chính đặt tại 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1,
HCM. Năm 2009 công ty chuyển trụ sở chính về Etown.
Năm 2013: khánh thành Nhà máy Nestlé Trị An chuyên sản xuất NESCAFÉ
Năm 2018: khánh thành Dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFÉ Dolce Gusto tại Nhà
máy Trị An
Tính đến nay, Nestlé đang điều hành 6 nhà máy và hơn 2812 nhân viên trên toàn quốc,
với tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD tính đến hết năm 2019. Với hơn 120 nhà phân phối,
40 kênh tiêu thụ trực tiếp của Nestlé trên khắp các tỉnh thành, sản phẩm của Nestlé có mặt
trên phạm vi cả nước.

2
2. Sứ mệnh.
Các thành viên Nestlé toàn cầu cùng chung một sứ mạng:
“ Nestlé là nguồn dinh dưỡng trong cuộc sống của bạn, Thức ăn hàng ngày của bạn,
Chất lượng sản phẩm tốt xứng đáng giá trị” (Theo định hướng chiến lược Nestlé toàn cầu)
Sứ mệnh của công ty bao gồm:
 Quan trọng và đặt lên hàng đầu là gắn bó mật thiết với người tiêu dùng nhằm đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm.
 Nó tạo thành một mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời giữa cuộc sống con người
với những sản phẩm của Nestlé.
 Để tạo được mối quan hệ mật thiết đó, bắt buộc những sản phẩm của Nestlé phải có
được một chất lượng và một tầm vóc tương xứng – đây cũng là mặt ưu việt nổi trội để
những sản phẩm của Nestlé có được tính sáng tạo và trội hơn những đối thủ cạnh tranh.
 Chia sẻ lợi nhuận kinh doanh với phát triển đời sống người dân tại đất nước mà công
ty tham gia kinh doanh.

3. Nguyên tắc kinh doanh.


Nestlé Việt Nam chủ động xây dựng văn hóa kinh doanh gần gũi với Việt Nam đồng
thời tuân theo những nguyên tắc kinh doanh và văn hóa Nestlé toàn cầu. Nestlé Việt Nam
cam kết tuân thủ những nguyên tắc kinh doanh sau:
 Mục tiêu kinh doanh của Nestlé cũng như của cấp quản lý và nhân viên ở mọi cấp
bậc là sản xuất và tiếp thị những sản phẩm của công ty sao cho có thể tạo nên những giá trị
lâu bền cho những người tiêu dùng, những cổ đông, nhân viên, các đối tác kinh doanh và
số lớn những nền kinh tế quốc gia tại đó Nestlé hoạt động.
 Nestlé không chủ trương theo đuổi lợi nhuận trước mắt làm thiệt hại đến sự phát
triển kinh doanh lâu dài của công ty, lợi nhuận hàng năm là để duy trì sự ủng hộ của các
thị trường tài chính và nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư.
 Nestlé tin tưởng rằng thông thường luật pháp là công cụ hữu hiệu nhất để bảo đảm
tư cách đạo đức, mặc dù trong một số lĩnh vực nhất định, việc có thêm những hướng dẫn

3
khác cho cấp quản lý và nhân viên dưới hình thức những nguyên tắc kinh doanh tự giác là
rất có ích, nhằm đảm bảo rằng những tiêu chuẩn cao nhất sẽ được áp dụng xuyên suốt công
ty.
 Nestlé nhận thức được rằng thành công của một tập đoàn là sự phản ánh trình độ,
nghiệp vụ, hành vi và giá trị đạo đức của cấp quản lý và nhân viên, do đó việc tuyển chọn
nhân viên thích hợp và chính sách đào tạo và phát triển liên tục có tính chất quyết định.
 Nestlé nhìn nhận rằng người tiêu dùng có quyền quan tâm đến công ty đằng sau
nhãn hiệu Nestlé, cũng như cách thức hoạt động của công ty.

4. Đặc điểm nhân sự.


Đội ngũ nhân viên chất lượng cao
Được biết đến là công ty công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, Nestlé toàn
cầu nói chung và Nestlé Việt Nam nói riêng được tạo dựng bởi một đội ngũ nhân viên chất
lượng cao, năng lực tốt và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Đây là những con người có kiến
thức chuyên môn vững vàng, thành thạo trong nghiệp vụ mà Nestlé đã tuyển chọn kỹ lưỡng
ngay từ đầu. Nhân lực chính là cốt lõi của doanh nghiệp, họ góp phần to lớn quyết định sự
thành công doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Không dừng lại ở đó, nhân viên Nestlé được đào tạo thường xuyên để thích ứng với
nền kinh tế luôn biến đổi, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đội ngũ nhân viên trẻ trung và năng động
Nhân viên tại Nestlé hầu hết là những những người trẻ trung năng động, dám đương
đầu và sẵn sàng thử thách những điều mới mẻ. Họ là những công dân toàn cầu, đại diện
cho nền kinh tế mới. Họ có trong mình kĩ năng, kiến thức và bản lĩnh.
Việc đề cao, chú trọng tuyển dụng những ứng cử viên trẻ tuổi cho thấy Nestlé luôn tạo
cơ hội cho những người trẻ có môi trường để phát triển hơn. Khi có bệ phóng vững chắc là
Nestlé thì họ sẽ càng nỗ lực để bứt phá và cho ra những thành quả tốt nhất. Ngoài ra, lứa
nhân viên trẻ này sẽ có suy nghĩ, cũng như thái độ hợp với tệp khách hàng mà tập đoàn
hướng tới, từ đó dễ dàng hơn trong việc đưa ra các ý tưởng đánh trúng tâm lý khách hàng.
Đó cũng là điều mà Nestlé mong muốn đạt được. Rõ ràng đây là mối quan hệ 2 chiều.

