You are on page 1of 26

VIETTEL

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, thường được biết
đến dưới tên giao dịch Viettel hay Tập đoàn Viettel, là một tập đoàn viễn
thông và công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm
1989.
Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông &
công nghệ thông tin; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông,
ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành
cung cấp dịch vụ số. Ngành nổi bật nhất của Viettel hiện nay là di động -
viễn thông. Công ty Viettel hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất
trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam.
Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm
Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD
(234.500 tỷ VND). Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn
thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2019, Viettel đã trở
thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về
số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá
trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD –
thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị
nhất tại Việt Nam. Một số thành tựu khác của Viettel trong ngành viễn
thông:
+ Top 30 Thương hiệu viễn thông lớn nhất Thế giới
+ Doanh thu năm 2022: 163.000 tỷ đồng
+ Hoạt động tại 13 thị trường với hơn 70.000 nhân viên
+ Hơn 90 triệu khách hàng trên toàn thế giới.
CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG CỦA NHÀ MẠNG VIETTEL
Cơ hội

Nhu cầu thị trường còn nhiều tiềm năng khác

Với kinh nghiệm 10 năm xuất ngoại, với 11 thị trường kinh doanh hiện có, Viettel có thể
mở rộng sang nhiều thị trường mới và khai thác tiềm năng nhằm bành trướng lãnh thổ, phủ
sóng ra khắp thế giới.

Mở rộng thị trường kinh doanh tạo ra nhiều tiềm năng mới
Tính đến nay vừa tròn 16 năm (từ tháng 6/2006, bắt đầu từ Campuchia) Viettel hoạt động
kinh doanh ở nước ngoài. Với 11 quốc gia triển khai hoạt động kinh doanh (tính cả Việt
Nam), Viettel hoàn toàn có thể mở rộng kinh doanh sang nhiều thị trường mới có nhiều
tiềm năng hơn, giúp đặt mục tiêu phủ sóng thế giới hiệu quả.

Chính sách kích thích doanh nghiệp phát triển của chính phủ
Nhằm chiếm lĩnh thêm thị phần và xâm nhập sâu vào thị trường quốc tế, chính phủ đang
triển khai chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế như Viettel mở rộng
đầu tư hợp tác ra nước ngoài. Đặc biệt là ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Để tạo cơ hội cho tập đoàn Viettel phát triển mạnh mẽ hơn nữa, chính phủ hạn chế việc
thành lập mới các công ty viễn thông di động trên thị trường, thực hiện nghiêm ngặt điều
khoản đăng ký kinh doanh.

Tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin
Trong hai năm 2019 và 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra rất phức tạp, khiến cho
hầu hết thị trường kinh doanh đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quy trình sản xuất bị đình
trệ trong thời gian dài, chuỗi cung ứng bị tạm ngưng, giá cả hàng hóa tăng cao,… Nhưng
ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông vẫn duy trì hoạt động mạnh mẽ, trở thành điểm
sáng cho nền kinh tế của quốc gia trong mùa dịch.

Nếu nhìn theo mặt tích cực, nhờ có dịch Covid-19 mà ngành công nghệ thông tin của
Viettel đã có cơ hội tăng trưởng vượt bậc, đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Số lượng
người tiêu dùng sử dụng thuê bao tăng lên chóng mặt, dịch vụ Internet và dịch vụ chuyển
phát cũng đem lại nguồn doanh thu lớn cho Viettel.

Cũng giống như Viettel, Samsung là một tập đoàn châu Á đã vươn mình khẳng định vị thế
trên trường thế giới và trở thành niềm tự hào của quốc gia là Hàn Quốc. Mời bạn đọc qua
bài viết về ma trận SWOT của Samsung để có thêm góc nhìn so sánh và phân tích cơ hội
để Viettel có thể làm được điều tương tự.

