You are on page 1of 5

Chương II: Phân tích nguồn lực, năng lực và nhận diện, đánh giá kết quả thực

hiện
chiến lược cấp công ty tại Tập đoàn Viettel.

2.1 Giới thiệu chung về Viettel:

2.1.1 Khái quát về Tập đoàn Viettel

Tổng công ty Viên thông Quân đội Viettel có tiền thân là Tổng Công ty điện tử
thiết bị thông tin (SIGELCO). Những ngày mới thành lập công ty chỉ có 70 thành viên
với trụ sở tại Cát Linh, Hà Nội. Đến năm 1995, Công ty đổi tên thành Công ty điện tử
viễn thông quân đội với tên giao dịch quốc tế là Viettel. Với hững chiến lược đúng đắn,
mặc dù không phải là công ty Viễn thông đầu tiên nhưng Viettel hiện là nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam, đầu tư, hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia trải
dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân, gấp khoảng 3
lần dân số Việt Nam. Bên cạnh viễn thông, Viettel còn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu
sản xuất công nghệ cao và một số lĩnh vực khác như bưu chính, xây lắp công trình,
thương mại và XNK, IDC.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Viettel
Vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, di động ở Việt Nam là dịch vụ xa
xỉ. Giá chi phí di động là quá đắt đối với quốc gia đang vươn mình phát triển hậu kinh
doanh và cấm vận kinh tế. Sau 30 năm, trải qua 3 chặng đường phát triển, Viettel đã
“vươn vai” lớn mạnh, từ Viettel 1.0 là một Công ty xây lắp (giai đoạn 1989 – 1999) trở
thành Viettel 2.0 là Công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam (giai đoạn 2000 – 2010) và
đến thời điểm hiện nay đã hoàn thành Viettel 3.0 là Tập đoàn công nghiệp công nghệ cao
(giai đoạn 2010 – 2018). Viettel đã bước vào giai đoạn 4 sớm hơn dự kiến 2 năm
 Giai đoạn từ năm 1996-2000:
Viettel là công ty đầu tiên áp dụng công nghệ ghép bước sóng trên một sợi cáp
quang với cự ly xa đến 1400km. Cho ra đời dịch vụ điện thoại đường dài VoIP với mã
truy cập là1780 Viettel đã phá vỡ thế độc quyền của VNPT.
 Giai đoạn 2001-2004:
Viettel mua được số trạm phát sóng trả chậm trong 4 năm lớn hơn số trạm của
Vinaphong và Mobiphone. Với các chương trình marketing quy mô lớn đạt kết quả tốt
cạn tranh gay gắt với VNPT. Năm 2004 Viettel tập trung vào việc phát triển thương hiệu
khi chính thức sử dụng bộ phận nhận diện thương hiệu và slogan: “ Hãy nói theo cách
của bạn”. Gia đoạn này Viettel cho ra đời dịch vụ thông tin di động 098 năm 2004, thu
hút hơn 1000 thuê bao, doanh thu tăng 40% so với năm 2003, chiêm 4.3% thị trường
ngành.
 Giai đoạn 2005-2007:
Viettel chuyển đổi từ công ty Viễn thông Quân đội thành tổng công ty Viễn thông
Quân đội. Bên cạnh đó Viettel tung ra các chương trình khuyến mãi khủng chưa từng có
đồng thời cũng nhận phải hàng loạt các khiếu nại về đường truyền, sự nghẽn mạng.
Nhưng nhờ vậy mà Viettel đã đạt tới con số chiếm lĩnh 36% thị trường, trở thanh công ty
số 1 về thị phần này tại Việt Nam.
 Giai đoạn 2008-2014:
Viettel được đánh giá là nằm trong top 100 công ty có uy tín hàng đầu Thế giới về
phân tích Viễn thông và là công ty di động đứng đầu Việt Nam, thứ 41 trên thế giới. Mở
rộng thị trường ra nước ngoài như Campuchia, Lào. Đầu tư vào Haiti và Mozambique,
chuyển đổi thành Tập đoàn Viễn thông trực thuộc.
Số lượng thuê bao trong nước của Viettel đạt 9 triệu còn tại nước ngoài là 2.63
triệu thuê bao, xây dựng thêm 19.215 trạm phát sóng mới. Chuyển đổi từ công ty Viettel
sang Tập đoàn Viettel, liên tục tăng trưởng về thị trường
 Giai đoạn 2014-2018:
Năm 2014, Viettel chính thức bán những thẻ sim đầu tiên tại thị trường Peru với
thương hiệu Bitel. Việc Viettel tới Peru đã tạo ra dấu ấn đặc biệt khi chưa bao giờ có
một công ty Việt Nam nào đầu tư mạng viễn thông ở quốc gia có trình độ phát triển cao
hơn Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành với việc thử sức với một thị trường “không
nghèo”. Khi Viettel xuất hiện, Peru đã có mật độ điện thoại di động đạt trên 100%. Năm
2017, Viettel khai trương mạng viễn thông 4G toàn quốc. Tháng 1/2018, Tập đoàn Viễn
thông Quân đội Viettel chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông
Quân đội.
 Giai đoạn 2018-2020:
Trong năm 2018, nhận thấy đã đến thời điểm chín muồi, Viettel Post đã đưa ra 4
chiến lược hoạt động trong giai đoạn mới, gồm: chuyển dịch từ công ty giao nhận sang
công ty bán hàng; chuyển dịch từ công ty chuyển phát sang công ty logistics; chuyển
dịch thành công ty công nghệ bưu chính; chuyển dịch từ làm thuê cho các  công ty nước
ngoài sang đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để thực hiện chuyển phát quốc tế. Để có thể
thực hiện kế hoạch CĐS trong năm 2018, Ban lãnh đạo tập đoàn Viettel cũng như Ban
Tổng Giám đốc Viettel Post đã phải chuẩn bị từ trước đó rất lâu, cả về nguồn lực, nhân
lực cũng như tìm hiểu về các công nghệ phù hợp.
Viettel đã và đang không ngừng phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài
nước cùng với đa dạng hóa hệ sinh thái dịch vụ cung cấp, từng bước tiến tới mục tiêu
xác định.
2.1.3 Tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh kinh doanh và mục tiêu chiến lược