4
Văn hoá học hỏi và trau dồi
Một điểm nổi bật trong văn hoá doanh nghiệp của Nestlé Việt Nam không thể không
kể đến văn hoá học hỏi và trau dồi. Tuy xuất phát điểm khác nhau, đảm nhiệm những vị trí
khác nhau nhưng nhân viên Nestlé Việt Nam đều có chung nhận thức học hỏi không ngừng
để hoàn thiện bản thân về cả kiến thức và kỹ năng. Tinh thần ham học hỏi vừa mang màu
sắc văn hoá Nestlé, vừa là một nét đẹp trong phẩm chất con người Việt Nam.
Văn hoá sẻ chia
Có một đặc điểm nhân sự tại Nestlé mà bất cứ ai cũng mong muốn có là văn hóa sẻ
chia. Tại đây, các nhân viên sẽ học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Nhân viên lâu
năm sẽ học hỏi ở người trẻ sự năng động, những kĩ năng, kiến thức mới để kịp đáp ứng yêu
cầu của thời đại mà thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, người mới sẽ
được học hỏi ở người đi trước các kiến thức cơ bản, cốt lõi trong công việc, cách sử dụng
và điều khiển công cụ tại nơi làm việc,...
Việc chia sẻ kinh nghiệm với nhau không chỉ giúp nhân viên phát triển một cách toàn
diện hơn, mà còn góp phần làm các mối quan hệ trở nên cởi mở và khăng khít hơn. Từ đó,
không còn khái niệm “ma mới”, “ma cũ” vô cùng cổ hủ và lạc hậu tồn tại trong môi trường
làm việc truyền thống. Tất cả sẽ làm việc với nhau dựa trên sự phát triển chung, hướng tới
mục tiêu đưa Nestlé đến gần hơn với người tiêu dùng.
Đa dạng
Trong thời đại mới, khi mà nhân loại đang nỗ lực để tiến hành hội nhập thì Nestlé không
nằm ngoài vòng quay đó. Minh chứng rõ rệt nhất là hệ thống nhân sự tại đây vô cùng đa
dạng. Bất kể chi nhánh nằm ở quốc gia nào thì vẫn luôn có cơ hội cho những công dân đủ
năng lực và phẩm chất đến từ quốc gia khác.
Những nhân viên làm việc tại Công ty Nestlé được tìm thấy ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Giới tính cũng không phải là một vấn đề cần xem xét, khi mà cả nam, nữa hay giới tính thứ
3 đều có cùng xuất phát điểm và cơ hội thăng tiến như nhau. Nhiều người đến từ nhiều
quốc gia khác nhau với tôn giáo riêng. Bất kể một cá nhân nào cũng đáng được tôn trọng
khi mà họ đem lại cho xã hội những giá trị tốt đẹp.

5
Với đặc điểm này, khi làm việc chung, nhân viên sẽ sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng
anh. Vì vậy, khi tuyển dụng, tiếng anh cũng là một yếu tố được đề cao. Khi làm việc trong
môi trường này, nhân viên sẽ có thêm nhiều cơ hội để học hỏi những nền văn hóa khác
nhau, con đường phát triển cũng mở rộng hơn.

5. Kết quả kinh doanh

Tình hình sản xuất kinh doanh của Nestlé Việt Nam trong những năm qua được đánh
giá rất thành công với những con số danh thu từ sản phẩm chủ đạo như Nescafe, Maggi,
Milo, Lavie... tính trung bình hàng năm sản lượng tiêu thụ trên 2 tỷ tấn. Đặc biệt lượng
hàng bán trên thị trường Châu Âu thường cao hơn Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Nestlé, doanh số đạt 92,2 tỷ CHF (franc
Thụy Sỹ, 1 CHF tương đương hơn 1 USD), tăng 8,6 tỷ CHF (10,2%). Tăng trưởng nội tại
đạt 5,9%, tăng trưởng thực tế nội bộ đạt 3,1%, lợi nhuận thương mại tăng 11,8% đạt 14 tỷ
CHF, lợi nhuận tăng 15,2%. Trị giá mỗi cổ phiếu tăng 12,2%, trị giá 3,33 CHF/cổ phiếu,
chia cổ tức dự kiến 2,05 CHF trên mỗi cổ phiếu, dòng vốn lưu động tăng từ 5,6 lên 15,8 tỷ
CHF.

Còn hiện nay, doanh thu của Nestlé Ltd. tăng 3,25 % trong năm tài chính 2021 so với
năm tài chính 2020. Thu nhập ròng tăng 38,2 %.

Biểu đồ 1: Biểu đồ kết quả kinh doanh của Nestlé 2018 - 2021 (Nguồn: MSN Tài chính)

6
Hiện nay, trên thị trường cafe hòa tan có các thương hiệu Nescafe, Vinacafe và G7 –
Trung Nguyên. Mẫu mã bao bì rất đa dạng từ các loại cafe sữa hòa tan, cafe đen hòa tan
đến cafe lon nhưng phổ biến hơn cả là cafe sữa hòa tan. Theo nguồn tin khảo sát thị trường
của công ty Nestlé năm 2010 thị phần của Nescafe chiếm khoảng 37%. Nhìn vào tốc độ
tăng trưởng sản phẩm Nescafe chúng ta thấy doanh thu các sản phẩm Nescafe của công ty
từ khi thành lập đến nay liên tục tăng mạnh. Tuy nhiên trong hơn 2 năm trở laị đây hoạt
động kinh doanh café hòa tan của thị trường bắt đầu chậm lại một phần do suy giảm kinh
tế vì dịch bệnh, một phần do cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một thực tế là thị
trường tiêu thụ các sản phẩm cafe hòa tan ở Việt Nam rất nhỏ so với thị trường cafe rang
xay.

Trước đây thị trường Việt Nam chỉ thông dụng loại cafe sữa hòa tan với nhiều chủng
loại và khẩu vị khác nhau, vài năm trở lại đây xuất hiện thêm loại cafe đen hòa tan thỏa
niềm đam mê thưởng thức cà phê đen thuần túy Việt Nam.