Điểm mạnh
Nguồn tài chính ổn định: Tuy sự tăng trưởng bùng nổ nhưng yếu tố tài chính của
Viettel lại rất tốt. Viettel là doanh nghiệp Kinh tế Quốc phòng sở hữu 100% vốn nhà
nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, trong đó chỉ có khoảng 6.000 tỷ đồng còn nợ từ
việc mua thiết bị trả chậm. Hoạt động kinh doanh đầu tư của tập đoàn chủ yếu là từ
nguồn vốn tự lực, vay ngân hàng ít. Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội là một
doanh nghiệp có nguồn lực tài chính dồi dào, ổn định.
Văn hóa công ty: Trước tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 và sự phát triển
không ngừng của công nghệ hiện đại, Viettel đã chớp lấy cơ hội đổi mới giá trị của mình
để có thể mang lại một văn hóa doanh nghiệp hợp thời đại hơn. Họ tạo dựng một môi
trường trẻ để đáp ứng sự thay đổi của thời thế. Những giá trị cũ không hề mất đi, mà đã
hòa nhập để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tất cả được thể hiện ở 8 giá trị cốt
lõi trong văn hóa doanh nghiệp Viettel:
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Trưởng thành qua những thử thách và thất bại
Sáng tạo là sức sống
Thích nghi nhanh là sức mạnh cạnh tranh
Tư duy hệ thống
Kết hợp Đông Tây
Truyền thống và cách vận hành của người lính
Ngôi nhà chung có tên gọi Viettel
Danh tiếng thương hiệu: Chân dung thương hiệu cuối 2020 của Viettel được
đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam trong thị trường viễn thông do VCCI
phối hợp cùng với công ty Life Media, AC Nielsen tổ chức. Bên cạnh đó, Viettel được
Brand Finance định giá thương hiệu lên tới 5,8 tỷ USD. Có thể xác nhận là cao nhất trong
lịch sử phát triển của tập đoàn và đứng số 1 tại Việt Nam, thứ 9 tại Châu Á và 28 trên thế
giới.
Thị phần: Hiện Viettel là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực truyền thông tại
Việt Nam, chiếm khoảng 44% thị phần.
Ngoài ra còn có nguồn lực trẻ và năng động.
Điểm yếu
Thiếu kinh nghiệm trong quản lý: Với xuất thân ban quan trị công ty là những
người lính chuyển sang làm kinh tế, nhiều khâu trong việc quản lý vẫn còn tương đối
cứng nhắc. Việc điều hành, quản lý bị tác động nhiều bởi những yếu tố không vì kinh
doanh như quốc phòng, an ninh. Thêm nữa, mặc dù được đã được đầu tư mở rộng thị
trường nhưng quy mô mạng lưới của Viettel vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay.
Chất lượng sản phẩm: Nhiều hạng mục, bộ phận hoạt động không hiệu quả, phát
sinh lỗ gây khó khăn cho công ty khi thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt. Các đối
thủ đến sau chỉ tập trung vào một số sản phẩm và đưa ra giá tốt hơn nhờ chi phí và tiết
kiệm chi phí. Còn tồn tại nhiều hạng mục cũ, lạc hậu làm tăng chi phí quản lý, sửa chữa.
Những hạng mục này cần được giải quyết một cách hiệu quả.
Chăm sóc khách hàng: Sự phát triển nhanh chóng, nhân sự tăng cao, mạng lưới
lan rộng khắp nơi. Kéo theo chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng không thể đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng. Thêm nữa, mức độ chuyên nghiệp chưa đủ do hạn chế về
nhân sự có chuyên môn có thể đào tạo. Mặc dù đã cố gắng cải thiện, nhưng khách hàng
vẫn không ngừng phàn nàn về hiện tượng tin nhắn rác, sóng 3G còn chập chờn.
Thách thức
Cạnh tranh ngành ngày càng khốc liệt: Trong nước, Viettel hiện phải đối mặt
và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng ngành như Vinaphone,
Mobifone,… Ngoài nước, với vị thế là đối thủ gia nhập mới, hội nhập quốc tế trên thị
trường viễn thông di động. Viettel ít nhiều cũng có những yếu thế so với các doanh
nghiệp đã có vị trí đứng tại nước họ.
Hệ thống pháp luật: Các doanh nghiệp nhà nước đang bị sửa đổi bởi quá nhiều
các hệ thống luật, văn bản dưới luật, đan xen nhau, làm kém năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề phong tục tập quán của người dân cũng như những
quy định pháp luật kinh doanh ở nước ngoài cũng là một thách thức lớn.
Nhu cầu về đa dạng hóa dịch vụ: Nhu cầu của người tiêu dùng về sự đa dạng
dịch vụ và chất lượng ngày càng cao, điều này đòi hỏi Viettel phải không ngừng cải thiện
về chất lượng dịch vụ. Mặt khác, Viettel phải hạ thấp giá thành sản phẩm để cạnh tranh
chiếm thị phần, nhất là trong giai đoạn đầu khi xâm nhập vào một quốc gia khác. Đồng
thời, tạo dựng sự khác biệt về sản phẩm, giá cước ưu đãi để có thể mê hoặc người tiêu
dùng.
Ngay từ lúc bắt đầu, Viettel đã thực hiện chiến lược “giá thâm nhập thị trường”
(khi sử dụng giá thấp để mọi người dân đều có thể tiếp cận những dịch vụ của họ). Viettel
định vị mình là một thương hiệu giá thấp để tất cả những đối tượng ít chịu chi nhất vẫn
có thể sử dụng, (như nông thôn, học sinh, sinh viên là các đối tượng chính Viettel muốn
nhắm tới. Đây là cách mà Viettel tấn công thị trường trong thời gian đầu bằng cách lấy đi
thị phần từ phân khúc vốn không được Mobifone và Vinaphone đầu tư nhiều). Đồng thời
xây dựng cho mình thế hệ khách hàng tương lai từ học sinh, sinh viên – chính những
người sẽ là khách hàng chủ lực trong tương lai.
Không dừng lại ở đó, Viettel liên tục cho ra mắt các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ giám
sát, quản lý, chăm sóc khách hàng. (Tận dụng lợi thế về dịch vụ viễn thông và tập khách
hàng có sẵn, Viettel không ngừng )mở rộng hệ sinh thái viễn thông của mình với nhiều
ứng dụng mang lại trải nghiệm và tiện ích cho người dùng (VD: Keeng – mạng xã hội âm
nhạc và tải nhạc chất lượng cao, Mocha – ứng dụng nhắn tin, trò chuyện miễn phí nội
mạng Viettel)
Viettel khôn ngoan chọn các quốc gia đang phát triển có kết cấu kinh tế tương
đồng với Việt Nam để đầu tư (như Lào, Campuchia, Đông Timor, Tanzania, Haiti,
Cameroon,…) (trong ngoặc này thuyết trình tự đọc ra)
(Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, trong 6 tháng đầu
năm 2022), lĩnh vực viễn thông đạt doanh thu 156.556 tỷ đồng, chỉ tăng 0,6% so với cùng
kỳ 2021. (Số liệu này cho thấy, mảnh kinh doanh viễn thông của các nhà mạng đang đối
mặt nhiều khó khăn khi mà "lĩnh vực này đang co hẹp lại")
Trong nửa đầu năm, Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội (Viettel) tiếp tục
là cái tên đứng đầu bảng xếp hạng về doanh thu khi mang về 79.700 tỷ đồng. Tăng 6,6%
so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của Viettel đạt 26.600 tỷ đồng, tăng 21,7% so với
cùng kỳ. (Mức lợi nhuận tăng trưởng hai con số này cũng là kết quả cao nhất của tập
đoàn trong vòng 4 năm trở lại đây. Trong đó, nói riêng về lĩnh vực viễn thông nước ngoài
của Viettel tăng trưởng gần gấp đôi mức trung bình của viễn thông thế giới. )
Trong khi đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, công ty mẹ của
Vinaphone báo doanh thu hợp nhất đạt 26.828 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất đạt 3.152 tỷ
đồng, lần lượt giảm 2% và tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tương tự, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone cũng báo doanh thu đi xuống so
với cùng kỳ với doanh thu ước đạt 15.094 tỷ đồng; lợi nhuận công ty mẹ ước đạt 2.312 tỷ
đồng, lần lượt giảm 3% và tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hằng năm, ba nhà mạng Viettel, MobiFone và Vinaphone chiếm trên 90% thị
phần, có năm lên tới 96,2% (năm 2019). (Tại thị trường Việt Nam,) Viettel cho biết đang
tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về viễn thông với 54% thị phần thuê bao di động. Như vậy,
khoảng 36% miếng bánh viễn thông đang thuộc về MobiFone và Vinaphone.
(Viettel có vị thế dẫn đầu về thị trường viễn thông di động ở nhiều Quốc gia Đông Nam
Á, Châu Phi, Mỹ Latinh. ) ( đoạn này không thêm vào slide nhưng mà đưa hình các quốc
gia vô để giới thiệu he, hình chung chung của châu Phi hay Đông Nam Á cũng được,
khong cần rõ từng nước, kiểu như biểu tượng)
- Viettel đứng số 1 về thị phần ở Lào (Unitel, 56% thị phần), Đông Timor (Telemor,
53% thị phần), Campuchia (Metfone, 41,3% thị phần), Burundi (Lumitel, 55,3%
thị phần).
- Viettel đứng thứ 2 về thị phần ở Haiti (Natcom, 38% thị phần), Mozambique
(Movitel, 38,6%)
- Viettel đứng thứ 3 về thị phần ở Cameroon (Nexttel, 30% thị phần), Myanmar
(Mytel, 21% thị phần.
- Viettel đứng thứ 4 về thị phần ở Tanzania (Halotel, 13% thị phần)
(Tất cả thị trường tại châu Á của Viettel vẫn giữ vững thị phần số 1 về thuê bao). Trong
đó, Mytel (Myanmar) tăng trưởng doanh thu dịch vụ cao nhất, lên tới gần 80%. Movitel
(Mozambique) là công ty có mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ cao nhất trong các thị
trường châu Phi, lên tới 38,6%, nhờ phát triển mạnh thuê bao 4G.)
Tại thị trường châu Mỹ, Natcom (Haiti) duy trì tăng trưởng liên tiếp 2 con số trong
5 năm và là năm có tăng trưởng cao nhất trong 9 năm từ 2014, đạt 28,6%. Siêu ứng dụng
Mi Bitel của nhà mạng Bitel (Peru) đạt 1 triệu người dùng và đứng số 1 trong số app của
các nhà mạng tại Peru.
(Tính cuối năm 2019, )thị trường nước ngoài của Viettel đã tăng trưởng gần 40%,
chiều dài cáp quang triển khai lên tới 303.600km, (tương đương 7 vòng quanh Trái Đất
hay hơn 265 triệu người đang phục vụ là những con số biết nói thể hiện được thành quả
và khát vọng của một thương hiệu Việt Nam. “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất
Viettel” như một minh chứng về tầm vóc vươn xa của Viettel ở 3 châu lục.)
Kế hoạch triển khai mạng 5G của Viettel
Cuối năm 2020, hạ tầng mạng 5G đang dần được triển khai tại nhiều khu vực trên
cả nước. Hiện nay, Viettel đã có giấy phép triển khai 5G tại 16 tỉnh, thành phố trên toàn
quốc với công nghệ mạng 5G hiện đại nhất. (Đây là thế hệ mạng di động tiếp theo sau
4G, cho tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn gấp nhiều lần và độ trễ thấp hơn.) Với tốc độ
tối đa được thử nghiệm là 1.8Gb/giây, trên thực tế mạng đo kiểm của Viettel là 1.3-
1.4Gb/giây. (Trong tháng 9-2021,) Viettel đã thử nghiệm công nghệ 5G với tốc độ lên tới
4.7Gb/giây. (Tốc độ này cao gấp 40 lần tốc độ 4G và gấp hơn 2 lần tốc độ 5G hiện có,
giúp Viettel trở thành một trong những mạng viễn thông có tốc độ 5G nhanh nhất châu
Á.)
(Đây là điều Viettel đã ấp ủ từ khi làm mạng 2G, rồi 3G, lên đến 4G thì khát khao
và cơ hội chín muồi. Mặc dù 4G của Viettel đi sau nhưng đó là bước tạo đà hoàn hảo để
đến 5G thì Viettel chắc chắn gần như cùng nhịp với thế giới.
Trong bối cảnh xu thế tắt hạ tầng 2G, 3G (VD: [tính đến tháng 9/2022, đã có
36/204 quốc gia tắt 2G, 31/204 quốc gia tắt 3G (trong đó Mỹ đã tắt cả sóng 2G và 3G) -
theo GSMA], ngày càng tăng của các nhà mạng di động trên thế giới, nhằm giúp khách
hàng duy trì liên lạc thông suốt khi di chuyển ra nước ngoài, đặc biệt ở những quốc gia
chỉ sử dụng mạng 4G và 5G. )từ 15/09/2022, Viettel, đã chính thức triển khai dịch vụ
VoLTE và 5G roaming trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ này.
(Cụ thể, các khách hàng của Viettel khi chuyển vùng quốc tế đã có thể sử dụng 5G
tại gần 20 quốc gia (Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Canada, Mỹ…) và VoLTE tại 4
quốc gia (Mỹ, Hàn Quốc, Myanmar, Campuchia). Đồng thời, Viettel cũng đang nỗ lực
mở rộng phạm vi các quốc gia cung cấp dịch vụ Roaming 5G/VoLTE trong thời gian
nhanh nhất. Để sử dụng VoLTE và 5G khi chuyển vùng quốc tế, khách hàng Viettel chỉ
cần sử dụng máy điện thoại có hỗ trợ VoLTE/5G, sử dụng sim 4G vật lý hoặc eSim, đăng
ký dịch vụ và bật tính năng trên máy điện thoại.)
(Con đường 5G của Viettel không chỉ dừng ở đích đến là thương mại hóa 5G,
cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dân, xa hơn đó là bảo đảm cho một nền tảng viễn
thông an toàn, bảo mật, phục vụ đắc lực công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Với phương
châm lấy khách hàng là trung tâm, Viettel luôn mong muốn mang lại trải nghiệm tốt nhất
cho khách hàng, không chỉ trong nước mà cả khi ra nước ngoài.)

