You are on page 1of 17

ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

HỌC PHẦN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP


(Sinh viên lựa chọn một trong các đề để thực hiện)

ĐỀ SỐ 01
Từ 15/5/2012, Viettel đã chính thức hoạt động kinh doanh viễn thông tại
Mozambique (châu Phi). Sau hơn một năm đầu tư tại đây, Công ty Movitel (thương hiệu
viễn thông của Viettel tại Mozambique) đã sở hữu mạng lưới lớn nhất, phủ sóng rộng
nhất tại Mozambique với 1.800 trạm phát sóng (2G và 3G) phủ 100% quận, huyện, đóng
góp hơn 50% hạ tầng mạng điện thoại di động của Mozambique. Movitel cũng xây dựng
hệ thống kênh phân phối với 50 cửa hàng và 25.000 điểm bán, đại lý đến từng huyện, xã.
Tính đến nay, Viettel đã đầu tư tại 10 quốc gia: Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique,
Timor, Peru… Doanh thu năm 2011 của Viettel đạt gần 6 tỷ USD. Với 60 triệu thuê bao
đang hoạt động trên toàn cầu, Viettel nằm trong top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế
giới về số lượng thuê bao.

Mới đây, Lumitel – thương hiệu mạng viễn thông của Viettel tại Burundi đã trở thành
nhà mạng đầu tiên cung cấp dịch vụ 4G LTE tại đất nước này. Lumitel chính thức cung
cấp dịch vụ Internet 4G với tốc độ 100Mbps tại các tỉnh chính của Burundi gồm
Bujumbura, Gitega, Ngozi, Muyinga và Makamba Rumonge. Việc một nhà mạng mới gia
nhập thị trường chưa tới 1 năm đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và tiên phong cung
cấp dịch vụ 4G trước cả các đối thủ lâu năm khác đã gây một tiếng vang lớn tại Burundi
và khu vực.
Gia nhập thị trường vào tháng 4/2015, chưa đầy 4 tháng sau, Lumitel đã cán mốc 1
triệu khách hàng và hiện tại đang là nhà mạng lớn nhất với mặt hạ tầng mạng lưới phủ
sóng đến hơn 90% toàn quốc và 1,3 triệu khách hàng. Báo chí nhận định "Lumitel sẽ là
công ty viễn thông hàng đầu Burundi trong tương lai". Đây cũng chính là mục tiêu của
Viettel ở Burundi nói riêng và các thị trường mà Viettel đầu tư nói chung khi cạnh tranh
trên thị trường quốc tế. Đầu tư nhanh, mạnh để trở thành nhà mạng lớn nhất về mặt hạ
tầng mạng lưới, vùng phủ, công nghệ và chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở đó, kinh doanh
bùng nổ, thống lĩnh thị trường và chiếm vai trò dẫn dắt sự phát triển của ngành viễn thông
tại quốc gia đó.
Với chất lượng hạ tầng, Lumitel sử dụng chiến lược đầu tư mạnh cho vùng phủ với độ
phủ 90% dân số và đặc biệt tập trung cho 3G ngay từ khi bắt đầu cung cấp dịch vụ.
Lumitel cũng tiên phong trong việc cung cấp nhiều gói cước với ưu đãi mang tính đột phá
hơn các nhà mạng khác cho thoại, SMS và đặc biệt là truy cập Internet. Bên cạnh đó, các
khách hàng trẻ tỏ ra hưởng ứng những sản phẩm dành riêng như gói Social truy cập
Facebook và WhatApps không giới hạn, gói Sinh viên...
Người dùng muốn trải nghiệm công nghệ viễn thông LTE mới được cung cấp bởi
Lumitel có thể mua các thiết bị di động 4G của Samsung, LG, iPhone hoặc L9501,
smartphone giá phải chăng và truy cập 4G bằng các gói cước đa dạng của Lumitel.
Cam kết mang công nghệ tiên tiến nhất để đầu tư ra thị trường nước ngoài, nên mặc dù
chưa chính thức kinh doanh dịch vụ 4G tại Việt Nam, Viettel hiện đang đi đầu cung cấp
giới thiệu dịch vụ này tại một số thị trường của mình. Năm 2015, Viettel đã triển khai
cung cấp 4G tại Lào và Campuchia. Trong năm nay (2016), Viettel tiếp tục sẽ triển khai
đồng loạt ở hầu hết các thị trường còn lại như Timor, Peru, Haiti…