Nestlé là tập đoàn lớn của Thụy sỹ có bề dày 70 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất
và kinh doanh cafe hòa tan và Nescafe là nhãn hiệu cà phê hòa tan hàng đầu trên thế giới,
Nescafe luôn cải tiến không ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Tại thị trường Việt Nam Nestlé tập trung sản xuất chủ yếu các loại cafe sữa hòa tan,
trong đó phải kể đến sản phẩm Nescafe 3in1. Ngoài ra còn có các sản phẩm cafe khác của
Nescafe cũng có mặt trên thị trường Việt Nam trong các năm qua: Nescafe Red cup,
Nescafe Việt, Nescafe Sữa đá, Nescafe Latte, Nescafe Gold, Nescafe Dolce Gusto ( cà phê
pha máy).

Với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và sự cạnh tranh gay gắt về giá cả chất lượng
của các sản phẩm cafe hòa tan, công ty Nestlé chủ trương xây dựng nhà máy sản xuất bột
cafe bán thành phẩm từ năm 1997. Đến nay, Nhà máy Cafe của Nestlé tại Việt Nam đã
cung cấp cho thị trường Việt Nam 1200 tấn bột bán thành phẩm hàng năm. Dù đã hoạt
động hết công suất vẫn không thể cung cấp đủ cho thị trường tiêu thụ cafe hòa tan ở Việt
Nam đang tăng trưởng nhanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp có hướng đầu tư thêm nhà
7
máy mới để sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu bột bán thành
phẩm cho các thị trường khác ngoài Việt Nam.

8
II. Thực trạng hệ thống đãi ngộ của Nestlé

1. Đãi ngộ tài chính


Nestlé xây dựng chế độ đãi ngộ nhân viên vô cùng năng động và cạnh tranh trên mọi
phương diện. Các khoản lương, thưởng ngắn hạn hay dài hạn, các phúc lợi bổ sung cho
lương dành cho nhân viên đều ở mức cao. Nestlé Việt Nam tin đây là điều quan trọng để
bắt đầu cuộc sống tốt cho nhân viên và người thân của họ.
Mức lương cơ bản: Đây là mức lương trả cho vị trí và chức danh nhân viên đang làm
việc, và nhân viên được trả mức lương cơ bản mỗi tháng một lần.
Thưởng tiền mặt hàng năm: Các khoản thưởng lương tháng thứ 13, 14 được trả vào
tháng 12 hàng năm, thưởng theo kết quả kinh doanh.

1.1. Thù lao trực tiếp


1.1.1. Tiền lương của nhân viên.

Giống như những công ty khác, mức lương cơ bản của nhân viên tại Nestlé được xác
định bởi vai trò và kinh nghiệm của họ. Các vị trí phổ biến tại Nestlé là nhân viên kỹ thuật,
quản lý thương hiệu, marketing và nhiều vị trí khác. Trong các vị trí này, cấp độ được sử
dụng để đo lường năng lực và kinh nghiệm của nhân viên.

Mức lương trung bình của Nestlé dao động từ khoảng $ 45,764 mỗi năm cho Kỹ thuật
viên vi sinh đến $ 307,314 mỗi năm cho một Giám đốc. Mức lương trung bình hàng giờ
của Nestlé dao động từ khoảng 16 đô la mỗi giờ đối với Người bán hàng đến 36 đô la mỗi
giờ đối với Thợ bảo trì. (Theo thống kê của Glassdoor.com)

1.1.2. Tiền thưởng

Nhân viên khi gia nhập vào công ty Nestlé sẽ được nhận thưởng lương tháng thứ 13,
và 14 và phần thưởng này thường được trao vào tháng 12 hàng năm. Tuy nhiên, việc nhân
viên có nhận được phần thưởng này hay không phụ thuộc vào thời gian gia nhập của họ.

9
Bên cạnh tiền thưởng cuối năm, nhân viên ở Nestlé còn được nhận tiền thưởng theo kết
quả kinh doanh được ghi nhận. Điều đó có nghĩa là khi nhân viên làm tốt, tạo ra nhiều lợi
nhuận giúp công ty phát triển, mức thưởng họ được nhận sẽ tăng lên tưởng xứng. Đây là
một trong những cách hiệu quả để thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên, tăng khả năng
cống hiến đối với sự phát triển của công ty.

1.2. Thù lao gián tiếp


Hiện tại ở Nestlé, các nhân viên được hưởng khá nhiều các phúc lợi xã hội từ chính
sách của công ty. Bên cạnh việc được đóng các loại bảo hiểm theo pháp luật đã quy định
như ở hầu hết các công ty khác như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nhân viên tại công ty
còn được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe hàng đầu. Mọi nhân viên NESTLÉ được
nhận gói bảo hiểm sức khỏe Generali - khám và chữa bệnh ở các bệnh viện, phòng khám
cao cấp. Khi một trong 4 nhà máy của Nestlé ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Nestlé đã chi
trả để tất cả các nhân viên nhận được điều trị tốt nhất. Công tỷ trả 25 triệu đồng cho mỗi
nhân viên, thậm chí là nhân viên bên thứ 3, để họ có thể được chuyển đến bệnh viện tư
nhân để điều trị.

Ngoài ra công ty còn có thêm nhiều quyền lợi khác như viên sử dụng sản phẩm dinh
dưỡng của Nestlé miễn phí tại nhà máy, mua sản phẩm của Nestlé với giá ưu đãi hơn so
với thị trường, sử dụng phương tiện di chuyển của công ty. Tất cả các chính sách này nhằm
cân bằng cuộc sống – công việc.