❖ Để cạnh tranh trên thị trường một cách hiệu quả, Viettel đang sở hữu những lợi thế
cạnh tranh chính như:
● Tạo dựng sự khác biệt về sản phẩm: Với Viettel, sáng tạo là yếu tố sống còn.
Những gói cước mà Viettel cung cấp ra thị trường như Tomato, Ciao đều thể
hiện triết lý “Caring – Innovator” (Sẻ chia – Sáng tạo) và nhằm đáp ứng những
nhu cầu khác nhau của khách hàng.
● Giá cước ưu đãi: Viettel đã cụ thể hóa mục tiêu đưa viễn thông đến cho mọi
người dân Việt Nam bằng giá cước ưu đãi và nhiều chương trình khuyến mãi
hấp dẫn.
● Luôn luôn lấy khách hàng làm trung tâm: Một lợi ích cạnh tranh làm nên thành
công của Viettel đó là có một chiến lược định vị đúng đắn và tiêu chí tiếp cận
kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”.
● Viettel không chỉ cung cấp cái khách hàng cần mà còn tạo ra nhu cầu của khách
hàng, sáng tạo ra những sản phẩm mới và cho khách hàng biết họ cần sử dụng
dịch vụ đó.

Giới thiệu sơ lược (Bảo)


Khái quát

Rất nhiều ngành có một công ty được thừa nhân là dẫn đầu thị
trường. Các công ty này có thị phần lớn nhất trong thị trường
sản phẩm liên quan. Một số công ty dẫn dầu thị trường nổi tiếng
nhất là Coca - Cola (nước ngọt) (44.3%), Canon (48%) (máy
ảnh kĩ thuật số), Toyota (31%) (xe hơi)… Với vị thế đứng đầu
của mình, các doanh nghiệp này có sức ảnh hưởng vô cùng lớn
lên thị trường và đều có vai trò khống chế đối với các doanh
nghiệp khác. Đồng thời, những người dẫn đầu luôn phải đối mặt
với thách thức từ các công ty khác; vì vậy họ luôn chú tâm xây
dựng chiến lược để duy trì vị trí số một của mình.
Tăng tổng cầu
● Khách hàng mới (Htuan)
Sau 10 năm tham gia hoạt động đầu tư quốc tế, Viettel đã xuất hiện tại 10 quốc gia với quy
mô dân số 320 triệu dân, gấp ba lần dân số Việt Nam. Trong đó, chín thị trường nước ngoài
đã đi vào kinh doanh ổn định. Viettel cũng đang giữ vị trí số một tại năm quốc gia; tất cả
các nước đã kinh doanh trên ba năm đều có lãi và đều nằm trong top hai công ty lớn nhất.
Đặc biệt có những nước như Peru, Burundi sau hai năm kinh doanh đã có lãi.

10 thị trường mà Viettel đầu tư gồm: Campuchia, Lào, Đông Timor, Mozambique,
Cameroon, Burundi, Tanzania, Haiti, Peru và Myanmar.

Thương hiệu viễn thông của Viettel đã đứng vị trí số 1 tại 5 quốc gia, gồm: Campuchia,
Lào, Burundi, Đông Timor và Mozambique.

Nếu như ở Việt Nam, Viettel lập kỷ lục của thế giới là trong vòng 4 năm từ nhà mạng thứ
4 vươn lên thứ nhất thì tại Campuchia, Viettel chỉ mất 2 năm, tại Mozambique chỉ mất 1
năm và tại Burundi chỉ mất 6 tháng…

Năm 2016, chỉ riêng doanh thu từ viễn thông nước ngoài của Viettel đã đem về gần 1,4 tỷ
USD, lũy kế đến nay đạt 6,5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 25%/năm, cao gấp 10
lần so với tốc độ tăng trưởng ngành viễn thông thế giới. Viettel hiện phục vụ 100 triệu
khách hàng, trong đó số khách hàng quốc tế là hơn 35 triệu, tăng 12 lần kể từ khi khai
trương thị trường nước ngoài đầu tiên. Nhờ vậy, Viettel lọt top 30 tập đoàn viễn thông có
số lượng khách hàng lớn nhất trên thế giới.

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: Viettel sẽ
tiếp tục xây dựng hạ tầng viễn thông hiện đại, băng thông rộng, phủ sóng 4G rộng khắp,
giá cả phù hợp để mọi người dân ở các thị trường đều tiếp cận được dịch vụ. Kết hợp viễn
thông với CNTT, với thiết bị điện tử để làm cho hạ tầng xã hội được thông minh hơn, các
thành phố thông minh hơn. Viettel phải trở thành một tập đoàn công nghệ cao, sản xuất
thiết bị viễn thông, sản xuất được vũ khí công nghệ cao, đủ sức răn đe và bảo vệ hòa bình
lâu dài cho đất nước. Trong những năm tới, Viettel sẽ tiếp tục đầu tư ra nước ngoài, mở
rộng thị trường, không chỉ cho viễn thông mà cho cả nghiên cứu sản xuất. Viettel đặt mục
tiêu trở thành một tập đoàn toàn cầu, nằm trong 20 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế
giới.

Sau hai năm đi vào hoạt động tại Peru, mạng viễn thông Bitel của Viettel đã đạt 2,8 triệu
thuê bao và bắt đầu có lãi.

Viettel Telemor là dự án đầu tư của Tập đoàn Viettel tại Đông Timor. Sau thời gian là 6
tháng khai trương, Telemor đã có lãi. Doanh nghiệp tí hon được trao giải “Doanh nghiệp
tăng trưởng nhanh nhất năm tại khu vực châu Á, châu Úc và New Zealand" trong khuôn
khổ giải thưởng kinh doanh quốc tế năm 2015 của tổ chức Stevie Awards (Mỹ).