2
Trả lời câu hỏi:
1. Hãy phân tích ba cơ hội đối với ngành viễn thông tại Việt Nam.
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có được đà phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự phát
triển của ngành quản lý qũy khi nhu cầu sử dụng dịch vụ đầu tư tài chính của các tổ chức
và cá nhân ngày một tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đem lại cơ hội mở rộng thị
trường. Điều kiện kính tế chính trị ổn định là cơ hội tốt cho hoạt động đầu tư và sản xuất
kinh doanh. Hiện nay Việt Nam đã sản xuất được 70% các thiết bị viễn thông, mục tiêu
trở thành nước thứ 4 trên thế giới sản xuất và xuất khẩu tất cả các thiết bị viễn thông.
Thực tế, trong 2 năm 2020, 2021, lĩnh vực viễn thông tăng trưởng ở mức trên dưới 5%.
Con số này cũng là mức tăng trưởng doanh thu của 2 doanh nghiệp lớn: Tập đoàn Công
nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
(VNPT)… Do vậy, có thể nói, việc hồi phục kinh tế sẽ là “cú hích” cho ngành Viễn thông
bứt phá trở lại.
Thứ hai, ngành viễn thông đang được nhà nước hỗ trợ phát triển một cạnh mạnh
mẽ không những trong nước mà cả nước ngoài đây là cơ hội cho Viettel phát triển.
Chính sách của Nhà nước hỗ trợ và phát triển nghành Viễn thông là cơ hội tốt cho
các doanh nghiệp trong ngành. Đại hội Đảng lần thứ XIII - 2020 đề ra: Nhiệm vụ của
Đảng là lãnh đạo đất nước sao cho đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và
2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam phải trở thành nước công nghiệp phát
triển, nhân dân có mức sống cao, hạnh phúc, an sinh xã hội và an ninh quốc phòng vững
mạnh, đất nước có vị thế trên trường quốc tế… là rất cao đẹp được toàn dân ủng hộ.
Viettel là nhà mạng đầu tiên được Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) cấp
giấy phép triển khai thử nghiệm dịch vụ 5G tại Việt Nam. Hồi đầu tháng 4/2019, trạm
phát sóng (BTS) 5G đầu tiên đã được nhà mạng này triển khai tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm
(Hà Nội).
Thứ ba, nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng nhiều. Ngành truyền thông tuy đã
phát triển rất mạnh song vẫn còn rất nhiều cơ hội cho Viettel,đặc biệt ở một số nước chưa

3
phát triển và có hợp tác mật thiết với Việt Nam như Lào, Campuchia. Nhu cầu sử dụng
thông tin di động hiện đại cũng dân số trẻ và đông dân là sự đảm bảo về thị trường nội tại.
2. Cho biết ba nguy cơ lớn nhất mà các doanh nghiệp viễn thông có thể gặp phải
khi đầu tư ra nước ngoài? Lý giải?
Thứ nhất, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường viễn thông: Có thể nói, ĐTRNN
của các doanh nghiệp viễn thông (DNVT) Việt Nam ngày càng khó khăn và gặp nhiều
thách thức, trở ngại khi tài nguyên viễn thông có xu hướng cạn dần, việc mua lại giấy
phép trở nên rất khó khăn. Sức cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh thu bình quân trên
mỗi thuê bao (ARPU) giảm. Viettel đang phải cạnh tranh với nhiều nhà mạng viễn thông
nổi tiếng thế giới như Orange, Vodafone, Telefonica, SingTel. với doanh thu và kinh
nghiệm hơn nhiều lần. Điển hình cho những khó khăn này là việc Viettel không trúng
thầu tại thị trường Myanmar khi tham gia đấu thầu tại đây và phải chọn hướng tiếp cận
đầu tư mới vào thị trường này. Bên cạnh đó, Viettel chưa trả hết nợ tại 50% thị trường có
đầu tư, chưa thu hồi được vốn; số tiền lãi chuyển về nước hiện không lớn, một số thị
trường có lợi nhuận thấp. Đến thời điểm hiện tại, do mới đầu tư được 1-2 năm, nên
Viettel chỉ mới hoạt động có lãi tại 4 trong số 7 thị trường đang vận hành. Trong đó, 6 thị
trường đã đi vào kinh doanh là Campuchia, Lào, Mozambique, Haiti, Đông Timor và
Peru, mang lại 1,2 tỷ USD doanh thu cho Viettel trong năm 2014. Tính riêng 9 tháng đầu
năm 2014, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 1.470 tỷ đồng, tăng gần 400 tỷ đồng so
với cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt, tại Mozambique với dự án Movitel, Viettel có lợi nhuận
chỉ sau 6 tháng chính thức kinh doanh. Với hơn 2 triệu thuê bao được phát triển mới,
Movitel được đánh giá là dự án đầu tư hiệu quả nhất của Việt Nam vào châu Phi kể từ
năm 2008 đến nay. Thành công của Viettel tại Mozambique là chìa khóa để Tập đoàn mở
cánh cửa ra các địa bàn lân cận. Từ Mozambique, Viettel chính thức có thêm các thị
trường Burundi, Cameroon, Tanzania. Nhiều nhà lãnh đạo của Angola, Tanzania, Chad,
Sierra Leon, Liberia, Kenya... đã sang Mozambique tìm hiểu cách làm của Movitel và
mong muốn Viettel sẽ tới đất nước họ đầu tư. Châu Phi đã trở thành địa bàn chiến lược
trong trụ cột đầu tư nước ngoài của Viettel.

