You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ
--------

TIỂU LUẬN
Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay
đổi trong các doanh nghiệp Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn : Bùi Dương Lâm


Sinh viên thực hiện : Dương Minh Trí
Lớp : EM002
MSSV : 31201021474

Tp Hồ Chí Minh

1
Mục Lục
Lời cảm ơn.............................................................................................................2
Lời nói đầu............................................................................................................2
Nội dung................................................................................................................2
I- Cơ sở lý luận............................................................................................2
1. Thay đổi trong tổ chức là gì?...............................................................2
2. Ý nghĩa của sự thay đổi ?.....................................................................2
3. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sự thay đổi trong doanh
nghiệp?..........................................................................................................2
4. Các loại thay đổi:..................................................................................3
II- Thực trạng sự thay đổi trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.............3
1. Những điểm tích cực đạt được:............................................................3

2. Những hạn chế:.......................................................................................5


III- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự thay đổi trong các doanh nghiệp
Việt Nam:.........................................................................................................6
IV. Kết luận:......................................................................................................6
Tài liệu tham khảo.................................................................................................6

Lời cảm ơn
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa quản trị trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là thầy Bùi Dương Lâm đã tạo điều kiện để
em tiếp cận, trang bị cho em những kiến thức cần thiết của bộ môn Quản trị học và đã
nhiệt tình giúp đỡ, quan tâm trong em suốt quá trình học.
Xin chúc cho quý thầy cô và gia đình thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Lời nói đầu


Mỗi doanh nghiệp luôn cần sự thay đổi để phát triển và trường tồn, và đặc biệt trong
bối cảnh dịch Covid 19 càng yêu cầu những doanh nghiệp có sự thay đổi để thích ứng,
tồn tại và phát triển. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp và các tổ chức trên
thế giới đang có những sự thay đổi nhanh chóng và quyết liệt, điều đó yêu cầu các tổ
chức, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có những thay đổi để theo kịp với sự phát triển
của nhân loại.
Vì vậy, sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh và quản trị là một vấn đề lớn cần được
quan tâm và nó có ý nghĩa rất lớn trong quản trị. Là cầu nối đưa những chiến lược và
kế hoạch vào thực tiễn, là động lực cho sự thích ứng của từng cá nhân trong tổ chức.
Được phân công để thực hiện đề tài: các giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong các
doanh nghiệp Việt Nam. Qua quá trình tìm tòi nghiên cứu, em đã hoàn thành đề tài
2
song vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy,
cô để em có thể rút ra được những kinh nghiệm để hoàn thành tốt hơn ở những bài tiểu
luận sau.
Nội dung
I- Cơ sở lý luận
1. Thay đổi trong tổ chức là gì?
Sự thay đổi trong tổ chức được hiểu là quá trình cải tiến, tái cấu trúc một cách
chủ động nhằm thích ứng và tạo ra sức cạnh tranh của tổ chức. Đó là sự thay
đổi tất cả mọi quá trình, từ công nghệ kỹ thuật, chiến lược, bộ máy sản xuất,
cho đến việc cải tổ các bộ phận kinh doanh khác nhau, cho tới sự thay đổi trong
văn hóa của công ty.
2. Ý nghĩa của sự thay đổi ?
Sự thay đổi giúp tổ chức thích ứng với môi trường bên ngoài, tạo ra sức cạnh
tranh cho danh nghiệp. Giúp cân bằng, trường tồn và phát triển tổ chức
3. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sự thay đổi trong doanh nghiệp?
3.1. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi trong các tổ chức, có thể kể tới
những nguyên nhân sau:
 Nguyên nhân về xã hội: Sự phát triển của xã hội, đất nước phát triển, con người
ngày càng thông minh, công nghiệp hóa hiện đại hóa đã làm xuất hiện sự thay
đổi trong nguồn lực.
 Nguyên nhân về kinh tế: Kinh tế định hướng toàn cầu hóa, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Kinh tế tri thức phát triển.
 Nguyên nhân về công nghệ: Mạng xã hội ngày càng lan rộng, IT phát triển,
xuất hiện nhiều thiết bị điện tử thông minh, trí tuệ nhân tạo cùng với đó là công
cuộc chuyển đổi số.
 Nguyên nhân về nội bộ doanh nghiệp: Sự thay đổi cải tiến, tái cấu trúc hoặc
biến đổi các bộ phận trong doanh nghiệp.
3.2. Nhận biết sự thay đổi từ đâu?
Để quản trị sự thay đổi một cách hiệu quả, các nhà quản trị cần xác định được
sự thay đổi của doanh nghiệp đến từ đâu, ta có thể chia những tác động đến
doanh nghiệp thành hai dạng:
 Từ bên trong: Các nhà quản phải thường xuyên theo dõi các yếu tố bên trong từ
đó đề ra chiến lược một cách hợp lý nhất, các yếu tố có thể kể tới như: cấu trúc
bên trong của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, nguồn nhân lực, công việc.
 Từ bên ngoài: các tổ chức không thể tránh được các yếu tố bên ngoài, các nhà
quản trị cần biết được yếu tố nào sẽ tác động tốt hay xấu ở hiện tại hay tương
lai, từ đó biết được cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đang gặp và sẽ gặp,
các yếu tố bên ngoài có thể kể tới bao gồm:
- Các yếu tố vĩ mô: Kinh tế, chính trị, pháp luật, Văn hóa, xã hội,
nhân khẩu học, tự nhiên, khoa học công nghệ.
- Các yếu tố vi mô: Khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh,
các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ.
4. Các loại thay đổi:
- Thay đổi cấu trúc: Thay đổi trong nội bộ, chuyên môn công việc,
sự phân quyền...