Bên cạnh đó, mỗi năm, ngoài các ngày lễ, Tết, mỗi nhân viên Nestlé có số ngày phép
tương đương 3 tuần làm việc.
Đặc biệt, Nestlé còn có chính sách thai sản với thời gian nghỉ thai sản được trả lương ít
nhất 14 tuần và có quyền kéo dài thời gian nghỉ phép lên đến 6 tháng. Chính sách này giúp
bảo vệ việc làm cho nhân viên, không phân biệt đối xử, bảo vệ sức khỏe, cung cấp các lựa
chọn làm việc linh hoạt, cũng như hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ.
Giám đốc điều hành Nestlé Mark Schneider cho biết: "Mỗi gia đình là duy nhất, vì vậy
chúng tôi đã thiết kế chính sách hỗ trợ cha mẹ đủ linh hoạt để phù hợp với tất cả. Hỗ trợ sự

10
phát triển lành mạnh của trẻ sơ sinh là giá trị cốt lõi của công ty chúng tôi kể từ khi thành
lập. Chính sách hỗ trợ của cha mẹ là một phần quan trọng trong nỗ lực của chúng tôi nhằm
cung cấp cho trẻ em một khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống, bằng cách cho phép cha mẹ
dành nhiều thời gian hơn cho đứa con mới chào đời của họ.
Hiện 85% trên tổng số 2.300 nhân viên của công ty luôn hài lòng với chính sách lương
bổng và phúc lợi mà họ đang được hưởng. Để đạt được kết quả trên, trong suốt 5 năm qua,
ban giám đốc công ty đã luôn trao đổi và chia sẻ với tất cả nhân viên về thông tin lương
trên thị trường cũng như chính sách phát triển nhân viên. Bà Lê Thị Khải Minh, Trưởng
Phòng Lương và phúc lợi công ty, cho biết: "Trong thời đại 4.0, nhân viên đều có được
thông tin về mức lương mà các đối thủ trả cho nhân viên. Chính vì vậy, trong 5 năm qua,
công ty đã tiến hành trao đổi và chia sẻ cho tất cả nhân viên về thông tin lương - thưởng
trên thị trường để nhân viên biết được mức lương họ đang hưởng là tương xứng.”

2. Đãi ngộ phi tài chính

2.1. Chăm sóc sức khỏe và tinh thần


NESTLÉ là một công ty được xây dựng trên nền tảng nhân bản, con người được xem
là trung tâm, quyết định sự thành công của công ty. Vậy nên, NESTLÉ luôn quan tâm đến
các thành viên của mình trên mọi phương diện, điều này được thể hiện rõ nhất qua tổ chức
của công ty trong đại dịch.

Mỗi tuần công ty đều thực hiện nhiều sáng kiến khác nhau như chăm sóc sức khỏe, tổ
chức câu lạc bộ giúp mọi người kết nối và sống tích cực. Vào mỗi buổi sáng, họ thảo luận
cách bảo vệ an toàn sức khỏe nhân viên. Mỗi tuần đều tổ chức buổi lắng nghe tâm tư và
nguyện vọng của nhân viên.

Ngoài ra, hàng năm NESTLÉ đều tổ chức hoạt động teambuilding và các hoạt động thể
thao thử thách như Football Champion League... Đây là những chương trình thể hiện tinh
thần đồng đội và đón nhận thách thức của mỗi nhân viên NESTLÉ.

11
Văn phòng làm việc của NESTLÉ được thiết kế ưu tiên những yếu tố thiên nhiên, giúp
văn phòng trở lên mát mẻ và tạo cảm giác thoải mái cho nhân viên. Công ty cũng trang bị
rất nhiều phòng họp, cùng các tiện ích hiện tại phục vụ hiệu quả cho công việc cũng như
thời gian nghỉ ngơi của nhân viên. Ví dụ văn phòng làm việc tại của NESTLÉ tại Hồ Chí
Minh, phòng làm việc được thiết kế mở tối đa, các vách ngăn cũ được loại bỏ, khu làm việc
được bố trí dãy bàn dài để tăng tương tác giữa nhân viên, cây xanh được bố trí ở nhiều khu
vực, vừa giúp sàng lọc không khí vừa tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho người làm
việc. Phòng họp được thiết kế vừa thoải mái, vừa ấm cúng và tiện nghi nhằm thúc đẩy làm
việc hiệu quả. Sự ngăn cách giữa không gian làm việc chung và riêng được chú trọng, các
phòng hợp được ngăn bằng kính mờ, đảm bảo riêng tư, yên tĩnh nhưng không quá cách
biệt với không gian ngoài. Ngoài ra, khu vực ăn uống, chơi thể thao, phòng thư giãn cũng
được bố trí riêng tư để nhân viên có thể nghỉ ngơi khi cần tái tạo năng lượng.

2.2. Cơ hội nghề nghiệp


NESTLÉ đem đến cho nhân viên không chỉ một công việc tốt mà còn rất nhiều cơ hội
phát triển nghề nghiệp lâu dài. Mỗi nhà quản lý tại NESTLÉ được yêu cầu động viên và
hỗ trợ nhân viên tìm phương pháp để cải tiến trong công việc, không ngừng thay đổi và đổi
mới. Họ luôn thúc đẩy các cá nhân tìm kiếm cơ hội phấn đấu và học hỏi, từ đó phát triển
được năng lực bản thân cũng như con đường sự nghiệp.

NESTLÉ xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng theo các cấp bậc kết hợp với
chương trình đào tạo đặc thù cho từng đối tượng theo giá trị cốt lõi riêng của mình nhằm
thúc đẩy sự phát triển của các nhân viên và trao họ cơ hội học tập dài hạn. Ở NESTLÉ, họ
có các chương trình đào tạo đặc thù như: Đào tạo xóa mù chữ cho công nhân nhà máy làm
tăng năng suất lao động, duy trì thái độ làm việc tích cực, tự tin để tranh luận; Đào tạo học
nghề NESTLÉ cho các học viên bên ngoài công ty; hay Local training để đáp ứng nguồn
nhân lực chất lượng cao

Với quy mô của một Tập đoàn đa quốc gia, NESTLÉ mang đến cho nhân viên cơ hội
phát triển bản thân không biên giới, sự nghiệp phát triển rõ nét.