4
Thứ hai, khó khăn trong vấn đề cấp phép hoạt động kinh doanh viễn thông và các
rủi ro tại những thị trường mới: Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, thị trường
viễn thông nhìn chung có 3 loại: thị trường chưa phát triển (với độ phủ dưới 20% dân số);
thị trường đang phát triển (với độ phủ dưới 60%); thị trường đi vào bão hòa (với độ phủ
trên 60%). Trừ thị trường chưa phát triển, thì dù ở đâu, viễn thông cũng là lĩnh vực cạnh
tranh cao và khá rủi ro. Trên thế giới có 1.500 công ty đang nắm giữ giấy phép, nhưng
chỉ 500 công ty có lãi. Thị trường dưới 20% hiện chỉ còn Myanmar, Cuba, Triều Tiên.
Trong khi đó, thị trường có độ phủ 20 - 60% còn khá nhiều, nhất là tại châu Phi. Như
vậy, để đầu tư vào các thị trường nước ngoài, Viettel không thể lựa chọn các thị trường
phát triển vì hết giấy phép trong khi các thị trường chưa phát triển thì khả năng thu hồi
vốn không cao; cạnh tranh và rủi ro lớn (vấn đề ổn định chính trị; chính sách bao vây
cấm vận, khả năng đổi mới của nền kinh tế các thị trường này.). Việc xác định thị trường
mục tiêu là các thị trường đang phát triển đang là xu hướng của các DNVT thế giới và
đây cũng sẽ là hướng đi của Viettel nếu muốn mở rộng ra ĐTRNN. Bên cạnh đó, việc
triển khai đầu tư bằng hoạt động M&A (mua-bán sáp nhập doanh nghiệp) cũng là một
cửa hẹp cho Viettel phải tính toán nếu muốn thâm nhập vào các thị trường phát triển.
Viettel đã phải "tìm đường tắt“ đầu tư vào thị trường Myanma bằng kế hoạch góp 800
triệu USD để phát triển viễn thông với một đối tác Myanmar vào cuối năm 2014. Gần
đây nhất, vào trung tuần tháng 3/2015, lãnh đạo của Viettel Global cho biết công ty sắp
hoàn tất vụ sáp nhập giữa công ty con tại Campuchia là Metfone với thương hiệu Beeline
Campuchia. Cho dù giá trị của hợp đồng do đã ký bảo mật với đối tác, đại diện Viettel
Global cho biết việc mua lại sẽ giúp Metfone gia tăng mạng lưới tại đây. Bên cạnh đó,
công ty con của Viettel cũng có cơ hội cung cấp dịch vụ mới, chất lượng cao hơn cho
người dân Campuchia. Theo lãnh đạo Viettel Global, hai bên đã ký kết xong hợp đồng
mua lại giấy phép. Dự kiến Metfone sẽ mất vài tháng để hoàn tất quá trình kiểm kê tài
sản và sáp nhập.
Thứ tư, nhân lực chuẩn bị cho ĐTRNN: Một thách thức khác cũng cần nêu ra đó
là chuẩn bị nhân lực cho việc ĐTRNN của các DNVT Việt Nam. Với đòi hỏi phải am
hiểu địa bàn đầu tư; phong tục, tập quán; môi trường pháp luật và đầu tư... thì rõ ràng

5
việc chuẩn bị nhân lực để đưa ra nước ngoài từ giai đoạn tìm hiểu đến giai đoạn triển khai
là một thách thức không dễ vượt qua của các DNVT Việt Nam so với các đối thủ là các
DNVT thế giới. Những bài học về thành công và thất bại của các DNVT Việt Nam suốt
thời gian qua cần được đúc rút; chia sẻ để cùng hướng đến sự thành công.

3. Phân tích nguy cơ đe dọa của đối thủ mới với các doanh nghiệp trong ngành
viễn thông và lấy ví dụ minh họa.
Hiện nay theo nghiên cứu của nhóm trong thị trường viễn thông
Được chia làm 2 nhóm: nhóm đối thủ cạnh tranh hiện tai và nhóm đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn

Nhóm đối thủ cạnh tranh hiện tại:

+ Trong lĩnh vực BC-PHPC: các đối thủ cạnh tranh nhaul hiện nay là Viettel
VNPT, mobifone, vinaphone, các doanh nghiệp tư nhân đặc biệt là các doanh nghiệp tư
nhân ngân hàng thương mại, điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh đó là đầu tư tài sản cố
định thấp, linh hoạt trong quá trình cung cấp dịch vụ, quy trình, thủ tục đơn giản, linh
hoạt ý thức cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh cũng bộc lộ những điểm
yếu hơn hắn so với viễn thông viettell là đó là thương hiệu mới, phạm vi cung cấp dịch vụ
hạn chế, không đa dạng cơ sở vật chất và trang thiết bị chưa tốt, một phần cũng là trang
thiết bị thuê ngoài chưa được đào tạo chính quy.

+ Trong lĩnh vực viễn thông và internet: đối thủ cạnh tranh chính trong giai đoạn
này là Viettel, Vinaphone, VNPT hiện đang cạnh tranh ngay gắt với viettel không chỉ các
dịch vụ viễn thông cơ bản mà đặc biệt khốc liệt với các dịch vụ di động, dịch vụ giá trị gia
tăng. Điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh đó là: tập trung kinh doanh vào thị trường tốt,
sử dụng mạng lưới khai thác, tiềm năng trong phát triển mạng và dịch vụ, tốc độ dịch vụ
cao, chất lượng dịch vụ tương đối tốt, chi phí đầu tư và giá cức thấp, chăm sóc khách
hàng tốt, hoạt động quảng cáo, khuyến mại hiệu quả, có ấn tượng và hấp dẫn khách hàng
trên phạm vi rộng. Điểm yếu các đối thủ cũng tương tự như bưu chính đó là tham gia thị
trường muộn, phạm vi hẹp, uy tín chưa cao, khó khắn trong công tác thu cước.