3
- Thay đổi công nghệ: Ứng dụng khoa học kĩ thuật, phần mềm ứng
dụng mới ...
- Thay đổi văn hóa: Thay đổi những giá trị ứng xử trong doanh
nghiệp như thay đổi phong cách lãnh đạo, thay đổi cách ứng xử
giữa các đồng nghiệp với nhau...
- Thay đổi nhân sự: tuyển dụng, xa thải nhân viên, sắp xếp lại nhân
viên...
- Thay đổi chiến lược: chiến lược Marketting mới, chiến lược bán
hàng mới ...

II- Thực trạng sự thay đổi trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
1. Những điểm tích cực đạt được:
Nhìn chung, với việc tiếp cận với sự phát triển của khoa học kĩ thuật cùng với điều
kiện là một đất nước đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã và đang
thay đổi một cách linh hoạt, kịp thời nắm bắt xu thế của nền kinh tế thế giới. Nhà nước
khuyến khích đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020 đã thể hiện tầm quan
trọng trong việc thay đổi khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp. Nhà nước đang
tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục có sự cải tiến khoa học, công nghệ,
ban hành các chính sách hỗ trợ như trong Luật khoa học- công nghệ năm 2013 và Nghị
định số 87/2014/NĐ-CP, ngày 22-9-2014 của chính phủ, nêu rõ: “Quy định về thu hút
cá nhân hoạt động Khoa học và Công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và người
nước ngoài tham gia hoạt động Khoa học công nghệ ở Việt Nam”. Chỉ thị số
16/2017/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ghi nhận: “Ưu tiên phát triển công nghệ,
công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông mình”, Quyết
định số 844/2016/QĐ-TTg, ngày 18-5-2016 được ban hành bởi thủ tướng chính phủ,
“Về việc phê duyệt đề án hộ trợ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến
năm 2020”.
Các chính sách hỗ trợ việc đổi mới sáng tạo tại Việt Nam ngày càng tăng chứng tỏ sự
cần thiết trong việc đổi mới sáng tạo, thay đổi và đưa Khoa học công nghệ tiên tiến
vào hoạt động sản xuất.
Khoa học, công nghệ đã có những đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất
lượng hàng hóa và dịch vụ, tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường,
một số lĩnh vực đã tiếp cận được nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 42 trên 131 quốc gia và nền kinh tế trong chỉ số đổi
mới sáng tạo năm 2020 của tổ chức sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO), đã có sự cải thiện
so với năm 2016 (Vị trí 56). Có thể thấy được Việt Nam đã có sự cải tiến Khoa học
công nghệ và dần nâng cao được vị thế của mình trên thế giới.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, như bộ trưởng Phùng Xuân Nhã đã nói :
“chưa khi nào khoa học công nghệ thay đổi nhanh như bây giờ” .
Năm 2017, bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện một cuộc khảo sát về sự đổi mới
và sáng tạo trong 7641 doanh nghiệp, kết quả cho thấy 61,6% các doanh nghiệp đã có
sự đổi mới sáng tạo giai đoạn 2014-2016, trong đó 68,8% là các doanh có quy mô lớn.
Và trong những doanh nghiệp có sự đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp thược sở hữu
của nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất (71,04%) , tiếp theo là các doanh nghiệp tư
nhân(61,69%) và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (60,61%)