Đầu năm 2016, nhà mạng Unitel nhận danh hiệu Thương hiệu có mức tăng trưởng tốt nhất
năm 2016 và Thương hiệu viễn thông hoạt động hiệu quả nhất khu vực ASEAN. Cụ thể
năm 2016, giá trị thương hiệu của Unitel tăng 106% so với năm trước đó, đạt 123 triệu
USD.

Movitel - thương hiệu của Viettel tại Mozambique Cũng tại lục địa đen, mạng Movitel của
Viettel tại Mozambique từng được mệnh danh là “Điều kỳ diệu châu Phi” khi làm bùng nổ
một cuộc cách mạng về di động và giành tới 6 giải thưởng quốc tế.

Bitel trở thành cầu nối về văn hóa, hợp tác kinh tế giữa nhân dân và chính phủ hai nước
Việt Nam – Peru. Bitel được người dân yêu quý vì đã góp phần phổ cập Internet tốc độ cao
đến vùng sâu, vùng xa, được Chính phủ Peru đánh giá cao với mạng hạ tầng cáp quang
rộng khắp.

Năm 2016, Metfone trở thành thương hiệu viễn thông giá trị nhất tại Campuchia. Điều này
cho thấy Viettel Cambodia đang có những bước tiến dài tại một trong những thị trường di
động cạnh tranh nhất Đông Nam Á.

Natcom khai trương mạng viễn thông với cơ sở hạ tầng về mạng di động đứng số 1 Haiti.

Lumitel - thương hiệu của Viettel tại Burundi. Lumitel hoàn thành mốc 600.000 khách
hàng và có lãi trong vòng 1 tháng. Sau 4 tháng, Lumitel đạt 1 triệu thuê bao, tương đương
10% dân số Burundi.

Myanmar là thị trường quốc tế thứ 10 và mới nhất của Viettel khi chính thức kinh doanh
vào tháng 6/2018. Nhà mạng Mytel (thương hiệu Viettel tại đây) trở thành hiện tượng hiếm
có của ngành viễn thông thế giới với tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Chỉ sau 8 tháng
kinh doanh, đã đạt gần 5,2 triệu thuê bao di động, vươn lên chiếm 14% thị phần viễn thông
và đứng thứ 3 trên thị trường

Viettel đã tiến hành được nhiều cuộc nghiên cứu thị trường nhằm đánh giá tổng quan về
thực trạng kinh doanh dịch vụ viễn thông đồng thời phát hiện ra những nhu cầu mới và
những nhóm khách hàng mới. Các cuộc nghiên cứu này diễn ra đều đặn và thường kỳ vào
các năm. Gần đây nhất là cuộc khảo sát thị trường ở 20 tỉnh Việt Nam vùng biên giới
Việt Nam về nhu cầu tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động của các quân nhân từ đó cho
ra đời gói cước dành cho bộ đội biên phòng. Đồng thời gói cước dành cho công dân Lào,
Campuchia tại Việt Nam

VÙNG SÂU VÙNG XA

Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Hoàng Sơn, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân
đội đã ôn lại quá trình 12 năm phát triển của Viettel; đồng thời giới thiệu về những tính
năng, đặc điểm ưu việt mà 4G Viettel cung cấp dịch vụ ra thị trường. Phó tổng giám đốc
Tập đoàn Viễn thông Quân đội khẳng định: “Nhiều người lo ngại khi công nghệ càng
phát triển, càng khó tiếp cận vì chi phí tăng cao, nhà cung cấp sẽ tính đến bài toán lợi ích
mà bỏ quên người nghèo, người ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, với quan điểm xây dựng
mạng 4G “cho mọi người”, Viettel sẽ không để bất cứ người Việt Nam nào đứng ngoài
dòng chảy, sự phát triển của công nghệ. Chúng tôi mong muốn mang 4G đến với tất cả
người dân Việt Nam, dù ở bất kỳ đâu thậm chí cả những nơi sâu xa nhất ở đất nước ta.
Đặc biệt, trong thời gian tới, thông qua 4G Viettel miễn phí cho khách hàng khi truy cập
Báo Quân đội nhân dân, Báo Nhân dân. Truyền thông tư tưởng, định hướng của Đảng,
Nhà nước và Quân đội đến mọi người dân".

Thông thường, các mạng di động trên thế giới khi triển khai 4G đều tập trung phủ sóng ở
thành thị, sau đó mới lan dần ra các khu vực nông thôn. Tuy nhiên, với mong muốn tạo ra
hạ tầng kết nối siêu băng rộng có chất lượng tốt nhất ngay từ khi bắt đầu cung cấp dịch
vụ, Viettel đưa ra quyết định mang tính chiến lược: Triển khai 4G trên diện rộng đến cả
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Với 36.000 trạm thu phát sóng, phủ 95% dân số, có
thể khẳng định, Viettel là nhà mạng đầu tiên trên thế giới có vùng phủ 4G toàn quốc ngay
khi bắt đầu cung cấp dịch vụ. Viettel cũng thể hiện quyết tâm hiện thực hóa khát vọng
mỗi người dân có một chiếc điện thoại thông minh có thể kết nối internet tốc độ cao để
làm việc, học tập, và giải trí cũng như mọi tiện ích của cuộc sống", Đại tá Hoàng Sơn cho
biết thêm.Những chương trình marketing hướng về cộng đồng như: phổ cập internet
trong học đường, tặng miễn phí máy Home phone cho nông dân và các đồng bào dân tộc
thiểu số, tặng sim trả trước và hỗ trợ cước phí di động cho sinh viên và chiến sĩ bộ đội
biên phòng, hải đảo, tài trợ cho các chương trình “chúng tôi là chiến sĩ”, “như chia từng
có cuộc chia ly”...tất cả những chương trình đó tạo nên hình ảnh đẹp về tư chất người lính
của thương hiệu Viettel trong cảm nhận của người tiêu dùng.
Ví dụ như là tỉnh Hà Giang

Mặc dù dân số Hà Giang chỉ có 771.200 dân trong đó tỉ lệ hộ nghèo chiếm 40% nhưng
hiện tổng thuê bao Viettel Hà Giang có tới hơn 400.000 thuê bao, chiếm thị phần 62%.
Trong đó, số thuê bao sử dụng 3G gần 125.000 (khoảng 30%). Song mục tiêu từ nay đến
cuối năm, Viettel Hà Giang vẫn phấn đấu đạt 140.000 thuê bao sử dụng 4G (tăng 12% so
với thuê bao sử dụng 3G hiện nay).

Trên toàn tỉnh, tổng số sim 4G đã đổi tại Hà Giang đến ngày 13/4/2017 là 31.000 Sim 4G,
trong đó các huyện Vị Xuyên có mức độ đổi Sim 4G tốt nhất 6.500 sim nhiều hơn cả TP.
Hà Giang (hơn 5.000 Sim). Huyện Mèo Vạc là huyện miền núi cũng đạt tốc độ đổi Sim 4G
là hơn 3000 Sim…

Ông Hoà cho biết hiện ở Hà Giang, Viettel là nhà mạng duy nhất phủ sóng 4G, điều này
sẽ góp phần vào việc đưa internet đến vùng sâu, vùng xa, nâng cao dân trí cho đồng bào
dân tộc cũng như chuyển tải thông tin từ chính quyền đến người dân một cách nhanh
chóng…