6
Các công ty con về viễn thông trên thị trường nước ngoài. Có thể nói, ĐTRNN
của các doanh nghiệp viễn thông (DNVT) Việt Nam ngày càng khó khăn và gặp nhiều
thách thức, trở ngại khi tài nguyên viễn thông có xu hướng cạn dần, việc mua lại giấy
phép trở nên rất khó khăn. Sức cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh thu bình quân trên
mỗi thuê bao (ARPU) giảm. Viettel đang phải cạnh tranh với nhiều nhà mạng viễn thông
nổi tiếng thế giới như Orange, Vodafone, Telefonica, SingTel. với doanh thu và kinh
nghiệm hơn nhiều lần. Điển hình cho những khó khăn này là việc Viettel không trúng
thầu tại thị trường Myanmar khi tham gia đấu thầu tại đây và phải chọn hướng tiếp cận
đầu tư mới vào thị trường này. Bên cạnh đó, Viettel chưa trả hết nợ tại 50% thị trường có
đầu tư, chưa thu hồi được vốn; số tiền lãi chuyển về nước hiện không lớn, một số thị
trường có lợi nhuận thấp. Đến thời điểm hiện tại, do mới đầu tư được 1-2 năm, nên Viettel
chỉ mới hoạt động có lãi tại 4 trong số 7 thị trường đang vận hành.

Nhóm đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Các doanh nghiệp viễn thông đang phải gánh chịu các đối thủ tiềm ẩn trong nước
và ngoài nước với lợi thế doanh nghiệp đi sau đầu tư thẳng vào công nghiệp hiện đại nhất
phù hợp với xu thế trên thế giới với quy mô doanh nghiệp tinh gọn nhưng hiệu quả, biết
tận dụng kinh nghiệm kinh doanh và khắc phục những nhược điểm thiếu, linh hoạt trông
việc phản ứng với những biến động của thị trường của các DNVT đi trước.không tập
trung phát triển mạng lưới , khách hàng dàn trải mà chọn các thị trường có mức lợi nhuận
cao, khách hàng tập trung, để biết phát triển mạng lưới và thu hồi vốn. khi việt nam đã là
thành viên của WTO, đặc biệt là các cam kết mở cửa thi trường BCTV có hiệu lực thì sẽ
xuất hiên thêm nhiều DNVT nước ngoài với tiềm lực vốn, kinh nghiệm quản lý hiện sẽ
chia sẻ thị trường của viettel, viettel sẽ mất dần vị trí hiện nay.
Đối với viễn thông nước ta hiện nay hiện nay ngoài 3 đại gia lớn là Mobifone,
Viettel, Vinafone thì cong có sự gia nhập của vietnammobile và EVN…. Đây là đối thủ
tiềm ẩn đối với Viettel khi mà đằng sau các doanh nghiệp luôn được sự bảo trợ của các
doanh nghiệp với số vốn lớn và sự đầu tư từ nước ngoài. Đây thực sự là mối đe dọa của
các dịch vụ viễn thông trong nước, khiến các doanh nghiệp luôn phải cảnh giác

7
Như vậy, áp lực từ đối thủ tiềm ẩn khá cao, mặc dù rào cản gia nhập ngành là rất
lớn, tuy nhiên sức hấp dẫn, tính kinh tế theo quy mô lại cao, kèm theo đó là sự tạo điều
kiện của chính phủ, điều đó đã khiến nhiều doanh nghiệp mặc dù chịu cảnh “trâu chậm
uống nước đục” nhưng vẫn có tham vọng tham gia vào ngành.

4. Phân tích chiến lược của Viettel và đánh giá triển vọng của chiến lược đó.
Chiến lược của Viettel
Phân tích SWOT
Đối với Viettel, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu
này có thể được phân tích như sau.
Điểm mạnh (Strengths)
Về điểm mạnh trong chiến lược kinh doanh của Viettel, thương hiệu này có thể tận
dụng những điểm mạnh nổi bật của mình như sau:
Sở hữu thị phần lớn
Hiện Viettel là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam,
chiếm khoảng 44% thị phần.
Ở thị trường quốc tế Viettel đã phát triển cực kì mạnh mẽ ở ngoài biên giới chữ S
như Campuchia, thậm chí là ở lục địa đen và châu Mỹ La Tinh: Ngày 7/9/2011 Natcom
khai trương mạng viễn thông số ở Haiti. Ở Mozambique, Movitel của Viettel được mệnh
danh là điều kì diệu của Mozambique (châu Phi) khi tạo ra cuộc cách mạng di động và
giành tới 6 giải thưởng quốc tế. Viettel cũng phát triển ở các tỉnh chính của Burundi gồm
Bujumbura, Gitega, Ngozi, Muyinga và Makamba Rumonge, Lào và Campuchia
Sở hữu nguồn vốn lớn
Viettel có nguồn lực tài chính hùng mạnh (vốn chủ sở hữu khoảng 50.000 tỷ
đồng), hoạt động chủ yếu dựa trên vốn tự lực và ít phải vay ngân hàng.
Thương hiệu nổi tiếng
Hình ảnh thương hiệu cuối 2020 của Viettel được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng
nhất Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông do VCCI phối hợp với công ty Life Media, AC