Sứ mạng: Sáng tạo để phục vụ con người


Viettel luôn coi mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần
được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Nền
tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cũng cam kết tái đầu đầu tư lại
cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động
xã hội đặc biệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáo dục và hỗ trợ người nghèo.
Xuyên suốt mọi hoạt động của Viettel là 8 giá trị cốt lõi, lời cam kết của Viettel đối với
khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư, với xã hội và với chính bản thân chúng tôi. Những
giá trị này là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Viettel để trở thành một doanh nghiệp
kinh doanh sáng tạo vì con người.

 Triết lý kinh doanh:

Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng,
quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng
với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. Nền tảng cho một
doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua
việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân
đạo.

Quan điểm phát triển:

Kết hợp chặt chẽ kinh tế với Quốc phòng.

Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Kinh doanh định hướng khách hàng.

Phát triển nhanh, liên tục cải cách để bền vững.

Lấy con người làm yếu tố cốt lõi.

2.2 Phân tích nguồn lực và năng lực của Tập đoàn Viettel

2.2.1 Phân tích nguồn lực của Tập đoàn Viettel:

2.2.1.1 Nguồn lực hữu hình:

 Về công nghệ:
Viettel luôn chú trọng phát triển công nghệ theo kịp với công nghệ thế giới.
Công ty có nhiều sáng kiến giúp giảm giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc
nghiên cứu và làm chủ được “Phương pháp hiệu chỉnh và điều khiển công suất tuyến thu
thích ứng theo môi trường truyền dẫn trong hệ thống trạm thu phát gốc vô tuyến” đã giúp
Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel tối ưu được từng loại môi trường
truyền dẫn, nâng cao chất lượng mạng nói riêng và chỉ số KPI mạng nói chung. Điều đó
đã đưa Viettel gia nhập nhóm các nhà cung cấp ít ỏi trên thế giới có khả năng tự tối ưu
mạng lưới triển khai do thiết bị mình sản xuất ra.
 Về tài chính:
Viettel là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất trong ngành công nghệ thông tin
viễn thông. Viettel Có một nguồn lực tài chính rất mạnh, đảm bảo cung cấp đầy đủ các
nguồn lực cho việc thực hiện các kế hoạch của Tập đoàn. Có mối quan hệ tốt đẹp với các
ngân hàng thương mại lớn trong nước BIDV, VIETINBANK… 
Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục chìm trong suy thoái và khủng hoảng tài chính
toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề và đối mặt với nhiều khó
khăn. Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel vẫn tiếp tục kinh doanh
hiệu quả, hoàn thành kế hoạch tăng trưởng doanh thu 28%, đạt trên 117.000 tỷ đồng, lợi
nhuận đạt gần 20.000 tỷ đồng. Với lợi nhuận gần 1 tỷ USD trong năm 2011 ,Viettel hiện
xếp thứ 80 về doanh thu, nhưng chiếm vị trí thứ 30 về lợi nhuận trên thị trường viễn
thông toàn cầu. Tại Việt Nam, Viettel là doanh nghiệp có lợi nhuận đứng thứ 2 trong toàn
bộ gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
 Về cơ sở hạ tầng:
Hàng năm Viettel đã đầu tư thêm hàng tỉ đồng cho phát triển và xây dựng hệ thống
thiết bị kĩ thuật và mạng lưới dịch vụ. Viettel đang là mạng viễn thông - công nghệ thông
tin lớn nhất tại Việt Nam và nằm trong Top 30 thương hiệu viễn thông giá trị nhất thế
giới. Kiến tạo hạ tầng mạng lưới hiện đại, tự chủ và tiên phong về công nghệ để tạo ra
những cuộc cách mạng về kết nối.
Viettel có mạng lưới rộng khắp cả nước với khoảng 761 cửa hàng và gần 3000 đại
lý. Tất cả các cửa hàng và đại lý đều được đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu phục
vụ khách hàng. 
Doanh thu đạt 163.000 tỷ VNĐ và đạt được rất nhiều cái nhất trong ngành viễn
thông di động tại Việt Nam: đường trục lớn nhất, chiều dài cáp quang lớn nhất, số trạm
BTS lớn nhất với 34.265 trạm BTS 2G và 25.501 trạm BTS 3G…
2.2.1.2 Nguồn lực vô hình