Sử dụng nhiều hơn


Tăng cơ hội sử dụng (Phong)
Phát triển ứng dụng My Viettel:
My Viettel là ứng dụng được Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel phát triển
nhằm hỗ trợ người dùng quản lý thuê bao di động dễ dàng và thuận tiện hơn.
Lưu trữ dữ liệu, hình ảnh an toàn và bảo mật.
Khi tạo tài khoản, các bạn sẽ được tặng ngay 5GB lưu trữ miễn phí.Upload và Download miễn
cước lưu lượng đáp ứng nhu cầu giải trí và làm việc của bạn mọi lúc mọi nơi.Đặc biệt với tính
bảo mật cao, an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và các bạn có thể nâng cấp dung lượng theo nhu cầu
sử dụng.
Thanh toán nạp thẻ, cước viễn thông đơn giản
Tiện ích này vô cùng hữu ích vì trước đó các bạn phải rất tốn thời gian để truy cứu các gói data
phù hợp hoặc phải gọi đến tổng đài để được tư vấn nhưng khi Viettel ra mắt chức năng này thì
việc đăng ký các gói cước chẳng còn là vấn đề và rất nhanh chóng, đơn giản.
Quản lý chi tiết cước dịch vụ
My Viettel là một tiện ích để quản lý, tra cứu, đăng ký gói cước lưu lượng 3G/4G tiện lợi và tốt
nhất hiện nay cho các thuê bao sử dụng nhà mạng Viettel.
My Viettel còn cho phép bạn nạp tiền điện thoại qua các phương thức khác nhau như:
ViettelPay, thẻ cào, ngân hàng điện tử.
Điểm đặc biệt nhất trong My Viettel là sau mỗi lần giao dịch trên ứng dụng người dùng đều được
tích điểm. Điểm tích là Viettel+ và có thể quy đổi ra các ưu đãi về tin nhắn, cước gọi, data hoặc
các quà tặng rất hấp dẫn như: voucher du lịch, ăn uống, giải trí, mua sắm,…
My viettel là một trong những dự án trọng tâm của Viettel nhằm kết nối gần hơn và tăng cơ hội
sử dụng của khách hàng và những dịch vụ do nhà mạng này cung cấp.
Hợp tác với các nền tảng mới:
Viettel là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam và là 1 trong số 5 doanh nghiệp tại khu vực Đông
Nam Á chính thức thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược với NVIDIA, một trong những tập đoàn
cung cấp giải pháp AI lớn nhất thế giới.
thể hiện quyết tâm đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo của Viettel. Đây là hoạt động nhằm
đóng góp cho mục tiêu hiện thực hóa chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng
trí tuệ nhân tạo.
Bên cạnh đó Viettel bắt tay với tập đoàn Microsoft nhằm đẩy mạnh những nền tảng dịch vụ, ứng
dụng điện toán đám mây thế hệ mới để giải quyết các bài toán phức tạp và đa dạng của tổ chức,
doanh nghiệp trong thực tiễn khách hàng ngày càng có nhu cầu sử dụng kết hợp nhiều dịch vụ
tổng thể.
Và gần đây nhất trong ngày khai trương tại Hội nghị Di động Thế giới (MWC) 2023 ở
Barcelona, Tây Ban Nha, Viettel và Intel ký kết biên bản ghi nhớ đồng hành phát triển những
công nghệ kiến tạo hạ tầng số của tương lai.
Viettel luôn có khát vọng chinh phục và làm chủ công nghệ để kết nối gần hơn với khách hàng
và làm tăng cơ hội sử dụng các dịch vụ đến khách hàng.

○ Công dụng mới cho sp (Thảo)


Năm 2018, bộ ba iPhone Xs, iPhone Xs Max và iPhone XR đã chính thức phát
hành cùng với tính năng hỗ trợ 2 SIM, tuy nhiên cả ba chiếc iPhone này chỉ hỗ trợ một
thẻ SIM vật lý và một ESIM. Nhưng bấy giờ tại thị trường Việt Nam chưa được hỗ trợ
ESIM nên việc sử dụng 2 SIM trên dòng di động này là bất khả thi. Nhận thấy sự phát
triển của sim điện tử cũng như đáp ứng được nhu cầu của người dùng, Viettel đã nắm bắt
cơ hội đó và lên kế hoạch triển khai ESIM tại thị trường Việt Nam
Vậy Esim là gì?
Công nghệ ESIM là một loại sim điện tử có chức năng như các sim truyền thống sử dụng
trên các thiết bị di động mặt đất (máy điện thoại di động, máy tính bảng...). ESIM được
hàn cố định trên bảng mạch của thiết bị nên nhỏ gọn, chống nước, chống rung tốt. Có độ
bền cao hơn, khả năng bảo mật tốt hơn và người dùng cũng dễ dàng thay đổi nhà mạng
mà không cần phải thay thẻ SIM.
Ra mắt công dụng sản phẩm mới
Từ đầu tháng 2 - 2019, Viettel đã gây bất ngờ khi là nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam cung
cấp dịch vụ ESIM cho iPhone.
Ngày 13/12/2019 tại Hà Nội, Viettel đã cho ra mắt dịch vụ ESIM trên Apple Watch.
Đặc điểm của eSim Viettel:
- được nhà sản xuất thiết bị đầu cuối hàn cố định với bản mạch của thiết bị ngay khi
sản xuất, không rời như với các loại sim khác.
- eSIM nhỏ hơn so với các loại sim khác với kích thước chỉ 6x5x0.9mm (Mini Sim
là 25x15x0,76mm; Micro Sim là 15x12x0,76mm; Nano Sim là
12,3x8,8x0,67mm).

- Có thể tích hợp 8 STB của nhiều nhà mạng khác nhau trên 1 eSIM, tuy nhiên ở 1
thời điểm online bật sử dụng được 1 số.

eSIM không lưu danh bạ, để lưu danh bạ thì người sử dụng phải lưu trên bộ nhớ
của thiết bị máy di động hoặc lưu trên gmail, icloud... thực hiện tính năng đồng bộ
danh bạ với điện thoại.

Tính đến thời điểm hiện tại, Viettel là nhà mạng có tốc độ triển khai và phổ cập ESim
trên iPhone tốt nhất trong các nhà mạng tại Việt Nam, hiện có 70.000 khách hàng Viettel
sử dụng ESIM trên iPhone. Ngoài việc cung cấp ESIM cho điện thoại di động, ESIM cho
Apple Watch, trong năm 2020 Viettel sẽ mở rộng cung cấp dịch vụ eSIM tới các thiết bị
đeo, điện thoại, máy tính bảng thông minh như điện thoại Smartphone của Xiaomi, Smart
Watch của Samsung, Laptop Windows v.v.

Vì sao khách hàng lại quyết định sử dụng ESIM thay vì sử dụng SIM thông thường?
- Thứ nhất eSIM nằm nhỏ gọn trong thiết bị điện tử: Bởi vì eSIM có một kích thước
rất là nhỏ gọn, chỉ có khoảng 5x5mm đặt ngay trên bo mạch. Điều này khác biệt
hẳn so với chuẩn Nano SIM, và đặc biệt có lợi khi áp dụng lên thiết bị đồng hồ
thông minh, vốn đã có kích thước rất nhỏ gọn.
- Thứ hai là Loại bỏ được khe cắm sim: Việc này sẽ giảm thiểu các khoảng hở trong
thiết bị, giảm thiểu đi được phần nào rủi ro bị thấm nước, bụi bẩn lọt vào bên
trong điện thoại, tối ưu được khả năng bảo vệ và chống nước tốt hơn. Nhờ vậy mà
độ bền của sản phẩm cũng được cải thiện theo.

- Thứ ba là Việc chuyển đổi SIM đơn giản, dễ dàng: Bởi vì việc cài đặt eSIM vào
trong thiết bị của bạn là thông qua việc quét mã QR, thế nên bạn có thể thao tác
chuyển đổi eSIM trên máy vô cùng đơn giản mà không cần phải tháo lắp khe cắm
SIM ra.

- Thứ tư là Lượng pin tiêu thụ không lớn: vẫn đảm bảo thời lượng pin sử dụng của
người dùng trong ngày.

- Thứ 5 là Có thể chuyển vùng quốc tế với ESIM: Bởi eSIM là một loại SIM điện tử
và có cách thức hoạt động giống như một thẻ SIM vật lý thông thường. Khi có nhu
cầu chuyển vùng, bạn chỉ cần đăng ký kích hoạt chuyển vùng quốc tế rồi chọn gói
cước phù hợp là đã có thể sử dụng bình thường.