8
Nielsen tổ chức được Brand Finance định giá thương hiệu Viettel lên tới 5,8 tỷ USD có
thể nói là cao nhất trong lịch sử phát triển của tập đoàn và đứng số 1 tại Việt Nam.
Điểm yếu (Weaknesses)
Về điểm yếu, một số những điểm yếu chính mà Viettel cần khắc phục có thể được
phân tích như sau.
Thiếu tính đồng bộ trong các hoạt động kinh doanh
Mặc dù được đầu tư và mở rộng nhưng quy mô mạng lưới của Viettel nhìn chung
chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay, còn thiếu đồng bộ trong các hoạt động kinh doanh dẫn
đến những khó khăn trong vận hành, quản lý, năng suất lao động chưa cao ,cơ sở hạ tầng
chưa hiện đại cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.
Cơ hội (Opportunities)
Đối với các cơ hội, Viettel có thể nắm bắt và tận dụng những cơ hội như sau.
Sự ủng hộ của chính phủ
Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có tiềm lực kinh tế mở
rộng đầu tư hợp tác ra nước ngoài để mở rộng thị phần và từng bước thâm nhập thị trường
quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng nhiều
Ngành truyền thông tuy đã phát triển rất mạnh song vẫn còn rất nhiều cơ hội cho
Viettel,đặc biệt ở một số nước chưa phát triển và có hợp tác mật thiết với Việt Nam như
Lào, Campuchia.
Thách thức (Threats)
Bên cạnh những cơ hội, Viettel cũng cần có kế hoạch và giải pháp để đối mặt với
những thách thức như:
Mức độ cạnh tranh cao
Viettel hiện phải đối mặt và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng
ngành trong và ngoài nước như Vinaphone, Mobifone,…
Nhu cầu về đa dạng dịch vụ chất, chất lượng ngày càng cao
Nhu cầu của khách hàng về sự đa dạng dịch vụ và chất lượng ngày càng cao, điều này đòi
hỏi Viettel phải không ngừng cải tiến về chất lượng dịch vụ. Mặt khác, Viettel phải hạ giá

9
để cạnh tranh chiếm thị phần, nhất là trong giai đoạn đầu khi xâm nhập vào một quốc gia
khác.
Vấn đề phong tục tập quán của người dân cũng như những quy định pháp luật
kinh doanh ở nước sở tại
Việc thích ứng và làm hài lòng khách hàng ở một quốc gia khác,đồng thời phải
cạnh tranh với những đối thủ đang hoạt động ở nước sở tại cũng là một thách thức vô
cùng khó khăn khi xâm nhập ra nước ngoài.
Bảng 1. Bảng phân tích SWOT của Viettel
Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức
 Thương  Không linh  Sự ủng  Nhiều đối thủ
hiệu động trong hộ của cạnh tranh gia
nổi các hoạt chính nhập thị trường
tiếng động kinh phủ  Nhu cầu về đa
 Sở hữu doanh  Nhu cầu dạng dịch vụ
thị  Chưa đáp thông tin chất, chất lượng
phần ứng tốt nhu liên lạc ngày càng cao
lớn cầu thay đổi ngày  Vấn đề phong tục
 Sở hữu của khách càng tập quán của
nguồn hàng nhiều người dân cũng
vốn lớn  Thiếu tính như những quy
đồng bộ định pháp luật
trong các kinh doanh ở
hoạt động nước sở tại
kinh doanh

Phân tích chiến lược của Viettel:


Lựa chọn phương án chiến lược:
Căn cứ vào mô hình phân tích SWOT, lựa chọn phương án chiến lược cho Tập
đoàn Viettel là "Chiến lược tăng trưởng tập trung". Chiến lược tăng trưởng tập trung là
tận dụng các nguồn lực của Tập đoàn, đưa ra các giải pháp để thực hiện nhằm tăng doanh
10
số và lợi nhuận bằng cách đặt trọng tâm vào hai yếu tố cơ bản là sản phẩm và thị trường.
Chiến lược này giúp Công ty tận dụng tối đa những khả năng tiềm tàng trong nội bộ và
khai thác triệt để các cơ hội thị trường bên ngoài. Chiến lược tăng trưởng tập trung có khả
năng duy trì văn hóa doanh nghiệp bền vững, hiệu quả, chất lượng và hình ảnh đẹp của
Công ty
Viettel Cam kết mang công nghệ tiên tiến nhất để đầu tư ra thị trường nước ngoài,
nên mặc dù chưa chính thức kinh doanh dịch vụ 4G tại Việt Nam, Viettel hiện đang đi
đầu cung cấp giới thiệu dịch vụ này tại một số thị trường của mình. Năm 2015, Viettel đã
triển khai cung cấp 4G tại Lào và Campuchia. Trong năm nay (2016), Viettel tiếp tục sẽ
triển khai đồng loạt ở hầu hết các thị trường còn lại như Timor, Peru, Haiti…
Chiến lược bao phủ thị trường bằng việc đầu tư và phát triển nhanh về hoạt động
kỹ thuật công nghệ trong chiến lược kinh doanh của Viettel, quan điểm về công nghệ
được gắn chặt với với yêu cầu “mới nhất”. Đó vừa là phương châm, vừa là yêu cầu bất
biến, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển. Viettel sẽ là công ty viễn thông hàng
đầu viễn thông trong tương lai. chính là mục tiêu của Viettel khi cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Đầu tư nhanh, mạnh để trở thành nhà mạng lớn nhất về mặt hạ tầng mạng
lưới, vùng phủ, công nghệ và chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở đó, kinh doanh bùng nổ,
thống lĩnh thị trường và chiếm vai trò dẫn dắt sự phát triển của ngành viễn thông tại quốc
gia đó.
Chiến lược đầu tư: Viettel sử dụng chiến lược đầu tư mạnh cho vùng phủ với độ
phủ 90% dân số và đặc biệt tập trung cho 3G ngay từ khi bắt đầu cung cấp dịch vụ.
Thương hiệu mạng viễn thông của Viettel cũng tiên phong trong việc cung cấp nhiều gói
cước với ưu đãi mang tính đột phá hơn các nhà mạng khác cho thoại, SMS và đặc biệt là
truy cập Internet. Bên cạnh đó, các khách hàng trẻ tỏ ra hưởng ứng những sản phẩm dành
riêng như gói Social truy cập Facebook và WhatApps không giới hạn, gói Sinh viên...
Viettel hiện đang đi đầu cung cấp giới thiệu dịch vụ này tại một số thị trường của mình.
Năm 2015, Viettel đã triển khai cung cấp 4G tại Lào và Campuchia. Trong năm nay
(2016), Viettel tiếp tục sẽ triển khai đồng loạt ở hầu hết các thị trường còn lại như Timor,
Peru, Haiti…

