You are on page 1of 4

QUẢN TRỊ HỌC TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC.

LIÊN HỆ THỨC TẾ
Xã hội đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Tri thức ngày càng trở nên
quang trọng trong sự thành công của doanh nghiệp, mỗi nền kinh tế.
Không có tri thức doanh nghiệp khó có thể đạt đến sự thành công trên con
đường phát triển của thời đại. Tri tức- tài sản của công ty không được
nhìn nhận và quản lí tốt sẽ vô tình thất thoát, tạo những khoảng trống phát
triển thiếu bền vững không dễ gì lấp đầy. Quản trị tri thức đã trở thành
vấn đề sống của mỗi doanh nghiệp. Quản trị tri thức đang dần chiếm
được tầm quan trọng to lớn đối với kinh doanh hiện đại.

Ở Việt Nam, khái niệm quản trị tri thức còn tương đối mới mẻ và chưa
được doanh nghiệp, xã hội nhận thức đầy đủ. Vì vậy, để có thể áp dụng
quản trị tri thức cho doanh nghiệp,các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt
Nam phải nhận thức và xác định:

1. Con người là yếu tố cực kì quan trọng và tiên quyết trong quá trình
sáng tạo tri thức mới

2. Các tri thức mới thường có mầm mống và được hình thành trong quá
trình lao động thực tiễn

3. Triết lí tầm nhìn và sự ủng hộ của lãnh đạo đóng vai trò quyết đinh
đối với việc tạo ra tri thức mới trong tổ chức

Những nhận thức này sau đó cần được lãnh đạo doanh nghiệp
chuyển hóa thành các hành động cụ thể sau:

– Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp dựa trên tri thức, từ đó
xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho nhân viên được
làm việc trong môi trường sáng tạo và chia sẻ.

– Xây dựng các “bối cảnh” hay các hệ quy trình, cơ hội chia sẻ thông tin,
tri thức trong doanh nghiệp, xây dựng văn hóa và thói quen chia sẻ thông
tin, kinh nghiệm trong nội bộ doanh nghiệp và doanh nghiệp với khách
hàng, đối tác.

– Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và chia sẻ kinh
nghiệm thường xuyên cho người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là
đào tạo nội bộ, người có kinh nghiệm đào tạo, hướng dẫn cho người mới.
– Tăng cường nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, công nghệ và đổi mới sản
phẩm. Khuyến khích và tăng tính tự chủtrong các hoạt động sáng tạo tri
thức bên trong doanh nghiệp.
– Để khuyến khích nhân viên sáng tạo tri thức, doanh nghiệp cần tôn
trọng nhân viên, có các hình thức khen thưởng kịp thời cho nhân viên khi
họ đóng góp được những sáng kiến quan trọng cho doanh nghiệp.
Trong kỷ nguyên tri thức và nền kinh tế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp
trên toàn cầu sẽ phải tự thích nghi với điều kiện mới để có thể tồn tại và
phát triển. Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng việc quản lý và
khai thác có hiệu quả tri thức đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển bền vững của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần xem xét một cách
cẩn trọng việc ứng dụng tri thức, chất xám trong việc sản xuất kinh doanh
cho hiệu quả để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Trong
xu hướng toàn cầu hóa, khi các lợi thế cạnh tranh về vật chất bị xóa nhòa,
hàm lượng tri thức trong mỗi sản phẩm, dịch vụ sẽ là nhân tố quyết định
đến sự thành bại trong kinh doanh.
Khái niệm về quản trị tri thức

“QTTT là một mô hình quản lý đa ngành mới nổi”, ngụ ý tới tất cả các
khía cạnh của tri thức trong tổ chức, bao gồm sáng tạo, mã hóa, chia sẻ và
bí quyết làm cho những hoạt động này thúc đẩy quá trình học tập và cải
tổ của tổ chức"

“QTTT là quá trình xác định, tổ chức, chuyển giao và sử dụng thông tin
và những kiến thức chuyên môn trong tổ chức"

Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa về QTTT theo nhiều góc độ khác nhau.
Nhưng có thể hiểu ngắn gọn QTTT liên quan đến tri thức bên trong tổ
chức và cách dùng tri thức này tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng như phát
triển bền vững cho doanh nghiệp bao gồm việc nắm bắt, sáng tạo, chia sẻ,
thu thập và áp dụng tri thức mới.