- Thứ 6 là Không bị mất dữ liệu nếu như reset lại :


vì vậy đa số khách hàng đang sử dụng thiết bị di động đều mong muốn dùng eSIM của
Viettel, nhưng đến nay, eSim chỉ mới hỗ trợ cho một số thiết bị như sau:

ST Hãng sản xuất Tên máy


T

1 Galaxy Fold (SM-F900F)

2 Samsung Galaxy Z (SM-F700F)

3 Galaxy S20 (SM-G980F)


4 Galaxy S20 + (SM-G985F)

5 Galaxy S20 Ultra (SM-G988B)

6 Watch Active 2 LTE ( Small)


(SM -R825F)

7 Watch Active 2 LTE ( Large)


(SM -R835F)

8 Watch 3 LTE ( Small) (SM -


R845F)

9 Watch 3 LTE ( Large) (SM -


R855F)

10 Galaxy Fold 2 (SM-F916B)

11 Galaxy Note20 (SM-N980B)

12 Galaxy Note20 Ultra (SM-


N985B)

13 Galaxy Note20 Ultra 5G (SM-


N986B)

14 Samsung Galaxy S21

15 Samsung Galaxy S21 plus


16 Samsung Galaxy S21 5G

17 Samsung Galaxy S21 Ultra 5G

18 Samsung Galaxy Z Fold2 5G

19 Ipad pro 11 (2018 loại dùng sim)

20 Ipad air 2019 (bản LTE eSIM)

21 Ipad mini 2019 (LTE eSIM)


Apple

22 (lưu ý: hỗ trợ máy chính hãng hoặc xách tay iPhone XS

bản quốc tế; phiên bản IOS tối thiểu từ 12.1.2


23 iPhone XS max
trở lên)

24 iPhone XR bản có eSim (loại


máy 1 sim nano/sim vật lý và 1
eSIM)

25 iPhone 11

26 iPhone 11 Pro

27 iPhone 11 Pro max

28 iPhone 12

29 iPhone 12 mini
30 iPhone 12 Pro

31 iPhone 12 Pro max

32 iPhone 13 các dòng

Độ tương tích của eSIM với các thế hệ Apple Watch ở bảng dưới đây:

Nhờ việc tích hợp eSim trên Apple Watch, người dùng có thể kết nối trực tiếp với mạng
viễn thông trên thiết bị mà không cần qua Bluetooth trên iPhone. Điều đó đồng nghĩa với
việc bạn vẫn có thể nhận được các cuộc gọi, sử dụng bản đồ để tìm kiếm đường đi,
stream nhạc trực tuyến,… ngay trên đồng hồ thông minh Apple Watch mà không phải
mang theo iPhone bên mình.
Bảo vệ thị phần
MARKETING CHỦ ĐỘNG (Minh)

- Quà tặng sinh nhật của Viettel ( Điểm Viettel++, tiền trừ vào cước trả sau, hoa, quà hiện
vật, tin nhắn chúc mừng)

+ Điểm Viettel++
Với các thuê bao thuộc hạng Bạc, Vàng, Kim Cương của chương trình Viettel++ sẽ được
nhà mạng tặng điểm vào ngày sinh nhật của mình. Có thể đổi điểm Viettel++ sang tiền,
phút gọi, sms, dung lượng 4G Viettel hoặc các Voucher giảm giá trên ứng dụng My Viettel.

+ Tiền trừ vào cước trả sau

Những thuê bao trả sau được nhận quà tặng sinh nhật Viettel là tiền cước. Tiền cước này
sẽ trừ trực tiếp vào hóa đơn thanh toán của tháng sinh nhật khách hàng.

+ Hoa or Quà hiện vật

Những khách hàng thân thiết của Viettel sẽ được nhận quà tặng sinh nhật là một bó hoa.
Đôi khi kèm theo cả quà hiện vật. Có thể là:

● Túi ví nữ
● Bình Hoa
● Ấm Trà
● Tai Nghe
● Voucher mua sắm
+ Tin nhắn chúc mừng sinh nhật
- Tiên phong trong việc hợp tác với Garena để đưa ra những gói cước giúp cho các game
thủ chơi game dễ dàng và trọn vẹn hơn.

Để đáp ứng nhu cầu chơi game thả ga của khách hàng,Viettel đã kịp thời công bố các gói
cước miễn phí data khi chơi game Liên Quân Mobile.
Để đăng ký gói cước 2.000 VNĐ/ngày, người dùng mạng Viettel chỉ cần soạn tin nhắn
theo cú pháp: DK LQ và gửi 9029. Gói cước này sẽ không giới hạn data khi chơi game
Liên Quân. Ngoài ra, khi đăng ký gói cước này, bạn cũng sẽ nhận được một Giftcode đổi
quà trong game.
- Ưu đãi Viettel tặng Data miễn phí
Bao gồm soạn tin nhắn, cài ứng dụng, tải App online…từ 1GB, 2GB cho đến 90GB,
100GB được áp dụng cho mọi thuê bao.

Viettel tặng data miễn phí mùa dịch

● Mkt phòng thủ


○ Phòng thủ vị trí (Bảo)
○ Phòng thủ cạnh sườn
○ Phòng thủ bằng cách tấn công trước (Bảo)
○ Phòng thủ chính diện và phản công
○ Phòng thủ từ xa
○ Phòng thủ co cụm (Khôi)
Phòng thủ vị trí + phòng thủ bằng cách tấn công trước

● Phòng thủ vị trí (chiếm vị trí tốt nhất trong tâm trí khách hàng và giữ vững)

○ Một trong những yếu tố tạo nên thành công của Viettel là tiêu chí kinh
doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”
● “Viettel - Hãy nói theo cách của bạn” - Slogan quen thuộc của Viettel suốt gần 20
năm
○ Sau gần 20 năm, Viettel đã hoàn tất sứ mệnh phổ cập dịch vụ viễn thông tới
mọi người, đồng thời thực hiện được lời hứa “phục vụ mỗi khách hàng như
những cá thể riêng biệt”.
○ Hơn 20 năm trước – đầu những năm 2000 khi điện thoại còn là 1 dịch vụ xa
xỉ thì Viettel đã ước mơ mỗi người dân có 1 chiếc điện thoại để liên lạc,
trao đổi. Trên nền tảng đó, Tổng công ty Viễn thông Viettel đã được thành
lập, và đến hôm nay đã thực hiện được ước mơ đó khi góp phần lớn đưa
dịch vụ viễn thông đến với hơn 70% dân số Viêt Nam.
○ Bằng những chiến lược mang tính đột phá như đưa ra giá cước thấp, là
doanh nghiệp tiên phong trong khai phá các thị trường nông thôn, phân
khúc bình dân như học sinh, sinh viên, công nhân, quân nhân.... đến nay
Viettel trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại số 1 tại Việt Nam.
○ Internet của Viettel được đánh giá là nhà mạng di động nhanh nhất Việt
Nam, có hạ tầng 3G/4G rộng nhất với hơn 67000 trạm phát sóng, cho phép
cung cấp internet di động đến cả vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải
đảo…

○ Viettel thậm chí được khách hàng và xã hội nhận định rầng “Viettel giống
như một người trung niên tốt bụng, đáng tin cậy nhưng ít sáng tạo, ít năng
động, khía cạnh sáng tạo công nghệ rất mờ nhạt". theo lời quyền chủ tịch
kiêm tổng giám đốc Viettel Lê Đăng Dũng
● Phòng thủ bằng cách tấn công trước

○ Tập đoàn công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel) vừa công bố tái định
vị thương hiệu Viettel, với bộ nhận diện gồm logo màu đỏ và slogan mới
"Theo cách của bạn". Theo đó, Viettel không chỉ dừng lại ở một doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông mà còn mong muốn trở thành nhà tiên
phong trong công cuộc kiến tạo xã hội số ở Việt Nam
○ Dịch vụ viễn thông truyền thống của Viettel cũng đang dần biến đổi thành
Viễn thông số khi kết hợp những tiến bộ của công nghệ với viễn thông