12
2.3. Học hỏi và chia sẻ
Không ngừng học hỏi là một phần nổi bật trong văn hóa của NESTLÉ. Mỗi thành viên
dù đảm nhiệm vị trí nào cũng cần không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức, kỹ năng của
mình. Tinh thần học hỏi được xem là điều kiện tất yếu nếu bạn muốn làm việc tại NESTLÉ.

Mỗi nhân viên tại đây có cơ hội trau dồi bản thân, mở ra cơ hội phát triển và thăng tiến
thông qua các chương trình đào tạo nội bộ liên tục và nhất quán với mục tiêu công việc.
Ngoài các kỹ năng, hiểu biết chuyên môn, năng lực thì các nguyên tắc: năng động, thực tế,
trung thực, chăm chỉ và đáng tin cậy cũng là tiêu chí chính để từng cá nhân có cơ hội thăng
tiến trong công ty.

3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu.

3.1. Điểm mạnh

 Về điều kiện làm việc

Nestlé cam kết cung cấp cho nhân viên điều kiện làm việc tốt, môi trường làm việc an
toàn, lành mạnh và khả năng việc làm linh hoạt hỗ trợ tốt hơn, cân bằng cuộc sống riêng
tư và chuyên nghiệp. Nestlé cung cấp các điều kiện làm việc linh hoạt bất cứ khi nào có
thể và khuyến khích nhân viên của Nestlé tham gia thêm các hoạt động cộng đồng bên
ngoài

Ngoài ra, cam kết của Nestlé không chỉ giới hạn đối với nhân viên của mình. Nestlé
quan tâm đến tất cả những người làm việc bên trong hoặc bên ngoài cơ sở của Nestlé theo
nghĩa vụ theo hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ. Nestlé khẳng định rằng họ cũng thực
hiện các bước để đáp ứng đủ điều kiện làm việc cho họ.

Nestlé đề cao việc xây dựng mối quan hệ dựa trên niềm tin và sự tôn trọng của nhân
viên ở tất cả các cấp là điều cần thiết. Nestlé không tha thứ cho bất kỳ hình thức quấy rối
hoặc phân biệt đối xử nào. Tại Nestlé, mọi người đều có cơ hội như nhau, bất kể nguồn

13
gốc, quốc tịch, tôn giáo, sắc tộc, giới tính hoặc độ tuổi. Do đó, các nhà quản lý cam kết xây
dựng và duy trì, với các nhóm của họ, một môi trường tin tưởng lẫn nhau. Nhân sự của
Nestlé được đảm bảo rằng tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe.

 Về chính sách đãi ngộ

Thu hút nhân viên mới và giữ nhân viên hiện tại tham gia không chỉ là về thù lao và lợi
ích dựa trên hiệu suất vững chắc. Nó cũng là về giá trị và niềm tin kiếm được khó khăn mà
tên của Nestlé mang đến cho những người làm việc với Nestlé các mối quan hệ với quản
lý trực tuyến và đồng nghiệp của Nestlé; công nhận và kinh nghiệm được hưởng khi làm
việc cho một công ty toàn cầu đa dạng; và khả năng học hỏi và phát triển. Đây là toàn bộ
đãi ngộ mà nhân viên Nestlé sẽ nhận được.

Các chính sách đãi ngộ của Nestlé phải được thiết lập trong khuôn khổ xã hội và pháp
lý của mỗi quốc gia và liên quan đến các thỏa thuận tập thể hiện hành. Mỗi người quản lý
có trách nhiệm đề xuất mức thù lao cho nhân viên của mình trong khuôn khổ chính sách
của công ty. Cần có đủ thời gian với mỗi nhân viên để giải thích tình huống cụ thể của
mình về mức thù lao và lợi ích, nếu cần với sự hỗ trợ của quản lý nhân sự, để giao tiếp
đúng, rõ ràng và đủ minh bạch.

Nestlé mang đến cho nhân viên một hệ thống lương và phúc lợi năng động cạnh tranh
với thị trường về mọi phương diện, bao gồm lương, các khoản thưởng ngắn hạn và / hay
dài hạn, các phúc lợi bổ sung cho lương hay phúc lợi xã hội. Theo thống kê, có 85% trên
tổng số 2.300 nhân viên của công ty luôn hài lòng với chính sách lương bổng và phúc lợi
mà họ đang được hưởng.

Đồng thời, Neste còn tổ chức các khóa đào tạo nhằm chia sẻ kiến thức, xây dựng lộ
trình phát triền nghề nghiệp theo cấp bậc cho nhân viên. Chính nhờ vậy mà năm 2016,
Nestlé được lọt vào top 3 doanh nghiệp có nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

14
 Về học hỏi và đào tạo

Nestlé xác định ưu tiên việc đào tạo và phát triển. Trách nhiệm biến những điều này
thành hành động được chia sẻ giữa nhân viên, quản lý trựctuyến và nhân sự.

Nestlé cũng cung cấp một loạt các hoạt động và phương pháp đào tạo toàn diện để hỗ
trợ mọi người học hỏi và phát triển. Tham dự một chương trình không bao giờ được coi là
một phần thưởng mà là một thành phần của sự phát triển đang diễn ra.

3.2. Điểm yếu.

 Bất hòa và xung đột lợi ích.