11
Mục tiêu chiến lược: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp tục phát triển thị trường,
tăng trưởng thị phần và doanh thu, đảm bảo khả năng sinh lợi cao nhất.
- Nội dung của chiến lược: Phát huy thế mạnh bên trong của Công ty, đồng thời
tận dụng cơ hội bên ngoài để phát triển, thực hiện chiến lược này theo bốn cách thức:
+ Chiến lược thâm nhập thị trường (tăng trưởng doanh thu lợi nhuận : có chính
sách ưu đãi với những đối tác khách hàng truyền thống...).
+ Chiến lược phát triển thị trường (mở rộng mạng lưới và phát triển khách hàng
trên toàn quốc...)
+ Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm (Chất lượng sản phẩm đảm bảo các
tiêu chuẩn quốc tế, TCVN theo yêu cầu của khách hàng).
+ Chiến lược nâng cao trình độ CBCNV (đào tạo và đào tạo lại các kiến thức mới
về quản lý, kinh doanh, giao tiếp và kỹ thuật). +
Tập trung khai thác thị trường chiến lược hiện tại đặc biệt là lĩnh vực viễn thông
đấy là điểm mạnh của Viettel: Tập trung khai thác nguồn vốn lâu dài từ các đơn vị thành
viên trong Tập đoàn Viettel.
+ Tận dụng lợi thế của Tập đoàn Viettel để quảng bá rộng rãi hình ảnh của mình,
củng cố vị thế và thương hiệu của tập đoàn trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đánh giá triển vọng của chiến lược:
Chiến lược có triển vọng thành công lớn bởi vì Viettel đã đạt được nhiều thành tựu
như:
 Công ty Movitel (thương hiệu viễn thông của Viettel tại Mozambique) đã sở
hữu mạng lưới lớn nhất, phủ sóng rộng nhất tại Mozambique với 1.800 trạm
phát sóng (2G và 3G) phủ 100% quận, huyện, đóng góp hơn 50% hạ tầng mạng
điện thoại di động của Mozambique
 Movitel cũng xây dựng hệ thống kênh phân phối với 50 cửa hàng và 25.000
điểm bán, đại lý đến từng huyện, xã. Tính đến nay, Viettel đã đầu tư tại 10 quốc
gia: Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique, Timor, Peru… Doanh thu năm 2011
của Viettel đạt gần 6 tỷ USD.

12
 Lumitel – thương hiệu mạng viễn thông của Viettel tại Burundi đã trở thành nhà
mạng đầu tiên cung cấp dịch vụ 4G LTE tại đất nước này. Lumitel chính thức
cung cấp dịch vụ Internet 4G với tốc độ 100Mbps tại các tỉnh chính của
Burundi gồm Bujumbura, Gitega, Ngozi, Muyinga và Makamba Rumonge.
 Gia nhập thị trường vào tháng 4/2015, chưa đầy 4 tháng sau, Lumitel đã cán
mốc 1 triệu khách hàng và hiện tại đang là nhà mạng lớn nhất với mặt hạ tầng
mạng lưới phủ sóng đến hơn 90% toàn quốc và 1,3 triệu khách hàng.
 Với chất lượng hạ tầng, Lumitel sử dụng chiến lược đầu tư mạnh cho vùng phủ
với độ phủ 90% dân số và đặc biệt tập trung cho 3G ngay từ khi bắt đầu cung
cấp dịch vụ.
Hiện tại, Viettel đã có chiến lược và những bước “đi trước, đón đầu” về công nghệ
để sẵn sàng hòa nhập, bắt nhịp vào dòng chảy của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Chính vì vậy, có thể thấy rằng Viettel đã xây dựng và triển khai chiến lược kinh
doanh của mình một cách hiệu quả và thành công.
5. Đưa ra các đề xuất bổ sung mà bạn cho là thích hợp để hoàn thiện chiến lược
kinh doanh của Viettel
Thứ nhất, giải pháp thâm nhập thị trường sâu hơn bằng cách mở rộng phạm vi
hoạt động trong và ngoài nước.
Đối với ngành Viễn thông thì việc phát triển thị trường đi cùng với sự phát triển
đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, vì vậy một trong những giải pháp để thực hiện chiến
lược tăng trưởng tập trung chính là thâm nhập mở rộng thị trường tại các địa bàn có tiềm
năng phát đòi hỏi về thông tin liên lạc, truyền số liệu.
+ Tập trung cao nhất các nguồn lực của Viettel hoàn thành việc phủ sóng đến các
vùng hẻo lánh như Tây Bắc Bộ. Trên tiền đề phủ sóng ven biển của Đà Nẵng, Quảng
Ngãi sẽ phủ sóng đến các vùng phía Nam như Khu công nghiệp Dung Quất, Vũng Tàu,
Mũi đúng tiến độ.
+ Tận dụng thế mạnh về thương hiệu, thúc đẩy khai thác nguồn các thị trường đã
và đang tiếp tục đầu tư như Lào, Campuchia, Mozambic, Haiti.