○ Viettel là nhà mạng đầu tiên cung cấp và phát triển công nghệ eSim vào
đầu năm 2019. Thay vì phải tháo – lắp như SIM truyền thống, những chiếc
eSIM được tích hợp vào phần cứng của máy, người dùng chỉ cần kích hoạt
eSIM bằng thao tác đơn giản ngay trên thiết bị.
○ Viettel là công ty đầu tiên được cấp phép phát triển công nghệ 5G. Trạm
phát sóng 5G đầu tiên tại Việt Nam của Viettel được đặt tại Hồ Hoàn Kiếm,
Hà Nội từ năm 2019. Hiện nay, Viettel đã có những điểm phát sóng 5G trải
dài trên 36 tỉnh thành từ Bắc vào Nam, cung cấp cho người Việt Nam trải
nghiệm công nghệ internet hiện đại nhất của thế giới

Phòng thủ co cụm Viettel


Lý thuyết: Doanh nghiệp không bảo vệ toàn bộ thị phần của mình mà từ
bỏ những thị trường yếu, tăng nguồn lực để khai thác thị trường mạnh của mình.
Đóng vai trò là một doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường viễn thông - công nghệ, Viettel
nhận thấy rằng thị trường dùng sóng 2G, 3G đã không còn cơ hội phát triển hơn nữa. Vì
vậy, trong những năm gần đây Viettel đã và đang tiên phong trong việc ngắt mạng 2G dựa
trên phương án dừng công nghệ di động cũ 2G vào năm 2022 của bộ TT&TT. Không
những vậy, trong năm 2022 Viettel là một trong số ít các nhà mạng
tắt sóng 3G trên thế giới được ghi nhận.

2G, 3G là những công nghệ di động đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Hiện nay những
công nghệ mới hơn như 4G, 5G hiện đã có vùng phủ gần tương đương mạng 2G, cùng lợi
thế về khả năng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao và với xu hướng sử dụng
data tăng lên nhiều thuê bao chuyển sang 4G, 5G nhiều hơn, Theo số liệu thống kê, cả nước
có 125,5 triệu thuê bao di động nhưng đến hết tháng 6/2022, cả nước vẫn còn 17,38 triệu
người chỉ sử dụng thiết bị điện thoại feature phone 2G. Số liệu của Cục Viễn thông cho
thấy, đến tháng 4/2022, vẫn còn tới 45,1 triệu thuê bao chỉ dùng thoại và tin nhắn (bao gồm
cả smartphone và feature phone 2G).
Việc dừng 2G, 3G sẽ giúp góp phần thúc đẩy thực hiện mục tiêu nâng tỷ lệ người tham gia
sâu hơn vào các dịch vụ số, hay nói cách khác đó chính là phương pháp để hướng người
sử dụng chuyển công nghệ lên 4G, 5G của Viettel.

Bản đồ cho thấy vùng phủ sóng lần lượt 2G, 3G, 4G, 5G của Viettel trên toàn quốc
=> Dễ dàng nhận thấy độ phủ sóng của 2G, 3G đã dần bị thu hẹp để nhường lại sân chơi
cho sóng 4G, 5G phát triển
Viettel cũng cho biết đang tích cực chuyển dịch thuê bao 2G, 3G lên 4G, 5G nhằm nâng tỷ
lệ hoạt động trên mạng 4G đạt 75% tổng số thuê bao bằng việc Viettel là nhà mạng đầu
tiên tại Việt Nam thực hiện tắt mạng 3G diện rộng trên toàn quốc, với quy mô 35.000 trạm
phát sóng. Đặt mục tiêu trong 2023 tiếp tục mở rộng vùng phủ 4G tương đương với 2G,
phủ được 99% dân số để sẵn sàng cho việc tắt hoàn toàn 2G. Viettel cũng thử nghiệm tắt
sóng 2G/3G ở một số khu vực thuộc TP.HCM, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Bình Dương,
Quảng Bình, Nghệ An, Đồng Tháp, Ninh Bình, Huế.
Bên cạnh đó, Viettel cũng tiết kiệm chi phí vận hành, dành tần số và hạ tầng kỹ thuật cho
các công nghệ di động thế hệ 5G tiếp theo. Việc tắt sóng 2G và 3G giúp nhà mạng đơn
giản hóa mạng lưới, tối ưu hạ tầng phục vụ phát triển công nghệ mới, tối ưu chi phí vận
hành khai thác, bổ sung tài nguyên tần số cho mạng 4G để nâng cao chất lượng dịch vụ
trong bối cảnh lưu lượng và thuê bao data 4G ngày càng lớn.
1. Gia tăng thị phần
VD1: Đầu tư tuyến cáp quang biển ADC (Thịnh)
Viettel với sứ mệnh là đơn vị tiên phong xây dựng và phát triển hạ tầng số tại Việt Nam, thúc đẩy
chuyển đổi số toàn diện, đáp ứng được nhu cầu truyền tải dữ liệu tốc độ cao, ứng dụng các công
nghệ 4.0 hiệu quả và đảm bảo an ninh thông tin liên lạc quốc gia. Thì mới đây, Ngày 16/06/2020,
tập đoàn Viettel chính thức công bố với báo chí về việc tham gia đầu tư xây dựng tuyến cáp quang
biển ADC và đưa vào sử dụng vào quý III/2023.

(Viettel công bố tuyến cáp ADC cập bờ tại Quy Nhơn vào ngày 19/4)

Tuyến cáp quang biển ADC có chiều dài cáp ngầm là 9.800 km, dung lượng đạt trên 140
Tbps, sử dụng công nghệ truyền dẫn hiện đại nhất hiện nay, giúp kết nối các quốc gia trong
khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Singapore – Nhật Bản – Hongkong – Trung Quốc –
Philippines – Việt Nam – Thái Lan) với tổng mức đầu tư ban đầu là 290 triệu đô la Mỹ.
Đây là tuyến cáp quang có dung lượng băng thông lớn nhất Việt Nam, gấp 3 lần tuyến cáp
lớn nhất hiện tại (APG). Và đặc biệt, Viettel là thành viên Việt Nam duy nhất đầu tư vào
tuyến cáp quang biển ADC này, theo đó, trạm cập bờ tại Quy Nhơn cũng sẽ là trạm cáp
biển thứ ba Viettel sở hữu độc quyền.
Tuyến cáp ADC đáp ứng triển khai các ứng dụng kết nối Internet quốc tế yêu cầu tốc độ
cao như: Internet vạn vật (IoT), tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (AR/VR);
đồng thời đảm bảo an toàn, dự phòng mạng lưới, đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet và
các dịch vụ kết nối quốc tế khác của Viettel.
Với việc có trong tay nhiều tuyến cáp quang biển như vậy, Viettel sẽ góp phần (1)giảm giá
thành các gói cước lắp mạng cáp quang, (2)chất lượng internet đi quốc tế sẽ ổn định hơn.
Khi có (3)một tuyến gặp sự cố Viettel sẽ ngay lập tức điều chuyển luồng dữ liệu sang các
tuyến cáp dự phòng khác. Đồng thời cũng có thể (4)chia sẻ băng thông cho các nhà mạng
VNPT, FPT,… khi có nhu cầu.
Việc đầu tư vào tuyến cáp biển ADC đã mang đến cho Viettel rất nhiều lợi thế cạnh tranh
so với các thương hiệu khác để gia tăng thêm thị phần của mình trong thị trường ngành
Viễn thông. (thuyết trình đưa ví dụ ra như giá thành rẻ mà chất lượng mạng mạnh nên NTD
chuyển từ các nhà mạng khác sang viettel, các ngành nghề cần sự ổn định của internet thì
cũng chuyển sang Viettel).