Nestlé được biết tới là công ty có rất nhiều thương hiệu như là Nescafe, Milo,
KitKat, LaVie… điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh. Nhưng xét về
công việc quản trị, điều này sẽ gây khó khăn cho các quản trị viên cấp cao, thậm chí là bất
hòa cũng như xung đột lợi ích giữa các quản trị viên cấp thấp hơn và giữa các nhân viên.
 Áp lực công việc.
Nestlé nhiều năm vừa qua liên tục nằm trong top đầu những nơi làm việc tốt nhất
Việt Nam, và doanh nghiệp mang đến cho người lao động không chỉ là cơ hội có một công
việc tốt và còn rất nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp lâu dài.
Tuy nhiên, trong một số khảo sát gần đây, bên cạnh những lời khen thì cũng có một
số những phản ánh. Cụ thể là một số nhân viên cho rằng trong công việc có áp lực khá cao,
điều này phần nào làm ảnh hưởng tới tâm lý và năng suất làm việc của nhân viên.

15
III. Đề xuất giải pháp.
Nhìn chung, chính sách đãi ngộ của Nestlé thật sự rất tốt. Chính sách đãi ngộ của Nestlé
thể hiện rõ sự quan tâm của công ty đến nhân viên, qua những mục như: điều kiện làm
việc, tổng thưởng, quan hệ nhân viên, … Dưới chính sách này, nhân viên Nestlé nói chung
sau khi làm việc trong môi trường này sẽ được hưởng nhiều phúc lợi và có cơ hội phát triển
bản thân một cách toàn diện. Song, đi liền với môi trường làm việc vô cùng tuyệt vời là
những khó khăn mà nhân viên t ại Nestlé gặp phải. Chính vì vậy, có thể đề xuất ra giúp
Nestlé một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống đãi ngộ của mình hơn.

1. Quản lý tốt mối quan hệ giữa các nhân viên


Trong quá trình làm việc, không thể tránh khỏi việc xuất hiện xung đột giữa các nhân
viên. Khi đó, nhà quản trị cần phải có những giải pháp có thể giúp nhân viên giải quyết vấn
đề và xây dựng lại mối quan hệ tốt đẹp giữa họ
Để có thể đưa ra những giải pháp, các nhà quản trị cần phải lắng nghe những gì mà
các thành viên chia sẻ và cảm nhận của họ. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do gây ra mâu thuẫn
và sau đó cùng làm việc lại với các thành viên trong nhóm để cùng nhau tìm ra những giải
pháp giúp cho mỗi quan hệ đi lên.
Bên cạnh đó, việc khuyến khích, động viên các thành viên giữ ở thế trung lập khi
có những mâu thuẫn để mọi người có thể hoạt động, làm việc với nhau một cách hiệu quả.
Đồng thời, các nhà quản trị cũng nên đưa ra các tiêu chuẩn về hành vi và chuẩn mực ở nơi
làm việc; quan sát về hành vi và thái độ của những thành viên tạo ra mâu thuẫn để cân bằng
các mối quan hệ và cải thiện chất lượng làm việc.

2. Giảm áp lực làm việc cho nhn viên


Nestlé luôn được đánh giá là một trong những công ty hàng đầu thế giới về môi trường
làm việc. Làm việc trong một môi trường như vậy đòi hỏi nhân viên phải thật sự chuyên
nghiệp và chịu được những trách nhiệm cực kì lớn. Vì vậy không tránh khỏi áp lực và căng
thẳng từ công việc.

16
Để tăng động lực và giảm bớt căng thẳng, các nhà lãnh đạo có thể xem xét chú trọng
vào các hoạt động khen thưởng đánh giá thành tích. Sự công nhận luôn là yếu tố kích thích
số một với nhân viên. Vì thế, công ty có thể thể hiện sự công nhận của mình qua các cuộc
họp tháng để khen ngợi thành tích, hiệu suất làm việc.
Ngoài ra cần có sự sử dụng và ghi nhận các ý kiến đóng góp của nhân viên đối với các
chính sách, kế hoạch trong hiện tại và tương lai của công ty.

3. Bài học

3.1. Tạo động lực cho nhân viên

Động lực làm việc chỉ sức mạnh tác động lên một người hoặc nảy sinh ngay trong con
người đó, thúc đẩy họ hành động hướng tới một mục tiêu nhất định. Một nhân viên có động
lực làm việc mạnh mẽ biểu hiện bên ngoài sẽ là một người có cường độ làm việc cao, có
nỗ lực bền bỉ, có sự định hướng, chịu đầu tư sức lực, tinh thần và thời gian để hoàn thành
công việc của mình và đạt được những mục tiêu đề ra trong một thời gian nhất định.

Do đó nhiệm vụ của nhà quản lý là khơi nguồn động lực làm việc và xây dựng một hệ
thống động viên có hiệu quả bao gồm chế độ thù lao, những đãi ngộ tài chính khác và các
chính sách động viên phi tài chính.

3.1.1. Về mặt đãi ngộ tài chính:


Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên (KPI) cụ thể cho từng vị
trí với những chuẩn và thang điểm rõ ràng để đánh giá đúng năng lực làm việc của từng cá
nhân, từ đó có cơ chế lương thưởng phù hợp, cũng như xác định được những nhân viên có
năng lực để có chính sách đãi ngộ thích hợp, tạo trường làm việc tốt để họ có cơ hội phát
triển và gắn bó lâu dài. Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để thể dễ dàng tính toán
một cách chính xác và tự động các chỉ tiêu KPI.
Hệ thống lương bổng và các chế độ đãi ngộ khác nên phù hợp với mặt bằng tiền lương
chung trong công ty. Bậc lương cần rõ ràng và có quy định cụ thể cho các tiêu chí tăng
lương hay đãi ngộ đặc khác. Bên cạnh đó hệ thống này cũng phải đảm bảo tính công bằng,

17
phù hợp với tiêu chí đánh giá nhân chính là công cụ hữu hiệu để giữ nhân viên giúp họ sẵn
sàng làm việc với tinh thần gắn kết, trung thành cao.
Ngoài các chế độ bảo hiểm theo quy định như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; nên có
thêm các thức bảo hiểm khác như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn cho người lao động
và chương trình tiết kiệm lũy dành cho nhân viên làm việc lâu năm.
3.1.2. Đãi ngộ phi tài chính:

Ngoài những phần thưởng tài chính dành cho những thành quả mà nhân viên đạt được,
những đãi ngộ phi tài chính họ nhận được từ những người quản lý thúc đẩy họ làm việc
chăm chỉ hơn. Các yếu tố phi tài chính bao gồm:

 Môi trường làm việc: Nhà quản trị có nhiệm vụ phát triển những cách thức để tạo
nên môi trường làm việc trong đó việc hoàn thành tốt công việc là phần thưởng kinh nghiệm
cho các nhân viên thậm chí không cần tới tăng lương và các khoản thưởng. Nhà quản lý
cũng cần tạo môi trường làm việc trong đó nhân viên thấy rằng công việc của họ phù hợp,
hài hòa với mục tiêu của bản thân và của toàn công ty, cho nhân viên thấy rằng vai trò của
họ là quan trọng, khuyến khích nhân viên giao lưu, tiếp xúc qua lại với nhau, kịp thời cung
cấp các thông tin phản hồi về hiệu quả công việc, cho nhân viên phát biểu về điều kiện vật
chất tại nơi làm việc, làm phong phú công việc, mở rộng công việc cho nhân viên bán hàng
để tránh nhàm chán trong công việc, hỗ trợ và cải thiện môi trường làm việc. Nhà quản trị
cũng cần tạo ra môi trường làm việc tinh thần đồng đội và tập thể cao, nơi nhân viên bán
hàng có thể không chỉ không chỉ hỗ trợ nhau tốt trong công việc mà còn là nơi chia sẻ
những vui buồn trong cuộc sống...
 Hoạt động lãnh đạo: Sử dụng đúng người đúng việc, khuyến khích sự tham gia của
nhân viên, giao trách nhiệm cá nhân trong công việc, để cho nhân viên tự do hơn trong việc
lựa chọn phương pháp làm việc, trình tự thực hiện công việc và nhịp độ tiến hành công
việc
 Những động viên về mặt tinh thần: Những bữa chiêu đãi buổi tối để công nhận kết
quả làm việc, những món quà nhỏ, một chứng nhận những thành tích đạt được, những vật
kỷ niệm ghi thành tích, được là thành viên trong những nhóm đặc biệt (ví dụ nhóm những
18
nhân viên bán hàng xuất sắc nhất doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi đặc biệt của
doanh nghiệp).
3.1.3. Những lưu ý khi đưa ra chính sách động viên khuyến khích:
 Tiền lương là một yếu tố cần thiết và quan trọng nhưng không phải là tất cả. Không
hẳn cứ phải tăng lương mới thúc đẩy người ta làm công việc tốt hơn mức cần thiết. Ngoài
tiền lương, nhà quản trị bán cần quan tâm đến những yếu tố khác thuộc về môi trường có
ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên.
 Con người được kích thích mỗi khi ứng xử của mình được đánh giá đúng thông qua
những lời khen ngợi (khi có kết quả tốt) hoặc xử phạt (khi không đạt yêu cầu).
 Để một người được động viên lâu dài, anh ta cần phải được động viên thường xuyên.
 Nhân viên không thích làm việc khi bị đối xử không công bằng, khi tự cảm giác là
người vô dụng, kém cỏi, khi bị giám sát quá chặt, mất tự do; khi không thể quan hệ tốt với
đồng nghiệp, khi không nhận được sự ủng hộ của cấp trên
 Nhà quản trị cần quan tâm đến hai cấp độ của động lực làm việc: động cơ làm việc
của từng nhân viên và động cơ làm việc của toàn thể lực lượng. Nhà quản trị cần tránh
động viên khuyến khích một cá nhân lại ảnh hưởng tới động lực làm việc của một tập thể
nhân viên khác. Nhà quản trị nên quyết định mức độ thúc đẩy cần thiết ở cả hai cấp độ khi
đội ngũ nhân viên có thể hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đặt ra và cũng nên quyết định
phương pháp thúc đẩy hiệu quả nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể.

3.2. Giải quyết xung đột cho các doanh nghiệp

Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong môi trường làm việc của các doanh nghiệp.
Vì vậy, giải quyết xung đột là yếu tố quan trọng để duy trì môi trường làm việc tích cực và
tăng hiệu quả công việc của nhân viên trong bất kỳ doanh nghiệp nào

3.2.1. Xung đột giữa cá nhân với cá nhân

Nhà quản trị cần có những quy định rõ ràng về lương, thưởng, điều chỉnh kịp thời mức
lương, thưởng của nhân viên cho phù hợp, đồng thời, nên giữ bí mật các thông tin về lương;

19
công bằng trong phân công công việc và phân chia mức lương hợp lý theo khối lượng công
việc nhân viên phụ trách, tránh những mâu thuẫn nội bộ do mức lương không bằng nhau.
Nhà quản trị cần phải tạo ra môi trường làm việc thân thiện, hoà đồng để giảm áp lực
công việc, tạo hiệu quả làm việc cao, giúp nhân viên gắn kết hơn, tạo điều kiện để nhân
viên hỗ trợ lẫn nhau làm việc và cùng phát triển. Khi xuất hiện xung đột xảy ra cần nghiêm
túc xử lý, không thể hiện thái độ thiên vị.

3.2.2. Xung đột giữa nhóm với nhóm

 Nhà quản trị cần tư vấn, hòa giải, phải thật công bằng, khách quan, không thiên vị.
 Gây áp lực và tạo sức ép từ bên trên: Khéo léo để họ thấy nếu vấn đề đi quá xa thì
nguy cơ về thanh danh, địa vị công tác, cơ hội thăng tiến và các lợi ích vật chất, tinh thần
của họ sẽ bị biến động.