 Về con người:
Viettel có đội ngũ nhân viên đông đảo 50000 người (năm 2018) với trình độ
cao, được tuyển dụng kỹ càng, được phân bổ hợp lý để phát huy hết khả năng chuyên
môn. Viettel cũng rất chú trọng, tạo nhiều chính sách lương thưởng cho nhân viên để họ
có môi trường làm việc tốt nhất, tin tưởng cộng sự, xây dựng đội hình làm việc có hiệu
quả. Theo đó, Viettel đã tập trung mọi nguồn lực để tạo ra môi trường thuận lợi cho các
cán bộ quản lý phát huy năng lực, công nhân viên có đầy đủ việc làm, phát hiện và sử
dụng các cán bộ trẻ có năng lực, tạo điều kiện để các cán bộ phát huy năng lực của mình,
đầu tư mạnh mẽ cho đào tạo để trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho từng thành viên
trong đó đặc biệt quan tâm đến người đứng đầu và đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Viettel không dựa vào bằng cấp để sắp xếp vị trí công việc cho nhân sự khi mà họ
không có kỹ năng. Chính vì thế, trong chiến lược nhân sự của Viettel nhân viên ai cũng
được tôn trọng, được tạo cơ hội, điều kiện để phát huy khả năng của bản thân.
 Về thương hiệu: 
Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như
những cá thể riêng biệt. Slogan: “Hãy nói theo cách của bạn”. Viettel luôn mong muốn
phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt. Viettel hiểu rằng, muốn làm được điều
đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách hàng. Và vì vậy, khách hàng được
khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình – “Hãy
nói theo cách của bạn”. Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu
ngoặc kép. Khi bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép.
Điều này cũng phù hợp với Tầm nhìn thương hiệu và Slogan mà Viettel đã lựa chọn.
Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng. 
Logo Viettel mang hình elip được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến
nét nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không
ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau
(Văn hóa phương Đông). Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh
(thiên), màu vàng (địa), và màu trắng (nhân). Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con
người thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel. 
 Các sáng kiến
Phong trào "Sáng tạo trẻ Viettel" đã tạo chất men kích thích sự tìm tòi, gây cảm
hứng sáng tạo không chỉ đối với tuổi trẻ mà còn thu hút sự quan tâm của đông đảo cán
bộ, nhân viên trong Tổng công ty. Với những khẩu hiệu: "Mỗi ngày một ý tưởng, mỗi
tuần một sáng kiến, mỗi tháng một đề tài", "Ghi nhận, tôn vinh từ những ý tưởng nhỏ
nhất", "Suy nghĩ không cũ về vấn đề không mới", "Ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm
qua", "Trong mớ hỗn độn, hãy tìm ra cái đơn giản". Sáng tạo tạo ra sự khác biệt. Sáng tạo
chính là sức sống của Viettel. Cái duy nhất vô hạn đó là sức sáng tạo của con người. Nhờ
sáng tạo mà Viettel có được thành tựu như ngày hôm nay. 

You might also like