VD2: Chiến lược giá (Dtuan)


Chiến lược giá đã giúp Viettel giành chiến thắng như thế nào
Với tư cách là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường viễn thông, thì một trong những chiến
lược, những cách thức tạo nên chiến thắng vang dội này cho Viettel chính là chiến lược
giá của họ.
Chiến lược giá có tác động mạnh mẽ đến tổng sức mua của khách hàng trên thị
trường, đồng thời chính sách giá có ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm, thương hiệu của
doanh nghiệp.
Để lựa có thể chọn được chiến lược định giá hợp lý, doanh nghiệp cần thực hiện
các hoạt động sau

- Căn cứ vào định vị mà doanh nghiệp đã lựa chọn cho sản phẩm hoặc chính mình;
- Nhận thức về giá của khách hàng trên các thị trường khác nhau
- Mục tiêu của chính sách thương hiệu trong ngắn hạn và dài hạn
- Sức mua của từng thị trường cụ thể;
- Mục tiêu của chính sách sản phẩm;
- Tình hình cạnh tranh;
- Sự can thiệp của chính sách từ môi trường vĩ mô trong việc quản lý giá.
2. Thực trạng vận dụng chính sách giá trong xây dựng và phát triển thương hiệu Viettel
Theo đuổi cách định giá thấp để phát triển thương hiệu, với lợi thế doanh nghiệp
viễn thông đi sau được phép giảm giá, Viettel đã thay đổi block tính cước truyền thống và
áp dụng block tính cước mới theo hướng có lợi hơn cho khách hàng.
Chính điều này đã gây ấn tượng mạnh trong tâm trí khách hàng hình ảnh của
Viettel, do đó tính đến năm 2018 khi mà giá cước gọi của MobiFone, Vinaphone đã thấp
hơn so với Viettel
Trong khi giá cước gọi nội mạng của nhà mạng MobiFone, Vinaphone là 1.580đ/
phút, giá cước gọi ngoại mạng của MobiFone, Vinaphone là 1.780đ/phút, cả cước gọi nội
mạng và ngoại mạng của MobiFone và Vinaphone đều đang thấp hơn 10 đồng so với
cước gọi cùng loại của Viettel (giá cước gọi nội mạng Viettel là 1.590đ/phút, gọi ngoại
mạng từ thuê bao Viettel là 1.790đ/phút) nhưng trong tâm trí của đại bộ phận khách hàng
trên thị trường viễn thông giá cước của Viettel vẫn rất rẻ hoặc phù hợp.
Theo khảo sát của tác giả, có đến 76,2% khách hàng cho rằng giá sản phẩm viễn
thông mà Viettel cung ứng là phù hợp với khả năng thanh toán và nhu cầu tiêu dùng,
phản ánh qua biểu đồ sau:
Với nỗ lực trong suốt hơn 10 năm qua Viettel triển khai chiến lược giá linh hoạt
hướng tới tối đa hóa lợi ích cho khách hàng cũng đã khắc ghi thành công cụm từ “ giá rẻ”
vào tâm trí của khách hàng. Vì vậy, tại thời điểm hiện tại khi giá sản phẩm dịch vụ viễn
thông như dịch vụ di động, dịch vụ cố định… không còn rẻ nhất so với hai nhà mạng
MobiFone và VinaPhone nhưng nhiều khách hàng vẫn luôn tin rằng giá sản phẩm dịch vụ
viễn thông mà Viettel cung cấp vẫn rẻ hoặc phù hợp với nhu cầu của họ so với các sản
phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Theo số liệu của biểu đồ thì có đến 97,4% khách hàng cho rằng sản phẩm dịch vụ
mà Viettel cung ứng có giá rẻ hoặc giá hợp lý đối với họ.
Để có được thành công này, Viettel đã tiến hành định giá sản phẩm theo giá trị
nhằm nâng cao giá trị thương hiệu Viettel dựa trên:
- nhận thức của khách hàng về giá,
- mục tiêu chính sách thương hiệu của Viettel,
- sức mua của thị trường,
- mục tiêu chính sách sản phẩm,
- vị thế của Viettel tại thời điểm khác nhau,
- tình hình cạnh tranh và sự can thiệp của Chính phủ trong việc quản lý giá
dịch vụ trên thị trường viễn thông.

Ví dụ rõ nét nhất cho sự thành công của Viettel ở đây đó là những gói cước giá rẻ, phù
hợp với những hộ gia đình khó khăn hay mức thu nhập thấp, góp phần tăng thị phần một
cách tối đa, bởi vì trong tâm trí của người tiêu dùng, Viettel vẫn là một thương hiệu bình
dân.
Như cách gói “Cha và con” được thực hiện: Hiệu được băn khoăn ây, gói Cha và
con ra đời giúp “giải bài toán khó” cho các bậc làm cha làm mẹ: Con vẫn dùng được di
động, nhưng tiền sử dụng cho di động lại phụ thuộc vào người cha, cho bao nhiêu thì
dùng bấy nhiêu… Gói cước “Cha và con” là sự tổng hợp các ưu điểm về giá cước
của các gói trả trước hiện nay. Cước tin nhắn bằng cước của gói TOMATO với
200đ/bản tin nội mạng, 250đ/bản tin ngoại mạng. Cước thoại bằng gói cước
Economy với 1.690đ/phút nội mạng và 1890 đồng/ phút ngoại mạng
Gói Sumo Sim: Viettel luôn tuân theo tôn chỉ: xã hội hóa di động, làm sao để
người nghèo cũng có cơ hội dùng di động để họ có cơ hội bớt nghèo, Thực tế cho thầy
rằng: Rào cản lớn nhất hạn chế người dân có thu nhập thấp sử dụng dịch vụ di động chính
là giá máy điện thoại còn rất cao. Hiện nay, chỉ phí thấp nhất dễ họ có được máy điện
thoại là khoảng 600.000 đồng.
Hiểu được mong muốn khát khao của những người dân ấy, gói SumoSim ra đời.
Với chính sách bán bộ trọn gói SumoSim, Viettel giúp một lượng lớn người dân thỏa
mãn ước mơ của mình là có được 1 máy di động hoàn toàn miễn phí. Người ta có thể
nhận thấy đây là nỗ lực của Viettel trong công tác phổ cập hoá dịch vụ di
động, mang lại cơ hội dùng dịch vụ di động cho tất cả mọi người dân Việt Nam,
kể cả những người có thu nhập thấp nhất.

Cố định Homephone: Hơn nữa, tâm lý người Việt thường muốn chỉ phải trả trọn
gói khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ, chứ không muốn bị ám ảnh một khoản nợ
phải trả cả đời (tiền thuê bao điện thoại hàng tháng). Vì thế, gói Homephone không cước
thuê bao ra đời: chỉ cần đóng trọn gói 500.000đ, người sử dụng không còn phái quan tâm
chỉ trả khoản thuê bao hàng tháng nữa.Ngoài ra còn tặng 100%. các thẻ nạp, tặng công
Modul cho 1 thuê bao

Tuy nhiên, trong chiến lược giá của Viettel những năm gần đây đã bắt đầu có
nhiều bất ổn khi các đối tác cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền thuê bao di
động của Viettel kích hoạt dịch vụ một cách tự động dẫn đến việc hệ thống ghi nhận là
đăng ký và trừ tiền của khách hàng trong khi khách hàng không đăng ký sử dụng dịch vụ
này.

Việc xây dựng và phát triển cho thương hiệu Viettel cần phối hợp các yếu tố trong
chiến lược giá cả linh hoạt và phù hợp với mục tiêu Marketing trong từng thời kỳ để tạo
nên một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, tận tâm vì khách hàng với chất lượng dịch
vụ tốt và giá cả phù hợp với mỗi khách hàng. Viettel cần chủ động lựa chọn các phương
thức ứng xử về giá bán sản phẩm, tiến hành điều chỉnh và thay đổi về giá bán cho phù
hợp với từng giai đoạn và mục tiêu mà thương hiệu Viettel hướng tới. Đảm bảo những
quyết định về giá thể hiện tính linh hoạt và thích ứng của các giải pháp Marketing trước
những biến động của thị trường và khách hàng. Đánh giá phản ứng của đối thủ cạnh tranh
giúp Viettel có cách thức phản ứng lại cho phù hợp để luôn đảm bảo hình ảnh giá hợp lý
trong tâm trí của khách hàng. Trên cơ sở vận dụng chiến lược giá hiệu quả sẽ tác động
tích cực đến hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu Viettel trong những năm sắp
tới.

You might also like