3.2.3. Xung đột giữa cá nhân và nhóm

 Nhà quản trị cần xoa dịu những mâu thuẫn, nói rõ sự hợp tác là bắt buộc. Khi người
quản lý cho phép một nhân viên hành động thiếu thiện chí sẽ làm cho những người còn lại
bất mãn. Cần thiết lập chính sách không khoan nhượng với sự phản đối vô lý.
 Tìm tiếng nói chung: Thách thức đối với người quản lý là làm cho các bên mâu
thuẫn gạt đi những sự khác biệt. Người quản lý phải chỉ ra những giá trị chung giữa các
bên. Ví dụ, các bên đều muốn công ty thành công, đó là một mục đích chung. Người quản
lý cần chỉ rõ sự bất hoà của họ đang phá huỷ mục tiêu chung đó.

20
KẾT LUẬN
Qua những nghiên cứu phía trên, có thể thấy Nestlé đã có những bước đi rất đột phá
trong việc xây dựng hệ thống đãi ngộ nhân viên, góp phần tạo ra những giá tr ị cá nhân tốt
đẹp. Đây cũng là lí do, mặc dù thị trường có những thay đổi nhưng Nestlé vẫn là một trong
những trụ cột lớn của ngành Thực phẩm và đồ uống trên khắp thế giới.
Với sự phát triển như vũ bão của KH - KT, cùng với những biến chuyển của thị
trường, việc đầu tư vào nguồn lực con người đóng một vai trò then chốt, cần được chú tâm
nhiều hơn nữa. Doanh nghiệp muốn phát triển, có được chỗ đứng thì phải hiểu rõ cần làm
như thế nào để có thể động viên, thôi thúc nhân viên nỗ lực một cách tự nhiên. Không chỉ
Nestlé, mà các tập đoàn lớn nhỏ nói chung cần phải thực sự nghiêm túc trong quá trình tạo
lập một hệ thống đãi ngộ phù hợp với cá tính của mỗi nhân viên trong t ổ chức.
Bài nghiên cứu của chúng em đã hoàn thành bằng sự đóng góp vô cùng nghiêm túc
của các thành viên. Tuy vậy cũng không thể tránh được những thiếu sót. Vậy nên chúng
em rất mong được cô đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa,
chúng em xin chân thành cảm ơn ThS. Vũ Thị Hương Giang, giảng viên bộ môn Quản tr ị
nguồn nhân lực đã giúp đỡ để chúng em có thể hoàn thành đề tài một cách trọn vẹn.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] (2022, 02 13). Retrieved from: Nestlé Salaries in Ho Chi Minh, Vietnam Area |
Glassdoor.

[2] Chi, P. T. (2021, 10 22). 9+ doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ nhân viên tốt nhất
hiện nay. Retrieved from https://luatlaodong.vn/chinh-sach-dai-ngo

[3] HRchannels. (2021, 01 19). Sự khác biệt về chế độ đãi ngộ, phúc lợi của các tập đoàn.
Retrieved from https://hrchannels.com/uptalent/su-khac-biet-ve-che-do-dai-ngo-phuc-loi-
cua-cac-tap-doan.html

[4] Khôi, N. (2019, 04 10). Giữ nhân lực bằng lương thưởng. Retrieved from
https://nld.com.vn/cong-doan/giu-nhan-luc-bang-luong-thuong-20190409215756294.htm

[5] Nestlé. (2015, 06). Maternity Protection Policy. Retrieved from


https://www.Nestlé.com/sites/default/files/asset-
library/documents/library/documents/people/Nestlé-policy-maternity-protection.pdf

[6] Nestlé. (n.d.). Báo cáo phát triển bền vững 2022. Retrieved from
https://www.Nestlé.com.vn/sites/g/files/pydnoa216/files/2021-12/Bao-cao-phat-trien-
ben-vung-2020-Nestlé-Viet-Nam.pdf

[7] Nestlé đạt thành tích kép về phát triển bền vững và nhân sự. (2022, 02 17). Retrieved
from https://zingnews.vn/Nestlé-dat-thanh-tich-kep-ve-phat-trien-ben-vung-va-nhan-su-
post1296353.html

[8] Nestlé. (n.d.). Những giá trị và nguyên tắc kinh doanh của Nestlé. Retrieved from
https://www.Nestlé.com.vn/vi/aboutus/Nestlé-toan-cau/corporategovernance

[9] Nestlé, V. N. (2022, 01 19). Nestlé đạt thành tích kép về phát triển bền vững và nhân
sự. Retrieved from https://vnexpress.net/Nestlé-dat-thanh-tich-kep-ve-phat-trien-ben-
vung-va-nhan-su-4416476.html
22
[10] Nguyễn, H. (2021, 11 01). Một vài nét đặc biệt trong văn hóa doanh nghiệp của
Nestlé. Retrieved from https://timviec365.vn/blog/van-hoa-doanh-nghiep-cua-Nestlé-
new15239.html

[11] Tìm hiểu về công ty Nestlé - nơi lý tưởng để các bạn trẻ bắt đầu sự nghiệp. (2022, 03
03). Retrieved from https://123job.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-cong-ty-Nestlé-noi-ly-tuong-
de-cac-ban-tre-bat-dau- su-nghiep-2764.html

[12] TOP 10 Công ty có chế độ đãi ngộ tốt nhất Việt Nam. (n.d.). Retrieved from
https://mobitool.net/top-10-cong-ty-co-che-do-dai-ngo-tot-nhat-tai-viet-nam.html

[13] Top 10 nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam với mức lương và đãi ngộ khủng. (2020, 03
31). Retrieved from https://dinhhuonghuongnghiep.com/top-10-noi-lam-viec-tot-nhat-tai-
viet-nam-voi-muc-luong-khung-va-dai-ngo-hap-dan/

[14] Trần, T. (2019, 08 20). Nestlé là gì? Phân tích SWOT Nestlé 2019. Retrieved from
https://atpsoftware.vn/Nestlé-la-gi-phan-tich-swot-Nestlé-2019.html

23

You might also like