Quản trị tri thức mang lại lợi ích cho từng cá nhân trong tổ chức, cho
từng tập thể nhóm và cho cả tổ chức.

Đối với cá nhân

+ Giúp các cá nhân hoàn thành tốt công việc và tiết kiệm thời gian thông
qua việc ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.

+ Tạo ý thức kết nối gắn bó cộng đồng trong tổ chức. + Giúp các cá nhân
thường xuyên cập nhật bản tình hình trong tổ chức.

+ Tạo những thử thách và cơ hội để cá nhân đóng góp vào tổ chức.
Đối với nhóm

+ Phát triển kỹ năng chuyên môn

+ Xúc tiến việc tư vấn chia sẻ giữa những nhân viên có kinh nghiệm lành
nghề với người mới vào nghề.

+ Thúc đẩy hợp tác và kết nối hiệu quả hơn.

+ Phát triển những hệ thống kiến thức nghiệp vụ chung giữa các thành
viên tổ chức.

+ Xây dựng tiếng nói chung cho tập thể.

Đối với tổ chức

+ Giúp hoạch định chiến lược.

+ Giải quyết các vấn đề nhanh chóng.

+ Triển khai những quy tắc thực hành tốt nhất.

+ Cải thiện chất lượng của tri thức tiềm ẩn bên trong sản phẩm và dịch
vụ.

+ Thúc đẩy trao đổi ý tưởng và tăng cơ hội cho  đổi mới.

+ Giúp tổ chức tăng năng lực cạnh tranh.

+ Tạo dựng được kho lưu trữ tri thức của tổ chức

Liên hệ thực tế

Công ty TNHH Honda được Soichio Honda sáng lập năm 1948. Công ty
chủ yếu sản xuất xe máy, xe hơi, máy phát điện và một số loại động cơ.
Nhà sáng lập Honda nói rằng “trên cả công nghệ, thứ chúng ta phải đánh
giá cao nhất là con người”. Do đó, triết lý của Honda là “tôn trọng cá
nhân”. Theo sổ tay Honda, triết lý này có nghĩa “con người sinh ra là
những cá nhân tự do và độc đáo với năng lực tư duy, suy xét và sáng
tạo”. Họ cũng cho rằng năng lực tư duy và sáng tạo của con người không
bao giờ cạn kiệt. Người lãnh đạo phải có khả năng nhìn thấy năng lực của
nhân viên, khơi dậy những ưu điểm trong nhân viên đó và bố trí họ vào
những vị trí phù hợp để họ có thể giúp ích cho sự phát triển của công ty.
Công ty đánh giá cao tri thức ẩn thu được từ quá trình sản xuất trực tiếp,
đồng thời nhấn mạnh vai trò của các lý thuyết đúng đắn trong sáng tạo và
thực thi hiệu quả những ý tưởng mới để có thể trở thành một công ty đổi
mới. Chính việc khuyến khích sáng tạo và quản trị sáng tạo hiệu quả đã
giúp công ty chế tạo thành công loại xe hơi Civic. Sản phẩm này đã tạo
thương hiệu cho Honda ở thị trường nước ngoài. Quan trọng hơn, sản
phẩm này ra đời đã tạo ra hiệu quả tái cấu trúc mạnh mẽ quá trình phát
triển sản phẩm mới của công ty trong tương lai. Cuối tháng 3 năm 2011,
doanh số bán hàng trên toàn thế giới của công ty đạt 3,51 triệu xe hơi,
11,45 triệu xe máy và 5,51 triệu sản phẩm động cơ điện khác, tương
đương tổng doanh thu 107,48 tỷ đôla Mỹ, lợi nhuận ròng 7,58 tỷ đôla
Mỹ. Mấu chốt thành công của Honda là sự sáng tạo tri thức liên tục ở mọi
cấp độ trong tổ chức và việc hình thành các biện pháp quản lý nhằm
khuyến khích sự sáng tạo của tất cả nhân viên

You might also like