4
Trong giai đoạn 2015-2020, chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp nước ta tăng từ
33,6% giai đoạn 2011- 2015 lên 44,6% giai đoạn 2016-2019 chứng tỏ năng suất lao
động nước ta tăng.
Nước ta đang có 15 sàn giao dịch công nghệ,50 vườn ươm công nghệ, 186 tổ chức đại
diện sở hữu công nghệ.
Trong ngành du lịch : các doanh nghiệp đã giúp cho khách hàng tiếp cận được thông
tin, hình ảnh và những sản phẩm du lịch thông qua các mạng xã hội, phát triển các
phần mềm du lịch như: Trạm thông tin du lịch, Phần mềm du lịch thông minh “Vibrant
Ho Chi Minh city”, “Ho Chi Minh city guide and map”, “Da Nang FantastiCity”,
“SaiGon Bus” , một số tiện ích về bản đồ, hướng dẫn, xe buýt được ứng dụng tại Hà
Nội, phủ sóng wifi miễn phí tại các địa điểm du lịch như : Quảng Ninh, Hải Phòng,
Huế , Quảng Bình, Đà Lạt, Cần Thơ ... Ngành du lịch Huế đang tiến hành quảng bá du
lịch bằng công nghệ số...
Trong công nghiệp: lao động bằng những công cụ giản đơn, thủ công đang dần thay
thế bằng những dây chuyền , công cụ hiện đại. Từ lao động tay chân dần chuyển sang
lao động trí óc yêu cầu trình độ chuyên môn cao. Cơ cấu ngành công nghiệp đang dần
chiếm tỉ trọng lớn hơn, từ một nước thuần nông trở thành một nước công nghiệp hiện
đại với các nhà máy xí nghiệp, các khu chế xuất ...
Trong nông nghiệp: Áp dụng những thành tựu khoa học vào việc sản xuất nông
nghiệp, đưa những máy móc, công cụ hiện đại vào sản xuất. Nhiều giống cây trồng
mới được đưa vào sản xuất giúp tăng sản lượng và chất lượng nông sản.
Trong ngành xây dựng: Nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được công nghệ hiên đại, cơ
giới hóa, những máy móc hiện đại như máy đào, máy ủi giúp tăng năng suất lao động,
có thể kể tới những tập đoàn như: Sun Group, Vingroup,... Tuy nhiên, những thứ đạt
được vẫn chưa tương xứng với vị thế của nước ta trong khu vực, mức độ tự động hóa
còn thấp.
2. Những hạn chế:
Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng tới chính sách đổi mới của chính phủ
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng các công nghệ lạc hậu, sản xuất các
sản phẩm đơn giản. So sánh với ASEAN về mặt công nghệ thì Việt Nam còn ở trình
độ thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Các doanh nghiệp tư nhân nhận thức được rằng sự thay đổi công nghệ là cần thiết
nhưng do nguồn lực có hạn, họ chỉ nhập khẩu những máy móc thô sơ bên Trung Quốc,
Đài Loan và sản xuất theo kiểu gia công, chất lượng sản phẩm không tốt, hoặc nhập
máy móc cũ của Nhật Bản với công nghệ đi sau ít nhất 10 năm. Đặc biệt có thể thấy ở
những doanh nghiệp nhỏ, vẫn chưa cải tiến được công nghệ, thiết bị.
Đổi mới công nghệ gồm hai hình thức bao gồm đổi mới sản phẩm và đổi mới quy
trình. Theo kết quả từ Bộ dữ liệu khảo sát doanh nghiệp Việt Nam 2015, 52% thực
hiện đổi mới công nghệ, trong đó các doanh nghiệp đổi mới quy trình nhiều hơn so với
các doanh nghiệp đổi mới sản phẩm, các doanh nghiệp thực hiện thay đổi cả hai chiếm
tỉ lệ thấp (25,33%).
Thực hiện thay đổi đứng đầu cả nước thuộc về các doanh nghiệp thuộc vùng Bắc
Trung bộ và Duyên hải miền Trung ( 40,25%), tiếp theo là đồng bằng sông Hồng ở vị
trí thứ 2 (37,21%).
Tỉ lệ doanh nghiệp đầu đầu tư vào R&D còn khá thấp (22,30%) và tập trung vào các
doanh nghiệp vừa và lớn. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa
chú trọng đến việc nghiên cứu phát triển sản phẩm.