13
+ Mở rộng hoạt động ra nước ngoài tìm kiếm thị trường mới đem lại nguồn lợi
nhuận cao. Với những kinh nghiệm thi công tại một số nước như Lào, Campuchia,
Mozambic, Haiti,.. Công ty đã bước đầu tạo dựng được hình ảnh tại thị trường quốc tế và
uy tín từ các nhà thầu quốc tế. Đặc biệt tại đất nước Argentina, Venezuela… nơi có nhu
cầu lớn về công nghệ thông tin liêc lạc cùng với dân số đông, trẻ năng động.
Thứ hai, giải pháp mở rộng nghành nghề kinh doanh mới dựa trên thế mạnh
của Tập đoàn.
Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Viettel trong những năm qua đã đem lại một
thương hiệu tốt cho Viettel. Với doanh thu và tài chính tốt, Viettel có thể mở rộng phát
triển về bất động sản, đầu tư tài chính, chế tạo các thiết bị đầu cuối và xuất nhập khẩu một
số nông sản đặc trưng của Việt Nam. Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh truyền thống, Viettel
sẽ là lá cờ đầu trên thị trường nội địa trong lĩnh vực sản xuất thiết bị đầu cuối và trước
mắt đáp ứng điều kiện nhà ở cho cán bộ công nhân viên của Viettel.
+ Đầu tư phát triển viện nghiên cứu phát triển công nghệ R&D Hiện tại, Tập đoàn
đang tiến hành sản xuất các thiết bị như Dcom 3G, điện thoại Smart Phone. Đối với lĩnh
vực này, hiện tại Viettel đang đi tiên phong, vì thế sẽ không tránh khỏi những khó khăn
về việc triển khai công việc đặc biệt là về nguồn nhân lực có kinh nghiệm cũng nhưng
trang thiết bị máy móc để thực hiện công việc.
+ Đầu tư cho lĩnh vực sản xuất sửa chữa thiết bị thông tin quân sự Với dự án sản
xuất máy thông tin quân sự dành cho không quân, công suất 150w, 5 lần mang ra thao
trường thử nghiệm là 5 lần, các kỹ sư Viettel phải mang sản phẩm trở lại phòng thí
nghiệm. Đã không ít lần, cán bộ Viettel nản lòng.
Thứ ba, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ một ngành
nghề nào. Cho dù một ngành có máy móc trang thiết bị hiện đại, nguồn tài chính mạnh mà
nhân lực không đảm bảo chất lượng cũng sẽ không mang lại hiệu quả. Nhận thức vấn đề
đó đối với Viettel yếu tố con người luôn được quan tâm, chú trọng và xây dựng phát triển
nhân lực đảm bảo chất lượng là một hướng đi mang tính chiến lược của Viettel. Vì vậy
Viettel có thể:

14
Tuyển dụng thông qua phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí, đài truyền hình,
đài phát thanh, qua trang web tìm việc làm; Liên hệ với các trường đại học: Trường đại
học Bách Khoa Hà nội, Bưu chính viễn thông, Đại học Xây dựng....
Qua giới thiệu của những người quen biết; Người thân, quen với CBCNV Viettel; -
Người ở cơ quan, doanh nghiệp khác giao kết thamgia từng phần với Viettel. Phương
châm tuy ển người của Viettel “chọn cũ, tuyển mới, đúng người đúng việc”.
Các tiêu chí lựa chọn là: Bằng cấp, năng lực, kinh nghiệm công tác, phẩm chất, khả
năng giao tiếp và có khả năng hùng biện.
Đối với đối tượng đã trải qua kinh nghiệm làm việc tại các công ty có môi trường
làm việc tốt: Như các công ty lớn, liên doanh… là những người mau chóng thích nghi với
môi trường làm việc tại công ty.
Để phát triển ổn định, doanh nghiệp cần phải có tình trạng nhân lực ổn định và để
có được nguồn nhân lực tốt, cần phải biết trả lương bao nhiêu. Nếu quá cao sẽ làm tăng
chi phí và làm giảm kết quả kinh doanh của Công ty. Còn không xứng, người tài ra đi.
Trên thực tế, không một doanh nghiệp nào tránh được tình trạng mất nhân tài. Vì thế, phải
biết nguy cơ mất như thế nào. Một doanh nghiệp mạnh phải biết mức lương bao nhiêu đủ
để giữ và kiếm nhân tài.
Có chính sách mở như thưởng một tỷ lệ nhất định trên tổng giá trị hợp đồng cho
nhân viên nào trong công ty đem lại. Có như vậy, mới nâng cao được thu nhập của các
cán bộ kỹ thuật đồng thời hiểu quả của Công ty được nâng cao, mới giữ được nhân sự cho
Công ty.
Thứ tư, giảm chi phí, giá thành và không thuê ngoài:
Trên thực tế, nhờ việc giảm chi phí, giảm giá thành mà Viettel đã thành công ở
nhiều thị trường đang phát triển. Bên cạnh đó, do không phải sử dụng dịch vụ thuê ngoài
và tự làm tất cả các công đoạn, nên dù doanh thu thấp mà vẫn có lãi và phát triển. Chỉ sau
8 năm thực hiện ĐTRNN, đến nay, Viettel đã có mặt tại 9 quốc gia, với tổng dân số 175
triệu dân. Tính đến nay, thị trường nước ngoài đã mang về 278 triệu USD lợi nhuận cho
Viettel. Đó là kết quả của sự lựa chọn đúng thị trường, chớp cơ hội nhằm cụ thể thế chiến
lược của mình.