5
Ngoài ra, 90% trong số 8000 doanh nghiệp vẫn chưa có chiến lược cải tiến công nghệ,
nguyên nhân do năng lực tài chính vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thay đổi
( theo báo cáo điều tra Năng lực cạnh tranh và công nghiệp ở cấp độ Doanh nghiệp tại
Việt Nam).
Các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng tới việc đào tạo nhân lực đáp ứng việc thay đổi
công nghệ, dẫn chứng là chỉ 252 trong 986 doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân viên
trong cuộc khảo sát của World Bank 2015.
So với các nước trong khu vực, tỉ lệ đào tạo nhân viên của các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn còn ở mức trung bình , thấp hơn rất nhiều so với Philippines và cao hơn Lào, Thái
Lan và Malaysia.
Doanh nghiệp Việt Nam rất ít khi hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài hoặc các cơ
sở nghiên cứu phát triển công nghệ.
Mặc dù các chính sách về việc khuyến khích đổi mới được ban hành đầy đủ, nhưng
vẫn còn rất nhiều hạn chế. Môi trường làm việc trong các doanh nghiệp gây khó khăn
trong việc thay đổi.
Theo một nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân,hầu hết các doanh nghiệp đều
có ít nhất 5 dự án đổi mới với quy mô nhỏ, nhưng số ít đem lại doanh thu cao (chỉ 5%
trong các dự án đem lại doanh thu trên 3 tỷ đồng).
III- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự thay đổi trong các doanh nghiệp
Việt Nam:
Để các doanh nghiệp ở Việt Nam có sự thay đổi, phát triển một cách toàn diện, kịp
thời để bắt kịp với xu thế của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, ta cần áp dụng
những giải pháp sau:
Chính phủ tiếp tục ban hành và điều chỉnh những chính sách khuyến khích việc thay
đổi trong các doanh nghiệp. Hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến
hành thay đổi như việc hỗ trợ vay vốn với lãi suất thích hợp, thông tin cho các doanh
nghiệp về những chính sách, những khoản hỗ trợ, khoản vay, làm sao cho các doanh
nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng. Đặc biệt khuyến khích các doanh
nghiệp nhỏ tiến hành đổi mới.
Chính phủ xây dựng một môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp, xây dựng thể
chế pháp luật minh bạch, xóa bỏ những thủ tục phức tạp và không cần thiết.
Khuyến khích đầu tư và các quỹ đầu tư, đặc biệt là các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Các doanh nghiệp chủ động, linh hoạt tiếp cận nguồn vốn, tìm hiểu những chính sách
hỗ trợ.
Chủ động liên kết với những đối tác để được hỗ trợ về vốn, công nghệ và nguồn nhân
lực chất lượng cao như các doanh nghiệp lớn, các cơ sở nghiên cứu, các trường đại
học.
IV. Kết luận:
Thay đổi luôn là một vấn đề quan trong được chính phủ và các doanh nghiệp tại Việt
Nam quan tâm, chính phủ luôn cố gắng tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện
đổi mới, tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế, việc thay đổi để bắt kịp với thế giới vẫn
còn gặp nhiều khó khăn và cần sự nỗ lực của Nhà nước và doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo


[1] Richard L. Dafl, Kỷ nguyên mới của quản trị, NXB Cengage Learning.
[2] TS.AKP Mochtan và TS.Hà Minh Hiệp, “ Đổi mới sáng tạo: Góc nhìn từ doanh
nghiệp và hàm ý từ chính sách”, Tạp chí Doanh nhân đất Viêt , 2021
6
[3] G.Hưng, Khoa học và công nghệ-Nguồn lực quan trọng của phát triển kinh tế. Báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,2020.
[4]ThS. Lê Thị Huyền. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm phát triển bền
vững doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay. Tạp chí Công Thương , 2018
[5]Mai Lê Thúy Vân et al . “ Thực trạng các yêu tố quyết định đến đổi mới công nghệ
của các doanh nghiệp Việt Nam”. Science & Technology development journal:
economics – Law and management, vol 2, no 2, 2018.
[6]A. Akhlaque, A. B. C. Ong Lopez và A. Coste, “Vietnam - Enhancing enterprise
competitiveness and SME linkages: lessons from international and national
experience,” World Bank Group, Washington, D.C., 2017
[7]Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân, “Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4,2013

You might also like