15
Thứ năm, xây dựng chiến lược đầu tư, kinh doanh khác biệt:
Việc lập kế hoạch xúc tiến đầu tư phải được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược
ĐTRNN của Viettel. Với Viettel, để thành công tại thị trường Mozambique, Viettel đã
phải tìm một đối tác địa phương để thành lập liên doanh Movitel. Để giành được giấy
phép viễn thông thứ 3 tại Mozambique vào năm 2010, Viettel đã vượt lên 12 DNVT đến
từ nhiều châu lục không phải vì bỏ giá cao nhất, mà đạt điểm kỹ thuật cao (90/100
điểm).Thêm vào đó, với triết lý kinh doanh tạo ra sự khác biệt (vốn đã thành công ở Việt
Nam và nhiều thị trường khu vực ASEAN là đầu tư dồn dập, đầu tư diện rộng, đầu tư vào
các địa bàn xa xôi, cách trở. Đầu tư xong mới kinh doanh, kinh doanh với giá thấp đi
cùng phổ cập dịch vụ cho người dân và hỗ trợ ngành giáo dục dùng Internet miễn phí, hỗ
trợ Chính phủ, công an, quân đội...). Ngay sau khi nhận giấy phép vào tháng 1/2011,
Movitel đã nhanh chóng xây dựng hạ tầng và đến tháng 11/2011 đã có vùng phủ sóng lớn
nhất, vượt qua 2 đối thủ có thâm niên 15 năm là Vodacom và Mcel. Sau gần 3 năm hoạt
động, Movitel đã trở thành mạng viễn thông có vùng phủ sóng lớn nhất nước này, với
3.000 trạm phát sóng và 27.000 km cáp quang, chiếm 38% thị phần (khoảng 4 triệu thuê
bao) và trở thành người dẫn dắt sự cạnh tranh trên thị trường viễn thông ở đây.

Thứ sáu, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và đầu tư ứng dụng công nghệ hợp lý
Việc nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh, hiểu rõ thị trường và triển khai thật nhanh
để cạnh tranh cũng như đưa ra các quyết định đầu tư vào công nghệ hiện đại hợp lý để
cung cấp đúng loại dịch vụ mà thị trường đang thiếu, khách hàng đang cần là một bài học
về sự thành công của Viettel. Viettel có lợi thế về tự chủ được hệ sinh thái nội dung số và
một số lợi thế khác. So sánh về chi phí, Bitel sẽ tối ưu hơn so với các đối thủ, vì chỉ phải
vận hành một mạng (3G, thay vì cả 2G và 3G, hay thậm chí cả 4G), trong khi chất lượng
lại tốt hơn nhờ công nghệ mới và hạ tầng mạng lưới xây dựng hoàn toàn phục vụ việc
cung cấp Internet di động.

Thứ bảy, nắm bắt và hiểu đúng thủ tục ĐTRNN và các cam kết quốc tế

16
Một điều rất quan trọng là khi thực hiện đầu tư, hoặc có ý định đầu tư ra nước
ngoài, doanh nghiệp VT Việt Nam phải nắm vững 4 nguyên tắc là: nắm vững luật pháp
nước sở tại; nắm vững luật pháp, văn bản hướng dẫn và ưu đãi của Việt Nam về đầu tư ra
nước ngoài; hiểu rõ các hiệp định bảo hộ đầu tư, hiệp định song phương và đa phương và
là phải có một đơn vị tư vấn đầu tư một cách tận tâm, có năng lực và có trách nhiệm. Về
mặt pháp lý, doanh nghiệp phải thật sự hiểu rõ thủ tục đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hoặc xin giấy phép đầu tư tại nước ngoài (hiểu rõ điều kiện để có thể đầu tư ra nước
ngoài; vốn và năng lực tài chính và phải được thẩm tra về năng lực tài chính thì mới được
cấp phép...). Doanh nghiệp phải tiến hành theo một số bước cần thiết nhất định như: (i)
phải xác định địa điểm đầu tư, quy mô đầu tư, xây dựng trước phương án đầu tư ở nước
ngoài, dự báo về tính khả thi của dự án; (ii) doanh nghiệp xin giấy phép đầu tư tại nước
ngoài và xin giấy phép tại Việt Nam. Cần lưu ý và đặc biệt quan tâm đến các hiệp định
song phương, vì chúng rất có ích cho nhà đầu tư. Điểm đặc biệt là các hiệp định này chỉ
ra được các lĩnh vực khuyến khích đầu tư cụ thể, các chính sách ưu đãi đầu tư hoặc được
bảo hộ một cách cụ thể và có thể tìm các văn bản cần thiết ở Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư), Bộ Công thương.

17

You might also like